Đề tài Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và kế toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam

Luật thuế GTGT được ban hành và áp dụng từ ngày 1/1/1999. Là một loại thuế mới thay cho thuế doanh thu đã già cỗi và có nhiều hạn chế, nên thuế GTGT đã khắc phục được những nhược điểm của thuế doanh thu trước kia và đã có nhiều tác động tích cực đến nguồn thu của NSNN, tới những biến động đổi thay của nền kinh tế thị trường trong cơ chế mới. Mặc dù được áp dụng từ 3 năm nay, nhưng so với kinh tế thế giới thì vẫn còn rất mới, sinh sau đẻ muộn như Inđonêxia (1983), Trung Quốc(1980), Thuỵ Điển(1969).do đó vấn đề còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và thách thức dù rằng cho đến nay Chính phủ và Bộ Tài Chính đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để hướng dẫn, sửa đôỉ áp dụng. Nhưng đến đâu đi nữa việc nhà nước thay thế thuế doanh thu bằng luật thuế GTGT là một sự lựa chọn đúng đắn cho hướng đi của nền kinh tế nước nhà, nhất là trong giai đọan hiện nay. Thúc đầy công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.

doc35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và kế toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định số 9/2000/NĐCP ngày 29/12/2000 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT không phân biệt ngành nghề, tổ chức kinh doanh( cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT đêù là đối tượng nộp thuế GTGT. 3- Căn cứ tính thuế GTGT: 3.1 Giá tính thuế GTGT : Theo quy định tại Điều 7- Luật thuế GTGT và Điều 6- Nghị định số 79/2000/NĐCP và các Thông Tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung của Bộ Tài Chính như Thông Tư 122/2000/TT-BTC,Thông Tư 82/8/9/2002/TT-BTC giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau : + Đối với hàng hoá, dịch vụ cho cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho các đối tượng khác là giá chưa có thuế GTGT. + Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu(CIF) cộng với thuế nhập khẩu(nếu có). + Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. +Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuế thu từng kì chưa có thuế. +Đối với hàng hoá bán ra theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hoá, tính theo giá bán một lần không tính theo số tiền trả từng kì. +Đối với hoạt động gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế(bao gồm tiền công, nhiên liệu ,động lực,vật liệu phụ và chi phí khác để gia công). +Đối với hoạt động xây lắp là giá xây dựng,lắp đặt chưa có thuế của công trình hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện; trường hợp xây dựng,lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và khối lượng hạng mục công trình ,phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế GTGT tính trên phần giá trị công trình bàn giao. +Đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà để bán ,xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển nhượng của các đơn vị được giao đất bởi Nhà Nước, giá tính thuế là giá bán nhà,cơ sở hạ tầng gắn với đất,trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp NSNN. +Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản,giá tính thuế GTGT được trừ giá trị đất chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất. +Đối với dịch vụ in,giá tính thuế là tiền công in,trường hợp các cơ sở in thực hiên các hợp đồng in,giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì gia tính thuế bao gồm cả tiền giấy. +Đối với các hoạt động đại lý ,môi giới mua,bán hàng hoá, dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này. +Đối với hàng hoá ,dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán là giá đã có thuế GTGT,thì giá chưa có thuế(bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng) làm căn cứ tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia cho(1+%thuế suất của hang hoá ,dịch vụ đó). 3.2.Thuế suất. +Theo quy định tại điều 8 Luật thuế GTGT và điều 7 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính Phủ ,thuế suất thuế GTGT được áp dụng như sau: áp dụng một trong 4 mức thuế suất * Thuế suất 0%: Ap dụng đối với hàng hoá xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xât khẩu, sửa chữa may móc, thiêt bị phương tiện vận tải cho nước ngoài, dịch vụ xuất khẩu lao động. Xuât khẩu bao gồm xuât ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu vực chế xuất cho doanh nghiêp chế xuất và trường hợp cụ thể khác được coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ. Mức thuế suât 5% đối với hàng hoá dịch vụ: Than đá, nguyên vật liệu xây dựng như đất ,đá , cát, sỏi; Sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng),khuôn đúc các loại, que hàn, lốp và bộ săm lốp cơ từ 900-20 trơ lên,đá mài; Hoá chất cơ bản, phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vạt nuôi, cây trồng, bình bơm thuốc sâu. Máy vi tính, cụm linh kiện máy tính. Thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế: bông băng vệ sinh y tế. Thuốc chữa bệnh phòng bệnh cho người vật nuôi,sản phẩm hoá dược,dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh,phòng bệnh. Giáo cụ dùng để giảng dạy học tập ,nghiên cứu thí nghiệm. Đồ chơi cho trẻ em , sách khoa hoc- kỹ thuật,sách văn học nghệ thuật,sách phục vụ thiếu nhi,sách pháp luật trừ loại sách thuộc diện không chịu thuế GTGT quy định tại khoản 13,điền 4 Luật thuế GTGT. Kinh doanh các mặt hàng là sản phẩm trồng trọt,sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Lâm sản (trừ gỗ,măng) chưa qua chế biến, thực phẩm tươi sống và lương thực. Bông sơ chế từ bông trồng trong nước là bông đã được bỏ vỏ,hạt và phân loại. Sản phẩm bằng đay cói ,tre nứa lá là các loại sản phẩm đươc sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay ,cói,tre,nứa. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt(trừ nước sạch thuộc diện không chịu thuế nêu tại khoản 18, điều14 Luật thuế GTGT và các loại nước thuộc nhóm thuế suất 10%). Thức ăn cho gia súc gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác. Dịch vụ khoa học kỹ thuật bao gồm các hoạt động nghiên cứu,ứng dụng hướng dẫn về khoa học ,kỹ thuật. Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp Mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được mua vào và bán ra ở các đơn vị thương mại tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Các mặt hàng như ván ép nhân tạo , mủ cao su sơ chế,băng đĩa từ, vật liệu nổ ,giấy in báo,dây cáp điện sử dụng điện áp từ 600v trở lên… Các dịch vụ khác như vận tải,bốc xếp,xây dựng lắp đặt,hoạt động trục vớt,cứu hộ nạo vét luồng lạch ,cảng sông,cảng biển… *Mưc thuế suất 10% đối vơi hàng hoá dịch vụ. Sản phẩm khai khoáng :dầu mỏ khí đốt,quặng và các sản phẩm khai khoáng khác. Điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất ,kinh doanh điện bán ra, không phân biệt nguồn điện sản xuất. Sản phẩm cơ khí tiêu dùng, điện tử đồ điện . Sản phẩm hoá chất( trừ3 nhóm hoá chất cơ bản), mỹ phẩm. Sợi, vải,sản phẩm may mặc, thêu ren. Sản phẩm bằng da, giả da. Giấy (trừ giấy in báo) và sản phẩm bằng giấy. Đường ,sữa,bánh, keọ, nước giải khát và các thưc phẩm chế biến khác. Sản phẩm gốm, sứ,thuỷ tinh,cao su, nhựa , gỗ và các sản phẩm bằng gỗ,xi măng ,gặch ngói và vật liệu xây dựng khác (trừ các loại sản phẩm thuộc nhóm thuế suất 5%). Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông. Cho thuê nhà, văn phòng, kho tăng ,bến bãi,nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo sát ,thiêt kế. Chụp ,in, phong ảnh,in băng, sang băng, cho thuê băng, sao chụp, quay chiếu vi deo. Uốn tóc, may đo quần áo, nhuộm, giặt là, hấp tẩy. Khách sạn, du lịch ,ăn uống. Các loại hàng hoá khác không quy định ở các nhóm thuế suất 0%,5%,20%. *Mức thuế suất 20% đối với hang hoá dịch vụ: Vàng, bạc, đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào, bán ra. Sổ số kiến thiết và các loại hình sổ số khác. Đại lý tầu biển. Dịch vụ môi giới. Tóm lại, đối với tất cả các doanh nghiệp, nắm rõ đối tượng ap dụng và căn cứ tính thuế, việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hon rất nhiều .Qua đó, doanh nghiệp sẽ biết rõ thực chất đang sản xuất- kinh doanh hàng hoá dịch vụ gì và biết rõ nghĩa vụ của mình đối với nhà nước như thế nào. 3.4. Phương pháp tính: Việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau: Số thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào phải nộp đầu ra được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT = Giá tính thuế hàng hoá dịch vụ x Thuế suất thuế GTGT đầu ra chịu thuế bán ra của hàng hoá đó Thuế GTGT = Tổng số thuế GTGT + Số thuế GTGT - Số thuế đầu vào đầu vào ghi trên hoá đơn ghi trên ctừ được khấu trừ được ktrừ mua hàng hoá dvụ nộp thuế của theo tỉ lệ 1% hàng hoá Nkhẩu 3.5- Quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Thuế đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT mua vào tháng nào được khấu trừ toàn bộ số thuế phải nộp trong tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay chưa xuất dùng. Trong trường hợp cơ sở sản xuất chế biến mua hàng hoá là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất, phế liệu thu gom mà không có hoá đơn thuế GTGT và một số trường hợp đặc biệt khác, số thuế GTGT được khấu trừ sẽ được tính theo tỉ lệ % nhất định trên giá mua vào. Tỉ lệ khấu trừ đối với từng loại hàng hoá do chính phủ quy định. 3.6- Quy định về hoàn thuế: Cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp: +Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tiếp ( không phân biệt liên độ kế toán ) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được hoàn thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế . Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên được xét hoàn thuế theo tháng ,theo chuyến hàng (nếu xác định được số thuế GTGT đầu vào của chuyến hàng ). Đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu ,gia công xuất khẩu qua một cơ sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu , gia công chuyển tiếp xuất khẩu ,đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hầng hoá đi uỷ thác xuất khảu , cơ sở trực tiếp gia công hàng hoá xuất khẩu . +Cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng kí nộp thuế với cơ quan thuế nhưng chưa phát sinh thuế đầu ra. Nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên sẽ được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm, từng quý nếu đầu vào lớn. +Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập ,hợp nhất ,chia tách, giải thể, phá sản có số thuế GTGT nộp thừa ,cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế nộp thừa . +Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. +Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án ODA + Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng. + Đối tượng được hưởng ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo pháp lệnh về ưu đãi về miễn trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam được hoàn l;ại số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn GTGT. Cơ sở kinh doanh tại Việt Nam ban hàng hoá và dịch vụ cho các đối tượng này khi lập hoá đơn GTGT vẫn phải tính GTGT. Đối tượng hàng hoá dịch vụ, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ thuế GTGT tại điểm này theo hướng dẫn riêng của bộ tài chính. + Các trường hợp đã gửi hồ sơ đề nghị hoàn thế đầy đủ, đúng quy định nhưng dâng trong giai đoạn điều tra, khởi tố về các hành vi gian lận về thuế GTGT theo quy định của cơ quan chức năng thì tạm dừng xem xét giải quyết việc hoàn thế đến khi có quyết định xử lý. thực trạng vận hành thuế GTGT, kế toán thuế GTGT ở việt nam: Thực trạng vận hành thuế GTGT: Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Luật thuế GTGT thay thế thuế doanh thu, những kết quả bước đầu đã đáp ứng được những mục tiêu đề ra đồng thời có những khó khăn, vướng mắc đòi hỏi phải khẩn trương tháo gỡ. 1.1-Những kết quả bước đầu: Thực tế qua hơn ba năm thực hiện nhìn chung luật thuế GTGT đã khẳng định tính ưu việt bằng việc góp phần cho nền kinh tế đất nước ổn định và phát triển với tốc độ cao : năm 2000 đạt 6,7% ,năm 2001 đạt 7% và dự kiến năm 2002 6,5% .Bằng việc thúc đẩy đầu tư với tổng số vốn đầu tư năm 2000 tăng 20% và năm 2001 tăng hơn 16% rõ nét nhất là kuyến khích xuất khẩu hàng hoá với tổng giá trị xuất khẩu năm 2000 tăng 21,3% và năm 2001 tăng 8,0% trong điều kiện thị trường xuất khẩu bị hạn chế và giá cả của một số mặt hàng xuất khẩu liên tục giảm. Hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu năm 2000 là 5000 tỷ đồng năm 2001 là 4700 tỷ. Số thu về thuế đều đạt được so với dự kiến thiết kế chính sách và so với dự toán hàng năm . -Tổng thu ngân sách nhà nướctăng ,trong đó thu thuế GTGThàng nhập khẩu đạt 13,1% so với dự toán cả năm.Có được điều này nhờ vào sự tích cực chủ động và phối hợp chặt chẽ của các ngành ,đơn vị chức năng như thuế, hải quan…với các địa phương trong việc tính và thu thuế . -Qua việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thuđã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu trùng lắp thuế nên đã có tác dụng tích cựcđối với sản xuất và dịch vụ . -Việc áp dụng thuế GTGT khuyến khích xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.Kích thích phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá xuất khẩu, giải quyết nhu cầu lao động ngày càng tăng của xã hội tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh . -Thuế GTGT có tác dụng tăng cường lưu thông hàng hoá do thuế GTGT chỉ điều tiết trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ nên thúc đẩy lưu thông hàng hoá thuận lợi . -Thuế GTGT góp phần cơ cấu lại nền kinh tế từ sản xuất thay thế nhập khẩu chuyển mạnh sang hướng xuất khẩu. -Thực hiện luật thuế nói chung, thuế GTGT nói riêng không có tác động xấu tới giá cả thị trường , không làm tăng giá cả của hàng hoá . -Việc áp dụng thuế GTGT thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc sử dụng hoá đơn chứng từ nhằm nâng cao hạch toán kế toán, sản xuất kinh doanh để công tác quản lí thu thuế tốt hơn. 1.2- Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện: - Về thuế suất: Trước đây chính sách thuế quy định 11 mức thuế suất hiện nay còn 4 mức thuế suất vì vậy có nhiều doanh nghiệp chịu mức thuế suất thấp nay lại phải chịu thuế suất cao dẫn đến gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh -Về khấu trừ thuế và xét giảm thuế GTGT: Cách tính thuế đầu vào được khấu thừ trong trường hợp kinh doanh hàng hoá chịu thuế và không chịu thuế còn nhiều phức tạp. Những quy định kháu trừ khống và xét giảm thuế GTGT còn thiếu chặt chẽ, rườm rà mang tính chắp vá. -Xử lý thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu: Trong hơn 6 tháng đầu năm thuế suất hàng nhập khẩu , nhất là đối với nguyên, nhiên ,vật liệu quá cao. Việc áp mã thuế thiếu chính xác, thời gian nộp thuế quá ngắn. Vấn đề hoàn thuế còn chậm và phức tạp trong kiểm tra hoá đơn. Do vậy , nhiều doanh nghiệp phải chịu thêm lãi suất ngân hàng từ số tiền vay nộp thuế trước nhưng chậm đưọc trả lại.Song, chính nhiều doanh nghiệp cũng chưa nghiêm túc kê khai và hoàn thành các thủ tục cần thiết, dẫn đến tình trạng chậm trễ trong viêc hoàn thuế. -Tình trạng trốn thuế phổ biến nghiêm trọng và ngày càng tinh vi: Hoá đơn gian, hoá đơn giả phát sinh nhiều hơn so với trước. Có tình trạng các doanh nghiệp mua hàng không có hoá đơn đã mua h oá đơn ngoài,tự ghi số lưọng, gia cả để tránh thuế đầu vào; đồng thời hợp thức hoá hàng hoá đầu vào để được khấu trừ khống thuế GTGT, kết hợp với việc giữ mức thuế đầu ra thấp hơn để không nộp thuế, để gian lận việc hoàn lạithuế. Có cả tình trạng một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh thông đồng với cán bộ thuế để kinh doanh trốn thuế. -Thuế GTGT làm đảo lộn mức thuế phải nộp: Thuế GTGT được thiết kếvới những mức thu tương đương thuế doanh thu với mục tiêu ổn định quan hệ phân phối giữa Nhà nước với nền kinh tế xét trên tổng thể, nhưng thực tế nó đã làm đảo lộn mức thuế phải nộp của các ngành khác nhau. Có ngành thuế phải nộp tăng gấp bội so với thuế doanh thu, có ngành lại thấp hơn nhiều. Tương quan phân phối giữa các ngành bị đảo lộn. -Thuế GTGT gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp về vốn : Qui định phải nộp thuế GTGT đối với những mặt hàng nhập kho nhưng chưa bán làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề vốn. Đặc biệt với những doanh nghiệp với số vốn ít. -Tốc độ hoàn thuế cho doanh nghiệp còn chậm: Quá trình, thủ tục xin hoàn thuế khá rắc rối, mất nhiều thời gian và công sức của các doanh nghiệp .Để được hoàn thuế các doanh nghiệp phải nộp hồ sơ và toàn bộ hoá đơn, chứng từ lên cơ quan thuế rồi chờ nhân viên thuế xuống đơn vị kiểm tra, đối chiếu hoá đơn, vì chỉ có hoá đơn thuế GTGT hợp lệ mới được xem xét khấu trừ thuế. Nguyên nhân sâu xa của những khó khăn vướng mắc chính nêu trên là do nước mới chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, hệ thống tài chính và ngân hàng chưa phát triển kịp thời với đà tăng trưởng kinh tế, nên việc thanh toán tiền hàng trong mua bán trao đổi hàng hoá chủ yếu là ngoài luồng ngân hàng, rất khó kiểm soát . Mặt khác người dân chưa có thói quen sử dụng hoá đơn chứng từ trong mua bán. Thêm vào đó,thuế GTGT ở nước ta còn chứa đựng nhiều qui định bất cập, không hợp lý so với thực tế nền kinh tế-xã hội nước ta hiện nay. Kế toán thuế GTGT: 2.1- Đối với thuế GTGT đầu vào: 2.1.1. Tài khoản sử dụng: -TK sử dụng : TK 133 : “ Thuế GTGT được khấu trừ” -Kết cấu TK: +Bên Nợ:-Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. +Bên Có:-Số thuế GTGT đầu vào đã khẩu trừ. -Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. -Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại. + Dư Nợ:-Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ . -Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng Nhà nước chưa hoàn trả. -Chi tiết TK cấp 2 +TK 1331: “ Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ”. +TK 1332: “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”. 2.1.2 Phương pháp hạch toán: + Thuế GTGT đầu vào của vật tư, hàng hoá nhập khẩu. Nợ TK 152, 153, 156,211, 213, 611: giá chưa thuế. Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán. + Mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 142: giá mua ct Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán. +Mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng(không qua kho) Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán.( giá chưa có thuế) Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ CóTK111,112, 331 : Tổng giá thanh toán + Khi mua hàng hoá nhập kho cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nợ TK152, 156, 211, 213 :mua hàng hoá Có TK333(3333) : thuế nhập khẩu. Có TK111, 112, 331:tổng giá thanh toán Phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ NợTK133:Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK333(33312) thuế GTGT hàng NK. +Trường hợp hàng mua bị trả lại hoặc được giảm giá Nợ TK 111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán. Có TK133: thuế GTGT được khấu trừ( Thuế GTGT của hàng mua bị trả lại hoặc được khấu trừ) Có TK 152, 153, 156, 211: Giá mua chưa thuế +Cuối kỳ xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT nộp trong kì Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK133: Thuế GTGT được khấu trừ +Nếu doanh nghiệp có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn đầu ra được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn thuế thì ghi: Nợ TK 111, 112 : Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ +Đối với vật tư hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế ghi Nợ TK152, 153, 156, 211 Giá mua chưa thuế Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK111, 112, 331… Cuối kì kế toán trừ số thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỉ lệ doanh thu Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ghi: Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Số thuế đầu vào không được khấu trừ ghi: Nợ TK 632: Giá vốn Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kì mà tính vào giá vốn hàng bán của kì sau kế toán ghi: Nợ TK 142: Chi phí trả trước Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kì sau kế toán ghi: Nợ TK 632:giá vốn hàng bán Có TK142:chi phí trả trước + Khi mua TSCĐ( hoá đơn thuế GTGT) dùng chung cho hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT. Số thuế không được khấu trừ kế toán hạch toán vào chi phí có liên quan tới TSCĐ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ kế toán ghi: Nợ TK142: Chi phí trả trước. Có TK133: Thuế GtGT được khấu trừ Phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi phí ghi Nợ TK 623, 627, 641, 642: Có TK142: Chi phí trả trước Trường hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhỏ kế toán ghi: Nợ TK 623, 627, 641, 642: Có TK133: Thuế GTGT được khấu trừ. -Chi phí liên quan trực tiếp tới bán bất động sản: Nợ TK 635 : Chi phí tài chính: Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK111,112 : Chi phí bằng tiền. 2.2-Đối với thuế GTGT đầu ra phải nộp: 2.2.1- Tài khoản sử dụng: - TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Thuế GTGT được khấu trừ trong kì - Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá - Số thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước Bên Có:- Số thuế GTGT đầu ra phảI nộp của hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi tặng biếu, sử dụng nội bộ. - Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tàI chính, hoạt động khác. - Số thuế GTGT phảI nộp của hàng hoá nhập khẩu. Dư Có:Số thuế GTGT còn phảI nộp cuối kỳ . Dư Nợ:Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách nhà nước. Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3: TK 33311:-Thuế GTGT đầu ra. TK 33312:-Thuế GTGT hàng nhập khẩu. 2.2.2- Phương pháp hạch toán: - Bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ( đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Nợ TK 111, 112, 131… Tổng giá thanh toán. Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp(33311) Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cu ng cấp dịch vụ(chưa thuế) Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ. -Cho thuê tài sản +Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản nhiều năm: Nợ TK 111, 112: Tổng tiền nhận trước. Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện ( chưa thuế). Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. -Bán hàng theo phương thức trả góp Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán. Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 515: Số tiền lãi. -Khi phát sinh thu nhập hoạt động tài chính, hoạt dộng khác: Nợ TK111, 112, 138:Tổng giá thanh toán. Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp. Có TK 515: Thu nhập hoạt động tài chính. Có TK 711 : Thu nhập hoạt động khác. -Thuế nhập khẩu nộp được khấu trừ: Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp. -Hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531, 532:Doanh thu hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá. Nợ TK 3331:Thuế GTGT của hàng bán trả lại ,giảm giá. Có TK 111, 112, 131:Tổng số tiền thanh toán. -Cuối kì xác định số thuế cần phải nộp trên cơ sở số thuế được khấu trừ: Nợ TK 3331:Số thuế được khấu trừ. Có TK133 : Có TK 111, 112: Thuế GTGT còn phải nộp. -Nếu cơ quan có thẩm quyền xét giảm thuế: Nợ TK 3331:Số thuế được giảm. Nợ TK111,112 :Số thuế được giảm thanh toán bằng tiền. Có TK 711: Thu khác. -Khi bán bất động sản: +Tổng số tiền thu về bán bất động sản : Nợ TK111,112,131: Tổng số tiền thanh toán . Có TK 515 : Thu nhập hoạt động tài chính. Có TK3331 : Thuế GTGT phải nộp. -Phản ánh số chiết khấu TM thực tế phát sinh trong kỳ: Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại. Nợ TK 3331: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,112: Sô tiền phải trả. Có TK 131: Phải thu. Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: TK 331, 111, 112 TK 151, 152, 211… TK 511, 512, 515,711 TK 131, 111, 112 (1) TK 133 TK 111, 112 (2) (7) TK 711 (8) TK 3331 (2) (6) (9) (10) (3) (4) (5) (11) * Chú giải: (1) Giá mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định chưa thuế. (2) Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. (3) Tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT. (4) Doanh thu bán hàng và thu nhập các hoạt động khác. (5) Thuế GTGT đầu ra phải nộp. (6) Kết chuyển số thuế GTGT được khấu trừ trong kì. (7) Thuế GTGT được hoàn lại bằng tiền. (8) Thuế GTGT được giảm nhận lại bằng tiền. (9) Nộp thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước. (10) Thuế GTGT được giảm trừ vào số phải nộp. (11) Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp. III. Liên hệ với kế toán pháp: 1.Khái niệm: Thuế GTGT là loại thuế gián thu thu trên phần giá trị gia tăng của vật tư hàng hoá sau từng khâu sản xuất, bán buôn bán lẻ. 2.Căn cứ tính thuế : Căn cứ tính thuế đối với mọi hoạt động giao bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ là trị giá hàng hoá (hoặc tiền dịch vụ) bằng tiền hoặc hiện vật. Trị giá hàng hoá (hoặc tiền dịch vụ) bao gồm mọi khoản cấu thành trong giá, như chi phí vật chất, các chi phí khác, tiền lãi của đơn vị kinh doanh, các khoản thuế, lệ phí phải nộp, trừ bản thân thuế GTGT. Thuế GTGT không tính đối với khoản tiền giảm giá do khách hàng đặt tiền trước hoặc trả tiền mặt, tiền hoa hồng được trích hoặc tiền phạt do người kinh doanh giao hàng chậm. 3.Thuế suất thuế GTGT: Có 2 mức thuế suất: - 5,5% áp dụng đối với nông sản chưa chế biến, cho thuê nhà ở, vận chuyển hành khách, thuốc chữa bệnh,… -18,6% áp dụng đối với mặt hàng, dịch vụ khác. 4.Chế độ khấu trừ thuế GTGT Đối với hệ thống kế toán Pháp nói riêng và hệ thống kế toán trên thế giới nói chung, về thuế GTGT, nghiệp vụ tính và thu thuế GTGT qa từng khâu chỉ mang tính chất “tạm ứng”. Đối với đơn vị kinh doanh, số thuế đã nộp ở giai đoạn trước sẽ được khấu trừ ở giai đoạn sau .Còn đối với ngiơưì tiêu dùng, không phải trả thuế đối với từng giai đoạn riêng biệt mà phải trả toàn bộ số thuế GTGT phải nộp cho đến khi kết thúc chu kỳ kinh tế. Phần thuế GTGTđược khấu trừ chỉ được giải quyết cho đối tượng nộp thuế đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết về đăng ký,sổ kế toán, chứng từ, hoá đơn và có cơ sở để chứng minh được rằng: Trong toàn bộ giá thành của hoạt động giao bấn hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thực tế đã cóthuế GTGT nộp ở khâu trước. Khi số tiền dược khấu trừ lớn hơn số thuế phải nộp, số chênh lệch còn lại sẽ được hoàn dần vào số thuế GTGT phải nộp lần sau cho đến khi hết số tiền được hoàn và được coi là một khoản “tín dụng thuế “. 5.Chế độ hoàn thuế GTGT: Về nguyên tắc, các đối tượng nộp thuế GTGT có quyền làm đơn gửi đến các cơ quan thuế trực tiếp quản lí cơ sở để xin được xét hoàn lại số thuế đã nộp thừa hoặc khoản thuế GTGT được giảm nhưng chưa được giải quyết. Trong năm, các đơn vị xin hoàn thuế phải nộp theo quý, vào các tháng 4,7,10 để họ được xét cho 3 quý đầu năm. Việc hoàn thuế theo quý được giải quyết trong tường hợp số tiền hoàn trong quý ít nhất là 5000 FRF.Việc hoàn thuế cho tháng 1 năm sau được giải quyết mang tính tổng kết số thuế GTGT phải nộp cho cả năm trước. 6.Chế độ miễn, giảm thuế GTGT: Thuế GTGT được miễn cho các cơ sở kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT là loại nhỏ và doanh thu (khô gồm thuế GTGT) của năm trước không vượt quá 70 nghìn FRF thì đơn vị bắt đầu phải nộp thuế GTGT từ ngày 1/1 nămtiếp theo. Trong quá trình theo dõi hoạt động của cơ sở , nếu phát hiện doanh thu trong năm vượt quá 100 nghìn FRF thì đơn vị bắt đầu phải nộp thuế GTGT từ ngày đầu tiên của tháng có doanh thu vượt đó. Việc giảm thuế GTGT được áp dụng đối với một số trường hợp liên quan đến bất độnh sản mà bản thân doanh nghiệp là người chịu thuế (việc giảm thuế được định theo tỉ lệ tính trên giá trị bất dộng sản…).Thuế gTGT chỉ được giảm khi điều đó được ghi trong tờ khai của người chịu thuế .Khi số thuế được giảm lớn hơn số thuế phải đóng, số dư sẽ là “tín dụng thuế” và thông thường dược chuyển dần cho đến khi hết đối với tờ khai tiếp theo. Việc giảm thuến đối với việc mua bất động sản sẽ bị ngừng lại khi những bất độnh sản không còn sử dụng cho nhu cầu kinh doanh nữa. 7.Hạch toán thuế GTGT: 7.1- Tài khoản sử dụng: Để hạch toán thuế GTGT, hệ thống kế toán Pháp sử dụng các tài khoản: - TK 4455: “Thuế doanh nghiệp sẽ trả”. Bên nợ:Thanh toán thuế GTGT với ngân sách nhà nước. Bên có: Tập hợp thuế GTGT phải nộp. Dư nợ: Số thuế GTGT còn phải nộp. -TK 4456:”Thuế doanh nghiệp có thể khấu trừ.” Bên nợ: Tập hợp thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua. Bên có :Khấu trừ thuế GTGT đầu vào(kết chuyển thuế GTGT đầu vào). Dư nợ :Thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ. -TK 4457:” Thuế doanh nghiệp do xí nghiệp đã thu được”. Bên nợ : Khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Kết chuyển thuế GTGT phải nộp. Bên có : Tập hợp thuế GTGT đầu ra khi bán. Dư có :Số thuế GTGT đầu ra chưa kết chuyển. 7.2-Phương pháp hạch toán: Hệ thống kế toán Pháp hạch toán thuế GTGT theo sơ đồ sau: TK 530, 512, 40 TK 4456 TK 4457 TK 530, 512, 41 (1) TK 4455 TK loại 7 (5) (3) TK 20, 21, 31, 32… (2) (4) (6) (9) (8) (7) * Chú giải: (1) Phản ánh nghiệp vụ mua hàng hoá, đơn vị, tài sản bất động… (2) Tập hợp thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua. (3) Trị giá hàng mua. (4) Khấu trừ thuế GTGT đầu vào. (5) Phản ánh nghiệp vụ bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ, tài sản cố định… (6) Tập hợp thuế GTGT đầu ra phát sinh khi bán. (7) Doanh thu bán hàng. (8) Kết chuyển số thuế GTGT phải nộp. (9) Thanh toán thuế GTGT với ngân sách Nhà nước. Phần II Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lí và kế toán thuế gtgt ở việt nam. I. sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản lý và kế toán thuế gtgt ở việt nam.. Trong nền kinh tế hiện đại ,thuế không chỉ là công cụ thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước,mà còn là 1 công cụ của nhà nước để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Do vậy khi nền kinh tế của mỗi nước chuyển sang một giai đoạn mới với những chủ trương, chính sách định hướng sự phát triển kinh tế thay đổi thì chính sách thuế của quốc gia cũng phải được cải cách cho thích hợp. Thuế GTGT là một loại thuế tiên tiến,đã được thực hiện và phát huy tác dụng tốt ở nhiều nước trên thế giới.Thuế GTGT có những ưu việt hơn hẳn thuế doanh thu trước đây như: Khắc phục tình trạng thuế đánh trên thuế, hạn chế tình trạng kinh doanh lỗ vẫn phải nộp thuế….Việc áp dụng thuế GTGT là một trong những điều kiện để đẩy nhanh quá trình hội nhập,ngày càng toàn diện với nền kinh tế thế giới và khu vực của nước ta; Đồng thời góp phần cải thiện môi trường, thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam…. Cùng với những kết quả tích cực mà luật thuế GTGT và việc thực hiện Luật thuế GTGT cần phải được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để phát huy những ưu điểm của Luật thuế GTGT. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và quản lý thuế GTGT vẫn có những vấn đề,nội dung cần có giải pháp hoàn thiện và hạn chế những phát sinh tiêu cực thuộc phạm vi công tác quản lý thuế GTGT trong các doanh nghiệp. Trước hết là những tồn tại ,vướng mắc thuộc luật thuế GTGT và công tác kế toán thuế GTGT của doanh nghiệp. Sau khi quốc hội thông qua luật thuế GTGT, đã có nhiều văn bản, thông tư… qui định, hướng dẫn việc thực hiện luật thuế GTGT và công tác kế toán thuế GTGT . Tuy vậy qua luật thuế GTGT và những văn bản qui định , thông tư hướng dẫn cho thấy: Các văn bản qui định hướng dẫn chưa thật sự đảm bảo tính đồng bộ,thống nhất do vậy gây không ít khó khăn cho các cơ quan quản lý chức năng và việc thực hiện của các doanh nghiệp. Những văn bản qui định ,thông tư hướng dẫn chưa được phổ biến và thực hiện kịp thời một phần là do trách nhiệm của cơ quan quản lý chức năng , một phần do trách nhiệm thực hiện của các doanh nghiệp. Sự thu hẹp mức thuế suất đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trước đây nộp thuế doanh thu với mức thuế suất thấp, vẫn còn nhiều doanh nghiệp mặc dù đã được xem xét giảm thuế nhưng vẫn trong tình trạngkinh doanh bị lỗ do chưa có đủ thời gian để bù đắp những khoản lỗ lớn trước đây khi chuyển sang áp dụng luật thuế mới. Thủ tục hoàn thuế còn phức tạp chưa có cơ chế hoàn thiện chặt chẽ, việc khấu trừ khống đã tạo sự không công bằng giữa các đối tượng nộp thuế và phát sinh nhiều tiêu cực làm thất thoát tài sản của nhà nước. Công tác kkế toán thuế GTGT từ việc thực hện chế độ hoá đơn chứng từ, ghi chép tài khoản, sổ kế toán cũng như những qui định đã ban hanh về kế toán thuế GTGT cũng bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. II. Cơ sở khoa học cho việc đề xuất hướng hoàn thiện chính sách thuế GTGT ở nước ta. Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất hướng hoàn thiện chính sách thuế GTGT ở nước ta hiện nay thiết nghĩ, cần phải dựa trên nhữnh tư tưởng cơ bản làm nền tảng cho việc định hướng mục tiêu mà chính sách thuế đó caqàn phả đạt được đó là những nguyên tắc cơ bản cần thiết để xây dựng một chính sách thuế hữu hiệu, cụ thể là: Nguyên tắc hiệu quả : Nguyên tắc này đòi hỏi chính sách thuế GTGT phải thực hiện được chức năng cơ bản nhất của nó đối với nền kinh tế xã hội, không chỉ đảm bảo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước ,mà còn phải bảo đảm ổn định về mặt xã hội nhằm kích thích phát triển sản xuất kinh doanh ,tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện ngân sách eo hẹp của nước ta, việc xây dựng chính sách thuế GTGTnhằm động viên nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước là cần thiết song không vì thế mà không xét tới các yếu tố phát triển kinh tế công bằng hợp lý. Bởi lẽ, có công bằng hợp lý mới thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời sự phát triển kinh tế là điều kiện đảm bảo ổn định và mở rộng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nguyên tắc công bằng, bình đẳng: Nguyên tắc này đòi hỏi chính sách thuế phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng chịu thuế cũng như các đối tượng nộp thuế. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay, chính sách thuế GTGT cần phải đảm bảo sự công bằng bình đẳng nhằm tạo ra mặt bằng pháp lý, môi tường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng kinh tế. Nguyên tắc kế thừa: Vì thuế GTGT là 1 loại thuế mới đối với nước ta, rât xa lạ đối với dân chúng, do vậy,để xây dựng được một chính sách thuế GTGT hữu hiệu đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, học hỏi, cân nhắc tiếp thu kinh nghiệm các nước trong khu vưc và trên thế giới trong việc áp dụng thuế GTGT để kế thưà những yếu tố hợp lý vận dụng một cách có hiệu quả vào điều kiện thực tế nứớc ta , đồng thời từng bước hội nhập với các nước trên thế giới. Nguyên tắc khả thi: Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng chính sách thuế GTGT phải dựa trên những luận cứ khoa học, cơ sơ thực tiễn của nền kinh tế -xã hội hiện hữu, các quy định của chính sách thuế phải phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ thuế và phải căn cứ vào khả năng đóng góp của ngưồi chịu thuế.Trong điều kiện nước ta khi mức thu nhập dân cư còn thấp,trình độ cán bộ quản lý thuế và ý thức về thuế của người dân chưa cao nên cần xác định mức động viên vừa phải , cơ cấu thuế suất cần đơn giản, hợp lý. Nguyên tắc đồng bộ: Khi xây dựng một chính sách thuế cần phải bảo đảm tính đồng bộ nhằm phát huy hết hiệu quả của chính sách thuế đó. III. một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và kế toán thuế gtgt ở việt nam 1 Một số kiến nghị về công tác quản lý thuế gtgt : Về thuế suất thuế GTGT : Thuế suất là yếu tố quan trọng nhất của một chính sách thuế bởi nó biểu hiện tập trung nhất chính sách của nhà nước. Qui định mức thuế suất hợp lý sẽ kích thích phát triển tăng thu nguồn ngân sách nhà nước, tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội.Việc qui định mức thuế suất nhiều hay ít cao hay thấp có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chính sách thuế.Nếu số lượng mức thuế suất quá nhiều sẽ làm cho chính sách thuế phức tạp,khó quản lí dễ bị vận dụng tuỳ tiện dễ bị lợi dụng để trốn thuế GTGT gây thất thu cho ngân sách nhà nước nhưng lại có ưu điểm thể hiện được khả năng điều tiết linh hoạt của nhà nước trong những điều kiện cần thiết tuỳ thuộc vào nền kinh tế xã hội, trái lại nếu số lượng mức thuế suất quá ít nhà nước khó thực hiện được những chính sách xã hội, dễ bị phản ứng nhưng ưu điểm là đơn giản, hạn chế thất thu thuế. Trong điều kiện nước ta hiện nay để khắc phục những tác động không tốt tới kinh tế xã hội của thuế GTGT .Căn cứ vào các ngyên tắc cơ bản xây dựng chính sách thuế GTGT kinh ngiệm các nước và thực tiễn nước ta thiết nghĩ chính sách thuế GTGT ở nước ta chỉ nên qiu định một mức thuế suất chung duy nhất áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh trong nước là 10% trừ mức thuế suất 0% áp dụng cho hàng hoá ,dịch vụ xuất khẩu. Về đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT : Cần xem xét lại số nhóm mặt hàng không thuộc diện chịu thuế nên chuyển sang thuộc diện chịu thuế, hay nói cách khác là cần thu hẹp diện không chịu thuế để đảm bảo tính liên tục không bị đứt quãng của sự vận hành thuế GTGT (được khấu trừ thuế đầu vào đối với cơ sở ssản xuất kinh doanh mua hàng của cơ sỏ sản xuất kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT .). Về việc xác định tỷ lệ phân bổ thuế đầu vào: Luật thuế GTGT qui định trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng không hạch toán riêng được đầu vào thì được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm doanh số của hàng hoá ,dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hoá dịch vụ bán ra. Qui định này chưa chặt chẽ chưa hợp lý, chứa đựng nhều may rủi.Bỏi vì doanh thu là do thị trường quyết định nên tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT trong tháng có thể rất bất hợp lý. Thuế GTGT đầu vào là một yếu tố gắn liền với sản xuất chứ không phải là yếu tố tiêu thụ, do đó để chính xác hơn nên căn cứ vào yếu tố sản xuất theo tiêu thức sản xuất để tìm ra tỷ lệ thuế GTGT được khấu trừ. Về khấu trừ thuế : Việc cho khấu trừ thuế đầu vào phát sinh những vướng mắc như có quá nhiều tỷ lệ khấu trừ khác nhau nên rất phức tạp trong quá trình thực hiện và không khuyến khích sử dụng hoá đơn chứng từ. Một số trường hợp sử dụng bảng kê để khấu trừ đã tạo ra sự trốn thuế do vậy nhà nước nên qui định các tỷ lệ khấu trừ thích hợp và thống nhất cho các loại hàng hoá,dịch vụ và nên bỏ khấu trừ khống khi mua hàng hoá là nông ,lâm , thuỷ sản của người sản xuất chưa qua chế biến. Về vấn đề hoàn thuế: Tiến độ hoàn thuế còn chậm ,gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư, mua sắm TSCĐ với khối lượng lớn. Nguyên nhân của tình hình trên một phần là do doanh nghiệp chưa làm đúng thủ tục, một phần là cơ quan thuế chưa quen và văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng. Bộ Tài Chính đã có văn bản hướng dẫn thực hện việc hoàn tuế trước kiểm tra sau việc qiu định này là “cơ hội vàng ” cho những kẻ gian lợi dụng để chiếm đoạt tiền của ngân sách nhà nước. Để công tác hoàn thuế tiến hành thuận lợi cần tiến hành một số các công việc sau: + Đánh giá tổng kếtcông tác hoàn thuế xử lý những vướng mắc: + Thành lập ban thanh tra về công tác hoàn thuế. + Đảm bảo tính chính xác hợp pháp của hoá đơn. +Tăng cường quy định chi tiết về thủ tục hoàn thuế +Cần bổ sung quy định về điều kiện hoàn thuế. Về quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ: Trong quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ phát sinh những tồn tại và vướng mắc như việc in và sử dụnh hoá đơn bất hợp pháp( hoá đơn không theo quy định của luật thuế, hoá đơn thật nhưng kí hiệu , mã số trên hoá đơn là giả) buôn bán hoá đơn thật, hoá đơn giả, xuất hoá đơn khống tạo điều kiện cho các đơn vị khác trốn thuế;Bán hàng xuất hoá đơn nhưng không kê khai nộp thuế ,vì vậy Bộ Tài Chính cần nghiên cứu lại giấy in hoá đơn, chứng từ và kí hiệu mă hiệu của từng loại hoá đơn, chứng từ để chống in giả. đồng thời khyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn theo mẫu quy định của Bộ Tài chính. Về phân cấp đối tượng nộp thuế: Chính sách thuế quy định tất cả các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đều do cục thuế quản lý, phân cấp này có mặt tích cực là tập trung quản lý thống nhất tại cục thuế.Tuy nhiên thực tiễn cho thấy tại cục thuế không thể kiểm tra ,quản lý đầy đủ được các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là các cơ sở nằm rải rác trên các địa bàn huyện.Vì thế cục thuế cần nhanh chóng nghiên cứu việc nối mạng về quản lý, sử dụng hoá đơn của các đối tượng nộp thuế trên máy vi tính trên toàn quốc,phối hơp. với các cơ quan pháp luật kiiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm hơn nứa các trường hợp vi phạm. Về cải cách hành chính thuế: Hoàn thiện các văn bản pháp luật về thuế, đặc biệt là thuế GTGT. Hệ thống văn bản pháp luật sẽ được tách riêng ra thành hệ thống văn bản thuế và hệ thống văn bản hành chính đảm bảo các mục tiêu đơn giản ,công bằng và không làm thiệt hại cho các doanh nghiệp.Doanh nghiệp tự tính, kê khai, nộp thuế tại kho bạc, cơ quan thuế chỉ có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế.Vì các lý do nêu trên ,ngành thuế ,BTC cần rà soát lại toàn bộ các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế, nghiên cứu xem xét làm rõ cách giải thích từ ngữ và nội dung, tính thống nhất và kế thừa của các văn bản: Mẫu kê khai thuế ,nộp thuế cần thống nhất với chế độ kế toán,thống kê. Về tổ chức thực hiện thuế GTGT : Để chính sách thuế GTGT thực sự đi vào đời sống kinh tế -xã hội một cách hữu hiệu cần thực hiện đồng bộ và nghiêm túc các biện pháp sau: + Chú trọng thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thuế và trang bị phương tiện hiện đại cần thiết đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thu thuế GTGT , bởi việc quản lý thu thuế GTGT rất phức tạp nên nếu trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ thu thuế yếu hay phương tiện thiết bị lạc hậu sẽ không thể quản lý tốt thuế GTGT làm gia tăng hiện tượng trốn thuế GTGT gây thất thu cho ngân sách nhà nước. +Đổi mới hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền chính sach thuế GTGT đến mọi tầng lớp nhân dântrong xã hội để mọi người hiểu rõ bản chất và nắm vững những ưu điểm của thuế GTGT , tránh hiểu lầm.,nhận thức không đúng đắn GTGT gây ngộ nhận do không hiểu biết về thuế GTGT tạo khe hở cho kẻ khác lợi dụng. +Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế ,thực hiện đồng bộ nhằm hạn chế tình trạng hoá đơn chứng từ giả, thiếu độ tin cậy dễ trốn thuế. Về việc hình thành nhóm tư vấn thuế: Nhiều nước trên thế giới coi dịch vụ tư vấn thuế là nghề cung cấp thông tin, kiến thức, kinh nghiệm , sự hiể biết về lĩnh vực thuế. Do vậy nước ta nên sớm hình thành nhốm tư vấn thuế trong cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế. Bộ phận này có tính độc lập tương đối với bộ phận trực tiếp quản lý thu thuế. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn thuế, đề nghị có quy định chấp nhận chi phí tư vấn thuế là một chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế. Trên đây là một số kién nghị nhằm phát huy những tác động tích cực và khắc phục những tiêu cực về kinh tế- xã hội của thuế GTGT . Đồng thời góp phần củng cố hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT ở nước ta. 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán thuế GTGT . Về hàng gửi bán đại lý , ký gửi : Vấn đề mâu thuẫn và vướng mắc trong các doanh nghiệp hiện nay trong trường hợp nếu doanh nghiệp gửi hàng cho đại lý để bán nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT ,nhưng bên đại lý bán hàng thì lại nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Nừu hàng hoá bị trả lại, bên nhận đại lý (ký gửi) sẽ xuất hàng trả lại theo hoá đơn bán hàng thông thường, nhưng trên hoá đơn này lại không ghi số thuế GTGT đểdoanh nghiệp có thể hạch toán số thuế GTGT được khấu trừ đầu vào. Như vậy trong nhgiệp vụ kinh tế này, để thuận lợi về mặt tài chính cũng như về mặt hạch toán của doanh nghiệp nên chăng cho phép doanh nghiệp được sử dụng hoá đơn nội bộ khi xuất hàng gửi đại lý bán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hạch toán tương tự như trong chế độ kế toán bban hành theo quyết định số 1141/QĐ/CĐKT. Đối với hàng hoá uỷ thác xuất nhập khẩu: Theo qui định của luật thuế GTGT thì các đơn vị nhận uỷ thác xuất nhập khẩu ngoài việc lập hoá đơn GTGT thu phí uỷ thác còn phải lập hoá đơn GTGT khi giao hàng cho cơ sở uỷ thác, như vậy về hạch toán doanh nghiệp đồnh thời phải ghi nhận hai loại doanh thu: doanh thu hoa hồng uỷ thác và doanh thu hàng uỷ thác giao lại cho các đơn vị uỷ thác (trường hợp nhập khẩu ). Về bản chất nghiẹp vụ kinh tế phát sinh , việc ghi nhận doanh thu như vậy là không phù hợp do đây không phải là nghiệo vụ kinh tế do quan hệ mua bán. Về tổng thể của toàn xã hội, các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và nộp ngân sách sẽ bị ghi trùng lắp. Để thuận lợi cho việc hạch toán tại doanh nghiệp Bộ Tài Chính nên phát hành thêm loại hoá đơn đặc biệt dành riêng cho các đơn vị có nhu cầu uỷ thác xuất nhập khẩu vì các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến uỷ thác xuất nhập khẩu là nhu cầu không nhỏ của các doanh nghiệp trong cả nước. Đối với hàng bán trả góp : Đối với hàng bán trả góp( hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ), kkế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả 1 lần chưa có thuế GTGT, số lãi bán hàng trả chậm và sồ thuế GTGT cho hàng bán ra. Theo cách ghi này, mặc dù lãi suất trả góp chưa thực hiện nhưng kế toán đã ghi vào tài khoản “ phải thu”phản ánh cả số lãi suất trong tương lai, túc là nó không phản ánh đúng số phải thu vào thời điểm đó. Điều này không phù hợp với nguyên tắc thận trọng và phương pháp ghi nhận doanh thu theo thông lệ quốc tế. Thực tế việc hạch toán theo cách này gây khó khăn rất lớn cho tình hình tài chính của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có doanh thu bán hàng trả góp cao.Ngoài những rủi ro cho doanh nghiệp trong việc thu nợ bán hàng doanh nghiệp còn phải gánh chịu thêm khoản thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp về khoản thu nhập tài chính đã phải ghi nhận này mà lẽ ra doanh nghiệp sẽ phải chịu trong tương lai. Do vậy để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp về mặt tài chính cũng như hạch toán kế toán thì có thể tách khoản thu nhập tài chính ( lãi vay trả góp ) thành từng hoá đơn phải thu trong kỳ ( tức số lãi suất kể cả số thuế GTGT tương ứng mà người mua phải trả mỗi kỳ). Về mua hàng nông ,lâm thuỷ sản có hoá đơn thông thường: Trong trường hợp này còn rất nhiều vần đề đáng quan tâm bởi vì quy định chưa rỗ ràng nên dẫn tới các đơn vị tìm cách đối phó bằng rất nhiều cách khác nhau để tìm cách để được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào. Kiến nghị Bộ Tài Chính nên có hướng dẫn quy định cụ thể rõ ràng hơn về nội dung này để các doanh nghiệp kể cả các cán bộ quản lý thuế có cơ sở thực hiện. Kế toán quản lý thuế: Để phục vụ cho việc tính giá tài sản hình thành và xác định giá tính thuế GTGT cần thiết có 1 tài khoản phản ánh toàn bộ giá thực tế của hàng mua vào tương tự hàng bán ra, nên chăng doanh nghiệp sử dụng TK 611 : Mua hàng ( kể cả theo phương pháp định kỳ hay kê khai thường xuyên) . Căn cứ vào TK 611 có thể tính giá vốn tài sản để kết chuyển vào những tài khoản có liên quan. Mặt khác kế toán theo dõi chi tiết tiền mua hàng cho từng loại hàng hoá ,dịch vụ chịu thuế suất khác nhau, cũng như theo dõi chi tiết phần tính vào giá vốn hàng mua nhưng không chịu thuế GTGT.Theo cách này vừa đảm bảo chuẩn bị số liệu kê khai thuế vừa đảm bảo kiểm tra, kiểm soát trong quản lý thu thuế. Về việc tổ chức hệ thống TK: Kế toán Việt Nam sử dụng 2 TK 133 và TK 3331 để tính thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra và phải nộp. Như vậy, số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp cùng trên TK 333. Điều này gây bất cập và khó khăn trong việc tính và nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Theo em nên tổ chức lại hệ thống thuế GTGT như sau : -TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. +TK 13311: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá , dịch vụ. +TK 13312: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ. -TK 1332: Thuế GTGT phải nộp. Về kết cấu của TK 1332: Bên Nợ: Thanh toán thuế GTGT với ngân sách nhà nước. Hoàn trả thuế GTGT. Bên Có: Kết chuyển thuế GTGT phải nộp. -TK 3331: Thuế GTGT đầu ra. +TK 33311: Thuế GTGT đầu ra của hàng hoá , dịch vụ. +TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu. 9.1.2.Về phương pháp hạch toán: -Thuế GTGT được hạch toán theo sơ đồ sau: sơ đồ hạch toán thuế gtgt. TK 111, 112, 331… TK 152, 153, 211… TK 1331 TK 511, 512 TK 3331 (1) (2) (5) (4) (6) (7) (3) (8) (9) (10) TK 111, 112, 131 * Chú giải (1):Tổng giá thanh toán khi mua hàng hoá , dịch vụ, TSCĐ. (2) : Giá mua hàng hoá, TSCĐ không thuế (3) : Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá , dịch vụ. (4) : Tổng giá thanh toán khi bán hàng hoá , dịch vụ , TSCĐ. (5) : Giá bán không thuế. (6) : Thuế GTGT đầu ra của hàng hoá , dịch vụ. (7) : Khấu trừ thuế GTGT đầu vào. (8) : Kết chuyyẻn thuế GTGT phải nộp. (9) : Thanh toán với ngân sách nhà nước. (10) : Hoàn trả thuế. Kết luận Luật thuế GTGT được ban hành và áp dụng từ ngày 1/1/1999. Là một loại thuế mới thay cho thuế doanh thu đã già cỗi và có nhiều hạn chế, nên thuế GTGT đã khắc phục được những nhược điểm của thuế doanh thu trước kia và đã có nhiều tác động tích cực đến nguồn thu của NSNN, tới những biến động đổi thay của nền kinh tế thị trường trong cơ chế mới. Mặc dù được áp dụng từ 3 năm nay, nhưng so với kinh tế thế giới thì vẫn còn rất mới, sinh sau đẻ muộn như Inđonêxia (1983), Trung Quốc(1980), Thuỵ Điển(1969)...do đó vấn đề còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và thách thức dù rằng cho đến nay Chính phủ và Bộ Tài Chính đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để hướng dẫn, sửa đôỉ áp dụng. Nhưng đến đâu đi nữa việc nhà nước thay thế thuế doanh thu bằng luật thuế GTGT là một sự lựa chọn đúng đắn cho hướng đi của nền kinh tế nước nhà, nhất là trong giai đọan hiện nay. Thúc đầy công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước. Phần I: 2 Thuế GTGT,Thực trạng vận hành thuế gtgt 2 và kế toán thuế gtgt ở việt nam. 2 1. Bản chất và vai trò của thuế : 2 1.1 .Bản chất của thuế 2 1.2. Vai trò của thuế 2 Ii. Thuế GTGT và cơ chế điều tiết hoạt động của nó : 2 1. Khái niệm : 2 2. Cơ chế điều tiết hoạt động kinh doanh của thuế GTGT 3 iii. Những vấn đề cơ bản của luật thuế và các định chế hướng dẫn thi hành luật thuế : 4 1- Đối tượng chịu thuế : 4 2- Đối tượng nộp thuế : 4 3- Căn cứ tính thuế GTGT: 4 iv. thực trạng vận hành thuế GTGT, kế toán thuế GTGT ở việt nam: 10 1. Thực trạng vận hành thuế GTGT: 10 1.1-Những kết quả bước đầu: 10 1.2- Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện: 11 2. Kế toán thuế GTGT: 13 2.1- Đối với thuế GTGT đầu vào: 13 2.1.1. Tài khoản sử dụng: 13 2.1.2 Phương pháp hạch toán: 13 2.2-Đối với thuế GTGT đầu ra phải nộp: 16 2.2.1- Tài khoản sử dụng: 16 2.2.2- Phương pháp hạch toán: 16 III. Liên hệ với kế toán pháp: 19 1.Khái niệm: 19 2.Căn cứ tính thuế : 19 3.Thuế suất thuế GTGT: 19 4.Chế độ khấu trừ thuế GTGT 19 5.Chế độ hoàn thuế GTGT: 20 7.Hạch toán thuế GTGT: 21 7.1- Tài khoản sử dụng: 21 7.2-Phương pháp hạch toán: 22 Phần II 23 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lí và kế toán thuế gtgt ở việt nam. 23 I. sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản lý 23 và kế toán thuế gtgt ở việt nam.. 23 II. Cơ sở khoa học cho việc đề xuất hướng hoàn thiện chính sách thuế GTGT ở nước ta. 24 III. một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và kế toán thuế gtgt ở việt nam 26 1 Một số kiến nghị về công tác quản lý thuế gtgt : 26 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán thuế GTGT . 29 Kết luận 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32226.doc
Tài liệu liên quan