Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Nam

Trong quá trình sản xuất kinh doanh bên cạnh tài sản cố định doanh nghiệp luôn có một lượng tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh như dự trữ chuẩn bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm đây chính là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giá trị tài sản lưu động thường chiếm 50- 70% tổng giá trị tài sản. Tài sản lưu động nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ tham gia quá trình sản xuất tạo thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất mát đi trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất do đó toàn bộ giá trị của chúng được chuyển dịch một lần vào sản phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở thành hàng hóa.

doc63 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và có kế hoạch cho các năm tiếp theo. Bảng số 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam ngày 31/12/2007 ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2007 A Tài sản 44.211.111.430 I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 16.570.697.041 1 Tiền 3.147.771.029 Tiền mặt tại quỹ 3.805.444 Tiến gửi ngân hàng 3.147.796.585 2 Các khoản phải thu 8.848.764.192 Phải thu của khách hàng 9.504.685.058 Trả trước cho người bán 39.400.000 Các khoản phải thu khác 187.697.837 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (883.018.703) 3 Hàng tồn kho 3.574.150.820 Nguyên vật liệu tồn kho 2.634.803.537 Công cụ dụng cụ tồn kho 49.884.545 Chi phí sản xuất dở dang 761.398.470 Thành phẩm tốn kho 128.064.268 II Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 28.041.023.511 1 Tài sản cố định hữu hình 27.931.023.511 Nguyên giá 64.651.353.252 Giá trị hao mòn lũy kế (36.720.329.711) 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 110.000.000 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 595.390.908 B Nguồn vốn 44.211.111.430 I Nợ phải trả 36.539.488.941 II Nguồn vốn chủ sở hữu 7.671.622.489 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Qua bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam năm 2007 ta thấy sự chênh lệch giữa tài sản cố định và tài sản lưu động là lớn. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 16.570.697.041 VNĐ, tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 28.041.023.511 VNĐ. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh còn rất nhiều trang thiết bị, nhà xưởng, kho tàng vì vậy giá trị tài sản cố định chiếm phần lớn trong giá trị tổng tài sản. Tài sản lưu động của công ty chiếm gần 1/3 giá trị tổng tài sản nhưng chủ yếu nằm ở các khoản phải thu đã chiếm hơn 1/2 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho chiếm 1/5 giá trị tài sản lưu động. Chính những điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn làm cho vốn chậm luân chuyển, công ty phải đi vay, làm tăng các khoản nợ phải trả nên tới 36.539.488.941 VNĐ, tiền vốn chủ sở hữu chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn là 7.671.622.489 VNĐ. Vì công ty phải đi vay nhiều nên cũng phải bỏ ra một khoản chi phí lãi vay, vốn chậm luân chuyển làm giảm khả năng sinh lời của vốn. Bảng số 2: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Dinh Dưỡng Việt Nam ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2007 1 Doanh thu thuần 38.690.001.700 2 Giá vốn hàng bán 33.007.808.304 3 Lãi gộp = (1)-(2) 5.682.193.396 4 Doanh thu hoạt động tài chính 79.733.286 5 Chi phí hoạt động tài chính 843.944.951 Lãi phải trả 839.601.300 6 Chi phí bán hàng 2.894.4310.717 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.560.294.690 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 463.255.054 9 Thu nhập khác 430.832.250 10 Chi phí khác 603.687.297 11 Lợi nhuận khác (172.855.047) 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 290.400.010 13 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 81.312.003 14 Lợi nhuận sau thuế 209.088.007 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh Dưỡng Việt Nam năm 2007 Từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam năm 2007 ta thấy kết quả kinh doanh là có hiệu quả.Vì thế, công ty đã có những bước phát triển ổn định thực hiện tốt các quy chế như nộp đủ ngân sách nhà nước, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Doanh thu bán hàng năm 2007 đạt 38.690.001.700 VNĐ, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 79.733.286 VNĐ, sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) ta được từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 463.255.054 VNĐ. Trong chi phí hoạt động tài chính mà chủ yếu là chi phí để trả lãi vay là 839.601.300 VNĐ. Lợi nhuận từ hoạt động khác bị lỗ 172.855.047 VNĐ, do chi phí hoạt động khác lớn hơn thu nhập hoạt động khác.Tổng lợi nhuận trước thuế mà công ty đạt được là 290.400.010 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 81.312.003 VNĐ, do vậy tổng lợi nhuận sau thuế là 209.088.007 VNĐ. Nhìn chung lợi nhuận của công ty năm 2007 chỉ ở mức trung bình. * Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vài năm gần đây Trong những năm gần đây công ty đã không ngừng phát triển về năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù trên thị trường có nhiều công ty sản xuất thức ăn gia súc mà sản phẩm của họ có thể nói là tốt hơn nhưng với tất cả những gì đã có Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam cũng không ngần ngại đưa sản phẩm của mình ngày một xa hơn đến với thị trường mới- thị trường tiềm năng. Giữ vững lòng tin cho người tiêu dùng quen thuộc và tạo độ tin cậy cho những khách hàng mới. Do vậy doanh thu hàng năm cũng cũng không ngừng tăng lên. Bước sang năm 2007 doanh thu của công ty giảm xuống là do công ty đang chuẩn bị cho công tác chuyển giao công nghệ mới vào đầu năm 2008. Điều này làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy doanh thu hàng năm có sự thay đổi nhưng thu nhập bình quân của người lao động vẫn giữ ở mức ổn định. Ta có thể thấy qua một số chỉ tiêu tài chính sau : Bảng số 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007 STT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ % ĐVT 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1 Sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất 87.725,2 92.726,4 93.185,7 106 100 Tấn 2 Tiêu thụ 85.265,4 89.375,6 87.958,4 105 98,4 Tấn 3 Doanh thu 40.216.748.512 47.275.069.101 44.690.001.700 117,55 94,53 VNĐ 4 Doanh thu thuần 36.714.120.510 46.065.714.529 38.690.001.700 125,47 83,99 VNĐ 5 Lợi nhuận trước thuế 240.957.610 10.611.622.560 290.400.010 4.404 2,74 VNĐ 6 Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần 0,66 23,04 0,65 34,91 0,03 % 7 Nộp ngân sách nhà nước 3.112.960.775 4.981.585.516 4.020.662.400 160 80,7 VNĐ 8 Tổng quỹ lương 3.416.152.730 5.725.432.120 4.066.142.896 168 71 VNĐ 9 Thu nhập bình quân của công nhân viên 1.032.462 1.427.835 1.408.283 139,56 98,6 VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam năm 2005 - 2006 - 2007 Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm ta thấy công ty luôn hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Năm 2005, công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đặt ra. Lợi nhuận năm 2006 có mức tăng trưởng vượt bậc so với năm 2005 thì tăng 7.404 % đây là một kết quả vượt xa kế hoạch mà công ty đặt ra. Con số 10.611.622.560 VNĐ là lợi nhuận mà công ty đạt được năm 2006, so về số tuyệt đối lợi nhuận năm 2006 tăng 10.370.664.950 VNĐ so với năm 2005. Nhưng sang năm 2007 , lợi nhuận của công ty giảm một cách đáng kể, mức lợi nhuận năm 2007 chỉ bằng 2,74 % so với năm 2006.Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vài năm gần đây luôn có lãi , tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần lần lượt ở mức 0,66 ; 23,04 ; 0,65 Công ty nộp ngân sách nhà nước cao nhất năm 2006 là 4.981.585.516 VNĐ tăng so với năm 2005 về số tuyệt đối là 1.868.624.741 VNĐ về số tương đối là 160%. Năm 2007 giảm 960.923.116 VNĐ chỉ đạt 80,7% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước là rất tốt. Thu nhập bình quân của công nhân viên năm 2006 là 1.427.835 VNĐ tăng so với năm 2005 là 139,56% chứng tỏ công ty rất quan tâm đến người lao động, tạo sự tin tưởng của lãnh đạo công ty. Công ty đang cố gắng phát triển vững chắc quy mô kinh doanh được mở rộng qua mỗi năm, trú trọng vào đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị hiện đại từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Đặc biệt trú trọng vào công tác huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả làm tăng sản phẩm tiêu thụ tạo nhiều doanh thu. Trên cơ sở giảm bớt chi phí tăng lợi nhuận từ đó có thể thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Bảng số 4. Tình hình tài chính của công ty trong các năm 2005 – 2006 - 2007 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Tổng tài sản VNĐ 30.052.467.553 30.506.607.268 44.211.111.430 454.139.715 1,51 13.704.504.162 31 2 Tài sản lưu động VNĐ 28.379.645.852 29.027.949.141 16.570.697.041 648.303.289 2,28 -13.457.252.100 -86,43 3 Vốn bằng tiền VNĐ 1.623.046.722 1.713.733.953 3.151.782.029 90.687.231 55,59 1.438.048.076 45,63 4 Tài sản cố định VNĐ 1.672.821.701 952.019.788 27.931.023.511 -720.801.913 -43,09 26.979.003.723 96,60 5 Tổng nguồn vốn VNĐ 30.052.467.553 30.506.607.268 44.211.111.430 454.139.715 1,51 13.704.504.162 31 6 Nợ phải trả VNĐ 18.226.873.940 19.417.517.516 36.539.488.941 1.190.643.576 6,53 17.121.917.425 46,85 7 Nợ ngắn hạn VNĐ 11.720.432.785 12.394.251.683 18.766.303.838 673.798.898 5,75 6.372.052.155 33,95 8 Vốn chủ sở hữu VNĐ 11.825.594.613 11.089.089.752 7.617.622.489 -736.504.861 -6,23 -3.417.467.263 -45,57 9 Tỷ suất đầu tư % 5,56 3,12 63,18 10 Hệ số nợ = % 60,65 63,65 82,65 11 2,42 2,34 8,3 12 0,13 0,13 0,16 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam Qua bảng số liệu tính toán trên đây, ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty qua ba năm gần đây. Trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm, tổng tài sản năm 2006 tăng 454.139.715 VNĐ (về số tuyệt đối) và tăng 1,51% (số tương đối) so với năm 2005. Năm 2007 tăng 13.704.504.162 VNĐ (số tuyệt đối) và tăng 31% (số tương đối). Điều đó cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, tài trợ cho các tài sản của công ty để có thể sản xuất kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đã thực sự hợp lý hay chưa thì ta sẽ phân tích cụ thể hơn trong những phần sau, ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty. Về tỷ suất đầu tư, năm 2005 tài sản cố định chiếm 5,56% tỷ trọng tổng tài sản, năm 2006 tỷ trọng giảm chỉ chiếm 3,12%. Nhưng năm 2006 lại có một sự tăng rất lớn, tỷ suất đầu tư năm 2006 chiếm hẳn 63,48% trong tổng tài sản. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định. Về tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2005 là 2,42%; năm 2006 là 2,34%; năm 2007 là 8,3%. Điều đó cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh. Tỷ suất thanh toán hiện thời của công ty năm 2005 là 0,13%; năm 2006 vẫn không có sự thay đổi nhưng năm 2007 tỷ suất này tăng và đạt được 0,16%. Có nghĩa là công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt ngày một tốt hơn. Một điều đáng ngạc nhiên là năm 2006 tuy tài sản cố định có giảm hơn so với năm 2005 nhưng doanh thu lại cao hơn, chứng tỏ rằng năm 2007 công ty đã sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Nhìn chung sự chuyển biến về cơ cấu tài sản sẽ làm cơ sở cho việc tăng doanh thu nhưng vấn đề ở đây là công ty sử dụng như thế nào để có hiệu quả nhất. Ngoài ra tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản năm 2005 là 60,65% năm 2006 là 63,65%. Nhưng đến năm 2007 là 82,65%. Tỷ lệ nợ phải trả chiếm phần lớn trong tổng tài sản mỗi năm tăng lên. Điều này cho thấy hàng năm công ty phải bỏ ra một lượng chi phí về vốn rất lớn. Những chi tiêu trên cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vậy hiệu quả sử dụng vốn của công ty như thế nào, chúng ta Bảng số 5. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu VNĐ 40.216.748.512 47.275.69.101 44.690.001.700 Lợi nhuận trước thuế VNĐ 240.957.610 10.611.622.560 290.400.010 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 173.489.479 7.640.368.243 209.088.007 Tổng tài sản VNĐ 30.052.467.553 80.506.607.268 44.211.111.430 Vốn chủ sở hữu VNĐ 11.825.594.613 11.089.089.752 7.617.622.489 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản VNĐ 1.34 1.55 1.01 Doanh lợi vốn VNĐ 0.58 25 0.47 Doanh lợi vốn CSH VNĐ 1.47 68.89 2.74 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Năm 2006 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,55 % tăng 15,67% so với năm 2005, cho biết một đồng tài sản mà công ty bỏ ra sẽ đem lại 1,55 đồng doanh thu. Năm 2007 hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm 34,85% chỉ đạt 1,01 nghĩa là tài sản bỏ ra sẽ thu về được 1,01 đồng doanh thu. Doanh lợi vốn năm 2005 rất cao, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì thu được 0,58 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2005 cứ 100 đồng vốn kinh doanh (tài sản) bỏ ra thì thu được 25 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng nhiều so với năm 2005 nhưng năm 2007, doanh lợi vốn lại giảm hẳn xuống, cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra chỉ thu về được 0,47 đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi vốn chủ sở hữu, nói chung là đều tăng trong các năm. Nhưng vượt trội nhất là năm 2006, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ thu về được 1,47 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 tăng so với năm 2005 nhưng lại giảm rất nhiều so với nắm 2006. Vì cứ 100 đồng vốn bỏ ra công ty cũng chỉ thu về được 2,74 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 86,30% so với năm 2005 nhưng lại giảm 96% so với năm 2006. Nhìn chung năm 2006 công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn so với năm 2005 và năm 2007. 2.2.2 Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. 2.2.2.1 Tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đề tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm : Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đối với sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhu cầu đầu tư công nghệ cũng khá cao. Vì vậy cần phải xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn đi đầu vào công nghệ để có chính sách huy động các nguồn vốn một cách hợp lý. Bảng số 6. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Vốn dài hạn 13.842.316.035 18.096.041.752 29.033.694.639 + Vốn chủ sở hữu 11.825.594.613 11.089.089.752 7.617.622.489 + Nợ dài hạn 2.016.721.422 7.006.952.000 21.416.072.150 2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1.989.342.443 1.421.492.247 28.526.414.419 + Tài sản cố định 1.672.821.701 952.019.788 27.931.023.511 + XDCB dở dang 316.520.742 469.752.459 595.390.908 3 Vốn lưu động thường xuyên 11.852.973.592 16.674.449.505 507.280.220 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Kết quả phân tích cho thấy: Vốn lưu động thường xuyên của công ty có sự tăng giảm không liên tục, năm 2006 tăng so với năm 2005, nhưng năm 2007 lại giảm so với năm 2006. Tuy vốn lưu động không đều nhưng nhìn chung thì nó vẫn đảm bảo an toàn cho tài sản cố định của công ty. Do vậy sẽ thuận lợi cho khả năng thanh toán và trả nợ của công ty. Để tiến hành sản xuất kinh doanh chỉ chuẩn bị các máy móc thiết bị thì chưa đủ mà doanh nghiệp cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn. Doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản cố định bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải trả. Bảng số 7. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cửa Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam năm 2005 - 2006 - 2007 như sau. ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Nợ ngắn hạn 11.720.452.785 12.394.251.683 18.766.303.838 2 Các khoản phải thu 19.675.326.130 25.479.236.248 10.348.764.192 3 Hàng tồn kho 1.720.148.920 3.070.698.346 3.574.150.820 4 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (4) = (1) - (2) - (3) -9.675.022.265 -16.155.642.911 6.343.388.826 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Qua bảng tên cho thấy 2 năm 2005 - 2006 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều bị thiếu, năm 2006 nhu cầu vốn lưu động là 6.343.388.326 VND. Đề bù đắp vào sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động công ty dùng vốn dài hạn và vốn vay để trang trải. Như vậy công ty phải cân đối lại nguồn vốn đảm bảo cho tài sản của công ty tránh tình trạng thừa vốn dài hạn mà thiếu vốn ngắn hạn. Năm 2007 công ty đã phần nào khắc phục được tình trạng này. 2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. * Cơ cấu Tài sản cố định của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. Tài sản cố định là hình thức biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp, nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo đảm và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của công ty. Ta có thể xem xét cơ cấu tài sản cố định của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam và tỷ trọng của mỗi loại tài sản qua 2 bảng sau: Bảng số 8,9 : Cơ cấu tài sản của công ty. STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 NG GTCL NG GTCL NG GTCL 1 Nhà cửa vật kiến trúc 17.342.607.353 262.116.517 18.172.253.228 345.265.692 24.124.279.876 8.198.618.350 2 Máy móc thiết bị 20.620.478.312 12.516.752 24.482.158.605 289.119.048 39.077.985.476 19.446.151.923 3 Phương tiện vận tải 910.467.520 1.210.167 950.042.168 1.745.5165 111.891.195 1.090.715 4 Tổng cộng 39.073.553.185 375.843.766 43.604.454.011 636.130.305 63.314.156.547 27.645.860.988 STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 NG( % ) GTCL( % ) NG( % ) GTCL( % ) NG( % ) GTCL( % ) 1 Nhà cửa vật kiến trúc 44.89 68.28 41.68 54.28 38.10 29.65 2 Máy móc thiết bị 52.77 39.39 56.15 45.45 61.72 70.34 3 Phương tiện vận tải 2.84 0.33 2.17 0.27 0.18 0.01 4 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Qua bảng trên cho ta thấy: Giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, phần lớn là dây chuyển công nghệ máy nghiền máy các nguyên liệu thành bột, hệ thống máy tính viên và làm nguội. Tỷ trọng của máy móc thiết bị năm 2005 chiếm 52,77% tăng lên 56,15% nguyên giá tài sản cố định, 31,39% giá trị còn lại của tài sản cố định sang năm 2006 tăng lên 56,15% nguyên giá tài sản cố định, 45,45% giá trị còn lại của tài sản cố định. Năm 2007 vẫn tiếp tục tăng tỷ lệ đạt được là 61.72% nguyên giá tài sản cố định, 70,34% giá trị còn lại tài sản cố định. Các loại tài sản là nhà cửa vật kiến trúc bao gồm trụ sở, nhà xưởng và các thiết bị văn phòng....nói chung giữ ở mức độ ổn định. Năm 2005 chiếm 44,89% nguyên giá tài sản cố định 68,28% giá trị còn lại, năm 2006 chiếm 41,68% nguyên giá tài sản cố định và 54,28 % giá trị còn lại. Nhóm tài sản là phương tiện vận tải có tỷ trọng giảm, năm 2005 tỷ trọng của loại tài sản này chiếm 2,34%. Nguyên giá tài sản cố định nhưng năm 2006 giảm xuống còn 2,17% nguyên giá tài sản cố định, năm 2006 giảm 91,7 % so với năm 2006. Vì năm 2007 công ty đầu tư vào máy móc thiết bị nhiều hơn. Nhưng nhóm máy móc thiết bị năm 2007 chỉ chiếm 61,72% vẫn chưa phải là một con số lớn. Bởi vậy, công ty cũng cần quan tâm đầu tư sửa chữa máy móc thiết bị. Tuy hàng năm tỷ trọng của loại tài sản này đều tăng song công ty vẫn còn phải chú trọng hơn vì máy móc thiết bị là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sản xuất sản phẩm. Nếu không quan tâm đầu tư sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng chung tài sản cố định và ảnh hưởng đến chiến lược phát triển lâu dài của công ty. * Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta căn cứ vào năng lực của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản. Bảng số 10. Hiệu q uả sử dụng vốn cố định STT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ tăng giảm 2006/2005 Tỷ lệ tăng giảm 2007/2006 2005 2006 2007 1 Doanh thu thuần 36.714.120.510 46.065.714.529 38.690.001.700 1.25 0.83 2 Lợi nhuận trước thuế 240.957.610 10.611.622.560 290.400.010 44.04 0.03 3 Nguyên giá bình quân TSCĐ 39.041.315.072 43.276.654.046 61.218.468.001 1.01 1.41 4 Vốn cố định bình quân 762.527.926 952.019.788 23.31.023.511 1.25 25.14 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 0.17 1.06 0.63 6.24 0.59 6 Sức sinh lời của TSCĐ 0.006 0.25 0.005 41.67 0.02 7 Tỷ suất hao phí TSCĐ = 1.06 0.94 1.58 0.89 1.68 8 Hiệu suất sử dụng VCĐ = 48.14 48.39 1.962 1.01 0.03 9 Hiệu quả sử dụng VCĐ = 0.31 11.15 0.01 35.98 0.00008 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam So với năm 2005, chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ tăng lên rất nhiều trong năm 2006, chỉ tiêu này tăng gấp 40,67 lần so với năm 2005 so với năm 2007 chỉ tiêu mức sinh lời cũng giảm với con số tương đương với số lần tăng của năm 2006 so với năm 2005, hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2006 tăng lên 0,89 đồng doanh thu thuần/1 đồng tài sản cố định và tỷ suất hao phí của tài sản cố định giảm xuống. Năm 2005 để có 1 đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 1,06 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đến năm 2006 công ty chỉ phải bỏ ra 0,94 đồng giảm đi 0,12 đồng, công ty đã tiết kiệm được trên 5 tỷ đồng nguyên giá tài sản cố định nhờ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Điều này dễ hiểu vì trong năm 2006 công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, nguyên giá bình quân tăng lên 1,25 lần so với năm 2005 đồng thời sức sinh lời của tài sản cố định cũng tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân là do công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Cũng vì thế mà hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tăng lên 1,01 lần (1 đồng sử dụng vốn cố định cũng tăng so với năm 2005: 1 đồng vốn cố định bỏ ra đem lại 11,15 đồng lợi nhuận trước thuế. Sang năm 2007 hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm đi 0,43 đồng doanh thu thuần trên một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định, và tỷ suất hao phí tài sản cố định tăng, năm 2006 để có 1 đồng doanh thu thuần công ty chỉ bỏ ra 0,94 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định, đến năm 2007 công ty phải bỏ ra 1,58 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định mới thu về được 1 đồng doanh thu thuần tăng 0,64 đồng so với năm 2006. Công ty đã hao phí mất gần 40 tỷ đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định. Năm 2007 tuy nguyên giá bình quân tài sản cố định có tăng lên nhưng do công tác và quản lý vốn kém hiệu quả nên công ty đã không tiết kiệm mà con lãng phí rất nhiều vốn, làm doanh thu giảm chỉ bằng 0,83 % lần so với năm 2006. Các chỉ tiêu mức sinh lời TSCĐ, hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu quả sử dụng VCĐ đều giảm rất nhiều so với năm 2006. Năm 2007 là một năm mà công ty đã sử dụng vốn cố định một cách không hiệu quả. 2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. * Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. Bảng số 11. Báo cáo tài chính công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam. STT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ tăng giảm 2006/2005 Tỷ lệ tăng giảm 2007/2006 2005 2006 2007 I. Tiền 1.623.046.722 1.713.733.953 3.147.782.029 5.59 83.68 1 Tiền mặt tại quỹ 1.529.745 1.950.464 3.805.444 27.5 95.1 2 Tiền gửi ngân hàng 1.630.516.977 1.711.783.4879 3.147.976.585 4.98 84 II. Các khoản phải thu 19.675.326.130 25.479.236.248 8.848.764.192 29.49 -65.67 1 Phải thu của khách hàng 18.320.468.638 23.040.616.742 9.504.685.058 25.76 -59.75 2 Trả trước cho người bán 44.162.518 50.574.510 39.400.000 14.52 -22.09 3 Các khoản phải thu khác 1.130.694.974 2.380.094.996 187.6977.837 110.49 -92.11 4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (883.018.703) IV. Hàng tồn kho 7.081.273.000 1.834.978.446 3.574.150.820 -74.09 94.78 1 Nguyên vật liệu tồn kho 5.792.536.4873 1.035.842.724 2.634.803.937 -42.21 154.36 2 Công cụ - dụng cụ tồn kho 30.542.748 31.151.100 49.884.545 1.99 60.14 3 Các khoản phải thu khác 678.519.002 303.491.381 761.398.470 -55.27 150.87 4 Thành phẩm tồn kho 579.674.767 464.493.735 128.064.268 -19.87 -72.43 Tổng 23.319.645.852 29.027.949.141 15.570.697.041 2.28 -46.35 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Trong năm 2006 vốn lưu động của công ty tăng lên chủ yếu là do các khoản phải thu tăng. Các khoản phải thu năm 2006 so với năm 2005 tăng lên về số tuyệt đối là 5.803.910.118 VND tăng 29.49 % chiếm 87.77% tổng tài sản lưu động. Tiền mặt tăng không đáng kể, về số tuyệt đối tăng 90.687.231 VND tăng 5.59 % chiếm 5.9% tổng tài sản lưu động so với năm 2005. Tình hình này cho thấy năm 2006 khả năng thanh toán của công ty gặp khó khăn. Sang năm 2006, cơ cấu biến động tài sản lưu động phức tạp hơn, tiền mặt hàng tăng lên 83,68% so với năm 2006 (về tương đối) và tăng 1.434.048.076 VND (về số tuyệt đối). Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 22,95% tổng tài sản lưu động, trong đó nguyên vật liệu chiếm 16,92% tổng tài sản lưu động, tồn kho thành phẩm chiếm 0,82% tổng tài sản lưu động. Năm 2007 nguyên liệu tồn kho là hợp lý đủ để sản xuất nhưng thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng tài sản lưu động, điều này làm ảnh hưởng tới tiêu thụ kỳ sau. Mặt khác tiền mặt tồn quỹ lớn ảnh hưởng đến luân chuyển vốn của công ty. Năm 2006 các khoản phải thu tăng lên 28,48 % so với năm 2005 nhưng bước sang năm 2007 các khoản phải thu lại giảm đi rất nhiều, giảm 65,67% (về số tương đối) và 16.630.472.050 VND (số tuyệt đối) so với năm 2006, chiếm 56.83% tổng tài sản lưu động về số tuyệt đối các khoản. Nhìn chung tài sản lưu động của công ty có sự tăng giảm không liên tục. Năm 2006 tài sản lưu động tăng 2,28 % (về tương đối) và tăng 648.303.289 VND so với năm 2005 phần làm tăng chủ yếu cho tài sản lưu động là các khoản phải thu. Năm 2007 tài sản lưu động giảm 46,35% (tương đối) và giảm 13.457.252.100 VND (tuyệt đối) so với năm 2006. Do tỷ trọng của các khoản phải thu giảm đi 65,67% so với năm 2006. Ta có thể thấy, tài sản lưu động của công ty được hình thành chủ yếu từ các khoản phải thu. Chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng rất lớn. Tuy tiền có tăng so với những năm trước nhưng tỷ trọng của nó trong tổng tài sản lưu động không cao nên công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh toán. * Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta dùng chỉ tiêu như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển. Bảng số 12. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ lệ tăng giảm 2006/2005 Tỷ lệ tăng giảm 2007/2006 2005 2006 2007 1 Doanh thu thuần VNĐ 36.714.120.510 46.065.714.529 38.690.700 1.25 0.83 2 Lợi nhuận trước thuế VNĐ 240.957.610 10.611.622.560 200.400.010 44.01 0.03 3 Vốn lưu động bình quân VNĐ 27.946.391.243 29.380.609.844 20.830.255.669 5.13 -29.1 4 Sức sinh lời của VLĐ = 0.0086 0.361 0.014 40.98 -98.12 5 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0.76 0.64 0.54 -157.79 -15.63 6 Số vòng quay VLĐ = Vòng 1.31 1.57 1.86 19.85 18.47 7 Thời gian 1 vòng luân chuyển = Vòng 274.81 229.29 193.55 -16.56 -15.59 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Ta thấy sức sinh lời của vốn lưu động năm 2006 tăng so với năm 2005, cứ một đồng vốn lưu động bình quân đem lại 0,361 đồng lợi nhuận tăng 40,98%. Sang năm 2005 sức sinh lời của vốn lưu động giảm so với năm 2006, cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra chỉ mang lại 0,014 đồng lợi nhuận, giảm 96,12%. Vốn lưu động bình quân qua các năm tăng giảm không đồng đều. Thông qua hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho ta biết để có 1 đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu vốn lưu động. Từ số liệu trên cho ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2006 giảm 15,79% so với năm 2005 (năm 2005 để có 1 đồng doanh thu thuần công ty chỉ bỏ ra 0,64 đồng VLĐ bình quân). Sang năm 2007 hệ số đảm nhiệm VLĐ tiếp tục giảm 15,63% so với năm 2004. Hệ số đảm nhiệm VLĐ năm 2007 giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao. Ngoài chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả sử dụng lưu động ta phải xem xét đến số vòng quay của vốn lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vòng vốn của công ty. Năm 2006 vòng quay của vốn lưu động tăng 19.85% so với năm 2005. Song năm 2007 vòng quay vốn lưu động tăng 18,47 % so với năm 2006. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng. Về thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2006 giảm 16,56% so với năm 2003. Năm 2007 thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động càng giảm, giảm 15,59% so với năm 2006. Điều này cho ta thấy việc thu hồi vốn lưu động nhanh hơn. 2.2.2.4 Đánh giá hoạt động quản lý và thu hồi nợ. Để đánh giá tình hình thanh toán của khách hàng với công ty người ta tính toán và phân tích chỉ tiêu số vòng quay của các khoản phải thu. Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng Bảng số 13. Tình hình quản lý các khoản phải thu STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1 Doanh thu bán chịu VNĐ 18.043.349.702 20.455.013.820 8.938.000.340 13.37 -56.30 2 Các khoản phải thu VNĐ 19.675.326.130 25.479.236.248 8.848.764.192 29.49 -65.27 3 Bình quân các khoản phải thu VNĐ 10.506.432.120 24.618.320.700 8.046.792.100 134.32 -67.31 4 Số vòng quay các khoản phải thu Vòng 1.72 0.83 1.11 -51.74 33.73 5. Thời gian một vòng quay các khoản phải thu Ngày 209.3 433.7 324.3 107.2 -25.22 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. Giá trị của chỉ tiêu "số vòng quay các khoản phải thu" càng lớn thì càng chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ càng có hiệu quả. Ngược lại, chỉ tiêu "thời gian của một vòng quay các khoản phải thu" chỉ rõ số vòng cần thiết doanh nghiệp phải sử dụng để có thể thu hồi hết các khoản phải thu trong đó phần lớn là doanh thu bán chịu, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi nợ càng kém hiệu quả. Từ số liệu trên cho thấy hiệu quả thu hồi công nợ năm 2006 giảm so với năm 2005, số vòng quay của các khoản phải thu năm 2005 là 1,73 vòng, năm 2006 giảm còn 0,83 vòng. Thời gian một vòng quay các khoản phải thu tăng lên, năm 2005 thời gian cần thiết để thu hồi công nợ là 209,3 ngày đến năm 2006 là 433,7 ngày như vậy tăng 224.4 ngày. Sang năm 2007, hiệu quả thu hồi công nợ tăng so với năm 2006, số vòng quay các khoản phải thu năm 2006 là 0,83 vòng, năm 2007 tăng lên 1,11 vòng. Thời gian vòng quay các khoản phải thu giảm, năm 2006 là 433, 7 ngày, sang năm 2007 giảm xuống còn 324.3 ngày giảm 109.4 ngày so với năm 2006. Nhìn chung: Qua việc phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy doanh thu của công ty tăng, Đây là không đồng đều nhưng nó cũng cho thấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thu nhập bình quân đầu người cũng dần được nâng cao nhưng vẫn ở mức thấp. Năm 2007 doanh thu có giảm so với năm 2006 là do hiệu quả sử dụng vốn cố định còn kém hiệu quả. Nhưng vốn lưu động thì công ty đã sử dụng tốt hơn. Song hàng tồn kho nhiều các khoản nợ phải thu là rất lớn do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng kinh doanh do đó công ty cần áp dụng các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn bảo đảm đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 2.3.1. Những kết quả đã đạt được. Trong quá trình thực tập và phân tích tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam tôi thấy vốn cố định (VCĐ) bình quân năm 2006 tăng 1,25 % so với năm 2005 nhưng sang năm 2007 VCĐ còn tăng lên vượt trội 25,14% so với năm 2006. Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2006 tăng 6.24 % so với năm 2005, sức sinh lời của TSCĐ năm 2006 cũng tăng 41,67% so với năm 2005, hiệu quả sử dụng VCĐ cũng tăng lên đáng kể là 35.98% năm 2006 so với năm 2005. Bên cạnh đó vốn lưu động (VLĐ) bình quân năm 2006 cũng tăng 5,13% so với năm 2005, sức sinh lời và số vòng quay của VLĐ cũng tăng lần lượt là 70.98%, 19.85% năm 2006 so với năm 2005, các khoản phải thu năm 2007 giảm 65,27% so với năm 2006 đều do chứng tỏ công ty có chính sách phù hợp trong các hợp đồng mua bán chịu, vốn đã được thu về sớm không để đối tác chiếm dụng vốn. 2.3.2 Một số hạn chế trong sử dụng vốn Như phân tích ở các phần trên ta thấy, tuy VCĐ năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006 nhưng hiệu suất sử dụng TSCĐ lại giảm từ 1,06 % xuống còn 0,65%. Sức sinh lời của TSCĐ cũng giảm đáng kể năm 2007 giảm xuống còn 0,02% so với năm 2006; tỷ lệ khấu hao TSCĐ đã tăng lên rõ rệt dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2007 đều giảm so với năm 2006. Hàng tồn kho năm 2007 tăng lên 94,78% so với năm 2006, các khoản phải thu năm 2006 tăng 29,49% so với năm 2005. Điều đó cho thấy hàng tồn kho làm vốn lưu động không luân chuyển nhanh chóng và hiệu quả ảnh hưởng đến các khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.1.1. Định hướng chiến lược của công ty trong thời gian tới - Là một doanh nghiệp nhỏ sản phẩm cua công ty chỉ đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước, vì vậy trong những năm tới đây công ty sẽ chủ động nắm vững thị phần của mình - Mở rộng thị trường phụ gia phục vụ cho sản xuất thức ăn gia súc như: bột bánh, ngô, các loại thuốc. Đây là nhưng sản phẩm hằng năm công ty phải mua ở rất xa vì vậy trong tương lai công ty sẽ phấn đấu để có thể mua được rẻ, vận chuyển thuận tiện .... - Tiếp tục dầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm nhằm tiếp cận được những thành tựu khoa học kỹ thuật, tiên tiến, năng cao chất lượng sản phẩm tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo thế chủ đông trong cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cung ngành sản xuất. - Trong công tác quản lý,tổ chứ sản xuất: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, khâu kiểm tra này giao cho từng bộ phân phân xưởng có trách nhiệm quản lý cả về năng xuất lao động lẫn chất lương sản phẩm và các chi phí, giá thành được tính riêng cho từng phân xưởng. - Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý sử dụng tài sản cố định hơn nữa, nâng cáp các tài sản cố định tăng cường chế độ bảo quản tài sản cố định, thực hiện bảo dưỡng máy móc thiết bị. - Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty: không ngừng năng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với cán bộ quản lý: tổ chức vác lớp bồi dương chuyên môn nghiệp vụ quản lý, các lớp chuyên ngành đào tạo... nhằm bổ sung năng cao kiến thức, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh Đối với đội ngũ công nhân sản xuất: tổ chức đào tạo và đào tạo lai, tiếp tục mở các lớp học chuyển giao công nghệ, vận hành máy móc thiết bị hiện đại khi có quyết định đầu tư vào loại máy móc thiết bị đó. Mặt khác, tiếp tục thi tuyển công nhân viên chức nhằm bổ sung vào đội ngũ lao động của công ty những người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao đáp ứng được nhu cầu về lao động của công ty. Trên đây là những định hướng trong tương lai của công ty, căn cứ vào tình hình thực tế của mình trong năm 2007 công ty sẽ phấn đấu thực hiện được một số mục tiêu sau: Sản lương tiêu thụ: 100.000 tấn Doanh thu thuần đạt 50 tỷ đồng Lợi nhuận 8 tỷ đồng Nộp ngân sách nhà nước: 6,5 tỷ đồng Lương bình quan cua người lao đông: 2 triệu/người/tháng Để đạt được những mụ tiêu, công ty cần một lượng vốn đáng kể song vấn đề quan trọng hơn là làm thế nào để tăng được số vòng quay của vốn và tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 3.1.2 Định hướng nhu cầu vốn. Trong tình hình thị trường hiện nay, giá cả ngày một leo thang, nguyên vặt liệu ngày một khan hiếm, thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty sản xuất thức ăn gia súc. Hơn nữa, ngành nghề sản xuất thức ăn gia súc có rất nhiều các nguyên liệu là hàng nông sản như: sắn, ngô, gạo... mà nhưng năm gần đây lũ lụt liên tục gây ra những khó khăn cho nguồn cung cấp nguyên liệu. Đây là một khó khăn đòi hỏi công ty phải có những chính sách hợp lý về vốn để tích lũy nhằm giảm bớt những khó khăn do giá cả leo thang. Thị trường cung cấp sản phẩm ngày càng được mở rộng đòi hỏi công ty phải mở rông quy mô sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường vì vậy nhu cầu về vốn cũng rất cao. Công ty dự tính sẽ giữ lại lợi nhuận không chia để có thêm vốn đầu tư vào tài sản lưu động cũng như đầu tư sủa chữa thay thế máy móc để đạt được công suất cao nhất. Đồng thời cũng có những ds mua bán chịu hợp lý như thắt chặt việc bán chịu nhưng lại cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp để được nới lỏng thời gian thanh toán. Nhìn chung trong năm tới nhu cầu vốn của công ty rất cao vừa để đáp ứng nhu cầu tích lũy và nhu cầu mở rộng thị trường. 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn để khai thác và tạo lập vốn cố định: nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định phải có tính chất thường xuyên lâu dài vì vậy trước hết phải căn cứ vào khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao TSCĐ, vì đây là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, có thể coi chi phí sử dụng vốn bằng không. Riêng đối với nguồn vốn khấu hao, trong khi có nhu cầu đầu tư vào TSCĐ Nhà nước cho phép chủ động sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Do đó doanh nghiệp cần tận dụng triệt để nguồn vốn này, tính toán chính xác thời gian vốn nhàn rỗi, thời điểm phát sinh nhu cầu đầu tư tái sản xuất TSCĐ để sử dụng nguồn vốn khấu hao vào mục đích khác trong phạm vi cho phép, cân đối giảm việc vay vốn ngân hàng cho những mục đích này, từ dó giảm chi phí lãi vay phải trả. Trong quản lý và sử dụng vốn cố định: để sử dung có hiệu quả vốn cố định trong sản xuất kinh doanh , thường xuyên cần thục hiện các biện pháp đẻ không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là phải luôn luôn đảm bảo duy trì một lượng vốn tiền tệ đẻ khi kết thúc một vòng tuần hoàn bằng số vốn này doanh nghiệp có thể thu hồi hoặc mở rộng được vốn và doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư mua sắm tài sản cố định tính theo thời gian hiện tại. Công ty cần đánh giá đúng các nguyên nhân nhằm dẫn đến tình trạng không bảo toàn và phát triển được vốn để có các giải pháp sử lý thích hợp, có thể nêu ra một số giải pháp sử lý là: - Phải đánh giá đúng giá trị tài sản cố định, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô việc phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện tính đúng đắn đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định. Có thể đánh giá tài sản cố định theo nguyên tắc, theo giá trị khôi phục (đánh giá lại khi có yêu cầu của Nhà nước hoặc khi đem tài sản đã góp vốn liên doanh) và đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại. - Xác định đúng thời gian sử dụng của tài sản cố định để x ác định mức khấu hao thích hợp không để mất mát và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. - Chú trọng đổi mới thiết bị, phương pháp, công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định cần dùng. Để thực hiện các vấn đề trên đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trong việc tổ chức quá trình sản xuất, các biện pháp giáo dục và khuyến khích kinh tế đối với người lao động trong doanh nghiệp. - Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng sửa chữa dự phòng tài sản cố định để xảy ra tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp tài sản cố định cần phải sửa chữa lớn, cần cân nhắc tính toán rõ hiệu quả của nó. Tức là xem xét giữa chi phí cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định để có quyết định cho phù hợp. Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh dể hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính... Đối với Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam phải xây dựng thêm hệ thống nhà kho để đảm bảo sản phẩm sau khi sản xuất ra sẽ được bảo quản tốt vì hiện nay hệ thống nhà xưởng vẫn còn thiếu và xuống cấp. Sản lượng sản xuất thức ăn gia súc mỗi năm một lớn hơn vì vậy việc làm này rất quan trọng và cần thiết. Năm 2005 Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam đã bắt đầu đưa dây chuyền công nghệ mới vào sử dụng do đó việc đào tạo nâng cao hiểu biết cho người lao động về dây chuyền mới này cũng là một việc làm trước mắt mà công ty phải làm. Tuy nhiên cũng phải thường xuyên nhắc nhở người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm khi sử dụng, bảo quản tài sản cố định. Nếu việc tổn thất tài sản cố định do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty. 3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty trong những năm qua cho ta thấy nhu cầu về vốn lưu động của công ty là rất lớn nhưng vốn lưu động thường xuyên lại không đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy mà dẫn tới công ty phải huy động các nguồn vốn bên ngoài để trang trải cho nhu cầu về vốn lưu động. Mức vốn lưu động thiếu hụt gây nên tình trạng công nợ lớn. Để tránh tình trạng này khi xây dựng định mức vốn lưu động công ty nên căn cứ vào tình hình cụ thể năm trước của công ty để xây dựng một định mức vốn lưu động phù hợp với thực trạng tài chính của doanh nghiệp không gây ra tình trạng thiếu vốn lưu động, đồng thời phải xây dựng định mức vốn lưu động cho từng quý từng tháng để có kế hoạch sản xuất phù hợp không gây lãng phí trong kỳ. Trong khi vốn lưu động của công ty vẫn bị thiếu thì công ty vẫn bị các đối tượng khác chiếm dụng, đây là điều kiện không hợp lý. Vì vậy công tác thu hồi công nợ trong thời gian tới cần được tiến hành kiên quyết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên xem xét lại công nợ đối với từng đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng có uy tín thấp, doanh nghiệp muốn bán chịu cũng không rộng rãi để tránh tình trạng rủi ro. Đặc biệt là vòng quay công nợ đối với từng khách hàng. Xây dựng chính sách bán hàng hợp lý, kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng và trách nhiệm của người làm công tác bán hàng. Để có chính sách tín dụng thương mại hợp lý doanh nghiệp cần thẩm định rõ mức độ rủi ro hay uy tín của từng khách hàng, cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đánh giá mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu sản phẩm doanh nghiệp có thể xem xét thêm các khía cạnh như mức độ uy tín của khách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của công ty, giá trị của tài sản dùng để đảm bảo tín dụng. Nói chung đối với mỗi chính sách bán chịu doanh nghiệp cần đánh giá kỹ theo các thông số chủ yếu sau đây: - Số lượng sản phẩm tiêu thụ được. - Giá bán sản phẩm - Các chi phí phát sinh thêm cho việc tăng các khoản nợ - Cá khoản giảm giá chấp nhận. - Thời gian thu hồi nợ bình quân đối với khoản nợ - Dự đoán số nợ phải thu của khách hàng. Như đã phân tích ở chương 2 tình hình hàng tồn kho và các khoản nợ phải thu là rất lớn. Trong hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho và chi phí sản xuất dở dang. Do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. nguyên nhân là do nguyên vật liệu dự trữ nhiều, phải tính toán dự trữ vật tư đầu vào sao cho vừa đảm bảo sản xuất vừa tiết kiệm vốn để giảm chi phí trả lãi vay ngân hàng. Đối với công tác thu hồi nợ phải thu, phải đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, có chính sách khuyến khích khách hàng trả tiền đúng hợp đồng. Để có cơ cấu hàng tồn kho hợp lý cần dựa vào một số căn cứ sau: - Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu phụ thuộc vào: + Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ thường xuyên nguyên vật liệu. + Khả năng cung ứng nguyên vật liệu của thị trường. + Chu kỳ giao hàng quy định trong trường hợp giữa công ty và nhà thầu phụ. + Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. + Giá cả nguyên vật liệu được cung ứng. - Đối với tồn kho chi phí sản xuất dở dang. Phải xem xét kế hoạch sản xuất của năm để biết được rằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ là bao nhiêu. Cuối mỗi kỳ phải xem lượng sản phẩm sản xuất đạt được bao nhiêu phần trăm kế hoạch. Để có kế hoạch sản xuất tiếp theo cho hợp lý không nên đưa vào sản xuất tràn lan khi thời gian một chu kỳ sản xuất kinh doanh sắp kết thúc. 3.2.3 Tổ chức công tác thu hồi công nợ Trong những năm qua việc thu hồi công nợ của công ty chưa tốt, vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều. Do đó để có biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi cong nợ cần có các biện pháp sau: + Trong trường hợp phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán... và yêu cầu bên A phải thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng, nếu vi phạm buộc phải bồi thường bằng tiền tuỳ vào mức độ vi phạm. + Các hợp đồng đến hạn thanh toán thì cần phải tìm mọi biện pháp đôn đốc để thu hồi các khoản nợ đúng hạn để nhanh chóng đưa đồng vốn vào sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển của đồng vốn. Tránh tình trạng để nợ quá hạn sẽ gây ra thành các khoản nợ khó đòi và từ đó sẽ làm thất thoát vốn của công ty. + Sử dụng ht chiết khấu cho những hợp đồng thanh toán sớm, thanh toán đúng hơn. Tùy theo từng khách hàng có doanh thu bán hàng lớn hay nhỏ để đưa ra tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Bởi vì nếu khách hàng bán được nhiều và khách hàng bán được ít đều có tỷ lệ chiết khấu như nhau sẽ không khuyến khích được khách hàng bán nhiều cho công ty, tỷ lệ chiết khấu cao sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty, nhưng nếu quá thấp thì lại không khuyến khích được người bán thanh toán sớm cho công ty. Do vậy, cần phải xác định tỷ lệ chiết khấu sao cho phù hợp phát huy được tính hiệu quả trong thanh toán. Tóm lại, qua việc phân tích đánh giá cho thấy tình hình hoạt động của công ty có tiến triển hơn. Điều này cần giữ vững và phát huy trong những năm tới, đồng thời công ty cũng phải nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của mình để từng bước có những chính sách thích nghi phù hợp với chúng nhằm cơ hội phát triển cao hơn nữa. Cụ thể như hiện nay công ty từng bước chinh phục các thị trường tiêu thụ mới, thị trường tiềm năng. Một điều quan trọng nhất khi xây dựng hay tổ chức thực hiện bất kỳ một giải pháp một chương trình kế hoạch nào của công ty thì điều cơ bản là tính toán cân đối sao cho chi phí bỏ ra phù hợp với điều kiện tài chính mang lại hiệu quả chính đáng cho công ty. 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 3.3.1. Đối với cơ quan Nhà nước. Trong quá trình hoạt động của công ty thì các cơ quan Nhà nước có những tác động ảnh hưởng không ít tới công ty. Các công ty (doanh nghiệp) đều hoạt động dưới sự điều tiết của cơ quan Nhà nước. Sự điều tiết đó thể hiện ở các chính sách, quy chế, môi trường pháp luật... vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo em các cơ quan Nhà nước cần có những điều chỉnh thích hợp sau: - Thủ tục hành chính: Là vấn đề quan tâm hiện nay, với một thủ tục hoàn chỉnh hợp lý gọn nhẹ sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế hiện nay thủ tục hành chính là một vấn đề mà sẽ còn được điều chỉnh sao cho hợp lý để bớt lãng phí về thời gian trong giao dịch. - Môi trường pháp lý: Nhà nước ta phải tạo ra một vành đai pháp lý an toàn, ổn định để thu hút đầu tư nước ngoài: nghiêm trị những hành vi vi phạm pháp luật đối với những doanh nghiệp làm ăn không lành mạnh. - Chính sách vĩ mô: Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi và khuyến khích. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Chính sách thuế cũng nên điều chỉnh đối với những đối tượng khác nhau. Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường với một chính sách vĩ mô hợp lý sẽ quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế đất nước. Các chính sách vĩ mô tác động tới doanh nghiệp ở một số khía cạnh. * Đối với chính sách tài chính trong doanh nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn từ các tổ chức cá nhân khác để tiến hành cấc hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng và phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ cho vốn chu chuyển thuận lợi, thông suốt tạo cơ sở cho sự ra đời của thị trường chứng khoán. Chế độ kế toán kiểm toán rõ ràng thống nhất công khai báo cáo tài chính để cho các doanh nghiệp kinh doanh được thuận lợi. * Đối với chính sách ngoại thương: có chính sách về xuất nhập khẩu hợp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. 3.3.2. Đối với công ty: Công ty nên quản lý và sử dụng vốn cố định một cách tốt hơn, không lãng phí vốn, cân đối lại cơ cấu vốn sao cho hợp lý để không phải bỏ ra quá nhiều chi phí về sử dụng vốn công ty nên có những chính sách marketing tốt hơn để mở rộng thị trường. KẾT LUẬN Như vậy, thực sự cần thiết để một doanh nghiệp bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Muốn tồn tại và phát triển thì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải được tiến hành một cách có hiệu quả. Vì vậy việc quản lý vốn là không thể thiếu được. Nó là vấn đề sống còn cho mỗi doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra. Được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam đặc biệt là cô chú, phòng kế toán tài vụ, cùng với sự chỉ bảo cặn kẽ của cô giáo Trương Hoài Linh trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình đó chỉ là so sánh đối chiếu giữa thực tế và kiến thức đã học, để đưa ra những nhận xét, gợi ý hướng giải quyết để hoàn thiện hơn nữa việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. Hơn nữa, do thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa có song em cố gắng hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình theo đúng yêu cầu của nhà trường. Một lần nữa, em xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam các thầy cô giáo trong Khoa Ngân hàng- tài chính và cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Trương Hoài Linh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Hà nội, tháng 02 năm 2009 Sinh viên Ngô Thị Dân NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam, sinh viên Ngô Thị Dân đã luôn cố gắng thực hiện tốt các công việc hướng dẫn thực tập và rất có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao. Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7918.doc
Tài liệu liên quan