Đề tài Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015

Trình độ công nghệ của ngành Công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, nó là yếu tố giúp chuyển từ phát triển ngành theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Công nghệ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất được khối lượng sản phẩm lớn hơn, tối thiểu hóa chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng và độ ổn định cho sản phẩm, cải tiến và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Công nghệ là sự kết hợp giữa “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng phản ánh kỹ thuật của phương pháp sản xuất, được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng Kỹ thuật là cơ sở vật chất quyết định tăng năng suất lao động. Như đã nói trong phần vốn sản xuất, kỹ thuật của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta còn thấp, mới chỉ có các doanh nghiệp lớn có máy móc thiết bị được nhập khẩu khá hiện đại, còn lại hầu hết các doanh nghiệp có máy móc, trang thiết bị lạc hậu so với thế giới. Phần mềm bao gồm ba thành phần: thành phần con người với kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm trong lao động; sau đó là thành phần thông tin bao gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp và cuối cùng là thành phần tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối và quản lý. Có thể nói rằng trình độ công nghệ của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta vẫn còn thấp, hệ quả trực tiếp nhất đó là làm cho sản phẩm do ngành sản xuất ra có chất lượng thấp, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

doc99 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượu. Ngành sản xuất nước giải khát cũng nằm trong tình trạng tương tự, quá nhiều cơ sở sản xuất nhỏ với công nghệ thiếu đồng bộ và chỉ có một số khâu trong quá trình sản xuất được làm bằng máy. Sự hạn chế về công nghệ của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là do hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ còn yếu. Trên thực tế, những máy móc thiết bị hiện đại mà ngành đang có đều được nhập khẩu từ các nước như Đức, Đan Mạch, Ý...Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để làm việc này, nhất là đối với các cơ sở nhỏ, khả năng về vốn đầu tư còn yếu. Sự hạn chế về vốn đầu tư cũng là nguyên nhân dẫn đến quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập và sẽ được trình bày ở phần sau. Công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, nhiều khâu còn sử dụng lao động thủ công trong khi đó trình độ lao động lại còn thấp. Có thể thấy được điều này qua bảng sau. Bảng 2.8: Trình độ lao động trong ngành Bia - Rượu - NGK năm 2007 Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trên đại học 124 0,3 Đại học và cao đẳng 6.013 17,6 Trung cấp 4.373 12,7 Đào tạo dài hạn 4.097 12,0 Đào tạo ngắn ngày 7.467 21,8 Chưa qua đào tạo 12.184 34,6 Tổng 34.258 100 Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2007 Có thể thấy rằng số lao động trong ngành có trình độ trên đại học còn rất ít, chỉ có 124 người, chiếm 0,3% tổng số lao động. Trong khi đó, số lao động mới qua đào tạo ngắn ngày và chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng hơn 56%, đặc biệt lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 34,6%. Ở đây mới thống kê về trình độ lao động được đào tạo về các kỹ năng chính, đội ngũ công nhân ở rất nhiều đơn vị sản xuất không qua đào tạo để có đủ khả năng tiếp thu công nghệ mới, số lượng cán bộ có trình độ tay nghề và kỹ thuật cao còn ít hay thậm chí tỷ lệ lao động nắm được các yêu cầu về VSATTP của ngành cũng còn thấp. Bên cạnh yếu tố công nghệ và lao động, chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng là một nguyên nhân lớn làm cho chất lượng sản phẩm bia, rượu, nước giải khát của chúng ta chưa cao. Về mặt lý thuyết, Việt Nam là một quốc gia có nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú, đa dạng, thực sự là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp sản xuất rượu, bia, nước giải khát. Tuy nhiên vùng nguyên liệu trong nước còn vụn vặt, tản mạn, chất lượng không đồng đều dẫn đến tình trạng nguyên liệu trong nước có nhưng vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Đối với ngành nước giải khát, nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến nước quả chủ yếu thu mua từ những vùng cây ăn quả của các hộ kinh tế vườn, nguồn hoa quả vào chính vụ có thể rất nhiều nhưng do các khâu bảo quản, chế biến còn kém nên chất lượng không cao và không đủ để sản xuất khi trái vụ. Quy hoạch tổng thể tạo vùng cây ăn quả tập trung hay chuyên canh, có sự đầu tư về khoa học – công nghệ từ khâu lai tạo giống, chọn giống đến chăm sóc, thu hái, chế biến gần như chưa có. Chất lượng thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém, thị trường tiêu thụ nhỏ. Tuy nhiên, có những sản phẩm có chất lượng tốt nhưng tiêu thụ vẫn còn hạn chế, có thể nói đó là do hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu, công tác quảng bá của các doanh nghiệp chưa tốt. Về hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu: Từ năm 2003, theo đánh giá về công tác chuẩn bị hội nhập của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, nhiều chuyên gia đã cho rằng khó khăn và thách thức lớn nhất mà ngành đang gặp phải là vấn đề nhận thức của doanh nghiệp. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn có ý thức tốt trong vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu, còn lại hầu hết là chưa chú trọng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn có những quan điểm sai lầm về thị trường. Họ quan niệm thị trường chỉ là nơi để tiêu thụ sản phẩm, nơi kết thúc của quá trình sản xuất và thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Do vậy, trong quá trình kinh doanh, hai công đoạn sản xuất và tiêu thụ được tách rời ra, độc lập với nhau, nếu có chăng chỉ thông qua thị trường để điều chỉnh sản lượng chứ chưa thực sự coi thị trường là nơi quyết định sức sống của doanh nghiệp. Đến nay, nhận thức của doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến nhưng hoạt động xây dựng, bảo vệ thương hiệu vẫn là việc mà các doanh nghiệp lớn có chú trọng đầu tư, còn lại thì vẫn chưa thực sự để ý. Công tác quảng bá sản phẩm cũng chưa thật phát triển. Các lễ hội trong ngành đồ uống là nơi quảng bá rất tốt cho sản phẩm, nơi gặp gỡ giữa nhà sản xuất trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát và các ngành công nghiệp phụ trợ. Đặc biệt, đó là nơi tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất, qua đó giúp các nhà sản xuất có được những thông tin phản hồi chính xác, kịp thời nhất từ khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2007, Việt Nam mới có festival bia đầu tiên nhằm quảng bá và tôn vinh các thương hiệu bia nổi tiếng trong nước và thế giới. Các doanh nghiệp trong nước tham gia vào các Hội chợ thực phẩm, đồ uống hay các triển lãm quốc tế cũng còn ít. Quảng cáo sản phẩm là hoạt động được thực hiện khá tốt ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những chương trình quảng cáo có quy mô lớn, các doanh nghiệp này còn quảng bá thông qua việc tài trợ cho các hoạt động xã hội, các giải thể thao lớn như Tiger cupcòn các doanh nghiệp khác thì chất lượng và hiệu quả của hoạt động quảng cáo chưa cao. 2.2. Quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập Việc mở rộng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua có thể nói là khá nhanh. Tuy nhiên quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập, thể hiện qua sự phân mảng về quy mô các nhà máy, việc bố trí mạng lưới sản xuất và quy hoạch vùng nguyên liệu. Về quy mô các nhà máy: Trong số các doanh nghiệp của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ chiếm tỷ trọng quá lớn trong cả ba phân ngành, đặc biệt là ngành nước giải khát chiếm tới hơn 90%, trong khi các doanh nghiệp lớn lại chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Các cơ sở sản xuất nhỏ đi kèm với công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp và gây ô nhiễm môi trường. Do hạn chế về tài chính và ý thức bảo vệ môi trường kém nên việc đầu tư thiết bị, công trình xử lý ô nhiễm còn chưa được quan tâm đúng mức. Có những cơ sở không có bể chứa và biện pháp xử lý chất thải, tất cả nước thải được xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung. Về mạng lưới sản xuất: Việc bố trí mạng lưới sản xuất cũng chưa thực sự hợp lý. Khu vực miền Trung được coi là “dải đất du lịch” của cả nước với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, khí hậu lại khô và nóng, nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát sẽ rất lớn. Tuy nhiên hiện nay ở khu vực này mới tập trung chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu. Chẳng hạn như đối với sản phẩm bia, trong vùng có Công ty Bia Huế là doanh nghiệp lớn hơn cả (công suất 100 triệu lít/năm), nhưng sản phẩm lại mới chỉ đáp ứng được chủ yếu ở thị trường Huế, các tỉnh khác như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trịhầu hết phải vận chuyển sản phẩm của SABECO, HABECOvề để tiêu thụ. Về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu: Bên cạnh việc bố trí mạng lưới sản xuất chưa hợp lý, ngành cũng chưa có các quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất. Trái cây phục vụ cho sản xuất rượu vang đã được chú trọng hơn, hiện đang hoàn thành giai đoạn I của dự án trồng nho tại Ninh Thuận. Một số dự án thử nghiệm nữa đang được tiến hành. Vùng nguyên liệu đại mạch cho sản xuất bia thì vẫn dừng lại ở khâu khảo sát, chưa có kết quả. Các loại hoa quả để sản xuất nước giải khát chủ yếu là mua tại vườn, chưa theo quy hoạch. Tình trạng phát triển thiếu cân đối như trên là do công tác quản lý quy hoạch ngành còn kém, cấp phép đầu tư tràn lan, không hiệu quả và một phần là do thiếu vốn. Về công tác quản lý quy hoạch ngành: Nhu cầu về bia rượu giá rẻ vẫn còn phổ biến, các doanh nghiệp hiện có không đáp ứng được tất yếu dẫn đến hình thành các cơ sở sản xuất ở địa phương để bù đắp khoảng trống này. Hơn nữa, do có thuế tiêu thụ đặc biệt nên nhiều nơi mong muốn có nhà máy bia để tăng thu ngân sách cho địa phương. Rất nhiều cơ sở sản xuất được cấp phép, tuy nhiên do vốn ít nên đây hầu hết là các cơ sở nhỏ. Ở ngành sản xuất nước giải khát, nhu cầu về sản phẩm lớn cộng với sự ra đời của các thiết bị lọc và xử lý nước không cần nhiều vốn dẫn đến có quá nhiều cơ sở sản xuất nước tinh lọc có quy mô nhỏ ra đời, quản lý không theo kịp. Mặt khác, việc quản lý quy hoạch ngành Bia – Rượu – Nước giải khát mới được chú trọng từ năm 2000 trở lại đây, trước đó sự phát triển của ngành khá tự do, tuy nhiên các cơ sở sản xuất hiện có lại thường được phát triển dựa trên các cơ sở sẵn có, do đó chưa theo kịp với những thay đổi về nhu cầu và chưa gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu. Về vốn đầu tư: do vốn đầu tư ít dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt các cơ sở sản xuất nhỏ, máy móc trang thiết bị nghèo nàn, công nghệ lạc hậu. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và phát triển vùng nguyên liệu cũng đòi hỏi vốn lớn tuy nhiên sự hạn chế về vốn đầu tư làm cho hoạt động này gặp nhiều khó khăn. 2.3. Ngành hoạt động chưa thực sự hiệu quả Mặc dù lợi nhuận toàn ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tăng liên tục trong những năm qua, tuy nhiên nếu xét theo thành phần kinh tế thì các doanh nghiệp ngoài nhà nước liên tục bị lỗ, xét theo phân ngành thì ngành sản xuất nước giải khát bị lỗ liên tục. Nguyên nhân của tình trạng này là do quy mô của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các cơ sở sản xuất nước giải khát rất nhỏ, trình độ công nghệ thấp. Sản phẩm của các đơn vị này làm ra có chất lượng kém, không cạnh tranh được với các sản phẩm khác, phát huy công suất thấp và thua lỗ. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng. Thành công lớn nhất của ngành có thể nói đó là sự tăng lên rất nhanh về sản lượng. Do thị trường trung cấp và bình dân ở nước ta còn chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu đang cao nên các doanh nghiệp trong nước có thể tăng lượng cung mà chưa phải lo nhiều về thị trường. Trong thời gian qua, giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của ngành lớn chủ yếu dựa trên sản lượng lớn. Thời gian tới, dưới sức ép cạnh tranh của hàng ngoại, sản lượng không thể tăng một cách ồ ạt. Hơn nữa, trong ngành bia, nguyên liệu hầu hết phải nhập khẩu mà chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả, chi phí cho nguyên liệu lớn làm giảm hiệu quả của ngành. Vì vậy có thể nói khả năng duy trì các chỉ tiêu GO, VA cao của ngành trong những năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Thị trường bia đang cạnh tranh gay gắt và đã có nhiều thương hiệu mạnh chiếm lĩnh tại các phân khúc thị trường, khu vực địa lý, 3 tổ hợp gồm có SABECO, HABECO – Carlsberg (Halida, Huda), APB (VBL – HBL: Heineken, Tiger, BGI, Larue) tạo thành thế kiềng 3 chân, rất khó khăn cho những nhãn hiệu bia mới xâm nhập thị trường, đã có nhiều dự án không phát huy hiệu quả, nhiều nhãn hiệu bia mới tung ra thị trường không tiêu thụ được. Tuy nhiên thị trường bia nước ta đang có mức tăng trưởng cao, sức hút đầu tư vào ngành lớn nên đến nay vẫn có nhiều dự án đầu tư tiếp tục chuẩn bị thực hiện như: Dự án nhà máy bia Thăng Long tại khu công nghiệp Đại An tỉnh Hải Dương; dự án liên doanh sản xuất bia sữa của Vinamilk tại Đà Nẵng; dự án nhà máy bia Vinashin & BIDVNếu không xem xét cẩn thận, sự phát triển tràn lan cũng sẽ làm giảm hiệu quả của ngành trong thời gian tới. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM Quan điểm phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành đang được quan tâm phát triển dựa trên những quan điểm sau: Thứ nhất, phát triển ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát theo hướng bền vững, chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thứ hai, phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trên cơ sở huy động nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế, dưới mọi hình thức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của xã hội. Thứ ba, phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; tập trung xây dựng một số thương hiệu mạnh quốc gia để cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Định hướng phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Dựa trên quan điểm phát triển của ngành, định hướng phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát của nước ta trong thời gian tới là: Đối với lĩnh vực sản xuất bia: tập trung cải tạo, mở rộng nâng công suất các nhà máy quy mô vừa và nhỏ gắn với đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại. Xây dựng mới các nhà máy có công suất lớn từ 100 triệu lít/năm trở lên gắn với các thương hiệu lớn. Tiếp tục xây dựng và phát triển một số thương hiệu bia nội địa mạnh để có đủ năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với lĩnh vực sản xuất rượu: khuyến khích phát triển sản xuất rượu quy mô công nghiệp chất lượng cao. Giảm dần rượu nấu thủ công quy mô gia đình. Kết hợp nấu rượu thủ công có cải tiến công nghệ ở các làng nghề với thu gom xử lý theo quy mô công nghiệp ở các công ty để sản xuất ra rượu mang màu sắc truyền thống, không độc hại, giá rẻ, phục vụ nhu cầu ở các địa phương. Khuyến khích phát triển rượu vang từ các loại quả gắn với phát triển các vùng nguyên liệu ở các địa phương. Đối với lĩnh vực sản xuất nước giải khát: khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nước giải khát quy mô lớn, thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường; sử dụng nguyên liệu trong nước kết hợp xây dựng vùng nguyên liệu, trong đó ưu tiên sản xuất nước giải khát từ hoa quả và các loại nước uống bổ dưỡng. Mục tiêu phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đến năm 2015 Dựa trên quan điểm và định hướng phát triển, kết hợp với thực trạng phát triển của ngành trong thời gian qua, mục tiêu phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đến năm 2015 là: Về mục tiêu tổng quát: xây dựng ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có thương hiệu hàng hóa mạnh trên thị trường; các sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa về chủng loại, bao bì, mẫu mã; có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu. Trong thời gian tới, mục tiêu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là phát triển nhanh, hiệu quả, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới và khu vực, phát huy được tiềm năng, lợi thế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân và tiến tới xuất khẩu sản phẩm. Bên cạnh mục tiêu chung ở trên, ngành có các mục tiêu cụ thể sau: Về sản lượng và cơ cấu sản phẩm: Đối với sản phẩm bia, mục tiêu đến năm 2015 sản lượng bia đạt 4.293 triệu lít, trong đó giảm dần tỷ lệ bia hơi, giữ ổn định tỷ lệ bia lon và tăng tỷ lệ bia đóng chai lên 66,7%. Đối với sản phẩm rượu: mục tiêu đến năm 2015 sản lượng rượu đạt 500 triệu lít. Về cơ cấu, giảm tỷ trọng rượu tự nấu xuống còn 62,35%. Đối với sản phẩm nước giải khát: mục tiêu đến năm 2015 sản lượng nước giải khát đạt 4.205 triệu lít. Về cơ cấu, theo xu hướng phát triển của thị trường thì nhu cầu các loại nước quả, nước bổ dưỡng và đồ uống không gaz tăng nhanh trong thời gian tới. Do đó mục tiêu đến năm 2015, tỷ trọng nước quả tăng lên 8,91%; đồ uống không gaz tăng lên 7,68%; nước uống có gaz giảm xuống còn 15,8%; nước khoáng và nước tinh lọc chiếm 67,6%. Về công suất đầu tư mới và đầu tư mở rộng: Trên cơ sở mục tiêu sản xuất bia, rượu, nước giải khát, dự tính khả năng phát huy công suất của các nhà máy trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 đạt khoảng 80% thì tổng công suất thiết kế và số lượng các nhà máy vào cuối năm 2015 như sau: Bảng 3.1: Tổng công suất và số nhà máy của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát dự kiến đến hết năm 2015 Bia Rượu Nước giải khát Tổng công suất thiết kế (triệu lít) 5.385 235 5.227 Số lượng nhà máy 158 90 1.013 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008 Về phân bố công suất sản xuất theo vùng: Bảng 3.2: Phân bố công suất sản xuất theo vùng đến năm 2015 Đơn vị: % Bia Rượu Nước giải khát Vùng Đồng bằng sông Hồng 33,16 29,49 27,11 Vùng Trung du miền núi phía Bắc 4,77 9,16 3,94 Vùng Duyên hải miền Trung 27,46 12,63 14,28 Vùng Tây Nguyên 1,99 5,09 1,08 Vùng Đông Nam Bộ 24,80 29,91 28,97 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 7,82 13,72 24,62 Cả nước 100 100 100 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008 Một lần nữa có thể khẳng định rằng ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên từ thực trạng phát triển ngành trong thời gian qua cần thiết phải tìm ra các giải pháp để ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển phù hợp với các quan điểm, định hướng cũng như mục tiêu đã đề ra. Tiếp theo chuyên đề sẽ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển ngành đến năm 2015. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Như đã phân tích trong nội dung chương 2 của luận văn, năng lực cạnh tranh của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta còn thấp do hai nguyên nhân chính là chất lượng sản phẩm thấp và công tác quảng bá, xây dựng và bảo vệ thương hiệu còn yếu. Từ thực tế đó, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề này. Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 1.1.1. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ Khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu và vấn đề môi trường. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ giúp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát theo chiều sâu, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành. Hiện nay trình độ công nghệ của ngành còn thấp nên trong thời gian tới cần tiếp tục cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường tiên tiếncho các doanh nghiệp trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. Các doanh nghiệp lớn trong ngành cần chú trọng đầu tư cho trung tâm hoặc phòng nghiên cứu chuyên ngành của mình trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ khoa học đủ mạnh để nghiên cứu các sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến công nghệ hiện có. Thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và của các công ty hàng đầu thế giới; có chương trình phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học để nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến theo xu hướng phát triển của thế giới. Việc đổi mới máy móc thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị từ nước ngoài đòi hỏi phải có vốn lớn. Do đó các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có các phương án nâng cấp thiết bị, sử dụng thiết bị chế tạo trong nước có chất lượng tương đương thiết bị nhập khẩu nếu có thể để tiết kiệm chi phí. Đối với các dự án đầu tư nhà máy mới, cần chú trọng đầu tư các nhà máy có công suất lớn, sử dụng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Các dự án đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu cần thực hiện triệt để việc hiện đại hóa công nghệ, thay thế công nghệ và thiết bị lạc hậu hiện có bằng công nghệ và thiết bị hiện đại, chú trọng xử lý chất thải bảo vệ môi trường. 1.1.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nguồn nhân lực của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát hiện nay đang có chất lượng thấp, do đó phát triển nguồn nhân lực là việc làm cấp thiết cho sự phát triển lớn mạnh của cả ngành. Muốn thực hiện được điều này, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Nhu cầu lao động tăng thêm của ngành từ nay đến năm 2010 là trên 1000 người và đến năm 2015 cần thêm khoảng 6000 người. Dự tính trung bình hàng năm số lao động nghỉ theo chế độ 4% tổng lao động thì trung bình 1 năm cần bổ sung thêm khoảng 1500 người. Như vậy, trung bình hàng năm cần đào tạo để bổ sung cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 2500 lao động, trong đó, cán bộ kỹ thuật và quản lý (đại học và trên đại học) khoảng 500 người; trung cấp và công nhân kỹ thuật khoảng 1300 người. Các doanh nghiệp phải chủ động phối hợp với các trường đại học trong và ngoài nước, trung tâm dạy nghề để đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề theo nhu cầu của đơn vị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo lại lao động theo định kỳ, kể cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề để có đủ trình độ tiếp thu, vận hành công nghệ, thiết bị mới, thích nghi với điều kiện cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do hiện nay vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm hàng đầu do dó cần tăng cường phổ biến các kiến thức về chất lượng VSATTP để đây trở thành ý thức thường trực trong người lao động. Doanh nghiệp cử các cán bộ đi đào tạo tại các trường và trung tâm nổi tiếng thế giới của một số quốc gia có nền công nghiệp bia, rượu, nước giải khát phát triển; Đồng thời, doanh nghiệp phải có chính sách tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đãi ngộ hợp lý đối với lao động có trình độ cao. 1.1.3. Giải pháp về phát triển nguyên liệu cho ngành Nguyên liệu là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm và chi phí sản xuất. Quy hoạch phát triển nguyên liệu cho ngành không những tạo điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp cho quy hoạch phát triển ngành hợp lý hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất bia, rượu, nước giải khát thời gian qua còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới cần có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo chất lượng và ổn định cho sản xuất. Đối với ngành bia, trong thời gian qua chúng ta phải nhập khẩu một lượng lớn đại mạch nên cần có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu này để hạn chế nhập khẩu. Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, thích hợp cho gieo trồng đại mạch chỉ có thể là các tỉnh Bắc bộ, đặc biệt là vùng Tây Bắc. Do giống đại mạch hiện có không thích hợp với khí hậu nước ta nên cần tăng cường phối hợp với các nhà khoa học để tìm ra các giống đại mạch mới phù hợp hơn. Cần phải học hỏi kinh nghiệm và phối hợp với chuyên gia các nước đã thành công trong hoạt động này. Chẳng hạn như ở Vân Nam (Trung Quốc), đây là vùng có đặc điểm khí hậu tương đối giống với tỉnh Cao Bằng, đồng thời giống đại mạch của Vân Nam là giống nhiệt đới đã được nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển trên diện rộng từ rất lâu nên chúng ta có thể nghiên cứu trồng thử nghiệm ở trong nước. Việc xây dựng vùng nguyên liệu đòi hỏi nhiều vốn và độ rủi ro lại khá cao vì vậy nên để những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh thực hiện. Cụ thể là các Tổng công ty như SABECO, HABECO sẽ phối hợp với các địa phương để nghiên cứu trồng đại mạch trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất rượu vang cần chủ động xây dựng vùng nguyên liệu cho chính mình. Cần có sự liên kết chặt chẽ với các hộ nông dân, các địa phương để tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng cao, ổn định lâu dài cho doanh nghiệp. Đối với công nghiệp sản xuất nước giải khát, do nhu cầu nước giải khát có nguồn gốc từ tự nhiên đang rất lớn nên cần ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, sơ chế để có được vùng nguyên liệu tập trung, năng suất cao, chất lượng phù hợp yêu cầu chế biến của ngành. Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, nhà nông, phát huy các lợi thế sẵn có để phát triển các vùng nguyên liệu cho sản xuất nước giải khát. Đẩy mạnh công tác thăm dò và đánh giá chất lượng các nguồn nước khoáng ở các địa phương để có thể khai thác, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. 1.1.4. Giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng sản phẩm còn yếu, chưa theo kịp được sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. Điều này đã tạo điều kiện cho các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát chất lượng kém xuất hiện một cách phổ biến, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành và xã hội. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, ngoài các biện pháp về cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển vùng nguyên liệu như đã nói ở trên, công tác quản lý chất lượng sản phẩm cũng cần phải được cải thiện. Muốn vậy, trước hết phải có được một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và có hiệu lực tạo cơ sở cho công tác quản lý. Thực tế hiện nay các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm bia, rượu, nước giải khát còn thiếu. Chẳng hạn như đối với rượu, đến nay mới chỉ có ba tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho ba loại là rượu trắng, rượu màu và rượu mùi, các loại rượu khác vẫn chưa có...Do vậy trong thời gian tới, cơ quan quản lý ngành là Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương cần phối hợp với các bộ ngành liên quan như Bộ Y tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng...để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng về bia, rượu, nước giải khát sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và các cam kết cũng như xu hướng chung của thế giới. Đồng thời với việc xây dựng các tiêu chuẩn, cơ quan quản lý ngành cũng cần tiếp tục có sự phối hợp giữa các cơ quan như Cục quản lý thị trường, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế)...trong việc theo dõi, kiểm soát thực hiện. Ngoài ra, dựa trên vai trò và chức năng của mình, cơ quan quản lý ngành cần thúc đẩy phong trào nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các hoạt động như tôn vinh các doanh nghiệp hay sản phẩm có chất lượng tốt, tổ chức các hoạt động bình chọn...để khuyến khích doanh nghiệp tự giác cải thiện chất lượng sản phẩm. 1.2. Giải pháp về thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu 1.2.1. Giải pháp về thị trường Do thị trường luôn biến động nên các doanh nghiệp trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cần xây dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Đặc biệt đối với sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, thói quen và “gu” tiêu dùng rất quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm, do vậy cần nghiên cứu kỹ những yếu tố này để có giải pháp hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu, giữ vững và phát triển thị phần. Doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển tốt hệ thống đại lý và tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò của các chi nhánh nhằm tăng tính chủ động trong kinh doanh. Doanh nghiệp nên tham khảo, học hỏi các mô hình phân phối hiện đại của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Chẳng hạn như ở Việt Nam hiện nay, Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã tổ chức được hệ thống sản xuất và phân phối theo hướng chuyên môn hóa: các nhà máy chuyên về sản xuất sản phẩm, hệ thống 9 công ty thương mại, 1000 nhà phân phối chuyên về phân phối bán hàng, đồng thời đang có kế hoạch đưa mảng marketing về hệ thống này. Đây chính là một trong những lý do thành công trong việc giữ vững và mở rộng thị phần của SABECO. Nghiên cứu phương thức quảng bá hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp một cách hiệu quả cũng là việc rất cần thiết. Tích cực tham gia các giải thưởng, các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm là một trong những hoạt động quảng bá có hiệu quả mà doanh nghiệp nên quan tâm. Các doanh nghiệp cần chủ động mở rộng thị trường, tích cực tìm hiểu, tìm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng. Bên cạnh đó, tích cực tận dụng vai trò của thương nhân Việt Nam ở nước ngoài để đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát thâm nhập thị trường, nhất là những khu vực có cộng đồng người Việt sinh sống. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát cần tổ chức tốt mạng lưới thông tin dự báo tình hình thị trường, giá cả, cung cầu hàng hóa để cung cấp cho các hội viên và doanh nghiệp. 1.2.2. Giải pháp về xây dựng và bảo vệ thương hiệu Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt, thương hiệu chính là tài sản vô hình nhưng rất lớn của doanh nghiệp. Thực tế phát triển thời gian qua cho thấy, các doanh nghiệp không có thương hiệu rất khó phát triển và tồn tại. Tuy nhiên xây dựng được thương hiệu nổi tiếng và có uy tín vô cùng khó khăn, nó không chỉ đòi hỏi nhiều chi phí, thời gian mà còn nhiều điều kiện khác nữa. Bởi vậy các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của mình. Đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, thói quen chi phối mạnh đến quyết định tiêu dùng sản phẩm. Bởi vậy, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này nên dựa trên cơ sở truyền thống, bản sắc dân tộc và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các thương hiệu Việt đã nổi tiếng, có uy tín trong nước như Bia Sài Gòn, bia Hà Nội, rượu vodka Hà Nội, Lúa mới, vang Thăng Long, vang Đà Lạt, nước khoáng Lavie, Vĩnh Hảocần có chiến lược phát triển lâu dài trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm, mở rộng sản xuất để giữ vững và phát triển thị phần. Củng cố và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm bảo đảm tin cậy, thuận lợi, uy tín với khách hàng. Đặc biệt các doanh nghiệp cần chủ động đưa ra các biện pháp để chống lại việc bị làm giả, làm nhái sản phẩm của mình như cải tiến mẫu mã sản phẩm, dán tem chống hàng giảChẳng hạn như theo kinh nghiệm của Công ty Coca Cola đối với sản phẩm nước uống tinh khiết Joy, với việc đầu tư dây chuyền sản xuất chai có dập chữ nổi lên vỏ chai, sản phẩm này đã ít bị làm giả và làm nhái đi rất nhiều. Các giải pháp cải thiện quy hoạch phát triển ngành 2.1. Giải pháp về quản lý quy hoạch ngành Quy hoạch phát triển hợp lý là yêu cầu để phát triển bền vững các ngành kinh tế nói chung và ngành Bia – Rượu – Nước giải khát nói riêng. Do quy hoạch ngành trong thời gian qua còn nhiều bất cập nên thời gian tới cần có các biện pháp để cải thiện công tác này. Trước hết cần nâng cao vai trò của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát, tăng cường phối hợp hoạt động giữa Hiệp hội với cơ quan quản lý ngành để có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Về quy hoạch ngành, trên cơ sở hiện trạng phân bố năng lực sản xuất của các tiểu ngành bia, rượu, nước giải khát theo vùng kinh tế; quy hoạch phát triển sản phẩm đến từng thời kỳ; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước phân theo 6 vùng kinh tế; khả năng thu hút đầu tư ở mỗi vùng; các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển ngành một cách hợp lý. Đối với ngành bia, quy hoạch phát triển sản xuất sẽ tập trung cao tại vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. Đây là những nơi có sẵn tiềm năng về sản xuất sản phẩm bia với chất lượng cao đồng thời là những nơi tiêu thụ nhiều bia nhất. Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn và Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội đóng ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn là những đơn vị nòng cốt. Vùng Duyên hải miền Trung với điều kiện khí hậu nóng, địa hình trải dài, sức tiêu thụ tại địa phương là rất lớn. Tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu cũng đang tăng khá nhanh nên cần phải chú ý các phương án đầu tư nâng công suất hoặc đầu tư mới một cách hợp lý trong các vùng này. Quy hoạch phát triển sản xuất rượu sẽ tập trung cao tại vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. Đây là những nơi có sẵn tiềm năng về sản xuất rượu đồng thời là những nơi tiêu thụ rượu nhiều nhất. Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc sẽ là những vùng phát triển mạnh rượu vang từ hoa quả. Đặc biệt là vùng Tây Nguyên, sẽ có những dự án lớn trồng nho và sản xuất rượu vang đặc sản. Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển các loại nước uống lên men. Các vùng còn lại chủ yếu sẽ phát triển rượu trắng và rượu pha chế kết hợp với tinh chế các sản phẩm rượu truyền thống ở địa phương. Việc bố trí các cơ sở sản xuất nước giải khát cũng phải dựa trên nhu cầu thị trường và các điều kiện sản xuất. Trong thời gian tới, sẽ phải tập trung phát triển sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những nơi có tiềm năng về sản xuất và là nơi tiêu thụ nhiều nước giải khát. Trong các vùng, vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung và Trung du miền núi phía Bắc có điều kiện để phát triển nước giải khát từ hoa quả. Nước khoáng và nước tinh lọc thì nhu cầu đang lớn và có điều kiện để phát triển ở tất cả các vùng. Trên thực tế, Nhà nước muốn kiểm soát không phải về sản lượng mà về quy hoạch theo vùng và phát triển ở những vùng chưa có nhà máy, tính đến hiệu quả kinh tế chứ không chỉ riêng hiệu quả tài chính, tránh xây dựng thêm nhà máy ở các thành phố lớn. Ví dụ như Chính phủ đã cho phép Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn xây dựng thêm một nhà máy bia công suất 100 triệu lít/năm ở khu vực Đông Nam Bộ, nhưng nhà máy đặt tận Củ Chi chứ không phải ở TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp nhỏ trong ngành quá nhiều, công nghệ, thiết bị lạc hậu, vệ sinh thực phẩm và môi trường không đảm bảo nên trong tương lai không cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án nhỏ, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Cần đẩy mạnh việc sắp xếp lại các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước giải khát thuộc sở hữu nhà nước hoạt động không hiệu quả theo các hình thức sáp nhập, cổ phần hoá, chuyển hướng sản xuất kinh doanh, bán, khoán, cho thuê và các hình thức khác. Để tăng cường công tác quản lý quy hoạch, tránh đầu tư tràn lan theo phong trào, gây mất cân đối và lãng phí trong đầu tư, đối với dự án ngành bia từ 50 triệu lít trở lên phải có ý kiến của Bộ Công Thương và trên 150 triệu lít phải có ý kiến của Chính phủ. Đối với dự án ngành rượu, vì là mặt hàng hạn chế kinh doanh nên dự án có công suất từ 10 triệu lít trở lên phải có ý kiến của Bộ Công Thương và trên 50 triệu lít phải có ý kiến của Chính phủ. 2.2. Giải pháp về vốn đầu tư Vốn đầu tư của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua còn hạn chế dẫn đến sự xuất hiện của quá nhiều các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công suất thấp, công nghệ lạc hậu. Điều này không chỉ là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa về quy mô trong bức tranh quy hoạch ngành mà còn là nguyên nhân làm cho các điều kiện sản xuất như trang thiết bị, công nghệ trong ngành còn yếu dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp. Để tăng cường vốn đầu tư vào ngành, cần đa dạng hoá hình thức huy động vốn đầu tư và lựa chọn hình thức huy động vốn đầu tư thích hợp. Về cơ bản và lâu dài, nguồn vốn bên trong doanh nghiệp là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thể hiện sự phát huy nội lực của doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong mà doanh nghiệp có thể huy động là tiền khấu hao cơ bản tài sản cố định; Lợi nhuận để lại tái đầu tư...Bởi vậy, các doanh nghiệp trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cần có các biện pháp để thu hồi nhanh vốn các tài sản; áp dụng các công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, cơ cấu lại tổ chức, áp dụng các mô hình tổ chức và quản lý hiện đại nhằm cắt giảm những chi phí không cần thiết, tăng hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện tăng quy mô vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư bên ngoài doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Để huy động vốn đầu tư này, doanh nghiệp có thể vay vốn trung hạn, dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong cũng như ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam. Đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước kể cả các tổng công ty nhà nước. Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, khuyến khích các công ty cổ phần thực hiện việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Có thể huy động vốn thông qua việc thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Muốn vậy, cần cung cấp thông tin về các dự án và có chính sách đãi ngộ hợp lý để huy động được nguồn vốn này. Để phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, ngoài nỗ lực của bản thân ngành từ cấp quản lý đến các doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Những can thiệp của Nhà nước đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là hoàn toàn cần thiết, một mặt đảm bảo cho ngành phát triển nhanh và bền vững, mặt khác là đảm bảo cho sự phát triển hài hòa cho toàn xã hội. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ Về công tác quản lý phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Do thực tế hiện nay, các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm bia, rượu, nước giải khát vẫn còn chưa đầy đủ. Vì vậy, để tạo cơ sở thống nhất trong việc đảm bảo và kiểm tra chất lượng cho sản phẩm, Nhà nước cần bổ sung và điều chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế; tăng cường các hoạt động chứng nhận, đảm bảo và công nhận lẫn nhau về chất lượng. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan để xây dựng những biện pháp, những rào cản thương mại hợp lý, phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết nhằm bảo vệ ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát trong nước, chẳng hạn như quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Cần tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thị trường bia, rượu, nước giải khát bằng cách tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát biên giới và thị trường trong nước, hoàn thiện hệ thống hải quan để chống hàng lậu, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Hiện nay, chế tài xử lý đối với các vi phạm còn nhẹ. Theo Nghị định số 06/2009/NĐ-CP (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doạn rượu và thuốc lá), đối với vi phạm sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh khi không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng; xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhập lậu rượu có giá trị đến 5.000.000 đồngThậm chí có trường hợp sản xuất nước uống tinh khiết từ nước giếng trái phép cũng chỉ bị phạt 500.000 đồng. Với mức xử phạt nhẹ sẽ không đủ sức răn đe, do đó cần nghiên cứu điều chỉnh tăng mức xử phạt sao cho hiệu quả hơn. Các cơ quan chức năng của Nhà nước như Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cần tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩmđấu tranh chống hàng nhái, hàng giả. Vì việc phát triển sản xuất rượu công nghiệp trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do rượu tự nấu giá rẻ nên phải có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế rượu tự nấu. Tăng cường bộ máy kiểm soát ở địa phương, thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu tự nấu. Yêu cầu có giấy phép đối với sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh Trong chính sách thuế, phải có lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý. Dự kiến đến cuối năm 2009, tất cả các loại bia sẽ có cùng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là trên 50%. Việc điều chỉnh tăng thuế này đối với bia hơi cần có lộ trình dài hơn để các doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi sản xuất và thu hồi vốn vì nếu thuế suất bia hơi bằng bia chai thì bia hơi sẽ rất khó tiêu thụ. Cho phép áp dụng tỷ lệ chi phí hợp lý cho quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, đầu tư thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nướcở mức từ 15% đến 20% của giá thành sản phẩm (hiện nay là 10%) để doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới gia nhập ngành có điều kiện quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường. Trước khi ban hành các chính sách có tác động lớn đến ngành, cần tham khảo ý kiến doanh nghiệp, công khai, minh bạch các chính sách. Chẳng hạn như trong thời gian tới, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (HSPI) sẽ trình Chính phủ chính sách quốc gia về phòng chống lạm dụng rượu bia. Với những nội dung như: cấm không được quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại và tài trợ đối với các loại rượu bia; Trên mác nhãn của các loại rượu bia cần ghi rõ tác hại của lạm dụng rượu bia...Chính sách này sẽ có tác động lớn đến ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, do đó cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành tham gia đóng góp ý kiến để chính sách phát huy hiệu quả nhưng vẫn không gây nhiều tác động xấu đến phát triển của ngành. 2. Hỗ trợ về phát triển vùng nguyên liệu Để phát triển vùng nguyên liệu cần có các nghiên cứu về thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, giống cây trồng, phong tục tập quán canh tác của người dân, các chính sách về đất đaiHơn nữa, từ quá trình nghiên cứu đến ứng dụng vào sản xuất không phải là việc đơn giản, đòi hỏi vốn lớn và có độ rủi ro khá cao. Bởi vậy, Nhà nước nên có những hỗ trợ về vốn đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu, cho phép các doanh nghiệp được trích một tỷ lệ phần trăm hợp lý hạch toán vào chi phí sản xuất. Đồng thời Nhà nước cũng cần hỗ trợ các trung tâm nghiên cứu, tạo quỹ đất đai, có chính sách thuế đất đai hợp lýtạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển vùng nguyên liệu cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. 3. Hỗ trợ về thị trường Thời gian qua, các hoạt động triển lãm, hội chợ trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đang còn ít và quy mô nhỏ, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng như các các ngành phụ trợ tham gia. Do đó, trong thời gian tới cần có sự phối hợp giữa các ban ngành để tổ chức thường niên hội chợ triển lãm trong nước, thông tin một cách rộng rãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm; Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm ở nước ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc tế. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà nước nên hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường trong nước và ngoài nước để các doanh nghiệp này xác định được thị trường hợp lý. KẾT LUẬN Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đã trải qua quá trình phát triển từ cuối thế kỷ XIX đến nay và ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát cho người dân, ngành còn có đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và vào ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, cùng với các cơ hội để phát triển, ngành còn phải chịu khá nhiều thách thức. Chính những hạn chế đó sẽ cộng hưởng với các thách thức làm cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát gặp rất nhiều khó khăn. Việc tìm ra giải pháp để phát triển ngành thực sự trở nên cần thiết và là mục tiêu của đề tài “Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015”. Trong khuôn khổ luận văn này, đề tài đã tìm hiểu một số đặc điểm và những nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, đặc biệt là các cơ hội và thách thức mà ngành sẽ gặp phải để làm cơ sở cho hoạt động phát triển ngành. Từ việc phân tích thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá các kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại cũng như nguyên nhân của các vấn đề đó; đồng thời dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển của ngành để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, phù hợp với xu hướng và điều kiện mới. Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, hy vọng những giải pháp mà chuyên đề đưa ra sẽ có giá trị tham khảo đối với cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong ngành nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Khương Bình (2006), WTO với doanh nghiệp Việt Nam. Những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO, Nxb Lao động, Hà Nội. 2. Bộ Công nghiệp (2003), Báo cáo Hội nghị công nghiệp chế biến toàn quốc. 3. Bộ Công nghiệp (2005), Báo cáo Tổng kết tình hình phát triển công nghiệp năm 2001-2005 và định hướng kế hoạch 5 năm 2006-2010. 4. Bộ Công Thương (2008), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của ngành công thương. 5. Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (2003), Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát từ truyền thống đến hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia. 6. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 7. Quyết định Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010. 8. Tổng cục Thống kê (2000-2007), Số liệu điều tra doanh nghiệp, Số liệu điều tra dân số và lao động. 9. Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công Thương (2008), Báo cáo tổng hợp dự án “Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. 10. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Đầu tư và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Một số trang web: - - - PHỤ LỤC 1 Các DN sản xuất bia có công suất từ 50 triệu lít/năm trở lên năm 2007 TT Tên công ty, nhà máy Công suất (triệu lít) 1 Tổng công ty Bia Rượu NGK Hà Nội (HABECO) 200 2 Công ty TNHH nhà máy bia Hà Tây 100 3 Công ty bia Huế 100 4 Tổng công ty Bia Rượu NGK Sài Gòn (SABECO) 200 5 Công ty LD NM Bia Việt Nam 230 6 Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát 150 7 Công ty CP Bia và NGK Việt Hà 75 8 Công ty LD bia Đông Nam Á 60 9 Công ty CP Bia Hà Nội – Hải Phòng 55 10 Công ty Bia Sài Gòn – Phủ Lý 50 11 Công ty CP Bia NGK Hạ Long Quảng Ninh 50 12 Công ty SXKD XNK Hương Sen 50 13 Công ty Bia Thanh Hóa 70 14 Công ty Foster’s Đà Nẵng (công ty VBL Đà Nẵng) 50 15 Công ty Bia Sài Gòn – Bình Dương 50 16 Nhà máy bia Sanmiguel 50 17 Nhà máy bia Sài Gòn – Cần Thơ 50 18 Công ty Foster’s Tiền Giang (Cty VBL Tiền Giang) 50 19 Công ty bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh 50 PHỤ LỤC 2 Các DN sản xuất rượu có công suất từ 0,5 triệu lít/năm trở lên năm 2007 TT Tên công ty, nhà máy Công suất (triệu lít) 1 Công ty CP rượu Hà Nội 10 2 Công ty CP Thăng Long 5 3 Công ty Rượu Đồng Xuân 5 4 Công ty kỹ nghệ TP Phú Yên 5 5 Công ty CP rượu quốc tế 13 6 Nhà máy Quang Hùng (Cần Thơ) 6 7 Công ty TNHH Rượu từ thiện 2 8 Công ty CP rượu Việt Nam 3 9 Công ty TNHH Thiên Phước 2 10 Công ty XNK Nam Hà Nội 1,6 11 LD rượu Việt Pháp 1,2 12 Công ty PT CN Châu Âu (Hưng Yên) 0,5 13 Công ty rượu La Martinniquaice 1 14 Công ty TP Huế 1,5 15 Công ty Thành Đô (Quảng Ngãi) 1 16 Công ty CP TP Lâm Đồng 1 17 Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt 0,5 18 HTX Nhơn Lộc (Bình Định) 0,5 19 Công ty Bia Thanh Hóa 1 PHỤ LỤC 3 Các doanh nghiệp sản xuất NGK có công suất từ 35 triệu lít trở lên năm2007 TT Tên công ty, nhà máy Công suất (triệu lít) 1 Pepsico 220 2 Nước quả Ninh Bình 156 3 Công ty Đường Quảng Ngãi 115 4 Công ty TNHH San Miguel VN (Đồng Nai) 110 5 Cty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát (Bình dương) 70 6 Cty TNHH Uni President VN (Bình Dương) 60 7 Cocacola Ngọc Hồi 52,5 8 Nhà máy Coca cola Non Nước 50 9 LD nước khoáng LA 50 10 Công ty Bia NGK Sài Gòn – miền Tây 50 11 Cty TNHH 1TV NK&TMDV Quảng Ninh 48 12 Công ty San Miguel Việt Nam 44 13 Nước giải khát Chương Dương 40 14 Nước khoáng Quảng Ngãi 36 15 Công ty DONA NEWTOWER 35 16 Redbul – Bình Dương 35 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Thị Hoài Thu Mã sinh viên: CQ 473105 Lớp: Kinh tế phát triển 47B Khoa: Kế hoạch & Phát triển Tôi xin cam đoan đề tài: “Một số giải pháp phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015” là một công trình nghiên cứu độc lập, không sao chép của người khác. Đề tài này là sản phẩm mà tôi nỗ lực nghiên cứu sau quá trình thực tập tại Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương, có tham khảo một số sách báo và tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Hoa - Giảng viên khoa Kế hoạch và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2009 Người cam đoan: Nguyễn Thị Hoài Thu MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt HABECO Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn BRNGK Bia – Rượu – Nước giải khát IPSI Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế SABECO Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TPĐU Thực phẩm đồ uống VBL Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 2.1. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phân theo chuyên ngành 29 Bảng 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo thành phần kinh tế 34 Bảng 2.3. Cơ cấu số lượng DN sản xuất phân bố theo vùng1 35 Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát giai đoạn 2000-2007 38 Bảng 2.5. Giá trị tăng thêm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, tỷ trọng ngành trong ngành công nghiệp và trong GDP cả nước 39 Bảng 2.6. Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 41 Bảng 2.7. Cơ cấu sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 44 Bảng 2.8: Trình độ lao động trong ngành Bia - Rượu - NGK năm 2007 63 Bảng 3.1: Tổng công suất và số nhà máy của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát dự kiến đến hết năm 2015 72 Bảng 3.2: Phân bố công suất sản xuất theo vùng đến năm 2015 72 Hình 1.1: Nhu cầu về bia, rượu của Việt Nam dự báo đến năm 2015 24 Hình 2.1: Cơ cấu nhà máy SX bia theo công suất năm 2007 32 Hình 2.2: Cơ cấu nhà máy SX rượu theo công suất năm 2007 33 Hình 2.3: Cơ cấu nhà máy SX NGK theo công suất 33 Hình 2.4. Cơ cấu thị trường tiêu thụ Bia trong nước 52

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2262.doc
Tài liệu liên quan