Những phát triển trong việc thu hút FDI ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy Việt Nam là điểm đến đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Nguồn vốn FDI có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và đòi hỏi cần có sự quản lý vĩ mô của Chính phủ. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng các dự án FDI hoạt động ở Việt Nam thường gặp phải những rủi ro do nhiều những nguyên nhân khác nhau. Điều này cũng hạn chế việc các nhà đầu tư mở rộng quy mô hoặc quyết định đầu tư cho các dự án mới. Vì vậy Nhà Nước cần đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại do rủi ro mang lại, đây cũng là một bộ phận để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
Quan thời gian thực tập ở Vụ Tài chính- Tiền tệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, em đã có điều kiện tìm hiểu một cách khái quát nhất về nguồn vốn FDI, những thành tựu cũng như các hạn chế còn tồn tại, rủi ro mà các dự án FDI tồn tại cũng như các nguyên nhân của những rủi ro đó cũng như những giải pháp cơ bản và tổng hợp nhất từ phía Nhà Nước để hạn chế các rủi ro do môi trường kinh doanh mang lại. Từ đó, tăng cường thu hút và hỗ trợ việc sử dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả nhất.
77 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sự gia tăng trở lại của các dự án FDI. Năm 2004 là 4,5 tỷ USD, tăng 50,8% vào năm 2005, tăng 75,4 % vào năm 2006 và đạt kỷ lục là năm 2007 có tổng vốn đầu tư 20,3 tỷ USD tăng 69% so với năm trước.
2.2. Hoạt động của các dự án bị giải thể và rút giấy phép đầu tư trước thời hạn.
Theo thống kê trên đây về số dự án được cấp phép và các dự án còn hoạt động đến thời điểm này thì có khoảng 1,359 bị giải thể trước thời hạn với 15,5 tỷ USD. Chỉ có khoảng 38 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký khoảng 658 triệu USD và chủ yếu trong các ngành như trục vớt tàu, khai thác dầu, nuôi trồng thuỷ sản.
Trong số các dự án bị giải thể trước thời hạn, có 55% thuộc ngành dịch vụ và 42,3% thuộc ngành công nghiệp và xây dựng. Điều này chứng tỏ các dự án về dịch vụ chưa có sự thích nghi phù hợp với môi trường kinh tế ở Việt Nam.
Theo hình thức đầu tư thì các dự án FDI bị giải thể nhiều nhất trong hình thức liên doanh với 56% số dự án và 67,2% tổng vốn đăng ký giải thể. Tiếp đến là 13% các dự án 100% vốn nước ngoài và 10% trong hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh bị giải thể.
Giai đoạn
Số dự án rút GP
% số dự án
Số VĐT rút GP ( triệu USD )
%TVĐT
1988-1992
92
7%
719
5%
1993-1997
255
19%
2149
14%
1998-2002
608
45%
4816
31%
2003-2007
404
30%
7816
50%
Tổng
1359
15500
Số sự án giải thể, rút giấy phép trước thời hạn từ năm 1988-2007
Trong giai đoạn 1988-2007, số dự án bị giải thể nhiều nhất vào giai đoạn 1988-2002 với 608 dự án rút giấy giấy phép, chiếm 45% tổng số dự án
Tỷ trọng hình thức đầu tư của số các dự án bị giải thể trước thời hạn
và 31% tổng số vốn rút giấy phép. Năm năm trở lại đây, có 404 dự án bị rút giấy phép và 7,816 triệu vốn đầu tư rút giấy phép, chiếm 50% tổng vốn bị rút.
2.3. Nguyên nhân cơ bản.
Việc các dự án bị giải thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể tóm lại bằng những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, có những dự án hết thời hạn đăng ký ghi trong các giấy phép đầu tư. Trong giai đoạn 1988-2002, có 33 dự án và hơn 624 triệu USD số vốn các dự án hết hạn đăng ký.
Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân các đối tác tham gia đầu tư không tính hết được những khó khăn mà các dự án có thể gặp phải khi đưa vào hoạt động ở Việt Nam.
Có thể nguyên nhân là do môi trường đầu tư có quá nhiều biến động bất ngờ hoặc có những thay đổi về chính sách gây cản trở cho việc tiếp tục của các dự án. Ví dụ như việc thay đổi chính sách tín dụng ngân hàng làm các dự án bị đình lại do không thể dùng bất động sản để vay thêm vốn từ ngân hàng.
Thứ hai, các dự án FDI không tuân thủ các quy định của luật đầu tư nước ngoài thì việc bị rút giấy phép chỉ là sớm hay muộn khi bị các cơ quan có thẩm quyền phát hiện.
Có một số dự án không thể triển khai theo đúng hạn cam kết, hoặc có thể đã nhận giấy phép đăng ký nhưng chưa kịp đi vào hoạt động đã bị rút giấy phép.
Nguyên nhân cũng có thể do sự không đồng nhất của các cơ quan có thẩm quyền gây cản trở cho hoạt động đầu tư của các dự án.
Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ bản thân hiệu quả của các dự án FDI. Phần lớn các dụ án bị giải thể là do các dự án có hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, gây thua lỗ trầm trọng và nguồn vốn đầu tư không thể bù lại những khoản lỗ đó buộc các dự án phải dừng lại.
Có nhiều dự án chỉ hoạt động 5-10 năm đã bị dừng lại, bên cạnh đó cũng có nhiều sự chuyển đổi giữa các hình thức kinh doanh dẫn đến việc giải thể dần của các dự án FDI. Nhiều nhất là việc chuyển từ liên doanh sang 100% vốn nước ngoài hoặc 100% vốn Việt Nam, với 56% số dự án bị giải thể. Bên cạnh đó còn có sự chuyển dịch của những hình thức khác khiến các dự án FDI bị giải thể.
3. Một số đánh giá nguyên nhân rủi ro từ phía các nhà đầu tư.
Khi tham gia vào điều tra đánh giá môi trường đầu tư ở Việt Nam của 234 doanh nghiệp, các nhà đầu tư đã có những đánh giá về môi trường đầu tư ở Việt Nam, trong đó nêu ra những hạn chế gây ra những rủi ro trong các dự án FDI.
Về pháp lý, mặc dù Việt Nam đã nỗ lực cải thiện hệ thống pháp lý tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế. Theo ông Frederick Burke theo VNEconomy, cập nhật thứ hai, ngày 24/03/2008
Giám đốc điều hành công ty Luật Baker & Mc Kenzie thì sau khi Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc cấp phép trở nên khó khăn hơn, có quá nhiều luật mới được ban hành. Có khoảng 120 văn bản Luật khác nhau có các quy định về hoạt động của nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn chưa công bằng cho mọi đối tượng: chỉ có 40% doanh nghiệp cho rằng có sự bình đẳng hơn giữa danh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, điều này gây cản trở cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài,
Về thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy quản lý Nhà Nước về FDI, sự khắc khe của giới chức trách địa phương cũng là một cản trở đối với hoạt động của các dự án FDI ở Việt Nam. Như một ví dụ được các nhà đầu tư đưa ra, một công ty Mỹ về giáo dục muốn mở văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng sau khi chuyển hồ sơ qua 12 cơ quan Nhà nước địa phương mới chuyển đến Bộ Giáo dục & Đào tạo nhưng vẫn chưa được chấp nhận sau hơn một năm chờ đợi. Điều này cho thấy các thủ tục ở Việt Nam vẫn còn quá phức tạp, nhiều cửa gây cản trở về mặt thời gian cho các dự án FDI. Ngoài ra, nạn quan liêu phân biệt đối xử khi cấp phép cho các dự án cũng là một vấn đề làm các nhà đầu tư bức xúc.
Về lực lượng lao động hoạt động trong các dự án FDI. Giá nhân công rẻ không còn là điều kiện hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Theo điều tra theo VNEconomy, cập nhật thứ hai, ngày 06/12/2007
, có khoảng 10% số các doanh nghiệp không mở rộng kinh doanh do vấn đề nhân lực, chỉ có 16% vẫn coi nhân công rẻ là điểm hấp dẫn trong môi trường đầu tư Việt Nam. Chủ tịch phòng Thương mại Châu Âu( Eurocham) nhận xét đây là khó khăn lớn nhất mà thành viên Eurocham luôn phải đương đầu. Khi thiếu sự thu hút nhân lực trình độ cao, việc áp đặt các chi phí lênngười sử dụng lao động như mức 1% quỹ lương vào quỹ công đoàn tạo nên gánh nặng bổ sung cho các nhà đầu tư, đem lại hiệu quả xấu đến sự tăng trưởng. trên thực tế, chỉ có khoảng 30% lao động Việt Nam được đào tạo nghề, trình độ lao động yếu kém là rào cản cho các hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn mới, khi mà nhu cầu lao động tăng 100% thì cung chỉ đáp ứng 60%, điều này càng chính xác khi cần lao động kỹ thuật chuyên nghiệp, có năng lực quản lý. Có thể thấy những yếu kém này bắt nguồn từ hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Về một số vấn đề khác:Sự hạn chế về kết cấu hạ tầng là câu chuyên muôn thuở gây nên những khó khăn cho các nhà đầu tư khi triển khai các dự án. Bên cạnh đó, lạm phát và tỷ giá VND/USD xuống thấp, ngân hàng hạn chế mua USD... đang trở thành bài toán khó giải cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Theo đánh giá thì mức lạm phát quá cao làm tăng chi phí của các doanh nghiệp FDI lên 20% Bạch Hường, Cập nhật 29/05/2007
. Giá đất tăng cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm các dự án FDI vào Việt Nam. Khi Ngân hàng Trung ương có quy định mới về việc không được thế chấop bất động sản để vay vốn thì hàng loạt các dự án đầu tư bị dừng lại, trong đó có các dự án FDI, gây thiệt hại lớn cho hoạt động dự án.
Có thể thấy bên cạnh việc các nhà đầu tư đang lạc quan về những thay đổi trong chính sách cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam thì cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng vẫn còn rất nhiều bất cập gây cản trở cho các dự án FDI ở Việt Nam về cả mặt thời gian và chi phí, gây rủi ro cho việc thực hiện dự án đúng tiến độ. Câu hỏi đặt ra là Nhà Nước đã làm gì để hạn chế những rủi ro mà các doanh nghiệp gặp phải.
III. Các hoạt động của Nhà Nước nhằm hạn chế rủi ro trong các dự án FDI tại Việt Nam.
Theo báo QĐND, hệ số ICOR của VIệt Nam thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với Đài Bắc- Trung Quốc(thời kì 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc(1961-1980), 4 lần của Trung Quốc(2001-2006), cập nhật ngày 13/04/2008
.... Hệ số này càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp, điều này chững tỏ, hiệu quả đầu tư ở Việt Nam chưa cao. Trước thực tế này và thiệt hại mà các nhà đầu tư phải chịu từ các rủi ro đầu tư, đồng thời từ những phản ánh từ chính các nhà đầu tư, Nhà Nước đã thực hiện các hoạt động trên cơ sở vận dụng đồng thời cả 3 phương pháp quản lý Nhà Nước về kinh tế: phương pháp hành chính, kinh tế và tâm lý giáo dục với nhiều hoạt động khác nhau nhằm hạn chế các thiệt hại do các rủi ro mang lại, hỗ trợ cho việc phát triển các dự án đầu tư FDI.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, việc sử dụng các công cụ kinh tế, các phương pháp điều tiết không phải lúc nào cũng đúng và mang lại hiệu quả như mong muốn. Trên thực tế, mọi vấn đề luôn tồn tại hai mặt và chúng ta cũng cần nhìn nhận về các hoạt động hạn chế rủi ro trong hoạt động các dự án FDI của Nhà Nước trên hai mặt của vấn đề. Với giới h ạn của đề tài này chúng ta chỉ đề cập đến một số hoạt động cơ bản mà Nhà Nước sử dụng có ảnh h ưởng lớn đến việc giảm thiểu rủi ro cho các dự án FDI ở Việt Nam.
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Qua quá trình hình thành và phát triển của pháp Luật Đầu tư và Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cho thấy từ năm 1977 đến nay đã luôn hoàn thiện, tạo dựng một khung pháp lý cơ bản điều chỉnh quy định hoạt động đầu tư nước ngoài, trên cơ sở quán triệt quan điểm mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và thực tế phát triển của đất nước.
Trải qua hơn 20 năm, Luật Đầu tư nước ngoài có nhiều đổi mới và bổ sung nhưng nhìn chung vẫn có những nội dung cơ bản: những quy định chung, các hình thức đầu tư cơ bản, các biện pháp đảm bảo đầu tư, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài, hoạt động quản lý của cơ quan Nhà Nước với hoạt động đầu tư và các điều khoản cuối về xử lý vi phạm, những quy định khác trong hoạt động FDI tại Việt Nam.
Qua từng thời kỳ, theo sự thay đổi của điều kiện thực tế Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những sửa đổi bổ sung phù hợp và gần nhất, ngày 9/6/2000 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ dung hướng vào 3 nội dung chính là: tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắcvà giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI, mở rộng quyền tự chủ trong tổ chức quản lý, kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI, xoá bỏ sự can thiệp không cần thiết của cơ quan Nhà Nước vào hoạt động bình thường của doanh nghiệp và bổ sung một số ưu đã thuế đối với các dự án đầu tư nằm tăng cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.
Có thể nói, các quy định mới về Luật Đầu tư nước ngoàu đã tạo điều kiện tạo khoảng cách gần hơn giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế và đảm bảo cam kết quốc tế, làm môi trường kinh doanh của Việt Nam hấp dẫn hơn, thông thoáng hơn so với trước đây và so với một số nước trong khu vực.
Mặt hạn chế trong hệ thống pháp luật về FDI ở Việt Nam hiện nay là có đến hơn 120 văn bản quy định về nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, các quy định này đôi khi không có sự đồng bộ khi thực hiện gây cản trở cho các nhà đầu tư khi thực hiện. Bên cạnh đó, những quy định về cấp phép, về đất đai, lãi suất ngân hàng và những quy đinh về thực hiện dự án chưa thực sự kinh hoạt gây nên rào cản cho các nhà đầu tư thực hiện và mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời đưa ra hững quyết định đầu tư mới.
Hướng dẫn hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, giải quyết các vướng mắc, yêu cầu của các nhà đầu tư.
Các chính sách ưu đãi đầu tư: Ưu đãi đầu tư (ƯĐĐT) gồm những công cụ chính sách nhằm thu hút đầu tư hoặc định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định. Thường sẽ là những chính sách ưu đãi về thuế và trợ cấp đầu tư, tín dụng,...
Theo pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà Nước ta có một số chính sách ưu đãi cho những lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư phục vụ cho một số mục tiêu quan trọng như: trồng rừng, giống cây và con, tạo vùng nguyên liệu; chế biến nông sản, lâm sản, hải sản; đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa,...
Bên cạnh đó, Nhà Nước còn có những quy định cụ thể về các dự án
nhận ưu đãi Điều 46, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
như: với các dự án BOT, dự án đầu tư miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và một số các danh mục đầu tư khác được ưu đãi không phải nộp tiền thuê đất hoặc chỉ phải nộp một cách tượng trưng. Nhà Nước còn thực hiện hỗ trợ đầu tư cho các dự án chuyển giao công nghệ, đào tạo, tư vấn đầu tư, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngoài ra còn có các ưu đãi cho các ngành sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin,... nhằm sử dụng nhiều hơn lao động trong các dự án FDI.
Nhà nước thực hiện các hình thức ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế nhập khẩu, về sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước. Việc áp dụng ưu đãi đầu tư được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại Điều 24 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của thủ tướng chính phủ Nguồn: Vụ Tài chính- Tiền tệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
. Sắp yới đây, các nhà đầu tư nước ngoài còn có quyền mua đất ở Việt Nam, điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc thực hiện dự án của các nhà đầu tư cũng như việc vay vốn ngân hàng, tuy nhiên cũng mang lại khó khăn cho nhà quản lý làm sao để hoạt động này hoạt động thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống ƯĐĐT còn phức tạp, tính hiệu quả của hệ thống còn thấp, chi phí cho ƯĐĐT bằng thuế hàng năm thấp, chỉ khoảng 0,7% GDP; quản lý hành chính về ƯĐĐT còn những hạn chế mang tính chủ quan. Để hệ thống ƯĐĐT hoạt động hiệu quả đòi hỏi cần rõ ràng, minh bạch, có tính chọn lục, đơn giản và bình đẳng.
Hệ thống thông tin và quan hệ doanh nghiệp: Nhà nước có thông tin về môi trường đầu tư và các hoạt động khác trong các hoạt động xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên đấy chỉ là bước khởi đầu. Nhà Nước đã có những thông tư hướng dẫn hoạt động cho các doanh nghiệp FDI về pháp luật đầu tư cũng như những sửa đổi bổ sung trong các văn bản pháp luật.
Các Website diễn đàn của các doanh nghiệp FDI cũng được cấp phép hoạt động để các nhà đầu tư có thể nói lên những quan điểm cũng như những bức xúc của mình về các điều kiện pháp lý cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam như diễn đàn các doanh nghiệp có vốn FDI, diễn đàn doanh nghiêp,...
Nhà Nước tổ chức các cuộc gặp và các buổi nói chuyện tiếp xúc trự tiếp với các doanh nghiệp để lắng nghe những phản ánh của họ. Tuy nhiên, hiệu quả của những cuộc gặp này không cao, nhà đầu tư cứ nói còn lắng nghe và đổi mới như thế nào lại là ở cơ quan Nhà Nước, đôi khi chỉ là hình thức để làm dịu những bức xúc của Nhà đầu tư.
Đầu tư cho kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện trong thời gian qua nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng đủ và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về cả chất và lượng. Chất lượng kết cấu của Việt Nam ở dưới mức trung bình so với các nước trong khu vực.
Theo đều tra của Viện Nghiên cứu phát triển Đức (GDI) của tiến hành cho thấy rằng có hơn 2/3 số doanh nghiệp có vốn FDI phải dùng đường bộ để vận tải hàng hoá. Chi phí vận tải cao nhưng hệ thống vận tải lại rất nghèo nàn, điều này gây trở ngại lớn cho các Nhà đầu tư.
Đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu dựa vào Ngân sách Nhà Nước, bao gồm viện trợ ODA và các khoản vay ưu đãi. Trong tổng vốn ODA thu hút được năm 2005 23 Nguồn: Vụ Tài chính- Tiền tệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
là 3,44 tỷ USD thì tỷ trọng dành cho giao thông vận tải là cao nhất với 22,42%, năng lượng điện là 18,57%. Tiếp theo là y tế xã hội, giao dục và đào tạo, khoa hoc công nghệ và môi trường là 10,73 %; phát triển nông nghiệp nông thôn là 14,37 %; cấp thoát nước 9,98% và 23,93 % cho các lĩnh vực khác. Có thể thấy Nhà Nước đa tăng cường đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở nhưng lại chưa thực sự hiệu quả, điều này có thể xuất phát từ việc quản lý ngân sách không hiệu quả của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, gây nên những hạn chế trong cơ sở hạ tầng, từ đó tạo nên những rủi ro cho các nhà đầu tư.
Các hoạt động khác: Giải quyết vấn đề lạm phát cũng là giải quyết vấn đề sử dụng đồng vốn FDI sao cho hiệu quả nhất. Có thông tin cho rằng các doanh nghiệp Nhà Nước chiếm hơn 70% vốn vay tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước, sau đó rút ra khoảng hơn 30% số vốn vay vào các doanh nghiệp không lành nghề, không những không mang lại hiệu quả mà còn khó thu hồi vốn đầu tư. Việc sử dụng nguồn vốn Nhà Nước trở nên khó kiểm soát gây tác động tăng lạm phát và ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Thi trường Việt Nam cũng là một vấn đề với nhà đầu tư. Mặc dù Nhà Nước đã có những hoạt động khuyến khích phát triển đồng đề các thị trường và cạnh tranh, đặc biệt từ khi gia nhập WTO nhưng trên thực tế các thi trường Việt Nam lại có nhiều vấn đề trong hoạt động, phát triển không đồng bộ đòi hỏi cần có sự quản lý ohù hợ hơn từ phía Nhà Nước.
Thủ tục hành chính:Cấp và thu hồi giấy phép đầu tư.
Cơ quan hành chính Nhà Nước thực hiện chức năng quản lý thông qua việc cấp phép các dự án đầu tư . Luật Đầu tư trực tiếp quy định đầy đủ về quyền hạn của các cơ quan chức năng đối với việc quản lý FDI:
- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà Nước, chỉ đạo xây dựng thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế, ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, phân cấp quản lý của các bộ, ngành và các địa phương trên phạm vi cả nước.
- Bộ Kế hoạch & Đầu tư: chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ về hoạt động của FDI. Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh xây dựng và rà soát các văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư. Hướng dẫn và phổ biến, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bảnqu ypham pháp luật về đầu tư.
- UBND, ban quản lý các KCN và KCX: thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước về nguồn vốn FDI theo hạm vi mà pháp luật về FDI quy định.
Mặc dù đã có những quy định rõ ràng trong pháp luật nhưng việc thực hiện nó lại là một vấn đề không dễ dàng. Các thủ tục hành chính quá rườm rà, dễ xuất hiện những tiêu cực trong xử lý hành chính như những tồn tại khi cấp giấy phép kinh doanh, quản lý các dự án ưu đãi,... Theo số liệu thống kê trên 145 quốc gia thì doanh nghiệp chịu gánh nặng về các thủ tục hành chính nhiều hơn ở những nước giàu và Việt Nam cũng là một trong những nước có gánh nặng về thủ tục hành chính rất cao từ những chi phí sa thải công nhân, thực hiện hợp đồng, giáy tờ đăng ký thành lập,.. các thủ tục kéo dài làm tăng các chi phí mà các doanh nghiệp phải chịu và cong gây thiệt hại về mặt thời gian..
Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư.
Từ những phản ánh của các nhà đầu tư và tình hình thực tế của nền kinh tế, nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng ở các khu công nghiệp.
Chính phủ hỗ trợ và khuyến khích nhà đầu 24 cập nhật 22/9/2006
tư lập quỹ đào tạo từ nguồn vốn góp và tài trợ các tổ chức, cá nhân và nước ngoài trong nước. Các quỹ này được thành lập không vì mục đích lợi nhuận, được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Các chi phí đào tạo được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ để xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các tổ chức kinh tế thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực. Chính phủ cũng có các kế hoạch và chương trình trợ giúp đào tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh việc đáp ứng được một phần nhu cầu về nhân lực cho các dụ án FDI thì vẫn tồn tại những vấn đề trong chất lượng và quy mô đào tạo. Một phần do ngân sách có giới hạn và cách thức quản lý chưa hiệu quả, đòi hỏi Nhà Nước phải tăng cường thêm hoạt động này.
Hoạt động xúc tiến thương mại.
Đây là hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất để các nhà đầu tư thực hiện các dự án ở Việt Nam. Bộ Kế hoạc & Đầu tư đã thành lập ba trung tâm xúc tiến đầu tư, nhiều địa phương đã tổ chức các đoàn vận động , tổ chức hội thảo đầu tư ở trong và ngoài nước nhưng tình trạng phổ biến lại là kém hiệu quả.
Hoạt động này không phải chỉ để giải thích môi trường đầu tư, luật pháp mà cần các tư liệu cụ thể chính xác về các tiềm năng về kinh tế, nguồn nhân lực, các dự án phát triển, quy định về đất đai, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng,...
Nhiều cơ quan và điạ phương đã lập các Website về FDI, nhưng lại thiếu hững thông tin mà các nhà đầu tư cần. Ngoài ra chỉ là những sự quảng cáo không có cơ sở khách quan nên không tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là nhực điểm lớn cần khắc phục trong hoạt động xúc tiến đầu tư trên các Website và các hoạt động quảng cáo khác.
Chương III
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của
các dự án FDI tại Việt Nam
I. Một số giải pháp
Các rủi ro xảy ra đối với các hoạt động của các dự án FDI được phân tích ở trên có xuất phát từ rất nhiều chủ thể khác nhau. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chỉ tập trung chủ yếu vào các các giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan Nhà Nước, một trong những chủ thể quan trọng trong quản lý hoạt động của các dự án FDI.
1. Các giải pháp chung.
1.1. Giải quyết những vấn đề trong cải cách thủ tục hành chính.
Nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng chủ ngiã xã hội. Tuy nhiên, các quy luật thị trường vẫn chưa được tôn trọng , nền kinh tế còn chịu quá nhiều ảnh hưởng nặng nề từ sự chi phối của hệ thống hành chính Nhà nước.
Vì vậy, việc đầu tiên nên làm chính là hệ thống hoá và rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật một cách rõ ràng và minh bạch, tạo sự thông thoáng cho các hoạt động đầu tư, tránh những quy định không còn phù hợp với những thay đổi trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
Năng lực quản lý hành chính cũng là vấn đề cần quan tâm khi muốn đổi mới hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà Nước. Cần có sự thống nhất giữa chính quyền các cấp về những quy phạm được áp dụng cho các dối tượng đầu tư khác nhau nhằm hạn chế sự ngừng trệ của các dự án do chính quyền địa phương mang lại.
Cần lắng nghe những đóng góp cũng như phản ánh từ phía các nhà đầu tư để có thể hiểu được thực tế hoạt động của các dự án và có những điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó, cũng tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, tránh tâm lý chán nản trước một quyết định đầu tư được đưa ra.
1.2. Phát triển các loại thị trường một cách đồng bộ trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật áp dụng đối với dự án đầu tư.
1.2.1. Nền tảng của mọi hoạt động đầu tư là dựa trên cơ sở của hệ thống pháp luật.
Mỗi nhà đầu tư đều mong muốn có môi trường kinh doanh thuận lợi vì vậy, cần bảo vệ quyền tự do kinh doanh của họ và tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích tự do cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng
Ngoài việc tổ chức thực hiện tốt Luật kinh tế và Luật đầu tư nước ngoài, cũng cần ngày một hoàn thiện pháp luật về thương mại và dịch vụ phù hợp với tư do thương mại và những ký kết Việt Nam đã ký với các nước khác cũng như việc tham gia các tổ chức quốc tế
Các chính sách thuế cũng có những tác động lớn đến hoạt động của các dự án đầu tư. Do đó, cần cải cách thuế một cách ổn định, đơn giản hoá nhưng vẫn có thể giữ hiệu quả trong hoạt động tài chính công. Cần ban hành đầy đủ các văn bản luật không chỉ ở trong nwocs mà còn luật pháp quốc tế áp dụng vào các dự án đầu tư. Với mỗi lĩnh vực cụ thể cần có những chính sách ưu đãi phù hợp để thúc đẩy đầu tư theo những ngành nghề khác nhau.
Tiếp tục hoàn thiện những luật có liên quan ngoài kinh tế như; luật về công nghệ thông tin, tài nguyên môi trường, sở hữu trí tuệ và an ninh lượng thực,... Điều này giúp đảm bảo sự hài hoà trong việc kết hợp giữa kinh tế và các linh vực khác khi thực hiện các hoạt động của dự án, tránh những mục tiêu ngược chiều, gây mâu thuẫn và cản trở dự án tiếp tục hoạt động.
Ngoài những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư, một phần rất quan trọng, không thể thiếu chính là trách nhiệm pháp lý, chế tài dân sự, hành chính... một cách rõ ràng đối với các hành vi gây thiệt hại về người, tài sản cũng như môi trường tự nhiên, ô nhiễm,... khi thực hiện hoạt động của dự án.
Ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế cần thiết nhằm bảo vệ nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong thương mại quốc tế.
1.2.2. Phát triển các loại thị trường khác nhau.
Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật, để tạo môi trương fkinh doanh công bằng và hiệu quả cần có sự phát triển đồng đều của tất cả các loại thị trường trong nền kinh tế.
Thị trường lao động là nơi cung cấp lực lượng lao động cho các dự án đầu tư. Phát triển thị trường lao động đồng bộ; tạo môi trường thông suốt để tăng sự gắn kết cung-cầu lao động; đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm; bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc, nơi cư trú của người lao động. Thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và lẫn người sử dụng lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp; hoàn thiện chính sách tuyển mộ và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền; phát triển thị trường nhân lực quản trị kinh doanh. Tăng cường hệ thống thông tin, thống kê về thị trường lao động.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động xuất khẩu có kỹ thuật và chuyên gia. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động.
Phát triển thị trường tài chính theo hướng hoàn chỉnh cơ cấu, quy mô và phạm vi hoạt động rộng, an toàn, được giám sát, quản lý chặt chẽ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi đối tượng tham gia đầu tư, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, phát triển mạnh thị trường chứng khoán, làm cho thị trường này thực sự trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng đủ các điều kiện có thể niêm yết cổ phiếu và huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Tăng cường hệ thống thông tin, thống kê về thị trường chứng khoán.
Tăng cường hoàn thiện thị trường tiền tệ; lành mạnh hoá các hoạt động giao dịch vốn ngắn hạn và mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường; tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường tài chính cả về hoạch định chính sách, cơ chế hoạt động, quản lý điều hành và giám sát hoạt động.
Đối với thị trường khoa học, công nghệ: Thực hiện các chính sách ưu đãi, công nhận và cấp bằng sáng chế đối với các công trình khoa học và hoạt động sáng tạo, hoàn thiện và ứng dụng công nghệ mới. Hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Thúc đẩy thương mại hoá các sản phẩm khoa học và công nghệ. Tạo môi trường mua bán thuận lợi các sản phẩm công nghệ, gắn kết hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, phát triển quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp sản xuất với cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ. Hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm trong nghiên cứu, triển khai, phát triển công nghệ mới. Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, tư vấn, mua bán công nghệ, giám định, đánh giá, chuyển giao công nghệ. Hình thành các tổ chức trung gian giao dịch công nghệ, chợ công nghệ, vườn ươm công nghệ.
Chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ sang chế độ tự chủ tài chính hoặc doanh nghiệp; thực hiện việc công ty hoá các tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ. Xoá bỏ độc quyền trong hoạt động khoa học, công nghệ; hoàn thiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu để tuyển chọn các dự án, đề tài nghiên cứu và đơn vị thực hiện sản phẩm công ích và khoa học, công nghệ. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong hoạt động
nghiên cứu triển khai.
Với một số thị trường khác có liên quan đến hoạt động đầu tư của các dự án. Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Luật Cạnh tranh và Kiểm soát độc quyền gắn với thị trường. Đổi mới quản lý nhà nước về giá phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư phù hợp với các cam kết song phương, đa phương và theo thông lệ quốc tế. Tập trung phát triển mạnh thị trường dịch vụ, nhất là thị trường dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn.
Thực hiện các chính sách để dễ dàng chuyển quyền sử dụng đất thành hàng hoá, nhờ đó, đất đai thực sự trở thành nguồn lực và nguồn vốn phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê, đường, cầu, bến cảng, kho tàng... Hình thành cơ chế giá bất động sản theo thị trường. Nhà nước điều tiết giá đất bằng các chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp và thông qua quan hệ cung - cầu. Phát triển các hoạt động dịch vụ trung gian về bất động sản (môi giới, định giá, thông tin, thế chấp, bảo lãnh…). Xây dựng hệ thống đăng ký, thông tin bất động sản; ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Sớm ban hành Luật Đăng ký bất động sản.
1.3. Hoàn thiện hơn cơ chế thực hiện quy hoạch dự án đầu tư.
1.3.1. Giải quyết các vấn đề trong cơ chế thực hiện đối với công tác quy hoạch.
Cần thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch. Việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải phù hợp với các cam kết quốc tế. Đặc biệt chú trọng công tác dự báo (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch (quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, địa bàn...)
Ngoài ra việc quy hoạch phải có căn cứ khoa học, có tầm nhìn dài hạn, thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp, tranh thủ sự giám sát thực hiện của nhân dân. Trừ một số nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, tất cả các loại quy hoạch đều phải được công khai hoá.
Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh, quy hoạch các sản phẩm chủ lực chỉ mang tính dự báo, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chỉ có giá trị trong việc thẩm tra đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn của nhà nước; không áp dụng để thẩm tra đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác.
1.3.2. Tham nhũng, vấn nạn của xã hội
Tổ chức triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng mới được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/06/2006. Tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc chống tham nhũng, sách nhiễu dân, coi thường kỷ luật, kỷ cương và tắc trách trong công việc.
Thực hiện nghiêm quy chế công chức và chế độ công vụ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực thi pháp luật và phục vụ nhân dân. Thực hiện các hình thức về công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản, trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nước, trong huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, trong quản lý sử dụng khoản hỗ trợ, viện trợ, trong quản lý sử dụng đất đai...
2. Các giải pháp tác động trực tiếp đến các dự án FDI.
2.1. Vấn đề luật pháp, chính sách và công tác phổ biến luật pháp.
Trước tiên cần rà soát chính sách thuế và ưu đãi đầu tư đang còn cản trở thu hút đầu tư (việc áp thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu, chi phí quảng cáo..).
Nhanh chóng ban hành, phổ biến rộng và tập huấn Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cùng các văn bản hướng dẫn việc áp dụng và thi hành đối với các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp.
Một trong những nội dung quan trọng là cần hoàn thiện chính sách tiền lương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về lao động và tiền lương nhằm hạn chế tình trạng tranh chấp trong các doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình một mặt bằng chung về mức lương tối thiểu cho lao động làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết về Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với người lao động và người sử dụng lao động.
2.2. Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp quản lý gắn với tăng cường phối hợp giám sát hoạt động quản lý FDI.
Khẩn trương củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý FDI phù hợp với quy định mới. Tiếp tục thực hiện và giám sát thực hiện tốt cơ chế "một cửa" tại các cơ quan công quyền. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và sớm triển khai áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 trong hoạt động quản lý nhà nước để nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở các cấp, các lĩnh vực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; cũng như các thủ tục liên quan đến quá trình triển khai dự án như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, tham gia xử lý tranh chấp .v.v. Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh phân cấp quản lý FDI, chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung; giảm sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn và trung hạn.
Tăng cường cơ chế phối hợp để nâng cao hiệu quả quản lý FDI và công tác kiểm tra, thanh tra về FDI nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những vi phạm. Đồng thời tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
2.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng tạo cơ sở cho các hoạt động dự án.
Thứ nhất, phải đảm bảo cung cấp điện ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tổ chức triển khai một số chính sách đồng bộ khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân (gồm cả ĐTNN) tham gia đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng các điều kiện về nhà ở, đi lại, học hành, phúc lợi công cộng cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp và khu chế xuất thuê.
Tiếp tục nâng cao chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng và các dịch vụ liên quan (viễn thông, cảng biển, hàng hải, hàng không, đường bộ,…) đáp ứng nhu cầu hiện tại.
2.4. Công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) cần hoàn thiện và đổi mới.
Nhanh chóng đặt đại diện XTĐT tại địa bàn trọng điểm ở nước ngoài. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.
Tăng cường các đoàn vận động đầu tư tại địa bàn trọng điểm (Nhật, Mỹ, EU) theo dự án và đối tác, công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài về thu hút FDI. Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền về đầu tư thông qua việc phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức in ấn các tài liệu cần thiết cho hoạt động XTĐT.. Xây dựng mới và nâng cấp trang thông tin website giới thiệu về FDI.
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại, bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ về ngoại ngữ, marketing, hiểu biết về chính sách, luật pháp liên quan tới ĐTNN vào các bộ phận chuyên trách về công tác XTĐT. Củng cố kiện toàn và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các Trung tâm XTĐT của trung ương và địa phương.
Bên cạnh việc triển khai Quỹ XTĐT phục vụ công tác thu hút FDI và ODA; công bố Danh mục dự án thu hút ĐTNN giai đoạn 2006 – 2010, cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan XTĐT, bao gồm ở cả trong nước lẫn các đại diện ở nước ngoài nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động XTĐT tại Việt Nam.
II- Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về pháp luật về hai Luật nói trên; đồng thời, theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Quy chế phối hợp về quản lý nhà nước hoạt động ĐTNN trong quý IV năm 2006;
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ lộ trình mở cửa các lĩnh vực đầu tư cho nhà ĐTNN theo lộ trình cam kết trong Quý IV năm 2006;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, hoàn chỉnh sách đề án khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 13/2005/CT-TTg ngày 8 tháng 4 năm 2005 trong quí IV năm 2006;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng và thực hiện chương trình vận động xúc tiến đầu tư hàng năm theo địa bàn và đối tác trọng điểm. Triển khai thực hiện Quỹ xúc tiến đầu tư quốc gia nhằm tăng cường xúc tiến đầu tư cả vốn ODA lẫn vốn FDI; triển khai việc thiết lập hệ thống cán bộ đại diện tại một số nước khu vực trọng điểm trong Quý IV năm 2006.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các địa phương xây dựng mạng thông tin toàn quốc về đầu tư nước ngoài, nhằm kịp thời cung cấp và thu thập thông tin về đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các địa phương thành lập đường dây nóng về đầu tư, nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với nhà đầu tư.
2. Bộ Tài chính
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát trình Chính phủ phương án bãi bỏ các quy định về thuế trái với với các cam kết quốc tế trong Quý IV năm 2006;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nhằm khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án công nghệ cao nằm ngoài khu công nghệ cao.
- Chủ trì xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ trong quí II năm 2007 chính sách khuyến khích và cơ chế quản lý hoạt động đầu tư gián tiếp và nguồn đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát trình Chính phủ trong quý IV năm 2006 phương án sửa đổi các quy định ưu đãi đầu tư về lĩnh vực đất đai.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ Công nghiệp, Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
3. Bộ Công nghiệp:
- Chỉ đạo Tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện ngay một số công việc để đảm bảo cung cấp điện cho hoạt động của các doanh
nghiệp, cụ thể:
+ Khả năng huy động các nguồn điện (kể cả các nguồn ngoài Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) trong đó khuyến khích và có cơ chế chính sách ưu tiên (về giá mua điện, chấp thuận các nguyên tắc đã thỏa thuận tại Hợp đồng mua bán điện đã ký) áp dụng với các dự án nguồn điện đang hoạt động có khả năng mở rộng và tăng công suất;
+ Lập phương án cấp điện và các biện pháp xử lý ứng với các mức độ thiếu nguồn điện; lập kế hoạch ưu tiên cấp điện cho sản xuất, nhất là các nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất và các địa phương, thành phố trọng điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ quan trọng.
- Khẩn trương tổ chức thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, nêu tổng thể vốn đầu tư các dự án và các nguồn vốn nhà nước, vốn của các thành phần kinh tế khác và vốn đầu tư nước ngoài.
- Khẩn trương thực hiện lộ trình thị trường hóa ngành điện, xây dựng cơ chế và khung định giá năng lượng (than, khí, điện), trình Chính phủ phê duyệt và công bố công khai.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định danh sách một số các dự án nguồn điện cần huy động vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức đầu tư khác nhau; xây dựng tóm tắt nội dung dự án (profile) và tổ chức vận động kêu gọi đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng giải pháp sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời, trình Chính phủ trong quý IV năm 2007.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, trình Chính phủ ban hành trong quý IV năm 2006.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá thực trạng chất thải công nghiệp trong quý IV năm 2006.
4. Với các bộ khác.
4.1. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nên:
- Khẩn trương thực hiện các giải pháp nhằm phát triển quan hệ lao động lành mạnh. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách về lao động, tiền lương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động. Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động cho người lao động, người sử dụng lao động và đặc biệt là cán bộ làm công tác nhân sự trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Xây dựng, trình Chính phủ trong quý IV năm 2006 lộ trình tiến tới một chính sách chung về lương tối thiểu áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả lao động làm việc cho nhà thầu nước ngoài, có tính đến các yếu tố điều chỉnh như lạm phát, địa bàn đầu tư và các quy định về mức sống tối thiểu của người Việt Nam;
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2006 Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề để làm cơ sở cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
4.2. Bộ Tài nguyên-Môi trường:
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2006 đề án tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát trình Chính phủ phương án sửa đổi các quy định ưu đãi đầu tư về lĩnh vực đất đai trong quý IV năm 2006;
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2007 đề án phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với các quy định của WTO làm cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xử lý môi trường, cung cấp các dịch vụ môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp nghiên
cứu, xây dựng chính sách ưu đãi đối với hoạt động bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp.
- Xây dựng quan hệ đối tác trong công tác bảo vệ môi trường giữa các cơ quan quản lý môi trường, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp và cộng đồng.
4.3. Bộ Bưu chính-Viễn thông:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2007 phương án mở cửa đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông phù hợp với cam kết quốc tế.
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2006 Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp điện tử đến năm 2010, trong đó có thu hút đầu tư nước ngoài.
4.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2006 Quy hoạch mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư nước ngoài.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2007 đề án đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cho nhu cầu phát triển.
- Rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06/3/2000 về khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo phù hợp với Luật Đầu tư.
4.5. Bộ Y tế:
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2007 quy hoạch ngành y tế làm cơ sở để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, sản xuất và cung ứng thuốc chữa bệnh.
- Tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh và Chiến lược phát triển hệ thống y tế dự phòng, trong năm 2007.
- Tiếp tục hoàn thiện Đề án phát triển công nghiệp dược, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007.
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2007 Dự thảo Luật Dược và Đề án phát triển công nghiệp trang thiết y tế,
trong quý IV năm 2007.
4.6. Bộ Thương mại:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xây, dựng trình Thủ tướng Chính phủ lộ trình mở cửa các lĩnh vực đầu tư theo tiến độ cam kết, trong quý IV năm 2006.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, trình Chính phủ trong quý I năm 2007 văn bản sửa đổi các quy định bất hợp lý liên quan đến chi phí giao dịch trong hoạt động lưu chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan, tiêu chuẩn chất lượng và thương mại điện tử.
4.7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ vào cuối năm 2007 đề án phát triển thanh toán không dùng bằng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị định về việc tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
4.8. Bộ Ngoại giao:
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập và quản lý hoạt động của đại diện xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình quảng bá quốc gia dưới hình thức "Những ngày Việt
Nam ở nước ngoài" giai đoạn 2007-2010.
4.9. Bộ Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai cơ chế khuyến đầu tư xây nhà ở để bán hoặc cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ trướng Chính phủ trong quý III năm 2007 về Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, đặc biệt ở các vùng kinh tế trọng điểm.
4.10. Liên quan tới trách nhiệm của các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh:
Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành.
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp khẩn trương rà soát lại toàn bộ các điều kiện đầu tư, kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ ngay các điều kiện không còn phù hợp. Đồng thời, không được quy định các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư, kinh doanh.
Triển khai việc phân cấp và tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.
Tiếp tục cải cách, giảm thiểu các thủ tục hành chính. Nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, chống tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức ở các cấp quản lý.
Tăng cường công tác thông tin, quản lý dữ liệu đầu tư và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Tiếp tục rà soát và có kế hoạch triển khai tốt các thỏa thuận trong Kế hoạch hành động thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn II nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam.
Phần kết luận.
Những phát triển trong việc thu hút FDI ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy Việt Nam là điểm đến đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Nguồn vốn FDI có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và đòi hỏi cần có sự quản lý vĩ mô của Chính phủ. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng các dự án FDI hoạt động ở Việt Nam thường gặp phải những rủi ro do nhiều những nguyên nhân khác nhau. Điều này cũng hạn chế việc các nhà đầu tư mở rộng quy mô hoặc quyết định đầu tư cho các dự án mới. Vì vậy Nhà Nước cần đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại do rủi ro mang lại, đây cũng là một bộ phận để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
Quan thời gian thực tập ở Vụ Tài chính- Tiền tệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, em đã có điều kiện tìm hiểu một cách khái quát nhất về nguồn vốn FDI, những thành tựu cũng như các hạn chế còn tồn tại, rủi ro mà các dự án FDI tồn tại cũng như các nguyên nhân của những rủi ro đó cũng như những giải pháp cơ bản và tổng hợp nhất từ phía Nhà Nước để hạn chế các rủi ro do môi trường kinh doanh mang lại. Từ đó, tăng cường thu hút và hỗ trợ việc sử dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả nhất.
Để hoàn thiện đề tài “ Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế ”, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Khoa học quản lý, đặc biệt là thầy TS. Bùi Đức Thọ và các cô, chú, anh, chị trong Vụ Tài chính- Tiền tệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Danh mục tài liệu tham khảo
I- Tiếng Việt
1. Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài sửa đổi bổ sung, Năm 2000.
2. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2001), Một số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Hà Nội.
3. Đỗ Hoàn Toàn, Mai Văn Bưu, (2005), Giáo trình quản lý Nhà Nước về kinh tế, ĐH KTQD, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
4. Hội Luật gia Hà Nội, (1996), Trung taâm thông tin tư vấn pháp luật, Pháp luật mới về đầu tư kinh doanh, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
5. Khoa đầu tư, ĐH KTQD, (1996), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Võ Kim Sơn, Bùi Thế Vĩnh, Trần Thế Nhuận, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, ( 2007-2008), Bài giảng môn Quản lý tổ chức công II.
7. Nguyễn Văn Tuấn, (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội.
8. Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Cương, (2004), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB Thống Kê, Hà Nội.
9. Vũ Chí Lộc, (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
II- Tiếng Anh
1. Banlance of payments,(1993) fifth edition, Washington,DC IMF.
2. World Investment Report 1996, (1996), United Nations.
III- Website.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10544.doc