Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ ban hành hàng loạt các bộ luật ưu đãi đầu tư nước ngoài khuyến khích đầu tư RA 5186, luật khuyến khích xuấ khẩu RA 6135, luật điều chỉnh các công việc kinh doanh nước ngoài RA 5455 Năm 1994, Chính phủ ban hành luật tự do hoá gia nhập thị trường của các Ngân hàng nước ngoài. Dưới sự ảnh hưởng của luật này, khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan tới 10 Ngân hàng đạt tới 57,3 tỷ Peso từ năm 1995 đến thành 6 năm 1996. Năm 1995, Chính phủ lại ban hành luật đặc khu kinh tế Special Economic zone Act cho phép thành lập các khu vực kinh tế chủ quyền của Philippin PEZA. Với các chính sách trên, Philippin đã thu hút một nguồn vốn FDI ngày càng nhiều, đặc biệt từ thập kỷ 90 trở lại đây, góp phần rất lớn cho sự phát triển đất nước.

doc38 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tác động bổ xung: tác động này diễn ra trong mô hình kiểu Riardo khi các nước có công nghệ khác nhau. Ví dụ: giả sử hai nước có năng suất lao động như nhau nhưng một nước có năng suất vốn cao hơn. Nước có năng suất vốn cao hơn sẽ xuất khẩu hàng hoá nhiều vốn. Khi vốn di động trên phạm vi quốc tế nó sẽ tìm đến nơi nào đó có mức thu nhapạ cao nhất và vì vậy sẽ chảy vào nước có năng suất vốn cao hơn. Theo tác động Rybcznski, dòng vốn này sẽ làm tăng sản xuất hàng hoá sử dụng nhiều vốn (hàng xuất khẩu nước đó) và giảm sản xuất hàng sử dụng nhiều lao động (hàng nhập khẩu của nước đó). Vì vậy, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào sẽ làm tăng quy mô buôn bán giữa các nước. 2. Chính sách Nhà nước với vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 2.1. Tính tất yếu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình. Những quốc gia này đã có sự đầu tư rất lớn vào sản xuất và khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên. khi trình độ phát triển kinh tế đạt đến mức cao nhu cầu đầu tư ít, chi phí cao thì khi đó các quốc gia có nhu cầu đầu tư vào các quốc gia khác trên thế giới nhằm tận dụng những lợi thế về lao động, tài nguyên thiên nhiên, thị trường... của những nước đó. Mặt khác, các quốc gia có những lợi thế đó thì nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất bức xúc. Vì vậy, họ đã có những chính sách để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào. Đối với Việt Nam, xuất phát triển là một nước nông nghiệp lạc hậu. Hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: năng suất lao động thấp, tích luỹ nội bộ thấp, sử dụng viện trợ nước ngoài không có hiệu quả. Ngoài ra, nước ta vừa ra khỏi chuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc nên nhiều tàn dư mà ta chưa khắc phục được. Trước những khó khăn thách thức đó, Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2001 – 2010 nhằm nâng cao đời sống người dân, xây dựng cơ sỏ hạ tầng phát triển nền kinh tế vững mạnh. Trong chiến lược 10 năm đầu thế kỷ 21, Đảng ta vẫn kiên định đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước tạo lập nền tảng cho việc hình thành một nước công nghiệp trong giai đoạn sau. Sự lựa chọn chiến lược này là một tất yếu được rút ra từ quá trình phát triển và đổi mới hơn 10 năm qua, từ một tầm nhìn về triển vọng phát triển đất nước gắn với xu thế thời đại. Trong đó, vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển đất nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Điều đó được biểu hiện rõ bằng gia tăng nguồn vốn, kỹ thuật – công nghệ, đóng góp vào ngân sáh Nhà nước đáng kể. Trong những năm tới, việc thu hút nguồn vốn FDI vẫn được Nhà nước quan tâm là một xu thế tất yếu phù hợp với xu thế của thế giới và yêu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. 2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong luật đầu tư nước ngoài. Xuất phát từ chính sách đổi mới nền kinh tế mở cửa và hội nhập với nước ngoài, ngày 19/12/1987 lầu đầu tiên Quốc hội nước ta đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài cho phép các tổ chức cá nhân là người nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam. Qua 4 lần sửa đổi bổ xung vào các năm 1990, 1992, 1996 và tháng 4 năm 2000, môi trường đầu tư đã cải thiện thông thoáng hơn, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh . Theo luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo dưới hình thức sau đây: Công ty liên doanh: là dạng Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập với sự tham gia của một bên là một hay nhiều pháp nhân trong nước và bên kia là một hay nhiều thành viên nước ngoài. Vốn hoạt động do hai bên đóng góp, thời gian hoạt động từ 30 đến 50 năm. Công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài: là dạng Công ty trách nhiệm hữu hạn do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh , thời gian hoạt động từ 50 đến 70 năm. Hợp đồng hợp tác kinh doanh : là dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai bên hay nhiều bên để cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ rõ ràng và không thành lập một pháp nhân mới. Xây dựng, khai thác, chuyển giao (BOT): là hình thức hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xây dựng một công trình, trong đó có nhà đầu tư bỏ vốn để kinh doanh và khai thác công trình trong một thời gian nhất định đủ để thu hồi vốn và các lợi nhuận thoả đáng sau đó chuyển giao công trình cho Nhà nước khi chấm dứt hợp đồng mà không đòi hỏi bất cứ khoản tiền nào. Nhìn chung, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được đánh giá là có độ hấp dẫn cao, phù hợp với thônglệ quốc tế. Hiện nay, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được tiếp tục điều chỉnh bổ xung cho phù hợp với thực tiễn điều kiện ở Việt Nam. 3. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới trong vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhìn vào lịch sử phát triển của các nước trên thế giới, ta thấy hầu như các nước khi bước vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đều phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị nhằm tạo tiền đề và cơ sở cho các bước tiếp theo. Trong giai đoạn này phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, đặc biệt là vốn cho quá trình đó. Một trong các cách thức tạo vốn của các nước là theo con đường hướng ngoại. Bằng cách đưa ra các giải pháp thu hú vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. ở phần này, em xin trình bày kinh nghiệm của một số nước Châu á trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3.1. Philippin. 3.1.1. Về chính sách thuế. Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà nước Philippin đã đưa ra chính sách thuế ưu đãi. Đặc biệt từ năm 1991, với luật đầu tư mới đã quy định: miễn thuế thu nhập Công ty 6 năm kể từ khi có lãi đối với Công ty tiên phong, 4 năm đối với Công ty không tiên phong. Miễn thuế nhập khẩu phụ tùng, thiết bị bộ phận rời đi theo cùng với việc miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị mua bằng vốn đầu tư. Ngay cả chi phí lao động cũng có thể được khấu trừ vào lợi nhuận chịu thuế của xí nghiệp. Các khu vực kinh tế chủ quyền Philippin và các xí nghiệp phân bổ trong khu chế biến xuấ khẩu còn được hưởng những quyền lợi ưu đãi về thuế như sau: - Thuế ưu đãi trao đổi, quyền lợi hàng hoá đặc biệt trong khu vực - Miễn thuế giấy phép kinh doanh địa phương - Miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận giữa các chi nhánh. Ngoài ra theo đề nghị của uỷ ban đầu tư, văn phòng nhập cư của Philippin giảm cước phí chế bản giấy tờ cho các nhà kinh doanh nước ngoài xuất nhập cảnh Philippin. 3.1.2. Ban hành các luật thu hút FDI Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ ban hành hàng loạt các bộ luật ưu đãi đầu tư nước ngoài khuyến khích đầu tư RA 5186, luật khuyến khích xuấ khẩu RA 6135, luật điều chỉnh các công việc kinh doanh nước ngoài RA 5455 Năm 1994, Chính phủ ban hành luật tự do hoá gia nhập thị trường của các Ngân hàng nước ngoài. Dưới sự ảnh hưởng của luật này, khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan tới 10 Ngân hàng đạt tới 57,3 tỷ Peso từ năm 1995 đến thành 6 năm 1996. Năm 1995, Chính phủ lại ban hành luật đặc khu kinh tế Special Economic zone Act cho phép thành lập các khu vực kinh tế chủ quyền của Philippin PEZA. Với các chính sách trên, Philippin đã thu hút một nguồn vốn FDI ngày càng nhiều, đặc biệt từ thập kỷ 90 trở lại đây, góp phần rất lớn cho sự phát triển đất nước. 3.2. Trung Quốc. Trung Quốc được coi là một trong những nước có tốc độ phát triển mạnh nhất khu vực Châu á cũng như toàn thế giới. Từ năm 1979 đến năm 1996, Trung Quốc đã phê chuẩn 283793 dự án này dùng vốn nước ngoài với tổng số vốn ký kết là 469,33 tỷ USD. Từ năm 1993 đến nay, Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ xét về khối lượng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có được kết quả đó là nhờ vào cơ chế chính sách hợp lý của Nhà nước, cụ thể là: 3.2.1. Cải cách tài chính Từ 01/12/1996, việc Trung Quốc thực hiện chuyển đổi đồng nhân dân tệ trong tài khoản vãng lai đã giúp các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài loại trừ được hạn chế trong thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, các liên doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại cũng được phép thành lập các cơ sở kinh doanh ở Phú Đông - Thượng Hải và ở các khu Thâm Quyến trên nguyên tắc thử nghiệm. 3.2.2. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Từ ngày 01/01/1997, Thâm Quyến đã áp dụng các mức giá dịch vụ thống nhất khiến các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài cùng nhân viên của họ được hưởng mọi quy chế như các doanh nghiệp Trung Quốc. Sự cải thiện môi trường đầu tư còn được biểu hiện ở chủ trương tăng hiệu quả làm việc của các cấp chính quyền địa phương thông qua đơn giản hoá thủ tục phê chuẩn dự án, phục vụ tốt hơn các nhà đầu tư dùng vốn nước ngoài. 3.2.3. Thực hiện điều chỉnh thuế quan. Từ ngày 01/4/1996, Trung Quốc đã xoá bỏ các điều khoản miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên vật liệu cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp ở các đặc khu kinh tế. Ngày 01/01/1998, Trung Quốc đã quyết định miễn thuế hải quan và thuế giá trị gia tăng cho việc nhập khẩu và các thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời công bố chỉ dẫn đầu tư nước ngoài vào các ngành, trong đó các lĩnh vực được khuyến khích là: nông nghiệp, các vật liệu xây dựng mới, dịch vụ. Trên đây là một số chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ở vài nước trong kiến tạo nguồn vốn cho mình qua đó. Đây cũng là một số học hỏi kinh nghiệm đối với Việt Nam trên con đường phát triển với nét đặc thù riêng có của mình, để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chương II: Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 1. Tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1998 đến nay. Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao và ổn định trong nhiều năm. Một trong những nguyên nhân thành tựu đó là chủ trương mới của Đảng về hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong đó có hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Qua hơn mười năm, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (12/1987), nước ta đã thu hút nguồn vốn FDI qua các năm như sau: Biểu 1: Tổng vốn đăng ký FDI từ năm 1988 đến năm 2000 Vốn đăng ký (Triệu USD Năm Đơn vị tính: Triệu USD Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân 0 13 năm thu hút đầu tư nước ngoài thành tựu và những điều trăn trở - Tạp chí phát triển kinh tế số 128/2001 - trang 7. Số dự án Biểu 2: Số dự án FDI được cấp giấy phép 1989 - 2000 Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân 0 13 năm thu hút đầu tư nước ngoài thành tựu và những điều trăn trở - Tạp chí phát triển kinh tế số 128/2001 - trang 7 Từ số liệu trên, quá trình thu hút vốn đầu tư Fdi vào Việt Nam được chia làm 3 thời kỳ: 1.1. Thời kỳ 1988 - 1990. Đây được coi là thời kỳ khởi động cho quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1988, năm đầu tiên thực hiện luật đầu tư nước ngoài, chúng ta đã cấp giấy phép đầu tư cho 37 dự án, với tống số vốn đăng ký là 366 triệu USD. Kết quả đó tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta khi vừa bước sang nền kinh tế thị trường. Nó đánh dấu sự thành công ban đầu của công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, thực hiện và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Cho đến năm 1990, sau 30 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài, chúng ta đã cấp giấy phép cho 213 dự án với số vốn đăng ký 1582 triệu USD, quy mô trung bình của mỗi dự án là 7 triệu USD, dự án. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong thời kỳ này là thăm dò dầu khí 32,2% khách sạn 20,6%, tổng vốn đăng ký. Ta nhận thấy rõ, việc gia tăng vốn đầu tư chậm là vì đây là một lĩnh vực còn mới mẻ, chúng ta vừa học, vừa làm, kinh nghiệm chưa nhiều. Tuy nhiên, những kết quả đó đã chứng minh triển vọng lạc quan của hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời kỳ này. 1.2. Thời kỳ 1991 - 1996. Trong thời kỳ này, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng trưởng một cách nhanh chóng và có sự thay đổi lớn về chất. Tính từ năm 1991 đến 1996, chúng ta đã cấp 1768 số dự án với vốn đăng ký 25309 triệu USD trong đó nổi bật nhất về số dự án là năm 1995 đã cấo 412 dự án nhưng năm 1996 là năm có số vốn đăng ký là 8640 triệu USD chiếm 34,13% tổng vốn đăng ký trong kỳ này. Đồng thời quy mô mỗi dự án tăng lên qua các năm. Biểu 3: Quy mô dự án từ năm 1991 - 1996 Đơn vị tính: Triệu USD/dự án Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Quy mô bình quân dự án 8,7 10,4 9,7 11,0 16,1 23,5 Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân - 13 năm thu hút đầu tư nước ngoài thành tựu và những điều trăn trở - Tạp chí kinh tế kinh tế số 128/2001 - trang 7 Biểu 4: Mức vốn thực hiện từ năm 1991 - 1996 Đơn vị tính: Triệu USD/dự án Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Vốn thực hiện 213 394 1099 1946 2671 2646 Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân - 13 năm thu hút đầu tư nước ngoài thành tựu và những điều trăn trở - Tạp chí kinh tế kinh tế số 128/2001 - trang 7 Thời kỳ này, các dự án đầu tư nước ngoài được phân bố rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Nhiều ngành ngành công nghiệp mới xuất hiện như: công nghiệp điện tử, công nghệ sinh học, chế tạo xe máy, ô tô.v.v.... 1.3. Thời kỳ 1997 đến nay. Thời kỳ này, tốc độc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chững lại và giảm dần. Qua biểu 2 cho thấy, năm 1998 cấp được ít nhất trong kỳ này là 275 dự án năm 1999 là năm có số vốn đăng ký là ít nhất trong kỳ là 1566 triệu USD. Đồng thời mức thực hiện vốn và quy mô dự án giảm rõ rệt qua từng năm. Biểu 5: Mức vốn thực hiện và quy mô mỗi dự án từ 1997 - 2000 Đơn vị tính: triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 Mức vốn thực hiện 3250 19000 1519 2228 Quy mô mỗi dự án 13,6 13,1 5,1 5,7 Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân - 13 năm thu hút đầu tư nước ngoài thành tựu và những điều trăn trở - Tạp chí phát triển kinh tế số 128/2001 - trang 7. Giải thích cho sự giảm sút này trong thời kỳ 1997 - 2000 là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực từ giữa năm 1997 đã lan nhanh và rộng khắp. Phần lớn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là thu hút từ các nhà đầu tư trong khu vực, nên khi xảy ra khủng hoảng các nhà đầu tư trong khu vực gặp khó khăn về tài chính. Do đó họ giảm việc đầu tư ra nước ngoài dẫn đễn lượng vốn vào Việt Nam giảm. Nhưng sang năm 2000, tình hình có khả quan hơn, số vốn và số dự án tăng lên: số dự án tăng 11%, số vốn đăng ký tăng 26%, có được kết quả phục hồi này, một phần là nhờ vào tác động tích cực của các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian gần đây. 2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoìa ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể được biểu thị bảng dưới đây: Biểu 6: Vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 1995 - 2001 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Vốn FDI (tỷ đồng) 22.000 22.700 30.300 24.300 18.900 20.800 34.500 Tổng vốn toàn xã hội (tỷ đồng) 68.048 79.367 96.870 97.336 103.900 124.000 143.840 Tỷ trọng FDI trong tổng vốn toàn xã hội (%) 32,3 28,6 31,3 24,9 18,2 16,8 24 Nguồn: Nguyễn Trọng Hà - Đánh giá tác động của FDI đến ngoại thương Việt Nam - Tạp chí kinh tế và phát triển - số 62 tháng 8/2002 - trang 28 Tính chung trong tháng 7 từ năm 1995 - 2001 thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp khoảng 25% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Mặc dù có sự suy giảm trong năm 1999 và năm 2000, thế nhưng trong năm 2001, Fdi đã phục hồi nhanh chóng và có lượng vốn Fdi vào Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay số dự án được cấp là 172 triệu dự án với tổng vốn đăng ký là 300 triệu USD. Ngoài ra, tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm. Biểu 7: Tỷ lệ đóng góp GDP của các thành phần kinh tế có vốn FDI Tỷ lệ Đơn vị tính: % Năm Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân - 13 năm thu hút đầu tư nước ngoài thành tựu và những điều trăn trở - Tạp chí phát triển kinh tế - Số 128/2001 - trang 7. Như vậy, việc gia tăng nguồn vốn FDI có trong GDP đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng qua các năm, làm ổn định nền kinh tế, điều đó càng khẳng định vai trò FDI trong nền kinh tế quốc dân. Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định chủ trương hợp tác thông qua thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của nước ta thực sự đã đi vào cuộc sống. Nguồn vốn FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, số lao động làm việc trong khu vực này liên tục tăng qua các năm. Biểu 8: Số lao động làm việc trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1996 - 2000 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Số lao động 220.000 250.000 270.000 296.000 327.000 Nguồn: Lê Hồng Yến - Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài - Tạp chí kinh tế và phát triển số 59 tháng 5/2002 - trang 30. Để đánh giá chính xác hơn về vai trò của nguồn vốn FDI trong tạo việc làm người ta đưa ra chỉ tiêu lao động gián tiếp, những người không trực tiếp hưởng lương từ các chủ đầu tư nước ngoài, nhưng làm việc trong các đơn vị hình thành do các tác động của vốn FDI là khoảng 1 trieuẹ lao động gián tiếp (bao gồm công nhân xây dựng, các ngành sản xuất dịch vụ phụ trợ có liên quan). Như vậy số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài bằng khoảng 39% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực Nhà nước. Đây là kết quả nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiền lương mà chủ đầu tư nước ngoài trả cho lao động Việt Nam cao hơn so với các khu vực khác, điều này phù hợp với năng suất lao động cao do lực lượng lao động này tạo ra. Theo quyết định số 708 ngày 15/6/1999 của bộ lao động - thương binh và xã hội, mức lương tối thiểu bằng đồng Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chia làm ba mức. Căn cứ theo khu vực: 626.000đ/tháng, 556.000đ/tháng, 487.000đ/tháng. Cũng qua đó theo kết quả khảo sát thì mức thu nhập trung bình của công nhân làm việc trong các doanh nghiệp FDI vào khoảng 70 - 100USD/tháng (tương đương là 980.000đ - 1.500.000đồng), bằng khoảng 150% mức thu nhập bình quân của lao động trong khu vực Nhà nước. Riêng đối với cán bộ quản lý thì nằm trong khoảng 200 - 300USD. Đây là yếu tố hấp dẫn đối với lao động Việt Nam có trình độ cao làm việc cho các dự án FDI. Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một khối lượng hàng hoá và sản phẩm lớn cho xuấ khẩu từ đó góp phần tăng nhanh kim ngạch xuấ khẩu nước ta. Biểu 9: Kim ngạch xuấ khẩu của các doanh nghiệp FDI từ năm 1995 - 2001 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Kim ngạch xuấ khẩu từ FDI (triệu USD) 336 788 1890 1982 2547 3320 3573 Kim ngạch xuấ khẩu (triệu USD) 5448,9 6255,9 9185 9361 11523 14308 15100 Tỷ trọng FDI trong tổng số 6,2 10,9 19,5 21,2 22,1 23,2 23,7 Nguồn: Nguyễn Trọng Hà - Đánh giá tác động của FDI đến ngoại thương Việt Nam - Tạp chí kinh tế và phát triển - Số 62 tháng 8/2002 Như vậy, các doanh nghiệp có vốn FDI xuấ khẩu chủ yếu là hàng dệt may và dầu thô, trong ngành này, có khá nhiều doanh nghiệp đạt tỷ lệ xuấ khẩu từ 80% trở lên. Các ngành khác, tỷlệ xuất khẩu thấp hơn, chẳng hạn, ngành thuỷ sản đạt 49%, công nghiệp nặng 34%, giao thông vận tải bưu điện 1%. Tóm lại FDI làm tăng xuất khẩu ở những sử dụng các nguồn lực mà Việt Nam có lợi thế như tài nguyên thiên nhiên (như dầu thô 2001 xuất khẩu được hơn 3 tỷ USD) và nguồn lao động rẻ (dệt may, giày da). 3. Những tồn tại và hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực lên nền kinh tế Việt Nam đã trình bày ở trên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn bộc lộ nhiều hạn chế. 3.1. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Xét theo cơ cấu đầu tư theo ngành vào Việt Nam, chúng ta đã có được kết quả đáng khích lệ. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng các ngành đều tăng hàng năm mặc dù có sự mất cân đối trong các cơ cấu đầu tư. Biểu 10: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành tính đến ngày 31/10/2002 Đơn vị tính: 1000USD Ngành Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định Công nghiệp nặng 581 6.210.350 2.535.239 Công nghiệp nhẹ 859 4.029.200 2.013.763 Xây dựng 274 3.574.021 1.337.647 Xây dựng khu đô thị 3 3.344.237 924.452 GTVT - bưu điện 136 3.204.428 2.276.918 Khách sạn - Du lịch 199 3.096.000 2.185.534 Công nghiệp dầu khí 63 3.086.443 2.283.113 Văn phòng cho thuê 105 3.000.225 1.072.107 Công nghiệp thực phẩm 194 2.151.306 946.005 Nông - lâm nghiệp 272 1.029.213 497.489 Dịch vụ khác 172 845.021 473.825 Văn hoá - y tế - giáo dục 93 526.259 243.535 Thuỷ sản 95 343.819 185.141 Xây dựng KCN - KCX 5 302.078 102.460 Tài chính - Ngân hàng 35 243.322 215.752 Các ngành khác 4 27.359 11.540 Tổng cộng: 3.216 37.138.311 17.444.520 Nguồn: Phạm Thị Hà - Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Tạp chí phát triển kinh tế - số 128/2001 - trang 12. Qua các số liệu trên, ta có thể thấy rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện năng, nuôi trồng và chế biến cây công nghiệp.v.v... Dựa vào bảng trên, tỷ lệ đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm phần lớn dự án và số vốn đăng ký đầu tư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành công nghiệp liên tục tăng: năm 1996 là 21,7%, năm 1998 là 23,3%, năm 2000 là 20%. Tuy nhiên, vấn đề đầu tư cơ cấu theo ngành còn khá nhiều bất hợp lý. - Đầu tư mới chỉ hướng vào những ngành dễ thu lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn nhanh, có thị trường tiêu thụ trong nước lớn nên các ngành nông lâm - thuỷ sản đầu tư còn quá nhỏ. Những ngành trong nước có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác hợp lý như ngành may mặc, tẩy rửa, hàng điện tử dân dụng, sắt thép, xi măng.v.v... còn đầu tư vào những ngành công nghệ cao chưa nhiều vì mục tiêu hàng đầu của nhà đầu tư là lợi nhuận, họ chỉ mong đầu tư vào những ngành những lĩnh vực bỏ vốn ít mà thu lợi cao. Đồng thời do nước ta bắt đầu xuất phát điểm rất thấp cho nên cơ sở hạ tầng kém và duy chúng ta chỉ có một số ít tài nguyên thiên nhiên, hơn nữa trình độ tay nghề và kỹ năng người lao động không cao. Vì lý do đó mà nhà đầu tư không dám đầu tư vào Việt Nam những ngành công nghệ cao chứa nhiều chất xám. - Mặt khác, trong việc thẩm định lựa chọn dự án, chúng ta đã không có một chiến lược phát triển kinh tế tổng hợp trên quy mô một vùng rộng lớn, vì vậy cứ hễ nơi nào chưa phát triển ngành này là cứ cấp giấy phép đầu tư, không xem xét đến tình hình đặc điểm vùng đó như thế nào. Dẫn đến đầu tư một cách tràn lan và sẽ khó khăn giải quyết những vấn đề phát sinh như: thị trường tiêu thụ ở đâu, đào tạo nguồn lao động theo hướng nào... Ví dụ: như trong ngành khách sạn - du lịch hiện nay, tỷ lệ sử dụng phòng ở các khách sạn là quá nhỏ mà chỉ ở những vùng có lợi thế về biển thì mới có tỷ lệ sử dụng phòng lớn, nhưng những nơi đó thì không nhiều. Điều đó gây lãng phí cho đầu tư trong xã hội. Biểu 11: Số dự án và vốn phân theo vùng kinh tế đến tháng 2 - 2002 Đơn vị tính: triệu USD Vùng kinh tế Chỉ tiêu Vùng núi phía Bắc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ Vùng Tây Nguyên Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ Vùng đồng bằng Sông Cửu Long 1. Đăng ký - Số dự án 60 628 95 60 1.686 158 - Vốn đầu tư 331 11.819 2.643 937 21.264 1.171 2. Còn hiệu lực - Số dự án 42 499 74 50 1.400 114 - Vốn đầu tư 264 10.888 984 989 17.305 1.006 3. Vốn thực hiện 156 3.999 426 119 7.313 714 Biểu 12: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành và vùng kinh tế đến T12 - 2002 Đơn vị tính: % Vùng kinh tế Ngành Vùng núi phía Bắc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ Vùng Tây Nguyên Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ Vùng đồng bằng Sông Cửu Long Công nghiệp nặng 12,2 24,2 4,6 0 8 0 Công nghiệp nhẹ 63,8 0 0 9,9 19,4 13,6 Công nghiệp thực phẩm 9,3 23,3 10,9 Nông - lâm nghiệp 6,5 16,5 54,6 10,2 Xây dựng 5 9,4 22,8 57,6 Khách sạn - du lịch 19,7 17,3 35,4 GTVT và Bưu điện 13,5 Xây dựng văn phòng 9,4 15,4 Vốn đầu tư còn hiệu lực bình quân cho 1 tỉnh (triệu USD) 22 1.912,95 495,88 299,38 4326,28 3,82 Nguồn: Phạm Thị Hà - Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Tạp chí phát triển kinh tế số 128/2001 trang 12. Qua 2 bảng trên, ta thấy rõ ràng mất cân đối đầu tư giữa các vùng kinh tế về số dự án, vốn và các ngành. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chủ yếu là vùng kinh tế trọng điểm, tập trung vao hai vùng lớn là Nam Bộ và Bắc Bộ. Cả hai vùng này chiếm 86,11% số dự án đăng ký, riêng Nam Bộ chiếm 62,74% số dự án đăng ký cả nước. Bởi lẽ hai vùng này có số dự án lớn là do cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ giáo dục đào tạo ở mức cao hơn so các vùng khác. Rõ ràng, hệ thống cơ sở hạ tầng mang tính quyết định trong nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư. Ví dụ: Như ở vùng Tây Nguyên, đó là vùng kinh tế có nhiều tài nguyên khoáng sản nhưng cũng chỉ chiém 2,2% số dự án đăng ký. Quả là một con số ít ỏi, do vùng Tây Nguyên phần lớn là đồi núi, đường xá hệ thống điện nước có nhiều khó khăn trong vấn đề cung cấp. Ngoài ra, mọi người ở vùng này thường quen công tác trên mảnh ruộng đất của họ vẫn mang tính truyền thống, nếu có sự thay đổi cũng chỉ là một con số ít trong nhiều người dân ở đây. - Mặt khác, chúng ta cũng còn thấy được sự bất cập giữa ngành đầu tư với vùng kinh tế, có những vùng kinh tế không phù hợp với một số ngành thì lại chiếm tỷ trọng lớn của ngành trong vùng. Ví dụ như vùng đồng bằng sông Cửu Long, thì lợi thế của ngành này chủ yếu là ngành nông nghiệp. Thế nhưng vùng đã quá chú trọng đến ngành xây dựng chiếm gần 60% tổng vốn đầu tư. Điều đó cho chúng ta thấy rõ rằng, khả năng phát huy lợi thế của vùng nói riêng, và cả nước nói chung là kém hiệu quả, năng suất không cao mà còn làm cho khả năng cạnh tranh hàng hàng hoá kém trên thị trường. Việc hạn chế này là do, trình độ cán bộ trong công tác thẩm định dự án là không cao, không thấy rõ được đặc điểm hoạt động của dự án so với tình hình cụ thể địa phương mình. Hơn nữa, không có sự phối hợp các bộ ngành, cơ quan nghiên cứu trong việc quyết định lựa chọn dự án. 3.2. Nguồn thu hút vốn hẹp. Cho đến nay, Việt Nam đã thu hút được 65 quốc gia đưa vốn vào đầu tư. Nếu căn cứ vào số đăng ký cũng như vốn pháp định theo thứ tự giảm dần, thì có thể xếp 10 quốc gia sau đây thuộc nhóm đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế. Biểu 13: Số dự án và vốn phân theo quốc gia cho đến ngày 31/10/2002 Đơn vị tính: 1000 USD Quốc gia Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định Singapore 251 5.331.304 1.820.679 Đài Loan 646 4.889.125 2.199.799 Nhật Bản 332 3.551.815 1.863.846 Hồng Kông 325 3.257.953 1.471.364 Hàn Quốc 298 3.138.304 1.287.439 Pháp 157 2.176.807 1.254.026 IsLands 94 1.779.596 718.135 Nga 62 1.319.661 912 Mỹ 121 1.341.442 629.853 Anh 41 1.133.716 768.228 Nguồn: Phạm Thị Hà - Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Tạp chí phát triển kinh tế - Số 128/2001 - trang 12. Nhìn vào bảng ta thấy, phần lớn những nước có số vốn đăng ký vốn pháp định và số dự án lớn nhất đầu tư vào Việt Nam chủ yếu từ các nước trong khu vực ASEAN và các nước Đông á. Điều này cho ta thấy rõ tính vững vàng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam không cao. Lấy ví dụ cụ thể, qua cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ trong khu vực năm 1997, hầu hết các Công ty lớn Châu á ở Việt Nam đã rút lui một phần vốn của mình do gặp khó khăn tài chính. Hàng loạt các dự án đã phải giảm tiến độ thực hiện hoặc xin tam dừng triển khai lên tới 3 tỷ USD trong đó, lĩnh vực chủ yếu là khách sạn nhà hàng, văn phòng. Ngoài ra, việc đối tác chủ yếu là từ khu vực Châu á cũng gây ra những bất lợi trong việc tiếp thu khoa học công nghệ. Toàn bộ các trang thiết bị dây chuyền chuyển sang cho Việt Nam là cũ lạc hậu so với nước mang đi đầu tư. Thế mà các đối tác như: Singpore, Đài Loan, Hàn Quốc, tuy rằng đây là những nước không phải là nền công nghệ kém nhưng khả năng trình độ khoa học chưa thể sánh bằng Tây Âu và Nhật Bản. Do đó, nếu chúng ta không thận trọng trong việc lựa chọn dự án gắn với công nghệ, dễ dàng chúng ta trở thành "bãi thải công nghệ". 3.3. Luật đầu tư nước ngoài chưa hoàn thiện. Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1987, liên tục bổ xung và sửa đổi một số điều vào năm 1990, 1992, sửa đổi căn bản vào năm 1996 để cho phù hợp với yêu cầu phát triển và cởi mở của nền kinh tế, nâng cao hơn nữa tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những nội dung mới sửa đổi năm 1996 đã bộc lộ một số nhược điểm trong những năm vừa qua. Cụ thể các vấn đề chủ yếu sau: - Hình thức đầu tư - Nguyên tắc nhất trí trong liên doanh - Việc tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp - Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng - Thủ tục hành chính - Việc đền bù giải phóng mặt bằng - Cân đối ngoại tệ, mở tài khoản Ngân hàng.v.v.... Các quy định về các vấn đề trên đang bị các nhà đầu tư nước ngoài cũng như bên đối tác Việt Nam của họ, các chuyên gia nghiên cứu vấn đề đầu tư nước ngoài và cả các cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài cho là vẫn còn có sự gò bó vướng mắc. Trong khi đó, Việt Nam đang phải đương đầu với sự cạnh tranh. Rõ ràng, nhiều nước láng giềng của ta và các nước khác trên thế giới đã và đang có những biện pháp mau lẹ và khá hiệu quả, nhằm nâng cao tính cạnh tranh môi trường đầu tư của họ, trên thực tế họ đã thành công. Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 1. Những mục tiêu hướng tới trong năm tiếp theo của Việt Nam. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thực hiện chiến lược 10 năm từ 2001 - 2010 là: tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá... Vì vậy, mục tiêu trong giai đoạn 5 năm từ 2001 - 2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm mà Đảng đề ra. Trong 5 năm tới, Việt Nam phấn đấu duy trì mức tăng trưởng kinh tế ít nhát 7%/năm, đưa GDP năm 2005 tăng gấp đôi so năm 1995 và đạt tỷ lệ tích luỹ nội bộ nền kinh tế trên 30% GDP. Để đạt mục tiêu này, cần huy động tối đa nguồn nội lực trong nước đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu của hoạt động thu hút nguồn vốn FDI, trong giai đoạn 2001 - 2005 là 11 tỷ USD, đến năm 2005 khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuấ khẩu và khoảng 10% tổng thu ngân sách cả nước. Như vậy, để khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển thuận lợi, góp phần thực hiện mục tiêu 5 năm và chiến lược 10 năm, Nhà nước cần thực hiện nhiều chính sách giải pháp cơ bản được trình bày dưới đây: 2. Những giải pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.1. Sửa đổi luật đầu tư nước ngoài. 2.1.1. Về hình thức đầu tư Do những bất ổn tỏng hình thức đầu tư: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam dù là liên doanh hay 100% vốn nước ngoài, đều được pháp luật khẳng định là loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn, không có loại hình Công ty cổ phần, Công ty hợp danh. Vì vậy, đề nghị bổ xung vào luật loại hình Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, theo hướng cho phép thành lập các Công ty cổ phần mới và cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động được chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn thành Công ty cổ phần. Chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của việc cho phép thành lập Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là mở thêm kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu trong khuôn khổ pháp luật quy định, thành lập Công ty hợp danh có vốn đầu tư nước ngoài.v.v... là tạo thêm điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp cho mình. Song nếu hình thức đầu tư này được đưa vào luật thì chúng ta phải thiết kế đầy đủ các quy định cụ thể, đặc thù và chặt chẽ về tổ chức, hoạt động và quản lý bao gồm cả quản lý Nhà nước đối với từng hình thức đầu tư. 2.1.2. Về thuế nhập khẩu Cần bổ xung vào Khoản 3 Điều 47 Luật hiện hành như sau: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với: - Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định. - Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phụ tùng vận tải chuyên dùng. - Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định. - Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế tạo thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo các linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ kiện đi kèm thiết bị máy móc. Ngoài ra, bổ xung thêm một khoản vào Điều 47 Luật hiện hành với nội dung sau: nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ khi sản xuất. 2.1.3. Về việc tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp. Nên chấp nhận đề nghị bổ xung vào luật hiện hành các quy định cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh trong quá trình hoạt động được chuyển đổi hình thức đầu tư, hợp nhất sáp nhập chia tách doanh nghiệp. Đồng thời, quy định chặt chẽ, các điều kiện thủ tục các hình thức chuyển đổi của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 2.1.4. Về đất đai - thuế giá trị gia tăng. Để khắc phục tình trạng nan giải trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, Nhà nước nên bổ xung vào Điều 46 Luật hiện hành như sau: trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, bên Việt Nam có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục để được quyền sử dụng đất. Quy trình này nhằm nây cao trách nhiệm của bene Việt Nam ngay từ khi hình thành dự án đến khi triển hai dự án đầu tư nước ngoài. Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ được tính vào giá trị góp vốn của bên Việt Nam hoặc bên thuê đất thanh toán theo thoả thuận các bên. Đối với thuế giá trị gia tăng, đề nghị sửa đổi Điều 47 của luật đầu tư nước ngoài năm 1996 theo hướng quy định thiết bị, máy móc, vật tư chưa sản xuất trong nước không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. 2.1.5. Về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. - Về thủ tục hành chính cần sửa đổi một số điều luật hành theo hướng sau: + Lược giản hơn nữa các loại giấy tờ trong hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư. + Rút ngắn hơn nữa thời gian xem xét đơn xin cấp giấy phép đầu tư và thông báo cho các nhà đầu tư biết kết quả đơn. - Về chế độ kiểm tra đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thực hiện theo đúng tinh thần của Điều 47 luật doanh nghiệp: việc thanh tra theo đúng chức năng, đúng thẩm quyền, xử lý nghiêm minh việc thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra gây phiền hà cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 2.2. Tăng cường quản lý vĩ mô Nhà nước 2.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước Nâng cao năng lực điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước. Các ngành, các cấp phải thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài và làm tốt chức năng quản lý Nhà nước theo thẩm quyền đã được phân định, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, cong chức làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, cán bộ quản lý điều hành trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với các nhà đầu tư đến nắm bắt và xử lý kịp thời vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện cơ chế một cửa, một đầu mối, cần thực hiện quy chế phối hợp, chặt chẽ giữa các bộ, tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo trách nhiệm của mình. Triệt để và kiên quyết trong việc quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu mọi cấp, công khai các quy trình thời hạn, trách nhiệm xử lý, hành chính của hoạt động doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 2.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch. Trong thời gian qua, chất lượng quy hoạch của chúng ta quá kém, dẫn đến việc cấp giấy phép đầu tư cho một số ngành hàng vượt quá nhu cầu gây lãng phí. Vì vậy, cần căn cứ vào phương hướng kế hoạch chiến lược của nước ta trong 5 - 10 năm tới để xây dựng quy hoạch tổng thể thu hút đầu tư nước ngoài. Cần đổi mới công tác quy hoạch bao gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, của từng ngành, từng địa phương sao cho sát với thực tế và tình hình biến động của thị trường, trở thành căn cứ để xác định và phân bổ các dự án đầu tư. Các bộ cần đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng về phương hướng phát triển kinh tế xã hội từng ngành, từng lĩnh vực. Quy hoạch đó phải khoa học và hợp lý, sao cho phát huy được nội lực và gắn với tiến trình hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, mỗi địa phương lập quy hoạch chi tiết việc phân bố các công trình đầu tư, chủ động đàm phán và ký kết hợp đồng. Cần chấm dứt tình trạng ai có đất người đó làm chủ dự án đầu tư, UBND tỉnh dựa trên quy hoạch cụ thể hướng dẫn lập dự án đầu tư đúng với quy hoạch, lựa chọn các cán bộ đủ năng lực tham gia quản lý dự án, quản lý điều hành doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Công tác kế hoạch hoá hoạt động đầu tư mang tính dự báo và định hướng. Vì vậy, Nhà nước cần tập trung vào việc xây dựng kế hoạch định hướng phù hợp với chiến lược phát triển, làm cơ sở để vận động và cấp giấy phép đầu tư, hướng dẫn hỗ trợ và kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự quyết và chủ động trong đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Cần chuyển trọng tâm công tác quản lý Nhà nước vào viẹc hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát việc triển khai dự án và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.3. ổn định chính sách tiền tệ tín dụng đáp ứng nhu cầu thu hút FDI. Thứ nhất: để đáp ứng các yêu cầu tạo vốn trung và dài hạn, định hướng đầu tư, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán để nâng thành lên Sở giao dịch chứng khoán. Sự hoạt động kém hiệu quả với quy mô quá nhỏ như hiện nay không thể tạo ra khả năng chu chuyển vốn lưu động hoá mọi nguồn vốn trong nền kinh tế và hạn chế khả năng thu hút FDI. Đương nhiên, việc tạo lập được sự hoạt động mạnh mẽ và năng động của thị trường chứng khoán là cả một quá trình, vì vậy cần có sự nỗ lực to lớn hơn nữa để đảm bảo đủ điều kiện cho mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững của nền kinh tế sớm trở thành hiện thực. Thứ hai: cần thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái, vì đây là một khâu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách tiền tệ. Điều đó được quy định bởi xu hướng mở cửa ngày càng rộng rãi của nền kinh tế, bởi đặc thù của nền kinh tế nước ta là thu hút một lượng không nhỏ số ngoại tệ thông qua các kênh phi mậu dịch. Việc đảm bảo nguyên tắc can thiệp của Nhà nước vào tỷ giá không phải là để tạo cơ hội cho tính chủ quan tuỳ tiện chi phối chính sách tỷ giá hối đoái. Mục tiêu là để Nhà nước chủ động điều tiết tỷ giá khi cần thiết nhằm bảo đảm năng lực cạnh tranh của đồng nội tệ trong quan hệ với mục tiêu thúc đẩy xuấ khẩu, tăng cường thu hút FDI. Ba là: ngoài việc tuân thủ nguyên tắc lãi suất dương còn phải bảo đảm một cơ chế tín dụng cởi mở và tương quan hợp lý của các loại lãi suất đối với các loại hình tín dụng khác nhau. ở đây, nhiệm vụ ổn định giá trị khác nhau, một ý nghĩa căn bản lâu dài, bởi vì trên cơ sở đó khung lãi suất mới ổn định, khả năng thu hút qua các kênh tín dụng mới được mở rộng. Cơ chế tín dụng cởi mở có nghĩa là các Ngân hàng thương mại cần tạo được nguồn vốn đủ để phục vụ cho nhu cầu đa dạng các loại hình tín dụng của người vay, kể cả các đối tác nước ngoài. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, tiến độ đầu tư và tốc độ vận hành của các xí nghiệp sẽ bị hàm lại. Tương quan hợp lý giữa các loại lãi suất có nghĩa là giữa tín dụng dài hạn và ngắn hạn, độ chênh lệch về mức lãi suất cần phản ánh đúng mức chi phí trả cho mức độ mạo hiểm, rủi ro của mỗi loại mà người cho vay phải gánh chịu. Vì thế nó có tác động tiêu cực đến sự vận hành của thị trường vốn ở nước ta. 2.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng. Trong thời gian qua, Nhà nước ta cũng đã chú trọng và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng nhiều công trình đường xá, nâng cấp lại nhiều bến cảng sân ga, hệ thống cung cấp điện nước cho khu vực công nghiệp, khu vực sản xuất, các yếu tố cần thiết cho quá trình vận tải giao thông liên lạc như: điện thoại, điện báo... Tuy nhiên có một điều chúng ta thấy rất rõ, các chi phí cho sử dụng yếu tố đầu vào như giá điện, giá cước điện thoại.... đắt hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Giá điện đắt hơn 136%, nước đắt hơn 7%. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách thích đáng cho yếu tố đầu vào. Ngoài ra, đối với một số vùng kinh tế do còn trình độ khá chênhlệch so với một số vùng kinh tế trọng điểm, Nhà nước cần đầu tư xây dựng đường xá đi vào các khu trung tâm của vùng nối liền với các vùng lân cận, điều đó vừa tạo cho vùng đó có khả năng tiếp cận tri thức cách thức làm ăn, mặt khác vừa khai thác được tài nguyên sẵn có trong vùng. Nhà nước cần tránh xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính chắp vá, thiếu đồng bô. Vì vậy, Nhà nước cần phải có quy hoạch chiến lược chung một cách tổng thể. Vừa xây dựng đề án kinh doanh doanh nghiệp, xây dựng cầu đường mà không ảnh hưởng tới các công trình quốc phòng. 2.3. Thực hiện các chính sách khuyến khích nhà đầu tư. 2.3.1. Khuyến khích đầu tư của các Công ty đa quốc gia, Công ty xuyên quốc gia. Thông qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, các Công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia với ưu thế của mình đã tạo nên những ảnh hưởng to lớn đến nước tiếp nhận đầu tư. Nguồn vốn của các Công ty này tham gia đóng góp bổ xung nguồn vốn thiếu hụt trong nước cân bằng cán cân thanh toán tại nước tiếp nhận. Ngoài ra, các nước tiếp nhận đầu tư có nhiều cơ hội tiếp nhận sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh doanh, đào tạo tình hình đội ngũ lao động, có nhiều cơ hội tiếp cận nền kinh tế thế giới. Thông qua FDI, các nước phát triển có điều kiện xuấ khẩu công nghệ và chuyển giao công nghệ, còn đối với nước đang phát triển như nước ta, thì FDI được coi như là phương tiện hữu hiệu để nhập khẩu công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài. Do đó, đòi hỏi phải có những biện pháp và chính sách cởi mở nhằm khuyến khích các Công ty đa quốc gia, Công ty xuyên quốc gia, Công ty toàn cầu của Mỹ và Nhật đầu tư mạnh vào Việt Nam. 2.3.2. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh , tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam. Chúng ta đều biết rằng: mục đích chính của các nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận, ở đâu có thể thu được lợi nhuận cao ở đó sẽ có nhà đầu tư. Còn khi có hai nơi có khả năng thu được lợi nhuận ngang nhau thì nhà đầu tư sẽ chọn nơi nào có độ an toàn cao hơn, thủ tục dễ dàng hơn. Thời gian qua, môi trường đầu tư và nhất là môi trường kinh doanh của Việt Nam tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa có sức hấp dẫn đủ mạnh do còn nhiều rủi ro, một số lợi thế mạnh do còn nhiều rủi ro, một số lợi thế so sánh mất đi, chính sách về thuế, quản lý ngoại hối thường thay đổi quá nhanh, thị trường trong nước còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng yếu kém. Đặc biệt là yếu tố thị trường, tuy sản phẩm tính theo đầu người của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với khu vực, nhưng sức mua của ta lại hạn hẹp. Vì vậy, những sản phẩm mà thị trường có sức tiêu thụ khá, nhiều Công ty trong và ngoài nước đã đầu tư và hiện năng lực sản xuất đã vượt quá sức mua như: đường, xe máy, thép xây dựng.v.v.... Còn đầu tư ở Việt Nam để xuấ khẩu ra nước ngoài, thì chúng ta và đang để mất đi nhiều lợi thế cụ thể là: sức lao động ở Việt Nam không còn được coi là rẻ nữa, đặc biệt khi chúng ta chưa vào được WTO. Ngoài ra, Trung Quốc giờ đây đã là thành viên của WTO thì vấn đề hàng hoá Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ, mẫu mã đẹp. Điều đó càng bất lợi cho Việt Nam về chiếm lĩnh thị trường trong nước còn đang nguy cơ mất dần. Rõ ràng, điều quan trọng là phải làm sống động lại cơ hội làm ăn cho nhà đầu tư, phải dùng biện pháp thích hợp tạo ra sức mua bền vững cho nền kinh tế. 2.3.3. Đổi mới hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư. Cần xác định, đây là nhiệm vụ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các bộ ngành, địa phương và các khu công nghiệp. Hoạt động xúc tiến đầu tư phải được tiến hành trên nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu t, nghiên cứu các chính sách luật pháp của các nước để có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả cao. Xây dựng chương trình, kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư đối với từng khu vực, vùng lãnh thổ tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua mạng Internet, các cuộc hội thảo quốc tế. Nhà nước cần thành lập các trung tâm xúc tiến đầu tư tại các Bộ ngoại giao, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ công nghiệp, Bộ tài chính các đại sứ quán để chủ động quảng bá vận động thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt, quy hoạch thì cần có chương trình, kế hoạch chủ động vận dụng, xúc tiến kế hoạch đầu tư một cách cụ thể đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, Công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư có tiềm năng và cả việt kiều tại hải ngoại. Định kỳ 6 tháng, 1 năm Chính phủ, các bộ ngành, UBND tỉnh thành liên quan cần tổ chức các cuộc học với các nhà đầu tư đang có dự án hoạt động tại Việt Nam để lắng nghe ý kiến trao đổi, tháo gỡ vướng mắc giải quyết vấn đề phát sinh một cách kịp thời. Đây cũng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng để vận động đầu tư có hiệu quả và có sức thuyết phục đối với nhà đầu tư mới. Các chính sách vận động thu hút đầu tư nước ngoài phải hết sức linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng nước, từng Công ty đa quốc gia. Do vậy, các cơ quan Nhà nước cần nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế thị trường đầu tư, pháp luật các nước để kịp thời có đối sức thích hợp. Kết luận Như vậy, trong hơn 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội theo xu hướng hội nhập mở cửa. Khu vực kinh tế này đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược đầu tư phát triển, góp phần phát huy nội lực, chuyển dịch cơ cấu.v.v... Với tinh thần xây dựng đất nước vững mạnh, thì việc xác định đúng đắn vai trò và có chính sách phù hợp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, là một ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đó cũng là con đường đi tắt đón đầu, chống nguy cơ tụt hậu mà Đảng nêu ra. Vì vậy, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhiều giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng với sự thay đổi của môi trường vĩ mô - vi mô, tình hình trên thế giới diễn ra nhanh chóng và phức tạp, những giải pháp đó một phần đã không còn phát huy hiệu lực. Do đó, việc đưa ra các biện pháp chiến lược tối ưu thu hút nguồn vốn trong giai đoạn 2001 - 2005 bền vững và ổn định, sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2002. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Khoa khoa học quản lý - Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước - NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2001. 2. Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình Kinh tế học quốc tế - NXB Thống kê, Hà Nội - 1999. 3. Tạp chí kinh tế và phát triển - Số 59 tháng 5/2002 - tên bài: Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thạc sĩ Lê Hồng Yến - trang 30. - Số 62 tháng 8/2002 - tên bài: Đánh giá tác động của FDI đến ngoại thương Việt Nam của Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hà - trang 28. 4. Tạp chí Kinh tế và dự báo. - Số 3/2001 - tên bài: Môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Trích bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư - trang 1. 5. Tạp chí kinh tế Châu á - Thái Bình Dương - Số 2 (31), 4/2001 - tên bài: Chính sách thu hút, đầu tư nước ngoài với quá trình hội nhập quốc tế của Trung Quốc của Tiến ĩ Phạm Thái Quốc - trang 32. - Số 6 (35) 12/2001 - tên bài: Chính sách thu hút, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Philippin thập kỷ 90 của Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Bình - trang 33. 6. Tạp chí Thông tin tài chính - Số 3 tháng 2/2002 - tên bài: đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề lao động Việt Nam của Nguyễn Hữu Hịểu - trang 8. 7. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế - Số 268, tháng 9/2000 - tên bài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam của Nguyễn Trọng Xuân - trang 27. 8. Tạp chí Nhà nước và pháp luật - Số 5/2000 - tên bài: vấn đề sửa đổi, bổ xung luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay của tiến sĩ Đoàn Năng - trang 51. - Số 12/2000 - tên bài: Những điểm mới trong luật sửa đổi, bổ xung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Thạc sĩ Nguyễn Trung Tín - trang 27. 9. Tạp chí phát triển kinh tế - Số 130 tháng 8/2001 - tên bài: Giải pháp chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 của Tiến sĩ Võ Phước Tấn và Thạc sĩ Đỗ Hồng Hiệp - trang 2. - Số 128/2001 - tên bài: 13 năm thu hút đầu tư nước ngoài thành tựu và những điều trăn trở của Tiến sĩ Đỗ Thị Hồng Vân - trang 7. - Số 128/2001 - tên bài: Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam của Thạc sĩ Phạm Thị Hà - trang 12. 10. Tạp chí tài chính - Số tháng 6/2001 - tên bài: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế xã hội của Việt Nam của Lê Công Toàn - trang 19. - Số tháng 3/2001 - tên bài: Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh - trang 19. Lời cam đoan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0257.doc
Tài liệu liên quan