Khóa luận đã cho người đọc thấy được bao quát toàn bộ về đặc điểm về tỉnh Bắc Giang, từ đó thấy được tiềm năng để phát triển du lịch cũng như thấy được hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh đang diễn ra như thế nào dưới góc độ phát triển bền vững.
Khóa luận này giúp cho những ai chưa một lần đến Bắc Giang sẽ hiểu được phần nào về mảnh đất, con người nơi đây. Có thể đây sẽ nơi gợi cho họ sự tò mò và thúc đẩy họ đến du lịch để khám phá. Và cũng có thể họ không chỉ đi du lịch ở Bắc Giang một lần mà là nhiều lần và đồng thời còn quảng cáo cho bạn bè, những người thân trong gia đình cùng đi.
Qua quá trình làm khóa luận này mà em đẫ hiểu rõ hơn về mảnh đất quê hương mình bởi vì chính bản thân em được sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang nhưng thực sự em chưa biết nhiều về nó. Và để có thể viết được bài luận văn được xúc tích, chân thực thì em phải dành thời gian đi thực tế. Qua những lần như vậy, em mới vỡ lẽ ra nhiều điều, đặc biệt là em thấy thực sự tỉnh mình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhưng thực trạng hoạt động du lịch lại chưa xứng với tiềm năng ấy, điều đó càng thôi thúc em làm bài luận văn này.
109 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên tường gạch xây thấp có trổ ô thủng hình chữ “ngũ”. Nền bái đường cao 0,5m, có 3 bậc được làm bằng đá tảng xanh. Bái đường xây theo kiểu chồng rường, giữa 3 hàng xà kép: thượng, trung, hạ; có ván nong, các kẻ hình cung hạ thấp dần theo mái. Đình được chạm trổ rất nhiều hình như:rồng, phượng, lân, ly, hươu, ngựa, hổ, báo trong các tư thế sống động. Về đề tài con người có các hình vũ nữ nở nang, cân đối uyển chuyển trong các tư thế múa hoặc cưỡi trên mình các con rồng, phượng. Hình tượng nam giới cũng trong tư thế múa nhưng không cân đối. Bộ cửa võng được chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
-Di tích thành nhà Mạc:
Di tích này khá nổi tiếng trong nước, đặc biệt là ở khu đông bắc nước ta. Thành được xây dựng vào thế kỷ XVI- XVII , chạy từ Quảng Ninh đến Cao Bằng, qua các núi cao,được đắp bằng đất. ở địa phận Bắc Giang thành chạy qua các xã Nghĩa Phương, Tiên Nha, Đông Hưng, Đông Phú, Bảo Đài thuộc huyện Lục Nam. Hiện vẫn còn di tích cao từ 2 đến 3m, đây là di tích thu hút sự quan tâm của du khách thăm quan. [3]
-Hồ Hố Cao:
Hồ nằm trên địa phận xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang với diện tích mặt nước 50 ha, có nhiều đảo nhỏ, cảnh trí thiên nhiên rất đẹp, xung quanh là đồi núi. Nơi đây có khoảng 200ha rừng dẻ tái sinh và keo lá tràm. Khu hồ này có lợi thế gần quốc lộ 1A(cách khoảng 2km), gần iant lửa Kép. Đây là nơi tham quan hấp dẫn du khách.
-Hồ Cầu Rễ:
Hồ thuộc địa phận xã An Thượng và Tiến Thắng huyện Yên Thế. Hồ có diện tích mặt nước khoảng 60 ha, có nhiều đảo nhỏ, có nhiều đồi núi với diện tích với diện tích 80 ha. Với vị trí thuận tiện là cách TP Bắc Giang khoảng 27 km, với phong cảnh đẹp, nước trong xanh thì đây là nơi phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lí tưởng.
-Đập Suối Cấy:
Khu này nằm trên địa phận xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, với diện tích mặt nước 60 ha, có nhiều đảo nhỏ, xung quanh là đồi núi với diện tích trên 50ha. Nơi đây có cảnh trí thiên nhiên đẹp, đặc biệt trong khu vực còn có đền Suối Cấy, đây là địa điểm có nhiều du khách đến viếng lễ quanh năm. Vì vậy có thể két hợp giữa di tích và cảnh quan để tạo ra khu du lịch rất hấp dẫn du khách. [18]
2.2.2.2.Cụm du lịch:
*Cụm du lịch Bắc Giang và phụ cận:
Cụm du lịch Bắc Giang và phụ cận tập trung nhiều điểm du lịch có sức hấp dẫn, mà hạt nhân của cụm là TP Bắc Giang, có các điểm du lịch phụ cận ở các huyện là Việt Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Yên Thế, Yên Dũng, Lục Nam. Đặc điểm của cụm du lịch Bắc Giang và phụ cận là có hệ thống giao thông và cơ sở vật chất kỹ thuật thuận tiện, cự ly từ trung tâm cụm đến các vùng phụ cận không quá 30 km.
Cụm du lịch Bắc Giang và vùng phụ cận được coi là cụm du lịch trung tâm, có các điều kiện thận lợi để xây dựng các dự án, có khả năng hấp dẫn du khách. Nếu được đầu tư khai thác tốt, cụm du lịch này sẽ có một vai trò hết sức quan trọng đối với tuyến du lịch xuyên Việt.
Thế mạnh tài nguyên du lịch ở cụm này là tài nguyên nhân văn, các di tích văn hóa,lịch sử, lễ hội. Ngoài ra cụm du lịch này còn có một số khu danh lam, thắng cảnh ở các vùng phụ cận.
-Sản phẩm du lịch đặc trưng là:
+Du lịch thăm quan, di tích, danh lam, thắng cảnh
+Du lịch nghỉ cuối tuần
+Du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ
+Du lịch thể thao leo núi, thể thao mặt nước
+Du lịch lễ hội, văn hóa.
+Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
+Du lịch giải trí
-Các điểm du lịch chủ yếu là:
+Di tích thành Xương Giang (TP Bắc Giang)
+Di tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế
+Di tích, thắng cảnh Suối Mỡ
+Chùa Vĩnh Nghiêm
+Đình chùa Tiên Lục, cây Dã Hương trên nghìn năm tuổi
+Di tích cách mạng Hoàng Vân- Hiệp Hòa
+Chùa Bổ Đà, đình Thổ Hà -Việt Yên
+Đình Lỗ Hạnh- Hiệp Hòa
+Thăm các làng nghề truyền thống- Viêt Yên
+Thành nhà Mạc- Lục Nam.
-Trung tâm lưu trú chính tại TP Bắc Giang.
*Cụm du lịch Lục Ngạn và phụ cận:
Cụm du lịch Lục Ngạn và phụ cận bao gồm các tài nguyên du lịch chủ yếu của 2 huyện Lục Ngạn và Sơn Động, hạt nhân của cụm là Lục Ngạn.
Tài nguyên du lịch của cụm chủ yếu là tài nguyên sinh vật, các khu thắng cảnh và một số tài nguyên lịch sử văn hóa. Việc phát triển cụm du lịch này sẽ bổ sung cho hoạt động du lịch của cụm du lịch Bắc Giang và phụ cận, tạo ra sự phong phú cho du lịch tỉnh Bắc Giang.
-Sản phẩm du lịch đặc trưng là:
+Du lịch sinh thái tài nguyên, môi trường
+Du lịch tham quan danh lam, thắng cảnh
+Du lịch nghỉ dưỡng
+Du lịch nghỉ cuối tuần
+Du lịch thể thao
+Du lịch vườn quả
+Du lịch lễ hội văn hóa dân tộc
+Du lịch giải trí
-Các điểm du lịch chủ yếu là:
+Khu du lịch Khuôn Thần, Hồ Cấm Sơn- Lục Ngạn
+Các trang trại vườn cây ăn quả ( thăm vườn cây Bác Hồ)- Lục Ngạn
+Rừng cấm nguyên sinh Khe Rỗ- Sơn Động
+Thăm các dân tộc thiểu số ở Lục Ngạn và Sơn Động
-Trung tâm lưu trú: thị trấn Chũ- Lục Ngạn. [18]
2.2.2.3. Tuyến du lịch:
*Các tuyến du lịch nôi tỉnh:
- Các tuyến du lịch tổng hợp:
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Lục Nam:
Lộ trình: Bắc Giang- Lục Nam- Suối Mỡ- Suối Nước Vàng
Thời gian 1 ngày
Đối tượng tham quan: di tích đền suối Mỡ, thác suối Mỡ, hệ sinh thái khu vực suối Mỡ, suối, thác Nước Vàng(xã Lục Sơn), thăm và tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số.
Tuyến đường đi theo: 13B
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Lục Ngạn:
Lộ trình: Bắc Giang- Chũ- Khuôn Thần- Suối Nứa
Bắc Giang- Chũ- Cấm Sơn
Thời gian: từ 2 đến 3 ngày
Đối tượng tham quan: Đập Khuôn Thần, Đập Cấm Sơn, hệ sinh thái rừng Lục Ngạn, vườn quả Lục Ngạn, đền Từ Hả, suối Nứa, tìm hiểu văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số.
Tuyến đường đi theo: 13B và 31
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Việt Yên:
Lộ trình: Bắc Giang- chùa Bổ Đà- Đình Thổ Hà- Suối Tóp
Thời gian 1 ngày
Đối tượng tham quan: Hệ thống di tích chùa Bổ Đà, đình Thổ Hà, một số làng nghề truyền thống và làng quan họ Thổ Hà, thắng cảnh Suối Tóp. Tuyến đường đi theo:1A và 37
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Lạng Giang:
Lộ trình: Bắc Giang- di tích, chùa Yên Mỹ- đình, chùa Tiên Lục- đình Phù Lão ( Đào Mỹ)- hồ Hố Cao.
Thời gian 1 ngày
Đối tượng tham quan: Đình, chùa Yên Mỹ; đình chùa Tiên Lục; cây Dã Hương trên nghìn năm tuổi, đình Phù Lão, thắng cảnh hồ Hố Cao.
Tuyến đường đi theo:1A
-Tuyến du lịch chuyên đề:
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Hiệp Hòa:
Lộ trình: Bắc Giang- thị trấn Thắng- Hoàng Vân
Thời gian 1 ngày
Đối tượng tham quan: nghiên cứu di tích lịch sử cách mạng ATK2 Hoàng Vân- Hiệp Hòa.
Tuyến đường đi theo: 1A và 37
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Yên Thế:
Lộ trình: Bắc Giang- Khu di tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế- Hồ Suối Cấy- hồ Cầu Rễ
Thời gian 1 ngày
Đối tượng tham quan: hệ thống di tích lịch sử khởi nghĩa nông dân Yên Thế, tham quan thắng cảnh hồ Suối Cấy, hồ Cầu Rễ.
Tuyến đường đi theo: 284
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Yên Dũng:
Lộ trình: Bắc Giang- Chùa Vĩnh Nghiêm.
Thời gian 1 ngày
Đối tượng tham quan: Di tích Chùa Vĩnh Nghiêm, nghiên cứu lịch sử hình thành phái Thiền viện Trúc Lâm tam tổ.
Tuyến đường đi theo: 1A và 13B
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Sơn Động
Lộ trình Bắc Giang- An Châu- Khe Rỗ.
Thời gian 2 ngày
Đối tượng tham quan: Nghiên cứu hệ sinh thái tài nguyên rừng, hệ động, thực vật rừng nguyên sinh Khe Rỗ.
Tuyến đường đi theo: 13B, 31, 279
*Các tuyến du lịch liên vùng và quốc gia:
-Các tuyến du lịch liên tỉnh vùng Bắc Bộ:
+Tuyến di lịch Bắc Giang- Hà Nội:
Đây là tuyến du lịch không chỉ có ý nghĩa vùng mà còn có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, với ưu thế có các điểm du lịch hấp dẫn của vùng du lịch trung tâm Hà Nội, đường giao thông thuận tiện, nhiều di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quốc gia và quốc tế.
Thời gian 1 đến 2 ngày
Địa điểm lưu trú Hà Nội
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh:
Đây là tuyến thăm quan vùng Duyên Hải đông bắc, với thế mạnh là du lịch biển, có các bãi tắm đẹp, có Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.
Thời gian từ 4 đến 6 ngày
Điểm lưu trú: Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, Trà Cổ.
Ngoài ra trong chuyến đi này có tuyến phụ có thể đi bằng 2 đường thủy, đường bộ để thăm di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc và núi Yên Tử.
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Thái Nguyên- Bắc Cạn- Cao Bằng:
Đây là tuyến thăm quan các di tích lịch sử kết hợp với các thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Núi Cốc, Hồ Ba Bể và hệ tài nguyên sinh vật phong phú của vùng núi phía Bắc.
Thời gian từ 4 đến 5 ngày
Điểm lưu trú Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng.
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Lạng Sơn:
Là tuyến du lịch tham quan các cảnh quan và cửa ngõ biên giới Việt- Trung, các khu di tích tham quan gồm có: Động Tam Thanh, Nhị Thanh, cửa khẩu Đồng Đăng, Tân Thanh kết hợp mua sắm hàng hóa
Thời gian từ 2 đến 3 ngày
Điểm lưu trú TP Lạng Sơn.
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Vĩnh Phúc- Phú Thọ- Yên Bái- Lào Cai:
Là tuyến du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của các địa phương vùng núi phía bắc như Tam Đảo, di tích đền Hùng, hồ Thác Bà, SaPa.
Thời gian từ 6 đến 8 ngày
Điểm lưu trú Vĩnh Yên, Việt Trì, Yên Bái, Lào Cai.
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Hà Tây- Hòa Bình- Sơn La- Lai Châu:
Là tuyến du lịch tham quan vùng Tây Bắc gồm có các điểm du lịch nổi tiếng như Chùa Hương, Đồng Mô, đập thủy điện Hòa Bình, khu di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ
Thời gian từ 8 đến 10 ngày
Điểm lưu trú: Thị xã Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.
-Các tuyến du lịch liên vùng:Từ Bắc Giang có thể bố trí các tuyến du lịch liên vùng, xuyên Việt trên cơ sở đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy đến các vùng du lịch trong cả nước.
+Tuyến du lịch từ Bắc Giang- Hoa lư, Tam Cốc (Ninh Bình); Sầm Sơn (Thanh Hóa); Cửa Lò (Nghệ An) kết hợp thăm quê Bác.
Điểm lưu trú: thị xã Ninh Bình, TP Thanh Hóa, TP Vinh.
Thời gian từ 5 đến 7 ngày.
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Huế- Quảng Trị
Trọng tâm của chuyến du lịch này là di tích cố đô Huế, thành Cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, cửa khẩu Lao Bảo.
Thời gian từ 8 đến 12 ngày
Địa điểm lưu trú: TP Huế, thị xã Đông Hà.
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Hội An- Đà Nẵng- Tây Nguyên:
Trọng tâm của chuyến du lịch này là Đà Nẵng. Du khách có thể chọn thăm phố cổ Hội An, bảo tàng Chăm, thánh địa Mỹ Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, bãi biển Non Nước và theo tuyến nhánh lên Tây Nguyên du lịch Kon Tum- Đắc Lắc.
Thời gian từ 12 đến 15 ngày
Địa điểm lưu trú: TP Đà Nẵng, thị xã Buôn Mê Thuột, thị xã Plâycu.
+Tuyến du lịch Bắc Giang- Nha Trang- Đà Lạt:
Trọng tâm của chuyến du lịch này là Nha Trang và Đà Lạt. Du khách có thể thăm biển Nha Trang, thăm các thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Đà Lạt.
Thời gian từ 14 đến 16 ngày
Địa điểm lưu trú: TP Nha Trang, TP Đà Lạt.
+Tuyến du lịch Bắc Giang – TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ.
Trọng tâm của chuyến du lịch này là TP Hồ Chí Minh. Du khách có thể đến thăm TP Hồ Chí Minh thăm các di tích, danh lam thắng cảnh của thành phố, ngược lên phía bắc đến với Vũng Tàu, thăm cảng dầu khí, lên phía tây thăm các tỉnh đông nam bộ hoặc thăm đồng bằng sông Cửu Long.
Thời gian từ 15 đến 20 ngày
Địa điểm lưu trú TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, thị xã Tây Ninh, TP Cần Thơ.
-Tuyến du lịch quốc tế:
Hiện nay mới có tuyến du lịch Bắc Giang- Trung Quốc
Đối với tuyến du lịch này có thể tổ chức thuận tiện cả đường bộ, đường sắt liên vận Hà Nội- Bắc Kinh, với các điểm chủ yếu như sau: Bắc Giang- Đồng Đăng- Bằng Tường- Nam Ninh- Quảng Châu- Thượng Hải- Bắc Kinh
Về thời gian thì tùy theo nhu cầu của du khách để có thể bố trí thời gian cho phù hợp. [18]
2.3. Kết luận chương 2:
Chương này tập trung phân tích các tiềm năng cho phát triển và hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang.
-Về tiềm năng du lịch: Phân tích, đánh giá tài nguyên du lịch của tỉnh gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn; phân tích kết cấu hạ tầng cơ sở xã hội ở địa phương, trong đó giao thông vận tải được coi là có vai trò quan trọng hàng đầu đối với phát triển du lịch.
-Về thực trạng phát triển du lịch gồm:
Hiện trạng việc khai thác nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch
Hiện trạng hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn tỉnh cũng như hiện trạng về tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang dựa trên nền tảng lý thuyết ở chương 1.
Chương 3
Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang
3.1.Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2005- 2015:
*Mục tiêu tổng quát:
Đầu tư phát triển ngành du lịch nhằm các mục tiêu chủ yếu sau:
-Nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
-Tạo công ăn, việc làm cho người lao động.
-Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
-Tạo sự liên kết đồng bộ giữa các ngành, khai thác, phát huy tiềm năng có hiệu quả để phát triển kinh tế.
-Phát huy và gìn giữ truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn tạo bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan, môi trường sinh thái.
-Nâng cao nhận thức của nhân dân về văn hóa du lịch, truyền thống quê hương đất nước.
*Mục tiêu cụ thể:
-Mục tiêu kinh tế: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển của cả nước, khai thác triệt để tiềm năng của tỉnh để nhanh chóng phát triển kinh tế du lịch, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỉ trọng đóng góp từ du lịch vào thu nhập của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động để du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
-Mục tiêu môi trường: Quy hoạch du lịch gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái. Đặc biệt các khu vực thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa đã có từ lâu đời phải được quan tâm đúng mức.
-Mục tiêu văn hóa- xã hội: Quy hoạch phát triển du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Do đó nội dung của quy hoạch phải khuyến khích việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc.
Một mục tiêu hết sức quan trọng về mặt xã hội mà du lịch Bắc Giang cần đạt được trong những năm sắp tới là ngày càng tạo ra thêm nhiều việc làm cho người lao động, phấn đấu đến năm 2015 sẽ tạo việc làm cho 22 đến 25 ngàn lao động.
-Mục tiêu hỗ trợ phát triển: Cung cấp thông tin, tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích, hỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến lập kế hoạch , phối kết hợp giữ các ban ngành, tạo đà cho sự phát triển du lịch và ngược lại.
-Mục tiêu đảm bảo an ninh quốcgia và trật tự an toàn xã hội:
Quy hoạch du lịch phải dựa trên nguyên tắc dảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Quan điểm trên cần được thể hiện trong thiết kế không gian quy hoạch, không gian du lịch, trong các đề suất về giải pháp tổ chức quản lý các khu du lịch, trong việc phân tích, đánh giá thị trường và định hướng tiếp thị, trong việc giáo dục toàn dân nâng cao thức bảo vệ, giữ gìn an ninh quốc gia. [19]
3.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2005- 2015:
3.2.1.Định hướng tổng quát:
Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng (cả tự nhiên và nhân văn) để phát triển du lịch tuy còn ở mức độ khiêm tốn so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Tuy nhiên đối với điều kiện của một tỉnh có trên 80% dân số làm nông nghiệp, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển dịch vụ và công nghiệp, tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề cốt yếu, là yêu cầu cấp bách trong những năm tới để nhanh chống đưa tỉnh nhà phát triển. Vì vậy cần phải xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xứng đáng với vị trí và tiềm năng du lịch của tỉnh trong những năm tới. Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ là việc làm cần thiết góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là đối với tỉnh nông- lâm nghiệp như Bắc Giang. Ngành du lịch được đầu tư phát triển đúng mức sẽ tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh, khắc phục tình trạng tụt hậu về kinh tế.
3.2.2.Các tính toán dự báo phát triển:
3.2.2.1.Cơ sở của dự báo:
Dự báo mức độ tăng trưởng của ngành du lịch tỉnh Bắc Giang được dựa trên những căn cứ cụ thể sau:
-Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh giai đoạn 2005-2015
-Chiến lược phát triển du lịch vùng Bắc Bộ trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010”
-Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và định hướng đến năm 2020
-Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010.
-Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010.
-Những tiềm năng du lịch tài nguyên và nhân văn của tỉnh
-Dự báo tình hình phát triển kinh tế, xã hội và mức độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2015 trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)
-Các dự án đầu tư về du lịch, các dự án phát triển các khu công nghiệp ở Bắc Giang và khu tam giác phát triển Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
3.2.2.2.Một số chỉ tiêu phát triển du lịch:
*Khách du lịch:
Khách du lịch quốc tế đến Bắc Giang bằng nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là từ cửa khẩu biên giới phía Bắc qua Lạng Sơn và qua sân bay nội bài từ Hà Nội lên. Có một số ít khách từ Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh đi bằng đường bộ hoặc đường sắt. Năm 2001, khách du lịch quốc tế đến Bắc Giang chỉ là 980 lượt người, đây là con số rất thấp so với nhiều địa phương trong cả nước. Dự kiến giai đoạn 2005 đến 2015 Bắc Giang sẽ có một vài dự án lớn đầu tư vào du lịch do vậy số khách du lịch quốc tế sẽ tăng và dự kiến năm 2010 số khách du lịch này sẽ là 2000 lượt và đến 2015 sẽ là 3500 lượt.
Khách du lịch nội địa đến Bắc Giang phần lớn là từ Hà Nội và các tỉnh xung quanh với mục đích nghỉ cuối tuần, tín ngưỡng, thăm quan các di tích lịch sử, tìm hiểu các truyền thống văn hóa Ngoài ra còn một bộ phận dân cư cũng tham gia vào dòng khách du lịch cuối tuần. Dự kiến từ nay đến năm 2010 trung bình mỗi năm khách du lịch nội địa đến Bắc Giang tăng khoảng 12%, thời kỳ 2010- 2015 tăng trung bình 19%/năm. Như vậy năm 2010 Bắc Giang đón được khoảng 64000 lượt và năm 2015 khoảng 96000 lượt.
*Các chỉ tiêu về doanh thu:
Doanh thu từ du lịch gồm tất cả các khoản doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như: bưu điện, ngân hàng, y tế, bảo hiểm..
Trong những năm tới, khi được đầu tư để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chất lượng các dịch vụ không ngừng được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch cũng dần tăng lên, đồng thời ngày lưu trú của khách du lịch dài lên và doanh thu ngày càng tăng trưởng cao.
Theo số liệu thống kê của Bắc Giang năm 2005, trung bình một khách quốc tế chi tiêu 20USD/ ngày khách nội địa là 10USD/ ngày. Như vậy giai đoạn 2001- 2005 chi tiêu của khách quốc tế tăng trung bình là 22,4% và ngày lưu trú trung bình là 1,5 ngày; chi tiêu của khách nội địa tăng 17%/năm và ngày lưu trú trung bình là 1 ngày. Dự kiến lưu trú trung bình của khách quốc tế giai đoạn 2005- 2010 tăng từ 1,5 ngày lên 2 ngày và mức chi tiêu trung bình đạt 50 đến 100 USD/ ngày; đối với khách du lịch nội địa ngày lưu trú trung bình tăng từ 1 ngày lên 1,5 ngày và mức chi tiêu trung bình là từ 17- 20 USD/ ngày. Như vậy doanh thu đến năm 2010 của du lịch Bắc Giang khoảng 52 tỉ, năm 2015 khoảng 95 tỉ.
*Các chỉ tiêu về GDP du lịch và nhu cầu đầu tư cho du lịch.
Căn cứ trên số liệu dự báo về khách du lịch cũng như tổng doanh thu từ du lịch, sau khi trừ đi chi phí trung gian, khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của tỉnh được dự báo như sau:
Dự báo mức độ tăng trưởng GDP du lịch và các ngành dịch vụ
giai đoạn 2005- 2015
Chỉ tiêu
2001- 2005
2006- 2010
2010- 2015
Nhịp dộ tăng trưởng GDP của tỉnh (%)
10
11
12
Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch- dịch vụ (%)
14,2
14,5
14,7
Nhịp độ tăng trưởng GDP ngành du lịch (%)
32
35
38
Nguồn: Sở Thương Mại và Du Lịch tỉnh Bắc Giang
Do đó GDP du lịch của Bắc Giang năm 2010 là 188,7 tỉ đồng, năm 2015 là 211,34 tỉ đồng.
Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Bắc Giang thời kỳ 2005- 2015, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển khách.. là giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư hoặc đầu tư không đồng bộ thì qúa trình phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong những giai đoạn được căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả đầu tư. Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế cả nước là 4,0 cho thời kỳ 2006- 2010. Đối với du lịch hiệu quả đầu tư thường cao hơn nên dự kiến tỉ lệ ICOR du lịch là 3,7 đến 3,1 cho thời kỳ 2005- 2020. Theo tính toán trên thì Bắc Giang cần đầu tư 20 triệu USD. Thời kỳ này cần đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú đã có và tập trung đầu tư vào các cơ sở vui chơi, giải trí, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo, các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch .
*Các chỉ tiêu về nhu cầu cơ sở lưu trú:
Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách từ nay đến 2015, vấn đề dự báo và đầu tư cơ sở khách sạn là yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, số ngày lưu trú của khách, công suất sử dụng phòng trung bình. Số lượng phòng khách sạn được tính toán theo công thức sau:
(số lượt khách) x (số ngày lưu trú trung bình
Số phòng cần có =
(365 ngày x (công suất sử dụng x (số giường
trong năm) phòng trung bình năm) trungbình/phòng)
-Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch năm 2005 là 1,5 ngày đối với khách quốc tế và 1 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp đẫn và chất lượng các sản phẩm du lịch được nâng cao, chắc chắn ngày lưu trú của khách sẽ tăng lên.
-Công suất sử dụng phòng trung bình hiện nay của hệ thống khách sạn Bắc Giang là 65%. Theo tính toán của tổ chức du lịch thế giới để kinh doanh khách sạn có lãi thì công suất phòng phải trên 50%, chính vì vậy việc đưa công suất sử dụng phòng lên tối đa là biện pháp tổ chức kinh doanh tốt nhất. Và dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình thời kỳ 2005- 2015 là 68% với phòng quốc tế và 80% với phòng nội địa.
-Số giường trung bình trong 1 phòng hiện nay là 2 giường. Đối với khách nội địa thì số phòng có từ 2 giường trở lên là cần thiết và chiếm tỉ lệ cao hơn so với phòng đơn. Chính vì vậy , trong định hướng xây dựng khách sạn cần chú trọng đến cơ cấu nói trên. Dự báo nhu cầu khách sạn của Bắc Giang thời gian 2005- 2015 là 516 phòng quốc tế, 2659 phòng nội địa.
*Chỉ tiêu về nhu cầu lao động trong ngành du lịch:
-Qua nghiên cứu quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1997- 2010, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2006- 2010 và định hướng phát triển du lịch của tỉnh thì dự báo nhu cầu về nhân lực du lịch của tỉnh đến năm 2015 như sau:
+Đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
Dự kiến năm 2015 Bắc Giang sẽ có 7 khu, điểm du lịch có ban quản lý khu du lịch, do vậy số người cần có 50 người.
Lãnh đạo chuyên viên công tác tại sở thương mại và du lịch: 16 người.
Lãnh đạo chuyên viên công tác 10 huyện và thành phố của tỉnh : 20 người.
Lãnh đạo công tác tại ban quản lý khu, điểm du lịch: 14 người
+Nguồn nhân lực cho cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng:
Dự kiến năm 2015, Bắc Giang sẽ có 2 khách sạn 3 sao với khoảng 100 phòng nghỉ, 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao với khoảng 300 phòng, phục vụ ăn uống dự kiến sẽ có 33 nhà hàng (mỗi huyện sẽ có 3 nhà hàng, TP Bắc Giang sẽ có 6 nhà hàng). Do vậy dự kiến nguồn nhân lực là:
Lễ tân cần có 120 người
Nhân viên khác cần có 270 người làm việc tại các bộ phận khác trong khách sạn như quản lý gián tiếp, dịch vụ giặt là, tắm hơi, mậu dịch viên, bảo vệ
+Nguồn nhân lực cần cho hoạt động lữ hành:
Dự kiến năm 2015 Bắc Giang sẽ có 25 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó sẽ có 2 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, vậy nguồn nhân lực cần có là 330 người. Trong đó hướng dẫn viên cần 80 người, nhân viên khác cần 140 người làm việc trong các bộ phận như: quản lý gián tiếp, lái xe vận chuyển khách, thợ sửa chữa, bảo vệ
+Nguồn nhân lực cho các dịch vụ khác:
Đến năm 2015 Bắc Giang sẽ có một số khu vui chơi, giải trí và thể thao tại các khu, điểm du lịch của tỉnh như khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, hồ Cấm Sơn, TP Bắc Giang.Do vậy sẽ cần nhân lực cho hoạt động này theo dự kiến là 145 người.
Như vây tổng cộng nguồn nhân lực dự kién cần cho năm 2015 là:
50 + 1380 +330 + 140 = 1900 người.
-Dự báo về chất lượng nguồn đào tạo nhân lực du lịch năm 2015:
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng cao và đặc biệt du lịch là ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của con người. Vì vậy chất lượng lao động phục vụ khách là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên chất lượng sản phẩm du lịch. Chất lượng phục vụ khách phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kỹ năng, tay nghề, thái độ nghề nghiệp của đội ngũ lao động du lịch. Hay nói cách khác, lao động trong ngành du lịch phải có kiến thức xã hội, hiểu biết rộng về nhiều mặt lịch sử, địa lý của nhiều vùng miền, dân tộc khác nhau; có khả năng giao tiếp tốt, có nguyên tắc ứng xử phù hợp, yêu nghề, luôn hòa nhã, cởi mở và thân thiện..thể hiện truyền thống văn hóa của địa phương và dân tộc.
Muốn nâng cao chất lượng lao động du lịch của tỉnh yêu cầu về trình độ lao động phải đạt mức tối thiểu như sau:
+Đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch:
Trình độ chuyên môn: Trên đại học 25% = 12người
Đại học 75% = 38 người
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B trở lên là 50% = 25 người.
+Đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp, khách sạn có sao là 37 người.
Trình độ chuyên môn: Trên đại học 15% = 5người
Đại học, cao đẳng 85% = 32 người
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B trở lên là 50% = 18 người.
+Đối với trưởng, phó các phòng, bộ phận có 173 người:
Trình độ chuyên môn: Trên đại học 8% = 13người
Đại học, cao đẳng 60% = 103 người
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ C trở lên là 30% = 52 người.
+Đối với lao động có nghiệp vụ có 1640 người:
Lễ tân cần có 120 người:
Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 80% = 96người
Trung cấp 20% = 24người
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ C trở lên là 70% = 84người.
Phục vụ buồng cần 240 người:
Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 25% = 60 người
Trung cấp, bằng nghề 30% = 72 người
Sơ cấp là 45% = 108 người
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B trở lên là 50% = 120 người.
Phục vụ bàn cần 410 người:
Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 20% = 82người
Trung cấp, bằng nghề 40% = 164 người
Sơ cấp là 40% = 164người
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ A trở lên là 50% = 205 người.
Nhân viên nấu ăn cần 340 người:
Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 40% = 136người
Trung cấp, bằng nghề 40% = 136 người
Sơ cấp là 20% = 68 người
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ A trở lên là 50% = 170 người.
Hướng dẫn viên du lịch cần có 80 người:
Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 80% = 64người
Trung cấp, bằng nghề 20% = 16 người
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ C trở lên là 100% = 80 người.
Nhân viên lữ hành cần 110 người:
Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 60% = 66 người
Trung cấp, bằng nghề 40% = 44 người
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B trở lên là 60% = 66 người.
Nhân viên khác ần 340 người:
Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 20% = 68người
Trung cấp, bằng nghề 38% = 132 người
Sơ cấp là 42% = 140 người
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ A trở lên là 30% = 102 người. [19]
3.3. Một số giải pháp thực hiện:
Trên cơ sở phân tích về lí luận, thực trạng tài nguyên và thực trạng phát triển cùng một số chỉ tiêu dự báo phát triển đã được đưa ra, nhưng để hiện thực hóa các định hướng, các chỉ tiêu này cần phải có một loạt các giải pháp thực hiện. Các giải pháp này được xác định như một hệ thống có liên quan chặt chẽ với nhau và để thực hiện một cách có hiệu quả thì các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Bắc Giang trong thời gian tới dưới đây em xin đưa ra một số giải pháp:
*Giải pháp 1:Tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, mang bản sắc của địa phương.
Trên cơ sở tài nguyên vốn có và xu hướng của thị trường, để đạt được mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Bắc Giang thì cần chú trọng đến các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, với các trang trại vườn cây ăn trái; loại hình du lịch văn hóa như thăm các di tích văn hóa-lịch sử, các làng nghề truyền thống và đặc biệt là các tour du lịch thăm quan các bản làng dân tộc ít người như Tày, Nùng, Hoa, Sán Chay, Sán DìuCác sản phẩm du lịch này không những đáp ứng được nhu cầu của du khách mà còn là những sản phẩm có tỉ trọng đóng góp của cộng đồng rất cao. Phát triển loại hình du lịch này không những tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn kích thích xuất khẩu tại chỗ, duy trì các nghề thủ công truyền thống của người dân nơi đây.
*Giải pháp 2: Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường.
-Khuyến khích sự đóng góp về vật chất của du khách khi tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa được sử dụng cho công tác bảo vệ, tôn tạo và phát triển những giá trị này.
-Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa bằng việc khuyến khích sự đóng góp vật chất của cộng đồng để tu bổ, nâng cấp các công trình văn hóa có sự hấp dẫn lớn đối với du khách.
-Đối với các dạng tài nguyên du lịch thì cần có sự phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành quản lý chức năng, với chính quyền địa phương cấp dưới để xây dựng và ban hành những quy định cụ thể trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên. Nhưng chú ý rằng những quy định này cần đặc biệt chú ý đến quyền lợi gắn với trách nhiệm của cộng đồng địa phương. Trong nhiều trường hợp thì đây được xem là yếu tố quan trọng có tính quyết định đối với thành công của những nỗ lực bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.
-Trong các biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên thì cần đặc biệt chú ý đến “sức chứa”. Mỗi khu, mỗi điểm du lịch cần đưa ra các quy định, các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế mức thấp nhất hiện tượng quá tải gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, môi trường ở các khu, điểm tham quan du lịch, đặc biệt ở những khu có tính đa dạng sinh học cao như rừng nguyên sinh Khe Rỗ.
-Cấm săn bắt, khai thác các loài động vật quý hiếm để làm các món ăn đặc sản, hàng lưu niệm bán cho du khách.
-Đối với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch thì cần thực hiện theo một quy trình để đạt hiệu quả cao nhất. Cần tiến hành xây dựng quy trình này với một số nội dung cơ bản sau: xác định mục đích của việc tôn tạo, phạm vi, đối tượng tôn tạo, nội dung tôn tạo cụ thể, chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư, chủ thể thực hiện. Và đối với mỗi loại tài nguyên, mỗi khu, mỗi điểm du lịch cụ thể thì quy trình này có thể có những điều chỉnh phù hợp với đặc điểm riêng.
*Giải pháp 3: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch.
Nhằm bù đắp những thiệt thòi mà cộng đồng có thể phải chịu đựng trong khi phát triển các dự án du lịch, đồng thời để giảm áp lực tác động của cộng đồng địa phương đối với tài nguyên và môi trường do việc khai thác cho cuộc sống sinh hoạt, cần thiết phải tạo cho cộng đồng cơ hội được tham gia một cách tích cực vào các hoạt động du lịch. Và những biện pháp cụ thể đó là:
-Hướng các ngành nghề sản xuất truyền thống của cộng đồng phục vụ cho hoạt động du lịch như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệđồng thời tổ chức sản xuất thu mua các thực phẩm, hoa trái nông sản phục vụ nhu cầu du lịch.
ở các vùng đồng bào thiểu số ở một số huyện như Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế,Sơn Độngcần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương phát triển hơn nữa các loại rau, quả, chăn nuôi gia súc đảm bảo đầu vào cho dịch vụ ăn uống của khách du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các trang trại cây ăn quả đặc sản phục vụ nhu cầu du khách.
-Để cộng đồng tham gia quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn, đón khách, phục vụ nhu cầu lưu trú của khách, tham gia các dịch vụ du lịch như ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm của địa phương, tham gia vận chuyển khách, hàng hóa cho khách.với sự hỗ trợ của ban quản lý các khu du lịch, các công ty lữ hành và chính quyền địa phương.
-Khuyến khích cộng đồng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng như hoạt động lễ hội, thể thao, ca nhạc.để phục vụ du lịch.
-Các tổ chức phát triển du lịch nên đầu tư cho người dân để họ có điều kiện nâng cấp và khai thác ngay chính cơ sở vật chất của mình như nhà, phương tiện vận chuyển. để phục vụ du lịch.
-Mở các lớp tập huấn, đào tạo về du lịch để cộng đồng có thể được tham gia vào những công tác nghiệp vụ như hướng dẫn viên (đặc biệt trong hoạt động du lịch sinh thái), nghiệp vụ nấu ăn (đặc biệt là các món ăn đặc sản của địa phương), làm buồng hoặc những công việc khác như dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ.
-Cần hạn chế những tác động tiêu cực tới văn hóa truyền thống bản địa từ phía du khách và việc thương mại hóa những giá trị này từ phía các nhà tổ chức phát triển du lịch.
-Tỉnh cần có những chính sách ưu đãi về tài chính đối với những dự án phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương, có phương án chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương.
-Khuyến khích và hỗ trợ đối với việc đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng khi tham gia vào hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử cho hoạt động du lịch. Ví dụ như hỗ trợ kinh phí cho cộng đồng trong việc bảo vệ, tu sửa các di tích lịch sử, văn hóa; khôi phục và duy trì các làn điệu dân ca, các phong tục tập quán truyền thống của người dân.
*Giải pháp 4: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ
Du lịch là ngành có định hướng con người rõ rệt. Nguồn nhân lực trong ngành là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của ngành và chất lượng dịch vụ cung cấp cho du khách. Muốn phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới cần phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyên môn cho từng loại hình lao động.
-Đối với cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.
Cần phải thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch để có năng lực chuyên sâu, nhất là về công tác lập quy hoạch và công tác quản lý các khu, điểm, đô thị du lịch.
Có kế hoạch đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ đương chức nhằm đáp ứng nhu cầu công tác trong xu thế hội nhập.
-Đối với lao động quản lý doanh nghiệp ( cấp trưởng phó phòng, bộ phận trở lên)
Cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, điều hành quản lý cho đội ngũ cán bộ doanh nghiệp. Đồng thời thường xuyên triển khai đầy đủ các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước để cán bộ doanh nghiệp thực hiện.
-Đối với lao động nghiệp vụ.
Các cơ sở kinh doanh du lịch cần có kế hoạch gửi lao động đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ khách du lịch ở các cơ sở đào tạo
Tích cực giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn có uy tín.
Hàng năm cần tổ chức thi tay nghề để nâng bậc lương xứng đáng cho những người có kỹ thuật cao nhằm tạo sự thi đua phục vụ khách ngày càng tốt hơn.
Đồng thời cần đưa ra yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cho từng đối tượng lao động nhận thấy cần phải cố gắng học ngoại ngữ mới có thể công tác lâu dài trong ngành du lịch trong xu thế hội nhập.
-Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí mở lớp học tại chức chuyên ngành du lịch tại tỉnh để tạo điều kiện cho người lao động theo học. Mặt khác có thể bổ xung thêm chức năng cho một số trường trung cấp của tỉnh như trường trung cấp văn hóa nghệ thuật được mở thêm lớp học trung cấp văn hóa du lịch để trang bị thêm kiến thức và kỹ năng hướng dẫn du lịch, kiến thức về văn hóa và lịch sử của các khu, điểm du lịch trong tỉnh để học viên theo học có đủ khả năng vừa làm công tác văn hóa, vừa kết hợp làm hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh khi cần thiết.
-Tỉnh cần có quy chế tuyển dụng mới nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch, nhất là với sinh viên vừa tốt nghiệp đại học chính quy, cần sắp xếp công việc hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được phát huy hết khả năng, phát hiện những nhân tài để bồi dưỡng và đào tạo cán bộ kế cận cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà.
*Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác đầu tư và thu hút đầu tư.
Tỉnh cần đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt xây dựng các tuyến đường để tiếp cận các điểm du lịch hấp dẫn trong tỉnh. Không chỉ dừng lại ở đó mà tỉnh cần phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật (nâng cấp và xây thêm nhà nghỉ, khách sạn, nơi vui chơi giải trí, các nhà hàng phục vụ ăn uống); và đặc biệt là đầu tư cho việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết về tài nguyên môi trường du lịch, về các phương pháp đánh giá tác động môi trường cho hoạt động phát triển du lịch nhằm có được đội ngũ quản lý, tác nghiệp đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên. Đồng thời cần tăng cường đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng về du lịch và lợi ích của du lịch; về tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến cuộc sống cộng đồng; về phát triển bền vững nhằm có được những nỗ lực chung trong việc đảm bảo môi trường cho hoạt động du lịch.
Trên cơ sở hệ thống luật pháp và điều kiện thực tế của địa phương, tỉnh Bắc Giang cần có những chính sách ưu đãi phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư vốn, kỹ thuật dưới các hình thức đầu tư trực tiếp; liên doanh liên kết; kinh doanh phát triển du lịch theo quy hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư.
Hệ thống các chính sách đầu tư cần có sự thống nhất và có chế độ ưu đãi, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư cho các dự án. ví dụ như:
-Ưu tiên, miễn giảm thuế doanh thu cho các công trình du lịch mới đi vào hoạt động trong 2 năm đầu.
-Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng đất ít thuận lợi về cơ sở hạ tầng, có tài nguyên du lịch chưa được khai thác thì có sự miễn giảm các sắc thuế thích đáng
-Đối với các chính sách thuê đất và chính sách thuế đất thì tỉnh có chính sách thuê đất lâu dài, tối thiểu là 50 năm cho các doanh nghiệp du lịch để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư, đồng thời chỉ tính thuế đất trên các diện tích nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng trực tiếp kinh doanh, cần miễn giảm hoặc giảm thiểu các diện tích đất đai như mặt nước, đồi núi có quy hoạch kết hợp phục vụ cho du lịch.
*Giải pháp 6: Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá.
Hoạt động tiếp thị, quảng bá là một công cụ rất quan trọng và cần thiết trong kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng. Với đặc tính là sản phẩm vô hình, sản phẩm du lịch càng cần phải có sự hỗ trợ của tiếp thị, quảng bá để tạo được hình ảnh về mình.
Hiện nay công tác tiếp thị quảng cáo của du lịch Bắc Giang rất hạn chế, du khách đến Bắc Giang thiếu thông tin về địa phương, các nguồn thông tin chính thức quảng cáo gần như không có.
Nhằm góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển du lịch Bắc Giang trong thời gian tới, cần có sự đầu tư cho công tác tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền, quảng cáo du lịch với các nội dung chủ yếu sau:
-Biên soạn và phát hành những ấn phẩm như các tờ rơi, tờ gấp, các tập hình ảnh có chất lượng thông tin giới thiệu về địa lý và con người Bắc Giang, những tiềm năng du lịch nhân văn và thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh, các thông tin cần thiết như các khách sạn, hệ thống điểm thăm quan, điểm vui chơi, giải tríĐồng thời cần có các biển quảng cáo về du lịch đặt ở các đầu mối giao thông quan trọng
-Đưa quảng cáo và tuyên truyền các tư liệu về lịch sử văn hóa, các di tích, làng nghề, lễ hội, các điều kiện và cơ hội đầu tư, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời tạo điều kiện cộng tác thường xuyên với tạp chí du lịch, hoặc một số tạp chí du lịch quốc tế để quảng cáo, kêu gọi đầu tư một số dự án lớn, gọi đầu tư nước ngoài.
-Tận dụng triệt để mọi khả năng và cơ hội tham gia tích cực vào các hội thảo, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để tuyên truyền, tiếp thị những sản phẩm du lịch Bắc Giang và học hỏi những kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước, để dần dần tạo một hình ảnh , một ấn tượng, một sự quen thuộc của mình đối với người tiêu dùng và các đối tượng tham gia khác.
-Liên kết với các văn phòng, các trung tâm đại lý lữ hành để xây dựng và chào bán các tour du lịch đến Bắc Giang.
-Cùng với việc đầu tư phát triển một số môn thể thao mũi nhọn có khả năng giành thành tích cao trong toàn quốc như vật dân tộc, cờ vua, cầu lông, đá cầu, bóng chuyền nữtỉnh cần có hướng đầu tư cơ sở vật chất để có thể đăng cai một số giải toàn quốc và tiến tới đăng cai một số các giải quốc tế nhỏ trong khu vực nhằm quản bá và thu hút khách du lịch.
3.4. Kết luận chương
Từ các kết quả của chương 1 và chương 2, nhiệm vụ chính của chương 3 là tính toán dự báo một số chỉ tiêu phát triển của du lịch Bắc Giang theo hướng bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Bắc Giang.
Các chỉ tiêu phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Giang được tính toán bao gồm các chỉ số về khách du lịch cả quốc tế và nội địa, dự báo về doanh thu du lịch, về GDP du lịch, về nhu cầu cơ sở lưu trú, về nhu cầu lao động du lịch và xác định nhu cầu đầu tư cho phát triển du lịch bền vững ở Bắc Giang.
Cuối cùng, để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở địa bàn tỉnh Bắc Giang thì 6 giải pháp đã được đề xuất cụ thể đố là:
-Tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, mang bản sắc của địa phương.
-Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường.
-Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch.
-Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ.
-Đẩy mạnh công tác đầu tư và thu hút đầu tư.
-Đẩy mạnh công tác tiếp thị và quảng bá.
Phần III
Kết luận và khuyến nghị của khóa luận.
1. Kết luận các vấn đề nghiên cứu:
Bắc Giang là một tỉnh miền núi trung du phía bắc, với địa hình chủ yếu là đồi núi đã tạo cho tỉnh một số danh lam thắng cảnh đẹp như khu du lịch Suối Mỡ, Suối nước Vàng, hồ Khuôn Thần, Cấm Sơn.Ngoài ra với bề dày truyền thống lịch sử, Bắc Giang là mảnh đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Không chỉ có vậy mà đây còn là nơi tập trung của rất nhiều các dân tộc thiểu số với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Thời gian qua sự phát triển của du lịch Bắc Giang chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh và quá trình phát triển còn nhiều bất cập, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu thiếu bền vững.
Tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững phải thỏa mãn 3 mục tiêu: bền vững về tài nguyên và môi trường tự nhiên, bền vững về kinh tế và bền vững về xã hội.
Các chỉ tiêu phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên gồm các chỉ số về khách du lịch, dự báo về doanh thu du lịch, về GDP du lịch, về nhu cầu cơ sở lưu trú, về nhu cầu lao động du lịch và xác định nhu cầu đầu tư cho phát triển du lịch bền vững ở Bắc Giang.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang thì các giải pháp được đề xuất đó là:
-Tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, mang bản sắc của địa phương.
-Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường.
-Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch.
-Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ.
-Đẩy mạnh công tác đầu tư và thu hút đầu tư.
-Đẩy mạnh công tác tiếp thị và quảng bá.
2. Ưu và nhược điểm của khóa luận:
2.1. Ưu điểm của khóa luận
Khóa luận đã cho người đọc thấy được bao quát toàn bộ về đặc điểm về tỉnh Bắc Giang, từ đó thấy được tiềm năng để phát triển du lịch cũng như thấy được hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh đang diễn ra như thế nào dưới góc độ phát triển bền vững.
Khóa luận này giúp cho những ai chưa một lần đến Bắc Giang sẽ hiểu được phần nào về mảnh đất, con người nơi đây. Có thể đây sẽ nơi gợi cho họ sự tò mò và thúc đẩy họ đến du lịch để khám phá. Và cũng có thể họ không chỉ đi du lịch ở Bắc Giang một lần mà là nhiều lần và đồng thời còn quảng cáo cho bạn bè, những người thân trong gia đình cùng đi.
Qua quá trình làm khóa luận này mà em đẫ hiểu rõ hơn về mảnh đất quê hương mình bởi vì chính bản thân em được sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang nhưng thực sự em chưa biết nhiều về nó. Và để có thể viết được bài luận văn được xúc tích, chân thực thì em phải dành thời gian đi thực tế. Qua những lần như vậy, em mới vỡ lẽ ra nhiều điều, đặc biệt là em thấy thực sự tỉnh mình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhưng thực trạng hoạt động du lịch lại chưa xứng với tiềm năng ấy, điều đó càng thôi thúc em làm bài luận văn này.
2.2. Nhược điểm của khóa luận.
Do hạn chế về thời gian, bài khóa luận này cũng chưa thể đưa ra cặn kẽ những tiềm lực cũng như thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang.
Những giải pháp đưa ra cũng chưa thể bao quát hết được tất cả những việc cần phải làm để giúp cho du lịch Bắc Giang phát triển một cách bền vững. Do đó khóa luận mới chỉ là những khảo cứu bước đầu, khó tránh khỏi những điểm thiếu sót, hạn chế. Em rất mong muốn nhận được những ý kiến đánh giá , sự chỉ bảo của các thày cô giáo, sự đóng góp ý kiến của bạn bè và những người quan tâm tới đề tài. Em xin chân thành cảm ơn.
3. Khuyến nghị:
Đối với tỉnh Bắc Giang cần nhanh chóng xây dựng các quy hoạch phát triển của các huyện trên cơ sở định hướng chung của toàn tỉnh để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh cũng như trên tất cả các lĩnh vực.
Tiếp đó tỉnh cần nhanh chóng xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể, các quy định chặt chẽ làm cơ sở cho việc đầu tư và quản lý các dự án phát triển trên địa bàn.
Các giải pháp đã được đưa ra trong khóa luận cần được các cấp, các ngành trong tỉnh xem xét, điều chỉnh và ứng dụng một cách đồng bộ để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
DANH MụC TàI LIệU tham khảo
[1] Vương Thị Lan Anh, Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên, khóa luận tốt nghiệp đại học, Hà Nội tháng 9/ 2001.
[2] Bảo tàng Bắc Giang, Di sản văn hóa Bắc Giang, tr 781- 783.
[3] Bảo tàng Bắc Giang, Di tích Bắc Giang, tr 122.
[4] Bắc Giang- thế và lực mới trong thế kỷ XXI, nhà xuất bản chính trị quốc gia, tháng 6/ 2002
[5] Lê Quỳnh Chi, Tổng quan du lịch, Viện đại học Mở, Hà Nội.
[6] Thạc sĩ Phạm Huỳnh Công, Để bảo vệ môi trường du lịch, tạp chí du lịch Việt Nam, số tháng 6/ 2005.
[7] Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, tháng 4/ 2005.
[8] Lê Đức Cương, Du lịch xanh ở xứ sở vải thiều, tạp chí du lịch Bắc Giang, tháng 3/ 2005
[9]
[10] GS. Vũ Tự Lập, Địa lý tự nhiên Việt Nam
[11] Nguyễn Văn Thanh, nhận thức về du lịch sinh thái và phát triển bền vững trong chương trình giảng dạy bậc đại học, hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nôi- 1998
[12] Phạm Lê Thảo, môi trường tự nhiên với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, tạp chí du lịch Việt Nam số tháng 8/ 2005
[13] Phạm Lê Thảo, xây dựng hệ thống giải pháp cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, đề tài nhánh, đề tài KHCNĐLNN cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội- 2000
[14] Phạm Lê Thảo, Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình, Luận án tiến sĩ địa lý, Hà Nội- 2005.
[15] Trung tâm CNTT du lịch, Non nước Việt Nam, Hà Nội- 1998, tr 300- tr 304
[16] PGS.TS.Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS.Lê Thông, quy hoạch du lịch quốc gia và vùng.
[17] PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS.PTS. Lê Thông, PGS.PTS. Vũ Tuấn Cảnh,
PTS.Phạm Xuân Hậu, PTS. Nguyễn Kim Hồng, địa lý du lịch Việt Nam
[18] Sở thương mại và du lịch tỉnh Bắc Giang, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 1997- 2010.
[19] Sở thương mại và du lịch tỉnh Bắc Giang, Tiêu chí phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005- 2015.
[20] ủy ban thường vụ quốc hội, luật du lịch, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội- 2005
[21] Viện nghiên cứu phát triển du lịch, cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội- 2001
Mục lục
Trang
Phần i: Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3
4. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận 4
5. Kết cấu khóa luận 5
Phần ii: nội dung
Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài
Đối với du lịch nói chung
1.1.1. Khái niệm du lịch 6
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch 6
1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ 14
1.2. Đối với du lịch bền vững 15
1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững 15
1.2.2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững 17
1.3. Kết luận chương 1 27
Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang
trên quan điểm phát triển bền vững
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang 28
2.1.1. Tài nguyên du lịch 28
2.1.2. Cơ sở hạ tầng 46
2.1.3. Thực trạng đầu tư du lịch 51
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bắc Giang trên quan điểm phát triển bền vững 53
2.2.1. Tình hình hoạt động du lịch của tỉnh
2.2.1.1. Hiện trạng khách du lịch 53
2.2.1.2. Doanh thu từ du lịch 56
2.2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 57
2.2.1.4. Lao động trong ngành du lịch 60
2.2.1.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch của tỉnh từ góc độ bền vững
2.2.2.Các điểm, tuyến, cụm du lịch của tỉnh 68
2.3. Kết luận chương 2 85
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững
ở tỉnh Bắc Giang
3.1. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh thời kỳ 2005- 2015 86
3.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh thời kỳ 2005- 2015 87
3.3. Một số giải pháp thực hiện 95
3.4. Kết luận chương 3 102
Phần iii: kết luận và khuyến nghị của khóa luận
1.Kết luận các vấn đề nghiên cứu 103
2.Ưu và nhược điểm của khóa luận 104
3.Khuyến nghị của khóa luận 104
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục 104
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1419.doc