Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Bình Minh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn là vấn đề diễn ra sôi động, cấp bách và gay gắt. Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại trước tiên phải có vốn, lao động và kỹ thuật nhưng phải biết sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó các Công ty luôn phải có các công cụ và phương pháp cạnh tranh thì mới có thể đứng vững và phát triển. Khi đóng vai trò là yếu tố tích cực cạnh tranh chính là bước tạo đà, là động lực để các Công ty vươn lên phát triển, theo kịp với xu thế phát triển kinh tế thế giới, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh, đóng góp vào ngân sách nhà nước, đem lại cuộc sống ấm no cho người lao động. Cạnh tranh được coi là yếu tố tiêu cực khi nó gây ra áp lực, dẫn đến phương lối làm ăn vi phạm chuẩn mực xã hội. Cạnh tranh là biểu hiện của tính hai mặt đối lập nhau tuy nhiên nó không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đối với Công ty TNHH Bình Minh là Công ty tư nhân nên có nguồn vốn tích luỹ chưa cao, kinh nghiệm kinh doanh còn chưa có nhiều song bước đầu Công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình trong ngành Dệt may Việt Nam, sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu nhiều khách hàng trên thế giới. Điều đó đã khẳng định được về chất lượng sản phẩm của Công ty trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường mà các đơn vị cùng ngành khác như Công ty dệt len Mùa đông, Công ty dệt Minh Khai và các sản phẩm nhập khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo. Việt Nam có một môi trường chính trị ổn định, được nhà nước quan tâm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đấy chính là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nói chung và các công ty may nói riêng có cơ hội và điều kiện phát huy và khai thác những điểm mạnh, những lợi thế của mình của mình đồng thời hạn chế những rủi ro và bất lợi mang đến cho bản thân doanh nghiệp.

doc37 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2004 là 345 (người) tăng lên 8 (người) tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,37% so với năm 2003, năm 2005 tăng 11 (người) tương ứng với tỷ lệ tăng 3,1% so với năm 2004. Trong đó: số lượng lao động đại học và cao đẳng chiếm một lượng khá bé so với trình độ trung học. Cụ thể năm 2004 số lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 32 (người) tăng 2 (người) so với năm 2003 tương ứng tỷ lệ tăng 6,7%. Năm 2005 tăng 4 (người) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng 12,5%. Số lao động có trình độ trung học chiếm một lượng rất lớn, năm 2004 tăng 3 (người) tương ứng tỷ lệ tăng 1,3% so với năm 2003, năm 2005 tăng 3 (người) tương ứng với tỷ lệ tăng 1,27% so với năm 2004. Do nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự, hàng năm ban lãnh đạo Công ty đều có chính sách đề cử các cán bộ đi học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý. Bên cạnh đó ban lãnh đạo công ty cũng có chính sách đối với nhân viên đó là cử họ đi học để nâng cao trình độ tay nghề, khen thưởng và khích lệ những nhân viên có tay nghề cao, có sự sáng tạo trong công việc bằng hình thức khen thưởng và trả lương cao hơn hoặc bằng chính sách đãi ngộ và nâng cấp họ lên chức vụ cao hơn. Tóm lại, Công ty đã có một đội ngũ lãnh đạo giỏi cả chuyên môn và nghiệp vụ, một đội ngũ lao động giỏi tay nghề, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh vànâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. 2.3. Chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu quyết định năng lực cạnh tranh của công ty. Cùng với các nguồn lực khác (vốn, con người công nghệ). Chiến lược kinh doanh vạch ra đường hướng phát triển của Công ty trong ngắn hạn và trong dài hạn phù hợp với điều kiện và kinh doanh của Công ty. ở Công ty TNHH Bình Minh chiến lược kinh doanh thể hiện rõ trong chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, chiến lược phát triển sản phẩm mới, chiến lược đào tạo và đãi ngộ lao động, chiến lược định hướng khách hàng. Các chiến lược này nhằm vào mục đích chính là để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Về chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm: Đây là chiến lược quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như uy tín của Công ty trên thị trường. Ngày nay đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của họ rất lớn và đa dạng, những sản phẩm mà họ lựa chọn trước tiên phải là những sản phẩm có sự đảm bảo về chất lượng, đó là nhu cầu của sự bền, đẹp, hấp dẫn ở sản phẩm, chất lượng sản phẩm thể hiện ở lợi ích mà họ thu được với số tiền phải chi trả. Nắm bắt được nhu cầu đó, hàng năm Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm bằng cách đầu tư vào trang thiết bị máy móc, nhà xưởng và nhập những nguyên vật liệu với chất lượng tốt hơn để sản xuất ra được những sản phẩm bền, đẹp, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, đạt tiêu chuẩn hàng việt nam chất lượng cao. Về chiến lược đào tạo: Phát huy nhân tố con người Công ty luôn đặt nhân tố con người vào vào vị trí quan trọng nhất. Con người luôn có mặt trong mọi hoạt động của Công ty dù là trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng giá trị của con người đem lại rất to lớn và kết tinh trong mỗi sản phẩm. Công ty luôn có kế hoạch đào tạo phát triển và đãi ngộ lao động nhằm kích thích, phát huy tính sáng tạo và tự chủ, nhiệt tình của nhân viên trong mọi công việc, mọi tình huống. Về chiến lược định hướng khách hàng, Công ty luôn quan tâm và có quan hệ tốt với khách hàng, với các đối tác trong và ngoài nước và cố gắng giữ gìn, củng cố các mối quan hệ đó tránh bị xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh. Về chiến lược sản phẩm mới : Công ty luôn có đội ngũ chuyên nghiệp và phát triển sản phẩm mới. Để tránh tình trạng trì trệ thụt lùi trong sản xuất kinh doanh, để cạnh tranh với các sản phẩm may mặc của các Công ty khác trong nước, nước ngoài, hàng nhập lậu, Công ty luôn quan tâm đến việc sản xuất ra các sản phẩm mới. Sản phẩm mới của Công ty có thể là sản phẩm cải tiến trên cơ sở sản phẩm cũ như các mặt hàng truyền thống, thay đổi kiểu dáng, tạo kiểu dáng đẹp hơn, tôn lên sự tăng lên chiều cao của người mặc nhưng cân đối, sản phẩm mà Công ty cải tiến có thể là sản phẩm mới hoàn toàn, như năm vừa qua Công ty vừa cho ra đời một loạt sản phẩm áo len mới hoàn toàn theo nhu cầu thay đổi kiểu dáng. 3. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua một số chỉ tiêu Đối với mọi doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường đều bị quy luật cạnh tranh chi phối. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải chấp nhận nó và sử dụng nó như một công cụ để đạt được mục tiêu. Song trong thực tế điều này không dễ gì thực hiện được. Bởi cạnh tranh đâu chỉ đơn giản là thấy người ta làm gì cũng cố gắng bắt chước sao cho giống, sao cho bằng hoặc hơn đối thủ cạnh tranh là cả một quá trình nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó hạn chế những mặt còn yếu kém, phát huy thế mạnh của mình dựa trên cơ sở nắm bắt khả năng của đối thủ. Nói cách khác, đó cũng là lý do vì sao phải đánh giá tính năng đa dạng hơn, kiểu dáng đẹp hơn, thể hiện mức độ sang trọng hơn khi tiêu dùng sản phẩm đó. 3.1. Doanh thu Doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp đã thu về hoặc có quyền đòi về do việc bán các sản phẩm hàng hoá dịch vụ được xác định là đã hoàn thành. Do vậy doanh thu được coi là một chỉ tiêu rất quan trọng được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng quý, từng năm. Để đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta phải xét mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, giữa lợi nhuận và doanh thu thông qua tỷ lệ Tỷ suất chi phí/ Doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu. Biểu 5: So sánh doanh thu của Công ty và đối các thủ cạnh tranh Đơn vị: Triệu (VNĐ) Tên công ty Thực hiện 2004/2003 2005/2004 2003 2004 2005 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Cty TNHH Bình Minh 37.944 51.830 75.616 13.886 37 23.786 46 Cty Vĩnh Thịnh 82123 90335 102078 8212 10 11743 13 Cty Đông Đô 87000 96135 109402 9135 10,5 13267 13,8 Từ bảng số liệu trên ta thấy, tình hình doanh thu của 3 Công ty đều tăng lên qua các năm. Nhưng tốc độ doanh thu của Công ty TNHH Bình Minh là cao nhất. Biểu hiện tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty TNHH Bình Minh năm 2004 so với năm 2003 tăng 37%, năm 2005 so với năm 2004 tăng 46%. Tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty Vĩnh Thịnh năm 2004 so với 2003 tăng 10%, năm 2005 so với năm 2004 tăng 13%.Tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty Đông Đô năm 2004 tăng 10,5% so năm 2003, năm 2005 tăng13,8% so năm 2004. Doanh thu của Công ty TNHH Bình Minh tăng lên là do trong 3 năm vừa qua Công ty mở rộng thêm thị trường xuất khẩu ở các nước như EU, Đông Âu vì thế khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên dẫn đến doanh thu tăng. Mặt khác ở mấy năm trước mục tiêu khai thác nhu cầu của Công ty chuyên sâu vào những đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình và bình dân nhiều hơn so với số lượng khách hàng cao cấp do đó việc quyết định giá hàng hoá của Công ty sẽ thấp hơn để phù hợp nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Nhưng trong 3 năm lại đây Công ty đã mở rộng việc khai thác và đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng cao cấp. Do đó sản phẩm được sản xuất ra yêu cầu phải đạt chât lượng cao hơn và việc định giá cũng sẽ cao hơn dẫn đến tăng doanh thu. Mặt khác nữa do ban lãnh đạo Công ty đã lập kế hoạch việc sản xuất và cung cấp hàng hoá đúng với thời vụ và đúng với xu thế nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao bởi vậy đã giảm được phần lớn số lượng hàng hoá tồn kho, tránh được tình trạng phải giảm giá nhiều để có thể giải phóng lượng hàng này. Mặt khác, có được kết quả trên là do Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, tăng sản lượng bán ra qua mỗi năm bằng cách cải tiến sản phẩm, sản xuất ra nhiều loại hàng hoá với sự phong phú về mẫu mã chủng loại, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phù hợp với khả năng thanh toán của những khách hàng có mức thu nhập cao, những khách hàng có mức thu nhập trung bình và những khách hàng bình dân. Tuy nhiên vẫn có một số hàng hoá còn tồn kho do số hàng này một phần là hàng lỗi mốt, hàng kém phẩm chất và hàng bán ra không đúng thời vụ. Công ty đã thực hiện chính sách giảm giá nhằm tăng lượng khách hàng mua đồng thời giải phóng những mặt hàng còn tồn đọng, tránh tình trạng để lượng hàng tồn từ năm này qua năm khác. Các khoản giảm trừ chủ yếu là khoản giảm giá hàng bán, không có hàng bán bị trả lại và không có thuế tiêu thụ đặc biệt. Những kết quả mà Công ty đã đạt được điều đó chứng tỏ rằng năng lực cạnh tranh của Công ty ngày càng được nâng cao. Đó là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của cả Công ty từ ban lãnh đạo của Công ty, bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa dẫn đến kết quả đó là do sản phẩm của Công ty ngày càng có chất lượng tốt hơn. Kết quả này đạt được là một thành tích của một quá trình cạnh tranh gay gắt, nhằm lôi kéo được khách hàng về phía mình đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Doanh thu của Công ty tăng chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ hàng hoá tăng lên chứ không phải do tăng giá. Do vậy một phần nào đó có thể khẳng định rằng khả lực cạnh tranh của Công ty đã được nâng cao hơn so với các năm trước. Biểu 6: Biểu phân tích kết quả tiêu thụ hàng hoá của Công ty trong 3 năm (2003đ 2005) Stt Tên sản phẩm Thực hiện 2004/2003 2005/2004 2003 2004 2005 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) 1 Tổng SP tiêu thụ 710857 807022 925891 96165 13,0 118869 14,0 2 áo len 232107 272220 320525 39113 16,83 48305 17,7 3 Mũ 131671 149325 171197 17564 13,4 21872 14,7 4 Tất 105598 118514 141861 12916 12,23 23347 19,69 5 Sản phẩm khác 240481 266933 301634 26452 11 34701 13 (Nguồn: Số liệu lấy từ phòng kinh doanh của Công ty ) Tiêu thụ sản phẩm là khâu được các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Bình Minh nói riêng coi là khâu có tính chất quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sở dĩ như vậy bởi qua khâu tiêu thụ thì sản phẩm sản xuất mới chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty cố gắng thực hiện sản xuất ra tới đâu tiêu thụ ngay tới đó tránh tình trạng tồn kho gây ảnh hưởng tới tốc độ quay vòng của đồng vốn, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp. Từ năm 2003 số lượng sản phẩm sản xuất của Công ty tăng không ngừng. Song song với việc tăng số lượng sản xuất Công ty phải đảm bảo ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua do có nhiều đổi mới trong công tác thị trường cùng với uy tín về chất lượng mẫu mã sản phẩm của Công ty nên sản phẩm sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó, số lượng sản phẩm tồn kho là rất ít. Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng trên tiêu thụ của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, hầu hết các sản phẩm của Công ty đều tăng, đặc biệt là mặt hàng áo len, quần len, mũ len. Điều này chứng tỏ Công ty luôn chủ động tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tăng dần qua mỗi năm. Cụ thể: - Sản phẩm áo len: Là mặt hàng truyền thống của Công ty, Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường. Một vài năm trước đây số lượng áo len giảm đôi chút nhưng giá gia công hay giá sản phẩm không giảm mà tăng lên do chất lượng sản phẩm được nâng cao, kiểu dáng đẹp. Trong những năm gần đây sản lượng không ngừng tăng lên, năm 2004 số lượng áo len 39113 (sp) tương ứng với tỷ lệ tăng 16,8% so với năm 2003, năm 2005 số lượng tiêu thụ tăng 48305 (sp) tương ứng với tỷ lệ tăng 17,7% so với năm 2004. Điều này cho thấy Công ty đã đầu tư rất nhiều để mua sắm máy móc thiết bị mới và hiện đại, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả và năng suất cao. Hiện nay Công ty TNHH Bình Minh có các dây chuyền công nghệ hiện đại như máy dệt, máy nhuộm, máy thêu Có thể tạo ra những sản phẩm đẹp đạt tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu. áo len là một trong những mặt hàng Công ty dự định sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Mũ len: Cũng là những mặt hàng quan trọng của Công ty từ trước đến nay, đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các mặt hàng. Trong những năm qua sản phẩm này không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2004 số lượng mũ len tăng 17564 (sp) tương ứng với tỷ lệ tăng 13,4% so với năm 2003, năm 2005 số lượng mũ len tiêu thụ tăng 21872 (sp) tương ứng tỷ lệ tăng 14,7% so với năm 2004. - Tất len: Đây cũng là sản phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn, năm 2004 so với năm 2003 tăng 12916 (sp) tương ứng với tỷ lệ tăng 12,23%, năm 2005 so với năm 2004 tăng 23347(sp) tương ứng với tỷ lệ tăng 19,67%. Số lượng tất len tiêu thụ đều tăng lên qua các năm. Cùng với chặng đường trên 10 năm thành lập, là trí tuệ là sức lực của mình, Công ty TNHH Bình Minh đã không ngừng vươn lên tự đổi mới và khẳng định mình. Các phòng ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên Công ty đã xây dựng thành công hai phân xưởng có quy mô lớn. Con đường đi của Công ty, một mặt phản ánh nhịp đi của Công nghiệp Việt Nam, mặt khác thể hiện tính năng động, sáng tạo và nhạy bén với môi trường kinh doanh của Công ty, từ chỗ chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đến thời điểm này Công ty đã tiến tới thực hiện hoạt động xuất khẩu chiếm từ 85 đ 90% trong tổng doanh thu. Điều đó chứng tỏ Công ty ngày càng có sự chuyển mình rõ rệt thể hiện rõ năng lực cạnh tranh của mình trong môi trường cạnh trạnh khốc liệt. Song việc so sánh mức doanh thu, lợi nhuận và mức tiêu thụ hàng hoá của Công ty qua các năm chưa thể đánh giá được một cách đầy đủ về năng lực cạnh tranh của Công ty. Do vậy để đánh giá được khách quan tính khả thi năng lực cạnh tranh của Công ty thì bên cạnh việc phân tích kết quả kinh doanh và mức tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm ta cần phân tích các chỉ tiêu khác thuộc yếu tố nội lực. 3.2. Sản lượng Đây là nhân tố tích cực và ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giá cả không thay đổi, nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ còn tác động không nhỏ đến chi phí doanh nghiệp, nếu ta xét trong thời gian ngắn tức là quy mô của doanh nghiệp ổn định, chi phí cố định không thay đổi. Khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho chi phí tăng, đồng thời chi phí cho một sản phẩm giảm xuống có nghĩa là giá thành một sản phẩm giảm và ngược lại. Nếu ta xét trong thời gian dài, quy mô của doanh nghiệp thay đổi, chi phí cố định thay đổi, khi đó nếu tăng sản lượng thì chi phí bình quân tăng lên vì phải mua thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, thuê nhân công. Như vậy, khi sản lượng thay đổi không chỉ làm lợi nhuận, chi phí biến đổi mà nó còn làm cho nhiều yếu tố khác cũng biến đổi, trong đó có quy mô của doanh nghiệp và sự đáp ứng thoả mãn cho người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài nước. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng sản lượng nói trên, đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các Công ty dệt may hiện nay, trong các điều kiện thuận lợi đó là sự khuyến khích của nhà nước phát triển mạnh hàng may mặc và trong điều kiện nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, hàng năm Công ty TNHH Bình Minh nói riêng cùng các doanh nghiệp dệt may khác cần phải tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn và ổn định không chỉ nhằm thu được lợi nhuận cao mà còn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tránh ứ đọng hàng hoá dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, đuối sức trong cạnh tranh sản phẩm. Biểu 7: So sánh sản lượng tiêu thụ của Công ty và các đối thủ Đơn vị: Sản phẩm Tên công ty Thực hiện 2004/2003 2005/2004 2003 2004 2005 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Công ty Bình Minh 710857 80702 92589 96165 13 118869 14 Cty Vĩnh Thịnh 2579896 2889483 3265115 309587 12 375632 13 Cty Đông Đô 2872784 3234574 3677710 361790 12,6 443136 13,7 Từ biểu trên ta thấy, nhìn chung sản lượng tiêu thụ của 3 Công ty trong 3 năm qua đều tăng lên với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là: Công ty TNHH Bình Minh tăng 13,5% mỗi năm, Công ty Vĩnh Thịnh sản lượng tiêu thụ mỗi năm tăng từ 12,5% Công ty Đông Đô sản lượng tiêu thụ mỗi năm tăng từ 12,7%. Kết quả này cho thấy sản phẩm may mặc được sản xuất ra ngày càng nhiều để đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ta thấy tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ của Công ty TNHH Bình Minh là lớn nhất. Nếu xét về nguồn vốn hiện có, thâm niên kinh doanh và quy mô hoạt động thì Công ty TNHH Bình Minh là bé hơn so với Công ty Vĩnh Thịnh và Đông Đô, nhưng tỷ lệ hay tốc độ tăng trưởng của Công ty TNHH Bình Minh lại cao hơn. Điều đó chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty đang được mở rộng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Trước đây thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là Singapo, Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc. Nhưng trong năm 2005 theo nguồn số liệu mới từ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cho biết hiện tại thị trường tiêu thụ của Công ty đã mở rộng hơn sang thị trường EU, Mỹ, Nhật. Như vậy việc xem xét mối tương quan sản lượng tiêu thụ giữa Công ty TNHH Bình Minh với hai đối thủ cạnh tranh trên để thấy được quy mô sức mạnh của từng Công ty để từ đó điều chỉnh sản lượng hàng năm của mình sao cho có hiệu quả nhất. 2.3. Năng suất lao động Biểu 8: So sánh năng suất lao động giữa Công ty và các đối thủ cạnh tranh Đơn vị: Triệu (VNĐ) Tên công ty Thực hiện 2004/2003 2005/2004 2003 2004 2005 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Cty TNHH Bình Minh 23,8 21,8 20 - 1,58 -1,8 Cty Vĩnh Thịnh 23 21,38 19,28 -1,62 -2,1 Cty Đông Đô 23,2 21,6 19,6 -1,6 -2 Qua bảng biểu trên ta thấy rằng: Năng suất lao động qua các năm của các Công ty (năm 2003-2005) nêu trên dao động từ mức 1.58% đến 2.1%, cụ thể như sau: Đối với Công ty TNHH Bình Minh năm 2004 so với năm 2003 giảm 1.58% và năm 2005 so với năm 2004 giảm 1.8%. Nhìn chung sự giảm này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học công nghệ về ngành dệt may, sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các Công ty trong nước và ngoài nước, mặt dù doanh số của Công qua các năm có tăng nhưng điều này vẫn không thể phản ánh một cách toàn diện về sự giảm năng suất lao động, sự giảm năng suất lao động còn nói lên rằng Công ty phải đầu tư cải tiến công nghệ về dây truyền sản xuất về những sản phẩm chiến lược, luôn phải theo sát tình hình phát triển của thị trường, phải có kế hoạch định kỳ đào tạo khả năng tay nghề của công nhân.v.v.. 3.4. Chi phí Chi phí là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh. Bởi vậy mà nó được coi là chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty. Biểu 9: So sánh chi phí của Công ty và các đối thủ cạnh tranh Đơn vị: Triệu (VNĐ) Tên công ty Thực hiện 2004/2003 2005/2004 2003 2004 2005 CL TL CL TL Cty TNHH Bình Minh 2740 2866 3009 126 4,6 143 4,98 Cty Vĩnh Thịnh 10960 11672 12536 712 6,5 864 7,4 Cty Đông Đô 11560 12213 13031 670 4,5 818 6,7 Qua số liệu trên ta thấy, nhìn chung chi phí kinh doanh của 3 Công ty đều tăng lên qua các năm. Nhưng tốc độ tăng chi phí của Công ty TNHH Bình Minh là nhỏ nhất. Cụ thể năm 2004 so với năm 2003 cho phí tăng 4,6%, năm 2005 so với năm 2004 tăng 4,98%. Tiếp theo là đến Công ty Đông Đô, năm 2004 chi phí tăng 4,5% so với năm 2003, năm 2005 chi phí tăng 6,7% so với năm 2004. Sau cùng là công ty Vĩnh Thịnh, năm 2004 chi phí tăng 6,5% so với năm 2003, năm 2005 tăng 7,4% so với năm 2004. Chi phí của Công ty TNHH Bình Minh tăng lên chủ yếu là do Công ty mở rộng thêm quy mô kinh doanh, chi trả thêm cho hoạt động quản lý, bán hàng và một phần tăng lên là do chi trả cho việc mua sắm thêm một số máy móc mới và chi cho khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, thuê kho bãi để chứa hàng và vận chuyển. 3.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí chi dùng vào các hoạt động kinh doanh của Công ty. Bởi vậy nó được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty. Tuy nhiên lợi nhuận không những là thu nhập mặc nhiên của vốn đầu tư, mà còn là phần thưởng cho những ai dám chấp nhận rủi ro và mạo hiểm, cho những ai giám đổi mới và giám chịu trách nhiệm về sự đổi mới của mình. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận góp phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, đồng thời nó là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh cao, năng lực cạnh tranh càng mạnh và ngược lại. Để đánh giá và xem xét năng lực cạnh tranh giữa Công ty TNHH Bình Minh và các đối thủ cạnh tranh ta cần phải dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứ không phải lợi nhuận từ hoạt động tài chính và bất thường. Biểu 10: So sánh lợi nhuận của Công ty và các đối thủ cạnh tranh Đơn vị: Triệu (VNĐ) Tên công ty Thực hiện 2004/2003 2005/2004 2003 2004 2005 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Cty TNHH Bình Minh 293 447 645 154 53,0 198 44,0 Công ty Vĩnh Thịnh 2053 2276 2613 223 10,86 337 14,8 Công ty Đông Đô 2210 2471 2866 261 11,8 395 16 Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động nhu cầu mặc đẹp mặc bền của con người ngày càng gia tăng, sản lượng hàng năm may mặc tiêu thụ hàng năm tăng lên. Điều đó phản ánh trong 3 năm qua lợi nhuận ở cả 3 Công ty đều tăng lên. Trong đó lợi nhuận của Công ty TNHH Bình Minh tăng với tốc độ là cao nhất. Cụ thể năm 2004 lợi nhuận tăng 53% so với năm 2003, năm 2005 tăng 44% so với năm 2004. Công ty Đông Đô năm 2004 tỷ lệ lợi nhuận tăng 10,86% so với năm 2003, năm 2005 tăng 14,8% so năm 2004. Công ty Vĩnh Thịnh tỷ lệ lợi nhuận năm 2004 tăng 11,8% so năm 2003, năm 2005 tăng 16% so với năm 2004. Sở dĩ lợi nhuận của Công ty TNHH Bình Minh đều tăng lên trong ba năm qua là do cả doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí. Khi xét Tỷ suất chi phí/ Doanh thu ta thấy rằng tỷ lệ này đều giảm xuống qua các năm. Điều đó có thể khẳng định được rằng hoạt động kinh doanh của Công ty rất tốt, Công ty đã mở rộng được quy mô kinh doanh và biết sử dụng, phân bổ chi phí có hiệu quả. Biểu 11 : So sánh tỷ suất lợi nhuận của Công ty và đối thủ cạnh tranh Tên công ty Thực hiện So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 2003 (%) 2004 (%) 2005 (%) Cty TNHH Bình Minh 2,4 1,35 2,57 -1,5 1,22 Công ty Vĩnh Thịnh 2,5 2,52 2,56 0,02 0,04 Công ty Đông Đô 2,54 2,57 2,62 0,03 0,05 Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận của Công ty qua các năm như sau: Tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH Bình Minh là tương đối cao. Biểu hiện năm 2004 tỷ suất lợi nhuận giảm 1,5% so với năm 2003 là do Công ty đầu tư thêm một số máy móc thiết bị cho xưởng nhuộm, nhưng năm 2005 tỷ suất lợi nhuận tăng vọt 1,22% so với năm 2004. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu được hiệu quả rất cao. Trong 3 năm vừa qua Công ty đã đẩy nhanh được sản lượng bán ra, mở rộng thị trường kinh doanh sang một số nước như Đức, EU, Mỹ, điều đó được thể hiện qua tổng doanh thu tăng dần qua các năm, chi phí giảm kéo theo giá vốn hàng bán giảm, chất lượng dần được nâng cao, bộ máy quản lý của Công ty được cải tiến tốt hơn, những vấn đề đó đã tạo lên một hiệu quả rất rõ rệt. Chương III Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty tnhh bình minh I. Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Bình Minh 1. Những thành tựu đạt được Công ty TNHH Bình Minh đã lựa chọn cho mình một hướng đi đúng là coi trọng thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu, Nhờ vậy mà doanh thu của Công ty đạt được và vượt mức các chỉ tiêu đề ra tăng từ 85 – 90% hàng xuất khẩu, còn lại là doanh thu hàng nội địa. Thành tựu quan trọng nhất mà Công ty đã được đó là chuyển từ hình thức xuất khẩu gia công sang hình thức xuất khẩu trực tiếp. Tăng vị thế và uy tín của Công ty trên thị trường thế giới. Trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành dệt may hiện nay do thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, nhu cầu tăng nhưng sức mua giảm. Ban lãnh đạo Công ty đã quyết thực hiện chủ trương giữ vững thị trường đã có, mở rộng thêm nhiều thị trường mới, khách hàng mới như Mỹ và các nước EU. Sau một thời gian thực hiện, kết quả cho thấy Công ty luôn hoàn thành kế hoạch đề ra, bảo đảm đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến. Trong 3 năm tốc độ tăng trưởng bình quân là 14%. Sản phẩm của Công ty đã có mặt nhiều nước trên thế giới. Trong đó có rất nhiều thị trường lớn và tiềm năng Công ty đang tiếp thụ khảo sát và nghiên cứu để tiếp cận và chiếm lĩnh thị phần như Eu, Mỹ, Nhật Bản. - Chất lượng hàng hoá của Công ty nhất là hàng xuất khẩu được nâng cao, sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng, về chất liệu kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, giá cả. Công ty không chỉ tạo được uy tín trên thị trường nội địa mà còn tạo được uy tín trên thị trường thế giới. - Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Hiện nay Công ty đã có một cơ sở vật chất vững mạnh, nhờ vậy Công ty đã nâng cao đươc chất lượng sản phẩm đáp ứng kịp thời và đúng yêu cầu của khách hàng, đồng thời Công ty đã nâng cao được lợi thế so sánh sản phẩm của mình đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Công ty đã xây dựng được một đội ngũ quản lý về trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân có tay nghề cao, có nhiệt huyết trong công việc. Công ty luôn tạo điều kiện thời gian và kinh phí, cử các cán bộ đi học các khoá học về chính trị tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân cơ khí điện, công nhân may. Công ty đã tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài. - Công ty đã biết kết hợp giữa nhu cầu thị trường và các thế mạnh của mình để đạt được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình, góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình. - Thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng sang các nước khác nhau, đấy là do Công ty đã duy trì được chính sách thâm nhập thị trường mới và giữ vững thị trường truyền thống. Bên cạnh những thành tựu được trong hoạt động kinh doanh Công ty còn thực hiện tốt chế độ, nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách cề thuế, nộp ngân sách nhà nước . Những thành công của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Bình Minh nói riêng hoạt động kinh doanh buôn bán với nước ngoài. Việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức ASEAN, APEC và hoà nhập hoàn toàn vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, WTO đã là tiền đề cho Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu. Một thành công nữa trong lĩnh vực ngoại giao nữa đó là Việt Nam đã ký kết được hiệp định thương maị Việt- Mỹ ngày 14/7/2000 và hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng12/2001. Đây là cơ hội lớn cho ngành dệt may nói chung và của Công ty TNHH Bình Minh nói riêng xâm nhập vào thị trường có mức tiêu thụ hàng dệt may vào loại nhất thế giới nhưng cũng là thị trường khó tính nhất. Thông qua hoạt động thực tế ở các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, nhà nước đã từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động đặc biệt là các vấn đề vể thủ tục xuất nhập khẩu. Là một doanh nghiệp tư nhân. Công ty TNHH Bình Minh đã gặp phải rất nhiều khó khăn và thử thách khi vươn mình ra đối chọi với một cơ chế mới của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên Công ty đã hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế đó. Công ty đã đạt được ngững kết quả này là nhờ phần lớn vào ban lãnh đạo của Công ty, họ là những người đứng đầu có uy tín và trách nhiệm đối với sự sống còn của Công ty, cùng với đội ngũ nhân viên có tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm đối với công việc chung. Chính điều đó đã tạo nên bầu không khí làm việc thân tình cởi mở dựa trên những nguyên tắc Công ty đề ra. Bộ máy của Công ty được sắp xếp đảm bảo có đủ các phòng ban, được bố trí hợp lý tránh sự cồng kềnh và chồng chéo trong môi trường công việc. Ban lãnh đạo Công ty đã có kế hoạch và chế độ khen thưởng và kỷ luật với những người có công việc vi phạm quy tắc của Công ty, vi phạm chuẩn mực xã hội. Mặt khác đặc điểm của mặt hàng may mặc không những cần đạt chỉ tiêu về chất lượng mà còn phong phú về mẫu mã chủng loại. Do nắm bắt được kịp thời, nhanh nhạy nhu cầu và sự biến động của thị trường, Công ty TNHH Bình Minh đã đa dạng hoá nhiều mặt hàng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. 3.2. Những mặt còn tồn tại Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế, có thể là do khách quan đưa lại nhưng cũng có thể là do chủ quan của bản thân Công ty. Những hạn chế này chính là nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng dệt may của Công ty. Nguyên nhân của những tồn tại là do: - Trong sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất hoặc việc theo dõi giám sát của các phòng ban chuyên ngành của cán bộ quản lý không thường xuyên, không chặt chẽ đã dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu. - Do việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, nên Công ty thường bị động và kéo theo sự bị động trong việc xuất khẩu các sản phẩm. Công tác kế hoạch chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cho sản xuất có lúc chưa kịp thời, chưa đồng bộ có khi xảy ra tình trạng người chờ việc, việc chờ người hoặc đang sản xuất đơn hàng mã hàng này phải chuyển sang sản xuất đơn hàng mã hàng khác. - Vấn đề nguyên vật liệu đầu vào còn gặp nhiều khó khăn di chuyển, giá cả cao, không ổn định vì ngành dệt và các ngành cung cấp phụ liệu cho ngành may nước ta chưa phát triển mà chủ yếu nhập nguyên liệu từ nươc ngoài. - Công nghệ máy móc thiết bị của Công ty tuy được chú trọng đầu tư, song còn tồn tại một phần là những công nghệ lạc hậu của các nước phát triển. Điều này đã hạn chế một phần việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của Công ty. - Mặc dù Công ty đã xây dựng cho mình chiến lược về mặt hàng nhưng các sản phẩm xuất khẩu của Công ty chưa đảm bảo được sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Mặt hàng áo sơ mi là loại mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ rất lớn nhưng mặt hàng này không phải là mặt hàng chủ lực của Công ty. - Hoạt động sản xuất và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng hàng tồn kho còn quá lớn do Công ty chưa xây dựng được các kế hoạch tiêu thụ cụ thể. Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất làm chưa tốt từ khâu nghiên cứu thiết kế mẫu mã. - Năng lực và thiết bị công nghệ chưa huy động hết công suất, nhiều thiết bị công nghệ còn kém đồng bộ giữa các khâu. - Công tác nghiên cứu, thiết kế tạo mẫu thời trang chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ gia công sang xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. - Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn hạn chế trong tiếp cận với phong cách quản lý mới. Số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng lao động của Công ty, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng công việc khi người phụ nữ thực hiện chức năng làm mẹ, và lao động nữ chỉ đảm đương được những công việc nhẹ mà không đảm đương được những công việc liên quan đến máy móc, kỹ thuật. Để đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh Công ngoài phần vốn đã có Công ty còn phải vay thêm ngân hàng số vốn dùng trong dài hạn nên số tiền phải dùng để trả lãi suất rất lớn. Do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh đã phản ánh khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Bình Minh trong thời gian gần đây. Đánh giá được những thành tựu và những khó khăn tồn tại của hoạt động này. Để từ đó có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Trải qua một chặng đường tồn tại và phát triển Công ty TNHH Bình Minh đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may đáp ứng được yêu cầu của thị trường, có được khách hàng truyền thống trung thành, tin cậy đối với Công ty, sản phẩm của Công ty đã có một vị thế nhất định trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do đặc trưng của nền kinh tế thị trường cạnh trạnh ngày càng găy gắt và khốc liệt. Công ty muốn tồn tại và phát triển hơn nữa thì luôn phải chú trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nếu không Công ty sẽ mắc phải nguy cơ tụt hậu là điều không tránh khỏi. Thông qua thông tin về năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty, đồng thời thông qua lợi thế cạnh tranh mà Công ty có được và những tồn tại còn vướng mắc. Thông qua phương hướng phát triển của ngành nhất là phương hướng phát triển của Công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty: * Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu trong mối quan tâm của khách hàng ở trên bất cứ thị trưòng nào. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc làm cho sản phẩm của doanh nghiệp bền hơn mà còn bao gồm việc làm cho sản phẩm đẹp hơn, đa dạng phong phú hơn, phù hợp với yêu cầu sở thích của khách hàng. Do tính chất thời trang của mình, nếu một sản phẩm may mặc chỉ bền, rẻ không thì khách hàng vẫn không thích mua nó bằng việc mua một sản phẩm có độ bền tương tự, mẫu mã đẹp nhưng giá cả cao hơn một chút, đây là điều thường xảy ra ở các thị trường mà mức sống của người dân cao như ở các thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh. - Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng. - Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên liệu, quá trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất khẩu qua hệ thống kiểm tra chất lượng bắt buộc. - Một nhân tố quan trọng khác là trình độ tay nghề của công nhân, vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Nếu Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề sẽ làm ra được những sản phẩm đẹp, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. * Giải pháp 2: Xây dựng giá bán sản phẩm hợp lý Doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược giá hợp lý, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, phù hợp với từng sản phẩm. Công ty hiện nay đang sản xuất một số mặt hàng quần áo tương tự như hàng của đối thủ cạnh tranh. Đối với những mặt hàng này khi bán ở thị trường trong nước thì giá cả lại cao hơn giá mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh rất nhiều trong khi chất lượng lại không cao hơn là mấy và mẫu mã lại tương tự thì khi người tiêu dùng trong nước lựa chọn với một số tiền có hạn thì rõ ràng họ sẽ không chọn hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như xuất khẩu thì doanh nghiệp phải lựa chọn sản xuất các mặt hàng có thể có chất lượng thấp hơn, bán với giá rẻ hơn theo hình thức giá thấm dần hoặc là sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn hẳn với các nhãn hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thế giới và bán với mức giá cao hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh khác theo chính sách hớt váng sữa. Ngoài ra Công ty cần tiếp cận gần người tiêu dùng càng tốt vì khi đó hàng có thể bán được với giá cao hơn và có được thông tin, nhu cầu khách hàng kịp thời hơn. Hiện nay có những chi phí rất lớn mà chúng ta ít để ý tới đó là lãng phí thời gian và lãng phí sức người. Công ty cần quan tâm sử dụng có hiệu quả để giảm chi phí bình quân sản phẩm từ đó giảm giá thành sản phẩm. * Giải pháp 3: Đa dạng hoá mẫu mốt Tập trung xây dựng đầu tư và hoàn thiện bộ phận thiết kế mẫu mốt hoàn chỉnh hơn nữa đặc biệt coi trọng tới công tác nghiên cứu và phát triển mẫu mốt thời trang phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường nhập khẩu và thị trường trong nước. Khi tham gia vào thị trường may mặc thế giới Công ty phải đương đầu với vấn đề lớn là cạnh tranh, trong quá trình này thì giá trị thẩm mỹ của sản phẩm được coi trọng do tác động của mẫu mốt thời trang. Nói một cách khác yếu tố mẫu mốt thời trang tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ nhất cho sản phẩm may mặc do đó Công ty cần phải: + Liên kết tinh tế và kỹ thuật chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu mẫu mốt để có thể tập trung nguồn vốn trí tuệ cho việc hình thành và phát triển các nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt, đồng thời phát triển hơn nữa trung tâm mẫu mốt của Công ty + Chu kỳ mẫu mốt ngày càng trở nên ngắn hơn, do con người ngày càng có những ý tưởng phong phú và phức tạp hơn đòi hỏi sản phẩm cũng phải thay đổi liên tục theo mong muốn đó. Vì vậy Công ty sẽ chỉ thành công khi thường xuyên thay đổi mẫu mốt, tìm kiếm sáng tạo nhiều kiểu mốt với nhiều cỡ số mầu sắc, chất liệu khác nhau. + Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi nhu cầu (mẫu, mốt), đồng thời phát hiện nhu cầu mới trên thị trường trọng điểm. Công ty cần đẩy mạnh sử dụng thế mạnh của công nghệ thông tin như Internet giúp thu thập, xử lý và dự báo về thị trường nhanh chóng, chính xác. * Giải pháp 4: Giải pháp về phát triển thị trường Cùng với công tác phát triển mẫu mốt Công ty cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là vấn đề mà bất cứ một Công ty nào khi tiến hành kinh doanh cũng phải thực hiện nó. Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường, Công ty sẽ trả lời được các câu hỏi: Ai mua? mua với số lượng bao nhiêu? Giá cả bao nhiêu? yêu cầu về chất lượng màu sắc độ bền như thế nào? Để từ đó Công ty tiến hành phân tích đánh giá để xem xét khả năng đáp ứng, những thuận lợi khó khăn của mình để có kế hoạch triển khai các nguồn lực, tiến hành sản xuất có hiệu quả. Tuy nhiên việc mở rộng thị trường phải tập trung vào các thị trường có triển vọng nhất, đồng thời củng cố không ngừng các thị trường truyền thống mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Giữ vững và mở rộng thị trường gắn liền với việc cải tiến sản phẩm, mẫu mã, tung ra thị trường sản phẩm mới nâng cao chất lượng sản phẩm giá cả hợp lý. Mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống mà sản phẩm may mặc chu kỳ sống lại rất ngắn, do vậy nếu cuối chu kỳ mà không có sự thay đổi, cải tiến thì sản phẩm đố sẽ chết và không còn thị trường nữa. * Giải pháp 5: Nâng cao hoạt động Maketing So với mấy năm trước đây hoạt động bán hàng của Công ty đã khá hơn rất nhiều, song vẫn còn điểm yếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đội ngũ xúc tiến thương mại, tiếp thị, hệ thống nhân viên bán hàng còn yếu về kinh nghiệm. Công ty cần thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin, đại lý tiêu thụ hay văn phòng giao dịch ở nước ngoài và trong khu vực. Để giải quyết vấn đề này tự bản thân Công ty phải sớm xây dựng một đội ngũ bán hàng và đội ngũ tiếp thị có kỹ năng cao và thiết lập các kênh phân phối rộng lớn. Đối với thị trường khu vực và toàn cầu cần liên kết hợp lực với những Công ty khác trong ngành để có mặt thường trực tại các thị trường tiềm năng nâng cao chất lượng nguồn. * Giải pháp 7: Đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ Tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Sự thắng bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào sự phù hợp của chất lượng sản phẩm, sự hợp lý của giá cả. Trong đó cạnh tranh về giá cả là cạnh tranh quan trọng nhất. Vì vậy để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay thì cần phải có đầu tư trang thiệt bị, đồng bộ đúng hướng và có trọng điểm nhằm tạo ra những sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu về chất lượng cũng như kiểu mốt. Trong thời gian qua Công ty TNHH Bình Minh đã cố gắng đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất. Song các công nghệ này vẫn còn thua kém rất nhiều so với các Công ty khác trong nước. Nên đôi khi trong sản xuất vẫn còn xảy ra trường hợp sản phảm kém chất lượng do đây chuyền sản xuất. Vì vậy đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại và đồng bộ là giải pháp rất quan trọng Giải pháp 8: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Đội ngũ công nhân phải được đào tạo một cách bài bản và các nhà máy phải tự động hoá cao. Đối với công nhân ngành may, phải đổi mới mô hình, nội dung đào tạo. Các cơ sở sản xuất khi tuyển chọn công nhân cũng phải tuân theo những quy trình khắt khe với nhiều bài thử khác nhau. Những công nhân đang làm việc, cần có những khoá đào tạo lại và có thể huấn luyện ngay trên dây truyền sản xuất. Cần nâng cao hơn nữa về trình độ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, kinh doanh là một hoạt động chủ yếu dựa vào yếu tố con người, hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào năng lực tập thể của đơn vị kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty nên thường xuyên duy trì công tác tổ chức các cuộc kiểm tra và thi tay nghề cho công nhân, để từ đó giúp họ luôn có ý thức tự hoàn thiện mình. kết luận Cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và đối với Công ty TNHH Bình Minh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Bởi nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong sự sàng lọc nghiệt ngã của cạnh tranh. Không có ý thức nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp sẽ bị rơi vào nguy cơ tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Do đó, đây là một vấn đề được các công ty rất quan tâm để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là thu lợi nhuận cao nhất, chiếm lĩnh được thị trường, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Muốn đạt được mục tiêu đó Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, làm tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích của nhà nước để tạo được môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi. Nếu thực hiện được điều này thì chắc chắn trong tương lai không xa sản phẩm của Công ty TNHH Bình Minh sẽ có một vị thế mạnh trên cả thị trường trong nước và thế giới. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bình Minh năm 2003-2005. 2. Giáo trình Quản lý doanh nghiệp - Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Hà, 2003, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 10/2003. 4. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2002, Giáo trình Khoa học quản lý tập I,II, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Mục lục Mở đầu 1 Chương I: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Bình Minh 2 I. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Bình Minh 2 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2 2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty 5 3. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty TNHH Bình Minh 5 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 5 3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất 7 II. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty 8 1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất của Công ty 8 2. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty 8 2.1. Nguồn lực tài chính và vật chất 8 2.2. Nguồn nhân lực 11 2.3. Chiến lược kinh doanh 13 3. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua một số chỉ tiêu 14 3.1. Doanh thu 14 3.2. Sản lượng 18 3.3. Năng suất lao động 20 3.4. Chi phí 21 3.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 21 Chương II: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty TNHH Bình Minh 24 I. Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Bình Minh 24 1. Những thành tựu đạt được 24 2. Những mặt còn tồn tại 26 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty 28 Kết luận 32 Tài liệu tham khảo 33 II. đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Bình Minh 1. Đặc điểm công nghệ sản xuất Trong các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức sản xuất kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lý sản xuất của Công ty chúng ta đề cập đến quy trình công nghệ sản xuất của Công ty. Công ty TNHH Bình Minh là một Công ty công nghiệp chế biến, đối tượng chế biến là sợi được dệt và may thành rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các kích cỡ của mỗi chủng loại mặt hàng lại có mức độ phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào mốt và số lượng chi tiết của mỗi mặt hàng đó. Do mỗi mặt hàng kể cả các cỡ vóc của mỗi loại mặt hàng đó có yêu cầu sản xuất kỹ thuật sản xuất riêng về loại sợi cho từng mặt hàng nên tuy chủng loại của mặt hàng khác nhau đều được tiến hành trên cùng một dây chuyền không tiến hành đồng thời trên cùng một thời gian. Mỗi mặt hàng được may từ nhiều loại sợi khác hoặc có nhiều mặt hàng được may từ cùng một loại sợi. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và định mức của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng của từng loại mặt hàng có sự khác nhau. ở Công ty TNHH Bình Minh các phân xưởng sản xuất được tổ chức theo dây chuyền khép kín, giữa các bộ phận có sự phối hợp nhịp nhàng, tránh lãng phí về nguyên liệu và thời gian nên sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng và giá thành hạ dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm công ty cao. 2. môi trường kinh doanh trong nước Thời gian trước thị trường hàng may mặc trong nước là một thị trường rất tổng hợp, thời trang không theo một xu hướng nào. Hàng may mặc nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, hàng Secondhand nhập lậu tràn vào thị trường Việt Nam gây cản trở cho các nhà sản xuất may mặc trong nước. Bên cạnh đó hàng của các Công ty dệt may trong nước cũng cạnh tranh với nhau, bên cạnh những yếu tố tích cực là động lực thúc đẩy hàng may mặc Việt Nam phát triển nó còn là nhân tố cạnh tranh không tích cực làm lũng đoạn thị trường hàng may mặc Việt Nam vì chưa có sự quản lý nhất quán, Công ty nào cũng muốn bán được hàng nên họ có thể sẵn sàng bán phá giá với biểu hiện như đại hạ giá gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác. Với sự thay đổi như vậy ngành may mặc Việt Nam đã gặp phải không ít những khó khăn nhất là trong việc thu hút vốn đầu tư, về vốn để mở rộng thị trường, cải tiến chất lượng mẫu mã, để vừa định được mức giá phù hợp với thu nhập của người dân, vừa bù đắp được chi phí trang, trải chi phí và thu được lợi nhuận tái sản xuất. Tuy nhiên ngành may mặc trong nước đang trên đà phát triển, sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với một khối lượng lớn. Đấy là lợi thế để hàng may mặc Việt Nam có điều kiện giao lưu hội nhập, học hỏi kinh nghiệm và tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất trong nước . 3. Môi trường kinh doanh quốc tế Công ty TNHH Bình Minh chuyên sản xuất hàng dệt len. Hàng năm Công ty đã sản xuất từ 1-1.5 triệu sản phẩm/năm trong đó hàng may mặc xuất khẩu là chủ yếu, còn lại là phục vụ nhu cầu nội địa. Thị trường xuất khẩu hàng may của công ty bao gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Mỹ Trong đó hai thị trường Mỹ, EU là hai thị trường lớn nhất của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Nhật Bản chiếm hơn 30% và sang thị trường EU chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng hoá nhập vào EU có mức độ cạnh tranh tương đối gay gắt do mức độ tập trung của các nhà sản xuất và xuất khẩu trên thế giới ngày càng quan tâm tới thị trường tiềm năng này. Hơn thế nữa, bởi là một thị trường đa quốc gia phát triển với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, do vậy yêu cầu về sản phẩm khá cao, không chỉ phát triển theo chiều rộng mà còn phát triển theo chiều sâu của sản phẩm. Điều này nghĩa là sản phẩm nhập khẩu vào EU không những đòi hỏi sự hợp lý về giá cả, chất lượng tốt mà sâu hơn nữa chính là lợi ích đem lại trong quá trình sử dụng thậm chí là sau khi kết thúc việc sử dụng sản phẩm đó. Trong tương lai Mỹ và các nước Đông Âu sẽ là những thị trường mới với những hướng phát triển cho Dệt may của Công ty. Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn, người dân Việt Nam cư trú ở đây cũng khá đông đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết và hiệu lực sẽ tạo ra một tiền đề vững chắc cho phát triển của Công ty. 4. Môi trường cạnh tranh của Công ty Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn là vấn đề diễn ra sôi động, cấp bách và gay gắt. Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại trước tiên phải có vốn, lao động và kỹ thuật nhưng phải biết sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó các Công ty luôn phải có các công cụ và phương pháp cạnh tranh thì mới có thể đứng vững và phát triển. Khi đóng vai trò là yếu tố tích cực cạnh tranh chính là bước tạo đà, là động lực để các Công ty vươn lên phát triển, theo kịp với xu thế phát triển kinh tế thế giới, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh, đóng góp vào ngân sách nhà nước, đem lại cuộc sống ấm no cho người lao động. Cạnh tranh được coi là yếu tố tiêu cực khi nó gây ra áp lực, dẫn đến phương lối làm ăn vi phạm chuẩn mực xã hội. Cạnh tranh là biểu hiện của tính hai mặt đối lập nhau tuy nhiên nó không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đối với Công ty TNHH Bình Minh là Công ty tư nhân nên có nguồn vốn tích luỹ chưa cao, kinh nghiệm kinh doanh còn chưa có nhiều song bước đầu Công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình trong ngành Dệt may Việt Nam, sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu nhiều khách hàng trên thế giới. Điều đó đã khẳng định được về chất lượng sản phẩm của Công ty trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường mà các đơn vị cùng ngành khác như Công ty dệt len Mùa đông, Công ty dệt Minh Khai và các sản phẩm nhập khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo. Việt Nam có một môi trường chính trị ổn định, được nhà nước quan tâm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đấy chính là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nói chung và các công ty may nói riêng có cơ hội và điều kiện phát huy và khai thác những điểm mạnh, những lợi thế của mình của mình đồng thời hạn chế những rủi ro và bất lợi mang đến cho bản thân doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT860.doc
Tài liệu liên quan