Đề tài Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước

Đồng thời cần phân định rõ những địa bàn được khuyến khích đầu tư, những địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu tư và có chính sách ưu đãi thoả đáng cho những địa bàn này, có như vậy mới thu hút được nhiều nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh. Hai là: Khuyến khích nâng cao trình độ về công nghệ và đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ. Muốn vậy cần tổ chức thực hiện các chương trình, dịch vụ nhằm hỗ trợ kiến thức, thông tin về công nghệ phổ biến chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được sử dụng với mức phí ưu đãi đối với các công nghệ mới tạo ra bởi vốn Ngân sách Nhà nước, hỗ trợ việc chuyển giao, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thông qua quỹ phát triển công nghệ. Đồng thời cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần quy định các tiêu chuẩn cho việc đánh giá công nghệ hiện đại và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực thi công việc này. Có như vậy mới hạn chế bớt các thua thiệt đối với một nước mà kinh nghiệm về chuyển giao công nghệ còn chưa nhiều như nước ta.

doc89 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp ngoài quốc doanh được đăng ký kinh doanh tăng đáng kể do tác động của Thông tư liên tịch số 05 hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh của liên Bộ KH & ĐT và Tư pháp. Mặt khác những quy định về nội dung ưu đãi của hai hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư mới và đầu tư mở rộng đã được Luật thu hẹp nên cũng kích thích được cá doanh nghiệp đăng ký ưu đãi đầu tư. Cũng do vậy trong số dự án đã được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì dự án đầu tư dưới hình thức mở rộng chiếm tới 44% về số dự án, 43% về số vốn đăng ký, các dự án đầu tư mới chiếm 56% về số dự án và 57% về số vốn đăng ký. Việc thực hiện Luật giữa các vùng có khác nhau đáng kể. Cũng như các năm trước, các tỉnh miền Nam có nhiều nét nổi trội, cấp ưu đãi đầu tư cho phép được nhiều dự án. Trong tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có 230 dự án, với số vốn đăng ký là 1284 tỷ đồng chiếm hơn 39% của tổng số dự án, hơn 18% tổng số vốn đăng ký. Các tỉnh Đông Nam Bộ có 158 dự án với số vốn đăng ký là 3.906 tỷ đồng chiếm 27% số dự án và gần 55% tổng số vốn đăng ký. Các tỉnh miền Bắc và miền Trung chiếm một tỷ trọng nhỏ so với các vùng khác. Ví dụ 13 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chỉ có 99 dự án với 706 tỷ đồng vốn đăng ký. Các dự án được hưởng ưu đãi đã thu hút một số lượng lao động khá lớn. Riêng 508 dự án được hưởng ưu đãi đã thu hút được gần 163 ngàn lao động, bình quân một dự án thu hút 323 lao động. Đây là những con số thực sự có ý nghĩa. Địa phương có nhiều nỗ lực trong thực thi Luật KKĐTTN là Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, Thành Phố Hồ Chí Minh đã cấp ưu đãi cho 82 dự án với số vốn đăng ký gần 2.7000 tỷ đồng, các dự án thuộc diện ưu đãi đã thu hút hơn 38 ngàn lao động. Trong 82 dự án được cấp ưu đãi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 75 dự án với số vốn đăng ký gần 900 tỷ đồng chiếm hơn 91% số dự án và 33% vốn đăng ký. Tiếp đến là An Giang cấp 95 dự án với số vốn đăng ký hơn 200 tỷ đồng, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 88,4% số dự án và 67% số vốn đăng ký. Với nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng đã đề ra, Luật KKĐTTN đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả thu hút được nhiều nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển. Kể từ khi thực hiện Luật KKĐTTN năm 1995 cho đến nay, trên địa bàn cả nước đã có 3000 dự án đầu tư được hưởng ưu đãi với số vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD. Trong năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo việc thực hiện Luật KKĐTTN , yêu cầu các cơ quan hữu quan và các địa phương khẩn trương sửa đổi , bổ sung và hướng dẫn các chính sách nhằm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp KKĐTTN . Kết quả đạt được là : Về cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư : Năm 2000 cả nước đã cấp được 1.641 Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư với tổng số vốn đầu tư trên 25.893 tỷ đồng ; trong đó số dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp là 237 với tổng số vốn đầu tư là 10.615 tỷ đồng , và số dự án do các địa phương cấp là 1.404 với tổng số vốn trên 15.278 tỷ đồng . Cơ cấu dự án và cơ cấu vốn đầu tư của các dự án do Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp ưu đãi đầu tư được phân bổ như sau : Nông , Lâm nghiệp : 18 dự án với số vốn đăng ký là 2.239 tỷ đồng , là lĩnh vực thu hút nhiều vốn nhất ( chiếm 21,1% tổng số vốn), trong đó 13 dự án trồng cao su,3 dự án trồng cà phê, 1 dự án tròng chè, 1 dự án khai hoang . Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật , nhà ở , trung tâm thương mại : 32 dự án với 1.946 tỷ đồng ( chiếm 18.3% tổng số vốn) đầu tư ở nhóm này chủ yếu tập trung phát triển mạng lưới thông tin liên lạc . Công nghiệp nhẹ : 55 dự án với 1.915 tỷ đồng vốn đăng ký ( chiếm 18% tổng vốn ) . Đây là nhóm có nhiều dự án nhất, các dự án tập trung vào các ngành giấy, dệt, may, sành sứ, thuỷ tinh. Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măn, gạch lát, cấu kiện xây dựng nh ) : 16 dự án với 1.695 tỷ đồng vốn đăng ký ( chiếm 16 % tổng số vốn ) . Vận tải : 22 dự án với 879 tỷ đồng vốn đăng ký . Các ngành khác ( xây dựng , cơ khí , điện tử , khai khoáng , phân bón hoá chất ) 104 dự án với 1.941 tỷ đồng vốn đăng ký . Dưới đây là kết quả thực hiện Luật tại các địa phương trong năm 2000 . Theo báo cáo của các tỉnh thành phố , trong số 1.404 dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và số vốn 15.278 tỷ đồng nói trên có 291 dự án thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước với số vốn đầu tư đăng ký trên 4.917 tỷ đồng ( chiếm 20,7% tổng số dự án , và 32 % tổng số vốn đầu tư ) , và 1.113 dự án thuộc khu vực doanh nghiệp dân doanh với số vốn đầu tư trên 10.361 tỷ đồng ( chiếm 79,3 % tổng số dự án và 68% tổng số vốn đầu tư ) . Phân loại theo loại dự án , thì trong tổng số 1.404 dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư , có 741 dự án đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư trên 8.417 tỷ đồng ; trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước có 40 dự án với số vốn đầu tư trên 908 tỷ đồng , khu vực doanh nghiệp dân doanh có 701 dự án với số vốn đầu tư trên 7.509 tỷ đồng ; số dự án đầu tư mở rộng là 663 , với tổng số vốn đầu tư trên 6.861 tỷ đồng ; trong đó có 251 dự án của khu vực doanh nghiệp nhà nước với số vốn đầu tư trên 4.009 tỷ đồng , còn lại 412 dự án là khu vực doanh nghiệp dân doanh với số vốn đầu tư trên 2.852 tỷ đồng.(Biểu 7) Đi đầu về cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư năm 2000 là thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang cụ thể ,thành phố Hồ Chí Minh đã cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 272 dự án với số vốn đầu tư trên 3.251 tỷ đồng và số lao động được sử dụng 47.138 người , trong đó khu vực nhà nước có 28 dự án với số đầu tư trên 599 tỷ đồng và sử dụng 5.680 lao động , khu vực doanh nghiệp dân doanh có 244 dự án với số vốn đầu tư 2.652 tỷ đồng và sử dụng 41.458 lao động Tỉnh An Giang đã cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 99 dự án với tổng số vốn đầu tư 420 tỷ đồng , trong khu vực doanh nghiệp nhà nước có 14 dự án với số vốn đầu tư 265 tỷ đồng , khu vực doanh nghiệp dân doanh có 85 dự án với số vốn đầu tư 155 tỷ đồng . Nhìn chung , các tỉnh phía Nam vẫn là khu vực hưởng ứng Luật nhiều nhất . Vùng V gồm 8 tỉnh thuộc Đông Nam Bộ , có tới 535 dự án , với tổng số vốn đầu tư trên 6.313 tỷ đồng , chiếm 38.1% tổng số dự án đầu tư và 41.3% ttổng số vốn đầu tư của cả nước . Vùng VI gồm 12 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long , có 462 dự án với số vốn đầu tư trên 2.622 tỷ đồng , chiếm 33% tổng số dự án đầu tư và 17,2 % tổng số vốn đầu tư so với cả nước. Tiếp đến là Vùng II , gồm 15 tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng , có 155 dự án với số vốn đầu tư trên 2.440 tỷ đồng ; Vùng III gồm 10 tỉnh miền Trung Nam Bộ có 144 dự án với số vốn đầu tư trên 3.083 tỷ đồng ; Vùng I gồm 13 tỉnh miền núi phía Bắc , có 73 dự án với tổng số vốn đầu tư trên 658 tỷ đồng ; Vùng IV gồm 3 tỉnh Tây Nguyên có 33 dự án với tổng số vốn đầu tư trên 159 tỷ đồng . Như vậy trong năm 2000 Luật KKĐTTN đã góp phần thu hút một lượng vốn đáng kể là 25. 893 tỷ đồng đầu tư vào nền kinh tế , trong khu vực dân doanh đóng góp 15.278 tỷ đồng chiếm 59% , có thể nói mặc dù số vốn này còn thấp xa, so với tiềm năng thực sự của khu vực kinh tế dân doanh , nhưng chúng ta đã góp phần hồi phục tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực trong tình hình giảm phát năm 2000 . Đồng thời đã tạo việc làm cho 157.766 lao động , như vậy trung bình mỗi dự án sử dụng trên 112 lao động Biểu 7: Số dự án được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh ở địa phương năm 2000 Đơn vị tính: Tỷ đồng Cấp quản lý doanh nghiệp Tổng số dự án Tổng số vốn Đầu tư mới Đầu tư mở rộng Tín dụng từ quỹ Số DA Số vốn Số DA Số vốn Số DA vay Số tiền Tổng số 1.404 15.278 741 8.417 663 6.861 496 1.128 - Q. Doanh 291 4.917 40 908 251 4.009 193 873 % 20,7 32,0 5,4 10,8 37,9 58,4 38,9 77,4 - D. Doanh 1.113 10.361 701 7.509 412 2.852 303 255 % 79,.3 68,0 94,6 89,2 62,1 41,6 61,1 22,6 Nguồn: Tính toán từ các báo cáo của các Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố và Vụ doanh nghiệp Bộ KH&ĐT năm 2000 So với năm 1999, số dự án được hưởng ưu đãi đầu tư năm 2000 tăng gấp 2,2 lần và số vốn đầu tư tăng gấp 2 lần. Đặc biệt trong 1.404 dự án được hưởng ưu đãi năm 2000 có 1.113 dự án thuộc khu vực doanh nghiệp dân doanh với số vốn đầu tư trên 10.361 tỷ đồng chiếm gần 79,3% về số dự án và 68% về số vốn đầu tư. Cũng trong năm 2000 tổng số dự án được vay tín dụng ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư Quốc gia là 496 dự án với tổng số vốn vay là trên 1.128 tỷ đồng. Đồng thời cũng đã có gần 44 triệu m2 đất được giao cho các dự án trong năm 2000 . Biểu đồ (trang sau) Nhìn một cách tổng thể, về số dự án và vốn đầu tư, Luật KKĐTTN (sửa đổi) đã thu được những kết quả đáng khích lệ mặc dù, so với kết quả thực hiện trong 2 năm 1997-1998 (giai đoạn thực hiện Luật năm 1994), số lượng dự án và số vốn đầu tư đăng ký tăng không nhiều, thậm chí ở một số địa phương cón bị giảm sút, nhưng có thể thấy xu thế gia tăng đầu tư khá mạnh trong năm 2000 và sự chuyển biến mạnh về chất trong cơ cấu đầu tư ở nhiều địa phương. So với cả năm 1999,số dự án được cấp Giấy chứnh nhận ưu đãi đầu tư trong 6 tháng năm 2000 bằng 72,2% và số vốn đầu tư bằng 64,5%. Cơ cấu dự án và vốn đầu tư giữa hai khu vực dân doanh và quốc doanh có sự chuyển biến mạnh, theo su hướng nghiêng về phía khu vực dân doanh (xem biểu 8 ) Biểu 8 : Cơ cấu dự án và vốn đầu tư Đơn vị : % Dân doanh Quốc doanh Số dự án đầu tư từ năm 1998 về trước 46 54 Số dự án đầu tư từ 01 - 01 - 1999 đến 30 -12- 2000 51 49 Số vốn đầu tư từ 1998 về trước 14 86 Số vốn đầu tư từ 01 - 01 - 1999 đến 30 - 12 - 2000 58 42 Nguồn : Tính toán từ báo cáo của các sở KH & ĐT tỉnht thành phố và Vụ Doanh nghiệp , Bộ KH & ĐT năm 2000 Mặt bằng sản xuất , kinh doanh là một trong những điều kiện quan trọng cho thành lập và phát triển của các doanh nghiệp. Luật KKĐTTN đã có những quy định cụ thể như phát triển các khu công nghiệp , khu chế xuất, quy hoạch đất và công bố các khu quy hoạch kêu gọi đầu tư tại các địa phương, các mức miễn giảm thuế, tiền thuê đất ( Điều 6,7 và Điều 8 Nghị định 51 ). Theo báo cáo của các tỉnh thì trong năm 2000 có 42 tỉnh thực hiện được biện pháp giao đất và cho thuê đất cho 419 dự án . So với năm 1999, số dự án được giao đất tăng 3 lần và số dự án thuê đất tăng 2,6 lần. Về giao đất có 72 dự án đầu tư dược giao đất với tổng diện tích là 43.990.908 m2; trong đó có 42 dự án thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước được giao 42.672.230 m2 chiếm 96,9 % tổng diện tích đất giao; 30 dự án thuộc khu vực dân doanh được giao 1.318.678 m2 chiếm 3,15 tổng diện tích đất giao và bình quân một doanh nghiệp dân doanh cũng được giao 4,4 ha. Về cho thuê đất có 343 dự án thuê đất với tổng diện tích là 86.527.383 m2 trong đó có 112 doanh nghiệp nhà nước được thuê với tổng diện tích là 74.389.755 m2 chiếm 86% tổng diện tích đất được nhà nước cho thuê; khu vực doanh nghiệp dân doanh có 231 dự án với tổng diện tích được thuê là 12.137.628 m2, chiếm 14% tổng diện tích đất được nhà nước cho thuê. Qua đây ta thấy các cơ quan nhà nước đã mạnh dạn hơn trong việc giao đất và cho thuê đất cho các nhà đầu tư trong nước, không như tình hình những năm trước đây. Điều này thể hiện sự cởi mở hơn trong chính sách của nhà nước đối với các nhà đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế của đất nước . Tuy nhiên vẫn còn bất bình đẳng trong lĩnh vực đất đai, cụ thể là doanh nghiệp nhà nước được giao với diện tích lớn chiếm 96,9% diện tích đất giao năm 2000, trong khi đó phần giao cho các doanh nghiệp dân doanh dân doanh nhỏ bé không đáng kể cả về số dự án lẫn diện tích (chỉ có 30 dự án , chiếm 41,7% trong tổng số dự án được giao đất). Tình hình tương tự cũng thấy trong tương quan diện tích đất thuê, mặc dù tỷ trọng đỡ chênh lệch hơn : doanh nghiệp nhà nước được thuê tới 86% diện tích đất, 14% còn lại cho các doanh nghiệp dân doanh. ( Xem Biểu 9). Đối với người Việt Nam ở nước ngoài Luật KKĐTTN cũng đã tác động một cách tích cực . Đến nay đã có 400 Việt kiều đầu tư tại Việt Nam theo Luật KKĐTTN với tổng số vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng. Năm 2000, các địa phương đã cấp 16 Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho Việt Kiều , với tổng số vốn đầu tư là 49,3 tỷ đồng. Nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh có 12 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư là trên 42 tỷ đồng, 2 dự án của Bình Định với tổng số vốn đầu tư là trên 6 tỷ đồng, 1 dự án của Kiên Giang với tổng số vốn đầu tư là trên 1 tỷ đồng, 1 dự án ở Hải Dương với tổng số vốn trên 200 triệu đồng. Như vậy kết quả thực hiện Luật KKĐTTN (sửa đổi) năm 2000 cho thấy tình hình đầu tư trong nước năm 2000 có bước phát triển đáng ghi nhận. Luật này đã có tác dụng nhất định trong việc động viên nguồn lực trong nước vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước và bắt đầu thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân. Biểu 9: Số dự án được cấp ưu đãi đầu tư có nội dung ưu đãi được cấp và cho thuê đất của 42 tỉnh/thành phố (Đến 30/12/2000) Đơn vị tính : triệu m2 Chỉ tiêu Tổng số dự án * Giao đất và cho thuê đất Tổng số dự án ** Giao đất Thuê đất Q.doanh Dân doanh Q.Doanh Dân doanh 72 42 30 112 231 343 % 100 96,9 3,1 86,0 14,0 100 Diện tích 43,991 42,672 1,319 74,389 12,138 86,527 Nguồn: Báo cáo của Sở KH&ĐT42 tỉnh thành phố, Vụ Doanh nghiệp Bộ KH& ĐT 2000 Ghi chú : * Tổng số dự án được Giao ưu đãi đầu tư ** Tổng số dự án được ưu đãi về cho thuê đất 5. Vấn đề đặt ra trong việc thi hành Luật KKĐTTN (sửa đổi) Có hai nhóm vấn đề đặt ra trong việc thi hành Luật Doanh nghiệp: Một là nhóm vấn đề trực tiếp thực hiện các quy định của Luật và các văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành và hai là, những nội dung quy định tại Luật KKĐTTN và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật này có liên quan đến quy định tại các luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nhóm vấn đề thứ nhất: Trong đó có các quy định tại Luật KKĐTTN (sửa đổi) nói chung nhiều quy định đã được rõ ràng hơn Luật 1994 và đã khắc phục được khá nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật 1994 đặt ra. Tuy nhiên một số vướng mắc kéo dài mà vẫn chưa được xử lý. Ví dụ trong chương về bảo đảm và hỗ trợ đầu tư có quy định: trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật mà làm thiệt hại đến lợi ích các nhà đầu tư thì nhà nước cho nhà đầu tư được hưởng tiếp tục các ưu đãi đã quy định trong thời gian còn lại hoặc nhà nước giải quyết thoả đáng quyền lợi cho nhà đầu tư. Về nội dung "tiếp tục hưởng"; Nghị định 51 bước đầu có hướng xử lý nhưng nội dung "giải quyết thoả đáng" thì từ Luật bổ sung sửa đổi đến nay chưa có hướng xử lý nào, đang là một nội dung còn bỏ ngỏ. Nội dung về lập Quỹ hỗ trợ đầu tư đã được Luật sửa đổi quy định riêng Quỹ hỗ trợ của nhà nước (Nghị định 50/1999/NĐ-CP gọi là Quỹ hỗ trợ phát triển) thì việc triển khai quá chậm. Một số nhiệm vụ quan trọng của quỹ này được xác định từ khi thực hiện Luật 1994, đến nay vẫn chưa được triển khai, như nhiệm vụ về trợ cấp lãi suất, và bảo lãnh tín dụng. Mặt khác cơ chế hoạt động của quỹ dường như vẫn dập khuôn cơ chế tín dụng kế hoạch hàng năm, chưa có quy định về sự phối hợp giữa cơ quan cấp ưu đãi đầu tư với quỹ trung ương và chi nhánh quỹ ở các địa phương. Phải nói rằng, Luật sửa đổi quy định khá nhiều về quỹ: Quỹ hỗ trợ đầu tư, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ nhưng rất chậm được triển khai và cụ thể hoá. Luật sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/1999 nhưng vấn đề "công khai quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và quỹ đất chưa sử dụng đất đang có nhu cầu giao và cho thuê" dường như không cơ quan nào quan tâm hướng dẫn. Có một thực tế rất đáng quan tâm là hiện ở các thành phố lớn, quỹ đất chưa sử dụng còn rất ít, nhưng diện tích đất chưa hoặc không sử dụng của các doanh nghiệp nhà nước không nhỏ. Nghị định 18/CP chủ trương chuyển giao chế độ giao đất kinh doanh sang chế độ thuê đất nhưng dường như vẫn không được thực hiện làm tăng thêm khó khăn về quỹ đất làm mặt bằng kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở đào tạo giáo dục, y tế dân lập, tư thục phải đi thuê lại đất của các doanh nghiệp nhà nước. Tất nhiên việc thuê lại này không được hưởng chế độ ưu đãi về thuế đất quy định tại Luật sửa đổi và Nghị định 51. Luật sửa đổi và Nghị định đã quy định và ban hành danh mục, ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư, xong chưa đủ cụ thể và chưa đủ rõ. Mặt khác, số ngành mới xuất hiện từ thực tế kinh doanh thì danh mục chưa bao quát được gây khó khăn cho các cơ quan xem xét cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Chế độ ưu đãi về thuế, Luật sửa đổi và Nghị định quy định khá hấp dẫn nhưng chưa thực sự đủ rõ dẫn đến có các cách hiểu và hướng dẫn của các cơ quan rất khác nhau. Quy định về mức hưởng ưu đãi thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy Nghị định 51 quy định là nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc danh mục A hoặc B hoặc C thì được hưởng các mức thuế suất tương ứng quy định tại Điều 20 Nghị định 51 nhưng Thông tư số 146/1999/TT-BTC lại chỉ cho phép các dự án thành lập mới doanh nghiệp được hưởng, còn các dự án đầu tư mở rộng không được hưởng ưu đãi về thuế suất. Trong hướng dẫn Hồ sơ làm căn cứ xác định ưu đãi về thuế, có yếu tố không cần thiết chẳng hạn yếu tố Quyết định thành lập và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì yếu tố này đã được cơ quan cấp Giấy chứng nhận ưu đãi xem xét. Nhóm vấn đề thứ hai: là quan hệ giữa các nội dung ưu đãi quy định tại Luật KKĐTTN, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định về các nội dung đó tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan: Trước hết phải kể đến vấn đề thuê đất, Luật sửa đổi và Nghị định đã quy định nội dung ưu đãi này, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ đã bỏ chế độ cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án không sử dụng vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư của các doanh nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nước nhưng trong thủ tục thuê đất quy định là phải có dự án khả thi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thế là toàn bộ việc thuê đất bị tắc lại, cũng tức là nội dung ưu đãi về tiền thuê đất coi như không thực hiện được. Về hình thức đầu tư của dự án đầu tư đăng ký ưu đãi, Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần tại điều 13 có quy định: Doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần là hình thức đầu tư mới, được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật KKĐTTN (sửa đổi). Trường hợp những Doanh nghiệp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của Luật KKĐTTN (sửa đổi) thì được giảm 50% thuế lợi tức (Thuế thu nhập doanh nghiệp) trong 2 năm liền tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo 2 Luật công ty. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển đổi hình thức sở hữu, nhưng tại mục B, hướng dẫn thực hiện miễn thuế, giảm thuế Thông tư số 146/1999/TT-BTC ngày 17/12/1999 lại quy định: "Chuyển đổi hình thức sở hữu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định này “. Như vậy, để Luật sửa đổi có thể triển khai tốt trong thực tế thì sự phối hợp nhất quán trong hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền là vô cùng quan trọng. Và để chủ trương khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước có thể đi vào cuộc sống đông đảo nhân dân hưởng ứng thì cùng với việc quy định rõ ràng, minh bạch các nội dung ưu đãi và thủ tục đăng ký và thực hiện ưu đãi tại các văn bản pháp lý về khuyến khích đầu tư, việc quy định các nội dung có liên quan đến chế độ ưu đãi tại các văn bản khác cần đảm bảo tính nhất quán, một cách hiểu với quy định của Luật KKĐTTN, cố gắng tối đa sự chồng chéo, quy định mâu thuẫn nhau nhằm bảo đảm một nội dung chuyên môn hẹp không để có nhiều cách vận dụng, nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho Doanh nghiệp, cho chủ đầu tư. Phần III Những giải pháp chủ yếu tiếp tục khuyến khích hoạt động đầu tư trong nước Từ sự tổng hợp, phân tích mặt tích cực và hạn chế của thực trạng hoạt động khuyến khích đầu tư trong nước thời gian qua, trên cơ sở những tư tưởng cơ bản về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế mà nhiều Nghị định, Nghị quyết của Đảng ta trong thời gian gần đây đã nêu ra. Em xin kiến nghị một số định hướng có tính nguyên tắc và một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư trong nước những năm tới thông qua việc thi hành các chế độ pháp lý về khuyến khích đầu tư trong nước. I/ Một số định hướng nguyên tắc Một là: Trên cơ sở xác lập và điều chỉnh cơ cấu kinh tế-xã hội theo hướng phát huy tốt hơn nội lực phát triển của đất nước để định hướng đúng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích đầu tư phù hợp với kế hoạch kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ. Quá trình này một mặt đòi hỏi phải góp phần tạo động lực phát triển cho các trung tâm công nghiệp, thương mại, các thành phố. Mặt khác thể hiện sự quan tâm chú ý của Nhà nước trong việc từng bước thúc đẩy hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội tại những vùng có điều kiện khó khăn hay đặc biệt khó khăn. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy, để một nền tảng kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững không thể chỉ dựa vào một số trung tâm kinh tế thương mại hay một vài thành phố trọng điểm của đất nước tuy sự phát triển của các trung tâm đó là không thể thiếu. Điều quan trọng là cần phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, có được những định hướng đúng đắn cho việc phát triển các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn sao cho vừa đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước, vừa tận dụng được lợi thế so sánh của các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn để tạo ra được các vùng trung tâm, có tính hạt nhân tạo động lực kích thích cho sự phát triển các vùng phụ cận. Để làm tốt điều đó, cần xác lập một chế độ ưu đãi hấp dẫn hơn đối với các dự án đầu tư ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn. Chẳng hạn kéo dài thời gian miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư thuộc các địa bàn này. Cần có chính sách đặc biệt hấp dẫn tạo lực hút đủ lớn với các nhà đầu tư khi họ bỏ vốn đầu tư vào các vùng có điều kiện khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Trong thời kỳ kế hoạch, hay từng giai đoạn phát triển của đất nước, phải xác định được những ngành nghề mũi nhọn của nền kinh tế. Đây là một yêu cầu hết sức cần thiết nhằm thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các tiêu thức về ngành mũi nhọn, trong điều kiện nền kinh tế mở, tất nhiên không giống các tiêu thức xác định ngành mũi nhọn trong nền kinh tế hiện vật, tập trung. Có ý kiến cho rằng trong thời đại hoà nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì tiêu thức cơ bản nhất để xác định ngành mũi nhọn là thông qua tính chất khan hiếm của hàng hoá mà ngành đó tạo ra. Theo ý kiến này thì một ngành được coi là mũi nhọn đối với một nền kinh tế, nếu trên thị trường thế giới, sản phẩm của ngành đó nếu chính phủ có đủ tiền cùng không mua được. Nếu quan niệm như vậy thì vấn đề đã hoàn toàn khác. Trong điều kiện cụ thể của ta, kinh tế thị trường tuy đã được khơi dậy nhưng phát triển chưa đủ mạnh. Sự hoà nhập kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu nhưng chưa xác lập được một địa vị kinh tế đủ mạnh trên thương trường khu vực và thế giới. Phải nói rằng trên nhiều lĩnh vực, khi hoà nhập ta đang ở vào thế thua thiệt. Mặt dù thế giới ngày nay, nếu một chính phủ đủ tiền thì có thể mua được nhiều thứ nhưng không phải mua được tất cả. Các nước lớn luôn duy trì và khống chế các lợi thế công nghệ đối với các nước có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này. Đặc biệt với chúng ta, tuy không khí làm ăn với các nước đã tốt hơn nhiều so với trước đây nhưng không có nghĩa là sự bao vây, chèn ép, thậm chí là các âm mưu thôn tính không còn. Trước một thực tế như vậy, trên mọi lĩnh vực cần có sự tính toán. Ta không thể chỉ duy nhất dựa vào quan niệm trên để xác định ngành nghề mũi nhọn, mà phải có thái độ hết sức thực tế trong vấn đề này. Trước mắt chúng ta cần có các chính sách đặc biệt ưu tiên để phát triển những ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông sản, các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu và các ngành thu hút nhiều lao động. Bên cạnh đó cũng cần lựa chọn để phát triển một số ngành công nghiệp nặng có ý nghĩa cấp bách có điều kiện về tài nguyên, có khả năng tìm nguồn vốn và bảo đảm được hiệu quả để tạo nền tảng cho công nghiệp hoá và cho cả nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên cần hết sức tránh sự ưu tiên tràn lan làm mất ý nghĩa của chính sách ưu tiên, phải xây dựng được những quan điểm, những tiêu thức, thông qua đó, các cơ quan chức năng của Nhà nước có thể lựa chọn đúng các ngành nghề mũi nhọn. Đồng thời cần phân định rõ những địa bàn được khuyến khích đầu tư, những địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu tư và có chính sách ưu đãi thoả đáng cho những địa bàn này, có như vậy mới thu hút được nhiều nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh. Hai là: Khuyến khích nâng cao trình độ về công nghệ và đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ. Muốn vậy cần tổ chức thực hiện các chương trình, dịch vụ nhằm hỗ trợ kiến thức, thông tin về công nghệ phổ biến chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được sử dụng với mức phí ưu đãi đối với các công nghệ mới tạo ra bởi vốn Ngân sách Nhà nước, hỗ trợ việc chuyển giao, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thông qua quỹ phát triển công nghệ. Đồng thời cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần quy định các tiêu chuẩn cho việc đánh giá công nghệ hiện đại và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực thi công việc này. Có như vậy mới hạn chế bớt các thua thiệt đối với một nước mà kinh nghiệm về chuyển giao công nghệ còn chưa nhiều như nước ta. Ba là: Đến nay nhu cầu về giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa vẫn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, của mọi nhà, mọi người. Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ nhằm hạn chế nạn thất nghiệp, thiếu việc trong đó phải kể đến chế độ ưu đãi đối với các dự án thu hút nhiều lao động trong nước. Tuy nhiên trong chính sách ưu đãi cần phải khuyến khích mạnh mẽ hơn các hoạt động đào tạo, đào tạo lại, đặc biệt là đào tạo nghề cho số lao động đã có nghề nhưng có nhu cầu đào tạo thêm hoặc đào tạo số lao động tăng tự nhiên hàng năm. Bốn là: Một giải pháp lớn góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước là việc phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất và đặc khu kinh tế. Đây là địa bàn quan trọng thu hút rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư tạo nên những trung tâm kinh tế , trung tâm công nghiệp, thương mại của đất nước. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế có tác dụng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội và góp phần thực hiện quy hoạch kế hoạch định hướng của nhà nước. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở nước ta như Bình Dương có thể thấy rằng việc phát triển khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) mang lại lợi ích to lớn. Trước hết KCN, KCX tác động đến đầu tư, đến sản xuất công nghiệp để tăng hàng hoá nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh. Hai là góp phần bảo vệ môi sinh . Ba là trình độ tay nghề của lao động công nghiệp được tăng lên, sự chuyển giao công nghệ tiên tiến trong công nghiệp sẽ hình thành ở đây. Bốn là việc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng sẽ góp phần hình thành nhanh chóng các thành phố mới, giảm bớt khoảng cách giữa các vùng. Ngoài ra phát triển KCN, KCX không chỉ mang lại lợi ích kinh tế-xã hội mà còn có ý nghĩa an ninh - quốc phòng. Gần đây hoạt động đầu tư vào các KCN và KCX đang chững lại nhưng cần nghiên cứu kỹ nguyên nhân để có chính sách khuyến khích thích đáng. Việc phát triển các KCN, KCX không có nghĩa chỉ là tăng số lượng mà cái chính hiện nay là tăng sức hấp dẫn đầu tư. Ta đã làm được nhiều việc trong thời gian qua hướng theo yêu cầu này song nhiều việc vẫn còn đang ở phía trước. Năm là: Mở rộng hoạt động xúc tiến đầu tư cả ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Tuyên truyền rộng rãi chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của nhà nước đến các nhà đầu tư và mọi tầng lớp nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, kể cả ở Trung ương và địa phương. Xưa nay công tác tập huấn chủ trương chính sách, nghiệp vụ thường chỉ chú ý cho cán bộ địa phương, rất ít chú ý tập huấn cho cán bộ quản lý ở Trung ương. Thực ra đây là một thiếu xót. Khi một văn bản mới được hình thành, tất nhiên là do cấp trung ương soạn thảo nhưng không phải tất cả mọi cán bộ quản lý có liên quan ở cấp trung ương đều nắm chắc, chỉ một bộ phận nhỏ trực tiếp thực hiện công việc này mới hiểu rõ, đa số cán bộ còn lại thì cũng chỉ như cán bộ ở địa phương. Do vậy cần phân loại cán bộ ở trung ương để có kế hoạch tập huấn thích hợp, bảm đảm tất cả các cán bộ ở các cấp đều nắm chắc nghiệp vụ. Có như vậy công tác tổ chức thực hiện mới đem lại kết quả tốt. Đồng thời cần tăng cường hỗ trợ về nghiệp vụ và kinh phí hoạt động cho bộ máy trực tiếp thực hiện công tác này. Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính gắn liền với việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút gọn và hợp lý hoá các quy trình hành chính hình thành trong quá trình xác lập các quan hệ hành chính giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước. Quán triệt phương châm một đầu mối tiếp nhận hồ sơ, một cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước khác có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề hành chính nhà nước phát sinh trong quá trình đầu tư. Cần phân biệt rõ một đầu mối tiếp nhận hồ sơ và chịu trách nhiệm trước dân, trước nhà đầu tư chứ không phải mọi việc đều chỉ do một cơ quan nhà nước giải quyết. Hiện nay trong thực tế triển khai chủ trương cải cách hành chính đang xuất hiện những cách hiểu sai: đồng nghĩa việc một cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ với việc một cơ quan nhà nước giải quyết mọi việc. Cùng với việc phân định rõ đâu là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tiếp nhận ý kiến của dân, ý kiến của nhà đầu tư, đâu là đầu mối tổ chức giải quyết công việc cần có quy định rõ về các chế độ về lệ phí. Mọi khoản lệ phí (nếu có) mà người đầu tư phải nộp cho cơ quan nhà nước nhằm đáp ứng một số loại hình công vụ nhất định đều phải được công bố công khai, có định mức. Có cơ chế thích hợp bảo đảm cho nhà đầu tư có thể yên tâm khiếu nại cơ quan nhà nước trong trường hợp các cơ quan này có hành vi vi phạm pháp luật. II. Một số giải pháp chủ yếu Để có thể thu được nhiều kết quả hơn nữa trong thực hiện Luật KKĐTTN (sửa đổi ) trong những năm tới , góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực của Đảng và Nhà nước , em xin kiến nghị một số giải pháp như sau : 1. Xác định rõ đối tượng áp dụng luật khuyến khích đầu tư trong nước là doanh nghiệp và cá nhân Doanh nghiệp được hiểu là "tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" như quy định tại khoản 1 điều 3 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp và cá nhân ở đây là những chủ đầu tư khác với các cơ quan hành chính nhà nước có thể tham gia hoặc làm chủ đầu tư nhưng không phải là đối tượng khuyến khích của Luật KKĐTTN. Quy định như vậy về mặt kinh tế sẽ tránh được những khuyến khích tràn lan (xét về thực chất là không khuyến khích) và về mặt hành chính là giảm được những thủ tục chuẩn bị đăng ký ưu đãi của các tổ chức không phải đối tượng áp dụng Luật (như các cơ quan hành chính nhà nước là chủ đầu tư của các dự án xây dựng, cải tạo trụ sở... các tổ chức khác không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh) như đã từng diễn ra trong thời gian qua. Khẳng định rõ như vậy không ảnh hưởng đến các đối tượng đã từng là đối tượng áp dụng của Luật KKĐTTN như cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn điều lệ khi thành lập thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Nghị định 221/HĐBT, NĐ 222/HĐBT trước đây hay là hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại NĐ 02/2000/NĐ-CP hiện nay. 2. Luật KKĐTTN chỉ nên đặt trọng tâm khuyến khích các hoạt động khuyến khích ở Luật này. Trên thực tế do không phân biệt rõ giữa hoạt động thành lập doanh nghiệp và hoạt động đầu tư đã tạo nên rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước về KKĐTTN trong việc xác định các mức ưu đãi đầu tư cụ thể, trong một số trường hợp đã gây nên khiếu kiện mà không có căn cứ xác đáng để bác bỏ hay ủng hộ. Luật Doanh nghiệp đang đi vào cuộc sống và vấn đề khuyến khích thành lập doanh nghiệp về cơ bản đã được giải toả. Tình hình như vậy là khác với khi ta triển khai NĐ/ 29CP hay NĐ/07. Vấn đề còn lại khuyến khích hoạt động đầu tư như thế nào cho đủ độ, cho đủ mức hấp dẫn. Hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp là nhằm xác lập địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh trên thương trường, còn hoạt động đăng ký ưu đãi đầu tư nhằm xác lập những lợi ích mà chủ đầu tư đầu tư vào những ngành, ưu lĩnh vực, địa bàn thuộc diện khuyến khích đầu tư được hưởng. Khi thành lập doanh nghiệp, tất nhiên người thành lập phải tính toán hoạt động đầu tư nhưng không có nghĩa là ngay sau khi đăng ký kinh doanh, ngay sau khi có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp đã hoạt động đầu tư ngay, nhất là các hoạt động đầu tư có phương án, có dự án mà phải một thời gian khá dài sau đó họ mới chuẩn bị đủ điều kiện có trường hợp 6 tháng, thậm chí hàng năm. Mặt khác Luật KKĐTTN 1994 và 1998 phần ưu đãi đầu tư đều lấy dự án đầu tư làm hình thức chủ yếu. Tức là cơ quan xét ưu đãi đầu tư phải lấy dự án đầu tư làm đối tượng xét trực tiếp. Nghị định 51 có mở rộng ra các hình thức như phương án đầu tư, phương án kinh doanh, song dù có mở rộng đến mức nào thì các dự án, phương án vẫn phải chứa đựng những nội dung nhất định của hoạt động đầu tư. Cơ quan thụ lý hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư không thể không dựa vào những thông tin cơ bản về đầu tư để xem xét khi cấp ưu đãi. Nhưng trong thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì không chứa đựng những thông tin này, tức là muốn được ưu đãi đầu tư, người thành lập doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin đó cho cơ quan thụ lý hồ sơ. Do đó Luật KKĐTTN chỉ nên tập trung khuyến khích các hoạt động đầu tư thông qua hình thức dự án đầu tư, phương án đầu tư, hoặc phương án kinh doanh, phương án cổ phần hoá nhưng phải có các nội dung về đầu tư tương đối dài. Không khuyến khích các hoạt động đầu tư có tính chất buôn chuyến, quá ngắn hạn mặc dù theo cách hiểu của Luật KKĐTTN, khái niệm về đầu tư trong nước là tương đối rộng ("là việc sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân quy định tại điều 5 của Luật này" - Điều 2 Luật KKĐTTN sửa đổi). Với hai lý do như đã trình bày (mục đích của việc đăng ký thành lập Doanh nghiệp và mục đích của việc đăng ký ưu đãi đầu tư; tính chất của hoạt động đầu tư cần khuyến khích); chúng ta thấy rằng chỉ những doanh nghiệp được thành lập để thực hiện những dự án đầu tư, phương án đầu tư xác định mà phần vốn đầu tư được sử dụng tối thiểu là phải hơn 50% vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp thì mới được hưởng ưu đãi đầu tư suốt vòng đời doanh nghiệp (tức là được coi là dự án đầu tư mới hoặc "dự án thành lập doanh nghiệp, theo quan niệm hiện nay) Các trường hợp khác thì xét cụ thể cho từng dự án cụ thể được hưởng ưu đãi chứ không phải cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp (coi như đầu tư mở rộng). Như vậy sẽ góp phần hạn chế bớt tình trạng ưu đãi đầu tư cho những hoạt động không thuộc diện hưởng ưu đãi đầu tư (chẳng hạn như việc thuê đất làm mặt bằng sản xuất được miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nhưng đất vẫn để không hoặc cho người khác thuê kinh doanh những lĩnh vực không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi. Nguyên tắc này được vận dụng cho cả trường hợp ưu đãi đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá. 3. Nên quy định thống nhất các nội dung ưu đãi đầu tư trong nước vào Luật KKĐTTN. Điều này rất thuận tiện cho doanh nghiệp và cho dân chúng khi đối chiếu thực tế hoạt động đầu tư của mình với các nội dung ưu đãi mà hoạt động đầu tư đó nếu thực hiện thì sẽ có thể được hưởng. Từ đó, họ có thể tính toán các phương án sao cho có lợi nhất. Mặt khác việc quy định thống nhất vào một Luật sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm chắc được các loại ưu đãi, góp phần giám sát các cơ quan có thẩm quyền cấp ưu đãi đầu tư. Đối với các cơ quan nhà nước, việc quy định thống nhất có tác dụng giúp họ nắm đầy đủ tình hình ưu đãi, khuyến khích, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ xót ưu đãi. Để làm được điều này đòi hỏi phải sửa đổi Luật KKĐTTN hiện hành nhưng khó khăn là, thời gian chuẩn bị để rà soát các loại ưu đãi quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau mất tương đối nhiều thời gian. Trong khi chưa đủ điều kiện để sửa tổng thể thì trong Luật Sửa đổi có thể quy định cho phép các dự án thuộc diện ưu đãi của Luật KKĐTTN được hưởng mức ưu đãi tối đa về các loại thuế tương ứng quy định tại các văn bản quy phạm về thuế có quy định phần miễn giảm (giống như các quy định về giảm tối đa 50% thuế tài nguyên trong 3 năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu khai thác tại Nghị định số 07/1998/NĐ-CP). 4. Quy định cụ thể hơn nữa các nội dung ưu đãi. Luật KKĐTTN hiện hành quy định ba loại ưu đãi chủ yếu: ưu đãi về các loại thuế, ưu đãi về giao - thuế đất, ưu đãi về tín dụng trong đó ưu đãi về các loại thuế tương đối rõ ràng nhưng ưu đãi về tín dụng thì chưa được triển khai được bao nhiêu, ưu đãi về giao và thuế đất thì từ Luật KKĐTTN 1994 đến nay vẫn còn quá nhiều bất cập như đã phân tích ở phần trên. Ví dụ: Nội dung ưu đãi về tiền sử dụng đất, Điều 17 Luật Sửa đổi quy định: nhà đầu tư có dự án quy định tại điều 15 của Luật này được giảm 50% tiền sử dụng đất, có dự án thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn được giảm 75% tiền sử dụng đất, có dự án thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn hoặc dự án thuộc diện quy định tại Điều 15 thực hiện ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn được miễn tiền sử dụng đất trong từng trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất NĐ51 đã cụ thể hoá các quy định này tại Điều 17 của NĐ. Tương ứng các ưu đãi về tiền thuê đất, thuế sử dụng đất quy định tại các điều 18, 19 của Luật được NĐ51 cụ thể hoá tại các điều 18, 19 của NĐ. sự cụ thể hoá này đã bám sát quy định của Luật. Tuy nhiên việc cụ thể hoá khoản 1 và khoản 3, Điều 7 của Luật và Điều 7 của NĐ (quyền của nhà đầu tư trong việc sử dụng đất) lại gây nên nhiều tranh cãi. Điều 7, NĐ51 quy định: “nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng từ người khác có các quyền theo quy định của pháp luật về đất đai: được miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn, giảm tiền thuê đất, miễn thuế sử dụng đất theo quy định tại các điều 18, 19, 17 của NĐ51. Nhưng quy định tại Điều 17, 18, 19 của NĐ 51 không đề cập đến các ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn, giảm thuế sử dụng đất đối với các trường hợp nhà đầu tư đang có quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp từ người khác chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi của Luật KKĐTTN. Điều này làm xuất hiện hai quan điểm về cách sử lý. Một là: Việc miễn giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất đối với trường hợp nhà đầu tư đang có quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp từ người có quyền này để chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án thuộc diện ưu đãi được áp dụng tương tự như trường hợp nhà đầu tư được nhà nước giao đất phải trả tiền sử dụng đất để hoạt động sản xuất kinh doanh. Hai là: NĐ 51 không quy định việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế sử dụng đất đối với trường hợp nhà đầu tư đang có quyền sử dụng đất nông nghiệp nay chuyển sang sử dụng cho dự án thuộc diện ưu đãi (có thể chuyển mục đích sử dụng hoặc không chuyển mục đích sử dụng) hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp từ người khác có quyền này để thực hiện dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi. Cả hai quan điểm trên đều có những căn cứ pháp lý, thực tế xác đáng. Để tạo căn cứ pháp lý triển khai thực tiễn, cách sử lý thích hợp trong trường hợp này là phải bổ sung điều khoản này vào NĐ51 hoặc có điều khoản quy định rõ là không được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên xét về yêu cầu khuyến khích của Luật KKĐTTN thì những trường hợp như vậy nhà nước cần ưu đãi. Do đó Nhà nước cần phải thống nhất những vấn đề sau: - Cần thống nhất một chế độ ưu đãi và nên kéo dài thời gian miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư theo Luật KKĐTTN và tăng thời gian ưu đãi, đặc biệt cho vùng sâu vùng xa , vùng đặc biệt khó khăn. - Tăng mức ưu đãi thuế đối với những dự án đầu tư mở rộng, đặc biệt các dự án có số vốn đầu tư lớn gấp nhiều lần số vốn ban đầu . - Tăng thời hạn cho vay vốn đầu tư; giảm nhẹ thủ tục thế chấp tài sản khi cho các doanh nghiệp nhỏ vay vốn; mở rộng diện cho vay vốn và khuyến khích hình thức cho vay trực tiếp; cần có những quy định cụ thể hơn, thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư trong nước về bảo lãnh và tái bảo lãnh tín dụng đầu tư. - Bổ sung ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên. 5. Tiếp tục hoàn thiện sự quản lý nhà nước về KKĐTTN Trước mắt cần tập trung làm tốt ba việc đã tồn tại khá lâu mà vẫn chưa được giải quyết. Đó là: - Chỉ đưa vào Luật, văn bản dưới Luật những nội dung hỗ trợ, ưu đãi mà thực tế có thể thực hiện được. Chẳng hạn nội dung về giải quyết thiệt hai do thay đổi chính sách gây nên đối với nhà đầu tư thuộc diện ưu đãi đã đề cập khá lâu mà không được thực hiện. Việc công khai quy hoạch, cung cấp thông tin về quỹ đất đối với các nhà đầu tư, với tư cách là một biện pháp hỗ trợ đầu tư đến nay vẫn chưa được thực hiện. - Các nội dung hỗ trợ ưu đãi mà Luật, NĐ phân công các cơ quan Trung ương hướng dẫn thì Bộ, ngành cố gắng thực hiện khắc phục tình trạng trì trệ như trong thời gian qua. - Các cơ quan Nhà nước tăng cường phối hợp với nhau để giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp, tránh tình trạng đùn đẩy hay tranh dành giải quyết các nội dung liên quan đến cơ chế xin cho mà sao nhãng nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình. Giải quyết tốt ba việc tuy có vẻ đơn giản như vậy nhưng cũng sẽ giúp phần hết sức quan trọng đưa những tư tưởng KKĐTTN vào cuộc sống. 6. Rà soát lại tất cả những quy định pháp lý liên quan đến KKĐTTN từ Luật cho đến Nghị định và các thông tư hướng dẫn. Cần phải thành lập một bộ phận liên ngành rà soát lại xem những gì đã thống nhất rồi thì thôi, cái nào còn chồng chéo, dẫm đạp cần phải sửa lại. 7. Cần phổ biến Luật thật tốt làm sao cung cấp cho doanh nghiệp công cụ mà họ có thể giám sát được cơ quan nhà nước. Cần quán triệt tinh thần và nội dung Luật KKĐTTN (sửa đổi) đến các địa phương trong cả nước để có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của Luật này như một trong những công cụ phát huy nội lực cho CNH , HĐH ở địa phương , từ đó chú trọng hơn tới việc chỉ đạo, triển khai thực hiện Luật KKĐTTN (sửa đổi). Ngoài ra các cơ quan đăng ký kinh doanh cần niêm yết các quy đinh của Luật KKĐTTN (sửa đổi) để các nhà đầu tư mới có thể dễ tham khảo. Cần sớm ban hành cơ chế phối hợp giữa Sở KH&ĐT và Cục thuế về những vấn đề đang giải quyết, nếu không thống nhất được thì trình lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. 8. Cần có chế độ về công chức như thế nào để đảm bảo văn bản quy phạm đưa ra họ có năng lực thực hiện, không phải là công chức ngồi đó "hành" doanh nghiệp. Cụ thể là Nhà nước cần có chế độ đối với những cán bộ, những công chức soạn thảo và thi hành Luật, tổ chức đào tạo thường xuyên đối với những công chức này, cần thiết thì đào tạo lại để họ có trình độ chuyên môn cao hơn, hiểu biết hơn, đồng thời phảt đi sát thực tế tránh tình trạng người thi hành Luật cứ thi hành còn như thế nào họ không cần biết, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Mặt khác nhà nước cần chú trọng đến nhân cách và phẩm chất của những công chức này, vì nếu không những kẻ cơ hội sẽ lợi dụng công việc của mình để mưu cầu lợi ích cho mình mà quên đi trách nhiệm mình đang gánh vác đó là góp phần thúc đẩy đất nước đi nên theo con đường xã hội chủ nghĩa , tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh . 9. Cải thiện môi trường Đầu tư kinh doanh để khuyến khích đầu tư trong nước, mà cụ thể là tập trung vào những điểm sau: - Mức độ khuyến khích đầu tư và ưu đãi đầu tư trong nước cần nâng ngang bằng với đầu tư nước ngoài, đặc biệt ưu đãi về thuế. - Đối với đầu tư trong nước, khu vực kinh tế tư nhân cần được khuyến khích, động viên đúng mực, được hỗ trợ một cách thiết thực và có hiệu quả. - Đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh là vấn đề cần khai thông đầu tiên . Việc giảm thiểu thủ tục cấp đất, cho thuê đất, công khai quy hoạch và tạo điều kiện dễ dàng để chủ đầu tư có được mặt bằng kinh doanh là những nội dung quan trọng nhất. Để cho Luật KKĐTTN thực sự đi vào cuộc sống, thì không thể thiếu được sự tuyên truyền rộng rãi chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của nhà nước đến nhà đầu tư và mọi tầng lớp nhân dân thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình... và tổ chức tập huấn cho các cán bộ quản lý địa phường, tăng cường hỗ trợ về nghiệp vụ và kinh phí hoạt động cho bộ máy quản lý Nhà nước. Muốn tạo được động lực thực sự thu hút các nhà đầu tư trong nước, Nhà nước cần có những biện pháp khuyến khích mạnh hơn nữa và có những cải cách hành chính mạnh hơn nữa. Trông đợi vào sự hào hứng nhiệt tình của các nhà đầu tư không đủ, mà điều quan trọng là năng lực tổ chức thi hành luật của các cơ quan Nhà nước ở tất cả các cấp. II. kiến nghị Đề nghị chính phủ điều chỉnh ổn định lãi suất ngân hàng để nhân dân và các chủ đầu tư có những hình thức đầu tư trong nước tốt hơn. Đề nghị nhà nước nên chú trọng vào những vùng đầu tư có trọng điểm như vùng sâu, vùng xa... Vì những vùng này chỉ có đầu tư trong nước mới có những khả năng đầu tư và có hiệu quả hơn Kết luận Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: 1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và khuyến khích đầu tư trong nước, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KKĐTTN, tác động của chính sách khuyến khích đầu tư đối với nền kinh tế nước ta các thời kỳ trước và sau khi có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. 2. Trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai chính sách khuyến khích đầu tư trong nước thông qua việc thi hành các Luật KKĐTTN, luận văn khẳng định những mặt tích cực từ phía pháp luật, những nỗ lực trong triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, đồng thời cũng chỉ rõ những mặt hạn chế từ phía pháp luật, những yếu kém trong khâu tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương. 3. Chỉ ra được những vướng mắc qua các giai đoạn thi hành Luật KKĐTTN 1994, thi hành các Nghị định 29/CP, NĐ 07/1998NĐ-CP thi hành luật KKĐTTN (sửa đổi), thi hành NĐ 51/1999/NĐ-CP cũng như những vướng mắc hiện đang đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về KKĐTTN hiện nay trên các góc độ: kinh tế, pháp lý... 4. Một số kiến nghị các định hướng nguyên tắc và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động KKĐTTN trong những năm tới. Trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: GS- TS . Đỗ Hoàng Toàn và TS . Nguyễn Lê Trung, Vụ Doanh nghiệp, em đã cố gắng đi sâu vào một số nội dung cơ bản theo mục đích, phạm vi nghiên cứu tương ứng với các phương pháp xác định, luôn bám sát theo yêu cầu thực tế, phân tích các vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn để có hướng xử lý thích hợp. Tuy nhiên do vấn đề rộng, các nội dung liên ngành đặt ra tương đối phức tạp mà thời gian có hạn nên luận văn tốt nghiệp này chỉ đề cập đến những nội dung cốt lõi nhất. Em xin chân thành cảm ơn GS - TS .Đỗ Hoàng Toàn, TS. Nguyễn Lê Trung , các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học Quản lý và Vụ DN Bộ KH&ĐT đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này . Mục lục Bảng kê các chữ viết tắt Lời nói đầu Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và khuyến khích đầu tư trong nước Đầu tư và các hình thức đầu tư Khuyến khích đầu tư trong nước 3. Kinh nghiệm một số nước về khuyến khích đầu tư trong nước Phần II: Thực trạng khuyến khích đầu tư trong nước ở nước ta những năm gần đây I. Thời kỳ trước khi có Luật KKĐTTN 1994 II. Từ khi có Luật KKĐTTN đến nay 1. Giai đoạn thực hiện NĐ29/CP 2. Những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật KKĐTTN giai đoạn thực hiện NĐ 29/CP. 3. Giai đoạn thực hiện Luật KKĐTTN thông qua việc triển khai NĐ 07/1998/NĐ-CP 4. Giai đoạn thực hiện Luật KKĐTTN (sửa đổi) số 03/1999/QH 10. 5. Vấn đề đặt ra trong việc thi hành Luật KKĐTTN (sửa đổi) Phần III: Những giải pháp chủ yếu tiếp tục khuyến khích hoạt động đầu tư trong nước I. Một số định hướng nguyên tắc II. Một số giải pháp chủ yếu Xác định rõ đối tượng áp dụng luật khuyến khích đầu tử trong nước là doanh nghiệp và cá nhân. Luật KKĐTTN chỉ nên đặt trọng tâm khuyến khích các hoạt động khuyến khích ở Luật này . Nên quy định thống nhất các nội dung ưu đãi đầu tư trong nước vào Luật KKĐTTN . Quy định cụ thể hơn nữa các nội dung ưu đãi. Tiếp tục hoàn thiện sự quản lý nhà nước về KKĐTTN. Rà soát lại tất cả những quy định pháp lý liên quan đến KKĐTTN. Cần phổ biến Luật thật tốt làm sao cung cấp cho doanh nghiệp công cụ mà họ có thể giám sát được cơ quan nhà nước Cần có chế độ về công chức như thế nào để đảm bảo văn bản quy phạm đưa ra mà họ có năng lực thực hiện Cần cải thiện môi trường đầu tư , kinh doanh để khuyến khích đầu tư Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục tài liệu tham khảo 1. Đại học KTQG, H. 1998. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư. 2. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1997. Các quy định về pháp luật đất đai. 3. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia . Các văn bản pháp luật về thuế 4. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1994. Luật KKĐTTN, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân. 5. Nhà xuất bản Tài chính, 1998. Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế. 6. Nguyễn Đình Tài và Nguyễn Nam Hải: Thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 313 tháng 5/1999. 7. Nguyễn Lê Trung: Những vướng mắc trong triển khai Luật KKĐTTN. Tạp chí Kế toán số 6 (tháng 6/1997) và số 7 (tháng 8/1997). 8. Nguyễn Lê Trung : Chưa thực hiện đúng Luật KKĐTTN Thời báo Kinh tế Việt Nam số 25 ngày 26/2/2001. 9. Nguyễn Lê Trung: Vài suy nghĩ về giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong nước, Báo Nhân dân số 15535 ngày 8/01/1998. 10. Vũ Xuân Thuyên: Đầu tư trong nước bước gian nan. Thời báo Kinh tế Việt Nam số 86 năm 1997. 11. Vũ Xuân Thuyên: Tình hình thực hiện Luật KKĐTTN, Tạp chí Kinh tế và Dự báo tháng 12/1997. 12 Vũ Xuân Thuyên: Các quy định về ưu đãi đầu tư mới của NĐ51/1999/NĐ-CP. Tạp chí Kinh tế và Dự báo tháng 11/1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0557.doc
Tài liệu liên quan