Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị thành phố Hà Nội

Phía hữu ngạn nguồn nước chủ yếu là nước ngầm sử dụng 10 nhà máy nước: Hạ Đình, Lương Yên, Tương Mai, Ngô Sỹ Liên, Ngọc Hà, Mai Dịch. Pháp Vân, Yên Phụ. Tổng công suất tới năm 2000 là 495000m3/ngày đêm. Phía tả ngạn giai đoạn này sở dụng nhà máy nước Gia Lâm, Sài Đồng, xây dựng nhà máy nước ven đê sông Hồng, nâng cấp nhà máy nước Đông Anh. Năm 2010-2020 phía hữu ngạn sẽ bổ sung nước sông Đà cộng với nước ngầm khoảng 796000m3/ngày đêm. Nhằm đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đến năm 2010 là 150-180l/người/ngày với 90-95% dân số đô thị được cấp nước và đến năm 2020 đạt là 180-200l/người/ngày và 100% dân số đô thị được cấp nước.[15]

doc92 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình giao thông. Một mặt phải đáp ứng yêu cầu về chính sách di dân của các nhà tài trợ, đồng thời phải tuân thủ những quy định tiến hành về công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. - Chưa có khung cơ chế tài chính trong nước đối với các dự án ODA nhất là các dự án cho vay lại. Do đó, trong nhiều trường hợp không thể tính toán hiệu quả tài chính của dự án, mất nhiều thời gian chuẩn bị và ký kết các hợp đồng cho vay lại. - Việc theo dõi thực hiện dự án ODA của thành phố hiện nay vẫn chưa được tổ chức một cách có hệ thống. Đối với các ban quản lý, do chưa có những ràng buộc về trách nhiệm nên việc báo cáo thường không được đầy đủ, thiếu những đề xuất, kiến nghị và thường là chậm. Đối với các cơ quan quản lý ODA việc theo dõi quản lý dự án cũng còn nhiều hạn chế, rất khó khăn trong việc tổng hợp, phân tích, lập báo cáo và phát hiện những vấn đề gây chậm giải ngân. - Công tác quản lý sau dự án, nhất là đối với các cơ quan quản lý cấp trên bị buông lỏng nên không cập nhật được tình hình thực hiện dự án để can thiệp kịp thời và xử lý các tình huống trở ngại phát sinh. - Chưa có hệ thống các chỉ tiêu theo dõi tình hình thực hiện dự án ODA trong hệ thống thống kê của thành phố. - Thiếu một hệ thống thông tin đầy đủ về các dự án, kết nối các cơ quan quản lý ODA của thành phố với các Bộ, các ngân hàng và chính phủ để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án ODA. - Đội ngũ cán bộ tham gia quản lý và điều phối ODA ở các cấp còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Điểm yếu của phía Việt Nam là tính chủ động trong việc tiếp nhận và quản lý ODA còn thấp. - Các dự án trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị do phải xây dựng, cải tạo mở rộng trên địa bàn lớn và phức tạp nên trong quá trình thực hiện thường gặp rất nhiều khó khăn nhất là về tiến độ thực hiện, cũng như khâu thiết kế và duyệt thiết kế dự án. - Tình trạng lãng phí, thất thoát và tham nhũng trong qua trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án vẫn đang tồn tại. - Các thủ tục hành chính như cấp đất xây dựng, cấp vốn... phải qua nhiều thủ tục, nhiều khâu... - Do Thành phố Hà Nội đang trong quá trình phát triển nhanh chống nên việc lập các dự án lớn và thời gian tương đối dài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết do chưa lường những diễn biến trong tương lai. Chương III Phương hướng và giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà nội. I. Mục tiêu và phương hướng thu hút nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà nội. 1. Mục tiêu và phương hướng phát triển hạ tầng đô thị Thành phố Hà nội . 1.1 Định hướng phát triển Thành phố Hà nội đến năm 2020. Hà nội – Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là trung tâm chính trị văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước, là một trong những trung tâm kinh tế lớn, trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước. Mục tiêu phát triển Thành phố Hà nội được xác định trong điều chỉnh qui hoạch chung thủ đô Hà nội đến năm 2020 như sau: Xác định vị trí , vai trò đặc điểm của thủ đô trong định hướng qui hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt nam, phù hợp với phương hướng , mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kết hợp tốt giữa xây dựng và phát triển với đảm bảo an ninh quốc phòng, cải tạo với xây dựng mới nhằm xây dựng Thành phố trở thành một Thành phố vừa dân tộc, vừa hiện đại đậm đà bản sắc và truyền thống ngàn năm văn hiến. Là trung tâm đầu não về chính trị, đồng thời là trung tâm lớn về văn hoá kỹ thuật, kinh tế tương xứng với thủ đô của một nước có qui mô dân số 100 triệu dân, có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam á và thế giới. Phạm vi phát triển bao gồm Thành phố Hà nội trung tâmvà các đô thị xung quanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên với bán kính ảnh hưởng là 30-50 km. Những định hướng cơ bản để phát triển Thành phố Hà nội : Phát triển các khu đô thị mới nằm ngoài khu vực nội thành hiện tại để đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số ở Thành phố Hà nội . Xây dựng các trung tâm phát triển để tái phân bổ lại các chức năng đô thị từ khu vực nội thành đến các khu đô thị mới. Phát triển các đô thị nằm trong khu vực xung quanh Thành phố Hà nội nhằm khuyến khích phát triển kinh tế vùng, phân bố lại dân cư và các chức năng đô thị hiện đang tập trung ở Thành phố Hà nội. Phát triển các đô thị xung quanh sẽ bảo vệ vùng sản xuất nông nghiệp nằm xung quanh Thành phố Hà nội khỏi quá trình đô thị hoá. Phát triển hệ thống vận tải công cộng liên kết Thành phố Hà nội trung tâm và các đô thị xung quanh cũng như giữa các khu vực đô thị. Bảo vệ môi trường đô thị thông qua các dự án kỹ thuật nhằm cải tạo các điều kiện giao thông, hệ thống cấp thoát nước cũng như việc quản lý chất thải rắn. Hướng phát triển lâu dài Thành phố Hà nội chủ yếu về phía tây, hình thành chuổi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây; phía bắc là cụm đô thị Sóc Sơn – Xuân Hoà - Đại Lải – Phúc Yên và các đô thị khác nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng. Trước mắt, hướng mở rộng Thành phố Hà nội trung tâm về phía Tây Bắc, Tây Nam ,và phía Bắc.Trong đó ưu tiên cho đầu tư phát triển khu vực phía bắc Sông Hồng hình thành nên một Hà nội mới gồm các khu vực Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên và tiếp tục các dự án đầu tư phát triển ở khu vực Nam Thăng Long. Quy hoạch phát triển đó phải gắn liền với mục tiêu chủ yếu sau: Tăng trưởng GDP: Năm 2000 so với năm 1995 tăng gấp 2,3 lần. Năm 2020 so với năm 2001 tăng gấp 4,3 lần. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế : Trong giai đoạn 1995 – 2000 là 15% Trong giai đoạn 2001- 2010 là 16 % Tăng trưởng xuất khẩu đạt 25% / năm Bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.[15] Trong quá trình thực hiện phương hướng mục tiêu vừa nêu trên hệ thống cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Do đó, cùng với việc xây dựng phương hướng phát triển Thành phố Hà nội , cần phải xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đô thị cho Thành phố để tiếp tục đầu tư , cũng cố và phát triển đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế. 1.2. Phương hướng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà nội đến năm 2020. a. Giao thông. Phát triển hệ thống giao thông bảo đảm các nguyên tắc chung sau đây: - Cơ sở hạ tầng giao thông phải được ưu tiên phát triển đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác để hình thành qui hoạch Thành phố hoàn chỉnh nhằm phục vụ một cách có hiệu quả cho các hoạt động kinh tế xã hội của thủ đô. - Đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông , bao gồm hệ thống giao thông động và giao thông tĩnh phải đạt tỷ lệ bình quân 25% đất đô thị. - Việc phát triển giao thông vận tải thủ đô phải lấy việc phát triển vận tải hành khách công cộng làm khâu trung tâm, bảo đảm tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2010 là 30%, đến năm 2020 là 50% lượng hành khách.[15] * Đường Bộ - Cải tạo và mở rộng các tuyến quốc lộ hướng vào Thành phố: Quốc lộ 1, Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 32 ... Xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc Láng – Hoà Lạc. - Hoàn thiện việc xây dựng các tuyến đường vành đai số1, số 2, số 3, đồng thời cần nghiên cứu để chuẩn bị mở đường vành đai 4. - Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện có trong Thành phố, đặc biệt là việc cải tạo mở rộng các hành lang giao thông và nút giao thông như: Đường Tây Sơn với nút Ngã Tư Sở; đường Lê Duẩn với nút Ngã Tư Vọng; đường La Thành với nút Kim Liên, nút Ô Chợ Dừa, nút Cầu Giấy; đường Trần Quang Khải với nút cầu Chương Dương; đương Bạch Mai; Đại La với nút Ngã Tư Trung Hiền; đường Hoàng Hoa Thám, Thuỵ Khuê với Ngã Tư Bưởi ; Đường Láng Trung – Nguyễn Chí Thanh- Liễu Giai; Đường Cầu Giấy – Kim Mã - Hùng Vương. Đồng thời cải tạo chỉnh trang lại mạng lưới đường tại các khu phố cũ và khu phố cổ. - Xây dựng tuyến trục chính xuyên suốt Bắc Sông Hồng bằng cách kéo dài quốc lộ 5 qua sông Đuống, qua Nam Cổ Loa, nam Vân Trì, nhập vào đường Thăng Long – Nội Bài. Bổ sung thêm các tuyến đường ở những khu vực có mật độ đường thấp . - Xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại mạng lưới đường kết hợp đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác tại các khu phát triển mới. - Bố trí đồng đều hệ thống bãi đỗ xe, các điểm đầu điểm cuối và điểm dừng của mạng lưới xe buýt. Hiện có 3 bến xe liên tỉnh Gia Lâm, Giáp Bát, Kim Mã. Dự kiến sẽ xây dựng thêm một bến ở phía bắc sông Hồng tại Đông Anh. Ngoài ra xây dựng thêm các bãi đổ xe đảm bảo 4-7% diện tích đất đô thị. - Ngoài cầu Thăng Long, Chương Dương, xây dựng lại cầu Long Biên, xây dựng mới cầu Thanh Trì và các cầu khác qua sông Hồng. * Đường sắt. - Đối với hệ thống đường sắt quốc gia, giữ nguyên hệ đầu mối đường sắt phía Tây Thành phố, xây dựng mới đoạn Văn Điển-Cổ Bi (qua cầu Thanh Trì) sau đó vượt sông Đuống ở trạm bơm Bốt Vàng và đi lên ga Bắc Hồng, tránh khu di tích Cổ Loa. Hoàn chỉnh hệ thống ga đường sắt, trong đó gồm các ga Phú Diễn, Hà Đông, Việt Hưng, Giáp Bát, Gia Lâm, Yên Viên, Bắc Hồng, Vân Trì, Cổ Loa. Trong đó các ga Cổ Bi, Yên Viên, Bắc Hồng là những ga lập tàu hàng và các ga Giáp Bát, Gia Lâm, Phú Diễn là các ga lập tàu khách. - Ưu tiên xây dựng hệ thống đường sắt đô thị để tạo nên những trục chính của mạng lưới vận tải hành khách công cộng của thủ đô, bao gồm cả các tuyến đi trên cao và đi ngầm. Trước mắt xây dựng tuyến: Văn Điển-Hàng Cỏ-Gia Lâm-Yên Viên, tiếp đó là tuyến Hà Đông-Ngã Tư Sở-Hàng Cỏ... Cần chú trọng tổ chức và xây dựng các đầu mối trung chuyển hành khách có lưu lượng lớn và hiện đại như ga Hàng Cỏ. * Hàng không Nâng cấp sân bay Nội Bài. Xây dựng các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hoà Lạc và các sân bay nội địa. Trong tương lai xây dựng sân bay quốc tế tại Miếu Môn. * Đường sông Tiến hành nạo vét, chỉnh trị kênh hoá sông Hồng, nâng cấp các cảng Hạ Nội, Khuyến Lương đảm bảo cho tàu 2000-3000 Tấn ra vào đễ dàng. Đồng thời mở thêm các cảng hành khách Vạn Kiếp, Thượng Cát. b. Cấp nước. Phía hữu ngạn nguồn nước chủ yếu là nước ngầm sử dụng 10 nhà máy nước: Hạ Đình, Lương Yên, Tương Mai, Ngô Sỹ Liên, Ngọc Hà, Mai Dịch. Pháp Vân, Yên Phụ... Tổng công suất tới năm 2000 là 495000m3/ngày đêm. Phía tả ngạn giai đoạn này sở dụng nhà máy nước Gia Lâm, Sài Đồng, xây dựng nhà máy nước ven đê sông Hồng, nâng cấp nhà máy nước Đông Anh. Năm 2010-2020 phía hữu ngạn sẽ bổ sung nước sông Đà cộng với nước ngầm khoảng 796000m3/ngày đêm. Nhằm đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đến năm 2010 là 150-180l/người/ngày với 90-95% dân số đô thị được cấp nước và đến năm 2020 đạt là 180-200l/người/ngày và 100% dân số đô thị được cấp nước.[15] c. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường. - Cải tạo, nâng cấp và sử dụng hệ thống cống chung thoát nước bẩn và nước mưa tại các khu vực nội thành và xây dựng hệ thống cống thoát nước bẩn riêng tại các khu vực được xây dựng. +Xây dựng công trình đầu mối Yên Sở. + Cải tạo 4 sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét và đoạn sông phân lũ Xét Lừ với tổng chiều dài 34 km. + Cải tạo và xây dựng hơn 40000 cống ngầm. + Xây dựng nhà máy xử lí rác thải tại khu vực Kim Liên và khu vực Trúc Bạch để khẳng định mô hình thí điểm. + Cải tạo 7 cửa xã lũ và cửa điều tiết: Thanh Liệt , Nghĩa Đô trên sông Tô Lịch; Văn Điển, Hoà Bình trên sông Kim Ngưu; Cống trắng trên sông Lừ; Hồ Tây A; Hồ Tây B. Đến năm 2020 bảo đảm 100% khối lượng chất thải rắn của Thành phố được thu gom, vận chuyển xử lý bằng công nghệ thích hợp. Xây dựng các bải rác: Tam Hiệp, Tay Mỗ, Xuân Phương (đợt đầu). Xây dựng khu tái chế tại Minh Trí, Minh Phú, Sóc Sơn. Cải tạo và xây dựng các nghĩa trang Văn Điển, Mai dịch, Thanh Tước, Yên Trì. Xây dựng nghĩa trang mới tại Tây Tựu và phía bắc huyện Sóc Sơn.[15] 1.3. Các dự án phát triển hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội đến 2020. Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội đến năm 2020 được lập căn cứ vào các quy hoạch tổng thể phát triển chung, các quy hoạch chuyên ngành, các kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn. Danh sách các dự án này được trình bày trong bảng sau: Bảng12: Tóm tắt các dự án phát triển hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội đến năm 2020 Loại dự án Số lượng dự án Tổng số MOT HPC EVN VNR CAAV Cải tạo xây dựng đường 72(15) 24(7) 48(8) - - - Giao thông công cộng 3(1) - 3(1) - - - Phát triển đô thị 4(-) - 4(-) - - - Tài chính 1(-) - 1(-) - - - Đường sắt 7(1) - - - 7(1) - Thoát nước 8(2) - 8(2) - - - Quản lý chất thải rắn 2(1) - 2(1) - - - Cấp nước 8(4) - 8(4) - - - Công trình công cộng 1(-) - 1(-) - - - Cung cấp năng lượng 7(-) - - 7(-) - - Cảng sông và vận tải thuỷ 6(-) 6(-) - - - - Sân bay 3(1) - - - - 3(1) Tổng 125(25) 30(7) 75(16) 7(-) 7(1) 3(1) Nguồn: Nội dung báo coa sđiều chỉnh quy hoạch chung thủ dô Hà Nội đến năm 2020 - UBND Thành phốHà Nội. Chú ý: Số liệu trong ngoặc () trình bày số lượng dự án đang được thực hiện hoặc sẽ được thực hiện. Ghi chú: MOT: Bộ giao thông vận tải, HPC: Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, EVN: công ty điện lực Việt Nam, VNR: đường sắt quốc gia Việt Nam, CAAV: hàng không dân dụng Việt Nam. Tổng số các dự án phát triển hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội đến năm 2020 là 122 dự án/tiểu dự án. Trong đó có 60% là các dự án cải tạo và xây dựng đường bộ giao thông. 1.4 Nhu cầu vốn. Theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 thì dự kiến GDP đạt 1006 USD/người/năm vào năm 2000 và 3555 USD/người/năm vào năm 2010 và 11504 USD/người/ năm. Để thực hiện phương hướng quy hoạch trên nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn (khoảng 25 tỷ USD). Trong đó theo tính toán sơ bộ thì từ nay đến năm 2010 cần khoảng 15 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư từ các nguồn vốn trong nước chỉ chiếm 47%. Nừu phấn đấu tăng tích luỹ cho đầu tư thì trong giai đoạn này, Thành phố Hà Nội có thể đảm bảo được khoảng 50% nhu cầu vốn đầu tư, phần vốn thiếu còn lại thì cần gọi vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả FDI vào ODA).[15] 2. Định hướng huy động, thu hút nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội. 2.1 Thứ tự ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đi đôi với việc huy động các nguồn lực nội tại Thành phố Hà Nội cần tập trung huy động nguồn vốn ODA. Sau khi có nghị định 87/CP của Chính phủ ban hành ngày 5/8/1997, hướng ưu tiên thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Thành phố Hà Nội tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu sau: Lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội: Giao thông đô thị. Cấp thoát nước. Môi trường đô thị (rác, bụi, tiếng ồn...) Y tế và vệ sinh phòng dịch Phát triển thể chế và tăng cường năng lực: Nâng cấp giáo dục. Đào tạo nhân lực. Cải cách thể chế và năng lực quản lý. Phát triển khoa học và công nghệ. áp dụng công nghệ tin học trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lý kinh tế xã hội, định hướng chiến lược. áp dụng công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực sản xuất đời sống kinh tế xã hội. Các dự án thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ODA. Các dự án, chương trình thuộc lĩnh vực phát triển thể chế tăng cường năng lực và phát triển khoa học công nghệ chủ yếu sử dụng nguồn vốn không hoàn lại, có thể kết hợp một phần vốn cho vay ưu đãi. 2.2. Định hướng huy động và thu hút nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội. Kết cấu hạ tầng đô thị bao gồm những lãnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, nhiều công trình có yêu cầu công nghệ và kỹ thuật cao. Vì vậy thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này là rất cần thiết do nguồn vốn này có lãi suất rất thấp (0-6,5%), thời gian trả nợ dài (khoảng 30-40 năm) và được cung cấp từ nhiều nước đã phát triển có trình độ khoa học và công nghệ cao. Trên cơ sở các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển dài hạn của Thành phố, định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đến năm 2020 được phân chia trong các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1998-2000. Kế hoạch huy động nguồn vốn ODA cho các dự án ODA trong giai đoạn này được trình bày trong phụ lục 2. Nội dung của kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn ODA này là: - Tiếp tục triển khai các dự án ODA gối đầu từ các năm trước. - Triển khai các dự án ODA bắt đầu năm 1998. - Tiếp tục thương lượng và đàm phán triển khai cuối năm 1998, 1999 và 2000 các dự án: + Dự án nâng cấp mở rộng đường nội đô (bên trong vành đai 2) do Nhật Bản tài trợ vay vốn. + Dự án xây dựng cầu vượt tại 3 nút giao thông Ngã Tư Vọng, Kim Liên, Nam cầu Chương Dương do Nhật Bản tài trợ vay vốn. + Dự án phát triển khu tái định cư giữa vành đai 2 và vành đai 3 do Nhật Bản tài trợ. + Dự án phát triển hạ tầng Nam Thăng Long giai đoạn 1 do Nhật Bản tài trợ vay vốn. + Dự án cải tạo hệ thống ống nước cũ bằng công nghệ mới do Đan Mạch tài trợ vay vốn. + Dự án nâng cấp trường kỹ thuật xây dựng số 2 Hà Nội do Pháp tài trợ không hoàn lại. + Dự án đầu tư khẩn cấp trang thiết bị thu gom vận chuyển rác do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. + Dự án nghiên cứu khả thi thu gom và vận chuyển chất thải rắn do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Trong tổng số 29 dự án ODA đang hoạt động và đang tiến hành đàm phán kêu gọi tài trợ để thực hiện trong 3 năm 1998-2000. Tổng số vốn đầu tư dự kiến là 630,4 triệu USD trong đó ODA của nước ngoài là 513,4 triệu USD và vốn trong nước là 114,9 triệu USD chiếm khoảng 18%. * Có 15 dự án đã triển khai từ các năm trước và đang tiếp tục thực hiện trong năm 1998 và các năm sau với: Tổng vốn đầu tư là: 394,75 triệu USD. Trong đó: Vốn nước ngoài 316,519 triệu USD Vốn trong nước là 78,236 triệu USD Vốn trong nước cần đến năm 2000 là 58,837 triệu USD. * Có 5 dự án đã thỏa thuận, đàm phán xong được chấp nhận và triển khai vào năm 1998 với: Tổng vốn đầu tư: 28,86 triệu USD Trong đó: Vốn nước ngoài: 25,511 triệu USD Vốn trong nước: 1,35 triệu USD. Vốn trong nước cần đến năm 2000 là: 0,65 triệu USD. * Có 9 dự án đang kêu gọi đàm phán ở các mức độ khác nhau, có tính khả thi cao sẽ được chấp nhận tài trợ đầu tư với: Tổng vốn đầu tư là: 208,74 USD Trong đó: Vốn nước ngoài là: 173,4 triệu USD. Vốn trong nước là: 35,34 triệu USD. Vốn trong nước cần đến năm 2000 là: 20,2 triệu USD. b. Giai đoạn 2000-2010: Các dự án ODA trong giai đoạn này được trình bày ở phụ lục 3. Mục tiêu đến năm 2010 là nhằm nâng cấp phát triển hạ tầng của Thành phố để đuổi kịp trình độ của các Thành phố phát triển ở các nước trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội cần đầu tư vốn ODA thêm mỗi năm khoảng 300-400 triệu USD để đưa tổng số vốn đầu tư đạt 3,5-4,5 tỷ USD vào năm 2010. Phương hướng vận động và thu hút trong giai đoạn này là đẩy mạnh quan hệ hợp tác với đối tác truyền thống và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác tiềm năng là EU và Mỹ. Trong giai đoạn này cần phải xem xét và nghiên cứu nguồn vốn ODA dành cho phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. c. Giai đoạn 2010-2020. Cho đến năm 2020 Thành phố Hà Nội sẽ phát triển theo quy hoạch phát triển chung được chính phủ phê duyệt tháng 6/1998. Trên cơ sở quy hoạch này, Thành phố Hà Nội cần lựa chọn các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đô thị để tiến hành vận động ODA. Các dự án về hạ tầng đô thị bao gồm: giao thông, cấp nước, thoát nước, môi trường... vẫn là các dự án được ưu tiên cao. Các dự án khác về công nghiệp, nông nghiệp ... ngày càng có nhu cầu sử dụng vốn ODA. Đối với Việt nam, sau năm 2005 hoặc 2010 nguồn vốn ODA có thể giảm dần. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ để lựa chọn nguồn vốn đầu tư cho hợp lý. 2.3. Lựa chọn đối tác và nguồn tài trợ. Hiện nay mới chỉ có một số nước (Nhật, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển...) một số ngân hàng ( ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu á )và tổ chức quốc tế ( UNDP) tài trợ cho Việt nam và Thành phố Hà Nội thong qua một số dự án cho vay và viên trợ không hoàn lại. Trong đó có 3 nhà tài trợ lớn là: Nhật Bản, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB). 2.3.1 Nhật Bản.. Nhật Bản là nước có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới và đồng thời cũng là nước đứng đầu về cung cấp ODA. Đây là một đối tác quan trọng trong quá trình hợp tác và phát triển, với quy mô lớn tập trung cao cho các công trình then chốt thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Vốn ODA của Nhật không có điều kiện ràng buộc chính thức, thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh. Phương hướng chủ yếu sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản là tập trung cho các công trình như giao thông, thoát nước, cấp nước... 2.3.2. Ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triển châu á. WB có ưu thế quan trọng là vốn cho vay quy mô tương đối lớn, tập trung cho các dự án kết cấu hạ tầng đô thị, cho vay trọn gói một lần cho một dự án với mức phí cố định (0,75% phí/năm), thực hiện dự án thông qua đấu thầu cạnh tranh. Đi đôi với những ưu thế trên, vốn ODA của WB gắn liền với điều kiện thực hiện cam kết về chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế. ADB cũng có những lợi thế quan trọng như WB, đặc biệt ADB có nguồn hỗ trợ không hoàn lại ( khoảng 10 triệu USD/năm) để giúp chuẩn bị các dự án vay vốn hoặc dự án hỗ trợ kỹ thuật. Cần tập trung vốn của ADB vào lĩnh vực phục hồi và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quản lý môi trường. 2.3.3. Các nước Tây Âu và Autralia. Quy mô cung cấp ODA của từng nước đối với Việt nam là không lớn, nhưng tổng cộng lại thì đây cũng là một nguồn cung cấp có ý nghĩa quan trọng. Phương hướng thu hút nguồn vốn này nhằm thực hiện các dự án hạ tầng có khả năng hoàn trả. 2.3.4. Mỹ và Canada Đây là 2 nguồn cung cấp quan trọng, Canada hiện nay mới chủ yếu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Phương hướng thu hút nguồn vốn từ Canada để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Mỹ là nước có nền kinh tế mạnh nhất và đứng thứ 2 về cung cấp ODA sau Nhật Bản. Phương hướng trong thời gian tới là vận động thu hút nguồn vốn này đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2.3.5. Các tổ chức Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức Liên hiệp quốc chủ yếu cung cấp dự án hõ trợ kỹ thuật. Cần tập trung nguồn vốn này cho việc phát triển thể chế và phát triển khoa học công nghệ. Đối với các tổ chức phi chính phủ cần hướng nguồn vốn này hỗ trợ thực hiện các dự án có tính xã hội . II. Các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội 1. Hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ODA. 1.1. Cải tiến thủ tục chính sách về quản lý sử dụng ODA. Về khuôn khổ pháp lý, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp qui , xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Chính phủ trong việc điều phối quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Ngày 5/8/1997 Chính phủ ban hành qui chế quản lý sử dụng nguồn vốn ODA. Qui chế này cũng qui trình vận động, đàm phán ký kết, phê duyệt và phê duyệt các điều ước quốc tế về ODA, đưa ra các giải pháp cho các vấn đề phức tạp gây nên sự chậm trễ trong việc giải ngân. Qui định chế độ thông tin, định kỳ báo cáo kiểm tra và giám sát tiến trình thực hiện các chương trình dự án ODA. Để nhanh chống phát huy tác dụng tích cực của Nghị Định 87/CP. Các bộ, ban ngành ban hành các thông tư văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị Định như: Thông tư số 06/1998/TTLB- BKH- BTC ngày 14/8/1998 hướng dẩn qui chế quản lý vốn đối ứng cho các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, Thông tư số 11/98/TT/BTC ngày 22/1/1998 hướng dẫn về thuế đối với chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, Thông tư số 15//1997/TT/BKH ngày 24/10/1997 hướng dẫn thực hiện qui chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Đối với nguồn vốn ODA cơ quan đầu mối trông việc điều phối quản lý và sử dụng là Bộ Kế Hoạch–Đầu tư. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, trong các văn bản pháp qui đã ban hành vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra sự thiếu ăn khớp giữa các qui trình trong nước và các qui trình theo qui định của nước ngoài( chính sách thuế, đền bù, giải phóng mặt bằng...). Hơn nữa, hiện nay có tình trạng đối xử bất bình đẳng về loại thuế trực thu đối với các chuyên gia của các nước và các tổ chức quốc tế khác nhau. Chuyên gia UNDP( kể cả người Việt nam làm cho các tổ chức này), chuyên gia Thuỵ Điển, úc, EU ...không phải trả thuế thu nhập do các nước và các tổ chức này ký các hiệp định hợp tác với ta. Trong khi đó chuyên gia của một số nước khác thì phải nộp thuế thu nhập. Hoàn thiện các qui định về phân cấp: Nhiều nhà tài trợ cho rằng không nên áp dụng mô hình tổ chức thực hiện quá nhiều phân cấp như hiện nay. Ban quản lý dự án Trung ương, Ban quản lý dự án địa phương, Đơn vị thực hiện dự án. Theo họ trong những trường hợp có thể nên giao trực tiếp dự án cho Thành phố trực tiếp thực hiện, có quản lý ngành hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Và cũng cần đơn giản hoá các thủ tục hơn, rõ ràng hơn, nhất là phân cấp cho các Cục đầu tư phát triển ở các địa phương trong các vấn đề liên quan đến rút vốn. Bởi vì các Cục đầu tư thường gây phiền hà cho các chủ dự án trong quá trình rút vốn làm chậm tiến độ thực hiện các dự án ODA. 1.2. Hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Yếu tố quyết định đến tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA là cơ quan tiếp nhận có năng lực quản lý ODA và hợp nhất nguồn vốn này vào qui trình thống nhất để quản lý. Sự tập trung quản lý các dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn ODA cần được tăng cường và phân định rõ ràng để đảm bảo cho công tác quản lý và điêù phối có hiệu quả hơn. Việc tập trung quản lý sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công tác điều phối và quản lý, và đảm bảo cho các nhà tài trợ được khuyến khích tài trợ vào các dự án nằm trong chiến lược chung của quốc gia và của Thành phố. Cơ chế quản lý tập trung đảm bảo kiểm soát không chỉ về chính sách mà còn về lĩnh vực tài chính, điều này thúc đẩy trách nhiệm và khả năng sẳn sàng. Do công tác quản lý ODA được tập trung, như vậy cần một cơ quan để theo dõi những cam kết tài chính và đảm bảo cho các khoản thanh toán nợ được thực hiện. Cơ chế quản lý tập trung là sự cần thiết đảm bảo rằng các nguồn nhân lực cùng với chi phí phát sinh có liên quan đến những dự án ODA sẽ được bố trí đầy đủ. Công tác quản lý nhà nước về các chương trình dự án ODA cần được cải tiến theo hướng đơn giản hoá thủ tục quản lý, các qui định hành chính để tạo điều kiện cho việc thực hiện thuận lợi các dự án và tránh những vấn đề gây trở ngại đến quá trình thực hiện dự án. Việc cần thiết là phải bảo đảm sự điều phối thống nhất và chặt chẽ giữa các bộ liên ngành như: Bộ Kế Hoạch- Đầu tư, Bộ Tài Chính, Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam, cũng như đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan ở địa phương, bộ chuyên ngành và Ban quản lý dự án . Thành phố Hà Nội cần xem xét và hệ thống hoá lại việc phân công trách nhiệm giữa các Sở ban ngành nhằm đảm bảo cho trách nhiệm điều phối quản lý ODA vào Sở Kế Hoạch-Đầu tư. Sở Kế hoạch- Đầu tư cũng cần có mối liên hệ chặt chẽ với các Sở chuyên ngành khác, các ban quản lý dự án đóng vai trò cầu nối giữa UBND Thành phố với các Bộ trung ương cũng như là đối với các nhà tài trợ... Làm cho quá trình quản lý các dự án ODA được chặt chẽ và thực hiện được nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, để quản lý các dự án ODA hiệu quả, nhanh chóng và chính xác hơn. Chúng ta cần ứng dụng công nghệ tin học và khoa học trong hệ thống quản lý dự án ODA. Là tập trung xây dựng một hệ thống mạng vi tính quản lý dự án ở Thành phố. Hệ thống này sẽ liên kết giữa cơ quan quản lý của Thành phố với mạng vi tính ở các cơ quan điều phối ở cấp trung ương, các ban quản lý dự án và các nhà tài trợ.Để đảm bảo trao đổi thông tin thuận lợi và liên tục cần qui định rõ ràng và thống nhất hệ thống mẫu biểu cho tất cả các cơ quan hợp tác và tham gia. Trước mắt, để giảm nhẹ công việc quản lý cần xây dựng và áp dụng các chương trình quản lý dự án ODA với những yêu cầu sau: Để đảm bảo tính dể sử dụng và thuận tiện cho công tác quản lý, tìm kiếm thông tin theo những yêu cầu khác nhau; có khả năng cho việc bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp sau này như tăng thêm các tiêu thức quản lý... Quản lý được đầy đủ các thông tin chi tiết của từng dự án. Phục vụ tốt nhu cầu in ấn các bảng biểu báo cáo. Kết xuất dữ liệu thông qua các bảng biểu cố định cũng như thông qua các bảng do người sử dụng xây dựng nên một cách nhanh chóng và dễ dàng. 2. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Trên cơ sở căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của quốc gia, Thành phố Hà Nội cần sớm thiết lập chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Chiến lược này cần tập trung vào việc sử dụng ODA với những mục tiêu phát triển rõ ràng, xác định dự án ưu tiên, chiến lược cho từng lĩnh vực... Trong chiến lược cũng cần hình thành một danh mục các dự án phát triển, các dự án khẩn cấp cho từng lĩnh vực cụ thể của Thành phố nhằm giới thiệu cho các nhà tài trợ để họ có thể tin tưởng rằng những dự án chương trình này đã chính thức được coi là ưu tiên và nằm trong chiến lược chung của Thành phố. Chiến lược này cũng cần đề ra những định hướng vận động và những hành động cụ thể để thu hút các nhà tài trợ quan tâm. Đồng thời cũng sắp xếp nhữnh lĩnh vực có đặc điểm mà nhà tài trợ có thể phát huy được thế mạnh vốn có của mình. Ngoài ra, việc hình thành chiến lược cũng nhằm tránh tình trạng một số chương trình dự án được lập một cách tự phát, không có sự điều phối do cơ quan, chuyên ngành và phía nhà tài trợ thoả thuận trước, cũng như để tránh việc lập lại dự án và lãng phí nguồn lực. 3. Tăng cưòng công tác kế hoạch hoá nguồn vốn ODA. Xuất phát từ lí do ODA là một nguồn vốn đầu tư có mục đích dược xác địnhtrong các chương trình dự án cụ thể được ký kết giữa Chính phủ Việt nam với bên tài trợ nước ngoài. Do đó văn kiện ODA mang tính pháp lý quốc tế. Mặt khác ODA là một nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ cho phát triển, chứ không thay thế cho nguồn lực trong nước. Do vậy thành quả của ODA là sự đóng góp từ cả hai phía, phía được tài trợ và phía tài trợ. Bởi vậy cần xác định rõ mức vốn đối ứng của phía Việt nam đóng góp. Đây là một vấn đề nan giải, vì vậy chúng ta cần tăng cường công tác kế hoạch hoá nguồn vốn. Các dự án ODA được ký kết cần phải được thể hiện trong kế hoạch năm của thành phố và của các cơ quan thực hiện dự án. Phần kế hoạch này được xây dựng có chất lượng sẽ bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế, thực hiện các tiến độ công trình, nâng cao hiệu đầu tư và quan trọng hơn là duy trì được uy tín đối với cộng đồng quốc tế. Để nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá nguồn vốn ODA cần chú trọng đến những vấn đề sau: Khi xây dựng được chương trình dự án ODA cần xác định được đầy đủ căn cứ và tính chất ưu tiên của nhu cầu. Khi chuẩn bị ký kết các điều ước quốc tế về ODA, cần xác định rõ mức vốn đóng góp trong nước (Vốn đối ứng), hình thức đóng góp và nguồn đóng góp (Ngân sách TW, Ngân sách địa phương, Cơ quan thực hiện dự án ...) Khi dự án được ký kết, phải đưa vào kế hoạch và bố trí đầy đủ và đúng tiến độ phần đóng góp trong nước để thực hiện dự án. Việc lập kế hoạch nguồn vốn ODA và vốn đối ứng phải vững chắc. Bố trí kế hoạch nguồn vốn ODA thiếu căn cứ sẽ dẫn đến tình trạng “giam vốn” đối ứng. Do điều kiện vốn trong nước còn hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu khác của kế hoạch. Xây dựng kế hoạch các chương trình, dự án ODA là cân đối các nguồn lực nhằm đảm bảo các thực hiện các cam kết với bên tài trợ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và cân đối tổng nguồn ODA vào đầu tư phát triển và các chỉ tiêu của nền kinh tế. Xây dựng kế hoạch năm thực hiện các chương trình, dự án ODA được thể hiện trong kế hoạch là xác định giá trị rút vốn trong năm kế hoạch( bao gồm cả vốn ngoài nước và trong nước ), nhằm thực hiện nội dung, tiến độ chương trình, dự án cam kết với bên tài trợ. Xây dựng kế hoạch rút vốn hàng năm đối với chương trình, dự án ODA phải được căn cứ vào những nội dung sau: Các điều ước quốc tế về ODA đối với chương trình, dự án: Nội dung bao gồm trách nhiệm các bên về các hoạt động trong khuôn khổ chương trình, dự án đối với khoản tiền nước ngoài, các khoản đóng góp trong nước của Việt nam; Nội dung các hoạt động và tiến độ thực hiện dự án. Chấp hành sự hướng dẩn chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng kế hoạch năm: Bao gồm chủ trương, chính sách mới ban hành liên quan đến việc lập kế hoạch đối với chương trình dự án ODA, những biện pháp lớn chỉ đạo thúc đẩy thực hiện chương trình dự án ODA nhằm đảm bảo các điều ước quốc tế về ODA. Khả năng thực thi cả dự án và dự báo các tác động khách quan ảnh hưởng đến tiến độ. Việc xây dựng kế hoạch rút vốn phải được tính toán kỹ về khả năng thực thi của dự án như điều kiện nhân lục, tiền vốn đảm bảo trong nước, thời gian vật chất tối thiểu cho các thủ tục xét thầu, trình duyệt, rút vốn, giải phóng mặt bằng... phải dự báo tính toán thêm các tác động khách quan thuận lợi và bất lợi ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Các văn bản hiện hành của nhà nước và bên tài trợ liên quan đến thực hiện chương trình dự án như thuế, nhập khẩu, thủ tục rút vốn... Các bước xây dựng kế hoạch rút vốn (bao gồm cả vốn ngoài nước và vốn đối ứng) đối với dự án ODA phải được lập đồng thời với việc xây dựng kế hoạch hàng năm. 4. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và các dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đảm bảo cho việc thực hiện dự án sau này được nhanh chóng thuận lợi. Chúng ta cần nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư. Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đô thị thường là các dự án có qui mô đầu tư lớn, lĩnh vực lại phức tạp lại liên quan đến nhiều khâu, nhiều lĩnh vực khác nhau nên khi lập dự án gặp phải những khó khăn nhất định. Qua thực tế lập các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị thời gian qua ở Thành phố Hà Nội , để nâng cao chất lượng dự án cần phải chú ý một số vấn đề sau: Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị phải có mục tiêu đầu tư và căn cứ pháp lý rõ ràng. Mục tiêu đầu tư được xác định trên cơ sở phân tích hiện trạng lĩnh vực dự kiến đầu tư, nhu cầu phát triển, so sánh quốc tế, ý tưởng đầu tư và khả năng cân đối nguồn vốn. Các căn cứ pháp lý rõ ràng, có hệ thống không mâu thuẫn với các giải pháp của dự án. Đảm bảo tính khoa học của dự án: Tính khoa học của dự án đòi hỏi dự án phải được lập trên cơ sở nghiên cứu công phu, tỷ mỹ nghiêm túc các khía cạnh của dự án. Đảm bảo tính hệ thống của dự án: Tính hệ thống của dự án đòi hỏi các nội dung của dự án phải được xây dựng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đồng thời toàn bộ dự án phải đặt trong tổng thể quá trình kinh tế xã hội chung của Thành phố, của Quận hay ngành, lĩnh vực cụ thể. Tính cụ thể của dự án đòi hỏi các tính toán, phân tích phải dựa trên các dữ liệu cụ thể đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với các dự án do người nước ngoài lập cần hết sức chú ý vấn đề này. Tính chuẩn mực cả dự án đòi hỏi các dự án phải được lập trên cơ sở các chuẩn mực chung. Nhất là các dự án ODA yêu cầu này phải được đặc biệt chú ý nhằm đảm bảo dự án đáp ứng được những qui định chặt chẽ không những của nhà nước Việt nam mà còn của các tổ chức quốc tế cấp vốn. Trong quá trình chuẩn bị dự án có sử dụng nguồn vốn ODA cần chú ý đến các chỉ tiêu phân tích kinh tế và tài chính như: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất lợi nhuận và chi phí (B/C), IRR...Đây cũng là một vấn đề quan trọng vì các nhà tài trợ cũng thường căn cứ vào kết quả đánh giá của các chỉ tiêu này, để xác định tính khả thi của dự án nhất là đối với các dự án kết cấu hạ tầng đô thị kêu gọi vốn nước ngoài do trong nước chuẩn bị. Đối với các dự án cùng với phía tư vấn nước ngoài chuẩn bị thì từ khâu lập dự án cần xác định rõ các qui trình, qui phạm kỹ thuật được áp dụng tránh tình trạng áp dụng qui trình nước ngoài nhưng lại không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương dẩn đến ảnh hưởng công tác trình duyệt sau này. 5. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý. Do đội ngũ cán bộ tham gia quản lý ODA ở các cấp còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Trong khi đó chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ODA có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thành công của dự án. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý và một số nhà tài trợ nước ngoài thì một trong những nguyên nhân chính làm cho tốc độ giải ngân chậm trong thời gian vừa qua là năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của những cán bộ tham gia trong các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện không đáp ứng được yêu cầu. Để tăng cường khả năng thu hút nguồn vốn ODA thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nguồn vốn này là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong thời gian tới, Thành phố Hà Nội cần tập trung nâng cao năng lực cán bộ trong lĩnh vực này. Việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ có thể tiến hành bằng những biện pháp sau: Xây dựng chiến lược cán bộ chuyên trách quản lý, kết hợp giữa việc đào tạo tại chỗ cán bộ hiện có với đào tạo lâu dài đội ngũ cán bộ kế cận. Khuyến khích những cán bộ quản lý tự nghiên cứu nâng cao năng lực và trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ trong công việc mình phụ trách. áp các biện pháp nhằm thu hút những cán bộ có năng lực và trình độ từ nơi khác tham gia vào việc thực hiện dự án ODA . Tổ chức các khoá đào tạo mời chuyên gia có nhiều kinh nghiệm kkể cả chuyên gia nước ngoài giảng dạy, và các khoá đào tạo về quản lý ở nước ngoài. Vận động các nhà tài trợ nước ngoài tài trợ cho các khoá học nâng cao năng lực cho các cán bộ trong nước. 6. Tăng cường công tác đánh giá và theo dõi dự án ODA. Do việc theo dõi thực hiện dự án của Thành phố hiện nay vẩn chưa được tổ chức một cách có hệ thống. Các cơ quan quản lý ODA việc theo dõi, đánh giá thực hiện cũng còn hạn chế, rất khó khăn trong việc tổng hợp phân tích và lập báo cáo. Bởi vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác đánh giá và theo dõi dự án. Theo dõi và đánh gía tình hình thực hiện chương trình dự án ODA bao gồm: Xác định và cập nhật các thông tin về tiến độ thực hiện dự án. Tình hình thực hiện các hoạt động của dự án: giải ngân thực tế vốn nước ngoài, vốn trong nước, khối lượng công việc thực tế đã đạt được. Mức độ thực hiện các mục tiêu của dự án. Phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và kiến nghị với các cơ quan liên quan biện pháp giải quyết. Lập báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dự án và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Để tăng cường công tác theo dõi và đánh giá các dự án ODA cần tập trung tiến hành các biện pháp sau: Thiết lập một bộ phận chuyên trách theo dõi và quản lý các dự án ODA ở Thành phố với những nhiệm vụ chính: Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm cho các dự án ODA. Cung cấp các thông tin liên quan cho các bên liên quan để kịp thời bố trí vốn đối ứng. Thu thập các báo cáo theo dõi định kỳ từ các cơ quan thực hiện, phân tích tìm ra những vướng mắc trình Thành phố và các cấp cao hơn giải quyết. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê đánh giá tình hình thực hiện dự án ODA. Các ban quản lý dự án cần coi trọng công tác báo cáo tình hình thực hiện dự án tránh tình trạng sơ sài, nặng về số liệu, ít phần kiến nghị và giải pháp. Các ban quản lý cần phải chủ động trong việc gửi báo cáo thường xuyên theo đúng thời gian đã được qui định. Tổ chức các cuộc giao ban định kỳ, hội nghị kiểm điểm để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. 7. Cải thiện mối quan hệ giữa nhà tài trợ và phía tiếp nhận. ODA thực sự là một công việc chung giữa phía nhà tài trợ và phía tiếp nhận. Khái niệm quan hệ hợp tác đã trở nên quen thuộc trong chu trình ODA và chứa đựng những hàm ý về 2 đối tác cùng chung sức thực hiện một công việc mà cả hai bên cùng có lợi. Sự bất bình đẳng trong mối quan hệ này có thể dẫn đến hiểu lầm và bất đồng thường xuyên giữa các đối tác. Để cải thiện và tăng cường thường xuyên mối quan hệ giữa nhà tài trợ và phía tiếp nhận, điều quan trọng là các bên cần phải hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. Các thủ tục ODA về đấu thầu hay chính sách cần phải được thương thảo giữa nhà tài trợ và các cơ quan chính phủ và phải được áp dụng một cách linh hoạt trong các trường hợp cụ thể . Một số kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy, theo thời gian sự không cân bằng về năng lực giữa bên tiếp nhận và bên tài trợ sẻ dẫn đến những ưu thế và kiểm soát của phía tài trợ đối với các khâu hình thành, thiết kế, thực hiện và giám sát dự án. Các cơ quan tiếp nhận của Việt Nam và thành phố Hà Nội cần đóng một vai trò tích cực hơn trong việc hình thành, thực hiện và đánh giá các dự án ODA. Điều này không thể thực hiện được nếu như chính phủ hay Thành phố Hà Nội không nổ lực hợp nhất ODA vào các chương trình phát triển của Quốc Gia và địa phương . 8. Nâng cao tốc độ giải ngân. Không thực hiện đúng tiến độ đưa các công trình được tài trợ bằng nguồn vốn ODA vào hoạt động sẻ ảnh hưỏng đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Đôi khi giải ngân chậm sẻ làm cho điều kiện ưu đãi kém đi, thời hạn hiệu lực vốn giảm, giảm lòng tin các nhà tài trợ ... Bởi vậy cần có giải pháp để nâng cao tốc độ giải ngân. Nâng cao tốc độ giải ngân sẻ đảm bảo thực hiện đúng tiến độ của dự án và duy trì lòng tin đối vơí nhà tài trợ . Để nâng cao tốc độ giải ngân các dự án sử dụng nguồn vốn ODA cần tiến hành các biện pháp tổng hợp như đề cập ở trên và tiến hành các biện pháp sau : Do mổi nhà tài trợ đều có những quy trình riêng, thủ tục riêng và khá phức tạp. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu các quy trình, thủ tục của từng nhà tài trợ về giải ngân, về tổ chức đấu thầu, nghiên cứu về các quy trình tiếp nhận vốn ODA và các phương án thực hiện . Bố trí đầy đủ và kịp thời đúng tiến độ vốn đối ứng . Nghiên cứu đơn giản hoá thủ tục trình, duyệt dự án nhàm rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án. Tiến hành hội nghị, hội thảo để bồi dưỡng cán bộ quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, bồi dưỡng kiến thức về các thủ tục liên quan đến vấn đề đấu thầu, thanh toán và báo cáo định kỳ . Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện cơ chế về giải phóng mặt bằng . Kết Luận Nguồn vốn ODA có một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng của Thành phố Hà Nội. Kết cấu hạ tầng đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, cấp nước, thoát nước, môi trường...Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị được coi là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính Phủ, các Bộ ngành TW và Thành Uỷ, UBND Thành phố Hà Nội nên đã thu hút được nhiều dự án ODA cho sự nghiệp phát triển của thủ đô. Nhiều dự án ODA có mức vốn đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng đã được thực hiện ở Thành phố Hà Nội góp phần thúc đẩy kinh tế Thành phố phát triển, nhờ vậy mà diện mạo của Thành phố ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Công tác vận động thu hút, quản lý và sử dụng các dự án ODA đã có nhiều cải tiến, nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được xem xét nghiên cứu hoàn thiện để tăng cường hiệu quả nguồn vốn này. Nhu cầu vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thủ đô nói chung và cho hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị trong giai đoạn tới là rất lớn. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì khả năng huy động vốn trong nước dành cho phát triển là không đủ, chỉ chiếm tối đa khoảng 50%. Phần còn lại phải huy động từ nguồn đầu tư và tài trợ bên ngoài. Lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị là lĩnh vực có nhu cầu đầu tư lớn, yêu cầu về trình độ công nghệ cao và phức tạp, việc hoàn vốn khó khăn và thời gian dài. Vì vậy, thu hút nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này là phù hợp và cần thiết. Trong thời gian có hạn, chuyên đề này đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề cơ sở và lý luận của việc vận động, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, xem xét và đánh giá tình hình đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị trong những năm qua, đánh giá tình hình thực hiện công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng, xem xét những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nghiên cứu mục tiêu và định hướng phát triển Thành phố Hà Nội trong tương lai. Để từ đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho sự nghiệp phát triển Thành phố, mà trước hết là cho phát triển kết cấu hạ tầng đô thị của Thành phố Hà Nội . Hà Nội ngày 4/7/1999 Sinh viên: Lê Đình Hoàng Tàsi liệu tham khảo Nghị định số 09/1998/NĐ/CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Nghị định 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chếql và sử dụng nguồn Hổ trợ phát triển chính thức. Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ ban hành Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng. Thông tư số 11/1998/TT/BTC ngày 22/1/1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế đối với chương trình , dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Thông tư số 06/1998/TTLB- BTC-BKH ngày 14/8/1998 hướng dẫn cơ chế quản lý vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Thông tư số 15/1997/TT- BKH ngày 24/10/1997 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hện quy chế quản lý và sử dụng nguồn ODA ban hành kèm theo NĐ87/CP. Nguyễn Ngọc Mai - Giáo trình kinh tế đầu tư - Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Nguyễn Thanh Bình - Nguyễn Mạnh Chính - Định hướng quy hoạch và phát triển các dự án kêu gọi viện trợ và đầu tư nước ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường Thành phố Hà Nội. Nguyễn Thế Chinh, 1996,Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho quản lý môi trường và tăng trưởng kinh tế thủ đô. Lê Du Phong, 1996, Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tài liệu hội thảo: Hệ thống quản lý và theo dõi ODA , Hà Nội ngày 2/3/1998. Báo cáo tình thực hiện các dự án ODA của thành phố Hà Nội 1991-1996, 1996-1998 - Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội. Báo cáo tình hình đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 1991- 1995, 1996- 1998 - Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội Báo cáo tình hình kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội năm 1998- Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội Nội dung báo cáo điều chỉnh qui hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020- UBND Thành phố Hà Nội. Nhìn lại 5 năm thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư -12/1997 Cục thống kê Hà Nội - Niên Giám thống kê Hà Nội 1991-1998 Thời báo kinh tế Việt nam số 31/99, 34/99, Kinh tế 98- 99 Việt Nam và Thế giới. Tạp chí kinh tế phát triển số 25/98 Tạp chí Con số và Sự kiện số 10/97, 9/98, 1/99. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4/98, 8/98. OECF Annual report 1996. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương I: Một số vấn đề lý luận chung. I. Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư. 1. Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư. 2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư. 3. Nội dung của vốn đầu tư. II. Kết cấu hạ tầng và nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng đô thị. 1. Kết cấu hạ tầng và vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. III. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và việc phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. 1. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. IV. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA 3 3 3 5 7 8 8 11 13 13 18 22 Chương II: Thực trạng công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội. I. Khái quát tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt nam. 28 28 1. Tình hình hợp tác phát triển. 2. Các đối tác tài trợ. 3. Hình thức cung cấp. 4. Tình hình cam kết. 5. Tình hình ký kết các điều ước quốc tế. 6. Tình hình giải ngân. II. Tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội. 1. Các dự án ODA phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội. 2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Hà Nội trong những năm qua. 3. Đánh giá các lĩnh vực. III. Thực trạng công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội. 1. Tình hình kinh tế xã hội 2. Tình hình hợp tác phát triển. 3. Lĩnh vực thu hút ODA. 4. Các nhà tài trợ cho Thành phố Hà Nội. 5. Tình hình thực hiện ODA 6. Đánh giá công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Thành phố Hà Nội. 28 30 30 31 32 34 35 35 41 47 54 54 56 57 59 60 61 Chương III: Phương hướng và giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội. I. Mục tiêu và phương hướng thu hút nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội. 1. Mục tiêu và phương hướng phát triển hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội 2. Định hướng thu hút các nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội. 68 68 68 74 II. Các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội. 1. Hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ODA. 2. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA một cách toàn diện. 3. Tăng cường công tác kế hoạch hoá nguồn vốn ODA. 4. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và lập các dự án sử dụng nguồn vốn ODA. 5. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý. 6. Tăng cường công tác đánh giá và theo dõi dự án. 7. Cải thiện mối quan hệ giữa nhà tài trợ và phía tiếp nhận. 8. Nâng cao tốc độ giải ngân. 79 79 82 82 84 85 86 87 88 Kết luận 89 Tài liệu tham khảo 91 Những từ viết tắt ADB: Asia Development Bank. DAC: Development Assistance Committee. EU: European United. FAO: Food and Agriculture Organization. FDI: Foreign Direct Investment. GNP: Gross National Product. IFDA: International Fund for Development Agricultural. IMF: International Monetary Fund. JICA: Japan International Cooperation Agency. NGO: Non-Govermental Organization. ODA: Official Development Assistance. OECD: Organization for Economic Cooperation and Development. OECD: Oversea Economic Cooperration Fund. OPEC: Organization of Petroleum Exporting Countries. UNDP: United Nations Development Programme. UNFPA: United Nations Population Fund. UNICEF: United Nations Children’s Fund. UNIDO: United Nations Industrial Development Organization. UNHCR: United Nations High Commissioner for Refugees. WB: World Bank. WHO: World Health Organization. WFP: World Food Programme.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0010.doc
Tài liệu liên quan