Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

Nguồn vốn vay từ hệ thống tài chính tín dụng chủ yếu cung cấp cho loại đầu tư mới máy mọc thiết bị còn kém chất lượng do loại đầu tư này không mang tính rủi ro cao và có thể thấy được kết quả rất cụ thể của các dự án đầu tư. Tuy nhiên để có thể tiếp cận được nguồn vốn này thì doanh nghiệp phải có lượng vốn nhất định để được chấp nhận hoặc bảo đảm tiền vay. Các dự án sẽ được thẩm định trước khi cho vay, với các dự án có tính khả thi sẽ được chấp nhận. Mặt khác, với các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính mạnh thì ngân hàng cũng có thể xem xét và cấp vốn cho những dự án có tính khả thi không cao. Như vậy có thể thấy dường như nguồn vốn cung cấp chủ yếu cho doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh.

doc64 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí cho nghiên cứu triển khai tốn kém về chi phí và thời gian. Vì vậy việc nhập khẩu công nghệ sẽ đáp ứng được cả về thời gian và chi phí. Nhờ nhập khẩu thiết bị mới DN có thể nâng cao năng suất và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc nếu xét về dài hạn nếu không đầu tư và chú trọng cho R&D, cải tiến máy móc và làm chủ máy móc thì DN cũng không thể nâng cao được khả năng cạnh tranh. Điều này cũng một phần lý giải vì sao trong những năm qua nhiều DN nhập khẩu máy móc công nghệ mới về nhưng không phát huy được hiệu quả, tốn kém chi phí. Bên cạnh đó việc đổi mới dây chuyền máy móc kéo theo việc đổi mới cách quản lý và đổi mới cả sản phẩm. Cuộc điều tra trên 7850 doanh nghiệp công nghệ của Tổng cục Thống kê trong năm 2005 cũng cho thấy, chỉ có 3.86% trong 293 doanh nghiệp đầu tư vào R&D, tỷ lệ này giảm sút 2 lần so với năm 2002 (chiếm 6.14%). Cũng theo điều tra của Bộ KH&ĐT, kết quả phân tích trên 41000 doanh nghiệp ở 30 tỉnh, thành phố cho biết, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến thông tin khoa học và công nghệ, chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt trình độ tiên tiến. Đồ thị 2.2: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp. Nguồn: CIEM; UNDP Công nghệ được sử dụng ở các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là máy móc thiết bị từ những năm 80 (39%) và 90 (57%). Hiện nay chỉ còn 10% các doanh nghiệp sử dụng thiết bị từ những năm 70 và rất ít doanh nghiệp sử dụng những thiết bị nhập từ thập niên 60. Việc đổi mới từng khâu, từng phần trong quá trình sản xuất là khá phổ biến ở các doanh nghiệp, bên cạnh việc sử dụng những dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị mới được đầu tư, một số doanh nghiệp vẫn đồng thời sử dụng các máy móc thiết bị cũ từ những thập niên trước. Xét theo hình thức sở hữu thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ khá hiện đại, chủ yếu là công nghệ những năm 90, chiếm 72.7%. Tương ứng với doanh nghiệp nhà nước là 60.0% và doanh nghiệp tư nhân là 46.5%. Từ năm 2001 tới nay tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ và mức độ ưu tiên thực hiện cho từng hoạt động khá cao. Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu và triển khai là 67%, cải tiến quy trình sản xuất hiện có là 91%. Bảng 2.6: Tỷ lệ DN tiến hành đổi mới công nghệ và mức độ ưu tiên thực hiện cho từng hoạt động. Các hoạt động đổi mới công nghệ Tỷ lệ (%) R&D 67 Cải tiến quy trình sản xuất hiện có 91 Cải tiến sản phẩm 78 Áp dụng quy trình sản xuất mới 75 Thiết kế hoặc đưa ra sản phẩm mới 73 Các hoạt động khác 0 Nguồn: CIEM; UNDP Việc đánh giá kết quả của quá trình đổi mới công nghệ chỉ mang tính tương đối, vì quá trình đổi mới công nghệ có thể kéo dài nhiều năm. Nhận thức được vai trò của khoa học công nghệ cũng như việc đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp cũng đã tích cực và chú trọng tới việc đầu tư đổi mới công nghệ và đã đạt được một số kết quả. Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành R&D khoảng trên 50% với 58% có đề tài được nghiệm thu. Cải tiến quy trình sản xuất hiện có là 91% và có 66% có quy trình sản xuất cải tiến được áp dụng. Bảng 2.7: Kết quả của quá trình đổi mới công nghệ. Các hoạt động ĐMCN Tỷ lệ DN tiến hành Tỷ lệ thu được kết quả R&D 55 58% đề tài được nghiệm thu Cải tiến quy trình sản xuất hiện có 91 66% có quy trình sản xuất cải tiến được áp dụng Cải tiến sản phẩm 78 63% có sản phẩm cải tiến Thiết kế hoặc đưa ra các sản phẩm mới 73 51% có sản phẩm mới Nguồn: CIEM 2.2. Thực trạng các nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian qua. 2.2.1. Vốn ngân sách Nhà nước. Việc doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động R&D, chuyển giao công nghệ và đào tạo. NSNN hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí đào tạo, chuyển giao công nghệ và cho vay tín dụng. Tuy nhiên việc các DN tiếp cận nguồn hỗ trợ này còn rất hạn chế. Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường chiếm khoảng 2% tổng quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm từ 2000 đến nay.. Bảng 2.8: Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường. Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Chi SNKH và môi trường 1,243 1,852 1,853 2,362 2,584 2,540 Tổng chi NSNN 108,961 148,208 181,183 214,176 262,697 308,058 Nguồn: Niên giám thống kê 2007 Xét theo hình thức sở hữu thì DNNN chiếm tỷ trọng cao nhất dao động từ 80 - 90% tổng hỗ trợ của Nhà nước năm 2002 đến năm 2006. % DN được hỗ trợ cũng như % của các nguồn vốn trong số DN được hỗ trợ thì DNNN và DN Lớn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Bảng 2.9: Doanh nghiệp được nhận hỗ trợ từ NSNN từ 2002 - 2006 STT Năm 2004 Năm 2002 %DN được hỗ trợ Trong số DN được hỗ trợ %DN được hỗ trợ Trong số DN được hỗ trợ NSNN Vốn tự có DN Vốn khác NSNN Vốn tự có DN Vốn khác Chung 100 71 28 2 100 65 26 10 Chia theo sở hữu DNNN 86 71 27 2 89 65 25 10 DNTN 13 69 29 3 11 61 31 8 FDI 1 24 76 0 0 0 0 0 Chia theo quy mô lao động DN siêu nhỏ 1 56 44 0 1 100 0 0 DN nhỏ 6 71 22 6 8 86 14 0 DN vừa 6 73 28 0 8 65 31 4 DN lớn 87 71 28 2 83 62 26 0 Năm 2005 Năm 2006 Chung 100 72 25 3 100 73 26 1 Chia theo sở hữu DNNN 84 73 24 2 81 78 21 1 DNTN 15 71 27 2 18 23 76 1 FDI 1 19 81 0 1 12 88 0 Chia theo quy mô lao động DN siêu nhỏ 2 48 52 0 3 96 4 0 DN nhỏ 4 80 20 0 4 82 18 0 DN vừa 10 78 26 6 14 72 23 5 DN lớn 84 76 22 2 79 81 19 0 Nguồn: Tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ 2003-2007 Đối với nguồn tín dụng ưu đãi, số lượng DN đổi mới công nghệ được tiếp cận còn ít hơn rất nhiều. Mặt khác do thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp khiến cho việc tiếp cận các nguồn vốn của DN gặp rất nhiều khó khăn. Một phần do nguồn vốn hỗ trợ quá ít, không đủ để DN có thể đầu tư đổi mới đã làm cho các DN không mặn mà với việc chủ động tiếp cận nguồn vốn. Một nguyên nhân do khung quy định của chính sách: Với DN được hỗ trợ vốn thì phải có 70% vốn đối ứng. Đây là một trở ngại, hay đúng hơn là một rào cản rất lớn đối với DNV&N. Năm 2003, 2006 đầu tư từ NSNN cho KHCN chiếm 2% tổng chi NSNN. Ngân sách nhà nước chi cho khoa học công nghệ trên tổng GDP mới chỉ chiếm 0.5 đến 0.6% hàng năm. Bảng 2.10: Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN theo giá hiện hành Nội dung 2003 2004 2005 2006 Tổng chi KHCN(tỷ đồng) 3,180 3,727 3.987 4.126 Tăng trưởng (%) 21.30 17.2 18.2 19.6 Tổng chi NSNN (tỷ đồng) 158,020 182,875 210,12 231,6 Chi KHCN/NSNN (%) 2 2 2 2 GDP (tỷ đồng) 605,568 713,000 812,45 921,56 NSNN chi KHCN/GDP (%) 0.52 0.52 0.75 0.61 Nguồn:Tổng hợp Báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ VN 2003 đến 2006 Cơ cấu vốn đầu tư cho KHCN từ NSNN theo giá hiện hành gồm có chi cho SNKH và Đầu tư phát triển. Vốn đầu tư cho SNKH có xu hướng tăng dần đều qua các năm tuy nhiên mức tăng cũng như tỷ lệ tăng không đáng kể. Chi cho SNKH năm 2003 là 2012 tỷ đồng thì đến năm 2006 tăng lên 2560 tỷ đồng chiếm 64.06% tổng chi NSNN cho KHCN. Bảng 2.11: Cơ cấu đầu tư cho KHCN từ NSNN theo giá hiện hành Nội dung 2003 2004 2005 2006 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) SNKH 2012 64.7 2296 61.6 2471 66.55 2560 64.06 Vốn đầu tư phát triển 1168 36.7 1431 38.4 1242 33.45 1436 35.84 Tổng đầu tư 3180 100 3727 100 3713 100 3996 100 Nguồn: Tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và công nghệ Việt nam 2003 đến năm2007. Tỷ lệ giữa đầu tư cho KHCN phân theo địa phương từ trung ương đến địa phương có xu hướng tăng qua các năm. Khu vực Trung ương năm 2003 là 1,536 tỷ đồng thì đến năm 2006 tăng lên 1,980 tỷ đồng. Địa phương năm 2003 là 476 tỷ đồng thì đến năm 2006 tăng lên 580 tỷ đồng. Bảng 2.12: Tỷ lệ đầu tư cho KHCN phân theo địa phương. Năm 2003 2004 2005 2006 Khu vực Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ dồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tỷ dồng) Tỷ lệ (%) Trung ương 1,536 76.3 1732 75.4 1,924 77.86 1,980 77.34 Địa phương 476 23.7 564 24.6 547 22.14 580 22.66 Tổng 2,012 100 2,296 100 2,471 100 2,560 100 Nguồn: Tổng hợpBáo cáo Bộ Khoa học và công nghệ Việt nam 2003 đến 2007 Năm 2006, kinh phí sự nghiệp khoa học của các tỉnh, thành phố là 580 tỷ đồng, chiếm 22.7% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học, tăng 104 tỷ so với năm 2003. Giữa các loại hình kinh tế thì tỷ lệ hỗ trợ cũng có sự khác nhau rõ rệt. Từ năm 2002 đến 2006 có 53 đề tài nhà nước TW được hỗ trợ vốn, chiếm 55.8%. Đáng lưu ý là doanh nghiệp nhà nước ở địa phương có số đề tài được hỗ trợ ít nhất, con số mới chỉ khiêm tốn ở mức 5 đề tài. Tới năm 2006 thì không còn có đề tài của doanh nghiệp nhà nước địa phương được hỗ trợ. Bảng 2.13: Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo loại hình kinh tế. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số Số % Số % Số % Số % Số % DNNN TW 5 42 16 62 14 67 12 57 6 40 53 DNNN địa phương 2 16 0 0 1 4 2 10 0 0 5 DN ngoài nhà nước 5 42 10 38 6 29 7 33 9 60 37 Tổng số đề tài 12 100 26 100 21 100 21 100 15 100 95 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Vụ Tài Chính-Kê hoạch, Bộ KH&CN Phân theo lĩnh vực khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp kỹ thuật có tổng số đề tài được hỗ trợ lớn nhất từ 2002 đến 2006 là 71 đề tài, chiếm 74.8% tổng số đề tài được hỗ trợ. Xu hướng phát triển bền vững nhưng con số khiêm tốn mới chỉ có 2 đề tài Môi trường và các lĩnh vực khác trong suốt 5 năm. Bảng 2.14: Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo lĩnh vực khoa học và công nghệ. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số Số % Số % Số % Số % Số % Kỹ thuật 8 67 17 65 16 76 18 82 12 80 71 Nông lâm ngư 3 25 7 27 5 24 3 13.5 1 7 19 Y dược 0 0 2 8 0 0 0 0 2 13 4 Môi trường và các lĩnh vực khác 1 8 0 0 0 0 1 4.5 0 0 2 Tổng số đề tài 12 100 26 100 21 100 22 100 15 100 95 Nguồn: Tổng hợp số liệu Vụ Tài Chính-Kế hoạch, Bộ KHCN. Lĩnh vực nông lâm ngư trong 5 năm mới chỉ có 19 dự án, đề tài trong tổng số 95 đề tài. Điều này phù hợp với xu thế chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế. Việc hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu vẫn còn ở con số khiêm tốn. Tỷ lệ kinh phí hỗ trợ so với tổng kinh phí dự kiến thực hiện cao nhất là 18% năm 2005, thấp nhất là năm 2003 chỉ có 8%. Năm 2003 có số đề tài nhiều nhất với 26 đề tài, tổng số kinh phí dự kiến thực hiện hơn 300 tỷ đồng nhưng tổng kinh phí mà nhà nước hỗ trợ chỉ hơn 23 tỷ chiếm 8%. Đây là năm có tỷ lệ thấp nhất trong các năm. Nếu xét tổng thể trong 5 năm tỷ lệ mới chỉ ở mức 13%, như vậy tỷ lệ hỗ trợ kinh phí của nhà nước cho các doanh nghiệp vẫn còn ở mức khiêm tốn. Doanh nghiệp phải tự huy động phần vốn còn lại. Đây cũng là một tín hiệu rất tốn thể hiện khả năng chủ động cũng như tìm kiếm nguồn vốn của các DN. Bảng 2.15: Tình hình hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp theo NĐ 119. Năm Số đề tài được hỗ trợ Tổng kinh phí dự kiến thực hiện (triệu đồng) Tổng kinh phí mà nhà nước hỗ trợ (triệu đồng) Tỷ lệ kinh phí hỗ trợ/Tổng kinh phí dự kiến(%) Tổng số đề tài % so với đơn đề nghị(%) 2002 12 18 23,140 8,880 11 2003 26 40 304,952.2 23,140 8 2004 21 18 128,771.7 17,450 14 2005 21 28 117,871.7 21,200 18 2006 15 18 149,000.0 20,963 14 Tổng 95 723,734.0 91,633.0 13 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Vụ Tài Chính-Kế hoạch, Bộ KH&CN Theo đánh giá có thể nhận thấy việc hỗ trợ kinh phí cho Doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu KH&CN đã trở thành đòn bẩy để các doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới KH&CN, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên tổng kinh phí hỗ trợ từ NSNN cho các DN qua 5 năm qua không lớn (khoảng 90 tỷ, chiếm 13% tổng nhu cầu kinh phí) những đã tạo tiền đề để các DN huy động thêm trên 630 tỷ đồng để thực hiện 95 đề tài nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó cũng góp một phần thực hiện chủ trương của Nhà nước về đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN. 2.2.2. Vốn tự có của Doanh nghiệp. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Đứng trước xu thế phát triển và áp lực cạnh tranh khi Việt nam gia nhập WTO, doanh nghiệp nhận thức rõ được sự cần thiết của việc đổi mới khoa học công nghệ để duy trì tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Năm 2002, số doanh nghiệp đầu tư vốn cho R&D và đổi mới công nghệ là 444/7323 doanh nghiệp, ciếm 6.14%. Trong đó có 40.9% DNNN, 5.9% DN ngoài quốc doanh và 53.1% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp đều tăng trong 3 năm 2001, 2002, 2003. Năm 2001, tổng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ là 310.5 tỷ đồng, đến năm 2003 tăng lên 562.7 tỷ đồng. Tính trên tổng doanh thu, tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ trung bình trong 3 năm khoảng 3%. Đồ thị 2.3: Tổng doanh thu và tổng đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Nguồn: CIEM; UNDP Xét theo hình thức sở hữu, tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ trên doanh thu của các DNNN bằng với tỷ lệ này ở các DNTN, đạt xấp xỉ 3.0%. Trong khi đó, các DN có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ cao nhất, đạt 3.32%. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại rất khác biệt đối với từng DN tuỳ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Bảng 2.16: Đầu tư tài chính cho đổi mới công nghệ trong 3 năm qua tính trung bình cho các DN chia theo loại hình sở hữu. Loại doanh nghiệp DNNN DNTN DN có vốn ĐTNN Số DN tiến hành ĐMCN 35 42 22 Tỷ lệ DN cung cấp thông tin tài chính về ĐMCN 94% 76 73 Vốn đầu tư cho ĐMCN tính trung bình 1 DN (tỷ đồng) 8.5 2.6 5.1 Tỷ lệ trên tổng doanh thu trung bình (2001;2002;2003) 2.98% 2.96% 3.32% Nguồn: CIEM, UNDP Cơ cấu nguồn vốn của từng loại hình doanh nghiệp rất khác nhau. Nguồn vốn NSNN được phân bổ chủ yếu cho DNNN. Trong tổng số vốn đầu tư cho KHCN của các doanh nghiệp chỉ có 8% cho nghiên cứu khoa học, phần dành cho đổi mới công nghệ chiếm tỉ lệ cao (92%) chủ yếu đổi mới trang thiết bị kỹ thuật với phần không nhỏ là nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài. Bảng 2.17: Cơ cấu đầu tư cho R&D và đổi mới công nghệ của DN Nội dung đầu tư Tỷ lệ (%) NCPT 8 Đổi mới công nghệ 92 Tổng 100 Nguồn: Khoa học và công nghệ Việt nam 2004 Năm 2004, Nhà nước dành 25 tỷ đồng (tăng 5% tỷ đồng so với năm 2003), trong đó dành 6.94 tỷ đồng cho 26 đề tài chuyển tiếp và 18.06 tỷ đồng cho 36 đề tài mới. Xu hướng đang diễn ra hiện nay là doanh nghiệp lớn có xu hướng bỏ vốn đầu tư nhiều hơn so với doanh nghiệp quy mô nhỏ. Điều này cho thấy tiềm lực về vốn của các doanh nghiệp quy mô nhỏ còn quá ít Đồ thị 2.4: Tỷ trọng doanh nghiệp có đầu tư cho đổi mới công nghệ theo quy mô Nguồn: GSO, 2002 và 2004. 2.2.3. Vốn vay Ngân hàng, huy động tín dụng. a. Nguồn vốn vay tín dụng Đây là nguồn chủ yếu giúp DN đầu tư đổi mới máy móc thiết bị kèm theo công nghệ. Xét về mặt cung của nguồn vốn này, trong thời gian tới sẽ ngày càng nhiều hơn cho khu vực doanh nghiệp có hệ thống này đang được cải cách theo định hướng thị trường hơn và gia tăng mức độ tự do hoá. Nguồn vốn này dùng chủ yếu cho các dự án đổi mới máy móc, thiết bị. Còn đối với hoạt động nghiên cứu triển khai thì khó có thể tiếp cận được nguồn vốn này vì rất khó đánh giá và mức độ rủi ro cao. Mặt khác do quy định Ngân hàng không được cho vay quá 15% vốn của mình đối với một dự án và trên 70% tổng vốn của mỗi dự án đầu tư đã hạn chế việc doanh nghiệp vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế thế giới. Chính phủ thực hiện các giải pháp chống suy thoái kinh tế đang phát huy tích cực. Với gói kích cầu tài trợ lãi xuất đã mở cho cả các công ty tài chính, đồng thời đối tượng được hỗ trợ cũng đã mở rộng hơn. Đây là cơ hội rất lớn để đầu tư đổi mới công nghệ do giá thiết bị, công nghệ rẻ. Với tài trợ lãi suất 4%, là một cơ hội cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay để đổi mới công nghệ trong thời gian tới nhằm đổi mới trang thiết bị, cải tiến kỹ trhuật, nhất là đối với các dự án công nghệ mới để tạo sản phẩm mới có tính cạnh trang cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. b. Các nguồn vốn khác Thực tế cho thấy ngoài vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn tự có, vốn vay tín dụng, doanh nghiệp cũng có thể huy động được các nguồn vốn khác cho đầu tư đổi mới công nghệ như: vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, vốn liên doanh liên kết với các đối tác kinh doanh, vốn có được từ thuê mua tài chính. Đặc biết là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những giải pháp để phát triển KH&CN. Nguồn vốn ODA cho KH&CN giai đoạn 1993 – 2005 biến động rất khác nhau qua các năm. Đồ thị 2.5: Biến động nguồn vốn ODA cho KH&CN qua các năm từ 1993 - 2005 (Đơn vị: Triệu USD) Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyên nhân hiện tượng này là có những năm nguồn vốn ODA có thể tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên khác. Nguồn vốn ODA cho KH&CN tuy được xác định là mục tiêu ưu tiên nhưng thực tế số vốn ODA cho lĩnh vực này còn rất nhỏ. Kể từ năm 1993-2005, số vốn nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam là 33.5 tỷ USD, trong đó số vốn đã giải ngân là 14.831 tỷ USD nhưng số tiền dành cho KH&CN chỉ chiếm chưa đến 1% tổng vốn ODA thực hiện. Bảng 2.18: Vốn ODA cho Việt Nam và cho KH&CN giai đoạn 1993-2008. Tổng ODA thực hiện ODA cho KH&CN Giá trị tuyệt đối (tr USD) 14,831 83.2 % 100 0.56 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư. Nguồn vốn ODA dành cho đổi mới công nghệ còn hạn chế và có xu hướng giảm dần xuất phát từ mục tiêu chính của nguồn vốn ODA là thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội. Nguyên nhân nữa là do phụ thuộc vào cam kết với các nhà tài trợ. Thuê mua tài chính: Về bản chất, tín dụng thuê mua là một hình thức bán chịu cho doanh nghiệp máy móc thiết bị và thu lại tiền sau này qua kinh doanh sản phẩm do doanh nghiệp làm ra. Hình thức này đặc biệt phổ biến trong các doanh nghiệp dệt may ở nước ta và tỏ ra rất phù hợp. Lợi thế chính của hình thức này là việc doanh nghiệp đẩy việc tính toán đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp (hoặc các nhà trung gian môi giới) vốn rất có kinh nghiệm, do vậy một khi đã được cho vay thì dự án nói chung có rủi ro thấp. Tác dụng của hình thức này có những nét giống với đầu tư của các quỹ chuyên biệt. Hiện nay Việt Nam có 8 Công ty cho thuê tài chính với số vốn tự có trên 600 tỷ đồng, vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng. Hoạt động cho thuê tài chính đã có lãi và đang hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều khách hàng đã biết và sử dụng các dịch vụ cho thuê tài chính để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh bằng việc xây dựng những dự án đầu tư tốt. Đặc biệt, hoạt động cho thuê tài chính sẽ góp phần làm giảm áp lực cho vay vốn trung và dài hạn, điều mà hiện này các ngân hàng thương mại đang chán ngán. Hoạt động của loại hình tín dụng này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của khu vực DNVVN do khả năng cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn của nó. Tuy nhiên những văn bản hướng dẫn như Nghị định 16/2001/NĐ-CP thì còn mỏng, chưa cụ thể, mới ở trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa thực sự khuyến khích các tổ chức này phát triển và các DNVVN còn rất dè dặt khi đề cập đến nguồn tín dụng mới mẻ này. Hiện tại các doanh nghiệp tại Việt Nam biết và sử dụng dịch vụ thuê tài chính không nhiều vì chưa hết thói quen cứ muốn đi vay là tìm đến ngân hàng. Do vậy, dịch vụ này ở Việt Nam chưa có đóng góp đáng kể cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn và cải tiến công nghệ. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những kết quả đạt được và tác động. Nhìn chung, với việc nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ đến phát triển doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp không phân biệt ngành, hình thức sở hữu đã có những hoạt động đổi mới công nghệ ở các mức độ khác nhau. Nhờ việc chú trọng cũng như gia tăng của nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ nên nhiều doanh nghiệp đã nâng cao được trình độ công nghệ, giành được vị trí nhất định trên thị trường. Trình độ công nghệ của một số doanh nghiệp trong một số ngành đã đạt mức trung bình – tiên tiến so với khu vực và trên thế giới. Xu hướng các doanh nghiệp đang dần đổi mới công nghệ hiện đại hơn. Số lượng doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ lạc hậu từ những năm 60 còn rất ít và số lượng doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng cồn nghệ những năm 90 bắt đầu gia tăng. Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ đã được ban hành và thực thi, bắt đầu cũng phát huy được hiệu quả. Giảm được một phần gánh nặng cho các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới công nghệ, hiện đại hoá máy móc sản xuất. Thị trường vốn ngày càng được mở rộng với nhiều chủ thể tham gia tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn đầu tư phát triển, đầu tư đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp đã chủ động trong việc huy động nguồn vốn, thay vì trông chờ cơ chế xin - cho từ nguồn vốn nhà nước như trước. 2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. Mặc dù đạt được những kết quả như vậy, nhưng xét tổng thể thì nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Việc đầu tư đổi mới công nghệ, cũng như khả năng tiếp cận các nguồn vốn vẫn mới chỉ tập chung ở các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì rất ít. Ý tưởng đổi mới công nghệ phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến đổi mới cũng là yêu cầu bên trong doanh nghiệp. Điều này phản ánh đúng tình trạng ở các doanh nghiệp hiện nay. Do lúng túng về chiến lược dài hạn, thiếu chiến lược cạnh tranh lâu dài dựa trên cơ sở đổi mới công nghệ nên các hoạt động đổi mới mang tính tự thân nhiều hơn. Trong quá trình tiến hành đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mối quan hệ giữa các tổ chức nghiên cứu R&D trong nước với các doanh nghiệp chưa thể hiện rõ ràng, còn mờ nhạt. Các hoạt động R&D thường nhằm tới cải tiến nhỏ vì không đủ năng lực thực hiện nghiên cứu lớn và dài hơi xét về mặt nhân lực cũng như chi phí. Việc giải ngân các nguồn vốn còn chậm và dàn trải. Vốn đối ứng của các doanh nghiệp còn thấp dẫn đến chậm tiến độ và giảm hiệu quả quả của dự án. Hạn chế trong khung pháp lý, chính sách cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn. Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đầu tư đổi mới công nghệ chủ yếu tập chung cho những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI. 3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến khả năng tăng cường các nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. 3.1.1. Bối cảnh quốc tế. a. Xu hướng phát triển công nghệ cao. Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội. Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin – truyên thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vong đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, đáo ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hương tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàng lượng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, đẩy mạng chuyển giao công nghệ tiêu tốn ít nhiên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ. b. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày cang gia tăng. Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các quốc giá để bảo vệ lợi ích quốc gia. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, các thành tựu to lớn của công nghệ thông tin - truyền thông, xu hướng phổ cập Internet, phát triển thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, ngân hàng điện tử, Chính phủ điện tử, v.v... đang tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới của các quốc gia và từng doanh nghiệp. Tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính ngày càng mở rộng với tốc độ phát triển cao, tạo ra sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống hữu cơ. Khi tham gia vào nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp thuộc nhà nước không chủ động về nguồn lực, đầu tư đổi mới công nghệ thì có nguy cơ tụt hậu và chịu thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế. 3.1.2. Bối cảnh trong nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới: nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, liên tục; tình hình chính trị, xã hội ổn định; xu thế dân chủ hoá, xã hội hoá ngày càng mở rộng; đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt; quan hệ hợp tác quốc tế được cải thiện. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định con đường đổi mới theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết thực hiện các thoả thuận trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tích cực tham gia các hoạt động WTO; tăng cường đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích khu vực dân doanh, hỗ trợ mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh cải cách hành chính,... Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta đã xác định mục tiêu phát triển tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Trong bối cảnh đó, KH&CN có nhiệm vụ cung cấp kịp thời luận cứ khoa học cho các quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước; đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả và sức khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh thì các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước thay đổi tư duy trong kế hoạch, chiến lược kinh doanh với tầm nhìn có tính chiếu lược dài hạn. 3.1.3. Thuận lợi và khó khăn. a. Thuận lợi Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN, luôn phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm đi vào một số lĩnh vực của kinh tế tri thức. Quá trình đổi mới đất nước đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển KH&CN của nước ta trong thời gian tới. Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển KH&CN, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong nền kinh tế, nhất là trước sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. b) Khó khăn Trong bối cảnh phát triển năng động và khó dự báo cả về KH&CN và kinh tế của thế giới hiện đại, khả năng nắm bắt thời cơ và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài tuỳ thuộc nhiều vào trình độ và năng lực KH&CN của quốc gia. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN nước ta hiện nay là phải nâng cao nhanh chóng năng lực KH&CN để thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn, trong điều kiện nước ta còn nghèo, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế và KH&CN còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ dần nhường chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo. Nước ta nếu không sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng lao động thì sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và KH&CN, nước ta đang đứng trước những khó khăn về chuyển đổi và xây dựng những thể chế mới về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, v.v... phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu không sớm vượt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Trước những thuận lợi và khó khăn trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, đầu tư đổi mới công nghệ , những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và KH&CN ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi. 3.2. Định hướng và mục tiêu nhằm tăng cường nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. 3.2.1 Định hướng Đổi mới công nghệ phải là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Thời điểm hiện nay những thách thức về hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã và đang là hiện thực, sự cạnh tranh kinh tế đã đang xảy ra ngày càng quyết liệt. Do không chuẩn bị những bước đi cần thiết như chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ nên nhiều doanh nghiệp trong nước đã mất đi những thị trường trước đây hoặc bị thách thức ngay trên thị trường truyền thống bởi sự tham gia của các doanh nghiệp mới đang phát triển, các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ. Hoạt động này phải xuất phát từ chính thực tế doanh nghiệp đang hoạt động. Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp mà chỉ có thể hỗ trợ gian tiếp bằng các chính sách. Hỗ trợ NSNN cho đầu tư đổi mới công nghệ của DN cần có trọng điểm, lộ trình. Hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ đòi hỏi nguồn vốn lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn chậm nên các doanh nghiệp chưa mặc mặn mà. Theo nghiên cứu ở phần trên có thể thấy hoạt động đổi mới công nghệ tập chung chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn đối với doanh nghiệp vừa và nàh thì hoạt động này rất hạn chế. Nguyên nhân chính là doanh khả năng về vốn của DNV&N ít, giới hạn bởi khung quy định. Chính vì vậy, trong thời gian tới vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ dưói dạng chuyển giao, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, việ nghiên cứu Nhà nước dành vốn ngân sách hỗ trợ cho DNV&N, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các DN có thể thực hiện hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ. Chính sách ưu đãi thuế. Phát triển Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Cho vay ưu đãi để nhập khẩu công nghệ. Nhà nước có chính sách khuyến khích các DN lớn, có tiềm lực tài chính tự phát triển năng lực R&D và góp vốn đầu tư cho hoạt động R&D. Đa dạng hoá các nguồn vốn để DN đầu tư đổi mới công nghệ. Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, các nguồn vốn trong nước và khả năng huy động nguồn vốn nước ngoài sẽ ngày càng đa dạng hơn. Vì vậy cần phải tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể tiếp cận, tìm kiếm các nguồn vốn trong và ngoài nước, vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để đầu tư đổi mới công nghệ của chính doanh nghiệp. Phát huy tính sáng tạo, chủ động của các địa phương trong việc ban hành, thực thi chính sách. Có sự phối hợp chặt chẽ, minh bạch và thông thoáng giữa trưng ương và địa phương, địa phương với doanh nghiệp. Nguyên tắc đồng bộ, dễ tiếp cận trong xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước về huy động vốn. Đối với các doanh nghiệp cần có sự phối hợp nhịp nhành giữa các khâu Đào tạo nguồn nhân lực- Nâng cao trình độ quản lý - Đổi mới thiết bị phù hợp - Phát triển và tìm kiếm thị trường sản phẩm. Đây là một quy trình rất quan trọng đảm bảo việc đổi mới công nghệ phát huy được hiệu quả. Trong quá trình xem xét, đanh giá các chương trình, dự án cần công khai, minh bạch, giảm bớt các thủ tục hành chính trong khi xét duyệt, bảo đảm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hiệu quả của dự án. 3.2.2. Mục tiêu Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tiến bộ trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm nhằm phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học nhiệt đới, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu ngang bằng các nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn nước ta vào năm 2020. Hỗ trợ vốn cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng xuất khẩu. 3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian tới. 3.3.1. Tăng cường nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư đổi mới công nghệ. Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển. Vốn ngân sách nhà nước cần tính toán chi tiết hiệu quả sử dụng vốn, chống thất thoát và tham nhũng trong các dự án và tránh đầu tư dàn trải. Tiến hành cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ mới để nâng cao năng lực công nghệ của cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lẫn doanh nghiệp Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo kỹ thuật công nghệ và quản lý. Tiếp tục đầu tư và triển khai các chương trình khoa học – công nghệ trọng điểm cấp nhà nước đã được duyệt. Sớm xây dựng, ban hành và công bố công khai hệ thống tiêu chí đánh giá đối với các chương trình khoa học - công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, bảo đảm cấp đủ và kịp thời vốn hỗ trợ từ ngân sách cho các địa phương đúng tiến độ, kiểm tra – giám sát tiến trình thực hiện. Đổi mới cơ chế đầu tư theo hường sửa đổi cơ chế tài trợ, hạn chế đầu tư trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ theo cơ chế xin – cho, chuyển sang đầu tư gian tiếp như xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện khung pháp luật cho thị trường vốn phát triển ở Việt nam. Hoàn thiện các công cụ khuyến khích về thuế, mở rộng đối tượng và tạo điều kiện để các đối tượng có điều kiện tiếp cận các ưu đãi về thuế để đầu tư đổi mới công nghệ. Nghiên cứu bổ sung các công cụ chính sách tín dụng mới nhằm khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 119 của Chính Phủ về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Từ đó có những điều chỉnh hợp lý, chánh sự chồng chéo giữa các quy định hiện hành khác. Đổi mới trong việc huy động nguồn tài chính; phân bổ và sử dụng nguồn tài chính. Tiếp tục phát triển và duy trì Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN của địa phương và tổ chức, cá nhân và DN. Quỹ đổi mới công nghệ. Hoàn thiện quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNV&N. Sớm đưa Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đi vào hoạt động rõ ràng, minh bạch và công khai. Theo quy định hiện hành, 20% vốn của Quỹ sẽ được dành để hỗ trợ các nghiên cứu thời gian 5 năm đầu, đề nghị tập chung vốn cho hoạt động R&D để đổi mới công nghệ hơn là nghiên cứu phát triển sáng tạo công nghệ. Xem xét tăng tỷ lệ vay không lãi của quỹ cho hoạt điộng R&D lên 50 – 70% tổng số vốn của dự án thay cho mức 30% như quy định tại Nghị định 119. Cho vay ưu đãi để nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao trong nước chưa sản xuất được, thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài để chuyển giao công nghệ nhập khẩu cho các tổ chức trong nước. Hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp mua bản quyền, phí chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao trình độ Chính sách hỗ trợ vốn khuyến khích chuyển giao công nghệ phát triển giống cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản theo hợp đồng chuyển giao giữa viện nghiên cứu R&D và nông dân. Cần có sự sửa đổi, bổ sung để tránh sự trùng lặp khi Quỹ đổi mới công nghệ quốc giá hình thành và đi vào hoạt động. Bảo đảm quỹ hoạt động trên nguyên tắc xét chọn bình bẳng, công khai, minh bạch. Hội đồng xét duyệt cần có sự tham gia của các bên. Các quỹ Nhà nước phải được kiểm toán độc lập thường kỳ và định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Nhà nước cần phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm và sớm cho ra đời quỹ “Đầu tư mạo hiểm công nghệ cao” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới, nhưng có độ rủi ro cao. Hiện nay Việt Nam có trên 30 quỹ đầu tư mạo hiểm nhưng chỉ có duy nhất quỹ đầu tư mạo hiểm của IDJ là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Trong thực tế khi các doanh nghiệp có nhu cầu và phát hiện ra tiềm năng thị trường có thể khai thác được thì ý tưởng đổi mới công nghệ xuất hiện. Tuy nhiên, ý tưởng đổi mới công nghệ không phải lúc nào cũng chắc chắn đạt được hiệu quả sau đầu tư. Đã khó khăn về vốn lại có thể phải chịu rủi ro trong đầu tư là một trong những nguyên nhân làm doanh nghiệp lo ngại và là lý do cản trở đổi mới. Vì vậy phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua trở ngại này. 3.3.2 Đa dạng hóa các nguồn vốn xã hội. Nghiên cứu ban hành Quy chế hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm trên cơ sở nghiên cứu các mô hình trên thế giới và đang hoạt động tại Việt nam. Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cơ chế hoạt động và hình thức pháp lý của loại quỹ này. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm dưới nhiều hình thức góp vốn, kể cả 100% vốn nước ngoài. Triển khai thực hiện nhanh và hiệu quả Nghị định số 80/2007/NĐ-CP và doanh nghiệp khoa học công nghệ. Sau khi đi vào hoạt động cần có sự tổng kết đánh giá tình hình hoạt động để từ cho có những điều chỉnh thích hợp. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư và thuế cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ. Hình thành vườn ươm công nghệ. Khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty lớn trong và ngoài nước cùng góp vốn hình thành các quỹ đầu tư. Xây dựng một quy hoạch tổng thể về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho khoa học và công nghệ. Quy hoạch làm căn cứ chủ động cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đang được coi là yếu tố quyết định để khắc phục vấn đề chậm giải ngân và sử dụng hiệu quả thấp vốn ODA. Quy hoạch tổng thế phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển và KH&CN của đất nước, với tư cách là nguồn lực và là động lực cho việc thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển KH&CN Tiến hành hội nghị hành năm giữa các nhà tài trợ về khoa học và công nghệ. Mỗi cuộc họp hàng năm cần lựa chọn một số ít các chủ đề có tầm quan trọng chủ yếu. Mời các diễn giả chủ chốt của Việt Nam và quốc tế và cần tập chung vào các bài học rút ra từ thực tế ở Việt Nam và thế giới nhằm thực hiện tốt các chương trình, dự án đầu tư đổi mới công nghệ. Tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trải phiếu. Thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp sẽ huy động được một phân lượng vốn cần để đầu tư đổi mới công nghệ Nguồn vốn cho đầu tư phát triển dài hạn và đổi mới công nghệ của các ngân hàng khá lớn, song các ngân hàng lại bị giới hạn trong việc cho vay tối đa đối với 1 khách hàng, 1 dự án. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn ngân hàng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ. Ngân hàng nhà nước cần xem xét nâng mức giới hạn cho vay tối đa 1 dự án, 1 khách hàng, các ngân hàng cần có chính sách thu hút nguồn vốn để nâng coa tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Phát triển hình thức thuê mua tài chính. Kinh nghiệm một số nước cho thấy, cho thuê máy móc, thiết bị thông qua hình thức thuê mua đã mở ra một khả năng quan trọng để thu hút những nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn bên ngoai. Hình thức thuê mua giúp doanh nghiệp tránh được những sia lầm khi tự đi vay và tự mua sắm thiết bị. Vì các Công ty thuê mua không chỉ đơn thuần thay thế tín dụng ngân hàng mà còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp mua sắm và thuê thiết bị : chuyển giao, đào tạo công nhân kỹ thuật bảo hành, bảo trì, tư vấn hợp lý hoá sản xuất và hiện đại hoá hệ thống trang thiết bị kỹ thuật 3.3.3. Huy động vốn từ phía Doanh nghiệp Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức hoạt động đổi mới công nghệ nói chung và đầu tư đổi mới công nghệ nói riêng phải xuất phát từ tự thân doanh nghiệp, chủ động trong việc đầu tư đổi mới công nghệ. Tăng mức chi cho đổi mới công nghệ/doanh thu hàng năm. Gắn đầu tư đổi mới công nghệ của với chiến lược, kế hoạch phát triển của Doanh nghiệp. Đào tạo, nâng cao đội ngũ công nhân kỹ thuật. Từng bước tiếp cận và làm chủ máy móc, công nghệ mới. Gắn kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu và triển khai. Doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn nước ngoài, cần chấp nhận kiểm toán quốc tế, thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để giúp phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế; xác định Chiến lược kinh doanh 5 năm, 10 năm của doanh nghiệp; chủ động nâng cao tính minh bạch về tài chính, có định hướng kinh doanh rõ nét để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài (FII), từ các quỹ đầu tư. Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả đầu tư ở các doanh nghiệp. Giải pháp này có tác động rất lớn tới khả năng tái tạo vốn cho chính DN. Ngoài việc sử dụng các nguồn vốn tự có, vay vốn ngân hàng, cần xác định phương thức thu hút vốn trong và ngoài nước một cách phù hợp. Cụ thể, các doanh nghiệp nên áp dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiêu công ty; doanh nghiệp cổ phần có thể lựa chọn thêm khả năng phát hành cổ phiếu và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước. 3.4. Một số kiến nghị Cần xem xét lại sự cần thiết phải tiếp tục các chương trình kinh tế - kỹ thuật trọng điểm quốc gia trong bối cảnh có các hình thức hỗ trợ khác như Quỹ phát triển KH&CN và Quỹ đổi mới công nghệ. Công bỗ rộng rãi thông tin và kết quả nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ thuộc các chương trình KH&CN Quốc gia. Hình thành kênh thông tin 2 chiều để doanh nghiệp có điều kiện phản ảnh với cơ quan quản lý thuế về những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện chính sách ưu đã thuế của Nhà nước. Cần khuyến khích hình thành các tổ chức cung cấp thông tin công nghệ để giúp doanh nghiệp có cơ hội cập nhật thông tin công nghệ, lựa chọn và xác lập phương án đổi mới công nghệ và xây dựng cơ chế cung cấp thông tin bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu khác nhau. Hiện nay, Bộ KH&CN đã có tổ chức thông tin công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin của doanh nghiệp. Thông tin được cung cấp thường khó sử dụng để giúp doanh nghiệp lựa chọn đổi mới công nghệ. Ban hành và thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm do Nhà nước đầu tư trên nguyên tắc sử dụng chung, hoạt động như một tổ chức cung ứng dịch vụ công. Thúc đẩy triển khai xây dựng 2 Khu vường ươm công nghệ tại 2 khu công nghệ cao: Hoà lạc và Tp HCM. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu phân tích, đề tài đã làm rõ tương đối sâu và tổng hợp các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp, cũng như các chính sách, giải pháp thúc đẩy hoạt đồng đầu tư đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp. Chương 1 của đề tài đưa ra cơ sở lý luận về vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ, các nguồn vốn, yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ. Nêu lên sự cần thiết của hoạt đông này và xem xét kinh nghiêm của các nước phát triển và đang phaá triển trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước sử dụng nhiều biện pháp đa dạng để huy động các nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ. Chương 2 đã phân tích trình độ công nghệ và thực trạng các nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó đưa ra những mặt được, những mặt còn tồn tại và xác định nguyên nhân. Trên cở sở lý luận, kinh nghiệm của một số nước và phân tích thực trạng đầu tư vốn cho đổi mới công nghệ ở chương 1 và 2, Chương 3 mở đầu bằng việc trình bày chung bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay. Tổng kết đưa ra những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp Việt nam gặp phải trong quá trình phát triển. Phân tích, nghiên cứu các quan điểm định hướng, đánh giá và đưa ra một số các giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian tới. Để các cơ chế, chính sách và giải pháp đi vào thực tế và phát huy được hiệu quả nhằm thúc, đẩy tăng cường nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đòi hỏi thực thi đồng bộ nhiều giải pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT. 1. Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia 2004. 2. Phát triên thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và kỹ thuật năm 2004 3. Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb. Lao động - xã hội năm 2006 4. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ năm 2000 - 2001; 2005 - 2006; 2006 - 2007, Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ. 5.Chính sách phát triển kinh tế. Kinh nghiệm và bài học của Trung quốc, tập III, Nxb. Giao thông vận tải. 6. Bộ Kế hoạch và đầu tư: Báo cáo kết quả các chương trình kinh tế kỹ thuật năm 2006. 7. Bộ Khoa học và công nghệ: Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện Nghị đinh 119/1999/NĐ - CP năm 2007. 8. CIEM/UNDP: Báo cáo khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp năm 2005. 9. Niêm giám thống kế năm 2001, 2003, 2006, NXb. Thống kê, Hà nội, 2002; 2004; 2007. II. CÁC TRANG WEB. www.mpi.gov.vn CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DNTN: Doanh nghiệp tư nhân DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐTMH: Đầu tư mạo hiểm GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GSO: Tổng cục Thống kê KH&CN: Khoa học và công nghệ SNKH Sự nghiệp khoa học NĐ – CP: Nghị định – Chính Phủ OECD: Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế R&D: Nghiên cứu và Triển khai WTO: Tổ chức thương mại Thế giới ODA: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức CIEM: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương UNDP: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BẢNG Sơ đồ 1.1: Các nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ 4 Hình 1.1: Doanh thu từ hợp đồng công nghệ của 5 địa phương hàng đầu Trung Quốc. 16 Đồ thị 2.1: Tỷ trọng doanh nghiệp có đầu tư cho R&D 26 Đồ thị 2.2: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp. 28 Đồ thị 2.3: Tổng doanh thu và tổng đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. 37 Đồ thị 2.4: Tỷ trọng doanh nghiệp có đầu tư cho đổi mới công nghệ theo quy mô 39 Đồ thị 2.5: Biến động nguồn vốn ODA cho KH&CN qua các năm từ 1993 - 2005 40 Bảng 1.1: Tác động của các nhân tố thúc đẩy quá trình đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp 10 Bảng 1.2: Phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực 13 Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ các hợp đồng công nghệ Trung Quốc giai đoạn 1995-2003 15 Bảng 2.1: Hỗ trợ từ Chương trình kỹ thuật - kinh tế 2000-2005 20 Bảng 2.2: Trình độ máy móc thiết bị doanh nghiệp năm 2001 ( Đơn vị : %) 23 Bảng 2.3: Trình độ máy móc thiết bị của DN theo nghành (Đơn v ị: %) 24 Bảng 2.4: Trình độ máy móc thiết bị của DN theo địa phương.(Đơn vị: %) 25 Bảng 2.5: Mức độ đầu tư cho R&D của DN 27 Bảng 2.6: Tỷ lệ DN tiến hành đổi mới công nghệ và mức độ ưu tiên thực hiện cho từng hoạt động. 29 Bảng 2.7: Kết quả của quá trình đổi mới công nghệ. 30 Bảng 2.8: Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường. 30 Bảng 2.9: Doanh nghiệp được nhận hỗ trợ từ NSNN từ 2002 - 2006 31 Bảng 2.10: Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN theo giá hiện hành 32 Bảng 2.11: Cơ cấu đầu tư cho KHCN từ NSNN theo giá hiện hành 33 Bảng 2.12: Tỷ lệ đầu tư cho KHCN phân theo địa phương. 33 Bảng 2.13: Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo loại hình kinh tế. 34 Bảng 2.14: Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo lĩnh vực khoa học và công nghệ. 35 Bảng 2.15: Tình hình hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp theo NĐ 119. 36 Bảng 2.16: Đầu tư tài chính cho đổi mới công nghệ trong 3 năm qua tính trung bình cho các DN chia theo loại hình sở hữu. 38 Bảng 2.17: Cơ cấu đầu tư cho R&D và đổi mới công nghệ của DN 38 Bảng 2.18: Vốn ODA cho Việt Nam và cho KH&CN giai đoạn 1993-2008. 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2038.doc
Tài liệu liên quan