Nhập khẩu góp phần trong việc thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thì nhập khẩu giúp cho việc tiếp thu công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, các nguyên nhiên vật liệu có chất lượng cao mà trong nước chưa đáp ứng đợưc trong quá trình sản xuất hàng hóa có chất lượng cao và đáp ứng cho chính sách mở cửa và hợp tác kinh tế với nước ngoài.
Nhập khẩu những loại hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được hoặc không đủ đáp ứng ví dụ: thép, xi măng. ngoài ra nhập khẩu giúp cho việc có ngững mặt hàng mà trong nước sản xuất không có hiệu quả bằng hàng nhâp khẩu ví du: máy bay, vũ khí.
93 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá giữa cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vực biên giới, đòi hỏi phải được nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện.
+ Về cơ cấu mặt hàng và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu: cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu còn nghèo nàn. Phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan tái xuất sang Việt Nam, trong khi đó Việt Nam chưa có các mặt hàng mũi nhọn, chủ lực để đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Lào và qua Lào tới Đông Bắc Thái Lan. Chất lượng hàng hóa nhìn chung còn khá hạn chế và thường không có sự quản lý của các cơ quan quản lý chất lượng của Nhà nước.
+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Tại các cửa khẩu quốc gia và đặc biệt là cửa khẩu quốc tế giữa hai nước đã bắt đầu hình thành một cơ sở vật chất, kỹ thuật nền tảng cho hoạt động thương mại như cửa hàng, kho hàng, văn phòng đại diện... nhưng nhìn chung kết cấu hạ tầng cho hoạt động thương mại ở các vùng cửa khẩu còn quá thiếu thốn, nghèo nàn lạc hậu, hạn chế rất lớn đến hiệu quả hoạt động thương mại tại các cửa khẩu nói chung và giữa hai nước nói riêng. Hệ thống các chợ biên giới chưa được chú trọng xây dựng và phát triển đúng mức, mặc dù nó là nhân tố hàng đầu thúc đẩy phát triển giao lưu, trao đổi hàng hóa của dân cư biên giới. Kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc còn rất thiếu thốn lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc của hai bên.
+ Về chủ thể tham gia thương mại biên giới: Hệ thống tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại giữa Lào - Việt Nam tại các vùng cửa khẩu biên giới mới bước đầu manh nha hình thành và phần lớn còn mang tính tự phát, chưa có định hướng phát triển rõ ràng, cụ thể. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia nhưng thiếu sự tổ chức và phối hợp nên dễ bị các doanh nghiệp khác ép giá và điều kiện thanh toán, làm tăng mức độ rủi ro cho kết quả kinh doanh.
+ Về phương thức thanh toán: Do tính đa dạng của chủ thể tham gia và phương thức kinh doanh trên thị trường khu vực biên giới nên các phương thức trao đổi, thanh toán cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, thanh toán qua ngân hàng theo các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước còn chiếm tỉ lệ khá thấp. Do việc thanh toán không được thực hiện qua ngân hàng nên các hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn và các hiện tượng tiêu cực khác dễ xảy ra, làm tăng rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu. Việc không kiểm soát được các giao dịch qua ngân hàng cũng làm tăng tình trạng thất thu thuế và làm hạn chế các hoạt động tín dụng của các ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại biên giới.
* Nguyên nhân: Thực trạng của quan hệ thương mại Lào - Việt Nam nói chung, quan hệ thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng như trên là do các nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan:
- Quá trình hội nhập kinh tế và thương mại của hai nước với các nước trong khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, với sự thay đổi nhanh của môi trường quốc tế, bên cạnh các tác động tích cực, còn ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ thương mại hai nước trong thời gian qua.
- Thực trạng nền kinh tế thiểu phát, thiểu cầu và thiểu nước trong khu vực trong đó có Việt Nam và Lào có tác động ngăn cản sự phát triển của thương mại nội địa và thương mại xuất nhập khẩu. Cùng với thực trạng nền kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính trong thập kỷ 90, có xu thế lan rộng toàn thế giới là một trong những tác động rất lớn giảm thiểu quan hệ thương mại nói chung, quan hệ thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu Lào - Việt Nam nói riêng.
- Trong thập kỷ 90 nhất là các năm 1998, 1999, và 2000 Lào - Việt Nam gặp phải nhiều thiên tai với mức thiệt hại khá nặng nề đã tác động làm giảm xu thế phát triển kinh tế quốc gia nói chung, thương mại xuất nhập khẩu nói riêng.
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Thực thi tư duy kinh tế mở với định hướng xuất khẩu một mặt tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại quốc tế của hai quốc gia, nhưng mặt khác cũng đòi hỏi một hệ thống chính sách đồng bộ tạo điều kiện và môi trường để mỗi nước thực hiện tốt quan hệ thương mại xuất nhập khẩu song phương. Hệ thống các chính sách thương mại của Việt Nam và nhất là của Lào trong thập kỷ 90 chưa được tạo lập một cánh kịp thời vì vậy cũng có mặt ở những thời điểm khác nhau tác động làm giảm xu thế phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước.
- Mặc dù, tốc độ phát triển kinh tế của Lào - Việt Nam trong thập kỷ 90 được đánh giá là những nước có tốc độ phát triển khả ổn định, nhưng với tốc độ phát triển khá ổn định trong khu vực, tốc độ phát triển vừa qua vẫn chưa tạo ra những điều kiện thật sự thuận lợi cho sự phát triển thương mại xuất nhập khẩu hai nước.
- Hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hai nước vận hành chưa thực sự có hiệu quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại ở các khu vực cửa khẩu còn nghèo nàn lạc hậu tác động không tốt đến hoạt động xuất nhập khẩu.
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước chưa năng động, tích cực nghiên cứu, triển khai các giải pháp có hiệu quả để mở rộng thị trường và mặt hàng xuất nhập khẩu.
Tóm lại: Những phân tích chi tiết và đánh giá chung về thành công và tồn tại của thực trạng quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam nói chung và quan hệ thương mại hàng hoá nói riêng trong chương 2 đã tạo ra những cơ sở thực tiễn toàn diện, khách quan cho chúng tôi tiếp cận và đề xuất những giải pháp hoàn thiện ở chương 3.
Chương 3
Một số giảI pháp về phát triển
quan hệ thương mại hàng hoá giữa lào và Việt Nam trong thời gian tới
I. Dự báo kim ngạch và một số nhân tố tác động đến quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam
1. Dự báo về một số nhân tố tác động đến quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam
1.1. Các nhân tố quốc tế
Sau vụ khủng bố 11- 9 -2002 xẩy ra ở Mỹ, theo dự báo của ngân hàng thế giới, tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm tới sẽ không đạt được như mức tăng trưởng trong thập kỷ khác, các Trung tâm kinh tế lớn trên thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản nếu bị suy giảm và sẽ phục hồi chậm chạp vào năm 2003. Đặc biệt sau sự kiện 11-9-2002, việc mở rộng quy mô chống khủng bố của Mỹ và các nước đồng minh. Thêm vào đó, việc Mỹ tấn công Iraq ngày 20/ 03/ 2003 và dịch bệnh SARS lây lau đã có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới và hoạt động thương mại quốc tế. Chính những vấn đề này ảnh hưởng đến thị trường khu vực, thị trường xuất nhập khẩu của Lào và Việt Nam, một số ngành bị giảm sút như: thương mại, du lịch, xuất khẩu lao động, làm tăng giá một số mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Lào - Việt Nam. Do đó, có tác động đến hoạt động thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam trong thời gian tới.
ASEAN là khu vực thị trường rộng lớn và được đánh giá là khu vực phát triển năng động, với tốc độ hội nhập và chỉ số mở cửa nền kinh tế khá cao và cũng là khu vực có tốc độ tăng FDI cao so với các nước đang phát triển. ASEAN đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao suốt gần hai thập kỷ cuối thế kỷ XX. Sau khi suy giảm trong những năm 1997 - 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế hầu hết các nước ASEAN đã phục hồi và dự báo có thể đạt trên 6% trong giai đoạn 2000 - 2005. Sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan, Malaysia, Singapore và của các quốc gia trong khối ASEAN trong những năm tới sẽ tác động mạnh mẽ đến quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam.
Đặc biệt, lộ trình thực hiện CEPT/AFTA trong thời gian tới sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại khu vực. Bên cạnh đó, sự phát triển giao thông hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng sông Mê Kông và Hiệp định khu vực ASEAN về vận tải đa phương thức, vận tải liên quốc gia sẽ đem lại những triển vọng mới trong sự phát triển thương mại hàng hoá của Lào và Việt Nam.
Trung Quốc là một thị trường lớn. Bằng các chương trình cải cách nền kinh tế, Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Hàng hoá của Trung Quốc có sức cạnh tranh cao về giá cả và tính đa dạng của sản phẩm khá phù hợp với nhu cầu của thị trường Lào và Việt Nam. Nằm giáp biên giới phía Nam của Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu và tái xuất khẩu quan trọng của Lào và Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam. Xu hướng này sẽ có tác động mạnh hơn cùng với việc xây dựng dự án phát triển giao thông vận tải của các nước tiểu vùng sông Mê Kông.
Việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc những cơ hội lớn để phát triển thương mại quốc tế, đồng thời tạo nên sức ép cạnh tranh đáng kể đối với các nước trong khu vực và theo dự đoán sẽ có tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu và tái xuất khẩu của Lào và Việt Nam trong thời gian qua.
1.2. Các nhân tố từ Việt Nam
+ Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ.
Việc hoàn tất Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam - Mỹ là một cốt lịch sử làm cơ sở cho kinh tế song phương giữa hai nước Việt Nam và Mỹ.
Những nỗ lực mà Việt Nam đã thực hiện trong việc kết thúc thắng lợi trong việc đàm phán thương mại Việt - Mỹ đã được đánh giá cao và có xu thế phát triển mạnh về thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Do vậy, dẫn đến tăng trưởng GDP trong nước. Hoạt động Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ là một bước quan trọng tiến tới Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc Việt Nam gia nhập WTO. Theo dự báo đây là một bước tiến quan trọng đối với Việt Nam, để sản phẩm hàng hoá của Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường quốc tế, tăng sức cạnh tranh đối với thị trường trong khu vực và tạo điều kiện cho việc tái xuất hàng hoá của quốc gia Lào, đồng thời tạo nên sức ép đáng kể đối với CHDCND Lào, tình hình kinh tế trong nước được ổn định. Sau khi sự kiện 11-9-2001 xẩy ra ở Mỹ tình hình kinh tế một số nước trong khu vực bất ổn định kể cả Lào và Việt Nam.
+ Hiệp định gia nhập vào AFTA.
Lộ trình thực hiện CEPT/ AFTA dự báo trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại khu vực, bên cạnh đó sự phát triển hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng sông Mê Kông và Hiệp định thương mại khung ASEAN về vận tải đa phương thức, vận tải liên quốc gia sẽ đem lại những triển vọng mới cho sự phát triển quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực đặc biệt là quan hệ thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào.
Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN sẽ tăng khoảng 16 - 17% trong giai đoạn 2000 - 2005 và khoảng 13 - 14% trong giai đoạn 2006 - 2010, lên tới 15,67 tỷ USD vào năm 2005 và 29,52 tỷ USD vào năm 2010.
1.3. Các nhân tố từ Lào
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có diện tích 236.800 km2 với dân số hơn 5 triệu người, GDP năm 1999 đạt 1.065.817 triệu Kíp, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,4%/năm trong giai đoạn 1995-1999, GDP bình quân đầu người năm 1999 đạt 193.785 triệu Kíp, tốc độ bình quân 3.4%/năm, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 52,2% GDP năm 1999, trong khi công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 21,9% và 25,2% GDP.
Lào là một quốc gia không có biển, xung quanh là 5 nước láng giềng với đường biên giới dài 6.080 km. Mạng lưới đường bộ dài 24.00 km, vận tải đường bộ đạt 1.312.000 tấn trong năm 1999, vận tải đường thuỷ đạt 695.00 tấn và vận tải đường không đạt 1.500 tấn trong năm 1999.
Lào xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, gỗ, sản phẩm gỗ, thuỷ điện, cà phê, một số hàng chế tạo và nhập khẩu hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng thiết bị điện nguyên liệu cho sản xuất hàng dệt may và lắp ráp xe máy. Kim ngạch xuất khẩu của Lào đã tăng từ 311,2 triệu USD năm 1995 lên 356,8 triệu USD năm 1999 và kim ngạch nhập khẩu tăng từ 588,8 triệu USD năm 1995 lên 604,3 triệu USD năm 1999. Lào xuất khẩu chủ yếu sang các nước trong khu vực châu á như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan và các nước công nghiệp phát triển như Pháp, Đức, Anh, Italy, Mỹ, Nhật Bản trong khi nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Singago và Nhật Bản.
Xuất khẩu của Lào sang Việt Nam đã tăng từ 3.917 ngàn USD năm 1990 lên 84.032 ngàn USD năm 1995 và 111.596 ngàn USD năm 2000. Nhập khẩu của Lào từ Việt Nam tăng từ 15.995 ngàn USD năm 1990 lên 20.607 ngàn USD năm 1996 và 66. 379 ngàn USD năm 2000. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào với Việt Nam đã tăng từ 19.912 ngàn USD năm 1990 lên 104.639 ngàn USD năm 1995 và đạt 177.993 ngàn USD năm 2000. Hàng hoá của Lào xuất sang Việt Nam. Ngoài các mặt hàng tiêu dùng được sản xuất từ Thái Lan (đồ gia dụng, thuốc lá, thực phẩm chế biến...), chủ yếu là thạch cao, hàng lâm sản (gỗ, song mây, sa nhân). Lào nhập từ Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản (chiếm 80%) bao gồm gạo, thịt các loại, trâu bò sống, hải sản, rau quả, dược phẩm, xi măng, sắt thép, đồ nhựa, đồ gia dụng, thực phẩm...
Từ năm 1997, Lào đã trở thành thành viên của ASEAN, tham gia AFTA, với thời gian thực hiện hoàn toàn các cam kết CEPT/AFTA là năm 2008. Mặc dù tiến trình thực hiện CEPT/AFTA sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam do lộ trình kéo dài tới thời gian gần cuối giai đoạn dự báo, những thoả thuận khác trong khuôn khổ ASEAN, đặc biệt là chương trình phát triển hành lang Đông - Tây sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển thương mại biên giới giữa Lào và Việt Nam, Lào - Việt Nam - Thái Lan nói riêng và phát triển thương mại khu vực nói chung với các tuyến đường trọng yếu:
+ Laem Chabang - Mukdahan/ Savănakêt (Biên giới Lao - Thai Lan) - Bản Đông - Lao Bảo (biên giới Lào - Việt) - Đông Hà - Đà Nẵng.
+ Luang Phạ Bang (Biên giới Lào - Việt Nam) Hà Nội - Điện Biên - Tây Trang/ Đèo Tây Trang.
+ Vinh - Đèo Keo Nha/ Nepe (Biên giới Lào - Việt Nam) - Laksao - Ban Lao - Thà Khech/ Na Khon Pha Nom (Biên giới Lào - Thái) - Uđon Thani.
+ Đà Nẵng - Pak Xê - Ubôn Ratham - Nakhon Rathxasima.
+ Vũng Ang - Bãi Dinh/ Ban Talak (Biên giới Lào - Việt Nam) - Tha Khẹch.
Theo dự báo về triển vọng phát triển hành lang giao thông, luồng hàng vận tải qua cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam có thể tăng từ 394 ngàn tấn năm 1995 lên 1.629 ngàn tấn năm 2010.
Cùng với quá trình triển khai chương trình phát triển hành lang Đông - Tây, Chính phủ Lào đã xây dựng những chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu như: khu kinh tế cửa khẩu Nặm Phạo - Cầu Treo, khu thương mại tự do Đen Sa Vẳn - Lao Bảo... từ năm 1999 CHDCND Lào đã đầu tư triển khai một số công trình hạ tầng quan trọng của vùng Lak Xao và cửa khẩu như nâng cấp đường xá, xây dựng kho ngoại quan, chợ biên giới, các cơ sở dịch vụ du lịch... đồng thời cấp phép cho một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào vùng Lak Xao và cửa khẩu hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, chế biến gỗ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng khác.
Chính phủ Lào đã có chủ trương xây dựng phát triển khu thương mại tự do Den Sa Vẳn (đối diện với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo) với chính sách thương mại tự do nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan. Lào cũng đã đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng quan trọng tại khu vực cửa khẩu, đặt kế hoạch đầu tư nâng cấp đường 9 từ Sê Nô đến Den Sa Vẳn, chuẩn bị xây dựng cầu Mê Kông II. Tuy vậy, cũng gặp nhiều khó khăn, công trình chưa thực hiện tốt được vì các công nghệ thi hành còn lạc hậu một phần cũng vì thiên tai trong những năm vừa qua.
Trong chương trình “tăng cường quan hệ thương mại Lào - Việt Nam nói chung, quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào - Việt Nam nói riêng, đã triển khai thực hiện thoả thuận Cửa Lò” được tiến hành giữa Bộ thương mại của hai nước từ ngày 19-22/6/2001, Bộ thương mại hai nước đã thống nhất các nguyên tắc về tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch giữa hai nước, trong đó có hoạt động biên mậu. Sau khi có thoả thuận Cửa Lò, bên Lào đã giảm thuế cho hàng Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Lào và yêu cầu Việt Nam triển khai những thoả thuận đã được ký kết về vấn đề này. Việc thực hiện chương trình này sẽ đem lại những cơ hội mới cho sự phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam.
Dự báo, đến năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam sẽ đạt khoảng 385 triệu USD và đến năm 2010 sẽ đạt 1.050 triệu USD, trong đó Lào xuất khẩu sang Việt Nam 215 triệu USD và 550 triệu USD và nhập khẩu từ Việt Nam 170 triệu USD và 500 triệu USD trong giai đoạn tương ứng.
2. Dự báo mặt hàng và kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào với Việt Nam trong thời gian tới.
So với những năm trước, mặt hàng xuất khẩu của Lào không có đột biến lớn, chủ yếu vẫn xuất khẩu những mặt hàng, ngoài các mặt hàng tiêu dùng được sản xuất từ Thái Lan như: máy móc, phụ tùng, Ôtô, xe máy CKD, IKD (đồ gia dụng, thuốc lá, thực phẩm chế biến...), chủ yếu là thạch cao, hàng lâm sản (gỗ, song mây, sa nhân), nguyên vật liệu dệt, may, da. Dự báo khối lượng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu giữa Lào và Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 là: nhóm mặt hàng máy móc, phụ tùng, Ôtô, xe máy CKD, IKD trong những năm tới sẽ giảm dần còn 20 - 25% năm 2005 và từ 15 - 18% năm 2010. Nhóm mặt hàng nguyên vật liệu dệt, may, da, hiện nay nhóm này đang chiếm khoảng 1% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào sang Việt Nam. Dự báo trong những năm tới sẽ tăng từ 3 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào sang Việt Nam năm 2005 và từ 6 - 9% năm 2010. Nhóm mặt hàng nông sản và lâm sản, nhóm mặt hàng xuất khẩu này của Lào sang Việt Nam có giá trị và kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là các mặt hàng lâm sản chế biến. Dự báo trong những năm tới tỷ trọng kim ngạch sẽ tăng từ 32% đến 37% năm 2005 và từ 48% đến 50% năm 2010.
Theo dự báo của viện chiến lược phát triển (Bộ kế hoạch và Đầu tư), đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của CHDCND Lào là 927 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu là 1.081 triệu USD. Đến năm 2010, những con số đó là 1.380 triệu USD và 1.610 triệu USD.
Trong chiến lược xuất khẩu của Lào đến năm 2010 đã chỉ rõ cần phải chú trọng đến thị trường Việt Nam, coi đây là thị trường tiềm năng của Lào. trong hoạt động xuất khẩu với Việt Nam cần phải chú ý đến lợi thế là hệ thống đường bộ chạy qua cửa khẩu biên giới một số nước trong khu vực để phát triển mạnh hình thức tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh để tăng kim ngạch và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Căn cứ vào tình hình xuất khẩu với Việt Nam trong những năm vừa qua, đồng thời căn cứ vào các mối quan hệ thương mại chủ yếu tác động đến quá trình giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu trên tuyến biến giới Lào - Việt Nam trong thời gian tới, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào với Việt Nam đến năm 2010.
Bảng( 3.1)
Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu của
lào với Việt Nam thời kỳ 2001- 2010
Đơn vị tính: triệu USD
2000
2005
2010
Kim ngạch xuất khẩu của Lào sang Việt Nam
178
215,000
550,000
Kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Lào
66,4
170,000
500,000
II. Một số giải pháp để phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa lào và Việt Nam
1 Hoàn thiện hệ thống chính sách để phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam
* Chính sách xuất nhập khẩu.
Về chính sách xuất nhập khẩu, Chính phủ hai nước đã ra quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005. Như vậy lần đầu tiên Chính phủ hai nước đã có quyết định về cơ chế xuất nhập khẩu hàng hoá 5 năm thay cho các quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm trước đây. Tại thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 của Bộ thương mại hướng dẫn thực hiện quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ, đã hướng dẫn danh mục các hàng hoá cần xuất khẩu cấm nhập khẩu, danh mục hàng hoá xuất khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại kèm theo thời gian áp dụng cho từng mặt hàng. Như vậy, quy định chung về xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005 đã được xác định nhưng các vấn đề đặc thù cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Lào và Việt Nam vẫn chưa được xác lập cụ thể.
Để phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam đến thời kỳ năm 2005, 2010 cần phải có chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, như chính sách mặt hàng, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách phát triển các phương thức kinh doanh, chính sách tiền tệ ngân hàng.
- Chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu.
Xây dựng chính sách mặt hàng xuất khẩu có tính ổn định, lâu dài nhằm tạo được những sản phẩm có tầm chiến lược, có khối lượng, giá trị lớn, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài... phù hợp với ưu thế, tiềm năng nổi trội của hai nước. Trên cơ sở đó, xây dựng chính sách mặt hàng xuất khẩu đối với từng khu vực, phù hợp với yêu cầu của từng thị trường.
Thương nhân hai nước được xuất khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những mặt hàng cấm xuất khẩu. Đối với hàng xuất khẩu có điều kiện (hàng xuất khẩu theo đầu mối, theo hạn ngạch, theo giấy phép của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành). Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành sẽ xem xét chọn đầu mối, hoặc phân bổ hạn ngạch, hoặc cấp giấy phép đối với hàng hoá quy định tại quyết định của chính phủ hàng năm về quản lý điều hành xuất khẩu hoặc theo luật thương mại hai nước.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sẽ chuyển dịch theo hướng gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo, nhất là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô, nâng cao tỷ trọng dịch vụ. Cần ưu tiên cao cho các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu, còn đối với các ngành thay thế nhập khẩu mà năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng được nhu cầu thì không nên tăng thêm đầu tư. Cần đầu tư vào các ngành hàng chủ lực và các dự án nâng cao cấp độ chế biến, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
+ Hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
Hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm chính, đó là:
1. Nhập khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất để tiêu dùng tại thị trường trong nước như: hàng bách hoá, hàng thực phẩm chế biến, hàng vật liệu xây dựng...
2. Nhập khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất để tái xuất sang nước thứ ba như: những mặt hàng nông sản, dệt may, giầy dép...
3. Nhập khẩu những mặt hàng do Việt Nam tái xuất như: xăng dầu, thiết bị máy móc...
Nhà nước cần có các chính sách hợp lý để kiểm soát hoạt động nhập khẩu. Cần hạn chế nhập khẩu ở nhóm hàng một, hai và xu hướng sẽ tăng kim ngạch nhập khẩu ở nhóm hàng ba.
- Chính sách xuất khẩu, nhập khẩu.
Hiện Nước CHDCND Lào đang có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu, chủ yếu là các biện pháp tài chính, thực chất là trợ cấp xuất khẩu. Trong thời gian tới cần chuyển dần các trợ cấp xuất khẩu thành các biện pháp như hỗ chợ các doanh nghiệp khảo sát thâm nhập thị trường, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở rộng sản xuất, kinh doanh, tư vấn kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống tổ chức... Như vậy, vừa phù hợp với quá trình hội nhập vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nhà nước đang dùng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu và bảo hộ xuất khẩu trong nước. Theo quá trình hội nhập, chúng ta phải giảm dần các hàng rào thuế và cắt bỏ dần các hàng rào phi thuế quan và thuế hoá các hàng rào phi thuế.
Lào - Việt Nam đang cố gắng tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định không chỉ dành cho những nhà đầu tư nước ngoài mà cả những nhà đầu tư trong nước. Do đó, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, điều quan trọng là phải tạo cho tâm lý ổn định cho các nhà kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu bằng cách thiết lập một biểu thuế ổn định với những hướng dẫn đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, tính ổn định trong luật thuế xuất nhập khẩu cần được hiểu một cánh tương đối. Bởi một biểu thuế được duy trì quá lâu là một điều phi thực tế, rất khó thực hiện, do không phải lúc nào quan điểm và chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước cũng giống nhau. Hơn nữa nền kinh tế hai nước đang phải thực hiện những chuyển biến hết sức mạnh mẽ, cộng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới và trong các quan hệ thương mại, biểu thuế xuất nhập khẩu phải có sự thích ứng linh hoạt. Tuy nhiên, với xu hướng chung là nền kinh tế thế giới và khu vực đang dần đi vào thế ổn định thì một biểu thuế ổn định luôn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu yên tâm hoạt động trên thị trường.
- Chính sách khuyến khích mở rộng các phương thức kinh doanh.
Hiện nay đối với thị trường Việt Nam chủ yếu sử dụng phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích phát triển các hình thức kinh doanh như mua bán qua trung gian, đổi hàng, đấu thầu quốc tế, gia công quốc tế, mở các siêu thị tại thị trường Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường Việt Nam. Các chính sách khuyến khích hỗ trợ như hỗ trợ về vốn, về thông tin, về xúc tiến thương mại, về tư vấn kinh doanh, về nguồn nhân lực...
- Chính sách tiền tệ, ngân hàng.
Hiện nay Lào và Việt Nam đã xây dựng ngân hàng hữu nghị Lào - Việt Nam, và ngân hàng hữu nghị Việt Nam - Lào, trụ sở tại Viêng Chăn (Lào) và Hà Nội (Việt Nam),và có chi nhánh tại Paksê tỉnh Chăm Pa Sak (Lào), điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giữa hai nước. Trong thời gian tới cần phải mở rộng chi nhánh ra các tỉnh, thành phố của hai nước, đồng thời mở rộng quan hệ các ngân hàng thương mại Lào với các ngân hàng thương mại Việt Nam, để thực hiện thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu, trước mắt có thể thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, tiến tới sẽ thanh toán bằng đồng Kíp Lào và đồng Việt Nam, đảm bảo thanh toán để phát triển thương mại một cách thuận tiện lành mạnh, hạn chế được rủi ro. Tổ chức sắp xếp lại các lực lượng kinh doanh ngoại hối thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực cửa khẩu. Các hoạt động này phải thông qua cấp giấy phép và chịu sự chỉ đạo chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước.
* Chính sách phát triển khu kinh tế, khu thương mại cửa khẩu và chợ biên giới
- Chính sách phát triển khu kinh tế, khu thương mại cửa khẩu.
+ Các khu vực kinh tế cửa khẩu được áp dụng thí điểm một số chính sách, đã có những bước phát triển quan trọng so với các cửa khẩu chưa được áp dụng thí điểm, đề nghị chính phủ tiếp tục cho mở rộng chính sách này sang các cửa khẩu khác như Cha Lo, Năm Căn, Na Meo...
+ Hàng năm Nhà nước đầu tư riêng cho khu kinh tế cửa khẩu qua ngân sách tỉnh từ 50% trở lên của tổng số thu ngân sách của Nhà nước trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu. Đề nghị đối với những khu cửa khẩu có cơ sở hạ tầng còn thấp, mức thu chưa cao, tỷ lệ này nên cao hơn và áp dụng ổn định liên tục 5 năm đầu sau đó mới điều chỉnh lại. Để tạo cơ sở cho tỉnh lập kế hoạch sử dụng khoảng đầu tư này có hiệu quả hơn.
+ Nhà nước có chính sách để phát triển giao thông và hành lang Đông - Tây và phát triển thương mại khu vực nói chung với các tuyến đường trọng yếu:
1. Laem Chabang - Mukdahan/ Savănakêt (Biên giới Lào – Thái Lan) - Bản Đông - Lao Bảo (biên giới Lào - Việt) - Đông Hà - Đà Nắng.
2. Luang Phạ Bang (Biên giới Lào - Việt Nam) Hà Nội - Điện Biên - Tây Trang/ Đèo Tây Trang.
3. Vinh - Đèo Keo Nha/ Nepe (Biên giới Lào - Việt Nam) - Laksao - Ban Lao - Thà Khech/ Na Khon Pha Nom (Biên giới Lào - Thái) - Uđon Thani.
4. Đà Nẵng - Pak Xê - Ubôn Ratham - Nakhon Rathxasima.
5. Vũng Ang - Bãi Dinh/ Ban Talak (Biên giới Lào - Việt Nam) - Tha Khech.
Sự phát triển của hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng sông Mê Kông sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới giữa Lào và Việt Nam.
- Chính sách phát triển chợ cửa khẩu và chợ biên giới.
Để phát triển thương mại hàng hoá tại các vùng cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam. Việc phát triển chợ cửa khẩu chợ biên giới giữ một vị trí rất quan trọng. Bộ thương mại hai nước đã ban hành quy chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Lào - Việt Nam. Qua phân tích thực trạng để thực hiện tốt phương án quy hoạch và phát triển chợ, kiến nghị:
+ Đối với các tỉnh có cửa khẩu quốc tế, giao lưu hàng hoá phát triển, do đó có nguồn thu cao từ thuế xuất nhập khẩu, Nhà nước cần có quy định cho phép trích một phần ngân sách để phát triển chợ biên giới ở các vùng cửa khẩu mà hoạt động thương mại còn chưa phát triển. Các tỉnh còn khó khăn như Atapư - Kon Tum, Hủa Phăn, Xiêng Khuảng, Nhà nước cần có chính sách phân bổ kinh phí từ nguồn của Trung ương hỗ trợ địa phương 100% để xây dựng các chợ đường biên.
+ Theo quy định hiện hành, mức độ khuyến khích đối với hàng hoá trao đổi tại chợ biên giới đi qua cửa khẩu Lào - Việt Nam không quá 300.000 Kíp tương đương 500.000 đồng/lần/ngày được miễn thuế, phần còn lại vượt quy định trên phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định của mỗi nước. Với quy định này phần nào đã ràng buộc cư dân và thương nhân không mang quá trị giá hàng hoá vào chợ trong mỗi lần và đã ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh. Về lâu dài cần thay đổi quy định này theo hướng mặt hàng nào cần khuyến khích sản xuất kinh doanh thì không hạn chế về giá trị, các mặt hàng còn lại đều phải chịu thuế xuất nhập khẩu như bình thường.
2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và điều hành hoạt động thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam
* Các giải pháp tổ chức quản lý điều hành.
- Tổ chức lại lực hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Lào và Việt Nam.
Việc mua bán trao đổi hàng hoá giữa Lào và Việt Nam có thể chia thành ba nhóm:
+ Nhóm mua bán trao đổi diễn ra ở khu vực cửa khẩu biên giới.
+ Nhóm mua bán trao đổi hàng hoá ở các chợ biên giới: có chợ có ban quản lý, nhưng nhiều chợ chưa có ban quản lý. Có chợ có hải quan, cũng có nhiều chợ chưa có hải quan. Những chợ chưa có lực lượng hải quan, khi hàng vận chuyển vào nội địa chỉ có chứng từ thu thuế của ngành thuế. Do đó, chưa có thuế nhập khẩu theo chứng từ thu của hải quan, có thể coi đây là hàng nhập lậu và bị tịch thu.
+ Nhóm trao đổi hàng hoá theo các đường mòn biên giới và hai bên cánh gà của cửa khẩu. Đây là lực lượng khó quản lý.
Trong thời gian tới, hoạt động mua bán ở khu vực biên giới tổ chức lại theo hướng:
+ Chấm dứt tình trạng mua bán trao đổi hàng hoá theo các đường mòn, và hai bên cánh gà cửa khẩu mà chỉ tập trung ở các cửa khẩu và chợ biên giới.
+ Riêng đối với các mặt hàng còn hạn chế nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế thì buộc các doanh nghiệp và các thương nhân phải thực hiện xuất nhập khẩu, theo các cửa khẩu quốc gia và quốc tế và phải nộp thuế theo quy định Nhà nước và giao cho một đầu mối quản lý là hải quan.
+ Phải quy hoạch và nâng cấp cơ sở vật chất cho các chợ biên giới. Các chợ biên giới thống nhất do các sở thương mại, các tỉnh biên giới sắp xếp tổ chức và quản lý, tạo môi trường tốt để thu hút và đẩy mạnh các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá tại các chợ biên giới. Quy chế quản lý chợ biên giới cần được chỉnh lý bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời đề nghị với Nhà nước ở những chợ chưa có hải quan cho phép các tỉnh có đường biên giới được phép quy định thuế xuất nhập khẩu theo đường biên “tiểu ngạch” ở mức độ thấp hơn biểu thuế xuất nhập khẩu chung để khuyến khích phát triển hoạt động xuất nhập khẩu ở đây, đồng thời tăng thêm nguồn thu, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân cư biên giới.
- Đơn giản hoá các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và du lịch.
Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại như sở thương mại, Hải quan, Bộ đội biên phòng, kiểm dịch động thực vật, Kiểm dịch y tế, Cơ quan thuế vụ, quản lý thị trường... Cần cải cánh thủ tục theo hướng tinh giản gọn nhẹ đáp ứng tốt cho hoạt động thương mại tại các khu vực biên giới. Đặc biệt là lực lượng hải quan cần thực hiện nghiêm túc luật hải quan và các văn bản pháp quy về hải quan, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Đồng thời các cơ quan này phải phối hợp chặt chẽ đồng bộ cùng với các cơ quan chính quyền tổ chức quản lý và điều hành tốt các hoạt động thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam.
- Thường xuyên phổ biến các quy định, các chính sách của Nhà nước tới các đối tượng hoạt động thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam.
Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, các hộ cá nhân. Các đối tượng này lại chiếm một tỷ lệ lớn nhưng ít hiểu biết, về các quy định và chính sách của Nhà nước. Phổ biến các quy định và chính sách của Nhà nước, đặc biệt chính sách liên quan đến hoạt động thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu sang Việt Nam, làm cho các đối tượng hoạt động xuất nhập khẩu thấy rõ các trách nhiệm và quyền lợi của mình trong hoạt động kinh doanh. Từ đó phát huy hết các lợi thế để phát triển kinh doanh, tránh các trường hợp tiêu cực do không am hiểu pháp luật, làm chậm trễ mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí dẫn đến làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
- Kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức cho các cán bộ quản lý. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và giám sát.
* Tăng cường các hoạt động ngoại giao, đàm phán với phía Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động đàm phán thương mại hàng hoá Lào - Việt Nam.
Các hoạt động ngoại giao và tiền đề, là cơ sở để phát triển các hoạt động thương mại. từ đây đến năm 2005 cần tập trung vào một số vấn đề như:
- Triển khai ký kết các Hiệp định, các bản nghi nhớ, các bản thảo thuận giữa Bộ thương mại của hai nước, giữa các Bộ... nhằm tạo ra hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước dễ dàng thâm nhập khảo sát thị trường thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thành lập các trung tâm hỗ trợ thương mại, mở văn phòng đại diện, tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm, mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên thị trường của hai nước. Đặc biệt tạo điều kiện để các doanh nghiệp hai nước mở các đại lý, các siêu thị, tham gia các đấu thầu quốc tế, các hoạt động đầu tư...
- Hai bên cần thường xuyên bàn bạc và thống nhất để có các chính sách ưu tiên và phát triển các cặp cửa khẩu và chợ biên giới, đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại, tạo nên sự tương đồng và đối xứng giữa hai bên cửa khẩu để phát huy hết lợi thế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại của hai bên cùng phát triển.
- Hai bên nên thành lập các cơ quan chuyên trách và Chính phủ mỗi nước cho phép Uỷ ban nhân dân các tỉnh có đường biên giới được thành lập các tổ chức chuyên trách để thường xuyên tiếp xúc thông báo cho nhau những thông tin cần thiết như chủ trương của mỗi bên, kiến nghị với Chính phủ, những yêu cầu về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch...
* Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.
Tổ chức hướng dẫn và thành lập các đoàn doanh nghiệp của hai nước để khảo sát thực tế tình hình thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Trên cơ sở đó để các doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu và thực hiện các hoạt động thương mại khác.
Tổ chức các trung tâm hỗ trợ thương mại, giúp các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh...
Tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu quảng cáo hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và thị trường tiêu thụ.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về thị trường và hoạt động xuất nhập khẩu với nhau, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho nhau.
Hướng dẫn và tư vấn giúp các doanh nghiệp mở các siêu thị, xây dựng hệ thống đại lý, mở các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, tham gia các hoạt động đấu thầu và mua sắm quốc tế để đa dạng hoá và phát triển các hoạt động kinh doanh của mỗi nước.
Tiến hành hỗ trợ tư vấn kinh doanh, giới thiệu các hình thức kinh doanh mới, các nghiệp vụ kinh doanh giúp các doanh nghiệp hạn chế các rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
* Các giải pháp về chống buôn lậu và gian lận thương mại ở khu biên giới Lào - Việt Nam.
Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ở khu vực biên giới Lào - Việt Nam xẩy ra rất phức tạp. Tăng cường hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại không những góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới. Hoạt động này rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đây là một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ở khu vực biên giới Lào - Việt Nam.
- Các bộ, các ngành, đặc biệt là bộ thương mại và tổng cục hải quan và soát lại hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, kịp thời sửa đổi bổ sung, để tránh có các khe hở lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại. Đây là một vấn đề khó khăn và phức tạp, nhưng lại là một biện pháp có tính chất phòng ngừa rất hữu hiệu nhằm hạn chế buôn lậu và gian lận thương mại.
- Cần phối hợp đồng bộ các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại như: quản lý thị trường, hải quan, công an, bộ đội biên phòng... ở khu vực biên giới cửa khẩu và trong nội địa tạo thành một hệ thống nhất. Tránh trường hợp trông chờ vào nhau hoặc chồng chéo và vô hiệu hoá lẫn nhau.
Định kỳ phải tổ chức họp các cơ quan có chức năng chống buôn lậu để cùng nhau kiểm điểm, rút kinh nghiệm, bàn biện pháp tổ chức phối hợp và có những kiến nghị báo cáo cấp trên.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cho lực lượng chống buôn lậu. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện hoạt động cho lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Có chính sách tuyên truyền giáo dục cho các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt cho nhân dân các thôn (bản), xã, các huyện biên giới, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống dân trí để họ không tham gia vào các hoạt động buôn lậu mà tố giác các hoạt động buôn lậu.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng trong các hoạt động xuất nhập khẩu và trong các hoạt động chống buôn lậu.
3. Tăng cường cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa khẩu biên giới
* Các nguyên tắc chung.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa khẩu biên giới giữ một vai trò quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động thương mại tại khu cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam.
Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại hầu hết các cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam còn thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu, cản trở đến sự phát triển của hoạt động thương mại, cần phải tăng cường đầu tư nâng cấp, nhưng khả năng tài chính thì còn có hạn và gặp nhiều khó khăn, do đó không thể đầu tư một cách đồng đều và tràn lan được. Một vấn đề cần đặt ra là: phải đầu tư thế nào để lợi ích đem lại trên chi phí đầu tư là cao nhất, để thực hiện được điều đó, khi tăng cường đầu tư phát triển cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Quá trình đầu tư phải đảm bảo tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, tuân thủ các hiệp định đã được ký kết giữa hai bên và các điều ước quốc tế.
- Phải căn cứ vào vai trò vị trí và đặc điểm của từng cửa khẩu cụ thể, vào quy mô và xu hướng phát triển hoạt động thương mại tại mỗi cửa khẩu để quyết định nội dung và quy mô đầu tư cho thích hợp, đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư.
- Đảm bảo mức độ tương đồng giữa hai bên cửa khẩu, cần có sự bàn bạc giữa hai bên khi triển khai các hoạt động trong khu vực nhằm tạo ra sự hợp tác các nguồn lực giữa hai bên. Tìm kiếm các vị trí nhằm tạo ra khả năng phát triển đối xứng (các yếu tố tương đồng) và ở đó có mối liên hệ tốt trong nội địa để phát huy nguồn lực và tránh xảy ra tranh chấp, lấn chiếm.
- Dễ dàng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại, bảo vệ được môi trường, đảm bảo trật tự an ninh biên giới, phòng chống được buôn lậu, gian lận thương mại và các tệ nạn xã hội.
- Có khả năng mở rộng và phát triển bền vững trong tương lai.
* Nội dung tăng cường đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam.
Như phần thực trạng ta thấy hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam rất thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu, để phát triển hoạt động thương mại, từ nay đến năm 2005 cần quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam như sau:
- Quy hoạch xây dựng hệ thống trung tâm thương mại.
Trung tâm thương mại tại các cửa khẩu là tổng hợp các loại hình kinh doanh và dịch vụ phục vụ cho hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thương mại hàng hoá tại các khu vực cửa khẩu. Thông qua hoạt động của các trung tâm thương mại, có thể mở rộng và phát triển các mối quan hệ thương mại hàng hoá, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập trong khu vực và thế giới.
Trung tâm thương mại là nơi để các nhà sản xuất, kinh doanh thực hiện quá trình tìm bạn hàng, thị trường thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, cơ hội đầu tư, tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, thực hiện giao dịch hàng hoá, hoàn tất các thủ tục thanh toán... Vì vậy Trung tâm thương mại phải bao gồm các khu chức năng như sau:
+ Khu văn phòng giao dịch cho các công ty, các chi nhánh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài nước. Đây là khu rất quan trọng của một trung tâm thương mại.
+ Khu trưng bầy, giới thiệu và bán sản phẩm hàng hoá, đồng thời dành cho việc tổ chức hội chợ triển lãm khi cần thiết.
+ Khu dịch vụ phục vụ cho hoạt động thương mại như: thông tin, bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, kiểm nghiệm hàng hoá...
+ Khách sạn và căn hộ cho thuê, phòng hội thảo, hội nghị.
+ Bến bãi đỗ xe.
- Quy hoạch xây dựng hệ thống kho bãi.
Hệ thống kho bãi tại các cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam gồm có hai hình thức:
1. Kho ngoại quan: Để phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu tại các khu vực cửa khẩu biên giới cần thiết phải xây các kho ngoại quan, đặc biệt đối với các cửa khẩu có quy mô lớn và hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu đa dạng. Kho ngoại quan là để cho doanh nghiệp gửi hàng chờ làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng hoá, đã làm thủ tục hải quan để xuất cảnh hàng hoá nhưng còn chờ giao hàng, hoặc khi kinh doanh tái xuất khẩu hàng hoá.
2. Kho dự trữ và bảo quản hàng hoá: Kho dự trữ bảo quản hàng hoá có các chức năng rất quan trọng, dùng để bảo quản hàng hoá khi hàng chờ đưa vào nội địa hoặc chờ làm thủ tục hải quan để xuất khẩu, đặc biệt là nơi dự trữ hàng hoá xuất nhập khẩu. Đây là vấn đề rất quan trọng vì thị trường hai nước tư nhân là chủ yếu cho nên lô hàng xuất nhập khẩu thường nhỏ nhưng tần xuất lại cao. Để hàng hoá xuất nhập khẩu đều đặn cho thị trường hai nước cần phải có kho dự trữ hàng hoá.
Do xu hướng vận chuyển hàng bằng container ngày càng phát triển cho nên các kho cần phải có các bãi chữa container và các hàng hoá cồng kềnh khác.
+ Quy hoạch xây dựng bãi kiểm hoá và giao nhận hàng hoá.
Tại các khu vực cửa khẩu cần phải có các bãi tập kết hàng hoá để hải quan kiểm tra hàng hoá trước khi hàng hoá quá cảnh. Đồng thời cũng phải có bãi để tiến hành nghiệp vụ giao nhận và kiểm tra hàng hoá xuất nhập cảnh.
Tuỳ vào từng cửa khẩu mà quy mô kho bãi cho thích hợp. Nên bố trí bãi kiểm hoá và giao nhận hàng hoá gần với kho hàng và có kèm các dịch vụ như: bốc dỡ, vận tải kiểm nghiệm hàng hoá... cho các hoạt động thương mại được thuận tiện.
+ Quy hoạch cửa khẩu và chợ biên giới.
Việc đầu tư xây dựng các chợ cửa khẩu và chợ biên giới phải phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Phải căn cứ vào khả năng trao đổi và xu hướng phát triển của từng vùng mà xác định quy mô chợ cho thích hợp.
Kế hoạch quy mô đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, kho bãi, chợ cửa khẩu và chợ biên giới nên được chia thành hai giai đoạn: từ nay đến năm 2005 và giai đoạn 2005 - 2010.
Các cửa khẩu được ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuận thương mại phục vụ xuất nhập khẩu được sếp theo tứ tự sau:
1. Cửa khẩu Đen Sa Văn - Lao Bảo (Sa Văn Na Khệt - Quảng Trị). Đây là cửa khẩu quan trọng nhất trên tuyến biên giới Lào - Việt Nam. Nó nằm trên tuyến đường 9, cửa khẩu này có khu trung tâm thương mại lớn nhất. Dễ cho việc hoạt động thương mại trong khu vực.
2. Cửa khẩu Nặm Phạo - Cầu Treo (Bo Li Khăm Say - Hà Tĩnh) nằm trên tuyến đường 8, cách thủ đô Viêng Chăm khoảng 300km và thủ đô Hà Nội hơn 400km. Đây là cửa khẩu quốc tế có tuyến đường gần thủ đô của hai nước nhất và là cửa khẩu quan trọng trong việc giao lưu hàng hoá với nhau giữa hai cửa khẩu này và các tỉnh lân cận.
3. Cửa khẩu Nặm Căn (Xiêng Khuảng - Nghệ An). Cửa khẩu này đã được Chính phủ hai nước Lào - Việt Nam mở thành cửa khẩu quốc tế ngày 6/1/2003 vừa qua. Đây là cửa khẩu có tầm quan trọng trong việc trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh lân cận.
4. Các cửa khẩu còn lại.
Từ nay đến năm 2005 sẽ xây dựng trung tâm thương mại, hệ thống kho bãi và chợ trung tâm với quy mô lớn cho các cửa khẩu Đen Sa Vẳn - Lao Bảo, Nặm Phạo - Cầu Treo, Nặm Căn, ưu tiên dặc biệt cho cửa khẩu Đen Sa Vẳn - Lao Bảo. các cửa khẩu và các chợ biên giới khác cần được nâng cấp, sửa chữa để tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương mại trong thời gian tới.
Nhu cầu về vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại là rất lớn. Cho nên phải sử dụng các biện pháp thích hợp để thu hút các nguồn vốn. Ngoài sử dụng nguồn tài chính theo những ưu đãi tài chính trong quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của thủ tướng Chính phủ của hai nước về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu, cần sử dụng các biện pháp liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác, với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” và sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn ở địa phương để tiến hành đầu tư xây dựng.
Kết luận
Nhân dân Lào -Việt Nam từ bao đời nay đã có quan hệ gắn bó với nhau. Bác Hồ đã từng tổng kết mối quan hệ đặc biệt hữu nghị đó trong những câu thơ:
Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt Nam-Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, trang 44)
Quan hệ kinh tế - thương mại Lào - Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay đã trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau thế nhưng vẫn tồn tại và phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Bối cạnh kinh tế thế giới, xu hướng chung toàn cầu đã ảnh hưởng tới mối quan hệ của các quốc gia nói chung, giữa Lào và Việt Nam nói riêng. Việt Nam là đối tác quan trọng của Lào hiện nay. Triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Lào - Việt Nam trong thời gian tới sẽ phát triển hơn nữa khi nền kinh tế Lào từng bước hoàn thiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện dại hoá đất nước, hội nhập và mở cửa vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Lào, cùng với tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách tự do hóa thương mại ở Việt Nam cùng với môi trường quốc tế vô cùng thuận lợi thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam - Lào và các nước trên thế giới.
Để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào thì hai nước cần phải nghiên cứu để nắm chắc được đặc điểm và tính chất của thị trường, đặc biệt là về chính sách thương mại, các quy định về quản lý xuất nhập khẩu, về thị hiếu và tập quán tiêu dùng, yêu cầu về mẫu mã hàng hoá, tính thời trang và chất lượng hàng hoá, phải thấy hết được những thuận lợi và khó khăn khi thâm nhập vào thị trường của mỗi bên. Từ đó mà lựa chọn định hướng đúng đắn về việc xuất nhập khẩu hàng hoá vào từng thị trường cụ thể của mỗi nước. Mặt khác cũng cần có giải pháp thích hợp và mạnh mẽ cả về phía Nhà Nước và doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển .
Nhìn chung quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam - Lào khác hẳn với quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam hay Lào với các nước láng giềng khác trong khu vực. Đó là quan hệ đặc biệt, luôn ổn định, phát triển liên tục, không có sự gian đoạn. Đây thực sự là hai người bạn láng giềng thủy chung cùng chia sẻ ngọt bùi, sẽ cùng phát huy nội lực và hợp tác hỗ trợ nhau vươn lên, vợưt qua khó khăn thách thức., tiếp tục hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, vì lợi ích của mỗi nước, vì hoà bình hữu nghị hợp tác và sự phát triển chung.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nguồn tài liệu khan hiếm và hơn nữa bản thân người viết là lưu học sinh nên ngôn ngữ viết cũng bị hạn chế; bản Khóa luận chắc chăn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo thêm của các thầy cô.
Em xin chân trọng cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Bản thảo thuận “Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa CHĐCN Lào và CHXHCN Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010”.
2. Giáo trình kinh tế ngoại thương - nhà xuất bản giáo duc - 1997.
3. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - GS-PTS Tô Xuân Dân và PTS Vũ Chi Lọc, Nhà xuất bản Hà Nội.
4. Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, Nhà xuất bản thống kê - 2001.
5. Kinh tế Lào và quá trình chuyển đổi cơ cấu. Viện kinh tế thế giới, 1999.
6. Kinh tế các nước Đông Nam á. Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội -1997.
7. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của CHDCND Lào. Viện chiến lược và phát triển. Bộ kế hoạch và đầu tư, Hà Nôi - 2000
8. Số liệu thống kê Bộ thương mại Lào từ năm 1991-2001
9. Số liệu thống kê Bộ thương mại Việt Nam từ năm 1991-2001
10. Thảo thuận của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế xã hội đế năm 2020, 2010 và kế hoách phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ V (2001 - 2005) tại Đại hội lần thứ VII của Đảng NDCM Lào
11. Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN. Tổng cục thống kê. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội - 2001.
12. Tổng kết quan hệ thương mại giữa Lào - Việt Nam giai đoạn 1999 - 2000 và kế hoạch năm 2001 -2002 của Bộ thương mại CHĐCN Lào - 2000.
13. Thảo thuận giữa hai chính phủ nước CHĐCN Lào và CHXHCN Việt Nam “Về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện hàng hóa qua lại biên giới và khuyến khích phát triển hợp tác thương mại, đầu tư giữa Lào và Việt Nam” - 8/2002.
14. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội -2001.
15. Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ VII của Đảng NDCM Lào, Viêng
Chăn - 2001.
16.
17.
Laos
vietnamexpress.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot so giai phap thuc day qhkt Lao va Viet Nam.doc