Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở công ty TNHH xây dựng VINAUST

Đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng là một hoạt động vẫn còn mới mẻ ở nước ta. Việc áp dụng phương thức này trên các phương tiện quản lý nhà nước cũng như dưới góc độ các chủ đầu tư và các doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có sự thích ứng dần mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy vậy do việc tham gia dự thầu xây lắp có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp này trong cơ chế thị trường nên việc coi trọng và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của hoạt động dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Trên cơ sở những vấn đề lý luận về đấu thầu, sau quá trình xem xét công tác đấu thầu tại công ty TNHH Xây dựng VINATUS, bài viết đã phân tích và đóng góp một số biện pháp cùng các kiến nghị để nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đấu thầu tại công ty nhằm mục đích nâng cao khả năng trúng thầu từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tôi mong rằng những ý kiến đóng góp của mình được xem xét và ghi nhận ở công ty. Đồng thời cũng hy vọng rằng với những nỗ lực và khả năng của mình công ty sẽ không ngừng khẳng định vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp liên doanh, góp phần vào công cuộc đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở công ty TNHH xây dựng VINAUST, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15%) giá trị công trình. Vì vậy, công ty phải có một lượng tiền lớn làm điều kiện cho việc tham gia đấu thầu và ký kết hợp đồng, làm tăng nhu cầu về vốn lưu động của công ty. Vì những đặc điểm như vậy nên việc đi vay vốn của công ty từ các ngân hàng hay tổ chức tín dụng là không thể tránh khỏi. Ngay từ khi thành lập, Công ty đã gặp một số khó khăn về vốn kinh doanh do số vốn được cấp có giá trị thấp (chỉ có 3,454 tỷ đồng). Tuy nhiên công ty đã tập trung tổ chức thi công thông qua các nguồn vay của ngân hàng nhằm đáp ứng được công tác sản xuất kinh doanh và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay với việc làm ăn có hiệu quả công ty đã tích luỹ được vốn sản xuất kinh doanh thông qua việc trích lợi nhuận từ kinh doanh qua các năm, hiện tại vốn sản xuất kinh doanh của công ty lên tới 40 tỷ đồng. Đáp ứng được tình hình thi công các công trình có qui mô lớn, đòi hỏi nguồn vốn lớn nhằm đảm bảo tiến độ thi công. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm: Bảng: Bảng cân đối kế toán TT Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 1 Tổng tài sản có 424.829.988 575.105.602 352.028.287 377.933.095 408.882.958 2 Tài sản có lưu động 309.322.785 444.644.946 247.455.694 307.826.643 324.532.269 3 Tổng tài sản nợ 424.829.988 575.105.602 352.028.287 377.933.095 408.882.958 4 Tài sản nợ lưu động 366.240.676 521.611.002 276.019.612 303.367.133 281.039.636 5 Nợ ngắn hạn 11.220.588 8.700.000 8.520.488 39.233.981 25.885.000 6 Nợ dài hạn 0 6.451.026 37.503.446 4.032.000 12.892.434 8 Vốn luân chuyển 56.917.891 76.966.056 28.563.918 37.423.259 46.989.527 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Bảng: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TT Nội dung Năm1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Tổng doanh thu 130.780.412 252.942.246 271.215.662 349.194.801 352.150.637 2 Doanh thu thuần 126.607.530 246.667385 267.508.789 336.287.546 334.278.670 3 Lợi nhuận thực hiện 3.566.700 6.565.913 15.181.674 15.593.695 20.755.528 4 Lợi nhuận ròng 2.675.025 4.642.128 11.386.255 11.695..271 15.566.646 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã dành được một số kết quả đáng khích lệ. Chỉ tiêu về tổng doanh thu và doanh thu thuần tăng trưởng nhanh qua các năm. Có thể đánh giá khái quát năng lực tài chính của công ty xây dựng Lũng Lô thông qua việc tính toán một số chỉ tiêu sau: -Chỉ tiêu về cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn thể hiện ở tỷ trọng tài sản lưu động và tài sản cố định so với tổng tài sản. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp cho công ty có tình hình tài chính lành mạnh. Tỷ trọng TSLĐ = TSLĐ x 100% Tổngtài sản Tỷ trọng TSCĐ = 100% - Tỷ trọng TSLĐ Bảng: Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tỷ trọng TSLĐ 72,8% 77,3% 70,29% 81,45% 79,37% Tỷ trọng TSCĐ 27,2% 22,7% 29,71% 18,55% 20,63% Qua phân tích ở bảng trên ta thấy, TSLĐ của công ty luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản. Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính: Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính là một chỉ tiêu rất quan trọng và cần thiết để đánh giá năng lực quản lý, độ nhanh nhậy của người lãnh đạo trong công ty, đã dám nghĩ, dám làm chưa, xem xét cơ cấu vốn có hợp lý, đảm bảo an toàn cho các chủ nợ không, tốc độ tăng vay có đảm bảo thanh toán lãi không, với hệ số nợ như vậy thì khả năng huy động vốn trong tương lai của công ty có gặp trắc trở gì không. Thông qua chỉ tiêu hệ số nợ chúng ta sẽ thấy được cơ cấu vốn của công ty đã hợp lý hay chưa, công ty đã sử dụng nợ như thế nào. Tỷ số nợ = Tổng nợ x 100% Tổng tài sản Bảng: Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tỷ số nợ 86,2% 90,6% 78,4% 80,27% 68,73% Ta thấy, một tỷ số nợ cao một mặt giúp cho công ty có được lợi thế là chỉ phải bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn và khi có rủi ro thì sẽ chuyển sang cho chủ nợ chịu. Nhưng hệ số nợ của công ty lại quá cao, cho nên mức độ an toàn trong kinh doanh lại kém, vì chỉ cần một khoản nợ tới hạn không trả được sẽ làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng, xuất hiện nguy cơ phá sản. -Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. ý nghĩa của chỉ tiêu này là cứ một đồng doanh thu thuần trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận trước thuế x 100% Doanh thu thuần Bảng: Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tỷ suất lợi nhuận 2,8% 2,66% 5,67% 4,63% 6,2% Ta thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty trong 3 năm 99, 2000, 2001 tăng nhanh so với năm 97, 98. Và tỷ suất lợi nhuận năm 2001 là cao nhất 6,2% có nghĩa là 1 đồng doanh thu năm 2001 tạo ra 0,062 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này là rất cao chứng tỏ công ty đang làm ăn có hiệu quả. Hiện nay năng lực tài chính của công ty được coi là khá mạnh và khả năng huy động vốn đầu tư của công ty là tương đối dễ dàng. Đây cũng là một lợi thế mà công ty cần khai thác triệt để để nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp. 8. Về công tác tính giá dự toán dự thầu tại công ty. Công tác tính giá dự toán dự thầu là một yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động đấu thầu, có ảnh hưởng lớn đến việc trúng thầu hay trượt thầu của công ty.Nguyên tắc cơ bản nhất trong công tác tính giá dự thầu là tính đúng và tính đủ. Các sản phẩm xây dựng thường mang tính cá biệt phụ thuộc vào nhiều địa điểm xây dựng, vào chủng loại công trình được xây dựng theoi đồ án thiết kế, theo từng đối tượng đặt hàng cụ thể. Vì thế giá cả của sản phẩm xây lắp không thể quy định thống nhất mà mỗi công trình có giá riêng, kể cả các công trình áp dụng thiết kế định hình, thiết kế mẫu được xây dựng trong cùng một khu vực và cùng trong một thời điểm nhất định. Công ty chỉ có thể định giá cho từng bộ phận cấu thành công trình thông qua các định mức đơn giá và các quy định tính toán chung. Hiện nay, nội dung chi tiết của giá dự toánội dungự thầu trong xây lắp bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí trực tiếp. - Chi phí chung - Lợi nhuận và thuế Việc xác định các khoản mục này phải luôn tuôn thủ các quy định của chính phủ và bộ xây dựng. Cách tính cụ thể như sau: * Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công. + Chi phí nguyên vật liệu xây dựng: * Chi phí vật liệu: bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện thi công, các vật liệu sử dụng luân chuyển như đà ván, cốt pha, dàn giáo,... Công ty căn cứ vào bảng khối lượng công trình xây lắp, định mức tiêu hao vật liệu, mức giá vật liệu ở từng nơi xây dựng công trình để xác định chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản. Chi phí vật liệu trong dự toán xây lắp được xác định bằng khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân với chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản của từng loại công tác xây lắp. khi có sự thay đổi về giá cả và cước phí vận tải thì căn cứ vào mức giá bình quân khu vực ở từng thời kỳ để xác định phần chênh lệch và đưa trực tiếp vào chi phí vật liệu trong dự toán. Chi phí này được xác định dựa trên khối lượng và đơn giá dự toán xây dựng chi tiết theo công thức sau: VL = Trong đó: VL: chi phí vật liệu xây dựng Qj: Khối lượng công tác xây lắp thứ i Dvi: Chi phí vật liệu trong đơn giá dự đoán xây dựng của công tác xây lắp thứ i CLvl : Chênh lệch vật liệu (nếu có). + Chi phí nhân công: Chi phí nhân công được tính cho công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ xây lắp. Theo qui định hiện hành, đơn giá chi phí nhân công bao gồm: tiền lương cơ bản, phụ cấp lưu động ở mức thấp nhất (20% tiền lương tối thiểu), phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức bình quân (10%), lương phụ cho nghỉ lễ tết và nghỉ phép…(12%) và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động khoảng 4% so với tiền lương cơ bản. Chi phí cho nhân công (ký hiệu NC) được tính theo công thức sau: NC = Trong đó: - Dni: Chi phí cho nhân công nằm trong đơn giá xây dựng chi tiết cho công việc i - F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng. - F2 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng. - h1n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n. - h2n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n. +Chi phí máy thi công: Chi phí máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc, thiết bị thi công, kể cả chi phí phục vụ cho máy móc, thiết bị thi công hoạt động như: chi sửa chữa lớn, chi khấu hao cơ bản, chi tiền lương công nhân điều khiển máy, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác. M = Trong đó: Dmi: Chi phí sử dụng máy nằm trong đơn giá xây dựng chi tiết của loại công việc i Vậy chi phí trực tiếp ký hiệu là T bao gồm: T = VL + NC + M Chi phí chung: Đó là loại chi phí phục vụ chung cho mọi đối tượng sản phẩm hay công việc xây dựng nằm trong dự toán xây lắp của hạng mục công trình đang xét mà chúng không thể tính trực tiếp và chính xác theo từng đối tượng sản phẩm hay công việc xây lắp. Chi phí chung thường bao gồm một số chi tiết chính như: chi phí quản trị hành chính, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công và các chi phí chung khác. Chi phí chung (ký hiệu là C ) được tính như sau: C = NC . P Trong đó: P: tỷ lệ chi phí chung so với chi phí nhân công. Thuế và lãi định mức: Thuế và lãi định mức được tính theo tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí trực tiếp cộng với chi phí chung . Thuế và lãi (ký hiệu TL ) được tính theo công thức sau: TL = (T + C ) R Trong đó: R: tỷ lệ thuế và lãi so với giá thành xây lắp dự toán. Tổng hợp các chi phí trên ta có giá trị dự toán xây lắp sau thuế là: Gxl = T + C + TL + VAT Trong đó: VAT: là thuế giá trị gia tăng đầu ra. Nếu như có tính đến trượt giá và rủi ro thì cuối cùng ta có công thức tính đơn giá dự thầu là: Di= Gxli (1 + Ktr.g + Krr) Trong đó Gxli : Giá thành xây lắp của công tác xây lắp thứ i Ktr.g : Hệ số trượt giá Krr : Hệ số rủi ro Các nhân tố tác động tới giá trị dự toán xây lắp công trình *Các nhân tố thuộc về chủ đầu tư - Yêu cầu về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính: Nếu yêu cầu cao về năng lực kỹ thuật thì nhà thầu sẽ phải đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công mới, tiền lương trả cho công nhân điều hành máy và cho cán bộ chủ chốt sẽ tăng. Kết quả là giá trị dự toán xây lắp sẽ tăng và ngược lại. Nếu yêu cầu nhà thầu phải có nhiều vốn thì nhà thầu sẽ phải đi vay ngân hàng. Số vốn lớn thì chi phí trả lãi sẽ cao và giá trị dự toán xây lắp sẽ tăng và ngược lại. - Địa điểm thực hiện công trình. Nếu ở xa nơi tập kết xe máy của nhà thầu thì nhà thầu sẽ phải di chuyển máy móc, nhân công làm tăng chi phí vận chuyển, giá trị dự toán xây lắp tăng và ngược lại. - Yêu cầu tăng hay giảm khối lượng công việc sẽ làm tăng hay giảm giá trị dự toán xây lắp. *Các nhân tố thuộc về nhà thầu - Số lượng và chất lượng máy móc, thiết bị thi công: Nếu nhà thầu không có đủ số lượng máy móc theo yêu cầu, nhà thầu sẽ phải mua mới hoặc đi thuê. Cả 2 phương án đều làm tăng giá trị dự toán xây lắp. Nếu nhà thầu có đủ số lượng máy móc, thiết bị thi công song chất lượng không đảm bảo, cũ kỹ, hiệu suất sử dụng thấp, chi phí sửa chữa sẽ lớn, chi phí nhiên liệu cao. Điều này sẽ làm tăng chi phí máy thi công và làm tăng giá trị dự toán xây lắp. - Năng lực của cán bộ làm công tác dự thầu: Nếu các cán bộ làm công tác dự thầu có năng lực và kinh nghiệm sẽ bóc tách khối lượng công việc đúng đủ, chính xác, tính toán đơn giá cho từng hạng mục chính xác, lập kế hoạch tiến độ thi công hợp lý sẽ sử dụng tiết kiệm nhân lực. Điều này sẽ làm giá trị dự toán xây lắp sát thực tế, khả năng trúng thầu sẽ cao. Nếu năng lực hạn chế, công tác bóc tách khối lượng công việc sẽ thiếu, giá trị dự toán xây lắp ở mức thấp song khả năng trúng thầu là không cao do không đáp ứng yêu cầu bên mời thầu. - Tiền lương, khoản phụ cấp lương cho cán bộ công nhân viên. Nếu tiền lương, khoản phụ cấp lương tăng sẽ làm tăng chi phí nhân công. Giá trị dự toán xây lắp tăng và ngược lại. - Sai sót của người thiết kế dẫn đến việc tăng, giảm không có cơ sở khối lượng công tác xây lắp. Do đó việc tính toán các chi phí dự toán là không đúng. - Nghiên cứu không đầy đủ các giải pháp thiết kế dẫn đến lựa chọn phương án không hợp lý làm tăng chi phí dự toán. - Việc giám sát thi công công trình không được tuân thủ theo các quy định đề ra gây thất thoát lãng phí nguyên vật liệu, rút ngắn khối lượng công tác, chất lượng công trình không đảm bảo mà chi phí dự toán thực tế lại tăng. *Các nhân tố thuộc về thị trường xây dựng - Giá cả nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị thi công tăng hay giảm sẽ làm cho chi phí vật liệu, chi phí máy thi công tăng hoặc giảm và giá trị dự toán xây lắp sẽ tăng hoặc giảm. - Sự cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà cung ứng không đầy đủ hoặc không theo kế hoạch yêu cầu của nhà thầu sẽ làm cho nhà thầu phải mua ở nơi khác với giá cao hơn, giá trị dự toán xây lắp sẽ tăng và ngược lại. - Số lượng và thị phần của các nhà thầu đối thủ. Nếu có nhiều nhà thầu có đủ năng lực cùng tham gia 1 gói thầu thì buộc các nhà thầu phải cạnh tranh bằng cách hạ thấp giá trị dự toán xây lắp. Cách xác định giá bỏ thầu của công ty Căn cứ vào phương pháp xác định giá trị dự toán xây lắp công trình xây dựng do nhà nước ban hành, yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và năng lực của công ty, công ty sẽ tiến hành xác định giá dự thầu. Dựa vào đơn giá xây dựng cơ bản, dựa vào kinh nghiệm thi công với đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ quản lý tốt có tinh thần lao động sáng tạo, dựa vào hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến và biện pháp thi công, thăm dò giá bỏ thầu của đối tượng cạnh tranh công ty thường đưa ra được giá thầu sát với giá chuẩn mà chủ đầu tư dự kiến nên dễ dàng được chấp thuận... Tuỳ theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, công ty tính giá bỏ thầu theo cách xác định đơn giá chi tiết hoặc đơn giá tổng hợp. + Xác định đơn giá chi tiết: Hồ sơ mời thầu yêu cầu về chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt và được xác định trên cơ sở định mức dự toán chi tiết hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp. +Xác định đơn giá tổng hợp dự thầu: Hồ sơ mời thầu yêu cầu về chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chung, lãi và thuế cho từng loại công việc hoặc một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và được xác định dựa vào định mức dự toán tổng hợp. III. Thực trạng hoạt động đầu thầu và năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH xây dựng VINAUST 1. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại công ty Là một doanh nghiệp liên doanh với quá trình hình thành và phát triển, công ty có đầy đủ các điều kiện đê tham gia đầu thầu các công trình trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới nói chung của nền kinh tế, công tác đấu thầu của công ty vẫn còn nhiều vấn đề cần đổi mới, hoàn thiện nhằm nâng cao hoạt động của công tác đấu thầu. Từ năm 1997 trở lại đây công ty đã tham gia đấu thầu nhiều công trình với tỷ lệ thắng thầu từ 55% đến 60%, trong đó có rất nhiều công trình quan trọng như : Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên,... Danh mục các công trình công ty tham gia đấu thầu năm 1997: STT Tên công trình Địa điểm Giá trị * Không trúng thầu: 1 Nhà máy lắp xe máy Hon da Vĩnh Phúc 10 triệu USD 2 Nhà máy lắp ráp ôtô FORD Hải Dương 1,205 triệu USD 3 Nhà kỹ thuật phát thanh 41-43 Bà Triệu Hà Nội 20 tỷ VND 4 Công trình VINA TAKAOKA Hà Nội 6 tỷ VND 5 Nhà máy may bao Thanh Hoá Thanh Hoá 2,15 tỷ VND * Đã trúng thầu: 1 Nhà máy lắp ráp ô tô MECEDES-BENZ 3 triệu USD 2 Công ty YONGHO Hải Phòng 0,675 triệu USD 3 Nhà máy hệ thống CN LGIS-VIINA Hà Nội 0,6 triệu USD 4 Dãy nhà ở đường chùa Bộc Hà Nội 18 tỷ VND 5 Nhà máy sứ Thanh Trì Phú Thọ 5,4 tỷ VND Để đánh giá được đúng thực trạng công tác đấu thầu của công ty cần đi sâu vào tìm hiểu quá trình thực hiện công tác đấu thầu những thành tựu, vấn đề còn tồn tại và những nguyên nhân của tồn tại ở công ty. Trong công tác đấu thầu của công ty TNHH xây dựng VINAUST gồm 3 giai đoạn sau : - Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu. - Giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu. - Giai đoạn thi công theo hợp động (khi đã trúng thầu). 1.1. Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu Sau khi nhận được thông báo mời thầu (qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư mời thầu trực tiếp...) bộ phận đấu thầu của công ty gồm những người có năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệp tới thăm thực địa công trình để tìm hiều các vấn đề như địa hình, mặt bằng thi công, nguồn nguyên vật liệu, có thể khai thác tại chỗ, đơn giá xây dựng tại địa phương, khối lượng công việc của công trình sau đó, trên cơ sở báo cáo thực tế của cán bộ khảo sát và bản thiết kế công trình mà bên chủ đấu thầu lập sẵn. Công ty tiến hành bóc tách khối lượng và tính toán giá dự thầu sau đó dự thầu. Song song với việc lập giá dự toán dự thầu, bộ phận đấu thầu kết hợp với phòng tài chính – kế toán của công ty tiến hành soạn thảo văn bản báo cáo về năng lực của công ty phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu và đặc điểm của công trình mà công ty tham gia đấu thầu. Thông thường, bản báo cáo về năng lực của công ty bao gồm các nội dung sau: - Quá trình xây dựng và phát triển của công ty. - Phạm vị hoạt động và năng lực thi công của công ty. - Tình hình tài chính của công ty. - Cơ cấu lao động của công ty. - Danh mục, máy móc thiết bị phục vụ thi công. - Danh mục các công trình đã thi công trong thời gian gần đây. - Giấy bảo lãnh dự thầu. Đối với việc lập dự toán, dự thầu về hình thức, các bước tiến hành giá dự toán, xây lắp công trình được tuân theo một quy trình nhất định như các doanh nghiệp xây dựng khác. 1.2. Quá trình nộp hồ sơ dự thầu Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu có liên quan đến hồ sơ dự thầu, công ty tiến hành nộp hồ sơ dự thầu cho chủ đầu tư. Trong khi chờ đợi kết quả đấu thầu của công ty tiến hành công tác Marketing. Thực chất của công tác trong giai đoạn này là tăng cường các mối quan hệ giữa công ty với chủ đầu tư, với các cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng tới việc ra quyết định đối với kết quả đấu thầu. Quan hệ đó sẽ làm tăng thêm uy tín, độ tin cậy của công ty, cùng làm tăng khả năng thắng thầu của công ty, nhất là trong trường hợp giá dự toán, giá dự thầu mà công ty đưa ra gần giống với giá của một hoặc nhiều đối thủ khác. Do đó, trong quá trình này, đòi hỏi phải có một số biện pháp mang tính ngoại giao nhiều hơn nhằm tạo được những mối quan hệ tốt, không chỉ phục vụ cho ngay công trình đó mà còn là tiền đề thuận lợi cho các công trình trong tương lai của công ty. Tuy nhiên, về vấn đề này công ty cũng chưa phát huy hết lợi thế của nó. 1.3. Quá trình thực hiện thi công theo hợp đồng Giai đoạn nàyđược thực hiện sau khi có kết quả thắng thầu. Trong giai đoạn này nhìn chung công ty đã thực hiện khá tốt, chất lượng, kỹ thuật tiến độ thi công của công trình được đảm bảo đúng như cam kết của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công, công ty đã linh hoạt đề ra các biện pháp khuyến khích lực lượng thi công, nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh qúa trình hoàn thiện công trình, thực hiện kiểm tra giám sát chặt chẽ chất lượng, kĩ thuật công trình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xẩy ra. Mặc dù giai đoạn này không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đấu thầu của công trình đó, nhưng nó để lại ảnh hưởng tới việc đấu thầu của các công trình tiếp theo của công ty. Vì vậy, thực hiện tốt giai đoạn này góp phần nói lên năng lực của công ty, đồng thời nâng cao uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. 2. Đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty * Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Có rất nhiều các chỉ tiêu để xét tính cạnh tranh trong công tác đấu thầu của công ty, ở đây ta chỉ xem xét các chỉ tiêu của công ty: - Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng năm: Các công trình mà công ty đã thi công được hình thành chủ yếu do công ty tham gia đấu thầu. Từ khi thành lập đến nay, các công trình và giá trị công trình được thể hiện như sau: STT Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 1 Số lượng công trình trúng thầu 7 6 10 13 2 Giá trị trúng thầu 3.859 8.628 20.589 25.800 3 Giá trị trung bình một công trình trúng thầu 551 1.438 2.059 1.984 (Nguồn : từ phòng kế hoạch) Theo bảng trên trong năm 1997 công ty trúng thầu 7 công trình với tổng giá trị là 3.859 triệu đồng với giá trị trung bình mỗi công trình là 551 triệu đồng, nhưng đến năm 2000 số lượng các công trình trúng thầu đã là 13 và giá trị trung bình là 1.984 triệu đồng. Tuy rằng giá trị trúng thầu công ty còn nhỏ nhưng qua bảng trên ta nhận thấy công ty đã có những chuyển biến tích cực, đã có sự tăng lên nhanh chóng qua các năm, nó thể hiện phần nào nỗ lực của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác đấu thầu nói riêng. Trước hết là do sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là: khi có một hành lang pháp lý đảm bảo cho sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường xây dựng Việt Nam ra đời. Công ty đã chủ động tham gia đấu thầu để giành quyền bao thầu xây lắp các công trình. Mặt khác, công ty cũng rất tự tin vào khả năng cạnh tranh của mình, mặc dù tham gia vào quá trình thực hiện đấu thầu chưa lâu (năm 1997) nhưng công ty đã mạnh dạn tham gia đấu thầu các công trình lớn. Điều đó đem lại cho công ty một kết quả khả quan. - Chỉ tiêu xác suất trúng thầu: Để xem xét chỉ tiêu này ta xem xét bảng tổng hợp trúng thầu từ năm 1997 đến 2000. Năm Số công trình tham gia đấu thầu Số công trình trúng thầu Xác xuất trúng thầu SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị 1997 13 12.863 7 3.859 53,8% 29% 1998 11 24.651 6 8.628 54,4% 35% 1999 28 68.632 10 20.589 35,7% 31% 2000 32 75.000 13 25.800 40,6% 34% (Nguồn : từ phòng kinh doanh) Qua bảng trên ta nhận thấy rằng hiệu quả của công tác đấu thầu còn chưa cao, xác suất trúng thầu về số lượng khá cao, gần 50% nhưng về mặt giá trị còn thấp, vào năm 1997 là 29% nhưng đến năm 2000 là 34%, giá trị trúng thầu có tăng nhưng vẫn còn thấp nên công ty cần phải phát huy hơn nữa. - Chỉ tiêu thị phần và uy tín của công ty trong thị trường xây dựng: Công ty là một doanh nghiệp liên doanh mới và nhỏ, do vậy thị phàn của doanh nghiệp chưa lớn. Đối với uy tín của công ty đây là một chỉ tiêu có tính chất bao trùm, nó liên quan đến tất cả các chỉ tiêu ở trên. Qua thực tế cho thấy kinh nghiệm của công ty trên thị trường xây dựng đang ngày càng được đẩy mạnh nhưng chưa cao do uy tín của doanh nghiệp cũng chưa cao, điều này gây khó khăn cho công ty trong công tác đấu thầu. IV. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH xây dựng VINAUST: 1. Những ưu điểm trong cạnh tranh: Với sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ công ty, nỗ lực vươn lên để khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường và đã đạt được một số kết quả tốt như việc các công trình trúng thầu ngày càng tăng mạnh mẽ kể cả về số lượng và giá trị. Số lượng các công trình lớn với chất lượng cao ngày càng nhiều và đang có xu hướng phát triển mạnh. Công ty đã đánh giá đúng vai trò của công tác đấu thầu và ngày càng tạo ra được sự chuyển biến tốt về mặt tổ chức quản lý và thực hiện. Mở rộng quan hệ với bên ngoài như các tổ chức tài chính, các nhà cung ứng, các đối tác kinh doanh và các chủ đầu tư... qua đó nắm được nguồn thông tin và những tư liệu quý giá về đối thủ cạnh trạnh, về năng lực xây dựng giúp cho công ty xây dựng được chiến lược tranh thầu phù hợp với từng đối thủ. Đối với công tác cán bộ: công ty đã huy động được một đội ngũ kỹ sư, nhà quản lý và lao động giỏi vào công tác đấu thầu và công tác thực hiện thi công công trình. Cùng với quá trình hoạt động của đội ngũ này công ty đang dần dần nâng cao trình độ năng lực về nhiều mặt, tích luỹ thêm kinh nghiệm. Với nguồn tài chính và máy móc thiết bị dồi dào công ty đã và đang đầu tư vào các công trình lớn, đây là một lĩnh vực có thế mạnh của công ty. Về chế độ quản lý, công ty thực hiện chế độ khoán theo công nhân, tiền lương. Qua cơ chế khoán đảm bảo được thu nhập của cán bộ công nhân viên, từ đó nâng cao được nhiệt tình hăng say lao động, đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ thi công của công trình. Như vậy qua các công trình đã thi công, công ty đã tạo ra được niềm tin của chủ đầu tư về chất lượng và kinh nghiệm thi công tốt, điều này góp phần không nhỏ trong việc thắng thầu các công trình tiếp theo. Về công tác tổ chức đầu thầu: công ty đã thực hiện theo một trình tự nhất định và đáp ứng khá tốt trong công tác tham gia đấu thầu, đảm bảo đúng thời gian, đúng tiến độ từ công việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu đến việc tham gia đấu thầu... do đó góp phần không nhỏ vào việc tăng khả năng trúng thầu trong các cuộc thầu của công ty. 2. Những tồn tại trong khả năng cạnh tranh của công ty trong công tác đấu thấu xây dựng: Việc thực hiện công tác đấu thầu được diến ra chưa thực sự có hệ thống và chặt chẽ, nhiều bước công việc nhận thức được song chưa thực hiện được, thụ động trong các biện pháp tranh thầu. Giá của thầu nhiều khi không phù hợp: lúc thì quá cao so với giá xét thầu của chủ đầu tư hoặc so với giá bỏ thầu của đối thủ cạnh tranh dẫn đến không trúng thầu, hoặc có lúc lại quá thấp tuy trúng thầu nhưng lại thực hiện không có hiệu quả. Công ty cũng chưa quan tâm đến việc đưa ra các đề xuất và giải pháp hợp lý, độc đáo làm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu. Mặt khác công ty chưa có được một chiến lược cạnh tranh hợp lý cho từng công trình tham gia đấu thầu. Khả năng tự chủ về tài chính còn thấp, vốn chủ sỏ hữu còn nhỏ chưa đủ khả năng và năng lực tham gia đấu thầu độc lập và nhận các công trình có giá trị lớn, thời gian thi công dài. Nguồn lực, các yếu tố đầu vào của công ty còn nhiều hạn chế. Thiết bị thi công, máy móc hiện đại chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và mức độ hiện đại trong việc thi công các công trình đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Việc đổi mới máy móc thiết bị thi công của công ty chưa được xác định trên cơ sở hoạch định phương hướng sản xuất kinh doanh, chuyên môn hoá chưa kết hợp với đa dạng hoá. Công việc điều tra nghiên cứu thị trường để tìm kiếm công trình còn yếu. Bên cạnh đó việc tổ chức dự thầu chưa được thực hiện theo đúng quy trình, trình tự cụ thể dẫn đến những sai sót trong công tác chuẩn bị. Điều này làm giảm phần nào khả năng thắng thầu của công ty. Đội ngũ các bộ quản lý trực tiếp tham gia vào công tác lập dự toán còn kém về chuyên môn, đội ngũ thợ kỹ thuật tăng lên song còn rất mỏng đang là nguy cơ thực sự cho việc thi công các công trình. Đội ngũ công nhân lành nghề còn thiếu, không đồng bộ, trình độ kỹ thuật chưa được nâng cao phù hợp với quy trình kỹ thuật tiên tiến. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của công ty còn trẻ, ít kinh nghiệm so với yêu cầu của công ty. - Việc lập dự toán giá dự thầu mới chỉ chỉ tính đến các yếu tố bên trong mà chưa gắn chặt với tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh. Khả năng thông tin về các đối thủ này còn yếu. 3. Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên - Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, đặc biệt là việc lập sự toán dự thầu, cán bộ lập dự toán còn thiếu cả về số lượng và hạn cheesw về sự năng động, nahnh nhạy trong xử lý tình huống, nhiều khi áp dụng máy móc giá thị trường và giá nội bộ, quá chủ quan dựa vào máy tính điện tử làm mất đi linh cảm nghề nghiệp. Giá dự toán dự thầu thường chỉ do một cán bộ lập nên thiếu sự kiểm tra so sánh dẫn đến nhưng sai sót, thiếu chính xác, ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu cũng như giảm hiệu quả và chất lượng của công tác đấu thầu của công ty. -‘Năm 1997 ở Châu á xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong khu vực. Công ty cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực đó. Nhiều chủ đầu tư, thậm chí cả chủ đầu tư nước ngoài kéo dài việc thanh toán kết thúc hợp đồng xây dựng cho công ty. Công ty phải huy động cả nguồn vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty. Mặt khác, hoạt động Marketing trong công ty chưa năng động, nhanh nhậy nắm bắt thị hiếu khách hàng, chưa đề ra được chiến lược Marketing có hiệu quả. Do vậy, việc thiếu vốn gây ảnh hưởng không ít tới công tác đấu thầu, làm giảm sức cạnh tranh cũng như việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của công ty. - Thực tế hiện nay công ty vẫn chưa thực sự hoà nhập với kinh tế thị trường. Bộ phận Marketing trên danh nghĩa là có nhưng hoạt động lại có vẻ như không tồn tại. Do đó, việc nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm không theo một chương trình thống nhất nên dẫn đến sản phẩm tiêu thụ chậm, gây ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Khi công trình thi công được giao xuống cho các đơn vị thi công, việc giám sát kiểm tra của các cán bộ kỹ thuật của công ty còn chưa thực hiện sâu sát nên chưa phát huy hết năng lực của đơn vị thi công và để xảy ra một số sai sót trong quá trình thi công, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chương III Một số giả pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty TNHH xây dựng VINAUST Việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao khả năng thắng thầu của công ty. Do vậy những giải pháp đưa ra chính là để khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt tích cực như trên đã phân tích. Cuối cùng là để giúp công ty khi tham dự thầu sẽ có được một bộ hồ sơ dự thầu đáp ứng tốt các yêu cầu của bên mời thầu, đồng thời vẫn đảm bảo có lãi cho công ty. Điều này không chỉ liên quan trực tiếp đến việc tổ chức công tác dự thầu mà còn là một vấn đề rộng lớn đòi hỏi những sự cố gắng về mọi mặt của công ty. Qua những phân tích đánh giá, bằng những suy nghĩ của mình, tôi xin mạnh dạn đề xuát một số giải pháp mà công ty có thể áp dụng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty. I. Đối với công ty 1. Lập tổ điều tra nghiên cứu thị trường Như phân tích ở phần trước, các thông tin có được do điều tra nghiên cứu thị trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của hồ sơ dự thầu và khả năng tìm kiếm các công trình đấu thầu, mở rộng thị trường của công ty. Công ty nên tổ chức bộ phận đảm nhiệm công việc này, và giao cho phòng kinh doanh chuyên trách. Khi tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường, công ty cần chú ý đến các vấn đề sau: + Về nguồn tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh: nhu cầu xây dựng của mọi khu vực, nghiên cứu tình hình của các chủ đầu tư cụ thể, nhất là các dự án đầu tư sắp tiến hành, nghiên cứu các chủng loại công trình kèm theo các vật liệu và kết cấu xây dựng được tiến hành trong tương lai, kịp thời nắm bắt được các thông tin gọi thầu của các chủ đầu tư, nghiên cứu thị hiếu của các chủ đầu tư và khả năng cạnh tranh của các đối thủ thanh gia đấu thầu. + Về tư liệu sản xuất đầu vào cho quá trình xây dựng: tình hình nguồn nguyên vật liệu xây dựng, giá cả và xác định khả năng mua sắm hay tự sản xuất, tình hình nguồn thiết bị máy móc xây dựng và dự kiến khả năng tự mua sắm hay đi thuê, nghiên cứu sử dụng nguồn tư liệu sẵn có tại địa phương và khả năng liên kết với các đơn vị xây dựng tại chỗ. + Về lao động: tuỳ theo từng công trình mà đưa ra các quyết định đi thuê thợ, nhất là thợ có tay nghề cao, các chi phí có liên quan đến công nhân, khả năng tận dụng nguồn lực lao động có tính chất thời vụ cho các công việc không quan trọng và khả năng liên kết với lao động tại chỗ. + Đối với việc tìm kiếm gói thầu: thông qua các cơ quan nhà nước, các phương tiện truyền thông... để tìm kiếm các gói thầu. Sau đó nếu công ty dự thầu thì cần đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo tính thắng thầu cao. 2. Xây dựng chiến lược tranh thầu phù hợp Trên cơ sở những thông tin đã tìm kiếm và phân tích, công ty có thể xây dựng và lựa chọn các chiến lược tranh thầu phù hợp. Việc xây dựng và vận dụng linh hoạt các chiến lược tranh thầu sẽ có tác dụng rất lớn đối với khả năng thắng thầu của công ty. Do đó, trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu, công ty nên coi việc xây dựng công tác tranh thầu là một nhiệm vụ cần thiết. Trong khi dự thầu công ty có thể áp dụng các chiến lược sau: - Chiến lược giá: nếu công ty lấy chỉ tiêu giá là công cụ hàng đầu để tranh thầu, cần chú ý đến các vấn đề sau: + Giá dự thầu của công ty đặt càng thấp thì khả năng thắng thầu càng lớn. Trong trường hợp công ty đang thiếu việc làm thì có thể đặt giá dự thầu bằng chi phí cần thiết để xây dựng công trình. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ hoà vốn và không có lãi nhưng có tiền để trả lương cho bộ máy gián tiếp, lương cho công nhân và các chi phí bất biến khác. + Khi đông người tham gia đấu thầu thì khả năng giá dự thầu của mọi người tham gia thường bị đặt thấp xuống, do đó làm cho khả năng tranh thầu với lãi xuất cao càng khó. + Khi độ chính xác của giá dự thầu với mức lãi dự kiến do nhà thầu đưa ra càng cao thì độ tin cậy của phương án tranh thầu càng lớn. Công ty cũng cần phải chú ý đến đối thủ, nếu giá thấp thì đây là đối thủ đáng sợ nhất. - Chiến lược công nghệ và tổ chức xây dựng: Đây là chiến lược quan trọng nhất vì nó có độ tin cậy cao. Thực chất của chiến lược này là khi lập dự án tranh thầu phải dốc toàn lực vào việc thiết kế tổ chức xây dựng hợp lý dựa trên các công nghệ xây dựng có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp đưa ra được một công nghệ độc đáo duy nhất mà chủ đầu tư đang cần cho việc xây dựng công trình của mình thì ưu thế tranh thầu của công ty tăng lên nhiều. - Chiến lược liên kết: theo chiến lược này doanh nghiệp xây dựng có thể liên doanh, liên kết để tranh thầu và thực hiện công trình. Trong trường hợp ở thế yếu công ty có thể tranh thủ làm thầu phụ cho doanh nghiệp xây dựng khác có khả năng thắng thầu cao hơn. chiến lược này còn có thể áp dụng ở công ty trong trường hợp các công trình lớn mà khả năng tài chính và năng lực của công ty không đáp ứng tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tư. - Chiến lược thay đổi thiêt kế của công trình: Nếu được chủ đầu tư chấp nhận và công ty có khả năng tốt về thiết kế thì nhận được hồ sơ mời thầu công ty có thể đề xuất phương án thay đổi thiết kế hợp lí hơn và mang lại lợi ích cho chủ đầu tư. Trong trường hợp này, công ty sẽ được chủ đầu tư giành cho việc thực hiện công trình với một sự kiểm tra nhất định của cơ quan thiết kế và tư vấn có uy tín. 3. Nâng cao năng lực thi công và đầu tư có trọng điểm xe máy thi công Năng lực thiết kế và xe máy của công ty không lớn, mặt khác tổng số máy móc và thiết bị xe máy thi công của công ty thì hơn 50% do liên Xô sản xuất được trang bị từ những năm 80, công suất thực tế tối đa chỉ còn 60% công suất thiết kế trở xuống do đó chi phí sử dụng máy cao, chất lượng và tiến độ thực hiện thấp ảnh hưởng đến khả năng thi công công trình, gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng huy động để thắng thầu. Trong khi nguồn vốn của công ty không đủ lớn để trang bị mới lại máy móc, thiết bị cũ. Hiện tại công ty nên tiến hành phân loại số thiết bị máy móc thi công thành hai nhóm: + Nhóm 1: những thiết bị và xe máy còn khả năng phục hồi và cải tiến nâng cấp. Đây là những thiết bị, xe máy thi công còn giá trị sử dụng khoảng 40% đến 60%. Đối với nhóm này sẽ có kế hoạch cụ thể để sửa chữa và nâng cấp. Phát động phong trào cải tiiến kĩ thuật trong nội bộ công ty nhằm khôi phục và nâng cao giá trị sử dụng của thiết bị, xe máy này. Giải pháp áp dụng có thể hướng vào việc thay thế từng bộ phận, đặc biệt là những bộ phận cung cấp động lực khi có nguồn vốn sẵn có. + Những thiết bị, xe máy đã cũ và lạc hậu, giá trị sử dụng còn dưới 40%, công ty có thể thanh lý số máy móc thiết bị này, bổ sung vào nguồn vốn đầu tư mới. 4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cán bộ tham gia công tác đấu thầu Nhân tố con người ảnh hưởng lớn tới sự thành công của công ty cũng như việc thắng lợi hay thất bại trong việc đấu thầu của công ty. Việc lập giá dự thầu sao cho sát với thực tế, việc đưa ra một bản thiết trình thi công và đưa ra các biện pháp kỹ thuật hợp lý để tạo ra một hồ sơ dự thầu có chất lượng do các cán bộ tham gia đáu thầu lập nên. Do đó để nâng cao khả năng thắng thầu của mình thông qua nâng cao chát lượng của hồ sơ dự thầu thì công ty nên đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tham gia đấu thầu. Mặt khác, do đặc trưng của hoạt động đấu thầu liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau đòi hỏi sự nhanh nhạy, kiến thức chuyên môn sâu rộng và nắm bắt các quy định liên quan. Trong khi đó, các mặt kinh tế, tài chính, luật pháp và các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học của các cán bộ làm công tác đấu thầu trong công ty còn chưa cao, do vậy yêu cầu hiện nay càng cấp bách. Do đó, công ty có thể căn cứ vào nhiệm vụ của từn người trong việc thực hiện công tác đấu thầu để lập kế hoạch đào tạo. Hiện nay công ty đã và đang có chủ trương cho một số cán bộ công nhân viên của cong ty đi học để nâng cao kiến thức. Do đó công ty có thể căn cứ vào kế hoạch đào tạo để tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian và kinh phí cho họ. Trong công tác đào tạo, bồi sưỡng kiến thức, công ty cần chú trọng đến lực lượng cán bộ gián tiếp và lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật ở đơn vị thi công. Lực lượng lao động này không trực tiếp tham gia vào công tác đấu thầu nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình thi công công trình, quyết định đến chất lượng công trình, đến uy tín của công ty. Hiệu quả của giải pháp này sẽ làm cho trình độ tay nghề, bậc thợ của đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân trong toàn công ty được nâng cao. Đảm bảo nguồn nhân lực có thể đáp ứng quản lý thi công xây lắp theo yêu cầu của chủ đầu tư và nâng cao năng lực của cán bộ tham gia vào công tác đấu thầu. Điều này tạo lợi thế cho công ty trong cạnh tranh đấu thầu. 5. Tăng cường công tác quản trị chất lượng công trình và nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo uy tín của công ty Chất lượng công trình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà chủ đầu tư sử dụng để xét thầu và giao thầu đối với các đơn vị xây dựng. Do vậy công ty phải hết sức quan tâm đến vấn đề này. Hiện nay chúng ta đang trong quá trình hội nhập với nèn kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, những đòi hỏi ngày càng cao về kỹ thuật và chất lượng của công trình của các chủ đầu tư khiến cho việc quản trị chất lượng công trình ngày càng trở nên cần thiết. Làm được như vậy thì trong quá trình sản xuất, công ty sẽ sản xuất được những công trình đảm bảo chất lượng cao và thoả mãn yêu cầu của các chủ đầu tư. Điều này sẽ làm tăng uy tín và nâng cao khả năng thắng thầu của công ty ở những lần thầu sau. Giải pháp này được thực hiện như sau: + Lập biện pháp thi công dối với những công việc hoặc bộ phận công việc của công trình phức tạp và quan trọng về mặt kỹ thuật, lập được kế hoạch, tiến độ thi công hợp lý, thông qua việc lập danh mục công việc phải làm và giao đích danh cho người thực hiện và phải chịu trách nhiệm về tiến độ cũng như chất lượng phần việc của mình. Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sản xuất như nguồn nguyên vật liệu, số lượng và chủng loại máy móc thiết bị, phân công lao động cho từng công trình, sau đó mới tiến hành xây lắp. + Trong quá trình thi công: cần thực hiện thi công theo thiết kế đã được duyệt, tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm đã quy định. Sử dụng vật liệu, kết cấu xây dựng vào công trình đúng kích thước chủng loại và đảm bảo về chất lượng. Kiên quyết không đưa vật liệu không đảm bảo chất lượng vào công trình. Vấn đề này phải được thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để vì chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. Thực hiện kiểm tra, nghiệm thu theo từng giai đoạn, từng phần công việc, nhất là những bộ phận kết cấu có tầm quan trọng đặc biệt đến chất lượng công trình. Kiểm tra tại chỗ khi thi công công trình. Chất lượng công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về vật liệu, máy móc thiết bị, con người... + Kiểm tra chất lượng công trình trước khi bàn giao cho chủ đầu tư: sau khi hoàn thành thi công công trình, công ty phải kiểm tra chất lượng công trình. Cần áp dụng chế độ ba kiểm: - Công nhân tự kiểm tra. - Tổ trưởng sản xuất kiểm tra. - Cán bộ quản lý chất lượng kiểm tra. Nếu phát hiện có những sai sót phải tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó sẽ góp phần nâng cao uy tín của công ty trong thi công xây lắp, nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại công ty. 6. Tăng cường huy động vốn và thu hồi vốn đảm bảo cho tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng Như đã phân tích ở trên, công ty có số vốn lưu động không lớn trong khi thị trường hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, do đó nhu cầu về vốn cho xây lấp ngày một tăng. Nhu cầu về vốn cho bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vốn ứng trước, vốn đầu tư tài sản cố định,... Trong khi đó, cùng một lúc công ty phải tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình khác nhaủ các địa phương khác nhau, thời gian thi công kéo dài. Trong thực tế không phải bao giờ các công trình bàn giao ch chủ đầu tư đều được thanh toán ngay. Có những công trình đã bàn giao 1 đến 2 năm nay nhưng vẫn chưa được thanh toán kịp thời, gây ứ đọng vốn. Do đó việc thu hồi vốn để phuc vụ cho công trình tiếp theo sẽ gặp phải khó khăn. Mặt khác việc thiếu vốn lưu động làm chậm nguồn cung ứng vốn cho quá trình thi công nhiều khi dẫn đến gián đoạn. Do đó làm kéo dài tiến độ thi công, ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty, làm giảm khả năng cạnh tranh trong tham gia đấu thầu xây dựng. Đứng trước tình hình này, công ty cần phải có những biện pháp tăng cường và huy động vốn, thu hồi vốn như sau: + Thực hiện tiết kiệm các chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận cho từng công ty. + Tăng cường các mối quan hệ tốt với ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng công ty mở tài khoản để nhận được sự giúp đỡ về vốn hoặc sự bảo lãnh trong đấu thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho công ty trong quá trình đấu thầu và thực hiện hợp đồng. + Tranh thủ sử dụng hợp lý vốn của khách hàng, duy trì các mối quan hệ làm ăn lâu dài với các nhà cung cấp nguyên vật liệu,... 7. Hoàn thiện phương pháp tính giá thầu, linh hoạt trong việc lựa chọn mức giá bỏ thầu Hiện nay trong đấu thầu, nhà thầu nên bỏ với mức giá thấp nhất thì sẽ trúng thầu. Do đó cạnh tranh về giá bỏ thầu là một phương thức cạnh tranh cổ điển nhưng khá hiệu quả mà tất cả các doanh nghiệp đã và đang theo đuổi, khiến cho cường độ cạnh tranh về giá trong đấu thầu xây lắp càng trở nên gay gắt. Điều này đòi hỏi công ty phải đưa ra một gia thầu hợp lý dựa trên những thông tin về các đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao khả năng thắng thầu. Như đã phân tích thì giá thầu phụ thuộc vào hai nhân tố: cách tính các loại chi phí cho thực hiện nhiệm vụ thi công công trình và mức lãi dự kiến của nhà thầu. + Việc tính chi phí cho công tác thực hiện xây lắp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: điều kiện địa phương nơi thực hiện công trình, giá cả các yếu tố đầu vào, các phương pháp tính giá... Do đó công ty cần căn cứ vào các yếu tố này để đưa ra giá bỏ thầu có tính cạnh tranh. + Trong xác định chi phí nguyên vật liệu, ngoài việc dựa vào biện pháp sử dụng và đơn giá xây dựng của nhà nước, công ty cần khai thác triệt để lợi thé về hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng ở cả ba miền đất nước, đảm bảo nguồn cung cấp có đơn giá, cước phí và khả năng vận chuyển hợp lý và nhỏ nhất. Giá dự thầu của công ty được xác địng như sau: Gdt = Zxl + L + Th Trong đó: Gdt: giá dự thầu. Zxl: giá thành xây lắp. L : lãi dự kiến. Th: thuế theo quy định của nhà nước. Ta có: Zxl = VL + NC + M + C ( C1 + C2) VL: chi phí nguyên vật liệu. NC: chi phí nhân công. M : chi phí máy móc thi công. C : chi phí chung, được chia làm hai bộ phận là C1 và C2. C1 là chi phí quản lý công trình, C2 là chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng công trình (C = C1 + C2). Khi đó tuỳ vào thông tin về đối thủ cạnh tranh trong từng cuộc thầu mà công ty có thể đưa ra giá thầu hợp lý, chọn một trong các phương án bỏ thầu như sau: + Phương án 1: Gdt = Zxl + Th + L + Phương án 2: Gdt = Zxl + Th + Phương án 3: Zxl + Th > Gdt > (Zxl – C2) + Th Các phương án đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy công ty phải căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn phương tối ưu nhất. Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, công ty cần chú ý đến một số điều kiện cơ bản sau: - Chú trọng đến việc khai thác sức mạnh tổng hợp của công ty trong sản xuất kinh doanh. Giữa các đơn vị và các bộ phận hoạt động trong lĩnh vực xây lắp cần có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động. Vừa đẩy mạnh tiến độ kinh doanh, vừa đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào với chi phí hạ nhằm đưa ra giá thầu thấp nhất. - Các bộ phận lập hồ sơ dự thầu và tính giá bỏ thầu phải có trình độ và kinh nghiệm, đảm bảo việc xác và giữ được bí mật. - Tìm hiểu và có được các thông tin chính xác và kịp thời về chủ đầu tư cũng như các đối thủ cạnh tranh, để sau khi phân tích, xử lý, thông tin này là cơ sở để đưa ra các phương án cạnh tranh hợp lý. II. Kiến nghị với nhà nước ở mục (I) tôi đã đề cập đến một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác đấu thầu của công ty TNHH xây dựng VINAUST do nguyên nhân chủ quan từ chính công ty. Tuy vậy cũng có một số nguyên nhân khách quan tác động và tạo không ít khó khăn cho hoạt động đấu thầu tại công ty mà nổi lên là những vấn đề về quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu. Để tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty nói riêng và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, tôi xin đưa ra một số kiến nghị với nhà nước như sau: + Cần có những biện pháp để nhanh chóng xoá bỏ hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động đấu thầu như hiện tượng mua bán thầu, móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu... đang xảy ra phổ biến và phá vỡ các nguyên tắc bình đẳng và công khai trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng thông qua phương thức đấu thầu, gây không ít thiệt thòi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. + Việc phân chia gói thầu cho một dự án đặc biệt và các dự án đầu tư có vốn nước ngoài và các công trình lớn có vốn đầu tư trong nước cần hợp lý nhằm khai thác tiềm năng trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng có thể dự thầu độc lập. Thực trạng hiện nay cho thấy trong các dự án nói trên chủ yếu sử dụng tư vấn nước ngoài và họ đã lợi dụng các sơ hở trong quy chế đấu thầu để chia thành các gói thầu quá lớn, đòi hỏi điều kiện dự thầu cao và khó khăn làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không thể tham gia dự thầu độc lập. + Ngoài ra do trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác quản lý dự án còn nhiều bất cập. Các cơ quan quản lý, ban dự án hoặc các chủ đầu tư không tiếp cận được vấn đề do không có kinh nghiệm, kiến thức để chuẩn bị và tổ chức đấu thầu dẫn đến công tác kiểm tra kiểm soát đấu thầu còn kém. Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và chất lượng công trình. + Cải tiến cơ chế cấp vốn và thanh toán vốn cho các dự án đầu tư bằng vốn nhà nước, bị phân tán nhưng lại được phân chia theo kế hoạch trong tình trạng cung thấp hơn cầu nhiều. Điều này dẫn đến các cơ quan đại diện làm chủ đầu tư trong các dự án có nguồn vốn nhà nước thường vin vào khó khăn rót vốn và phê duyệt từ cấp trên để thực hiện không đúng hợp đồng. Việc ứng vốn ban đầu và thanh toán vốn trong quá trình thi công cũng như đã hoàn thành bàn giao gây ứ đọng vốn lưu động kéo dài tại công trình làm thiệt hại không những về vật chất mà còn cản trở các doanh nghiệp thi công công trình tham gia đấu thầu các công trình tiếp theo. + Nhà nước nên khuyến khích hình thức đấu thầu rộng rãi, giảm bớt đấu thầu hạn chế mặc dù đấu thầu hạn chế cũng có những mặt tích cực nhưng hình thức này dễ xảy ra tình trạnh liên kết móc ngoặc... Trong quy chế đấu thầu nhà nước nên quy định chặt chẽ hơn và phạt nặng hơn khi phát hiện các doanh nghiệp có hành động trên. Kết luận Đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng là một hoạt động vẫn còn mới mẻ ở nước ta. Việc áp dụng phương thức này trên các phương tiện quản lý nhà nước cũng như dưới góc độ các chủ đầu tư và các doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có sự thích ứng dần mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy vậy do việc tham gia dự thầu xây lắp có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp này trong cơ chế thị trường nên việc coi trọng và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của hoạt động dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Trên cơ sở những vấn đề lý luận về đấu thầu, sau quá trình xem xét công tác đấu thầu tại công ty TNHH Xây dựng VINATUS, bài viết đã phân tích và đóng góp một số biện pháp cùng các kiến nghị để nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đấu thầu tại công ty nhằm mục đích nâng cao khả năng trúng thầu từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tôi mong rằng những ý kiến đóng góp của mình được xem xét và ghi nhận ở công ty. Đồng thời cũng hy vọng rằng với những nỗ lực và khả năng của mình công ty sẽ không ngừng khẳng định vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp liên doanh, góp phần vào công cuộc đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình: “ Quản trị kinh doanh tổng hợp ” Chủ biên: GS.TS - Nhà giáo ưu tú Ngô Đình Giao - NXB Khoa học kỹ thuật 1999 2. Giáo trình “ Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng ” GS.TS Nguyễn Văn Chọn - NXB Khoa học và kỹ thuật 1996 3. Giáo trình “Kinh tế và kinh doanh xây dựng” TS Lê Công Hoa - Đại học Kinh tế quốc dân 4. Cẩm nang công tác đấu thầu Đoàn Hải Yến - NXB Thống kê 1997 5. Phương pháp định giá sản phẩm xây dựng PGSTS Bùi Văn Yêm - NXB Xây dựng -Năm 1997 6. Quy chế đấu thầu (Ban hành kèm theo Nghị định 88/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính Phủ) 7. Định mức dự toán (Ban hành kèm theo Quyết định số1242/1998/ QĐ-BXD-25/11/1998 của Bộ Xây Dựng) 8. Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (Ban hành kèm theo Nghị Định 52/CP ngày 1/9/1999 của Chính Phủ) Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12053.doc
Tài liệu liên quan