Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng

CHưƠNG TRÌNH TOUR “DU KHẢO ĐỒNG QUÊ” Bắt đầu cuộc hành trình, du khách đến với Kiến An có rừng thiên văn, tượng bà mẹ anh hùng có bức phù điêu hoành tráng, đài khí tượng thuỷ văn. Tiếp đến là An Lão, một khu di tích lịch sử của thành phố, cuộc hành trình trên quốc lộ 10 đưa du khách đến với Vĩnh Bảo một vùng địa linh nhân kiệt với những ngôi làng cổ kính, một nền văn hoá đặc sắc lâu đời, nơi sản sinh ra những bậc kỳ tài thiên hạ. Đó là Thánh thuốc Nam Đào Công Chính, Ông tổ nghề tạc tượng Nguyễn Công Huệ, Nhà văn hoá, nhà thơ, nhà giáo, nhà hiền triết, tài cao học rộng Nguyễn Bỉnh Khiêm . Vĩnh Bảo, nơi lưu giữ nhiều loại hình văn hoá, văn nghệ dân gian như múa rối nước, rối cạn, tứ linh, thả đèn trời, đốt pháo bông, nén pháo đất. Đến vùng đất này là đến với những làng nghề truyền thống như tạc tượng sơn mài Đồng Minh, làm con giống Nhân Hoà. Tiên Lãng, địa danh nổi tiếng một thời trên bản đồ giao thương thế giới, nằm trên con đường tơ lụa , từng là cảng thị sầm uất một thời. Cũng như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng có rất nhiều những tiềm năng du lịch chưa được khai thác. Du khách có thể thư giãn sau một hành trình dài với các dịch vụ tắm nước khoáng nóng, tắm bùn vật lý và vui chơi giải trí tại Khu du lịch sinh thái Suối khoáng nóng Tiên Lãng trước khi về đến Hải Phòng.

pdf81 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình khôi phục và phát triển làng nghề, Liên minh HTX thành phố phối hợp với các địa phương nơi có nghề truyền thống thủ công - mỹ nghệ và nguồn nhân lực dồi dào mở nhiều lớp đào tạo nghề như mây tre đan, thêu, ren, dệt thảm, sứ gốm mỹ nghệ. Tại làng Giếng Động, xã Minh Tân (huyện Thủy Nguyên), Liên minh đã tổ chức một lớp học nghề sứ gốm mỹ nghệ. Trong thời gian 3 tháng, học viên sẽ nắm được những nội dung cơ bản của nghề này như: nguyên liệu sản xuất gốm, sứ, phương pháp gia công nguyên liệu, tạo hình sản phẩm, phương pháp đốt lò và nguyên lý lò nung bằng gas, cách làm khuôn mẫu. Giáo viên của khoá đào tạo này là những thợ giỏi của làng gốm sứ Bát Tràng và những người có kinh nghiệm làm sứ gốm lâu năm của địa phương. Với phương thức đào tạo vừa học, vừa làm, hy vọng một ngày không xa, những người thợ sứ gốm mỹ nghệ Minh Tân sẽ cung cấp cho thị trường thành phố và cả nước những sản phẩm giàu bản sắc văn hoá của dân tộc. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 52 2.5. Thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực ở Hải Phòng Khách du lịch có nhu cầu rất lớn về thưởng thức ẩm thực, Hải Phòng có rất nhiều nhà hàng phục vụ ăn uống nhưng phần lớn là các nhà hàng nhỏ, phát triển tự phát không theo quy hoạch, không gian chật hẹp, nhân viên phục vụ không mang tính chuyên nghiệp cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Có thể nói món bánh đa cua là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người dân Hải Phòng, văn hóa của Hải Phòng, tuy nhiên chưa có sự quảng bá rộng rãi, chưa có một nhà hàng lớn nào chuyên về bánh đa cua để phục vụ người dân thành phố cũng như khách du lịch đến với Hải Phòng. Phần lớn là những quán bán ăn sáng, ăn đêm, nguyên liệu làm thủ công, chưa có tính chuyên môn. Vệ sinh thực phẩm, nguồn nguyên liệu chưa được quản lý. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng khai thác du lịch văn hóa ở Hải Phòng Những năm qua cùng với sự phát triển của ngành du lịch, hoạt động du lịch văn hóa ở Hải Phòng đã đạt được kết quả ban đầu. Nhà nước, tỉnh và nhân dân địa phương đã chi một nguồn kinh phí không nhỏ để tu bổ, tôn tạo nhiều di tích, quy hoạch, quảng bá, tuyên truyền nhiều lễ hội, làng nghề thủ công cho hoạt động du lịch văn hóa. Song hoạt động du lịch văn hóa hiệu quả còn thấp so với tiềm năng vốn có, mới chỉ khai thác được một số tài nguyên du lịch nhân văn tiêu biểu chủ yếu là ở khu vực nội thành, còn rất nhiều tài nguyên nhân văn khác có giá trị du lịch văn hóa nhưng chưa được khai thác, chưa thực sự trở thành sản phẩm du lịch văn hóa, chưa tạo được sức hút mạnh mẽ, bền vững lâu dài, đóng góp xứng đáng vào ngân sách chung của tỉnh và nhà nước. Tại 2 khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc là di chỉ Cái Bèo (Cát Bà) và tháp Tường Long ở Đồ Sơn nhưng việc khai thác nguồn tài nguyên này chưa được chú trọng, thường phụ thuộc vào mùa du lịch biển. Cả 2 tài nguyên này đều là những tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch văn hóa ở Hải Phòng nhưng chưa được chú trọng Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 53 đầu tư. Nếu biết đầu tư, tôn tạo thì sẽ có giá trị rất lớn vì cả 2 tài nguyên này đều nằm trong 2 vùng trọng điểm du lịch của Hải Phòng thu hút nhiều khách du lịch. Các tài nguyên du lịch nhân văn được đưa vào chương trình du lịch chủ yếu mang tính tự phát. Việc khai thác các tiềm năng này thiếu sự gắn kết với các hoạt động du lịch khác của thành phố, với các chương trình du lịch đã được thiết kế, chào bán và tổ chức. Nhìn chung các sản phẩm du lịch văn hóa còn nghèo nàn, chưa có định hướng rõ rệt. Tuor Du khảo đồng quê đã được triển khai từ năm 1999 nhưng chỉ khai thác được một số điểm du lịch văn hóa và chỉ thu hút được một phần khách du lịch quốc tế. Nguyên nhân có nhiều song có những nguyên nhân chủ yếu sau: Chính quyền và người dân địa phương – nơi có tài nguyên du lịch nhân văn, chưa nhận thức đúng đắn vai trò của du lịch văn hóa, chưa có quy hoạch tổng thể cho du lịch văn hóa để dầu tư và tổ chức hoạt động, chưa tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành văn hóa và du lịch cả về chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện cụ thể đến từng di tích, từng hoạt động văn hóa nghệ thuật. Việc nghiên cứu, xác định, thể nghiệm các loại hình và hoạt động văn hóa một cách toàn diện đưa nội dung du lịch văn hóa là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa như đặt nền tảng cho tổ chức hoạt động văn hóa và quyết định hiệu quả của nó, chưa được triển khai thực hiện ở tỉnh và cũng chưa có một tổ chức nào được giao nhiệm vụ đó. Bởi vậy, các loại hình và hoạt động văn hóa đưa vào nội dung du lịch văn hóa còn nghèo nàn, đơn điệu, mang tính tự phát, thiếu phong phú đa dạng, chưa xác định được đúng đắn giá trị điển hình của mỗi loại hình và hoạt động phù hợp với từng đối tượng khách du lịch để phát huy hiệu quả. Trong những năm gần đây, với sự đầu tư của nhà nước, sự đóng góp của nhân dân, nhiều di tích thắng cảnh trong tỉnh đã được tôn tạo, tu bổ hoặc Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 54 khôi phục. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của nhân dân. Song một số di tích danh thắng có quy mô và giá trị lớn, việc tu bổ tôn tạo kéo dài, chậm hoàn chỉnh và chất lượng chưa cao. Các danh thắng chưa được tu bổ hợp lý, chưa mở rộng đối tượng tham quan, chưa tạo ra được các phương thức giải trí đa dạng từ tiềm năng dồi dào cho phép. Tổ chức tham quan vãn cảnh cho khách du lịch nhất là khách quốc tế, có yêu cầu cao trong thưởng thức và tiếp nhận thông tin trong tình trạng di tích và thắng cảnh chưa được tu bổ hoàn chỉnh, thậm chí còn ngổn ngang bề bộn, chẳng những không tạo được sức hấp dẫn mà còn gây tác động phản cảm có tính dây chuyền rất tác hại. Trong khi chúng ta mới chỉ tổ chức hoạt động tham quan một số di tích, thắng cảnh với chừng mực hạn chế, thì các loại hình và hoạt động văn nghệ phong phú khác vẫn chưa có kế hoạch và biện pháp khai thác, tổ chức thực hiện. Lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian, làng cổ, phố cổ, phong tục tập quán, nghệ thuật chuyên nghiệpnếu chúng ta có chủ trương, có kế hoạch đầu tư, biết tổ chức thực hiện, biết kết hợp du lịch với các hoạt động văn hóa, tạo ra sự đa dạng phong phú, sinh động có thể làm cho du khách đến với Hải Phòng bị lôi cuốn vào các hoạt động văn hóa hấp dẫn, họ sẽ ở lại lâu hơn và muốn trở lại nhiều lần. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng tại một số điểm du lịch văn hóa còn hạn chế chủ yếu là trích từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, chưa thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài vào việc khai thác phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa. Công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Những năm qua một số ngành, địa phương, đơn vị đã quan tâm ít nhiều đến công tác tuyên truyền, chủ yếu là tuyên truyền các di tích thắng cảnh. Tuy vậy công tác tuyên truyền chưa có sự chỉ đạo thống nhất, tập trung, thiếu thường xuyên, hình thức chưa đa dạng, phạm vi còn hạn hẹp nên chua trở thành nhân tố có sức công phá mở đường cho hoạt động du lịch văn hóa. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 55 Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch văn hóa còn hạn chế chủ yếu là trích từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chưa thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài vào việc khai thác phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa. Thiếu các hướng dẫn viên, thuyết minh viên và đội ngũ cán bộ chuyên ngành du lịch tại các điểm du lịch văn hóa. Nhìn chung các hướng dẫn viên còn yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ nên không đáp ứng được nhu cầu của du khách. Hải Phòng chưa xây dựng được các doanh nghiệp lữ hành đủ mạnh để phát triển du lịch, khách du lịch đến Hải Phòng đặc biệt là khách du lịch quốc tế chủ yếu là khách nối tuor từ Hà Nội, Quảng Ninh, Thành Phố Hồ Chí minh. Vấn đề quan trọng nhất là ở Hải Phòng còn thiếu các sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng cao. Hình ảnh và sản phẩm du lịch Hải Phòng còn mờ nhạt, đơn điệu, phát triển ở mức thấp, chưa phát huy được tiềm năng đặc thù của địa phương. Sản phẩm du lịch văn hóa chưa được giới thiệu quảng bá rộng rãi. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn chưa đồng bộ, năng lực quản lý và cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Hải Phòng còn hạn chế, kinh nghiệm quản lý kinh doanh trên trường quốc tế còn yếu, còn thiếu các chiến lược có quy mô và tầm cỡ lớn, lâu dài để phát triển du lịch văn hóa xứng tầm với tiềm năng vốn có của nó. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 56 2.7. Tiểu kết Năm 2006, du lịch Hải Phòng đã đón và phục vụ 2.963.000 lượt khách, doanh thu ước tính sẽ đạt 722 tỷ đồng. Đến năm 2008, Hải Phòng đón và phục vụ 3.900.000 lượt khách du lịch, doanh thu du lịch ước đạt 1.160 tỷ đồng. Điều đó đã thể hiện rất rõ sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch Hải Phòng. Trong kết quả to lớn thu đuợc của ngành du lịch Hải Phòng, có sự đóng góp đáng kể của loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên trong những năm qua Hải Phòng mới chỉ chú trọng phát triển các loại hình du lịch tự nhiên mà chưa chú trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa trong khi đó tiềm năng để phát triển loại hình du lich văn hóa ở Hải Phòng là rất lớn. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở Hải Phòng cho thấy hiện nay loại hình du lịch này vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Vì vậy cần phải có những biện pháp thiết thực để nhanh chóng phát triển loại hình du lịch văn hóa lên một giai đoạn mới. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 57 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH VĂN HÓA Ở HẢI PHÒNG 3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển du lịch Hải Phòng trong thời gian tới Chỉ tiêu phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2020 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 2015 2020 1.Tổng lượng khách 1000LK 4250 4600 6000 -Khách quốc tế 1000LK 1120 1700 2400 -Khách nội địa 1000LK 3130 2900 3600 2.Tổng doanh thu Triệu USD 527,5 1186,5 2364,0 3.Lao động trực tiếp Nghìn người 21,76 33,60 52,90 4.Vốn đầu tư du lịch Triệu USD 976,5 1552,9 2801,6 5.GDP ngành/GDP TP % 9,2 12,8 17,9 (Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố hải Phòng xác định xây dựng du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển du lịch là hướng để dẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thành phố, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Phương hướng phát triển du lịch Hải Phòng trong những năm tới là khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố về cảnh quan tự nhiên, tài nguyên nhân văn đảm bảo môi trường sinh thái, đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư, tăng nhanh tỉ trọng du lịch trong GDP của thành phố, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đặc thù văn hóa địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn dân để phát triển du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh của cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành phố tập trung chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể quốc gia về du lịch. Trong hai năm 2008 – 2009 hoàn thành quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Cát Bà, Đồ Sơn và lưu vực sông Đa Độ, quần thể Dương Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 58 Kinh nhà Mạc, tháp Tường Long Triển khai phát triển khu du lịch nội thành Hải Phòng và tiến hành thực hiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm dịch vụ, hệ thống các cửa hàng mua sắm dịch vụ du lịch, mời các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước có năng lực xây dựng thiết kế các khu du lịch. Mở rộng thị trường khách du lịch cả trong nước và quốc tế, lấy du lịch quốc tế là hướng phát triển chiến lược nhất là khách Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phấn đấu vươn ra các thị trường Nga, Đông Âu, Bắc Âu Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố nhằm phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn và các lợi thế của thành phố. Phát triển du lịch nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn, bảo tồn, và phát huy bản sắc văn hóa, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch gắn liền với bảo vệ tài nguyên môi trường. Hình thành các tuor du lịch phù hợp hấp dẫn, chất lượng cao, các điểm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng thể thao. Tổ chức giới thiệu các dịch vụ sản phẩm hàng hóa, quà lưu niệm cho khách du lịch, phát huy và tổ chức các lễ hội du lịch đặc sắc của thành phố. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, đưa Hải Phòng trở thành trung tâm đào tạo nhân lực của vùng Duyên hải Bắc bộ. trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ lao động quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, phấn đấu đến năm 2020 dội ngũ lao động du lịch và dịch vụ của thành phố đạt 53 000 người trong đó 50% đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng đủ sức cạnh tranh trong khu vực và trên quốc tế. Tăng cường quản lý, bảo tồn, quảng bá, phát huy tiềm năng của các trọng điểm du lịch Cát Bà và Đồ Sơn. Với mục tiêu trên, định hướng phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2020 là đưa Hải Phòng trở thành một trọng điểm du lịch của quốc gia trong đó có các khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Cát Bà, Đồ Sơn, Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 59 phấn đấu sớm đạt kế hoạch so với lộ trình chung của cả nước, xứng đáng là địa bàn mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ và của cả nước. 3.2. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa ở Hải Phòng 3.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về du lịch Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, chú trọng củng cố bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại 2 khu du lịch trọng điểm của thành phố là Cát Bà và Đồ Sơn. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trong việc kiểm tra hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đặc biệt trong khâu dịch vụ phục vụ khách đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của khách. Cần có các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hiện tượng bán hàng không đúng quy định, chèo kéo, bắt chẹt khách tại các điểm tham quan du lịch gây ấn tượng không tốt đối với du khách. Tăng cường công tác thanh tra nhằm phát hiện những yếu tố tích cực trong quản lý để phát huy và tìm ra những hạn chế yếu kém trong quá trình quản lý cũng như các cơ chế chính sách chưa phù hợp để diều chỉnh, đồng thời phát hiện và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong quá trình khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên du lịch để xử lý nghiêm các vi phạm. 3.2.2. Huy động nguồn vốn, tuyên truyền quảng bá du lịch Huy động vốn từ nhiều nguồn để đầu tư cho phát triển du lịch, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng. Cùng với sự tăng trưởng của khách du lịch, nhu cầu về cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cũng ngày càng cao. Tuy nhiên, cơ sở lưu trú của Hải Phòng tuy nhiều nhưng quy mô nhỏ, phần lớn chỉ từ 10 đến 45 phòng, ít khách sạn có quy mô trên 100 phòng. Đây là một nhu cầu thực tế đòi hỏi thành phố và ngành du lịch cần có quyết sách phát triển loại khách sạn cao cấp trong tổng thể quy hoạch không gian đô thị của thành phố. Hàng năm thành phố xây dựng kế hoạch vốn ngân sách địa phương và khai thác nguồn vốn trung ương đầu tư hạ tầng cơ sở các vùng du lịch trọng điểm của thành phố. Thu hút các nguồn vốn khác đầu tư kinh doanh du lịch. Xây dựng co chế Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 60 khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư du lịch, đẩy mạnh hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đồng thời khuyến khích đầu tư hạ tầng tiến tới xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch để huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội. Tuyên truyền quảng bá là một hoạt động hết sức quan trọng để đưa hoạt động du lịch phát triển. In ấn, phát hành nhiều sách, tập gấp, đĩa CD bằng nhiều thứ tiếng với nội dung về các tuor du lịch Hải Phòng, các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán của Hải Phòng để giới thiệu cho khách du lịch. Cần triển khai xây dựng và lắp đặt các pano quảng cáo về du lịch văn hóa trên các tuyến đường chính tới các điểm tham quan. Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình làm các tin, phóng sự về hình ảnh, con người và văn hóa đặc sắc của Hải Phòng. Giới thiệu điểm đến của du lịch Hải Phòng tới thị trường Châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Canada thông qua chuyên mục thị trường và du lịch của VTV4 Đài truyền hình Việt Nam. Hàng năm tổ chức các Liên hoan du lịch văn hóa, các hội chợ ẩm thực, hội chợ triển lãm để giới thiệu về tài nguyên du lịch văn hóa của Hải Phòng thu hút khách du lịch đến tham dự. 3.2.3. Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực Vấn đề con người và trình độ nghiệp vụ là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển của ngành du lịch nhất là du lịch văn hóa. Ngành du lịch đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ của người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch rất cao đặc biệt là các hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm tham quan. Do đó phải tăng cường công tác đào tạo, kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài thông qua hợp tác quốc tế về du lịch. Hải Phòng hiện đã có trường Cao đẳng nghề Du lịch. Năm 2008 đã thu hút 1.050 học sinh, sinh viên theo học 12 nghề trong du lịch. Bên cạnh đó, Trung tâm hỗ trợ phát triển du lịch đã tổ chức nhiều khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 61 thuyết minh viên điểm du lịch. Ngoài ra nguồn nhân lực du lịch còn được đào tạo trong các trường Đại học Dân lập Hải Phòng, trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật... Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp du lịch bước đầu đã quan tâm đến đào tạo lại và bồi dưỡng nhân lực của mình. Hướng dẫn viên và thuyết minh viên phải là cầu nối giữa khách du lịch và nhân dân địa phương, đồng thời là sứ giả hòa bình liên kết các cá nhân, tổ chức, địa phương, đơn vị trong không gian văn hóa vùng miền, lãnh thổ. Hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm du lịch văn hóa, lễ hội phải am hiểu về văn hóa địa phương, tìm hiểu nội dung các hình thức của các sinh hoạt văn hóa truyền thống để hướng dẫn cho khách, làm nổi bật được giá trị nhiều mặt của điểm tham quan tạo hứng thú và say mê khám phá cho các đối tượng khách du lịch. Nhìn chung các hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm du lịch của Hải Phòng còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy thành phố cần có các chính sách thích hợp để phát triển nguồn nhân lực này như hỗ trợ Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Hải Phòng hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia, phối hợp mở lớp đào tạo để Hải Phòng có đủ hướng dẫn viên, thuyết minh viên giỏi nghề, yêu nghiệp, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên và xã hội của địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế. Trước mắt ưu tiên tuyển dụng các sinh viên đã tốt nghiệp đại học, khoa Văn hóa du lịch cho thuyết minh tại các điểm du lịch. Hai năm một lần, Sở du lịch Hải Phòng nên tổ chức đánh giá kết hợp với đào tạo lại để củng cố và nâng cao kiến thức cho các hướng dẫn viên và thuyết minh viên. Ngoài ra, cần thường xuyên nâng cao nhận thức về Luật du lịch và các văn bản có liên quan, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước cho các giám đốc doanh nghiệp, người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 62 3.2.4. Đầu tƣ, tôn tạo và bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn vốn có của thành phố Tài nguyên du lịch nhân văn chậm bị phá hủy hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên nhưng tài nguyên du lịch nhân văn lại không có khả năng tự phục hồi. đầu tư, tôn tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đối với Hải Phòng là một việc làm quan trọng và cấp thiết. muốn làm được việc này cần có sự hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành thành phố, các địa phương có nguồn tài nguyên và cộng đồng dân cư địa phương. Đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa , các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian để phục vụ hoạt động du lịch. Các hoạt động này sẽ làm tăng sự hấp dẫn cho các tuor du lịch văn hóa đồng thời góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, nhưng việc trùng tu tôn tạo phải đảm bảo giữ nguyên giá trị lịch sử cũng như kiến trúc của các tài nguyên nhân văn. Cần lựa chọn những sản phẩm đặc thù nhất, nổi trội nhất về tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch và lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên này. Phối hợp nhều nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng) đầu tư thỏa đáng để bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch nhân văn chủ yếu phục vụ hoạt động phát triển du lịch văn hóa của thành phố. Ngoài ra có thể kêu gọi tài trợ của các cá nhân và doanh nghiệp tại địa bàn nguồn tài nguyên và các doanh nghiệp lớn trong cả nước. đây là cách làm phổ biến của các địa phương, nó tạo ra nguồn nhân lực tài chính chủ yếu cho các sự kiện văn hóa du lịch. Duy trì và phát triển các lễ hội dân gian, các làng nghề truyền thống, khôi phục các trò chơi dân gian để phục vụ hoạt động du lịch. Đối với các làng nghề cần có sự đầu tư thích đáng, có biện pháp quy hoạch, phát triển một cách hợp lý để đây thực sự trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, đặc Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 63 trưng của thành phố. Thành lập các câu lạc bộ nghệ nhân, ngoài việc phục vụ lễ hội có thể sản xuất phục vụ khách du lịch theo tuor. Các loại hình nghệ thuật truyền thống của Hải Phòng như múa rối nước, múa rối cạn, hát Đúmcó sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch nhưng hiện nay đang bị mai một dần, chủ yếu chỉ được biểu diễn trong những ngày diễn ra hội. Khách đi du lịch theo tuor rất thích xem các loại hình nghệ thuật này nên các địa phương có thể thành lập các đội văn nghệ biểu diễn đáp ứng nhu cầu của du khách. Hiện nay, tại Nhân Mục và Bảo Hà đã có hai phường rối là múa rối cạn và múa rối nước, tuy nhiên cần hỗ trợ, đầu tư trang bị thêm dụng cụ, đạo cụ để có những chương trình biểu diễn đặc sắc hơn. Hỡ trợ trong việc phổ biến cho người dân biết cách làm du lịch, biết cách ứng xử với khách quốc tế khi họ đến tham quan. Đưa hát Đúm vào chương trình du lịch văn hóa kết hợp với các điểm tham quan ở Thủy Nguyên như di chỉ Tràng Kênh, khu du lịch sinh thái hồ sông Giá. Giống như du thuyền trên sông Hương nghe ca Huế, trên sông Giá tổ chức du thuyền ngắm cảnh núi non sông nước và thưởng thức các làn điệu hát Đúm. 3.2.5. Phát triển du lịch gắn với khai thác các giá trị lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống với tín ngƣỡng và tâm linh bản địa Hầu hết các lễ hội truyền thống của Việt Nam đều được tổ chức tại các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với các sự tích hay một sự kiện nào đó. Mỗi lễ hội phản ánh một phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc. Lễ hội nhằm nhắc lại một sự kiện, một nhân vật lịch sử hay huyền thoại đồng thời biểu hiện ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh. Cái cốt lõi trong lễ hội là yếu tố thiêng mang tính truyền thống hướng tới một nhân vật lịch sử văn hóa hội tụ những phẩm chất cao đẹp. Lễ hội là dịp tưởng nhớ, tạ ơn đối với các bậc thần linh đồng thời hướng về cội nguồn, đánh thức cội nguồn, góp phần gìn giữ bảo lưu truyền thống văn hóa. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 64 Lễ hội là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thật, là hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật, là một hiện tượng văn hóa mang tính trội. Người ta đến lễ hội là để thư giãn, giữa đời sống thật và khát vọng của con người bao giờ cũng là cái vươn cao hơn, vươn xa hơn. Cuộc sống của con người có hiện tại, quá khứ, tương lai. Sự khát khao trong cuộc sống đời thường người ta muốn hướng vào gửi gắm cho một thế giới khác mà ở đó người ta được thỏa ước khát khao mong đợi. Con người đến với lễ hội là nhờ có niềm tin vào các lực lượng thần thánh, nhờ có tín ngưỡng, tâm linh bản địa, muốn được hòa mình vào chốn thiêng liêng, tín ngưỡng dân gian. Mọi âm thanh của lễ hội vọng ra đều dội vào trái tim những người dự lễ và mọi người tiếp nhận những rung động đó để có thể "nhập hồn" mình vào cõi linh thiêng, được tắm mình vào trong không khí văn hóa của lễ hội ấy. Chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất của Việt Nam không chỉ vì có phong cảnh đẹp mà còn nhờ có những truyền thuyết về bà chúa Ba. Tích xưa kể rằng Quán Thế Âm Bồ Tát đã thị hiện ở Việt Nam có nàng công chúa con thứ ba của vua, ngay từ bé đã dốc lòng đi tu. Một hôm công chúa bỏ cung vua lặn lội vào rừng sâu tìm nơi yên tĩnh để tìm đạo. Khi đi đến con suối vắng, công chúa tẩy sạch trần lao, gột bỏ mọi oan khiên (ngày nay giữa đường lên động Hương Tích còn ghi lại dấu tích ấy nơi con suối gọi là suối giải oan. Công chúa tiếp tục đi sâu vào rừng núi và đã dừng chân nơi thạch động để tìm đạo giải thoát (Hương tích ngày nay). Còn ở Hải Phòng có lễ hội chọi trâu hàng năm thu hút rất đông đảo khách du lịch không chỉ đơn thuần là xem "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng, mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng hàng năm thường vào đúng những ngày mưa, mà mưa thật to, nặng hạt. Câu ca dao xưa như lời nhắn nhủ, mời gọi nên cho dù trời mưa hay nắng thì hội chọi trâu vẫn cứ là nơi hội tụ của hàng vạn con người. Quả có thế Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 65 thật, mấy năm gần đây, và đặc biệt là 2 ngày hội 9/8 âm lịch năm 1994 và 1995 đều diễn ra trong mưa rất to, nhưng hàng vạn người vẫn về dự hội, đội mưa, chen vai, thích cánh để có được những giây phút hứng thú say sưa qua từng pha hấp dẫn. Có vị khách ở Hà Nội nhận xét: "Trong khi các hoạt động thể thao được tổ chức một cách công phu, tốn kém ở sân vận động nhà thi đấu hiện đại và chưa phải cuộc thi nào cũng thu hút được những người đến xem, thì ở Hội chọi trâu Đồ Sơn này lại có đến hàng vạn người hâm mộ, đội mưa, chịu ướt đến với sàn bãi lầy lội, cơ sở vật chất thiếu thốn này để xem Hội chọi trâu từ đầu đến cuối, người xem chỉ có tiếp tục vào sân chứ không ai bỏ nó. Điều gì làm nên sự cuốn hút đó? Câu trả lời chỉ có thể là: Cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của một lễ hội văn hoá thể thao truyền thống của dân tộc đã thấm sâu vào tâm tư, tình cảm và tiềm thức của người dân. Để có thể thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với các lễ hội truyền thống và các điểm di tích lịch sử văn hóa thì cần phải tăng cường quảng bá tuyên truyền đồng thời phải gắn liền tâm linh bảm địa, với các sự tích, những câu truyện dân gian, truyền thuyết. Tăng cường đào tạo lực lượng thuyết minh viên điểm du lịch, người thông thạo địa lý, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của địa phương để tạo cảm hứng cho du khách. Song gắn du lịch với tâm linh bản địa nhưng phải mang tính văn hóa, tránh mê tín dị đoan. Có nơi lạm dụng sự tôn trọng tín ngưỡng của người đi dự hội để phóng tác, bày đặt thêm nhiều yếu tố phức tạp ở những hoạt động văn hóa tín ngưỡng vốn có. Vì vậy bên cạnh việc gắn lễ hội truyền thống với tín ngưỡng tâm linh bản địa cũng cần có những biện pháp ngăn chặn tiêu cực tại các lễ hội như mê tín, dị đoan, bói toán 3.2.6. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thu hút khách du lịch. Nhìn chung sản phẩm du lịch của tỉnh còn đơn điệu chưa khai thác được các giá trị văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống tạo thành những sản phẩm du lịch đặc sắc Hay cả một dải trung tâm của Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 66 thành phố không có gì để hút khách, không phố đi bộ, phố ẩm thực, không có gì ấn tượng mà giữ khách. Vấn đề cần quan tâm là phát triển thêm nhiều loại hình du lịch đặc trưng của địa phương, tạo thành những tour liên kết nhiều vùng, nhiều sắc thái khác nhau tạo ra sự mới lạ và thích thú cho du khách có như vậy mới giữ khách lâu ngày và đón khách quay lại. Nghiên cứu kỹ sở thích, khả năng chi tiêu của khách du lịch từng vùng, từng quốc gia để xây dựng và bố trí các tour thích hợp và sáng tạo những sản phẩm đặc trưng đáp ứng sở thích của du khách và tăng nguồn thu cho hoạt động dịch vụ du lịch. Tính thời vụ trong du lịch văn hóa phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm du lịch văn hóa. Chính vụ của du lịch văn hóa thường bắt đầu từ mùa xuân cho đến đầu mùa hạ, nó gắn liền với du lịch lễ hội là loại hình mang tính mùa vụ điển hình. Vấn đề không chỉ là ở chỗ mở mang xây dựng thêm các sản phẩm dịch vụ cho du khách trong những lúc chính vụ mà còn phải xây dựng các chương trình du lịch để các địa phương vẫn có thể thu hút được du khách trong thời gian không chính vụ. Ví dụ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, ngoài lễ hội chọi trâu truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 9 tháng 8 âm lịch, từ năm 2006 đến nay được sự quan tâm chỉ đạo của thành phố, Tổng cục Du lịch Hải Phòng phối hợp với quận Đồ Sơn đưa lễ hội chọi trâu vào Liên hoan du lịch Hải Phòng vào ngày 30/4 và 1/5 hàng năm, bước đầu đưa lễ hội này thành sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách. Thông thường các lễ hội truyền thống được diễn ra vào mùa xuân. Nếu mở rộng khai thác tốt sẽ làm kéo dài thời gian chính vụ của ngành du lịch trong năm. Tăng cường xây dựng các chương trình tham quan giải trí vào thời gian không chính vụ để nâng cao số lượng khách trong thời gian này. Tuy nhiên, việc tổ chức xây dựng ấy không phải là đơn giản bởi nó còn ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng du lịch của du khách. Do vậy, như trên đã nói đây là một việc làm mang tính chiến lược lâu dài, trước tiên là phải xây dựng các chương trình du lịch mới một cách tỉ mỉ có sức hấp dẫn về nội dung, có ưu đãi Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 67 về giá cả, như vậy tức là đã dần dần tạo cho du khách một thói quen mới, một ý tưởng mới, đó là không nhất thiết phải đi du lịch vào chính vụ, không nhất thiết phải đi đến các chùa chiền miếu mạo vào đầu năm. Một biện pháp khác để đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa là trong cùng một khu di tích có thể khai thác nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch lễ hội; tham quan tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, văn hóa của khu di tích; du lịch nghiên cứu về di tích. Ví dụ như ở đền Nghè có thể phát triển du lịch lễ hội với lễ hội đền Nghè diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch hành năm kỉ niệm ngày sinh nữ tướng Lê Chân, du lịch tham quan tìm hiểu về di tích có thể diễn ra quanh năm. Đối với khu di tích Núi Voi ngoài việc tổ chức du lịch lễ hội đầu năm, vào các mùa còn lại trong năm có thể phát triển loại hình du lịch tham quan, tìm hiểu về di tích, hoặc du lịch mạo hiểm 3.2.7. Liên kết các tuyến điểm du lịch văn hóa Sự hợp tác, liên kết giữa cơ quan chức năng trong việc phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa đạt hiệu quả cao hơn, trong đó đặc biệt chú trọng đến sự liên kết giữa các địa phương có tài nguyên du lịch với các công ty lữ hành trong việc xây dựng, phát triển các tour du lịch văn hóa. Đặc biệt chú trọng liên kết 3 cực tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng, trong thành công chung của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng, đóng góp của tam giác kinh tế du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh một Hà Nội ngàn năm văn hiến, một di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, khu vực này còn có đảo Cát Bà, một khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây thực sự là tiềm năng lớn để phát triển du lịch nhanh, bền vững tại tam giác kinh tế du lịch đặc biệt quan trọng này. Sự liên kết chặt chẽ về du lịch của 3 địa phương sẽ có tác dụng như một đầu tàu động lực kéo theo sự phát triển du lịch của các tỉnh phía Bắc. Ba địa phương nên tăng cường phối hợp trong các hoạt động điều tra, khảo sát nhằm Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 68 xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và cạnh tranh được với sản phẩm trong khu vực; phối hợp trong công tác quy hoạch phát triển du lịch ngắn hạn và dài hạn, kết hợp với chiến lược phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn. Bên cạnh đó 3 địa phương cũng nên phối hợp trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và ban hành cơ chế chính sách phát triển tăng cường phát huy nội lực trong tam giác kinh tế du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trong thời gian tới. Liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp khảo sát, trao đổi, tọa đàm với các doanh nghiệp này trong việc khi thác các tour du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa để khai thác tối đa tiềm năng du lịch văn hóa của thành phố. Để định hướng phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Bộ chính trị đã giao Đảng bộ và nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ: “Phát triển Du lịch Hải Phòng thành trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Bắc bộ, trong đó xây dựng đảo Cát Bà cùng với Đồ Sơn, Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế của cả nước” (Nghị quyết 32/NQ-TW ngày 05/08/2003). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 của Tổng cục Du lịch đã xây dựng Khu du lịch tổng hợp biển đảo Hạ Long – Cát Bà là khu du lịch chuyên đề quốc gia. Do vậy, quy hoạch khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà phải được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Phòng thời kỳ 1996 – 2010 và điều kiện tự nhiên, tình hình thực tế của Thành phố, cần quy hoạch thêm 2 khu vực Kiến Thụy và Vĩnh Bảo nhằm tạo đà thúc đẩy phát triển du lịch của thành phố. Ngoài ra còn có các khu du lịch nữa là trung tâm thành phố, huyện An Lão và huyện Thủy Nguyên. Theo quy hoạch trên thì ở mỗi trung tâm du lịch đều có các điều kiện và tiềm năng để phát triển loại hình du lịch văn hóa. Khu du lịch Đồ Sơn thì có lễ hội chọi trâu truyền thống nổi tiếng, tháp Tường Long, di tích “Đường Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 69 Hồ Chí Minh trên biển”; khu du lịch Cát Bà thì có di chỉ Cái Bèo, thành Nhà Mạc; khu vực Kiến Thụy có chức năng bổ trợ cho các hoạt động du lịch của khu vực nội thành, phát triển du lịch Kiến Thụy có vai trò như chiếc cầu nối giữa nội thành và Đồ Sơn, từ đó tạo thành một quần thể du lịch hấp dẫn đối với khách tham quan, tại đây có các di tích lich sử, các lễ hội văn hóa truyền thống đã được xếp hạng cấp quốc gia như đình Kim Sơn kháng Nhật, Dương kinh nhà Mạc; khu vực Vĩnh Bảo nằm ở phía Nam Thành phố, là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, rất thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa, du lịch nông thôn, Vĩnh Bảo là mắt xích quan trọng trong tuor du lịch Du khảo đồng quê “Kiến An – An Lão – Vĩnh Bảo – Tiên Lãng”, ở đây có khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với các lễ hội, các trò chơi dân gian, phong tục tập quán, làng nghề truyền thống nổi tiếng; khu vực nội thành có mật độ các di tích lịch sử dày đặc, tập trung như Nhà hát lớn Thành phố, Quán hoa, Bảo tàng thành phố, Đền Nghè, Đình Hàng Kênh, chùa Dư Hàng, huyện An Lão với danh thắng Núi Voi, huyện Thủy Nguyên với sông Bạch Đằng lịch sử, di chỉ Tràng Kênh. Các trung tâm du lịch trên được phân bố đều trong toàn tỉnh, đây là một điều kiện thuận lợi để liên kết các tuyến điểm du lịch thành một chương trình tổng thể. Tuy nhiên, các chương trình du lịch hiện nay vẫn chưa thể kết nối được tất cả các tuyến trên thành một chương trình du lịch tổng thể, mới chỉ đưa được một số điểm vào chương trình. Vì vậy cần phải đưa ra một số biện pháp cụ thể để liên kết các tuyến điểm du lịch văn hóa ở Hải Phòng như: Phải đưa ra một đề án quy hoạch tổng thể về du lịch văn hóa trong phạm vi toàn tỉnh. Bản quy hoạch này phải đáp ứng được mọi nhu cầu cần thiết về không gian, thời gian của tất cả các điểm di tích, các lễ hội, làng nghề truyền thống được liên kết lại thành các chương trình du lịch văn hóa hoàn thiện. Đưa các điểm du lịch trên vào các chương trình du lịch của các công ty du lịch. Phải khuyến khích, đầu tư và quảng bá rộng rãi tất cả các điểm du Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 70 lịch văn hóa trong toàn tỉnh để các công ty du lịch biết đến và tổ chức vào các tour du lịch của mình. Thời gian qua Sở Du lịch Hải Phòng đã xây dựng và đưa vào khai thác một số tour du lịch tham quan thành phố kết hợp với việc tham quan các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, một số loại hình nghệ thuật dân gian và làng nghề truyền thốngNội thành Hải Phòng được xác định là tâm điểm xuất phát của các tuyến du lịch ra ngoại thành, các tuor du lịch này đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế. Ví dụ như: tuyến du lịch nội thành gồm các điểm Nhà hát lớn thành phố, Quán hoa, tượng đài nữ tướng Lê Chân, đền Nghè, Bảo tàng thành phố; tuyến phía Nam thành phố, chương trình Du khảo đồng quê gồm quận Kiến An, huyện An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng với các điểm đình Nhân Mục, đình Quán Khái, miếu Cựu Điện, khu di tích Trạng Trình, làng nghề tạc tượng Bảo Hà, làng múa rối nước Nhân Hòa, di tích Núi Voi; tuyến phía Bắc thành phố gồm nội thành, huyện Thủy Nguyên thăm làng cau Cao Nhân, đình Kiền Bái và thưởng thức nghệ thuật hát Đúm 3.2.8. Liên kết du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác ở Hải Phòng Hải Phòng có thể phát triển rất nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch tự nhiên, du lịch biển, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, hiện tại Hải Phòng mới chỉ tập trung phát triển du lịch biển là chủ yếu còn các loại hình du lịch khác như du lịch văn hóa vẫn chưa phát triển mạnh. Để các loại hình du lịch khác cùng phát triển, khắc phục tính thời vụ trong du lịch văn hóa thì cần liên kết các loại hình du lịch này lại với nhau. Bởi vì mỗi loại hình du lịch thường có một nét đặc sắc riêng và có mùa vụ khác nhau như du lịch văn hóa thường phát triển mạnh vào mùa xuân, trong khi du lịch biển thì lại phát triển mạnh vào mùa hạ, du lịch tham quan nghiên cứu thì có thể phát triển quanh năm. Để liên kết loại hình du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác cần có nhiều biện pháp khác nhau. Trước tiên cần có sự thống nhất, bàn bạc hợp Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 71 tác giữa các cơ quan quản lý, có sự chỉ đạo quy hoạch tổng thể từ Sở du lịch tỉnh. Thứ hai, cần phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật như hoàn thiện hệ thống đường giao thông từ đường quốc lộ đến đường cấp huyện cấp xã vào các khu di tích lịch sử văn hóa, các điểm có lễ hội, các khu du lịch, bãi biểncác khách sạn nhà hàng phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. 3.3. Một số khuyến nghị 3.3.1. Đối với Bộ văn hóa thể thao du lịch và bộ ngành trung ƣơng Đề nghị Chính phủ, bộ Kế hoạch đầu tư và bộ Văn hóa thể thao du lịch bố trí kế hoạch vốn ngân sách (năm và dài hạn) đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và các dự án du lịch lớn để khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn tài nguyên du lịch của Hải Phòng đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn. Trước mắt cần chú trọng vào các dự án cụ thể như: dự án trung tâm hỗ trợ giới thiệu các sản phẩm làng nghề và quảng bá du lịch; ưu tiên cấp vốn cho dự án trường Cao đẳng nghề du lịch Hải Phòng để thành phố sớm có trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho thành phố và các tỉnh vùng Duyên hải Bắc bộ. Đề nghị bộ Văn hóa thể thao du lịch xem xét và xác định để đưa một số lễ hội lớn của Hải Phòng thành lễ hội mang tầm cỡ quốc gia (lễ hội chọi trâu, lễ hội Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) để khai thác, quảng bá phục vụ du lịch. Đề nghị Tổng cục Hàng không triển khai kế hoạch nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế; bộ Giao thông vận tải đưa vào quy hoạch cảng biển cửa ngõ Lạch Huyện – Cát Bà, có bến tàu liên vận quốc tế, tạo đầu mối giao thông để đưa khách du lịch quốc tế đến với Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc. 3.3.2. Đối với Thành phố Hải Phòng Đề nghị Thành phố đẩy nhanh thời gian phê duyệt các dự án phát triển du lịch đặc biệt là các dự án có tầm quan trọng chiến lược. Thành phố cần sớm bố trí nguồn kinh phí để triển khai xây dựng các dự án về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại một số điểm tham quan Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 72 chính của thành phố và nguồn kinh phí cho các hoạt động quảng bá xúc tiến phát triển du lịch. Thành phố sớm có kế hoạch khôi phục các làng nghề truyền thống và công nhận “Nghệ nhân” của làng nghề để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hỗ trợ phát triển du lịch. Giải quyết triệt để việc chèo kéo khách, vấn đề rác thải, vệ sinh môi trường, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan.tại các điểm du lịch văn hóa. Chỉ đạo ngành du lịch và một số ngành có liên quan tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, các lễ hội lớn của thành phố, chỉ đạo và tạo điều kiện để ngành du lịch xây dựng các tuor du lịch văn hóa. Có quy hoạch cụ thể cho việc phát triển du lịch trong đó có du lịch văn hóa như bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử, huy động người dân cùng tham gia phát triển du lịch đặc biệt là việc phát triển du lịch cộng đồng tại Vĩnh Bảo. Trên cơ sở nghiên cứu các điểm tham quan ở các tỉnh bạn, thành phố cần đưa ra mức thu phí hợp lí tại các điểm tham quan, lấy một phần doanh thu cho hoạt động tôn tạo, bảo vệ tài nguyên. 3.3.3. Đối với các ban ngành địa phƣơng Sự hỗ trợ của các ban, ngành, thành phố và các địa phương là rất cần thiết để tổ chức các tuor du lịch văn hóa. Các ban ngành và địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với Thành phố và Sở du lịch trong việc bảo tồn, khai thác các tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch. Bên cạnh đó các địa phương cần chủ động trong việc quy hoạch, xây dựng các điểm du lịch văn hóa, các biện pháp bảo tồn và phát triển các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 73 KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, ngày nay nhà nước ta đã xác định “thống nhất quản lý hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của đân tộc Việt Nam” (điều 3 – pháp lệnh du lịch). Văn hóa ngày nay càng có vai trò quan trọng và trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của du lịch. Hải Phòng là một tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, tuy nhiên trong những năm gần đây việc khai thác du lịch tại các điểm di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực trên địa bàn tỉnh Hải Phòng còn nhiều bất cập. Tỉnh chưa có các giải pháp đồng bộ để phát triển loại hình du lịch văn hóa như chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan, người dân tại các khu di tích chưa nhận thức đúng tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động du lịch đem lại, chưa có quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch văn hóa. Một vài năm gần đây, Sở du lịch đã bắt đầu chú ý đến vấn đề phát triển loại hình du lịch văn hóa. Sở du lịch và một số cơ quan liên quan đến du lịch đã đưa ra các giải pháp, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch văn hóa. Với những tiềm năng sẵn có, nếu có các biện pháp đúng đắn kịp thời chắc chắn trong tương lai không xa du lịch văn hóa ở Hải Phòng sẽ phát triển đúng với tiềm năng. Trước thực tế đó người viết đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng” trong đó có nêu lên một số vấn đề lý luận mang tính cơ sở chung về du lịch, văn hóa, du lịch văn hóa và mối quan hệ mật thiết giữa du lịch và văn hóa. Đồng thời nêu lên tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách, tạp chí 1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, xuất bản lần 2, NXB Chính trị Quốc gia, 2000 2. Trần Hữu Nam, Du lịch và văn hóa trong mối quan hệ tương hỗ - Kỷ yếu Hội thảo nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, tháng 5 năm 2007. 3. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. 4. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2000. 5. Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1998. 6. Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch, NXB Giáo Dục, 2006. 7. Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, NXB Giáo Dục, 2006. 8. Tổng cục du lịch, Non nước Việt Nam, Hà Nội 2005 9. Trần Phương, Du lịch văn hóa Hải Phòng, NXB Hải Phòng, 2006. 10. Sở Du lịch Hải Phòng, Du lịch Hải Phòng, 2006. 11. Sở Du lịch Hải Phòng, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Hải Phòng 2007-2008. 12. Viện nghiên cứu phát triển du lịch và Sở Du lịch Hải Phòng, Báo cáo tổng hợp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2020, 2006. 13. Sách Việt Nam đất nước con người, Tổng cục Du lịch xuất bản 1989. II. Website: 1. www.sodulich.gov.vn. 2. www.google.com.vn. 3. www.vietnamtourism.com. 4. www.haiphong.gov.vn. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 75 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 76 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 77 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 78 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 79 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 80 CHƢƠNG TRÌNH TOUR “DU KHẢO ĐỒNG QUÊ” Bắt đầu cuộc hành trình, du khách đến với Kiến An có rừng thiên văn, tượng bà mẹ anh hùng có bức phù điêu hoành tráng, đài khí tượng thuỷ văn. Tiếp đến là An Lão, một khu di tích lịch sử của thành phố, cuộc hành trình trên quốc lộ 10 đưa du khách đến với Vĩnh Bảo một vùng địa linh nhân kiệt với những ngôi làng cổ kính, một nền văn hoá đặc sắc lâu đời, nơi sản sinh ra những bậc kỳ tài thiên hạ. Đó là Thánh thuốc Nam Đào Công Chính, Ông tổ nghề tạc tượng Nguyễn Công Huệ, Nhà văn hoá, nhà thơ, nhà giáo, nhà hiền triết, tài cao học rộng Nguyễn Bỉnh Khiêm ... Vĩnh Bảo, nơi lưu giữ nhiều loại hình văn hoá, văn nghệ dân gian như múa rối nước, rối cạn, tứ linh, thả đèn trời, đốt pháo bông, nén pháo đất. Đến vùng đất này là đến với những làng nghề truyền thống như tạc tượng sơn mài Đồng Minh, làm con giống Nhân Hoà. Tiên Lãng, địa danh nổi tiếng một thời trên bản đồ giao thương thế giới, nằm trên con đường tơ lụa , từng là cảng thị sầm uất một thời. Cũng như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng có rất nhiều những tiềm năng du lịch chưa được khai thác. Du khách có thể thư giãn sau một hành trình dài với các dịch vụ tắm nước khoáng nóng, tắm bùn vật lý và vui chơi giải trí tại Khu du lịch sinh thái Suối khoáng nóng Tiên Lãng trước khi về đến Hải Phòng. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 81 Nội dung chƣơng trình Tour: 7h: Xuất phát từ Sở Du lịch Hải Phòng đi Vĩnh Bảo 8h30: Thăm quan Di tích đền Trạng dự lễ kỷ niệm 420 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. 9h30: Thăm làng nghề tạc tượng xã Đồng Minh Miếu Bảo Hà, thăm gia đình nghệ nhân tạc tượng, xem biểu diễn rối cạn. Thưởng thức các món ăn truyền thống của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. 10h45: Tham quan Đình Nhân Mục xã Nhân Hoà, thưởng thức nghệ thuật múa tứ linh, múa rối nước. 12h00: Ăn trưa tại Vĩnh Bảo. 13h30: Về Khu du lịch - Suối nước khoáng nóng Tiên Lãng Hải Phòng. 14h00 : Dự lễ khánh thành giai đoạn 1, Khu du lịch suối nước khoáng nóng Tiên Lãng Hải Phòng. 17h30: Về Hải Phòng kết thúc chương trình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21.ToThiBinhNhung_VH901.pdf
Tài liệu liên quan