Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Quản lý các khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục được diễn ra liên tục từ khâu lập dự toán, cấp phát và quyết toán, trong quá trình đó cần phải tăng cường kiểm tra giám sát xem các đơn vị có thực hiện theo đúng trình tự và thời gian quy định hay không, việc sử dụng nguồn kinh phí cấp phát có đúng mục đích và mang lại hiệu quả hay chưa. Chính vì vậy cơ quan tài chính cần tiến hành hiểm tra thường xuyên hay định kỳ từ khâu lập dự toán cho đến khâu quyết toán, đặc biệt là quá triènh cấp phát và sử dụng kinh phí tạ các trường trung học phổ thông. Nội dung kiểm tra chi giáo dục trung học phổ thông cần phải kiểm tra về định mức chi tiêu theo quy định của Nhà nước, kiểm tra mục đích sử dụng kinh phí có đúng với dự toán hay không, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ trong từng khoản chi. Sở Giáo dục-Đào tạo kết hợp với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tây theo dõi chặt chẽ tiến độ cấp phát và sử dụng nguồn kinhphí NSNN các sự vụ bất hợp lý. Nếu có sai phạm cần phải phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết và có biện pháp sử lý thích đáng, ngăn ngừa tình trạng tiêu cực, sử dụng kinh phí NSNN cấp một cách tuỳ tiện, không đúng mục đích gây hao hụt lãng phí không mang lại hiệu quả chi.

doc81 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6%. Cần phải điều chính sao cho khoản chi nâng dần tỷ trọng từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho các cán bộ giáo viên trong quá trình công tác giảng dậy. Nhìn chung chi quản lý hành chính rất khó quản lý. Việc chi nhiều hay ít là do nhu cầu của từng trường. Do đó việc quản lý của các cơ quan tài chính rất vất vả khó có thể sát sao tới từng mục chi. * Chi nghiệp vụ chuyên môn. Chi nghiệp vụ chuyên môn là nhóm chi nhằm đáp ứng phương tiện giảng dạy, học tập giúp giáo viên có điều kiện truyền đạt kiến thức cho học sinh tốt hơn. Thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi như chi về vật tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không phải là tài sản cố định), chi in ấn, đồng phục, sách, tài liệu, chế đồ dùng cho công tác chuyên môn, chi ra đề thi, chấm thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp… Những khoản chi này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy và học tập của thày và trò của tỉnh nha. Theo bảng 8 thì tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục trung học phổ thông của Hà Tây trong tổng chi cho nganh giáo dục không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. năm 2001 khoản chi này chiếm tỷ trọng 7,34%, năm 2002 chiếm 7,67% và năm 2003 chiếm 7,8% trong tổng chi của ngành giáo dục trung học phổ thông của tỉnh. Qua đây ta thấy rõ chủ trương tăng cường chất lượng dậy và học vằng cách tăng chi chuyên môn. Đây thực sự là một sự chuyển biến tích cực thể hiện sư quan tâm chú trọng của ngành. Bên cạnh đó sự tăng lên về quy mô các trường lớp trung học phổ thông hay sự tăng thêm các môn học mới cũng dẫn đến sự gia tăng về chi cho nghiệp vụ chuyên môn để đảm bảo đầy đủ sách và tài liệu cho đội ngũ giáo viên giảng dạy. Số liệu bảng 8 cho thấy sự tăng chi nghiệp vụ chuyên môn cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm 2001, 2002 và 2003. Năm 2002 so với năm 2001 chi tăng 383 triệu đồng tương ứng với số tương đối là 12,78%, năm 2003 chi tăng so vơi năm 2002 là 339 triệu đồng ứng với số tương đối là 10,03%. Như vậy, tốc độ tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn tăng nhanh rõ rệt. Điều đó thể hiện sự cố gắng của Hà Tây nhằm trang bị đầy đủ tài liệu, phương tiện hỗ trợ cho công tác giảng dạy, nhằm đưa giáo dục trung học phổ thông tỉnh nhà đi lên về mặt chất lượng. Do điều kiện khó khăn chung của thời gian trước, việc đầu tư cho các khoản chi này rất ít. Cho nên dụng cụ giảng dạy, phòng thí nghiệm, thực hành của một số trường còn sơ sài và thiếu thống. Do vậy, mặc dù hiện nay Hà Tây đã chú trọng nhiều hơn cho chi nghiệp vụ chuyên môn, song vẫn cần quan tâm tăng tốc độ chi bằng hoặc vượt tốc độ hiện nay để đáp ứng được các nhu cầu cần thiết trên. * Chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ. Hàng năm, do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp của các tài sản dùng cho hoạt động Giáo dục nên phát sinh nhu cầu cần có kinh phí để mua sắm thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng của các tài sản đó. Bên cạnh đó, nhu cầu học tập rất lớn, số học sinh theo học trung học phổ thông ngày càng đông, tỉnh lại chưa đủ điều kiện xây dựng mới kịp thời các trường mới nên việc xây dựng thêm các phòng học tại các trường hiện có là giải pháp tạm thời để thực hiện hơn cả. Với các lý do trên đây nên hàng năm trong dự toán cấp phát kinh phí của các trường trung học phổ thông có dành một tỷ lệ đáng kể cho nhóm chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ. Chi tiết tình hình mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông tỉnh Hà Tây được thể hiện qua bảng số liệu sau ( bảng 11). Qua phân tích cơ cấu các nhóm chi con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và qua số liệu trong bảng 10 ta thấy được cơ cấu các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ có sự biến động lớn nhất. + Chi mua sắm là khoản chi nhằm trang bị thêm cơ sở vật chất cho các trường, lớp, trung học phổ thông Hà Tây. Tỉnh đã dành nguồn vốn đầu tư lớn cho khoản chi này. trong 3 năm qua tỷ trọng chi của nó chiếm khá cao trong tổng chi, năm 2001 là 62,5%, năm 2002 là63,7% và năm 2003 là 64,09%. Chi mua sắm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhóm chi của mục chi này. + Theo số liệu bảng 11 thì sửa chữa lớn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm dần. Năm 2001 tỷ trọng chi sửa chữa lớn chiếm 13,1%, năm 2002 là 10% và năm 2003 là 10,34%. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn chung và để tránh lãng phí, chúng ta không thể và không cần thiết phải trang bị mới hoàn toàn cơ sở vật chất mà đưa vào việc sửa chữa định kỳ để nâng cao độ bền cơ sở vật chất hiện có. + Đối với xây dựng nhỏ, một khoản chi nhằm hoàn thiện hơn cơ sở vật chất như trường lớp. Đồng thời với việc tăng số lượng học sinh trung học phổ thông hàng năm gây lên tình trạng thiếu lớp thì việc tăng quy mô trường lớp cho cấp học này là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu giáo dục khắc phục được tình trạng học ca ba. Theo bảng số liệu trên đây thi chi xây dựng nhỏ chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tỷ trọng chi xây dựng nhỏ trên tổng chi cho nhóm nay năm 2001 là 24,4% năm 2002 là 26,3% và năm 2003 chiếm 25,57%. Với tình hình như hiện nay thì đầu tư cho xây dựng nhỏ là rất cần thiết . Hơn nữa, khoản chi này lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng chi của cả nhóm. Cần phải nâng cao tỷ trọng của khoản chi này lên hơn trong nhưng năm tới. c. Tình hình chi Đâu tư và chi cho trương trình mục tiêu của NSNN cho SNGD THPT của tỉnh trong thời gian qua. * Vê chi đầu tư phát triển nhìn chung trong những năm gần đây tỉnh đã chú trọng nhiều đền việc chi đầu tư cho xây dựng thêm các trường mời điều đó được thể hiện rõ qua bảng 7 cụ thể năm 2001 khoản chi này chiến tỷ trọng 22,61% vơi số tuyệt đối là 13.750 triệu đồng, năm 2002 khoản chi này chiến 25,12% và ứng với số tuyệt đối là 17.350 triệu đồng và năm 2003 khoản chi này là 18.500 triện đồng và chiếm 24,77% trong tổng chi NSNN cho SNGD THPT của tỉnh. *Về khoản chi cho các chương trình mục tiêu : So vơi các khoản cho đầu tư và chi thường xuyên thi khoản chi này luôn chiến tỷ trọng nhỏ nhất nhưng vo với mức chi chung của cả nước thì đây cũng tương đối cao. Năm 2001 số chi cho trương trình mục tiêu là 6.250 triệu đồng chiếm 10,27%, năm 2002 con số này là 7.650 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 11,08% và năm 2003 là 8.500 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 11,38%. Ta thấy khoản chi này đều tăng hàng năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Điều đó thể hiện việc tỉnh đã ngày càng chú trọng đến những trương trình mục tiêu mang tính chất chiến lược góp phần phát triển ngành giáo dục của tỉnh nha. 2.2.2. Thực trạng quản lý chi NSNN cho SNGD THPH trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Quản lý NSNN là một quá trình diễn ra liên tục bao gồm quản lý thu và quản lý chi NSNN. Một chu trình quản lý chi NSNN bao gồm ba giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện chi NSNN, quyết toán chi NSNN. Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông ở Hà Tây cung diễn ra theo trình tự trên. Vấn đề cấp bách đặt ra cần thiết có biện pháp quản lý các khoản chi đó sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Muốn vậy các cơ quan, ban ngành liên quan phải thực hiện nghiêm túc các bước của một chu trình chi NSNN. Sau đây là mô hình quản lý và quy trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông ở Hà Tây. Mô hình quản lý. Trước kia, quản lý ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục chia làm 2 mảng. Ngân sách tỉnh quản lý các trường thuộc tỉnh, Sở Giáo dục quản lý ngân sách chi của văn phòng sở và các trường trực thuộc. Phòng tài chính huyện thị xã quản lý ngân sách giáo dục các trường thuộc huyện. Từ năm 2001 Hà Tây áp dụng mô hình quản lý ngân sách cho sự nghiệp giáo dục theo phương thức toàn bộ ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo được tập trung ở cấp tỉnh. Sở Giáo dục-Đào tạo quản lý toàn bộ ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo( trừ phần ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản). Sở Giáo dục chi cho các trường trực thuộc tỉnh và thông qua phòng giáo dục ở các huyện, thị xã chi cho các trường trực thuộc. Đối với các chương trình mục tiêu: kinh phí các chương trình mục tiêu được bố trí từ NSTW nhưng do bộ tài chính cấp uỷ quyền qua Sở Tài chính. Để chuyển cho các Sở Giáo dục-Đào tạo. Từ năm 2003 cho đến nay, mô hình quản lý ngân sách cho giáo dục ở Hà Tây được phân cấp như sau: Phân cấp cho ngân sách các huyện , thị xã quản lý chi thường xuyên cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo đối với các trường: mần non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông theo hướng dẫn liên ngành Sở Tài chính và Sở Giáo dục-Đào tạo. Sở Giáo dục-Đào tạo, các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường sư phạm, trường dân tộc nội trú theo quy định của Nhà nước đối với ngành Giáo dục-Đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo thống nhất với giám đốc Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định phân bổ kinh phí cho các chương trình, mục tiêu của ngành Giáo dục-Đào tạo. Như vậy, trong thời gian qua, các trường trung học phổ thông đều do Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Tây trực tiếp quản lý chi thường xuyên. Quy trình quản lý. Nhìn chung quy trình quản lý chi NSNn cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông Hà Tây diễn ra theo trình tự: lập dự toán, cấp phát và quyết toán biểu hiện cụ thể như sau: *lập dự toán. lập dự toán là khâu đầu tiên của quản lý NSNN. Nó có vai trò và vị trí hết sức quan trọng nhằm tạo ra một khuôn khổ tài chính phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế-xã hội. Yêu cầu cơ bản của việc lập dự toán NSNN là: dự toán phải đựoc lập từ cơ sở lên, không áp đặt từ trên xuống, phải lập chi tiết các nguồn thu cũng như nhiệm vụ chi theo đúng mục lục NSNN và thời gian lập dự toán được quy định sớm hơn. Cụ thể tình hình lập dự toán chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông ở Hà Tây được thực hiện như sau: UBND tỉnh căn cứ vào chỉ thị của thủ tướng chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, về dự toán ngân sách và thông tư hướng dẫn của bộ tài chính về yêu cầu, nội dung, trình tự, thời gian xây dựng dự toán cũng như các mức chi tiêu cho Giáo dục-Đào tạo (tính theo đầu dân và đầu học sinh), hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng dự toán. Sở Giáo dục-Đào tạo căn cứ hướng dẫn của cơ quan cấp trên và hướng dẫn của Sở Tài chính tiến hành hướng dẫn các trường học xây dựng dự toán. Các trường học phổ thông lập dự toán về số giáo viên biên chế hợp đồng, số học sinh… gửi Sở Giáo dục-Đào tạo. Sở Giáo dục-Đào tạo dựa vào số liệu các trường gửi lên và mức lương quy định bình quân của Nhà nước để xác định quỹ lương, kết hợp với các chỉ tiêu định mức, chính sách, chế độ của Nhà nước về lập kế hoạch các khoản chi còn lại trong kế hoạch chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông và tổng hợp dự toán ngành. Sau khi lập xong dự toán chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông được gửi sang Sở Tài chính cùng các kế hoạch chi của các cấp khác. số chi cho giáo dục sẽ được xem xét trong tính cân đối với các khoản thu-chi khác trong tỉnh. Trong quá trình cân đối ngân sách tỉnh, nếu thấy cần thiết cấp thêm kinh phí cho giáo dục thì Sở Tài chính sẽ cấp thêm kinh phí. Nếu không được đầu tư thêm thì số kế hoạch chi được giữ nguyên theo định mức của Nhà nước. Sở Giáo dục-Đào tạo căn vào số kế hoạch Nha nước giao mà chỉnh lại kế hoạch chi của mình và phân phối hạn mức chi cho từng trường trung học phổ thông. Khi kế hoạch được lập xonng, Sở Giáo dục-Đào tạo sẽ lập bản cấp phát theo từng tháng, quý cho toàn ngành gửi lên Sở Tài chính. Khi kế hoạch cấp phát đã được duyệt Sở Giáo dục-Đào tạo sẽ thông báo hạn mức cấp phát theo tháng, quý tới từng trường để chuẩn bị cho công tác chấp hành kế hoạch ngân sách năm. Nhìn chung công tác lập dự toán đã dựa trên nhu cầu của từng trường và được lập dựa trên những tiêu thức nhất định như nhiệm vụ của ngành Giáo dục, số đầu dân, số giáo viên. Vì vậy nó đã đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ phát triển Giáo dục. Trong quá trình lập kế hoạch Hà Tây đã lấy số lượng giáo viên, học sinh và các quy định của Nhà nước làm nhân tố chủ yếu để xác định số chi kế hoạch. Điều này thể hiện việc chấp hành nghiêm túc các căn cứ quy định số chi kế hoạch. Điều này thể hiện việc chấp hành nghiêm túc các căn cứ quy định lập dự toán. Kế hoạch chi lập ra mang tính kế hoạch khả thi cao do có sự thẩm tra, cân đối kỹ lưỡng trong từng khoản mục chi. Tuy nhiên trên thực tế việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông Hà Tây vẫn còn một số tồn tại như việc căn cứ vào đầu dân để xác định mức chi là chưa hợp lý bởi tỷ lệ giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa dẫn đến tỉnh trạng lãng phí những vùng có quá ít học sinh. Việc lập dự toán vẫn còn phức tạp, qua nhiều đầu mối, nhiều tầng nấc xét duyệt, tạo nên bộ máy quản lý cồng kềnh với chức năng, nhiệm vụ chồng chéo nhau không mang tính hiệu quả. Một số trường trung học phổ thông cố ý sử dụng bừa bãi lãng phí nguồn kinh phí ngân sách cấp bằng cách khai dư số học sinh hiện có để hưởng nhiều kinh phí hơn. Ngoài ra, việc phối kết hợp kế hoạch giữa Sở Giáo dục-Đào tạo và Sở Tài chính chưa thật sự chặt chẽ tạ sự buông lỏng trong quản lý tạo ra nhiều sai sót. Và nhược điểm chung trong việc lập kế hoạch là chưa có sự thống nhất giữa các chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu kế hoạch gây khó khăn cho quá trình chấp hành sau này. *Quy trình cấp phát kinh phí cho giáo dục trung học phổ thông Hà Tây. Việc cấp phát kinh phí NSNN chỉ được thực hiện khi khoản chi đó đã có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc uỷ quyền chuẩn chi. Quy trình cấp phát thanh toán kinh phí được thực hiện trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước. Nghĩa là khi có nhu cầu phát sinh các trường trung học phổ thông sẽ tới Kho bạc Nhà nước địa phương để rút kinh phí. Sở Tài chính sẽ kết hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo và Kho bạc Nhà nước theo dõi chặt chẽ các khoản chi tiêu của các trường bằng cách kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ, hạn chế tới mức tối thiểu các khoản chi phát sinh ngoài dự toán của các trường. Nếu có nhu cầu phát sinh, Sở Giáo dục-Đào tạo tiến hành thẩm tra thấy thực sự cần thiết phải đẩu tư thêm sẽ căn cứ vào số kinh phí cúa Sở còn tồn quỹ Kho bạc Nhà nước thêm cho trường. Trong quá trình này, các trường phải thường xuyên thông báo về Sở Giáo dục-Đào tạo số kinh phí còn lại của mình. Kho bạc Nhà nước sẽ luôn thông báo về Sở Tài chính số kinh phí giáo dục đã rút để Sở Tài chính theo dõi và ghi sổ kế toán. Riêng đối với khoản thu học phí của học sinh ở các trường trung học phổ thông, các trường trực tiếp thu và số thu đó được dành 40% để tăng cường cơ sở vật chất của trường như sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất hiện có, xây dựng nhỏ phòng học… 20% bổ sung kinh phí cho các hoạt động của trường bao gồm các khoản chi nghiệp vụ…( trong đó có 5% chi cho công tác quản lý quỹ học phí); 20% hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy và phục vụ giảng dạy, còn 20% nộp về Sở Giáo dục-Đào tạo để điều tiết chung cho toàn ngành. Theo định kỳ ba tháng một lần sau khi thu học phí, các trường nộp khoản điều tiết 20% trong tổng số 100% học phí thu được về Sở Giáo dục-Đào tạo về Kho bạc Nhà nước Hà Tây. Như vậy với 80% tổng số thu học phí để lại trường sử dụng tuy nó không ảnh hưởng tới việc quản lý ngân sách Nhà nước cho giáo dục trung học nhưng việc sử dụng nó vẫn chịu sự theo dõi của Sở Giáo dục-Đào tạo và Sở Tài chính Hà Tây. Nhìn chung các cơ quan tham gia cấp phát ở Hà Tây đã tôn trọng đầy đủ trình tự từng bước trong quá trình cấp phát. cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước luôn chuẩn bị đủ kinh phí để cấp cho giáo dục trung học phổ thông theo đúng kế hoạch. Với quy trình cấp phát như vậy đã tăng cường sự kiện kiểm tra, giám sát của Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giáo dục-Đào tạo trong quá trình sử dụng kinh phí của các trường tránh tình trạng ngân sách đi lòng vòng dễ gây thất thoát tiêu cực. Mặc dù Kho bạc Nhà nước Hà Tây đã cố để thực hiện chi trả trực tiếp cho các trường song cũng gặp phải nhiều khó khăn, chủ yếu là hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi hiện nay vừa thiếu, vừa lạc hậu lại không đồng nhất giữa các địa phương. *Quy trình quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông Hà Tây. Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối năm ngày 31/12, số liệu trên các sổ kế toán cảu các trường trung học phổ thông phải đảm bảo cân đối khớp đúng với số liệu của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước cả về tổng số và chi tiết. Khi đó đơn vị mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán. Khi thực hiện quyết toán năm, các trường sẽ gửi báo cáo quyết toán của mình lên Sở Giáo dục-Đào tạo. Sở Giáo dục-Đào tạo sẽ tập hợp báo cáo quyết toán của các trường lập quyết toán chi giáo dục toàn tỉnh và gửi sang Sở Tài chính. Sở Tài chính căn cứ vào quyết toán đã lập cảu Sở Giáo dục-Đào tạo và các quyết toán của các ngành khác để lập quyết toán thu chi toàn tỉnh trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê duyệt. Với quy trình quyết toán như trên đảm bảo quản lý chặt chẽ việc sử dụng kinh phí NSNN ở các trường trung học phổ thông, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư NSNN cho cấp học nay. Tuy nhiên việc quyết toán không thể đảm bảo đến từng chi tiết nhỏ nên khó có thể phát hiện ra những điều chưa hợp lý nên không đánh giá được chính xác hiệu quả nguồn kinh phí cấp phát. Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán tài chính cảu ngành giáo dục chưa giỏi về nghiệp vụ do vậy mà công tác mở, chuyển sổ quyết toán vẫn còn chưa đúng theo chế độ quy định. Do đó, việc lập báo cáo quyết toán ở các trường trung học phổ thông Hà Tây vẫn trong tình trạng không đầy đủ, không kịp thời và mang tính hình thức nhiều hơn, nội dung sơ sài, không thực đúng với số chi thực tế của đơn vị. Quyết toán NSNN là công đoạn kiểm tra sau khi chi nhưng thực chất còn bị coi nhẹ. Nói tóm lại, xét về tổng thể Hà Tây đã thực hiện đúng các trình tự quyết toán theo quy định của Nhà nước. Do vậy đã mang lại hiệu quả cao trong quản lý chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông. Tuy nhiên quá trình này vẫn còn tồn tại một vài sơ hở mà dựa vào đó các trường trung học phổ thông nhận trợ cấp nhiều hơn so với nhu cầu vì vậy gây ra không ít lãng phí. Cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các khoản chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông để cho cấp học này ngày càng phát triển vững mạnh góp phần đưa giáo dục Hà Tây đi lên. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chi NSNN cho SNGD THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm gần đây. 2.3.1. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác chi và quản lý chi NSNN cho SNGD THPT của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua. *Về công tác chi Qua phân tích về tình hình chi NSNN cho SNGD THPT của tỉnh Hà Tây trên đây cho thấy trong những năm gần đây tỉnh nhà đã quan tâm nhiều đến sự nghiệp Giáo dục và cũng đã mang lại những thành tựu đáng kể. Song bên cạnh đó việc chi và quản lý chi còn tồn tại nhiều bất cập đòi hỏi các cơ quan ban ngành cần có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời cụ thể như: Xét bảng 5 ta thầy số chi thực tế của toàn ngành Giáo dục nói chung và của cấp Giáo dục THPT nói riêng đều cao hơn so với kế hoạch. Năm 2001 là 14,39% năm 2002 là 3,57% và năm 2003 là 1,19%. Điều này chứng tỏ việc chi tiêu của ngành Giáo dục trong tỉnh chưa hợp lý và chưa chú trọng đến tính hiệu quảm, một vài khâu còn diễn ra hiện tượng thất thoát nguồn kinh phí. Vì thế gây ra nhiều lãng phí trong quá trình chi. Trong khi ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan quản lý tài chính cần sớm có biện pháp nhằm cải thiện tỉnh hình chi, nâng cao hiệu quả của các khoản chi trong những thời gian tới. Bên cạnh đó thì cơ cấu chi NSNN ở các trường THPT còn có nhiều điểm chưa hợp lý. Điều đó được thể hiện thông qua bảng 7. ở đây nhón chi cho Nghiệp vụ chuyên môn là một trong những nhóm chi quan trọng. Nó có tác động lớn đến công tác giảng dậy của cán bộ giáo viên cung như đến điều kiện và phương tiện học tập của học sinh. Mặc dù có vị trí quan trọng như vậy nhưng nó chưa được quan tâm một cách đúng mức. Khoản chi nay luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ nhất trong nhóm chi cho con người, từ 7,34% đến 7,8%. Tuy những năm gần đây khoản chi này có xu hướng tăng lên. Đây là dầu hiệu tốt chứng tỏ các cấp lãnh đạo đã quan tâm đến vấn đề này. song trong những năm gần đây khoản chi này cần phải tăng hơn nữa để đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển của ngành. Ngoài ra còn có một khoản chi nữa cũng không kém phần quan trọng nhưng cũng mức chi cũng còn rất khiêm tốn đó là khoản chi cho mua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ. Khoản chi này nhằm mục đích khắc phục sự xuống cấp của các tài sản phục vụ cho nhu cầu giảng dậy và học tập. Như tu sửa trường lớp, bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, quạt mát… Nhưng theo số liệu của bảng 7 cho thấy khoản chi này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ từ 9,07% năm 2002 10,55% năm 2003 và 10,63 năm 2001. Điều này là chưa thật hợp lý trong điều kiện hiện nay của tỉnh. Vì hiện nay nhu cầu học tập của con em trong tỉnh ngày càng tăng nhanh trong khi đó tỉnh lại chưa có điều kiện để xây dựng thêm các trường mới. Vì vậy việc xây dựng thêm các phòng học tại các trường hiện có là một giải pháp tạm thời xem ra dễ thực hiện hơn cả. Mặt khác do được đầu tư xây dựng từ khá lâu nên nhin chung hệ thống trường lớp đã xuống cấp nghiêm trọng. Số phòng học đạt chuẩn quốc gia còn rất ít. Ngoài những trường mới được xây dựng thì cón nhiều trường chưa đảm bảo chất lượng về điều kiện cơ sở vật chất, như số phòng học còn thiếu, bàn ghế học sinh còn nhiều hư hỏng mà chưa được sửa chữa kịp thời, hệ thống chiếu sáng và quạt mát chưa được trang bị đầy đủ. Vì vậy gây ra nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của các em học sinh. Ngược lại nhóm chi cho công tác quản lý hành chính chỉ nên chiếm tỷ trọng nhỏ thi ở đây vẫn còn khá cao từ 9,23% năm 2001 đến 7,85 % năm 2002 và đến năm 2003 là 6,48%. Trong khi đáng lẽ ra khoản chi này có thể tiết kiệm được. Điều này noi lên một thực trạng trong bộ máy quản lý hành chính của các trường THPT của tỉnh hiện nay còn cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả. Song một điều đáng mừng là tỷ trọng của nhóm chi này cũng đang giảm dần chứng tỏ tỉnh đã quan tâm đến việc thực hiện tỉnh giảm biên chế. *Về Thực trạng quản lý chi NSNN cho SNGD THPT. Từ những thực trạng trên đây cho thấy công tác quản lý chi NSNN cho SNGD THPT của tỉnh Hà Tây là phù hợp với đường lối của đảng và những quy định của nhà nước. Song do những nguyên nhân khác nhau mà trong công tác quản lý vẫn còn những điểm chưa phù hợp với tình hình hiện nay. Cụ thể: Trong khâu lập dự toán toán: Công tác lập dự toán còn chưa đi vào thực tế. Chủ yếu việc lập dự toán vẫn thường đi theo lối mòn của các năm trước. Vấn đề này xuất phát từ tâm lý ngại sửa đổi để bán sát vào các mục tiêu, nhiệm vụ mới trong thực tế. Vì nếu làm như vậy phải mất nhiều thời gian công sức hơn cho việc lập dự toán mà lại gây ra những khó khăn trong việc xin xét duyệt dự toán. Mặt khác cón phải nói đến những căn cứ để xác định mức chi còn chưa hợp lý (ví dụ như việc căn cứ vào đầu dân để xác định mức chi là chưa hợp lý bởi tỷ lệ hoc sinh trên số dân ở mỗi vùng là khác nhau. Do đó NSNN sẽ không được bố trí hợp lý giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa. Dẫn đến tình trạng lãng phí nơi thừa nơi thiếu). Một số trường THPT còn cố ý sử dụng bừa bãi lãng phí nguồn kinh phí Ngân sách cấp bằng cách khai tăng số học sinh để hưởng nhiều kinh phí hơn. Ngoài ra việc phối hợp giữa sở Giáo dục-Đào tạo với Sở Tài chính và Kho bạc chưa thật chặt chẽ tạo ra sự buông lỏng trong quản lý tạo ra nhiều sai sót. Và nhược điểm chung trong việc lập kế hoạch là chưa có sự thống nhất giữa các chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu kế hoạch, chưa bán sát vào các tiêu chuẩn định mức d Nhà nước quy định. Trong khâu cấp phát: cơ chế cấp phát kinh phí cho SNGD THPT ở Hà Tây hiện nay còn nhiều bất cập do thủ tục hành chính phức tạp, không thống nhất, Sở Giáo dục không nắm chắc được tiến độ, lượng kinh phí được cấp phát để điều chỉnh rất khó khăn và mất thời gian. Về chi tiêu cũng còn tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý. Đó là thiếu một công thưc phân bổ rõ ràng, chuẩn mực chưa công bằng trong phân bổ. Tỷ lệ chi cho giảng dậy học tập còn thấp, việc sử dụng nguồn nhân lực kém hiệu quả. Trong khâu kế toán quyết toán: Nhin chung trong khâu quyết toán các đơn vị đã chấp hành đúng các quy định của Nhà nước song vẫn còn những điểm chưa được chặt chẽ: việc quyết toán không thể đảm bảo đến từng chi tiết nhỏ nên không đánh giá được chính xác hiệu quả nguồn kinh phí cấp phát. Ngoài ra còn có những sai sót do các cán bộ kế toán cố ý trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ kế toán tài chính của nganh giáo dục còn chưa giỏi về nghiệp vụ chuyên môn. Do vậy mà trong công tác kế toán còn gặp nhiều khó khăn. Việc mở sổ, chuyển sổ quyết toán còn có những chỗ sai sót. Do đó việc lập báo cáo quyết toán ở các trường trung học phổ thông Hà Tây vẫn trong tình trạng không đây đủ, không kịp thời va mang tính hính thưc nhiêu hơn, nội dung sơ sài không sát với thực tế chi của đơn vị. Nhiều báo cáo quyết toán còn thiếu thuyết minh tái chính, số liệu trên một số sổ sách kế toán còn chưa được cộng sổ,và rút số dư. Ghi chép và phản ánh trên sổ kế toán chưa đầy đủ chưa cập nhật kịp thời (sổ theo dõi tải sản, sổ theo dõi các nguồn thu…). Việc theo dõi các loại quy chưa chi tiết vì vậy gây khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu . 2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác chi và quản lý chi NSNN cho SNGD trên địa bàn tỉnh Hà Tây thời gian qua. Có thể nói những nguyên nhân chủ yếu dẫn đễn những tồn tại trong công tác chi và quản lý chi NSNN cho SNGD THPT trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây bao gồm những nguyên nhân khách quan. Như quy định của nhà nước về cơ chế cấp phát còn có những chỗ long vòng gây khó khăn cho việc thực hiện. Hê thống tiêu chuẩn định mức còn những điểm chưa thực hợp lý với tình hình thực tế của tỉnh. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân chủ quan của tỉnh như chưa có một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có nghiệp vụ chuyên môn cao. Chương 3 một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho SNGD THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 3.1. Nhiệm vụ và định hướng phát triển giáo dục THPT tỉnh Hà Tây trong thời gian tới. Trong thời gian qua, được sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các đoàn thể nhân dân, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên toàn tỉnh. Hà Tây đã thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Giáo dục-Đào tạo của các năm và thu được két quả tốt đẹp. Nổi bật là các ngành học, bậc học và cấp học phát triển đồng đều, trong đó bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông phát triển mạnh. Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến khá. Đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ số lượng và từng bước nâng cao trình độ để đạt chỉ tiêu chuẩn hoá. Cơ sở vật chất trang thiết bị đựoc tăng cường, nhiều trường hoạc đã sạch đẹp khang trang. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục còn có mặt yếu kém. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều sai sót. Chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đồng đều giữa các trường và địa phương. Trong những năm học tới, nhiệmvụgiáo dục và đào tạo của Hà Tây là phải quán triệt sâu sắc quan điểm cơ bản của Đảng về Giáo dục-Đào tạo theo nghị quyết trung ương 2, các nghị quyết của tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 2 của UBND tỉnh: Tiếp tục phát triẻn giáo dục trên cơ sở đảm boả chất lượng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, củng cố tăng cường công tác quản lý, tiếp tục lập lại trật tự kỷ cương, tiếp tục lập lại trật tự kỷ cương, cải tiến quy trình và phương pháp kế hoạch giáo dục. Để thực hiện các nhiệm vụ trên đây UBND tỉnh Hà Tây đã đề ra một số định hướng giáo dục trng thời gian tới như sau: Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục bằng cách các cấp các ngành phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện. Tiếp tục nâng cao chất lượng và phát triển quy mô các nganh học, bậc học, giữ vững và phát triển các trường bán công hiện có, mở rộng và quản lý chặt chẽ hình thức học tập thường xuyên, chăm lo cơ sở vật chất các trường tiểu học và trung học cơ sở. Các huyện, thị xã phấn đấu có một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, có kế hoạch, giải pháp để học sinh khối 1+2 được học 2 buổi/1ngày. Phấn đấu cuối năm học có thêm nhiều huyện đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Ngành Giáo dục-Đào tạo cần đẩy mạnh cải tiến công tác quản lý giáo dục, xây dựng nền nếp chỉ đạo và phông các làm việc sâu sát với cơ sở. Tiếp tục thực hiện kế hoạch bòi dưỡng giáo viên đạt trình độ chuản hoán, chú trọng chất lượng học tập, tiếp thu đầu tư cho hai trường sư phạm. Ngành Giáo dục-Đào tạo tần đẩy mạnh cải tiến công tác quản lý giáo dục, xây dựng nền nếp chỉ đạo va phong cách làm việc sâu sát với cơ sở. Tăng cường công tác pháp chế, công tác thanh tra, công tác quản lý, công tác dự báo và kế hoạch. Quán triệt nghị quyết đại hội đảng lần thư IX, việc hoạch định chính sách tài chính phục vụ chiến lược phát triển Giáo dục-Đào tạo phải dựa trên quan điểm: coi đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắ lực sự phát triển kinh tế-xã hội. 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho SNGD trung hoc phổ thông Hà Tây. Trong điều kiện nguồn vônNSNN đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu chi ở lĩnh vực này thì việc tăng cường quản lý chi cho sự nghiệp giáo dục là hết sức cần thiế. Cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoạt động quản lý tài chính trong những năm qua tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn còn có một số tồn tại nhất định. Đáng chú ý là thất thoát và lãng phí NSNN vẫn diễn ra phổ biến. Trong báo cáo của chính phủ tại kỳ họp tư 6 quốc hội khoá 10 (ngày18/11/1999). Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh “Trong chính sách thể chế quản lý của Nhà nước cón tồn tại nhiều hình thức bao cấp, vẫn mang nặng tính chất xin cho, gắn với thủ tục phiền hà, thiếu tính công khai nhưng lại có nhiều mặt buông lỏng quản lý, không giữ được trật tự kỷ cương” Đó cũng chính là tình trạng chung trong quản lý ngân sách Nhà nước hiện nay. Vây cần có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn. Hệ thống định mức chi cho giáo dục trung học phổ thông chính là căn cứ để đơn vị dự toán lập dự toán ngân sách, đồng thời cũng là cơ sở để Nhà nước dựa vào đó phân bổ các khoản chi. Việc hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý NSNN cho giáo dục bởi đây là những thước đo chuẩn mực của quản lý tài chính. Hiện nay định mức chi giáo dục noi chung và chi cho giáo dục trung học phổ thông noi riêng chưa tuân theo một phương pháp nhất định và còn nhiều phức tap. Cả hai phương thức phần bổ ngân sách giáo dục theo đầu dân hay số học sinh có mặt đều tạo ra những bất cập trong thực tế, biểu hiện cụ thể như sau: + Đối với phương pháp xác định mức chi dựa trên số học sinh. Theo phương pháp này tổng chi NSNN cho giáo dục sẽ dựa vào số học sinh hiện có và định mức chi của Nhà nước cho mỗi một học sinh. Phương pháp này sẽ có ưu điểm và nhược điểm như sau: Ưu điểm: Sử dụng phương pháp này sẽ đảm bảo đủ chi ngân sách cho các trường, trường nhiều học sinh nhận nhiều kinh phí, trường ít học sinh nhận ít kinh phí. Nhược điểm: Việc xác định mức chi như trên gây nên tình trạng phân bổ ngân sách không đều giữa các địa phương. Đối với địa phương có nền giáo dục phát triển, số học sinh đông nên ngân sách cấp nhiều càng tạo đà cho giáo dục đi lên trong khi các vùng sâu vùng xa giáo dục chậm phát triển, số học sinh ít nên nguồn ngân sách phân bổ nhỏ dẫn đến tình trạng giáo dục càng lạc hậu. + Còn đối với phương pháp xác định số chi dựa trên đầu dân nghĩa là theo phương pháp này tổng chi NSNN cho giáo dục sẽ dựa trên số dân và định mức chi của Nha nước cho một đầu dân. Phương pháp này cũng mang lại nhưng ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ưu điêm: Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên, nghĩa là phân bổ chi giáo dục đảm bảo công bằng giữa các vùng lãnh thổ. Điều này đặc biệt ý nghĩa với các vùng giáo dục chậm phát triển thì việc phân bổ ngân sách giáo dục theo đầu dân ngoài việc đáp ứng nhu cầu chi cần thiết còn tạo điều kiện sử dụng kinh phí dư để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp, khuyến khích học sinh đi học góp phần đẩy mạnh giáo dục. Nhược điểm: Dẫn đến tình trạng lãng phí NSNN đối với những vùng có cơ sở vật chất tốt nhưng số lượng học sinh lại ít và gây thiệt thòi, thiếu kinh phí đối với các vùng có số học sinh đông trong khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Có thể nói mỗi phương pháp xác định mức chi NSNN cho giáo dục nói chung và cho giáo dục Trung học phổ thông noi riêng trên địa bàn Hà Tây đều mang lại những ưu điểm nhược điểm nhất định. Mỗi loại định mức đều phát huy vai trò trong một thời kỳ. Song nhìn chung định mức chung có mặt là hợp lý hơn. về thực chất, phương pháp xác định này đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho mỗi học sinh đồng thời cnf có tác dụng khuyến khích các vùng địa phương nâng cao số học sinh đi học ngày càng cao. Hiện nay, trênthế giới hầu hết các nước đêu sử dụng phương pháp này. 3.2.2. Hợp lý hoá cơ cấu chi. Trong chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông tỉnh Hà Tây như đã nêu trên đựoc phân ra bốn nhóm mục chi. Trong mỗi nhóm mục chi ấy lại chia ra nhiều khoản chi khác nhau. Khoản chi nào cũng quan trọng và không thể thiếu được. Song điều quan trọng hơn là phải xác định xem khoản chi nào là cần thiết hơn trong mỗi nhóm mục chi và nhóm chi nào cần thiết hơn trong kết cấu chi NSNN. Từ đó có định hướng để ra tăng cho những khoản chi, nhóm chi ấy nhằm nâng cao hiệu quả chi. Đánh giá được tầm quan trọng của chi cho con người, nó có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục, Hà Tây đã dành cho nhóm chi này tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi. Qua nghiên cứu ở chương 2, cho thấy thu nhập của giáo viên có thể coi là ổn định hơn trước vì có thêm phụ cấp ưu đãi song vẫn cần phải quan tâm, chú trọng hơn đối với chi lương. Riêng chi học bổng cho học sinh chuyen cần tăng hon nữa. khoản chi này rất có ý nghĩa trong việc khuyến khích các em học tập, nuôi dưỡng các tài năng trẻ không ngừng mang lại thành tích cho tỉnh nhà mà cnf mang về vinh quang cho cả đất nước bởi từ trước tới nay có không ít các em học sinh Hà Tây đã đoạt giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi trong khu vực và trên trường quốc tê. Một điều đáng quan tâm hiện nay là tình hình chi lương. Việc trả lương theo tháng là chưa thật hợp lý. Đối với các trường thừa giáo viên, Nhà nước vẫn phải trả đủ số lương cho họ dẫn đến tình trạng chi chưa mang lại hiệu quả cao. Còn đối với các trường thiếu giáo viên, giáo viên vẫn phải dạy thêm giờ thì Nhà nước phải trả thêm phụ cấp ngoài giờ là hoàn toàn hợp lý. Số lượng giáo viên phân phối ở các trường không đồng đều này cũng là nguyên nhân lớn làm cho việc chi NSNN cho giáo dục kem đi hiệu quả. Vì vậy phải phân bổ số giáo viên cho các trường trong tỉnh sao cho hợp lý. Muốn có được hiệu quả trong chi lương nên chăng chung ta cần áp dụng định mức chi theo giơ dạy. Để thực hiện trả lương theo giờ dạy tạo nên sự công bằng cho giáo viên dạy nhiều sẽ có lương cao. Cần tăng cường chi thêm cho nghiệp vụ chuyên môn. Nhóm này rất cần thiết, đảm bảo cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất phương tiện giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cần xem xét môn học nào là cơ bản để cung cấp tài liệu, giáo trình, công cụ giảng dạy giúp cho giáo viên đi vào chuyên môn hơn và học sinh năm được kiến thức sâu hơn. Mặc dù cần tăng tổng chi chuyên môn, song không có nghĩa là đồng thời tăng các mục chi trong nhóm. Riêng đối với chấm bài thi học sinh giởi và thi tốt nghiệp cần phải giảm mức thù lao chấm thi trên một bài thi xuống. Vì kinh phí dành cho công tác này là đáng kể nên giảm được khoản chi này cũng đồng nghĩa với việc tăng cường chi cho các khoản khác như mua sắm thiết bị, dụng cụ dạy và học. Cần tăng cường và phân bổ lại cơ cấu chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ. Xu hướng học sinh trung học phổ thông ngày càng gia tăng. Mà Hà Tâylại ít có điều kiện xây dựng trường mới. Với tốc độ gia tăng học sinh như hiện nay thì số trường hiện có là không đáp ứng đủ cho nhu cầu đi học của các em học sinh. Vì thế cần tăng số chi mua sắm, sửa chữa lơn, xây dựng nhỏ đặc biệt là phải đầu tư thêm nhiều cho xây dựng nhỏ để xây thêm các lớp học tại các trường hiện co, đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân. còn trong điều kiện khó khăn chung hiện nay, việc mua sắm trang bị thêm tài sản ở các trường nên giảm nhẹ khoản chi này càng nhiều càng tốt. Thay vào đó là tăng chi cho xây dựng nhỏ vì chúng ta không có đủ điều kiện xây dựng trường mới mà cần phải tận dụng xây dựng thêm các phòng học nhằm tránh tình trạng học ca ba. Đối với nhóm chi quản lý hành chính không thể thiếu được trong kết cấu chi nhưng tình trạng lãng phí vẫn thường xuyên xẩy ra, hiệu quả chi chưa cao. Hà Tây cần tăng cường kiểm tra kiểm soát cả khoản chi này từ khâu lập dự toán đến khâu cấp phát sử dụng vì nhóm chi này rất khó quản lý. Cần hạn chế các khoản chi không đáng có, góp phần nâng tỷ trọng các khoản chi cần thiết hơn, nâng cao hiệu quả chi. 3.2.3. Tăng cường các nguồn lực tài chính ngoài NSNN cho giáo dục. Như phần trên đã nêu, để dựa vào nguồn kinh phí NSNN cấp thì Hà Tây khó có thể đáp ứng nhu cầu học tập cho số học sinh ngày càng tăng lên cùng với chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, Y tê, Văn hoá, Thể thao ( Theo nghị định số 73/1999/NĐ-CP của chính phủ ngày 19/08/1999). Hà Tây cần có chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia huy động vốn ngoài ngân sách cho các lĩnh vực trên trong đó có Giáo dục. Có như vậy mới tạo điều kiện cho nền Giáo dục Hà Tây phát triển. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là đầu tư cho giáo dục đang chuyển từ khu vực công sang khu vực tư nhân. Vì vây, Hà Tây cũng khuyên khích việc tham gia tích cực của các công ty, doanh nghiệp trong việc tạo nguồn tài chính, thiết lập lên các trường dân lập, trường bán công trên địa bàn tỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng cho NSNN, giảm được số học sinh sẽ tăng lên. Đồng thời có sự cạnh tranh giữa các trường công lập, bán công và dân lập về chất lượng giảng dậy và học tập. Đây là nguyên nhân gián tiếp nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần tăng hiệu quả chi. Để thu hút được nguồn đầu tư bên ngoài, Hà Tây cần có giải pháp đồng bộ và đầy đủ. Cụ thể như sau: + Đối với các trường công lập cần nâng cao chất lượng tuyển sinh tức là tuyển sinh có chọn lọc. Việc tuyển sinh có chọn lọc sẽ đồng thời nâng cao chấ lượng Giáo dục và tăng định mức chi NSNN trên đầu học sinh tạo động lực khuyến chích dậy và học cho cả giáo viên và học sinh. + Song song với việc tuyển sinh có chọn lọc cần khuyến khích phát triển mạnh các trường bán công, dân lập đáp ứng nhu cầu học tập cho các em không có khả năng vào công lập vì mục đích tạo điều kiện cho các em đến trường. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chuyển từ trường công chuyến sang trường bán công để họ vẫn thuộc biên chế Nhà nước và được hưởng mọi quyền lợi về phúc lợi công cộng. Bảo hiểm y tê, bảo hiểm xã hội. Đồng thời có chế độ thoả đáng đối với những giáo viên khi chuyển từ trường công sang trường dân lập. Có chính sách quy định cụ thể cho việc ký kết hợp đồng giảng dạy để giáo viên có thể dạy ở nhiều trường. + Thanh lập quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục nhằm huy động các nguồn đóng góp. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước đóng góp cho sự phát triển giáo dục. Phần tài trọ cho giáo dục dưới mọi hình thức sẽ được khấu trừ trước khi đánh thuế thu nhập. Tiền ủng hộ của các cá nhân, tổ chức được ghi dưới hình thức phù hợp theo yêu câu. + Ngoài ra Hà Tây còn kết hợp với công ty sổ số kiến thiết phát hành đợt sổ xố vì giáo dục. Thực tế công ty sổ xố kiến thiết Hà Tây đã phát hành các đợt sổ xố huy động các đợt kinh phí đóng góp cho việc xây dựng nhiều công trình lớn của tỉnh như xây dựng khoa Nhi bệnh viện tỉnh… Vì vậy việc phát hành sổ xố để xây dựng các trường học là có thể thực hiện được, song cũng cần có sự khuyến khích ưu đãi của tỉnh đối với công ty sổ xố Hà Tây trong khi phát hành. 3.2.4. Nâng cao công tác thanh tra kiểm tra trong quản lý chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông. Quản lý các khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục được diễn ra liên tục từ khâu lập dự toán, cấp phát và quyết toán, trong quá trình đó cần phải tăng cường kiểm tra giám sát xem các đơn vị có thực hiện theo đúng trình tự và thời gian quy định hay không, việc sử dụng nguồn kinh phí cấp phát có đúng mục đích và mang lại hiệu quả hay chưa. Chính vì vậy cơ quan tài chính cần tiến hành hiểm tra thường xuyên hay định kỳ từ khâu lập dự toán cho đến khâu quyết toán, đặc biệt là quá triènh cấp phát và sử dụng kinh phí tạ các trường trung học phổ thông. Nội dung kiểm tra chi giáo dục trung học phổ thông cần phải kiểm tra về định mức chi tiêu theo quy định của Nhà nước, kiểm tra mục đích sử dụng kinh phí có đúng với dự toán hay không, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ trong từng khoản chi. Sở Giáo dục-Đào tạo kết hợp với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tây theo dõi chặt chẽ tiến độ cấp phát và sử dụng nguồn kinhphí NSNN các sự vụ bất hợp lý. Nếu có sai phạm cần phải phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết và có biện pháp sử lý thích đáng, ngăn ngừa tình trạng tiêu cực, sử dụng kinh phí NSNN cấp một cách tuỳ tiện, không đúng mục đích gây hao hụt lãng phí không mang lại hiệu quả chi. Ngoài ra cần phân chia rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối kết hợp giữa Sở Tài chính-Sở Giáo dục-Đào tạo Kho bạc Nhà nước và các trường trung học phổ thông trong tỉnh trong quá trình lập dự toán tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra tiến hành thuận lợi hơn. 3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính cơ sở. Tổ chức công tác kế toán ở các trường trung học phổ thông ở Hà Tây là vấn đề cần quan tâm. Nhiều trường công tác kế toán còn hạn chế, cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn thấp, có trường còn sử dụng cả giáo viên kiêm nhiệm. Công tác này có ảnh hưởng rất lớn tới các khoản chi, đôi khi gây ra những thất thoát không đáng có do kế toán viên chưa nẵm vững chính sách chế đô, quy định của Nhà nước. Hơn nữa việc cấp chi cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Tây thời gian qua có sự thay đổi, mặc dù Sở Giáo dục-Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho kế toán các trưòng. Song để khắc phục đựoc tình trạng nêu trên và để chấn chỉnh kịp thời công tác kế toán, Hiệu trưởng và các cán bộ kế toán các trường trung học phổ thông cần thường xuyên tham gia nghiên cứu các nội dung sau: + Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. + Quy trình lập dự toan, chi ngân sách, làm báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định của luật NSNN. + Mục lục ngân sách nhà nước. + Các chế độ định mức, chính sách chi tiêu hiện hành của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục. 3.3. Một số điều kiện cần thiết để thực hiện những giải pháp. Bên cạnh sự cố gắng của ngành giáo dục trong quá trình quản lý tổ chức cần phải có các điều kiện nhằm thực hiện được những giải pháp trên. 3.3.1. Cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp uỷ Đảng, UBND quận và các ngành có liên quan đối với sự nghiệp giáo dục phát triển. Sự nghiệp giáo dục phát triển trên địa bàn tỉnh cáhc chắn sẽ suy yếu nếu thiếu sự quan tâm chỉ đạo cảu các cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương. Đảng và các cấp chính quyền địa phương là tiên phong trong việc đưa ra và thực hiện các giải pháp nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông. Sự quan tâm đó được thể hiện trong đường lối chiến lược phát triển sự nghiệp giao dục của tỉnh , mức độ đầu tư từ nguồn vốn của tỉnh đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhiều hay ít. Cụ thể những nghị quyết chỉ thị phát triển giáo dục trung học phổ thông phải được triển khai đầy đủ phổ biến đến tận các phường để tăng cường giáo dục phát triển từ các cấp cơ sở tạo nên sự nghiệp phát triển đồng bộ và toàn diện đối với các ngành giáo dục của tỉnh noi chung và của ngành giáo dục trung học phổ thông noi riêng. 3.3.2. Ban hành kịp thời những chính sách chế độ sự nghiệp phát triển giáo dục. Các chính sách đối với giáo viên như các chính sách khen thưởng... phải được ban hành kịp thời và hợp lý và có văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm nhanh tróng đưa các chính sách, chế độ vào thực hiện. 3.3.3. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. Phải tuyên truyền vân động toàn dân chăm lo hơn nữa đến việc học tập của các con em gia đình thuộc diện chính sách, con em các gia đình thuộc hoàn cảnh khó khăn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để mọi người thấy rằng việc chăm lo giáo dục cho thế hệ trẻ là việc của toàn Đảng toàn dân, chăm lo cho giáo dục chính là chăm lo cho gia đình minh và cho địa phương minh. 3.3.4. Điều kiện kinh tế. Giữa kinh tế phát triển và giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ với nhau phát triển kinh tế tạo tiền đề vật chất để phát triển giáo dục. Do vậy muốn tăng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục thì phải đảm bảo phát triển kinh tế vững chắc có hiệu quả cao, từ đó có tích luỹ tạ điều kiện để tăng nguồn thu vào ngân sách từ đó có cơ sở để tăng chi ngân sách cho giao dục và ngược lại. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Quản lý Tài chính nhà nước – Học viện Tài chính. 2. Các văn bản quy phạm pháp luật như: Luấn Ngân sách Nhà nước Được quốc hội thông qua ngày 16/12/2002. Nghị định 10/2002/NĐ-TTG. 3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VII, IX-Nhà xuất bản chính trị quốc gia 4. Đổi mới Ngân sách Nhà nước-Giáo sư tiến sĩ Tào Hữu Phùng. 5. Hồ Chí Minh với sự nghiệp Giáo dục – Nhà xuất bản sự thật 1990. Một số tài liêu khác. Bảng 5: Chi ngân sách cho Giáo dục-Đào tạo của tỉnh Hà Tây. Đơn vị:Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ TH(%) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ TH(%) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ TH(%) Tổng chi NSNN 802.597 833.235 103,82% 835.900 853.910 102,15% 875.369 877.139 100,02% Chi cho GD-ĐT 256.831 293.779 114,39% 301.760 312.531 103,57% 327.226 331.120 101,19% Tỷ trọng GD-ĐT/Tổng chi NSNN 32% 35,3% 36,1% 36,6% 37,38% 37,75% Nguồn: Phòng Quản lý ngân sách, Sở Tài chính Hà Tây. Bảng 6: Cơ cấu chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003. Đơn vị: Triệu đồng Ngành học 2001 2002 2003 Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng số 293.779 100 312.531 100 331.120 100 Mầm non 15.864 5,4 17.189 5,5 18.543 5,6 Tiểu học 105.760 36 116.887 37,4 119.534 36,1 Trung học cơ sở 77.240 26,3 82.198 26,3 84.257 25,4 Trung học phổ thông 60.835 20,7 69.067 22,1 74.681 22,6 TT Giáo dục T. xuyên 7.638 2,6 6.563 2,1 7.947 2,4 TT hướng nghiệp 4.113 1,4 3.750 1,2 4.636 1,4 Đào tạo 22.329 7,6 16.877 5,4 21.522 6,5 Nguốn: phòng Ngân sách-Sở Tài chính Hà Tây. Bảng 7 : Cơ cấu chi NSNN cho SNGD THPT Tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003 Đơn vị: Triệu đồng Năm Khoản chi Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng chi 60.835 100 69.067 100 74.681 100 Chi đầu tư 13.750 22,61 17.350 25,12 18.500 24,77 Chi cho trương trình mục tiêu 6.250 10,27 7.650 11,08 8.500 11,38 Chi Thường xuyên 40.835 67,12 44.067 63,80 47.681 63,85 Bảng 8: Cơ cấu chi NSNN cho SNGD Trung học phổ thông giai đoạn 2001-2003 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số chi Số tăng Chi Số tăng Số chi Số tăng Chi Số tăng Số chi Số tăng Chi Số tăng Tổng chi 40.835 100 44.067 3.232 100 7,91 47.681 3.164 100 8,20 Chi con người 29.728 72,8 33.231 3.503 75,41 11,78 35.365 2.134 74,17 6,42 Chi QLHC 3.769 9,23 3.459 -310 7,85 -8,22 3.567 108 6,48 3,12 Chi NVCM 2.997 7,34 3.380 383 7,67 12,78 3.719 339 7,8 10,03 Chi mua sắm, SCL, XDN 4.3 10,63 3.997 344 9,07 7,92 5.030 1.033 10,55 25,84 Nguồn: Phòng Tài chính HCSN, Sở Tài chính Hà Tây. Bảng 9: Cơ cấu chi NSNN cho con người của ngành Giáo dục THPT Hà Tây giai đoạn 2001-2003. Đơn vị: Triệu đồng Năm Mục chi 2001 2002 20003 Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Tổng chi 29.728 100 32.231 3.503 100 11,78 35.365 2.134 100 6,42 Chi lương 19.026 64 19.506 480 60,52 2,52 21.254 1.748 60,1 8,96 Phụ cấp lương 6.808 22,9 9.450 2.642 29,32 38,81 10.263 813 29,02 8,60 Tiền thưởng 279 0,94 239 -40 0,74 -14,34 265 26 0,75 10,88 Học bổng 256 0,86 396 140 1,23 54,69 683 287 1,93 72,47 Phuc lợi tập thể 122 0,41 122 0 0,38 0 149 27 0,42 22,13 Các khoản đóng góp 3.237 10,89 2.518 -719 7,81 -22,21 2.751 233 7,78 9,25 Nguồn: Phòng Tài chính HCSN, Sở Tài chính Hà Tây. Bảng 10: Cơ cấu chi quản lý hành chính cho sự nghiệp giáo dục THPT Hà Tây giai đoạn 2001-2003 Đơn vị: triệu đồng Năm Mục chi 2001 2002 2003 Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Tổng chi 3.769 100 3.459 -310 100 -8,22 3.567 108 100 3,12 Hội nghị phí 885,6 22,7 774,8 -110,8 22,4 -12,51% 807,9 33,1 22,65 4,27 Công tác phí 998,8 26,5 1.008,6 9,8 29,16 0,98% 1.061,2 52,6 29,75 5,21 Công vụ phí 1.884,6 50,8 1.675,6 -209 48,44 -11,09% 1.697,9 22,3 47,6 1,33 Nguồn: Phòng Tài chính HCSN, Sở Tài chính Hà Tây. Bảng 11: Cơ cấu chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003. Đơn vị: Triệu đồng Năm Mục chi 2001 2002 2003 Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Số chi Số tăng Tổng chi 4.341 100 3.997 344 100 7,92 5.030 1.033 100 25,84 Mua sắm 2.713,1 62,5 2.546 -167,1 63,7 -6,16 3.223,7 677,7 64,09 26,62 Sửa chữa lớn 568,7 13,1 399,7 -169 10 -29,72 520,1 120,4 10,34 30,12 Xây dựng nhỏ 1.713,2 24,4 1.051,3 -661,9 26,3 -38,64 1.286,2 234,9 25,57 22,34 Nguồn: Phòng Tài chính HCSN, Sở Tài chính Hà Tây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0106.doc
Tài liệu liên quan