Đề tài Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện chế độ lương thưởng, công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ. Ngoài ra phòng còn có trách nhiệm quản lý, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công tác tiếp tân. - Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi, việc sử dụng tài sản., tiền vốn,. . - Phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất với giám đốc xây dựng các chương trình phát triển ngắn hạn, dài hạn và chuyên đề đột xuất nhằm phát triển thị trường, ngành hàng, mặt hàng, thương hiệu, . . - Phòng khu vực thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận thị trường, duy trì và tìm ra nguồn hàng mới, tìm kiếm khách hàng, chào bán hàng, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, tổ chức giao hàng, lập chứng từ thanh toán, giải quyết tranh chấp. - Phòng quảng cáo: Có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, trực tiếp thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị nhằm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, thúc đẩy thị trường trong và ngoài nước.

doc75 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả nợ của phương án này: từ doanh thu bán hàng Tình hình tài chính đến ngày lập phương án: + Nguồn vốn chủ sở hữu hoặc vốn tự có: 26.522.445.870 + Nợ phải thu: 49.351.496.533 +Nợ phải trả: 103.658.888.252 +Giá trị hàng tồn kho: 26.847.606.849 +Nợ vay: 132.585.946.997 Như vậy, thông qua các Giấy nhận nợ và Giấy đề nghị vay vốn ta có thể khẳng định được sự ưu đãi rất lớn của Chính phủ đối với các DN kinh doanh xuất khẩu nói chung và Công ty nói riêng. Với những hợp đồng tín dụng được vay để thu mua hàng xuất khẩu Công ty HAPRO thường chỉ phải trả mức lãi suất từ 0.71 % - 0.73% thấp hơn so với mức lãi suất vay để kinh doanh thương mại dịch vụ (0.85%). Mức giao động này tuỳ thuộc vào từng ngân hàng và từng phương án kinh doanh trong từng thời kỳ. Là một DN Nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại, làm ăn tạo được uy tín lớn trên thị trường nên Công ty đã có được thuận lợi trong vay vốn để thu mua hàng xuất khẩu, đối với các hợp đồng vay ngắn hạn thì đảm bảo tiền vay thường bằng tín chấp. Tuy nhiên, cũng như các DN khác, muốn vay được vốn của Ngân hàng thì Công ty phải giải trình rất cụ thể, chi tiết tình hình công nợ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng phương án cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian qua. Với những sự ưu đãi đó từ phía Chính phủ, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ban, Ngành, Công ty đã luôn đạt được những mực tiêu đề ra, hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng Để có nhu cầu vốn cho thu mua hàng xuất khẩu, ngoài nguồn vốn tín dụng trước khi giao hàng, Công ty đã tiến hành xin tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất từ các ngân hàng như: Vietcombank Hà nội, exim bank, ngân hàng Đông á… Công ty thường sử dụng hình thức tài trợ này cho những hợp đồng xuất khẩu thanh toán theo hình thức LC trả chậm nhằm sử dụng tối đa lượng vốn của mình, tránh động vốn. Như vây, trong lúc chờ thanh toán của bộ chứng từ đòi tiền, Công ty sẽ đem những giấy tờ có giá như: vận đơn, hoá đơn thương mại, hợp đồng bảo hiểm… xin ngân hàng tài trợ vốn cho mình. Đối với hình thức tín dụng này thì các ngân hàng chỉ tài trợ cho Công ty một số vốn bằng 80-90% giá trị lô hàng xuất. Ví dụ : Ngày 25/01/04 để đáp ứng nhu cầu vốn cho một lô hàng nhập, công ty đã mang bộ chứng từ của hợp đồng xuất số 28-HNS/04 trị giá 25.040,00 USD đến ngân hàng Ngoại thương Hà nội (Vietcombank) để xin tài trợ thanh toán. Cán bộ Ngân hàng sẽ kiểm tra tính xác thực, hợp lý, hợp lệ… của bộ chứng từ hàng xuất cùng với phương án kinh doanh từ đó xác định tỷ lệ tài trợ cho lô hàng. Đối với hình thức này thì tỷ lệ tài trợ thường là 80-90% giá trị lô hàng xuất. Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từng ngân hàng, từng phương án kinh doanh, hình thức thanh toán hàng xuất trong hợp đồng ngoại. Thường thì tỷ lệ tài trợ cho bộ chứng từ thanh toán bằng LC cao hơn là các bộ chứng từ thanh toán theo hình thức DP hay thị trường. Với số vốn vay được từ hình thức tín dụng này, Công ty đã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu vốn cho các hợp đồng xuất nhập khẩu tiếp theo, rút ngắn quá trình luân chuyển vốn, tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.2.1.3. Vay ngắn hạn từ Quỹ hỗ trợ phát triển Theo Quyết định của Chính phủ về việc thành lập Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thì Quỹ hỗ trợ phát triển (HTPT) được giao thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty HAPRO cũng dã nhận được sự hỗ trợ từ phía Quỹ HTPT cho các hợp đồng xuất khẩu. Ví dụ: Ngày 13/04/04 để đáp ứng vốn cho việc thu mua hàng nông sản xuất khẩu, công ty đã gửi giấy đề nghị vay vốn tới Quỹ HTPT có một só nội dung chủ yếu sau: Bên vay : Công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội Số tiền vay: 485.000.000 đồng Mục đích sử dụng vốn vay: mua hàng nông sản xuất khẩu Đảm bảo tiền vay: tiền thu từ hợp đồng 34- HNS/ 04 Các chứng từ kèm theo: hợp đồng số 34-HNS/04, phương án kinh doanh, báo cáo tài chính năm 2003 và quý I năm 2004, báo cáo nhanh tình hình tài chính hiện tại. Thời gian vay: 3 tháng Lãi suất cho vay: 0.36% So với viêc vay vốn ngắn hạn từ các ngân hàng để vay được vốn ngắn hạn từ Quỹ hỗ trợ phát triển đòi hỏi sự chi tiết cụ thể hơn về tình hình tài chính, công nợ của Công ty, song với khoản vay từ Quỹ thì Công ty sẽ chỉ phải trả một mức lãi suất là 0.36% thấp hơn rất nhiều so với các hình thức tín dụng khác. Tuy nhiên thực tế tại Công ty HAPRO, hình thức tín dụng này không nhiều . Nguyên nhân là do thời gian để hoàn tất đủ bộ hồ sơ vay vốn tại Quỹ thường dài hơn so với các ngân hàng (do cần rất nhiều chứng từ đảm bảo). Mặt khác hình thức đảm bảo tiền vay tại Quỹ thường đòi hỏi độ tin cậy cao hơn các ngân hàng. Để vay được vốn ngắn hạn từ quỹ cho hợp đồng xuất khẩu trên, theo yêu cầu của Quỹ Công ty phải đảm bảo tiền vay theo hình thức thế chấp, cầm cố tài sản cố định. Ngày 15/04/2002 tại Công ty HAPRO đại diện Quỹ HTPT Hà nội và đại diện Công ty HAPRO đã cùng nhau kiểm tra và xác định lại giá trị tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn ngắn hạn để hỗ trợ xuất khẩu tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà nội. Các giấy tờ liên quan tới tài sản thế chấp cầm cố sẽ được lưu giữ tại chi nhánh Quỹ HTPT Hà nội. Hơn nữa số tiền vay được từ Quỹ HTPT thường chỉ là 60-70% giá trị tài sản đảm bảo, thấp hơn so với vay tại các ngân hàng. Vì vậy tại Công ty HAPRO hình thức tín dụng này không được sử dụng nhiều. 2.2.2. Trợ cấp xuất khẩu Theo Quyết định số 195/1999/QĐ-TTG ngày 27/09/1999 Quỹ xuất khẩu đã được thành lập thực hiện việc hỗ trợ về tài chính để khuyến khích các DN phát triển kinh doanh xuất khẩu, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam xuất khẩu. Đến nay Công ty HAPRO đã và đang được sự hỗ trợ rất lớn từ Quỹ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Liên tục trong các năm 2002-2003, Công ty đều được thưởng kim ngạch xuất khẩu cao, thưởng tìm kiếm thị trường mới, thưởng xuất khẩu mặt hàng mới… Năm 2002 Công ty đã vinh dự được nhận Quyết định thưởng của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xuất Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để thưởng theo kim ngạch xuất khẩu năm 2002. Cụ thể: bảng 2.5 Nguồn: tính toán theo số liệu phòng Kế toán Tài chính : Bảng kê thưởng xuất khẩu theo quý năm 2002 đơn vị tính: đồng Mặt hàng Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng Lạc nhân 59.336.000 139.486.000 150.330.000 13.381.000 362.563.000 Chè 23.895.000 74.934.000 93.834.000 12.736.000 205.399.000 Gạo 8.121.000 59.405.000 63.150.000 18.253.000 178.929.000 TCMN 58.717.000 103.480.000 114.162.000 120.165.000 396.524.000 Hạt tiêu 92.671.000 76.688.000 81.882.000 71.356.000 322.597.000 Mây tre lá 48.595.000 38.250.000 11.118.000 27.979.000 125.095.000 Nhựa 237.000 - - 273.000 Tổng 291.572.000 492.259.000 514.476.000 263.870.000 1.562.177.000 Như vậy trong năm 2002với kim ngạch xuất khẩu cao Công ty đã được nhận thưởng từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu tổng số tiền thưởng theo mặt hàng là 1.562.177.000 đồng. Phần thưởng này đã tạo ra động lực phấn đấu cho toàn thể CBVNV Công ty không chỉ giữ vững kim ngạch cao mà trong năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đã tăng hơn 50% so với năm 2002. Trong thời gian qua Công ty đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhờ đó mà số lượng và chất lượng kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng ngày càngtăng cao. Năm 2003 mặc dù điều kiện khách quan có nhiều khó khăn như chiến tranh I rắc, dịch bệnh SAR … đã làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng, song với nỗ lực và phấn đấu của toàn thể Công ty, kim ngạch xuất khẩu năm nay vẫn cao hơn năm trước. Một số mặt hàng không những giữ vững được thị trường mà còn được mở rộng, đạt kim ngạch vượt so với năm 2003. Ngày 15/04/2004 Cty đã gửi đề nghị đến Bộ Tài chính xin được xét thưởng một số mặt hàng có kim ngạch cao vượt mức so với năm 2002. bảng 2.6 Nguồn: tính toán theo số liệu phòng Kế toán Tài chính. Thưởng xuất khẩu đối với phần kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vượt so với năm 2002 STT Mặt hàng KNXK 2002(USD) KNXK 2003(USD) Chênh lệch (USD) Tiền thưởng (VND) 1 Lạc nhân 3.622.224,94 4.371.176,27 748.951,33 224.685.399 2 Gạo 827.386,74 1.821.887,94 994.501,18 298.350.354 3 Hàng TCMN 4.016.353,74 5.874.070,60 1.857.716,86 557.315.058 4 Dừa sấy khô 102.000,00 187.632,25 85.632,25 85.632.250 Tổng 11.585.965,44 12.345.767,06 768.801,62 1.165.983.061 Ngoài ra, trong năm 2003 Công ty còn xin xét thưởng xuất khẩu sản phẩm được sử dụng nguyên liệu, lao động trong nước (lớn hơn 30%) và thưởng kim ngạch xuất khẩu lớn ( 24.224.770 USD) và hiệu quả cao. Để đạt được kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định như vậy là do Công ty đã phát triển thị trường có hoạt động xúc tiến thương mại rất mạnh mẽ. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hơn 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tỷ giá. Hàng năm Công ty đều dành kinh phí rất lớn cho đẩy mạnh xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức như: tham gia các hội chợ quốc tế, tổ chức nhiều đoàn đi khảo sát thị trường, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin toàn cầu, in ấn phát hành các ấn phẩm catalogue,brochre…, xây dựng và lắp đặt mạng email, website, xây dựng chương trình thâm nhập thị trường quy mô bài bản và hiện đại… Ngày 1/08/2001 Bộ tài chính ban hành Thông tư 61/2001/TT-BTC hướng dẫn chi hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trường đẩy mạnh xúc tiến thương mại tạo ra hành lang pháp lý cho các DN mạnh dạn mở rộng thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu mới. Năm 2003 Công ty đã được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu 1.213.221.837 đồng cho do Công ty đã có các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường xuất khẩu như: Tham gia các hội chợ quốc tế, tổ chức gian hang hội trợ triển lãm ở nước ngoài: hội chợ Tenden tại Đức, hội chợ Hồng Kông, hội chợ Huemtextil…; Hoạt động tìm kiếm thị trường: Tham dự hội thảo tại Singapoer, khảo sát thị trường Singapore, tham gia triểm lãm… Các hình thức trợ cấp của Chính phủ thông qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu phần nào đã giúp Công ty mạnh dạn đưa các mặt hàng mới vào xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động tìm kiếm thị trường xuất khẩu phần lớn dựa vào nỗ lực của mình Công ty, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ vẫn chưa tương xứng với chức năng và nhiệm vụ đề ra. Các hoạt động hỗ trợ này mới chỉ dừng lại ở chỗ hỗ trợ về tài chính cho Công ty, các hoạt động xúc tiến thương mại khác như: đặt Văn phòng đại diện của Công ty ở nước ngoài, đặt Trung tâm xúc tiến thương mại ở nước ngoài chưa được thực hiện. Vì vậy Công ty vẫn còn gặp không ít những khó khăn trong hoạt động xúc tiến thương mại, từ đó hạn chế khả năng mở rộng của Công ty ở một số mặt hàng và một số thị trường. 2.2.3.Chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối Là một DN tiến hành cả hoạt động kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu, Công ty HAPRO cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh. Trong các hợp đồng xuất nhập khẩu, đồng tiền được ký kết thanh toán là các đồng tiền có khả năng thanh toán cao như USD, EUR. Tuy nhiên đây lại là những đồng tiền rất biến động có những ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty. Có thể thấy ảnh hưởng của sự biến động của tỷ giá thông qua ví dụ sau: Ngày 13/09/2003 Công ty tiến hành ký kết hợp đồng ngoại số 45- HNS/03 với khách hàng TOKO SAHABAT với nội dung: Công ty HAPRO sẽ bán cho Toko Sahabat 38 tấn Lạc nhân miền Bắc loại I với đơn giá 660 USD/ tấn. Tổng giá trị hợp đồng là: 25.080,00 USD tương đương với 388.714.920 đồng (tỷ giá USD/VND tại thời điểm ký kết hợp đồng là 15.499 USD/VND) Để tạo nguồn hàng cho hợp đồng này, ngày 13/09/2003 Công ty đã tiến hành ký hợp đồng nội với cơ sở thu mua nông sản Quang Hàm tại Vĩnh Phúc mua 38 tấn Lạc nhân miền Bắc xuất khẩu loại I với đơn giá 9.6000.000 đồng/ tấn. Tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế VAT) là 383.040.000 đồng. Ngày 14/09/03 hàng được chuyển lên tàu tại cảng Hải Phòng theo đúng các điều kiện giao hàng ghi trong hợp đồng ngoại đã ký kết. Ngày 30/09/03 Công ty nhận được giấy báo Có của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội thông báo về việc khách hàng Toko Sahabat đã thanh toán tiền hàng cho hợp đồng trên là: 25.028,94 USD ( bao gồm cả thủ tục phí là 0.94 USD). Tuy nhiên tại thời điểm nhận được giấy báo Có của ngân hàng thì tỷ giá giữa USD/VND là 15.450 USD/ VND. Như vậy tại ngày thanh toán số tiền thu được từ hợp đồng ngoại nếu quy đổi ra VND là: 25.080 x 15.450 = 387.486.000 đồng. Doanh thu thu từ hợp đồng này giảm: 388.714.920-387.486.000 =1.228.920 đồng Một sự biến động rất nhỏ của tỷ giá (0,32%) đã làm giảm doanh thu 1.228.920 đồng, điều đó có thể thấy sự ảnh hưởng rất lớn của tỷ giá đến hoạt động của Công ty Rủi ro do biến động của tỷ giá cũng xảy ra đối với Công ty khi công ty tiến hành vay USD của Ngân hàng.Vì chưa có một công cụ hữu hiệu để tránh rủi ro tỷ giá nên các hợp đồng tín dụng để thu mua hàng xuất khẩu Công ty thường vay bằng VND, chỉ khi nào có nhu cầu vay vốn để trả cho hơp đồng nhập khẩu Công ty mới tiến hành vay bằng USD. Biện pháp chủ yếu để Công ty tránh rủi ro tỷ giá trong các hợp đồng vay USD là: vay USD trả USD. Với giải pháp này trong thời gian qua Công ty đã hạn chế được phần nào ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng xuất khẩu thì việc hạn chế rủi ro hối đoái vẫn chưa được thực hiện, nguyên nhân chính là do hiện nay cung về các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các ngân hàng là rất hạn chế. Năm 1999 bằng Quyết định 101/1999/NHNN quy định các hình thức giao dịch tiền tệ bao gồm: giao dịch có kỳ hạn, giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai… tạo khung pháp lý cho phép các ngân hàng và các DN thực hiện các biện pháp để phòng ngừa rủi ro hối đoái. Song việc sử dụng các công cụ này còn rất mới mẻ đối với cả các ngân hàng và các DN. Giao dịch trao ngay vẫn chiếm trên 90% tổng giao dịch ngoại tệ trong ngày, giao dịch kỳ hạn về ngoại tệ là rất hạn chế. Giao dịch quyền chọn được coi là công cụ hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro tỷ giá cũng mới được triển khai thí điểm từ tháng 2-2003 tại Ngân hàng cổ phần thương mại EXIM bank. Đến nay mới có 6 ngân hàng được phép thực hiện giao dịch như: EXIM- bank, CITI–bank, Ngân hàng ĐT&PTVN, Ngân hàng NN&PTNTVN… Cũng như các DN kinh doanh xuất khẩu khác, Công ty HAPRO cũng thực sự rất quan tâm đến việc phòng tránh rủi ro hối đoái, nhưng do còn có những hạn chế nhất định từ phía ngân hàng mà Công ty vẫn chưa được tiếp cận nhiều với các công cụ phòng ngừa rủi ro, chưa hiểu về kỹ thuật cũng như các tiện ích của từng công cụ mang lại nên đã hạn chế khả năng sử dụng chúng. Gần đây, Bộ tài chính đã tổ chức những lớp học để hướng dẫn các DN mạnh dạn sử dụng các công cụ phòng tránh rủi ro hối doái trong hoạt động xuất nhập khẩu. Công ty đã và đang xem xét đến việc sử dụng các công cụ này trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình để đạt được hiệu qủa kinh doanh tốt nhất Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hiện nay các DN kinh doanh xuất khẩu được toàn quyền sử dụng 100% số ngoại tệ thu từ các hợp đồng xuất khẩu. Điều này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho các DN xuất khẩu nói chung và Công ty HAPRO nói riêng.Trước đây Công ty phải chuyển một tỷ lệ ngoại tệ thu được sang tài khoản VND (thường là 30%), điều này đã làm cho Công ty thường hay rơi vào tình trạng khan hiếm ngoại tệ cho các hợp đồng nhập khẩu, không chủ động trong việc sử dụng ngoại tệ. Với chính sách quản lý ngoại hối mới, ngay khi có giấy báo Có của ngân hàng thông báo về việc khách ngoại trả tiền hàng thì 100% lượng ngoại tệ đó được hạch toán vào tài khoản USD của Công ty. Khi cần có nhu cầu ngoại tệ cho các hợp đồng Công ty sẽ tiến hành trích ra từ tài khoản này để thực hiện hợp đồng, khi cần nội tệ thì Công ty thực hiện việc bán ngoại tệ trao ngay cho các ngân hàng. Như vậy, Công ty phần nào đã đáp ứng được nhu cầu ngoại hối cho các hợp đồng nhập khẩu của mình đồng thời cũng vẫn có bán ngoại tệ cho các ngân hàng. Điều này khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý ngoại hối thời gian qua. 2.2.4.Thuế và các ưu đãi về thuế Với vai trò là một công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế, chính sách thuế thông qua việc thực hiện ưu đãi về thuế gián thu và thuế trực thu đã tạo điều kiện cho Công ty giảm chi phí sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Việc áp dụng thuế suất 0% thuế GTGT, thuế xuất khẩu và không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hầu hết các sản phẩm xuất khẩu; không thu thuế, hoàn thuế GTGT hàng xuất.. đã tạo điều kiện cho Công ty hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu so với hàng hoá cùng loại của các nước khác. Trong năm 2003 với tổng doanh thu đạt 595 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 24.224.770 USD Công ty đã được hoàn thuế cho 8 tháng đầu năm 2003 là : 3.971.833.252 đồng. Tuy nhiên, thủ tục hoàn thuế còn nhiều phức tạp, thời gian hoàn thuế thường kéo dài, gây không ít khó khăn cho Công ty. Thường sau khi gửi công văn đề nghị hoàn thuế GTGT thì 3 tháng sau DN mới nhận được quyết định hoàn thuế của Cục thuế Thành phố Hà nội. Điều này khiến cho vốn của Công ty bị đọng lại quá lâu, trong khi đó Công ty vẫn đang phải đi vay vốn của ngân hàng cho từng hợp đồng xuất khẩu, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh. Việc áp dụng chế độ miễn thuế đối với toán bộ nguyên liệu nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với các DN xuất khẩu trên 80% tổng số sản phẩm sản xuất được hoặc đầu tư vào các địa bàn hay những dự án được Nhà nước khuyến khích đầu tư đã giúp Công ty mạnh dạn đầu tư cho Xí nghiệp gốm Chu Đậu sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao giá trị và kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo định hướng phát triển của Nhà nước. Việc quy định các khoản chi hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu trả người nước ngoài đã giúp cho DN bán được hàng, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu được coi là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đã tạo điều kiện để Công ty tăng lợi nhuận sau thuế, khuyến khích Công ty tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc miễn giảm thuế TNDN đối với các DN có tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu cao và sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước đã tạo điều kiện cho Công ty mạnh dạn đầu tư vào sản xuất chế biến hàng xuất khẩu đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước có giá trị gia tăng cao như ngành gốm, thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, việc thực hiện ưu đãi về thuế sử dụng đất, miễn khoản thu về thuế đối với DN sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu đạt giá trị trên 30% giá trị hàng hoá sản xuất kinh doanh của DN cũng đã góp phần khuyến khích Công ty đầu tư vào các dự án sản xuất chế biến hàng xuất khẩu. Như vậy, chính sách ưu đãi về thuế nói trên đã góp phần tạo điều kiện để Công ty hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh về giá của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, khuyến khích đầu tư sản xuất chế biến hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu Công ty còn gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp, rườm rà trong thủ tục xin ưu đãi, vì vậy đã hạn chế những khuyến khích từ phía Chính phủ cho các DN xuất khẩu. 2.2.5. Phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng 2.2.5.1. Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán được sử dụng trong các hợp đồng xuất khẩu của Công ty rất đa dạng bao gồm: phương thức chuyển tiền ( TT/TTR), phương thức tín dụng chứng từ (L/C), nhờ thu kèm chứng từ (DP). Việc thoả thuận sử dụng phương thức thanh toán nào tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng, từng mặt hàng xuất khẩu và nhu cầu vốn của Công ty trong từng thời kỳ. Đối với những khác hàng có sự hiểu biết và tin cậy cao Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán đơn giản, tiết kiệm chi phí và thời gian như phương thức chuyển tiền hay nhờ thu. Đối với những khách hàng có quan hệ lần đầu chưa hiểu rõ về nhau thì Công ty thường sử dụng phương thức tín dụng chứng từ (loại L/C không huỷ ngang) Đối với những sản phẩm hàng hoá mới bán lần đầu để tìm kiếm thị trường mới Công ty thường áp dụng các phương thức thanh toán tạo điều kiện ưu đãi cho người nhập như phương thức L/C trả chậm, phương thức chuyển tiền hay nhờ thu dựa trên chấp nhận chứng từ (DP). Có thể thấy tỷ lệ sử dụng các phương thức thanh toán tại Công ty HAPRO thông qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1* Nguồn: theo số liệu phòng Kế toán tài chính Như vậy trong các phương thức thanh toán được sử dụng tại Công ty HAPRO thì phương thức thanh toán chuyển tiền được sử dụng nhiều nhất, điều này hoàn toàn phù hợp với Công ty nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cho các hợp đồng tiếp theo.Tuy nhiên với hình thức thanh toán này Công ty thường phải trả một khoản phí dịch vụ cao hơn so với các hình thức khác, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hợp đồng xuất khẩu. Với những ưu điểm của mình phương thức thanh toán bằng LC chiếm 34% trong tổng số các hợp đồng xuất khẩu, nhưng phần lớn là những LC trả chậm vì vậy thời gian thu hồi vốn từ các hợp đồng xuất khẩu này thường chậm khoảng 2-3 tháng. Phương thức nhờ thu DP tuy ít tốn kém hơn hai phương thức trên nhưng không được Công ty sử dụng nhiều do độ an toàn thường không cao. Công ty thường sử dụng phương thức này đối với những khách hàng quen thuộc lâu năm của mình.Nhìn chung do các bạn hàng của Công ty đều là quen thuộc, lâu năm nên các phương thức thanh toán được sử dụng rất linh hoạt phù hợp với từng đối tượng khách hàng và từng loại mặt hàng. 2.2.5.2. Điều kiện giao hàng Mỗi điều kiện giao hàng khác nhau đều quy định quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua khác nhau. ở nước ta hiện nay, các nhà xuất khẩu thường thích chọn bán theo giá FOB hơn là theo giá CIF xuất phát từ nhiều lý do như: chưa có hiểu biiết về các hãng vận tải và các mua bảo hiểm nên không muốn thực hiện những việc này. Tại Công ty HAPRO cũng vậy, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu được thực hiện theo giá FOB tại các cảng Hải phòng, sân bay Nội Bài…, ngoài ra còn thực hiện bán theo giá CNF và CF ( giá mua + bảo hiểm), theo giá CIF nhưng không nhiều. Chỉ tính riêng Công ty SX-DV& XNK Nam Hà Nội tại Hà Nội thì trong tổng số 184 hợp đồng xuất khẩu có đến 117 hợp đồng được thực hiện theo giá FOB với trị giá là 15.486.570 USD, 55 hợp đồng được thực hiện theo giá CFvà CNF với trị giá là 8.518.600 USD, 12 hợp đồng thực hiện theo giá CIF với trị giá là 2.129.600 USD. Bảng 2.7Nguồn: tính toán theo số liệu phòng Kế toán tài chính Các điều kiện thanh toán được sử dụng trong năm 2002-2003 Đơn vị tính: USD Điều kiện thanh toán năm 2002 năm 2003 Số hợp đồng thực hiện Giá trị hợp đồng thực hiện Tỷ lệ % tính theo giá trị thực hiện Số hợp đồng thực hiện Giá trị hợp đồng thực hiện Tỷ lê % tính theo giá trị thực hiện FOB 128 10.784.250 70% 117 15.486.570 66% CF&CNF 45 3.315.600 22% 55 8.518.600 25% CIF 6 1.285.231 8% 12 2.129.600 9% Tổng 159 15.385.081 184 24224770 Biểu đồ 2.2 Từ bảng trên ta có thể thấy được sự chuyển biến tích cực trong việc sử dụng các điều kiện thanh toán quốc tế tại Công ty HAPRO. Hình thức bán hàng theo giá FOB đã giảm dần, thay vào đó tỷ lệ bán hàng theo giá CIF và CF&CNF đã tăng lên. Với điều kiện giao hàng này thì trách nhiệm của Công ty sẽ tăng lên, phải thuê tàu, mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiển và vận chuyển hàng tới cảng đúng quy định, nhưng với cách này thì Công ty sẽ bán được với giá cao hơn và được hưởng nhiều lợi hơn. Hơn nữa, tỷ lệ bán hàng theo giá CIF và CNF tăng lên sẽ tạo điều kiện cho nước ta tăng thu ngoại tệ và các hãng bảo hiểm Việt Nam có điều kiện cạnh tranh với bảo hiểm nước ngoài. Chương III Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại công ty sx-dv & xnk nam hà nội 3.1. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty 3.1.1.Phương hướng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 Thực hiện chính sách “mở của” và hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả rất quan trọng trong lĩnh vực ngoại thương. Trong 10 năm gần đây (1900-2000) kim ngạch xuất khẩu tăng 5.6 lần, nhịp độ tăng trưởng bình quân 18.4%/năm. Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo được một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu trong những năm qua còn nhiều hạn chế: - Tuy tốc độ xuất khẩu tăng nhanh trong vài năm gần đây nhưng quy mô còn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực, xét cả về tổng kim ngạch tính theo đầu người mà năm 2000 mới đạt 180 USD, chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế. - Cơ cấu xuất khẩu thay đổi rất chậm chạp. xuất khẩu đại bộ phận là hàng hoá ở dạng sơ chế. Trong số các sản phẩm công nghiệp chế tạo, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của ta rất yếu. - Hàng xuất khẩu còn manh mún, mặt hàng xuất khẩu chủ lực còn quá ít. - Sự hiểu biết về thị trường bên ngoài còn hạn chế. Nhà nước bao gồm các cơ quan quản lý trong nước lẫn các cơ quan đại diện nước ngoài chưa cung cấp thông tin đầy đủ cho các DN. Đối với một số thị trường, hàng xuất của ta vẫn phải qua thị trường trung gian Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010 khẳng định “Phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực mà ta có lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu”và cụ thể hoá hơn một buớc về định hướng chiến lược xuất khẩu 10 năm tới: “Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, có cơ chế bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu đặc biệt là nông sản; đầu tư cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu. Phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá dịch vụ có khả năng cạnh tranh, giảm mạnh sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Phát triển du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động và các dịch vụ thu ngoại tệ khác. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu tiến tới cân bằng xuất nhập. Khuyến khích sử dụng hàng hoá thiết bị trong nước. Thực hiện chính sách bảo hộ có chọn lựa, có thời hạn” Về thị trường xuất khẩu chiến lược 10 năm 2001-2010 yêu cầu: “Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế tỷ giá, mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ cơ hội mở thị trường mới. Từng bước hiện đại hoá phương tiện kinh doanh phù hợp với xu thế mới của thương mại thế giới” Chiến lược xuất khẩu 10 năm tới đã xác định mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu nhanh gấp đôi nhịp độ tăng trưởng GDP tức là khoảng 14.4%/năm, đến 2010 kim ngạch nông sản chế biến xuất khẩu đạt 6-7 tỷ USD, khoáng sản đạt khoảng 3 tỷ USD, sản phẩm công nghiệp chiếm 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảng 3.1* Nguồn: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010- Bộ Thương mại Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá( tỷ USD) Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 14.5 28.4 54.6 Tốc độ tăng trưởng: - Từ năm 2001 đến 2005 đạt16% - Từ năm 2005 đến 2010 đạt14% - Từ năm 2001 đến 2010 đạt 15% Bảng 3.28 Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ(tỷ USD) Năm 2000 Năm2005 Năm2010 2.0 4.0 8.1 Tốc độ tăng trưởng: 2001-2010 là 15% Bảng 3.38 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (tỷ USD) Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 16.5 32.4 62.7 Bảng 3.4:8 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu dự kiến tới năm 2010 STT Nhóm hàng Kim ngạch 2010(triệu USD) Tỷ trọng(%) 2000 2010 1 Nguyên nhiên, vật liệu 1.750 20.1 3-3,5 2 Nông sản, hải sản 8000-8.600 23.3 16-17 3 Chế biến, chế tạo 20.000 – 21.000 31.4 40-45 4 Công nghệ cao 7000 5.4 12-14 5 Hàng khác 12.500 19.8 23-25 Tổng kim ngạch hàng hoá 48.000 - 50.000 100 Tổng kim ngạch dịch vụ 8.100 - 8.600 Như vậy trong giai đoạn tới, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm qua chế biến, chế tạo sẽ tăng nhanh hơn so với trước nhằm khuyến khích đổi mới sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nguyên nhiên vật liệu sẽ hạn chế dần nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam bảng 3.5* Nguồn: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010- Bộ Thương mại tỷ trọng của thị trường xuất khẩu dự kiến đến năm 2010 Thị trường Tỷ trọng 2000(%) Tỷ trọng 2010(%) Châu á 57-60 46-50 Trong đó: Nhật Bản 15-16 17-18 ASEAN 23-25 15-16 Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông 16-18 27-30 Châu Âu 26-27 27-30 Trong đó: EU 21-22 25-27 SNG và Đông Âu 1.5-2 3-5 Bắc Mỹ ( chủ yếu Mỹ) 5-6 15-20 australia&New Zealand 3-5 5-7 Các khu vực khác 2 2-3 Qua số liệu trên có thể thấy trong những năm tới chính sách kinh tế của nước ta sẽ giảm đần xuất khẩu vào các thị trường khu vực Châu á, tăng dần xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Châu Âu và thị trường Trung Quốc, thị trường các nước SNG và Đông Âu. Đây được coi là những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. 3.1.2. Phương hướng phát triển & nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới Tuy đã đạt được nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh và được sự khen thưởng của các Bộ, Ban, Ngành nhưng Công ty vẫn không ngừng phấn đấu tăng lên cả về chiều rộng và chiều sâu. Tổ chức sản xuất kinh doanh ngày càng được hoàn thiện hơn để đạt được hiệu quả cao nhất. Công ty đã nhanh chóng đề ra phương hướng và nhiệm vụ năm 2004 và những năm tiếp theo cho mình: Quyết tâm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao và Công ty đề ra Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2001-2005, làm nền tảng tạo đà cho chiến lược phát triển Công ty 5 năm tiếp theo 2006-2010, chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. bảng 3.6 Nguồn: số liệu phòng Tổ chức hành chính : Kế hoạch năm 2004 Chỉ tiêu Giá trị 2004 so với 2003 (%) Doanh thu 800 tỷ đồng 34.5% Trong đó: Doanh thu XNK 700 tỷ đồng 40% Doanh thu nội địa 100 tỷ đồng 29% Kim ngạch XNK 55 triệu USD 19.3% Trong đó: Xuất khẩu 30 triệu USD 23% Nhập khẩu 25 triệu USD 15% Lợi nhuận trước thuế 3 tỷ đồng 20% Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước 3.335 tỷ đồng 15% Thu nhập bình quân/người 2 triệu đồng 8.1% Về thị trường, trong thời gian tới Công ty sẽ đẩy mạnh mở rộng sang thị trường Mỹ, Nga và Đông Âu. Đây là các thị trường mà kim ngạch xuất khẩu của Công ty còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của các thị trường này Tiếp tục củng cố, phát triển và mở rộng hệ thống kinh doanh nội địa trên toàn quốc, không bỏ qua thị trường trong nước. Không ngừng đào tạo nâng cao năng lực quản lý và trình độ nghiệp vụ cho CBVNV. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. 3.2. Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty HAPRO. 3.2.1. Tín dụng xuất khẩu Trong những năm qua, các tổ chức tín dụng đã có vai trò đóng góp đáng kể vào việc thực hiện chiến lược xuất khẩu của Nhà nước, đưa nước ta trở thành một nước hướng tới xuất khẩu, góp phần thực hiện tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Các tổ chức tín dụng đã cho vay vốn đối với mọi khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt có sự ưu đãi đối với các DN kinh doanh xuất khẩu. Để thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế từ 2001-2010 cần sự nỗ lực phấn đấu không chỉ từ phía các DN kinh doanh xuất khẩu mà từ tất cả các Bộ, Ban, Ngành. Để chính sách tín dụng xuất khẩu trở thành một đòn bẩy cho hoạt động xuất khẩu ở nước ta thì trong những năm tới cần có sự hoàn thiện hơn nữa. Về phía Nhà nước cần: - Cần nhanh chóng triển khai việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Một thực tế hiện nay là Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đến nay vẫn chưa triển khai hình thức hỗ trợ này, vì vậy các DN có dự án sản xuất hàng xuất khẩu chưa được hưởng những ưu đãi từ phía Chính phủ. - Quỹ hỗ trợ phát triển cần mở rộng cả về số lượng và chất lượng các khoản vay ngắn hạn cho các DN xuất khẩu thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này vay vốn tại Quỹ. Các quy chế và thủ tục vay vốn cần được đơn giản hoá hơn nữa để tránh tình trạng DN cần vốn nhưng lại ngại đi vay vì quá mất thời gian. Về phía Công ty: để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra trong thời gian tới cần: - Tận dụng tối đa các ưu đãi từ phía Chính phủ cho hoạt động kinh doanh của mình. Để có được những sự ưu đãi đó từ phía Chính phủ thì Công ty cần đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết theo quy định. Cụ thể là phải đảm bảo sao cho mọi lô hàng đều được cấp tín dụng xuất khẩu. Có như vậy thì Công ty mới có thể sử dụng được số vốn kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao nhất. - Không ngừng nâng cao uy tín và danh tiếng của mình đối vói các Bộ, Ban, Ngành và các ngân hàng nhằm tạo sự tin tưởng, tạo thuận lợi trong quá trình vay tín dụng. 3.2.2. Trợ cấp xuất khẩu Về phía Nhà nước Tại Việt Nam hoạt động trợ cấp xuất khẩu chủ yếu được thực hiện thông qua Quỹ trợ cấp xuất khẩu. Kể từ khi được thành lập đến nay, Quỹ trợ cấp xuất khẩu đã có nhiều hoạt động hỗ trợ kịp thời cho các DN xuất khẩu trong kinh doanh xuất khẩu của mình. Để thực hiện tốt chiến lược xuất khẩu 2001-2010 của Đảng và Nhà nước thì trong thời gian tới Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cần tiếp tục hỗ trợ cho các DN xuất khẩu để tạo nguồn động viên khuyến khích, động lực cho các DN xuất khẩu hàng hoá đạt kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao. - Hỗ trợ tổ chức thưởng xuyên cho các DN Việt Nam tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm, quảng cáo trong và ngoài nước, khảo sát tìm hiểu thị trường nước ngoài. - Tổ chức tốt công tác thông tin về thị trường, hàng hoá, giá cả: tổ chức thông tin thông suốt thường xuyên, nhiều chiều giữa Bộ Thương mại - Thương vụ - Doanh nghiệp. Thông tin trong thời gian tới phải đạt chất lượng cao cụ thể là: phản ánh diễn biến tình hình cung cầu thị trường kịp thời, có tính dự báo và hướng dẫn kinh doanh. - áp dụng chế độ thưởng xuất khẩu cả bằng tiền, bằng hạn ngạch, bằng thuế, bằng ưu tiên nhập khẩu các mặt hàng nhạy cảm, bằng lãi vay ngân hàng… đối với các DN thâm nhập thị trường mới, xuất khẩu được mặt hàng mới… nhất là đối với các thị trường nhập siêu lớn. Về phía Công ty: Để được trợ cấp từ phía Chính phủ cần: - Tiếp tục và không ngừng phấn đấu nâng cao kim ngạch xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu, luôn trong khối dẫn đầu về kim ngạch để nhận được xét thưởng và sự hỗ trợ khác từ Quỹ trợ cấp xuất khẩu. - Đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường và khách hàng, giữ vững thị trường cũ nhưng không bỏ qua những thị trường mới, thị trường tiềm năng. - Tranh thủ những điều kiện thuận lợi trong quan hệ ngoại giao với các nước để tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu. Cụ thể trong thời gian tới Công ty cần tận dụng tối đa những ưu đãi từ hiệp định thương mại Việt Nam để thâm nhập vào thị trường Mỹ, bởi đây là một thị trường có nhu cầu lớn về nông sản và thủ công mỹ nghệ. Đó đều là những mặt hàng Công ty có thế mạnh xuất khẩu. - Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu đòi hỏi hàng hoá xuất khẩu cũng phải được nâng cao cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Điều này đòi hỏi công tác thu mua hàng hoá xuất khẩu phải cẩn thận, tỷ mỷ, tìm đúng nguồn hàng và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng trong nước đẻ tạo nguồn hàng ổn định cả về chất lượng và số lượng. 3.2.3.Chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối Về phía Nhà nước Để thực hiện tốt kế hoạch 2001-2010, về phía Nhà nước cần: - Duy trì chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối linh hoạt, có tác dụng khuyến khích DN trong nước xuất khẩu, trong một chừng mực nhất định, không gây bất lợi cho sức cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế mà ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. - Tạo điều kiện thuận lợicho các nhà xuất khẩu trong việc mở, sử dụng, chuyển cũng như đóng tài khoản ngoại tệ của mình một cách dễ dàng, thuận lợi, - Các điều kiện mua bán ngoại tệ cần được quy định rõ ràng và công khai, tránh các thủ tục hành chính quan liêu phiền hà, phân biệt đối xử, ép giá gây phiền hà cho DN Về phía Công ty Để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu cao nhất cần tiến tới sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái. Việc sử dụng những côn g cụ này sẽ đảm bảo tính chắc chắn cho các họp đồng xuất khẩu của Công ty. Trong điều kiện hiện nay, công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái thích hợp nhất đối với Công ty là Quyền chọn bán và Quyền chọn mua. Chúng ta có thể thấy được lợi ích của việc sử dụng các công cụ này thông qua ví dụ sau: Ví dụ: Hợp đồng ngoại số 45-HNS/03 ngày 24/09/2003 với trị giá là 25.080,00 USD tương đương 388.714.920 đồng. (tỷ giá hối đoái tại thời điểm ký hợp đồng là: 15.499 VND/ USD) Khi có Giấy báo có của ngân hàng thì tỷ giá hối đoái là:15.450 VND/USD. Nếu tính theo tỷ giá này thì doanh thu của hợp đồng này là: 25080 x 15450 =387.486.000 đồng. Như vậy nếu không có các công cụ tránh rủi ro tỷ giá thì doanh thu của Công ty đã bị giảm là: 388.714.920-387.486.000=1.228.920 đồng. Nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng Công ty tiến hành mua với ngân hàng một quyền chọn bán 25.080 với tỷ giá là 15.499 đồng / USD và với một mức phí xác định giả sử là 20 USD. Ngày tiền về, nếu tỷ giá trên thị trường là 15.450 thì doanh thu thực tế (không tính phí quyền chọn) của công ty là: 25.080 x 15.499 - 20 x 15.499= 388.404.940 đồng. Như vậy doanh thu thực tế giảm là: 388.714.920 – 388.404.940 = 309.980 đồng Đây chính là khoản phí 20 USD mua quyền chọn. Nhu vậy bỏ ra 20 USD Công ty có thể tránh được rủi ro hối đoái làm giảm doanh thu 1.228.920 đồng. Ngược lại nếu tại thời điểm tiền về mà tỷ giá là 15.550 thì Công ty sẽ tính như sau: Tổng tiền thu được nếu thực hiện quyền chọn bán là: 25080 x 15499 -20 x 15.499 =388.404.940 đồng Tổng tiền thu được nếu không thực hiện quyền chọn bán là: 25.080 x15.550 – 20 x 15.499 = 399.994.000 - 309.98.0000 = 389.684.020 đồng Khi đó, Công ty sẽ không thực hiện quyền chọn bán này vì nếu bán tại thời điểm này theo giá thị trường thì Công ty sẽ thu được một khoản lời do tăng tỷ giá là: 389.684.020-388.404.940=1.279.080 đồng Như vậy qua ví dụ có thể thấy dù tỷ giá có tăng lên hay giảm xuống thì Công ty vẫn ở tình trạng có lợi nhất, đảm bảo hiệu quả của hợp đồng xuất khẩu. Vì vậy trong thời gian tới thiết nghĩ Công ty cần mạnh dạn sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động doanh xuất nhập khẩu của mình góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá 3.2.4. Chính sách thuế và các ưu đãi Về phía Nhà nước Để thực hiện được chiến lược phát triển kinh tế kế đề ra trong 10 năm 2001-2010, Chính sách thuế trong thời gian tới cần được điều chỉnh theo hướng sau: - Đẩy nhanh thời gian hoàn thuế GTGT cho các DN xuất khẩu theo đúng luật định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nhanh chóng quay vòng vốn để kinh doanh. - Tiếp tục mở rộng những ưu đãi về thuế gián thu nhằm tạo điều kiện cho các DN giảm giá thành của hàng xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh về giá của hàng hoá Việt Nam so với các nước khác, đặc biệt là: + Giảm tối đa các mặt hàng xuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu, chỉ áp dụng thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu thô chưa qua chế biến để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến. +Tiếp tục xem xét, mở rộng các khoản chi hoa hồng trong môi giới xuất khẩu được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. - Tiếp tục duy trì và tăng mức ưu đãi về thuế trực thu đối với các DN sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là đối với những ngành Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động. - Thực hiện các ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích các DN Việt Nam lập chi nhánh hoạt động ở nước ngoài để tăng khả năng xuất khẩu trực tiếp. - Thực hiện sự bảo hộ có chọn lọc, hiệu quả để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả nhằm tận dụng lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của các DN sản xuất trong nước để tiến tới mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Về phía Công ty Cần thực hiện tốt việc nộp thuế đúng thòi gian, đủ số tiền theo đúng quy định của Nhà nước. Phải nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ hoàn thuế GTGT để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình đồng thời rút ngắn quá trình đọng vốn từ hoàn thuế GTGT 3.2.5. Phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng. 3.2.5.1. Phương thức thanh toán Đánh giá một cách tổng quát thì có thể thấy tình hình sử dụng các phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Công ty HAPRO là khá hợp lý, đảm bảo nhanh chóng thu hồi vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương thức thanh toán tại Công ty ít chú ý đến tính hiệu quả của các phương thức này. Cụ thể là khi sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền (TT/TTR) thì cần phải cân nhắc đến chi phí dịch vụ vì phương thức này thường phải mất nhiều tiền hơn các phương thức khác. Nếu tổng các chi phí cho phương thức này cao hơn so với phí L/C + lãi suất ngân hàng trong thời gian L/C trả chậm thì nên sử dụng phương thức L/C. Ví dụ : một hợp đồng xuất khẩu có số tiền là 100.000 USD, lãi suất ngân hàng tại Việt Nam là 15% năm, điện phí là 860USD, thu phí L/C là 400 USD. Nếu thu bằng điện phía thì nhanh được 60 ngày so với đòi tiền bằng thư. Nếu áp dụng phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền thì Công ty dẽ thu tiền về sớm hơn phương thức thư tín dụng 60 ngày, tiền lãi ngân hàng sẽ thu được là: (100.000 x 15x 60)/360x100 = 2500 USD Đem tiền lãi này trừ đi điện phí 860 USD còn 1640 USD và vốn lại thu được nhanh hơn 60 ngày. Như vậy trong trường hợp này đòi tiền bằng phát triển chuyển tiền có lợi hơn. Sử dụng phương thức này Công ty cần phải tính tới nhu cầu ngoại tệ của Công ty như thế nào? Nếu nhu cầu đó là cần thiết, cần có loại ngoại tệ đó để phục vụ kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của mình thì Công ty đòi tiền bằng điện để thu nhanh ngoại tệ đó là cần thiết. Đôi khi có nhiều trường hợp vì mục đích phục vụ cho nhu cầu chi tiêu khẩn cấp của Công ty mà Công ty tiến hành thu tiền bằng điện, mà không tính đến hiệu quả kinh tế của nó nữa. Đối với thanh toán theo phương thức L/C trả chậm thì chỉ nên sử dụng L/C trả chậm trong vòng 1-3 tháng vì đa số các L/C có thời hạn từ 3-6 tháng thường phải chịu phí cao hơn. 3.2.5.2. Điều kiện thanh toán: Bán hàng theo giá FOB hiện nay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các điều kiện giao hàng tại Công ty HAPRO. Tuy nhiên, với điều kiện giao hàng này thì Công ty chỉ có thể bán với giá thấp, ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ thu về. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá thiết nghĩ Công ty nên hướng việc bán hàng theo giá CIF vì nó mang lại cho Công ty rất nhiều lợi ích: - Chủ động hơn trong việc giao hàng. Bởi vì khi bán hàng theo giá FOB khi tàu đến Công ty phải đảm bảo gom đủ hàng để giao, nếu không kịp có thể sẽ bị phạt tàu. Ngược lại nếu bán hàng theo giá CIF, khi có trục trặc trong việc gom hàng thì Công ty sẽ chủ động hơn trong thuê tàu - Công ty sẽ được hưởng các khoản hoa hồng do các hãng tàu thưởng cho người thuê tàu - Tự mình thuê tàu thì giá sẽ rẻ hơn so với cước phí tính cho người mua, Công ty sẽ được hưởng phần chênh lệch đó. - Nếu thuê tàu tại Việt Nam sẽ thuận lợi hơn và nhanh chóng khi lấy vận tải đơn đường biển, vì trước khi tàu giao vận đơn ( bill of lading) họ đều fax qua hãng tàu ở nước ngoài để đạt được sự chấp thuận của hãng tầu, thời gian này mất khảng 1-2 ngày. - Bán hàng với giá cao hơn vì giá bán bao gồm: giá FOB + bảo hiểm + cước phí vì vậy sẽ tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu của Công ty. 3.3. Điều kiện thực hiện. Để các giải pháp trên mang lại tính khả thi và hiệu quả cao nhất không chỉ cần sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty mà phải có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Chính phủ cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DN có điều kiện nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá của mình. Các chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và các chính sách khuyến khích xuất khẩu nói riêng phải đảm bảo được tính ổn định lâu dài, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho Công ty và các DN khác. Các cơ chế, chính sách để đẩy manh xuất khẩu cần đảm bảo được tính khả thi và có hiệu quả tránh tình trạng ban hành ra mà không thực hiện được. Tạo ra một sân chơi bình đẳng và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các DN, gián tiếp thúc đẩy các DN phải tự mình nâng cao năng lực xuất khẩu của mình Không ngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại tạo tiền đề để mở rộng các quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các DN Tiếp tục tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực để các DN rút ngắn khoảng cách, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Về phía Công ty cần tích cực chủ động khai thác những lợi thế, ưu đãi, ưu tiên từ các chính sách và cơ chế để vừa giải quyết được nhu cầu vốn cho kinh doanh vừa nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trong xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới Kết luận Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá là một trong những định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh đẩy mạnh xuất khẩu cả về số lượng, chất lượng cần có hàng loạt các chính sách và giải pháp đồng bộ từ phía Đảng và Nhà nước. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt và nhận thức được những thuận lợi và những tồn tại từ phía các chính sách và giải pháp của Đảng và Nhà nước, từ môi trường kinh doanh để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh xuất khẩu. Đề tài: “Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty SX- DV & XNK Nam Hà Nội” đã bước đầu tập trung vào các nội dung sau: - Cơ sở lý luận về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường cũng như vai trò của các công cụ tài chính trong thức đẩy xuất khẩu hàng hoá. - Xem xét và đánh giá tình hình sử dụng các công cụ tài chính tại Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội trong thời gian gần đây và tìm ra những nguyên nhân, tồn tại trong công tác sử dụng các công cụ tài chính để nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại Công ty. - Kết hợp giữa kiến thức lý thuyết học và tình hình thực tế tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội. Do trình độ còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, nhận xét của các thầy cô giáo để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Đinh Trọng Thịnh cùng sự giúp đỡ của tập thể cán bộ phòng Kế toán tài chính Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội đã giúp em hoàn thành luận văn này. Danh mục tài liệu tham khảo TS. Nguyễn Thị Bằng – Kinh tế quốc tế – Nhà xuất bản Tài chính – Học viện Tài chính – 2002 GS. TS. Bùi Xuân Lưu- Giáo trình kinh tế ngoại thương – Nhà xuất bản Giáo dục – 2002- Trường Đại học Ngoại Thương GS.TS. Hồ Xuân Phương-TS Phan Duy Minh- Giáo trình Tài chính Quốc tế –Nhà xuất bản Tài chính Hà nội – 2002 – Học viện Tài chính PGS. Đinh Xuân Trinh - Giáo trình thanh toán Quốc tế trong ngoại thương – Nhà xuất bản Giáo dục- 2002 – Trường Đại học Ngoại thương GS.TS Lê Văn Tư – Chuyên viên kinh tế: Lê Tùng Vân - Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ - Nhà xuất bản Thống kê - 2002 Hội thảo khoa học: Giải pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu- Viện nghiên cứu Tài chính- 2002. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Tạp chí Tài chính tiền tệ Mục lục Chương I: Xuất khẩu trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước 1.1. Khái niệm xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu 1 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 1 1.1.2.Các hình thức xuất khẩu 1 1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 3 1.3. Vai trò của các công cụ tài chính trong thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá 6 1.3.1. Tín dụng xuất khẩu 6 1.3.2. Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối 10 1.3.3. Trợ cấp xuất khẩu 14 1.3.4. Thuế và các ưu đãi về thuế 17 1.3.5. Phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng 18 1.4. Đặc điểm của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam 22 Chương II: Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính trong xuất khẩu hàng hoá tại Công ty SX – DV & XNK Nam Hà Nội( HAPRO) 2.1. Khái quát chung về Công ty SX – DV & XNK Nam Hà Nội 25 2.1.1. Sự hình thành và phát triển 25 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty HAPRO 26 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy công ty HAPRO 27 2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 30 2.1.5. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong thời gian qua 32 2.2. Tình hình sử dụng các công cụ tài chính trong xuất khẩu hàng hoá tại Công ty HAPRO 35 2.2.1. Tín dụng xuất khẩu 35 2.2.2. Trợ cấp xuất khẩu 43 2.2.3. Chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối 46 2.2.4. Thuế và các ưu đãi về thuế 49 2.2.5. Phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng 51 Chương III: Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty SX – DV & XNK Nam Hà Nội 3.1.Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới 55 3.1.1. Phương hướng xuất khẩu của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2001-2010 58 3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới 56 3.2. Các giải pháp tài chính nâng cao xuất khẩu hàng hoá tại Công ty HAPRO 3.2.1. Tín dụng xuất khẩu 59 3.2.2. Trợ cấp xuất khẩu 61 3.2.3. Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối 62 3.2.4. Chính sách thuế và các ưu đãi về thuế 64 3.2.5. Phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng 65 3.3. Điều kiện thực hiện 67 Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý của Hapro Ban lãnh đạo Công ty Giám đốc, 4 Phó Giám đốc, 6 trợ lý gđ Các đơn vị trực thuộc Văn phòng Hà nội TP. HCM Các đơn vị đa sở hữu XN gốm Chu đậu XNLHCBTP Hà nội XN Toàn thắng XN sắt mỹ nghệ Bình dương P. Tổ chức - Hành chính P. Kế toán – Tài chính P. Tổng hợp P. Đầu tư P. Quảng cáo - Tạo mẫu P. Phát triển thị trường P. Đối ngoại Rượu vang Hapro – Thảo mộc Nước uống tinh khiết Hapro Thực phẩm truyền thống Hapro Mành trúc Hapro-Bình minh P. XNK 2 P. XNK 1 P. XNK 3 P. XNK 4 P. Nông sản P. Thủ công mỹ nghệ P. Gỗ mỹ nghệ P. Gốm P. Nhập khẩu P. Tạp phẩm P. Bán hàng TT KDHTD miền Bắc TT KDHTD miền Nam TT. XNK Máy & Thiết bị P. Khu vực thị trường Công ty cổ phần Thăng Long Công ty cổ phần gốm Bát Tràng SX&XNK Nam Hà nội (Simex) TT. Kinh doanh bất động sản TT. Du lịch lữ hành Hapro tour TT TM – DL – DV Bốn mùa P. XNK 1 XN cà phê sinh thái P. QL & PT doanh nghiệp P. Cà phê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0116.doc
Tài liệu liên quan