Vốn sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tức là mục tiêu tích lũy cho doanh nghiệp. Vốn sản xuất kinh doanh phải có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh- người ta coi vốn là số tiền phải ứng trước cho doanh nghiệp. Song khác với một số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp, vốn sản xuất kinh doanh sau khi ứng ra, được sử dụng vào mục đích kinh doanh và sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để tiếp ứng cho chu kỳ hoạt động sau. Vốn sản xuất kinh doanh ko thể bị tiêu mất đi như một “ quỹ” khác trong doanh nghiệp. Mất vốn đối với doanh nghiệp đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.
Trong quá trính hoạt động kinh doanh, vốn luôn tồn tại dưới ba hình thức: Tiền tệ -Hàng hóa - Tiền tệ ( T-H-T’)
Trong giai đoạn hiện nay thì các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong vấn đề sử dụng vốn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng các biện pháp linh hoạt sáng tạo trong quá trình huy động và sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh của mình nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
86 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần cavico Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưng không đáng kể từ 30,62% lên 38,51% , bước đầu khẳng định vai trò của nguồn huy động này đối với Công ty.
Nợ phải trả:
Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu và có vai trò quan trọng đối với Công ty Cavico Mining, đáp ứng hầu hết các nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả được hình thành chủ yếu từ: Nguồn vốn đi vay từ ngân hàng, tử các tổ chức tín dụng, chiếm dụng từ khách hàng, từ nhà cung cấpQua bảng số liệu ta có thể thấy, giá trị của vốn nợ phải trả tăng từ 167,805 tỷ đồng năm 2006 đến 194,317 tỷ đồng năm 2007, nhưng đến năm 2008 thì giảm xuống còn 194,223 tỷ đồng. Đặc biệt tỷ trọng nợ phải trả/ tổng nguồn vốn giảm đáng kể chứng tỏ tốc độ tăng của nợ phải trả nhỏ hơn nhiều sao với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Năm 2006 tỷ trọng nợ phải trả chiểm 83,06% trong tổng vốn của Công ty chứng tỏ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào bên ngoài vì thế khả năng rủi ro tài chính là khá cao. Nhưng đến hai năm 2007 và 2008 tỷ lệ này đã giảm đáng kể xuống còn 70,48% và 59,97 % chứng tỏ Cavico Mining đã giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài và nâng cao khả năng tự chủ về tài chính.
Trong cơ cầu nguồn vốn nợ phải trả thì nợ dài ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thường khoảng 80% còn lại là nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng dần nhưng với tốc độ tăng ngày càng chậm, còn nợ dài hạn co xu hướng giảm đều.
Kết quả huy động vốn của Công ty Cavico Mining qua một số kênh huy động.
Qua phân tích ở trên ta thấy, trong giai đoạn 2006-2008 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Cavico Mining tăng khá nhanh. Đây là một thuận lợi rất lớn đối với Công ty vì đó là nguồn vốn có thời gian sử dụng lâu dài, ổn định và đặc biệt là chi phí thấp hơn so với nguồn vốn vay. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nguồn vốn vay. Hằng năm Công ty Cavico Mining phải tiến hành vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay cán bộ công nhân viên và chiếm dụng từ khách hàng và nhà cung cấp.
Vay vốn ngân hàng
Hiện nay đối với Công ty Cavico Mining nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều coi vay ngân hàng là hình thức huy động chủ yếu, đáp ứng khối lượng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Trong những năm qua Công ty Cavico Mining luôn duy trì và giữ mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Bắc Hà Nội, ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Kết quả hoạt động huy động vốn của Công ty Cavico Mining qua hệ thống ngân hàng giai đoạn 2006-2008 như sau:
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY CAVICO MINING GIAI ĐOẠN 2006-2008
Năm
2006
2007
2008
Các chỉ tiêu
Giá tr ị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá tr ị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá tr ị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
1. Vay ngân hàng
110,285
54,59
122,623
44,48
75,614
23,35
Vay ngắn hạn
77,056
69,87
89,104
72,67
49,861
65,94
Vay dài hạn
33,229
30,13
33,519
27,33
25,753
34,06
2. Nợ phải trả khác
57,520
28,47
71,694
26
118,609
36,63
3. Vốn chủ sở hữu
34,228
16,94
81,390
29,52
129,612
40,02
Tổng nguồn vốn
202,033
100
275,707
100
323,835
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm
Qua bảng trên ta thấy, giá trị vốn vay ngân hàng năm 2007 tăng 12,338 tỷ so với năm 2006 tương ứng 11,12%, sang năm 2008 giá trị của khoan vay này đã giảm xuống còn 75,614 tỷ. Tỷ trọng của vay ngân hàng trong tổng nguồn vốn cũng giảm đáng kể từ 54,59% năm 2006 xuống 44,48% năm 2007 đến năm 2008 chỉ còn 23,35%. Về cơ cấu vay ngân hàng gồm hai hình thức là vay ngắn hạn và vay dài hạn, trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vay dài hạn. Đây là một điểm cần lưu ý trong công tác huy động vốn của doanh nghiệp. Với đặc tính là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có chu kỳ sản xuất tương đối dài, thu hồi vốn lâu và yêu cầu khối lượng vốn kinh doanh lớn. Nhưng những khoản vay dài hạn của Công ty lại chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn so với vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao ( trên 65%) Công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao uy tín, cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo lập mối liên kết chặt chẽ bền vững với các ngân hàng hơn nữa nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và huy động vốn từ kênh huy động này.
Chiếm dụng thương mại
Bên cạnh hình thức vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì chiếm dụng thương mại từ khách hàng và người cung cấp cũng là một trong những kênh huy động vốn tối ưu nhằm đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH CHIẾM DỤNG THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY CAVICO MINING GIAI ĐOẠN 2006-2008
Năm
2006
2007
2008
Các chỉ tiêu
Giá trị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
1. Chiếm dụng thương mại
27,945
13,83
28,484
10,33
103,081
31,83
Phải trả người bán
22,303
79,77
18,053
63,379
37,469
36,35
Người mua ứng trước
0.013
0,046
5,480
19,240
60,024
58,23
Trả công nhân viên
5,642
20,18
4,951
17,381
5,588
5,42
2. Vay ngân hàng
110,285
54,59
122,623
44,48
75,614
23,35
3. Nợ phải trả khác
29,575
14,64
43,210
15,67
15,528
4,80
4. Vốn chủ sở hữu
34,228
16,94
81,390
29,52
129,612
40,02
Tổng nguồn vốn
202,033
100
275,707
100
323,835
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn chiếm dụng thương mại của Công ty tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2008. Đặc biệt vào năm 2008 nguồn vốn này tăng gấp 3,6 lần năm 2007. Mặc dù giá trị nguồn vốn chiếm dụng thương mại tăng nhưng tỷ trọng của nó trong năm 2007 lại giảm so với năm 2006 từ 13,83% xuồng còn 10,33%, nhưng đến năm 2008 lại tăng mạnh lên 31,83%. Giá trị nguồn vốn này chứng tỏ uy tín Công ty trước nhà cung cấp, nhà đầu tư, khách hàng ngày càng cao.
Cơ cấu ngồn vốn chiếm dụng thương mại bao gồm chiếm dụng từ người bán bằng hình thức thanh toán chậm, chiếm dụng từ người mua thông qua hình thức người mua trả trước, và huy động từ nguồn vốn nhần rỗi của cán bộ công nhân viên. Ta có thể thấy trong nguồn chiếm dụng thương mại của Công ty Cavico Mining thì nguồn chiếm dụng từ nhà cung cấp chiếm tỷ trọng cao, nhưng đang có xu hướng giảm dần. Trong khi đó nguồn chiếm dụng từ khách hàng có xu hướng tăng một cách nhanh chóng từ con số khiêm tốn 0,046% năm 2006 lên 19,24% năm 2007 và đến năm 2008 đã là 58,23% chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn chiếm dụng thương mại. Chứng tỏ trong giai đoạn vừa qua Công ty Cavico Mining đã thu hút và nhận được nhiều gói thầu xây dựng và khai thác trong đó chủ đầu tư phải ứng trước một phần giá trị công trình cho Công ty.
Vay cán bộ công nhân viên
Vay cán bộ công nhân viên là một nguồn huy động vốn khá phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam. Vì đây là nguồn vốn dễ huy động, chi phí thấp, hoàn toàn dựa trên mối quan hệ đã được thiết lập từ trước giữa cán bộ công nhân viên và Công ty.
Qua phân tích toàn bộ cơ cấu vốn của Công ty Cavico Mining trong giai đoạn 2006-2008 ta có thể rút ra những hình thức huy động vốn chủ yếu của Công ty như sau:
Huy động từ các nguồn vay bên ngoài bao gồm vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng trong nước. Đây là nguồn huy động chủ yếu và có ý nghĩa quan trọng trong tổng nguồn vốn của Công ty.
Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp Công ty chủ động hơn trong việc huy động vốn
Huy động từ nội bộ doanh nghiệp như vay từ cán bộ công nhân viên, từ lợi nhuận để lại hay từ quỹ khấu hao của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn khá quan trọng vì nó thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp
Đánh giá huy động vốn thông qua chỉ tiêu chi phí lãi vay.
Hằng năm tuy theo lượng vốn vay mà Công ty Cavico Mining phải chi ra một lượng tiền để thanh toán gọi là chi phí vốn vay. Tuy nhiên do hạn chế về mặt số liệu nên sau đay tôi chỉ xin đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty thông qua chi phí lãi vay.
BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH TRẢ LÃI VAY NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY CAVICO MINING GIAI ĐOẠN 2006-2008
Các chỉ tiêu
ĐV
2006
2007
2008
Tổng vay ngân hàng
Tỷ.đ
110,285
122,623
75,614
Tổng chi phí lãi vay
Tỷ.đ
2,505
6,604
6,805
Chi phí/1 đvị tiền vay
Đ
0.022714
0.05386
0.089997
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm
Qua bảng số liệu ta thấy, quy mô vay vốn ngân hàng tăng lên qua các năm dẫn đến tổng chi phí lãi vay phải trả cũng tăng lên qua các năm. Năm 2006 với chi phí là 2.505 tỷ đồng, thì năm 2007 tăng lên 6,604 tỷ đồng tăng 2,64 lần so với năm trước, năm 2008 giá trị chi phí lãi vay tăng nhẹ lên 6,805 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nếu xét về chi phí lãi vay tính trên mỗi đồng tiền vay thì chi phí này có xu hướng tăng nhanh qua các năm, cho thấy chi phí doanh nghiệp phải trả cho mỗi đồng tiền vay ngày càng đắt đỏ. Qua đây ta thấy Công ty Cavico Mining chưa đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua tiết kiệm chi phí. Chi phí lãi vay tăng lên là một trong những nguyên nhân khiến cho giá thành phẩm tưng làm giảm tính cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Thực trạng sử dụng vốn của công ty Cavico Mining
Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2006-2008
Bên cạnh việc tìm kiếm và lựa chọn nhữn hình thức huy động vốn hiệu quả nhất cho Công ty thì làm thế nào để quản lý và huy động vốn tiết kiệm, đúng mục đích và đêm lại hiệu quả là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Thông qua bảng cơ cấu tài sản của Công ty Cavico Mining qua 3 năm gần đây.
BẢNG 2.5: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CAVICO MINING GIAI ĐOẠN 2006-2008
Năm
2006
2007
2008
Các chỉ tiêu
Giá trị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ.đ)
Tỷ trọng (%)
I. Tài sản ngắn hạn
101,079
50.03
154,328
55.96
200,238
61.82
1.Tiền và các khoản tương đương tiền
1,777
1.76
0,884
0.57
2,491
1.25
2.Các khoản đầu tư ngắn hạn
0
0
0
0
0
0
3.Các khoản phải thu
24,894
24.63
43,606
28.26
29,974
14.97
4.Hàng tồn kho
63,406
62.73
96,437
62.49
161,878
80.84
5.Tài sản ngắn hạn khác
11,002
10.88
13,401
8.68
5,895
2.94
II.Tài sản dài hạn
100,954
49.97
121,379
44.02
123,663
38.18
1.Các khoản phải thu dài hạn
0
9,625
7.93
17,597
14.23
2.Tài sản cố định
90,679
89.82
79,199
65.25
77,034
62.29
- Tài sản cố định hữu hình
90,206
99.47
77,548
97.91
72,715
94.39
- Tài sản cố định vô hình
0
0
0
0
0
0
- Tài sản CĐ thuê tài chính
0,467
0.52
0,847
1.07
0,649
0.84
- Chi phí XDCB dở dang
0,006
0.01
0,804
1.02
3,670
4.77
3.Các khoản đầu tư dài hạn
0
0
16,220
13.36
16,220
13.12
4.Chi phí dài hạn khác
10,275
10.18
16,335
13.46
12,812
10.36
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
202,033
100
275,707
100
323,901
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm
Thông qua bảng 2.2 ta có thấy toàn bộ vốn của doanh nghiệp được đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn thể hiện dưới hai dạng tài sản chính là tài sản cố định( TSCĐ) và tài sản lưu động ( TSLĐ). Nhìn một cách tổng thể ta thấy về giá trị cả TSLĐ và TSCĐ đều tăng qua các năm. Tuy nhiên tỷ trọng của hai loại tài sản này lại có sự thay đổi, TSLĐ có xu hướng tăng qua các năm trong khi TSCĐ lại có xu hướng giảm dần. Đây là một điều bất lợi cho Công ty Cavico Mining do hoạt động trong lĩnh vực khai thác và xây dựng cần bổ sung liên tục TSCĐ như máy móc, thiết bị nhà xưởng, kho bãi... hơn nữa.
Tài sản ngắn hạn:
Trong giai đoạn 2006-2008 giá trị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn đều tăng lên. Năm 2006, tổng giá trị TSLĐ là 101,079 tỷ đồng chiếm 50,03% tổng tài sản. Bước sang năm 2007, đây là năm ma Công ty Cavico Mining đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá trị sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ kinh ngạc 160%, còn doanh thu tăng 219% cao nhất từ trước đến nay, cùng với sư gia tăng đó tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn đã tăng lên 154,328 tương ứng 55,96 %. Năm 2008 giá trị này tiếp tục tăng lên 200,238 tỷ đồng chiếm 61,82% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Vậy qua 3 năm tỷ trọng TSLĐ của Công ty Cavico Mining tăng khá nhanh chứng tỏ trong năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Cavico Mining có khá nhiều biến động, làm phát sinh lượng TSLĐ.
Cơ cấu Tài sản ngắn hạn
Tiền : Bao gồm tiền mặt trong két, tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền khác. Tiền phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phản ánh một phần về công tác huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ta có thể thấy khoản tiền của Cavico Mining chiếm một tỷ trọng rất ít trong tổng TSLĐ và giao động rất ít trong giai đoạn 2006-2007 từ 1,76% trong năm 2006 xuống 0,884% năm 2007, đến năm 2008 đã tăng lên 1,25%. Đây là một tỷ lệ khá nhỏ không đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Trong xu thế phát triển hiện nay của toàn nền kinh tế, đặc biệt là sự tăng giá nhanh chóng của các dịch vụ và hàng hóa cùng với sự mất giá của đồng tiền thì việc giữ tiền trong két không còn tối ưu nữa, các doanh nghiệp cần phải dùng tiền của mình vào các hoạt động đầu tư hiệu quả khác nhằm sinh lời. Tuy nhiên việc giữ tiền trong két cũng rất quan trọng vì nó thể hiện năng lực thanh toán của doanh nghiệp trước các khoản nợ đến hạn trả. Vì vậy Cavico Mining cần cân nhắc để xác định một cơ cấu tài sản hợp lý, trong đó duy trì một tỷ lệ tiền mặt tối ưu.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Bao gồm những khoản phải thu của khách hàng, những khoản phải trả trước người bán và những khoản thu khác. Giá trị các khoản thu thể hiện tình hình vốn sản xuất kinh doanh của Công ty đang bị khách hàng và những đợn vị khác chiếm dụng. thông qua bảng số liệu ta có thể thấy giá trị và tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm xuống. Năm 2006 là 24,63% tăng chậm lên 28,26% năm 2007, nhưng đến năm 2008 giảm xuống còn 14,97% chứng tỏ Công ty đang dần cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Hàng tồn kho: Là một tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TSLĐ của Công ty. Bao gồm tồn kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanhNăm 2006 tỷ trọng này là 62,73% giảm nhẹ năm 2007 chiếm 62,49%. Đến năm 2008 lên đến 80,84%. Đây là tỷ lệ lãi suất rất cao, đặc biệt là đối với Công ty xây dựng có chu kỳ hoạt động kinh doanh sản xuất dài. Tỷ lệ này chứng tỏ hành tồn đọng của Cavico Mining là khá lớn và hiệu quả sử dụng vốn là thấp. Công ty Cavico Mining cần tính toán lại nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ và xác định lượng tồn kho tối ưu, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng vòng quay của vốn lưu động
Tài sản dài hạn:
Đối với những Công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác và xây dựng như Cavico Mining thì nhu cầu sử dụng vốn cho TSCĐ và đầu tư dài hạn là vô cùng lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2008 Công ty Cavico Mining đã trải qua thời kỳ khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tê toàn cầu, khiên cho các công trình xây dựng cũng như các dự án đang và sẽ triển khai của Công ty phải dừng thi công hoặc hoãn thi công. Vì vậy Công ty có xu hướng giảm đầu tư cho tài sản dài hạn đặc biệt là TSCĐ. Qua bảng số liệu ta có thể thấy: Mặc dù giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng đều qua các năm nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm dần. Năm 2006 là 100,954 tỷ đồng chiếm 49,97% trong tổng tài sản. Năm 2007 tăng lên 121,379 tỷ đồng tương đương 44,02%. Năm 2008 chiếm 38,18%. Đây là một tỷ lệ tăng khá cao so với doanh nghiệp trong ngành cũng như ngoài ngành trong giai đoạn hiện nay.
Cơ cấu tài sản dài hạn: Bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn, tài sản dài hạn khác.
Tài sản cố định : Trong đó bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, chi phí XDCB dở dang. Phần tài sản này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản đài hạn, và đang có xu hướng giảm dần cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Năm 2006, giá trị TSCĐ là 90,679 tỷ đồng, chiếm 89,82% đã giảm xuống 79,199 tỷ đồng năm 2007 và 77,034 tỷ đồng năm 2008 tương ứng với tỷ trọng trong tổng tài sản dài hạn là 65,25% và 62,29%. Mặc dù đang có xu hướng giảm dần do chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ giảm của TSCĐ đang chậm lại, và tương đối không đáng kể trong năm 2008 so với 2007.
Trong tổng TSCĐ thì TSCĐ hữu hình chiếm một tỷ trọng lớn bao gồm: giá trị của nhà xưởng máy móc, các thiết bị cơ giới, máy thi công giá trị tài sản này chiếm tỷ trọng cao giao động trong khoảng 94% đến 99% cho thấy vai trò quan trọng của tài sản này. Năng lực sản xuất của TSCĐ hữu hình quyết định trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Công ty Cavico Mining nói riêng còn rất hạn chế trong công tác tiếp cận nguồn tài sản thuê tài chính, do đây là một kênh huy động khá mới mẻ, hiện tại còn rất ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Vì vậy tỷ trọng của TSCĐ đi thuê tài chính còn quá nhỏ bé trong tổng tài sản dài hạn. Năm 2006 giá trị của TSCĐ thuê tài chính là 0,467 tỷ đồng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ khoảng 0.52%, sang năm 2007 giá trị này có tăng lên nhưng không đáng kể 0,847 tỷ đồng tương ứng 1.07% . Nhưng đến năm 2008 do có nhiều biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cho giá trị TSCĐ thuê tài chính giảm xuống 0,649 tỷ chiếm 0.84%.
Chi phí XDCB dở dang cũng chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong tổng tài sản dài hạn. Qua 3 năm tỷ trọng của tài sản này tăng lên đáng kể từ 0,01% năm 2006 lên 1,02% năm 2007 đặc biệt năm 2008 đa tăng gấp 4 lần chiếm 4,77% tổng tài sản ngắn hạn, tuy nhiên vẫn còn rất khiêm tốn. Điều đó chứng tỏ Cavico Mining đang thực hiện các chính sách hiệu quả và phù hợp giúp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đồng thời đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.
Các khoản đầu tư dài hạn: Trái với các khoản đầu tư ngắn hạn đầu tư dài hạn được Công ty quan tâm đầu tư hơn. Năm 2006 giá trị đầu tư dài hạn bằng không, nhưng sang hai năm 2007-2008 đã tăng đáng kể lên 16,220 tỷ đồng chiếm tỷ trọng tương ứng 13.36% và 13,12%, sang năm 2008 do tình hình kinh tế cúng như tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn nên quy mô của khoản đầu tư này không tăng thêm mà vẫn giữ như năm 2007.
Chi phí dài hạn khác: Bao gồm những chi phí mang tính chất dài hạn như chi phí trả trước, chi phí sự nghiệp có tính chất dài hạn vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ bé chưa phát huy hết được hiệu quả sử dụng vốn.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2006-2008
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu đánh giá tổng thể
BẢNG 2.6. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TỔNG THỂ CỦA CÔNG TY CAVICO MINING ( 2006-2008)
Tốc độ tăng trưởng %
Năm
2006
2007
2008
07/06
08/07
Doanh thu thuần (1)
49,032
127,520
147,456
160,075
15,634
Tổng nguồn vốn(2)
202,032
274,319
323,902
35,78
18,075
Lợi nhuận sau thuế (3)
3,227
10,304
9,662
219,301
(6,231)
Nguồn vốn chủ sở hữu(4)
34,228
81,390
129,612
237,788
0,292
Lợi nhuận trước thuế (5)
11,981
44,830
12,102
274,176
(75,005)
Hiệu suất sử dụng (1/2)
24,3
46,5
45,5
91,542
(2,068)
Tỷ suất lợi nhuận VCSH (3/4)
9,4
12,7
7,5
34,282
(41,117)
Hệ số sinh lời (5/2)
5,9
16,3
3,7
175,575
(77,137)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm
Qua bảng số liệu ta có thể thấy, hiệu suất sử dụng tổng nguồn vốn của Công ty Cavico Mining trong năm 2006 tương đối thấp, nhưng tăng mạnh trong năm 2007 và tương đối ổn định sang năm 200 có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Do tốc độ tăng trưởng của doanh thu năm 2007 đạt 160% một con số rất cao, trong khi tốc độ tăng nguồn vốn chỉ đạt 35,78%, chứng tỏ trong năm này Công ty đã có những biện pháp tích cực và hiệu quả nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng mỗi đồng vốn. Đến năm 2008 mặc dù tổng nguồn vốn tăng lên 18,075% nhưng doanh thu có tốc độ tăng trưởng chậm hơn chỉ đạt 15,634% dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn bị giảm. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn của Công ty hai năm gần đây luôn trên 45% chỉ đạt mức độ trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành. Trong thời gian tới Công ty Cavico Mining cần có những biện pháp tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm góp phần làm tăng tổng doanh thu qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu. Trong giai đoạn 2006-2008 tỷ suất lợi nhuận của Công ty là tương đối thấp chỉ có năm 2007 tăng lên 12,7% tuy nhiên đến năm 2008 lại giảm xuống còn 7,5% thấp nhất trong 3 năm. Chứng tỏ Công ty chưa sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng lên về khối lượng chứ chưa đóng vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng giá trị lợi nhuận sau thuế trên tổng nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Hê số sinh lời của tổng nguồn vốn thể hiện tổng giá trị lợi nhuận tạo ra bởi tổng nguồn vốn. Trong những năm qua hệ số sinh lời không ổn định tăng nhanh vào năm 2007 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2008. Chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn của Công ty chưa ổn định. Cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn nhằm khức phục tình trạng này.
Qua phân tích tổng thể, có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cavico Mining đã được cải thiện qua các năm. Nhưng so với năng lực sản xuất, năng lực máy móc thiết bị và đặc biệt là tiềm năng về vốn của Công ty chưa thực sự hiệu quả. Khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của Công ty, Công ty cần đưa ra những chính sách hiệu quả và mạnh hơn để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình sao cho tương xứng với tiềm năng hiện có.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua chi tiêu khả năng thanh toán
BẢNG 2.7: CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CAVICO MINING (2006-2008)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
ĐV
1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (1)
101,079
154,328
200,238
tỷ.đ
2.Hàng tồn kho (2)
63,406
96,437
161,878
tỷ.đ
3.Nợ ngắn hạn (3)
88,872
160,166
168,211
tỷ.đ
4.Khả năng thanh toán hiện hành (1/3)
1,14
1,60
1,24
lần
5.Khả năng thanh toán nhanh
((1-2)/3)
0,42
0,36
0,23
lần
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm
Qua trên ta có thể thấy, khả năng thanh toán hiện hành của Công ty Cavico Mining đều có giá trị lớn hơn 1, chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán trước những khoản nợ đến hạn trả. Tuy nhiên vẫn chưa đạt được chỉ tiêu tối ưu nằm trong khoảng từ 2-2,5 lần.
Khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn bằng những tài sản lưu động có thể chuyển nhanh thành tiền mà không tính đến hành tồn kho. Có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty có xu hướng giảm dần và đều khá nhỏ cho thấy tình hình dự trữ vật tư hành hóa còn nhiều hạn chế, khả năng thu hồi chuyển đổi bằng tiền và giải phóng vốn lưu động còn chậm.
Đánh giá chung công tác huy động vốn và sử dụng vốn của công ty Cavico Mining
Kết quả đạt được
Qua nghiên cứu về tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty Cavico Mining trong giai đoạn 2006-2008 có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn này Công ty đã có nhiều biến động đáng kể về vốn như: Công ty đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần vào ngày 13/6/2006 với tổng vốn điều lệ 31 tỷ đồng. Tháng 5/2007 đánh dấu bước chuyển biến mới của Công ty với tổng vốn điều lệ tăng lên 46 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản ở mức trên 220 tỷ. Đến 31/7/2008, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 68.897.490.000 đồng. Bên cạnh đó là sự thay đổi về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn với sự gia tăng về tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng của nợ phải trả. Sau đây là một số đánh giá về công tác huy động và sử dụng vốn của Công ty Cavico Mining trong giai đoạn 2006-2008.
Về công tác huy động vốn
Về công tác huy động vốn trong giai đoạn 2006-2008 Công ty Cavico Mining đã đạt được những thành tựu sau
Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động đầu tư phát triển. Trong giai đoạn qua cùng với việc cổ phần hóa thành công Công ty đã thực hiện tốt việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự tăng trưởng về giá trị của Công ty.
Bên cạnh những nguồn huy động vốn truyền thống như vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng trong nước, vay từ cán bộ công nhân viên Công ty đã huy động được nguồn vốn lớn từ thị trường chứng khoán, vay thương mại.. đa dạng hóa các kênh huy động, tăng tính an toàn, hiệu quả và mở rộng khả năng tiếp cận cốn cho Công ty. Đặc biệt trong tính hình Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới càng mở ra các kênh huy động các cơ hội tiếp cân nguồn vốn cho Công ty Cavico Mining.
Năng lực quản lý của Công ty cũng được nâng cao qua thời gian.
Cơ cấu vốn của Công ty còn có sự chuyển biến hợp lý, tỷ lệ nợ phải trả tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu nhung đang có xu hướng giảm dần. Chứng tỏ Công ty đang dần lấy lại thế chủ động của mình trong các hoạt động huy động vốn cũng như các hoạt ddoognj sản xuất kinh doanh.
Về công tác sử dụng vốn
Qua phân tích tình hình sử dụng vốn ở trên ta có thể rút ra tình hình sử dụng vốn một cách tổng thể của Công ty Cavico Mining trong 3 năm qua như sau:
Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty được nâng cao, đặc biệt là từ năm 2006 đến năm 2007 và tương đối ổn định đến năm 2008.
Những vấn đề còn tồn tại
Về công tác huy động vốn
Tỷ lệ vốn bị chiếm dụng có xu hướng tăng lên thể hiện ở các khoản phải thu qua các năm tăng lên. Tỷ trọng này giao động trong khoảng từ 12% đến 18% . Nếu như tỷ trọng khoản này tiếp tục tăng lên qua các năm thì rủi ro không thu hồi được là rất lớn. Công ty cần có những biện pháp tích cực trong tiêu thụ sản phẩm và thu hồi nợ của khách hành.
Công ty vẫn chưa khai thác hết các kênh huy động vốn như: các nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên là một nguồn vốn tương đối ổn định và có chi phí thấp nhưng chưa được Công ty quan tâm và khai thác triệt để.
Mặt khác huy động từ kênh thuê mua tài chính là một kênh huy động khá hiệu quả giúp doanh nghiệp không phải bỏ ra một lượng vốn cố định quá lớn cho những thiết bị máy móc đặc biệt là đối với những thiết bị máy móc sử dụng thường xuyên. Nhưng qua nghiên cứu tình hình huy động vốn qua kênh này của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.
Cơ cấu nguồn vốn còn nhiều điểm bất hợp lý, thể hiện qua chỉ tiêu nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn vốn này thể hiện sự phụ thuộc của Công ty vào bên ngoài còn nhiều. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ.
Công ty chưa xây dựng được chính sách lãi suất huy động năng động, thường thấp hơn so với lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Chất lượng huy động vốn chua cao, thể hiện ở chi phí của những khoản vốn vay còn cao.
Về công tác sử dụng vốn
Tỷ suất lợi nhuận của nguồn vốn chủ sở hữu và hệ số sinh lời của Công ty trong 2 năm 2007-2008 có xu hướng giảm mạnh. Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn nhiều bất cập, không phát huy được thế mạnh của Công ty
Hiện tại đầu tư ngắn hạn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, chưa tương xứng với tiềm năng
Đầu tư dài hạn vào thị trường chứng khoán cũng mắc phải trường hợp tương tự mà nguyên nhân chính là do bộ máy tổ chức và quản lý tài chính của công ty còn nhiều hạn chế, phân định chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động không rõ ràng
Mua sắm phương tiện di lại, mua máy văn phòng cho cán bộ lãnh đạo so với tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất còn bất hợp lý
Công ty chưa có chính sách tích cực trong việc hối thúc khách hàng trả nợ
Sản xuất kinh doanh dở dang chiếm một tỷ trọng lớn. Nguyên nhân là do thời gian cần thiết để hoàn thành lâu (khách quan) và công tác nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng còn chậm, kéo dài làm cho số lần luân chuyển vốn lưu động ít, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn (chủ quan)
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAVICO VIỆT NAM KHAI THÁC MỎ VÀ XÂY DỰNG (CAVICO MINING) ĐẾN NĂM 2015
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY CAVICO MINING TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.
Lợi thế của Công ty Cavico Mining
Sau một thời gian đi vào hoạt động từ ngày 10/4/2002, Cavico Mining được thành lập với hình thức Công ty TNHH một thành viên, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là khai thác mỏ và xây dựng các công trình giao thông, thủy điện. Đến tháng 6 năm 2006 Công ty đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần, Cavico Mining đã gặt hái được nhiều thành công và xây dựng một thương hiệu vững mạnh đưa thương hiệu Cavico Mining trở nên quen thuộc với các khách hành trong nước. Bên cạnh đó hai cổ đông lớn nhất hiện nay của Cavico Mining là: Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt sở hữu 8,7% vốn điều lệ và Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Việt Nam( gọi tắt là Cavico Việt Nam) là một doanh nghiệp cổ phần phát triển mạnh trong thời gian qua hiện đang sở hữu 25,5% vốn điều lệ của Công ty Cavico Mining. Cavico Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu quốc doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực thi công các công trình thủy điện, phát triển hạ tầng, bất động sản , giao thông Do vậy công việc mà Cavico Việt Nam mang lại trong lĩnh vực thi công cũng như cơ hội đầu tư vào các dự án thủy điện, hạ tầng lớn sẽ là lợi thế lớn cho Công ty Cavico Mining.
Bên cạnh đó Cavico Mining còn có nhiều điểm mạnh như: hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề nên giảm thiểu được rủi ro ngành. Cavico Mining có đội ngũ cán bộ kinh nghiệm, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó với Công ty, đoàn kết tạo thành một thể thống nhất.
Điểm yếu của Công ty Cavico Mining
Là một Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác và xây dựng nên Cavico Mining vẫn thường xuyên gặp những khó khăn trong công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn lưu động luôn thiếu hụt, không đáp ứng được tốc độ phát triển quá nhanh của Công ty. Ngoài ra hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn như: Thiết bị do được khai thác tối đa công suất nên hỏng hóc nhiều dẫn đến đôi khi làm giảm thiểu số lượng thiết bị hoạt động làm chậm tiến độ công trình. Công tác nghiệm thu thanh toán tại các dự án xây dựng còn nhiều bất cập do tổng dự toán chưa được duyệt, hầu hết là vốn tạm ứng khi chưa có đơn giá chính thức.
Cơ hội của Công ty Cavico Mining
Bên cạnh những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Công ty Cavico Mining đang đứng trước những cơ hội:
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục và bắt đầu vào giai đoạn tăng trưởng.
Ngành công nghiệp than và khai thác than, xây dựng, thủy điện đang là trọng tâm phát triển kinh tế của Việt Nam
Chính sách của nhà nước ngày càng thông thoáng cho các doanh nghiệp cổ phần
Thị trường chứng khoán của Việt Nam đang dần ổn định và phát triển mạnh mở ra cơ hội lớn cho Công ty tiếp cân kênh huy động vốn hiệu quả này.
Cùng với việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và các tổ chức kinh tế khác trên thế giới sẽ tạo ra thế và lực cho các doanh nghiệp Việt Nam, tránh tình trạn bị phân biệt đối sử, được hưởng những ưu đãi thương mại và mở rộng thị trường.
Cavico Mining sẽ triển khai thực hiện đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp trong hệ thống doanh nghiệp Cavico như Cavico Năng lượng – đầu tư BÔ các nhà máy thủy điện, Cavico- PHI xây dựng dự án xi măng, thủy điện và sân golf
Thách thức của Công ty Cavico Mining
Và không ít những thách thức và nguy cơ. Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới cũng là thách thức đối với Công ty khi phải cạnh tranh trực tiếp và bình đẳng với các Công ty nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam, cũng như phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trong nước.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt công ty cần nâng cao tính tự chủ giảm thiểu sự phụ thuộc vào bên ngoài.
Đặc biệt trong giai đoạn tới Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ hậu suy thoái. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế này, lãnh đạo Công ty nên tập trung vào việc cấu trúc lại doanh nghiệp, để giảm chi phí tiềm ẩn, tăng thêm thị phần tạo nền móng cho sự phát triển vững mạnh cho tương lại.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn lao động dồi dào, chi phí sử dụng lao động thấp, tuy nhiên lao động có trình độ kỹ thuật cao, còn ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đật ra cho Công ty một thách thức làm sao để thu hút đội ngũ công nhân viên có tay nghề trình độ cao, trong điều kiện cung nhỏ hơn cầu như hiện nay.
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Kế hoạch hoạt động của Công ty Cavico Mining trong năm 2009 và cho kế hoạch dài hạn giai đoạn 2010-2015
Trong giai đoạn 2010-1015 Công ty Cavico Mining hướng tới xây dựng và phát triển Công ty theo mô hình Công ty đa ngành nghề trong đó các hoạt động Bốc xúc vận chuyển, Khai thác mỏ, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi vẫn làn nền tảng sản xuất của Công ty và phát triển bền vững. Nghiên cứu các dự án và khi có điều kiện tham gia sở hữu một số các dự án khai thác tài nguyên như, Đồng, Titan, Sắt, Nhôm...Lấy hiệu quả kinh tế làm động lực để phát triển bền vững không chỉ ở thị trường trong nước mà còn khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và quốc tế bằng chính uy tín và thương hiệu của mình.
Đến năm 2015, mục tiêu tốc độ tăng trưởng của Công ty Cavico Mining là 8-9%/ năm. Với tổng doanh thu bán hàng đến năm 2015 đạt 389,74 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 35,67 tỷ đồng. Tổng giá trị đầu tư từ năm 2010-2015 là 19.429 tỷ đồng.
Mục tiêu ngắn hạn của Công ty trong năm 2009: Căn cứ vào kết quả thực hiện SXKD năm 2008, máy móc thiết bị và năng suất khai thác hiện tại, xu hướng phát triển sản phẩm của ngành khai thá mỏ, xây dựng và những chuyển biến của thị trường, Công ty dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch thực hiện cho năm 2009 như sau:
Stt Chỉ tiêu Kế hoạch 2009
1. Vốn điều lệ 80,61tỷ
2. Doanh thu bán hàng 220 tỷ
3. Lợi nhuận trước thuế 20,13 tỷ
4. Thuế TNDN 3,52 tỷ
5. Lợi nhuận sau thuế 16,61 tỷ
6. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu 2,060 đ
- Đầu tư phát triển sản xuất: Thực hiện công tác đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, phương tiện vận tải để mở rộng năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh nhằm củng cố và nâng cao vị thế hiện có của Công ty. Tiếp tục đầu tư xe máy thiết bị mới, đồng bộ, phù hợp với công nghệ tiên tiến và các dự án trọng điểm về giao thông, thủy lợi, khai thác mỏ mà Công ty đang dự kiến triển khai.
- Bên cạnh việc tập trung vào lĩnh vực thi công ngành nghề mũi nhọn và truyền thống của Công ty (Cụ thể là lĩnh vực xây dựng các dự án mỏ, các công trình thủy lợi, giao thông, thủy điện bằng các nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ). Tiếp tục triển khai mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty hướng tới kinh doanh đa ngành đặc biệt là hoạt động sản xuất công nghiệp mỏ, xây dựng thủy lợi, giao thông và hợp tác kinh doanh với các đối tác cùng ngành nghề đảm bảo các bên cùng có lợi. Tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới dưới hình thức đầu tư sản xuất công nghiệp Mỏ, các dự án nguồn điện.
Dự báo nhu cầu về vốn của Công ty Cavico Mining
Dự báo nhu cầu về vốn trong tương lai là một yêu cầu quan trọng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Việc xác định chính xácnhu cầu vốn giúp doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn cũng như sử dụng vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó việc dự báo nhu cầu vốn còn là một giải pháp tài chính quan trọng nhằm hạn chế những rủi ro về tài chính do thị trường gây ra.
2.1. Dự báo nhu cầu vốn của Công ty Cavico Mining dựa trên một số căn cứ sau:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm
Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian cần dự báo
Chính sách, chiến lược phát triển của Công ty
Tình hình phát triển của thị trường xây dựng trong tương lai
2.2.Phương pháp dự báo
Hiện nay các báo cáo dự báo của Công ty Cavico Mining chủ yếu mới dự báo trong thời gian ngắn hạn hay trung hạn sử dụng chủ yếu phương pháp dự báo nhu cầu vốn theo nguyên tắc dựa theo nhu cầu. Dự báo nhu cầu vốn dựa trên dự báo về những nhu cầu sau đây của doanh nghiệp:
Hoạt động đầu tư: Dự báo hoạt động đầu tư tương đối dễ dàng do doanh nghiệp hoàn toàn kiểm soát được nhu cầu đầu tư của mình. Dựa vào các quyết định đầu tư Công ty Cavico Mining sẽ xác định nhu cầu vốn cần thiết.
Kế hoạch trả nợ: Dựa vào kế hoạch vay nợ của Công ty trong kỳ trước, kế hoạch trả nợ của đơn vị mà Công ty dự báo nhu cầu vốn cho trả nợ. Đây cũng là một khoản vốn mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Chính sách cổ tức và phân chia lợi nhuận của Công ty: Điều này hoàn toàn dựa vào chính sách cụ thể của Công ty trong từng thời kỳ. Nó phụ thuộc vào lợi nhuận ròng trong kỳ, chia cổ tức các năm trước, hiệu quả của việc tái đầu tư Từ đó xác định chính xác nhu cầu vốn cho hoạt động này.
Nhu cầu bổ sung vốn lưu động ròng: Vốn lưu động ròng là sự chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động ròng dựa vào kế hoạch dự trữ, kế hoạch thành phẩm, chính sách thương mại của doanh nghiệp và doanh nghiệp chỉ có thể kiểm soát được một phần.
Nhu cầu vế vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cavico Mining đến năm 2015
Xét nguồn lực tài chính của Công ty trên 2 phương diện là Tài sản và Nguồn vốn Công ty Cavico Mining đã đưa ra nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2010-2015 như sau:
BẢNG 3.1: DỰ BÁO NHU CẦU VỐN CỦA CÔNG TY CAVICO MINING ĐẾN NĂM 2015
STT
Các chỉ tiêu tài chính
ĐV
2009
2010
2015
I.
Tổng tài sản
Tỷ.đ
356,29
391,92
631,19
II.
Tổng nguồn vốn
Tỷ.đ
356,29
391,92
631,19
1
Vốn chủ sở hữu
Tỷ.đ
168,63
224,69
418,67
2
VCSH/TNV
%
47,33
57,33
66,33
3
Nguồn vốn đi vay
Tỷ.đ
187,66
167,23
212,52
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty đến năm 2015
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐÔNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KHAI THÁC MỎ VÀ XÂY DỰNG CAVICO (CAVICO MINING) ĐẾN NĂM 2015
Như đã trình bày ở trên, hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở tính kịp thời, hiệu quả, đảm bảo số lượng và có chi phí thấp. Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán và những trung gian tài chính như ngân hàng thương mại Công ty Cavico Mining nói riêng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đã có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn huy động. Bên cạnh việc huy động vốn đã khó khăn, sử dụng vốn sao cho tiết kiệm, đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao lại càng khó hơn. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của Công ty Cavico Mining trong giai đoạn 2006-2008 vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Từ đó tôi xin đưa ra một số các giải pháp cho công tác huy động và sử dụng vốn cho Công ty Cavico Mining như sau:
Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn
Xây dựng kế hoạch huy động vốn chủ động, xây dựng định mức vốn bình quân cho các bộ phận kinh doanh.
Một kế hoạch rõ ràng, chi tiết gồm mục tiêu, chi tiêu cũng như giải phapsthuwcj hiện trong tương lai là một trong nhưng nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thực tế Công ty Cavico Mining mới chỉ dừng lại ở việc lập các kế hoạch trung hạn và dài hạn, trong đó mới chỉ đề ra các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận, doanh thu, và một số các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh chứ chưa quan tâm đến việc huy động một kế hoạch huy động và sử dụng vốn cụ thể. Đặc biệt chưa đề cập tới việc xây dựng định mức vốn bình quân cho các bộ phận kinh doanh cụ thể của Công ty, để trao quyền chủ động trong sử dụng cho các bộ phận. Kế hoạch huy động vốn và định mức vốn phải dựa trên kế hoạch kinh doanh dự kiến hằng năm và các kế hoạch liên quan đến các hạng mục đấu thầu, tài chính, tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên của Công ty... Trên cơ sở đó xác định được nhu cầu vốn cần có cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và dựa trên tổng nguồn vốn có thể tự đáp ứng như nguồn vốn chủ sở hữu, các quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp, nguồn lợi nhuận để lại..........mà đưa ra số vốn cần huy động.
Việc xác định các kênh huy động vốn hợp lý còn giúp doanh nghiệp có một sơ cấu vốn tối ưu và linh hoạt. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần lập rõ kế hoạch yêu cầu về vốn trong ngắn hạn và dài hạn của mình, bên cạnh việc nghiên cứu thị trường tài chính như thị trường vốn, thị trường tiền tệ cũng như các trung gian tài chính.. để dưa ra quyết định huy động hợp lý, hiệu quả.
Ngoài ra doanh nghiệp cần xây dựng các báo cáo tài chính tương lại trong các trường hợp không sử dụng nguồn vốn dự kiến và khi sử dụng nguồn vốn dự kiến. Để từ đó đưa ra lựa chọn tối ưu cho việc lựa chọn nguồn huy động vốn hợp lý và phương pháp kinh doanh hiệu quả nhất.
Hoàn thiện phương pháp sản xuất kinh doanh
Cùng với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng các hoạt động sản xuất này ra nhiều lĩnh vực, thì nhu cầu về vốn để duy trì các hoạt động sản xuất truyền thống vẫn không ngừng tăng lên. Để tăng khả năng tiếp cận đối với các nhà tài trợ thì việc xây dựng một phương pháp sản xuất kinh doanh hoàn thiện là vô cùng cần thiết. Một phương án sản xuất kinh doanh khả thi sẽ đảm bảo được mục tiêu của phương án sản xuất kinh doanh đó, doanh thu dự kiến và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần đề ra các mục tiêu, các hạng mục sản xuất kinh doanh cụ thể, cũng như các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến dựa trên tiềm lực thực tế của doanh nghiệp và qua phân tích nhu cầu của thị trường, để tính đến và loại bỏ những phương án sản xuất kinh doanh không hiệu quả, xây dựng các phương án hợp lý và thuyêt phục hơn đối với người chủ nguồn vốn.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và lưa chọn hình thức huy động vốn phù hợp.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của thị trường tài chính, ngày càng có nhiều hình thức huy động và các kênh huy động vốn hơn. Tuy nhiên đi kèm với mỗi hình thức huy động vốn đều chứa đựng những khó khăn và thuận lợi khác nhau, vì vây doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn huy động vốn phù hợp trong những điều kiện nhất định của doanh nghiệp.
Huy động từ nội bộ doanh nghiệp
Nguồn vốn nội bộ doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, vốn từ đi vay cán bộ công nhân viên, vốn từ phần lợi nhuận để lại, từ các quỹ khấu hao... kênh huy động vốn này có các ưu điểm như: Chi phí thấp, dễ huy động, doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài (Ngân hàng...). Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông. Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo. Ngoài ra khi huy động vốn theo cách này còn tăng thêm tính bền vững và gắn bó giữa các thành viên trong công ty. Nhưng lại có một nhược điểm rất lớn là khối lượng vốn huy động khá nhỏ thường không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy để huy động vốn theo kênh này doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, góp phần làm tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho việc bổ sung nguồn lợi nhuận không chia vào tổng nguồn vốn kinh doanh.
Công ty cần xây dựng các chính sách cụ thể để huy động vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên, với mức lãi suất hợp lý, các ưu đãi mà họ được hưởng khi đầu tư trở lại công ty để khuyến khích họ đầu tư cho Công ty cũng nhu tăng niềm tin và tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa công nhân viên và Công ty.
Huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp
Huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp là kênh huy động vốn chủ yếu và hiệu quẩ. Bao gồm nguồn huy động từ ngân hàng, huy động thông qua thuê mua tài chính , huy động thông qua thị trường cổ phiếu, huy động thông qua chiếm dụng thương mại... Các hình thức huy động vốn này có ưu điểm là đáp ứng số lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng chi phí huy động cao, thủ tục vay vốn đòi hỏi nhũng điều kiện nhất định, và doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả nợ đúng hạn. Để khai thác tối đa và hiệu quả nguồn vốn này Công ty Cavico Mining cần có những biện pháp sau đây:
Công ty cần không ngừng phát triển mở rộng thị phần trên thị trường, phát triển thương hiệu, nầng cao uy tín công ty, tạo độ tin cậy trước các nhà tài trợ vốn. Uy tín của Công ty trên thị trường càng cao thì cơ hội tiếp cận những nguồn huy động này của Công ty càng lớn.
Công ty cần tích cực tiếp cận nhiều hơn tới hình thức thuê mua tài chính bởi hình thức này giúp các doanh nghiệp giải quyết được một vấn đề lớn về vốn dùng để trang trải cho đầu tư tài sản cố định như máy móc thiết bị, nhà xưởng. Trong thời gian qua tỷ trọng về thuê tài chính của Công ty Cavico Mining còn tương đối nhỏ vì vậy trong giai đoạn tới Công ty cần tích cực tiếp cận nguồn huy động này, tìm tới các đối tác là các công ty cho thuê tài chính uy tín, thỏa thuận về mức lãi suất, cũng như thời hạn cho thuê... giúp Cavico Mining tiết kiệm được khoản vốn đầu tư này.
Công ty cần tăng cường hiệu quả việc thu hút vốn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán. Cavico Mining cần có những chính sách cụ thể đưa chứng khoán của Công ty lên thị trường khu vực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn một cách chủ động
Song song với kế hoạch huy động vốn, lập kế hoạch sử dụng vốn cũng là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty. Việc sử dụng vốn phải dựa trên kế hoạch đã lập sẵn, Công ty cần phân bổ một cách rõ ràng, chính xác các khoản vốn cho các đơn vị kinh doanh, quy định rõ các hạn mức sử dụng vốn cho từng bộ phận. Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước kết hợp với những dự đoán, dự báo về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.
Bên cạnh đó cần dự toán chi phi của từng hoạt động, trong đó có dự báo sự biến động của giá cả các đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh đấy, để chống thất thoát lãng phí nguồn vốn của Công ty.
Tiết kiệm các khoản chi phí
Trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì Công ty cần sử dụng mọi biện pháp, áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra cần tiết kiệm các khoản chi phí có thể cắt giảm nhằm đạt hiệu quả cao nhất như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý chung. Sử dụng các biện pháp tăng năng suất lao động cũng như khen thưởng cho công nhân có ý thức sử dụng tiết kiệm nguyên liệu. Gây dựng phong trào tiết kiệm trong công ty, khuyến khích cán bộ công nhân viên sử dụng hiệu quả giờ công với chi phí thấp nhất bằng các hình thức thưởng phạt. Bên cạnh đó chi phí do duy trì kho bãi cho hàng tồn cũng là một khoản chi phí đáng kể cần giảm bớt. Công ty cần lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty. Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.
Bên cạnh đó công tác quản lý cũng cần được hoàn thiện để bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả hơn giảm chi phí
Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
Trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toan và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.
Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.
Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ cơ quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả.
Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.
Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra
Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sang đỗi phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên, mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Cụ thể, các biện pháp mà công ty có thể áp dụng là:
Mua bảo hiểm hàng hóa đỗi với những hàng hóa nằm trong kho. Việc công ty tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp công ty có điều kiện về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động. Cuối kỳ, công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch.
2.5. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các hao mòn vô hình, nâng cao năng suất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Giảm giá thành nâng cao khả năng canh tranh cho doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2041.doc