- Cửa hàng dịch vụ: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên.
- Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm (TTTM>SP): tại đây công ty trưng bày các mặt hàng sản xuất, vừa giới thiệu sản phẩm vừa bán, đồng thời tại đây cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản ánh từ người tiêu dùng.
- Cửa hàng thời trang : Tại đây các mẫu quần áo được thiết kế tại xưởng thời trang và chúng mang tính chất giới thiệu là chính.
- Xưởng thời trang : Thiết kế ra những mẫu mã mới.
- Xí nghiệp dịch vụ và đời sống: Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, vệ sinh môi trường.
- Xí nghiệp phù trợ: tham mưu giúp cho tổng giám đốc trong các lĩnh vực : Cơ điện, thiết bị máy móc, dập mài nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty.
- Xí nghiệp 1&2: Chuyên sản xuất hàng sơ mi cao cấp cho công ty .
Xí nghiệp 3 :sản xuất áo jacket.
Xí nghiệp 4: Chuyên sản xuất quần bò .
Xí nghiệp 5 và 6 : chuyên sản xuất hàng dệt kim.
44 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu chiếm tỷ trọng lớn 54.1% song ở công ty may Thăng Long lượng may xuất khẩu sang EU còn nhỏ hơn tổng doanh thu của công ty và có xu hướng giảm gia công để tăng tỷ lệ bán FOB. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2003 đạt 9.273.000 USD . Như vậy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường là rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty( chiếm 23,3%) góp phần tạo ra doanh thu và lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Tuy nhiên năm 2004 kim ngạch xuất khảu có giảm so với năm 2003, đạt 3.802.000 USD giảm 5.45.000 USD do có một số mặt hàng hết hạn ngạch. Nhưng đây vẫn là một thị trường lớn mà công ty cần khai thác triệt để hơn trong thời gian tới vì trong các chủng loại mặt hàng xuất khẩu sang EU, hầu hết mới tập chung vào một số sản phẩm dễ làm, các mã hàng “nóng” như : Jacket 2 hoặc 3 lớp, áo váy, sơ mi Đặc biệt đối với mặt hàng áo Jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu sang EU đạt 6.761.000 USD năm 2003.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tận dụng được 41% năng lực của mình tại thị trường EU. Thực tế cho thây còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết. Đoá là những mặt hàng yêu cầu phải có thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và có tay nghề cao. Hiện nay công ty đã và đang tiếp tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và tận dụng lợi thế và cơ hội hiện nay. Nếu doanh nghiệp tiếp tục đầu tư để lấp lỗ hổng về kỹ thuật thì sẽ mất đi một tiềm năng to lớn về thị trường cho ngành dệt của nước ta cũng như của công ty. Cùng với vấn đề làm thế nào để chúng ta có thể tiếp cận thị trường và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Eu, giảm sự phụ thuộc và không thông qua các nhà đặt hàng trung gian, tạo lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp
* Thị trường Nhật Bản.
Thị trường may mặc Nhật Bản là một thị trường may mặc rất lớn và thị trường không hạn ngạch. Do giá công nhân may ở Nhật ngày càng đắt nên Nhật chủ trương nhập khẩu hàng may mặc từ năm1986. Hiện nay dân số của Nhật khoảng 122 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người là 26700$/năm thì nhu cầu về hàng may mặc tương đối lớn. Hàng năm nhu cầu nhập hàng của Nhật Bản là 3 - 3.5 tỷ USD. Gần đây do suy thoái kinh tế, thu nhập giảm sút, đồng Yên mất giá nên tiêu thụ và nhập khẩu ở nhật Bản đều chững lại. Trong đó nhập khẩu từ Việt nam giảm15-20%và có một số khác hàng đã cắt hợp đồng. Tuy vậy trong năm 2003 vừa qua số lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty may Thăng Long sang Nhật khoảng 1.558.000 sản phẩm các loại, lớn nhất là áo dệt kim và áo sơ mi.
Bảng kết quả xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Đơn vị tính :1000 USD
Năm
Tổng kim ngạch xk
Jackét và áo khoác
Sơ mi các loại
Quần các loại
Hàng dệt kim
2003
5.356
2.086
879
2.257
134
2004
3.574
222
410
1.693
170
Tổng
8.9300
2.308
1.289
3.950
304
Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình xuất khẩu của thị trường Nhật năm 2004 so với năm 2003 giảm từ 5.356 .000 USD xuống 3.574.000 USD về kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể các mặt hàng đều giảm. Tuy nhiên nền kinh tế Nhật đang được phục hồi do vậy đây vẫn là thị trường lớn đầy tiềm năng mà công ty cần có kế hoạch để tiếp tục tham gia và phát triển thị trường này
*Thị trường Nga và Đông Âu.
Đây là thị trường quen thuộc đối với công ty, một thị trường rộng lớn với số dân trên 300 triệu người với nhu cầu nhập khẩu quần áo mỗi năm trên 1 tỷ USD. Hình thức chủ yếu hàng xuất cho thị trường này của công ty là gia công. Mặt hàng truyền thống của công ty cho thị trường này là áo sơ mi nam. Tính đến năm 1989 công ty đã xuất sang thị trường này trên 5.000.000 sản phẩm sơ mi quy đổi. Năm 1990 công ty đã xuất sang Đông Đức 1 triệu chiếc sơ mi xuất khẩu, 3 triệu chiếc sang Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungary và các nước Đông Âu khác. Nhưng tình hình thế giới thay đổi, đầu tiên là thị trường Đông Đức sụp đổ vào đầu năm 1990, tiếp đến là năm 1991 thị trường Liên Xô đổ theo, sau đó lần lượt thị trường các nước Đông Âu khác rơi vào tình trạng ấy. Cả một thị trường quen thuộc các nước đã tan hoàn toàn. Tuy nhiên, trước đó công ty cũng thấy đây là thị trường thường xuyên biến động rủi ro cao. Do sản nước ta kém phong phú về mẫu mã, phương thức thanh toán kém linh loạt hơn các nước khác nên thị phần các doanh nghiệp may Việt nam cũng giảm dần. Hiện nay, công ty đã quan hệ trở lại với Liên Xô và Đông Âu do có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ lãnh đạo của công ty và sự giúp đỡ của Tổng công ty Dệt may Việt nam. Công ty đã cố gắng trong yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng. Một mặt giải quyết việc làm cho công nhân, mặt khác nâng cao uy tín của công ty với bạn hàng nước ngoài. Trong hướng phát triển tới, công ty cố gắng tăng tỷ lệ xuất khẩu gia công may mặc theo phương thức mưa đứt bán đoạn, chủ động trong sản xuất, tận dụng một phần nguyên vật liệu trong nước.
2.4. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu
Hiện nay công ty áp dụng 2 hình thức kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc chính đó là: xuất khẩu trực tiếp và gia công hàng may mặc xuất khẩu.
*Hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (Mua đứt bán đoạn).
Xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (ở công ty gọi là hàng FOB hay hàng bán đứt). Thực chất của xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc tại công ty là việc mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ ra thị trường nước ngoài.
Nhìn vào bảng doanh thu xuất khẩu ta thấy doanh thu xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ khá cao trong doanh thu xuất khẩu của công ty. Doanh thu trực tiếp tăng lên theo năm, tỷ lệ tăng bình quân này là 15%. Điều này cho thấy công ty đang tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo hình thức này. Trong những năm qua doanh thu xuất khẩu trực tiếp của công ty luôn chiếm trên 50% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp và chiếm gần 65% trong doanh thu xuất khẩu. Chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu nói chung và của hoạt động xuất khẩu trực tiếp nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy việc xuất khẩu hàng may mặc của công ty vẫn còn thực hiện theo hình thức qua trung gian nhiều. Do vậy trong thời gian tới công ty may Thăng Long đang tìm mọi biện pháp khả thi để phát triển phương thức xuất khẩu trực tiếp. Vì doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang là mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn làm hàng bán FOB trước hết công ty phải nắm chắc thông tin về thị trường về nhu cầu, về giá cả thị trường , thông tin về khách hàng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng phải giữ chữ tín đối với khách hàng bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và giá cạnh tranh.
* Hoạt động gia công hàng may mặc của Công ty.
Thông qua bảng doanh thu xuất khẩu ta cũng thấy được kết quả xuất khẩu theo hình thức gia công rất lớn. Doanh thu xuất khẩu theo hình thức gia công không ngừng tăng lên về số lượng và giá trị. Trong một số năm qua( 2000-2004) doanh thu xuất khẩu gia công chiếm gần 45% trong doanh thu xuất khẩu của công ty và chiếm gần 50% trong tổng doanh thu của công ty. Qua đây ta thấy doanh thu từ hoạt động này cũng không kém phần quan trọng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Như vậy công ty may Thăng Long đa dạng hoá các loại hình xuất khẩu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Công ty mình. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp rộng mở, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 37 triệu USD năm 2002 lên 46.6 tiệu USD năm 2004. Năm 2003 công ty sản xuất được 4.064.792 sản phẩm trong đó xuất khẩu 3.251.833 sản phẩm, năm 2004 sản xuất được 5.390.365 sản phẩm, xuất khẩu 4.743.517 sản phẩm. Điều này cho thấy sản phẩm được xuất khẩu đi mỗi năm luôn tăng lên đặc biệt là gia tăng vào những thị trường mới như thị trường Mĩ, năm 2004 công ty đã xuất sang Mĩ 5.500.000 sản phẩm( quy đổi sơ mi chuẩn). Có được kết quả trên một phần do sự nỗ lực của cán bộ công ty, mặt khác có được sự tạo điều kiện thuận lợi của nhà nước trong các chính sách xuất nhập khẩu, xâm nhập vào thị trường . Công ty đã tranh thủ được thuận lợi đó, nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thêm nhiều thị trường mới( cả thị trường có hạn ngạch và không có hạn ngạch) và được rất nhiều bạn hàng tin tưởng đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với công ty. Bên cạnh hai hình thức xuất khẩu cơ bản là gia công và xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệp còn nhận uỷ thác xuất khẩu cho các công ty. Công ty nghiên cứu thị trường may mặc thế giới, kí kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng. Công ty liên tục nâng cao năng lực sản xuất của mình, củng cố uy tín vốn có từ lâu đối với khách hàng, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học. Nhờ đó công ty không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu tạo thế cạnh tranh khá vững chắc trên thị trường.
2.5 Hoạt động xúc tiến thương mại của công ty may Thăng Long
Trong nỗ lực gia tăng các hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc để không ngừng phát triển công ty, công ty đã chú trọng hơn vào hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm may mặc, giới thiệu năng lực sản xuất của công ty để bạn hàng các nơi hiểu rõ và đặt quan hệ làm ăn với công ty. Tại các hội chợ quốc tế chuyên ngành may mặc ở Đức, Pháp, Inđônesia... công ty đã mang các sản phẩm may mặc có chất lượng cao của công ty để giới thiệu với các khách hàng. Qua các hội chợ triển lãm này công ty được rất nhiều khách hàng quan tâm, đến tìm hiểu và qua đó công ty có thể ký kết ngay các hợp đồng với khách hàng hoặc sau đó khách hàng sẽ liên hệ với công ty đặt các đơn hàng gia công hay đơn hàng mua đứt các sản phẩm may mặc của công ty. Công ty đã tham gia các hội chợ triển lãm hàng dệt may và thiết bị dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh và hội chợ thời trang tại Hà Nội, đưa sản phẩm của doanh nghiệp giới thiệu với khách hàng trong nước và nước ngoài và được nhiều khách hàng ưa thích và đặt hàng với công ty
Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hội chợ triển lãm. Công ty còn khuyếch trương các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí truyền hình các trung tâm và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, đồng thời công ty còn hoà mạng lập trang Web riêng. Thông qua đó các khác hàng trong và ngoài nước đều có thể biết đến công ty
Hoạt động xúc tiến thương mại đem lại những kết quả hết sức khả quan, sản phẩm của công ty đến nay đã có mặt ở trên 40 nước trên thế giới và có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
Bảng kết quả đạt được trong một số năm qua (1999-2004)
Chỉ tiêu
ĐV
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng doanh thu
Tr.đ
64.715
78.881
97.000
114.655
133.000
158.000
1.Doanh thu xuất khẩu
-
57515
66911
82123
90845
109.000
140.000
FOB-xuất khẩu
-
32092
51217
51898
63131
71.636
79.000
2.Doanh thu NĐ
-
7200
11970
14877
21325
24.000
18.000
3.KNXK theo giá tính đủ NPL(FOB)
-
23
27.7
31
37
40
46,6
4.Sản phẩm xuất khẩu
1000c
2495
2780
2948
3670
3.700
4.744
Qua bảng trên ta thấy nhờ có hoạt động thương mại được đẩy mạnh mà số lượng sản phẩm xuất khẩu tăng lên rất nhiều qua các năm, đặc biệt là trong ba năm trở lại đây sản phẩm xuất khẩu tăng từ 2.495.000 sản phẩm năm 1998 lên 4.744.000 sản phẩm năm 2004. Cùng với việc tăng số lượng sản phẩm, doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội địa cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt năm 2004 doanh thu xuất khẩu đạt 140 tỷ đồng tăng 143% so với năm 1999 (năm 1999 đạt 57,5 tỷ đồng), doanh thu nội địa đạt 18 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 46,6 triệu USD tăng 103% so với năm 1998. Kết quả này cho ta thấy kết quả của hoạt động xúc tiến thương mại là rất lớn. Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp xúc tiến thương mại, tạo ra các đơn hàng lớn về cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty may Thăng Long
Trong những năm qua Công ty may Thăng Long đã đạt được kết quả đáng kể. Hoạt động xuất khẩu được phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng. Hoạt động sản xuất đã trở thành hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
* Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty luôn hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho công ty và không ngừng phát triển qua các năm. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng may mặc luôn chiếm 80% trở lên trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cao từ xuất khẩu hàng may mặc đặc biệt là sự chuyển mạnh sang xuất khẩu trực tiếp góp phần tăng doanh thu, tăng thu nhập cho người lao động
* Thị trường của Công ty liên tục mở rộng.
Trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành dệt may hiện nay do thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, sức mua giảm, cạnh tranh gay gắt về giá cả. Lãnh đạo công ty đã quyết định thực hiện chủ chương giữ vững thị trường đã có, mở rộng thêm nhiều khách hàng mới, nhiều thị trường mới, đặc biệt là thị trường Mĩ. Sau một thời gian thực hiện chủ trương thì thấy công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra đảm bảo đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến. Trong ba năm liên tục tốc độ tăng trưởng bình quân là 16%. Mặc dù thị trường truyền thống là Liên xô và Đông Âu bị giảm rất lớn từ sau năm 1991 nhưng nhờ chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nắm sát nhu cầu đòi hỏi của thị trường, xác định rõ thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng từ đó triển khai tốt các hoạt động đáp ứng nhu cầu đó nên Công ty đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ kinh doanh rộng lớn với nhiều bạn hàng ở các Châu lục khác nhau. Hiện nay Công ty có thị trường tiêu thụ ở trên 40 nước và nhiều thị trường đầu vào ở cả trong và ngoài nước. Trong đó có rất nhiều thị trường có sức tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng mà Công ty đang tiếp tục khảo sát, nghiên cứu để tiếp cận và chiếm lĩnh.
Đặc biệt trong những năm gần đây nhờ việc đẩy mạnh chiến lược về thị trường và khách hàng nên sau khi hiệp định thương mại Việt – Mĩ có hiệu lực, công ty đã có nhiều khách hàng mới đến ký hợp đồng để xuất khẩu sang thị trường Mĩ như hãng: SK (Hàn Quốc), khách hàng Lee của hãng Winmark, khách hàng Richbase, hãng Mier Cashby, hãng Wanshin. Hiện nay hầu hết các khách hàng đến công ty đặt hàng chỉ tập trung kiểm tra các điều kiện làm việc cuả công ty theo tiêu chuẩn SA8000 để đặt hàng.
* Chất lượng hàng may mặc xuất khẩu được nâng cao, nâng thêm uy tín của Công ty trên thị trường may mặc xuất khẩu.
Điều này đạt nhờ Công ty thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ hiện đại hoá thiết bị may, đổi mới thiết bị hiện đại cho các xí nghiệp, nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho tàng. và phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá đối với các xí nghiệp và đa dạng hoá sản phẩm đối với công ty để đáp ứng các hợp đồng lớn, hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Mặt khác công ty đã đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên nhằm ba mục tiêu: năng xuất – chất lượng – hiệu quả. Luôn tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cử người đi học các khoá học về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân cơ khí điện, công nhân may, các lớp ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên nghiệp vụ.
Công ty đã duy trì và áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và được BVQI (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ ngay từ đầu năm 2002 và đã được cấp chứng chỉ ISO9001:2002 năm 2003. Công ty đã áp dụng và thực hiện tốt các nội dung các nội dung của tiêu chuẩn SA8000 đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng khi đến công ty đặt hàng và thực hiện tiêu chuẩn ISO14000 nhằm tăng nhanh sản lượng vào thị trường Mĩ.
* Tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
Công ty đã rất cố gắng trong việc nâng cao năng lực tổ chức khâu đàm phán và ký kết hợp đồng với các bạn hàng nước ngoài, tạo được cơ sở ban đầu tốt đẹp cho hoạt động xuất khẩu. Tiếp đó Công ty nghiêm túc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng. Chính vì vậy Công ty rất có uy tín với bạn hàng nước ngoài, đơn hàng đến với Công ty ngày càng tăng. Nhiều khách hàng rất thoải mái, tin tưởng và đã đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với Công ty, ký kết với Công ty những hợp đồng dài hạn giá trị lớn.
* Bên cạnh những thành tựu đạt được về hoạt động xuất khẩu công ty còn thực hiện tốt chế độ chính sách với nhà nước. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách về thuế, nộp ngân sách nhà nước, các quy định, pháp luật của nhà nước đối với doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi ba bền: người lao động – người sử dụng lao động - nhà nước, cấp phát đầy đủ trang bị lao động và đồng phục cho cán bộ công nhân viên. Thường xuyên rà xoát, xây dựng và củng cố các mạng lưới an ninh trực thuộc các đơn vị trong công ty.
Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên:
Đạt được những thành tựu trên là nhờ tính tích cực chủ động sáng tạo của ban lãnh đạo Công ty may Thăng Long . Ban lãnh đạo Công ty và các cán bộ đã không chịu bó tay trước những khó khăn to lớn của Công ty mà bằng năng lực, trình độ kinh nghiệm công tác xuất nhập khẩu nhiều năm và lòng nhiệt huyết với công việc, tất cả đã bắt tay tập trung trí tuệ tìm ra những phương hướng sản xuất kinh doanh hợp lý hơn, thích nghi dần với cơ chế thị trường. Sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể lãnh đạo, tập thể cán bộ và sự đồng lòng quyết tâm của công nhân viên đã tạo sức mạnh to lớn giúp Công ty may Thăng Long vượt qua khó khăn ổn định sản xuất kinh doanh và tạo đà phát triển Doanh nghiệp đi lên. Bên cạnh đó là nhờ sự giúp đỡ to lớn, sự quan tâm trực tiếp của Tổng công ty dệt may cùng các chính sách “thông thoáng” hơn của Nhà nước tạo nhiều thuận lợi cho Công ty may Thăng Long trong việc giao lưu, đặt quan hệ hợp tác với nhiều bạn hàng, có thêm nhiều nguồn thông tin kịp thời và chính xác nên Công ty có khả năng chủ động và đưa ra được những biện pháp tốt nhất để ứng phó với các tình huống kinh doanh xảy ra.
3.2. Những mặt còn tồn tại hiện nay
* Sự chuyên môn hóa trong sản xuất nhiều mặt hàng chưa cao đã hạn chế tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Hiện nay mặc dù Công ty có những Xí nghiệp sản xuất khép kín nhưng trong mỗi Xí nghiệp vẫn còn một số khâu thực hiện còn yếu kém làm giảm năng suất lao động nói chung. Một trong những nguyên nhân đó là do các máy móc thiết bị của Công ty tuy thuộc thế hệ khá hiện đại nhưng còn thiếu đồng bộ. Một số khâu còn mang tính chất lao động thủ công nên không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
* Chất lượng một số mặt hàng chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đơn hàng mua đứt bán đoạn.
Sản phẩm mua đứt bán đoạn đòi hỏi chất lượng rất khắt khe. Các khách hàng mua thẳng của Công ty chưa thực sự hài lòng về một số mặt hàng của Công ty đặc biệt là các khách hàng Mỹ, Nhật. Phía đối tác chưa thực sự tin tưởng vào các nguồn nguyên vật liệu Công ty mua về để sản xuất các sản phẩm may mặc và các sản phẩm đó lại cho họ. Hơn thế nữa phía đối tác thích quan hệ theo hình thức gia công vì như vậy họ có thể cung cấp các vật liệu rẻ và đồng bộ hơn và hàng được sản xuất theo thiết kế của họ. Trong những trường hợp cần để đảm bảo chất lượng sản phẩm phía đặt gia công có thể đưa máy móc thiết bị của họ cho Công ty may Thăng Long gia công sản phẩm cho họ. Hiện nay ở Công ty có một số mặt hàng như áo dệt kim họ chỉ thuê Công ty gia công cho họ.
* Giao dịch qua trung gian còn nhiều
Trong Công ty đã có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng xuất khẩu trực tiếp Công ty mới áp dụng được một số năm gần đây nên chưa có kinh nghiệm nhiều về phương thức xuất khẩu này. Vì vậy có nhiều đơn hàng Công ty không ký trực tiếp với khách hàng mà vẫn phải nhờ qua các khâu trung gian. Vì vậy lợi nhuận và sự chủ động trong sản xuất kinh doanh giảm đi rất nhiều.
* Tiếp cận thị trường còn yếu
Hiện nay có một số thị trường Công ty không chủ động tìm đến khách hàng mà để cho các khách hàng tự tìm đến Công ty ký kết hợp đồng hoặc ký kết với các Công ty khác. Đặc biệt trong khi tìm nguyên phụ liệu nhiều khi Công ty tìm nguồn không thích hợp để dẫn đến mua đắt mà chất lượng không đáp ứng được cho sản xuất hàng xuất khẩu, có những khi còn về chậm gây khó khăn cho việc thực hiện giao hàng đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng.
* Chậm trễ trong công tác làm thủ tục hải quan và giao hàng đúng hẹn.
Có nhiều lô hàng Công ty làm thủ tục chậm trễ nhiều dẫn đến sai hẹn với khách hàng. Điều này tạo tâm lý không tốt với khách hàng và gia tăng những chi phí không đáng cho Công ty. Trong những trường hợp giao hàng không đúng hẹn thì Công ty có thể bị phạt hợp đồng rất nặng và thậm chí khách hàng không lấy hàng nữa, cắt đứt quan hệ kinh doanh. Những trường hợp như vậy gây thiệt hại không nhỏ cho công ty làm ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận.
3.3. Nguyên nhân tồn tại
- Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ và lạc hậu, chưa huy động hết công suất của máy móc thiết bị
- Hầu hết các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng kém và sản lượng thấp chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu nguyên liệu. Trong 10 năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu cho may mặc đã tác động xấu, gây nhiều bất lợi cho ngành dệt may nói chung và công ty may Thăng Long nói riêng.
- Công tác đầu tư, nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ gia công sang xuất khẩu sản phẩm trực tiếp.
- Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng còn hạn chế chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng đào tạo. Đặc biệt chưa có sự đầu tư cho việc mở các văn phòng đại diện tại nước ngoài để có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp lỡ mất cơ hội trong kinh doanh.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, lực lượng lao động nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn hạn chế trong tiếp cận với phong cách quản lý mới, hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới.
Mặt khác do cơ chế quản lý kinh doanh của nhà nước còn cồng kềnh và không đồng bộ, điều đó thể hiện trong thủ tục xuất khẩu còn rườm rà. Hiện nay công tác kiểm hoá còn rất chậm chạp chi phí cao. Bên cạnh đó công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong thủ tục vay vốn để có thể đầu tư cho sản xuất kinh doanh kịp thời. Với một số mặt hàng trọng điểm là điểm mạnh của công ty thì số lượng quota xuất khẩu mà Bộ Thương mại phân cho nhiều khi thiếu nên đã lãng phí năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.
Cuối cùng là do trên thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường EU và Mĩ Công ty gặp nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Singapore tất cả những sản phẩm của họ đều có chất lượng, mẫu mã, chủng loại hơn ta, giá thành của những sản phẩm này thấp do chi phí sản xuất được giảm nhẹ nhờ áp dụng công nghệ hiện đại. Không những thế họ còn luôn thay đổi mẫu mã, chủng loại để phù hợp với thị hiếu khách hàng và những nhu cầu mới phát sinh của họ.
Qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty ở trên đã khái quát tình hình hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty trong thời gian qua. Đánh giá được những thành tựu và khó khăn tồn tại của hoạt động này. Từ đây doanh nghiệp có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh và khắc phục được những điểm yếu, trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong 10 năm tới.
CHƯƠNG II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG
I - PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG TRONG VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
1. Xu thế biến động, tình hình thị trường quốc tế.
Các chính sách mở cửa kinh tế và hội nhập quốc tế cùng những cải cách mạnh mẽ về chính sách ngoại thương đã và đang tạo thời cơ cho công ty tham gia vào thị trường quốc tế, tăng thị phần, mở rộng thị trường, thu hút thêm bạn hàng và khách hàng nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh.
Đặc biệt thị trường hàng xuất khẩu hàng dệt may của ta đang có dấu hiệu phục hồi. Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế thế giới tăng trưởng 2.9% năm 2004 và sẽ tăng trưởng 4.1% năm 2004. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, giá cả các mặt hàng xuất khẩu đã có dấu hiệu tăng trở lại sau một thời gian dài giảm sút. Đây là thuận lợi để công ty xuất khẩu và tăng thị phần trên thị trường thế giới. Mà đặc biệt là sự phục hội của nền kinh tế Mĩ, EU, Nhật Bản vì đây là những thị trường trọng điểm của công ty.
Mặt khác so với các thị trường xuất khẩu chính của Châu á thì hàng dệt may của Việt Nam vẫn có lợi thế về nhân công, giá nhân công của Việt Nam vẫn còn tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Tiếp theo xu thế dịch chuyển ngành may mặc từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển ở trình độ thấp cũng là một cơ hội của Việt Nam.
Một điều thuận lợi nữa cho công ty là hiện nay Việt Nam vẫn tiếp tục được bình chọn là nước an toàn nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng thêm lực hấp dẫn đối với khách hàng.
Trên đây là những thuận lợi chính mà công ty may Thăng Long cũng như ngành dệt may Việt Nam có được trong những năm tới. Những cơ hội này sẽ là những nhân tố quan trọng tạo nên sức phát triển cho công ty cũng như ngành dệt may nếu ta biết tận dụng và phát huy.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn:
Những thách thức trước tiên cùng đến từ phía thị trường đó chính là sự cạnh tranh quyết liệt của các Doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may trong khu vực có cùng cơ cấu sản phẩm như chúng ta. Sự lớn mạnh của ngành dệt may Trung Quốc cùng với việc Trung Quốc gia nhập WTO trong năm nay đang là nguy cơ và thách thức lớn đối với Doanh Nghiệp Việt Nam. Thị trường EU còn bị hạn chế bởi hạn ngạch, thị trường Mỹ cũng còn mới lạ, phương thức bán khó khăn đặc biệt là còn chứa nhiều phân biệt đối xử, vì vậy mà trong những năm tới những thách thức đối với Công ty may Thăng Long và ngành dệt may Việt Nam đến từ phía thị trường là rất lớn.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty, những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề còn tồn tại. Nhận thức được những cơ hội, thách thức đối với Công ty để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
2. Phương hướng của công ty trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới
Trên cơ sở kết quả hoạt động xuất khẩu trong các năm trước, kết quả nghiên cứu thị trường đồng thời đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn của công ty. Cùng với việc mở rộng đầu tư xây dựng thêm nhà máy may Hà Nam và bắt đầu đi vào hoạt động đầu năm 2004. Tiếp tục phát huy thế mạnh của mình và góp phần cùng với các doanh nghiệp trong toàn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam. Công ty phấn đấu từ nay đến năm 2005 thực hiện tốt các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm2005
Năm2006
Sản phẩm sản xuất
1.000 sp
8.208
9.521
11.045
Doanh thu
Tỷ đồng
179
208
241
Tổng số lao động
Người
4.000
3.800
4.000
Thu nhập bình quân (nguời/tháng)
1.000đ
1.250
1.380
1.500
Kim nghạch xuất khẩu
Tr.USD
57
67
77
Kim nghạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Tr.USD
45
55
60
Nộp ngân sách
Tr.đồng
4.969
5.765
6.687
Doanh nghiệp tập trung các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc của công ty. Đây là mục tiêu hết sức quan trọng để doanh nghiệp tồn tại phát triển và hội nhập. Đặc biệt tập trung chiều sâu và mở rộng các xí nghiệp may. Để đạt được các chỉ tiêu trên công ty đang thực hiện:
2.1. Mở rộng thị trường của Công ty tới các thị trường nhiều tiềm năng
Trong những năm tới, Công ty may Thăng Long sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường của Công ty tới các thị trường có sức tiêu thụ lớn như: Đức, Pháp, Thủy Điển, Nhật, MỹĐây là thị trường của các nước phát triển. Bên cạnh đó Công ty cũng chú trọng đến thị trường Châu Á như: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Các khách hàng ở các nước đang phát triển Châu Á đã có bề dày quan hệ làm ăn lâu dài với Công ty nhưng là sau khi họ đặt gia công ở Công ty may Thăng Long , họ lại tiến hành để tái sản xuất sang các thị trường các nước đang phát triển và chậm phát triển khác để kiếm lời. Mặt khác, xu hướng hiện nay trên thế giới về sản xuất hàng may mặc đang có sự di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển vì sản xuất ở các nước này rẻ hơn nhiều. Chính vì vậy, Công ty may Thăng Long sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm bạn hàng ở các nước phát triển ký kết Hợp đồng trực tiếp với các khách hàng này để thu được lợi nhuận cao hơn.
2.2. Từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp)
Theo phương thức mua đứt bán đoạn, Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thu hồi về lớn hơn rất nhiều so với hoạt động gia công cho khách hàng.
Xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn là mục tiêu chiến lược của Công ty trong thời gian tới. Công ty sẽ tích cực hơn trong việc tìm kiếm, cung cấp nguyên vật liệu phù hợp mà tăng cường tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mua trực tiếp ở các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức Tỷ trọng hàng bán đứt sẽ tăng dần lên. Năm 2002 tỷ trọng doanh thu của hàng bán đứt chiếm khoảng.
2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
Trong những năm tới Công ty đề ra phương hướng phấn đấu tăng trưởng hàng năm từ 16 – 20%. Công ty tìm những biện pháp tổ chức sản xuất, quản lý, khai thác nhiều đơn hàng trực tiếp để nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho phát triển Doanh nghiệp, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ công nhân viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước và tăng thu nhập bình quân lao động hàng năm.
Mặt khác công ty không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu với giá rẻ phục vụ cho sản xuất đựơc chủ động, tiết kiệm chi phí giảm giá thành cho sản phẩm. Đồng thời liên kết với các đơn vị khác trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt để chủ động sản xuất, xuất khẩu sang thị trường Mĩ và các thị trường khác. Công ty đang triển khai xây dựng cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu ngành may như khoá, kéo, cúc nhựa, mex, nhãn dệt và băng chun các loại đã được tổng công ty dệt- may phê duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và phát triển thị trường nội địa.
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG
1.Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Hoạt động nghiên cứu thị trường là một trong những hoạt động đầu tiên và hết sức quan trọng đối với mọi Doanh nghiệp hiện nay.
Như trên đã nói, thị trường đóng vai trò quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp xuất khẩu. Do đặc thù của ngành dệt may là đáp ứng nhu cầu may mặc của người tiêu dùng tuy nhiên nhu cầu này lại thay đổi liên tục theo thời gian, theo thời tiết, khí hậu, theo lứa tuổi và theo thị hiếu thời trangvà đặc biệt là do phong tục tập quán của mỗi nước là khác nhau. Để đáp ứng ngày một tăng nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của các nước đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường sẽ tìm ra những cơ hội tiêu thụ mới, và những phương hướng để khai thác những cơ hội đó một cách có hiệu quả.
Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu ở Công ty may Thăng Long đã được triển khai trong thời gian vừa qua nhưng nhìn chung chưa phát huy được hiệu quả. Để hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu thực sự phát huy tác dụng thì cần hình thành một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Công ty hiện nay tuy không quá nhiều, quá rộng lớn nhưng lại dàn trải theo chiều rộng không theo chiều sâu- nghĩa là tập trung khai thác một thị trường cụ thể nào đó mà cứ có thị trường, có đơn đặt hàng của nước ngoài là tiến hành hoạt động xuất khẩu. Điều này khiến cho hoạt động xuất khẩu của Công ty không hiệu quả. Để khắc phục được điều này, hoạt động nghiên cứu thị trường cần phải không ngừng nghiên cứu khảo sát thị trường. Phải xác định đâu là thị trường trọng điểm, đâu là thị trường mục tiêu tiềm năng mà Công ty cần hướng tới, cần đầu tư mở rộng trong tương lai cũng như xu hướng phát triển của các thị trường: thị trường nào có xu hướng tăng, thị trường nào có xu hướng suy thoái, thị trường nào đang có xu hướng bão hoàqua đó đưa ra các kế hoạch, chiến lược riêng đói với từng thj trường.
Nghiên cứu từng thị trường nghĩa là nghiên cứu nhu cầu đồng thời phân tích các yếu tố địa lý, thời tiết.. và các yếu tố thuộc về văn hoá- xã hội để từ đó lập kế hoạch thiết kế, sản xuất, giới thiệu sản phẩm sang thị trường đó và tìm kiếm đối tácTất cả hoạt động này nhất thiết công ty phải có một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường. Hiện tại Phòng kế hoạch xuất-nhập khẩu và phòng thị trường của Công ty thực hiện những công việc liên quan đến hoạt động xuất khẩu tuy nhiên phòng thị trường không thể đảm đương hết công việc nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước trong khi đó phòng kế hoạch xuất-nhập khẩu lại không đảm nhiệm nhiều công tác nghiên cứu thị trường. Vì vậy trong thời gian tới để đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường xuất khẩu. Công việc cụ thể của bộ phận này là:
+Nghiên cứu quy mô xuất khẩu của từng thị trường qua đó xem xét đâu là thị trường tiềm năng, đâu là thị trường trọng điểm.
+Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên từng thị trường thông qua nghiên cứu xu hướng biến động của từng thị trường xuất khẩu trong tương lai
+Tiến hành các hoạt động xúc tiến tìm kiếm thị trường mới.
2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của một số hàng may mặc
2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
Công ty may Thăng Long là một Doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng may mặc. Công ty có quyền XNK trực tiếp và đã có quan hệ với trên 20 quốc gia trên thế giới. Chính do sự phức tạp và tiềm ẩn các yếu tố rủi ro trong môi trường kinh doanh ở các thị trường này nên Công ty cần phải xây dựng được một kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu để chuẩn bị và hoạt động có hiệu quả. Để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu ban lãnh đạo công ty cần dựa vào những căn cứ sau:
- Thứ nhất dựa vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trong thời kì đó, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời căn cứ vào các đơn đặt hàng
- Tiếp đến doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh để tìm ra các cơ hội kinh doanh trên thị trường hoặc các đoạn thị trường mà Công ty dự định kinh doanh.
- Dựa vào kết quả giai đoạn trên (phân tích môi trường kinh doanh và phân tích nội bộ) Công ty tiến hành lập bảng dự báo các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu xuất khẩu trong tương lai.
- Tiếp theo Công ty sẽ dựa vào các số liệu trên để lập kế hoạch huy động vốn thực hiện việc sản xuất kinh doanh của mình. Lập kế hoạch vay vốn có tầm quan trọng lớn vì các ngân hàng bao giờ cũng muốn biết rõ các doanh nghiệp trước khi cân nhắc để cho vay vốn.
- Bước thực hiện cuối cùng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu là cần kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để đánh giá được những hiệu quả đã đạt được những điểm yếu cần khắc phục, tạo cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu tiếp theo.
2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng may mặc
Vấn đề cốt lõi để đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Thăng Long là làm sao phải nâng cao được sức cạnh tranh của nó trên thị trường thế giới như về chất lượng, giá cả, thời gian.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Công ty may Thăng Long đa số xuất khẩu các mặt hàng may mặc do chính Công ty sản xuất, gia công ra. Chính vì vậy Công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc:
- Đầu tư vào các máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất bởi vì máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty.
- Nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã.
Sản phẩm may mặc là sản phẩm mang tính mốt rất cao. Mẫu mã là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Công ty. Vậy Công ty cần:
+ Phải tuyển những người có khả năng thiết kế mẫu thời trang.
+ Khuyến khích cán bộ tạo mẫu phát huy sáng kiến và trình độ của mình. Công ty ngoài việc có mức lương tương ứng thì phải gắn trách nhiệm với quyền lợi của người cán bộ tạo mốt.
+ Công ty cần có quan hệ chặt chẽ với các Công ty may khác, đặc biệt là viện mẫu thời trang Việt Nam (Fadin) để thiết kế các mẫu mã sản phẩm, các mốt mới để bắt kịp với sự thay đổi nhu cầu may mặc thế giới.
* Giá thành sản phẩm hợp lý
Giá thành sản phẩm là một yếu tố cạnh tranh khá mạnh trong thị trường may mặc thế giới. Hiện nay công ty may Thăng Long buộc phải phấn đấu làm sao để có chi phí sản xuất, chi phí lưu thông nhỏ nhất. Chính vì vậy Công ty may mặc Thăng Long cần chú ý đến việc:
+ Mua nguyên vật liệu từ nơi nào có lợi nhất, tiết kiệm NVL trong sản xuất, cải tiến công nghệ và quản lý lao động chặt chẽ để giảm giá thành của công ty.
+ Tiếp đó công ty phải cố gắng tìm các phương án giảm tối đa các phí tổn thương mại để giảm giá bán các mặt hàng. Các phí tổn thương mại này bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc bán các sản phẩm.
+ Ngoài ra công ty cần cố gắng tiếp cận được càng gần người tiêu dùng càng tốt vì khi đó hàng có trể được bán với giá cao hơn và có được thông tin về khách hàng và kịp thời hơn.
Một điều cần lưu ý khi doanh nghiệp định giá: Giá cả là một công cụ rất hữu hiệu tuy nhiên nó cũng như con dao hai lưỡi nếu doanh nghiệp định giá quá cao sản phẩm sẽ không tiêu thụ được. Còn nếu doanh nghiệp định giá quá thấp thì sẽ tạo ra tâm lý tiền nào của nấy, và doanh nghiệp đã tạo ra một cuộc chiến về giá mà trên thị trường thế giới công ty chỉ là một doanh nghiệp nhỏ không đủ sức trong cuộc chiến đó, do đó công cụ này sẽ phản tác dụng “gậy ông đập lưng ông”.
* Về nghệ thuật bán hàng
So với chục năm trước đây nghệ thuật bán hàng của ta đã khá hơn rất nhiều song vẫn còn là điểm yếu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công cụ xúc tiến thương mại, tiếp thị, hệ thống nhân viên bán hàng còn yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Để giải quyết vấn đền này tự bản thân doanh nghiệp cần phải sớm xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng và đội ngũ tiếp thị có kỹ năng giao tiếp và thiết lập các kênh phân phối rộng lớn. Đối với thị trường khu vực và toàn cầu doanh nghiệp cần liên kết hợp lực với những doanh nghiệp khác trong nghành để có mặt thường trực tại các thị trường tiềm năng.
* Nâng cao uy tín tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, xúc tiến bán hàng công ty cần phải chú trọng đến uy tín của thương hiệu Thaloga
Uy tín thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng, cùng một mức chất lượng nhưng sản phẩm có thương hiệu uy tín, được nhiều người biết đến có thể bán với giá cao hơn hàng chục lần.
Uy tín của doanh nghiệp còn được thể hiện thông qua việc đảm bảo thời gian sản xuất và giao hàng đúng hợp đồng. Để có thể đảm bảo thời gian, Công ty cần hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất và điều hành sản xuất để cho phép sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và sức lao động trong Công ty, đáp ứng tiến độ sản xuất để có thể góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện mục tiêu tổng hợp của Công ty.
2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tay nghề của người công nhân liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Công ty phải thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân các bậc thợ, đặc biệt cho các công nhân trẻ đang học việc. Khi Công ty nhập công nghệ may tiên tiến vừa cấp thiết tổ chức hướng dẫn công nhân cách thức vận hành, sử dụng đúng để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
Trong sản xuất, Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn về số lượng, chất lượng sản phẩm, định mức số lượng sản phẩm giao cho các công nhân. Thực hiện các biện pháp trả lương sản phẩm, thưởng phạt nghiêm minh hơn sẽ khích lệ sự say mê học hỏi trong công việc, tăng thêm sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền lợi và trách nhiệm vụ công nhân với các sản phẩm mình làm ra.
Hiện nay Công ty thường tổ chức các cuộc kiểm tra tay nghề, thi công nhân có tay nghề giỏi. Đây là hình thức bổ ích có tác dụng to lớn kích thích người lao động không ngừng hoàn thiện khả năng chuyên môn.
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng may mặc và nó có hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp nên càng đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ nhân viên tác nghiệp có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác kịp thời nhu cầu thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của Công ty và của sản xuất trong nước.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, Công ty cần có chế độ khuyến khích cán bộ công nhân viên theo các khoá học tại chức và dài hạn, đi học tập bồi dưỡng kiến thức ở các trường đào tạo có tiếng như: ĐH KTQD, ĐH ngoại ngữ, Đặc biệt cần có hình thức đào tạo thích hợp và khẩn trương về khả năng ngoại ngữ cho một số cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
3. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu
Quy trình xuất khẩu là một vấn đề quan trọng. Nếu có một quy trình xuất khẩu tốt và hợp lý thì sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. Đồng thời tạo được nhiều lợi ích cho công ty. Trong quy trình xuất khẩu hiện nay của công ty còn khuyết hai nhiệm vụ: “Thuê tàu” và “mua bảo hiểm”. Đó là khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu. Cơ sở vật chất của Việt Nam còn kém, cụ thể là đội tàu nên các công ty xuất khẩu chọn cơ sở giao hàng là “Giao lên tàu FOB”. Với điều kiện này thì công ty sẽ ít mạo hiểm, ít rủi ro về tổn thất hàng hoá nhưng công ty lại mất một khoản lợi lớn từ nghiệp vụ bổ trợ này.
Trong thời gian tới công ty cần thực hiện điều kiện giao hàng CIF. Với điều kiện này công ty còn thu được lợi nhuận, công ty sẽ thực hiện sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài trong nghiệp vụ thanh toán, công ty hầu như chỉ có một phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức này đảm bảo cho công ty nhận được tiền hàng. Tuy nhiên nếu chỉ thực hiện được phương thức LC thì cứng nhắc không linh hoạt. Trong trường hợp hai bên có quan hệ lâu dài tin cậy lẫn nhau thì phương thức LC mất nhiều thời gian và phí mở. Do vậy công ty cần linh hoạt trong phương thức thanh toán, đối với khách hàng truyền thống tin cậy thì có thể dùng phương thức này nhằm thu kèm chứng từ, nếu tin cậy hơn thì dùng phương thức chuyển tiền.
III. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
1. Cải cách hệ thống thuế để khuyến khích xuất khẩu.
Việc cải cách hệ thống thuế trước hêt phải đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo nguồn vốn để thực hiện CNH-HĐH nền kinh tế đồng thời phải đảm bảo đồng bộ hợp lí, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Mặt hàng may mặc là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của đất nước. Phát triển ngành sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc vừa tạo điều kiện sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong nước, tạo việc làm ổn định và nâng cao khả năng tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Do đó việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc cần được hưởng các ưu đãi đặc biệt so với các mặt hàng khác.
2. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Các doanh nghiệp sản xuất hoạt động xuất khẩu hiện nay, đa số có nhu cầu đầu tư, đổi mới công nghệ và đòi hỏi một lượng vốn lớn thì mới có khả năng sản xuất ra các mặt hàng đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhà nước cần só chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp dệt may với lãi suất ưu đãi hơn vì khi đã đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại thì đương nhiên thời gian thu hồi vốn đầu tư không thể nhanh được.
3. Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới
Có thể nói sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, cùng với ổn định chính trị và cố gắng đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế như: khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống còn mức thấpChúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.
Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việc đảm bảo ổn định chính trị vàkinh tế. Chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh quan hệ hợp tác hưu nghị với các nước, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của đất nước nói riêng.
4. Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu
Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về phương diện thanh toán quan hệ ngoại hối cho các hoạt động kinh tế đối ngoại đồng thời hỗ trợ cải cách và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế để thực hiện nhanh chóng công cuộc CNH-HĐH đất nước. Hơn nữa bên cạnh mục tiêu dài hạn là ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát thì chính sách tỷ giá cần tạo hỗ trợ hợp lý cho mục tiêu khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu.
Đối với ngành Dệt may, cần khuyến khích xuất khẩu đồng thời cần nhập khẩu may móc thiết bị, công nghệ hiện đại và các nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất.Vì vậy việc duy trì một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý như hiện nay là tối ưu.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính không nhỏ, cần có giải pháp điều chỉnh tỷ giá một cách khéo léo. Khi điều chỉnh phải chú ý đến mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu. Phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên cơ sở phân tích các biến số như tỷ lệ lạm phát trong và ngoài nước, cán cân thương mại, khuynh hướng thay đổi giá của các đồng tiền và tâm lý của người dân. việc điều chỉnh cần thực hiện từ từ qua từng giai đoạn, nên tiến hành lúc có lạm phát và khi nhu cầu đối với hàng hoá của ta đang ở mức tăng.
Với ngành Dệt may chính sách nhiều tỷ giá là rất quan trọng vì mong muốn xuất nhiều mà nhu cầu nhập cũng rất lớn, nên áp dụng một tỷ giá cao cho xuất khẩu và thấp cho nhập khẩu.
KẾT LUẬN
Phát triển quan hệ xuất nhập khẩu là kết quả tất yếu của quá trình tự do hoá thương mại, của quá trình phân công lao động, quá trình nâng cao vai trò tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy có mức độ khác nhau nhưng có thể nói mọi ngành công nghiệp, tập đoàn kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của xuất nhập khẩu. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu mà các ngành công nghiệp sẽ tìm được cơ cấu sản phẩm cho phép khai thác tốt nhất lợi thế so sánh thúc đẩy tăng trưởng có hiệu quả.
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hiện làmục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói riêng và Công ty may Thăng Long nói riêng.
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc có ý nghĩa chiến lược, đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Trong chiến lựơc hướng về xuất khẩu, Công ty may Thăng Long đã tận dụng được các tiềm lực có sẵn trong nước, đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động thu về một lượng ngoại tệ khá lớn phục vụ cho qua trình CNH-HĐH.
Qua quá trình thực tập ở Công ty may Thăng Long và việc tìm tòi tài liệu để hoàn thành đề tài này cho em nhận thức thêm tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và đối với nền kinh tế Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học Quản lý kinh doanh Hà Nội.
Trần Chí Thành: Quản trị kinh doanh XNK. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2002
Tô Xuân Dân: Giáo trình Kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1999
Nguyễn Kế Tuấn: Quản trị các hoạt động thương mại trong DNCN. Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 1996
Bùi xuân Lưu: Giáo trình Kinh tế ngoại thương. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1999
Các tài liệu của công ty may Thăng Long một số năm gần đây.
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Công ty may Thăng Long 10
I. Khái quát về Công ty may Thăng Long 10
1. Quá trình hình thành và phát triển 10
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 11
3. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 12
4. Thị trường của Công ty may Thăng Long 15
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Thăng Long 16
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 16
2. Kết quả xuất khẩu hàng may mặc của Công ty 18
3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Thăng Long 30
Chương II: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Thăng Long 36
I. Phương hướng của Công ty may Thăng Long trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 36
1. Xu thế biến động, tình hình thị trường quốc tế 36
2. Phương hướng của Công ty trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới 37
II. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty may Thăng Long 39
1. Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu 39
2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó trọng tâm là sản xuất hàng xuất khẩu 39
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng may mặc 40
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 42
5. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu 43
III. Kiến nghị với Nhà nước 44
1. Cải cách hệ thống thuế để khuyến khích xuất khẩu 44
2. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu 44
4. Đảm bảo ổn định về chính trị về kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới 44
5. Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để khuýen khích xuất khẩu 45
Kết luận 46
Tài liệu tham khảo 47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3698.doc