-Hiện nay phòng khu vực thị trường vẫn còn đảm nhiệm quá nhiều chức năng do vậy vẫn chưa thể tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. Để làm được điều này cần tách phòng thị trường ra ngoài phòng đối ngoại, phòng lễ tân để tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu thị trường. Trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục mở rộng thị trường do vậy khối lượng công việc sẽ rất lớn nên tuyển thêm cán bộ có trình độ để có thể nghiên cứu chuyên sâu về từng khu vực thị trường nhất định
-Về việc kiểm tra giám định chất lượng hàng hoá, công ty vẫn chưa có cán bộ kiểm tra, giám định chuyên sâu về từng mặt hàng mà chỉ là những kiểm tra chung chung còn tất cả việc cấp giâý chứng nhận chất lượng, việc kiểm tra giám sát qúa trình vận chuyển giao nhận hàng hoá đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên viên VINACONTROL (Công ty kiểm định chất lượng Việt Nam). Mặc dù việc kiểm định của VINACONTROL là bắt buộc nếu khách hàng yêu cầu và là chứng từ để bên mua chấp nhận hàng hoá xuất khẩu của ta song công ty nên có những cán bộ chuyên sâu kiểm tra chất lượng, cán bộ giám sát từng quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu không nên quá lệ thuộc vào VINACONTROL
-Với điều kiện hiện có và những tiềm năng phát triển trong tương lai, Công ty nên có kế hoạch sớm mở chi nhánh và văn phòng đại diện tại nước ngoài
68 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty sản xuất - Dịch vụ và xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Haprosimex saigon), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện kho hàng - tiếp nhận hàng hoá, tổ chức kiểm hoá, tái chế, đóng container phục vụ yêu cầu Xuất khẩu theo khách hàng của Công ty
-Sản xuất hàng mẫu theo yêu cầu trưng bầy và chào bán
-Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán báo sổ, lấy thu bù chi, đảm bảo chi phí và giá thành hợp lý nhất phục vụ nghiên cứu Kinh doanh của Công ty
Ngoài ra Công ty còn tổ chức theo mô hình đa sở hữu, thành lập một số công ty cổ phần như: Xí nghiệp gốm sứ cổ phần Bình Dương, Công ty cổ phần Mành trúc Hapro- Bình Minh
4. Cơ cấu lao động:
Trong những năm qua, công ty luôn có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức sau các cuộc sát nhập, lực lượng cán bộ công nhân viên của công ty cũng có sự biến động để phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn
Bảng 9: Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty (1999-2002)
Năm
Đơn vị
1999
2000
2001
2002
Số lao động
Người
296
332
500
750
Tốc độ tăng(%)
%
64,44
12,16
50,60
50
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính
Qua số liệu bảng trên, có thể thấy được rằng số lượng cán bộ công nhân viên qua các năm đều tăng, chứng tỏ nguồn nhân lực của Công ty được bổ sung thường xuyên, dồi dào, nhưng không đều qua các năm trong đó năm 1999 có tốc độ tăng cao nhất (64,44 %) so với năm 1998. Tháng 3 năm 2002 sau khi sát nhập Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng Công ty tiếp nhận thêm 133 lao động và đưa số lượng cán bộ công nhân viên toàn công ty lên 750 lao động. Mặc dù phát triển nhanh về lực luợng lao động xong công ty đã triển khai kịp thời các giải pháp phát triển sản xuất - kinh doanh và bố trí việc làm cho 100% số lao động, 133 lao động nông nghiệp tại Xí nghiệp Toàn Thắng được đào tạo và điều chuyển về các phòng ban của công ty. Sự tăng lên về số lượng nhân viên qua các năm là kết quả của công tác thực hiện chủ trương của Ban Giám đốc Công ty đã tiến hành triển khai đầu tư sản xuất, mở rộng các ngành nghề kinh doanh như Xí nghiệp Gốm Chu Đậu, Xí nghiệp Liên hiệp thực phẩm, các hoạt động dịch vụ... Chính vì vậy đã thu hút được nhiều cán bộ và người lao động và tổ chức sắp xếp lao động hợp lý hơn. Không những lực lượng lao động của công ty tăng lên về số lượng mà về chất cũng được nâng cao.
Cơ cấu cán bộ công nhân viên của công ty được bố trí như sau :
Bảng 10: Cơ cấu lao động của công ty theo giới tính
Giới tính
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
Nam
192
57,8
275
55
416
60
Nữ
140
42,2
225
45
278
40
Tổng
332
100
500
100
694*
100
Nguồn: Báo cáo phòng tổ chức hành chính
*Số liệu trên không bao gồm lao động hợp đồng không chính thức
Cơ cấu lao động theo giới tính: lực lượng lao động là nam giới chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lực lượng lao động nữ giới một phần là do khối lượng công việc của công ty rất nặng, đòi hỏi phải có những cán bộ năng động rất phù hợp với nam giới
Bảng 11: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ tuổi
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
<30
152
45,78
245
49
300
54,75
30-40
67
20,18
107
21,4
149
21,47
40-50
70
21,08
110
22
124
17,87
50-60
43
12,96
38
7,6
41
5,91
Tổng
332
100
500
100
694
100
Cơ cấu lao động theo độ tuổi: công ty có một lực lượng cán bộ công nhân viên trẻ (dưới 30 và 30-40) chiếm tỷ trọng lớn cho thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng được trẻ hoá bên cạnh đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm công tác lâu năm có trình độ cao đặc biệt là kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hàng xuất khẩu nên công ty đã đạt được những kết quả tốt trong quá trình kinh doanh.
Bảng 12: Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình độ
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
Trên đại học
0
0
4
0,8
6
0,86
Đại học
85
25,6
124
24,8
155
22,33
Cao đẳng
14
4,22
16
3,2
18
2,6
Tại chức
23
6,93
27
5,4
31
4,47
Công nhân KT
21
6,32
35
7,0
51
7,35
Lao động PT
189
56,93
294
58,8
433
62,39
Tổng
332
100
500
100
694
100
Cơ cấu lao động theo trình độ: cùng với sự gia tăng quy mô lực lượng cán bộ công nhân viên, lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ cao được nâng lên. Lực lượng cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng tăng lên qua các năm chứng tỏ công ty đang rất chú trọng sử dụng những đội ngũ cán bộ có trình độ, năng động để đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Số lượng lao động có trình độ phổ thông và công nhân kỹ thuật tăng nhanh qua các năm để bổ xung cho lực lượng lao động tại các xí nghiệp mà công ty mới xây dựng. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ có trình độ trên Đại học còn khiêm tốn: năm 2000: chưa có cán bộ nào có trình độ trên Đại học, năm 2001 có 4 cán bộ, năm 2002 có 6 cán bộ. Trong những năm tới cùng với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi phải có nhiều hơn nữa những cán bộ có trình độ cao.
Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, phát triển do vậy mà quy mô lao động sẽ còn thay đổi nhiều qua từng năm
Nhờ hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt, đời sống cán bộ công nhân viên cũng ngày càng được ổn định hơn với mức thu nhập khá.
Bảng 13: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ 1999-2002
Năm
Đơn vị tính
Thu nhập bình quân
% thực tế so với kế hoạch
Tốc độ tăng (%)
Kế hoạch
Thực tế
1999
đồng/người/tháng
1.400.000
1.500.000
107,14
15,38
2000
đồng/người/tháng
1.550.000
1.550.000
100
3,33
2001
đồng/người/tháng
1.550.000
1.600.000
103,22
3,22
2002
đồng/người/tháng
1.650.000
1.650.000
100
3,13
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Qua bảng 13 cho thấy mức lương của cán bộ công nhân viên từ 1999-2002 đều tăng, tuy việc tăng lên là không đồng đều qua các năm. Mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của Công ty đạt ở mức khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của lao động xã hội . Mặc dù phát triển nhanh về lực lượng lao động song công ty đã triển khai kịp thời các giải pháp phát triển sản xuất -kinh doanh vàbố trí 100% cán bộ công nhân viên đều có đủ việc làm và với thu nhập ổn định. Điều này chứng tỏ Công ty không những mở rộng được thị trường trong và ngoài nước, tăng được doanh thu, tăng được giá trị XNK qua từng năm mà còn đem lại cho Công ty một mức lợi nhuận lớn hơn, từ đó đem lại cho cán bộ công nhân viên trong Công ty một mức thu nhập cao hơn, nhờ đó đời sống cán bộ công nhân viên đã được cải thiện, kích thích mọi người làm việc hăng say, năng động hơn và trung thành gắn bó với Công ty lâu dài.
Công ty luôn quan tâm chăm lo đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên, họ được phát huy quyền dân chủ thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp của người lao động, được tham gia đóng góp ý kiến thông qua các Đại hội công nhân viên chức, các hội nghị chuyên môn, các cuộc tổ chức thảo luận phát huy sáng tạo của tập thể và cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, qua đó giúp bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng ...
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây
Bảng 14 : Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính : nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Tổng doanh thu (DT)
96.139.410
138.207.5601
168.719.790
270.332.020
Trong đó:DT hàng XK
92.753.757
120.377.447
157.044.795
233.580.080
2
DT thuần
96.139.410
138.207.561
168.719.790
270.332.020
3
Giá vốn hàng bán
78.908.126
113.135.784
138.559.459
221.672.256
4
Lợi tức gộp
17.231.283
25.071.776
30.160.331
48.659.764
5
Chi phí
-Chi phí bán hàng
-Chi phí quản lý DN
16.894.616
12.870.745
4.023.871
24.059.879
21.053.848
3.006.031
27.104.216
20.979.807
6.124.409
47.432.378
33.848.185
9.880.936
6
LN thuần từ HĐKD
336.667,530
1.011.897
3.056.116
4.930.643
7
LN HĐTC
-Thu nhập HĐTC
-Chi phí HĐTC
781,379
781,379
0
7.518,191
12.961,318
5.443,127
-1.444.886
15.429,792
1.460.315,49
-3.180.804
33.968
3.214.772
8
LN bất thường
-Thu nhập bất thường
-Chi phí bất thường
3.652,999
48.000
44.347,001
0
150
150
0
161
161
0
9
Tổng LN trước thuế
341.101,908
1.019.415,19
1.611.380,21
1.750.000
10
Thuế TNDN
109.152,611
326.212,862
515.641,666
560.000
11
LN sau thuế
231.949,297
693.202,331
1.095.738,54
1.190.000
Nguồn : Phòng kế toán tài chính
Bảng 15: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm
Đơn vị tính : nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
TSLĐ và ĐT ngắn hạn
5.931.970
19.200.988
28.718.538
33.976.719
Tiền
643.394
2.329.875
4.193.260
5.776.042
Các khoản phải thu
1.886.473
13.207.314
19.721.069
20.386.031
Hàng tồn kho
1.948.761
3.864.046
3.630.574
4.077.206
Tài sản lưu động khác
1.453.372
599.753
1.173.635
3.737.440
2
TSCĐ và ĐT dài hạn
5.910.853
8.727.038
19.858.607
23.494.591
Tài sản cố định
5.910.853
8.727.038
18.361.703
21.723.613
CáckhoảnĐTTC dài hạn
0
0
0
Chi phí XDCB dở dang
0
0
1.469.613
1.738.681
Các khoảnkýquỹdàihạn
0
0
27.291
32.297
3
Tổng cộng tài sản
11.842.823
27.928.026
48.577.145
57.471.310
4
Nợ phải trả
6.947.040
22.230.438
40.605.604
48.726.729
5.
Nguồn vốn chủ sở hữu
4.895.783
5.697.588
7.971.541
8.744.585
Nguồn vốn kinh doanh
Trđó:-Ngân sách cấp
-Tự bổ xung
4.649.582
4.638.408
11.174
4.849.582
4.838.408
11.174
5.824.490
5.772.201
52.289
6.527.612
6.464.865
62.747
Chênh lệch tỷ giá
0
177.458
647.131
770.086
Quỹ phát triển KD
198.392
400.440
628.067
772.524
Quỹ dự trữ tài chính
33.907
94.521
124.551
146.970
Lãi chưa phân phối
0
0
432.030
Qũy khen thưởng, phlợi
4.567
166.251
305.936
518.057
Nguồn vốn ĐT XDCB
9.336
9.336
9.336
9.336
6.
Tổng cộng nguồn vốn
11.842.823
27.928.026
48.577.145
57.471.310
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tài sản của công ty qua các năm đều tăng, giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động đều tăng lên phản ánh quy mô của công ty ngày càng lớn. Nguồn vốn kinh doanh của công ty được tăng theo các năm chủ yếu là do tăng nguồn vốn ngân sách cấp. Nguồn vốn kinh doanh của công ty phần lớn là từ ngân sách Nhà nước cấp (chiếm khoảng 98%) bên cạnh nguồn vốn tự bổ sung nhỏ bé cho thấy mức độ tự chủ về vốn thấp. Nguồn vốn công ty thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn do nhà nước cấp
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được kết quả cao, doanh thu đều tăng qua các năm và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra
Bảng 16: Doanh thu của công ty từ năm 1998-2002
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu
% thực hiện so với kế hoạch
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
Kế hoạch
Thực hiện
1998
45
48
106,67
-
1999
52,7
96,1
182,35
100,21
2000
116
139
119,83
44,64
2001
160
169
105,63
21,58
2002
191
270
141.36
59,76
Nguồn: Báo cáo kết quả năm 1998-2002
Năm 1999 là năm công ty thu được những thắng lợi to lớn, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong những năm tiếp theo với những kết quả ngoài sự mong đợi của ban lãnh đạo công ty. Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, doanh thu năm 1999 công ty đã thực hiện đạt 182,35% so với chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2000, 2001, 2002 công ty đều vượt mức kế hoạch đặt ra. Doanh thu của công ty qua các năm đều tăng với tốc độ cao, trong đó nổi bật là năm 1999 tốc độ tăng doanh thu đạt trên 100%, năm 2000 doanh thu tăng 44,64% so với năm 1999, năm 2001 doanh thu tăng 21,58% so với năm 2000, năm 2002 doanh thu tiếp tục tăng trên 50% so với năm 2001. Trong những năm tới với chiến lược phát triển của mình, công ty sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh chắc chắn doanh thu của công ty sẽ tăng cao hơn nữa
Bảng 17: Chi phí kinh doanh theo yếu tố
Đơn vị tính : nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.
Chi phí quản lý DN
4.872.415
3.652.320
6.124.409
9.880.936
Lương+thưởng
1.221.760
362.916
1.727.598
2.788.000
Điện thoại+telex+fax+VPP
836.684
841.801
1.533.472
2.473.000
Chi phí giao dịch
175.984
695.661
420.036
678.000
Thuê nhà, kho, KHCB
973.543
371.004
864.078
1.094.000
Công tác phí
802.052
278.062
950.622
1.534.000
Bảo hiểmXH, kinh phí ngành
700.815
784.863
628.603
860.000
Chi phí hành chính khác
161.576
318.013
0
154.000
2.
Chi phí bán hàng
12.870.745
21.053.848
20.979.806
33.848.185
3.
Tổng cộng
17.743.159
24.706.168
27.104.216
43.729.121
4.
Tốc độ tăng chi phí quản lý(%)
-
-25,04
67,69
-
5.
Tốc độ tăng chi phí bán hàng(%)
-
63,58
-0,35
-
6.
Tốc độ tăng tổng chi phí(%)
-
39,24
9,71
61,34
Nguồn : Phòng kế toán tài chính
Theo số liệu bảng trên, ta thấy chi phí kinh doanh của công ty qua các năm đều tăng lên theo sự tăng lên về quy mô tổ chức cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty luôn cố gắng tìm ra các biện pháp nhằm tối thiểu hoá chi phí kinh doanh để tối đa hoá lợi nhuận
Bảng 18: Lợi nhuận của công ty
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
LN thuần từ hđ SXKD
336.667.530
1.011.897.002
3.056.115.908
-4.930.643.000
LN thuần từ hđ tài chính
781.379
7.518.191
-1.444.885.702
-3.180.804.000
LN thuần từ hđ bất thường
3.652.999
0
150.000
161.000
Tổng lợi nhuận
trước thuế
341.101.908
1.019.415.193
1.611.380.206
1.750.000.000
Kế hoạch
220.000.000
485.000.000
1.250.000.000
1.500.000.000
LN sau thuế
231.949.297
693.202.331
1.095.738.540
1.190.000
% thực hiện so với kế hoạch
155,05
210,19
128,91
116,67
Tốc độ tăng LN
70,55
198,86
158,06
108,61
Nguồn : Phòng kế toán tài chính
Lợi nhuận của công ty từ năm 1999-2002 đều tăng và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, chứng tỏ công ty đã không ngừng phát triển, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, làm ăn có lãi lớn. Trong đó lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận (chiếm trên 95 %), còn lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường là khiêm tốn, nhỏ bé. Với chiến lược phát triển của công ty trong những năm tới, lợi nhuận của công ty chắc sẽ tăng cao, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách của nhà nước
Công ty sản xuất -dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội luôn coi xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh chính của công ty nên ban lãnh đạo công ty luôn tập trung mọi nguồn lực và sự quan tâm tới hoạt động xuất nhập khẩu.
Bảng 19: Thực trạng kim ngạch XNK của Công ty
Đơn vị tính : USD
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Kim ngạch Xuất khẩu
10.131.256,41
11.503.474
15.214.740
2.
Kim ngạch Nhập khẩu
9.234.058,84
7.878.499
13.045.300
3.
Tổng Kim ngạch XNK
19.365.315,25
19.381.973
28.260.040
4.
Tỷ trọng XK/ồXNK(%)
Tỷ trọng NK/ồXNK(%)
52,32
47,68
59,35
40,65
53,84
46,16
5.
%thực hiệnso với năm trước
-Kim ngạch XK(%)
-Kim ngạch NK(%)
-Kim ngạch XNK(%)
144,73
76.31
101,39
113,54
85,32
100,10
132,27
165,58
145,80
Nguồn: Phòng tổng hợp
Hình 5: Kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty (2000-2002)
*Từ năm 1999, sau khi công ty có một loạt những sự thay đổi và bổ sung về mặt nhân sự, cải cách và đổi mới cách thức hoạt động kinh doanh của công ty đã thực sự có bước đột phá và tìm được một chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước
*Bước vào năm 2000, với những thành quả đáng khích lệ của năm 1999 là một thuận lợi không nhỏ của công ty đồng thời cũng là một sức ép khá lớn cho cán bộ công nhân viên công ty trong việc duy trì và phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được. Với đà phát triển của năm 1999, công ty đã mạnh dạn đặt ra chỉ tiêu 20 triệu USD cho kim ngạch xuất nhập khẩu và thực tế đã hoàn thành kế hoạch và tăng so với năm 1999 là 1%.
*Bước vào năm 2001, với những thành tựu khả quan của năm 2000 nhưng không phải ít những khó khăn:
-Năm 2001 hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới tiếp tục giảm sút, tác động của thảm hoạ ngày 11/9/2001 xẩy ra trên nước Mỹ đã làm tê liệt nhiều hoạt động kinh tế của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Giá mặt hàng nông sản giảm liên tục.
-Do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước ta những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu đặc biệt là mặt hàng thủ công mỹ nghệ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong và ngoài nước
-Thị hiếu về mặt hàng lại thay đổi nhanh chóng trong khi đó khả năng đáp ứng nhu cầu mẫu mã của công ty còn chậm
-Công ty phải đối phó trước sự tràn ngập của hàng hoá Trung Quốc vốn có ưu thế rẻ, mẫu mã đa dạng cộng với sự biến động trên thị trường tiền tệ Châu Âu cũng làm giảm sức mua
Tuy nhiên do đã xác định kinh doanh xuất nhập khẩu là loại hình kinh doanh có tính chất chiến lược quyết định sự phát triển của công ty, việc xây dựng thị trường nước ngoài là yêu cầu cấp bách và liên tục cần được đầu tư thích đáng nên năm 2001 công ty vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước (tăng so với năm 2000 là 17 nghìn USD và đạt 100 % kế hoạch đặt ra). Các thị trường Tây Bắc Âu, Nhật, Châu á được giữ vững và bắt đầu phát triển sang Châu Mỹ, Đông Âu, Trung Đông. Hàng hoá được xuất khẩu thường xuyên sang 53 nước và khu vực
+Thủ công mỹ nghệ : đạt 5,7 triệu USD, tăng gần 10% so với năm 2000 và được đánh giá là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
+Hàng nông sản : số lượng hàng nông sản công ty đã xuất lớn gấp 3 lần năm 2000 song do giá một số mặt hàng nông sản giảm so với năm 2000 nên ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu
+Đã thực hiện xuất khẩu được : 1.125 Container và 78 lô hàng lẻ
Trong đó : -766 Container hàng thủ công mỹ nghệ
-359 Container hàng nông sản
Nguồn hàng và khách hàng trong nước ngày càng ổn định, riêng mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần giải quyết khoảng 20.000 lao động tải 16 tỉnh và thành phố trong cả nước
*Năm 2002, Công ty đã có bước nhảy vọt về kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 28,2 triệu USD, tăng hơn 7 triệu USD so với năm 2001, và vượt mức 22,87 % kế hoạch. Trong khi cả nước gặp khó khăn trong kinh doanh xuất khẩu, tính trung bình cả nước xuất khẩu chỉ tăng 8% (kế hoạch là 10-15%) thì công ty không những vẫn giữ được thế ổn định mà còn đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (32%)
Hình 6: Tỷ trọng xuất nhập khẩu qua các năm (2000-2002)
Qua hình biểu diễn trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu qua các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty (hơn 50%), riêng năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đã vượt kế hoạch 17% và tăng 32% so với thực hiện năm 2001.Trong khi cả nước gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, công ty vẫn giữ được thế ổn định và tăng trưởng. Có được kết quả này là do công ty đã áp dụng nhiều biện pháp phù hợp để tăng nhanh tốc độ kim ngạch xuất khẩu :
+Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài
Năm 2001, 2002 diễn biến thị trường thế giới có nhiều bất lợi cho kinh doanh xuất khẩu do sức mua yếu, giá xuất khẩu nhiều mặt hàng không ổn định ( như giá mặt hàng nông sản bị giảm), có nhiều rào cản thương mại. Để khắc phục tình trạng trên công ty đã chọn yếu tố quyết định quan trọng để thắng lợi trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu là phải tìm lối ra cho hàng hoá bằng việc tăng cường xúc tiến thương mại. Năm 2001 công ty đã tổ chức 8 đoàn cán bộ, năm 2002 là 23 đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường, tiếp xúc khách hàng, tham gia hội chợ quảng bá hàng hoá tại nhiều nước, giữ vững được các thị trường truyền thống như Châu á, Tây Bắc Âu, Nhật Bản đồng thời khảo sát, mở rộng được các thị trường mới ở Châu Mỹ, Đông Âu, Nam Phi ...Đặc biệt là thị trường Mỹ tuy mới thâm nhập nhưng các sản phẩm của công ty đã được thị trường rộng lớn này chấp nhận, ngày càng có nhiều khách hàng lớn từ Mỹ đến với công ty, trong tương lai gần giá trị xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng nhanh.
Ngoài việc cử các đoàn ra nước ngoài nghiên cứu khảo sát thị trường, công ty còn tích cực khai thác lợi thế của mạng Internet để quảng cáo, chào bán các loại hàng hoá. Công ty đã có các trang Web để giới thiệu quảng bá sản phẩm nông sản và thủ công mỹ nghệ. Hàng tuần Công ty ký được nhiều hợp đồng qua kết quả giao dịch trên Internet. Đến nay hàng hoá mang thương hiệu Hapro ngày càng được khách hàng nhiều nước chấp nhận, nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh rõ rệt .
+Tích cực khai thác hàng hoá, thực hiện triệt để các hợp đồng xuất khẩu:
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ. Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2002 do Nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh doanh xuất khẩu đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia trực tiếp xuất khẩu làm cho thị trường hàng xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt. Đối với mặt hàng nông sản, nhờ dự báo trước được tình hình khó khăn đó nên công ty đã tập trung lực lượng triển khai thu mua hàng nông sản trên diện rộng, thực hiện chủ trương xuất khẩu tăng về số lượng để bù vào giảm giá. Còn đối với hàng thủ công mỹ nghệ công ty đã xây dựng được mạng lưới chân hàng ở 16 tỉnh thành phố. Đây là những đối tác luôn gắn bó chặt chẽ với công ty, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công ty và thị trường. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng phong phú, mang tính nghệ thuật, hình thức, kiểu dáng và chất liệu thường xuyên được thay đổi đã làm cho khách hàng nước ngoài rất ưa chuộng
Trong những năm tới đây công ty sẽ tăng cường hoạt động xuất khẩu hơn, mặt hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty
Có được những thành quả trên là do sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong từng phòng ban của công ty. Đồng thời đó cũng là hệ qủa trực tiếp của việc cải tổ triệt để bộ máy tổ chức và điều hành công ty, sắp xếp lại từng phòng ban, tuyển thêm được những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm thực sự trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu
Qua số liệu bảng 16 ta thấy, tài sản lưu động /tổng tài sản ngày càng tăng , tỷ suất lợi nhuận qua các năm tăng, khả năng thanh toán nhanh của công ty ngày càng lớn hơn. Điều này phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, lợi nhuận thu được ngày càng tăng, tài sản và nguồn vốn kinh doanh được bổ sung thường xuyên để đáp ứng kịp thời sự mở rộng quy mô kinh doanh của công ty.
Bảng 20: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1.Bố trí cơ cấu vốn
-TSCĐ/Tổng số tài sản
-TSLĐ/Tổng số tài sản
49,91
50,09
31,20
68,75
40,88
59,12
41,86
58,14
2.Tỷ suất lợi nhuận
-Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (%)
-Tỷ suất lợi nhuận/ vốn (%)
-Tỷ suất lợi nhuận/ TSCĐ (%)
0,35
6,97
5,77
0,74
17,89
11,68
0,96
18,47
8,11
0,65
26,81
7,45
3.Tình hình tài chính
-Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ TS
-Khả năng thanh toán (%)
+TSLĐ/nợ ngắn hạn
+Thanh toán nhanh:tiền hiệncó/nợ nghạn
58,66
85,39
9,26
79,60
86,40
11,48
83,59
70,73
10,33
84,78
69,73
11,85
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty đã có những đóng góp đáng kể đối với ngân sách Nhà nước trong nghĩa vụ nộp các loại thuế như: thuế thu nhập DN, thuế GTGT, thuế môn bài, thuế Xuất nhập khẩu, thuế trên vốn...
Tuy mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước là nhỏ và không đồng đều trong các năm, các kỳ, nhưng mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước theo các năm đều tăng lên và cũng cho thấy ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của Công ty là rất tốt, đồng thời cũng là tiền đề cho việc làm ăn của Công ty được thuận tiện (Bảng 21). Trong những năm tới khi công ty ngày càng phát triển với chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty sẽ còn đóng góp cho ngân sách Nhà nước lớn hơn
Bảng 21: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Chỉ tiêu
Năm 2000
(đồng)
Tỷ lệ so với năm trước(%)
Năm 2001
(đồng)
Tỷ lệ so với năm trước(%)
Năm 2002
(đồng)
Tỷ lệ so với năm trước (%)
Thuế GTGT
1.155.418.538
113,1
141.000.000
Thuế xuất nhập khẩu
11.709.420.265
416,50
15.525.000.000
132,59
22.591.000.000
145,51
Thuế TNDN
157.152.511
106,47
235.566.428
149,9
917.000.000
389,27
Thuế môn bài
1.872.000
100
4.000.000
213,67
5.000.000
125
Thu trên vốn
234.161.897
195,13
344.106.374
146,95
44.000.000
12,79
Các loại thuế khác
11.520.207
-
-
17.000.000
Tổng cộng
13.269.545.418
845,04
16.108.672.802
121,39
23.715.000.000
147,22
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
III. Đánh giá thực trạng hoạt động của công ty
1.Ưu điểm của Công ty:
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản, được sự quan tâm giúp đỡ của UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan cấp trên, Công ty đã không ngừng vận động và phát triển lớn mạnh. Hiện nay Công ty là doanh nghiệp hạng I, hoạt động sản xuất- kinh doanh đa dạng trong đó xuất nhập khẩu là chủ yếu. Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với khách hàng quốc tế ở 53 nước và khu vực trên thế giới, thương hiệu Haprosimex Sài Gòn đã được các doanh nhân, thương nhân trên khắp thế giới biết đến và coi trọng. Có được kết quả như vậy, Công ty có những mặt ưu điểm sau :
1.1.Tốc độ tăng trưởng của Công ty qua các năm đều đạt mức khá cao, doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu, lợi nhuận công ty đều tăng, hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú, thị trường không ngừng được mở rộng và thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng lên và ngày càng ổn định. Đặc biệt hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty đạt được tốc độ tăng trưởng cao và công ty là một doanh nghiệp hàng đầu trong cả nước về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đã góp phần tạo ra hiệu quả xã hội lớn như: tạo việc làm và có thu nhập ổn định cho gần 30.000 lao động, góp phần khôi phục các làng nghề truyền thống của Việt Nam và việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng chính là sự giới thiệu, truyền bá những sản phẩm đậm đà bản sắc dân tộc, những nét văn hoá tinh hoa truyền thống Việt Nam với thế giới. Tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản ngày càng tăng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty chứng tỏ tiềm năng to lớn về mặt hàng nông sản của ta
1.2. Liên tục các năm 1999, 2000, 2002 Công ty đã được UBND Thành phố Hà Nội giao tiếp nhận, sát nhập với các xí nghiệp, Công ty khác. Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Công ty đã xây dựng phương án sát nhập, quy hoạch bộ máy và cơ cấu tổ chức cán bộ, vận dụng mọi nguồn lực phù hợp và có hiệu quả cao. Chính vì vậy, mỗi lần sát nhập thêm đơn vị mới, Công ty không chỉ nhanh chóng ổn định tổ chức mà còn nhanh chóng ổn định chiến lược sản xuất - kinh doanh giữ vững tốc độ tăng trưởng và lớn mạnh lên về mọi mặt, cán bộ công nhân viên của công ty có việc làm ổn định, thu nhập tăng lên , toàn công ty đoàn kết thống nhất
1.3 Ban Giám đốc công ty đã sáng suốt vạch ra chiến lược phát triển đúng đắn phù hợp với định hướng của cấp trên, đáp ứng được xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
1.4. Đi đôi với việc phát triển sản xuất kinh doanh, công ty luôn luôn quan tâm và chăm lo đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Năm 2002 công ty đã mở 6 lớp học tại chỗ ở cả 2 khu vực Hà Nội và TP HCM. Giảng dậy các chương trình ngắn hạn về bồi dưỡng kiến thức quản lý, quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, công tác tiếp thị bán hàng cho cán bộ công nhân viên theo học. Công ty cũng thường xuyên tổ chức hội thảo hàng tuần vào sáng thứ 7 để tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước, về các chuyên đề nghiệp vụ cụ thể. Chính nhờ có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực mà trong năm 2002 công ty luôn chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thêm nhiều lĩnh vực mới, song công tác quản lý vẫn được thực hiện đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
2. Khó khăn (tồn tại) và nguyên nhân:
2.1. Công ty hoạt động trải dài trên khắp 2 miền Nam Bắc, do đó công tác quản lý phức tạp, phải tốn kém chi phí nhiều trong việc quản lý, giao dịch đi lại...
2.2. Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đa ngành, đa hình thức và trong tương lai còn mở rộng thêm nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều ngành nghề mới do vậy công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, công tác tổ chức cán bộ đòi hỏi phải tập trung trí tuệ và ý thức trách nhiệm cao
2.3. Công tác điều hành quản lý của một số cán bộ lãnh đạo các Phòng ban còn bất cập thiếu sự chủ động sáng tạo do chưa thực sự lăn lộn, chưa giỏi về chuyên môn nên chưa tìm được đường hướng phát triển riêng cho đơn vị mình còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo công ty
2.4. Do có sự sát nhập và mở rộng thêm nhiều ngành nghề kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, nên tình trạng thiếu cán bộ có đủ năng lực giải quyết công việc một cách độc lập sáng tạo đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh kể cả cán bộ kỹ thuật vẫn chưa khắc phục được. Nhiều cán bộ trẻ nhưng chưa tinh thông về nghiệp vụ dẫn đến việc giải quyết thông tin còn chậm hoặc chưa chính xác
2.5. Trước yêu cầu của xu thế hội nhập, việc chuẩn bị các mặt hàng xuất khẩu có tính cạnh tranh cao ở một số bộ phận chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch đầu tư thay đổi mẫu mã mới, cũng như có những giải pháp để hạ giá thành sản phẩm
2.6. Công tác tiếp thị mở rộng thị trường kinh doanh nội địa còn bị hạn chế, việc phát triển các mặt hàng phục vụ thị trường trong nước còn yếu, chưa nhạy bén nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và định hướng phát triển của công ty
2.7. Do cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu tập trung vào 2 nhóm mặt hàng là thủ công mỹ nghệ và nông sản cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận những khó khăn và thử thách to lớn.
-Thủ công mỹ nghệ: do thị hiếu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ luôn thay đổi nhanh chóng đòi hỏi phải thường xuyên phát triển những mẫu mã mới, nhưng trên thực tế khả năng đáp ứng mẫu mã mới của các đơn vị cơ sở cung cấp hàng cho công ty còn chậm, trong khi đó hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và một số nước Đông Nam á có mẫu mã đa dạng, chất lượng tương đối cao và giá cả cũng rất cạnh tranh
-Nông sản: phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, luôn có sự biến động rất lớn về giá cả trên thị trường, như năm 2001, 2002 giá hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu (công ty đã phải tăng số lượng bán để đảm bảo kim ngạch). Do vậy, nếu không dự báo và có biện pháp kịp thời thì sẽ dễ rơi vào tình thế bị bất ngờ, bị động, rủi ro sẽ rất cao. Vấn đề này đòi hỏi công ty phải chủ động dự báo trước được tình hình để có những biện pháp đối phó kịp thời
2.8. Có nơi, có lúc công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ, thiếu ý thức tiết kiệm, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận nên gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất -kinh doanh chung của công ty
III. Phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới:
1. Phương hướng phát triển trong giai đoạn 2001-2010:
1.1. Chiến lược phát triển của Công ty 2001-2010 là: đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và kinh doanh nội địa. Đầu tư cho sản xuất là đầu tư chiều sâu để tạo nguồn hàng lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu một trong những mục tiêu chính của công ty. Thực hiện tốt việc kêu gọi đầu tư để hoàn thành xây dựng khu Công nghiệp chế biến thực phẩm Hapro, dự án xây dựng Xí nghiệp dịch vụ kho vận và chế biến hàng xuất khẩu tại Hưng Yên, hoàn thiện và phát triển công tác đầu tư xây dựng giai đoạn 2 cho Xí nghiệp Gốm Chu Đậu tại Hải Dương.
1.2. Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động trọng tâm của Công ty. Vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động tiên quyết để Công ty tồn tại và phát triển. Trong các mặt hàng xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng nông sản là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Do vậy, chiến lược hoạt động của Công ty trong thời gian tới là :
-Kim ngạch Xuất khẩu: Công ty phấn đấu tới năm 2010 sẽ đạt kim ngạch
xuất khẩu 20 triệu USD. Đây là một chỉ tiêu hoàn toàn nằm trong khả năng mà công ty có thể thực hiện được .
-Tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh, phát triển mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay công ty đã có quan hệ với hơn 50 nước bạn hàng trên thế giới. Trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục phát triển quan hệ bạn hàng với nhiều thị trường khác trong đó mục tiêu hàng đầu là thâm nhập vào thị trường Mỹ sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Đây là thị trường rất tiềm năng nên được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược mở rộng thị trường cuả công ty từ nay đến năm 2010. Ngoài ra công ty sẽ tiếp tục khai thác bề rộng và bề sâu ở thị trường khu vực Tây Âu, Bắc Âu.
Những khu thị trường khác cũng nằm trong chiến lược mở rộng thị trường của công ty là Đông Âu, Châu Phi. Thị trường Châu Phi là thị trường mới mẻ rất rộng lớn, nhu cầu khá dễ tính và nhiều tiềm năng cho các mặt hàng của công ty. Khu vực Đông Âu là một khu vực thị trường gồm các nước XHCN cũ có nhu cầu thị trường tương đối ổn định và quá khó tính. Hơn nữa các doanh nghiệp của Việt Nam trước đây đều đã ít nhiều có quan hệ buôn bán với các nước Đông Âu. Đồng thời đã từ lâu các nước này có mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam và đã có thói quen tiêu dùng một số hàng hoá của Việt Nam. Đây là những thị trường rộng lớn và có nhiều thuận lợi như vậy chắc chắn công ty không thể bỏ qua.
-Duy trì hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản theo định hướng : chắc, bảo toàn vốn, và có hiệu quả
1.3. Củng cố và đẩy mạnh mạng lưới kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa qua hệ thống các cửa hàng, chi nhánh, và các đại lý của Công ty tại các thành phố lớn và khu vực phía Bắc, Công ty phấn đấu doanh số kinh doanh nội địa đạt tỷ lệ >20% doanh thu
1.4. Thực hiện vượt mức kế hoạch cấp trên giao, các tổ chức Đảng, đoàn thể đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc, đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh, người tốt việc tốt, nâng cao thu nhập cho người lao động từ 5-10%, quản lý điều hành chi phí hợp lý, tiết kiệm, đẩy nhanh vòng quay sử dụng vốn có hiệu quả và cũng góp phần cùng toàn ngành Thương mại hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị xã hội trong những năm tới.
1.5. Để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới, công ty sẽ tăng cường phát triển lực lượng lao động của công ty cho phù hợp
Đến năm 2005 : 3000 lao động
Đến năm 2010 : 8000 lao động
Để thực hiện tốt được các chỉ tiêu phương hướng nhiệm vụ trên công ty xây dựng một số giải pháp cụ thể :
-Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại. Mặc dù công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại đã hoạt động tương đối hiệu quả song công ty nhận thấy rằng công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại cần phải tăng cường hơn nữa:
+Tăng cường đầu tư vốn cho công tác quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng
+Tổ chức các đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợi quảng bá hàng hoá. Nếu như năm 2001 công ty tham gia 7 hội chợ quốc tế thì từ năm 2002 trở đi hàng năm công ty phải tham gia và giới thiệu sản phẩm ở không dưới 10 hội chợ ở nước ngoài, chưa kể đến việc tham dự các hội chợ triển lãm trong nước
-Về nguồn nhân lực : để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh trong những năm tới cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ cao. Do vậy Công ty cần phải nâng cao năng lực chuyên môn cho từng cán bộ công nhân viên thông qua các hình thức như:
+Mở các lớp học, khoá học đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ ở các phòng ban, có cơ chế bồi dưỡng để khuyến khích cán bộ theo học
+Thường xuyên hoán đổi công tác của các cán bộ giữa 2 miền Nam - Bắc để tích luỹ thêm kinh nghiệm
+Tiếp tục tuyển dụng các cán bộ có năng lực chuyên môn thông qua thi tuyển khắt khe có thời gian dự việc từ 2-3 tháng
-Về sản phẩm xuất khẩu và cơ cấu hàng xuất khẩu : nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu. Công ty đã đưa ra những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu của từng mặt hàng đối với từng thị trường. Chẳng hạn như:
+Đối với hàng may mặc: chú trọng đến việc xuất khẩu sang thị trường Tây Âu vì đây là mặt hàng đang có uy tín của Việt Nam tại thị trường một số nước Tây Âu.
+Đối với hàng Thủ công mỹ nghệ : cần phải thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là đối với những thị trường khá khó tính như Châu Âu, Châu á
+Đối với mặt hàng Nông sản : khi giá cả hàng nông sản sụt giảm mạnh thì công ty lập tức đưa ra biện pháp để kéo lại là tăng cường xuất khẩu một số mặt hàng như tạp phẩm, sắt mỹ nghệ, gốm mỹ nghệ để chờ giá hàng nông sản ổn định trở lại..
-Ngoài ra, để duy trì được những khách hàng có mối quan hệ làm ăn lâu năm có uy tín và những khách hàng tiềm năng công ty sẽ tiến hành giảm giá
Phương hướng , nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể năm 2003:
2.1. Để tiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm tới, Công ty sẽ thành lập các Công ty vệ tinh đa sở hữu về vốn trong đó Công ty sản xuất dịch vụ & xuất nhập khẩu Nam Hà Nội nắm cổ phần chi phối bao gồm:
+Công ty cổ phần Mành trúc Hapro - Bình Minh tại xã Lệ Chi, Huyện Gia Lâm chuyên sản xuất các sản phẩm mành trúc để bán trên thị trường nội địa cũng như để xuất khẩu
+Công ty Cổ phần Hapro - Thảo mộc: chuyên sản xuất rượu vang chát Hibiscus tại địa điểm xã Lệ Chi, Huyện Gia Lâm. Quy trình sản xuất rượu vang chát Hibiscus trên cơ sở áp dụng công nghệ của Kỹ sư Mai Thị Tấn hiện là Trưởng phòng của Công ty phụ trách việc thành lập Công ty cổ phần Hapro-thảo mộc. Công ty sẽ góp vốn bằng quyền sử dụng đất và nhà xưởng hiện có. Vốn mua sắm trang thiết bị và công nghệ sản xuất cũng như tiếp tục đầu tư sẽ huy động cán bộ công nhân viên góp vốn bằng cách mua cổ phiếu (vốn góp của cán bộ công nhân viên sẽ khoảng >1 tỷ đồng)
+Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu :
Do hiện nay Xí nghiệp Gốm Chu Đậu đã đầu tư xong giai đoạn 1 và bắt đầu sản xuất ra sản phẩm. Do vậy, để phát huy thế chủ động về nguồn vốn tạo điều kiện tối ưu cho sản xuất phát triển, tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm có hiệu quả tối đa, Công ty Haprosimex quyết định thành lập Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu tại xã Thái Tân, Huyện Nam Sách, Hải Dương. Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu sẽ nhận lại toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng những nhà xưởng sản xuất và chịu trách nhiệm quá trình sản xuất ra sản phẩm. Xí nghiệp cũ trực thuộc Công ty sẽ chỉ quản lý Showroom (phòng trưng bầy) giới thiệu sản phẩm, lo thị trường đầu ra và khai thác khu du lịch làng nghề. Nguồn vốn của Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu giai đoạn 1 sẽ là hơn 4 tỷ đồng. Công ty Hapro sẽ góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Việc chủ trương thành lập 3 Công ty cổ phần trên sẽ góp phần tạo thêm sản phẩm mới có chất lượng để cung cấp cho thị trường trong nước và nước ngoài. Mặt khác, nó sẽ giúp tạo cơ chế chủ động trong việc giải quyết vốn đáp ứng ngay được tiến độ theo yêu cầu, nâng cao trình độ quản lý điều hành của cán bộ lãnh đạo và mục đích cuối cùng là hiệu quả tối đa
2.2 Công ty đang và tiếp tục sẽ triển khai sản xuất, kinh doanh sản phẩm mới đó là các mặt hàng thực phẩm chế biến mang nhãn hiệu "thực phẩm Hapro" như: thịt nguội, rượu nếp Hapro, chè Bách niên ...cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Thực phẩm Hapro sẽ được sản xuất trên dây chuyền, thiết bị, công nghệ tiên tiến nhất nhập từ nước ngoài, với cơ sở hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn (66ha) cùng sự tư vấn, giúp đỡ của nhiều chuyên gia đầu ngành và các Viện nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài nước.
-Thịt nguội (Jambon, thịt xông khói, xúc xích): sản xuất từ nguyên liệu thịt gia súc, gia cầm sạch trên dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại và đồng bộ của Châu Âu với công thức chế biến tinh tế và không dùng hoá chất
-Rượu nếp Hapro : từ nguyên liệu nếp cái hoa vàng với bí quyết lên men cổ truyền kết hợp với phương pháp chưng cất hiện đại tạo nên hương vị đặc trưng độc đáo cho sản phẩm
-Chè Bách niên : chế biến từ búp chè Shan tuyết cổ thụ vùng Suối Giang ở độ cao trên 1400m quanh năm sương tuyết bao phủ. Chè Bách niên mang hương vị đậm đà, thuần khiết và có lợi cho sức khoẻ
Công ty khuyến khích cán bộ công nhân viên nếu có điều kiện mở cửa hàng, đại lý phân phối bán hàng của Công ty
2.2. Khẩn trương đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng các xí nghiệp, kho hàng sớm đi vào hoạt động, tạo việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên đồng thời tạo thêm nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước
2.3. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ công nhân viên theo phương thức đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ của công ty
2.4. Với bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế hiện nay có nhiều khó khăn, khu vực Đông Nam á cũng bị ảnh hưởng. Đồng thời việc gia nhập AFTA đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng rất nhiều về chất lượng hàng hoá và xây dựng thương hiệu, đó là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam. Căn cứ vào các đặc điểm nêu trên và tình hình thực tế của mình, công ty đã xây dựng mức chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 như sau :
Bảng 21 : Kế hoạch hoạt động của công ty năm 2003
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch
1.
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
270
2.
Kim ngạch Xuất nhập khẩu
Triệu USD
26
2.1
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
16
2.2
Kim ngạch nhập khẩu
Triệu USD
10
3.
Tổng nộp ngân sách
Tỷ đồng
24,906
Nguồn: Phòng tổng hợp
Nhiệm vụ năm 2003 của công ty Haprosimex Sài Gòn được đặt ra trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế, thương mại trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng không thuận lợi tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Những chỉ tiêu kinh tế công ty đặt ra khá nặng nề, đòi hỏi cán bộ công nhân viên phát huy thành tích đã đạt được, đoàn kết trên dưới một lòng, hợp tác chặt chẽ giúp đỡ lẫn nhau quyết tâm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra bằng những giải pháp khoa học sáng tạo và hiệu qủa, giữ vững tốc độ tăng trưởng, không ngừng nâng cao đời sống toàn diện của cán bộ công nhân viên
Một số ý kiến cá nhân:
-Hiện nay phòng khu vực thị trường vẫn còn đảm nhiệm quá nhiều chức năng do vậy vẫn chưa thể tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. Để làm được điều này cần tách phòng thị trường ra ngoài phòng đối ngoại, phòng lễ tân để tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu thị trường. Trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục mở rộng thị trường do vậy khối lượng công việc sẽ rất lớn nên tuyển thêm cán bộ có trình độ để có thể nghiên cứu chuyên sâu về từng khu vực thị trường nhất định
-Về việc kiểm tra giám định chất lượng hàng hoá, công ty vẫn chưa có cán bộ kiểm tra, giám định chuyên sâu về từng mặt hàng mà chỉ là những kiểm tra chung chung còn tất cả việc cấp giâý chứng nhận chất lượng, việc kiểm tra giám sát qúa trình vận chuyển giao nhận hàng hoá đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên viên VINACONTROL (Công ty kiểm định chất lượng Việt Nam). Mặc dù việc kiểm định của VINACONTROL là bắt buộc nếu khách hàng yêu cầu và là chứng từ để bên mua chấp nhận hàng hoá xuất khẩu của ta song công ty nên có những cán bộ chuyên sâu kiểm tra chất lượng, cán bộ giám sát từng quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu không nên quá lệ thuộc vào VINACONTROL
-Với điều kiện hiện có và những tiềm năng phát triển trong tương lai, Công ty nên có kế hoạch sớm mở chi nhánh và văn phòng đại diện tại nước ngoài
-Cùng với những sản phẩm truyền thống như thủ công mỹ nghệ, nông sản Công ty mới có một số sản phẩm mới như thịt nguội, rượu nếp... vì vậy công ty nên tăng cường đầu tư vốn cho công tác quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng.
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân rút ra trong quá trình thực tập tại công ty. Mong rằng sẽ có những gợi ý đóng góp thiết thực cho sự phát triển của công ty trong tương lai ngày càng vững mạnh
Kết luận
Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, Công ty sản xuất- dịch vụ & Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là một trong những doanh nghiệp đã không ngừng vươn lên, được tặng danh hiệu doanh nghiệp Nhà nước hạng nhất. Công ty đã đạt được những thành tựu, những bước tiến nhảy vọt trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty ngày càng tăng, thị trường không ngừng được mở rộng, uy tín và tên tuổi của công ty ngày càng được nâng cao, liên tục trong 4 năm (1999-2002) công ty được Bộ Thương mại thưởng về thành tích xuất khẩu. Có được những thành tích trong kinh doanh này mà đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu là nhờ công tác tổ chức tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đúng hướng, đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Tuy nhiên Công ty vẫn còn một số khó khăn tồn tại cần phải khắc phục giải quyết ngay.
Trong quá trình thực tập tại công ty HAPROSIMEX SAIGON cùng với những kiến thức đã được học ở trường kết hợp với thực tiễn tôi tin rằng công ty sẽ ngày càng lớn mạnh, phát triển nhanh hơn và đạt được những thành tựu cao hơn .
Khảo sát cho đề tài :
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty Sản xuất - dịch vụ & Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPROSIMEX SAIGON)
Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Trong sự phát triển chung ấy không thể không nhắc đến những kết quả mà ngành nông nghiệp đã đạt được. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. Từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, phải nhập khẩu lương thực, cảnh thiếu ăn trong nhân dân xảy ra thường xuyên thì đến nay Việt Nam không những không còn cảnh thiếu ăn mà còn là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Có được những thành tựu to lớn ấy là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của mọi cá nhân, mọi đơn vị trong toàn ngành. Trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có sự tham gia đóng góp của công ty HAPROSIMEX.
Bảng: Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu của công ty
HAPROSIMEX giai đoạn 1998-2002
Đơn vị tính: USD.
STT
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
1
KNXKNS
3.120.500
3.350.770
4.097.138
5.774.644
9.245.430
2
TKNXK
5.528.600
6.659.700
10.131.200
11.503.000
15.214.700
3
Tỷ trọng(%)
56,44
50,31
40,44
50,20
60,77
Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, đặc biệt là đối với hàng nông sản ngày càng tăng, các mặt hàng ngày càng đa dạng. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản luôn chiếm tỷ trọng cao ( trên 50%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Đặc biệt năm 2002 kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty tăng vọt (chiếm trên 60% ), góp phần tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu của công ty
Bảng : Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của
công ty HAPROSIMEX giai đoạn 1998-2002
Đơn vị tính: USD
STT
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
1
Giá trị
3.120.500
3.350.770
4.097.138
5.774.644
9.245.430
2
Tốc độ TT
7,38
22,27
40,94
60,10
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty qua các năm đều tăng và tốc độ tăng trưởng của công ty ngày càng lớn. Nếu như năm 1999 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 7,38% so với năm 1998, thì đến năm 2002 tốc độ đạt trên 60% so với năm 2001. Đây là một kết quả đáng khích lệ
Bảng : Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty
Đơn vị tính: USD
STT
Mặt hàng
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.
Lạc nhân
3.744.900
2.
Chè
946.440
3.
Tiêu đen
3.333.940
4.
Gạo
852.130
5.
Bột sắn
193.570
6.
Dừa sấy
108.600
7.
Quế
16.800
8.
Nghệ
17.700
9.
Hàng khác
31.350
Tổng
3.350.770
4.097.138
5.774.664
9.245.430
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
Bảng: Giá một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty
Đơn vị tính:
STT
Mặt hàng
1999
2000
2001
2002
1
Lạc nhân
492
500
502
499
2
Gạo
239
220
195
227
3
Tiêu đen
1450
1480
888
1366
4
Chè
1174
5
Bột sắn
185
6
Dừa sấy khô
896
7
Các hàng khác
836
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Phòng tổng hợp
Công ty HAPROSIMEX là một công ty chủ yếu kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty không tổ chức sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu nên chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của công ty phụ thuộc vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản hàng nông sản chung của cả nước thông qua nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Thanh lý hợp đồng
Tổ chức thực hiện hợp đồng
Lựa chọn khu vực thị trường
Tiếp cận đàm phán ký kết hợp đồng
Hình : Quá trình thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty.
Xây dựngđơn giá
Xác định nhu cầu
Tìm kiếm nhà cung ứng
Vận chuyển hàng hóa
Tiếp nhận hàng hóa
Kiểm tra hàng hoá
Lựa chọn nhà cung ứng
Bảo quản hàng hóa
Trong xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, số lượng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa không ngừng tăng làm cho sự cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh chung ấy thông tin chính là yếu tố quyết định sự thành công của bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào. Đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản thì thông tin lại càng đóng vai trò quan trọng bởi mặt hàng nông sản là một mặt hàng cực kỳ nhạy cảm, bất kỳ một yếu tố khách quan hay chủ quan nào đều có thể gây sự biến động mạnh đến tình hình cung, cầu mặt hàng này trên thị trường. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị.
Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, trong thời gian qua công ty HAPROSIMEX cũng đã quan tâm đến việc làm thế nào để có được thông tin về tình hình cung, cầu
, giá cả, sự thay đổi. Chẳng hạn như năm 2002, nhờ công tác thu thập thông tin khá tốt nên Công ty đã dự báo được tình hình khó khăn trong xuất khẩu do giá nông sản giảm, công ty đã tập trung lực lượng triển khai thu mua hàng nông sản trên diện rộng, thực hiện chủ trương xuất khẩu tăng về số lượng để bù vào giảm giá. Công ty đã xuất khẩu hàng nông sản đạt kết quả cao, vượt mức chỉ tiêu cả về số lượng và trị giá.
Công tác thu thập và xử lý thông tin của công ty.
Bảng 10 : Thị trường nhập khẩu hàng nông sản của công ty gđ 1997-2001.
ĐV: %
trong tiêu dùng mặt hàng nông sản, thông tin về đối thủ cạnh tranh một cách đầy đủ nhất và nhanh nhất.
ý kiến của giáo viên hướng dẫn
Contents
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC530.doc