Xã hội hoá XĐGN là một giải pháp cấp thiết của Chương trình XĐGN, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Nó vẫn là giải pháp chủ yếu cho XĐGN trong giai đoạn 5-10 năm tới. Trong đó khuyến khích, phát huy sự tham gia quan tâm, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, các đơn vị kinh tế - xã hội, các đoàn thể, các tổ chức quốc tế thực hiện thành công chủ trương, đường lối, mục tiêu về XĐGN của Đảng và Nhà nước; huy động mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài là những nội dung chủ yếu. Tuy nhiên, đây là một vấn đề hết sức mới mẻ, mặt khác hiện chưa có tổng kết chính thức nào về vấn đề này đặc biệt là tổng kết chính xác những đóng góp của các đoàn thể, của cộng đồng, của các tổ chức quốc tế vào XĐGN, những vướng mắc trong thực tế của họ. Cho nên, vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Hơn nữa, xã hội hoá XĐGN càng mở rộng và phát triển thì gắn liền với nó là sự xuất hiện của các mối quan hệ mới. Vì vậy cần liên tục nhận thức và xử lý tốt các mối quan hệ này để nhà nước kịp thời điều chỉnh chính sách nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Nếu không nhà nước sẽ trở nên thụ động, cứng nhắc hoặc nhà nước tự buông lỏng chức năng chỉ đạo, quản lý của mình.
71 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường xã hội hoá xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giữa ra văn bản chỉ đạo và văn bản hướng dẫn khiến các địa phương khó thực hiện.
Về triển khai:
Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo (gọi tắt là Ban chủ nhiệm chương trình) được thành lập theo Quyết định số 80/1998/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ có bộ phận giúp việc chuyên trách là văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN (gọi tắt là văn phòng chương trình). Chủ nhiệm chương trình là một phó Thủ tướng (PTT.Nguyễn Công Tạn) có hai Phó chủ nhiệm là Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH (Phó chủ nhiệm thường trực) và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và các thành viên khác. Gồm:
-Phó chủ nhiệm Uỷ Ban Dân tộc và miền núi.
-Thứ trưởng Bộ LĐ-TB và XH.
-Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-Thứ trưởng Bộ Tài chính.
-Thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
-Thứ trưởng Bộ Y tế.
-Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-Phó Chủ nhiệm uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.
Và các đại diện của đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Từ khi Ban chủ nhiệm chương trình ra đời thì công tác XĐGN thực hiện có hiệu quả hơn, quy củ hơn. Ban chủ nhiệm chương trình đã phối hợp với các cấp chính quyền ở các địa phương thành lập ra Ban chủ nhiệm chương trình ở các cấp: tỉnh, huyện, xã trên khắp 61 tỉnh, thành phố tạo thành hệ thống hành chính quốc gia chặt chẽ, đồng bộ về XĐGN. Giúp cho Ban chủ nhiệm chương trình nắm bắt kịp thời tình hình đói nghèo ở từng cơ sở, địa phương, nhanh chóng chỉ đạo, hỗ trợ cho các địa phương.
Tuy nhiên, số cán bộ của các địa phương làm công tác XĐGN còn thiếu, vừa yếu về năng lực lại vừa kiêm nhiệm nhiều việc khác.
Thông thường: Mỗi tỉnh có 5-7 cán bộ.
Mỗi huyện có 2-3 cán bộ.
Mỗi xã có 1 cán bộ.
Vì công việc quá nhiều nên với số lượng cán bộ như trên không thể giải quyết tốt công việc, hơn nữa lại chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm.
Trước tình hình này chính phủ cũng đã có quyết định số 42/1999/QĐ-TTg ngày 10/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về xã làm công tác XĐGN. Nhưng đến nay quyết định đó mới chỉ thực hiện ở một số nơi.
Mặt khác, một bộ phận cán bộ chưa ý thức tầm quan trọng của công việc, nên sao nhãng hoặc đánh trống bỏ dùi nên công tác XĐGN ở nhiều địa phương không mấy tiến bộ.
Tại Hội nghị sơ kết năm 1999 và triển khai kế hoạch năm 2000 chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng (Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH) báo cáo:
- 46 tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo XĐGN các cấp; rà soát, điều tra, đánh giá lại thực trạng nghèo đói, lập sổ theo dõi hộ nghèo đói ở từng xã; xây dựng, phê duyệt chương trình XĐGN giai đoạn 1998-2000.
- 32 tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị quán triệt tới huyện; các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La... đã quán triệt tới Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã nghèo; 32 tỉnh lấy ý kiến nhân dân ở xã lựa chọn công trình cần đầu tư.
- 25 tỉnh đã bố trí cán bộ chuyên trách hoặc tổ chuyên viên ngành giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện theo dõi công tác XĐGN ở tỉnh, huyện hoặc có phụ cấp cho cán bộ làm công tác XĐGN ở xã. 26 tỉnh đã phân công 750 sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn giúp đỡ các xã nghèo.
Qua báo cáo trên ta thấy rằng, công tác XĐGN đã được các địa phương hết sức quan tâm, tuy nhiên còn nhiều địa phương chưa thật chú trọng, chưa đầu tư thoả đáng cho công tác này. Hơn nữa theo số liệu báo cáo của Vụ Bảo trợ - Bộ LĐ -TB và XH thì báo cáo về công tác XĐGN ở các địa phương lên thực tế chưa thật đầy đủ. Năm 1999 có 43 tỉnh (Thành phố) báo cáo hàng tháng, quý, năm. Năm 2000 có 46 tỉnh (thành phố) báo cáo hàng tháng, quý, năm. Các tỉnh còn lại không báo cáo hoặc báo cáo sơ sài rất khó cho việc tổng hợp số liệu.
Điều này chứng tỏ, chưa có biện pháp thưởng phạt rõ ràng đối với các địa phương, chưa có sự phối hợp ăn ý giữa các cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
Mặt khác, những báo cáo của các địa phương đưa lên thường sai quy cách, tự ý thay đổi, số liệu chưa chính xác, không sát thực tế lên việc tổng hợp số liệu gặp không ít rắc rối, mất thời gian. Việc chỉ đạo thực hiện vì thế mà gặp khó khăn, cản trở vì Lãnh đạo không nắm chính xác tình hình. Điều này chứng tỏ, chưa có kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện hành chính ở các địa phương, đặc biệt công tác thanh tra từ Trung ương chưa tốt.
Cùng với quy chế (Ban hành kèm theo Quyết định số 244/1998/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ) về hoạt động của Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, quy định rõ về phân công trách nhiệm), Chính phủ cũng đã ban hành văn bản số 174/CP-VX ngày 22/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc giúp đỡ các tỉnh nghèo thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Và nhiều văn bản khác quy định trách nhiệm từng Bộ, ban, ngành. Tới nay, phân công trách nhiệm giữa các Bộ, ban, ngành tương đối rõ ràng, đồng thời sự phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành, các Cấp chính quyền địa phương trong thực hiện các chương trình, dự án lồng ghép tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa cấp chính quyền địa phương với Trung ương với các Bộ, ban, ngành còn nhiều vướng mắc, còn lúng túng. Nhiều địa phương còn tự ý làm sai mà không báo cáo lên cấp trên. Một số địa phương còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên, vào Nhà nước; chưa phát huy tính chủ động, tự lực của địa phương mình, cơ sở vật chất của nhân dân và đặc biệt của chính người nghèo để họ tự vươn lên.
Hơn nữa, vấn đề nhận thức, nhất là về trách nhiệm với công tác xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương, cơ sở còn chậm và chưa rõ, chưa nhất quán lúc thì giao cho cơ quan này, lúc thì giao cho cơ quan khác làm, nên đến năm 1999-2000 mới duyệt chương trình, kế hoạch, gây nên tình trạng không có cán bộ am hiểu, nhiệt huyết làm công tác XĐGN, đầu tư cho đào tạo cán bộ còn hạn chế.
Về công tác tuyên truyền:
Để tạo được phong trào toàn dân tham gia chương trình XĐGN, công tác tuyên truyền vận động đã được hết sức chú trọng, bằng nhiều hình thức như: thông qua hội họp, hội thảo, các phương tiện thông tin đại chúng: đài, báo, truyền hình, Internet,... nhằm kịp thời phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về công tác XĐGN, đưa tin, bài về triển khai công tác XĐGN ở các địa phương, kịp thời phổ biến, giới thiệu kinh nghiệm hay, điển hình tốt về công tác XĐGN ...v.v.
Qua khảo sát công tác tuyên truyền thông tin báo chí về XĐGN năm 1999 (thời gian từ tháng 1 đến tháng 5) (Xem biểu 8, 9 và hình 4 cho thấy:
- Khối lượng bài đăng tải trên báo chí về công tác XĐGN là khá lớn chủ yếu là tập trung ở một số báo như: Nhân dân, Lao động, Thời báo kinh tế,...v.v. Tập trung vào hầu hết các lĩnh vực công việc, các khía cạnh khác nhau của công tác XĐGN.
Tuy nhiên:
- Số lượng bài đưa tin chiếm khá nhiều, trong khi số bài giới thiệu phổ biến điển hình hay tốt về XĐGN còn ít, số bài phân tích còn yếu...
Biểu 8: Công tác tuyên truyền thông tin báo chí về XĐGN năm 1999
(Thời gian từ tháng 1 đến tháng 5) (đơn vị: Số bài báo)
Thời gian
Số bài
Nhân
Lao động và Lao động xã hội
Nông nghiệp Việt Nam
Thời báo kinh tế
Nông thôn ngày nay
Hà Nội mới
Báo khác
Tháng 1
21
7
10
0
0
0
0
4
Tháng 2
51
15
7
7
8
1
3
10
Tháng 3
68
13
22
4
5
11
5
8
Tháng 4
82
30
13
2
11
6
7
13
Tháng 5
99
29
9
13
11
5
8
24
Tổng:
321
94
61
26
35
23
23
59
Hình 4 Công tác tuyên truyền thông tin báo chí về XĐGN năm 1999.
(Thời gian từ tháng 1 đến tháng 5) (đơn vị: Số bài báo)
Biểu 9: Công tác tuyên truyền thông tin báo chí XĐGN năm 1999.
(Thời gian từ tháng 1 đến tháng 5)
(Ngày 1-4 hạn hán xảy ra rộng khắp
Tháng 2 có Tết nguyên đán)
Lĩnh vực tuyên truyền
Số bài
1. Tình trạng đói nghèo ở các địa phương (Cứu đói, từ thiện, nhân đạo)
(đưa tin)
- Đói và thiếu nước sinh hoạt
22
- Cứu đói, giúp đỡ, từ thiện
18
- Đói ở các địa phương
13
2. Công cuộc XĐGN trên toàn quốc
- Công cuộc XĐGN trên toàn quốc
52
- Tất cả vì mục đích đói nghèo
12
3. Giúp vốn và kỹ thuật phát triển sản xuất
- Giúp vốn - kỹ thuật
30
- Giúp vốn sản xuất
22
- Giúp vốn sản xuất, tạo việc làm
26
4. Việc làm - Kinh tế trang trại
- Tạo việc làm - Kinh tế trang trại
13
- Khoa học kỹ thuật về nông thôn và kinh tế trang trại.
7
- Tạo việc làm
6
5. Các chương trình quốc gia, quốc tế
- Chương trình quốc gia XĐGN.
8
6. Xây dựng hạ tầng cơ sở
- Xây dựng hạ tầng cơ sở
30
- Xây dựng hạ tầng cơ sở, nhà ở cho người nghèo.
5
7. Y tế cho người nghèo
- Y tế cho người nghèo
25
8. Giáo dục và đào tạo
- Giáo dục và đào tạo
17
- Giáo dục, đào tạo nghề giải quyết việc làm
11
9. Những tấm gương sáng trong phong trào XĐGN
4
Tổng:
321
- Số bài nói về đói nghèo đô thị chưa nhiều.
Một khía cạnh khác là liệu những bài báo có đến được các hộ nghèo, người nghèo không? Họ có được tận mắt đọc hay không?.
Qua khảo sát, hiện nay giá cả một tờ báo ít nhất cũng từ 1000đ, cao hơn có thể 2000, 3000 đến 5000đ trong khi các hộ nghèo thu nhập không đến 10.000đ một ngày mà phải lo trăm việc thì họ lấy tiền đâu ra mua báo chí để đọc.
Nghĩa là: trên thực tế hầu hết người nghèo không được đọc các bài báo về XĐGN. Nhất là những hộ nghèo ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, do một số vùng giao thông khó khăn nên báo chí đã không về đến nơi cần.
Người nghèo, hộ nghèo ở các địa phương chủ yếu nắm bắt thông tin về XĐGN qua hệ thống loa đài ở địa phương, qua truyền thanh, truyền hình, hệ thống đoàn thể thông qua các cuộc họp, hội nghị ở cơ sở... Tuy nhiên, không phải ở xã nào cũng có hệ thống loa đài, không phải xã nào, cơ sở nào mà đoàn thể nhận được đầy đủ thông tin về XĐGN trên các phương tiên thông tin đại chúng.
Về huy động nguồn lực:
Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác XĐGN, từ năm 1992 Nhà nước bằng nhiều biện pháp khác nhau huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác XĐGN, đến nay Nhà nước đã huy động được khoảng 21.000 tỷ đồng cho các chương trình liên quan tới mục tiêu XĐGN.
Nguồn lực đầu tư trực tiếp cho chương trình XĐGN được tăng cường. Trong đó, ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp cho cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn khoảng 2.000 tỷ đồng; định cạnh định cư, di dân kinh tế mới, hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi cho người nghèo khoảng 700 tỷ đồng. Các địa phương hàng năm trích 2% ngân sách cho công tác này, tới nay vốn từ ngân sách địa phương đầu tư khoảng 300 tỷ đồng. Ngoài ra, các đơn vị, các tổng công ty hỗ trợ khoảng 200 tỷ đồng. (Riêng năm 1999 là 100 tỷ đồng).
Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng phục vụ người nghèo tăng nhanh chóng, đến năm 2000 khoảng 5.000 tỷ cấp cho gần 5 triệu lượt hộ nghèo vay, bình quân 1,7 triệu đồng/hộ. Thể hiện qua Biểu 10:
Biểu 10: Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng phục vụ người nghèo 1995-2000.
(Tính vào thời điểm cuối năm) (đơn vị: tỷ đồng)
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Nguồn vốn
1.800
2.400
3.200
3.300
5.000
7.000
Năm 2000: Ước tính.
Nguồn: Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Ngoài ra trong những năm qua, XĐGN đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của trên 40 tổ chức quốc tế (địa phương, song phương) nhiều tổ chức phi chính phủ về nhiều mặt: kinh nhiệm, kỹ thuật và tài chính, ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng (Báo cáo Bộ LĐ-TB và XH)
Cộng đồng dân cư cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng với nguồn lực dồi dào về nhân lực, vật lực, tài lực. Ước tính cứ một đồng vốn ngân sách thì cần một đồng vốn cộng đồng thông qua đóng góp ngày công, đóng góp quỹ, từ thiện v.v... (Xem biểu 11)
Nhờ có những biện pháp huy động hữu hiệu như vậy cho nên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác XĐGN gặt hái thành công.
Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện tại của công tác XĐGN thì nguồn lực đã huy động còn quá ít trong khi tiềm lực còn có thể huy động được còn lớn mà Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để huy động, nhất là tiềm lực trong dân cư, trong các tổ chức quốc tế (song phương, đa phương, phi chính phủ).
Biểu 11: Nguồn vốn và cơ cấu chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN.
+ Ngân sách Nhà nước 37,5%.
+ Huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội và cộng đồng 36,5%.
+ Lao động công ích khoảng 6%.
+ Lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội khác: 13%.
+ Hợp tác quốc tế: khoảng 7%.
Đồ thị cơ cấu nguồn cho XĐGN.
Nguồn: Bộ LĐ-TB và XH.
2. Hoạt động của các tổ chức kinh tế - xã hội và đoàn thể về XĐGN.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH- Nguyễn Thị Hằng tại Hội nghị sơ kết năm 1999 và triển khai kế hoạch năm 2000 chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa, tháng 4/2000 thì:
Thực hiện sự phân công và vận động của chính phủ tại Văn bản 174/CP-VX, đã có 77 đơn vị trực tiếp hỗ trợ các xã nghèo, bao gồm:
- 27 Bộ, ngành.
- 7 Tổ chức Đoàn thể ở Trung ương.
- 8 Tỉnh, Thành phố khác.
- 18 Tổng công ty 91 .
- 17 Tổng công ty 90.
Tới cuối năm 1999, tổng kinh phí cam kết trợ giúp gần 100 tỷ đồng, trong năm 1999 đã thực hiện 66 tỷ đồng, đầu tư cho 113 công trình (35 trường học; 15 trạm y tế; 22 công trình đường dân sinh; 5 công trình nước sinh hoạt; 7 công trình thuỷ lợi; 6 công trình điện sinh hoạt; 8 chợ xã; 15 nhà tình nghĩa...) Điển hình là các đơn vị: Bộ công an, Bộ Thương mại, Bộ LĐ-TB và XH, Bộ xây dựng, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Tổng cục Dầu khí, Tổng cục Hải quan, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bộ Y tế.
Đến cuối năm 2000, tổng kinh phí trợ giúp lên tới 200 tỷ đồng, chủ yếu là tập trung giúp đỡ các tỉnh nghèo, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa... Điều này khẳng định vai trò ngày càng lớn của các đơn vị kinh tế - xã hội, các đoàn thể trong XĐGN. Sau đây là một số điển hình:
+ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với chương trình XĐGN:
Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác XĐGN của Đảng, Nhà nước, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tuyên truyền chủ trương, chính sách về XĐGN đến tận các chi hội, tổ hội ở thôn, xã, cơ sở, tuyên truyền phổ biến kinh nghiệm hay và mô hình tốt về XĐGN. Hội coi XĐGN là một nhiệm vụ chính trị hàng đầy của hội.
Qua các cuộc hội nghị của các chi hội, chị em phụ nữ thấy rằng nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là do chị em thiếu vốn, thiếu kiến thức. Vì vậy Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp hội tăng cường khai thác các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn vay tín chấp qua Ngân hàng, nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, nguồn vốn qua các dự án quốc tế, nguồn vốn do chị em tiết kiệm được, với tổng doanh số là 4.000 tỷ đồng. Số vốn này Hội đã cho 6 triệu lượt chị em vay để phát triển sản xuất, trong đó có 4 triệu phụ nữ nghèo.
Bên cạnh việc vay vốn ngân hàng, mô hình "Quỹ tín dụng, tiết kiệm" ở các cấp Hội cũng được hình thành. Những chị em được vay vốn, thực hiện gửi tiết kiệm hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng và hết chu kỳ vay có thể nhận lại hoặc tiếp tục gửi để gây quỹ nhóm. Góp "gió thành bão", đến nay phụ nữ cả nước đã tiết kiệm được số tiền là 335 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong số 9 nguồn vốn do Hội tham gia quản lý.
Hội còn phát động phong trào thi đua "phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước", chẳng những hàng triệu phụ nữ thoát cảnh nghèo đói, mà còn giúp cho những chị em lầm đường, lạc lối sa đà vào các tệ nạn xã hội trở về với gia đình, với cộng đồng.
Các cấp Hội phụ nữ còn xây dựng nhiều mô hình, lồng ghép với các dự án quốc gia và quốc tế để nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật vệ sinh môi trường... chuyển giao kỹ thuật và dạy nghề cho chị em. Hơn 600.000 lượt chị em được đào tạo nghề và hơn 400.000 chị em tạo được việc làm. Chương trình XĐGN của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất ( Theo Báo Lao động 8/3/2000).
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình XĐGN, các cấp của Hội gặp không ít khó khăn như:
- Thiếu vốn, kỹ thuật.
- Trình độ chuyên môn của các cán bộ Hội, của các chị em còn thấp.
- Nhận thức của một bộ phận chị em phụ nữ có thu nhập cao về XĐGN còn thấp.
- Sự phối hợp giữa các cấp hội, giữa hội và các đoàn thể khác: Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... còn chưa ăn khớp.
Đây cũng là những khó khăn chung của các đoàn thể khác: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên...
+ Bộ Y tế với công tác XĐGN:
Bộ Y tế cũng là một trong những thành viên quan trọng, tích cực của Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, Bộ đã tham gia phối hợp cùng các đơn vị khác của Ban chủ nhiệm chương trình trong việc xây dựng hệ thống chính sách và thực hiện chính sách ở các địa phương.
Ngoài ra, Bộ Y tế được Chính phủ phân công trực tiếp hỗ trợ tỉnh Bình Phước và Bình Dương.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ y tế đã thành lập Ban chỉ đạo XĐGN do một Thứ trưởng làm trưởng ban, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trong ngành căn cứ vào khả năng tham gia hỗ trợ Binh Phước. Đến nay, Bộ y tế đã và đang giúp đỡ tỉnh xây dựng mới 12 trạm, nâng cấp 29 trạm y tế xã, 35 phòng hộ sinh và 5 kho thuốc chữa bệnh... Đầu tư trang thiết bị như máy siêu âm xách tay, máy X- quang, máy soi đáy mắt, ô tô cứu thương... cung cấp bộ dụng cụ y tế xã và túi y tế thôn, bản... hỗ trợ về đào tạo chuyên môn và thuốc phòng, chống dịch bệnh... với tổng kinh phí khoảng 10 tỷ đồng (* Bản tin XĐGN - 10/1999
).
Điều này chứng tỏ Bộ đã có cố gắng lớn trong tham gia cùng cả nước XĐGN. Tuy nhiên, không ít những tồn tại mà Bộ đang gặp phải chẳng hạn:
- Cán bộ của toàn ngành chưa có nhận thức tốt về sự cần thiết XĐGN.
- Kinh nghiệm của cán bộ còn thiếu.
- Sự phối hợp của Bộ với các cấp chính quyền, ban ngành còn chưa tốt, vì vậy ngành cần phải tổng kết kinh nghiệm và phát động phong trào trong toàn ngành thì XĐGN mới thực sự trở thành một nhiệm vụ quan trọng của ngành.
+ Tổng công thuốc lá Việt Nam với công tác XĐGN:
Ngay sau khi chính phủ có công văn 174/CP-VX phân công Tổng công ty Thuốc lá giúp đỡ XĐGN cho các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, Ninh Thuận, Tổng công ty đã thành lập ngay Ban xoá đói giảm nghèo do đồng chí Phó Tổng giám đốc làm trưởng ban. Ban xoá đói giảm nghèo đã tiến hành làm việc ngay với lãnh đạo các tỉnh nêu trên, đồng thời cử cán bộ xuống tận cơ sở để tìm hiểu tình hình, nguyên nhân đói nghèo, nắm yêu cầu của bà con nông dân cần được giúp đỡ, thống nhất kế hoạch và biện pháp trợ giúp với lãnh đạo các tỉnh, huyện, xã được phân công.
Căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh cũng như điều kiện, khả năng của mình, Tổng công ty thuốc lá quyết định sẽ kết hợp việc đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với XĐGN cho những địa phương mà Chính phủ quan tâm. Tổng công ty ưu tiên đặc biệt ở các vùng nguyên liệu có các xã trong diện 1.000 xã đặc biệt khó khăn. Ngoài ra sẽ dùng quỹ 5% đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu, quỹ phúc lợi và huy động sự đóng góp của cán bộ công nhân viên để xây dựng một số công trình hạ tầng cơ sở của địa phương.
Ngoài ra, tổng công ty phân công:
- Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá giúp đỡ tỉnh Cao Bằng.
- Công ty nguyên liệu thuốc lá Nam giúp đỡ tỉnh Gia Lai.
Đến biết quý I năm 2000, Tổng công ty đã dùng vốn đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu từ nguồn 5% để hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng tổng số là 3.487.870.000 đồng.
Hơn nữa, với hình thức giúp vốn bằng cách đầu tư ứng trước vật tư phân bón, hao tiêu sản phẩm của Tổng công ty đã mang lại ý nghĩa thiết thực là tạo điều kiện cho người nông dân thoát ra khỏi sự đói nghèo một cách chắc chắn. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân trong việc hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thuốc lá đã giúp họ nâng cao trình độ nhận thức và những kiến thức cơ bản để làm giàu. Từ đó giúp họ có được ý thức làm giàu.
Cây thuốc lá là cây có hiệu quả kinh tế cao đã làm cho bà con nông dân nghèo tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa... có công ăn việc làm, đời sống ổn định và không ngừng được phát triển, nâng cao. Tại những nơi này nông dân đã có trường học, có đài nghe, có máy truyền hình để xem... (* Theo kỷ yếu Hội nghị sơ kết năm 1999 và triển khai kế hoạch năm 2000..., NXB Lao động - xã hội, Hà Nội, 2000.
)
Hiện nay, Tổng công ty đang gặp khó khăn là chưa có được một kế hoạch, chiến lược lâu dài cho vấn đề này, trong khi kinh nghiệm XĐGN còn ít.
Qua khảo sát ba điển hình ta thấy rằng bước đầu công tác XĐGN gặt hái được kết quả lớn là do có sự quan tâm đặc biệt của các đơn vị kinh tế - xã hội, các đoàn thể.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn nảy sinh một số vấn đề như sau:
- Vai trò của các đoàn thể là quá lớn đối với công tác XĐGN, trong khi đó họ thiếu đội ngũ cán bộ đủ năng lực, mặt khác một số cán bộ chưa có nhận thức tốt về công tác này, ngoài ra họ còn thiếu vốn và kỹ thuật.
- Công tác phối hợp giữa các đơn vị, các đoàn thể chưa ăn ý, ngay trong từng đơn vị, từng đoàn thể.
- Các đoàn thể, các đơn vị chưa có chiến lược riêng lâu dài cho vấn đề này.
3. Cộng đồng với XĐGN.
Thực hiện chủ trương xã hội hoá XĐGN của Đảng và Nhà nước, mọi công dân nước Việt Nam kể cả trong nước và ở nước ngoài đã hưởng ứng và tích cực tham gia cùng các cơ quan chính quyền các cấp, các đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp thực hiện xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là bà con, hộ đói nghèo. Với nhiều hình thức khác nhau: như hộ giàu hỗ trợ hộ nghèo vay vốn, cách làm ăn...; đóng góp lao động công ích; đóng góp tiền của cho các dự án chương trình XĐGN. Đến nay, có hàng ngàn hộ nghèo được các hộ giàu trợ giúp về vốn, về kinh nghiệm làm ăn, trong đó hộ gia đình Đảng viên thường đi đầu trong phong trào này; cộng đồng dân cư cả nước đã đóng góp khối lượng lớn sức người, sức của ước tính chiếm 36,5% và lao động công ích chiếm 6% trong tổng nguồn vốn cho XĐGN (xem biểu 11: Nguồn vốn và cơ cấu chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN).
Ước tính trong quỹ XĐGN năm 1998, vốn huy động từ cộng đồng là 173.959 (triệu đồng) trong khi ngân sách Nhà nước là 273.640 (triệu đồng) (Số liệu từ Tổng cục thống kê theo mẫu VLSS 98).
Ngoài ra, vốn từ cộng đồng Việt kiều gửi về khá lớn chủ yếu giành cho người thân ở trong nước. (Hiện nay chưa có tổng kết về nguồn này)
Phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" có từ rất lâu và hôm nay nó vẫn là phương châm đúng. Nhà nước chi một, nhân dân cũng chi một.
Nhiều người nghèo, hộ nghèo cũng đã tự vươn lên, tự tìm nguồn vốn và kỹ thuật, nhiều điển hình mới xuất hiện.
Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại nhiều vướng mắc khó khăn đòi hỏi Nhà nước cần quan tâm giải quyết:
- Phong trào mang tính tự phát nên khó kiểm soát, điều chỉnh trong khi nguồn lực còn rất lớn chưa khai thác hết.
- Một bộ phận dân cư thờ ơ với công tác XĐGN nhiều hộ giàu cho vay nặng lãi cho hộ nghèo kiếm lời.
- Một bộ phận người nghèo, hộ nghèo không tự vươn lên, trông chờ, ỷ lại.
- Trình độ dân trí thấp, trong khi chủ trương đường lối của Đảng đôi khi không đến được với người dân. Đa số hộ nghèo không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội do nhiều nguyên nhân khác nhau.
4. Các tổ chức quốc tế với công tác XĐGN ở Việt Nam.
"Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. ..." Là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, những nỗ lực XĐGN của nhân dân ta được sự ủng hộ nhiệt tình từ nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế (song phương, đa phương, phi chính phủ). Bằng nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau chủ yếu là kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính. Tối nay hơn 40 tổ chức quốc tế (song phương và đa phương) và nhiều tổ chức phi chính phủ đã tài trợ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm. (Theo Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) chủ yếu tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; Khuyến nông, lâm, ngư; các dịch vụ phúc lợi cộng đồng: y tế, giáo dục,...; tín dụng,...v.v... Tuy nhiên cho tới nay, chưa có đánh giá thật chính xác, tổng hợp nào về nguồn lực này.
Theo danh tập các tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Việt Nam 2000-2001 thì hiện nay nước ta có trên 500 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khi liệt kê, khảo sát ước tính được có khoảng 94 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực XĐGN hoặc có dự án liên quan đến XĐGN với kinh phí tài trợ khoảng 48 triệu USD (vào năm 2000-2001) (Xem phụ lục I), tương đương khoảng 700 tỷ đồng. Từ đó ta có biểu sau:
Biểu 12: Ước tính nguồn vốn và cơ cấu của các tổ chức quốc tế cho XĐGN (năm 2000)
Nguồn
Cơ cấu
ODA
1.300 (tỷ)
65%
TCPCP
700 (tỷ)
35%
Tổng:
2000 (tỷ)
100%
Theo Ban chủ nhiệm chương trình XĐGN thì nguồn từ các tổ chức quốc tế chiếm khoảng 7% trong tổng nguồn. Điều này khẳng định trong những năm sắp tới nguồn này vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng mà chúng ta cần tìm mọi biện pháp huy động và sử dụng hợp lý.
Hơn nữa, thực tế đáng ghi nhận là những dự án tài trợ của các tổ chức quốc tế nhất là dự án của TCPCP đã tác động có hiệu quả rõ rệt đến người nghèo; giúp họ thực sự đứng vững đôi tay và khối óc của họ.
Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế khi thực hiện dự án tài trợ ở Việt Nam gặp một số khó khăn sau:
- Hệ thống chính sách, hành lang pháp luật đối với họ chưa có hoặc có thì chưa hoàn thiện, đường bộ nhất là đối với hoạt động của các TCPCP, khiến nhiều tổ chức lúng túng và gặp nhiều khó khăn.
- Chúng ta chưa có tổng kết đánh giá tổng hợp chính thức nào để rút ra bài học, kinh nghiệm cho lĩnh vực tài trợ.
- Vốn ODA lớn, nhưng tốc độ giải ngân chậm.
- Cơ chế phối hợp giữa cơ quan chính quyền Nhà nước các cấp với các tổ chức quốc tế chưa chặt chẽ và hiệu quả.
Chương III
Phương hướng, giải pháp xã hội hoá XĐGN
giai đoạn 2001-2005.
1. Bối cảnh, thuận lợi và thách thức:
Bước sang thế kỷ 21, trong những thập kỷ đầu, trên thế giới, sự phát triển nhảy vọt của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và hình thành nền kinh tế tri thức, nhiều nước phát triển càng có lợi thế làm cho khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng trở thành vấn đề bức xúc, thách thức gay gắt. Do vậy, xoá đói giảm nghèo là một sự nghiệp cách mạng xã hội mang tính nhân văn sâu sắc, là một chiến lược lâu dài, một quyết sách và một chương trình hành động quan trọng.
Tuy nhiên, XĐGN, đối với Việt Nam chúng ta có thuận lợi, khó khăn sau:
1.1. Thuận lợi:
Việt Nam có thuận lợi cơ bản là: Đất nước có sự ổn định về chính trị - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh (thời gian vừa qua tăng trưởng trung bình 7-8%/năm); Đảng và Nhà nước quan tâm và có chủ trương nhất quán, có chính sách, cơ chế, chương trình và kế hoạch cụ thể về XĐGN; công tác XĐGN đang là phong trào sôi động trong cả nước. Đảng và Nhà nước đã thực thi nhiều giải pháp để XĐGN, giải pháp xã hội hoá XĐGN là một giải pháp được coi trọng.
Tổng kết 15 năm đổi mới, nhất là sau 10 năm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tiềm lực của đất nước được tăng lên đáng kể, GDP năm 2000 tăng gấp 2 lần GDP năm 1990. Đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, an ninh lương thực được bảo đảm, cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường, môi trường sinh thái được cải thiện... là những tiền đề vật chất quan trọng để xoá đói giảm nghèo trong 5-10 năm tới. Hơn nữa, theo dự báo trong 5 năm tới nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh đạt 7,5%/năm.
Công cuộc XĐGN 10 năm qua đã gặt hái được nhiều thành tựu (như tổng kết ở trên) nhưng điều quan trọng là chúng ta có được những bài học quý giá, nhất là đã hình thành hệ thống chính sách, cơ chế; chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN đã và đang đi vào cuộc sống; nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo được tăng cường; hệ thống tổ chức và cán bộ XĐGN được hoàn thiện.
Hơn nữa, sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức Quốc tế (song phương, đa phương, phi chính phủ) về XĐGN (kỹ thuật, kinh nghiệm, tài chính) ngày càng được củng cố và phát triển.
Cuối cùng, chương trình XĐGN đã và đang được mọi thành phần, mọi công dân xã hội quan tâm và hưởng ứng.
Trên đây là những thuận lợi cơ bản cho công tác XĐGN nói chung và cho XHH XĐGN nói riêng trong những năm sắp tới.
1.2. Khó khăn và thách thức:
Việt Nam vẫn là một nước nghèo, công cuộc XĐGN ở nước ta tuy đã đạt được một số kết quả, gây được sự ủng hộ của quốc tế, song kết quả XĐGN chưa vững chắc, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao và tập trung ở các vùng miền núi, vùng sâu, biên giới, hải đảo, vùng thường xuyên bị thiên tai, đồng bào dân tộc (như đã tổng kết ở trên).
Cụ thể, theo tiêu chuẩn mới áp dụng cho 5 năm tới mà theo chuẩn mực này hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người một tháng tính theo giá trị hiện hành cao gấp 1,5 lần chuẩn cũ. Ước tính, đến hết năm 2000, cả nước có khoảng 4 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24-25% tổng số hộ trong cả nước. Trong đó 4 vùng có tỷ lệ nghèo đói trên 30%. Như vậy nếu theo chuẩn mực mới, đói nghèo ở nước ta vẫn là vấn đề trầm trọng mang tính thời sự.
Mặt khác, khả năng kinh tế và nguồn lực cho XĐGN còn hạn chế. Nhà nước cùng một lúc phải đầu tư cho nhiều vấn đề xã hội bức xúc khác, việc sử dụng nguồn lực còn kém hiệu quả. Mà đòi hỏi về nguồn lực cho XĐGN trong 5-10 năm tới là rất lớn. Do đó, việc cân đối, huy động nguồn lực để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho XĐGN 2001-2005 sẽ khó khăn hơn.
Hơn nữa, trong quá trình phát triển, vùng miền núi, đồng bào dân tộc dân trí còn thấp, tập quán canh tác và tập tục lạc hậu, nhận thức còn hạn chế, tiếp cận thông tin khó khăn, các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma tuý, mại dâm...) diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng, cùng với mặt trái khác của cơ chế thị trường, làm gay gắt thêm sự phân cực giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các tầng lớp dân cư. Chỉ đạo, điều hành về công tác XĐGN còn lúng túng.
Như vậy, XĐGN nói chung, XHH XĐGN nói riêng trong 5 năm tới sẽ có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn, thách thức. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước tuỳ từng điều kiện mà có bước đi thích hợp để tận dụng phát huy thuận lợi khắc phục đẩy lùi khó khăn, thách thức.
2. Quan điểm, chủ trương, mục tiêu XĐGN giai đoạn 2001-2005.
2.1. Quan điểm, chủ trương:
Báo cáo của BCH TƯ Đảng khoá VIII về các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng do Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trình bày đã khẳng định:
"... Kế hoạch 5 năm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 2001-2010. Mục tiêu là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân".
Như vậy, trong những năm tới nhất là giai đoạn 2001-2005, Đảng và Nhà nước ta vẫn coi nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ chính trị xã hội chiến lược, gắn xoá đói giảm nghèo với công cuộc CNH-HĐH đất nước. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với bà con, các hộ nghèo đói cũng như công cuộc XĐGN ở nước ta, khẳng định lại quyết tâm trước sau như một của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta là xoá triệt để đói, giảm tối đa nghèo đưa đất nước tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
2.2. Mục tiêu.
Văn kiện Đại hội IX cũng nêu lên các biện pháp nhằm đẩy nhanh các chương trình xoá đói giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2005 đạt các chỉ tiêu sau:
- Cơ bản xoá hộ đói; giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 10% vào năm 2005 (theo chuẩn mực mới).
- 100% xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu.
- 75% hộ nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản...
XĐGN giai đoạn 2001-2005, đây là một nhiệm vụ khó khăn bởi vì hiện nay, theo chuẩn mực mới thì tỷ lệ nghèo đói của nước ta là 24-25% (cuối năm 2000). Mà mục tiêu là giảm xuống còn 10% năm 2005 tức là giảm 15% nghĩa là trung bình mỗi năm phải giảm ít nhất 3% số hộ nghèo đói.
Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có được cơ chế, chính sách đúng đắn đề ra được các giải pháp hữu hiệu thu hút được sự quan tâm ủng hộ từ mọi thành phần, mọi công dân trong xã hội, phát huy được nội lực cũng như tranh thủ ngoại lực cho công tác này. Đó chính là nội dung xã hội hoá công tác XĐGN.
Tuy nhiên, với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thì chắc chắn mục tiêu này có thể đạt được.
3. Giải pháp tăng cường Xã hội hoá XĐGN giai đoạn 2001-2005.
3.1. Nguyên tắc đề ra giải pháp:
Để có được những giải pháp hay cần phải tuân theo những nguyên tắc, yêu cầu sau:
- Giải pháp đưa ra phải phù hợp với quan điểm chủ trương, mục tiêu của Đảng và Nhà nước, đồng bộ với các chính sách khác về XĐGN.
- Phải bám sát thực tiễn thực trạng đói nghèo, sát với chương trình xoá đói giảm nghèo. Phải khắc phục được những tồn tại của XHH XĐGN( Như đã tổng kết ở phần trên).
- Phải thoả mãn các điều kiện để xã hội hoá XĐGN thành công đó là: điều kiện về nhận thức, về phân công trách nhiệm và đoàn kết, về nguồn lực.
Sau đây là một số giải pháp:
3.2. Giải pháp chung.
Xã hội hoá XĐGN là một công tác phức tạp, lâu dài đòi hỏi cần có tổng thể các giải pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau và những giải pháp này phải được tính toán tỷ mỉ, kỹ lưỡng xem việc gì nên làm trước? việc gì nên làm sau? đâu là trọng điểm, việc nào là thứ yếu...v.v.
Quyền tham gia quyết định các
chủ thể
Nguồn lực
Qua tìm hiểu chủ trương của Đảng, Nhà nước, chương trình XĐGN giai đoạn 2001-2005, khảo sát kỹ lưỡng thực trạng đói nghèo và XHH XĐGN, ta có thể đưa ra các giải pháp sau: (Xem hình 6)
Thông tin
Quản lý
nhà nước
Xoá đói
giảm nghèo
Hình 6: Mô hình XHH XĐGN giai đoạn 2001-2005
+ Tăng cường quản lý nhà nước về XĐGN
Xã hội hoá XĐGN không có nghĩa là nhà nước buông lỏng quản lý khoán trắng cho xã hội. Mà Nhà nước phải là nhân tố quan trọng nhất trong định hướng và huy động nguồn lực, thu hút mọi thành phần, mọi công dân trong xã hội tham gia và ủng hộ Chương trình XĐGN. Cũng không có nghĩa là nhà nước ôm đồm mọi việc mà nhà nước phải đưa ra và hoàn thiện các chính sách liên quan, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận tiện trong đó phân công rạch ròi trách nhiệm của mỗi thành phần, chủ thể khi tham gia.
Nhà nước cũng phải định hướng và đoàn kết các thành phần đó cùng giải quyết mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, không ngừng đúc rút, tổng kết, học hỏi kinh nghiệm để công tác này được thực hiện tốt hơn. Đồng thời, Nhà nước phải tăng cường phát huy triệt để nội lực, tranh thủ, ngoại lực, sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
Nhà nước cũng phải hoàn thiện bộ máy quản lý tăng cường thanh tra, giám sát phát hiện kịp thời sai sót để nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn công việc.
+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về đói nghèo và XĐGN
XĐGN chỉ thành công khi được toàn dân, mọi thành phần trong nước và ngoài nước tham gia và hưởng ứng. Đây cũng chính là mục tiêu của XHH XĐGN. Để có được điều này, Nhà nước cần có chính sách đồng bộ về tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền làm sao để:
- Các cán bộ công nhân viên chức nhà nước, nhất là cán bộ công tác trong lĩnh vực XĐGN thấy được tính chất quan trọng, chiến lược của XĐGN từ đó thấy được trách nhiệm của mỗi người là phải đóng góp như thế nào đó cho XĐGN, hoàn thành nhiệm vụ mà xã hội, nhà nước giao cho.
- Mọi người dân đặc biệt là nhân dân thuộc diện nghèo đói thấy được đây là một thách thức đối với đất nước là vấn đề của chính họ, của mỗi người dân để họ hiểu và giúp đỡ nhau XĐGN, tự vươn lên để cứu lấy chính mình.
- Các đoàn thể, đơn vị kinh tế xã hội thấy được trách nhiệm của mình đối với một nhiệm vụ chính trị xã hội quan trọng của đất nước.
- Các tổ chức quốc tế thấy được quyết tâm của Việt Nam tấn công vào đói nghèo, thấy được sự hợp tác thiện trí và có hiệu quả của Việt Nam, thấy được thái độ của Việt Nam là hoan nghênh mọi sự ủng hộ của quốc tế và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quốc tế hoạt động, tài trợ trong lĩnh vực này.
+ Tăng cường huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, sử dụng có hiệu quả nguồn lực này. Thể hiện:
Có chính sách
- Tăng cường nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương.
- Có chính sách huy động vốn, lao động, vật chất của nhân dân đặc biệt là tầng lớp có thu nhập cao, gia đình khá giả.
- Phát triển các quỹ của các tổ chức đơn vị, các đoàn thể cho XĐGN.
- Thu hút nhiều nguồn ODA cho XĐGN, khuyến khích các tổ chức Quốc tế nhất là các TCPCP trên thế giới thực hiện dự án liên quan đến XĐGN ở Việt Nam.
Như vậy, phải kết hợp nguồn lực của nhà nước với nguồn lực của nhân dân, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế song phát huy nội lực tại chỗ vẫn là chủ yếu, có nghĩa là dựa vào sức dân, dân làm chính, nhà nước hỗ trợ.
+ Mở rộng quyền tham gia quyết định của các chủ thể
Theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị, đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương, phát huy quyền dân chủ của nhân dân "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", khuyến khích hộ nghèo tự vươn lên XĐGN.
3.3. Các giải pháp cụ thể:
3.3.1. Giải pháp cụ thể đối với quản lý nhà nước:
- Tổng kết, kiểm tra và rà soát để hoàn thiện toàn bộ hệ thống chính sách về XĐGN như:
* Chính sách tín dụng ưu đãi.
* Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.
* Chính sách khuyến nông-lâm-ngư kết hợp với hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật.
* Chính sách hỗ trợ về y tế.
* Chính sách hỗ trợ về giáo dục.
* Các chính sách trợ cấp xã hội và trợ cấp ưu đãi.
* Chính sách đất đai, nhà ở.
* Chính sách hỗ trợ về dạy nghề, tạo việc làm...
* Chính sách hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm, trợ giá, trợ cước cho 6 mặt hàng chính...
- Đẩy nhanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, các chương trình lồng ghép có liên quan đến XĐGN, các dự án kinh tế xã hội cho XĐGN. Bao gồm:
* Dự án trồng 5 triệu ha rừng (chương trình 135).
* Chương trình 773.
* Chương trình Giáo dục - Đào tạo.
* Chương trình y tế.
* Chương trình phòng chống HIV/AIDS.
* Chương trình Dân số - kế hoạch hoá gia đình.
* Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
* Chương trình quốc gia về việc làm.
* Chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
* Chương trình văn hoá.
* Chương trình phủ sóng phát thanh, phủ sóng truyền hình.
* Chương trình phòng chống ma tuý.
* ... v.v...
- Tăng cường cán bộ có chuyên môn, nhiệt huyết về các cơ sở, để hướng dẫn củng cố công tác triển khai. Đồng thời, tiếp tục đào tạo chuyên môn cho các cán bộ công tác trên lĩnh vực này.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các Bộ, ban, ngành các cấp chính quyền địa phương. Tăng cường hoàn thiện bộ máy quản lý ở các cơ sở.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời rút kinh nghiệm điều chỉnh. Quy định rõ ràng chế độ báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm của các Bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền. Có chế độ thưởng phạt rõ rệt để kịp thời khen thưởng các đơn vị, cá nhân xuất sắc, các điển hình trong công tác XĐGN đồng thời kỷ luật, khiển trách các đơn vị, cá nhân không có ý thức hoàn thành công việc.
- Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền, các đơn vị kinh tế - xã hội, các đoàn thể. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các Bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền, các đơn vị kinh tế - xã hội, các đoàn thể trong tuyên truyền, huy động nguồn lực và hỗ trợ cho công tác XĐGN. Nhất là đối với các cán bộ làm việc trực tiếp tại các cơ sở. Bãi bỏ chế độ kiêm nhiệm. Khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên. Cấp dưới chủ động lập kế hoạch phù hợp với các chủ trương chính sách với điều kiện ở địa phương.
- Có chính sách đồng bộ về thông tin, tuyên truyền. Tuyên truyền thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận các cấp chính quyền, cấp Đảng uỷ, cấp chi hội,... tại cơ sở, đến tận từng hộ dân trong cả nước. Tăng cường thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, Internet về công cuộc XĐGN, các kinh nghiệm XĐGN, các mô hình hay, các điển hình tốt...v.v.
Đồng thời có chính sách hỗ trợ các hộ nghèo được tiếp cận với những thông tin này bằng cách hỗ trợ vật chất: đài phát thanh, tivi, báo chí... cho các xã nghèo, thôn nghèo, hộ nghèo.
- Tăng cường, bổ sung ngân sách nhà nước, ngân sách các địa phương, các quỹ của các đơn vị kinh tế - xã hội; Các Bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp, các đoàn thể cho XĐGN. Đặc biệt thực hành tiết kiệm mọi khoản chi tiêu hành chính cho công tác này. Có cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý để huy động nguồn lực từ cộng đồng, từ các tổ chức quốc tế.
3.3.2. Giải pháp cụ thể đối với các đơn vị kinh tế - xã hội, các đoàn thể
- Các đơn vị kinh tế - xã hội: Bộ, ban, ngành, các tổng công ty, các đoàn thể: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,... Cần chủ động lập và thống nhất kế hoạch, chiến lược công tác cho đơn vị mình đến tận cơ sở, lập cơ chế phối hợp giữa các đơn vị với nhau với các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch, chỉ đạo thống nhất của nhà nước nói chung, của Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN nói riêng. Bên cạnh đó, các đơn vị, các đoàn thể cần nhanh chóng tổ chức và hoàn thiện bộ máy cán bộ công tác lĩnh vực XĐGN.
- Phát triển các quỹ của đơn vị mình cho XĐGN.
- Lập kế hoạch trình Nhà nước về đào tạo cán bộ và tăng cường cán bộ cho đơn vị mình. Để Nhà nước nhanh chóng có kế hoạch chung về đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN.
- Phát động phong trào XĐGN, giúp nhau làm kinh tế để XĐGN trong toàn đơn vị, nâng cao nhận thức của các cán bộ, công nhân viên chức, mọi thành viên của đơn vị mình về công tác này.
- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo để tuyên truyền và tiếp thu ý kiến của các thành viên, lắng nghe nguyện vọng của hộ nghèo, người nghèo.
- Khuyến khích, tăng cường nghiên cứu sáng tạo các hình thức, các mô hình giúp đỡ hộ nghèo làm kinh tế.
3.3.3. Giải pháp cụ thể đối với cộng đồng nhân dân:
- Phát động phong trào XĐGN trong cả nước dưới sự hướng dẫn của cán bộ nhà nước của các cấp chính quyền địa phương và của các đoàn thể , khuyến khích mọi người dân giúp đỡ các hộ nghèo, người nghèo về kinh nghiệm sản xuất, vốn, ... Nghiêm cấm mọi hành động lợi dụng kiếm lời như cho hộ nghèo vay nặng lãi, bắt chẹt người nghèo...
- Khuyến khích mọi người dân tham gia đóng góp công sức, vật chất cho các công trình công cộng ở các vùng nghèo, xã nghèo...
- Giáo dục, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, vốn cho hộ nghèo, người nghèo. Tuyên dương, khen thưởng các hộ nghèo, người nghèo tự vươn lên cứu lấy chính mình.
- Hỗ trợ đài, tivi, báo chí cho người nghèo, tổ chức các hội thảo, hội nghị có người nghèo tham gia để tuyên truyền chủ trương, đường lối, kinh nghiệm XĐGN, kinh nghiệm sản xuất, khuyến nông, lâm ngư... cho người nghèo.
- Bản thân nhân dân cần giúp các cơ quan, đoàn thể của địa phương, của nhà nước trong điều tra, khảo sát lại tình hình nghèo đói trên toàn quốc, tham gia tích cực vào phong trào XĐGN ở địa phương.
3.3.4. Giải pháp cụ thể đối với các tổ chức quốc tế:
- Tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện vai trò của các tổ chức quốc tế trong XĐGN.
- Khuyến khích, ghi nhận sự đóng góp hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng pháp luật Việt Nam. Khen thưởng kịp thời đối với các điển hình xuất sắc.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý cho các tổ chức quốc tế.
- Nghiên cứu và đề ra cơ chế phối hợp với các đơn vị, các đoàn thể, các cấp chính quyền.
4. Một số khuyến nghị:
Trên đây là một số giải pháp tăng cường xã hội hoá XĐGN trong giai đoạn sắp tới. Để thực hiện thành công mục tiêu XĐGN giai đoạn 2001-2005, đòi hỏi phải có bước đi thích hợp, thực hiện có trọng điểm, lần lượt các giải pháp. Trước hết ưu tiên các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường quân lực, tăng cường cán bộ cho XĐGN. Tiếp theo là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để thu hút được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho chương trình XĐGN thành công tốt đẹp. Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước; Mở rộng quyền tham gia quyết định của các chủ thể là các giải pháp lâu dài.
Kết luận
Xã hội hoá XĐGN là một giải pháp cấp thiết của Chương trình XĐGN, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Nó vẫn là giải pháp chủ yếu cho XĐGN trong giai đoạn 5-10 năm tới. Trong đó khuyến khích, phát huy sự tham gia quan tâm, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, các đơn vị kinh tế - xã hội, các đoàn thể, các tổ chức quốc tế thực hiện thành công chủ trương, đường lối, mục tiêu về XĐGN của Đảng và Nhà nước; huy động mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài là những nội dung chủ yếu. Tuy nhiên, đây là một vấn đề hết sức mới mẻ, mặt khác hiện chưa có tổng kết chính thức nào về vấn đề này đặc biệt là tổng kết chính xác những đóng góp của các đoàn thể, của cộng đồng, của các tổ chức quốc tế vào XĐGN, những vướng mắc trong thực tế của họ. Cho nên, vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Hơn nữa, xã hội hoá XĐGN càng mở rộng và phát triển thì gắn liền với nó là sự xuất hiện của các mối quan hệ mới. Vì vậy cần liên tục nhận thức và xử lý tốt các mối quan hệ này để nhà nước kịp thời điều chỉnh chính sách nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Nếu không nhà nước sẽ trở nên thụ động, cứng nhắc hoặc nhà nước tự buông lỏng chức năng chỉ đạo, quản lý của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Công ty ADUKI, Vấn đề nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996.
2. Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000 - Báo cáo chung của nhóm công tác chuyên gia chính phủ - nhà tài trợ - Tổ chức phi chính phủ, Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam, 14-15/12/1999. "Việt Nam: Tấn công nghèo đói". Nxb Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Hà Nội - 2000.
3. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở xã nghèo. Đề tài cấp Bộ, mã số: CB 01-03-98 của Vụ Bảo trợ xã hội, Hà Nội - 1999.
4. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội: Những mô hình thành đạt trong xoá đói giảm nghèo, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội - 2000.
5. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội: Xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội - 1996.
6. Bộ lao động - Thương binh và xã hội: Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về xoá đói giảm nghèo, Nxb lao động - xã hội, Hà Nội - 1999.
7. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Vụ Bảo trợ xã hội: Chiến lược xoá đói giảm nghèo 2001-2005.
8. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Số liệu hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội ,1999.
9. Bộ môn kinh tế chính trị học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Kinh tế chính trị học (tập II), Nxb Giáo dục, Hà Nội - 1996.
10. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương: Xã hội hoá hoạt động văn hoá: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công ty in và văn hoá phẩm - Bộ Văn hoá Thông tin, Hà Nội - 2000.
11. Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo thành phố Đà Nẵng: Vàng của đất, Nxb Công ty in Đà Nẵng, Đà Nẵng - 10/2000.
12. Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo: Kỷ yếu Hội nghị triển khai chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình phát triển kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội - 2000.
13. Danh tập các tổ chức Phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam 2000-2001.
14. Nguyễn Thị Hằng: Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1997.
15. Nxb Đà Nẵng, Từ điển tiếng Việt, 1998.
16. Nxb Chính trị quốc gia, Từ điển Bách khoa, 1998.
17. Phân ban thành uỷ, Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo, Trung tâm thông tin triển lãm thành phố Hồ Chí Minh: Xoá đói giảm nghèo vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 1992.
18. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, 1994.
19. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, 1997.
20. UNDP: Development Co-operation Vietnam Report, Hà Nội - 2000.
Các tạp chí
1. Báo Nhân dân ngày 8/11/1999; 19/4/2001; 20/4/2001
2. Báo Lao động - xã hội ngày 8/3/2000.
3. Thời báo kinh tế ngày 13/3/1999; 19/4/2001.
Phụ lục I: Lĩnh vực XĐGN
(Nguồn từ các TCPCP)
Tên Tổ chức
Nguồn (hàng năm) (USD)
1. Action Aid
1.217.000
2. ADRA
485.585
3. ACWP
50.000
4. AM
200.000
5. APAEC
110.000
6. A/G
91.000
7. AREBCO
5.400
8. L'APPEL
151.420
9. AFAP
400.000
10. APHEDA
136.564
11.AVVRG
145.000
12. AVI
410.000
13. Bjdw
800.000
14. BAj
Chưa rõ
15. (AMA Services INC)
280.000
16. CECI
700.000
17. Caritas Aus
100.000
18. CARSWI
350.000
19. CRS
1.000.000
20. Cedar Point
10.000
21. Ray of Hope
100.000
22. CoV
60.000
23. CCF AVSTRALIA
500.000
24. CORD
100.000
25. CNCF
500.000
26. CWS
200.000
27. CVP
170.000
28. CCFD
300.000
29. CAA
200.000
30. CIDSE
1.400.000
31. CSI
150.000
32. DRC
1.000.000
33. EMWF
550.000
34. EMDH
100.000
35. ENDA
300.000
36. FADO
100.000
37. FOS
200.000
38. FHI
65.000
39. FHF
110.000
40. Global Care Vietnam
88.000
41. GCS
Chưa rõ
42. GOAL
75.000
43. GREF/PER
450.000
44. GVC
3.000.000
45. HPI
100.000
46. Helvetas
950.000
Lĩnh vực XĐGN.
(Tập hợp nguồn từ các TCPCP).
47. IVA
103.000
48. ICCO
2.200.000
49. IDA
60.000
50. IDE
270.000
51. IWDA
200.000
52. Interpedia
Chưa rõ
53. JVC
200.000
54. KTWEE
500.000
55. KWT
100.000
56. KSSA
30.000
57. LCMS
80.000
58. LVAP
15.000
59. MHO
300.000
60. MaTe
70.000
61. Maryknoll
500.000
62. NOVIB
650.000
63. NAV
450.000
64. NMA
200.000
65. Operation USA
75.000
66. ORT
400.000
67. Oxfam America
108.000
68. Oxfam GB
1.500.000
69. OHK
850.000
70. Oxfam Q
400.000
71. Oxfam B
250.000
72. PARTNERS
50.000
73. Plan Int
6.000.000
74. Pleiku Trust
Chưa rõ
75. PDI
300.000
76. QSA
150.000
77. AFSC
350.000
78. RBF
50.000
79. RCM
100.000
80. SCC
150.000
81. SPIR
250.000
82. CSF/VK
1.200.000
83. SCJ
152.000
84. SC/VS
2.000.000
85. SNV
3.300.000
86. SODI
1.000.000
87. S.E.A.R. Inc
65.000
88. Tdh
290.000
89. SA
150.000
Lĩnh vực XĐGN
Tập hợp nguồn từ các TCPCP
Tên Tổ chức
Nguồn tài trợ tiềm năng hàng năm (USD)
90. Việt Nam Foundation
20.000
91.VP
100.000
92. VVC
20.000
93. WCI
400.000
94. WVI
5.000.000
Tổng cộng: 94
48.018.130
Tổng có 94 TCPCP đang hoạt động ở Việt Nam liên quan đến lĩnh vực XĐGN với tổng kinh phí tài trợ 48 triệu USD.
Nguồn: Danh tập các TCPCP hoạt động ở Việt Nam 2000-2001.
--------------------------------- Kết thúc ---------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0026.doc