Đề tài Một số giải pháp phát triển loại hình city tour ở thành phố Hồ Chí Minh

Kiểu file: pdf có thể copy qua Word BÀI NÀY PHỤ LỤC QUÁ NẶNG KHÔNG THỂ COPY HẾT LÊN ĐÂY NÊN NẾU AI MUA THÌ EMAIL CHO MÌNH ĐỂ MÌNH GỞI PHỤ LỤC QUA CHO MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch và City tour . 3 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch 3 1.1.1 Bàn về thuật ngữ “du lịch” 3 1.1.2 Khái niệm “khách du lịch” 3 1.1.3 Khái niệm “sản phẩm du lịch” 4 1.1.4 Xu hướng phát triển của du lịch trong tương lai 5 1.1.5 Tác động của du lịch đến kinh tế - xã hội 6 1.1.6 Ý nghĩa kinh tế, nhân văn của việc phát triển du lịch 6 1.2 Cơ sở lý luận về City tour 8 1.2.1 Khái niệm và vai trò của City tour trong du lịch 8 1.2.2 Đối tượng khách của City Tour 8 1.3 Kinh nghiệm tổ chức City tour của một số thành phố trong khu vực 8 1.3.1 Malacca - Malaysia 9 1.3.2 Bangkok – Thái Lan 9 1.3.3 Singapore 9 Kết luận chương I 11 Chương II: Thực trạng hoạt động của loai hình City tour ở TP.HCM hiện nay 12 2.1 Khái quát về du lịch Việt Nam 12 2.2 Tiềm năng để phát triển du lịch ở TP.HCM 13 2.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đa văn hóa 13 2.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều điểm tham quan không thể bỏ qua 13 2.2.3. Thành phố với nhiều dịch vụ vui chơi – giải trí 14 2.2.4. Ẩm thực Sài Gòn 14 2.2.5. Mua sắm 15 2.2.6. Khách sạn . 15 2.2.7. Lữ hành 16 2.2.8. Thành phố thuận tiện cho việc khám phá vùng phụ cận 16 2.3 Kết quả hoạt động của ngành du lịch thành phố trong vài năm gần đây 17 2.3.1 Số lượng khách đến TP.HCM 17 2.3.2 Doanh thu 18 2.3.3 Thời gian lưu trú 19 2.3.4 Chi tiêu bình quân khách du lịch 19 2.4 Thực trạng hoạt động City tour ở TP.HCM hiện nay 19 2.4.1 Hoạt động kinh doanh City tour của một số công ty du lịch tại TP.HCM 19 2.4.2 Đánh giá dịch vụ CityLook của Global MaiLinh Travel 20 2.4.3 Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động City tour 22 2.4.4 Đánh giá tác động của các yếu tố bên trong đến hoạt động City tour 27 2.4.5 Đánh giá SWOT về City tour TP.HCM 29 Kết luận chương II 31 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị 32 3.1 Mục đích xây dựng các giải pháp 32 3.2 Căn cứ xây dựng giải pháp 32 3.3 Một số giải pháp phát triển loại hình City tour TP.HCM 34 3.3.1 Nghiên cứu thị trường và chọn lựa thị trường mục tiêu 34 3.3.2 Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm City tour thành phố 35 3.3.3 Cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ 37 3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và quảng bá 40 3.3.5 Giải pháp về nguồn vốn43 3.3.6 Mô hình phát triển City tour ở TP.HCM 43 3.4 Một số kiến nghị của nhóm đối với các cơ quan quản lý 46 3.4.1 Một số kiến nghị với Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM 46 3.4.2 Môt số kiến nghị với Sở Du lịch TP.HCM 46 3.4.3 Một số kiến nghị với Hiệp Hội Du lịch TP.HCM 47 3.4.4 Kiến nghị với các công ty du lịch 47 Kết luận chương III 49 Kết luận 50 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục

pdf64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển loại hình city tour ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu cầu giải trí, vui chơi, tham quan, du lịch của du khách trong và ngoài nước.Ở phạm vi bài nghiên cứu này xin đề xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch CITY TOUR tập trung phục vụ cho du khách quốc tế vào những năm tới như sau: 3.3.1 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng  Hoàn thiện và phát triển hệ thống giao thông Không chỉ theo yêu cầu phát triển của ngành du lịch mà còn là yêu cầu phát triển của các ngành khác, mạng lưới giao thông đô thị của thành phố cần tiếp tục được quy hoạch và phát triển một cách có hệ thống và khoa học. Trước mắt cần đầu tư nâng cấp và mở rộng các trục đường chính trong thành phố đặc biệt là những tuyến đường dẫn đến các điểm tham quan. Bên cạnh đó cũng phải chú ý đến hệ thống thóat nước trên các tuyến đường này và bộ mặt kiến trúc xung quanh khu vực gần các địa điểm tham quan. Hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng của thành phố: o Các tuyến xe bus nội thành và ngọai thành dẫn đến các điểm tham quan phải luôn đảm bảo chất lượng phục vụ và an toàn cho hành khách. Tại các điểm dừng trên tuyến đường đến các điểm tham quan nên có phần hướng dẫn bằng tiếng Anh. o Xích lô là phương tiện phục vụ du lịch rất đặc trưng của thành phố, do đó cần có kế hoạch đưa xích lô vào một tổ chức cụ thể nhằm nâng cao nghiệp vụ cho người đạp xích lô đồng thời tạo nét riêng cho xe xích lô phục vụ du lịch. o Thiết lập hệ thống các biển chỉ dẫn về các điểm tham quan các công trình văn hóa, khu du lịch trên địa bàn, đặc biệt chú trọng đến hệ thống chỉ dẫn để du khách có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tại thành phố. o Sử dụng xe điện, xe năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng sạch để đưa khách theo “tour xanh”.  Cải tạo vệ sinh – môi trường Đây là một vấn đề cấp bách nên cần thực hiện một cách triệt để: o Nhanh chóng nâng cấp, xây dựng mới nhiều nhà vệ sinh công cộng, có sự phân bố phù hợp nhằm phục vụ khách du lịch đồng thời kêu gọi người dân sử dụng nhà vệ sinh công cộng, xử phạt nghiêm tình trạng đi vệ sinh không đúng nơi quy định, trả lại bộ mặt văn minh cho thành phố. o Cần tăng cường họat động dọn dẹp vệ sinh trong thành phố nhất là tại các trục đường chính, khu vực gần các điểm tham quan của du khách. o Cải tạo môi trường và hòan thiện cảnh quan đô thị bằng các mảng cây xanh trên các trục đường chính, vòng xoay, ngã 4, ngã 5 có dẫn đến các điểm du lịch tham quan o Nhắc nhở và khuyến khích nhân dân, nhất là người dân sống gần khu vực du lịch giữ vệ sinh chung góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.  Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú Trong những năm qua, hệ thống cơ sở lưu trú tại thành phố có điều kiện thuận lợi nên đã phát triển khá tốt và đầy đủ. Tuy vậy để bắt kịp yêu cầu phát triển của ngành du lịch nói chung và của khách du lịch nói chung, chúng ta nên chú trọng những điểm sau: o Nâng cao đẳng cấp và chất lượng của một số khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ cao cấp phục vụ cho đồi tượng khách du lịch đi theo hình thức du lịch MICE. o Đầu tư phát triển thêm các khách sạn có tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao với chất lượng và dịch vụ tốt đảm bảo cho việc phục vụ cho du khách đi theo đoàn o Quản lý tốt các khách sạn, nhà trọ bình dân nhằm bảo đảm an ninh vệ sinh môi trường cho du khách 3.3.2 Củng cố, cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm City tour thành phố  Bảo tồn và trùng tu các bảo tàng, di tích văn hóa. o Điểm thu hút lớn nhất đối với khách du lịch quốc tế là lịch sử hào hùng của thành phố và của Việt Nam. Do đó cần có kế hoạch bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hoá. Đầu tư xây dựng và phát triển các dịch vụ bổ sung như tái hiện không gian thời chiến tranh tại địa đạo Củ Chi, tổ chức các “hoạt cảnh tái hiện chiến tranh để ”… o Nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn giới thiệu để làm nổi bật sự độc đáo, hấp dẫn của di tích thay vì chỉ nặng về giới thiệu lịch sử hình thành của di tích như hiện nay. o Tiến hành mở rộng nâng cấp bảo tàng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề lịch sử.  Hình thành hệ thống phố Sài Gòn o Hệ thống phố sẽ lấy trung tâm quận 1 là điểm khai thác chủ yếu vì tập trung khá nhiều khách sạn 5 sao, các dich vụ, nhà hàng, cơ sở hạ tầng tốt nhất thành phố. Dự án sẽ được thí điểm ở hai con đường lớn của thành phố đó là đường LÊ LỢI và đường NGUYỄN HUỆ sau đó sẽ được mở rộng ra nhiều tuyến đường khác. Hình thành các nhóm văn nghệ đường phố, các nhóm văn nghệ này do các trường đào tạo văn nghệ thực hiện và do các tổ chức cá nhân thực hiện, các buổi biểu diễn phải được đăng kí và xin vị trí biểu diễn. Thù lao sẽ do chính khách du lịch quyên góp hoặc do các đơn vị du lịch tài trợ. o Sài Gòn từ lâu đã hình nhiều phố nhưng chưa chuyên nghiệp, cửa hàng còn mang tính tự phát, hình thức sơ sài, do đó cần phải chấn chỉnh và hình thành các phố chuyên biệt hơn, đồng bộ và nâng cao chất lượng của các cửa hàng hơn giúp du khách dễ dàng mua sắm. + Khu Phạm Ngũ Lão – Đề Thám – Bùi Viện vẫn là khu phố Tây đặc trưng + Đường Lê Lợi chuyên bán các đồ thổ cẩm truyền thống + Công viên Tao Đàn, Lê Văn Tám sẽ tiến hành hội chợ mua sắm mỗi tháng một lần, thời gian hội chợ một tuần. o Phương tiện chủ yếu của hệ thống phố là đi bộ, du khách quốc tế sẽ rất thích thú và bất ngờ với một Sài Gòn hoàn toàn khác, một Sài Gòn về đêm, mọi người sẽ được dạo quanh nhiều gian hàng mua sắm từ hàng hoá truyền thống đặc trưng Việt Nam đến hàng hoá cao cấp của nhiều nước nổi tiếng trên thế giới và sẽ được dừng chân tại các quán ăn truyền thống hoặc các khu phố ẩm thực để thưởng thức các món ăn dân gian mà các nhà hàng không có; chất lượng các món ăn và vệ sinh luôn được đảm bảo hàng đầu. (xin xem thêm phụ lục 12 và 13)  Nâng cấp sông Bạch Đằng và cải tạo các kênh lớn phục vụ du lịch o Bên cạnh hình thành các phố thì cần khai thác tốt nhánh sông Sài Gòn bên đường Tôn Đức Thắng hay còn gọi là khu Bạch Đằng. Trên sông đã có vài công ty du lịch tiến hành các tàu du lịch kết hợp phục vụ nhà hàng trên tàu nhưng khách du lịch chỉ được thưởng thức các món ăn, quan cảnh xung quanh nhưng chưa có gì thu hút khách du lịch. Sông Sài Gòn là hệ thống đường thuỷ vận chuyển hàng hoá quan trọng, do đó rất khó khai thác làm điểm vui chơi vào ban ngày vì vậy chỉ tập trung khai thác du lịch vào ban đêm như hình thành khu chợ nổi về đêm với những nét đặc trưng cơ bản của chợ nổi miền Tây, sử dụng trò chơi hò đối đáp, văn nghệ trên sông với các cuộc thi định kỳ, các công ty du lịch sẽ sử dụng hệ thống đèn neon, băng rôn quảng cáo hai bên nhánh sông nhưng phải theo quy định và sự cho phép của sở ngành; hình thành các quán cà phê cao cấp, với không khí trong lành, phong cảnh lãng mạn và các thuyền rồng rực rỡ trên sông, góp phần tạo điểm dừng chân lí tưởng cho du khách. o Tiến hành nạo vét, xử lý ô nhiễm môi trường ở các con kênh, rạch; có chiến lược dài hạn quy hoạch thiết kế không gian ven bờ sông hợp lý, tạo thành cảnh quan quyến rủ, thơ mộng, cắt giảm các cầu bê tông nhỏ lẻ mà tập trung xây các tuyến đường giao thông chính để hạn chế giao thông tấp nập hai bên kênh. Nâng cấp và cải tạo các kênh này thành điểm du lịch thỏa mãn nhu cầu cảnh quan, phục vụ nghỉ ngơi giải trí và tạo không gian mở cho cư dân đô thị, khiến dòng sông hấp dẫn du khách, góp phần tạo nên “hồn Sài Gòn”.  Nâng cấp và xây dựng các trung tâm mua sắm tầm cỡ. o Thời gian gần đây chúng ta thấy các trung tâm thương mại Plaza, Parson được xây dựng nhưng lại tập trung các hàng hoá nhập khẩu. Do đó việc xây dựng một trung tâm thương mại cho hàng hoá truyền thống Việt là rất cần thiết như tranh thêu tay XQ, tranh cát Ý Lan, các đồ thủ công mỹ nghệ khác, song song với việc thương mại thì tại các gian hàng du khách cũng được thấy tận mắt cách làm ra các sản phẩm, điều này sẽ là điểm thu hút và tạo nhu cầu mua sắm cho du khách. o Nâng cấp một số siêu thị thành trung tâm mua sắm tiêu biểu của thành phố. Tập trung khu mua sắm theo trục đường và chợ trung tâm, các cửa hàng tiện lợi phục vụ 24/24, tránh tình trạng phân tán gây khó khăn cho du khách và không tạo cảm giác kích thích họ mua sắm. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án đầu tư trung tâm thương mại đạt chuẩn ngang tầm khu vực. Hằng năm cần có sự phối hợp giữa hai ngành thương mại và dịch vụ để tung ra chương trình khuyến mãi qui mô lớn vào mùa du lịch thấp điểm. Các chương trình này được công bố trước ít nhất là nửa năm cho các hãng lữ hành và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.  Nâng cấp Đầm Sen và Suối Tiên o Phần lớn du khách cho rằng thành phố chưa có một trung tâm vui chơi tầm cỡ, cân xứng với vị trí và tiềm năng to lớn. Để thuận lợi cho việc hình thành khu vui chơi hiện đại, nhóm nghiên cứu xin đề xuất nâng cấp Đầm Sen thành nơi tập trung các trò chơi hiện đại của thế giới, bước đầu sẽ gặp khó khăn về vốn và văn hoá nhưng chúng ta cần nhận thấy rằng việc tiến hành xây dựng khu vui chơi hiện đại này là rất cần thiết để thu hút càng càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. o Song song với việc nâng cấp Đầm Sen thành khu vui chơi hiện đại thì chúng ta tiến hành tôn tạo Suối Tiên thành khu tham quan “Về Nguồn” với các kiến trúc thu nhỏ mang bản sắc dân tộc như Đền Hùng, các chương trình văn nghệ, hoạt cảnh tái hiện lịch sử Việt Nam, kết hợp khuôn viên rộng hình thành khu sinh thái đa dạng. o Lắp đăt các băng ngồi (bằng đá, măng, đá hoa cương…) ở các công viên, phía trước các khu mua sắm để du khách dừng chân, quản lý tốt các nhà chờ xe buýt để giữ gìn vẻ mỹ quan thành phố. (Xin xem phụ lục 15)  Tổ chức các sự kiện du lịch Tổ chức các sự kiện lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, thể thao phục vụ du lịch như: o Mừng tết Nguyên Đáng: Sở du lịch thành phố kết hợp với các công ty du lịchxây dựng ác chương trình lễ hội phục vụ du khách trong và ngoài nước như: Đường hoa Nguyễn Huệ; Lễ hội bánh tét; Chương trình ca nhạc khai mạc đường hoa; chương trình ca nhạc đêm giao thừa; Bắn phao hao đêm giao thừa; trang trí ánh sáng đèn… o Lễ giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức trang trọng tại Đền thờ các Vua Hùng tạo bảo tàng lịch sử TP.HCM, công viên Suối Tiên, công viên Đầm Sen. o Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức tại Cần Giờ với những nghi thức truyền thống. o Mừng ngày độc lập 30/4, ngày Quốc Khánh 2/9 với nhiều chương trình văn nghệ hoạt cảnh gợi lại các giai đoạn hào hùng của dân tộc. o Ngày hội du lịch thành phố được tổ chức tại công viên văn hoá Đầm Sen. o Lễ hội Trái cây Nam Bộ do Sở du lịch TP.HCM và công ty văn hoá Suối Tiên tổ chức tại công viên văn hoá Suối Tiên. o Liên hoan ẩm thực món ngon các nước. Để khai thác có hiệu quả các sự kiện, bên cạnh vấn đề tăng cường đầu tư vào sự kiện thì thành phố cần có quy hoạch, bố trí các sự kiện, lễ hội… hợp lí suốt trong năm và được công bố, quảng cáo rộng rãi trước cả năm, đặc biệt các sự kiện có tính chất truyền thống hàng năm. Các lễ hội sẽ được tổ chức chuyên nghiệp hơn và tập trung vào giới thiệu hình ảnh thành phố. Các chương trình được mở rộng cả về quy mô và nội dung nhằm tăng tính thu hút và hấp dẫn du khách. Không nên lạm dụng phương thức sân khấu hoá lễ hội mà cần tạo điều kiện cho du khách tham gia thực sự, hội nhập sâu vào các hoạt động lễ hội. Cần nghiên cứu học hỏi các yếu tố thành công của các lễ hội du lịch ở các nước. (xin xem thêm phụ lục 14) 3.3.3 Cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ  Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên du lịch Cũng như mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề hết sức quan trọng có tính chất then chốt trong việc phát triển ngành. Nhất là ngành du lịch, ngành đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách hàng. Trong mắt du khách thì chất lượng hướng dẫn viên du lịch, cũng như chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên chỉ ở mức trung bình do đó ngành du lịch thành phố cần phải cải thiện trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, tiếp tân khác sạn… bằng cách: o Tổ chức mỗi năm một khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khách sạn cho các khách sạn mới thành lập, khách sạn có quy mô dưới 50 phòng, hoặc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý cho các khách sạn chuẩn bị xếp hạng sao. o Phối hợp với các trường nghiệp vụ du lịch khách sạn tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn ngày dưới một tháng dành cho đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ phòng, bàn, bar, bếp, bảo vệ, tài xế và bộ phận tiếp tân. o Tổ chức hàng năm các chuyên đề về nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch như du lịch sinh thái, tôn giáo, khảo cổ, an ninh trong du lịch… và trong lĩnh vực khách sạn như quản lý chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO, tài nguyên trong khách sạn. o Phối hợp với các trường đại học nước ngòai tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý lữ hành cho giám đốc và quản lý các bộ phận điều hành. o Tổ chức các đòan khảo sát tìm hiểu qui mô họat động đào tạo và thiết lập mối quan hệ về hợp tác đào tạo tại các trường du lịch khách sạn nổi tiếng ở các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển như Pháp, Thụy Sỹ, Singapore, Thailand. o Cử các cán bộ tham dự các khóa tu nghiệp và bồi dưỡng ngắn hạn theo chỉ tiêu phân bổ của tổng cục du lịch của thành phố và tham gia các chương trình hội thảo phát triển về nguồn nhân lực trong và ngòai nước. o Tổ chức các họat động như hội thảo, giao lưu gặp gỡ… nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm trong quá trình họat động kinh doanh như tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp – nhà trường – sinh viên từ đó có kế họach bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế hơn.  Cải thiện về vấn đề giá cả Giá cả đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách. Đối với doanh nghiệp, giá cả có vị trí quyết định trong cạnh tranh trên thị trường, giá cả có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.  Giá tour cần có sự cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực Giá tour là sự cấu thành của giá cả các dịch vụ thực hiện tour. Mặc dù có nhiều nổ lực nhưng tình trạnh giá tour du lịch trong nước vẫn cao hơn giá tour du lịch nước ngòai khỏang 20-30% vẫn chưa khắc phục được. Phần lớn du khách cho rằng giá tour du lịch tp HCM đắt hơn giá tour tại các thành phố khác trong khu vực. Nguyên nhân chính là do giá xăng dầu tăng kéo theo giá cả sinh họat trong nước tăng, tình trạng lạm phát ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến giá tour; giá vé đường bay cơ bản nội địa (TP.HCM –HN –HCM) tuy có được điều tiết linh hoạt nhưng do sự tham gia thị trường của hàng lọat các hãng hàng không giá rẻ như Tiger Airways, Air Asia đồng thời các hãng hàng không truyền thống như Lufthasa, Air France, Singapore Airlines… liên tục tung ra nhiều chương trình khuyến mãi đến các điểm đến như BangKok, Singapore… làm giá tour đến các nơi này luôn thấp hơn giá tour nội địa. Hiệp hội lữ hành cần phối hợp với các ngành khác như hàng không vận chuyển để điều chỉnh giá ngành tạo sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, đồng thời thường xuyên đưa ra chương trình khuyến mãi để thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh.  Giá hàng hóa và dịch vụ cần được điều chỉnh và đảm bảo đúng chất lượng Giá cả thường đi đôi với chất lượng của các dịch vụ được cung cấp. Nhưng theo cuộc khảo sát thì rất nhiều du khách cho rằng họ đã trả giá cao hơn so với chất lượng dịch vụ họ được cung cấp. Đây là một vấn đề mà các ngành chức năng cần quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc trở lại thành phố của du khách. Khách quốc tế thường phải trả với giá cao, cao gấp nhiều lần so với mức giá thực cho những món quà lưu niệm. Đây là điều đáng lo ngại vì khách sẵn lòng trả nhiều tiền cho món quà mình thích, cửa hàng cũng thu được nhiều tiền hơn nhưng khi khách biết rằng mình đã trả tiền quá cao so với mức giá thực thì họ sẽ rất không hài lòng và sự không hài lòng này sẽ được lan truyền cho bạn bè, cơ hội mua sắm hàng hóa khi khách tham quan ở các điểm du lịch khác sẽ mất đi, việc trở lại lần hai cũng không có, tạo bộ mặt xấu cho du lịch thành phố và các vùng lân cận, các cửa hàng sẽ thất thu, tạo nên sự trì trệ trong kinh doanh. Do đó cần có cơ quan thẩm định giá trị hàng hóa và niêm yết giá cụ thể vào hàng hóa đồng thời khắc phục vấn đề chi hoa hồng quá cao tại các cửa hàng, thường xuyên kiểm tra bất ngờ giá mà du khách phải trả, xử lí nghiêm các cửa hàng, hướng dẫn viên vi phạm và xóa bỏ triệt để chế độ hai giá phân biệt đối với du khách nước ngòai trên mọi lĩnh vực, trả lại sự công bằng cho khách du lịch và tạo sự văn minh cho thành phố. Thường xuyên tiến hành khảo sát thị trường và điều chỉnh giá cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi nhuận cho các cửa hàng, tạo nơi tin cậy cho du khách mua sắm, giá cả luôn được cập nhật trên website và được phát miễn phí tại các điểm du lịch. Cần sự liên kết, hợp tác giữa các bộ phận trong kinh doanh du lịch: tour-khách sạn-hãng hàng không – cửa hàng – nhà hàng để giảm giá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Để làm được điều này, Sở du lịch và Hiêp Hội du lịch thành phố cần đóng vai trò làm cầu nối. Cần có các kế họach liên kết cụ thể, thuyết phục đồng thời có chính sách ưu đãi, khuyết khích việc liên kết giảm giá như giảm thuế, được ưu tiên giới thiệu trong các hội chợ, hội nghị, hội thảo quốc tế về du lịch. Trong tương lai gần, các chi phí về hàng không, viễn thông, khách sạn, các dịch vụ giải trí… phải giảm xuống ngang bằng với các giá trong khu vực thì giá tour du lịch tới thành phố nói riêng cũng như Việt Nam nói chung mới có cơ hội cạnh tranh, thu hút khách du lịch.  Tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn cho du khách Thực hiện quy trình mua bảo hiểm bắt buộc đối với các du khách của các hãng lữ hành nhằm hạn chế những điều gây khó khăn cho du khách đặc biệt là tình trạng thiếu thông tin. Ngành du lịch thành phố cần hình thành nhiều kênh thông tin giúp du khách giải quyết các sự cố hoặc các nhu cầu cần thiết như trạm thông tin du lịch tại sân bay, điểm thông tin điện tử tại các đường phố khu trung tâm… Công an thành phố các địa phương xây dựng kế họach bảo đảm an toàn du khách thường xuyên tại các tuyến đường trọng điểm du lịch quận I. Lần đầu tiên thành phố đã thành lập lực lượng trận tự bảo vệ du khách năm 2006, một mô hình thí điểm đầu tiên trong cả nước tạo nên sự phấn khởi trong các doanh nghiệp du lịch góp phần làm môi trường du lịch ngày càng tốt hơn, bước đầu mang lại những kết quả khả quan, nâng cao lòng tin của du khách vào sự bình ổn của thành phố nhưng không vì thế mà chủ quan, phải nâng cao khả năng ngoại ngữ và chuyên môn để cảnh sát du lịch giao tiếp tốt với du khách. (xin xem hình 3.3.3.) Để họat động bảo vệ du khách được tốt hơn thành phố nên xây dựng bản quy định tiêu chuẩn chung về an toàn du khách cho họat động du lịch và hướng dẫn cho các đơn vị triển khai. Mỗi đơn vị xây dựng tiêu chuẩn thực hiện an tòan du lịch cho du khách và triển khai cho mọi họat động kinh doanh của mình và phát động cán bộ công nhân viên cùng thực hiện. Tạo môi trường đảm bảo an toàn cho du khách là một yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển du lịch thành phố. Đây là họat động cần có sự phối hợp liên ngành của thành phố và các địa phương trên cơ sở chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.  Đa dạng hoá hệ thống phân phối Đa dạng hóa kênh phân phối cũng là công tác quan trọng. Nhìn chung lọai hình city tour của các công ty du lịch chưa được đa dạng và phổ biến, vẫn còn mang tính cá thể và chỉ được phục vụ khi khách có nhu cầu và chưa có chương trình tour cụ thể phục vụ khách quốc tế. Để cải thiện mạng lưới phân phối này thì các công ty du lịch phải tham gia các hiệp hội du lịch trong và ngòai nước nhằm học hỏi kinh nghiệm liên kết xây dựng các tour du lịch, điều phối lượng khách. Kết hợp với các khách sạn và sân bay để phân phối và quảng bá về city tour, trao tận tay khách những brochure, tạo nhu cầu tham quan. Tăng cường xây dựng hệ thống giới thiệu và bán city tour trực tiếp qua mạng cho khách hàng ở nước ngòai cũng như trong nước. Thành phố hãy dành nhiều chi phí quảng bá hơn để mử rộng các hình thức quảng bá: trên các sách guide book, tạp chí Heritage, ổn định số lượng và thời điểm phát hành Tạp chí du lịch – kênh quảng bá hiệu quả hiện nay. 3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và quảng bá  Nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu Việc xác định thị trường khách du lịch mục tiêu là yếu tố quan trọng trong quá trình đề ra các giải pháp phát triển của ngành du lịch Thành phố nói riêng và du lịch cả nước nói chung. Để có được những giải pháp phù hợp thì ngành du lịch thành phố cần phân loại thị trường theo đối tượng, theo khu vực, xác định thị trường chính yếu, thị trường mục tiêu và các thị trường tiềm năng cần quan tâm phải kết hợp chặt chẽ với việc nghiên cứu cung, cầu và tâm lý, thị hiếu du khách để việc tiến hành thị trường thông qua các quyết sách chính xác. Cần tổ chức việc nghiên cứu thị trường du lịch ở các cấp độ: Doanh nghiệp – Thành phố - Quốc gia để tập hợp các nguồn thông tin xử lý và có quyết định chính xác cho việc đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch. Song song với quảng bá du lịch thì cần có sự nghiên cứu đầu tư, tôn tạo các di tích văn hóa, xây dựng các khu mua sắm chuyên biệt, khu vui chơi hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng du lịch và luôn đổi mới trong loại hình City Tour. Nghiên cứu thị trường tiềm năng, quan tâm đúng mức và có các hoạt động phối hợp để gây sự chú ý, hình thành cầu du lịch từ đó giới thiệu Việt Nam như một điểm đến mới lạ hấp dẫn mà Thành Phố Hồ Chí Minh chính là cửa ngõ thuận tiện cho du khách quốc tế có thể tham quan tìm hiểu và tạo bước đệm để thực hiện các tour về vùng lân cận. Từ khảo sát và phân tích thực tế về thị trường khách quốc tế đến thành phố trong những năm qua, ta xác định thị trường mục tiêu của city tour thành phố là khách Châu Âu và Châu Á. Cần tiếp tục khai thác lợi thế khoảng cách địa lý gần của các nước ASEAN và Trung Quốc, đồng thời có nhiều điểm tương đồng, tần suất chuyến bay cao, miễn visa cho khách du lịch để thu hút nhiều hơn nữa không chỉ dòng khách doanh nhân mà còn là khách du lịch thuần túy. Do đó trong thời gian tới cần tập trung quản bá xúc thị trường tiêm năng Nga, Đức, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Malaysia…đặc biệt là thị trường Đức đang có dấu hiệu sẽ tăng trưởng rất mạnh với dòng khách trong thời gian tới.  Tăng cường hợp tác quốc tế và liến kết với các vùng trong nước Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa du lịch thành phố với du lịch địa phương các vùng lân cận. Phối hợp với các tỉnh thành lập Hiệp hội du lịch các tỉnh phía Nam để khai thác lợi thế của mỗi địa phương thành lợi thế của cả khu vực. Liên kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á để tiến hành các tour xuyên quốc gia, quảng bá các thành phố lớn nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.  Xây dựng và phối hợp các phương tiện quảng bá Với 41,7% du khách biết đến thành phố thông qua phương tiện truyền thông, 28,5% qua hệ thống internet và 25% qua sách báo và tạp chí. Ngành du lịch thành phố cần tăng cường xây dựng hình ảnh và sát lập vị thế du lịch thành phố trên thị trường thế giới bằng cách tăng cường tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin ở các thị trường trọng điểm  Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu quảng bá du lịch Xuất bản ấn phẩm du lịch: tập trung xuất bản một số ấn phẩm như CD-ROM, băng video, poster, ảnh… về lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, cảnh quan thiên nhiên, các làng nghề lễ hội… để phân phối rộng rãi tại các hội chợ hội thảo Quốc tế, các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam, đại sứ quán Việt Nam ở các nước, các chuyến bay của hãng hàng không Quốc gia và Quốc tế. Mặt khác hợp tác với các công ty du lịch ở nứơc ngoài để cùng họ giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam qua ấn phẩm tới du khách. Cần tăng số lượng, chủng loại ấn phẩm du lịch, các ấn phẩm chuyên biệt cho từng loại hình du lịch, cung cấp miễn phí cho du khách. Đặc biệt, phải cải thiện chất lượng hình ảnh, hoàn thiện về nội dung, đảm bảo thông tin xác thực tế hơn, tránh giới thiệu tất cả nhưng cái gì cũng chung khiến du khách khó khăn khi sử dụng. Duy trì và ổn định số lượng phát hành của Tạp chí du lịch thành phố - tiếng nói của ngành du lịch thành phố.  Phối hợp các phương tiện truyền thông đại chúng Tăng cường thông tin du lịch ra nước ngoài, phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngọai như các báo điện tử, website quảng cáo du lịch, đại sứ quán Việt Nam, văn phòng đại diện nhằm: - Tăng cường thông tin du lịch ra nước ngòai, tuyên truyền và giới thiệu các phim tài liệu về thành phố Hồ Chí Minh trên các kênh truyền hình nước ngòai, thiết lập mối quan hệ với các báo, tạp chí du lịch chuyên đề và các phóng viên báo chí quốc tế chuyên trách mảng du lịch để thường xuyên cung cấp thông tin giới thiệu sản phẩm du lịch ở nước ngòai. - Tổ chức các họat động xúc tiến quảng bá giới thiệu văn hóa du lịch thành phố ở các nước được xác định là thị trường trọng điểm với những hình thức phù hợp tâm lý thị hiếu du khách ở từng thị trường. Thiết lập quan hệ với báo chí nước ngòai, thường xuyên cung cấp thông tin du lịch cho các phóng viên báo chí ở các thị trường nguồn, thị trường mục tiêu và các phóng viên thường trú tại Việt Nam. Phối hợp với hàng không Việt Nam, các công ty lữ hành, mời họ vào thăm và tìm hiểu làm quen với city tour thành phố. Các bài báo, các phóng sự, ghi chép mang tính khách quan cao cho nên thông điệp đến với đối tượng dễ được chấp nhận; chuyển tải thông tin nhiều hơn so với một số phương tiện quảng bá khác; chi phí thấp hơn so với quảng cáo trực tiếp. Trong nước, ngành du lịch thành phố cần xúc tiến quảng bá trên các báo đài, tạp chí, brochure phát miễn phí. Ngoài ra đẩy mạnh cung cấp thông tin để quảng bá trên các sách hướng dẫn về du lịch Việt Nam (như Lonely Planet)  Quảng bá qua website Nâng cao chất lượng website của sở du lịch. Về hình thức nâng cao tính thẩm mỹ của giao diện, chất lượng hình ảnh, chú ý bổ sung âm thanh; sử dụng hiệu quả trang chủ để thu hút sự chú ý của người xem ngay lập tức, lôi kéo họ tiếp tục truy cập. Về nội dung, cần bổ sung và chi tiếc hóa thông tin, cụ thể: o Các thông tin phải phong phú và sâu sắc hơn, nhất là các thông tin về các địa điểm du lịch nổi bật, giải trí, tour… Không những thế còn phải có những bài giới thiệu về lịch sử hình thành, các sự kiện du lịch tiêu biểu và đặc biệt những nét đặc trưng hấp dẫn của thành phố… o Bổ sung các thông tin về tình hình kinh tế,an ninh, phương tiện đi lại, hướng dẫn sử dụng phương tiện công cộng; lịch sự kiện, những điểm lưu ý cho du khách, bản đồ du lịch, chỉ dẫn trường hợp khẩn cấp… o Cung cấp thêm hình ảnh, phim quảng cáo giới thiệu hình ảnh du lịch thành phố, quảng bá chương trình du lịch của city tour, tạo sự tò mò cho du khách, khuyến khích họ tham gia chương trình tour. o Bổ sung thêm nhiều diễn đàn và các câu hỏi thường gặp (FAQs) nhằm tạo sự giao lưu hai chiều với người truy cập, giúp có thêm phần cảm nhận của du khách về thành phố và những trải nghiệm trong chuyến đi của họ. Bổ sung thêm phiên bản tiếng Nhật, tiếng Hoa, tiếng Hàn, tiếng Pháp. Bên cạnh đó cần việc liên kết với các trang website khác có lượng người truy cập lớn để giới thiệu du lịch thành phố quy hình thức tạo đường link trực tiếp.  Tham gia các hội chợ, lễ hội du lịch quốc tế Tham gia các hội chợ, hội nghị Quốc tế theo chương trình phát triển thị trường du lịch của tổng cục du lịch song phải chủ động xây dựng kế họach, nội dung và hình thức hoạt động trong nổ lực tập hợp các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để đảm bảo hiệu quả của các họat động xúc tiến ngòai nước của thành phố. Cần tập huấn nâng cao trình độ tổ chức và tham gia các hội chợ quốc tế. Chú ý đến hình thức giới thiệu thông qua các cuộc họp báo tại các hội chợ này một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Trong năm 2008, Ngành du lịch TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá – xúc tiến với hàng loạt sự kiện ngoài nước như: o Tổ chức Road Show tại Đức (3/2008) o Diễn đàn du lịch ASEAN(ATF) tại Thái Lan (1/2008) o Hiệp hội du lịch quốc tế BITF tại BuSan, Hàn Quốc (9/2008) o Hội chợ du lịch Travel Expo tại Orlando, Hoa Kỳ (9/2008) o Hội chợ du lịch quốc tế WTM tại Anh(11/2008) o Các hoạt động của Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO) nhằm tăng cường quảng bá, hợp tác phát triển du lịch giữa TP. HCM với các thành viên Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO) 3.3.5 Giải pháp về nguồn vốn Với nhu cầu du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố trong thời gian tới và tăng sức cạnh tranh, đảm bảo tốc độ phát triển du lịch, đầu tư phải đồng bộ có định hướng, có mục tiêu rõ ràng, cần huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện Theo các nhà đầu tư thì thành phố Hồ Chí Minh là một trong 3 trung tâm thu hút đầu tư tài chính lớn trong tương lai. Đây là cơ hội vàng của ngành du lịch thành phố thu hút các nguồn đầu tư của các tập đòan đa quốc gia. Điều kiện cần và đủ để đạt được điều này là sự đồng thuận của tòan xã hội, nhận thức được phát triển du lịch mang lợi ích chung cho mọi tầng lớp, sự tham gia của các cấp chính quyền trong những chiến lược mang tính dài hơn, nhất là những chiến lược đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tẩng kinh tế kĩ thuật quy mô lớn như cầu cảng, sân bay, đường xá. Ủy Ban Nhân Dân thành phố nên công bố các danh mục khuyến khích đầu tư ngành du lịch cho các cá nhân và các doanh nghiệp muốn đầu tư vào ngành du lịch, hướng dẫn các lọai hình không khuyến khích đầu tư tạo ra sự phát triển có định hướng tránh hiện tượng đầu tư tự phát, tạo ra tình thế đầu tư không chọn lọc, cung vượt cầu. Hướng dẫn các doanh nghiệp tìm các nguồn vay trung hạn hoặc dài hạn có ưu đãi về lãi suất của các quỹ đầu tư phát triển trong nước và các nguồn vốn vay ODA, ADB, vốn viện trợ nước ngòai. Rà soát các chương trình kêu gọi đầu tư hiện có của ngành du lịch, chọn một đến hai chương trình khả thi, hình thành chương trình trọng điểm của thành phố và xúc tiến quá trình kêu gọi đầu tư nước ngoài. 3.3.6 Một số mô hình phát triển City tour ở TP.HCM  Tour tổng hợp: Đối tượng khách: phục vụ cả khách nội địa và khách quốc tế Phương tiện: xe khách Chương trình tour: Du khách sẽ đến Khu du lịch Suối Tiên và tham gia các hoạt động ở đây, đến xế chiều thì sẽ trở về TP. Du khách sẽ uống café và nghỉ ngơi để đến tối sẽ đi dạo và chiêm ngưỡng TP về đêm bằng xích lô, mua sắm các hàng hóa lưu niệm. Sau đó, du khách sẽ ăn tối và thưởng thức không khí trong lành của sông Sài gòn trong đêm và ngắm nhìn thành phố lấp lánh ánh đèn từ xa, nghe ca hát và ăn những món ăn đặc sản. Kết thúc việc ăn uống và đi thuyền trên sông, du khách sẽ thư giãn băng một tách cà phê ở độ cao của tòa nhà 33 tầng, bao quát quang cảnh thành phố. Kết thúc tour lúc 22 giờ 30. o Điểm nổi bật: khai thác các dịch vụ chất lượng cao. Du khách sẽ thưởng thức một Sài gòn hoàn toàn khác về đêm với khong khí mát mẻ trên thuyền và khung cảnh bao quát thành phố. o Hạn chế: khách phải di chuyển nhiều nên khá mệt. Các điểm đến có sản phẩm du lịch đặc sắc nhưng khá ít. o Khắc phục: làm mới và đa dạng các sản phẩm ở những điểm đến.  Tour chuyên đề: City Food tour: * Đối tượng khách: khách du lịch quốc tế có sự ưa thích đối với ẩm thực Sài Gòn và các món ăn Nam Bộ. * Phương tiện di chuyển: xe đạp * Chương trình tour: Sáng 7h 30 hướng dẫn viên sẽ đưa du khách đi dạo bằng xe đạp vòng quanh khu trung tâm. Chụp ảnh ở bưu điện thành phố, nhà thờ Đức Bà. Du khách sẽ vào thăm Dinh Độc Lập. Trưa du khách sẽ đến nhà hàng ăn nhẹ khoảng và nghỉ ngơi khoảng 40 phút. Sau đó hướng dẫn viên sẽ đưa du khách đi chợ đúng chất là người dân thành phố tại chợ Bến Thành để du khách tự mua các thực phẩm, rau quả để họ nấu với các món ăn truyền thống của Việt Nam đã được hướng dẫn và gợi ý trước cho bữa trưa. Sau khi đi chợ về, du khách sẽ được các đầu bếp nhà hàng hướng dẫn và tự tay chế biến món ăn mà mình thích. Dùng xong bữa trưa, du khách sẽ uống trà hay cà phê và nghỉ trưa. Khoảng 13h30 khách sẽ tiếp tục chương trình tour là đi đến Cung Văn Hoá Lao Động xem múa rối nước Rồng Vàng. Kết thúc xem múa rối nước, hướng dẫn viên sẽ đưa du khách viếng chùa bà Thiên Hậu (và một số ngôi chùa của người Hoa khác) và đến chợ Bình Tây để mua sắm. Đến 6h du khách sẽ tập trung và ăn tối nhà hàng ẩm thực Hoa. Kết thúc chương trình city tour, du khách sẽ trở về khách sạn trên con đường Hùng Vương - An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Thị Minh Khai. * Điểm nổi bật: - Du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người Sài Gòn. - Góp phần bảo vệ môi trường, quảng bá du lịch thánh phố: thân thiện, an toàn. - Khai thác nhưng điểm đến mà du lịch thành phố còn bỏ ngỏ. - Tạo sự gần gũi thân thiện giữa du khách và người dân thành phố. * Hạn chế - Khó tìm chỗ gửi xe ở khu vực trung tâm - Việc giao thông hiện nay có thể gây ra kẹt xe, khói bụi sẽ tạo sự mệt mỏi, khó chịu cho du khách. - Yếu tố an toàn: do khó quản lí, nhất là giao lộ, vòng xoay điểm nóng về giao thông. Khắc phục: - Kiến nghị với Sở du lịch thành phố và UBND cần bố trí chỗ gửi xe phục vụ du lịch. - Trung bình một tour phải có hai hướng dẫn viên du lịch. Chú ý khai thác những khung đường đẹp và phù hợp như: Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thị Minh Khai - An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ... là những con đường lớn, nhiều cây cối, khả năng kẹt xe thấp.  Tour tìm hiểu lịch sử TP.HCM (1 ngày) Đối tượng: Du khách quốc tế Phương tiện vận chuyển: bằng xích lô Quy mô tour: 10 -> 15 khách Chương trình Tour: Điểm đến đầu tiên của du khách là Bến Nhà Rồng để viếng thăm nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau đó, du khách di chuyển đến bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Thú và Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam. Theo đường Lê Duẩn về Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố và Dinh Độc Lập. Tiếp theo chương trình tour là các cụm điểm kiến trúc Pháp: Nhà Hát Lớn Thành Phố, Trụ Sở ủy Ban Nhân Dân TPHCM, khách sạn lâu đời nhất HCM: CONTINENTAL. Tiếp theo đường Paster qua đường Võ Văn Tần du khách sẽ đến Bảo tàng chiến tích chiến tranh. Kết thúc Tour. Điểm nổi bật: o Du khách tìm hiểu được xuyên suốt về lịch sử Tp.HCM o Góp phần quảng bá City Tour bằng xích Lô, phương tiện thân thiện với mội trường. Hạn chế: o Dễ bị mất thời gian và trể chương trình tour bởi kẹt xe o Dễ gây sự nhàm chán vì các nội dung điểm đến bị lắp o Vì phương tiện di chuyển là xích Lô nên phải tuân theo quy định của Sở về giờ giấc và những con đường mà xích lô được phép đi. o Lượng khách tham quan tour phải ít.  Tour chuyên đề: City Night tour. o Đối tượng khách: các du khách quốc tế và nội địa yêu thích sự náo nhiệt về đêm của Sài Gòn, thích mua sắm và dạo phố. o Phương tiện: đi bộ và xích lô là chính do di chuyển gần. o Ý tưởng tour: Hướng dẫn viên sẽ tập trung du khách trước Diamond Plaza. Sau đó, du khách sẽ được đi đến các trung tâm mua sắm khác ở khu vực trung tâm. Du khách có thể ăn uống, mua sắm ở đây trước khi khám phá các khu chợ đêm bình dân. Đây là dịp để du khách cảm nhận cuộc sống năng động về đêm của người dân thành phố. Đường đi sẽ qua các phố đi bộ đã được quy hoạch chuyên phục vụ hoạt động ban đêm như: cắt tóc, spa... Du khách sẽ vào khu phố mua sắm để mua quà lưu niệm là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm gốm sứ, mây tre lá, quần áo, giày dép, nón lá…Kết thúc tour là buổi tối thưởng thức nhạc nhẹ trong một khung cảnh gần gũi với thiên nhiên hoặc trong một khán phòng ấm cúng (chẳng hạn như Trà quán của Nhà thiết kế Sĩ Hoàng, các phòng trà nhạc Trịnh, các trung tâm biểu diễn văn hóa truyền thống dân tộc). o Điểm nổi bật: Du khách có thể thử qua một phần cuộc sống về đêm ở thành phố phồn hoa nhất nước. Khai thác các điểm du lịch về đêm. Đa dạng sản phẩm du lịch của thành phố. Kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, tăng chi tiêu của du khách. o Hạn chế: Khó quản lý khách do TP.HCM về đêm rất đông người nên dễ lạc mất khách và kém an toàn. Các địa điểm vui chơi giải trí đóng cửa sớm, o Khắc phục: Sớm hình thành các khu phố du lịch và mua sắm, ăn uống phục vụ về đêm cho du khách. Quản lý tốt các tụ điểm vui chơi giải trí, kéo dài thời gian hoạt động. Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách. 3.4 Một số kiến nghị của nhóm đối với các cơ quan quản lý 3.4.1 Một số kiến nghị với Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM o Thành phố thúc đẩy việcthi công các công trình cải thiện hạ tang giao thông hiện nay để giải quyết tình trạng ùn tắt giao thông, cải thiện mỹ quan thành phố. o Hướng dẫn các chính sách vĩ mô về kinh tế xã hội cụ thể để tránh làm phiền hà cho nhân dân, tạo sự ổn định chính trị, kinh tế xã hội. o Hoàn thiện chính sách, quy định của thành phố thông thoáng để thu hút đầu tư vào du lịch từ các nguồn lực trong và ngoài nước. o Thành phố luôn là bộ óc sáng suốt và trái tim nồng ấm để vận hành cơ thể với các bộ phận kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… lành mạnh, tạo đà phát triển chung, hỗ trợ lẫn nhau. 3.4.2 Môt số kiến nghị với Sở Du lịch TP.HCM o Dựa trên những thành tựu đã đạt, được Sở du lịch thành phố hãy tiếp tục phát huy và tổ chức các sự kiện du lịch, chương trình Road Show, Fam Trip đối với các thị trường trọng điểm mà lượng khách đến thành phố chiếm tỷ trọng lớn như Nhật, Pháp, Trung Quốc… nhằm quảng bá cho du lịch thành phố - thì cũng đã là quảng bá cho city tour. o Thực hiện có hiệu quả các Nghị định, Thông tư về kinh doanh lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, vận tải du lịch, thanh tra kiểm tra và xử phạt trong kinh doanh du lịch để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động du lịch. o Có kế hoạch phân khu riêng ở Cảng Sài Gòn phục vụ khách du lịch tàu biển. Đây là lượng khách lớn có như cầu về city tour rất cao vì thời gian lưu trú chỉ từ 1 dến 2 ngày. o Sớm có ý kiến đề nghị kéo dài thời gian hoạt động các loại hình vui chơi giải trí về đêm như: vũ trường, nhà hàng, quán bar… phục vụ khách du lịch quốc tế ở các khách sạn 4-5 sao tại các quận 1, 3, 5, Phú Nhuận, Tân Bình… o Phát huy việc tổ chức “Ngày hội du lịch” nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch giới thiệu và chào bán các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, kích cầu du khách trong và ngoài nước. o Thường xuyên tổ chức các cuộc thi giữa các doanh nghiệp phục vụ du lịch nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho các đơn vị phục vụ du lịch như: liên hoan “Giọng hát vàng Ngành du lịch TP.HCM” hay triển lãm ảnh nghệ thuật “TP.HCM- Nét đẹp tiềm ẩn” tạo sự chú ý của du khách, góp phần quảng bá hình ảnh thành phố. o Hỗ trợ Ngành du lịch thành phố nhiều suất học bổng về đào tạo, bồi dưỡng, tu nghiệp ở nước ngoài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. 3.4.3 Một số kiến nghị với Hiệp Hội Du lịch TP.HCM o Tiếp tục xem xét và thành lập các câu lạc bộ nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác phát triển du lịch thành phố. o Thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm nhằm ghi nhận ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp hoạt dộng lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, nhà hàng mya sắm… Trên cơ sở đó, Ban chấp hành Hiệp hội soạn thảo kế hoạch hoạt động của Hội. o Cần có chi hội phục vụ việc đóng góp ý kiến, phối hợp với Sở du lịch thành phố tổ chức các sự kiện và chủ động trong việc hỗ trợ, cộng tác với các đơn vị tổ chức biẻu diễn nghệ thuật phục vụ du khách. o Đưa ra các yêu cầu cần đóng góp của hội viên vào sự phát triển của Hội và sự phát triển của du lịch thành phố từ đó tôn vinh những hợi viên có thành tích xuất sắc. Đồng thời có nhiều chính sách hỗ trợ các hội viên mới gia nhập có điều kiện phát triển, tham gia đóng góp ý kiến và phát huy những ưu điểm của mình. o Tích cực bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của các hội viên, tạo điều kiện cho hội viên phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của du lịch thành phố với các vùng lân cận trong nước và các thành phố ở các quốc gia Đông Nam Á. o Trong tình hình hiện nay, Hội phải làm tốt vai trò đoàn kết các thành viên để cùng vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhóm công ty, cạnh tranh cùng phát triển. 3.4.4 Kiến nghị với các công ty du lịch o Tích cự tham gia các ngày hội du lịch trong và ngoài nước nhằm quảng bá thương hiệu của công ty đồng thời giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng cạnh tranh. o Phối hợp với các trường đào tạo chuyên ngành du lịch để đưa ra các yêu cầu thực tế, bức thiết vào chương trình đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nhanh chóng đáp ứng sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch như hiện nay. o Phối hợp với nhà hàng- khách sạn- hàng không nhằm tìm ra giải pháp giảm giá tour, nâng cao chất lượng phục vụ tạo điều kiện thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. o Tích cực đóng góp ý kiến, xây dựng các điểm vui chơi giải trí phục vụ City tour, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về City tour. Phối hợp với các khách sạn, nhà hàng, bảo tàng, khu vui chơi… để cung cấp thông tin về City tour cho du khách bằng các brochure, luôn luôn đổi mới, đa dạng chương trình tour, tạo tính hấp dẫn đến du khách. o Hợp tác liên kết với các điểm biểu diễn văn hoá nghệ thuật, để làm phong phú chương trình city tour. Thường xuyên đóng góp, cung cấp thông tin về nhu cầu du khách nhằm đưa ra các chương trình văn nghệ phù hợp vừa thể hiện tính truyền thống dân tộv vừa không tạo tính nhàm chán cho du khách. o Tổ chức các cuộc thi trong ngành như “Hướng dẫn viên giỏi” để thúc đẩy tinh thần thi đua, trách nhiệm của người làm du lịch. Tóm lại, những giải pháp ngắn hạn trước mắt để cải thiện city tour hiện nay: Công tác quảng bá: phát miễn phí bản đồ, brochure về city tour TP.HCM bằng nhiều thứ tiếng, ở sân bay, các công ty du lịch, bộ phận tiếp tân ở các khách sạn, nhà nghỉ, các quán bar, café, các địa điểm ăn uống nổi tiếng. Đánh trúng tâm lý của du khách: thích tự khám phá, chúng ta chỉ tạo điều kiện và hướng dẫn họ. Sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường góp phần bảo vệ môi trường thành phố. Giải quyết các mặt tồn tại như các tệ nạn xã hội, tình trạng chặt chém khách du lịch, ăn xin, chèo kéo khách, bảo đảm an toàn cho du khách. Tạo điều kiện ổn định cuộc sống để lực lượng cảnh sát du lịch yên tâm làm tót công tác của mình. Xa hơn, thành phố nên quy hoạch những địa điểm du lịch, giữ gìn mảng xanh cho thành phố. Kết luận chương III Chương 3 đi vào đưa ra các giải pháp phát triển city tour gồm tăng cường hoạt dộng nghiên cứu thị trường, củng cố đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thành phố nhằm thu hút khách du lụch trong và ngoài nứơc. Đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho city tour; hoàn thiện hơn hệ thống phân phối city tour đến du khách; và đề xuất một số hoạt dộng chiêu thị cho city tour tiếp cân tốt hơn với thị trường trong và ngoài nước. Để hoạt động của city tour có hiệu quả cần thiết phải có sự hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho du khách...Từ đó cũng xin có vài ý kiến kiến nghị đến Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM, đến Sở Du lịch TP.HCM, và Hiệp Hội Du lịch TP.HCM để city tour xứng đáng là loại hình du lịch quan trọng góp phần đưa du lịch thành phố xứng đáng là điểm đến lớn nhất, hấp dẫn nhất Việt Nam nói riêng và nâng cao được khả năng cạnh tranh với các nước bạn trong khu vực. Bằng phương pháp nghiên cứu của mình, nhóm đã giới thiệu về lý luận về du lịch và loại hình tham quan thành phố ở chương I, đánh giá thực trạng hoạt động của loại hình City tour mà nhóm theo đuổi gần 1năm nay, những thành tựu mà du lịch thành phố và loại hình City tour đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém đang kìm hãm sức bật của du lịch thành phố nói chung và City tour nói riêng. Trước những bức xúc khi phân tích những yếu kém cón tồn đọng đó, nhóm nghiên cứu cũng đã cố gắng đưa ra một loạt giải pháp ngắn hạn cũng như trung và dài hạn mà nhóm thiết nghĩ thành phố có thể tham khảo. Nét ưu việt của đề tài này là các số liệu được cập nhật kỹ lưỡng, tuy việc phân tích đánh giá vấn để còn khá non trẻ nhưng bù lại, việc đưa ra các giải pháp xuất phát từ nỗi bức xúc của những người con thành phố, những người đang sống ở TP.HCM. Những vấn đề được nêu lên tuy có thể là rất bình dị nhưng nó thể hiện những trăn trở để làm sao đưa du lịch thành phố nói chung và City tour nói riêng có vị trí tương đối trong lòng du khách, để dù cho đến TP.HCM một hay nhiều lần thì đều đọng lại những ấn tượng đẹp, khó phai. Bố cục bài viết tuy khá dài nhưng cũng vì mục đích làm cho vấn đề sáng tỏ đến nơi đến chốn. Sẽ có những thông tin chưa thật sự hợp lý trong bối cảnh hiện nay, sẽ có những ý tưởng qua vĩ mô và có thể trùng lập với các để tài trước, nhưng nhóm tin rằng mình đã dành hết tâm huyết của mình để hoàn tất đề tài một cách cố gắng. DANH MỤC TÀO LIỆU THAM KHẢO ---------------- 1. GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Khoa Du lịch và Khách sạn, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. 2. Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch TP.HCM qua các năm 2004, 2005, 2006, 2007 của sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh. 3. Huỳnh Thị Bích Vân (2007), Luận văn thạc sĩ: Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2010. 4. Viện Kinh Tế TP.HCM (2006), Chương trình phát triển du lịch TP.HCM giai đoạn 2006 – 2010. 5. Nguyễn Hoàng Long, Năm 2008, 3 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM, Tạp chí du lịch, số Xuân Mậu Tý 2008, trang 6-7. 6. Khoa Văn, 4 sự kiện du lịch nổi bật, Tạp chí du lịch, số Xuân Mậu Tý 2008, trang 8-9. 7. Trần Quốc Thái, Suối Tiên và những ấn tượng độc đáo, Tạp chí du lịch, số Xuân Mậu Tý 2008, trang 18-19. 8. Trọng Khương, WTO giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch và lưu trú, Cẩm nang Ẩm thực & Khách sạn, số mừng xuân Mậu Tý, trang 58-59. 9. Minh Thu và Hồng Bảo Lộc, Lễ hội trái cây Nam bộ 2008-Nhiều nét mới và háp dẫn, Tạp chí du lịch, số 36, tháng 5/2008, trang 6-7. 10. Đỗ Bá Quyền, Điều kì diệu của nhà nông và du lịch, Tạp chí du lịch, số 36, tháng 5,2008, trang 8-9. 11. Nguyễn Lương Hiệu, ITE HCMC 2007 và những ấn tượng, Tạp chí du lịch, số 29, tháng 10 năm 2007, trang 6. 12. Nguyến Lương Hiệu, “Thuyền buồm Đông Dương trên sông Sài Gòn”, Tạp chí du lịch số 26, tháng 7 năm 2007, trang 8-9. 13. Vũ Thảo – Vũ Thuận, Hỗ trợ bằng liên kết tour du lịch tạo thương hiệu, Tạp chí du lịch, số 31, tháng 12 năm 2008, trang 12. 14. Nguyễn Ngọc Hải, Thảo Cầm Viên – Lá phổi xanh, Tạp chí du lịch, số 31, tháng 12 năm 2008, trang 43. 15. Đỗ Bá, City Look và chuyện kinh doanh city tour, Tạp chí du lịch, số 29, tháng 10 năm 2007, trang 30. 16. Huy Minh, Hàng rong vẫn bán khi có người mua, Tạp chí Premium Travel, số tháng 3, 2008, trang 14-15. 17. Xuân Phương, Sân khấu liên kết du lịch, cái khó đang … bó cái khôn, Báo Du lịch số 30, ngày 10/4/2008, trang 3 18. Nguyễn Văn Mỹ, Tăng Bá Sên, Ngành du lịch thiếu nhân lực, Báo Du lịch số 21, ngày 10/3/2008, trang 3, 5. 19. Đạo diễn Lê Quý Dương, Sân khấu liên kết du lịch, cái khó sẽ… ló cái khôn, Báo Du lịch số 31, ngày 14/4/2008, trang 3 20. Website Tổng cục du lịch Việt Nam: www.vietnamtourism.com 21. Website Sở Du lịch TP.HCM: www.tourism.hochiminhcity.gov.vn 22. Website Sở Thương mại TP.HCM: www.trade.hochiminh.gov.vn 23. Website trường quản lý khách sạn Việt Úc: www.vaacgroup.edu.vn 24. Website Hiệp hội du lịch TP.HCM: www.hta.org.vn 25. Website Sở Tài nguyên &môi trường TP.HCM: 26. Báo du lịch: www.baodulich.net.vn 27. Báo Tuổi Trẻ online: www.tuoitre.com.vn 28. Báo Sài Gòn Giải Phóng: www.sggp.org.vn 29. Đường Hoa Nguyễn Huệ: 30. Website Công ty du lịch Sài Gòn tourist: 31. Website công ty du lịch Vietravel 32. Website của thành phố www.hochiminhcity.gov.vn 33. Global MaiLinh Travel: www.dulichmalinh.com, 34. DANH MỤC HÌNH ẢNH ---------------------------- Hình 1.3.1: Thành phố Malacca Hình 1.3.2A: Giao thông ở Thái Lan Hình 1.3.2B: Cơ sở hạ tầng giao thông ở Thái Lan Hình 1.3.3A: Biểu tượng đảo quốc Sư tử Hình 1.3.3B: Khu phức hợp cao ốc Suntec Hình 2.4.3.4A: Đường Trần Hung Đạo có gần 30 cụm công trình làm cản trở giao thông và mỹ quan TP.HCM Hình 2.4.3.4B: Mỹ quan đô thị, còn đâu?!!? Hình 2.4.3.4C: Ăn xin ở khu Phố Tây Hình 2.4.3.4D: Kẹt xe Hình 2.4.3.4E: có hợp với văn hóa Việt Nam không? Hình 3.3.3: Cảnh sát du lịch đưa du khách qua đường Hình 2.4.3.5: Kios thông tin trước Parkson Plaza Hình 2.4.1.1A: Trước trụ sở UBND TP.HCM Hình 2.4.1.1B: Cổng chào đường hoa Nguyễn Huệ Hình 2.4.1.1C: Năm Mậu Tý … chụp hình Chuột Hình 2.4.1.1D: Trẩy hội ngày xuân Hình 2.4.1.1E: Đèn kéo quân kỉ lục Hình 2.4.1.1F: Cây đa… quán cóc đầu làng Hình 2.4.1.1G: Một nét làng quê Hình 2.4.1.1H: Một nét làng quê giữa lòng thành phố Hình 2.4.1.1I: Gốm và Hoa Hình 2.4.1.1J: Ra biển lớn Hình 2.4.1.1 K: Cuộc thi “ Bước Chân Thần Tốc” trong khuôn khổ “Ngày Hội Du Lịch TP.HCM năm 2007” Hình 2.4.1.1 L: Chương trình Ngày hội Du lịch TP.HCM 2007 ở công viên Đầm Sen. Hình 2.4.1.1 M: Cuộc thi Giọng hát vàng ngành du lịch – Ngày hội du lịch TP.HCM 2007 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ------------------------- TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh GDP: Tổng sản phẩm quốc dân SWOT: Strengths (Điểm mạnh), Weaknessess (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), and Threats (Thách thức). UBND TP.HCM: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh UBMTTQVN TP.HCM: Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP.HCM HTV: Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh MICE: du lịch kết hợp với hoạt động họi nghị hội, hội thảo, khen thưởng, hội chợ (Meeting, Incentive, Exhibition, Conference). TP: thành phố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfPHU LUC 1A BANG CAU HOI TIENG VIET.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan