Đề tài Một số giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk”gồm 50 trang, được chia thành ba chương , bên cạnh đó còn bổ sung thêm lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục Trong lời mở đầu gồm 3 trang, nhóm đã trình bày lý do chọn đề tài , mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu , ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu và bố cục của đề tài . Nhóm xin giới thiệu vắn tắt nội dung chính của đề tài để người đọc có thể nắm được nội dung mà nhóm muốn truyền đạt. Bố cục đề tài gồm ba chương chính : Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch mạo hiểm. Chương 2: Thực trạng tổ chức và khai thác loại hình du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk hiện nay.Trong chương này, nhóm tiến hành khảo sát 180 đối tượng là du khách và doanh nghiệp (xem phụ lục 4.1, 4.2) Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị . Nhóm sẽ tóm lại những nội dung mà người đọc cần nắm bắt để có thể hiểu rõ hơn các phần tiếp theo phía sau. Trước tiên, trong phần cơ sở lý luận về du lịch và du lịch mạo hiểm của chương một, người đọc sẽ có một cái nhìn khái quát về du lịch , sản phẩm du lịch và các tác động đến du lịch nói chung. Ngoài ra, trong chương này nhóm sẽ đưa ra một số lý thuyết về du lịch mạo hiểm, đặc diểm của đối tượng tham gia du lịch mạo hiểm. Đồng thời, nhóm cũng đưa ra xu hướng phát triển du lịch mạo hiểm trong tương lai và điểm qua một số kinh nghiệm tổ chức và khai thác du lịch mạo hiểm ở một số nước trên thế giới. Nội dung được trình bày trong phần : - Lý luận về du lịch - Lý luận về Du lịch mạo hiểm - Kinh nghiệm tổ chức và khai thác du lịch mạo hiểm một số nước trên thế giới Vào chương hai chúng ta sẽ thật sự đi vào nghiên cứu tình hình , thực trạng du lịch và du lịch mạo hiểm tại Đăk Lăk, từ đó nhóm sẽ đưa ra những điểm mạnh , điểm yếu , cơ hội cũng như thách thức để các doanh nghiệp khi muốn kinh doanh du lịch du lịch, du lịch mạo hiểm tại Đăk Lăk sẽ có một quyết định đúng đắn và hoạch định chiến lược thực hiện một cách hiệu quả nhất . Nội dung được trình bày trong phần : - Tiềm năng du lịch Đăk Lăk. - Thực trạng du lịch của tỉnh Đăk Lăk trong những năm qua. - Thực trạng của loại hình du lịch mạo hiểm ở tỉnh Đăk Lăk. - Đánh giá theo ma trận SWOT: S-W-O-T Cuối cùng là chương ba , chương mà nhóm sẽ tập trung dưa ra những giải pháp cụ thể nhất dựa trên thực trạng của du lịch tại Đăk Lăk nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại cũng như tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, khai thác những thế mạnh có sẵn và các thế mạnh tiềm năng một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, nhóm cũng xin mạnh dạng đưa ra một số kiến nghị và xây dựng một mô hình tour du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nhằm góp phần tạo cho du lịch mạo hiểm ngày càng đa dạng hơn,phong phú hơn để có thể cạnh tranh vững mạnh trên thương trường . Các nội dung được thể hiện trong chương ba: - Cơ sở đưa ra giải pháp - Giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk - Một số kiến nghị của nhóm: Ngoài ra, nhóm nghiên cứu có đề ra “ ý tưởng thực hiện tour mẫu” (xem phụ lục 4.3) Cuối cùng là phần phụ lục với những thông tin bổ sung cho bài viết được hoàn chỉnh hơn.

pdf50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây là một khuynh hướng cho thấy các du lịch mạo hiểm đang là một loại hình mới đang được nhiều du khách ưa chuộng và thu hút nhiều du khách, do vậy trong tương lai loại hình du lịch mạo hiểm của tỉnh Đăk Lăk cần được quảng bá rộng rãi hơn, bởi trước đây nhắc đến du lịch mạo hiểm là người ta nhắc ngay đến Nha Trang , Đà Lạt, Hạ Long, Lai Châu….nhưng giờ đây Đăk Lăk cũng là một lựa chọn cho những ai thích phiêu lưu, mạo hiểm. Tuy vậy nhưng do hạn chế về công tác tổ chức nên các tour mạo hiểm ở Đăk Lăk còn yếu, bước đầu chưa thể cạnh tranh với các tỉnh đã có bề dày về kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong công tác tổ chức như trên. Đăk Lăk cần phải tận dụng và khai thác hết khả năng của mình thì mới có thể cạnh tranh và phát triển du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng để khẳng định được ưu thế của mình đối với các khu vực lân cận. Hiện nay các môn du lịch mạo hiểm đang được đưa vào khai thác ở Đăk Lăk như băng rừng, vượt thác, leo núi được các du khách rất ưa chuộng . Thế nhưng các du khách tham gia vào các môn trên theo các tour “bụi”, tự phát chứ không tham gia theo tour của bất kỳ nhà khai thác nào Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên du lịch mạo hiểm Đăk Lăk cần đa dạng thêm các hoạt động du lịch mạo hiểm để thu hút lượng khách này. Các hướng dẫn viên du lịch trong tour mạo hiểm được các nhà khai thác sử dụng là các người dân bản địa (52.6%) đây là nguồn lực lao động hiệu quả nhất tại đại phương vì người dân bản địa hiểu rõ về địa lý, các phong tục, tập quán của các dân tộc bản địa. Vấn đề bảo hiểm cũng đang là một vấn đề đặt ra cho loại hình này bởi như mức bảo hiểm thông thường chỉ là 1500đ/ngày/người/vụ trong khi đó mức bồi hoàn là 10tr /vụ, khách nước ngoài là 1.5USD ngày/người/vụ/ mức bồi hoà là 10.000USD khi xảy ra rủi ro dẫn đến tử vong, trong khi đó du lịch mạo hiểm lại là một loại hình tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng khách trong nước ít quan tâm đến bảo hiểm và nhà tổ chức cũng bỏ qua chuyện này chỉ kèm theo bảo hiểm khi khách có yêu cầu vì sợ giá tour cao. Và hiện tại chưa có một mức bảo hiểm nào dành riêng cho loại hình này dẫn đến tâm lý lo sợ làm hạn chế lượng khách tham gia loại hình này. Vấn đề cấp thiết nhất để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm không phải xúc tiến, quảng bá loại hình du lịch mạo hiểm của tỉnh và xây dựng và nâng cấp các hệ thống phương tiện vận chuyển mà điều cấp thiết hiện tại là đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp. thiết kế nội dung phong phú, quản lý tốt môi trường và bảo vệ sinh thái , tăng cường các trang thiết bị hỗ trợ, xây dựng các bậc bảo hiểm cho từng môn cụ thể, khai thác tiềm năng mà tự nhiên đã ban cho, và xây dựng bản quyền cho các chương trình của tour. 33 2.4 Đánh giá theo ma trận SWOT: S-W-O-T * Chiến lược S-O: theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm mạnh của doanh nghiệp * Chiến lược W-O: vượt qua những điểm yếu để theo đuổi cơ hội * Chiến lược S-T: xác định rõ cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng các lợi thế của mình để giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài * Chiến lược W-T: thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu của doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Phân tích ma trận SWOT của của loại hình du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk: Cơ hội : O1: Đăk Lăk có một nền văn hoá đa dạng và phong phú. O2: Điều kiện tự nhiên của Đăk Lăk thuận lợi cho việc tổ chức các tour du lịch mạo hiểm. O3: Du lịch mạo hiểm đang là một loại hình ưa chuộng của giới trẻ hiện nay, và được nhiều du khách nước ngoài tham gia O4: Tận dụng quan cảnh thiên nhiên sẵn có . O5: Việt Nam đã gia nhập vào sân chơi lớn của thế giới WTO. O6: Du khách trọng và ngoài nước ngày càng biết đến du lịch của Đăk Lăk nhiều hơn. O7: Du lịch là một trong những ngành được ưu tiên phát triển hàng đầu của tỉnh Đăk Lăk và có nhiều sự quan tâm của nhà nước. O8: Sự ra đời của luật du lịch, cũng như sự ra đời của trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch và hiệp hội du lịch tỉnh Đăk Lăk. O9 Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện xếp thứ 33 trên 140 nước Thách thức : T1: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dịch cúm H5N1, H1N1 ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành du lịch thế giới và Việt Nam T2: Du lịch mạo hiểm của Đăk Lăk còn trong giai đoạn sơ khai và chưa được chú trọng phát triển. T3: Du lịch mạo hiểm ở Việt Nam chưa có sự quản lý bằng văn bản của nhà nước. T4: Môi trường sinh thái của Đăk Lăk đang bị đe doạ nghiêm trọng vì các nạn chặt phá rừng và săn bắn bừa bãi. T5: Du lịch mạo hiểm mang tính rủi ro cao nhưng vấn đề bảo hiểm chưa được quan tâm.. T6: Giá cả các trang thiết bị hỗ trợ du lịch mạo hiểm rất cao và thường nhập từ nước ngoài. T7: Khí hậu Đăk Lăk phân chia làm hai mùa rõ rệt, nên chỉ hoạt động được một mùa. T8:Các đối thủ cạnh tranh trong loại hình du lịch mạo hiểm của các tỉnh giáp với Đăk Lăk rất mạnh như: Nha Trang, Lâm Đồng. Điểm mạnh: S1: Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Đăk Lăk bắt đầu tìm hiểu và khai thác loại hình du lịch mới này. S2: Công tác quảng bá và tiếp thị luôn được chú trọng và đầu tư. S3: Các cơ sở lưu trú hiện đại và đạt chuẩn đang được đưa vào phục vụ.. 34 S4: Các cơ quan chức năng quan tâm và có nhiều ưu ái cho ngành du lịch tỉnh nhà S5: Loại hình du lịch văn hoá và sinh thái là thế mạnh vốn có từ lâu của du lịch Đak Lăk. S6: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiến hành liên kết với các công ty công ty trong và ngoài tỉnh. Điểm yếu: W1: Việc tổ chức các tour mạo hiểm còn theo phong trào chưa có tính chuyên nghiệp. W2: Nguồn nhân lực hoạt động trong loại hình du lịch mạo hiểm còn yếu và hạn chế. W3: Nguồn hỗ trợ cho ngân sách hoạt động du lịch của tỉnh còn hạn hẹp W4: Liên kết giữa các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy phát triển du lịch còn lỏng lẻo. W5: Chất lượng giao thông đường bộ còn tồn đọng nhiều bất cập. W6: Năng lực đào tạo , quản lý đội ngũ hướng dẫn viên còn hạn chế. 35 Những cơ hội (O) Những thách thức (T) Môi trường bên ngoài Môi trường bên trong O1: Nền văn hóa đa dạng và phong phú. O2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng tour mạo hiểm. O3: Du lịch mạo hiểm được giới trẻ và khách nước ngoài ưa chuộng. O4: Tận dụng quan cảnh thiên nhiên sẵn có . O5: Đã gia nhập WTO. O6: Nhiều du khách quan tâm. O7: Nhận được nhiều quan tâm của nhà nước. O8: Luật du lịch được ban hành và hiệp hội du lịch Daklak ra đời. O9:Tình hình an ninh , chính trị ở Việt Nam ổn định. T1: Khủng hoảng kinh tế, dịch cúm H5N1, H1N1. T2: Du lịch mạo hiểm còn sơ khai và chưa được chú trọng phát triển. T3: Chưa có sự quản lý chặt chẻ bằng văn bản của cơ quan chức năng. T4: Nạn chặt phá rừng và săn bắn bừa bãi xảy ra. T5: Bào hiểm du lịch mạo hiểm chưa được chú trọng. T6: Giá cả thiết bị hỗ trợ du lịch mạo hiểm rất cao, thường nhập từ nước ngoài. T7: Khí hậu phân chia hai mùa rõ rệt nên chỉ hoạt động tập trung trong một mùa. T8: Đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh như lâm Đồng , Nha Trang… . Điểm mạnh (S) Các chiến lược S-O : (Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội ) Các chiến lược S-T : (Sử dụng điểm mạnh để trành các đe dọa, thách thức) S1: Các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng tìm hiểu và khai thác loại hình du lịch mạo hiểm. S2: Công tác quảng bá, tiếp thị được chú trọng đầu tư. S3: Cơ sở lưu trú hiện đại S1,S3,S4,S5,S6,O1,O2,O3,O4, O5,O6,O7,O8 ,O9 : Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm du lịch mạo hiểm ở Daklak. S2,S6,O1,O2,O4 : Nâng cao hiệu quả S1,S3,T1,T4 : Đảm bảo vệ sinh , môi trường. S3,S4,S6,T3,T5,T6,T7:  Đảm bảo an toàn cho du khách . 36 và đạt chuẩn đang được đưa vào phục vụ. S4: Được sự quan tâm ưu ái của các cơ quan chức năng. S5: Du lịch văn hóa và du lịch sinh thái là thế mạnh của Daklak. S6: Có sự liên kết tour giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. marketing cho loại hình du lịch mạo hiểm. . Điểm yếu (W) Các chiến lược W-O : (Khắc phục điểm yếu và tận dụng cơ hội ) Các chiến lược W-T : (Biết điểm yếu để né tránh các đe dọa ) W1: Tổ chức tour còn theo phong trào, chưa có tính chuyên nghiệp. W2: Nguồn nhân lực còn hạn chế. W3: Nguồn hỗ trợ ngân sách cho hoạt động du lịch của tỉnh còn nhiều hạn hẹp. W4: Liên kết giữa các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ và phát triển du lịch còn yếu. W5: Hệ thống giao thông chưa được chú trọng đầu tư nhiều. W6: Năng lực đào tạo, quản lý còn hạn chế. W1,W2,W6,O1,O5 Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực mang tính chuyên nghiệp. W3,W4,W5,O2,O4,O5,O6,O7 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông. W3,W4,W5,T2,T3,T5, T6  Phòng ngừa rủi ro cho loại hình du lịch mạo hiểm. 37 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Cơ sở đưa ra giải pháp 3.1.1 Lý thuyết phát triển du lịch bền vững: Khái niệm: Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai (theo hội đồng du lich và lữ hành quốc tế WTTC-1996) Những nguyên tắc của du lịch bền vững. 1. Sử dụng tài nguyên một cách bền vững bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên ,xã hội và văn hoá.Việc sử dụng bền vững tài nguyên nền tản cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dai. 2.Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải,nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường,đồng thời cũng góp phần năng cao chất lượng du lịch 3.Duy trì tính đa dạng:duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hoá là rất quan trọng đối với du lịch bền vững tạo ra sức bật cho nghành du lịch. 4.Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia. 5.Hỗ trợ nên kinh tế địa phương ..Dụ lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường . 6.Thu hút sự tham gia cộng đồng của địa phương .Điều này ko chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu,thị hiêú của du khách. 7.Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng .Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. 8.Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch ,nhằm thực thi những sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch . 9.Maketing du lịch một cách có trách nhiệm .Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến moi trường tự nhiên xã hội và văn hoá khu du lịch,qua đó góp phần thoả mãn nhu cầu của du khách. 10.Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải giải quyết các vân đề ,mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà khinh doanh du lịch và du khách. 3.1.2 Khuynh hướng nhu cầu du lịch mạo hiểm hiện nay: Hiện nay, sự chuyển hóa các khuynh hướng nhu cầu du lịch rất đa dạng và nhanh chóng. Đặc biệt là xu hướng chuyển hóa từ du lịch thụ hưởng sang du lịch chủ động với tính tích cực vận động, tính trách nhiệm đối với môi trường và nhu cầu được trải nghiệm của du khách. Theo lý thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow, ông đã sắp xếp nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc đó là nhu cầu về cơ 38 bản, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu được thể hiện mình. Một khi các cấp bậc nhu cầu bên dưới đã được thoả mản đảm bảo thì họ có xu hướng tiến đến thang đo cuối cùng là tư thể hiện bản thân để sử dụng hết khả năng và năng lực của bản thân của họ, du lịch mạo hiểm cũng là một cách giúp con người ta trải nghiệm chính bản thân, họ muốn chinh phục những thử thách mà thiên nhiên thách thức những ngọn núi cao, những dòng sông đầy ghềnh thác…tất cả rùi sẽ bị chinh phục bởi nhu cầu ngày càng cao của con người vì vậy cho nên du lịch mạo hiểm đang là một loại hình được nhiều giới trẻ trong và ngoài nước ưa chuộng các tour truyền thống như sinh thái, văn hoá đang được có xu hướng chuyển dần qua các tour mạo hiểm. Nhiều người xem rằng du lịch mạo hiểm là cách để chiến thắng được bản thân và chế ngự nổi sợ hãi trong công việc cũng như trong cuộc sồng, du lịch mạo hiểm giúp người ta có phân tích các vấn đề một cách logic, giúp truyền đạt những thông điệp của tổ chức vào các cá nhân, hay một tập thể để thay đổi quan niệm của họ. Chính vì những lẽ đó mà hiện nay du lịch mạo hiểm là một sản phẩm du lịch được nhiều nơi trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam đưa vào khai thác và phát triển. 3.1.3 Điều kiện thuận lợi về tự nhiên của Đăk Lăk: Hầu hết các hoạt động du lịch mạo hiểm phải gắn liền với thiên nhiên, do vậy điều kiện tự nhiên là điều kiện tiên quyết để tổ chức các tour du lịch mạo hiểm. Như đã phân tích ở phần trên Đăk Lăk là một tỉnh có hệ thống sông ngoài khá dày với nhiều con sông lớn như Serêpôk với nhiều thác ghềnh hùng vĩ, sông Krông Ana êm đềm thơ, mộng với cuộc sống sinh hoạt của người dân ven hai bờ…, có nhiều hồ nhân tạo và hồ tự nhiên với diện tích rộng, các cánh rừng nguyên sinh còn hoang sơ và có đỉnh ChưYangSin là một đỉnh núi cao nhất ở Đăk Lăk đang thách thức những người yêu du lịch mạo hiểm đến để chinh phục, ngoài ra còn nhiều địa điểm chưa được khám phá. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều ưu đãi của thiên nhiên Đăk Lăk cần tận dụng thế mạnh của mình để khai thác loại hình này trong hiện tại cũng như trong tương lai. 3.2 Giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk Chiến lược S-O: 3.2.1 Chuổi giải pháp về củng cố và đa dạng hoá sản phẩm du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk: Sản phẩm du lịch Đăk Lăk còn nghèo nàn về nội dung cũng như nặng về lối mòn tham quan nên xây dựng những sản phẩm du lịch mạo hiểm góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch Đăk Lăk. Trong thời buổi kinh tế thế giới suy giảm nghiêm trọng, ngoài việc giảm giá các tour thì đổi mới sản phẩm du lịch cũng là cách để góp phần duy trì hoạt động ngành du lich. Trước tiên cần dựa vào điều kiện thực tế là du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk còn sơ khai, các nhà khai thác chưa trang bị nhiều về kiến thức tổ chức, cũng như các trang thiết bị đặc biệt cho những môn thể thao có tính rủi ro cao do vậy trong hiện tại chúng ta cần xây dựng những tour mạo hiểm dựa 39 trên mức độ nguy hiểm rủi ro thấp, dựa vào các điều kiện tự nhiên đặc thù của tỉnh để tổ chức, như băng rừng, chèo thuyền trên hồ, vượt sông…rồi sau khi đã có cơ sở vững chắc sẽ đẩy mạnh những môn mới với sự trang bị của nhiều trang thiết bị hiện đại như lướt ván, leo núi, dù lượn... Dựa vào thế mạnh của du lịch Đăk Lăk là du lịch sinh thái-văn hoá vì vậy việc lồng ghép các chương trình trong tour mạo hiểm với tham quan tìm hiểu văn hoá, các hoạt động vui chơi, giải trí giúp chương trình trở nên phong phú. Ngoài ra sau những chuyến đi dài thì việc nghĩ ngơi và hồi sức là thiết yếu vì vậy ta có thể kết hợp các sản phẩm lại với nhau trong một chương trình nhằm liên kết các chuổi sản phẩm du lịch hiện tại góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch và phát triển loại hình du lịch mạo hiểm của tỉnh 1. Du lịch mạo hiểm- Du lịch sinh thái: Tạo ra các sản phẩm cho du khách tự trải nghiệm nhưng không gò bó và tuân thủ các nguyên tắc của nhà điều hành. Các tour được tổ chức tại các cánh rừng, sông, suối với việc kết hợp du lịch sinh thái dã ngoại với các hoạt động mạo hiểm như băng rừng ở các khu rừng Nam Ka Yok Don, rừng quốc gia Chư Jang Sin…tuỳ theo mức độ của dòng sông mà du khách có thể vượt sông tại các dòng sông như Krông Ana, sông Hinh , SêrêPôk… bằng bè, leo xuống thác hoặc leo vách núi trong những chuyến đi sinh thái tại các khu du lịch đặc biệt là tại những địa điểm xung quanh các khu du lịch đã nổi tiếng. Việc kết hợp những tour du lịch truyền thống tới các khu du lịch của tỉnh, với một tour du lịch mạo hiểm tại một nơi gần đó, sẽ tạo nên một bước đột phá, tạo cho du khách một chuyến du lịch không thể nào quên. Kết hợp hoạt động du lịch mạo hiểm với các hoạt động của du lịch sinh thái nhằm tạo điều kiện cho các du khách có cơ hội trải mình hoà nhập với thiên nhiên thông qua đó việc tuyên truyền giáo dục cho các du khách về bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái nhằm phát triển du lịch bền vững theo chủ trương của tỉnh. Nhóm nghiên cứu đề xuất các chương trình như băng rừng Chư Yang Sing, Yok Đôn, Nam Ka..nhằm khám phá nét hoang dã các khu rừng nguyên sinh, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu khoa học có thể tìm ra những loại động thực vật mới. Hay vượt sông Sêrêpôk dòng sông chảy ngược duy nhất ở Việt Nam bằng các phương tiện thô sơ như bè tre, thuyền độc mộc, bè kết từ thân cây chuối, leo núi, khám phá hang động… Nhưng các hoạt động này có nhược điểm là chỉ diễn ra vào mùa khô khi mà điều kiện thời tiết thích hợp. Do vậy nhóm đề xuất một sự kết hợp sản phẩm thứ hai. 2. Du lịch mạo hiểm- Du lịch văn hoá và lễ hội. Kết hợp các hoạt động du lịch mạo hiểm trong các lễ hội lớn của các dân tộc Tây Nguyên như lể hội đâm trâu, lễ hội cầu mùa… để tổ chức các chương trình đang xen nhằm tạo cho du khách vừa tìm hiểu được phong tục văn hoá của dân bản địa vừa trải mình qua các hoạt động mạo hiểm. Vào mùa mưa khi mà các hoạt động du lịch đi vào trạng thái “ngủ đông” thì lợi thế về văn hoá là một lợi thế cho du lịch Đăk Lăk nhằm giới thiệu nền văn hoá đặc sắc với hơn 44 dân tộc và nhiều phong tục lễ hội. Việc tái hiện lại các hoạt động văn hóa kết hợp các trò chơi team building vào việc giới thiệu văn hoá các dân tộc để tìm hiểu phong tục tập quán của người Êđê, Mnông vào mùa 40 mưa…Du khách sẽ có những hiều biết về các hoạt động của người đồng bào trong mùa mưa, tham gia những buổi văn hoá cồng chiên, uống rượu cần, nướng cơm lam.. sau những chuyến đi vào rừng, lên rẩy, chèo thuyền khám phá sinh hoạt của người dân trên các hồ vào mùa nước lớn, kết hợp những hoạt động thể thao giúp cho du lịch tỉnh Đăk Lăk hoạt động liên tục trong mùa thông qua việc kết hợp du lịch mạo hiểm- du lịch văn hoá và lễ hội 3 .Du lịch mạo hiểm- Nghĩ dưỡng và Spa Sau một chuyến đi dài chắc hẵn du khách sẽ mất đi rất nhiều sức lực việc phục hồi lại sức khoẻ và nghĩ ngơi thư giản sau một cuộc hành trình là điều cần thiết, trước mắt các trung tâm nghĩ dưỡng hiện tại nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột cần phải trở nên chuyên nghiệp và kết hợp chặt chẽ với các công ty tổ chức du lịch mạo hiểm tạo nên sự liên kết và hỗ trợ giữa các ngành có liên quan với nhau. Thông qua các chương trình du khách được hướng dẫn các loại thảo dược dùng trong Spa và không đâu xa những loại thảo dược ấy chính là những bó thuốc, những hương liệu du khách thu được sau khi trải qua chuyến đi ở trong các cánh rừng…Việc kết hợp giữa hai hoạt động nghĩ dưỡng-và tự tìm thấy các loại thuốc dùng trong nghĩ dưỡng sẽ giúp thu hút được một lượng lớn khách. 4. Team building: Đây là loại hình mà các công ty hay các tổ chức dành cho nhân viên của công ty mình nhằm hướng tới mục tiêu chung của. Do vậy các nhà tổ chức cần liên hệ với các công ty trên trong và ngoài địa bàn tỉnh nhằm xây dựng những hoạt động phù hợp với yêu cầu mục đích của người yêu cầu đề ra để đảm bảo sau chương trình ý đồ của của tổ chức sẽ được truyền tải tới các nhâ n viên của họ sau chuyến đi. Do vậy việc khảo sát và tổ chức là hai yếu tố quan trọng mà các nhà tổ chức cần nắm được nhằm tạo ta những hoạt động du lịch mạo hiểm kết hợp với vui chơi, giải trí. Kết thúc mỗi chương trình nhà tổ chức cần có những tấm huy hiệu và bằng chứng nhận du khách đã chinh phục được thử thách trải qua môn thể thao mà đã tham gia. Có các loại huy hiệu và chứng nhận như leo, núi đi bộ, đạp xe, vượt thuyền… 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả Marketing cho loại hình du lịch mạo hiểm: Du lịch mạo hiểm là một loại hình mới và còn nhiều khó khăn trong công tác quảng bá và thu hút khách của tỉnh, các tour du lịch mạo hiểm về Đăk Lăk chủ yếu thông qua việc kết nối với các tour ở TPHCM và một số tỉnh khác lân cận như Nha Trang (motor bike, leo núi, băng rừng), Đà Lạt (Cycling, chèo thuyền..) ngoài ra các tour chủ yếu là tự phát, do vậy để chủ động thu hút khách du lịch đến với Đăk Lăk, nhóm xin đưa ra mô hình 8P để thu hút khách du lịch bao gồm: Product (Sản phẩm): Tập trung đổi mới và củng cố lại các sản phẩm hiện tại như trình bày ở trên. Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Chiêu thị và xúc tiến du lịch), People (Nhân sự), Packaging (Trọn gói), Programe (Chương trình và sự kiện) và cuối cùng là Partnership (Đối tác). Trong phần này nhóm xin đưa ra một số giải pháp cho công tác Chiêu thi- xúc tiến từ đó sẽ kéo theo các yếu tố khác thoả mãn 8P trong mô hình trên. Xét thấy về nhu cầu thị hiếu hiện tại cũng như thực 41 trạng của nền kinh tế thế giới, hơn bao giờ hết du lịch tỉnh Đăk Lăk cần hướng tới đối tượng khách nội địa đã và đang mang lại một nguồn thu nhập lớn cho du lịch tỉnh. Các du khách tham gia các tour du lịch mạo hiểm đến Đăk Lăk đều đi theo hình thức “bụi” hoặc “phượt” là những hình thức tự do không theo chương trình của các công ty du lịch do đó các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh cần thu hút lượng khách đầy tiềm năng này. Du khách nội địa là những người mua sắm nhiều sản phẩm du lịch của địa phương dịch vụ cưởi voi, rượu cần, đồ mỹ nghệ…nếu như các chương trình trong tour mạo hiểm được dàn trải đều và nhiều thử thách thu hút người tham gia thì chính những du khách này là phương tiện quảng bá tiết kiệm và hiệu quả nhất của ngành du lịch tỉnh nhà. Thực tế là các tour du lịch mạo hiểm đều chiếm một lượng thời gian khá nhiều của du khách nhưng các kỳ nghĩ hiện tại ở nước ta khá ngắn thêm vào đó là khoảng cách giữa các trung tâm đến Đăk Lăk khá xa (8h nếu đi bằng xe khách từ TPHCM) do vậy cần kết hợp với ngành hàng không và một số dịch vụ như lưu trú,nghĩ dưỡng… nhằm tạo ra các tour trọn gói và giảm được giá tour để thu hút khách nội địa vì giá của các tour này thường không rẻ. Nhưng xét trong dài hạn thì đối tượng khách nước ngoài sẽ là khách hàng chính cho du lịch mạo hiểm của Đăk Lăk bởi loại hình này phù hợp với thị hiếu và khả năng chi trả của khách nước ngoài, do vậy việc xây dựng các cơ sở lưu trú đạt chuẩn, nội dung các chương trình trong tour chu đáo và kỹ lưỡng, đánh bật lên được nét văn hoá đa dạng và phong phú của tỉnh, giới thiệu được các cảnh quan kỳ vĩ đầy thử thách với các du khách. Tổ chức quảng bá và xúc tiến môn du lịch mạo hiểm của tỉnh thông qua các banel, áp phích, tham gia các chương trình hội chợ du lịch trong và ngoài nước nhằm xây dựng thương hiệu du lịch mạo hiểm cho Đăk Lăk có thể kết hợp với tỉnh Nha Trang, Đà Lạt để tổ chức các cuộc thi du lịch mạo hiểm nhằm thu hút khách trong và ngoài. Bên cạnh đó Đăk Nông là một tỉnh mới tách ra từ Đăk Lăk và dòng sông SêrêPôk lại chảy qua địa phận hai tỉnh vì vậy cần kết hợp với chính quyền tỉnh bạn trong việc tổ chức các tour mạo hiểm trên dòng này. Ngoài ra việc phối hợp với công ty cà phê Trung Nguyên nhằm quảng bá các hình ảnh du lịch mạo hiểm của tỉnh trên bao bì của sản phảm cà phê Trung Nguyên sẽ tạo gây được hiệu quả vì thông qua thương hiệu nổi tiếng của cà phê Trung Nguyên du lịch mạo hiểm Đăk Lăk sẽ định vị được thương hiệu của mình được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Nhưng hiện nay các sản phẩm du lịch mạo hiểm của Đăk Lăk còn quá sơ khai chưa hoàn thiện về nội dung lẫn hình thức do vậy việc giới thiệu hình ảnh là giải pháp hiện thời nhằm thu hút các nhà đầu tư và khai thác dịch vụ để xây dựng loại hình này ngày càng phổ biến ở Việt Nam cũng như Đăk Lăk. Chiến lược S-T : 3.2.3 Giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường: Du lịch mạo hiểm là một loại hình gắn liền với tự nhiên và trực tiếp tác động đến môi trường tự nhiên thông qua các hoạt động của con người. Đăk Lăk là một tỉnh có thế mạnh về sinh thái, hầu như toàn bộ sản phẩm du lịch của tỉnh đều dựa vào khai thác môi trường tự nhiên. Như ở phần thực trạng nhóm đã phân tích thì hiện nay vấn đề ô nhiểm đã xuất hiện tại nhiều khu du lịch do ý thức 42 của người dân và du khách. Vì vậy giải pháp đặt ra hiện nay là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch sinh thái, đây không còn là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng của tỉnh, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh mà là còn của chính du khách và dân bản địa. Trước tiên các hướng dẫn viên du lịch phải là người ý thức được điều này và làm gương cho các du khách. Cần tuyên truyền vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường trên xe trước khi tham gia vào các chương trình của chuyến đi. Cần phải có tiêu chuẩn đánh giá phù hợp cho các khu du lịch “xanh và sạch” để đánh giá vấn đề vệ sinh môi trường. Bố trí thùng rác, nhà vệ sinh hợp lý thân thiện với môi trường. Việc xây dựng các nhà nghĩ trong rừng hay ở các khu vực ven sông phải đảm bảo mỹ quan với môi trường xung quanh. Việc thu gom rác ở những khu vực đoàn đi qua, không thải rác xuống nước việc đào các hố chôn rác ở những điểm tập trung là cần thiết. Trong các nhà nghĩ ven sông hay trong rừng việc sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên khi mà mạng lưới điện không đến được như năng lượng mặt trời, các tuapin công suất nhỏ đặt ở các thác nước nhằm tạo được nguồn năng lượng sạch và không gây ô nhiểm. Các định chế-chế tài nên được áp dụng cho việc xử phạt, hay lệ phí môi trường là cần thiết. Phát động những tour du lịch cộng đồng trong công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng rừng… nhằm đảm bảo và xây dựng một nền du lịch phát triển bền vững, đây là công việc mất nhiều thời gian do vậy cần tiến hành từng bước không nên nóng vội. 3.2.4 Giải pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia một số loại hình du lịch mạo hiểm: + Cung cấp các thông tin về những rủi ro mà du khách có thể găp phải trong chuyến đi. Thông qua việc in các sách báo, ấn phẩm chỉ ra cho du khách biết những hiểm hoạ họ có thể gặp phải khi tham gia loại hình này và các cách xử lý khi gặp những tình huống đó. Các nhà tổ chức phải lên kế hoạch thật cụ thể và chi tiết, bên cạnh đó phải có các phương án phòng ngừa rủi ro. + Yếu tố đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia loại hình du lịch mạo hiểm là hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của du khách, do vậy để làm được điều này trước tiên tỉnh Đăk Lăk nên quy hoạch phát triển các khu du lịch thể thao mạo (gần các trung tâm y tế huyện hay thành phố Buôn Ma Thuộc) hiểm nhằm chuyên môn hoá loại hình này ở tỉnh làm tốt việc này sẽ thu hút một lương lớn khách từ xưa đến nay hay tham gia vào các tour bụi. Nhà khai thác phải khảo sát các địa điểm tổ chức tour kỷ lưỡng, phù hợp với tính chất địa hình và thời tiết để thiết kế các tour phù hợp nhằm đảm bảo tính an toàn cao nhất cho du khách khi tham gia loại hình này. + Kiểm tra tình trạng sức khoẻ hiện tại của du khách, các bệnh tiền sử, nồng độ cồn, đặc biệt với môn thể thao dưới nước việc kiểm tra khả năng bơi lội là rất cần thiết trước khi cho du khách tham gia loại hình này + Trang bị các trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ và đạt yêu cầu cho du khách, các thiết bị thông tin liên lạc cho du khách hỗ trợ cho chuyến đi, thường xuyên bảo trì, sửa chữa và cấn thiết thì có thể trang bị dự 43 phòng nhằm đảm bảo an toàn cho chuyến đi.Kiểm tra tình trạng sử dụng của các trang thiết bị bằng cách ghi vào sổ nhật ký của trang thiết bị. Kiểm tra thể trạng và trọng lượng của người tham gia để có thể lựa chọn trang thiết bị phù hợp với người tham gia. + Hướng dẫn các kỹ năng sơ cứu tại chỗ như hô hấp nhân tạo, băng bó, rửa vết thương cho du khách khi tham gia chương trình. + Cần thực hiện công tác huấn luyện kỹ năng cho du khách khi tham gia du lịch mạo hiểm, bên cạnh đó việc thành lập các trung tâm thực hành cho du khách trước khi tham gia vào chuyến đi là rất cần thiết, như ở thành phố Hồ Chính Minh các trung tâm leo núi (quận 2), chèo thuyền …để khách tham gia có thể thực hành các kỹ năng cơ bản trước khi chinh phục các thử thách thật sự. + Sử dụng các hướng dẫn viên địa phương đã qua đào tạp sẽ bao gồm một số kỹ năng truyền thống của người địa phương như cách lấy nước trong ống tre, cách nấu cơm không cần xoong, cách tránh thú rừng hay côn trùng… khi tham gia các tour trong rừng là rất cần thiết. + Mua bảo hiểm du lịch mạo hiểm cho du khách là một trong những cách giúp phòng ngừa rủi ro gián tiếp. Chiến lược W-O: 3.2.5 Giải pháp xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực cho loại hình du lịch mạo hiểm: Trong bất cứ công việc gì con người vẫn là hạt nhân quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, trong ngành du lịch nếu không có con người thì cho dù cảnh quan có đẹp đến mấy thì cũng nằm trong hai chữ “tiềm năng”. Vì thế, để khai thác những thế mạnh về sinh thái và nhân văn đòi hỏi du lịch của tỉnh Đăk Lăk cần có đội ngũ những người làm du lịch chuyên nghiệp. Đặc biệt là đối với loại hình du lịch mạo hiểm, loại hình này yêu cầu những hướng dẫn viên phải có có những kiến thức về nghiệp vụ bên cạnh đó còn phải có nhiều kỹ năng khác như sơ cứu, khả năng xử lý những trường hợp rủi ro…Nhưng trong thực tế ở Việt Nam hiện nay, du lịch mạo hiểm chưa có một giáo trình hay tài liệu nào chuyên nghiệp nào được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, cao đằng hay trung cấp nghề nào. Vì vậy để giải quyết bài toán khó này, nhóm xin đưa ra hai giải pháp cho ngành du lịch ở Việt Nam và ngành du lịch ở Đăk Lăk. Đối với ngành du lịch Việt Nam trong trước mắt cần thành lập các trường nghiệp vụ du lịch mạo hiểm ở một số địa phương mạnh về loại hình này và ở một số trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang…, hay đưa bộ môn du lịch mạo hiểm vào giảng dạy như một nghành học trong ngành du lịch ở tất các các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp du lịch trong khắp cả nước. Việc cấp chứng chỉ hay văn bằng cho một cá nhân nào đó hoàn thành xong một khoá học như chứng chỉ về dù lượn, chứng chỉ các môn thể thao dưới nước là cần thiết để thuận tiện cho việc phù hợp với nghiệp vụ sau này, ngoài ra những người tốt nghiệp phải có chứng chỉ sơ cứu do các cơ quan y tế cấp. Do vậy cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan 44 chức năng trong việc thành lập các trường nghiệp vụ du lịch mạo hiểm. Việc biên soạn giáo trình cho công tác học tập và giảng dạy là vô cùng cần thiết, bởi hiện nay ở Việt Nam chưa có sách báo hay giáo trình nào phân tích và mổ xẻ những khía cạnh của loại hình này để làm điều này cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới thông qua việc áp sử dụng các tài liệu nước ngoài và áp dụng sao cho phù hợp với nền giáo dục và điều kiện thực tế ở Việt Nam . Câu hỏi lớn đặt ra là ai sẽ là người đứng trên bục để giảng dạy môn học mới này? vì từ trước đến nay du lịch mạo hiểm chưa được quan tâm đúng mức, theo nhóm nghiên cứu chúng ta có thể thuê các chuyên gia nước ngoài đang hoạt động du lịch mạo hiểm ở các địa phương có thế mạnh về loại hình này, hay các huấn luyện viên của các môn thề thao như leo núi, chèo thuyền, đi bộ, đua xe đạp..và một số chuyên gia bên ngành hàng không giảng dạy cho các môn dù lượn, khinh khí cầu…Nhà nước nên dành ra những suất học bổng du học ra nước ngoài ở những nước có loại hình này phát triển như Ấn Độ, Thái Lan,… để các sinh viên học tập trong nước yêu mến du lịch mạo hiểm có cơ hội học hỏi và trao dồi thêm kinh nghiệm nhằm phục vụ loại hình du lịch mạo hiểm nước nhà nhưng để tránh tình trạng chảy máu chất xám và thu hút được nhân tài thì nhà nước phải có những chính sách ưu đãi nhằm giữ chân và tạo điều kiện để các cá nhân có thể phát huy được hết bản thân vì ngành du lịch không chỉ là một ngành đơn thuần mang tính thương mại mà còn giáo dục cho con người lòng yêu quê hương đất nước, lòng mến khách của con người Việt Nam Riêng ở Đăk Lăk việc đảm bảo nguồn nhân lực trong nghành du lịch mạo hiểm là hết sức khó khăn, nhưng ban đầu cần tận dụng thế mạnh về ưu đãi thiên nhiên cũng như nguồn lao động tại chỗ. Do tính chất của sản phẩm du lịch mạo hiểm là sản phẩm cần có nhiều sản phẩm bổ trợ như các dịch vụ khuâng vác, dịch vụ dẩn đường, Tỉnh có thể mở các khoá huấn luyện cơ bản cho những người dân bản địa về nghiệp vụ và ngoại ngữ, bởi những người địa phương họ am tường về địa lý cũng như phong tục của địa phương mình bên cạnh đó cũng giúp tạo điều kiện công ăn việc làm,c ải thiện cuộc sống cho nguồn lao động tại chỗ từ đó đi đúng hướng với mục tiêu phát triển du lịch bền vững của tỉnh. Đội ngũ những người làm công tác rừng như lâm sinh, những người bảo vệ rừng, những người dân bản đia là lực lượng nhân lực rất cần thiết cho loại hình mới này của Đăk Lăk. Tỉnh có thể thuê các huấn luyện viên chuyên nghiệp bên Đà Lạt sang giảng dạy hay các huấn luyện viên các môn chèo thuyền, xe đạp, leo núi của trong chính nguồn lực của tỉnh để làm công tác giảng dạy và huấn luyện bên cạnh đó tỉnh nên in ấn và phát hành miễn phí những tài liệu này cho các hướng dẫn viên du lịch người bản địa để họ có cái nhìn sâu sắc hơn về loại hình này. Tỉnh cần có những chủ trương, chính sách thu hút người tài, tránh trường hợp sau khi ra trường những nguồn nhân lực của tỉn ở lại các trung tâm thành phố lớn làm việc. Việc nhanh chóng đưa ngành du lịch vào giảng dạy ở trường đại học Tây Nguyên là rất cần thiết vì hiện nay trường là một trung tâm đào tạo lớn ở Tây Nguyên và miền Trung trong tương lai khi qui mô và tầm vóc của trường mở rộng ra thì việc mở thêm nghành du lịch là tất yếu. Do vậy tỉnh cũng nên chủ trương liên kết với các các trường trong 45 khu vực hay thành phố Hồ Chí Minh về một số ngành quản lý kinh doanh du lịch, đào tạo hướng dẫn viên, nghiệp vụ và đặc biệt là ngoại ngữ. Bản thân các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải không ngừng nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực của chính doanh nghiệp mình thông qua việc tạo điều kiện để các nhân viên có thể phát huy được thế mạnh của mình, cần có chế độ đánh giá, khen thưởng nhằm khuyến khích các nhân viên không ngừng rèn luyện nâng cao chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. 3.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng: Du lịch mạo hiểm là một loại hình ít chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng trên thực tế để thu hút được du khách đến với loại hình mới này của Đăk Lăk thì việc xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện, an toàn hiện đại rút ngắn khoảng thời gian di chuyển của du khách sẽ góp phần kéo được nhiều du khách hơn đến với Đăk Lăk. Trước mặt tỉnh cần nâng cấp và mở rộng quốc lộ 14 vì đây là tuyến đường giao thông huyết mạch nối với thành phố Hồ Chí Minh nơi mà khuynh hướng tham gia loại hình du lịch mạo hiểm ngày càng nở rộ sau đó là các quốc lộ 26 và 27 đây là hai quốc lộ nối với hai tỉnh có loại hình du lịch mạo hiểm rất mạnh. Bên cạnh đó công tác kiểm tra chất lượng các phương tiện giao thông một cách chặt chẽ và đội ngũ tài xế cần phải có trách nhiệm và thái độ đúng khi tham gia giao thông. Ngoài ra việc nâng cấp lại sân bay Buôn Ma Thuột để tạo ra sự lựa chọn phương tiện di chuyển mới cho du khách. Các khu du lịch sinh thái hiện đang được khai thác ở Đăk Lăk đều hoàn toàn có khả năng khai thác du lịch mạo hiểm, và các khu du lịch này cách thành phố Buôn Ma Thuột không quá xa (từ 25km-65km) nên cần đảm bảo chất lượng các tuyến đường tỉnh lộ. Mở thêm tuyến giao thông xuyên tỉnh từ huyện Krông Bông sang tỉnh Khánh Hòa nhằm phát triển vùng kinh tế khu vực này, đẩy mạnh phát triển du lịch đến các buôn làng, khu hang đá lịch sử Đăktour, và một số cảnh quan thác ở đây. Do vậy việc quy hoạch các khu du lịch thể thao mạo hiểm tại các cụm du lịch Lăk-KrôngBông, cụm KrôngAna-Cưkuin, cụm Buôn Đôn, Cụm Krông Pak, Eakar, Madrac và vùng phụ cận tạo thành các cụm du lịch mạo hiểm xung quanh thành phố Buôn Ma Thuột nên trước tiên Buôn Ma Thuột phải là một trung tâm của bốn cụm này. Việc xây dựng Buôn Ma Thuột là một thiên đường cà phê thông qua quảng bá thì chắc hẳn lượng du khách đến đây sẽ rất nhiều và vực dậy được các cụm du lịch lân cận, muốn làm được điều đó thành phố Buôn Ma Thuột cần xây dựng các trung tâm vui chơi, giải trí, mua sắm, nghĩ dưởng… Xây dựng các cơ sở lưu trú ở các cụm du lịch mạo hiểm như motel, stay home, nhà trên cây, cắm trại ngoài trời…để du khách tham gia có nhiều lựa chọn trong chuyến đi. Chi tiết mô hình các khu du lịch mạo hiểm sẽ được giới thiệu phần sau. 46 Một thực tế không chỉ riêng cho du lịch Đăk Lăk mà cả nước Việt Nam là hiện nay các trang thiết bị hỗ trợ cho du lịch mạo hiểm có giá thành rất cao và thông thường là nhập từ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước ngoài vấn đề về nhân sự cho nghành du lịch thì vấn đề trang thiết bị hỗ trợ cũng là một bài toán khó cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh loại hình này. Do đó trước mắt chính phủ nên có những chính sách ưu đãi về thuế cho việc nhập khẩu những mặt hàng này song song với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài vào hợp tác đầu tư xây dựng với các doanh nghiệp trong nước đủ năng lực nhằm sản xuất mặt hàng này ngay trên thị trường Việt Nam để giảm bớt giá thành. Chiến lược W-T: 3.2.7 Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong loại hình du lịch mạo hiểm: Như đã phân tích ở phần lý luận du lịch mạo hiểm là loại hình ẩn chứa nhiều sự rủi ro, bởi du khách tham gia trực tiếp vào những hoạt động thể thao chứa đựng yếu tố mạo hiểm. Do vậy chúng ta cần phải có những phương pháp nhận diện rủi ro để cung cấp cho du khách tham gia biết được những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn mà họ có thể gặp phải trong chuyến đi của mình. Để làm được điều này các cơ quan chức năng có liên quan cũng như các doanh nghiệp khai thác phải liệt kê những rủi ro này. Qua tìm hiểu một số phương pháp thì nhóm đưa ra những nhận diện sau: Nhận diện rủi ro: + Rủi ro từ các yếu tố bất khả kháng như động đất, lở núi, lũ lụt, lũ quét… + Rủi ro từ công tác tổ chức-hướng dẫn của nhà khai thác khi không cung cấp thông tin đầy đủ về những rủi ro cho khách, không phân tích, khảo sát điều kiện địa hình trước khi tổ chức tour, không kiểm tra sức khoẻ du khách, không dự báo điều kiện thời tiết, không kiểm tra các trang thiết bị trước khi tổ chức. + Rủi ro từ các trang thiết bị: Tình trạng của trang thiết bị không đáp ứng được an toàn cho du khách, trang thiết bị không thích hợp với kích cỡ và trọng lượng của du khách. + Rủi ro do tâm lý chủ quan của du khách: không tuân theo hướng dẫn của huấn luyện viên, tự ý tách khỏi đoàn… + Rủi ro do pháp lý: chưa có luật ban hành về những vấn đề nảy sinh trong du lịch mạo hiểm dể dẫn đến tình trạng tranh chấp kiện tụng khi xảy ra rủi ro. + Rủi ro về văn hoá: Đăk Lăk là một vùng có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, việc khai thác du lịch sẽ ảnh hưởng đến đời sống văn hoá, các phong tục, tục lệ của người đồng bào do vây cần cung cấp thông tin cho du khách nhằm tránh các hiểu lầm về văn hoá. Như khi vào buôn làng dân tộc Êđê không được gọi lợn nuôi là “heo mọi”.. + Rủi ro về chính trị: do Đăk Lăk nằm trong vùng có chính trị nhạy cảm, do vậy khi tổ chức các nhà khai thác phải có phương án phòng ngừa trong việc di chuyển du khách của họ ra khỏi khu vực khi có biến động chính trị xảy ra. 47 Phân tích rủi ro: Các rủi ro khi tham gia các tour mạo hiểm thông thường là do yếu tố về con người nó nằm khâu tổ chức là chủ yếu, từ việc không cung cấp đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ, công tác dự phòng y tế cứu nạn, các phương tiện cứu hộ còn thô sơ. Các nhà tổ chức cần nghiên cứu kỹ địa hình trước khi đưa ra sản phẩm, các công tác cứu hộ và phòng chống rủi ro cần đảm bảo khi tổ chức tour. 3.2.8 Mô hình liên kết các tuyến du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk: Cơ sở xây dựng mô hình: Với điều kiện địa lý đa dạng với nhiều sông suối thác ghềnh, nhiều cánh rừng nguyên sinh trải dài và rộng thì du lịch mạo hiểm Đăk Lăk rất thích hợp để tổ chức các tour này không chỉ riêng cho du khách ưa khám phá mà còn là chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu và tìm hiểu các loại động thực vật cũng như khám phá huyền thoại của dòng sông chảy ngược Sêrêpok. Văn hoá của Đăk Lăk đa dạng với hơn 44 dân tộc thiểu số việc giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hoá thông qua các tour dài ngày giúp du khách hiểu hơn vấn đề này. Qua phân tích thực trạng nhóm nghiên cứu thấy rằng sự liên kết giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh là quá yếu vẫn theo chủ trương “mạnh ai nấy làm” dẫn đến các sản phẩm du lịch không chỉ riêng du lịch mạo hiểm nghèo nàn, rời rạc, kém đa dạng, không kết hợp với nhau gây ra sự nghèo nàn và nhàm chán. Do vậy thông qua mô hình ta sẽ thấy các địa phương liên kết lẫn nhau. Mục đích của mô hình sẽ giúp cho các địa phương trong tỉnh liên kết với nhau tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú,đa dạng và đặc biệt trong mô hình này với cách sắp xếp phù hợp với thời gian và đối tượng du khách tham gia, du khách có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc chỉ tham gia tại một vùng nhưng vẫn đảm bảo các tour không trùng lập nhau. Tuỳ thuộc vào quỹ thời gian mà người tham gia có thể tham gia các tour ngắn ngày hoặc dài ngày, tuỳ thuộc vào sức khoẻ và ngân sách cho chi tiêu du lịch người tham gia có thể tham gia các tour có tính mạo hiểm thấp hoặc cao, giá thành thấp hoặc cao… Miêu tả: Với thành phố Buôn Ma Thuột với một ngôi sao màu đỏ là trung tâm liên kết với các cụm du lịch khác thành phố Buôn Ma Thuột phải là trung tâm hạt nhân thu hút khách với các cơ sở lưu trú hiện đại, nhiều khu vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng, các bảo tàng trưng bày các hiện vật văn hoá lịch sử của tỉnh và là trung tâm đầu nảo trong việc truyền thông tin cho du khách trong suốt cuộc hành trình. Bên cạnh đó việc liên kết với các tỉnh bạn như Nha Trang, Lâm Đồng tại các đầu mút quan trọng là Lăk và Madrak bởi hai địa phuơng này có thế mạnh về du lịch mạo hiểm và thường xuyên đưa khách khám phá Đăk Lăk.Quan trọng hơn là liên kết với Campuchia thông qua những tour đi rừng xuyên quốc gia sẽ mở ra các tour du lịch quốc tế trong khu vực tam giác vàng Việt Nam-Lào- CamPuchia. Qua mô hình ta thấy việc bố trí đường đi không trùng lặp nhau làm cho các chương trình khám phá trở nên đa dạng, trên mô hình ta thấy hình ảnh nằm trên đường đi thể hiện việc di chuyển bằng đường sông xuôi theo chiều của dòng sông và không thể đi ngược lại còn những hình 48 ảnh nằm giữa hai đường đi như xe đạp, xe motor, đi bộ xuyên rừng là cách có thể di chuyển theo hai chiều, như vậy tuỳ theo nhu cầu của người tham gia mà các tour có thể dài ngày hay ngắn hày phù hợp với quỹ thời gian của người tham gia. Dựa vào điều kiện tự nhiên từng khu vực mà nhóm đưa vào những môn thể thao phù hợp với từng vùng và tốc độ phát triển của khu du lịch đó vì vậy việc qui hoạch các cụm du lịch mạo hiểm để phát huy thế mạnh dựa vào đặc tính địa hình của các khu du lịch. Màu vàng tượng trưng cho cụm du lịch Krông Păk -Madrăc- Eakar và các vùng phụ cận đây là một vùng bình nguyên, khí hậu mát mẻ thích hợp cho việc tổ chức các loại hình như nhảy dù, tàu lượn, bắn súng…Màu xanh chuối của cụm KrôngAna-Cưkuin là nơi của những con thác hung hãng trên dòng sông Sêrêpôk như Draysap, Gia Long nơi đây phù hợp cho các hoạt động chèo thuyền vượt thác, leo vách núi. Khu vực Lăk-Krông Bông màu xanh nước biển đậm tượng trưng cho rừng, các dòng thác hoang sơ, hồ Lăk… và các buôn làng của người Êđê và Mnông nơi đây rất phù hợp để tổ chức các tour băng rừng, lướt ván, leo núi… Cuối cùng là cụm du lịch Buôn Đôn-CưMgar-Easup với màu xanh nước biển lạt ngoài những ưu đãi thiên nhiên về rừng núi đây còn là nơi chứa đựng nhiều câu chuyện huyền thoại về đàn voi của tỉnh nơi đây phù hợp để tổ chức các tour vượt thác,cưỡi voi vượt sông, đi bộ xuyên rừng.. Mô hình thể hiện lên được sự liên kết giữa các địa phương trong khu vực trong việc di chuyển từ vùng này sang vùng khác kết hợp với các hoạt động du lịch mạo hiểm khác nhau, qua đó ta cũng thấy rõ được tiềm năng khai thác du lịch mạo hiểm riêng biệt của từng vùng là khác nhau 3.3 Một số kiến nghị của nhóm: Các kiến nghị với cơ quan nhà nước: o Cần ban hành những cơ chế, chính sách phát triển du lịch mạo hiểm sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế phù hợp với xu thế hội nhập của thời đại, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác, kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm. o Nên có những chính sách ưu đãi về thuế đối với các trang thiết bị nhập từ nước người. o Có chính sách ưu đãi hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất các thiết bị hỗ trợ du lịch mạo hiểm. o Ưu đãi về thuế thu nhập cho các doanh nghiệp khai thác loại hình du lịch mạo hiểm. o Tăng cường vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường bộ để có thể tiếp cận và khai thác các khu du lịch mạo hiểm mới. o Ðẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, bãi bỏ các giấy phép con, giải quyết thủ tục tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm theo hướng một cửa, tức là một cơ quan cấp phép, các ngành, địa phương hữu quan phối hợp hỗ trợ triển khai thực hiện, không được có biểu hiện cản trở doanh nghiệp trong quá trình tổ chức tua du lịch mạo hiểm cho khách tại Việt Nam. 49 o Có chính sách xã hội phù hợp cho các đồng bào dân tộc vùng xâu vùng xa, để xoá đói giảm nghèo tránh tình trạng chặt phá rừng, cũng như công tác tư tưởng cho các dân tộc Tây Nguyên để tránh các thế lực thù địch thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc trong khối đại đoàn kết dân tộc. Kiến nghị với Tổng cục du lịch Việt Nam: o Thành lập hiệp hội du lịch mạo hiểm Việt Nam nhằm định hướng và phát triển loại hình mới này. (chi tiết về tổ chức vàcơ cấu hiệp hội xem ở phần phụ lục) o Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào vào việc khai thác và quản lý du lịch. o Xây dựng những chỉ tiêu cơ bản đối với loại hình du lịch mạo hiểm để quản lý các doanh nghiệp kinh doanh và khai thác loại hình này đồng thời bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn cho du khách o Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế và các sự kiện tương tự khác nhằm quảng bá loại hình du lịch mới của Việt Nam. o Phối hợp và giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước trong việc tổ chức các sự kiện du lịch mạo hiểm. o Tổ chức các hội thao, hội thảo bàn về các kinh nghiệm tổ chức, khảo sát và xây dựng những môn thể thao mới cho loại hình du lịch mạo hiểm. o Nhanh chóng thành lập các trường nghiệp vụ du lịch mạo hiểm, đưa bộ môn này vào trong tất cả các trường đại học, cao đằng trung cấp du lịch trên cả nước. o Cần có chính sách nâng cao trình độ dân trí cho người dân tỉnh Đăk Lăk, tổ chức các chương trình giáo dục những người dân làm du lịch và người dân sống ven các khu du lịch trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và ý nghĩa sâu sắc của việc làm du lịch. o Liên kết với các doanh nghịêp kinh doanh bảo hiểm để xây dựng mức bảo hiểm mới phù hợp với xu hướng mới của loại hình này hiện nay. Kiến nghị với ngành du lịch tỉnh Đăk Lăk: o Cần định hướng đi thích hợp cho việc phát triển và mở rộng loại hình du lịch mạo hiểm ở các địa phương trong tỉnh. o Liên kết giữa các địa phương trong tỉnh để tạo nên những sản phẩm du lịch mạo hiểm phong phú và đa dạng o Tổ chức các chương trình xúc tiến quảng bá để xây dựng thương hiệu du lịch mạo hiểm của tỉnh nhà. o Hợp tác với các tỉnh lân cận như Đà Lạt, Nha Trang để phát huy thế mạnh của tỉnh về tự nhiên, thông qua việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho loại hình du lịch mạo hiểm. Tận dụng để phát huy sức mạnh của tỉnh và khắc phục điểm yếu của mình. o Phối hợp các cơ quan chức năng khác trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, khai thác và hợp tác với các doanh nghiệp trong tỉnh. 50 o Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn về công tác quản lý cũng và vững vàng đạo đức nghề nghiệp. o Phát triển du lịch theo xu hướng phát triển du lịch bền vững gắn liền việc đảm bảo môi trường, đảm bảo an toàn cho du khách và giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc địa phương. Kiến nghị với hiệp hội du lịch Đăk Lăk: Sơ nét về hiệp hội du lịch Đăk Lăk: Được thành lập vào cuối năm 2008, dù chỉ vừa mới ra đời nhưng hiêp du lịch Đăk Lăk đã thể hiện được vai trò của mình thông qua những hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh, đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh hỗ trợ lẫn nhau và cạnh tranh lành mạnh. Trên đà đó trong tương lai với vai trò của mình hiệp hội sẽ mở ra một tương lai tươi sáng cho ngành du lịch tỉnh nhà với sự đa dạng hóa sản phẩm, tư vấn các doanh nghiệp về luật pháp…. Sự ra đời của hiệp hội du lịch tỉnh giúp cho các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau cùng nhau hoạt động trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh và tiếp tục đưa thương hiệu du lịch Đăk Lăk đến nhiều địa phương khác trong nước cũng như tầm thế giới. Trên thực tế hiệp hội chỉ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp nên gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí cũng như nguồn nhân lực trong khi đó du lịch mạo hiểm là loại hình đòi hỏi rất nhiều trên nhiều phương diện khác nhau do vậy trách nhiệm trên vai của hiệp hội trước mắt và về lâu dài là rất khó khăn và gian nan. Nhóm nghiên cứu xin đưa một vài kiến nghĩ sau để hiệp hội du lịch Đăk Lăk có thể phát triển và mở rộng loại hình du lịch mạo hiểm. o Cần xác định cụ thể nhựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà hiệp hội phải vươn đến trong tương lai. o Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể tham gia vào hiệp hội. o Liên kết chuổi các sản phẩm du lịch và các dịch vụ du lịch để tạo thành một chuổi thống nhất về sản phẩm trong việc đa dạng hóa sản phẩm o Hiệp hội cần xác định các xu hướng mới của thị trường nhằm đưa ra các sản phẩm du lịch mới phù hợp với thời đại. o Tham gia nhiều hơn các hoạt động du lịch trong và ngoài nước để xúc tiến quảng bá hình ảnh riêng của du lịch tỉnh. o Thực hiện nhiều hoạt động trong việc bảo vệ du khách và đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • docNCKHSV A3.doc
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan