Đề tài Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình

Lao động trong các khách sạn Nhà nước có tuổi đời bình quân cao trong ngành. Có thâm niên công tác lâu năm. Trình độ dạy nghề tương đối cao do việc tích luỹ kinh nghiệm nên chất lượng phục vụ trong các khách sạn này nhìn chung đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên hạn chế của lao động trong khách sạn quốc doanh đó là thiếu lao động trẻ, tỷ lệ biết ngoại ngữ thấp. Vì vậy việc trang bị kiến thức về ngoại ngữ và nghiệp vụ quy trình quản lý theo công nghệ tiên tiến là rất cần thiết nhằm nâng cao nghiệp vụ chất lượng phục vụ trong khối khách sạn này. - Lao động trong các khách sạn tư nhân chủ yếu là những người trong gia đình mặc dù số lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao nhưng hầu hết chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn chỉ được tập trung vào một số lao động quản lý. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng hục vụ. - Lao động trong lữ hành đáp ứng được yêu cầu về số lượng song về chất lượng còn hạn chế. Mặc dù Sở Thương mại - du lịch Hoà Bình đã phối hợp với các trường có đào tạo chuyên ngành du lịch để tổ chức các khóa học về nghiệp vụ khách sạn, lữ hành nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

doc76 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình qua các năm Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa tại Hoà Bình tương đối thấp, dao động từ 1,5 đến 2 ngày, chỉ tiêu này so với một số trung tâm du lịch lớn thì còn rất thấp. Khách du lịch nội địa đến Hoà Bình chủ yếu với mục đích tham quan. Một số khách không lớn tham quan du lịch và thăm thân. Chi tiêu của khách du lịch nội địa Hoà Bình rất thấp. Bình quân 50.000 đ/ lượt khách, chủ yếu dành cho ăn uống, vé tham quan và mua hàng lưu niệm, chi cho lưu trú không nhiều và chủ yếu khách đi trong ngày. Khách đến Hoà Bình chỉ bằng đường bộ do đường thuỷ chưa được đưa vào khai thác để vận chuyển khách đến Hoà Bình. Xuất phát từ thực tế trên, Hoà bình muốn đạt được những chỉ tiêu về phát triển du lịch trong thời gian tới, nhất thiết cần phải có một chương trình hành động tổng hợp về du lịch, từ đầu tư phát triển tổng hợp về du lịch. Từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ để tạo ra sự hấp dẫn thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú của khách . 2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua Việc nghiên cứu kết quả kinh doanh của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua là hết sức phức tạp. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất liên vùng liên ngành và xã hội hoá cao. Do ngành lữ hành ở Hoà Bình chưa thực sự phát triển, doanh thu và nộp ngân sách ít nên ở phần này tập trung vào phân tích kết quả kinh doanh chúng của toàn ngành du lịch. Việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch dựa vào các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu công suất sử dụng phòng - Chỉ tiêu về doanh thu - Chỉ tiêu về nộp ngân sách Nhà nước * Về công suất sử dụng buồng khách sạn Biểu 11. Công suất sử dụng phòng khách sạn qua các năm Đơn vị: %. Năm Công suất sử dụng phòng 1992 36 1993 35,6 1994 49,6 1995 40,3 1996 44,3 1997 30 1998 30 1999 30 2000 31,5 2001 39 2002 45 Nguồn : Sở Thương mại – Du lịch Hoà Bình Qua biểu 11 ta thấy có thể chia công suất sử dụng phòng của khách sạn ở Hoà Bình thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn : 1992 – 1996: Công suất sử dụng phòng tương đối cao. - Giai đoạn 1997 – 1999: Công suất sử dụng phòng so với các năm trước và không thay đổi giai đoạn này. - Giai đoạn 2000 – 2002: Công suất sử dụng phòng có tăng nhưng vẫn thấp hơn giai đoạn 1992 – 1996. * Chỉ tiêu doanh thu Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hiệu quả kinh tế kinh doanh. Trong kinh doanh du lịch ở Hoà Bình doanh thu từ khách sạn chiếm tỷ trọng lớn trên 60% trong tổng doanh thu của toàn ngành. Biểu 12 : Hiện trạng về doanh thu du lịch Đơn vị tính : Triệu đồng Năm Tổng số Trong đó Quốc tế Nội địa 1992 3.247 1993 2.710 803,2 1.906,8 1994 3.766,2 1.770 1.996,2 1995 4.516,8 2.495,3 2.021,5 1996 8.294 2.778,3 5.515,7 1997 9.152,2 2.853,7 6.298,5 1998 9.254,3 3.424 5.830,3 1999 9.439 3.020 6.419 2000 11.500 3.910 7.590 2001 13.000 4.420 8.580 2002 15.340 5.215,6 10.124,4 Nguồn : Sở Thương mại- du lịch Hoà Bình Qua biểu 12 cho thấy doanh thu từ du lịch của tỉnh Hoà bình năm sau đều tăng hơn năm trước, chỉ có năm 1993 doanh thu giảm so với năm 1992, từ cuối năm 1993 đã tăng trưởng trở lại và tăng mạnh vào năm 2001 – 2002. Trong đó doanh thu từ du lịch nội địa vẫn cao hơn do số lượng khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng cao mặc dù chỉ tiêu thấp. Tỷ lệ doanh thu không có sự biến động lớn tăng đồng đều qua các năm . * Chỉ tiêu nộp ngân sách Biểu 13. Nộp ngân sách của ngành du lịch Hoà Bình trong giai đoạn 1997 – 2002 Đơn vị : Triệu đồng Năm Nộp ngân sách 1997 855,7 1998 902,6 1999 960 2000 1035 2001 1250 2002 1475 Nguồn : Sở Thương mại – Du lịch Hoà Bình Qua biểu 13 cho thấy giá trị nộp ngân sách của ngành du lịch Hoà Bình tăng đều qua các năm do doanh thu tăng đều qua các năm. Trong đó nộp ngân sách của ngành khách sạn chiếm tỷ trọng cao, qua đây cho thấy hoạt động kinh doanh của hệ thống khách sạn đóng vai trò vào ngân sách của ngành du lịch Hoà Bình. Biểu đồ 3 . Chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách của ngành du lịch Hoà Bình 2.4. Đánh giá các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua 2.4.1. Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình Ngành du lịch Hoà Bình trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự phát triển của ngành du lịch đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của một số ngành nghề truyền thống và các ngành nghề khác trong tỉnh. Xuất phát từ vị trí, vai trò của ngành du lịch Hoà Bình như vậy nên du lịch được xem là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Từ quan điểm đó, trong những năm qua, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, đề án, đề ra các chính sách cơ chế thông thoáng và ưu đãi tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho du lịch phát triển, cụ thể: khuyến khích các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình được hưởng ưu đãi theo quy định của Nhà nước và ưu đãi do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình ban hành trong quy chế khuyến khích đầu tư với những nội dung cụ thể sau: - Về giá thuê đất: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình là cơ quan trực tiếp cho thuê đất, các tổ chức, cá nhân được tuỳ chọn vị trí để xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch nhưng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Mức giá theo quy định của tỉnh. - Miễn giảm giá thuê đất: các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được miễn tiền thuê đất trong thời gian dự án xây dựng cơ bản và miễn 11 năm tiền thuê đất kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành đưa dự án vào xây dựng. Miễn toàn bộ tiền thuê đất cho các dự án lớn sử dụng nhiều lao động địa phương, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho tỉnh. - Miễn giảm thuế thu nhập: các doanh nghiệp trong nước đầu tư kinh doanh du lịch tại tỉnh Hoà Bình được miễn thuế doanh nghiệp trong 5 năm và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. Dự án đầu tư bằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài căn cứ mức nộp ngân sách cho tỉnh để Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng hay miễn giảm thuế. - Về vốn: các chủ đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh tại Hoà Bình được vay vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ lãi xuất, bảo lãnh vay theo quy định của Nhà nước. Bằng những chính sách này, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình được tạo điều kiện và được hưởng những ưu đãi nhất định trong việc thuê đất, giải phóng mặt bằng hỗ trợ tín dụng và có những ưu đãi mở rộng để đón các nhà đầu tư về Hoà Bình. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì những chính sách, cơ chế ban hành trong thời gian qua chưa đủ mạnh, chưa trở thành những động lực để thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch . 2.4.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thụât phục vụ cho ngành du lịch Kết cấu của cơ sở vật chất kỹ thụât hiện đại hay lạc hậu sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực đến quá trình phát triển và khả năng thu hút khách của ngành du lịch. Trong thời gian vừa qua tỉnh Hoà Bình đã đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho du lịch phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Hoà Bình. Về cơ sở hạ tầng xã hội: nhìn chung trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng xã hội được nâng cấp phục vụ tốt cho các hoạt động kinh tế xã hội nói chung trong đó có ngành du lịch chuyển biến rõ nhất đó là hệ thống đường giao thông vận tải đường bộ. Các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đã và đang được sửa chữa, mở rộng. Các tuyến đường vào các điểm du lịch mặc dù đã được sửa chữa, dải nhựa nhưng chưa thực sự đạt yêu cầu. Về cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch: cũng có những bước phát triển đáng kể, tỉnh đã có những biện pháp để hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kinh tế khuyến khích các ngành điện lực, bưu chính có kế hoạch đầu tư đến các khu du lịch. Hạn chế lớn nhất của ngành du lịch Hoà Bình hiện nay về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch, đó là không có các cơ sở vui chơi giải trí tổng hợp có tầm cỡ quốc gia. Chính vì vậy đã hạn chế tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch của tỉnh và han chế khả năng thu hút khách của tỉnh Hoà Bình. 2.4.3. Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Trong năm 2002 Tổng cục du lịch đã đầu tư 100 triệu đồng cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh trong chương trình hành động quốc gia về du lịch. Trong đó đầu tư 50 triệu đồng cho biển quảng cáo “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới” đặt tại thị trấn Chi Nê huyện Lạc Thuỷ và 50 triệu đồng hỗ trợ xây dựng các tiết mục văn hoá cho đội văn nghệ xóm Giang Mỗ xã Bình Thanh huyện Cao Phong. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã tiến hành một số hoạt động tuyên truyền quảng bá như tham gia các hội chợ du lịch trong nước, quảng cáo trên tạp chí, báo của Trung ương và địa phương và in các ấn phẩm quảng cáo… Tuy bước đầu tư đạt được những kết quả nhất định nhìn chung công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh chưa mạnh mẽ, chưa được đầu tư nhiều nên hiệu quả mang lại không cao, các hình thức quảng bá còn đơn điệu: ít tham gia vào các hội chợ du lịch việc in ấn các tập gấp đang được tiến hành. Do hạn chế về tài chính và thiếu kinh nghiệm nên chưa doanh nghiệp nào của tỉnh đặt chi nhánh ở các tỉnh khác để thu hút nguồn khách. 2.4.4. Chính sách giá Giá cả là một trong những điều mà khách du lịch quan tâm để lựa chọn chương trình du lịch tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Xuất phát từ đặc điểm tiêu dùng của khách, các doanh nghiệp du lịch ở Hoà Bình đã đưa ra các mức giá khác nhau, giá phân biệt theo từng đối tượng khách như giảm giá cho khách đi theo đoàn, khách lưu trú dài ngày, khách hàng của các cơ quan xí nghiệp … nên đã tăng cường được khả năng thu hút khách . Các doanh nghiệp lữ hành đã sử dụng chính sách giá linh hoạt tuỳ thuộc vào đối tượng khách có giá ưu tiên cho học sinh, sinh viên, khách đi theo đoàn, do đó đã thắt chặt được mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành với nguồn khách . Tuy nhiên, ở một số đơn vị kinh doanh du lịch chất lượng dịch vụ và giá cả chưa tương xứng nhau. So với mặt bằng chung thì giá phòng khách sạn ở Hoà Bình không cao nhưng chất lượng phòng cũng không cao. Sự cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra. 2.4.5. Việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch Hoà Bình Chất lượng phục vụ tốt hay không là do việc đào tạo có đúng chuyên môn nghiệp vụ hay không. Lao động trong ngành du lịch phần nào đáp ứng được số lượng và chất lượng chưa cao. Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đặc biệt chú trọng đến hướng dẫn viên du lịch. Căn cứ vào số lao động làm việc trong các doanh nghiệp để hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề nhưng không quá 300.000 đ/ người (có chứng chỉ nghề). Tỉnh đã có chính sách khuyến khích các sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, người có học vị trên đại học; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch giỏi về công tác và làm việc tại tỉnh. 2.4.6. Đánh giá tổng quát về tình hình kinh doanh và các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 1999 - 2002. 2.4.6.1. Những tiến bộ và kết quả đạt được Trong những năm qua, du lịch Hoà Bình có những khó khăn, nhưng hoạt động đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các vấn đề về quản lý Nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, mối quan hệ liên ngành được quan tâm có tác động tích cực đến phát triển du lịch của cả nước nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng. - Nhận thức về du lịch được nâng lên, xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động kinh doanh có liên quan đến rất nhiều ngành, nhiều vùng, từ hoạt động kinh doanh du lịch đã lôi cuốn được sự tham gia đông đảo của cộng đồng, có ý thức bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên, môi trường tạo cho thị trường du lịch sôi động hơn. - Công tác quản lý Nhà nước về du lịch đã hỗ trợ cho hoạt động du lịch đúng hướng: + Triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các cơ sở như: Chỉ thị 46 CT/TW của Ban Bí thư trung ương về “Lãnh đạo đối mới và phát triển du lịch trong tình hình mới”, Pháp lệnh du lịch, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của các Bộ, ngành hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh du lịch. + Xây dựng chương trình hành động du lịch của tỉnh để thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch. + Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hoà Bình đến năm 2010, tiến hàng lập dự án đầu tư 4 khu du lịch trong tâm làm cơ sở kêu gọi đối tác đầu tư. + Công tác tuyên truyền quảng bá được quan tâm: lập bản đồ hiện trạng du lịch Hoà Bình, xây dựng băng video giới thiệu du lịch Hoà Bình, tổ chức lễ hội cồng chiêng; xây dựng 4 cụm Pa nô quảng cáo du lịch tại huyện Lương Sơn, huyện Mai Châu, huyện Lạc Thuỷ va thị xã Hoà Bình, tham gia liên hoan du lịch Hà Nội, du lịch làng nghề Hà Tây nhằm giới thiệu du lịch Hoà Bình, mở rộng quan hệ hợp tác học hỏi kinh nghiệm. - Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, chất lượng được quan tâm; du lịch văn hoá dân tộc và sinh thái là trọng tâm để xây dựng các tour, tuyến du lịch đối với khách quốc tế; du lịch tham gia lễ hội; nghỉ dưỡng, cuối tuần… lôi cuốn khách nội địa góp phần khắc phục được tính đơn điệu trùng lặp của sản phẩm du lịch giảm bớt tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách. - Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay được xác định là yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. Do vậy trong những năm qua ngành đã quan tâm đến công tác đào tạo bằng nhiều hình thức (bồi dưỡng, tại chức …), đến nay số lượng cán bộ công nhân viên trong ngành là 427 trong đó: dại học và trên đại học chiếm 14%, cao đẳng và trung cấp chiếm 35%, sơ cấp 30%, còn lại chưa qua đào tạo. - Hệ thống mạng lưới kinh doanh và cơ sở vật chất kinh tế của ngành đang được củng cố và phát triển : + Đến năm 2002 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có 14 đơn vị kinh doanh du lịch trong đó có 6 doanh nghiệp Nhà nước, 2 doanh nghiệp tư nhân, 4 công ty TNHH, 1 Công ty cổ phần, 1 hợp tác xã. Ngoài ra còn một số hộ thuộc các bản ở huyện Mai Châu, Cao Phong, Lạc Thuỷ cũng tham gia kinh doanh du lịch, dịch vụ. + Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển nhanh, nâng cao khả năng đón tiếp khách. Chất lượng các phòng dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung khác ngay càng được tăng cường và hoàn thiện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thụât quy định, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách quốc tế và nội địa. Đến nay Hoà Bình có 8 khách sạn hơn 20 nhà nghỉ với số lượng phòng là 401 phòng, 874 giường trong đó có 171 phòng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế. + Hệ thống giao thông vận tải: Đường thuỷ: lòng hồ Sông Đà có điều kiện phát triển vận tải đường thuỷ làm thành tuyến du lịch nối liền thuỷ, bộ phong phú hấp dẫn. Đến nay số phương tiên vận chuyển khách có 8 tàu thuyền của các doanh nghiệp ngoài ra có một số tàu thuyền của tư nhân tham gia vận chuyển chủ yếu là khách nội địa dịp lễ hội Bà chúa Thác Bờ. Đường bộ: Năm 2002 tổng số đầu xe tham gia vận chuyển khách là 50 xe. Công tác đầu tư trong những năm gần đây là được các cấp, các ngành quan tâm. Đặc biệt là năm 2002 tổng số vốn đầu tư 4,35 tỷ đồng. Trong đó vốn của Trung ương và tỉnh là 330 triệu đồng (chương trình quảng bá, tổ chức các lễ hội) còn lại là vốn của doanh nghiệp, thông qua đầu tư bước đầu đã thu được những kết quả. - Công tác lữ hành được củng cố và mở rộng tạo thế chủ động trong kinh doanh . Đã có quan hệ với các hãng lữ hành trong nước và quốc tế trau dồi kinh nghiệm và nghiệp vụ vươn lên mở rộng thị phần khách hàng, quan tâm bồ dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ nghiệp vụ. - Kết quả từ năm 1992 đến 2002, ngành du lịch Hoà Bình đã thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế cơ bản sau: + Năm 1997 đón được 161.412 lượt khách đến năm 2002 đón được 253.000 lượt khách tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 138% trong đó 30.000 lượt khách quốc tế và 223.000 lượt khách nội địa. + Tổng doanh thu năm 1997 đạt 9,1522 tỷ đồng, năm 2002 đạt 15,34 tỷ đồng tăng 67,6% bình quân tăng hàng năm là 110,7% + Ngân sách nộp năm 1997 đạt 855,7 triêụ năm 2002 đạt 1,475 tỷ đồng tăng 72,4%. + Công suất ứng dụng trong năm 1997 là 30% năm 2002 là 45% bằng 150% so với năm 1997. Hoạt động du lịch trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, bước đầu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. *Nguyên nhân của những kết quả - Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách phát triển du lịch phù hơp được thể hiện qua Nghị quyết của Bộ Chính trị, chương trình hành động quốc gia về du lịch. - Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, XIII đã đề ra những định hướng quan trọng về phát triển du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo du lịch của tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ, có sự quan tâm của các cấp Đảng uỷ, chính quyền, các cấp sự phối kết hợp của các ban ngành trong tỉnh tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch . - Vai trò tham mưu của ngành Thương mại- Du lịch đã có cố gắng hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động du lịch ổn định và phát triển. Vai trò quản lý Nhà nước đã được nâng lên. - Sự cố gắng vươn lên của cán bộ công nhân viên lao động trong ngành du lịch, hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường kinh doanh đạt hiệu quả. 2.4.6.2. Những yếu kém tồn tại - Tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có khai thác tài nguyên du lịch còn hạn chế, chưa tạo được các tour du lịch khép kín khắc phục tính mùa vụ trong du lịch, gắn du lịch với các di tích, danh thắng, lễ hội, các làng nghề còn thiếu sản phẩm du lịch và dịch vụ còn nghèo, chất lượng chưa cao, hàng lưu niệm đơn điệu chưa mang tính đặc trưng, chưa tạo ấn tượng cho khách dẫn tới lượng khách tới Hoà Bình thấp, thời gian lưu trú ngắn, công suất sử dụng phòng thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao tích luỹ dẫn đến tái đầu tư còn hạn chế. - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, duy trì nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu, không đồng bộ chưa đảm bảo yêu cầu kiến trúc thẩm mỹ - Việc huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vào du lịch còn yếu. - Năng lực cán bộ quản lý tỉnh xuống cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong thời kỳ đổi mới, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận nhân viên còn hạn chế. * Nguyên nhân của những tồn tại Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, song tập trung vào một số nguyên nhân chính sau: - Nhận thức về du lịch của chính quyền, cơ quan, ban ngành, hữu quan còn hạn chế, chưa quan tâm chỉ đạo công tác du lịch . - Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước từ tỉnh xuống cấp huyện, thị xã còn hạn chế về số lượng và chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch. Một số huyện có tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa thực sự quan tâm, tìm biện pháp phát triển du lịch tại địa phương mình. - Ngân sách đầu tư cho hoạt động phát triển du lịch còn quá ít, chưa tương xứng với vị trí của ngành. Đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội (đường, điện, thông tin liên lạc) đến các điểm du lịch vẫn chưa tạo được điều kiện thuận lợi để kêu gọi vốn đầu tư. Chương III Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà bình trong giai đoạn 2003-2010 3.1 Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình Tiếp tục quán triệt và thực hiện Pháp lệnh du lịch và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII về phát triển du lịch, kinh tế du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, quan tâm phát triển du lịch dựa trên những ưu thế của tỉnh như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh ... Hoàn thành qui hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2010, hoàn thành các dự án huy động vốn đầu tư cho du lịch tập trung vào các trọng điểm du lịch tỉnh như: thị xã Hoà Bình, huyện Mai Châu, huyện Lương Sơn, huyện Kim Bôi và các vùng phụ cận. Các hoạt động du lịch phải đạt hiệu quả kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, tăng cường mở rộng dịch vụ trong các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương, tạo nguồn thu nhập ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010. 3.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình Những định hướng phát triển của ngành du lịch Hoà Bình Những định hướng cụ thể như sau: - Phát triển ngành du lịch theo chính sách mở cửa của nhà nước và đảm bảo sau năm 2010 ngành du lịch Hoà Bình trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. - Phát triển ngành du lịch thành một ngành công nghiệp trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự phát triển này càng cần đảm bảo tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng, ổn định và có hiệu quả. Trong quá trình phát triển trú trọng đến việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đảm bảo sự phát triển lâu dài và kinh doanh có hiệu quả. - Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với tổ chức quản lý đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. - Du lịch Hoà Bình cần phải phát triển mạnh mẽ hơn để xứng đáng với sự phát triển du lịch ở Việt nam nói chung và với một số vùng có ngành du lịch phát triển. Hiện nay Uỷ ban nhân dân tỉnh có kế hoạch sẽ kêu gọi thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các khu du lịch trọng điểm. + Khu du lịch Ngòi Hoa: đầu tư xây dựng khách sạn nhằm phục vụ khách tham quan sinh thái, thắng cảnh, hang động, văn hoá dân tộc, là nơi để khách chơi những môn thể thao như leo núi, bơi lội, đua thuyền, câu cá... + Tổ hợp sân gôn Lâm Sơn-Lương Sơn: khu tổ hợp sân gôn, khu thể thao, khách sạn, phòng họp, các cửa hàng ăn uống, giải khát, công viên, sân tập đánh golf, bãi đỗ xe, khu thương mại và các hạng mục công trình khác. + Khu du lịch hồ Sông Đà: khách sạn nghỉ cuối tuần, nhà nghỉ dưỡng, khu vui chơi giả trí trên hồ, khu săn bắn thể thao. + Khu du lịch Liên hồ Phú Lão: xây dựng khách sạn nhà sàn, khu vui chơi thuyền, nhà nổi, công viên vui chơi giải trí, nhà hàng, tôn tạo hang động, bãi đỗ xe, bến thuyền. + Khu du lịch Kim Bôi: nâng cấp, cải tạo thành khách sạn khu luyện tập thể thao, bơi lội bóng chuyền, khu điều dưỡng chữa bệnh nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước khoáng nóng trong thiên nhiên. + Khu du lịch sinh thái khách sạn đa năng Hoà Bình: xây dựng công viên nước khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh, nhà nghỉ, hội họp. 3.3. Các mục tiêu của ngành du lịch Hoà Bình trong giai đoạn 2003-2010. Trong những năm tới cần đẩy nhanh tốc độ phát triển Du lịch đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mục tiêu cụ thể của du lịch Hoà Bình trong giai đoạn này như sau: + Sử dụng nhiều biện pháp để tăng cường thu hút khách du lịch phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về lượng khách từ 10% -15%. Đến năm 2005 thu hút được 335.000 lượt khách du lịch. + Tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính truyền thống mang đặc trưng văn hoá của địa phương đã được xác định ở các vùng du lịch trọng điểm trong qui hoạch phát triển du lịch Hoà Bình. + Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển cơ sở lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ vui chơi giải trí. + Xây dựng các tour du lịch, tuyến du lịch gắn liền với các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, làng cổ. + Nâng cao chất lượng các hoạt động du lịch, dịch vụ. + Tạo được sản phẩm thủ công đặc trưng làm hàng lưu niệm cho khách du lịch, tổ chức các cơ sở sản xuất hàng thủ công gắn với các khu điểm du lịch. + Phấn đấu đến năm 2005 đưa thời gian lưu trú bình quân lên đến 2,5 ngày và công suất sử dụng phòng trên 60%. + Nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về du lịch, làm rõ chức năng giữa ngành với cấp, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành với chính quyền và cư dân địa phương. + Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch phấn đấu đến năm 2005 thu hút thêm 200 lao động vào lĩnh vực này, số lao động được đào tạo đúng ngành chiếm trên 80%. 3.4. Xác định thị trường mục tiêu của du lịch Hoà Bình trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 Trong những năm gần đây, khách du lịch đến Hoà Bình tuy có tăng nhưng tốc độ chậm năng suất sử dụng phóng ở các khách sạn thấp, doanh thu lợi nhuận, nộp ngân sách và các chỉ tiêu kinh tế khác còn kém. Trong tình hình này các doanh nghiệp cần phải xác định đúng thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng phù hợp với điều kiện thực tế của mình, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp và giá cả hợp lý. Xuất phát từ những lợi thế, thực trạng và nguyên nhân của tình hình phát triển du lịch Hoà Bình trong giai đoạn vừa qua cũng như định hướng và mục tiêu phát triển du lịch Hoà Bình trong thời gian tới có thể nói rằng du lịch Hoà Bình gồm cả thị trường khách du lịch quốc tế và thị trường khách du lịch nội địa. 3.4.1. Khách du lịch quốc tế Khách du lịch châu Âu: chủ yếu khách Pháp đi theo đoàn. Khách Nhật đi theo đoàn. Khách du lịch thuần tuý ở một số nước (chủ yếu học sinh, sinh viên) 3.4.2. Khách du lịch nội địa Học sinh, sinh viên từ Hà Nội và các tỉnh phụ cận đến Hoà Bình tham quan trong các dịp lễ Tết, nghỉ cuối tuần hoặc đi thực tế ở công trình thuỷ điện Sông Đà. Các đoàn khách du lịch thuần tuý từ các doanh nghiệp, cơ quan của các tỉnh đến Hoà Bình, đặc biệt là công nhân. Các đoàn khách đến từ các cơ quan trong tỉnh. Tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể của mình mà các doanh nghiệp du lịch lựa chọn thị trường mục tiêu cho phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả. Từ những định hướng và các thị trường mục tiêu trên có thể đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình trong giai đoạn tới. 3.5. Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình trong gia đoạn 2003-2010. Để phát triển nguồn khách du lịch quốc tế cũng như nội địa đến Hoà Bình, kinh doanh ngày càng có hiệu quả, làm cho du lịch có một vị thế xứng đáng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Hoà Bình, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ bao gồm các giả pháp ở tầm vĩ mô của các cơ quan quản lý Nhà nước và các giải pháp vi mô của các doanh nghiệp. 3.5.1. Các giải pháp thuộc cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Hoà Bình Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy chúng ta chỉ có thể phát triển du lịch khi có sự liên kết, giúp đỡ của các ngành các cấp và toàn xã hội, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho du lịch phát triển, đồng thời góp phần giữ gìn môi trường tự nhiên, môi trường xã hội an toàn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, có như thế mới thu hút được nguồn khách du lịch đến Hoà Bình. Các giải pháp ở tầm vĩ mô có vị trí rất quan trọng, thậm chí có những giải pháp giữ vị trí quyết định. Vấn đề là cần phải đựơc thực hiện một cách đồng bộ. 3.5.1.1. Sự phối hợp liên ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, do vậy nhiều vấn đề cần có sự phối hợp của nhiều ngành để giải quyết như công an, văn hoá, tài chính, giao thông, bưu điện... - Ngành giao thông vận tải: cần đẩy mạnh đầu tư để mở rộng quốc lộ 6, đặc biệt đoạn đường từ Hoà bình đi Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 12, quốc lộ 21, một số đường tỉnh lộ và đường vào các điểm du lịch nhằm rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển cho du khách, mở rộng thêm tour, tuyến mới: cải tạo nâng cấp đường lên động Tiên Phi, đường vào khu công viên bảo tàng văn hoá Hoà Bình, đường vào bản Poom Coong, bản Chiềng Sại, đường vào rừng nguyên sinh Pù Họoc (Mai châu), đường vào khu du lịch Suối Ngọc Vua Bà ... và rất nhiều tuyến đường vào khu du lịch và từ khu du lịch đến một số điểm trong khu. - Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình: chủ trì, phối hợp với các Sở Văn hoá thông tin, công an, y tế, khoa học công nghệ và môi trường cùng với chính quyền địa phương chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch, sắp sếp lại việc tham quan, bán vé. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiên quyết thực hiện bán đúng giá đặc biệt đối với những phương tiện vận chuyển tư nhân và khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân xoá bỏ tình trạng ép giá đối với khách, gây phiền hà cho khách. - Sở Văn hoá thông tin: chủ trì, phối hợp với Sở Thương mại - Du lịch xây dựng qui chế bảo vệ, tôn tạo, khai thác các công trình văn hoá, tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống của các dân tộc bản địa để phục vụ cho nhu cầu giải trí, tìm hiểu của du khách. Biên soạn các truyền thuyết về các danh lam thắng cảnh, sử thi của các dân tộc để giới thiệu và quảng bá du lịch. Xây dựng đề án qui hoạch, bảo vệ và trùng tu khu mộ cổ Đống Thếch, Kim Truy. Xây dựng phòng trưng bày các cổ vật khai quật được ở bảo tàng Hoà Bình để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách. 3.5.1.2. Phát triển mạnh các khu vui chơi giả trí, khu du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái phục vụ du lịch Để thu hút được khách du lịch đến Hoà Bình, tỉnh cần đầu tư để triển khai sớm các dự án trong lĩnh vực du lịch dịch vụ theo hướng đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, ưu tiên đầu tư vào địa bàn trọng điểm đó là thị xã Hoà Bình, huyện Mai châu, huyện Lương Sơn, huyện Kim Bôi và phụ cận. - Cần ưu tiên vốn cho các dự án quốc gia, hàng năm dành một phần vốn nhất định để đầu tư cơ sở hạ tầng vào các điểm du lịch theo thứ tự ưu tiên. - Trước hết cần có kế hoạch thu hút các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện bốn dự án: khu du lịch thị xã Hoà Bình, khu du lịch Mai Châu phụ cận, khu du lịch Kim Bôi – phụ cận, khu du lịch Lương Sơn. - Hoàn chỉnh qui hoạch chi tiết về các hạng mục công trình xây dựng, số vốn đầu tư cần thiết để từ đó có kế hoạch cụ thể cho thu hút vốn đầu tư. - Xây dựng trung tâm lễ hội văn hoá các dân tộc Hoà Bình. - Lập dự án tôn tạo, khai thác các điểm, khu du lịch ở các huyện để kêu gọi vốn đầu tư. - Khuyến khích các cơ sở lưu trú hiên có đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ góp phần cải thiện và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ du lịch. - Có biện pháp cụ thể để quản lý, phát triển cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, coi đây là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động du lịch của tỉnh. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư khôi phục, tôn tạo cảnh quan ở các điểm, khu du lịch, bảo vệ nghiêm rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh. - Cần dành một phần chi phí thoả đáng đầu tư cho hệ thống xử lý môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm ở các điểm du lịch, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng các khẩu hiệu, bảng hiệu đơn giản đồng thời hướng dẫn cụ thể tại các điểm du lịch. 3.5.1.3. Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch Sản phẩm du lịch khác với các sản phẩm hàng hoá là sản phẩm du lịch không thể đem đến nơi khác trưng bày được, vì vậy việc quảng bá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để góp phần cùng với các hoạt động khác nhằm phát triển nguồn khách trong thời gian tới Hoà Bình cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm tác động trực tiếp đến khách hàng và thị trường. Trong thời gian qua công tác quảng bá du lịch ở Hoà Bình tuy có được tiến hành nhưng còn ở mức độ thấp, chưa đồng đều, hiệu quả chưa cao. Để góp phần tạo lập các mối quan hệ, khơi thông nguồn khách, công tác quảng bá du lịch ở Hoà Bình cần phải được nâng lên một bước, phải được đầu tư thích đáng. - Tỉnh cần hỗ trợ kinh phí để quảng bá du lịch trên đài phát thanh truyền hình Trung ương và Hoà Bình, báo Hoà Bình và một số báo, tạp chí Trung ương, xuất bản sách, tập gấp, phim quảng cáo: Đầu tư 100 triệu đồng để xuất bản sách, tập gấp quảng cáo, du lịch Hoà Bình nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch Hoà Bình, con người Hoà Bình và các khách sạn nhà hàng. Trong đó số ngân sách địa phương 20 triệu đồng, các doanh nghiệp đóng góp 10 triệu đồng, ngân sách Trung ương 70 triệu đồng (chương trình hành động quốc gia về du lịch). Xây dựng 2 biển quảng cáo "Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới" đặt ở huyện Mai Châu và Kim Bôi. Tông vốn đầu tư cần 120 triệu đồng trong đó ngân sách địa phương 20 triệu đồng, ngân sách Trung ương 100 triệu đồng (trong chương trình hành động quốc gia về du lịch). - Lập một trang Web giới thiệu về du lịch Hoà Bình trên Internet vì hiện nay có rất nhiều người sử dụng Internet, đây là phương tiện hữu hiệu để giới thiệu du lịch với mọi người trên cả nước. - Đặt đại diện, đại lý lữ hành ở Hà Nội và một số địa phương có nguồn khách lớn. - Tổ chức liên hoan, sự kiện du lịch, trước những liên hoan cần có những chiến dịch quảng cáo trong nước. Đặc biệt tổ chức lễ hội Chá Chiêng cua dân tộc Thái ở huyện Mai Châu,tổng vốn đầu tư 120 triệu trong đó ngân sách địa phương 40 triệu đồng, ngân sách Trung ương 80 triệu đồng (trong chương trình hành động quốc gia về du lịch). - Hỗ trợ xây dựng các tiết mục văn hoá dân tộc cho hai đội văn nghệ dân tộc, tổng đầu tư 120 triệu đồng trong đó ngân sách địa phương 50 triệu đông, ngân sách Trung ương 50 triệu đồng (trong chương trình hành động quốc gia về du lịch). - Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình chủ trì các đoàn viếng thăm, làm việc gồm cá cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và một số doanh nghiệp để tạo mối quan hệ, ký kết hợp tác, khơi thông nguồn khách. - Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình chủ trì phối hợp với Tổng cục Du lịch và các địa phương có nguồn khách lớn, tổ chức các cuộc gặp gỡ, hội thảo, hội nghị chuyên đề về du lịch để giới thiệu quảng bá cho du lịch Hoà Bình.Tổ chức hội thảo: Du lịch Hoà Bình - tiềm năng và định hướng phát triển. Tổng đầu tư 120 triệu đồng trong đó ngân sách địa phương 20 triệu đồng, ngân sach Trung ương 100 triệu đồng (trong chương trình hành động quốc gia về du lịch). Ngân sách của tỉnh cần được đầu tư thích đáng cho công tác quảng bá du lịch, bởi việc quảng bá này không ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kinh tế khác. Đồng thời các ngành kinh tế trong tỉnh cũng cần đóng góp một phần kinh phí cho ngành du lịch. 3.5.1.4. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực Trên cơ sở lực lượng cán bộ công nhân viên hiện có để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong những năm tới cần tập trung: - Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình phối hợp với trường đào tạo chuyên ngành du lịch thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, cấp chứng chỉ cho cán bộ quản lý, công nhân viên nghiệp vụ. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các doang nghiệp du lịch. - Cung cấp tài liệu về nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ phục vụ cho các khách sạn, công ty lữ hành. - Tổ chức các hội thi, kiểm tra nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ hướng dẫn viên. - Tổ chức báo cáo, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia doanh nghiệp quản lý giỏi. 3.5.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chất lượng dịch vụ tốt chắc chắn sẽ làm hài lòng khách, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách. Do vậy Sở Thương mại - Du lịch cần phải tiến hành đánh giá, phân loại khách sạn và hệ thống các dịch vụ theo các tiêu chuẩn qui định của Tổng cục Du lịch về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng, trên cơ sở thống nhất cần tiến hành kiểm tra thường xuyên, đột xuất để đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ, đảm bảo lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá kiểm tra cần đảm bảo: - Không ảnh hưởng đến hoạt động của các doang nghiệp, nhất là ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với khách du lịch. - Phạm vi kiểm tra rõ ràng, tiến hành kiểm tra nhanh đúng, gọn nhẹ đúng chức năng qui định, không gây phiền hà cho doanh nghiệp. Sau khi kiểm tra nếu thấy không đảm bảo điều kiện theo qui định, cần nhắc nhở, hướng dẫn doanh nghiệp chấp hành, nếu không phải kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm. 3.5.2. Các giải pháp thuộc phạm vi doanh nghiệp du lịch 3.5.2.1. Đa dạng hoá sản phẩm, tạo bản sắc doanh nghiệp Nguồn khách đến Hoà Bình rất đa dạng, đến từ nhiều quốc gia, nhiều vùng khác nhau. Họ có mục đích chuyến đi riêng, khác nhau về tuổi tác, nghề nghiệp, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ... Từ những đặc điểm khác nhau này của khách du lịch mà các doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá sản phẩm để thoả mãn những nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Ví dụ: khách sạn phải có nhiều loại phòng khác nhau, dịch vụ bổ sung đầy đủ hơn, tăng cường đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo các ngành, có thể áp dụng hình thức cho thuê dài ngày hay định kỳ dù giá thấp nhưng ổn định khách, tận dụng phòng nâng cao công suất sử dụng phòng, đặc biệt nên chú trọng vào dịch vụ bổ sung vì nhu cầu bổ sung là nhu cầu vô hạn tạo nên tính hấp dẫn của doanh nghiệp. Đối với mỗi khách sạn cần phải tạo nên sản phẩm đặc thù của mình, tập trung vào đó để tuyên truyền, quảng cáo thu hút khách, tính đặc thù đó có thể là món ăn, dich vụ bổ sung đặc biệt mà các khách sạn khác không có, hoặc có nhưng không đặc sắc, cách phục vụ, trang phục của nhân viên.. Như khách sạn Hoà Bình I, Hoà Bình II điển hình về tạo bản sắc riêng cho mình bằng cách thiết kế khách sạn, toàn bộ khách sạn xây theo kiểu nhà của dân tộc Mường, ở khách sạn có một đội văn nghệ truyền thống phục vụ các buổi ca nhạc sử dụng các nhạc cụ dân tộc truyền thống của nhiều dân tộc Hoà Bình. Khách sạn Phương Lâm có các dịch vụ massage, xông hơi, karaoke... Tuy nhiên các khách sạn cần tăng cường nhiều dịch vụ hơn như karaoke, nhà hàng theo kiểu ăn âu, á, quầy bar… 3.5.2.2. Nâng cao chất lượng phục vụ Biện pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút khách của các doanh nghiệp du lịch có hiệu quả nhất đó là đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ các khách hàng. Cần tăng cường chất lượng phục vụ trên các góc độ: thái độ phục vụ của nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ hàng hoá, khả năng sẵn sàng phục vụ đón tiếp khách. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở tỉnh Hoà Bình, chất lượng phục vụ là một vấn đề còn tồn tại, chất lượng phục vụ thấp làm cho khách không hài lòng, số lượng khách đến lần thứ hai thấp. Việc nâng cao chất lượng phục vụ của doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề sau: - Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan đến quá trình phục vụ khách: việc trang trí phòng ăn, quầy lễ tân, phòng đón tiếp khách của công ty lữ hành, việc bố trí sắp đặt bàn ghế hợp lý. - Nâng cao chất lượng các sản phẩm ăn uống và dịch vụ tương xứng với giá cả để khách tiêu dùng nhiều lần hơn. Muốn vậy phải nâng cao công tác kiểm tra chất lượng các nguyên liệu đầu vào tạo mối quan hệ tốt với những người cung cấp các nguyên liệu đó để có thể mua được với giá rẻ hơn và chất lượng đảm bảo. - Qui trình công nghệ hợp lý áp dụng những qui trình phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và trình độ của nhân viên nhằm rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi của khách. Vấn đề này các khách sạn phải đặc biệt lưu tâm. - Đảm bảo vệ sinh trong khâu ăn uống và phòng ngủ, kể cả vệ sinh bên ngoài khách sạn: tiền sảnh, sân, bãi đỗ xe.. - Thái độ phục vụ của nhân viên phải nhiệt tình, ấm cúng, thân mật, tôn trọng khách. - Đội ngũ hướng dẫn viên phải được đào tạo cơ bản, chính quy, am hiểu sâu về văn hoá, phong tục tập quán, di tích lịch sử... 3.5.2.3 Đảm bảo về số lượng và nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch Nhân tố con người rất quan trọng trong kinh doanh du lịch. Hiện nay trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngành du lịch Hoà Bình chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vấn đề quản trị nhân sự chưa được coi trọng ở các doanh nghiệp du lịch nhất là ở các khách sạn quốc doanh. Vì vậy, nhìn chung chất lượng và hiệu quả, năng suất lao động còn thấp. Trong thời gian tới các doanh nghiệp du lịch phải có kế hoạch cụ thể trong việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Tổ chức phân tích lại công việc để đánh giá xem các bộ phận thừa, thiếu lao động như thế nào từ đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đúng với nghiệp vụ của từng bộ phận. - Tăng cường chuyên môn hoá, đồng thời chú ý đến tính toàn diện trong nghề nghiệp khi bố trí0 lao động theo quy trình công nghệ. - Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên, giáo dục nhân viên tiết kiệm, sử dụng hợp lý, đúng mục đích những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm giảm phần nào mức chi phí. - Thực hiện phương thức trả lương, thưởng hợp lý gắn chặt với chất lượng và hiệu quả lao động, khuyến khích lao động tránh tình trạng không công bằng với nhân viên, đố kị giữa các nhân viên với nhau. - Đầu tư nhiều hơn nữa cho việc đào tạo cả cán bộ quản lý và nhân viên bằng nhiều hình thức: gửi cán bộ đi đào tạo tại các trường có chuyên ngành du lịch, mở các lớp học ngắn hạn để đào tạo lại nghiệp vụ cho nhân viên, mời các chuyên gia về du lịch, các cán bộ của ngành du lịch, cán bộ của doanh nghiệp bạn về nói chuyện, hội thảo với cán bộ và nhân viên của doanh nghiệp, khuyến khích nhân viên học ngoại ngữ, nhân viên phải được cung cấp thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và về các điểm du lịch nơi doanh nghiệp hoạt động vì nhân viên cũng chính là người làm Marketing cho doanh nghiệp và cho điểm đến du lịch. - Nên tổ chức kiểm tra tay nghề và chất lượng phục vụ. Tuy nhiên càng phải tạo không khí thoải mái, thân mật không gây ra áp lực đối với nhân viên. - Một số doanh nghiệp du lịch cần phải có sự thống nhất trong phục vụ của nhân viên, tạo ra tính đặc trưng riêng của doanh nghiệp. 3.5.2.4 Đẩy mạnh hoạt động Marketing Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp cần phải có một bộ phận làm Marketing. Số lượng nhân viên của bộ phận này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp song cần nhận thức rằng: - Hoạt động Marketing không phải chỉ là công việc của nhân viên làm Marketing mà là của tất cả mọi người trong doanh nghiệp nhất là những nhân viên phục vụ trực tiếp. - Marketing không chỉ ở bên ngoài mà ccàn phải tăng cường ngay cả Marketing trong nội bộ doanh nghiệp. Chỉ nhận thức được như vậy thì hoạt động marketing có hiệu quả. Trong thời gian qua chi phí dành cho hoạt động Marketing của các doanh nghiệp du lịch ở Hoà Bình còn quá ít, chủ yếu dừng lại ở một vài thông tin giới thiệu nhỏ về doanh nghiệp. Hầu hết các doang nghiệp chưa có tập gấp giới thiệu về doanh nghiệp. Do vậy mà số người biết đến các doanh nghiệp này còn quá ít. Marketing chưa thật sự trở thành một biện pháp để thúc đẩy, thu hút khách. Trong hoạt động Marketing ở phạm vi doanh nghiệp cần chú ý thực hiện một số vấn đề sau: - Tăng cường chi phí cho hoạt động Marketing. - Trong điều kiện có thể của một số doanh nghiệp du lịch nên thành lập bộ phận Marketing hoặc giao nhiệm vụ cho một số người làm nhiệm vụ này. - Tăng cường hoạt động quảng cáo và các hình thức quảng cáo bằng cách in tài liệu giới thiệu về khách sạn hoặc hãng lữ hành trên chương trình truyền hình, báo, tạp chí địa phương và Trung ương... - Tăng cường giao tiếp với các nguồn khách và trực tiếp với khách thông qua thư cảm ơn, thiếp chúc mừng, quà tặng lưu niệm. - Tham gia tích cực vào các chiến dịch quảng bá du lịch của Tổng cục Du lịch và của tỉnh Hoà Bình. 3.5.2.5. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa khách sạn với công ty lữ hành và với các nguồn khách Từ trước đến nay quan hệ giữa khách sạn với công ty lữ hành chỉ thực hiện ở hợp đồng phục vụ khách với giá cả thoả thuận, thậm chí quan hệ còn không chặt chẽ do các khách sạn chỉ quan tâm đến khách chứ không quan tâm đến công ty lữ hành nào gửi đến. Thực tế thì nguồn khách từ các công ty lữ hành rất ổn định, vì vậy các khách sạn cần tận dụng và thắt chặt mối quan hệ này để đón được nhiều khách, ổn định sản xuất kinh doanh: + Các khách sạn phải coi mình là chỗ dựa vững chắc cho các công ty lữ hành tiến hành các hoạt động thu hút khách vào hoà bình nói chung và nghỉ tại khách sạn nói riêng. + Các khách sạn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ và giá cả, nhằm giữ uy tín cho khách sạn và các công ty lữ hành. + Ngược lại các hãng lữ hành cần có sự phối hợp chặt chẽ, tránh gây sức ép về giá đối với khách sạn, tăng cường kiểm tra công tác kiểm tra đội ngũ hướng dẫn viên. + Các thông tin phản hồi về chất lượng dịch vụ, chương trình du lịch trong đó có chất lượng của khách sạn, lữ hành cần thồng báo kịp thời cho nhau trên cơ sở xây dựng để rút kinh nghiệm. Các khách sạn, hãng lữ hành có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, trường học, đoàn thể ở các tỉnh ngoài đặc biệt là những tỉnh có nguồn khách lớn như Thái Nguyên, Hải Dương... Quan hệ với các doanh nghiệp du lịch trong nước đặc biệt là các công ty lữ hành gửi khách quốc tế. Các doanh nghiệp cần có sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong việc trao đổi kinh nghiệm quản lý, đáp ứng nhu cầu ăn ngủ của khách khi cần thiết trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Thực hiện được những điều này sẽ tạo được sự chủ động trong việc phục vụ khách, có kế hoạch kinh doanh trước, đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch Hoà Bình phát triển. 3.6. Một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 2003 - 2010 3.6.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Hoà Bình - Hàng năm dành nguồn kinh phí nhất định để đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư cho du lịch Hoà Bình, khôi phục bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá dân tộc như: tổ chức các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như lễ hội Chá Chiêng, lễ hội cồng chiêng, lễ hội cơm mới... ; xây dựng các đội văn nghệ tại các điểm tham quan du lịch. - Cần tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cụm du lịch trọng điểm như: cụm thị xã Hoà Bình, Mai Châu, Lương Sơn, Kim Bôi để khai thác có hiệu quả về mặt du lịch và di tích lịch sử, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh nhằm nâng cao hình ảnh nền văn hoá Hoà Bình và dân tộc Hoà Bình trong nước và quốc tế. - Cần cung cấp nhiều hơn nữa những thông tin giới thiệu tiềm năng du lịch Hoà Bình để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và cư dân địa phương về du lịch, đưa du lịch trở thành sự nghiệp của toàn dân. - Cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt mở các lớp học lấy thẻ hướng dẫn viên du lịch. 3.6.2. Kiến nghị với Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình - Cần xây dựng các kế hoạch, đề án cụ thể để xin kinh phí của UBND tỉnh. - Tăng cường hơn nữa công tác quản lý chuyên môn đối với các doanh nghiệp du lịch để đảm bảo chất lượng của sản phẩm du lịch khi phục vụ khách đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. 3.6.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng các dịch vụ, tuyên truyền quảng cáo trên mọi phương tiện: báo, đài, tập gấp... - Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ công nhân viên của đơn vị học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Mỗi doanh nghiệp cần có quy định chung trong trang phục của nhân viên tạo bản sắc riêng của doanh nghiệp. Kết luận Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch: tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng – xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và điều kiện về an ninh, an toàn. Ngành du lịch Hoà Bình vẫn còn có nhiều những khó khăn và thử thách mới. Khó khăn lớn nhất của tỉnh Hoà Bình đó là việc thu hút đầu tư vào ngành kinh tế này. Kết quả của ngành đạt được trong thời gian qua là đáng khích lệ: doanh thu từ du lịch tăng lên đáng kể, công suất sử dụng phòng tăng và số lượng khách đến Hoà Bình ngày càng nhiều. Tuy nhiên, so với yêu cầu tiềm năng du lịch thì còn nhỏ bé, chưa thật vững chắc. Chính vì vậy việc tăng cường các biện pháp để thu hút khách du lịch đến với Hoà Bình là rất cần thiết. Mặc dù tỉnh và ngành đã sử dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy du lịch phát triển, tăng tính hấp dẫn của du lịch Hoà Bình, song bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế mà nguyên nhân là do nhận thức về du lịch của chính quyền và nhân dân còn hạn chế, nguồn ngân sách đầu tư cho du lịch còn thấp. Vấn đề đặt ra là UBND tỉnh, Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình và các ngành hữu quan của tỉnh cần phải có những biện pháp cụ thể đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh để đạt được những mục tiêu đặt ra theo đúng quan điểm chỉ đạo của Tỉnh uỷ. Dựa vào những điều kiện phát triển ngành du lịch của tỉnh, các biện pháp để phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình trong thời gian qua, những kết quả đạt được, những yếu kém còn tồn tại và những nguyên nhân kết hợp với nhiệm vụ và phương hướng của ngành du lịch Hoà Bình, luận văn này đã đưa ra những giải pháp để phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn tới (2003-2010). Việc đưa ra các biện pháp còn mang tính chủ quan của cá nhân, do đó tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình để luận văn của tôi được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình, phòng Du lịch của Sở Thương mại - du lịch Hoà Bình, thầy giáo hướng dẫn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội ngày tháng năm Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Dung Tài liệu tham khảo 1. PGS. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1995) - Giáo trình "Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch", NXB thống kê, Hà Nội. 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Đính - Bài giảng Marketing. 3. TS. Trần Minh Hoà - Bài giảng Kinh tế du lịch 4. Tỉnh uỷ, UBND Hoà Bình "Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2005". 5. Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình "Đề án phát triển du lịch đến năm 2005". 6. Khoa Du lịch - khách sạn trường đại học kinh tế quốc dân- "Giải thích thuật ngữ Du lịch - khách sạn" 7. Pháp lệnh du lịch. Mục lục Trang 18 Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức bộ máy sở thương mại - du lịch hoà bình Giám đốc Sở PGĐ thường trực Phụ trách Thương mại PGĐ phụ trách Du lịch PGĐ kiêm Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Thanh tra Sở Phòng TCHC Phòng KHTH Phòng QLHCTM Phòng Du lịch Phòng Nghiệp vụ Phòng TCHC Đội QLTT số 8 Đội QLTT số 1 Đội QLTT số n Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0029.doc
Tài liệu liên quan