Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam

Năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.398 đồng VCĐ Năm 1999 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.435 đồng VCĐ Năm 2000 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.494 đồng VCĐ Năm 2001 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.425 đồng VCĐ Như vậy hệ số đảm nhiệm VCĐ biến động ngược lại với hệ số hiệu quả sử dụng vốn tức là tăng sau đó lại giảm. Như vậy nó đánh dấu sự cố gắng của TCT trong việc giảm chi phí TSCĐ, khắc phục được sự tăng lên của giai đoạn 1998-2000. Có thể nói qua các số liệu trên phần nào giúp ta đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của TCT trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nó đã có những bước chuyển biến tích cực góp phần làm tăng lợi nhuận của TCT

doc82 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới. Trong đó, sản lượng than tiêu thụ trong nước chiếm tỷ lệ hơn 70% còn lại sản lượng xuất khẩu chiếm gần 30%.TCT đã mở rộng thị trường sang nhiều nước trên thế giới, duy trì mối quan hệ với nhiều bạn hàng nước ngoài truyền thống và hiện nay đang tiếp tục tiến hành tìm kiếm thêm các khách hàng mới. Trong nước, TVN được Nhà nước cho phép độc quyền khai thác và cung ứng than cho 4 Tổng công ty lớn(chiếm khoảng 70% lượng tiêu thụ than trong nước ): Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Giấy và Tổng công ty Hoá chất - Phân đạm. Ngoài ra, TVN còn đảm đương nhiệm vụ cung cấp than cho thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ trong nước, mở rộng mạng lưới bán lẻ và tăng cường công tác chế biến các loại than phục vụ sản xuất và than sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng nhỏ. 3.3. Về sản xuất: Phương hướng kỹ thuật hàng năm và dài hạn của các mỏ lộ thiên, hầm lò và các cơ sở sàng tuyển đều được kiểm tra và giám sát chặt chẽ. TCT đã đi sâu hướng đẫn và quản lý các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu: hệ số bóc đất đá, hệ số mét lò chuẩn bị sản xuất, tỷ lệ thu hồi than, phẩm cấp than và tỷ lệ tổn thất tài nguyên. Song song với việc quản lý các chỉ tiêu kỹ thuật chặt chẽ hơn, TCT cũng luôn chú ý tới việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, cụ thể là: công nghệ khấu lớp đứng, sử dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược, cột xà bê tông trong đào lò... 3. 4. Về bảo vệ môi trường: Vấn đề bảo vệ môi trường đã thực sự được quan tâm và chỉ đạo thực hiện ở tất cả mọi lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của TCT TVN. TCT thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền địa phương xử lý các vấn đề về chống bụi, thoát nước chống trôi lấp đất nông nghiệp, sông hồ....Nhiều đơn vị đã trồng cây xanh tại các khu vực khai thác, trong đó điển hình là Công ty Than Uông bí. 3.5. Về công tác an toàn – bảo hộ lao động Khai thác than là một ngành công nghiệp tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm nhất, dễ gây ra sự cố và tai nạn lao động.Tuy vậy trong những năm qua TCT TVN đã có nhiều biệ pháp tổ chức, kỹ thuật, kinh tế và đã thu được kết quả to lớn: Sản xuất và tiêu thụ hơn 10 triệu tấn than thương phẩm, đời sống người lao động ngày càng được nâng cao: công tác an toàn bảo hộ lao động đã có những tiến bộ ban đầu rất đáng khích lệ. Nếu so với những năm 1998,1999 thì trong năm 2001 công tác an toàn bảo hộ lao động của TCT TVN đã dần dần đi vào nền nếp, bước đầu giảm được sự cố và tai nạn lao động. Nguyên nhân quan trọng nhất là sự nhận thức đúng đắn về công tác an toàn bảo hộ lao động của lanhx đạo TCT TVN, giám đốc công ty và các đơn vị trực thuộc.Vì vvạy trong chỉ đạo sản xuất, phương châm của Tổng công ty là:”Hiệu quả -An toàn –Tiết kiệm”. 3.6. Về đầu tư cơ bản: Trong Tổng sơ đồ chiến lược phát triển đến năm 2010 và 2020, TCT đã hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển các nhà máy điện Na Dương Lạng Sơn và Cao Ngạn Thái Nguyên. Đồng thời, TCT còn quan tâm phát triển ngành nghề khác trên nền sản xuất than. Chiến lược từ nay đến năm 2010 đưa tỷ trọng các ngành nghề khác lên ngang bằng với tỷ trọng than (50/50). Trong đó, sản xuất và tiêu thụ than tăng lên mức: 17-18 triệu tấn , xây dựng các nhà máy điện công suất tương đương 1.000 MW và mở rộng thêm các ngành dịch vụ khác như xây dựng, du lịch. Trong sơ đồ phát triển này, TCT còn đề ra mục tiêu xây dựng một tổ hợp than - điện - phân bón tại Quảng Ninh trị giá: 600 tr USD và xúc tiến dự án Điện Hòn Gai với công suất tương đương : 300 MW trị giá tương đương: 300 tr USD. Riêng trong năm 2002 ,các mỏ lộ thiên được đầu tư tăng thên khoảng 90 xe vận tải 36-55 tấn,hàng loạt xe 10-15 tấn, máy xúc,máy ủi các loại. Như vậy năng lực sản xuất than được tăng lên đáng kể đủ sức thực hiện vượt mức kế hoạch sản xuất tiêu thụ trên 13,5 triệu tấn than trong năm 2002. II. Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn tại TCT TVN Khái quát chung về nguồn vốn của TCT TVN. Vốn trong Tổng công ty bao gồm các khoản nợ phải trả và vốn Nhà nước â Các khoản nợ phải trả gồm: w Các khoản vốn vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới mọi hình thức của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước wCác khoản nợ Ngân sách Nhà nước w Các khoản phải trả cho khách hàng gồm :trả trước của người mua,trả cho người bán về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. w Các khoản tiền lương, thưởng,BHXH và các khoản khác của công nhân viên chức w Chi phí phải trả, chi phí trả trước(ngoài TCT) w Các khoản phải trả, phải nộp khác w Nhận kí cược, kí quỹ dài hạn â Vốn Nhà nước tại TCT là tài sản do TCTquản lý và sử dụng trừ đi các khoản phải trả, cụ thể là: w Vốn kinh doanh( Ngân sách Nhà nước và tự bổ xung ) w Chênh lệch do đánh giá lại. w Lợi nhuận chưa phân phối. w Các quỹ … TCT giao vốn cho các đơn vị thành viên trong phạm vi số vốn được Nhà nước giao Nguồn hình thành vốn của TCT TVN Bảng 1: Nguồn hình thành vốn của TCT Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 I. Nợ phải trả 2611 2668 2890 3030 2635 1. Nợ ngắn hạn 1882 1903 1936 1985 1030 2. Nợ dài hạn 719 715 928 1040 1543 3.Nợ khác 10 50 6 5 62 II. VCSH 1460 1348 1357 1385 1867 1. Nguồn vốn quỹ 1295 1290 1290 1294 1711 2. Vốn kinh phí 165 58 67 91 156 4017 4415 4247 4415 4502 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính Qua bảng số liệu ta rút ra một số nhận xét sau: â Nguồn vốn tự có và coi như tự có (NVCSH) Nguồn này được hình thành từ hai nguồn chính đó là nguồn vốn quỹ và nguồn kinh phí. Nguồn vốn quỹ của TCTtrong 4 năm qua hầu như không thay đổi.Năm 1997 là 1295 tỷ đến năm 2000là 1294 tỷ. Tuy nhiên bước sang năm 2001nguồn này có sự tăng mạnh(1711) tỷ đồng, tăng 32%so với năm 2000. Nguyên nhân chính là do gần đây TCT TVN cũng như các TCT khác thuộc ngành năng lượng đã được Nhà nước quan tâm đầu tư hơn do vậy vốn Ngân sáh do Nhà nước cấp cũng ngày một tăng lên . Nguồn vốn kinh phí có xu hướng tăng lên trong những năm qua nhưng do chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn CSH(5%) cho nên từ năm 1998-1999 nguồn vốn CSHcủa TCT có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. â Nguồn vốn tín dụng(Nợ phải trả). Nguồn này chủ yếu là gồm các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của TCT.Trong đó, vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn( 2 lần ), trừ năm 2001. Các khoản vay này có xu hướng tăng. Đây là một gánh nặng cho TCTvì phải trả lãi dẫn đến giảm lợi nhuận hàng năm. Đặc biệt TCT phải quan tâm hơn nữa đến các khoản vay ngắn hạn vì phải đối mặt với khả năng thanh toán khi đến hạn. Trong giai đoạn2000-2001 nợ ngắn hạn của TCT đã giảm do nguồn vốn Ngân sách cấp tăng nhớ đó công ty sẽ giảm được khoản trả lãi vay từ đó làm tăng lợi nhuận của TCT. Nhìn chung trong nhưng năm vừa qua nguồn vốn của TCT có xu hướng tăng nhưng khả năng tự chủ về mătj tài chính còn thấp, TCT chiếm dụng vốn lớn từ đó làm hiệu quả sử dụng vốn bị hạn chế. Để tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về tình trạng này, ta sẽ đi sâu nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản của TCT.Trên cơ sở đó sẽ giúp ta có được cách nhìn đầy đủ về tình trạng sử dụng vốn của TCT. 1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản Đơn vị: % Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 TSCĐ/ 46 48 48 49 50 TSLĐ/ 54 52 52 51 50 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính Từ bảng số liệu có thể thấy TSCĐ/và TSLĐ/qua các năm hầu như không thay đổi. Mức đầu tư vào TSLĐ tuy có cao hơn mức đầu tư vào TSCĐ nhưng mức chênh lệch này không đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng TSCĐ đóng một vai trò quan trọng vào quá trình sản xuất kinh doanh của TCT. Phần dưới đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể cơ cấu vốn đầu tư vào từng loại tài sản của TCT. 1.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ Bảng 3: Cơ cấu đầu tư vào TSLĐ của TCT Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 SL % SL % SL % SL % SL % 1.Tiền mặt 198 9 181 8,7 191 8,3 178 8 242 10,8 2.Khoảnphải thu 628 28,6 860 41,2 792 35,9 509 22,6 990 44 3.HTK 1094 49,8 927 49,4 1048 1425 63,3 766 34,3 4.TSLĐ khác 278 12,6 120 5,7 177 140 6,1 253 10,9 Tổng TSLĐ 2198 100 2088 100 2208 2252 100 2251 100 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính â Tiền mặt: chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong TSLĐ .Thấp nhất là 8%( 2000)và cao nhất là 10,8%( 2001 ). â Khoản phải thu: Khoản này chiếm một tỷ trọng lớn trong TSLĐ và không ổn định tang trong giai đoạn 1997-1998 sau đó giảm dần vào năm 1999-2000và đạt cao nhất là năm 2001. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn làm giảm lợi nhuận. Bởi vì ccs khoản vốn bị chiếm dụng này không sinh lời, nó làm giảm tốc đọ quay vòng vốn. Khoản phát sinh chủ yếu là ứng trước cho bên bán và phải thu nội bộ ( phải thu nội bộ TCT và các đơn vị thành viên ).Vừa thiếu vốn kinh doanh lại vừa bị chiếm dụng vốn, đay là điểm bất hợp lý trong sử dụng vốn của TCT. â Hàng tồn kho: Đây là khoản mục chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổngTSLĐ của TCT. Thấp nhất là 34,3% vào năm 2001 và lên tới 63,3% trong năm 2000. Điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của TCT (luôn có lượng dự trữ lớn )tuy nhiên nó sẽ gây ra những bất lợi lớn cho hoạt động của TCT vì nó làm cho vốn bị ứ đọng, không quay vòng được gây lãng phí . Nhìn chung trong những năm vừa qua TSLĐ có xu hướng tăng. Tuy nhiên nguồn dự trữ và các khoản phải thu chiếm một tỷ trong quá lớn. Đây là yếu tố gây khó khăn về mặt tài chính cho TCT. Trước mắt TCT cần có những biện pháp thu hồi vốn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh . 1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư vào TSCĐ Bảng 4: Tình hình vốn đầu tư vào TSCĐ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 1.TSCĐ 1639 1709 1834 1981 2023 Nguyên giá 3405 4118 4068 4001 4327 Hao mòn 1766 2409 2234 2020 2304 2.Đầu tư TC dài hạn 22 20 25 28 24 3. Chi phí XDCB dở dang 212 199 180 154 204 Tổng TSCĐ 1873 1928 2039 2163 2251 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, do vậy ta có thể đánh giá khái quát về tình hình VCĐ thông qua việc đáng giá tình hình TSCĐ của TCT như sau: â VCĐ trong giai đoạn này tăng dần. Năm1997 là 1873 tỷ đồng, đến năm 2001là 2251 tỷ (tăng 20,2%). Như vậy trung bình mỗi năm tăng 5%. Nguyên nhân chủ yếu là do nguyên giá TSCĐ có xu hướng tăng do TCT càng ngày càng đầu tư nhiều để mua máy móc thiệt bị mới hiện đại thay cho những thiết bị cũ đã lạc hậu và năng suất thấp. Diều này có thể thúc đẩy TCT tăng năng suất , tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn từ đó làm tăng doanh thu thuần . â Đầu tư TC dài hạn: Nguồn này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn cố định (13%), có xu hướng tăng từ năm 1997-2000 sau đó lại giảm vàonăm 2001 â Chi phí XDCB dở dang lại có xu hướng giảm dần từ 1997-2000, sau đó lại tăng lên vào năm 2001.Khoản này là nguyên nhân làm giảm mức tang doanh thu mỗi năm. Xét về nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản, từ các bảng trên ta thấy TSLĐ được bù đắp khá lớn bởi VCSH và nợ dài hạn.Chảng hạn như trogn năm 2000, tổng nguồn vốn là 4415 thì có đến 1040 là nợ dài hạn và 1385 là VCSH (chiếm 55%). Trong khi TSCĐ là 2163 tỷ đồng. Nghĩa là trong 2252 tỷ đồng vốn đầu tư và TSLĐ thì có tới 265 tỷ đồng là nguồn vốn dài hạn chiếm 11,6 %. Việc đầu te vào TSLĐ bằng nguồn vốn dài hạn sẽ giúp TCT tránh bớy được rủi ro song nó cũng làm cho chi phí vốn cao hơn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn đầu tư vào TSLĐ có xu hướng tăng lên.Năm 1998 là 6,47%, đến năm 2001 là 51,5%. Điều này cho thấy TCT còn chưa chú ý đến công tác xác định nhu cầu vốn và lựa chọn nguồn tài trợ . Trên đây là tình hình chung về nguồn vốn và vốn của TCT TVN.Trên cơ sở số liệu này chúng ta đi sâu vào xem xét tình hình sử dụng vốn của TCT trong giai đoạn 1998-2002. Tình hình sử dụng vốn của TCT TVN. Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính tổng quát Dơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1. Tổng doanh thu 4780 4558 4254 5190 2.Lợi nhuận 35 51 32 60 3. Nộp Ngân sách 157 154 199 382 4. Thu nhập bình quân 0,898 1,046 1,12 1,382 5. Nợ phải trả/ 66 68 66 58 6. TSLĐ /Nợ ngắn hạn 110 114 113 219 7. Hệ số thanh toán nhanh 9,51 9,86 9 23,5 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính Qua bảng số liệu trên ta thấy : Doanh thu hàng năm không ổn định, giảm trong giai đoạn 1998-2000 sau đó lại tăng mạnh vào năm 2001. Lợi nhuận cũng lên xuống thất thường. Hơn nữa lợi nhuận thu được là tương đối nhỏ so với doanh thu.Trong khi doanh thu các năm lớn thì lợi nhuận thu được của TCT lại rất nhỏ và không ổn định. Xem xét trong mối quan hệ với chi phí ta thấy chi phi bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp cuả TCT khá lớn. Cụ thể như sau: Bảng 6: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1. Chi phí bán hàng 301262 313614 350584 358881 2.Chi phí quản lí 282568 331564 392496 343399 Tổng cộng 583848 645178 743080 593280 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính Tình trạng thiếu vốn cũng gây không ít khó khăn cho TCT. Trong năm2000 TCTđã phải trả lãi vay lên tới 165 tỷ đồng (Báo cáo tài chính năm 2000). Vấn đề ra là TCTcần phải có sự thay đổi cơ chế quản lý vốn hợp lý hơn để có khả năng thanh toán được các khoản vay này. Mức đóng góp vào Ngân sách nhà nước ngày càng tăng đặc biệt trong năm 2001 mức nộp Ngân sách tăng gấp đôi so với năm 2000. Người lao động trong TCT có việc làm ổn định, thu nhập trung bình từ 898 nghìn/ tháng năm 1998 đến 1.382 triệu/tháng năm 2001. Nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn trong gây ra gánh nặng cho TCT vì phải trả lãi vay, tuy nhiên mức này đã có xu hướng giảm. Như vậy, chứng tỏ TCT đã có những nỗ lực lớn trong việc tận dụng triệt để nguồn vốn CSH. TSLĐ luôn cao hơn so với các khoản nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ rằng TCT luôn có một khoản VLĐ ròng mỗi năm. Khoản này có xu hướng tăng đặc biệt là trong giai đoạn 2000-2001. Từ đó giúp TCT tăng khả năng thanh toán và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đễ dàng nắm bắt được những thời cơ thuận lợi trong kinh doanh . Hệ số thanh toán nhanh của TCTnhìn chung làtương đối khả quan. Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn này có xu hướng tăng (trừ năm 2000, thấp nhất là 9% và cao nhất là năm 2001 đạt 23.5%). Tuy nhiên mức này còn tương đối thấp, nếu TCT không có các giải pháp thích hợp thì khi các khoản trả đến dồn dập sẽ gây ra những khó khăn trong việc thanh toán . Trên cơ sở các chỉ tiêu tổng quát ta có thể đánh giá một cách khái quát về hiệu quả sử dụng vốn tại TCTtrong những năm qua. 2.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại TCT TVN. Các tiêu thức được sử dụng ở đây là : w Hiệu suất sử dụng vốn w Tỷ suất sinh lời của doanh thu w Hệ số sinh lời của VCSH Từ các số liệu tổng hợp trên bảng 5 cho thấy doanh thu thuần của TCT qua các năn từ năm 1998-2000 có xu hướng giảm sau đó tăng mạnh vào năm 2001. Nguyên nhân chính la ftrong năm 2001 TCT đã đưa sản xuất gắn với thị trường nhờ đẩy mạnh tiếp thị. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu than được đẩy mạnh, tăng 1.2 triệu tấn than so với năm 2000 đã trở thành yếu tố then chốt, diều chỉnh quan hệ cung cầu sản xuất từ sản xuất thừa sang sản xuất đủ cho nhu cầu thị trường. Để đánh giá việc sử dụng vốn kinh doanh của TCT có hiệu quả không ta xét các chỉ tiêu cụ thể sau : Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn tại TCT TVN. Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 99 so với 98 2000so với 99 2001so với 2000 % % % DT 4780 4558 4254 5190 -222 95 -304 93 936 122 LN 35 51 32 60 16 146 -19 63 28 187.5 Vbq 4044 4132 4331 4459 88 102 199 105 128 103 VCSHbq 1404 1353 1371 1626 -51 96 18 101 255 119 LN/ DT 0.007 0.011 0.008 0.012 0.004 157 -0.003 73 0.004 150 DT/ Vbq 1.182 1.103 0.982 1.164 -0.079 93 -0.121 89 0.182 119 LN/ Vbq 0.009 0.012 0.007 0.013 0.003 133 -0.005 58 0.006 186 LN/ CSHbq 0.025 0.038 0.023 0.037 0.013 151 -0.014 62 0.014 159 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính 2.1.1. Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn Trong giai đoạn 1998-2000,hiệu quả sử dụng vốn giảm sau dố lại tăng vào năm 2001. Sự biến động này được biểu hiện cụ thể như sau: Năm 1998 cứ một đồng vốn tạo ra 1.182 đồng doanh thu Năm 1999 cứ một đồng vốn tạo ra 1.103 đồng doanh thu, giảm 7% so với năm 1998 Năm 2000 cứ một đồng vốn tạo ra 0.982 đồng doanh thu, giảm 11%so với năm 1999 Năm 2001 cứ một đồng vốn tạo ra 1.164 đồng doanh thu, tăng 19%so với năm 2000 Sự tăng trưởng trở lại của hiệu suất sử dụng vốn đã đánh dấu sự khôi phục của TCT sau giai đoạn khó khăn từ năm 1998-2000. Và mức tăng của hiệu quả sử dụng vốn là 19% có thể trang trải cho sự tăng lên của nguồn vồn huy động, mặc dù vẫn chưa đạt được mức cao nhất của năm1998. Nhiệm vụ của TCT trong thời gian tới là phải duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được. 2.1.2. Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Nó cho biết cứ một đồng vốn của doanh nghiệp thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng 7 ta thấy : Năm 1998 cứ một đồng vốn thì tạo ra 0.009 đồng lợi nhuận . Năm 1999 cứ một đồng vốn thì tạo ra 0.012 đồng lợi nhuận . Năm 2000 cứ một đồng vốn thì tạo ra 0.007 đồng lợi nhuận . Năm 2001 cứ một đông vốn thì tạo ra 0.013 đồng lợi nhuận. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận của TCT khá nhỏ, con số lớn nhất năm 2001 cũng chỉ đạt 1,3% tức là một đồng vốn chỉ tạo ra hơn 0,01 đồng lợi nhuận. Sở dĩ như vậy là do lợi nhuận thu được hàng năm của TCT thu được tương đối thấp so với nguồn vốn bỏ ra và so với doanh thu. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy con số này biến động không ổn định, tăng trong giai đoạn 1998-1999, giảm trong giai đoạn 1999-2000, sau đó lại tăng trong giai đoạn 2001. Qua đây ta cũng có thể thấy việc quản lí vốn của TCT không ổn định. Hơn nữa giai đoạn 1999-2000 giảm mạnh(42%). Tuy nhiên đến năm 2001 con số này không những không giảm mà đã có sự tăng trưởng mạnh , thể hiện nỗ lực của tập thể cán bộ trong TCT trong việc quản lý sử dụng vốn. Đồng thời phần nào cũng cho thấy TCT đã tìm ra cho mình được giải pháp quản lý vốn thích hợp. Hiệu suất sử dụng VLĐ của TCT TVN. Hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá tình hình sử dụng VLĐ. Đánh giá việc sử dụng VLĐ là việc làm hết sức cần thiết để nhà quản trị đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho các năm tiếp theo. Hiệu quả sử dụng VLĐ tại TCT TVN được xem xét đánh giá trên hệ thống chỉ tiêu sau: w Hệ số đảm nhiệm VLĐ w Mức doanh lợi của VLĐ w Tốc độ luân chuyển của VLĐ - Số vòng quay của VLĐ - Số ngày một vòng lưu chuyển của VLĐ w Tốc độ luân chuyển dự trữ - Số ngày một vòng quay HTK Các chỉ tiêu trên được thể hiện trên bảng sau : Bảng 8: Hiệu quả sử dụng VLĐ của TCT Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 99 so với 98 2000so với 99 2001so với 2000 % % % DT 4780 4558 4254 5190 -222 95 -304 93 936 122 LN 35 51 32 60 16 146 -19 63 28 187.5 VLĐbq 2143 2148 2200 2252 5 100.2 52 102 104 102 HTKbq 1011 988 1237 1095 -23 98 249 125 -142 89 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0.448 0.505 0.517 0.434 0.057 113 0.012 102 -0.083 84 Số vòng lưu chuyển 2.231 2.122 1.934 2.305 -0.109 95 -0.188 91 0.371 119 Mức doanh lợi VLĐ 0.016 0.024 0.015 0.027 0.008 150 -0.009 62.5 0.012 180 Số ngày 1 vông lưu chuyển 161 170 186 156 9 106 16 109 -30 84 Vòng quay HTK 4.728 4.613 3.439 4.74 -0.115 98 -1.174 75 1.301 138 Số ngày một vòng quay HTK 76 78 103 76 2 103 25 132 -27 74 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính Thông qua bảng số liệu trên ta thấy VLĐ bình quân có xu hướng tăng, năm 1998 là 2143 tỷ đồng, 1999là 2148 tỷ đồng , 2000là 2200 tỷ đồng, năm 2001 là 2252 tỷ đồng .Tổng HTK bình quân không ổn định nhưng luôn giữ ở mức cao (chiếm 50% tổng số VLĐ). Điều này hợp lý vì TCT luôn phải có dự trữ lớn để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục, đáp ứng kịp thời số lượng đảm bảo cho các bạn hàng, ngoài ra do hoạt động của ngành than gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Để đánh giá cụ thể hiệu quả sử dụng VLĐ, ta xem xét từng chỉ tiêu cụ thể sau: 2.2.1 Mức doanh lợi VLĐ Năm 1998 cứ một đồng VLĐ tạo ra 0.016 đồng lợi nhuận Năm 1999 cứ một đồng VLĐ tạo ra 0.024 đồng lợi nhuận Năm 2000 cứ một đồng VLĐ tạo ra 0.015 đồng lợi nhuận Năm 2001 cứ một đồng VLĐ tạo ra 0.027 đồng lợi nhuận Mức doanh lợi vốn VLĐ của TCT khá nhỏ. Cao nhất là năm 2001, một đồng VLĐ tạo ra 0.027 đồng lợi nhuận và thấp nhất là năm 2000 một đồng VLĐ chỉ tạo ra 0.015 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận thu được hàng năm của TCT tương đối thấp so với năng lực của ngành. Hơn nữa chỉ số nào biến động không ổn định, tăng trong giai đoạn 1998-1999 và giảm trong giai đoạn 1999-2000 sau đó lại tăng lên trong năm 2001. Qua đó , ta cũng có thể thấy việc quản lý VLĐ trong giai đoạn 1999-2000 của TCT có phần không tốt, nó làm tỷ suất lợi nhuận VLĐ của TCT trong giai đoạn này giảm mạnh (38,5%). Tuy nhiên đến năm 2001 chỉ số này đã có sự tăng trưởng trở lại và đạt mức cao nhất trong những năm gần đây. Điều này sẽ tạo đà cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tiếp theo. Như vậy nhiệm vụ trong thời gian tới của TCT là phải làm sao phát huy hơn nữa kết quả đạt được. Để làm được điều này đòi hỏi TCT phải tìm cách nâng cao lợi nhuận . Vần đề này lại liên quan đến việc hạ thấp chi phí hoạt động kinh doanh và các chi phí hoạt động tài chính. 3.2.2.Hệ số đảm nhiệm VLĐ. Năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.448 đồng VLĐ Năm 1999 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.505 đồng VLĐ Năm 2000 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.517 đồng VLĐ Năm 2001để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.043 đồng VLĐ Chỉ số này biến động không ổn định qua các năm, tăng trong giai đoạn 1998-2000 và giảm trong giai đoạn 2000-2001. Rõ ràng xu thế đảm nhiệm của VLĐ trong giai đoạn 2000-2001 là có lợi với TCT vì trong khi VLĐ và doanh thu cùng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn so với tốc độ tăng của VLĐ. 3.2.3. Tốc độ luân chuyển của VLĐ Hiệu suất sử dụng VLĐ còn được đánh giá thông qua chỉ số tốc độ chu chuyển vốn. Tốc độ chu chuyển vốn được thể hiện qua hai chỉ tiêu. Cụ thể là số vòng quay VLĐ và số ngày của mỗi vòng quay đó. Chỉ tiêu thứ hai là nghịch đảo của chỉ tiêu thứ nhất .Các chỉ tiêu này thể hiện khá rõ việc sử dụng vốn có tiết kiệm, hợp lí và có hiệu quả hay không. Như ta đã biết VLĐ lưu chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Thực tế sử dụng vốn của TCT TVN được thể hiện qua các chỉ tiêu trên bảng 7. Qua bảng này ta thấy tốc độ lưu chuyển VLĐ trong giai đoạn 1998-2001biến động trong khoảng 1.9-2.3 vòng /1năm. Cụ thể như sau : Năm 1998 VLĐ luân chuyển được 2.231 vòng, số ngày mỗi vòng là 161 ngày Năm 1999 VLĐ luân chuyển được 2.122 vòng, số ngày mỗi vòng là 170 ngày Năm 2000 VLĐ luân chuyển được 1.934 vòng, số ngày mỗi vòng là 186 ngày Năm 2001 VLĐ luân chuyển được 2.305 vòng, số ngày mỗi vòng là 156 ngày Giai đoạn (1998-2000) số vòng lưu chuyển vốn giảm, giai đoạn 2000-2001 lại tăng cho ta thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của TCT không ổn định, nó cũng biến động giống như hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đã nói trên. Năm 1999 giảm so với năm 1998 là 5% Năm 2000 giảm so với năm 1999 là 9% Năm 2001 tăng so với năm 1999 là 19% Sự tăng trưởng trở lại này đã đánh dấu bước hồi phục trở lại của TCT sau giai đoạn khó khăn 1998-2000 3.2.4. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Năm 1998 hàng tồn kho luân chuyển được 4.728 vòng, số ngày mỗi vòng là 76 ngày Năm 1999 hàng tồn kho luân chuyển được 4.634 vòng, số ngày mỗi vòng là 78 ngày Năm 2000 hàng tồn kho luân chuyển được 3.439 vòng, số ngày mỗi vòng là 103 ngày Năm 2001 hàng tồn kho luân chuyển được 4.74 vòng, số ngày mỗi vòng là 76 ngày Qua kết quả tính toán cho thấy quản lý hàng tồn kho của TCT đã có nhiều bước tiến rõ rệt. Số vòng quay hàng tồn kho của TCT năm 2001 đã tăng lên sau sự sụt giảm ở giai đoạn 1998-2000. Sự gia tăng vòng quay hàng tồn kho trong năm 2001 là do giá vốn hàng bán tăng mạnh (năm 2001 giá vốn hàng bán tăng 6,2% so với năm 2000và hàng dự trữ của TCT giảm mạnh) do TCT đã biết gắn sản xuất với thị trường mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nước. Từ những phân tích ở trên đặt ra nhiệm vụ trong thời gian tới cho TCT là phải làm sao duy trì dự trữ ở mức thích hợp vừa đảm bảo được nhu cầu khách hàng vừa đảm bảo được vốn không bị chiếm dụng quá lớn gây lãng phí. Tóm lại, từ những con số thực tế trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng VLĐ tại TCT đã có những tiến bộ sau một giai đoạn đầy khó khăn. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng còn thấp chưa ổn định. Điều này chủ yếu là do TCT chưa quản lý chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh như chi phí bán hàng và chi phí quản lý còn quá cao, hơn nữa TCT thiếu vốn sản xuất. Trong năm 2001 mức doanh lợi VCĐ đã phục hồi là một dấu hiệu đáng mừng. Nếu như TCT có những giải pháp hợp thời đẩy nhanh hơn nữa tốc độ lưu chuyển VLĐ, giảm lượng hàng dự trữ xuống mức có lợi nhất thì chắc chắn TCT sẽ đạt được nhiều kết quả khả quan hơn. 2.3. Hiệu quả sử dụng VCĐ tại Tổng công ty Than Việt Nam. Hiệu quả sử dụng VCĐ tại TCT TVN đã đánh giá và xem xét dựa trên các chỉ tiêu sau: w Mức doanh lợi VCĐ w Hiệu quả sử dụng VCĐ w Hàm lượng VCĐ. Các chỉ tiêu trên được thể hiện cụ thể trên bảng sau: Bảng 9: Hiệu quả sử dụng VCĐ tại TCT Đơn vị :Tỷ đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 99 so với 98 2000so với 99 2001so với 2000 % % % DT 4780 4558 4254 5190 -222 95 -304 93 936 122 LN 35 51 32 60 16 146 -19 63 28 187.5 VCĐbq 1901 1984 2101 2207 83 104 117 106 106 105 LN/ VCĐ 0.018 0.026 0.015 0.027 0.008 144 -0.011 58 0.012 180 DT/ VCĐ 2.515 2.297 2.035 2.352 -0.218 91 -0.262 89 0.317 116 VCĐ/ DT 0.398 0.435 0.494 0.425 0.037 109 0.059 114 -0.069 86 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính 3.3.1. Hiệu suất sử dụng VCĐ Số lượng doanh thu trên một đồng VCĐ cũng gần giống như số doanh thu trên một đồng VLĐ. Điều này hợp lý vì tỷ trọng VCĐ và VLĐ trong tổng nguồn vốn của TCT là ở mức tương đương nhau. Nhìn vào bảng ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của TCT biến động không ổn định giảm sau đó lại tăng. Điều này có thể được lý giải như sau: ỷ So với năm 1998 Năm 1999, doanh thu giảm 222 tỷ đồng (5%) trong khi VCĐ bình quân của TCT lại tăng 83 tỷ (4%)làm cho hiệu quả sử dụng vốn của TCT giảm mạnh . ỷ So với năm 1999 Tương tự như giai đoạn trước, doanh thu của TCT tiếp tục giảm trong khi VCĐ bình quân lại tăng làm cho hiệu quả sử dụng vốn của TCT càng thấp hơn. ỷ So với năm 2000 Năm 2000, doanh thu có sự tăng trưởng trở lại với tốc độ là 22%(936 tỷ) trong khi VCĐ bình quân tăng nhưng với tốc độ tăng thấp hơn nhiều 5%(106tỷ) làm cho hiệu quả sử dụng vốn của TCT tăng . Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do năng suất lao động, năng suất thiết bị đã tăng lên đáng kể trong năm 2001 nhờ TCT đã tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp lý, cải thiện cách trả lương gắn thu nhập với hiệu quả lao động, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa khuyến khích được người lao động tăng năng suất. Sự tăng trưởng cao trong năm 2001 đã chỉ ra cách thức quản lý và sử dụng tài sản của TCT là rất tốt và nhiệm vụ trong thời gian tới của TCT là phát huy hiệu quả công tác này. 3.3.2. Mức doanh lợi VCĐ Một đồng vốn của TCT làm ra rất ít lợi nhuận . Vì lợi nhuận của TCT rất nho so với tiềm lực của ngành .Hơn nữa mức doanh lợi VCĐ của TCT cung biến động không ổn định giống như mức doanh lợi của nguồn VCĐ và diễn biến này theo chu kỳ : Tăng -giảm –Tăng. Điều này được lý giải như sau: ỷ So với năm 1998, lợi nhuận TCT tăng 16 tỷ đồng (46%) trong khi VCĐ của TCT cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn 4% làm cho mức doanh lợi của TCT tăng. ỷ So với năm 1999, lợi nhuận của TCT giảm 19 tỷ đồng (37%) và VCĐ của TCT lại tăng 117 tỷ(5,9%) làm cho mức doanh lợi của TCT giảm. ỷ So với năm 2000, lợi nhuận của TCT giảm tăng mạnh 28 tỷ (87.5%) trong khi VCĐ bình quân tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều 106 tỷ (5%) làm cho mức doanh của TCT lại tăng . Như vậy trong giai đoạn này mức doanh lợi vốn không những tăng trở lại mà còn đạt mức cao nhất trong những năm qua . Điều này chứng tỏ rằng TCT đã có những bước đi thích hợp trong quá trình quản lí và sử dụng vốn . 3.3.3. Hệ số đảm nhiệm VCĐ Năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.398 đồng VCĐ Năm 1999 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.435 đồng VCĐ Năm 2000 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.494 đồng VCĐ Năm 2001 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.425 đồng VCĐ Như vậy hệ số đảm nhiệm VCĐ biến động ngược lại với hệ số hiệu quả sử dụng vốn tức là tăng sau đó lại giảm. Như vậy nó đánh dấu sự cố gắng của TCT trong việc giảm chi phí TSCĐ, khắc phục được sự tăng lên của giai đoạn 1998-2000. Có thể nói qua các số liệu trên phần nào giúp ta đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của TCT trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nó đã có những bước chuyển biến tích cực góp phần làm tăng lợi nhuận của TCT III. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại TCT TVN Tình hình hoạt động chung của TCT TVN trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn song nhờ nỗ lực lớn của ban lãnh đạo TCT, các cán bộ nhân viên và đội ngũ cán bộ công nhân lao động, với tinh thần tự lực và đồng tâm, bằng các cơ chế thích hợp , với sự giúp đỡ hiệu quả của các cơ quan nhà nước,các bộ, các ngành và sự hợp tác chặt chẽ với các bạn hàng trong và ngoài nước, TCT TVN đã đạt đươc những kết quả sau: Kết quả và nguyên nhân 1.1. Kết quả Trong thời gian qua tình hình sử dụng vốn của TCT đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nó được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến nguồn vốn và việc sử dụng vốn. Cụ thể như sau: â Nguồn vốn đầu tư của TCT tăng lên qua các năm thông qua đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất trong các hầm lò. Như vậy hàng năm TCT đã quan tâm đến lượng vốn đầu tư để phát triển và mở rông sản xuất . â TSCĐ và TSLĐ của TCT được đầu tư đổi mới liên tục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác than. Do vậy mà VLĐ trong giai đoạn 1998-2001 tăng từ 2143 tỷ đền 2252 tỷ, VCĐ cũng tăng từ 1901 đến 2207 tỷ . â TCT có khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn tốt thể hiện qua chỉ tiêu TSLĐ /Nợ ngắn hạn luôn lớn hơn 100%. Năm 1998 là 110%, năm 1999 là 114%, năm 2000 là 113%, năm 2001 là 219%. â TCT đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, quy mô có sự tăng trưởng. Trong điều kiện vốn Ngân sách cho các doanh nghiệp còn thấp như hiện nay thì việc TCT chủ động và tự lực trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn là một sự nỗ lực và cố gắng của TCT. Hơn nữa TCT hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguốn vốn do nhà nước giao, không làm hư hỏng, mất mát tài sản hoặc thất thoát lãng phí vốn . â Nhờ sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hoạt động kinh doanh của TCT ngày càng khả quan hơn : w Doanh thu năm 2001 đạt sự tăng trưởng cao khắc phục được sự giảm sút trong giai đoạn 1998-2000. Doanh thu vượt 20% so với kế hoạch và bằng 122% so với năm 2000. w Tổng nộp Ngân sách đạt hơn 10% so với kế hoạch và bằng…. so với năm 2000. w Lợi nhuận của TCT trong giai đoạn này cũng tăng đáng kể , bằng …%so với năm 2000. Tình hình tài chính trong toàn ngành được cải thiện chủ yếu là nhờ điều chính tốt quan hệ cung cầu, tăng giá bán than, tăng sản lượng than , tăng việc làm cho khối cơ khí, vật liệu nổ công nghiệp, thương mại và dịch vụ w Sẩn xuất đã gắn với thị trường nhờ đẩy mạnh tiếp thị, mở rộng hệ thống phân phối than, vật liệu nổ công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch đến khắp các khu vực trong cả nước, tạo thuận lợi cho khách hàng, kích thích sản xuất phát triển. Đặc biệt hoạt động xuất khẩu than được đẩy mạnh, tăng trên 1,2 triệu tấn so với năm 2000 đã trở thành yếu tố then chốt điều chỉnh quan hệ cung cầu từ đố tạo ra thế và lực mới cho ngành than w Thu nhập đời sống công nhân viên chức đã cải thiện một bước quan trọng gồm tiền lương ,thưởng, ăn ở đi lại thực hiện chế độ chính sách và văn hoá thể thao. 1.2. Nguyên nhân dẫn đến thành công Để có được những kết quả như vậy trong thời gian qua chủ yếu là do những nguyên nhân sau 1.2.1. Nguyên nhân khách quan â Trong những năm vừa qua TCT TVN cũng như các TCT khác thuộc ngành năng lượng đã được nhà nước quan tâm đầu tư hơn, do vậy vốn Ngân sách nhà nước cấp ngày một tăng lên, các chính sách mới được đưa ra đều nhằm khôi phục và phát triển ngành năng lượng . â TCT có lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất. Nguyên liệu chính của TCT là than, mà ở nước ta lại khá giàu về nguồn tài nguyên này. Cụ thể như: w Bể than atracite ở Quảng NInh với trữ lượng 3.3 tỷ tấn. w Than nâu ở đồng bằng Bắc bộ trữ lượng từ 36-200 tỷ tấn w Than mỡ ở các tỉnh miền núi phía Bắc trữ lượng từ một vài trăm nghìn đến một vài triệu tấn. w Than bùn ở cả ba vùng Bắc – Trung –Nam với trữ lượng khoảng 6 tỷ tấn … â Việc Chính phủ ban hành một số luật thuế mới như VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu trên vốn Ngân sách tuy còn một số điều phải bàn nhưng nhìn chung nó cho phép các TCT nói riêng và các doanh nghiệp Việt nam nói chung có một sân chơi công bằng và thông thoáng hơn. â Định hướng đổi mới kinh tế của nhà nước, mở cửa hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và trên thế giới đã mở ra cho TCT nhiều cơ hội hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó là việc đổi mới cải cách doanh nghiệp Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình, đổi mới hệ thống ngân hàng, ban hành một loạt, các nghị định thông tư hướng dẫn thực hiện luật doanh nghiệp , quản lý hoạt động kinh doanh… đã tạo cho TCT dễ dàng hơn trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh, hoạt động mua bán giao dịch với khách hàng và bạn hàng của mình. 1.2.2.Nguyên nhân chủ quan â TCT là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện hạch toán độc lập do vậy, TCT cũng gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, TCT đã và đang tháo gỡ dần các khó khăn của mình trên thị trường, tạo được niềm tin đối với mọi khách hàng và đối tác, ngân hàng. Vốn Ngân sách và vốn vay ngân hàng tăng hàng năm do vậy mà nguồn vốn đầu tư tăng. â Trong những năm vừa qua TCT tăng cường đầu tư vào TSLĐ và TSCĐ, tích cực đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ mới, lắp đặt các dây chuyền hiện đại cho các đợn vị thành viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác và sản xuất than. Việc doanh thu của TCT trong năm 2001 tăng lên đáng kể là do cơ cấu tài sản được đầu tư hợp lý, TCT đa thực hiện tôt việc lập kế hoạch sử dụngvốn, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc lập kế hoạch, tìm tòi thị trường mới khẳng định mình với thị trường cũ . â TCT đã thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập với một số công ty thành viên làm cho đơn vị này có trách nhiệm hơn trong việc quản lý TSCĐ được giao, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn đươc cấp phát , đồng thời tự tìm nguồn vốn tài trợ mới… và dần dần khắc phục được những nguyên nhân sử dụng vốn kém hiệu quả do các dợn vị thành viên phải có trách nhiệm trong việc bảo toàn vốn và sản xuất kinh doanh có hiệu quả. â Trình độ nghiệp vụ và quản lý của cán bộ công nhân viên TCT TVN ngày càng được nâng cao do TCT luôn quan tâm và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu. â TCT mạnh dạn xoá bỏ những đơn vị thành viên làm ăn kém hiệu quả nhất, chẳng hạn trong năm 2000TCT đã mạnh dạn giải thể công ty than Cẩm Phả Hạn chế và nguyên nhân 2.1. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được TCT còn có những hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng vốn, đó là hiệu quả sử dụng vốn tại TCT chưa cao và không ổn định, thể hiện qua: â Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn chưa cao và không ổn định, năm 1998 là 1.182; năm 1999 là 1.103; năm 2000 là 0.982 và năm 2001là 1.164 w Hiệu suất sử dụng VCĐ thấp, năm 1998 là 2.515 năm 1999 là 2.297; năm 2000 là 2.025; năm 2001 là 2.352 w Hiệu quả sử dụng VLĐ(số vòng quay VLĐ) chưa cao, năm 1998 là 2.231; năm 1999 là 2.122; năm 2000 là 1.934; năm 2001 là 2.305. w Mức doanh lợi VCĐ và VLĐ của TCT không những rất thấp mà còn biến động không ổn định theo chu kỳ Tăng –Giảm –Tăng . â Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu và lợi nhuận /vốn cũng rất thấp, mặc dù doanh thu hàng năm tương đối cao . â TCT không có khả năng thanh toán ngay, dồn dập một lúc các khoản nợ ngắn hạn . Năm 1998 khả năng thanh toán nhanh của TCT là 9.51%; năm 1999 là 9.86%; năm 2000 là 9%; và năm 2001 là 23.5%. 2.2. Nguyên nhân 2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn không cao â Về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm :Than sạch và than nguyên khai, đó là hai mặt hàng chính của TCT đưa vào thị trường (trong đó than nguyên khai chiếm tỷ trọng lớn). Mặt hàng xuất khẩu của TCT chủ yếu là than nguyên khai do vậy đã làm giảm bớt giá trị của sản phẩm dẫn đến lợi nhuận thu được không cao . â Về hệ thống sản xuất : w Về công nghệ: công nghệ sản xuất và khai thác than mặc dù luôn được TCT đổi mới song công nghệ chưa được trang bị đồng bộ và hiện đại ,do vậy mà chưa tận dụng được hết nguồn tài nguyên quý hiếm này, ảnh hưởng đến khai thác và chất lượng than. w Về thiết bị:Thiết bị sản xuất và khai thác than ở các đơn vị vẫn chủ yếu là những thiết bị cũ, thô sơ, do vậy mà sản lượng thu được không cao, năng suất thấp, chi phí sửa chữa thiết bị tốn kém… w Về lao động: mặc dù lao động của ngành than tăng dần lên qua các năm nhưng đội ngũ công nhân lao động làm việc bằng sức người là chủ yếu, trình độ thấp , do vậy việc áp dụng những tiến bộ khoa học bị hạn chế nhiều.Đời sống công nhân có nhiều khó khăn, lương công nhân thấp , công việc vất vả do vậy mà không kích thích được công nhân hăng hái lao động ,tìm tòi phương thức sản xuất mới phù hợp và hiệu quả. w Về tổ chức: Đây là khó khăn chung của TCT trong toàn bộ nền kinh tế, Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc , người lao động cũng như mối liên hệ giữa TCT với các thành viên vừa chặt vừa lỏng, chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh â Về hệ thống cung ứng vật tư thiết bị từ bên ngoài :Các thiết bị chủ yếu mà TCT nhận được từ nước ngoài chủ yếu là những thiết bị cũ, lạc hậu so với các nước phát triển ,giá nhập lại cao do vậy mà nguồn vốn chi cho đầu tư máy móc thiết bị lớn và do vậy nếu TCT không biết cách vận dụng triệt để máy móc thiết bị dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn vốn . 2.2.2. Nguyên nhân tỷ suất lợi nhuận thấp vì: â Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của TCT lớn, năm 1998 là 554 tỷ đồng năm 1999 là 645 tỷ đồng, năm 2000 là 745 tỷ, năm 2001 là 593 tỷ đồng. â Các khoản giảm giá hàng và giá trị hàng bán trả lại tăng lên hàng năm , mỗi năm mất khoảng 1300-1500 triệu đồng. â Các khoản phải thu và dự trữ của TCT chiếm một tỷ trọng lớn trong VLĐ do vậy dẫn đến viêc không tận dụng được hết nguồn vốn và sử dụng lãng phí Bảng 10: Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Khoản phải thu 628 860 792 509 990 Dự trữ 1094 927 1048 1425 760 Tỷ trọng 78,4% 90,6% 83,4% 85,9% 78,3% Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính w Khoản phải thu lớn làm cho nguồn VLĐ của TCT bị lưu đọng trong tay khách hàng. Tình trạng chiếm dụng vốn như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho TCT trong công tác thanh toán của mình. Tiếp nữa là TCT luôn phải đi vay để tiếp tục hoạt động kinh doanh, phải trả lãi vay trong khi có vốn nhưng không sử dụng được, đây là điều hết sức mâu thuẫn dẫn đến làm giảm lợi nhuận. w Hàng tồn kho của TCT ngày càng có xu hướng tăng (trừ năm 2001) và cũng chiếm một tỷ lệ cao nhất trong tổng VLĐ. Hàng tồn kho lớn làm cho TCT bị ứ đọng vốn, VLĐ bị gắn chặt vào hàng tồn kho. Nguyên nhân chính là lượng dự trữ của TCT lớn (do đặc điểm kinh doanh của nghành là phải đảm bảo đủ dự trữ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và những khó khăn trong kinh doanh của ngành trong vài năm qua). Điều này cũng dẫn đến TCT thiếu vốn kinh doanh từ đó lại phải đi vay, phải trả chi phí cho khoản vay tạo ra một vòng luẩn quẩn :” Vốn có nhưng vẫn phải đi vay” thêm vào đó VLĐ tồn tại dưới dạng hàng tồn kho làm cho chúng chậm luân chuyển, vòng quay của đồng vốn bị chậm lại , kéo dài ngày luân chuyển. â Các TSCĐ của TCT chưa được khấu hao nhanh. Do vậy, VCĐ của TCT cũng không được thu hồi nhanh để tiếp tục tái đầu tư vào TSCĐ. â Thiết bị công nghệ lạc hậu, kể cả thiết bị cũ và thiết bị mới nhập về, làm cho chất lượng sản phẩm của TCT không cao. 2.2.3. TCT không có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn vì vốn vay tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư. Do vậy mà chi phí trả cho nguồn vốn vay lớn, hơn nữa lợi nhuận của TCT lại tương đối nhỏ so với quy mô của ngành. 3.1. Định hướng hoạt động của Tổng công ty Than Việt Nam. Tổng công ty Than đã chủ trương “kinh doanh đa nghành trên nền sản xuất than “, phát triển nghành nghề anh em với nghành than , có sử dụng nhiều than và sử dụng được tiềm năng , thế mạnh của vùng mỏ. Cụ thể tổng công ty than việt nam chủ trương chuyển dịch cơ cấu nghành nghề sang các lĩnh vực khác qua đó chuyển dịch cơ cấu lao động. Căn cứ vào năng lực sản xuất , kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn trong thời kỳ mới , lãnh đạo tổng công ty xác định một số định hướng chính sau: Về sản xuất than : Các chỉ tiêu chủ yếu cân đối kế hoạch của Tổng công ty Than Việt Nam được tính cho phương án cơ sở với tốc độ tăng trưởng bình quân 8.5% năm. Về sản xuất ngoài than : Đối với sản xuất cơ khí , VLXD, dịch vụ du lịch, khách sạn... được cân đối với tỷ lệ tăng bình quân 5-10% năm , đối với các nghành có tỷ trọng lớn đồng thời có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh doanh đa nghành của Tổng công ty Than Việt Nam là đại diện, sản xuất và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ cảng, vận tải than cho điện, may mặc,giầy được cân đối cụ thể cho từng nghành nghề: +Điện: Sản lượng điện sẽ được cân đối từ năm 2002 khi Nhà máy điệnNa dương đưa vào vận hành, năm 2003 là Nhà máy điện Cao Ngạn và năm 2005 là Nhà máy điện Cẩm Phả giai đoạn ĩe đưa vào hoạt động, Sản lượng dự kiến 2693 triệu kWh vào năm 2005. +Sản xuất và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp: sản lượng cung ứng vật liệu nổ được cân đối trên cơ sở tốc độ tăng trưởng của sản xuất than đồng thời trên cơ sở tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và khả năng cung ứng ngày càng rộng khắp trên cả nước cho các nghành kinh tế, trong đó có dự kiến cung cấp vật liệu nổ cho các công trình giao thông lớn như xa lộ Bắc Nam, các công trình thuỷ điện... Sản lượng sản xuất và cung ứng thuốc công nghiệp tăng từ 18 ngàn tấn năm 2001 lên 20.5 tấn vào năm 2005. Tổng doanh thu từ hoạt động khác (thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường) tăng bình quân 22.4%/năm và đến năm 2005 sẽ chiếm 50%trong tổng doanh thu. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam và định hướng phát triển của TCT, kết hợp với những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau: 3.2.1. Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam. Giải pháp 1: Tiếp tục tổ chức và thực hiện tốt việc lập kế hoạch. Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh thu của TCT tăng đáng kể là do cơ cấu tài sản được dầu tư hợp lý. Tổng công ty đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch sử dụng vốn, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch, tìm tòi thị trường mới, khẳng định mình với thị trường cũ. Bộ phận kế hoạch của TCT đã xây dựng kế hoạch sử dụng vốn trong thời gian 5 và 10 năm. Tuy nhiên, việc khai triển thực hiện kế hoạch còn bị coi nhẹ. Bản kế hoạch vẫn chỉ được coi như một công trình nghiên cứu. Trong thời gian tới, TCT cần tiếp tục phát triển bản kế hoạch tổng thể thông qua những kế hoạch cụ thể cho phù hợp với từng năm và từng giai đoạn. Các kế hoạch chi tiết trong bản kế hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể từng năm nên bao gồm: + Kế hoạch đổi mới trang thiết bị; + Kế hoạch đánh giá lại thiết bị; + Kế hoạch chuyển thiết bị từ đơn vị thành viên này sang đơn vị thành viên khác; + Kế hoạch thu hồi vốn của các khoản cho vay và cấp tín dụng; + Kế hoạch sử dụng vốn bổ sung; + Kế hoạch trả nợ vốn ngắn hạn;... Việc lập và thực hiện các kế hoạch nêu trên cần gắn chặt chẽ với vấn đề đổi mới trang thiết bị va thực hiện các nguyên tắc của hạch toán kinh doanh độc lập. Giải pháp 2: Tăng cường đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ mới. Trong những năm vừa qua TCT tăng cường đầu tư vào TSLĐ và TSCĐ, tích cực đổi mới máy móc, thiết bị , công nghệ mới, lắp các dây chuyền hiện đại cho các đơn vị thành viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác và sản xuất than. Trong thời gian tới, công nghệ sản xuất và kha thác than cần tiếp tục được TCT đổi mới dồng bộ và hiện đại để nâng cao khả năng khai thác và chất lượng than. Thiết bị sản xuất và khai thác than cũ và thô sơ ở các đơn vị cần tiếp tục được nâng cấp và TCT cần mạnh dạn thanh lý, bỏ đi các thiết bị cũ, thô sơ mà khi đưa vào khai thác cho sản lượng không cao, năng suất thấp, chi phi sữa chữa tốn kém... Giải pháp 3: Triệt để thực hiện các nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Tổng công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán kinh daonh độc lập với một số công ty thành viên làm cho các đơn vị này có trách nhiệm hơn trong việc quản lý TSCĐ được giao, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn được cấp phát, đồng thời tự tìm nguồn tài trợ mới... và dần dần khắc phục được những nguyên nhân sử dụng vốn kém hiệu quả do các đơn vị thành viên phải có trách nhiệm trong viêc bảo tồn vốn và SXKD có hiệu quả. Các nguyên tắc hạch toán kinh doanh cần được thực hiện triệt để bao gồm: + Lấy thu bù chi để có lãi; + Đảm bảo tính độc lập tự chủ cho các đơn vị thành viên; + Chịu trách nhiệm vất chất và được khuyến khích bằng lợi ích vật chất; + Thực hiện giám bằng đồng tiền. Trong thời gian vừa qua, TCT đã vi phạm một số nguyên tắc kể trên. Việc củng cố và tiếp tục thực hiện triệt để các nguyên tấchchj toán kinh doanh độc lập cho phép TCT đạt được một số kết quả sau: + Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí; + Tạo điều kiện để người lao động, tập thể người lao động công nhân các mỏ phát huy tính sáng tạo, tự chủ; 3.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ tại Tổng công ty Than Việt Nam. 3.2.2.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại Tổng công ty Than Việt Nam. Giải pháp 1: Tăng cường công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Mặc dù đối với các đơn vị thành viên thực hiện hạch toán độc lập, quyền hạn và trách nhiệm trong việc sử dụng TSCĐ của mỗi thành viên là rõ ràng, phải tự chịu trách nhiệm. Song bản thân TCT cũng phải theo dõi kiểm tra dám sát tình hình sử dụng TSCĐ bằng cách lập kế hoạch khấu hao theo tỷ lệ nhà nước qui định. Đồng thời trong nội bộ các công ty thành viên cũng cần phân cấp quản lý TSCĐ đối với từng bộ phận. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế dể khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản, giữ gìn máy móc thiết bị và kỷ luật nghiêm khắc những người gây thiệt hại TSCĐ của công ty. Công ty cũng cần chú ý bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, phù hợp để khai thác tối đa công suất máy, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận của các đơn vị thành viên và của TCT. Giải pháp 2: Tăng cường việc thu hồi VCĐ. Tăng cường bằng cách chọn phương pháp và mức khấu hao hợp lý, đánh giá lại gía trị TSCĐ khi có biến động về giá cả trên thị trường để tính đúng, tính đủ khấu hao và giá thành. Việc xem xét, đánh giá lại giá trị TSCĐ nên tiến hành định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm hay hơn tuỳ thuộc vào loại TSCĐ để từ đó người quản lý có thể phân tích việc đầu tư của TCT có phù hợp với mức độ sử dụng hay không, đúng lúc chưa và từ đó đề ra những biện pháp sử lý thích hợp. Giải pháp 3: tăng cường đổi mới TSCĐ. Tăng cường đổi mới TSCĐ là nguyên tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất, sửa chữa, tăng năng xuất lao động. Do vậy TCT cần nhanh chóng sử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng, không sử dụng được nhằm thu hồi VCĐ, bổ xung thêm vốn cho SXKD hay để tái đầu tư cho TSCĐ mới. Những công nghệ mới, thiết bị mới trước khi nhập TCT phải biết rõ nguồn gốc của máy, nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá kỹ thuật, khả năng phù hợp của máy có thích ứng với điều kiện về thời tiết, địa lý đất nước không... nhằm tránhtình trạng công nghệ, thiết bị mua về không đáp ứng tốt về kỹ thuật, chất lượng gây lãng phí nguồn vốn. Giải pháp 4: Tăng cường việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho TSCĐ. Tăng cường các nguồn tài trợ góp phần giải quyết 2 vấn đề. Một là góp phần tăng vốn đầu tư của TCT. Hai là góp phần nân cao hiệuquả sử dụng vốn. Cùng với việc tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ, TCT phải chú ý vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán các chi phí cho các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, tính toán trong mua bán máy móc, thiết bị trên thị trường. Việc đầu tư cho TSCĐ của TCT đều rất lớn, do vậy, TCT phải khuyến khích các đơn vị thành viên tự huy động các nguồn vốn bên ngoài hoặc thông qua sự uỷ quyền của TCT để tìm kiếm nguồn tài trợ mới. 3.2.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Tổng công ty Than Việt Nam. Tổng doanh số bán hàng. Doanh số bán hàng là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ hàng hoá kinh doanh của TCT trên thị trường trong một thời kỳ nhất định. Doanh số bán hàng là nhân tố quyết định tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Doanh số cao chứng tỏ thị phần của công ty trên thị trường cao, nó phản ánh quy mô kinh doanh của đơn vị. Vì vậy, phải tìm mọi cách để không ngừng tăng doanh số bán hàng. Doanh số bán hàng phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố: + Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. + Kết cấu mặt hàng tiêu thụ + Giá bán sản phẩm Do đó,để tăng doanh số bán ra TCT cần thực hiện một số biện pháp sau Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường:hiện nay TCT đã xây dựng được chiến lược phát triển và dự báo nhu cầu than. Tăng cường công tác nghiên cứu vầ dự báo thị trường là biện pháp tốt nhất để đảm bảo tăng khối lượng và doanh số bán than trong thời kỳ dài. Tăng cường bán ra những mặt hàng có giá trị cao:sản phẩm có giá trị cao của ngành than là than sạch. Do vậy,để doanh số bán hàng cần tăng khối lượng sản phẩm này bằng biện pháp như đổi mới công nghệ, liên kết chặt chẽ với thị trường… ĐIũu chỉnh bán ra những mặt hàng có giá trị cao với chính sách giá cả hợp lý . Tổ chức tts phương pháp tiêu thụ hàng hoá .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0004.doc
Tài liệu liên quan