Nhìn vào thực trạng cổ phần hoá hiện nay, năm 2000 mới CPH 250 doanh nghiệp. Vấn đề là ở chỗ nhiều doanh nghiệp được chỉ định CPH thường tỏ ra không “mặn mà“ với công tác này, cán bộ lãnh đạo và người lao động không muốn hoặc chưa muốn CPH. Bởi vì tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp cũng như đánh giá tháng lương của cán bộ lãnh đaọ chịu ảnh hưởng không nhỏ của doanh thu sản lương, mức nộp ngân sách của công ty nên nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không muốn “tự giết mình“ bằng cổ phần hoá. Hiện nay chỉ có 3 đối tượng “thích“ CPH đó là các doanh nghiệp đang ăn nên làm ra bằng chính sức lực của mình mà không cần dựa vào “bầu sữa“ của nhà nước thì việc CPH doanh nghiệp dược người lao động và giám đốc ủng hộ vì đây là động lực thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp mà giám đốc chuẩn bị đến tuổi về hưu, việc “thích“ CPH được xem như là một bước đệm để họ duy trì lợi ích của mình. Và các doanh nghiệp không thích chịu sự quản lý của các cơ quan chủ quản.
Như vậy nhiều doanh nghiệp mong được CPH thì phần lớn lại không trùng với các doanh nghiệp mà các cấp chủ quản muốn. Đối với số doanh nghiệp ăn nên làm ra thì các cơ quan chủ quản không muốn tự chặt tay chân của mình. Đối với doanh nghiệp hiệu quả thấp thì công tác CPH gặp khó khăn. Xem ra CPH còn gặp nhiều trở ngại nếu các DNNN thuộc diện CPH không củng cố lại ý chí CPH của mình.
27 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở Đầu
T
rong xu thế toàn cầu hoá hiện nay sự bành trướng của các Tập đoàn xuyên quốc gia đã thực sự là thách thức cho bất kỳ một DN nào ở các nước có nền kinh tế kém phát triển. Sự cạnh tranh khốc liệt đã làm cho các Công ty này thực sự không có chỗ đứng trên thị trường, đang trên bờ vực của sự phá sản. Phân tích động thái này, đặc biệt là ở Việt Nam, ta thấy rằng sự năng động cũng như sức “đề kháng” với môi trường bên ngoài của các Công ty này là rất yếu, họ gần như thụ động, khả năng sáng tạo để tạo ra sức cạnh tranh, sự thu hút khách hàng trên thị trường của họ là vô cùng yếu. Chúng ta hãy thử nhìn các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, sau khi chuyển đổi cơ chế tư tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường thì hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam như những đứa con được cưng chiều, nay phải xa rời cha mẹ, họ liên tục làm ăn không có hiệu quả; người lao động, lao đao mất phương hướng, không có thu nhập, không có việc làm, họ chỉ trông chờ vào công ty mặc dù họ biết nó chỉ còn là cái “xác ve” mà thôi. Và Nhà nước lại như một người mẹ không nỡ bỏ đứa con mà mình đã tạo ra nên lại đưa tay cứu giúp và cái vòng luẩn quẩn lại xuất hiện, ta có thể tạm so sánh cơ chế kinh tế lúc này với câu “bình mới rượu cũ”. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để “bình” mới thì “rượu” cũng phải mới, câu hỏi này đã được nhà nước ta giải đáp bằng chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đây chính là một liều thuốc rất hữu hiệu cho căn bệnh này ở Việt Nam, nó cũng là cách thức mà rất nhiều nước đã áp dụng thành công. Cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước chính là động lực phát triển cho nền kinh tế nước ta hiện nay, điều đó đã được chứng minh qua những kết quả nhất định ở các giai đoạn thực hiện cổ phần hoá ở Việt Nam.
Phần I
Lý luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
I. Khái quát chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
1. Khái niệm cơ bản:
1.1. Cổ phần:
Cổ phần là phần vốn góp vào một công ty cổ phần. Vốn pháp định của công ty cổ phần chia ra thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần nó ứng với một cổ phiếu được gọi là cổ phần. Thực chất của việc mua cổ phiếu là một hành động trao đổi. Người có vốn đưa vốn của mình để trao đổi lấy cổ phiếu, tức là giấy tờ chứng nhận quyền được hưởng lợi tức cổ phần. ở công ty số vốn đóng góp vai trò là vật ngang giá, còn cổ phiếu là hàng hoá. Trước khi hành động trao đổi xảy ra thì phần vốn vẫn thuộc quyền chủ của nó và phiếu vẫn thuộc công ty cổ phần. Sau khi hành động trao đổi diễn ra thì số vốn đó không còn thuộc sở hữu của người mua cổ phiếu nữa mà thuộc sở hữu của công ty, đồng thời cổ phiếu cũng không thuộc sở hữu của công ty cổ phần nữa mà thuộc sở hữu của người mua nó tức là cổ đông. Cổ đông có thể là một tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế tối đa.
Cổ phần có thể chia thành cổ phần nhà nước, cổ phần tập thể và cổ phần cá nhân, căn cứ theo tính chất sở hữu đối với phần vốn góp vào công ty cổ phần, sau khi tham gia vào công ty cổ phần, toàn bộ số vốn này sẽ mất đi tính chất sở hữu đặc thù của nó và đều chuyển sang hình thức sở hữu mới - sở hữu công ty.
1.2. Cổ phiếu:
Là một loại chứng khoán, tức là một loại giấy chứng nhận việc góp cổ phần vào một công ty cổ phần. Nói cách khác cổ phiếu là sự thể hiện của cổ phần.
Những người có cổ phiếu (cổ đông) sẽ được nhận phần chia từ lợi nhuận dưới dạng lợi tức cổ phần (hay lợi tức cổ phiếu). Lợi tức cổ phần là thu nhập của cổ đông. Nó chỉ là một phần lợi nhuận mà công ty cổ phần thu được. Phần lợi nhuận dùng tích luỹ, nộp thuế cho nhà nước, phải thể hiện trước khi chia theo cổ phần. Lợi tức cổ phần nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả kinh doanh của công ty. Lợi tức cổ phần thường cao hơn lãi suất cho vay. Điều đó làm cho những người có vốn quan tâm tới việc mua cổ phiếu. Lợi tức cổ phần rất nhạy cảm với hoạt động kinh doanh của công ty. Nó có thể có những giao động rất lớn đặc biệt là trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế và khi đó thường xảy ra sự đổ vỡ hàng loạt thị trường chứng khoán. Số tiền ghi trên cổ phiếu được gọi là mệnh giá cổ phiếu. Giá thực tế khi bán cổ phiếu được gọi là thị giá cổ phiếu. Khi công ty cổ phần mới bắt đầu thành lập thì các cổ phiếu mới được bán theo mệnh giá của nó mà thôi. Còn sau đó thì giá cổ phiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: Lợi tức cổ phần, lãi suất tiền gửi và hàng loạt các hiện tượng chính trị, kinh tế khác.
Cổ phiếu được phân ra làm nhiều loại khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân loại. Nếu căn cứ vào khả năng chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán thì cổ phiếu được chia thành cổ phiếu vô danh và cổ phiếu ký danh. Cổ phiếu ký danh là cổ phiếu có ghi tên người mua, không được mua bán tự do trên thị trường mà chỉ được chuyển nhượng có điều kiện với sự đồng ý của Hội đồng quản trị công ty. Cổ phiếu vô danh là cổ phiếu không ghi tên người mua, vì vậy nó có thể tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán. Căn cứ vào quyền lợi mà nguời mua cổ phiếu được hưởng, cổ phiếu được chia làm hai loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu thường là cổ phiếu mà người mua có quyền tham gia đại hội đồng cổ đông và được chi lợi tức cổ phần theo nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu“ vì lợi tức cổ phần ở đây phụ thuộc rất nhiều vào lợi nhuận của công ty cổ phần trong năm đó. Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu mà người mua nó được hưởng một số quyền lợi đặc biệt nào đó (quyền lực kinh tế ). Cổ phiếu này đảm bảo cho người mua nó nhiều quyền lực hơn trong bàn bạc và quyết định mọi việc của công ty.
1.3. Trái phiếu:
Trái phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi) của công ty cổ phần đối với người sở hữu trái phiếu.
Người mua trái phiếu được hưởng lãi theo một tỷ lệ ấn định trước. Người mua trái phiếu không phải là đồng sở hữu của công ty và không có cũng giống như đối với cổ phiếu, giá thực tế mua, bán trái phiếu trên thị trường không trùng với danh nghĩa của nó. Trong một công ty cổ phần, trái phiếu có thể được chuyển thành cổ phiếu. Điều này chủ yếu do điều lệ riêng của công ty đó quy định. Trái phiếu thường do công ty cổ phần phát hành, nhưng cũng có các loại hình công ty khác hoặc nhà nước phát hành. Trái phiếu do nhà nước phát hành gọi là công trái.
1.4. Công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ chia thành nhiều cổ phần do tối thiểu 2 cổ đông sở hữu, được phép phát hành chứng khoán và có tư cách pháp nhân. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và có nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã đóng góp. Thông thường, công ty cổ phần được thành lập từ việc bán cổ phần, có thể là cổ phần phổ thông, cổ phần ưu ỡƠÁ M ð¿ 5² bjbjõ=õ= 1é €W €W đ ÿÿ ÿÿ ÿÿ l ĩ ĩ ĩ ĩ ĩ ĩ ĩ h ỳ ỳ ỳ 8 2 ỡƠÁ M ð¿ 5² bjbjõ=õ= 1é €W €W đ ÿÿ ÿÿ ÿÿ l ĩ ĩ ĩ ĩ ĩ ĩ ĩ h ỳ ỳ ỳ 8 2 thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải thành lập ban kiểm soát.
2. Nội dung chủ trương về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
2.1. Thực chất cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
Cổ phần hoá các DNNN xét về bản chất kinh tế là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu một phần tài sản của nhà nước, từ doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước chuyển thành dạng sở hữu hỗn hợp, trong đó nhà nước có thể giữ một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này biến động tuỳ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp và trình độ phát triển thực tế của mỗi nhà nước. Theo tài liệu các nước công bố, tỷ lệ này chiếm 10 - 70% tổng số vốn doanh nghiệp cổ phần hoá. Nói cách khác cổ phần hoá DNNN là quá trình tư nhân hoá. Tư nhân hoá theo nghĩa rộng được liên hợp quốc định nghĩa: “Là sự biến đổi tương quan giữa nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường“. Theo cách hiểu này toàn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích mở rộng khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở để cho thị trường đóng vai trò điều tiết đáng kể thông qua các quy luật khách quan của nó. Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp để chỉ quá trình giảm bớt quyền sở hữu nhà nước hoặc sự kiểm soát của chính phủ trong doanh nghiệp.
2.2.Nội dung chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
Chủ trương cổ phần hoá các DNNN lần đầu tiên được nêu tại Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khoá VII (11/1991), được cụ thể hoá trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ VII (1/1994). Đặc biệt từ khi có Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của ban chấp hành TW khoá VIII thì chủ trương cổ phần hoá DNNN đã được khẳng định rõ ràng.
Giai đoạn thực hiện theo nghị định 44/1998/NĐCP ngày 29/06/1998 của chính phủ về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần bao trùm những cải tiến đổi mới khá căn bản về chế tạo, tạo thêm thuận lợi, đơn giản hoá thủ tục, quan tâm nhiều đến chính sách xã hội đối với nghười lao động. Một số điểm đổi mới đó là:
- Quy định rõ loại DNNN giữ nguyên quyền sở hữu 100% vốn còn lại đại bộ phận DNNN trong lĩnh vực kinh doanh đều được cổ phần hoá.
- Về thẩm quyền, Bộ trưởng các bộ quản lý nghành chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, chủ tịch HĐBT các tổng công ty 91 là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm chính lựa chọn các tổ chức cổ phần hoá ỏ các đơn vị quốc doanh.
- Mở rộng diện bán cổ phần cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, mở rộng mức khống chế mua cổ phần ở các DNNN mà nhà nước không phải giữ cổ phần chi phối ( cá nhân, pháp nhân được mua gấp đôi ). Đồng thời mở mức ưu đãi cho người lao động tới 20% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Thủ tục định giá và quy trình được cải tiến vượt bậc. Trước đây, việc định giá phải qua 3 khâu nay có thể bỏ khâu kiểm toán.
II. Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước một động lực phát triển sản xuất, kinh doanh.
Vấn đề cổ phần hoá khu vực kinh tế quốc doanh ngày nay không còn mới lạ đối với Việt Nam. Chúng ta đã nghe nói nhiều và được biết đây là xu thế chung của thế giới. Với yêu cầu tạo động lực cho người sản xuất, nhà kinh doanh và cải tiến hoặc đổi mới cấu trúc nền kinh tế, nhiều nước trên thế giới có khuynh hướng tích cực cổ phần hoá một số lớn công ty, xí nghiệp thuộc khu vực nhà nước. Không chỉ riêng các nhà nước XHCN chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường mới nghĩ tới việc cổ phần hoá các đơn vị kinh tế thuộc khu vực nhà nước. Việc này đã và đang diễn ra ngay cả ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển ở khu vực châu á, việc cổ phần hoá các DNNN diễn ra khá mạnh ở Nam Triều Tiên từ năm 1959 đã có đến 7 công ty, xí nghiệp lớn của nhà nước được tư nhân hoá với vốn pháp định khoảng 3,5 tỷ USD. ỏ Singapore nhà nước mở rộng thị trường chứng khoán bằng cách bán các cổ phần của các xí nghiệp công cộng trong 1 số lĩnh vực cho các nhà đầu tư tư nhân. ở Thái Lan, nhà nước đã mạnh dạn từ bỏ 70% số cổ phần trong nhà máy đay và 100% số cổ phần trong một số khách sạn lớn đã tích cực huy động vốn cổ phần của các tư nhân đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như hải cảng, xa lộ và hệ thống điện thoại.
Nhìn chung, ở nước nào cũng vậy, việc tiến hành cổ phần hoá DNNN dưới dạng này hay dạng khác, với nhịp độ nhanh hay chậm đều nhằm giải quyết vấn đề vốn, đảm bảo tính hiệu quả và tạo động lực cho sản xuất kinh doanh phát triển. ở nước ta, sau chiến tranh nền kinh tế bị mất sức nhiều, lại lâm vào tình trạng trì trệ kéo dài do hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thiếu năng động, không phù hợp với thời bình. Cuối thập kỷ 80, nền kinh tế chúng ta lại vấp phải một loạt khó khăn: Sự đổ vỡ của các hợp tác xã tín dụng, nạn lạm phát với những hậu quả nhiều mặt, sự suy sụp của không ít DNNN trong nước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cơn sốt về vốn đã trở thành căn bệnh mãn tính. Từ cơ chế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường các DNNN phải đương đầu với những cạnh tranh quyết liệt trong đó có nhiều doanh nghiệp tỏ ra thiếu năng động, kém hiệu quả. Cả nước có 12.000 đơn vị kinh tế quốc doanh thì có đến 30% bị thua lỗ, số còn lại thì phần đông cũng hoạt động cầm chừng, chỉ một số nhỏ năng động vươn lên được nhưng cũng không ít gặp khó khăn.Trước thực tế đó Đảng và nhà nước đã chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu, trong đó có việc cổ phần hoá các DNNN nhằm kích thích và tạo động lực mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Chủ trương cổ phần hoá các DNNN trên cơ sở nền kinh tế đa dạng sở hữu và nhiêù thành phần cạnh tranh, còn được quy định cụ thể ở Quyết định 143/HĐBT ngày 10/05/1990 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ) Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW đảng ( khoá VII ) và nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá VIII. Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ) còn có 2 Nghị quyết số 202/HĐBT và 203/HĐBT quy định nội dung, cách thức làm thử cổ phần hoá các DNNN. Chủ trương và các văn bản pháp lý nói trên đã tạo cơ sở tốt cho việc tiến hành cổ phần hoá các DNNN, phù hợp với nền kinh tế thị trường, góp phần đa dạng hoá sở hữu cho cả nền kinh tế chứ không chỉ cho các doanh nghiệp được cổ phần hoá. nó tạo động lực cho cả người lao động có vốn cổ phần hăng say lao động vì lợi nhuận chính đáng.
Cổ phần hoá các DNNN mở ra triển vọng xây dựng thi trường vốn lành mạnh và phong phú, đảm bảo thu hút và bổ sung thêm vốn cho các doanh nghiệp đỡ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho nhà nước rút bớt vốn ở lĩnh vực này để điều sang lĩnh vực khác quan trọng hơn. Cổ phần hoá DNNN cũng tạo điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân phân bố theo nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, và từ đó tăng cường vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân trên những mũi nhọn chiến lược, những ngành kinh tế quan trọng hàng đầu. Như vậy, kinh tế quốc dân sẽ đảm bảo dược vai trò là công cụ điều tiết mà không cần bao quát nhiều lĩnh vực, quá nhiều ngành nghề, khiến vốn đầu tư tràn lan, không nắm chắc hiệu quả dễ gây thất thoát và thiệt hại.
Việc cổ phần hoá DNNN góp phần cải tiến quản lý kinh tế có hiệu quả hơn khẳng định vai trò của hội đồng quản trị. Nó hạn chế những can thiệp phi kinh tế của các cơ quan hành chính, tránh cho doanh nghiệp khỏi như DNNN trước đây phải chịu sự chỉ đạo đa tuyến với nhiều hạn chế rằng buộc phi kinh tế. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc phân biệt chức năng quản lý kinh doanh với chức năng quản lý nhà nước, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. Cổ phần hoá các DNNN sẽ giúp người lao động ở đó thực hiện quyền làm chủ tốt hơn, người lao động sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn. Quyền và trách nhiệm làm chủ cao hơn của người lao động trong doanh nghiệp sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc đào tạo đội ngũ nhà kinh doanh mới phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, đáp ứng được yêu cầu đối tác nước ngoài trong xu thế mở cửa, hợp tác liên doanh hiện nay. Việc cổ phần hoá các DNNN cũng tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh và phân phối thoả đáng lợi nhuận thu được (theo vốn góp, năng suất và hiệu quả lao động) giúp cho việc xây dựng các quỹ phúc lợi (như quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm tai nạn) đảm bảo thực hiện tốt các chính sách xã hội.
III. Kinh nghiệm của doanh nghiệp điển hình trong nước & ngoài nước về cổ phần hoá DNNN.
1. Kinh ngiệm từ nước ngoài.
1.1. Kinh nghiệm chuyển hãng sản xuất ôtô Rơ - nôn của Pháp sang hình thức kinh tế cổ phần.
Đây là một hãng xe hơi lớn ở Châu Âu thuộc sở hưũ nhà nước Pháp. Hãng này đã hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm và đã từng nổi tiếng trên thị trường khu vực và thế giới. Đầu thập niên 80 hãng Rơ - non bị thua lỗ, chính phủ Pháp phải cải tiến tổ chức quản lý kinh doanh nên từ đầu năm 1989 hãng trở lại ổn định, sản xuất có hiệu quả. Để tăng cường khả năng tài chính & kỹ thuật, tạo ra sức mạnh cạnh tranh đối với Nhật Bản và các nước khác, năm 1990 hãng Rơ - non đã hợp tác với hãng Vôn- vô của Thuỵ Điển về mặt nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới & kế hoạch đầu tư phát triển. Mặt khác hãng đã xác định giá trị tài sản của mình với con số 51,6 tỷ FRF và chính thức được chính phủ Pháp cho chuyển sang hình thức cổ phần từ ngày04/07/1990. Cơ cấu cổ phiếu được xác định như sau:
Nhà nước Pháp: 51%
Ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm: 4%
Hãng Vôn-vô: 19%
Tư nhân: 24%
Công nhân trong hãng Rơ - nôn: 10%
Như vậy chính phủ Pháp vẫn nắm tỷ lệ cổ phiếu khống chế. Đây là hình thức cổ phần hoá một phần tài sản của DNNN có áp dụng nhiều phương pháp bán cổ phiếu. Hình thức hỗn hợp này thoả mãn được yêu cầu kinh tế và xã hội.
1.2. Cổ phần hoá hãng vô tuyến viễn thông của Malayxia.
Đây là một hãng nắm giữ huyết mạch thông tin có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Việc chuyển sang cổ phần hoá của hãng nhằm thoả mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và chính trị. Quá trình chuẩn bị cho cổ phần hoá cũng được tiến hành theo nhiều nước , có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Kết quả xác định tài sản của công ty là 5 tỷ Ring - git. Để chi phối hoạt động của công ty chính phủ đã để lại 51% cổ phiếu. Kết quả là sau gần 3 năm chuyển sang công ty cổ phần, nhà nước thu về cho ngân sách nhà nước gần 2,5 tỷ Ring - git mà vẫn kiểm soát được công ty, hoạt động của công ty vẫn bảo đảm được lợi ích về kinh tế, phục vụ được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, kể cả an ninh chính trị và quốc phòng. Cổ tức mỗi năm một tăng, giá cổ phiếu của công ty phát hành tại thị trường chứng khoán thủ đô Kualalampo năm 1991 tăng tơí 11 ring - git gấp 2 lần mệnh giá ban đầu.
2. Kinh nghiệm trong nước:
Công ty cổ phần Việt Phong (VIFOCO) có nguồn gốc từ nhà máy thực phẩm gia súc của tập đoàn mại bản, hoạt động từ năm 1972. Sau năm 1975 nhà nước trưng mua và tổ chức lại thành xí nghiệp quốc doanh năm 1979 đổi tên thành xí nghiệp thức ăn chăn nuôi Tân Bình hoạt động theo cơ chế bao cấp, sản xuất năm cao nhất là 12.000 tấn. Chuyển sang cơ chế thị trường, xí nghiệp gặp lúc khó khăn về vốn, nguyên liệu, thị trường, phải mất một thời gian mới khắc phục được. Xí nghiệp đầu tư cải tạo máy móc, đa dạng hoá sản phẩm, mở nhiều đại lý, tăng vốn kinh doanh lên gần 3 tỷ đồng.
Khi nhà nước chủ trương cổ phần hoá. Xí nghiệp đăng ký với bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn), Bộ tài chính đồng ý. Bộ tài chính ra quyết định số 879TC/QĐ - CPH ngày 08/12/1993 cho phép xí nghiệp thức ăn chăn nuôi VIFOCO thuộc bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm làm thí điểm chuyển thành công ty cổ phần và quy định cổ phần hoá nhà nước để lại 20% tổng giá trị doanh nghiệp bán lại cho cán bộ công nhân viên và người hưu trí của doanh nghiệp 50%, bán ra ngoài cho dân 30%. Thời gian tiến hành cổ phần hoá chậm, giá trị doanh nghiệp đã xác định thay đổi từ 5,5 tỷ năm 1993 lên 8 tỷ năm 1995 nội bộ xí nghiệp không nhất trí, một số cán bộ công nhân đổi ý, xin từ chối cổ phần hoá (có cả chủ tịch công đoàn). Nhưng do quyết tâm của lãnh đạo bộ đã quy tụ được cán bộ công nhân viên tiếp tục thực hiện cổ phần hoá và nhất trí thay đổi cổ phần. Cổ phần nhà nước giữ lại 30%, bán cho cán bộ 50%, bán cho nhân dân chỉ còn 20%. Đến ngày 15/07/1995 , đã bán hết cổ phiếu (mỗi cổ phiếu mệnh giá là 100.000 đồng) và nộp tiền vào kho bạc nhà nước. Xí nghiệp tiến hành Đại hội cổ đông theo nguyên tắc 3/4c một đại biểu đại diện cho giá trị bằng 1% giá trị doanh nghiệp, 1% giá trị doanh nghiệp bằng một phiếu bầu. Những người mua ít phải nhóm lại cho đủ 1% để cử một đại biểu dự đại hội cổ đông. Ai nắm giữ bao nhiêu phần trăm giá trị doanh nghiệp thì có bấy nhiêu phiếu bầu.
Đại hội cổ đông thảo luận nhiều nội dung nhưng trọng tâm là thảo luận và nghị quyết về điều lệ công ty; bầu hội đồng quản trị và kiểm soát viên công ty. kết quả đại hội cổ đông đã bầu hội đồng quản trị gồm 7 thành viên nhiệm kỳ 3, mỗi thành viên có cổ phiếu bằng 1% giá trị doanh nghiệp, bầu 2 kiểm soát viên (1 người hiểu biết chính sách và quản trị kinh doanh, một người am hiểu kế toán thống kê), Hội đồng quản trị cử giám đốc và phó giám đốc công ty, nhiệm kỳ ban giám đốc là 3 năm, cơ sở hoạt động của công ty là điều lệ công ty do đại hội đồng cổ đông thông qua. Công ty tiến hành cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh. Sau 1 năm cổ phần hoá (7/1995 – 7/1996) công ty cổ phần VIFOCO đã đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn trước khi cổ phần thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Doanh thu: 62 tỷ đồng tăng 122,9%
- Lãi: 6,5 tỷ đồng tăng 153%
- Nộp ngân sách: 3,5 tỷ đồng tăng 118,39%. Ngoài ra nhà nước còn thu được cổ tức 6 tháng đầu năm 1995 là 469.992.600 đồng.
- Lao động tăng từ 84 người (trong đó 64 là biên chế) lên 153 người (trong đó 90 là biên chế)
- Thu nhập bình quân đạt trên 1.000.000 đồng người/ tháng sáu tháng cuối năm1995 cổ tức chia cho cổ đông 3.3%/cổ phần/ tháng. Sau sáu tháng mới cổ phần tăng giá trị 8,57%.
Phần II
Thực trang cổ phần hoá
các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam.
I. Những kết quả đạt được:
Tính đến ngày 31/05/2001 cả nước đã cổ phần hoá được 631 doanh nghiệp; giao bán được 52 doanh nghiệp bằng 11,5% tổng số DNNN hiện có. Trong số đó có 120 doanh nghiệp được cổ phần hoá trước năm 1999, 250 doanh nghiệp cổ phần hoá trong năm 2000 và 5 tháng đầu năm 2001 có 63 doanh nghiệp được cổ phần hoá. Trong số DNNN được cổ phần hoá, có 60 doanh nghiệp trước khi cổ phần làm ăn thua lỗ. Ví như Công ty sứ Bát Tràng, nước mắm Thanh Hương, chè Bảo Lộc, Du lịch Tam Đảo.
Trong số các DNNN đã cổ phần hoá, số DNNN có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng chiếm 20,4% và loại trên 10 tỷ đồng chiếm 6,1%. Hiện nay nhà nước có cổ phần ỏ 367 doanh nghiệp đã cổ phần chiếm 59,2%. Số công ty cổ phần nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ có 49 đơn vị (8%), trong đó nhà nước giữ vốn cao nhất (80%) ở công ty cổ phần in và bao bì Hải Phòng và ít nhất (4,9%) ở công ty dịch vụ thương mại công nghiệp Hà Nội. Trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, hình thức bán một phần giá trị doanh nghiệp là hình thức được lựa chọn nhiều hơn (42,48%) và hình thức chuyển toàn bộ DNNN thành công ty cổ phần (nhà nước không giữ lại cổ phần) là 31,52%. Thực tế cho thấy hình thức bán một phần giá trị doanh nghiệp rồi mới huy động thêm vốn được người lao động và các cổ đông ngoài doanh nghiệp lựa chọn. Vì hình thức này đạt được tốt hơn 2 mục tiêu: Huy động vốn và tạo động lực. Hình thức chuyển đổi toàn bộ DNNNthành công ty cổ phần chủ yếu là bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp sau khi cổ phần có hiệu quả hơn. Theo kết quả sơ bộ của hơn 200 công ty cổ phần hoạt động trên 1 năm cho thấy doanh thu tăng 43%, lợi nhuận tăng hơn 100%, nộp ngân sách nhà nước tăng 18%, năng suất lao động tăng 5%, thu nhập tăng 22%. Một số công ty cổ phần có thu nhập tăng rất cao như: Đại lý liên hiệp vận tải chuyển từ 16,6 tỷ đồng tăng lên 22,5 tỷ đồng, cơ điện lạnh từ 44,6 tỷ đồng tăng lên 196,5 tỷ đồng, bông gạch tuyết từ 55 tỷ đồng lên 86,6 tỷ đồng.
Một số địa phương tích cực thực hiện cổ phần hoá trong những năm trước đây như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, hiện nay đều cũng đã chững lại. Tại Hà Nội, trong 2 năm 1998, 1999 đã cổ phần hoá được 70 DNNN, nhưng năm 2000 mới cổ phần hoá được 3 doanh nghiệp, chưa có doanh nghiệp nào thực hiện giao bán khoán kinh doanh, cho thuê. Tỉnh Nam Định hết năm 1999 đã thực hiện chuyển 22 DNNN sang công ty cổ phần nhưng cuối năm 1999 đến tháng 12 - 2000 chỉ thực hiện được ở 2 doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh những năm trước đây là địa phương đi đầu trong tiến trình cổ phần hoá nhưng hiện nay cũng đã chững lại, đến hết tháng 12 - 2000 mới cổ phần hoá được 63 doanh nghiệp trong đó 43 doanh nghiệp được cổ phần hoá từ năm 1999 trở về trước.
II. Những tồn tại cần khắc phục:
1. Những khuôn khổ pháp lý cho cổ phần hoá còn nhiều bất cập:
Cho đến nay chúng ta đã có 4 Nghị quyết của Bộ chính trị và TW, hàng loạt quyết định, chỉ thị của HĐBT và thủ tướng chính phủ về CPH , những quyết định đối với DN sau cổ phần hoá vẫn chưa rõ ràng, chưa có văn bản pháp lý cao về cổ phần hoá mà mới chỉ là những quy định dược sửa đổi bổ sung và thường thì càng về sau càng có lợi, càng có nhiều ưu đãi. Chính vì vậy các doanh nghiệp không muốn triển khai nhanh mà chờ đợi để được hướng ưu đaĩ nhiều hơn.
Xét riêng về các văn bản pháp lý quy định về cổ phần hoá đã được ban hành cũng có nhiều vấn đề cần xem xét lại, ví dụ: có quy định là ban giám đốc và kế toán trưởng chỉ được mua cổ phần ưu đãi giảm giá 30% không vượt quá mức cổ phần bình quân ưu đãi của các cổ đông trong khi chính doanh nhiệp này lại là đầu tầu trong việc vận dụng và thực hiện cổ phần hoá (CPH) tại doanh nghiệp. Còn quy định bán cổ phần cho người lao động cũng không được cụ thể hoá, linh hoạt tuỳ theo từng nghành, từng đơn vị dẫn đén tình trạng có nơi người lao động có thu nhập quá thấp, không có tiền mua cổ phiếu ưu đãi, lại có nơi do vốn nhà nước ít, cổ phần bán ra không đủ cho nhu cầu người lao động muốn tham gia CPH.
2. Công tác chuẩn bị, công tác chỉ đạo CPH tiến hành chậm chạp và không tích cực.
CPH là công việc mới mẻ và phức tạp, do vậy đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ càng cả về công tác tư tưởng lẫn về công tác tổ chức, song thực tế cả hai công tác này tiến hành chậm và thiếu hiệu quả.
2.1. Công tác tư tưởng
Do không đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên nhiều DN (gồm cả lãnh đạo và người lao động) cũng như nhiều cấp quản lý vẫn ngại CPH, sợ CPH cho rằng CPH sẽ mất đi nhiều quyền lợi. Bộ, tổng cuc, tổng công ty hay địa phương thì sợ không còn gì để quản lý, giám đốc sợ mất quyền , mất xe, mất nhậu nhẹt, công nhân viên kém cỏi thì sợ mất việc làm, mất chế độ.
ở một khía cạnh khác trong khi chủ trương đổi mới DNNN chưa dược quán triệt sâu sắc thì ở các ngành,các cấp, đã dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử giữa các DNNN và các doanh nghiệp đã CPH, nhất là các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Cũng từ sự phân biệt đối xử này mà việc tìm đối tác liên doanh, liên kết giữa các công ty cổ phần cũng gặp khó khăn, gây trở ngại cho các doanh nghiệp cổ phần. Rõ ràng là khi đất nước vẫn đóng vai trò là “bà đỡ” cho các DNNN, khi một sân chơi chung mà các DNNN vẫn được ưu đãi nhiều hơn, làm ăn thua lỗ vẫn được nhà nước đưa tay ra cứu bằng các khoản vốn vay không phải trả lãi, bù lỗ từ ngân sách nhà nước và các ưu đãi khác thì doanh nghiệp CPH sẽ thấy thiệt thòi và điều này tác động lớn đến tâm lý của các doanh nghiệp chuẩn bị bước vào CPH.
2.2. Công tác tổ chức.
Trong một thời gian dài, việc tổ chức điều hành CPH dược tiến hành một cách rời rạc, bị động. Ban đổi mới DNNN không chủ động giao chỉ tiêu và chỉ đạo sát sao thực hiện mà vần ngồi chờ đợi cho các công ty tự nguyện đăng ký. Trong khi đó nhiều vướng mắc về tư tưởng chưa được giải quyết nên có sự chần chừ, do dự của các công ty đã dẫn đến sự chậm trễ đáng kể.CPH với hàng loạt các bước đi phức tạp như: Xác định loại doanh nghiệp đưa vào diện CPH, giải quyết tình hình công nợ của các doanh nghiệp, định giá tài sản doanh nghiệp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính, Bộ lao động thương binh xã hội, với ban đổi mới DNNN. Xong bản thân ban đổi mới DNNN nhà nước chưa hoạt động chuyên trách, cán bộ phần lớn làm kiêm nhiệm, chưa dành nhiều thời gian và trí tuệ cho công việc, lại chưa đủ trình độ để giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, tư vấn cho doanh nghiệp về các phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện các thủ tục CPH một cách nhanh gọn và hiệu quả.
3. Những vướng mắc đối với người lao động.
Thực hiện CPH doanh nghiệp là doanh nghiệp thực hiện bước chuyển mình mang tính bước ngoặt về quản lý. Điều này tác động trực tiếp đến người lao động, chưa nói đến nhiều người bị “ giảm biên chế “ mà ngay đối với người lao động còn ở lại doanh nghiệp ( không tính đến thu nhập của họ ), các quyền lợi khác của họ sẽ không còn như trước. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trước đây chia làm 3 quỹ: quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, giờ đây trước khi chia làm ba quỹ phải thanh toán cổ tức cho các cổ đông vì vậy các quỹ trên đều giảm. Nhiều quyền lợi về học hành, trau dồi kiến thức, tham quan nghỉ mát đều bị hạn chế một cách tối đa. Một vấn đề quan trọng nữa là cán bộ, công nhân viên chức nhiều năm làm việc trong biên chế nhà nước, có ngạch bậc và nhiều quyền lợi chính trị khác, khi chuyển sang cổ phần hoá các quyền lợi này sẽ ra sao? Trong trường hợp mất việc khi DNNN CPH thì các chế độ chính sách đối với họ thế nào? Vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ.
Phần III
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh
quá trình CPH các DNNN ở việt nam.
Sự hình thành và phát triển công ty cổ phần ở việt nam tiến hành trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường các thành phần kinh tế phi nhà nước nói chung còn bé nhỏ, đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa phát huy được tiềm năng về vốn, lao động, công nghệ. Đối với các doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều biến dổi đa số các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện chế độ hợp tác kinh doanh, chủ động tìm vốn, vật tư, lao động, kể cả lao động kỹ thuật và chuyên gia theo yêu cầu của thị trường, không trông chờ ỷ lại vào cấp trên vào nhà nước. Nhiều doanh nghiệp đã có biện pháp tích cực tổ chức lại sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, công nghệ, bố trí lại bộ máy quản lý theo phương hướng gọn nhẹ có hiệu quả, bước đầu tiếp cận và thích nghi với cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh. Vì thế nhiều DNNN đã đứng vững, bắt đầu ổn định và phát triển.
Mặc dù có nhiều đổi mới quan trọng, có nhiều bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực nhưng hiện tại hệ thống DNNN vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Thực tiễn đòi hỏi phải đổi mới căn bản DNNN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Xin nêu một số biện pháp để đẩy mạnh CPH và cơ chế tạo điều kiện cho công ty cổ phần hoá hoạt động.
1. Nhà nước ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật.
Trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, với tư cách là cơ quan quyền lực đại diện cho lợi ích của nhân dân và là người chủ sở hữu đối vơí một phần không nhỏ tư liệu sản xuất của đất nước, nhà nước cần phải đề cao vai trò quản lý của mình đối với nền kinh tế thị trường.
Vấn đề đặt ra là nhà nước cần phải ban hành đồng bộ hệ thống pháp luật làm căn cứ pháp lý cho việc xắp tổ chức lại việc quản lý các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh mới. Đồng thời pháp luật cần đưa ra các quy định rõ ràng. Trong nền kinh tế thị trường yêu cầu phải có một loại văn bản pháp luật về tự do cạnh tranh phá sản, ngăn ngừa độc quyền, chống tệ nạn xã hội và các hậu quả khác của nền kinh tế thị trường. Một thực tế đang diễn ra đặc biệt nghiêm trọng là nhiều công ty ở mọi thành phần kinh tế đang bị lợi dụng tình hình phức tạp để làm ăn phi pháp. Do đó cần khẩn trương nghiên cứu ban hành và hoàn chỉnh nhiều văn bản chống làm ăn gian lận, lừa đảo, tạo ra môi trường pháp lý vững chắc, đảm bảo sản xuất kinh doanh tự do và cạnh tranh bình đẳng.
Hiện nay, nhiều văn bản pháp lý liên quan đến sự ra đời tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần ở Việt Nam còn thiếu đồng bộ. Mặc dù đến nay đã có luật doanh nghiệp, luật phá sản, ngoài ra luật thương mại, luật khuyến khích đầu tư trong nước đã được thông qua, nhưng việc sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến các luật còn chậm.
2. Tạo lập một môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển công ty cổ phần.
2.1. ổn định tiền tệ, giảm tốc độ lạm phát là điều kiện quan trọng nhất.
Tiền tệ ổn định là điều kiện quan trọng cho sự ra đời của công ty cổ phần, tiền tệ là yếu tố tác động đến nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường tiền tệ là vật ngang giá chung, có vai trò nối liền tất cả các loại thị trường và nó chỉ phát huy được chức năng khi có sự ổn định tiền tệ. Sự ổn định tiền tệ sẽ thúc đẩy sự ra đời các doanh nghiệp mới trong đó có các công ty cổ phần. Khi luật nhà nước mới ra đời có nghĩa là một khối lượng tiền tệ trong xã hội được di chuyển vào sản xuất kinh doanh từ đó hạn chế được nhiều cơn sốt giá cả. Vì thế cần có nhiều chính sách kinh té vĩ mô tạo điều kiện ổn định tiền tệ, kích thích tiết kiệm và chuyển tiền tiết kiệm vào hoạt động đầu tư. Về thực chất người mua cổ phiếu là đầu tư tài chính với mục đích lợi nhuận cao hơn và đều có yêu cầu chung là phải an toàn trong khoản đầu tư đó. Nếu lạm phát họ sẽ không sẫn sàng mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Lạm phát cao còn hạn chế khả năng phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp vì lợi tức cổ phiếu, trái phiếu cao doanh nghiệp không chịu nổi do đó lạm phát thấp sẽ thúc đẩy nhanh sự ra đời và phát triển của thị trường vốn trong nước. Đồng thời nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu và cả những người đầu tư lĩnh vực này.
2.2. Hình thành thị trường chứng khoán để tác động tích cực góp vốn đầu tư phát triển công ty cổ phần.
Khi chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần khu vực tư nhân được mở rộng, luật doanh nghiệp được ban hành. Theo luật này công ty cổ phần được phát hành trái phiếu và cổ phiếu là những mặt hàng cung cấp cho thị trường chứng khoán, nền thị trường chứng khoán được tổ chức thì việc mua bán chứng khoán được dễ dàng sẽ đưa vốn vào sản xuất tốt hơn. Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần có tác dụng hỗ trợ tích cực cho nhau, thị trường chứng khoán là “ chợ trao đổi hàng hoá cổ phần “ cho công ty cổ phần. Công ty cổ phần là tiền đề đáp ứng hàng hoá cổ phần cho yêu cầu của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán điều tiết việc phát hành cổ phiếu, thị trường chứng khoán sẽ là nơi bảo đảm an toàn cho các nhà đầu tư bằng cách xem xét, đánh giá các loại cổ phiếu trước khi cho phép đem ra mua bán. Nó còn hướng các địa vị kinh tế đầu tư vào các nghành hay các lĩnh vực được khuuyến khích, cũng như thúc đẩy chương trình cổ phần hoá của nhà nước bằng cách phát hành cổ phiếu của nhiều địa vị đã được đánh giá tương đối chính xác.
Như vậy qua thị trường chứng khoán người dân có điều kiện được thông tin đầy đủ hơn để xác định công ty cổ phần hay doanh nghiệp CPH làm ăn lành mạnh, có hiệu quả để có lòng ham muốn tích cực tham gia mua cổ phiếu góp vốn vào sản xuất kinh doanh cho yêu cầu ích nước lợi nhà.
Với sự năng động như vậy của thị trường chứng khoán ngày 11/07/1998 Chính phủ đã ban hành NĐ số 48/1998/NĐ - CPH về chứng khoán và thị trường chứng khoán và QĐ số 127/1998/TTg cùng ngày 11/07/1998 cho phép thành lập hai trung tâm chứng khoán tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên của hoạt động thị trường chứng khoán ở Việt Nam, đó là môi trường thuận lợi tác động tích cực đến việc CPH DNNN và hoạt động của các công ty cổ phần.
3. Tạo ra “sân chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần về những điều kiện hoạt động kinh doanh.
Bởi vì chính sách đổi mới doanh nghiệp nhà nước khấu hao thấp vay vốn ngân hàng nhà nước dễ hơn. Sở dĩ có điều đó là các doanh nghiệp này còn có trách nhiệm vô hạn có gì nhà nước chịu. Mặc dù nghị định số 28/CPH ban hành đã quy định doanh nghiệp sau khi chuyển thành CPH vẫn được vay vốn tại các ngân hàng thương mại của nhà nước như các DNNN. Song quyết định hầu như không khả thi nó chỉ khích lệ tinh thần các doanh nghiệp CPH mà thôi, các ngân hàng từ chối cho vay. Những người lao động, kể cả giám đốc các DNNN cho rằng làm việc cho các doanh nghiệp này ổn định hơn, giám đốc không bị cách chức nếu làm ăn thua lỗ, còn công ty cổ phần thì ngược lại người lao động lo rằng cuộc sống của họ và gia đình có được đảm bảo hay không và họ sợ mất việc làm. Hơn nữa toàn bộ lợi nhuận DNNN làm ra đều được để lại. sau khi trích 35% làm quỹ phát triển sản xuất, còn lại tới 65% chia cho hai quỹ khen thưởng và phúc lợi. Rõ ràng là không cần góp vốn mua cổ phiếu, người lao động vẫn được chia 65% lãi ròng.
Do đó để thúc đẩy tiến trình CPH DNNN cần tạo ra sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, xoá bỏ bao cấp cho kinh tế quốc doanh.
4. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính như miễn thuế lợi tức, thuế thu nhập trong thời gian đầu của doanh nghiệp cổ phần dẻ kích thích các thành phần kinh tế để tham gia mua cổ phiếu.
Theo điều 13 NĐ 44/1998/NĐ - CP về chuyển DNNN thành CPH khi cổ phần hoá DNNN được hưởng 6 ưu đãi chính:
- DNNN chyển thành CPH là hình thức đầu tư mới, được hưởng ưu đãi theo NĐ của luật khuyến khích đầu tư trong nước. Nếu không đủ điều kiện trên thì được giảm 50% thuế lợi tức trong hai năm liên tiếp từ sau khi chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp.
- Được miễn thuế tước bạ đối với việc chuyển nhượng tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của DNNN CPH thành sở hữu của công ty cổ phần.
- Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính.
- Được tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hoá theo các chế độ quy định hiện hành đối với DNNN trước khi CPH.
- Được duy trì và phát triển phúc lợi dưới dạng hiện vật.
- Các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho quá trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần được trừ vào tiền bán cổ phần thuộc vốn nhà nước theo mức quy định của bộ tài chính.
Thực tế tiến hành CPH DNNN cho thấy ưu tiên trên là hợp lý và phù hợp với thực tiễn của công tác CPH và được sự đồng tình của các doanh nghiệp.
5. Nhà nước cần có chính sách giúp đỡ để công nhân viên chức có khả năng mua cổ phiếu ở các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá.
Nhà nước cho công nhân viên chức vay tín dụng với lãi suất thấp, thời hạn dài, tương tự như nhà nước cho nông dân vay vốn để sản xuất. Đây là kinh nghiệm tốt mà một số nước đã thực hiện trong quá trình CPH DNNN.
Đối với người lao động thì hai vấn đề đáng quan tâm lo ngại khi CPH là việc làm và thu nhập. Khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần rồi họ có bị thải hồi không? Thu nhập trong công ty cổ phần có bằng hoặc cao hơn trong DNNN không?
Về quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp CPH, điều 14 NĐ 44/1998/NĐ-CP quyết định được hưởng nhiều ưu đãi sau:
- Được nhà nước bán với giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tuỳ theo năm công tác của từng người. Mỗi năm làm việc cho nhà nước được tối đa mua 10 cổ phần với mức giá giảm 30% so với đối tượng khác.
- Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 20% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Người lao động nghèo trong doanh nghiệp được mua cổ phần theo giá ưu đãi thì được hoàn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần tối đa trong 10 năm không chịu lãi suất. Số cổ phần mua trả dần dành cho người lao động nghèo không vượt quá 20% tổng số cổ phần nhà nước bán theo giá ưu đãi quy định tại khoản 1 điều này. Người sở hữu cổ phần phải trả dần không được chuyển nhượng khi chưa trả hết tiền cho nhà nước.
- Doanh nghiệp sau 12 tháng kể từ khi DNNN chuyển thành công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sách đối với người lao động này được giải quyết theo quyết định thực hành của chính phủ.
6. Các doanh nghiệp đừng xem cổ phần hoá là cưỡng ép.
Nhìn vào thực trạng cổ phần hoá hiện nay, năm 2000 mới CPH 250 doanh nghiệp. Vấn đề là ở chỗ nhiều doanh nghiệp được chỉ định CPH thường tỏ ra không “mặn mà“ với công tác này, cán bộ lãnh đạo và người lao động không muốn hoặc chưa muốn CPH. Bởi vì tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp cũng như đánh giá tháng lương của cán bộ lãnh đaọ chịu ảnh hưởng không nhỏ của doanh thu sản lương, mức nộp ngân sách của công ty nên nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không muốn “tự giết mình“ bằng cổ phần hoá. Hiện nay chỉ có 3 đối tượng “thích“ CPH đó là các doanh nghiệp đang ăn nên làm ra bằng chính sức lực của mình mà không cần dựa vào “bầu sữa“ của nhà nước thì việc CPH doanh nghiệp dược người lao động và giám đốc ủng hộ vì đây là động lực thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp mà giám đốc chuẩn bị đến tuổi về hưu, việc “thích“ CPH được xem như là một bước đệm để họ duy trì lợi ích của mình. Và các doanh nghiệp không thích chịu sự quản lý của các cơ quan chủ quản.
Như vậy nhiều doanh nghiệp mong được CPH thì phần lớn lại không trùng với các doanh nghiệp mà các cấp chủ quản muốn. Đối với số doanh nghiệp ăn nên làm ra thì các cơ quan chủ quản không muốn tự chặt tay chân của mình. Đối với doanh nghiệp hiệu quả thấp thì công tác CPH gặp khó khăn. Xem ra CPH còn gặp nhiều trở ngại nếu các DNNN thuộc diện CPH không củng cố lại ý chí CPH của mình.
7. Các giải pháp khác:
7.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân, đặc biệt là những người lao động làm cho họ hiểu rõ mục tiêu CPH là giúp họ có cơ hội làm chủ doanh nghiệp thông qua việc mua cổ phần.
7.2. Nâng tổng giá trị ưu đãi cho người lao động ở những DNNN có vốn nhà nước nhỏ, số lượng lao động lớn để đảm bảo ưu đãi cho người lao động theo quy định.
7.3. Các chính sách giải quyết lao động đã dư trước và sau CPH như: khuyến khích người lao động tự nguyện thôi việc, khuyến khích thành lập các trung tâm đào tạo và tuyển dụng lại lao động đã dư. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động này.
7.4. Thay đổi các tiêu chí về lương thưởng đối với người lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng như chính sách phân bổ quỹ lương, quỹ phúc lợi.
7.5. Mở rộng chủ trương huy động vốn trong toàn xã hội, bao gồm cả các nhà đầu tư trong ngoài nước, những người có khả năng góp vốn và năng lực quản lý với những doanh nghiệp mà nhà nước không nên khống chế số lượng cổ phần của các pháp nhân, cá nhân.
7.6. Việc định giá doanh nghiệp cần chi tiết và cụ thể hơn dựa trên nguyên tắc thị trường.
Thủ tục định giá cần gọn nhẹ và các tiêu chí rõ ràng, khách quan, tránh tình trạng áp đặt theo ý kiến chủ quan của các chuyên gia định giá doanh nghiệp.Muốn vậy cần có chính sách công khai tài chính doanh nghiệp, có hệ thống hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
7.7. Có chính sách yêu cầu các doanh nghiệp CPH báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình để làm cơ sở đánh giá kết quả CPH và tạo lòng tin cho các doanh nghiệp khác.
7.8. Cuối cùng cần có chính sách và chương trình trong việc sử dụng tiền bán cổ phần tránh để lãng phí vốn “chết“ tại kho bạc vì theo quy định hiện hành, tiền bán cổ phần của nhà nước khi thực hiện CPH được nộp đầy đủ vào kho bạc nhà nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Công ty cổ phần không được sử dụng số tiền này vào bất cứ việc gì, gây nên tình trạng vốn “ chết “ tại kho bạc. Quyết Định số 177/1999/QĐ - TTg ngày 30/08/1999 đã hướng dẫn cụ thể về sử dụng cụ thể nguồn thu này, nhờ vậy một số vấn đề như lao động dư thừa, đào tạo,đã bước đầu được giải quyết.
Kết Luận
Cổ phần hoá DNNN là một giải pháp quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước. Thực hiện điều ấy ngay từ đầu thập kỷ 90 Đảng ta đã chủ trương CPH thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Từ khi Nghị định 28/CP ra đời quá trình CPH được tiến hành bình thường, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc làm chậm tiến trình CPH. Nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH các DNNN, tiểu luận đã thực hiện các nội dung sau:
Phần I Lý luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
1. Các khái niệm cơ bản
2. Nội dung chủ trương về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại việt nam
3. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước một động lực phát triển kinh doanh
4. Kinh nghiệm của các DN điển hình trong và ngoài nước về CPH DNNN
Phần II: Thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Việt nam
1. Những kết quả đạt được
2. Những tồn tại cần sớm khắc phục
Phần III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt nam.
1. Nhà nước ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật.
2. Tạo lập môi trường thuận lợi cho việc hoàn thành và phát triển công ty cổ phần.
3. Tạo ra sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần về những điều kiện hoạt động kinh doanh.
4. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính.
5. Nhà nước cần có chính sách để giúp đỡ viên chức có khả năng mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hoá.
6. Các doanh nghiệp đừng xem cổ phần hoá là cưỡng ép.
7. Các giải pháp khác.
Trong phạm vi tiểu luận, vì thời gian nghiên cứu hạn chế , hơn nữa nội dung của đề tài là một vấn đề rất quan trọng được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Do vậy, bài viết của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy, các cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29246.doc