Đề tài Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh hà tây từ nay đến năm 2010

Ngay từ những năm 50 – 60 của thế kỷ 20, nhiều nước đã tăng trưởng nền kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay nói cách khác, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ. Việc phát triển của khoa học và công nghệ luôn gắn liền với phát triển nguồn nhân lực (với chất lượng đào tạo và chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý). Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật, nghĩa là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên (học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và sức khỏe) là tiền đề thành công của các nước công nghiệp mới ở châu Á như: Hàn Quốc, Xinhgapo, Hồng Kông, Malaysia Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc hấp thụ được các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ trí thức. Do vậy, con đưòng duy nhất là phải đầu tư để phát triển nguồn nhân lực.

doc84 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh hà tây từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất về kho học và công nghệ mới của thế giới. Đây là yếu tố rất quan trọng để Hà Tây có thể đi tắt, đón đường trong phát triển kinh tế xã hội. - Nhờ những thành tựu của giáo dục và các chính sách kinh tế xã hội khác mà chỉ số phát triển con người của Hà Tây (theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tây) tính theo các tiêu thức do UNDP đưa ra thì chỉ số HDI của Việt Nam là 0,664 năm 2000 và của Hà Tây ước đạt 0,67 điểm, cao hơn mức bình quân cả nước. Tuy nhiên, nền giáo dục Hà Tây còn có những hạn chế sau: - Chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học tuy đang ngày càng được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành; phương pháp tư duy khoa học của đa số sinh viên còn yếu; năng lực vận dụng kiến thức học ở trường vào thực tiễn cuộc sống còn thấp. - Hiệu quả đào tạo còn thấp. Đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề còn chưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng lao động. - Cơ cấu đào tạo nhân lực về trình độ, ngành nghề chưa hợp lý, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. - Nội dung và phương pháp giảng dạy còn lạc hậu. Do những bất cập này của giáo dục Hà Tây nên chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn hạn chế. So với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhân lực khoa học, công nghệ hiện nay còn quá thiếu hụt cả về số lượng và cơ cấu, đó là: - Đa số lao động chưa qua đào tạo và trình độ học vấn thấp (51,7% có học vấn từ tiểu học trở xuống); số lao động được đào tạo thì đa số đang làm việc trong các cơ sở có công nghệ lạc hậu hoặc làm trái ngành, trái nghề. - Cơ cấu lao động được đào tạo còn mất cân đối quá lớn: cơ cấu giữa đại học – trung học – công nhân ở Hà Tây hiện nay là 1 –1,6 – 4,5 trong khi đó ở các nước phát triển là 1 – 4 – 40. - Lực lượng lao động khoa học và công nghệ vừa thiếu lại không đồng bộ; phan bổ chưa hợp lý. Số cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên phần lớn tập trung ở khu vực đô thị và các cơ quan quản lý nhà nước, việc phân công, sử dụng đội ngũ này còn cứng nhắc. Với thực trạng nguồn nhân lực như vậy và với trình độ kinh tế còn thấp kém (về mặt kinh tế, Hà Tây chưa đạt được mức bình quân chung cả nước), để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không còn con đường nào khác, Hà Tây phải đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chương 3 Một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống giáo dục -đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Tây I. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo. 1. Định hướng chiến lược phát triển Giáo dục -đào tạo theo tinh thần nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII,nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của giáo dục-đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII, nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ IX của Đảng đã đưa ra những quan điểm cơ bản chỉ đạo sự phát triển giáo dục : Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện các mục tiêu KT-XH, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một hướng chính của đầu tư phát triển. Mục tiêu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá,khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp...Mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức . Phát triển giáo dục-đào tạo gắn với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, yêu cầu phát triển của đất nước và phù hợp với yêu cấu xu thế của thời đại. Giáo dục-đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Dân chủ hoá, xã hội hoá giáo dục nhằm tạo công bằng xã hội trong giáo dục và nâng cao trách nhiệm của mọi người đối với giáo dục thế hệ trẻ cũng như tăng cường các nguồn lực cho giáo dục . Giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập, đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục-đào tạo, trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý, tạo cơ hội để mọi người có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu hoàn cảnh của mình. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng nêu ra những định hướng phát triển giáo dục-đào tạo giai đoạn 2001-2005: Tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện trong phát triển giáo dục-đào tạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Luậy giáo dục. Định hình quy mô giáo dục-đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu cấp học,ngành nghề và cơ cấu theo lành thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các cấp. Củng cố và duy trì thành quả phổ cập giáo dục Tiểu học và xoá mù chữ, đăc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS, xây dựng thêm trường học ở các cấp phổ thông, đảm bảo số học sinh trong lớp ở từng cấp học theo tiêu chuẩn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đưa số học sinh trung học tăng 7%/năm. Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao. Đổi mới công tác quản lý và tổ chức giáo dục, xây dựng hệ thống giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời theo hướng thiết thực, hiệ đại, gắn chặt với yêu cầu của xã hội. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để bảo đảm sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững . Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục-đào tạo. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho giáo dục và đào tạo. Tiếp tục xây dựng trường chuẩn quốc gia các bậc tiểu học,THCS và THPT. 2. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh Hà Tây ( Nghị quyết Đại biểu đại hội đại biểu Đảng Tỉnh lần thứ IX tháng 12/2000 ) Nghị qyết đã đề ra phương hướng giải pháp tiếp tục thực hiện phát triển giáo dục đào tạo theo tinh thần nghị quyết trung ương khoá VIII nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiệ đại hoá, cụ thể là : Nâng cao chất lượng dạy và học, giữ vững phổ cập xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, hoàn thành phổ cập THCS, phổ cập THPT ở thị xã , thị trấn và nơi có điều kiện. Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuẩn hoá giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm động viên và huy động mọi nguồn lực chăm lo cho sự phát triển giáo dục đào tạo . Tiếp tục đa dạng hoá các loại hình đào tạo, củng cố và nâng cao chất lượng các trung tâm hường nghiệp dạy nghề, khuyến khích các địa phương, tổ chức cơ sở sản xuất, tư nhân, mở các lớp dạy nghề và bồi dưỡng cho người lao động . Mục tiêu phát triển giáo dục-đào tạo Hà Tây thời lỳ công nghiệp hoá, hiệ đại hoá đất nước là : Giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tăng tỷ lệ họ sinh tiểu học trong độ tuổi 6-10 tuổi đến trường từ 97% năm 2000 lên 99% năm 2005 và đạt 100% vào năm 2010. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010, tăng tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi 11-14 tuổi đến trường từ 93,5% năm 2000 lên 98% vào năm 2010. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Duy trì cho tất cả học sinh lớp 3 đến lớp 9 được học ngoại ngữ . Đưa tin học vào dạy ở các trường tiểu học ở thị xã, thị trấn và toàn bộ các trường THCS trong tỉnh vào năm 2005. Đến năm 2010 toàn bộ các trường tiểu học trong tỉnh được học tin học và 100% số trường THCS có thư viện, phòng thí nghiệm đạt chuẩn theo qui định của Bộ giáo dục-đào tạo. Nâng cao trình độ giáo viên, phấn đấu đào tạo đủ giáo viên ngoại ngữ và giáo viên các môn năng khiếu vào năm 2005, đưa tỷ lệ giáo viên tiểu học vượt tiêu chuẩn là 90% và giáo viên THCS vượt chuẩn là 80% vào năm 2010. Đảm bảo hệ thống trường lớp phục vụ cho học sinh học tập, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học đủ để số trường tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt 50% vào năm 2005 và lên 100% vào năm 2010. Tập trung xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đưa số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia từ 44 trường năm 2000 lên 120 trường vào năm 2005. Phấn đấu xây dựng 50 trường THCS đạt chuẩn quốc gia vào năm 2005, 100 trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010 II. Dự báo về phát triển và phân bố mạng lưới hệ thống giáo dục -đào tạo từ nay đến năm 2010 1. Giáo dục phổ thông Giáo dục mầm non Chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi một cách có chất lượng để phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ trên cơ sở một chương trình nuôi dạy trẻ khoa học, một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp và hiểu biết nghiệp vụ, một hệ thống trường lớp phù hợp với các loại hình đa dạng và có một số trường mầm non chuẩn mực , một mạng lưới phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ đến từng gia đình kể cả các vùng nônh thôn, miền núi. Có chín sách đầu tư và đãi ngộ hợp lý giáo viên mầm non ở khu vực nâng thôn, miền núi và vùng khó khăn. Đến năm 2005 tuyển công chức ( biên chế ) cho 30% giáo viên mầm non và đến năm 2010 tuyển 60%. Đến năm 2010, hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục dưới mọi hình thức. Tăng tỷ lệ trẻ 0-2 tuổi đến nhà trẻ từ 25% năm 2000 lên đến 36% vào năm 2010. Đối với trẻ từ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường từ 67,4% năm 2000 lên 80% năm2010. Riêng trẻ 5 tuổi tăng tỷ lệ huy động đến lớp mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 99,5% năm 2000 lên 99,9% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 15% vào năm 2005 và dưới 10% năm 2010. Tăng cường đầu tư đồ dùng, đồ chơi cho các trường, lớp mầm non theo điều lệ trường mầm non của bộ giáo dục-đào tạo quy định, phấn đấu đến năm 2010 có 100% số trường lớp được trang bị đủ . Xây dựng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2010 có 50% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia . Đầu tư kinh phí xoá 414 phòng học tạm ở các trường, lớp mầm non vào năm 2005. Tăng cường cơ sở vật chất các trường mầm non, đến năm 2005 có 30% số trường trong xã có trường mầm non được xây dựng kiên cố, đến năm 2010 nâng lên 70% Bảng 25: Dự báo về giáo dục mầm non tới năm 2010 Tiêu chí Đơn vị Năm 2002 Năm 2005 Năm 2010 Trẻ từ 0-2 tuổi Người 126961 123548 113722 Trẻ từ 3-5 tuổi Người 11802 125604 118582 Trẻ 5 tuổi Người 39067 42116 40557 Số lượng trường Trường 349 356 363 Số cháu đi nhà trẻ Cháu 33508 39621 41189 Số cháu đi mẫu giáo Cháu 79671 93711 95116 Số cháu 5 tuỏi đi học mẫu giáo Cháu 41905 41983 40516 Số nhóm trẻ Nhóm 2652 3648 5884 Số lớp mẫu giáo Lớp 2976 3731 4326 Số cô giáo nhà trẻ Người 3505 4625 5884 Số cô giáo mẫu giáo Người 3969 4599 4758 Số phòng học NT Phòng 1748 2700 5884 Số phòng học MG Phòng 2870 3652 4326 NSNN cho mầm non Triệu đồng 16500 19500 25750 Kinh phí của dân góp cho mầm non Triệu đồng 10678 14280 30588 Giáo dục tiểu học Tạo điều kiện cho trẻ em trong độ tuổi tiểu học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, có lòng ham mê và những kỹ năng cơ bản đầu tiên để học tập suốt đời. Giữ vững thành quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, huy động 99,95% trẻ từ 6 tuổi vào lớp một, tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 97,8% năm 2000 lên 99% năm 2005 và 99,8% năm 2010. Đảm bảo hệ thống trường lớp phục vụ cho học sinh học tập. Giữu vững hệ thống các trường tiểu học hiện có. Tới năm 2005 thành lập thêm được 7 trường tiểu học bán công chất lượng cao tại 7 huyện thị xã, cho tới năm 2010 thành lập tiếp 7 trường ở các huyện còn lại. Số các trường học 2 buổi/ngày lên 100% năm 2010. Tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia, đưa số trường đạt chuẩn từ 65 trường năm 2001 lên 200 trường vào năm 2005. Tăng cường đầu tư thiết bị thí nghiệm, phấn đấu đến năm 2005 có 200 trường tiểu học được trang thiết bị thí nghiệm, thực hành theo chuẩn của bộ giáo dục- đào tạo và đưa số các trường đạt chuẩn về trang thiết bị lên 100% số trường vào năm 2010. Nâng cao chất lượng giảng dạy đại trà , duy trì cho tất cả các học sinh từ lớp 3 trở lên được học ngoại ngữ. Đưa tin học vào lớp 5 ở các trường tiểu học ở thị xã và thị trấn trong tỉnh vào năm 2005 và toàn tỉnh vào năm 2010. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên. Đưa số giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên đạt 90% vào năm 2010, đào tạp đủ giáo viên các môn năng khiếu và ngoại ngữ vào năm 2005 Bảng 26: Dự báo về giáo dục tiểu học tới năm 2010 Tiêu chí Đơn vị Năm 2002 Năm 2005 Năm 2010 Dân số từ 6-10 tuổi Người 237502 207138 201463 Trẻ 6 tuổi Người 43141 34983 36158 Số lượng trường Trường 355 362 369 Số lượng lớp Lớp 7178 6382 6548 Số lượng học sinh Học Sinh 234875 205357 200726 Số lượng giáo viên Người 9690 9573 9822 Số phòng học Phòng 4950 5106 5457 NS Nhà nước Triệu đồng 93950 102678 120436 NS dân góp Triệu đồng 9072 13656 19068 Giáo dục trung học cơ sở Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho học sinh phát triển hài hoà vầ đức và tài, phẩm chất và năng lực, sức khoẻ và thẩm mỹ. Giữ vững là tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS. Giữ vững hệ thống các trường THCS hiện có, đến năm 2005 xây dựng và thành lập thêm 7 trường THCS bán công chất lượng cao ở 7 huyện thị xã và xây dựng tiếp 7 trường ở các huyện thị xã còn lại tới năm 2010. Tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia, đến năm 2005 có 150 trường đạt chuẩn và 100% số trường vào năm 2010 Nâng cao chất lượng giảng dạy, đảm bảo 50% các trường đều có thư viện, phòng thí nghiệm chuẩn theo qui định của bộ giáo dục đào tạo vào năm 2005 và 100% vào năm 2010. Giảng dạy tin học ở tất cả ccs trường THCS trong tỉnh vào năm 2005 và các trường đều có phòng LAB, phòng vi tính hiện đại vào năm 2010. Tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho 50% các trường vào năm 2005 và 100% vào năm 2010. Nâng cao trình độ giáo viên, đưa số giáo viên THCS có trình độ đại học sư phạm lên 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010. Đảm bảo đủ giáo viên tin học và ngoại ngữ vào năm 2010. Nối mạng Internet cho 50% các trường vào năm 2005 và 100% và năm 2010. Bảng 27: Dự báo một số chỉ tiêu về giáo dục THCS tới năm 2010 Tiêu chí Đơn vị Năm 2002 Năm 2005 Năm 2010 D. số từ 11-14 tuổi Người 237502 207138 201463 Số lượng trường Trường 335 342 349 Số lượng lớp Lớp 5179 4530 3784 Số lượng học sinh Học sinh 209234 182881 151916 Số lượng giáo viên Người 9581 8395 7000 Số phòng học Phòng 4177 4293 4350 NS nhà nước Triệu đồng 111103 118873 113937 NS dân góp Triệu đồng 25737 47000 86592 Giáo dục trung học phổ thông Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, hoàn tất việc cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông, đồng thời tạo điều kiện cho sự phân hoá ở một điều kiện nhất định, chú trọng hướng nghiệp và cung cấp một số năng lực nghề nghiệp phổ biến để tao điều kiện thuận lợi cho học sinh khi vào đời hoặc cho ngành nghề học học tiếp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào THPT, bổ túc THPT từ 60% năm 2000 lên 67% vào năm 2005 và 75% vào năm 2010. Đảm bảo 100% học sinh tốt nghiệp lớp 9 đều được học THPT và BTTH, trường dạy nghề. Đảm bảo hệ thống trường lớp phục vụ cho học sinh học tập. Giữ vững và nâng cấp các trường THPT công lập hiện có( kể cả trường THPT Đan PhượngC đang xây dựng, chuẩn bị thành lập). Xây dựng cơ sở vật chất để tới năm 2005 tách 8 trường THPT bán công ra khỏi các trường công lập, thành lập thên trường THPT bán công Mý Đức. Tiếp tục xây dựng thêm 5 trường THPT bán công ở các huyện còn lại để đén năm 2010 không còn học sinh bán công trong các trường công lập. Tập trung xây dựng một trường chất lượng cao trọng điểm và xây dựng trường chuyên hiện đại như ở các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực vào năm 2010 . Cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy, đảm bảo 50% các trường đều có thư viện, phòng thí nghiệm chuẩn theo quy định của bộ giáo dục đào tạo Phấn đấu đén năm 2005 có 50% số trường THPT tổ chức cho học sinh học cả ngày và đến 2010 đạt 100%. Đảm bảo đến năm2005 tất cảc các trường đều có phòng máy vi tính( mỗi phòng có 50 máy trở lên) để đưa tin học dạy ở tất cả các trường THPT trong tỉnh vào năm 2005. Năm 2010 các trường đều có phòng máy vi tính và phòng LAB hiện đại Nâng cao giáo viên THPT có trình độ thạc sỹ lên 10% vào năm 2005 và 15% vào năm 2010. Nối mạng Internet cho 100% các trường THPT vào năm 2005. Giữu vững tuyển sinh vào lớp 10 THPT cho 100% số học sinh tốt nghiệp THCS (BT THCS) ở 2 thị xã Hà Đông và Sơn Tây, tiến tới năm 2005 có 2 thị xã với 4 huyện thành Xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia để đến năm 2005 có 30 trường đạt chuẩn và 100% số trường đạt chuẩn vào năm 2007. Bảng 28: Dự báo về giáo dục THPT tới năm 2010 Tiêu chí Đơn vị Năm 2002 Năm 2005 Năm 2010 D. số từ 15-17 tuổi Người 167161 160522 141652 Số lượng trường Trường 61 61 66 Số lượng lớp + Công lập Lớp 1340 1523 1974 + BC, DL 606 673 684 Số lượng học sinh + Công lập Học sinh 69428 80835 88500 + BC, DL 31913 25510 30780 Số lượng giáo viên + Công lập Người 2884 3587 4145 + BC, DL 964 1121 1346 Số phòng học Phòng 1327 1741 2658 NS nhà nước Triệu đồng 40960 63149 83337 NS dân góp Triệu đồng 30589 46842 63124 Tổng hợp nhu cầu về vốn phát triển giáo dục phổ thông Kinh phí chi hoạt động thường xuyên Tổng hợp kinh phí từ các bảng trên, dự báo kinh phí cần thiết để chi hoạt động thường xuyên cho giáo dục phổ thông như sau : Bảng 29: Tổng hợp nhu cầu NSNN đầu tư cho giáo dục phổ thông Đơn vị tính : Triệu đồng Năm 2002 Năm 2005 Năm2010 Mầm non 16500 19500 25750 Tiểu học 93950 102678 120436 Trung học cơ sở 111103 118873 113937 Trung học phổ thông 40960 63149 63110 Tổng số 262513 304200 323233 Bảng 30: Tổng hợp học phí do học sinh đóng góp bậc phổ thông đến 2010 Đơn vị tính : Triệu đồng Năm 2002 Năm 2005 Năm2010 Mầm non 8414 11252 24470 Tiểu học 0 0 0 Trung học cơ sở 16004 29626 64944 Trung học phổ thông 22956 36643 50215 Tổng số 47374 77521 139629 Bảng 31: Tổng hợp kinh phí xây dựng trường do phụ huynh đóng góp bậc học phổ thông đến năm 2010 Đơn vị tính : Triệu đồng Năm 2002 Năm 2005 Năm2010 Mầm non 2264 3028 6118 Tiểu học 9072 13656 19068 Trung học cơ sở 9729 17373 21648 Trung học phổ thông 7632 10198 12871 Tổng số 28697 44255 59705 Bảng 32: Tỷ trọng giữa kinh phí phụ huynh đóng góp so với tổng ngân sách chi giáo dục phổ thông 1996-2000 Đơn vị tính : Triệu đồng Năm 2002 Năm 2005 Năm2010 Tổng phu huynh đóng góp 76044 121776 198704 Tổng ngân sách giáo dục phổ thông 262513 304200 323233 Tỷ trọng % giữa kinh phí phụ huynh học sinh góp và NS GDPT 28,97% 40,03% 61,47% Dự toán kinh phí đến năm 2010 cho những mục tiêu lớn Giáo dục mầm non Đơn vị tính : Triệu đồng Mục tiêu Kinh phí đến 2005 Kinh phí đến 2010 Nguồn 1. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn : 200 triệu đ/năm 1.000 2.000 NSNN 2. Chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non: 3.500 triệu đồng/năm 17.500 35.000 NSNN 3. Trang bị đồ chơi cho các trường theo chuẩn của bộ GD&ĐT : +Năm 2005: 174 trường x100 triệu/trường +Năm 2010: 384 trường x100 triệu/trường 17.400 34.800 -NSNN -Dân góp 4.Tăng cường CSVC các trường MN: + Đến 2005: Xoá 414 phòng tạm ´45tr/ph, 30% trường kiên cố (105 tr ´ triệu/trường ) +Đến 2010: 70% trường kiên cố : 244 trường ´ 500 triệu/ trường 71.130 211.760 -NSNN -Dân góp 5. Hỗ trợ kinh phí cho các trường để đạt chuẩn: Năm 2005: 50 trường ´ 200 triệu Năm 2010: 174 trường ´ 200 triệu 10.000 34.800 -NSNN -Dân góp Tổng cộng 117.030 318.360 Giáo dục tiểu học Đơn vị tính : Triệu đồng Mục tiêu Kinh phí đến 2005 Kinh phí đến 2010 Nguồn 1. Nâng cao chất lượng PC TH đúng độ tuổi: 150 triệu đồng/năm 750 1.500 NSNN 2. Xây dựng các trường tiểu học bán công -Đến 2005: 7 trường ´ 750 triệu/trường -Đến 2010: thêm 7 trường ´ 750 triệu/tr 5.250 10.500 NSNN 3. Xây thêm phòng học để số lượng các trường học 2 buổi/ngày: -Năm 2005:50%: 638 phòng ´ 60 triệu/ph -Năm 2010: 1091 phòng´60 triệu/phòng 38.280 65.460 -NSNN -Dân góp 4. Tăng cường trang thiết bị thí nghiệm, thực hành : + Năm 2005:200 trường´ 75 triệu/trường +Năm2010: 342 trường´ 75 triệu/trường 15.000 25.650 NSNN 5. Hỗ trợ để các trường TH đạt chuẩn QG +Năm 2005: 150 trường´ 200 triệu/trường +Năm 2010: 369 trường´200 triệu/trường 3.000 -NSNN -Dân góp 6.Hỗ trợ kinh phí để đưa tin học vào dạy ở lớp 5 các trường tiểu học: Năm 2005: 27 trường´ 10 máy/trường´10 triệu đồng/máy Năm 2010: 342 trường´ 10 máy/ trường´ 10 triệu đồng/máy 2.700 34.200 -NSNN -Dân góp Tổng cộng 64.980 137.310 Giáo dục trung học cơ sở Đơn vị tính : Triệu đồng Mục tiêu Kinh phí đến 2005 Kinh phí đến 2010 Nguồn 1. Nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở: 200 triệu đồng/năm 1.000 2.000 -NSNN 2. Xây dựng các trường THCS bán công chất lượng cao: -Đến năm 2005: 7 trường´750 triệu/trường -Đến năm 2010: thêm 7 trường´750 triệu/tr 5.250 10.500 -NSNN 3. Xây thêm phòng học để số lượng các trườnghọc 2 buổi/ngày : Năm 2005: 50%: 120 phòng´60triệu/ph Năm 2010: 200 phòng´ 60 triệu/phòng 6.000 12.000 -NSNN -Dân góp 4.Tăng cường trang thiết bi thí ngiệm, thực hành theo chuẩn của Bộ GD& ĐT: +Năm 2005:171 trường´150 triệu/trường +Năm 2010:349 trường´150triệu/trường 26.650 52.350 -NSNN 5.Hỗ trợ để các trường THCS đạt chuẩn QG +Năm 2005: 150 trường´200 triệu/trường +Năm 2010:349´ 200 triệu/trường 30.000 69.800 -NSNN -Dân góp 6.Hỗ trợ kinh phí để đưa tin học vào dạy ở các trường THCS và nối mạng Internet 85.500 104.700 -NSNN -Dân góp 7.Trang bị phòng LAP cho các trường vào năm 2010: 349 trường´ 500 triệu /trường 174.500 -NSNN -Dân góp Tổng cộng 153.400 425.850 Giáo dục trung học phổ thông Đơn vị tính : Triệu đồng Mục tiêu Kinh phí đến 2005 Kinh phí đến 2010 Nguồn 1. Xây dựng các trường THPT bán công chất lượng cao 22.500 35.000 NSNN 2. Xây dựng 1 trường trọng điểm 15.000 3. Xây thêm phòng học để các trường học 2 buổi/ngày 15.000 30.000 -NSNN -Dân góp 4.Tăng cường trang thiết bị thí nghiệm, thực hành theo chuẩn của bộ GD & ĐT 14.500 33.000 NSNN 5.Hỗ trợ để các trường THPT đạt chuẩn QG 15.000 30.500 NSNN 6. Hỗ trợ kinh phí để đưa tin học vào dạy ở các trường THPT và nồi mạng Intrnet 45.750 45.750 -NSNN -Dân góp 7. Trang bị phòng LAP cho các trường 33.000 -NSNN -Dân góp Tổng cộng 153.400 425.850 Tổng hợp kinh phí cho các mục tiêu lớn của giáo dục mầm non và giáo dcụ phổ thông Đơn vị tính : Triệu đồng Cấp, bậc học Kinh phí dến 2005 Kinh phí đến 2010 Giáo dục mấm non 117.030 318.360 Giáo dục tiểu học 64.980 137.310 Giáo dục THCS 153.400 425.850 Giáo dục THPT 112.750 222.250 Tổng cộng 448.160 1.103.770 2. Giáo dục chuyên nghiệp 2.1 Hệ thống các trường trung tâm Tới năm 2010 hệ thống các trường chuyên nghiệp và dạy nghề trong tỉnh như sau: Bảng 33: hệ thống các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tỉnh Hà Tây đến 2010 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 SL Tên trường SL Tên trường SL Tên trường Đại học 0 2 ĐH SP Hà Tây Đh DL Hà Tây 2 ĐH SP Hà Tây Đh DL Hà Tây Cao đẳng 3 CĐ SP Hà Tây CD CĐ Hà Tây CĐ KT Hà Tây 2 CD CĐ Hà Tây CĐ KT Hà Tây 2 CD CĐ Hà Tây CĐ KT Hà Tây THCN 2 TH Y Tế TH Kinh Tế 1 TH y tế Hà Tây 1 TH y tế Hà Tây Dạy nghề 1 Trường DN TCMN Hà Tây 2 +Trường DN TCMN Hà Tây +Trường DN trọng điểm 2 +Trường DN TCMN Hà Tây +Trường DN trọng điểm Ngoài ra để giúp cho việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức và dạy nghề cho học sinh, sinh viên và người lao động trong tỉnh, tiếp tục thành lập và xây dựng để tới năm 2005 tỉnh Hà Tây có 14 rtung tâm giáo dục thường xuyên, 14 trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp . Đảm bảo thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học tại các trung tâm, đến năm 2005 có 10% trong độ tuổi và đạt 15% vào năm 2010. Số học sinh này vừa được học văn hoá, vừa được học nghề. Sau 3 năm học tại trung tâm, học sinh được cấp bằng bổ túc trung học phổ thông và có trình độ nghề được học bậc 2 của công nhân. Đến năm 2005 thành lập 3 trung tâm dạy nghề( ngắn hạn) tại khu vực Sơn Tây, Hoài Đức, ứng Hoà, phát triển thêm các trung tâm ở khu vực Chương Mỹ, Phúc Thọ, Ba Vì... để toàn tỉnh có 14 trung tâm dạy nghề vào năm 2010. .Dự báo về số lượng giáo viên,sinh viên Bảng 34: Dự báo số lượng sinh viên các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tới năm 2010 Trường Năm học 2004-2005 Năm học 2009-2010 Chính quy Không chính quy Chính quy Không chính quy CĐ và ĐH 7.500 3.000 10.500 5.000 THCN 2.500 1.000 4.500 3.000 Dạy nghề 1.500 5.000 2.500 15.000 Dự báo về vốn cho đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề Qui mô đào tạo tại các trường Qui mô đào tạo thực tế hiện nay ở các trường chuyên nghiệp và dạy nghề công lập nói chung có 2 phần : Nhà nước cấp ngân sách và không cấp ngân sách, trong đó nhà nước chỉ cấp ngân sách đối với các chỉ tiêu được cấp ngân sách. Theo số liệu phân tích của bộ giáo dục và đoà tạo quy mô đào tạo năm 2000 như sau : Bậc đào tạo Phần nhà nước cấp NS (%) Phần nhà nước không cấp NS (%) Đại học, CĐ 65 35 THCN 62,5 37,5 Dạy nghề 20,6 19,4 Dự báo vốn cho đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề Nếu giữ nguyên mức chi và quy mô đào tạo theo cơ cấu năm 2000 thì ngân sách cho đào tạo các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tinht Hà Tây đến năm 2010 như sau: Bảng 35: Dự báo kinh phí đào tạo các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tỉnh Hà Tây đến năm 2010 Năm 2005 Năm 2010 CĐ,ĐH THCN Dạy nghề CĐ,ĐH THCN Dạy nghề NS Nhà nước 47.250 10375 3000 63000 18675 5000 Sinh viên đóng góp 101.25 2700 40500 14175 5400 6750 Tổng số 573.75 13075 42500 77175 24075 11750 2.4 Dự báo về nhóm các nghành nghề được đào tạo Tới năm 2010, dự kiến các trường chuyên nghiệp và dạy nghề trong tỉnh đào tạo các nhóm ngành nghề như sau : Bảng 36: Hệ thống nhóm các ngành nghề đào tạo tại các trường chuyên nghiệp và dạy nghề HàTây 2010 Trường Nhóm ngành nghề đào tạo ĐH Sư phạm Hà Tây Đào tạo nhóm nghề sư phạm ở các trình độ đại học, cao đẳng bao gồm: + Đại học SP cho giáo viên THCS, giáo viên tiểu học (gồm hệ chính quy và phi chính quy). + Cao đẳng sư phạm cho giáo viên tiểu học, mầm non, giáo viên tin học, nhạc hoạ, thể dục... + Trung học sư phạm mầm non. ĐH Du lịch Hà Tây Đào tạo đại học cho nhóm các chuyên ngành nông nghiệp, kinh tế, giao thông vận tải, du lịch, thương mại, công nghệ. CĐ CĐ Hà Tây + Đào tạo cao đẳng cho nhóm các chuyên ngành nông nghiệp, kinh tế giao thông vận tải, du lịch, thương mại, công nghệ + Đào tạo trung học cho nhóm các chuyên ngành nông nghiệp, kinh tế giao thông vận tải, du lịch, thương mại, công nghệ + Đào tạo nghề nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng ngắn và dài ngày cho các đối tượng trong tỉnh CĐ Y tế Hà Tây Đào tạo hệ bác sỹ thực hành, hệ trung học cho nhóm chuyên nghành y và dược như : kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, dược sỹ trung cấp... Trường DN trọng điểm và trường DN TTCMN Dạy các nghề tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là các nghề truyền thống có hiệu quả kinh tế cao như : Sơn mài, điêu khắc, khảm... Dạy các nghề tin học, công nghệ, điện tử, điện lạnh... III Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh hà tây từ nay đến năm 2010 1 Giải pháp về vốn đầu tư 1.1 Tạo nguồn tài chính đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục đào tạo. Đối với nguồn ngân sách nhà nước: Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước bằng cách kết hợp các chương trình: chống xuống cấp cơ sở vật chất của ngành giáo dục; chương trình đầu tư cho vùng phân lũ, chậm lũ từ ngân sách tỉnh; chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục; chương trình cứng hóa trường học; . Kết hợp các nguồn vốn để đầu tư một cách hiệu quả nhằm làm thay đổi cơ bản cơ sở vật chất của các địa phương, vùng kinh tế trong đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho ngành y tế, giáo dục đào tạo. Giải pháp ở đây là xây dựng được các đề án mang tính chiến lược, khoa học và xây dựng được các dự án hoàn chỉnh lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình một cách có hiệu quả. Đối với nguồn ngoài ngân sách nhà nước: - Uỷ ban nhân dân các cấp cần mạnh dạn vay vốn kho bạc, quĩ hỗ trợ đầu tư để đầu tư cho ngành giáo dục - đào tạo. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển bền vững, quan trọng hơn việc đầu tư cho các chương trình như kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn Do vậy cần có chương trình vay vốn để đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực này. - Huy động đóng góp từ đối tượng hưởng lợi đảm bảo thu triệt để, thu đúng mức theo qui định của Nhà nước, có tính đến điều kiện cụ thể của địa phương khi xác định mức thu. Mức thu phải được công khai hóa, thể chế bằng văn bản pháp qui. Hiện nay người dân phải đóng góp rất nhiều khoản cho công tác xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, các quĩ từ thiện, nhân đạo nên nguồn vốn này bị phân tán, không đạt được mục đích, người dân không thấy được hiệu quả rõ ràng của nguồn tài chính do mình đóng góp, gây nên tình trạng người dân thực hiện nghĩa vụ đóng góp một cách đối phó. Do vậy, cần phải điều chỉnh lại chính sách huy động đóng góp của nhân dân vào các vấn đề xã hội theo hướng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giáo dục đào tạo vì đây là lĩnh vực quan trọng và mọi người dân đều được hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển của lĩnh vực này. - Mở rộng đối tượng đóng góp: Thực chất hiện nay tại các lớp bán công chất lượng cao nhiều gia đình đã xin cho con mình đang học công lập sang học, cần khuyến khích hình thức đào tạo để tăng nguồn vốn đóng góp. - Kêu gọi các nguồn tài trợ: nguồn tài trợ trong nước (các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân hảo tâm đóng góp); nguồn tài trợ từ nước ngoài (vốn ODA, viện trợ phi chính phủ, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn). - Xây dựng quĩ ủng hộ cơ sở vật chất ngành giáo dục: + Kinh phí lập quĩ được huy động rộng rãi của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương nhằm hỗ trợ có mục tiêu việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành giáo dục. + Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là nơi sử dụng nhiều lao động của xã hội, vì vậy họ có nghĩa vụ đóng góp xây dựng quĩ. Cần phải ban hành qui định cụ thể về sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đóng trên địa bàn; có những chế tài chặt chẽ nhằm đảm bảo các tổ chức đó thực hiện nghĩa vụ của mình. - Tạo nguồn vốn để xây dựng các dự án kêu gọi thu hút nguồn vốn đầu tư nhất là vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia và vốn đầu tư từ các nguồn viện trợ. Thời gian qua địa phương ít quan tâm đến việc bố trí vốn để làm dự án, chỉ mới đến năm 2002 tỉnh mới trích ngân sách đầu tư làm các dự án xin vốn viện trợ là quá chậm và còn ít, chỉ vài chục triệu đồng. Chỉ có dự án tốt được phê duyệt mới có điều kiện khả quan để kêu gọi vốn đầu tư. 1.2 Đầu tư có hiệu quả các nguồn tài chính. - Xây dựng qui hoạch phát triển của ngành giáo dục- đào tạo làm căn cứ xây dựng các dự án đầu tư. Đầu tư phải xác định đúng đối tượng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Việc xác định đối tượng đầu tư phải đảm bảo đúng qui định của pháp luật, phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế xã hội, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư thấp. - Tăng cường công tác quản lý đầu tư, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đầu tư cơ sở vật chất thông qua hoạt động xây dựng cơ bản là lĩnh vực xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát lớn, nhiều khi lên đến 30-40% vốn đầu tư. Một trong những nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí như trên là do chưa thực hiện triệt để qui chế quản lý đầu tư và xây dựng, qui chế đấu thầu, tránh tình trạng ghi vốn rồi mới lập dự án, tránh tình trạng chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế để phát huy được khả năng tiết kiệm vốn đầu tư. Mở rộng sự tham gia của nhân dân vào quản lý vốn đầu tư để nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát, kiểm tra việc sử dụng nguồn tài chính do nhân dân đóng góp theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. 2. Giải pháp về mặt tổ chức 2.1 Đổi mới quản lý giáo dục đào tạo Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với GD-ĐT. Đặc biệt coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nề nếp kỷ cương. Chú trọng việc phát triển Đảng trong các cơ sở giáo dục đào tạo để cơ sở giáo dục nào cũng có Chi bộ, Đảng bộ. Phát huy vai trò công đoàn, đoàn TNCSHCM, đội TNTPHCM, hội cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục, hội khuyến học các cấp và đoàn thể, tổ chức xã hội khác trong sự nghiệp phát triển GD-ĐT. Chỉ đạo thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển GD-ĐT. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và quy định trong các cơ sở GD-ĐT. Tăng cường công tác dự báo và xây dựng kế hoạch định hướng sự phát triển của GD-ĐT Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp ,tăng cường bộ máy thanh tra quá trình giáo dục đào tạo để đảm bảo thanh tra theo đúng quy định. Thành lập phòng khảo thí, phòng giáo dục thể chất và công tác chính trị ở sở GD-ĐT, góp phần quản lý tốt hơn công tác giáo dục chính trị, thể chất, công tác thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ các cấp. Thực hiện phân cấp quản lý một cách hợp lý. Giao cho Sở GD_ĐT những trách nhiệm quyền hạn cần thiết trong quản lý ngân sách GD_ĐT và quản lý các cơ sở GD-ĐT, quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục trong tỉnh. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Chú ý đúng mức đến việc bồi dưỡng phẩm chât đạo đức của cán bộ quản lý. Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Tăng cường nghiên cứu và áp dụng các kết quả của nghiên cứu về quản lý giáo dục-đào tạo. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý dục, thu thập và cung cấp các số liệu đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên và GD-ĐT và KT-XH liên quan, giúp cho việc đánh giá tình hình và ra quyết định nhanh chóng, đúng đắn. Mở rộng các trường bán công dân lập cùng với trường công lập Từ thực trạng cơ sở vật chất hệ thống giáo dục tỉnh Hà Tây thời gian qua cho thấy, hệ thống các trường công lập không đủ dung nạp toàn bộ số lượng học sinh đang ngày càng tăng. Chỉ tính riêng việc thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông công lập hiện nay mới chỉ đạt 65%, không đáp ứng được nhu cầu về học tập cho mọi người dân. Mặt khác, với cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học thiếu thốn, lạc hậu như hiện nay ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác giáo dục, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kinh phí cho sự nghiệp giáo dục hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước. Trong khi ngân sách nhà nước cấp cho sự nghiệp giáo dục hiện nay mới đạt mức tối thiểu, đối tượng phục vụ, nhiệm vụ của ngành ngày càng lớn đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa mới đáp ưng được nhu cầu giáo dục của nhân dân. Do vậy, phải có những chính sách nhằm hạn chế gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước. Xuất phát từ thực tế trên, việc phát triển các trường bán công, dân lập, các loại hình giáo dục tư nhân là một tất yếu khách quan, vừa đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, vừa huy động được nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Việc xây dựng các cơ sở bán công, dân lập, tư thục cần được xem như một biện pháp về xã hội hóa trong giáo dục đào tạo, huy động lực lượng này cùng với các cơ sở của Nhà nước giải quyết các yêu cầu về phát triển giáo dục. Các cơ sở này cần được chỉ đạo và quản lý như một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chung của Nhà nước và được Nhà nước khuyến khích, giúp đỡ. Việc hình thành một số cơ sở bán công, dân lập, tư thục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thời gian qua đã bộc lộ nhiều đặc điểm đòi hỏi Nhà nước cần phải bổ sung cơ chế chính sách mới nhằm khuyến khích loại hình này phát triển. Cụ thể: - Đối với các trường bán công, dân lập, các cơ sở giáo dục tư nhân cần thuê trụ sở, giá thuê được ưu đãi bằng mức khấu hao nộp ngân sách nhà nước. - Nhà nước cấp đất và được áp dụng như đối với các cơ sở công lập (không thu thuế sư dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ), nhưng được dự toán để coi là đó là khoản vốn do Nhà nước đầu tư, các trường này có nhiệm vụ bảo tồn và được kéo dài sử dụng trong 10 năm. Từ năm thứ 11 trở đi, các trường này phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước như các tổ chức hoạt động sự nghiệp, dịch vụ khác. Nếu có nhu cầu mở rộng hoạt động mà vốn tự có không đủ thì Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi để xây dựng và được vận dụng nguồn vốn vay này như các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên nhất đang hiện hành. - Mở rộng việc cho phép các trường công lập liên doanh, liên kết hoặc huy động vốn của cán bộ công nhân viên để thực hiện chuyển sang hình thức bán công từng phần hoặc toàn bộ. Có chính sách hỗ trợ thích hợp ban đầu của Nhà nước về tài chính, tài sản cho cơ sở bán công tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. - Học sinh vào học các trường bán công, dân lập có nghĩa vụ đóng học phí tối đa không quá mức chuẩn do Nhà nước qui định và việc chi tiêu của các cơ sở này phải thực hiện theo sự hướng dẫn của Nhà nước. Các giáo viên đang giảng dạy ở các trường công lập có nhu cầu hay tự nguyện tham gia giảng dạy ở các trờng bán công, dân lập, tư thục thì mọi quyền lợi được hưởng như giáo viên các trường công lập. 3. Đào tạo nghề tại các doanh nghiệp Thực tế hiện nay khả năng vận dụng kiến thức được học ở nhà trường của học sinh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp khi ra trường vào thực tế công việc còn hạn chế do thiếu sự thực hành thường xuyên. Các doanh nghiệp muốn sử dụng lao động đều phải đào tạo lại theo yêu cầu riêng của mình. Do vậy, nếu các doanh nghiệp tự đào tạo người lao động một cách có hệ thống thì doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn nhân lực, còn người lao động sẽ được tạo thêm cơ hội tiếp cận với thực tế, hiệu quả hoạt động đào tạo sẽ được nâng cao. Từ những thành công trong việc xây dựng mô hình nhà trường ở một số nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, những tập đoàn kinh tế đều thành lập những trường đại học, các trung tâm đào tạo nghề lớn với mục tiêu ban đầu là đào tạo kỹ năng cho người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi công việc thực tế tại doanh nghiệp, dần dần phát triển đến việc đào tạo cả từ những cấp học thấp hơn nhằm tạo ra một hệ thống đào tạo hoàn chỉnh. Tại Mỹ, 19% các trường trung học đang vận hành tại các doanh nghiệp mà trong đó các học sinh sản xuất các hàng hóa, dịch vụ cho những người khác với tư cách là một phận của sự học tập của học sinh tại nhà trường. Tại Đan Mạch, doanh nghiệp đặt tại nhà trường đã được sử dụng như một bộ phận của trường học nghề để cung cấp kinh nghiệm sản xuất cho học sinh đang chờ ký hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp. Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng có điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, hệ thống các doanh nghiệp còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nên vấn đề đầu tư xây dựng trường học trong các doanh nghiệp chưa thể thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên những lợi ích của việc xây dựng nhà trường trong các doanh nghiệp đã trở nên rõ ràng và là xu thế phát triển mới, do vậy cần có chính sách hợp lý để phát triển mô hình này. Theo chúng tôi, với điêu kiện kinh tế – xã hội như hiện nay cua tỉnh Hà Tây, đặc biệt trong giai đoạn tỉnh đang tiến hành xây dựng và phát triển nhiều khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, có thể áp dụng mô hình này dưới hình thức: mở các trung tâm dạy nghề đào tạo những nghề trực tiếp cho các doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý; liên kết đào tạo, ký hợp đồng đào tạo trực tiếp giữa doanh nghiệp với các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu Đặc biệt có thể nhân rộng mô hình xây dựng các trung tâm dạy nghề trong các khu, cụm công nghiệp đào tạo những ngành, nghề phù hợp với các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đó, do ban quản lý các khu cụm công nghiệp quản lýnhằm tạo ra đội ngũ lao động có thể đáp ứng ngay được yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp sau khi kết thúc đào tạo. Chương trình đào tạo nội bộ rõ ràng đã khắc phục được những nhược điểm về khả năng thích ứng của người lao động đối với những yêu cầu công việc cụ thể. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rằng, đào tạo nội bộ là rất tốn kém, nên Nhà nước phải hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức. Nhà nước có thể có chính sách cho phép người sử dụng lao động được chiết khấu trừ vào thuế khoản chi phí cho đào tạo nội bộ, các chính sách hỗ trợ khác được hưởng như chính sách dành cho các cơ sở giáo dục bán công, dân lập và tư thục. 4. Phát triển đội ngũ giáo viên. Phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục: Giáo viên mầm non : Tăng cường đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu của các cơ sở GDMN công lập và ngoài công lập. Tiến tới chuẩn hoá đội ngũ giáo viên mầm non toàn tỉnh vào năm 2005, đặc biệt là giáo viên 9 xã miền núi và 2 xã giữa Sông Hồng. Giáo viên phổ thông : Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng cường giáo viên nhạc, hoạ, thể dục, giáo viên hướng nghiệp và dạy nghề để đa dạng hoá việc học và hoạt động của học sinh trong qua trình tiến tới học 2 buổi trên /ngày. Nâng cao dần tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ CĐ lên 90% năm 2010. Tất cả giáo viên THCS có trình độ đại học vào năm 2010, nâng tỷ lệ những người có trình độ thạc sỹ trong đội ngũ giáo viên THPT lên 15% vào năm 2010. Tăng cường đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ để bổ sung đội ngũ có trình độ cao cho các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong tỉnh. Giáo viên các trường nghề và THCN: Đào tạo bồi dưỡng và tiếp tục tuyển dụng đội ngũ giáo viên trong các trường dạy nghề và THCN theo chuẩn, bổ sung giáo viên cho những ngành mới. Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo chu kỳ 5 năm/lần. Tạo điều kiện để giáo viên các trường THCN và dạy nghề đi học sau đại học để nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học là 10% vào năm 2010. Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng bao gồm công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao trong các doanh nghiệp, các giảng viên các trường đại học và các viện nghiên cứu công nghệ. Giảng viên các trường cao đẳng, đại học: Có chính sách hợp lý để tuyển dụng được sinh viên giỏi bổ sung nguồn cho các trường CĐ, ĐH và tiếp tục cho đi đào tạo. Tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ lên 40%, tiến sỹ lên 25% vào năm 2010 cho các trường cao đẳng và đại học trong tỉnh. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên, thực hiện đúng định mức lao động, chế độ làm việc của giáo viên. Tiếp tục duy trì chính sách địa phương với giáo viên mầm non, giáo viên miền xuôi lên dạy học ở miền núi và các xã giữa Sông Hồng. Xây dựng chính sách bảo hiểm xẫ hội cho giáo viên các trường ngoài công lập. Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đi học nâng cao trình độ. Nâng lương cho giáo viên hợp đồng. Nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên bằng phương pháp đào tạo từ xa là chính và các phương pháp khác tổ chức cho giáo viên được học tập để nâng cao trình độ với phương châm vừa dạy tốt, vừa học tập nâng cao. 5. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ,đổi mới nội dung ,phương pháp dạy học-giáo dục Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng trò ghíang hướng dẫn học sinh chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri tức, dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường chủ động, tính tự chủ của học sinh sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội.Tăng thực hành, thí nghiệm cho các bài giảng bằng cách bố trí học theo phòng bộ môn. Thay đổi tổ chức dạy học trong nhà trường: từ trò cố định ,thầy di chuyển từ lớp này sang lớp khác tới trò di động từ phòng bộ môn này sang phòng bộ môn khác, thầy cố định ở từng phòng bộ môn. Bỏ mô hình phòng thí nghiệm thực chất là kho chứa dụng cụ thí nghiệm và cán bộ phụ tá thí nghiệm hiện nay bằng các giáo viên trực tiếp quản lý đố dùng dạy học, thí nghiệm và sử dụng tốt trong quá trình giảng dạy qua các phòng bộ môn. Thực hiện việc giảng dạy, tổ chức thi cử theo đúng chương trình qui định của bộ GD-ĐT Trong đào tạo nghề, THCN và CĐ thực hiện đào tạo về kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường kết hợp với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sảxuất kinh doanh. Lôi cuốn các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia xây dựng chương trình, nội dung đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp Phát triển các trường công lập trong đó có mức đóng góp học phí khác nhau: Miễn giảm cho đối tượng chính sách, cấp học bổng cho học sinh nghèo học giỏi Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào GD-ĐT để cải tiến cách học, cách dạy, cách đánh giá. Đưa ngoại ngữ tin học vào giảng dạy cho các trường phổ thông từ tiểu học đến THCS và THPT. Chuẩn bị năm 2005 học sinh THPT được học ngoại ngữ thứ hai ở nơi có điều kiện. Kết luận Phát triển nguồn nhân lực đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng luôn có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua thực hiện nghiên cứu đề tài, đề án đã có những đóng góp mới vào chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo của tỉnh Hà Tây Một là, hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của nguồn nhân lực, của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại, nền kinh tế tri thức. Hai là, Phân tích đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực cũng như thực trạng ngành giáo dục đào tạo tỉnh Hà Tây, làm rõ những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Ba là, xác định phương hướng, mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây. Bốn là, hệ thống các giải pháp được đưa ra hoàn chỉnh, có tính khả thi. Kinh tế nước ta và tỉnh Hà Tây nói riêng đang ngày càng phát triển, tuy nhiên những thành tựu đó mới chỉ là bước đầu. Để giữ vững và phát triển tiếp những thành quả đã đạt được đòi hỏi phải có những chính sách, biện pháp kinh tế đồng bộ, khả thi hơn nữa, trong đó có những chính sách về phát triển nguồn nhân lực. Với đề tài đã thực hiện, sinh viên mong muốn đóng góp một phần vào xây dựng, phát triển Hà Tây ngày càng hiện đại, văn minh. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Phát triển Nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm Đông á --Lê Thị ái Lâm ( 2003 ). H-KHXH, 2003 2. Về giáo dục – Phạm Minh Học H-Chính Trị Quốc Gia, 2003 3. Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Chủ chương thực hiện, đánh giá H- Chính Trị Quốc Gia, 2002 4. Joseph E.stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội. 5. Michael P.Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (2000), Báo cáo rà soát qui hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2010. 7. Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục. 8. Viện chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị quốc gia – Hà Nội. Mục lục Lời mở đầu Chương I: Vai trò của giáo dục đối với việc phát triển nguồn nhân lực 2 I. Giáo dục và hệ thống giáo dục 2 1. Giáo dục và đặc điểm của hoạt động giáo dục 2 2. Hệ thống giáo dục đào tạo 6 II. Vai trò của giáo dục đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực 9 1. Tác động trực tiếp làm nâng cao trình độ nguồn nhân lực 9 2. Tác động gián tiếp tới chất lượng, số lượng nguồn nhân lực 11 III. Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. 12 1. Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế 12 2. Vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế hiện đại 13 Chương II: Thực trạng về hệ thống giáo dục-đào tạo của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua. I. Khái quát chung về những đặc điểm KT-XH chủ yếu của Hà Tây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống giáo dục-đào tạo 15 1. Điều kiện tự nhiên,dân cư . 15 2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 18 3. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với sự phát triển giáo dục -đào tạo 22 II.Thực trạng hệ thống giáo dục -đào tạo ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua 23. 1. Thực trạng hệ thống giáo dục-đào tạo 23 1.1. Thực trạng giáo dục phổ thông. 23 1.2. Đánh giá sự phát triển giáo dục phổ thông 37 1 .3. Thực trạng giáo dục chuyên nghiệp 40 2. Tác động của hệ thống giáo dục -đào tạo tới sự phát triển của nguồn nhân lực 44 2.1 Quy mô nguồn nhân lực 44 2.2 Cơ cấu nguồn lao động 45 3. Đánh giá chung 48 Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống giáo dục -đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Tây 50 I. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo. 50 1. Định hướng chiến lược phát triển Giáo dục -đào tạo theo tinh thần nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII,nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng 50 2. Định hướng phát triển giáo dục -đào tạo của tỉnh Hà Tây 52 II. Dự báo về phát triển và phân bố mạng lưới hệ thống giáo dục -đào tạo từ nay đến năm 2010 53 1. Giáo dục phổ thông 53 2. Giáo dục chuyên nghiệp 66 III. Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh hà tây từ nay đến năm 2010 70 1. Giải pháp về vốn đầu tư 70 1.1. Tạo nguồn tài chính đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục đào tạo. 70 1.2. Đầu tư có hiệu quả các nguồn tài chính. 72 2. Giải pháp về mặt tổ chức 72 2.1. Đổi mới quản lý giáo dục đào tạo 72 2.2. Mở rộng các trường bán công dân lập cùng với trường công lập 73 3. Đào tạo nghề tại các doanh nghiệp 75 4. Phát triển đội ngũ giáo viên. 76 5. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học-giáo dục 78 Kết luận 79 Danh mục tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3046.doc
Tài liệu liên quan