Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Sở giao dịch đã gặt hái được nhiều thành tích đáng khích lệ, hàng năm Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã huy động vốn và cho vay vốn hàng ngàn tỷ đồng, góp phần vào sự nghiệp kinh doanh của ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung.
Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với 3 Sở giao dịch và hơn 200 chi nhánh cấp 1, cấp 2 và phòng giao dịch, 141 quỹ tiết kiệm với đội ngũ cán bộ năng động trình độ học vấn và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng.
Với tôn chỉ phương châm hành động "Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng". Sở giao dịch đã không ngừng cải tiến và đổi mới sản phẩm dịch vụ, nâng cao tiện ích để phục vụ khách hàng tốt nhất với mức phí cạnh tranh.
Do đó, Sở giao dịch đã được các bạn hàng và khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng, coi Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng đáng tin cậy nhất ở Việt Nam.
60 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu đồng thì đến năm 2001 là 3.957 triệu đồng và tính đến cuối năm 2004 là 4.237 triệu đồng, tăng gấp 1,13 lần so với năm 1999.
Ba là: ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng, thẻ visa, mastercard
Hiện nay do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường mà người dân trong giành quá nhiều thời gian của mình trong việc mua sắm, hơn thế nữa hiện nay nước ta đang mở ra hệ thống rất đa dạng các loai hình siêu thị, mà người dân cũng không thể mang theo một lượng tiền quá nhiều để chi tiêu. Vì vậy mà họ chọn thanh toán qua hệ thống ngân hàng thông qua tín dụng, visa, thẻ mastercard.
Nếu năm 1998 số tiền thanh toán qua thẻ tín dụng, visa, mastercard là 1.027 triệu đồng qua Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì đến năm 2001 là 1.352 triệu đồng, năm 2003 là 1.789 triệu đồng và theo thống kê đến cuối năm 2004 của Sở giao dịch I là 1.952 triệu đồng
* Dành cho doanh nghiệp có:
Một là: Dịch vụ thanh toán quốc tế:
Bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và mở cửa, các doanh nghiệp trong nước ngày càng có cơ hội để làm ăn với các doanh nghiệp khác trên thế giới và để đảm bảo an toàn, nhanh chóng và kịp thời trong thanh toán thì các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước lựa chọn thanh toán qua ngân hàng.
Nếu năm 1999 số tiền mà Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thanh toán cho các doanh nghiệp trong nước là 1.057.392 triệu đồng thì đến năm 2000 là 1.355.039 triệu đồng; năm 2001 do có khủng bố ở Mỹ do vậy mà số tiền thanh toán qua Sở Giao dịch I có giảm đi nhưng không đáng kể, và năm 2001 là 1.162.539 triệu đồng, và tính đến cuối năm 2004 là 1.732.233 triệu đồng, tăng 674.841 triệu đồng, tăng gấp 1,63 lần so với năm 1999.
Hai là: Dịch vụ chi trả lương, cổ tức, phí hoa hồng, tiền bảo hiểm
Hiện nay để đảm bảo nhanh chóng, an toàn và bảo mật lương của một số doanh nghiệp trong nước mà các doanh nghiệp đã lưa chọn ngân hàng là người thanh toán lương, cổ tức, phí hoa hồng hay tiền bảo hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp khác hay cá nhân.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì số tiền mà các doanh nghiệp thanh toán lương, cổ tức, phí hoa hồng cũng ngày càng tăng lên.
Nếu năm 1999 số tiền mà Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thanh toán hộ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là 1.503.271 triệu đồng thì đến năm 2000 1.705.232 triệu đồng, tăng 201.961 triệu đồng.
Năm 2001 là 1.693.213 triệu đồng, năm 2002 là 1.823.967 triệu đồng tăng 130.754 triệu đồng so với năm 2001 tức tăng 7,72% và đến năm 2004 là 2.069.355 triệu đồng, tăng 566.084 triệu đồng so với năm 1999 tức tăng 37,65%.
Ba là: dịch vụ mua bán ngoại tệ giao ngay, hoán đổi, quyền chọn
Để có những đồng tiền phù hợp trong việc thanh toán của doanh nghiệp trong nước đối với doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp trong nước phải thực hiện việc đổi tiền trong nước thành đồng tiền mà các doanh nghiệp nước ngoài đòi hỏi có thể là USD, EUR
Trong những năm gần đây Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện việc chuyển đổi ngoại tệ cho các doanh nghiệp trong nước với số lượng tương đối lớn và ngày càng tăng lên.
Nếu năm 1999 Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện việc mua bán, hoán đổi Ngoại tệ với giá trị là 2.327.504 triệu đồng thì đến năm 2001 đã tăng lên đến 2.522.613 triệu đồng, tăng lên 195.109 triệu đồng, tức là tăng 1,08 lần hay 8,83%; năm 2003 Sở giao dịch I chỉ thực hiện việc mua bán ngoại tệ với số lượng là 2.025.105 triệu đồng, có giảm so với năm 1999 là 302.399 triệu đồ tức là giảm 1,15 lần hay 14,9% và so với năm 2001 giảm 497.508 triệu đồng, tức giảm 1,2 lần hay 24,5%, nhưng đến năm 2004 do cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực đã được khắc phục, lạm phát đã ở mức bình thường do vậy năm 2004 Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện việc mua bán, trao đổi ngoại tệ ở mức bình thường là 2.437.505 triệu đồng, tuy có giảm so với năm 2001 là 85.108, nhưng sự giảm sút này là không đáng kể, và từ đây ta có thể thấy được thế mạnh và uy tín của Sở.
2.2. Thực trạng huy động vốn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng và cho nền kinh tế đòi hỏi Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động tăng trưởng đang là yêu cầu bức thiết nhất hiện nay của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay trong điều kiện mà các kênh huy dộng khác trong nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều hình thức da dạng, người dân đang có nhiều sự lựa chọn đầu tư để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.
Với vai trò là trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tiện ích, đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút khách hàng và người dân gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh, nhu cầu vốn của khách hàng và nền kinh tế có xu hướng ngày càng tăng, là áp lực đòi hỏi Sở Giao dịch I phải có chiến lược huy động vốn dài hạn, với các kế hoạch triển khai cụ thể trong từng thời kỳ, phù hợp với diễn biến quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, đảm bảo tạo ra nguồn vốn huy động dạng, với khả năng chủ động cao trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng cao nhất các nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng - doanh nghiệp và nền kinh tế; nhu cầu về vốn cho phát triển các dự án thuộc các chương trình kinh tế lớn của đất nước nói chung và của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng.
Sau đây là tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây (từ năm 1999 đến 2004).
Nếu năm 1999 tổng nguồn vốn huy động của Sở Giao dịch I, đạt 3.193.859 triệu đồng tăng 2.649.519 triệu đồng tức tăng gấp 1,64 lần hay 64,17% và đến cuối năm 2001 tổng nguồn vốn huy động đạt được là 6.441.852 triệu dồng tăng 1.198.474 triệu đồng so với năm 2000, tức tăng gấp 1,22 lần hay 22,85% so với năm 2000.
Năm 2002, tổng nguồn vốn huy động của Sở đạt được là 7.626.796 triệu đồng, tăng gấp 1,18 lần hay 18% so với năm 2001 và tăng gấp 2,38 lần so với năm 1999 hay tăng 138,80% so với năm 1999. Năm 2003, với một chiến lược huy động vốn linh hoạt và hợp lý của Sở Giao dịch I mà số vốn huy động của Sở vẫn tăng là đạt được 8.408.300 triệu đồng tăng so với cùng kỳ cuối năm 2003 là 781.504 triệu đồng, tăng gấp 1,10 lần hay 10,24% và đến cuối năm 2004 tổng số vốn mà Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã huy động được là 8.722.544 triệu đồng tăng so với cùng kỳ cuối năm 2003 là 314.244 triệu đồng tức là tăng gấp 1,03 lần hay tăng 3,73%.
Qua sự phân tích ở trên ta thấy được sự nỗ lực và uy tín trong kinh doanh của Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong 5 năm liên tục, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Sở đã được giữ vững ổn định, và ở mức khá cao, bình quân đạt trên 27,38%/năm.
2.2.1. Tiền gửi khách hàng
Tiền gửi khách hàng là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp để nhằm mục đích giữ hộ hay để thanh toán hộ. Do Sở làm ăn có uy tín, nhiệt tình, trách nhiệm với chuyên môn cao mà số tiền gửi của khách cũng không ngừng được tăng lên trong những năm gần đây. Nếu năm 1999 tiền gửi của khách hàng là 589.927 triệu đồng thì đến năm 2000 là 1.484.995 triệu đồng, tăng 895.068 triệu đồng, tức là tăng gấp 2,5 lần hay 151% so với năm 1999 và đến cuối năm 2001 thì số tiền gửi của khách hàng đạt 1953.133 triệu đồng, tăng 1.468.138 triệu đồng, hay tăng gấp 1,31 lần hay 31,52% so với năm 2000.
Năm 2002, số vốn mà Sở giao dịch I huy động được từ tiền gửi của khách hàng đạt 2338.372 triệu đồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2001 hay tăng 19,72%, và đến cuối năm 2004 số vốn mà Sở huy động được từ khách hàng đạt được là 3.705.456 triệu đồng, tăng 933.756 triệu đồng so với năm 2003 tăng gấp 6,28 lần so với năm 1999 hay tăng 528,12%.
Tiền gửi của khách hàng có thể là tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền gửi không kỳ hạn.
* Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi của các khách hàng trong một thời gian nhất định, được thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Nếu năm 1999 tiền gửi có kỳ hạn mà ngân hàng huy động được là 328.252 triệu đồng thì đến cuối năm 2000 ngân hàng huy động được số tiền gửi có kỳ hạn là 106.293 triệu đồng, tăng 734.681 triệu đồng, tức là tăng gấp 3,23 lần hay 223,81% và đến năm 2002 số vốn huy động được từ tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đạt được là 1.672.093 triệu đồng, tăng gấp 1,27 lần hay 26,67% so với năm 2001 và tính đến cuối năm 2004 tổng số vốn mà ngân hàng huy động được qua kênh tiền gửi có kỳ hạn là 2.685.478 triệu đồng tăng 470.188 triệu đồng so với năm 2003 và tăng gấp 8,18 lần hay 718% so với năm 1999.
* Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của các khách hàng vào ngân hàng để nhằm mục đích an toàn và để ngân hàng chi trả hộ và khi khách hàng chưa có mục đích đầu tư nào khác. Đây cũng là một kênh huy động vốn tương đối lớn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nếu năm 1999 số vốn mà ngân hàng huy động được qua kênh tiền gửi không kỳ hạn là 261.675 triệu đồng thì đến năm 2000 là 422.061 triệu đồng, tăng 160.386 triệu đồng tức là tăng gấp 1,61 lần hay 61,29% và đến năm 2002 đạt 666.279 triệu đồng tăng 33247 triệu đồng so với năm 2001, tức là tăng gấp 1,05 lần hay 5,25%. Nhưng đến năm 2003, số vốn huy động được của Sở qua kênh tiền gửi không kỳ hạn của Sở chỉ dạt 556.410 triệu đồng, tức là giảm 109.869 triệu đồng hay giảm 1,2 lần so với năm 2002. Bước sang năm 2004, với sự nỗ lực, uy tín của Sở mà tính đến cuối năm 2004, nguồn vốn huy động được của Sở giao dịch I qua kênh tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt được kỷ lục là 1.019.978 triệu đồng, tức là tăng gấp 1,83 lần hay 83,31% so với năm 2003.
Bảng 2.2. Chỉ tiêu huy động tiền gửi khách hàng qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu huy động vốn
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tiền gửi khách hàng
589.927
1.484.995
1.953.133
2.338.372
2.771.700
3.705.456
- Tiền gửi không kỳ hạn
261.675
422.061
633.032
666.279
556.410
1.019.978
- Tiền gửi có kỳ hạn
328.252
1.062.933
1.320.101
1.672.093
2.215.290
2.685.478
(Nguồn: Phòng NVKD)
2.2.2. Tiền gửi dân cư
Tiền gửi của dân cư cũng là một kênh huy động vốn chủ yếu, không thể thiếu đối với bất cứ một ngân hàng nào, tuy lượng vốn mà Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam huy động được qua kênh này là nhỏ hơn kênh huy động tiền gửi của khách hàng.
Tiền gửi của dân cư được huy động qua ba kênh chủ yếu là:
* Tiết kiệm
Đây là khoản tiền gửi của người dân vào ngân hàng khi dân cư chưa có mục đích đầu tư và để thu được chênh lệch qua kỳ hạn gửi tiền.
Tiết kiệm của dân cư thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tiền gửi của dân cư. Nếu năm 1999 Sở huy động được 1.564.184 triệu đồng qua kênh tiết kiệm của dân cư thì đến cuối năm 2000 là 1.916.384 triệu đồng, tăng 352.236 triệu đồng, tức là tăng 1,22 lần hay 22,5% so với năm 1999 và đến năm 2001 là 2.349.607 triệu đồng tăng gấp 1,22 lần hay 22,6% so với năm 2000. Năm 2002 do Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chỉ định là ngân hàng đầu tư chính cho Seagame 22 do vậy mà Sở giao dịch lại càng quan tâm đến vấn đề huy dộng vốn ở tất cả các kênh, do vậy mà năm 2002 số vốn mà Sở giao dịch huy động được qua kênh tiết kiệm của dân cư là 2.508.236 triệu đồng tăng gấp 106 lần hay 6,75% so với năm 2001.
Năm 2003, số vốn ngân hàng huy động được qua kênh này giảm, năm 2003 là 2.404.572 triệu đồng, giảm 103.664 triệu đồng và giảm đi 1,04 lần hay 4,3% so với năm 2002, bước sang năm 2004 do ngân hàng thực hiện các chính sách nhất định đối với dân cư khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, do vậy mà năm 2004 nguồn vốn huy động qua kênh tiết kiệm đã trở lại bình thường như cuối năm 2002 là 2.508.801 triệu đồng.
* Kỳ phiếu:
Đây cũng là hình thức huy động vốn chủ yếu đối với các ngân hàng, kỳ phiếu là một dạng giấy tờ có giá và thời hạn thanh toán của ngân hàng đối với dân cư được ghi trên mặt của tờ giấy có giá đó. Năm 1999 nguồn vốn mà ngân hàng huy động được qua kênh kỳ phiếu là 467.114 triệu đồng nhưng đến năm 2002 là 1.570.098 triệu đồng tăng 1103.871 triệu đồng, tức tăng 3,36 lần hay 236,3% và đến năm 2003 là 1.688.811 triệu đồng Bước sang năm 2004 do phải thanh toán kỳ phiếu đến hạn và phát hành kỳ phiếu mới mà trong năm 2004 nguồn vốn mà ngân hàng huy động được qua kênh kỳ phiếu chỉ đạt 461.017 triệu đồng.
* Trái phiếu
Trái phiếu cũng là một kênh huy động vốn lớn trong tổng số tiền gửi của dân cư. Nếu năm 1999 số vốn mà Sở huy động được qua kênh trái phiếu là 540.068 triệu đồng thì đến năm 2000 là 1.082.704 triệu đồng, tức tăng gấp 2 lần hay 100% so với năm 1999 và đến cuối năm 2004 thì số vốn mà Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam huy động được qua kênh phát hành trái phiếu là 2.047.270 triệu đồng, tăng gấp 1,9 lần hay 90,9% so với năm 2003 và tăng gấp 3,79 lần hay 279% so với năm 1999.
Bảng 2.3. Chỉ tiêu tiền gửi dân cư qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu huy động vốn
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tiền gửi dân cư
2.571.330
3.727.046
4.392.226
5.288.424
5.165.807
5.017.088
- Tiết kiệm
1.564.148
1.916.384
2.349.607
2.508.236
2.404.572
2.508.801
- Kỳ phiếu
467.114
727.958
903.629
1.670.985
1.688.811
461.017
- Trái phiếu
540.068
1.082.704
1.138.990
1.109.203
1.072.424
2047.270
(Nguồn: Phòng NVKD)
2.2.3. Các nguồn huy động khác
Huy động khác của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bao gồm 2 nguồn huy động chính là huy động gửi 1 lần rút nhiều lần và gửi 1 nơi rút nhiều nơi.
* Gửi một nơi rút nhiều nơi
Gửi một nơi rút nhiều nơi là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi người dân ở xa nhà có thể là đi công tác hoặc đi du lịch họ không thể mang theo quá nhiều tiền mặt trong người vì vậy họ gửi vào ngân hàng và họ chỉ cần làm thẻ, có thể là thẻ ATM, thẻ Master Card, Visa là đủ.
Nếu năm 1999 nguồn vốn mà Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam huy động qua kênh này là 20263 triệu đồng thì đến năm 2000 là 25723 triệu đồng, tăng 5460 triệu đồng, tức là tăng 26.94%, và đến năm 2001 là 78926 triệu đồng, tăng 53203 triệu đồng, tức là tăng gấp 3,06 lần hay206,86%. Năm 2002 do nước ta đăng cai Seagames 22 do đó mà số vốn mà Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam huy động được qua kênh này tăng đáng kể, năm 2002 là 103313 triệu đồng, tăng gấp 1,3 lần hay 30,89% so với năm 2001 và đến năm 2003 là 224512 triệu đồng, tăng 121200 triệu đồng, tức là tăng gấp 2,17 lần so với năm 2002.
* Gửi một lần rút nhiều lần
Gửi một lần rút nhiều lần cũng giống như gửi một nơi, rút nhiều nơi, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng qua kênh này cũng nhằm để mục đích an toàn của đồng tiền và để chi tiêu thường xuyên khi đi mua sắm với khối lượng lớn tại các siêu thị hoặc đi du lịch thông qua hệ thống các thẻ thanh toán như ATM, Master card, Visa
Nếu năm 1999 Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam huy động được qua kênh này là 12.340 triệu đồng thì đến năm 2001 là 17.567 triệu đồng, tăng 5.227 triệu đồng, tức là tăng gấp 1,42 lần hay 42,33% so với năm 1999, năm 2003, khách hàng gửi tiền vào kênh này tăng một cách đáng kể là 246.281 triệu đồng, tăng 228.714 triệu đồng tức là tăng 14 lần so với năm 2001, và đến cuối năm 2004 số vốn mà Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam huy động được qua kênh này là 275.476 triệu đồng, tăng 50.964 triệu đồng, tức là tăng gấp 1,20 lần hay 20% so với năm 2003.
Bảng 2.4. Chỉ tiêu huy động khác qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Huy động khác
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Gửi 1 nơi, rút nhiều nơi
20.263
25.723
78.926
103.313
224.512
-
Gửi 1 lần, rút nhiều lần
12.340
5.614
17.567
-
246.218
275.476
(Nguồn: Phòng NVKD )
2.3. Đánh giá về khả năng huy động vốn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.3.1. Đánh giá chung
Bên cạnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, cùng với sự phát triển của các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, Sở giao dịch đã có những chiến lược cạnh tranh ngày càng thích hợp trong việc mở rộng mạng lưới huy động vốn hợp lý (thành lập các phòng giao dịch mới, mở thêm các quĩ tiết kiệm tai hai quận Ba Đình và Đống Đa), thị phần huy động vốn của Sở giao dịch trên địa bàn vẫn giữ ở mức 8%/năm.
Về công tác điều hành lãi suất, nắm bắt công tác sử dụng nguồn để từ đó cân đối lãi suất huy động và lãi suất cho vay, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng, ngân hàng luôn bám sát thị trường theo dõi diễn biến lãi suất trên thị trường để có thể đưa ra một chính sách lãi suất hợp lý đối với từng thời kỳ để có thể huy động được nguồn vốn với một hiệu quả cao nhất.
Về công tác huy động vốn, với đăc điểm là công cụ điều hành quan trọng. Trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn ngân hàng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo nguồn thanh toán, bước đầu ngân hàng đẩy mạnh việc kinh doanh tiền tệ nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Sở giao dịch luôn chú trọng tìm tòi cải tiến các phương pháp như áp dụng các kỳ hạn gửi, các mức gửi đa dạng, có giải thưởng áp dụng và linh hoạt đối với khách hàng; phát tờ rơi, quảng cáo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, áp dụng các hình thức huy động vốn mới đặt biệt luôn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc huy động với đối với từng cán bộ Sở giao dịch để tăng trưởng và luôn giữ vững nền vốn của Sở Giao dịch. Bên cạnh đó, Sở giao dịch luôn có chính sách ưu đãi, tiếp thị khách hàng là tổ chức kinh tế nhằm thu hút lượng tiền gửi thanh toán, đồng thời vận động các doanh nghiệp, tổ chức ký hợp đồng gửi tiền kỳ hạn đối với nguồn vốn chưa có khách hàng sử dụng của mình.
Tính đến 31 tháng 12 năm 2004, tổng nguồn vốn huy động đạt 8.722.544 triệu đồng, tăng 173% so với 31 tháng 12 năm 1999, tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động bình quân đạt 9.320 tỷ đồng, đặc biệt nguồn vốn huy động VND tăng trưởng khá cao (6.164 tỷ đồng).
Qua sự phân tích ở trên ta có thể thấy khả năng huy động vốn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là khá cao trong hệ thống các ngân hàng thương mại.
2.3.2. Những mặt thuận lợi trong việc huy động vốn của Sở giao dịch I
- Năm 2003 thương hiệu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được trao giải "Sao vàng Đất Việt" và ngân hàng cũng là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tổ chức BVQI và Quacert cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho toàn hệ thống.
- Cán bộ, nhân viên của Sở Giao dịch I có tinh thần lao động sáng tạo, hăng say với một tinh thần tập thể, có tính thống nhất cao trong mọi công việc, hơn thế nữa luôn thực hiện theo tin chỉ của ngân hàng đó là "hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu của ngân hàng", do vậy mà luôn lấy được cảm tình và tạo ra một cảm giác an toàn cho khách hàng vào ngân hàng.
- Ngân hàng có mang lưới hoạt động tương đối gọn nhẹ, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn và khu vực kinh tế năng động, số cán bộ của ngân hàng có độ tuổi tương đối trẻ và có chuyên môn cao trong việc huy động vốn.
- Trong những năm gần đây, kết quả tài chính của ngân hàng luôn được một số công ty kế toán độc lập quốc tế kiểm toán trên toàn hệ thống nên ngân hàng có lợi thế trong việc minh bạch số liệu khi bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Ngân hàng luôn bám sát thị trường, để điều chỉnh chính sách lãi suất hợp lý, hơn thế nữa luôn áp dụng các giải thưởng khác nhau đối với khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng.
- Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng đang đổi mới cách thức điều hành và đã tổ chức chính sách tăng cường, hỗ trợ các chi nhánh mở rộng nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại về kinh doanh ngoại hói và thanh toán xuất nhập khẩu, chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ theo hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO, góp phần tăng vị thế của ngân hàng và thuận lợi trong kết hợp giữa các phòng ban giúp cho xử lý giao dịch thêm thuận lợi.
- Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được đánh giá là có nền tảng công nghệ tiên tiến nhất so với các ngân hàng khác tại Việt Nam, ngân hàng liên tục đi tiên phong trong việc đa dạng hoá và hiện đại hoá, nhiều sản phẩm ngân hàng mới, đáp ứng và hỗ trợ khách hàng truyền thống ngày càng tốt hơn, thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Trong những năm gần đây cơ cấu nguồn thu của ngân hàng liên tục tăng và chuyển dịch theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng, tăng nguồn thu từ dịch vụ qua đó góp phần đa dạng hoá nguồn thu và phân tán rủi ro hoạt động.
- Thương hiệu của ngân hàng đã được bạn hàng trong và ngoài nước mến mộ trong suốt gần 48 năm qua, đây có thể xem là một vị thế rất lớn, một tài sản vô hình có giá trị cao. Đồng thời thương hiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ thu hút các nhà đầu tư không chỉ trong và ngoài nước mua cổ phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.3.3. Những mặt khó khăn trong việc huy động vốn của ngân hàng
Trong quá trình hoạt động Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc huy động vốn, nhưng trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, song song với tiến trình hội nhập quốc tế, ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn lớn trong việc huy động vốn là:
- Hiện nay BIDV đang phải cạnh tranh với 54 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, 4 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trên 800 quỹ tín dụng nhân dân, do vậy mà việc huy động vốn của BIDV gặp không ít khó khăn.
- Tuy ngân hàng có một đội ngũ cán bộ tương đối trẻ, nhiệt tình, hăng say làm việc nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong việc huy động vốn.
- Khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên thế giới có chu kỳ ngày càng ngắn đi, do vậy mà khách hàng chưa thật sự yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng.
- Cơ chế chính sách và pháp luật của nước ta còn thiếu tính đồng bộ, tỷ lệ lạm phát còn khá cao. Do đó mà khách hàng cũng chưa thật sự yên tâm, tin tưởng vào ngân hàng, do đó mà công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong những năm gần đây nước ta có bước tăng trưởng khá thì tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn - các hình thức huy động truyền thống như: gửi tiền tiết kiệm, gửi tiền của các tổ chức kinh tế, bán kỳ phiếu, trái phiếu với nhiều kỳ hạn khác là hình thức gửi rút gọn thì khó có thể thu thêm vốn nhàn rỗi trong xã hội, đòi hỏi phải có hình thức huy động tiền gửi mới để đáp ứng được nhu cầu gửi vốn ngày càng cao của khách hàng.
- Tuy BIDV đã có nhiều cải cách, đổi mới công nghệ nhưng vẫn còn lạc hậu so với yêu cầu hội nhập hiện nay trong khi đó tiến bộ hiện đại hoá ngân hàng lại tiến triển chậm, lực lượng lao động đông nhưng năng suất và chất lượng làm việc còn thấp, quản lý còn nhiều bất cập.
- Cơ cấu tài sản Nợ - tài sản Có về loại tiền, cơ cấu khách hàng tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt mức bình quân của ngành, tỷ trọng tiền gửi khách hàng vẫn còn thấp trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung - dài hạn so với ngân hàng trên địa bàn cao.
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã được mở rộng nhưng vẫn chưa đủ để thu hút được khách hàng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, mặc dù đã chủ động tìm đến với khách hàng nhưng do cạnh tranh quyết liệt, điều kiện tiếp cận chưa phù hợp, nên hiệu quả chưa cao.
- Các loại hình huy động vốn còn ít, chưa thật đa dạng để người dân lựa chọn. Dịch vụ có mức tăng trưởng nhưng chưa cao do có ít sản phẩm dịch vụ mới, khách hàng sử dụng đa dạng các dịch vụ còn ít.
2.3.4. Nguyên nhân của những khó khăn
- Công nghệ ngân hàng về trang thiết bị công nghệ, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh còn yếu, chưa tương xứng với mộtnn có quy mô hoạt động lớn như Sở giao dịch, các thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành chưa đầy đủ, vẫn mang tính thủ công.
- Cán bộ mới chiếm tỷ lệ cao, có nhiệt tình say mê công việc, tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm thực tế, kỹ năng nghiệp vụ có hạn, chưa thích ứng ngay được với cơ chế thị trường, ít được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và cập nhật thông tin, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, đặc biệt số cán bộ có trình độ tổng hợp, hoặc biết tổng quát về hoạt động của ngân hàng còn chưa nhiều.
- Nguồn thông tin, đặc biệt các thông tin dự báo dài hạn vĩ mô về định hướng phân tích kinh tế theo ngành, vùng còn thiếu, chưa kịp thời, thiếu cơ sở khi xây dựng các kế hoạch, giải pháp mang tính trung - dài hạn.
- Chỉ đạo điều hành do có nhiều thay đổi về cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt nên có giai đoạn chuyển tiếp phương pháp điều hành khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến thông tin của đội ngũ cán bộ.
Chương III
Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển huy động vốn của Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
3.1.1. Những quan điểm cơ bản
- Quan điểm 1: Xây dựng ngân hàng thành tập đoàn tài chính - ngân hàng
- Quan điểm 2: Quản trị điều hành ngân hàng theo pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Quan điểm 3: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh
- Quan điểm 4: Tiếp tục phát huy nghề truyền thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường.
- Quan điểm 5: Phát huy nội lực và truyền thống, tranh thủ hợp tác quốc tế, đổi mới mạnh mẽ để hội nhập.
3.1.2. Mục tiêu tổng quát
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo pháp luật và thông lệ quốc tế
- Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng phát triẻn bền vững theo đòi hỏi cơ chế thị trường.
- Phát huy vai trò chủ đạo của ngân hàng quốc doanh
- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và hiệu quả kinh doanh
- Phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
- Thực hiện tiến trình cơ cấu lại ngân hàng để đáp ứng yêu cầu phat triển và hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Tăng vốn để tăng tiềm lực tài chính, thực hiện việc mở rộng kinh doanh, đồng thời đảm bảo các tiêu chí an toàn trong hoạt động, trong đó đặc biệt quan tâm đến an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển.
3.1.3. Mục tiêu cụ thể
Từ năm 2006 đến 2010 Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện:
- Hình thành xong và vận hành ổn định mô hình tập đoàn trong đó: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là "xương sống".
- Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện quản lý theo mô hình trung tâm điều hành.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân của Sở là 20-22% một năm.
- Tổng tài sản đạt 320 nghìn tỷ đồng.
3.2. Một số giải pháp để nâng cao khả năng huy động vốn của Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.2.1. Một số giải pháp chung
Một là: xây dựng chiến lược huy động vốn ngắn, trung và dài hạn phù hợp với từng thời kỳ với từng mức lãi suất để có thể huy động vốn với một hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hai là: tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý Ngân hàng, xây dựng Ngân hàng thành một tập đoàn tài chính vững mạnh.
Ba là: Tiếp tục phát triển thêm các công cụ huy động vốn mới, áp dụng các giải thưởng, mức lãi suất khác nhau và mở thêm nhiều các phòng, chi nhánh giao dịch tại các thành phố lớn, các khu vực kinh tế năng động.
Bốn là: Quảng cáo, phát tờ rơi, xây dựng thương hiệu BIDV vững mạnh.
Năm là: Nâng cao trang thiết bị hiện đại trong kinh doanh ngân hàng, thiết lập các phần mềm Quản lý rủi ro như phần mềm quản lý kinh doanh ngoại tệ: KONDOR (Reuters); Bloom berg
Sáu là: Tiếp tục đổi mới, áp dụng công nghệ ngân hàng mới, hiện đại, đa dạng hoá và hiện đại hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ khách hàng truyền thống ngày càng tốt hơn, thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Bảy là: Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh tín dụng và có chính sách đãi ngộ hợp lý.
Tám là: Công tác quản trị điều hành luôn được đổi mới và phù hợp với quy mô và mạng lưới hoạt động trong từng giai đoạn, tổ chức thực hiện sáng tạo các chủ trương định hướng phát triển của hệ thống, đáp ứng và thích nghi được với sự đòi hỏi của thị trường.
Chín là: Nắm bắt được định hướng phát triển của nền kinh tế, của hệ thống, bám sát chỉ đạo và tranh thủ hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương, vận dụng sáng tạo các cơ chế chính sách văn bản chế độ về hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường vì mục tiêu phục vụ sản xuất, vì sự phát triển của khách hàng.
Mười là: Xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động phù hợp với yêu cầu phát triển, với đòi hỏi khách quan của thị trường, mở rộng mạng lưới hoạt động của Sở giao dịch để đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống trên địa bàn thủ đô. Mở rộng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ đến các khu vực đông dâ cư, có tiềm năng phát triển.
Mười một là: Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thông qua hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, tạo ra những sản phẩm mà yếu tố sử dụng công nghệ ngày càng nhiều, nâng cao trình độ áp dụng công nghệ.
Mười hai là: Thực hiện tốt quy trình quản lý ISO trong hoạt động của Sở giao dịch.
Mười ba là: Phải luôn lắng nghe, quan tâm đến khách hàng và tiếp thu ý kiến của khách hàng.
Mười bốn là: Phải quảng báo rộng rãi những tiện tích do triển khai chương trình hiện đại hoá mang lại.
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể
Từ một số thuận lợi, khó khăn ở trên ta có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:
3.2.2.1 Giải pháp tăng nguồn vốn huy động
* Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn ngắn hạn, huy động vón ngắn hạn thông qua hình thức tiết kiệm và tiền gửi thanh toán và cần đưa ra các hình thức tiết kiệm mới phù hợp với yêu cầu của người gửi, đồng thời tăng tiện ích về lãi suất, cầm cố, chuyển nhượng, xác nhận số dư sổ tiết kiệm, thời gian và địa điểm thanh toán, cung cấp các dịch vụ thuận tiẹn và sinh lời đối với các tài khoản trên.
* Đẩy mạnh thu hút vốn thông qua phát triển dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán thẻ, giúp mở rộng đối tượng khách hàng với chi phí giao dịch thấp đồng thời khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt.
* Phát hành cổ phiếu để nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng đồng thời tăng nguồn vốn dài hạn và cần phát hành nhiều cổ phiếu rộng rãi ra công chúng.
* Đa dạng hoá các công cụ huy động vốn trung và dài hạn để thu hút vốn đồng thời tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán.
* Huy động vốn từ nguồn cho vay uỷ thác của tổ chức tài chính quốc tế và các định chế tổ chức trong nước.
* Mở rộng huy động vốn bằng cách vận dụng linh hoạt các mức lãi suất, huy động từng thời kỳ cho phù hợp với tập trung huy động vốn tại chỗ nhất là các nguồn vốn trong dâ cư. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị mở rộng quan hệ ngân hàng với các doanh nghiệp về tiền gửi, tiền vay.
* Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, tin học - điện tử trong các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Trong đó, phát triển mạnh hoạt động dịch vụ thanh toán, đảm bảo áp dụng tốt nhất các nhu cầu về thanh toán với nhiều tiện ích, tiện lợi cao, tốc độ thanh toán và thủ tục thuận lợi luôn là yếu tố hấp dẫn và thu hút khách hàng quan hệ với ngân hàng. Đây sẽ là cơ sở để phát triển hoạt động huy động vốn, tăng trưởng và mở rộng nguồn tiền gửi của dân cư.
* Tiếp tục phát huy, phát triển các hình thức huy động vốn. Hiện nay ngân hàng đã và đang thực hiện có hiệu quả một số hình thức huy động vốn mới như; Tiết kiệm tích luỹ; Tiết kiệm gửi một nơi rút tiền nhiều nơi; một số hình thức tiết kiệm kèm dịch vụ; tiết kiẹm bảo đảm giá trị; bảo hiểm tỷ giá; đặc biệt tạo tiện ích tối đa để thu hút khách hàng là các doanh nghiệp quan hệ thanh toán với ngân hàng. Đây sẽ là nguồn tiền gửi mang lại hiệu quả cao trong hoạt động thanh toán - huy dộng - cho vay của các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, việc tăng lãi suất tiết kiệm để huy động tiền gửi tiết kiệm để huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư luôn là giải pháp có giới hạn, bởi chính khả năng sinh lời do chi phí đầu vào tăng.
* Thực hiện tốt các hoạt động kích hoạt thị trường, hoạt động quảng cáo tiếp thị, mở rộng mạng lưới cùng phát triển hạ tầng kỹ thuật để tiếp cận khách hàng tốt hơn, cung cấp dịch vụ ngân hàng tốt hơn, làm cơ sở để phát triển quan hệ giao dịch khách hàng, từ đó thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
* Về huy dộng vốn trung hạn, cần tập trung phát triển thị trường chứng khoán. Coi đây là nơi tập trung huy động vốn trung, dài hạn chủ yếu với việc phát hành các loại trái phiếu. Theo hướng này cũng cần xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất phát hành trái phiếu của ngân hàng với lãi suất của trái phiếu chính phủ.
* Phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng thương mại, có thể thực hiện thông qua hiệp hội ngân hàng trong việc thống nhất các mức lãi suất huy động vốn nói chung, lãi suất huy đốn trung, dài hạn nói riêng, nhằm đảm bảo lợi ích chung của hệ thống Ngân hàng thương mại và ổn định mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế.
* Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần chủ động cơ cấu lại nguồn vốn của mình, tăng cường huy động vốn trung, dài hạn.
* Ngân hàng cần mở rộng các hình thức gửi tiết kiệm trong dân cư bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, trái phiếu, kỳ phiếu. Đa dạng hoá tiền gửi tiết kiệm: không chỉ dừng lại việc chỉ có tiền gửi không có kỳ hạn và có kỳ hạn theo kiểu 3 tháng, 6 tháng, 1 năm mà Sở giao dịch cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho dân. Ví dụ: những người gửi tiết kiệm không kỳ hạn ở Ngân hàng từ hai tháng lên có thể chuyển cho họ được hưởng quyền lợi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn tiện gửi có thể là 2 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng không cần theo quý, 1/2 năm, 1 năm như hiện tại. Linh hoạt về thời gian cũng là sự hấp dẫn tiền gửi.
* áp dụng hình thức gửi nhiều lần, lấy gọn 1 lần, tiết kiệm gửi góp, lãi suất theo từng lần gửi. Thực hiện hình thức này Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giúp người dân tích luỹ tiền, hoặc gửi tiền một lần dài hạn nhưng rút ra nhiều kỳ.
* Tiết kiệm tuổi già và tiết kiệm tích luỹ (hay tiết kiệm nhân thọ), đây là hình thức tương tự như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm. Ai cũng có lúc đến tuổi già phải sinh sống, do đó khi còn mạnh khoẻ, còn lao động tốt mỗi người giành ra một ít tiền từ thu nhập hàng tháng của mình gửi tiết kiệm tuổi già để đến lúc hết tuổi lao động có thêm nguồn để sinh sống. Hình thức tiết kiệm tuổi già cùng với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ sẽ đảm bảo cho người già có mức sống ổn định và cuộc sóng có ý nghĩa hơn.
* Tiết kiệm nhà ở: những người dân có nhu cầu làm nhà, mua nhà ở những nguồn tài chính có hạn, gửi dần tiền tích luỹ được vào ngân hàng đến lúc nào đó có thể rút ra để mua nhà, ngân hàng cần có chính sách cho vay ưu đãi để làm nhà, mua nhà đối với những người thường xuyên đều đặn và có quy mô đến một độ lớn nào đó thì có thể cho vay thêm để mua nhà, xây nhà bằng cách kết hợp lợi ích của dân với lợi ích của ngân hàng, sẽ mở ra triển vọng tốt đẹp cho hình thức này.
* Tiết kiệm mua sắm phương tiện đắt tiền (ô tô, xe máy) cũng như muốn làm nhà, mua nhà, người mua sắm ô tô, xe máy nhưng chưa đủ tiền. Số tiền có được và thu nhập hàng tháng có thể gửi vào ngân hàng để đến lúc nào đó có thể rút ra mua sắm. Ngân hàng cũng cần có cơ chế cho vay ưu đãi thêm đối với những người gửi thường xuyên và có số tiền đáng kể.
* Thu hút vốn từ các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và lân cận.
Hà Nội đang xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác với 7 tỉnh vùng Bắc Bộ và lân cận. Ngân hàng đầu tư đã mở chi nhánh tại các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng Tiềm năng về vốn ở các tỉnh này chưa được khai thác nhiều.
Vì vậy, với thế mạnh về năng lực tài chính, trình độ công nghệ của mình BIDV nên nhanh chóng mở rộng mạng lưới để nâng cao khả năng huy động vốn.
Có một công thức: Thành công phát triển = Vốn + Công nghệ (thích hợp) + môi trường thuận lợi ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp lý, xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là những kiến nghị, đề xuất của các ngân hàng để mong muốn có môi trường thuận lợi cho huy động vốn.
Trong những năm qua Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã rất nỗ lực đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Để tiếp tục đảm đương và phát huy vai trò chủ đạo của mình, ngân hàng cần có một môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn, môi trường đó chỉ có được từ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước và chính quyền thành phố.
3.2.2.2. Giải pháp về cơ cấu tổ chức
Một là: ổn định lại cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức Sở giao dịch.
Hai là: ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp lý, xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán.
Ba là: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động ngân hàng. Trước hết tập trung vào khâu hiện đại hoá thanh toán, mở tài khoản gửi tiền, rút tiền, thanh toán tự động nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành ngân hàng, ngày càng cao của khách hàng và xã hội.
Bốn là: Cải tiến giờ giấc làm việc để thuận tiện cho người gửi, rút tiền. Nên chăng các quầy giao dịch bố trí người làm việc sớm hơn và nghỉ muộn hơn (thậm chí giao dịch cả tối, ngày nghỉ).
Năm là: Trụ sở các chi nhánh của Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các điểm giao dịch của ngân hàng đã khang trang so với các Ngân hàng thương mại khác rồi, nhưng cần phải khang trang thuận tiện hơn nữa. Mạng lưới các điểm giao dịch đặc biệt là các phòng giao dịch, quầy tiết kiệm cần mở rộng tạo sự tiện dụng và gần gũi người dân.
Sáu là: Phải cải cách lề lối làm việc, thủ tục trong huy động vốn. Mở rộng phạm vi thực hiện giao dịch ngân hàng một cửa (hiện mới có Vietcom bank và Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu thực hiện, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về giao dịch).
Bảy là: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của từng chi nhánh ngân hàng, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
Ngân hàng đầu tư và phát triển về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.
Tám là: không ngừng nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng phát triển và hoàn thiện đội ngũ cán bộ phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng trong tiến trình hội nhập.
Chín là: Phải có chính sách, chiến lược khách hàng cụ thể, bài bản và hệ thống các cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả, nắm bắt kịp thời thông tin về cơ chế, chính sách của ngân hàng thương mại khác, các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích mà khách hàng đòi hỏi, diễn biến lãi xuất, quan hệ cung cầu trên thị trường, đưa ra các chính sách cơ chế áp dụng đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
3.2.2.3. Giải pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Một là: Quy định các hạn mức hợp lý đối với ngân hàng và các giao dịch viên. Việc này nhằm quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Hạn mức cho các giao dịch viên, mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, vốn chủ sở hữu và các phản ứng của thị trường. Hạn mức đối với các các giao dịch viên gồm: (1) Hạn mức giao dịch trong ngày; (2) Hạn mức trạng thái qua đêm, hạn mức này luôn nhỏ hơn hạn mức trong ngày để phòng tránh sự mất mát do việc đóng trạng thái khó hơn; (3) Hạn mức lỗ, hạn mức này đảm bảo rằng các giao dịch viên đóng trạng thái của mình với một mức lỗ không vượt quá một mức nào đó còn hơn là chịu những tổn thất tài chính nặng hơn.
Hai là: Quy định về các thủ tục nội bộ về kinh doanh ngoại tệ.
Ba là: Sử dụng một số công cụ, nghiệp vụ trong kinh doanh ngân hàng để quản lý rủi ro. Việc phòng ngừa rủi ro có thể dùng các nghiệp vụ có sẵn trên thị trường. Ví dụ, phòng ngừa rủi ro có giao dịch kỳ hạn bằng một giao dịch Swap, dùng giao dịch tuyển chọn để hạn chế rủi ro.
Bốn là: Quản lý thị trường ngoại tệ có hiệu quả để hạ chế rủi ro tỷ giá. Việc xem xét các thị trường ngoại tệ cần được xem xét thực hiện một lần trên ngày để phòng ngừa biến động tỷ giá.
Năm là: Ngoài các biện pháp quản lý rủi ro mà các ngân hàng thương mại cần phải đạt được nhất là cần sự tác động hỗ trợ từ phía ngân hàng nhà nước trong việc phát triển thị trường liên ngân hàng, hoàn thiện chính sách quản lý thị trường ngoại tệ, tạo điều kiện để hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
Sáu là: Nâng cao trang thiết bị hiện đại trong kinh doanh ngân hàng, thiết lập các phần mềm quản lý rủi ro như phần mềm quản lý kinh doanh ngoại tệ: KONDOR (Reuters); Bloom berg
3.3. Các điều kiện tiền đề để thực hiện các giải pháp
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư phát triển, thưc hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thương hiệu BIDV của ngân hàng được bạn bè, khách hàng trong và ngoài nước biết đến và khách hàng đã thật sự tin tưởng vào ngân hàng. Đây là một điều kiện đặc biệt quan trọng để ngân hàng có thể huy động được khối lượng vốn phù hợp, có hiệu quả cao nhất của mình.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đánh giá là ngân hàng có nền tảng công nghệ, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại nhất. Đây là điều kiện để ngân hàng có thể duy trì, ổn định và tăng trưởng nguồn vốn huy động do đã có cơ sở hạ tầng ổn định.
- Kết quả tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn được những công ty kế toán độc lập quốc tế kiểm toán trên toàn hệ thống nên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có lợi thế trong việc minh bạch số liệu khi bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có mạng lưới các chi nhánh nằm ở hầu hết các thành phố lớn, khu vực kinh tế năng động. Đây là một điều kiện rất tốt trong việc huy dộng vốn ở ngân hàng.
Cho đến thời điểm ngày 31/12/2004 sau 4 năm triển khai tái cơ cấu, về cơ bản Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã xử lý song các khoản nợ tồn đọng và luôn khống chế tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế về chất lượng tài sản.
- Hiệu quả kinh doanh mức độ sinh lời của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tương đối tốt thể hiện trên lãi ròng/vốn tự có và lãi ròng/tổng tài sản liên tục đảm bảo theo chuẩn mực quốc tế. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nộp nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước liên tục tăng qua các năm, đảm bảo thu nhập ở mức trung bình cho cán bộ nhân vien.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và qua cert cấp chứng chỉ ISO 9001; 2000 cho toàn bộ hệ thống và năm 2003 thương hiệu BIDV được trao giải thưởng "Sao vàng đất Việt".
- Đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng Việt Nam tương đối trẻ, năng động, có tinh thần đoàn kết tập thể, có tính thống nhất cao, dễ thích nghi với môi trường làm việc đầy cạnh tranh như hiện nay và đặc biệt là luôn coi "hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu của ngân hàng" do vậy đã được cảm tình đối với khách hàng.
3.4. Một số kiến nghị
Một là: Ngân hàng cần phải ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp lý, cần xây dựng, hoàn thiện và phát triển thị trường mới như thị trường chứng khoán.
Hai là: Ngân hàng cần coi trọng công tác quản trị chiến lược, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, cần xác định rõ định hướng và muc tiêu chiến lược linh hoạt trong điều hành, thực hiện chiến lược từng thời kỳ, định kỳ, đánh giá thực hiện chiến lược, xây dựng các chương trình, mục tiêu cụ thể để quản trị trong hoạt động kinh doanh.
Ba là: Ngân hàng cần phải thường xuyên phân tích đánh giá làm rõ ràng, minh bạch thực trạng các hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các chủ trương, chính sách, giải pháp khắc phục và tổ chức chỉ đạo thực hiện kiên quyết theo đúng trọng tâm trọng điểm.
Bốn là: BIDV cần kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép điều chỉnh một số định mức cho phù hợp với hoạt động và đặc thù của đầu tư phát triển trong đó cần sớm điều chỉnh mức phí quản lý 0,6% tính trên tổng dư nợ theo quyết định 180 của Chính phủ, không nên tính trên dư nợ có thu được lãi như hiện nay là khó thực hiện.
Năm là: Nghiêm túc chấp hành, tuân thủ các quy định, quy trình trong hoạt động kinh doanh, tăng cường công tác tự kiểm tra, công tác giám sát, phát hiện các lỗ hổng trong chế độ để chỉnh sửa kịp thời.
Sáu là: Tăng cường công tác quản lý tài sản nợ, tài sản có, quản lý rủi ro, quản trị ngân hàng theo các chuẩn mực, giới hạn an toàn phù hợp với điều kiện của ngân hàng và thị trường, phân cấp, phân quyền cụ thể gắn liền trách nhiệm với nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích.
Bảy là: Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý trong hoạt động của hệ thống ngân hàng để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng và tạo ra niềm tin cho khách hàng vào ngân hàng.
Tám là: Ngân hàng nhà nước phải đưa ra một mức lãi suất hấp dẫn và có phần thưởng kèm theo khi khách hàng gửi tiết kiệm và vay vốn của ngân hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ đó có thể huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế thì ngân hàng làm ăn mới có hiệu quả và tăng vòng quay của vốn.
Chín là: Hoạch định các chính sách phải gắn liền với các chế tài đối với cả ngân hàng và khách hàng.
Mười là: Thường xuyên giáo dục tư tưởng nâng cao trình độ với đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngân hàng, phải luôn quan tâm đến những biến động tư tưởng của cán bộ, nhân viên để giải quyết kịp thời đến đời sống tinh thần của người lao động.
kết luận
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Sở giao dịch đã gặt hái được nhiều thành tích đáng khích lệ, hàng năm Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã huy động vốn và cho vay vốn hàng ngàn tỷ đồng, góp phần vào sự nghiệp kinh doanh của ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung.
Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với 3 Sở giao dịch và hơn 200 chi nhánh cấp 1, cấp 2 và phòng giao dịch, 141 quỹ tiết kiệm với đội ngũ cán bộ năng động trình độ học vấn và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng.
Với tôn chỉ phương châm hành động "Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng". Sở giao dịch đã không ngừng cải tiến và đổi mới sản phẩm dịch vụ, nâng cao tiện ích để phục vụ khách hàng tốt nhất với mức phí cạnh tranh.
Do đó, Sở giao dịch đã được các bạn hàng và khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng, coi Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng đáng tin cậy nhất ở Việt Nam.
Sở giao dịch cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh của nền kinh tế, song với chiến lược kinh doanh, phát triển hợp lý trong nhiều năm, Sở giao dịch luôn đứng vững và khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy năm 2002 cán bộ viên chức của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được tặng danh hiệu cao quý là đơn vị thi đua xuất sắc, dẫn đầu hệ thống ngân hàng thương mại và năm 2003 thương hiệu BIDV đã được trao giải "Sao vàng Đất Việt" và cũng trong năm 2003 BIDV được Đảng và Nhà nước chỉ định là Ngân hàng phục vụ chính cho Seagame 22.
Qua bài viết này chúng ta có thể thấy được những vai trò to lớn của Sở giao dịch I- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hiện nay bởi số vốn mà Sở giao dịch I huy động được qua các năm hầu như dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở trong nước.
Bởi lý do vốn là điều kiện đầu tiên, bắt buộc là sức mạnh của bất kỳ quốc gia nào hay các tổ chức kinh tế, hơn thế nữa đối với nước ta - một nước đang phát triển, đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đang gia nhập AFTA và tiến tới gia nhập WTO thì vốn lại càng đặc biệt quan trọng, tuy hàng năm Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cùng các ngân hàng thương mại khác trong nước đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đất nước, nhưng vẫn chưa đủ vì vậy chúng ta cần tăng cường huy động vốn hơn nữa và tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài bằng những chiến lược và chính sách hợp lý. Trong bài viết này tôi xin đề ra một số giải pháp để nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam như: Giải pháp về tăng nguồn vốn huy động, giải pháp về mặt tổ chức, giải pháp về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Để có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này em xin chân thành, cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương mại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và cán bộ nhân viên trong phòng Nguồn vốn Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS.Nguyễn Thanh Phong đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tài chính hàng năm (1999-2005)
2. Phương hướng và kế hoạch phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2010
8. Nguyễn Hồng Hạnh (2003). Một số ý kiến phát triển khách hàng đối với các Ngân hàng thương mại. Tạp chí Ngân hàng, tháng 8/2003.
7. Hữu Mạnh (2004). Thị trường bất động sản - Một kênh huy động lớn nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội. Tạp chí Ngân hàng, tháng6/2004.
6. Đàm Hồng Phương (2004). Giải pháp tăng cường huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Ngân hàng, tháng 8/2004.
5. ThS. Tạ Ngọc Sơn (2002). Một số giải pháp để khai thác vốn dài hạn qua hệ thống Ngân hàng thương mại ở Hà Nội. Tạp chí Ngân hàng tháng 3/2002.
4. ThS. Ngô Văn Toàn (2003). Bàn về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Tạp chí Ngân hàng, tháng 6/2003.
3. TS. Nguyễn Văn Tiến (2004), Rủi ro và đánh giá rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, tr.29-33. NXB Thống kê.
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan không có bất kỳ sự sao chép nào trong bản chuyên đề này mà bản chuyên đề được hoàn thành trên cơ sở những kiến thức đã được tích luỹ trong những năm qua và thông qua tham khảo các số liệu có liên quan đến đề tài mà tôi chọn nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Nguyễn Công Tuyến
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của đơn vị thực tập
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1382.doc