- Thứ nhất, FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển. Trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều bị thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ thấp hoặc không có tích luỹ nên rất cần nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung cho vốn đầu tư phát triển. Nguồn vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống KT-XH và thường là vốn đầu tư dài hạn, do các nhà đầu tư nước ngoài tự quản lý, nên rất có hiệu quả.
- Thứ hai, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài.
- Thứ ba, FDI sẽ cho phép các nước tiếp nhận đầu tư tận dụng và phát huy các lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý và nguồn lao động.v.v. của mình. Đặc biệt nhờ các kênh tiêu thụ sẵn có của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện tiếp cận, mở
101 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên của BCC đã kiến nghị được chuyển từ BCC sang hình thức Công ty liên doanh nhưng đến nay chưa được chấp thuận.
Hutchison Telecom – Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội
Ngày 04/02/05, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép số 220/GP-HN cho dự án BCC có vốn lớn nhất từ trước đến nay giữa Hutchison Telecom Việt Nam và Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội. Giá trị của hợp đồng này lên tới 655,9 triệu USD với mục tiêu cung cấp dịch vụ di động mặt đất sử dụng công nghệ CDMA thế hệ 3G. Đây là dự án thứ hai cung cấp dịch vụ di động sử dụng công nghệ CDMA. Sự tiến bộ của thế hệ 3G chắc chắn sẽ nâng cao rõ rệt chất lượng dịch vụ. Hiện dự án đang trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện và hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong thị trường Viễn thông di động của Việt Nam.
Kết luận:
Trong 17 năm qua, các dự án BCC đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Viễn thông Việt Nam. Các BCC đã tập trung một lượng vốn tương đối lớn phục vụ yêu cầu phát triển và hiện đại hoá mạng lưới. Sự hợp tác trong các lĩnh vực như mạng Viễn thông quốc tế, thông tin di động, dịch vụ điện thoại thẻ...đã từng phần chuyển hoá cơ cấu dịch vụ và sản phẩm của VNPT. Hệ thống phân phối đã được cơ cấu một cách có trật tự và rộng rãi, tạo ra một thị trường ổn định trong nước với chất lượng dịch vụ được nâng lên chưa từng có. Sự phát triển nhanh của mạng lưới quốc gia đã kích thích sự phát triển của một số mạng lưới Viễn thông liên tỉnh và các mạng nội bộ, tăng cường sự hiệu quả của các dịch vụ Viễn thông của mạng Viễn thông trong phạm vi toàn quốc.
Sự hợp tác với các nhà vận hành hàng đầu thế giới, những người rất mạnh về công nghệ và kiến thức quản lý là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong nước mà đặc biệt là VNPT có được các công nghệ tiên tiến. Nó cũng giúp VNPT lựa chọn được xu hướng đúng đắn trong việc phát triển trong tương lai như công nghệ di động thế hệ thứ 3, ứng dụng công nghệ và dịch vụ trong hệ thống mạng máy tính và sự hội tụ công nghệ, thông tin, viễn thông và phát thanh, truyền hình.
Một kết quả nữa mà các dự án BCC mang lại là việc đào tạo nguồn nhân lực, yếu tố quyết định cho sự phát triển lâu dài và ổn định. Các dự án BCC đã từng bước nâng xao kỹ năng kỹ thuật và quản trị cho các nhân viên của VNPT và các doanh nghiệp khác, cho phép các doanh nghiệp nghiệp này có thể vận hành một cách có hiệu quả các mạng lưới Viễn thông hiện đại.
Tuy nhiên, bên cạnh các thành công trên những hạn chế của BCC cũng rất lớn và ảnh hưởng nhiều tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viễn thông Việt Nam.
Những hạn chế của hình thức đầu tư BCC
Nói chung, BCC vốn có rất nhiều hạn chế. Những hạn chế đáng chú ý nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài là:
Không có tư cách pháp nhân rõ ràng, và do cơ cấu tài chính, BCC không thể cầm cố tài sản để vay vốn, vì vậy chỉ dựa chủ yếu vào vốn tự có.
Do không có tư cách pháp nhân, các nhà đầu tư nước ngoài không có giá trị tài sản lâu dài trong việc đầu tư vào BCC. Vì vậy, họ có thể không quyết định được có nên tiếp tục đầu tư hay bán tài sản đó. Do hạn chế này, họ có thể không chấp nhận việc thu hồi vốn thấp tại thời điểm ban đầu để có thể tiếp tục thực hiện dự án, rồi sẽ có được lợi nhuận cao hơn về sau.
Phí giao dịch cao (cả tiền lẫn thời gian) vì có hai cơ chế quản lý và hai quy trình phê chuẩn.
Sự giới hạn chặt chẽ của phạm vi hợp đồng: thông thường chỉ cho phép hoạt động trong một lĩnh vực (ví dụ dịch vụ cố định hoặc di động), và một ranh giới được phân định (ví dụ Hà Nội cho NTT và TP.HCM cho France Telecom).
Tỷ lệ khấu hao cao, điều đó làm cho chi phí dịch vụ cao một cách không cần thiết. Điều này một phần là do khi nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia vào quá trình mua sắm nên chi phí mua sắm thiết bị thông thường sẽ cao hơn.
Khuynh hướng đầu tư ngắn hạn nhằm thu lợi cao hơn là đầu tư cho phát triển ổn định của ngành.
Không có những ưu đãi lâu dài cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào công nghệ hiện đại hoặc tái đầu tư.
Sự ngắn hạn về thời gian dành cho việc thu hồi vốn đầu tư. Môt lượng vốn lớn thường được yêu cầu phải trả trước (ví dụ, đối với một mạng di động toàn quốc, khoảng 500 triệu USD cần cho 10 năm, và ít nhất 200-300 triệu USD cho 5 năm đầu tiên. Vì vậy, cơ chế chia lợi nhuận 50:50 phải cần đến 6-7 năm để thu hồi vốn đầu tư ban đầu.
Không chịu trách nhiệm trực tiếp trong hoạt động và dịch vụ đối với các nhà đầu tư. Ví dụ, một nhà quản lý của một nhà đầu tư nước ngoài nói rằng, mặc dù vốn được rót từ công ty của họ, nhưng trên thực tế, VNPT quyết định hầu hết các vấn đề mua sắm.
Khó tập trung vào khách hàng. Không có một khoản đầu tư đáng kể nào được hoạch định cho việc marketing và thu hút thêm khách hàng - tài sản lớn nhất trong lĩnh vực Viễn thông. Tuy nhiên, trên thực tế, VNPT vẫn có thể yêu cầu các nhà đầu tư hỗ trợ về tài chính cho một số hoạt động thị trường và xúc tiến thương mại.
Lo lắng về điều gì sẽ xảy ra trong tương lai khi các điều kiện về thị trường, công nghệ, tài chính, và luật pháp thay đổi.
Những hạn chế trên của hình thức BCC đã ảnh hưởng rất nhiều đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viễn thông từ đó tác động bất lợi đến ngành Viễn thông và nền kinh tế. Những tác động này là:
Kìm hãm quá trình phát triển kinh tế
Sự phát triển nguồn lực bị chậm lại
Làm chậm sự phát triển sản xuất
Không phát triển các dịch vụ khách hàng
Sự đầu tư cho cơ sở hạ tầng không được sử dụng hiệu quả
Các công ty thành lập ở các nước khác sẽ có các dịch vụ khách hàng và dịch vụ Viễn thông tốt hơn.
Qua phân tích trên, ta thấy rõ ràng rằng đã đến lúc phải bổ sung một hình thức đầu tư mới cho việc đầu tư nước ngoài vào Viễn thông. Và cũng hơn lúc nào hết, Viễn thông Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút hơn nữa đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để tạo điều kiện và bổ sung cho sự phát triển của mình. Trong phần chương 3 sau đây, em xin trình bày một số giải pháp cụ thể để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2005-2010.
Chương 3
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nước ngoài vào dịch vụ Viễn thông
Giai đoạn 2005 – 2010
I. Chiến lược phát triển Viễn thông đến năm 2010 và Định hướng đến 2020
Ngày 18 tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 158/2001/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính-Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Trong nội dung của Quyết định có các phần đề cập đến Chiến lược phát triển Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau:
1.1. Quan điểm của chiến lược
a) Bưu chính, Viễn thông Việt Nam trong mối liên hệ với tin học truyền thông tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn nữa, cập nhập thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao dân trí.
b) Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển Viễn thông trong môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với cơ chế thích hợp. Phát triển nhanh, chiếm lĩnh và đứng vững ở thị trường trong nước, đồng thời chủ động vươn ra hoạt động kinh doanh trên thị truờng quốc tế
c) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2. Mục tiêu của chiến lược
a) Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện để toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin trên xa lộ thông tin quốc gia đã xây dựng, làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
b) Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng cac dịch vụ Viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng. Thực hiện phổ cập Viễn thông tới tất cả các vùng miền trong nước với chất lượng phục ngày càng cao.
c) Xây dựng Bưu chính, Viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ thành ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
1.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực
a) Phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới Viễn thông
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới Viễn thông quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ rộng trong cả nuớc, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông, tin học truyền thông, quảng bá ứng dụng các phương thức truy cập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng: cáp quang vô tuyến băng rộng, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác.
b) Phát triển các mạng thông tin dùng riêng
Phát triển các mạng thông tin dùng riêng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của mạng công cộng quốc gia, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin riêng của các ngành, vừa sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của các mạng công cộng đã xây dựng.
Ưu tiên phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ Đảng, Chính phủ, quốc phòng, an ninh, đảm bảo chất lượng dịch vụ, yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin.
c) Phát triển dịch vụ
Phát triển nhanh, đa dạng hoá, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền tảng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ Viễn thông với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương bình quân các nước trong khu vực.
Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ Viễn thông. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản, đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch vụ công, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
đ) Phát triển thị trường
Phát huy mọi nguồn lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Tiếp tục xoá bỏ những lĩnh vực độc quyền doanh nghiệp, chuyển mạnh sang kinh tế thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ Viễn thông trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp mới (ngoài doanh nghiệp chủ đạo) đạt khoảng 25-30% vào năm 2005, 40-50% vào năm 2010 thị phần thị trường Bưu chính Viễn thông và Internet Việt Nam.
Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời vươn ra hoạt động trên thị trường quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã cam kết đa phương và song phương.
e) Phát triển khoa học công nghệ
Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Các công nghệ được chọn lựa phải mang tính đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứư, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực: mạng lưới, dịch vụ, quản lý, nhân sự...Làm chủ công nghệ nhập tiên tiến, sáng tạo càng nhiều sản phẩm mang công nghệ Việt Nam.
1.4. Một số chỉ tiêu cụ thể
Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân phải đạt mức trung bình khu vực.
Năm 2005, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quang băng rộng. Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối với với tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác, ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập Viễn thông và Internet băng rộng.
Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 15-18 máy/100 dân; đạt bình quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại; cung cấp rộng rãi dịch vụ Internet tới các viện nghiên cứu, các trường đại học, trường phổ thông, bệnh viện trong cả nước.
Các doanh nghiệp mới (ngoài doanh nghiệp chủ đạo) đạt khoảng 25-20% vào năm 2005, 40=50% vào năm 2010 thị phần thị trường Bưu chính, Viễn thông Việt Nam
Vốn huy động trong nước sẽ vào khoảng 60% và vốn nước ngoài chiếm 40% tổng số vốn đầu tư
II. Nhu cầu thu hút FDI vào lĩnh vực Viễn thông giai đoạn 2005-2010
2.1. Dự báo nhu cầu các dịch vụ Viễn thông trong các năm 2005-2010
Phương pháp dự báo: sử dụng phương pháp toán học và phương pháp tổng hợp (kết hợp với các yếu tố tác động khác)
Hàm hồi quy về tốc tộ tăng trưởng điện thôại được ITU sử dụng có dạng như sau:
Y = ec(1)*xc(2)
Với x là thu nhập trên đầu người (GDP), y là mật độ điện thoại.
Các số liệu thống kê của 2 năm sẽ xác định các tham số c(1) và c(2). Các kết quả dự báo sẽ là ngoại suy với các tham số này.
Sử dụng chương trình Eview với số liệu đầu vào là kết quả thống kê năm 2000 đến năm 2002, các tham số trong hàm số của mật độ điện thoại thu được như sau:
Chỉ tiêu dự báo
C(1)
C(2)
Mật độ điện thoại cố định đến năm 2005
16.355360
2.963778
Mật độ điện thoại cố định đến năm 2010
8.6095960
1.719100
Mật độ điện thoại di động đến năm 2005
29.827460
5.101181
Mật độ điện thoại di động đến năm 2010
16.791560
3.004349
Mật độ thuê bao Internet đến năm 2005
55.951630
3.119307
Mật độ thuê bao Internet đến năm 2010
35.244530
5.791538
(Nguồn: Quy hoạch phát triển Viễn thông giai đoạn 2004-2010)
Với các phương án tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) tương ứng bằng: g=6,1%; g=6,8% và g=7,5% ta có bảng kết quả dự báo như sau:
Năm
g=6.1%
g=6.8%
g=7.5%
Cố
định
Di
động
Thuê bao
Internet
Mật độ
ĐT
Cố
định
Di
động
Thuê bao
Internet
Mật độ
ĐT
Cố
định
Di
động
Thuê bao
Internet
Mật độ
ĐT
2005
6.84
5.11
1.33
11.95
7.25
5.65
1.60
12.90
7.68
6.25
1.91
13.93
2006
7.94
6.52
2.10
14.46
8.31
7.06
2.58
15.37
8.69
7.64
2.84
16.33
2007
8.60
7.50
2.74
16.10
9.10
8.28
3.32
17.37
9.62
9.13
4.01
18.75
2008
9.31
8.63
3.59
17.94
9.97
9.71
4.51
19.68
10.66
10.92
5.66
21.59
2009
10.09
9.93
4.71
20.02
10.93
11.40
6.15
22.33
11.82
13.08
8.01
24.90
2010
10.95
11.44
6.19
22.39
11.99
13.40
8.40
25.39
13.11
15.68
11.37
28.79
(Nguồn: Quy hoạch phát triển Viễn thông giai đoạn 2004-2010)
Giả thiết tăng trưởng kinh tế hàng năm duy trì ở mức 7,5% tao có kết quả dự báo như sau:
Năm
Mật độ điện thoại cố định
Mật độ điện thoại di động
Mật độ thuê bao Internet
Mật độ
điện thoại
2005
7.68
6.25
1.91
13.93
2006
8.69
7.64
2.84
16.33
2007
9.62
9.13
4.01
18.75
2008
10.66
10.92
5.66
21.59
2009
11.82
13.08
8.01
24.90
2010
13.11
15.68
11.37
28.79
(Nguồn: Quy hoạch phát triển Viễn thông giai đoạn 2004-2010)
Như vậy dựa vào hàm hồi quy tốc độ tăng trưởng điện thoại của ITU, và giả thiết tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì hàng năm là 7,5% ta có bảng dự báo nhu cầu các dịch vụ tương ứng trong bảng. Tuy nhiên, nhu cầu dịch vụ Viễn thông không chỉ phụ thuộc vào GDP, tốc độ phát triển kinh tế mà được quyết định bởi các yếu tố khác như:
- Khả năng chi tiêu của xã hội cho Viễn thông
- Xu hướng đổi mới công nghệ
- Chiến lược phát triển ngành dựa trên năng lực huy động vốn
- Xu hướng tiêu dùng của người dân
Kết hợp sự tác động nhiều yếu tố khác nhau, đưa ra kết quả dự báo như sau. Và đây cũng là chính là mục tiêu cụ thể cho phát triển Viễn thông nước ta giai đoạn 2005-2010:
Mật độ điện thoại và Internet (trên 100 dân)
Năm
Mật độ điện thoại cố định
Mật độ
điện thoại
di động
Mật độ
điện thoại
Mật độ
thuê bao
Internet
Mật độ số
người sử dụng Internet
2005
7,5-8
6,5-8
14-16
2,5-3
10-12
2006
8,5-9
9,5-10
18-19
3,5-4
14-16
2007
9,5-10
11,5-12
21-22
5-6
20-24
2008
10,5-12
13,5-15
24-27
7-8
28-32
2009
12,5-13
15,5-17
28-30
9-10
36-40
2010
14-15
18-20
32-35
12-13
48-52
(Nguồn: Quy hoạch phát triển Viễn thông giai đoạn 2004-2010)
2.2 Dự kiến tổng vốn đầu tư cần có cho ngành dịch vụ Viễn thông và lượng FDI cần thu hút
Để thực hiện các chỉ tiêu về điện thoại ta cần lượng vốn là:
Đầu tư phát triển điện thoại cố định và di động
Năm
Suất đầu tư cố định
Suất đầu tư di động
Thuê bao
cố định
Thuê bao
di động
Nhu cầu vốn đầu
tư cố
định (tỷ)
Nhu cầu vốn đầu tư di động (tỷ)
Tỷ trọng
đầu tư
/GDP
2005
5.27
3.42
6633021
6633021
6912
6560
1.88%
2006
4.47
3.08
7559157
8399063
4388
4892
1.20%
2007
4.26
2.77
8507411
10208893
4044
4512
1.30%
2008
3.84
2.49
10338546
12923183
7028
6090
1.47%
2009
3.45
2.24
11340093
14829352
3460
3849
0.76%
2010
3.11
2.02
13241739
17655652
5912
5912
1.07%
Tổng
31745
31042
(Nguồn: Quy hoạch phát triển Viễn thông giai đoạn 2004-2010)
Tuy nhiên, trong quá trình ước lượng nhu cầu và cân đối khả năng đáp ứng, trong Bản Quy hoạch phát triển Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2004-2010, Bộ Bưu chính Viễn thông đã đưa ra danh mục các dự án cần thực hiện nhằm phát triển Viễn thông với số vốn đầu tư tương ứng như sau:
Vốn đầu tư toàn mạng lưới Viễn thông Việt Nam 2006-2010
STT
Nội dung
Suất đầu tư (triệu đồng)
Số lượng
(nghìn)
Chi phí đầu
tư (tỷ đồng)
1
Mở rộng mạng nội hạt
( tổng đài, truyền dẫn, cáp...)
3.50
5,000.00
17,500.00
2
Nâng cấp, mở rộng và xây dựng
mới mạng truyền dẫn quang
1.00
5,000.00
5,000.00
3
Phổ cập điện thoại nông thôn
4.00
3,000.00
12,000.00
4
Phổ cập Internet nông thôn
1.00
2,000.00
2,000.00
5
Phát triển mạng điện thoại di động
1.50
20,000.00
30,000.00
6
Thông tin vệ tinh VINASAT
3.50
1,000.00
3,500.00
7
Dự án cáp quang biển
1.00
5,000.00
5,000.00
Tổng
75,000.00
(Nguồn: Quy hoạch phát triển Viễn thông giai đoạn 2004-2010)
Vốn FDI chiếm 40% trong tổng số vốn đầu tư, như vậy, lượng vốn FDI cần thiết là 30 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 2 tỷ USD)
III. Các giải pháp thu thút vốn FDI cho lĩnh vực dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2010
4.1. Chuyển đổi hình thức đầu tư
Những hạn chế của hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh đã và đang là ngăn cản chính cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Xét trong bối cảnh của Việt Nam và theo kinh nghiệm cũng như xu hướng quốc tế, có hai phương án để thay thế cho hình thức BCC như sau:
Phương án thứ nhất
Đối tác trong nước của BCC sẽ thành lập một công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp, sau đó bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. Vì hình thức này đâ được quy định trong Luật Doanh nghiệp, nên không cần phải sửa đổi luật, mà chỉ cần sửa đổi các quy định có liên quan của Chính phủ, và vì vậy, đây là phương án thực tiễn và dễ thực hiện nhất. Một trong những hạn chế chính của hình thức đầu tư này là nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể mua tối đa là 30% cồ phần của doanh nghiệp đó. Điều này có thể tạo ra rào cản cho việc đầu tư vào các dự án Viễn thông lớn, thường là các dự án quan trọng, và tỷ lệ sở hữu cổ phần nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, bất kể giới hạn cổ phần 30%, đối tác nước ngoài vẫn có quyền quản lý.
Trong thực tế, Comvik và VNPT đã thảo luận và nhất trí với phương án này, và đã trình đề xuất lên Chính phủ Việt Nam về việc chuyển đổi BCC này thành công ty cổ phần. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có phản hồi từ Chính phủ và Bộ Bưu chính Viễn thông.
Phương án thứ hai
Đó là phương án chuyển BCC hiện nay thành một công ty liên doanh. Rào cản chính là về pháp lý. Để phương án được thực thi, Chính phủ phải sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, xét nhu cầu về một môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, việc triển khai Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, và việc đàm phán để gia nhập WTO, điều này cần được thực hiện nhanh chóng.
Lợi ích của phương án tham gia cổ phần hoặc liên doanh
Đối với Việt Nam
Tránh được quá trình ra quyết định quản lý trùng lặp
Giá dịch vụ cho khách hàng thấp hơn
Thu hút đầu tư nhiều hơn
Thúc đẩy việc áp dụng các sản phẩm và công nghệ mới (ví dụ: thương mại điện tử) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Về tổng thể, tạo ra nhiều thu nhập hơn, cung cấp vốn cho tái đầu tư ở Việt Nam
Tạo ra nhiều doanh thu hơn
Tạo ra các cơ hội xuất khẩu dịch vụ (ví dụ: thông qua việc thành lập trung tâm điện thoại khu vực của đối tác nước ngoài trong công ty liên doanh ở Việt Nam)
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
Có nhiều động cơ hơn để có những cam kết lâu dài và có lợi cho các bên
Có quyền kiểm soát quản lý đối với một số chức năng
Sử dụng ưu thế tốt nhất của các bên một cách hiệu quả hơn
Dễ huy động vốn hơn
Tận dung kỹ năng nhiều hơn
Có thể hoà nhập với các hoạt động kinh doanh trong khu vực.
4.2. Đẩy nhanh việc gia nhập WTO, thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ và Hiệp định tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản
4.2.1. Gia nhập WTO
Để gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải đàm phán và ký kết một số điều khoản liên quan đến mở việc mở cửa các ngành dịch vụ, trong đó có Viễn thông. Nếu tuân theo các cam kết này, Việt Nam sẽ phải thực hiện các nguyên tắc điều tiết Viễn thông theo hướng ủng hộ cạnh tranh, tức là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng những điều kiện đầu tư thuận lợi hơn hiện nay. Với dân số hơn 80 triệu dân và nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn thông đang ngày càng tăng, Việt Nam chắc chắn sẽ là điểm thu hút đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
Nếu Việt Nam đi theo kinh nghiệm của Trung quốc, tức là: cho phép các công ty nước ngoài sở hữu 50% cổ phần đối với các dịch vụ giá trị gia tăng và truyền tín hiệu sau hai năm gia nhập; 49% cổ phần với các dịch vụ âm thanh và dữ liệu di động trong nước và quốc tế 6 năm sau khi gia nhập... thì dự đoán thị trường Viễn thông sẽ rất sôi động từ năm 2008 (giả thiết Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2005). Lúc này, lượng vốn FDI vào lĩnh vực Viễn thông khả năng sẽ tăng lên đáng kể.
4.2.2. Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA)
Việt Nam đã nhất trí trong BTA với Mỹ về lịch trình cho phép thành lập các liên doanh với Mỹ trong lĩnh vực Viễn thông. Trong Phụ lục G, những cam kết của Việt Nam về việc mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông được đưa ra theo 3 nhóm với lịch trình cho phép liên doanh với tỷ lệ góp vốn nhất định. Bảng dưới đây trình bày các cam kết của Việt Nam trong 3 nhóm này.
Nhóm
Cam kết
Dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm: email, voice-mail, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), dịch vụ chuyển fax giá trị gia tăng, chuyển mã và giao thức, và xử lý dữ liệu và thông tin trực tuyến.
10/12/2003 đối với liên doanh với tối đa 50% vốn góp từ Mỹ.
10/12/2004 cho các dịch vụ Internet đối với các liên doanh có tối đa 50% vốn góp của Mỹ.
Các dịch vụ Viễn thông cơ bản bao gồm: chuyển bó, chuyển mạch, telex, telegraph, fax, mạch thuê riêng, các divh vụ dựa trên vô tuyến bao gồm dạng ô, di động, vệ tinh.
10/12/2005 đối với liên doanh có tối đa 49% vốn góp của Mỹ.
Các dịch vụ điện thoại tiếng bao gồm nội hạt, đường dài, quốc tế.
10/12/2007 đối với các liên doanh có tối đa 49% vốn góp của Mỹ.
(Nguồn: Hiệp định thương mại Việt Mỹ-Cục Đầu tư nước ngoài)
Có thể cam kết tương tự cũng có thể được thực hiện với các nước khác trong lộ trình gia nhập WTO. Một số nước có thể sẵn sàng hưởng cùng một lịch trình như vậy do các điều khoản Tối Huệ quốc trong thương mại và các hiệp định về đầu tư với Việt Nam. Trong mọi trường hợp, cuối cùng, có thể Chính phủ Việt Nam sẽ ban hành các quy định cho phép các nhà đầu tư từ tất cả các nước tham gia liên doanh trong lĩnh vực Viễn thông theo lịch trình tương tự như lịch trình đối với các nhà đầu tư Mỹ.
4.2.3. Hiệp định tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản
Trong việc kinh doanh lĩnh vực dịch vụ Viễn thông, Hiệp định này liên quan đến các dịch vụ Viễn thông sau:
“Các dịch vụ viễn thông cơ bản, gồm:
- Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói
- Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh
- Dịch vụ điện báo
- Dịch vụ fax
- Dịch vụ thuê kênh riêng
- Các dịch vụ thông tin vô tuyến (bao gồm cellular, mobile và vệ tinh)
Các dịch vụ điện thoại cố định bao gồm nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế”
Hiệp định này nêu rõ:
“Đối tác Nhật Bản chỉ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Liên doạnh giữa đối tác Nhật Bản với Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông không chậm hơn ngày mà liên doanh giữa đối tác Việt Nam với bất kỳ nước thứ ba nào thực hiện, hoặc ngày mà cam kết của Việt Nam với bất kỳ nước thứ ba nào về vấn đề này có hiệu lực, căn cứ và việc nào diễn ra trước. Phần góp vốn của phía Nhật Bản không quá 49% vốn pháp định của liên doanh
Các doanh nghiệp không được phép xây dựng mạng đường trục và kênh truyền quốc tế riêng mà phải thuê chúng từ các công ty khai thác dịch vụ Việt Nam.”
Điều này có nghĩa là nếu có sự thành lập liên doanh trong kinh doanh khai thác dịch vụ Viễn thông giữa Mỹ và Việt Nam thì các nhà đầu tư Nhật Bản cũng được phép thành lập liên doanh với số vốn không quá 49% vốn pháp định.
4.3. Từng bước xây dựng thị trường Viễn thông cạnh tranh lành mạnh
4.3.1. Xây dựng Bộ Bưu chính Viễn thông trở thành một cơ quan quản lý độc lập hơn
Theo WTO, cơ quan quản lý là độc lập nếu nó tách biệt khỏi và không chịu trách nhiệm với bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản nào. Các quyết định và thủ tục được sử dụng bởi cơ quan quản lý công bằng với tất cả các bên tham gia thị trường.
Theo ITU, cơ quan quản lý độc lập nếu nó độc lập về tài chính, cơ cấu và ra quyết định. Định nghĩa “độc lập” bao gồm 3 yếu tố sau:
(1) Độc lập với các bên tham gia thị trường: Các cơ quan quản lý là những nhà trọng tài công bằng và trung lập trên thị trường mà họ giám sát. Bản thân họ không được tham gia thị trường đó hay nghiêng về phía bất kỳ doanh nghiệp nào. Ngay cả khi chính phủ sở hữu cổ phần đáng kể trong doanh nghiệp có thị phần khống chế thì cũng không nên thiên vị doanh nghiệp có thị phần khống chế đó. Các đối thủ cạnh tranh và các nhà đầu tư tiềm tàng phải chắc chắn rằng họ sẽ thấy sự công bằng và không phân biệt khi tham gia vào một thị trường Viễn thông nào đó.
(2) Độc lập khỏi sự kiểm soát và ảnh hưởng chính trị: Cơ quan quản lý sẽ thực hiện nhiệm vụ của họ theo uỷ nhiệm của luật pháp và các mục tiêu quản lý Viễn thông thích hợp (vẫn đảm bảo an ninh quốc phòng) và không phục vụ lợi ích của bất kỳ đảng phái chính trị hoặc cá nhân có quyền lực nào.
(3) Độc lập dựa trên sự tín nhiệm và năng lực: Cơ quan quản lý phải tạo dựng và duy trì sự tín nhiệm của mình trong khu vực tư nhân và các bên lợi ích của chính phải thông qua việc ra quyết định hợp lý, minh bạch và công bằng. Cơ quan quản lý phải đứng sau các hành động của mình và có thể bảo vệ chúng trước toà án hoặc các diễn đàn của chính phủ và phi chính phủ khác. Cơ quan quản lý cần có các nguồn lực tài chính và nhân lực đủ để thực hiện nhiệm vụ của mình, và phải tránh những hạn chế trong quản lý với khả năng xây dựng một cơ quan độc lập nắm bắt và thấu hiểu mọi vấn đề.
Theo kinh nghiệm của thế giới thì quá trình làm cho một cơ quan quản lý trở nên độc lập chia thành 2 giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất là tách việc cung cấp dịch vụ/hoạt động mạng khỏi chức năng quản lý và chính sách. Giai đoạn thứ hai là tách biệt các chức năng quản lý và phát triển chính sách.
Đối với Bộ Bưu chính Viễn thông của Việt Nam, giai đoạn thứ nhất đã được hoàn thành. Nhưng giai đoạn hai vẫn chưa được thực hiện.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng dù giai đoạn hai có được hoàn tất thì Bộ bưu chính Viễn thông của Việt Nam cũng không thể là một cơ quan hoàn toàn độc lập theo thông lệ quốc tế do Việt Nam có những đặc điểm về chính trị và kinh tế riêng biệt. Nhưng, việc làm cho Bộ Bưu chính Viễn thông công bằng hơn và minh bạch hơn trong quá trình quản lý thì có thể làm được bằng một số biện pháp sau:
Hoàn thiện website của Bộ Bưu chính Viễn thông để cho phép giao tiếp nhiều hơn với công chúng và các bên tham gia thị trường. Điều này đặc biệt cần thiết trong việc ban hành các chính sách, luật và quy chế mới. Bộ BCVT nên tạo điều kiện tranh luận và lấy ý kiến công khai rộng rãi hơn về quá trình soạn thảo các quy định của mình, bằng cách đăng các quy chế dự thảo lên website của Bộ vào thời điểm thích hợp. Ví dụ, website của Bộ Thương mại có mục “Các quy định đang soạn thảo”, như vậy, công chúng được thông báo về những gì đang diễn ra.
Bộ Bưu chính Viễn thông nên tạo ấn tượng là Bộ chủ động hơn trong vấn đề VNPT, ví dụ Bộ nên chủ động hướng dẫn VNPT tính toán cước kết nối và xây dựng hợp đồng kết nối chính chứ không phải chờ VNPT trình lên.
Bộ nên nâng cao năng lực và trình độ cán bộ của mình trong những vấn đề then chốt có ảnh hưởng đến cạnh tranh
Bộ nên sớm công khai công bố các kế hoạch hành động của mình để các doanh nghiệp có thể chuẩn bị tốt cho hoạt động và điều chỉnh của họ.
Bộ có thể xây dựng cơ chế để cho phép sự tham gia và góp ý nhiều hơn của công chúng, ví dụ bằng cách lập các Hội đồng tư vấn hoặc các uỷ ban đặc biệt để giải quyết các vấn đề nan giải như cấp phép cho các dịch vụ mới hoặc các doanh nghiệp mới, giải quyết tranh chấp các hợp đồng...
Bộ nên xem xét việc tạo cơ hội và hỗ trợ hơn nữa cho cac thành phần tư nhân trong và ngoài nước tham gia khai thác dựa trên cơ sở vật chất/ cơ sở hạ tầng mạng, cũng như tăng cường cạnh tranh trong thị trường.
4.3.2. Tái cơ cấu VNPT
Vì VNPT hiện đang là doanh nghiệp gần như độc quyền hoàn toàn trên Thị trường Viễn thông Việt Nam nên để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn, nhất thiết phải tái cơ cấu VNPT. Cụ thể hoá điều này, ngày 23/3/2005, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 58/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án Tập đoàn Bưu chính Viễn thông theo đề nghị của Bộ Bưu chính Viễn thông và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
a) Các đặc trưng cơ bản của Tập đoàn
Theo đề nghị của Bộ Bưu chính Viễn thông thì Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là tập đoàn có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành, trong đó bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin là ngành kinh doanh chính, chuyên môn hoá cao, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; chuyển liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn hiện nay sang liên kết theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông sẽ là một tổ hợp kinh tế bao gồm các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo có sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Các thành viên liên kết với nhau theo mô hình công ty mẹ - công ty con thông qua quan hệ sở hữu về vốn là chủ yếu, đồng thời có sự gắn kết về công nghệ, thị trường, nghiệp vụ
Tập đoàn được quản lý toàn bộ bởi Hội đồng quản trị, điều hành Tập đoàn là Tổng Giám đốc và có các Giám đốc phụ trách lĩnh vực là người đứng đầu các cơ quan điều phối. Cơ quan giúp việc quản lý điều hành và tư vấn chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo Tập đoàn là Ban kiểm soát, Văn phòng và các ban chuyên môn của Công ty mẹ.
b) Các bộ phận của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông có liên quan đến hoạt động quản lý, kinh doanh Viễn thông
1. Công ty mẹ:
Công ty mẹ là công ty Nhà nước được tổ chức quản lý hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 và mang tên là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Công ty mẹ sẽ bao gồm bộ phận quản lý đường trục (được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các Công ty Viễn thông Quốc tế - VTI, Công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN); bộ phận quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn (được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Công ty tài chính Bưu điện) và cơ quan quản lý điều phối (gồm các ban chức năng giúp việc).
Theo đề án, Công ty mẹ có nhiệm vụ thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào các công ty con, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, công nghệ, thương hiệu và thị trường.
Công ty mẹ đầu tư vào công ty con thông qua cơ quan điều phối và người đại diện phần vốn Nhà nước đầu tư vào các công ty con; điều hành thống nhất mạng lưới; thực hiện các hoạt động công ích. Công ty mẹ trực tiếp quản lý kinh doanh mạng lưới viễn thông đường trục. Việc kinh doanh mạng lưới đường trục phải hạch toán riêng theo quy định của Nhà nước về giá cước và quản lý kết nối để tránh sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn khi sử dụng các dịch vụ trên mạng thông tin đường trục quốc gia.
2. Các công ty con do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn gồm:
Các công ty viễn thông vùng: các công ty viễn thông vùng được thành lập trên cơ sở sát nhập các công ty quản lý mạng viễn thông tại các bưu điện tỉnh, thành phố, các đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực đào tạo nghề. Có 3 tổng công ty viễn thông vùng miền trên cả nước. Tổng công ty Viễn thông I (từ Quảng Bình trở ra), Tổng công ty Viễn thông II (từ Bình Thuận trở vào) và Tổng công ty Viễn thông III (từ Quảng Trị với Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên). Các Tổng công ty này được hình thành trên cơ sở sáp nhập các công ty quản lý và khai thác mạng viễn thông của Bưu điện các tỉnh, thành phố hiện nay.
3. Công ty con 100% vốn nhà nước và hoạt động độc lập trực thuộc công ty mẹ là Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) và Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC).
4. Các công ty mà công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn sẽ bao gồm 2 công ty thông tin di động sẽ được cổ phần hoá là Công ty Thông tin (VMS - MobiFone); Công ty dịch vụ Viễn thông (GPC -Vinaphone). Ngoài ra còn có Công ty dịch vụ Tài chính; các công ty Tư vấn chuyên ngành; các công ty dịch vụ Internet.
5. Các công ty do Công ty mẹ sở hữu dưới 50% vốn gồm các công ty sản xuất thiết bị, các công ty công nghiệp phần mềm, xây lắp, thương mại, các công ty cung cấp dịch vụ gia tăng, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, Du lịch Bưu điện, các công ty liên doanh với nước ngoài về viễn thông và công nghệ thông tin
c) Tác động của việc hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sẽ chấm dứt sự liên kết theo kiểu hành chính giữa các thành viên thuộc VNPT như hiện nay. Không còn cơ chế cấp vốn nữa mà sẽ chuyển sang đầu tư vốn theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Có nghĩa là với mô hình tập đoàn, công ty mẹ sẽ đầu tư vốn cho công ty con, công ty con sẽ phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó. Cơ chế hạch toán độc lập khiến các công ty con phải tự tìm lấy con đường đi riêng, phải cạnh tranh nhau trên thị trường.
- Có sự phân định rõ cấu trúc sở hữu - phân định các loại hình thành viên: doanh nghiệp 100 vốn nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá trong đó Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn hoặc dưới 50% vốn và các công ty liên kết dưới hình thức công ty cổ phần, liên doanh... Điều này có ba tác động lớn. Thứ nhất, tạo sự phong phú các loại hình doanh nghiệp trong ngành Viễn thông. Thứ hai, đẩy mạnh tính cạnh tranh trong thị trường nhưng doanh nghiệp Nhà nước vẫn có thể chiếm ưu thế và nắm quyền kiểm soát. Thứ ba, việc cho phép hình thành công ty liên doanh về Viễn thông Nhà nước giữ dưới 50% cổ phần là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Xây dựng tập đoàn sẽ tách rõ hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Viễn thông đều có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ công ích thông qua cơ chế hoạt động của Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam. Như vậy, việc thực hiện cung cấp dịch vụ công ích vẫn được đảm bảo mà hoạt động kinh doanh lại hiệu quả hơn.
- Công ty mẹ bao gồm hai bộ phận là: bộ phận quản lý đường trục; bộ phận quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn và cơ quan quản lý điều phối. Cấu trúc này sẽ giảm bớt chồng chéo, hạn chế những bất cập trong quản lý và khai thác hệ thống đường trục. Trong đề án thành lập Tập đoàn còn nêu rõ: “Việc kinh doanh mạng lưới đường trục phải hạch toán riêng theo quy định của Nhà nước về giá cước và quản lý kết nối để tránh sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn khi sử dụng các dịch vụ trên mạng thông tin đường trục quốc gia.” Với quy định này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ bớt khó khăn hơn trong việc thuê kênh, sử dụng mạng đường trục và thực hiện kết nối.
4.3.3. Thành lập cơ quan chống độc quyền Viễn thông
Theo kinh nghiệm của các nước và theo sự khuyến nghị của WTO, Viễn thông Việt Nam cần có một cơ quan giám sát độc lập với Chính phủ và Bộ chủ quản để có thể quản lý các vấn đề cạnh tranh. Vừa qua, Bộ Bưu chính Viễn thông đã đề nghị thành lập Cục quản lý Viễn thông có nhiệm vụ chính là thúc đẩy cạnh tranh, thực thi các chính sách của Bộ Bưu chính Viễn thông, đặc biệt xử lý khiếu nại của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề kết nối.
Một số vụ thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông như: Vụ Kế hoạch Tài chính Viễn thông hiện nay vừa ban hành, vừa thực thi chính sách khiến công việc nhiều khi chậm, lại không công bằng. Việc ra đời Cục quản lý Viễn thông sẽ tách bạch chức năng hoạch định và thực thi chính sách của Bộ trong các vấn đề liên quan đến Viễn thông. Điều này rõ ràng sẽ làm thúc đẩy tính cạnh tranh, giảm độc quyền trong Viễn thông.
4.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, chính sách liên quan đến Viễn thông.
Một trong những nhân tố quan trọng nhất để tạo môi trường cạnh tranh, để tạo sự hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài là sự hoàn thiện, minh bạch của hệ thống chính sách, pháp luật.
Vấn đề bức thiết trong Viễn thông hiện nay là bổ sung, xây dựng, minh bạch hoá các văn bản pháp luật, các chính sách của Nhà nước. Trong Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 nêu rõ, “ Đẩy nhanh việc xây dựng Pháp lệnh, Luật Bưu chinh-Viễn thông cùng hệ thống các văn bản pháp quy khác tạo điều kiện chuyển mạnh bưu chính, viễn thông sang thị trường cạnh tranh, chủ động thực hiện lộ trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.”
Tuy nhiên, tiến trình này đang diễn ra tương đối chậm chạp. Khi trả lời phỏng vấn của VnExpress, Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực đã nói, “Chúng tôi thừa nhận năng lực quản lý của Bộ còn nhiều hạn chế, hệ thống văn bản pháp lý còn thiếu, chẳng hạn, Pháp lệnh Viễn thông đã có và cho phép các công ty tư nhân được tham gia kinh doanh dịch vụ không có hạ tầng mạng song việc cấp phép rất chậm vì quy định hướng dẫn cụ thể chưa có. Cấp phép kết nối còn lung tung vì những quy định về mẫu, tiêu chuẩn cho doanh nghiệp xin kết nối còn thiếu.... Bản thân tôi cũng cho rằng duy trì doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế lâu không có lợi cho cạnh tranh và phát triển. Trong hệ thống văn bản pháp luật tới đây, Bộ sẽ ban hành các quy định làm tăng thêm thẩm quyền cho các doanh nghiệp chiếm thị phần không khống chế...”.
Như vậy, hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến Viễn thông còn thiếu và còn một vài điểm chưa phù hợp. Thực tế này khiến các nhà đầu tư nước ngoài vừa e ngại vừa khó thực hiện đầu tư vào Viễn thông Việt Nam.
Nếu có thể, cần sớm chuẩn bị những văn bản pháp lý tạo điều kiện cho thành lập doanh nghiệp liên doanh về kinh doanh dịch vụ Viễn thông. Sớm cho ra đời Luật chống độc quyền, Luật chống cạnh tranh.
4.4. Lựa chọn công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
Một trong những mục tiêu của thu hút FDI không chỉ là lợi dụng nguồn vốn mà còn nhằm lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp. Để làm được điều này phải trước hết hú ý đến việc chọn lựa nhà thầu, chính là những nhà đầu tư nhận xây dựng các cơ sở hạ tầng mạng hay cung cấp các dịch vụ mà doanh nghiệp Việt Nam không thể đảm nhiệm.
Trên thế giới hiện nay tồn tại hai nhóm nhà thầu chính:
Nhóm 1: các nhà đầu tư có công nghệ Viễn thông, ví dụ: Teltra, NTT
Nhóm 2: các nhà đầu tư có rất nhiều vốn và dùng lượng vốn đó mua lại công nghệ, ví dụ: Hutchison Telecom.
Xu hướng hiện nay là lựa chọn các nhà đầu tư thuộc nhóm hai. Các nhà đầu tư này thường có nhiều kinh nghiệm kinh doanh hơn, mục đích của họ không phải là nghiên cứu phát triển công nghệ mà dùng tiềm lực về vốn để mua những công nghệ mới nhất. Còn các nhà đầu tư thuộc nhóm 1 có khả năng sẽ sáng tạo những bí quyết công nghệ riêng, nên có thể gây sức ép cho phía Việt Nam trong tương lai.
Bên cạnh đó, trong quá trình lựa chọn công nghệ cần tìm kiếm các công nghệ, thiết bị đồng bộ và tương thích. Một trong những hạn chế của hạ tầng mạng Viễn thông Việt Nam hiện nay là sử dụng thiết bị thuộc nhiều hãng khác nhau. Các công nghệ này không đồng bộ đã làm giảm năng suất của toàn bộ hệ thống.
IV. Kiến nghị với nhà nước
- Sớm đưa ra những quyết định tạo điều kiện cho việc chuyển các dự án BCC thành công ty cổ phần và cho phép bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Sửa đổi Luật để có thể hình thành các công ty liên doanh trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông.
- Xây dựng Bộ Bưu chính Viễn thông trở thành một cơ quan quản lý độc lập hơn trong lĩnh vực Viễn thông.
- Đẩy nhanh quá trình tạo lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, song song đó có những biện pháp kiểm soát tính độc quyền của Tập đoàn này bằng một số biện pháp như ban hành Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền...
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến Viễn thông
- Tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tham gia đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông Việt Nam.
Kết luận
Với cấu trúc gồm ba chương chính, luận văn của em tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ Viễn thông Việt Nam, từ đó em đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư này.
Ngành Viễn thông Việt Nam thời gian qua đã gặt hái được rất nhiều thành công, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ bổ sung nguồn lực về vốn mà còn trang bị cho Viễn thông Việt Nam những công nghệ, thiết bị hiện đại, làm đa dạng hoá các hình thức dịch vụ và nâng cao chất lượng cung cấp. Tuy nhiên do những hạn chế về hình thức đầu tư, về môi trường đầu tư nên lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ Viễn thông của Việt Nam còn ít. Mặc dù Viễn thông Việt Nam đã có những bứt phá trong quá trình phát triển, nhưng nếu so sánh với các nước trên khu vực và thế giới thì Viễn thông Việt Nam vẫn nhỏ bé. Vì vậy trong các năm tới đây, Viễn thông Việt Nam cần một lượng đầu tư vốn và công nghệ rất lớn. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách này, nhất thiết Việt Nam phải tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các biện pháp chủ yếu là chuyển đổi hình thức đầu tư, giảm bớt tính độc quyền của các doanh nghiệp Viễn thông thuộc vốn sở hữu nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật. Ngoài ra trong quá trình tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viễn thông một vấn đề đáng lưu ý là phải lựa chọn những công nghệ hiện đại, đồng bộ và tương thích.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Vận đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ-chuyên viên làm việc tại Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là bác Hoàng Văn Hưng và anh Nguyễn Sỹ Hoàng đã cung cấp tài liệu và có những ý kiến đóng góp quý báu cho nội dung của luận văn.
phụ lục
Phụ lục 1. Các doanh nghiệp viễn thông phân chia theo lĩnh vực hoạt động
Thiết lập và cung cấp dịch vụ Viễn thông cố định – 5 doanh nghiệp
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (ETC)
Công ty Viễn thông quân đội – Vietel Corporation (VIETEL)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ Viễn thông quốc tế – 3 doanh nghiệp
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (ETC)
Công ty Viễn thông quân đội – Vietel Corporation (VIETEL)
Cung cấp các dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP – 6 doanh nghiệp
Tổng công ty Bưu chínhh Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (ETC)
Công ty Viễn thông quân đội – Vietel Corporation (VIETEL)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel)
Cung cấp dịch vụ thông tin di động – 5 doanh nghiệp
Tổng công ty Bưu chínhh Viễn thông Việt Nam (VNPT) – 2 Giấy phép (VinaFone và MobiFone)
Công ty Viễn thông quân đội – Vietel Corporation (VIETEL)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Doanh nghiệp IXP – 6 doanh nghiệp
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (ETC)
Công ty Viễn thông quân đội – Vietel Corporation (VIETEL)
Công ty Đầu tư phát triển công nghệ (FPT)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Doanh nghiệp OSP – 11 doanh nghiệp
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty Viễn thông quân đội – Vietel Corporation (VIETEL)
Công ty Cổ phần dịch vụ Internet (OCI)
Công ty Đầu tư phát triển công nghệ (FPT)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Công ty Điện tử quận 10 (TIENET)
Công ty Điện tử Hoá chất Bộ quốc phòng (ELINCO)
Công ty Cổ phần công nghệ mạng (QTNET)
Công ty Netnam (NETNAM)
Công ty Cổ phần Thanh Tâm
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập Internet – 15 doanh nghiệp
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Công ty Viễn thông quân đội – Vietel Corporation (VIETEL)
Công ty Cổ phần dịch vụ Internet (OCI)
Công ty Đầu tư phát triển công nghệ (FPT)
Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)
Công ty Điện tử quận 10 (TIENET)
Công ty Điện tử Hoá chất Bộ quốc phòng (ELINCO)
Công ty Cổ phần công nghệ mạng (QTNET)
Công ty Viễn thông điện lực (ETC)
Công ty Netnam (NETNAM)
Công ty Cổ phần Thanh Tâm
Công ty Đầu tư kỹ nghệ (TECHCOM)
Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel)
Công ty Việt Khang (XVNET)
Phụ lục 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2004
(tính tới ngày 31/12/2004 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Chuyên ngành
Số dự án
TVĐT (USD)
Vốn pháp định (USD)
Đầu tư thực hiện (USD)
I
Công nghiệp
3,437
26,762,115,232
11,669,102,425
18,460,919,156
CN Dầu khí
27
1,898,083,340
1,391,083,340
4,434,731,733
CN Nhẹ
1,411
7,215,575,345
320,342,063
3,362,256,910
CN Nặng
1,476
10,918,972,875
4,362,763,693
6,587,910,389
CN Thực phẩm
230
2,847,373,620
1,290,626,211
2,038,019,276
Xây dựng
293
3,882,140,052
1,394,287,118
2,038,000,848
II
Nông, lâm nghiệp
700
3,493,909,297
1,513,110,165
1,698,176,359
Nông - Lâm nghiệp
595
3,151,083,781
1,385,374,784
1,584,608,715
Thuỷ sản
105
288,825,516
127,735,381
149,567,644
III
Dịch vụ
993
15,715,442,495
7,108,869,362
6,613,638,580
GTVT - Bưu điện
144
1,568,742,979
1,990,665,939
918,460,555
Khách sạn - Du lịch
166
3,604,989,648
1,250,534,053
2,198,828,995
Tài chính - Ngân hàng
56
738,550,000
714,585,000
632,430,077
Văn hoá- Y tế - Giáo dục
179
665,893,808
294,784,219
342,039,836
XD đô thị mới
3
2,466,674,000
675,183,000
51,294,598
XD Văn phòng - Căn hộ
104
3,635,640,377
1,260,108,962
1,611,942,035
XD hạ tầng KCX - KCN
20
986,099,546
379,519,597
521,371,777
Dịch vụ khác
321
1,048,852,137
453,478,592
337,270,707
Tổng số
5,130
45,917,467,024
20,201,081,952
26,772,734,095
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Danh mục tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
TS. Nguyễn Xuân Vinh: Kinh tế Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội 2003
Nguyễn Minh Sơn, Trịnh Thông, Triệu Minh Long, Phạm Thị Bích Loan: Nghiên cứu tổng quan Viễn thông Việt Nam
-Tập 1: Tổng quan hiện trạng Viễn thông Việt Nam
-Tập 3: Các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới và khuyến nghị.
-Tập 4: Quản lý Viễn thông trong môi trường cạnh tranh
-Tập 5: Phụ lục và các vấn đề hỗ trợ cho việc lập kế hoạch
Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội năm 2002
TS. Nguyễn Xuân Vinh: Quản lý Viễn thông, phát thanh và truyền hình, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội tháng 3 năm 2003
TS. Bùi Quốc Việt: Marketing dịch vụ Viễn thông trong hội nhập và cạnh tranh. Nhà xuất bản Bưu điện tháng 10 năm 2002
TS. Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Thị Minh Huyền: Phát triển Internet – Kinh nghiệm và chính sách của 1 số quốc gia trong khu vực, Nhà xuất bản Bưu điện tháng 9 năm 2003.
Mai Thế Nhượng và nhóm chuyên viên Viện Kinh tế Bưu điện: Cạnh tranh trong Viễn thông. Nhà xuất bản Bưư điện, Hà Nội tháng 12 năm 2001
TS. Nguyễn Xuân Vinh. T.S Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Ths. Lê Xuân Phong: Các phương pháp dự báo trong Bưu chính Viễn thông. Nhà xuất bản Bưu pđiện, Hà Nội tháng 11 năm 2002.
Ngân hàng thế giới. Người dịch: Ths. Vũ Cương, Nguyễn Quỳnh Hoa, Lê Đồng Tâm, Nhữ Lê Thu Hương: Báo cáo phát triển thế giới năm 2005 – Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.
Kathie Krumm và Honi Kharas. Người dịch: TS. Nguyễn Minh Vũ, TS Lưu Minh Hiền, Ths. Triệu Thành Nam, TS. Lê Tuấn: Đông á hội nhập – Lộ trình chính sách thương mại hướng đến mục tiêu tăng trưởng chung. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.
Supuchai Panitchpakdi và Mark.L. Cliford: Trung Quốc và WTO. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội năm 2002
Đỗ Tiến Sâm, Lê Văn Sang: Trung Quốc gia nhập WTO và tác động đối với Đông Nam á. Nhà xuất bản Khoa học và Xã hội, Hà Nội năm 2002
Nguyễn Thanh Hà, Tư vấn, Trung tâm Tư vấn Đầu tư và Công nghệ VietBid; Phạm Quang Thành, Cộng tác viên của Vietbid: Báo cáo tổng hợp về Viễn thông Việt Nam năm 2004 - Nghiên cứu tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực Viễn thông ở Việt Nam
Quy hoạch phát triển Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2004-2010 (bản dự thảo)
Tài liệu tiếng Anh:
FDI in Telecom Serivices in Asia – High level Policy Seminar on Services FDI and Competitiveness in Asia UNCTD and ASEAN, Ritsumeikan University, Kyoto,2-4 March 2004
Vietnam telecom market report
Master Telecom Report 9 November ( Foreign Investment Agency)
Trang web tham khảo:
mục lục
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3053.doc