Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, tiền lương, thu nhập luôn luôn là chính sách trọng tâm trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách này liên quan trực tiếp đến lợi ích của động đảo người lao động trong xã hội và được Nhà nước quản lý. Nhà nước cũng thực hiện một cơ chế kiểm soát trong thực hiện chính sách và chế độ tiền lương, các hợp đồng lao động và thuế thu nhập.
Nhận thức rõ được điều này. Viện Khoa học Công nghệ Tàu Thuỷ đã xây dựng lương như một đòn bẩy, một công cụ hữu hiệu nhất để quản lý và khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động của cán bộ công nhân viên Để từ đó giúp Viện tăng nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời thu nhập của người lao động ngày càng tăng thêm.
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu ở Viện, em đã cố gắng vận dụng lý luận được học kết hợp với việc phân tích công tác tổ chức tiền lương ở Viện Khoa học Công nghệ Tàu thuỷ để tìm ra những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại. Từ đó mạnh dạn đưa ra một số đề xuất hoàn thiện hơn công tác quản lý tiền lương ở Viện.
76 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiền lương ở Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viện tại Hà Nội :190 người
- Văn phòng đại diện tại Vũng Tàu : 10 người
b. Định biên theo hợp đồng gồm: 38 người bao gồm
- Khu vực Hà Nội : 16 người
- Khu vực Vũng Tàu, Hải Phòng : 22 người
cơ cấu lao động của viện được thể hiện khá cụ thể và được phân loại rõ ràng đối với loại lao động phù hợp với đặc điểm của viện là một viện nghiên cứu khoa học , cán bộ khoa học công nghệ trong những năm gần đây.
Bảng 11: cơ cấu cán bộ khoa học công nghệ trong những năm gần đây.
Chỉ tiêu
Năm 2001
2002
% ( 2002/2001)
*số lao động
92
122
132
*trình độ
trên ĐH
ĐH và CĐ
Trung học
5
83
4
4
111
7
7
80
133
175
* Giới tính
nam
nữ
77
15
98
24
127
160
* Độ tuổi
- dưới 30
31 đến 40
41 đến 50
51 đển 55
- trên 55
22
7
30
26
7
45
14
30
20
14
204
200
100
77
200
Nhận xét về tình hình CBKHCN: cán bộ khoa học công nghệ đã được trẻ hoá nhiều so với năm 2001.
Về tuổi đời và thâm niên công tác : Cán bộ KHCN trẻ dưới 41 tuổi chiếm 48%;
Về trình độ đào tạo : phần lớn cán bộ KHCN có trình độ ĐH và cao đẳng chiếm 91%, cán bộ trung học chuyên nghiệp chiếm 5,7% là hợp lý, cán bộ có trình độ trên ĐH chiếm 3,3% là ít.
Về tỉ lệ cán bộ chiếm 19,6%
Cân đối theo yêu cầu kết cấu hợp lý đội ngũ cán bộ KHCN của 1 viện NCKH: thiếu một số cán bộ trẻ năng động có trình độ Đại học và trên Đại học dưới tuổi 40 để làm công tác NCKH ở các ngành vỏ, máy, điện tàu thuỷ.
Ta thấy Viện có những thuận lợi sau:
1. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước sẽ tạo ra nhu cầu mới trên thị trường trong và ngoài nước đó là cơ hội để ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam phải nắm bắt. Từ đó, đòi hỏi Viện ngày không ngừng nâng cao trình độ năng lực của mình tạo ra những sản phẩm có uy tín và chất lượng.
2. Viện đã tích luỹ được các kinh nghiệm quý báu, công tác tổ chức có đội ngũ cán bộ trưởng thành.
3. Có sự chỉ đạo của các cấp, các ngành cơ quan để Viện xác định đúng năng lực và vai trì của mình. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn mà Viện gặp phải.
+ Sự canh tranh gay gắt giữa các chủ thể, các tổ chức
+ Những biến động về giá cả, cung cầu trong thị trường trong nước và trên thế giới. Có nhiều nảy sinh phức tạp đòi hỏi phải giải quyết kịp thời và hiệu quả.
4.4. Xác định lao động biên
Hoạt động của Viện rất đa dạng, sản phẩm gồm: đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, thiết kế, sửa, hoán cải các tàu và công trình nổi, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án, dịch vụ khoa học kỹ thuật. Trong từng loại sản phẩm tính chất quy mô lại khác nhau:
- Sản xuất kinh doanh của Viện phong phú đa dạng nhưng không ổn định mức lao động tổng hợp theo định biên. Căn cứ vào thông tư só 14/LĐTBXH – TTngày 10/4/1997 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội
Số lao động định biên được tính bằng cách lấy số lao động thực tế cộng với số lao động bổ sung như sau:
Lđb = LC + LPV +Lb + Lql
Lao động bổ sung được tính như sau:
Lbs = (LC + LPV) x
Số ngày nghỉ theo chế độ quy định
365 - 113
Trong đó: Lbs: Lao động bổ sung
Lql: Lao động quản lý
Lc: Lao động chính
Lpv: Lao động phục vụ
Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh. Năm 2002 sau khi xác định số nhiệm vụ sản xuất và phương án sản phẩm, cân đối các điều kiện, xác định khối lượng công việc, xác định số lao động định biên hợp lý của từng bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất
Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên của Viện tuy đã có nhiều tiến bộ song với sự phát triển của cơ chế thị trường đòi hỏi Viện cần phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Viện.
II. Thực trạng quản lý tiền lương của Viện khoa học
công nghệ tàu thuỷ
1. Công tác quỹ lương của Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ.
1.1. Cách xác định quỹ lương.
Quỹ lương của Viện được tính theo hướng dẫn tại thông tư số 13/LĐXH – TTngày 10/4/1997 hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Viện qua bảng sau:
Bảng 12: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu
ĐVT
2001
% KH/TH
2002
% KH/TH
KH
TH
KH
TH
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
7.000
7,754
110
8,000
7,000
87,5
Tổng chi (chưa lương)
Tỷ đồng
3,235
3,718
115
3,700
3,295
98,0
Lợi nhuận
Triệu đồng
55
56
102
60
53
88,33
Tổng nộp ngân sách Nhà nước
Triệu đồng
337
337
100
337
337
100
Quỹ tiền lương tính ĐG. Trong đó:
Tỷ đồng
3,710
3,980
107
4,240
3,652
86,13
Quỹ tiền lương theo định mức lao động
Tỷ đồng
3,710
3,980
107
4,240
3,652
86,13
- Lao động định biên (1)
Lao động
218
228
104
238
205
86,13
- HS lương cấp bậc công việc bình quân (1)
2,656
2,656
100
2,786
2,786
100
- HS bình quân các khoản phụ cấp và tiền thưởng nếu có được tính trong ĐG
0,045
0,045
100
0,042
0,042
100
- Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp được áp dụng
Ngàn/đ
525
525
100
525
525
100
Đơn giá tiền lương tổng quý tiền lương
đ/1000đ
529
529
100
530
530
100
Tổng quỹ tiền lương
Tỷ đồng
3,710
3,980
107
4,240
3,652
86,13
Qua bảng trên ta thấy tình hình thực hiện các chỉ tiêu năm 2001 đều vượt mức kế hoạch, còn năm 2002 tình hình thực hiện kế hoạch đều giảm so với kế hoạch đặt ra là do các nguyên nhân: Trong năm đã giải quyết việc chuyển xí nghiệp chế thử thực nghiệm, trung tâm thuỷ lực sang Công ty điện tử theo quyết định của Tổng Công ty, xưởng chế thử chuyển sang Công ty cổ phần trực thuộc Tổng Công ty do đó số lượng lao động giảm xuống. Ngoài ra, quỹ tiền lương của Viện được phép chi là 4,240 tỷ đồng nhưng thực tế với số lao động giảm do đó quỹ lương thực tế chi ra là: 3,652 tỷ giảm 86,13%. Năm 2001 bao gồm cả sản lượng và doanh thu của xí nghiệp chế thử và xưởng thực nghiệm. Mặc dầu vậy về doanh thu (thực chất là tỷ lệ tăng trưởng khoảng 30 – 32%) ngang bằng với năm 2001 khi trừ sản lượng của hai đơn vị đã tách rời).
* Quỹ lương theo đơn giá
Quỹ lương theo đơn giá của Viện được tính theo hướng dẫn tại thông tư 13/LĐTBXH – TTngày 10/4/1997.
Quỹ lương kế hoạch được xác định theo công thức:
S Vđgkh = (Lđb x TLmin (Hcb + Hpc) + Vg ) x 12
Trong đó: S Vđgkh: Tổng quỹ lương tính theo đơn giá kế hoạch
Lđb: Lao động biên
TLm: Tiền lương tối thiểu lựa chọn trong
Khung định mức:
Hcb : Hệ số cấp bậc bình quân
Hpc : Hệ số phụ cấp lương bình quân trong đơn giá
Vgt : Quỹ lương bộ phận gián tiếp.
Trên thực tế Vgt Viện đã tính trong lao động định biên hệ số lương cấp bậc bình quân: (Hcb).
Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb) của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giá tiền lương.
Hệ số phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền lương (Hcb); theo thông tư số 13/LĐTBXH ngày 10/4/1997, Viện áp dụng loại phụ cấp chức vụ lãnh đạo để xây dựng hệ số phụ cấp.
Lương tối thiểu: Theo Nghị định số 10/2000/NĐCP ngày 27/3/2000 của Chính phủ quy định tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước và thông tư liên tịch số 11/2000 TTLT – Bộ LĐTBXH – BTC ngày 6/9/2000 của liên tịch Bộ TĐTBXH – BTC hướng dẫn thực hiện tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước. Mức lương tối thiểu Nhà nước quy định 210.000 đồng.
K = K1 + K2
K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng
theo quy định: K1 = 0,3 (Viện đóng trên địa bàn Hà Nội)
K2: Hệ số điều chỉnh
K2 = 1,2
Viện thuộc ngành cơ khí chế tạo công cụ, sản xuất phương tiện vận tải, đánh bắt hải sản, máy nông nghiệp (nhóm 1)
Kđc = 0,3 + 1,2 = 1,5
Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa của Viện được áp dụng:
TLminddc = TLmin x (1 + Kdc) = 210 x (1 + 1,5) = 525 ngàn đồng
TLmin: Là mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định cũng là giới hạn dưới của khung lương tối thiểu.
TLmindc = 210 ngàn đồng.
Từ đó, Viện xây dựng quy lương như sau:
S Vđgkh = (238 x (2,786 + 0,042) x 525 + Vgt) x 12 = 4,24 tỷ đồng
Vgt = 0
1.2. Xây dựng đơn giá tiền lương.
1.2.1. Nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương:
theo hướng dẫn của tổng công ty, Viện lựa chọn chỉ tiêu xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu.
nghiên cứu thiết kế.
Sản xuất sửa chữa và dịch vụ.
Tổng doanh thu kế hoạch năm 2002 của viện 8.000.000.000 (đồng)
1.2.2. Lao động biên năm 2002 của viện:
238 người trong đó:
- Định biên cố định : 200 người
- Lao động theo hợp đồng : 38 người
1.2.3. Mức lương tối thiếu của viện để xây dựng đơn giá tiền lương.
TLmin = 210 ngàn đồng
TLmin đc= 525 ngàn đồng
1.2.4. đơn giá tiền lương tình trên doanh thu tổng hợp.
VĐG=
Trong đó:
VĐG: đơn giá tiền lương, đơn vị tính đ/ 1000đ
: Tổng quỹ lương kế hoạch; =4.240 Triệu đồng
: Tổng doanh thu kế hoạch; = 8.000 Triệu đồng
VĐG= = 0,530 ( 530 đồng/ 1000 đồng doanh thu )
Bảng 14: Giải trình xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu tổng hợp
TT
Chỉ tiêu tính đơn giá
đơn vị tính
Số báo cáo năm trước (năm 2001)
Kế hoạch năm 2002
KH được duyệt
Thực hiện
I
1
2
3
4
Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tính đơn giá
Tổng doanh thu
Tổng chi ( chưa tính lương )
Lợi nhuận
Tổng các khoản nộp ngân sách nhà nước
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
7,000
3,235
55
7,754
3,718
56
8,000
3,700
60
337
II
2.
Quỹ tiền lương tính đơn giá
Trong đó:
Quỹ tiền lương theo định mức lao động:
Lao động định biên (1)
Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (1)
Hệ số bình quân các khoản phụ cấp và tiền thưởng nếu nếu có được tính trong đơn giá (1)
Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp được áp dụng.
Quỹ lương của cán bộ, viên chức nếu chưa tính trong định mức lao động:
- Biên chế (1)
lương cấp bậc chức vụ bình quân (1)
phụ cấp lương bình quân (1)
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Lao động
ngàn đồng
Tỷ đồng
3,710
3,710
218
2,656
0,045
3,980
3,980
228
2,656
0,045
4,240
4,240
238
2,786
0,042
525
III
đơn giá tiền lương
đ/1000đ
529
529
530
IV
Quỹ phụ cấp và các chế độ khác (nếu có) chưa được tính trong đơn giá (1)
tỷ đồng
V
Quỹ tiền lương làm thêm giờ (1)
Tỷ đồng
VI
Tổng quỹ tiền lương chung ( II+IV+V)
Tỷ đồng
3,710
3,980
4,240
1.3. Tổ chức và Điều hành trong quản lý tiền lương ở Viện.
Các bộ phận có liên quan đến quản lý tiền lương ở Viện:
Phòng tổ chức cán bộ lao động.
Phòng kế hoạch.
Phòng tài chính kế toán.
Phòng khoa học và công nghệ.
Các phòng chuyên môn làm công tác nghiên cứu thiết kế.
Viện trưởng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các bộ phận có liên quan thực hiện: Việc xây dựng và đăng ký định mức lao động theo quy định, xây dựng kế hạch lợi nhuận, đơn giá tiền lương báo cáo lên Tổng công ty tàu thuỷ.
Phòng kế hoạch: Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Viện để thiết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch quỹ tiền lương.
Phòng tổ chức cán bộ lao động: Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh hành năm để xây dựng kế hoạch định biên lao động và đơn giá tiền lương trình lên Tổng công ty duyệt và sau đó giao triển khai thực hiện kế hoạch định biên lao động và đơn giá tiền lương được duyệt. Nghiên cứu triển khai thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan theo chế độ chính sách tiền lương hiện hành. Phòng Cán bộ lao động căn cứ vào kết quả công việc và cân đối với các đơn vị trực tiếp, trình lãnh đạo Viện duyệt hệ số lương cho các phòng. Phòng cán bộ tiền lương sau khi kiểm tra, chuyển cho phòng Kế toán tài chính để làm lương và trả lương cho cán bộ công nhân viên của Viện. Phần quỹ lương còn lại của viện( bao gồm từ sự nghiệp, đề tài NCKH- thuộc phần A; sản phẩm thuộc phần B và các nguồn thu khác) dùng để :
Phân phối lại, thưởng cho cán bộ công nhân viên, kể cả thưởng khuyến khích tìm việc, trong các dịp hoàn thành kế hoạch năm, lễ, tết.
Trả lương cho những sản phẩm chào hàng, tham mưu, công việc đột xuất phát sinh...
Trả lương cho cán bộ tập sự được viện tiếp nhận làm hợp đồng. Trả lương thời gian cho CBCNVđược viện cử đi học, đi đào tạo ở nước ngoài (nếu có) .
Trả lương hội họp, công tác chung không thuộc đề tài nghiên cứu khoa học, sản phẩm công nghiệp, thiết kế, dịch vụ, tiếp thị, tư vấn...
Trả nợ duy trì hoạt động (nếu có ).
Mua bảo hiểm theo quy định.
Một phần tích luỹ để đầu tư hoặc phục vụ sản xuất – kinh doanh.
1.3. Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ lương
Quỹ lương được thực hiện của Viện được thể hiện qua bảng sau:
Như vậy, ta thấy rằng công tác quỹ lương ở Viện khá hợp lý đối với các quy định của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện Viện đã có nhiều cố gắng tiêu thụ những quy định của Nhà nước về quy chế xây dựng quỹ lương.
Bảng 15 :Bảng quỹ lương thực hiện của Viện
Các chỉ tiêu
ĐVT
2001
% KH/TH
2002
% KH/TH
KH
TH
KH
TH
1. Tổng doanh thu
Tỷ đồng
7.000
7,754
110
8,000
7,000
87,5
2. S lao động biên
Người
218
228
104
238
205
86,13
3. S quỹ lương
Tỷ đồng
3,710
3,980
107
4,240
3,652
86,13
4. NSLĐ bq/người
32,110
34,008
106
33,613
34,146
101,5
5. TL bq chung
1000đ/tháng
1418,1
1454,6
102,5
1484,5
1484,5
100
Qua bảng phân tích số liệu ta thấy tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân đảm bảo nguyên tắc về trả lương. Đối với thu nhập của người lao động hiện nay như vậy là khá tốt so với mặt bằng chung của xã hội. Ta thấy rằng năm 2001 quỹ lương chung tăng và tiền lương bình quân tăng mặc dầu số lao động tăng.
Năm 2002 các kế hoạch đặt ra đã không đạt được cả doanh thu và quỹ lương dó là do trong năm Viện đã chuyển xí nghiệp chế thử thực nghiệm, trung tâm thuỷ lực sang Công ty điện tử theo quyết của Tổng Công ty xuống chế thử chuyển sang Công ty cổ phần trực thuộc Tổng Công ty. Do kế hoạch đặt ra là bao gồm doanh thu của hai đơn vị trên nhưng thực hiện lại không tính vì hai đơn vị đã chuyển đi do đó thực chất tỷ lệ tăng trưởng khoảng 30 – 32% ngang bằng năm 2001 khi trừ đi sản lượng của lao động đã tách rời.
Như vậy, ta thấy rằng công tác quỹ lương ở Viện khá hợp lý đối với các quy trình của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện Viện đã có nhiều cố gắng tuân thủ những quy định của Nhà nước về quy chế xây dựng quỹ lương.
1.4 Hệ số phụ cấp bình quân và cấp bậc bình quân.
Bảng 16: Bảng khối quản lý phục vụ của Viện.
Các đơn vị
Đvt: người
HL lương
HS phụ cấp
lương tháng
( 1000 đ)
Lãnh đạo Viện
6
27,17
0,8
5873,7
Văn phòng Viện
14
32,42
-
6808,2
Phòng Tài chính-kế toán
5
12,96
0,4
2805,6
Phòng TC –CB-LĐ
3
9,66
0,4
2112,6
Phòng Kế Hoạch
6
20,32
0,7
4414,2
Tổng
34
102,53
2,3
22014,3
Nếu tính ra tiền lương thì có mức bình quân khá cao đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Viện. Tạo điều kiện, động lực thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh của Viện. Do đó, công tác tổ chức tiền lương của Viện cần được duy trì mà công việc này do phòng tổ chức cán bộ – lao động của Viện thực hiện.
2. Các hình thức trả lương được áp dụng ở Viện.
Hiện nay Viện đang áp dụng các hình thức trả lương
+ Hình thức trả lương theo thời gian:
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm.
2.1. Hình thức trả lương theo thời gian.
Là hình thức dùng dể trả lương cho tất cả người lao động trong viện khi phân biệt giữa bộ phận gián tiếp và bộ phận trực tiếp sản xuất .Hình thức này đối với các phòng ban, ban quản lý phục vụ:
Việc giao thanh toán tiền lương cho lãnh đạo viện, trưởng ,phó phòng và cán bộ CNV thuộc các phòng ban quản lý nghiệp vụ hàng tháng được xác dịnh theo công thức sau:
Vh = Đơn giá ngày công cơ bản x Công lao động x hệ số lương
Hệ số lương dược xác định theo kết quả hàng tháng trên cơ sở :
+ Nguồn thu của viện hàng tháng, quý, năm.
+ Cân đối lương của các đơn vị trực tiếp được giao khoán.
+ Kết quả thực hiện công tác hàng tháng của các đơn vị và cá nhân (Việc đăng ký kế hoạch và tiến độ công tác hàng tháng của các đơn vị được thực hiện như đã quy định)
Bảng 17: Bảng chấm công lao động hàng tháng .
Họ và Tên
Lương cơ bản
Hệ số lương
Quỹ lương
( 1000đ )
01. Ngô Cẩn
1266,300
2,15
2722,545
02. Bùi quang Hùng
1104,600
2,05
2264,430
03. Nguyễn Văn Thắng
1104,600
2,05
2264,430
04. Nguyễn quang Phái
1104,600
2,05
2264,430
05. Ngô Xuân Thanh
1062,600
2,05
2178,330
06. Bùi Thị Loan
678,300
1,95
1322,685
07. Nguyễn Đình Thất
1003,800
2,05
2057,790
08. Nguyền Hữu Nghị
726,600
1,95
1416,870
09. Lê Minh Khiêm
590,100
1,95
1150,695
10. Trần Thị Thông
550,200
1,95
1072,890
11. Phạm Đức An
457,800
1,95
892,710
12. Tường Duy Chiến
403,200
1,95
786,240
13. Lương Quỳnh Vân
292,000
1,95
573,300
14. Tạ Thị Thanh
827,400
2,05
1696,170
15. Nguyễn Thị Hồng
699,300
1,95
1363,635
16. Trần Thị Lan Hương
17.Nguyễn thị Hải Yến
357,400
575,400
1,95
1,95
696,930
1122,030
18. Bùi Viết Đệ
1062,600
2,05
2.178,330
19. Nguyễn Ngọc Minh
982,800
2,00
1965,600
20. Phan Đình Nhâm
835,800
1,95
1629,810
21. Cao Việt thoa
508,000
1,95
990,600
22. Nguyễn Sông Hà
662,000
1,95
1290,900
Tổng
16857,4
33901,35
Qua bảng trên ta thấy : đối với Tạ thị Thanh tiền lương được tính như sau:
Lương cơ bản= Lmin(Hpc+ Hcb)= 210 x (0.4 + 3,54)= 827400
Lương được trả= 827400 x 2,05= 1.696.170 đồng
Đây là số tiền mà cán bộ Tạ Thị Thanh nhận trong tháng đó . Số tiền này được trích từ tổng quỹ lương khối quản lý phục vụ . đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là cán bộ CNV khối quản lý phục vụ.
2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
với các nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất thực nghiệm.
Các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án sản xuất thử nghiệm, các dự án tiến bộ kỹ thuật, dự án đầu tư cho KHKT ... (Bao gồm cấp nhà nước , cấp bộ, cấp tổng công ty, cấp viện sau đây được gọi chung là công trình NCKH) đều được giao khoán tiền lương cho chủ nhiệm đề tài hoặc chủ nhiệm đề mục thuộc các phòng ban, trong viện thực hiện dưới sự chỉ đạo và quản lý tập trung của đơn vị và của viện.
Phương thức được thực hiện trong công trình NCKH là giao khoán quỹ tiền lương của đề tài (hoặc đề mục) còn lại các phí bao gồm vật tư, văn phòng phẩm, in ấn, hội nghị và các chi phí các do viện quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện
Phương thức phân phối tiền lương NCKH được quy định như sau:
a. Lương của đề tài (đề mục) được tính trên cơ sở dự toánchi phí do chủ nhiệm đề tài và đề mục lập trên cơ sở đề cương và kinh phí được cấp quản lý va cấp cơ sở (viện) duyệt
Lương đề tài : A= kinh phí đề tài – Tổng chi phí ngoài lương
Tổng chi phí ngoài lương của đề tài bao gồm: Vật tư, thiết bị, động lực công tác phí, văn phòng phẩm, thuê chuyên gia in ấn, hội nghị, hội thảo, thưởng (nếu có) giám định, các chi phí khác ...
b. Tiền lương giao khoán [ VKG ] cho các chủ nhiệm đề tài được quy định phân ra theo giá trị tiền lương trong đề tài được duyệt:
Đối với đề tài nghiên cứu lý thuyết (R) nghiên cứu triển khai (R – D) được quy định phân theo giá trị tiền lương trong đề tài được Viện duyệt:
Tiền lương của đề tài ≤ 20 triệu đồng
VKG = 75 á 80% A
Tiền lương của đề tài > 20 triệu á ≤ 50 triệu đồng
VKG = 70% á 75% A
Tiền lương của đề tài > 50 triệu á ≤ 100 triệu đồng
VKG = 61% á 69% A
Tiền lương của đề tài > 100 triệu đồng
VKG ≤ 60% A
Trong trường hợp các đề tài nghiên cứu khoa học từ 2 năm trở lên sẽ căn cứ vào kinh phí của năm kế hoạch để giao khoán.
Ví dụ: Nghiên cứu thiết kế chế tạo cần trục DERRICH tầm với 18m, sức nâng 30 tấn do ông : Đặng xuân Tảo là chủ nhiệm đề tài .
căn cứ vào vào quy định về quản lý thực hiện nhiện vụ trong nghiên cứu thiết kế – sản xuất số 11/ VCK ngày 28-03 –1998 của Viện.
Căn cứ vào đề cương NC KH và đề nghị khoán của ông Đặng Xuân Tảo.
Viện Giao khoán đề tài trên như sau:
tiền lương:
- tổng chi phí đề tài được cấp là : 50.000.000. đ
- Tổng chi phí khác ngoài lương là : 21.000.000 đ
- Tiền lương đề tài : A= 29.000.000 đ
- Lương giao khoán VkG = 75%A= 21.750.000 đ
Thiết kế - Lập dự án, Sản Xuất – Dịch Vụ .
Các sản phẩm thiết kế, sản xuất công nghiệp dịch vụ tham mưu, lập dự án, tư vấn, chào hàng ... gọi chung là sản phẩm đều được giao khoán cho các đơn vị Viện thực hiện.
Giao khoán tiền lương cho các phòng thực hiện bao gồm:
Các sản phẩm do nhà nước, Bộ, Tổng công ty giao các sản phẩm thiết kế lớn, các dự án ...
2.Giao toàn bộ chi phí (bao gồm cả tiền lương, vật tư, đăng kiểm, tiêu thụ sản phẩm thiết kế lớn, các dự án ...) áp dụng chủ yếu cho các sản phẩm CN, dịch vụ, các sản phẩm thiết kế nhỏ và các sản phẩm do các dơn vị tự tìm kiếm.
Giao toàn bộ chi phí .
a. Đối với sản phẩm thiết kế mới phương tiện theo mức giao
Hợp đồng có giá trị ≤ 15 triệu đồng 75 – 80%
Hợp đồng có giá trị > 15 triệu đồng ≤ 40 triệu đồng 70 – 75%
Hợp đồng có giá trị >40 triệu đồng ≤ 70 triệu đồng 65 – 70%
b. Các sản phẩm thuộc dạng lập hồ sơ theo 40/CP cho các phương tiện doanh nghiệp hoặc tư nhân: Do Viện ký hoặc uỷ quyền trưởng các đơn vị ký.
Vì hợp đồng có giá trị nhỏ phải đi khảo sát, đo đạc vẽ lại, số lượng hồ sơ ít nên Viện quy định mức giao sau:
Hợp đồng có giá trị đến 3 triệu đồng :
+ Giao 88% giá trị hợp đồng
Hợp đồng có giá trị từ 3,1 triệu đồng đến 5 triệu đồng:
+ Giao 85% giá trị hợp đồng
Hợp đồng có giá trị > 5 triệu đồng đến ≤ 10 triệu đồng:
+ Giao 82% giá trị hợp đồng
c. Thiết kế phương tiện bộ
Hợp đồng có giá trị ≤ 10 triệu đồng giao 75 á 80%
Hợp đồng có giá trị > 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng 70 -75%
d. Đối với sản phẩm công nghiệp
Hợp đồng có giá trị ≤ 50 triệu đồng giao 93%
Hợp đồng có giá trị > 50 triệu đồng ≤ 100 triệu đồng giao 92 - 92,5%
Hợp đồng có giá trị >100 triệu đồng ≤ 150 triệu đồng giao 91,5 - 92%
Hợp đồng có giá trị > 150 triệu đồng ≤ 250 triệu đồng 91 - 91,5%
Hợp đồng có giá trị >250 triệu đồng ≤ 450 triệu đồng 90,5 - 91%
Từ 451 triệu đồng trở lên mức nộp thấp nhất 10%
Đối với sản phẩm có hiệu quả lớn, viện sẽ quyết định có mức giao thấp hơn, căn cứ vào trị toán và giá trị sản phẩm và viện sẽ trực tiếp điều hành .
e. Đối với các sản phẩm có tính chất dịch vụ kỹ thuật khảo sát, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án, mức giao cụ thể sau:
Hợp đồng có giá trị ≤ 100 triệu đồng mức giao 82 - 85%
Hợp đồng có giá trị > 100 triệu đồng ≤ 250 triệu đồng 80 - 82%
g. Dịch vụ vật tư, máy móc, thiết bị giao tối đa 96% giá trị hợp đồng .
Giao tiền lương (các chi phí để thực hiện sản phẩm do Viện điều hành và quản lý trực tiếp)
Lương được giao, theo sản phẩm đều được giao trực tiếp cho các đơn vị thực hiện.
Đối với từng sản phẩm, công việc cụ thể, các đơn vị chủ trì, chủ nhiệm phải xây dựng nội dung công việc danh mục hồ sơ bản vẽ, định mức cùng với dự toán để viện rà soát quyết định mức toán tiền lương.
Giao theo quý lương sản phẩm .
c1. Sản phẩm thiết kế
Lương sản phẩm từ > 40 triệu - ≤ 80 triệu đồng giao 70 –75% tiền lương sản phẩm được duyệt
Lương sản phẩm từ >80 triệu đồng giao 60 - 69% tiền lương sản lượng được duyệt.
c2. Sản phẩm lập dự án khảo sát, dịch vụ kỹ thuật, luận chứng kỹ thuật...
> 40 triệu đến ≤ 70 triệu giao 60 - 70% tiền lương sản phẩm
> 80 triệu đến ≤ 100 triệu giao 56 - 65% tiền lương sản phẩm
> 100 triệu giao 50 - 55% tiền lương sản phẩm
c3. Sản phẩm đường bộ, ôtô:
> 5 triệu đến ≤ 10 triệu giao 65 – 75% tiền lương sản phẩm
> 10 triệu trở lên giao 60 – 65% tiền lương sản phẩm
Đối với sản phẩm chào hàng, tư vấn, tham mưu đột xuất khác như xác định được giá trị các đơn vị lập định mức lao động trên cơ sở danh mục công việc cụ thể các đơn vị KHVT, KTTC, NSTL, rà soát và viện giao lương cho từng đơn vị thực hiện.
Bản quyền thiết kế của viện.
Nếu chủ hàng đóng tiếp sản phẩm theo thiết kế có sẵn nhưng có sửa đổi, bổ sung khi các đơn vị được giao, lập dự toán chi tiết phần sửa đổi và bổ sung. Viện sẽ xem xét giao khoán theo chi phí thực tế . Có xét đến đóng góp của các đơn vị chủ từ và tham gia sản phẩm này. Nhưng mức khoán không quá 35% tổng số giá trị thu được .
Các sản phẩm chủ hàng đóng tiếp theo thiết kế sẵn có mà không có bổ sung, sửa đổi viện chỉ xem xét khuyến khích các đơn vị cho từng trường hợp cụ thể
III. đánh giá thực trạng quản lý tiền lương
Là viện nghiên cứu khoa học nên nhìn chung Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ là viện có uy tín và trong những năm qua Viện có sự phát vượt bậc nhất từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước như hiện nay, Viện luôn đứng vững là nhờ chiến lược sản suất kinh doanh đúng đắn và có sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên và có cơ cấu tổ chức kinh doanh khá hợp lý hiệu quả trong đó có sự công tác hiệu quả trong đó có công tác quản lý tiền lương.
Qua phần thực trạng của Viện ta thấy Viện xây dựng được cách tổ chức tiền lương khoán khoa học phù hợp với đặc điểm của Viện. Việc tiến hành giao khoán lương gắn với hiệu quả công tác của cán bộ công nhân viên đã khuyến khích họ luôn phấn đấu, phát huy tính sáng tạo để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ của Viện.
Cách trả lương căn cứ vào hệ số chức danh công việc và hiệu quả công tác đã giải quyết được những mâu thuẫn về vấn đề trả lương đó là: Đối với cán bộ lâu năm thì hệ số cấp bậc do Nhà nước quy định là cao hơn so với cán bộ trẻ mới vào nhưng chưa chắc năng lực của họ lại kém hơn. Ngược lại, việc xây dựng hệ số chức danh công việc gắn với hiệu quả công tác thì cán bộ trẻ mới hưởng đúng năng lực của mình.
Trong những năm qua công tác quản lý tiền lương của Viện luôn được ban Lãnh đạo quan tâm đổi mới hoàn thiện . Các hình thức trả lương đã được thay đổi sao cho phù hợp với từng giai đoạn. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc bất hợp lý gây khó khăn cho công tác quản lý và phát huy hết tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Trong hình thức trả lương theo thời gian chỉ gắn với cấp bậc, hệ số lương và ngày công thực tế để trả lương gây tình trạng người lao động chỉ đến Viện để chấm công và nhận lương, chưa khuyến khích người lao động thực sự cố gắng ngâng cao hiệu quả làm việc. Mặt khác trả lương cho cán bộ quản lý nhân viên cho các phòng ban không gắn với kết quả lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự phát triển của Viện để khuyến khích người lao động nâng cao chất lưọng và hiệu quả công việc.
Đặc biệt hiện nay những thiếu sót bộc lộ rõ nét khi mức lương tối thiểu của nhà nước tăng 210 nghìn đồng/tháng làm quỹ lương thực tế của Viện tăng lên quá lớn,đội giá thành sản phẩm . Chính vì vậy thực tế dặt ra là phải có các giải pháp để hoàn thiên quản lý tiền lương tại Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ .
Nhìn chung, trong quá trình tổ chức tiền lương của mình Viện đã cố gắng tuân thủ các quy định của Chính phủ hay các thông tư 13, 14 TT của Bộ lao động Thương binh Xã hội. Do đó, công tác trả lương ở đây là tương đối khoa học và tiến bộ. Do đặc thù của Viện nên một số đặc điểm trong công tác quản lý tiền lương phải dựa vào tình hình thực tế để sao cho công tác này đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những thiếu sót trong công tác tổ chức tiền lương ở Viện KHCN tàu thuỷ.
Đối với công tác xây dựng quỹ lương: Được xây dựng theo kế hoạch sản xuất kinh doanh do đó nếu doanh thu tăng thì quỹ lương tăng và ngược lại.
Chương III
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiền lương tại Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ
I. Mục tiêu, chiến lược của công tác tiền lương trong Viện.
Với tinh thần và chủ trương kiện toàn, hoàn thiện hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý doanh nghiệp để giảm tối thiểu chi phí và đạt hiệu quả cao nhất công tác tổ chức tiền lương cũng là một đối tượng điều chỉnh, bổ sung nhằm tạo động lực nội sinh cho doanh nghiệp vững chắc tiến vào thế kỷ XXI. Với mục tiêu tổng quỹ lương năm 2003 là 6,1 tỷ và doanh thu đạt 12 tỷ đồng và hoàn thiện hơn nữa việc trả lương công bằng cho người lao động, đúng đủ cả về chất và lượng.
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý và cơ chế điều hành theo hướng tiên tiến, hiện đại và văn minh thương nghiệp. Giữ vững và ngày càng phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình mới, có trình độ nghiệp vụ và có khả năng thích ứng với môi trường để có thể đứng vững trên thị trường trong nước và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Nâng cao đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ của Viện.
Thường xuyên đảm bảo ổn định, cải thiện đời sống làm việc cho cán bộ công nhân viên, nâng cao thu nhập bình quân tương ứng với tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh, xây dựng Viện vững mạnh toàn diện, thường xuyên đạt tiêu chuẩn đơn vị tiên tiến trong ngành và trên địa bàn thủ đô.
Đảm bảo nguồn vốn ổn định nhu cầu sản xuất kinh doanh, phải tận dụng các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, vốn tự co, vốn đi vay, tỷ lệ với vốn lưu động phải phù hợp cho việc sản xuất kinh doanh ở Viện. Đó là những định hướng chính, các cấp các phòng ban phải nỗ lực thực hiện để đạt được kết quả như kế hoạch Viện đã xây dựng.
II. Hoàn thiện quản lý tiền lương ở Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ.
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì vấn đề trả lương cho người lao động như thế nào sao cho hiệu quả là rất quan trọng, nó quyết định đến thành bại trong chính sách quản lý người lao động của nhà quản lý. Tiền lương là lao động lực thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả hơn, chính vì vậy trả lương cho người lao động phải mang tính hiệu quả, tính công bằng đánh giá đúng đắn khả năng làm việc của người lao động... Là điều mà người quản lý cần phải quan tâm xem xét cho đúng.
Viện Khoa học Công nghệ tàu thuỷ là một doanh nghiệp Nhà nước do đó công tác tổ chức tiền lương chủ yếu dựa vào hướng dẫn của cấp trên. Mặt khác do đặc thù riêng của Viện mà công tác quản lý tiền lương phải hoàn thiện. Do đó, ta cần đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương của Viện.
1. Hoàn thiện công tác kinh doanh.
Quỹ lương của Viện được xây dựng dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh, chính vì vậy để công tác xây dựng, quỹ lương và trả lương cho người lao động thì phải đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Viện nên tập trung giữ vững và củng cố các khu vực thị trường mà Viện đã xác lập được vị trí của mình trong những năm qua. Tích cực mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Các đơn vị tích cực mở rộng quan hệ tìm kiếm bạn hàng mới, duy trì và phát triển các loại hàng hoá cần cho nhu cầu phát triển hiện nay.
2. Hoàn thiện quản lý tiền lương
Để công tác quản lý tiền lương được thực hiện đảm bảo và có hiệu quả, đúng nguyên tắc thì cần phải cần thực hiện tốt các điều kiện có liên quan đến công tác quản lý tiền lương.
2.1. Tổ chức phục vụ nơi làm việc:
Viện cần quan tâm hơn nữa đến công tác này bởi là nếu như tổ chức nơi phục vụ, nơi làm việc tốt sẽ giúp cho Viện sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Nơi làm việc cần phải bố trí thông thoáng tạo cảm giác thoải mái cho người làm việc.
2.2. Bố trí sử dụng lao động
Là quá trình sử dụng người lao động vào vị trí thích hợp, đúng người, đúng việc, người lao động, đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây là vấn điều kiện nhằm nâng cao năng suất lao động của cán bộ công nhân viên khoa học công nghệ tàu thuỷ cũng như đối với các Công ty khác.
2.3. Phân công hiệp tác
Là quá trình kết hợp, phối hợp hài hoà, điều tiết các hoạt động lao động riêng rẽ trong quá trình lao động để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban, có được sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các bộ phận thì mới được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, và trong các hoạt động khác của Viện. Để có được điều đó thì cần phải có mạng lưới thông tin liên lạc giữa các phòng ban đầy đủ.
2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.
Đối với người lao động mục tiêu của họ là phấn đấu để tự khẳng định mình vươn lên để hoàn thiện mình, tự học hỏi để thăng tiến. Vì vậy, công tác cán bộ luôn là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong sự phát triển của Viện. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ là không thể thiếu đối với Viện.
Yêu cầu mọi cán bộ đều phải nhận thức được tình hình phát triển của giai đoạn mới mà tự nguyện phấn đấu và rèn luyện thực tiễn công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua thực tế kiểm nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh để lựa chọn những cán bộ có bản lĩnh kiên định, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn và năng lực tổ chức thực hiện giỏi, dám chịu trách nhiệm trong công việc được giao thì bố trí vào những vị trí thích hợp.
Bên cạnh đó cần phải thường xuyên xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.
2.5. Phải đặc biệt quan tâm đến việc trọng dụng nhân tài
Nhân tài là nguồn chất xám của Viện, do vậy Viện phải biết tận dụng nguồn này một cách có hiệu quả tuyệt đối không được lãng phí. Để làm điều đó thì Viện cần phải có những chế độ đãi ngộ, thưởng xứng đáng đối với người giỏi thực sự đó bởi khi trả công xứng đáng thì người lao động sẽ không tiếc công sức đầu tư nghiên cứu làm việc của mình phát triển mạnh hơn.
2.6. Tăng cường công tác quản lý quỹ tiền lương
Muốn quản lý quỹ tiền lương tốt, ngoài việc lập kế hoạch tiền lương cho chính xác và theo đúng các nguyên tắc thì còn phải tổ chức chỉ đạo thực hiện chu đáo kế hoạch đó và phải chú ý mấy điểm sau:
Giữ vững chỉ tiêu kế hoạch lao động, tuyệt đối không được vượt quá số lao động đã được duyệt. Quan hệ tỷ lệ giữa số lao động với việc nâng cao khối lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động phải luôn luôn được giữ vững.
Phần chia quỹ tiền lương cho từng quý phù hợp với khối lượng sản xuất. Tổ chức theo dõi, thống kê, hạch toán cho tốt và tiến hành phân tích định kỳ hàng tháng, hàng quý để kịp thời phát hiện các hiện tượng lệch lạc, mất cân đối cần giải quyết.
Phối hợp và công tác chặt chẽ với cơ quan tài chính, các ngân hàng để có thể theo dõi và tổ chức việc quản lý quỹ tiền lương một cách có hiệu quả.
Làm tốt và tích cực mở rộng diện trả lương theo thời gian có thưởng những nơi có điều kiện.
Như vậy có thể làm tốt công tác quản lý quỹ tiền lương sẽ là cơ sở tốt nhất để thực hiện tốt kế hoạch tiền lương.
4. Hoàn thiện công tác chia lương cho người lao động
Tổ chức tiền lương căn cứ vào các thông tư hướng dẫn là tương đối chính xác nhưng thực trạng của công tác này mới chỉ dựa vào chức danh công việc còn mang tính bình quân, chưa đánh giá hết năng lực và hiệu quả làm việc của các bộ phận của cán bộ công nhân viên. Ta sẽ xây dựng như sau:
Ngoài những căn cứ trả lương như ở trên ta còn thêm hệ số đánh giá chất lượng hiệu quả công tác (K) như sau:
Có 3 mức: K = A; K = B; K = C
Các hệ số như sau:
Mức A K = 1,2
Mức B K = 1
Mức C K = 0,8
Giải pháp này tập trung vào việc đánh giá hiệu quả công tác qua bảng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác của từng người lao động sao cho công bằng hơn. Mức hoàn thành khối lượng, nhiệm vụ, hiệu quả công tác đánh giá qua đơn vị bình xét gắn với thi đua hàng tháng và mức hoàn thành doanh số của từng công việc như sau:
* Đối với cán bộ quản lý hệ số A, B, C được xác định dựa vào tiêu chuẩn sau: dựa vào mức độ thực hiện về thời gian làm việc, khả năng giải quyết công việc, đưa ra các quyết định quản lý, tham mưu cho các quyết định quản lý, độ chính xác trong các quyết định quản lý, tỷ lệ đúng sai của các quyết định. Trong đó, còn cả chức năng tiếp thu và truyền đạt cho mọi người.
Mức A: Hoàn thành xuất sắc khối lượng công việc nhiệm vụ, hiệu quả phải đảm bảo tiêu chuẩn sau:
+ Đảm bảo đủ số giờ làm việc: 40 giờ/tuần
+ Các quyết định quản lý có độ chính xác, hợp lý và hiệu quả.
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chức năng được giao.
+ Có nhiều sáng kiến đóng góp trong quá trình quản lý.
Mức B: Hoàn thành tốt khối lượng, nhiệm vụ có chất lượng và hiệu quả khá phải đảm bảo cá tiêu chuẩn sau:
+ Đảm bảo đủ số giờ làm việc: 40 giờ/tuần
+ Các quy định quản lý phải tương đối chính xác, hợp lý
+ Hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao.
+ Có sáng kiến trong quản lý
Mức C: Mức hoàn thành khối lương, nhiệm vụ, hiệu quả trung bình
+ Đảm bảo đủ số giờ làm việc: 40 giờ/tuần
+ Có quyết định quản lý ở mức trung bình
+ Hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ ở mức trung bình.
Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh thì:
Mức A: Hoàn thành khối lượng nhiệm vụ được giao, chất lượng hiệu quả cao.
+ Đảm bảo đủ số giờ làm việc: 40 giờ/tuần
+ Có nhiều ý kiến đóng góp cho lãnh đạo
+ Chấp hành nội dung, quy chế lao động sản xuất.
Mức B: Hoàn thành khối lượng công việc, nhiệm vụ có chất lượng và hiệu quả khá cao.
+ Đảm bảo đủ số giờ làm việc: 40 giờ/tuần
+ Có nhiều ý kiến đóng góp cho lãnh đạo
+ Chấp hành nội dung, quy chế lao động sản xuất.
Mức C: Mức hoàn thành khối lương, nhiệm vụ, hiệu quả trung bình
+ Đảm bảo đủ số giờ làm việc
+ Chấp hành nội dung, quy chế lao động sản xuất.
5. Hoàn thiện việc đánh giá và xây dựng cấp bậc công việc.
Tiêu chuẩn cấp bậc công việc phản ánh yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân và cán bộ nghiên cứu khoa học, có liên quan chặt chẽ với mức độ phức tạp của công việc. Nói cách khác phân hạng cấp bậc là công việc có ý nghĩa ảnh hưởng rất lớn trong công tác tiền lương và là cơ sở bố trí người lao động đúng công việc, đúng trình độ. đồng thời nó cũng quy định mức lương theo trình tự phức tạp của công việc, tạo điều kiện cho việc trả lương theo đúng chất lượng lao động.
Về cấp bậc công nhân và cán bộ nghiên cứu khoa học thì được thông qua thi nâng bậc, có hội đồng chấm thi, khi đưa vào thi nâng bậc đều phải có tiêu chuẩn rõ ràng. Vấn đề quan trọng là phải xác định cấp bậc công việc cho từng khâu một cách đúng đắn để dựa vào đó để trả lương cho công nhân theo đúng chât lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Hoàn thiện việc xây dựng cấp bậc công việc còn có tác dụng quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch lao động, đặc biệt là kế hoạch tuyển chọn, bố trí và đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
Sau đây tôi xin trình bày cách xác định công việc bằng phương pháp cho điểm để Viện có thể tham khảo. Nội dung của phương pháp này là là dựa vào bảng điểm mẫu, tiến hành cho điểm theo mẫu, tổng hợp số điểm đạt được rồi so sánh xác định bậc tương ứng. Trình tự tiến hành như sau:
Bước 1: Chia quá trình lao động thành các chức năng và các yếu tố. Tính chất phức tạp của công việc là do sự kết hợp của nhiều loại chức năng khác nhau tuỳ theo tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng, đòi hỏi kiến thức và kỹ năng lao động khác nhau. Các chức năng đó được so sánh với nhau để xác định mức độ phức tạp của công việc. Thông thường chức năng lao động được chia như sau:
Chức năng tính toán.
Chức năng thực hiện và tổ chức công việc.
Chức năng thực hiện quá trình lao động.
Chức năng phục vụ điều chỉnh thiết bị.
Bước 2: Xác định mức độ phức tạp của từng chức năng, có nhiều phương pháp đánh giá mức độ phức tạp cho từng chức năng. Thông thường khi đánh giá người ta dùng phương pháp cho điểm. Điểm là đơn vị tính quy ước. Số điểm thể hiện mức độ phức tạp của từng chức năng. Mỗi chức năng được chia làm 3-4 mức độ khác nhau: rất đơn giản, đơn giản, trung bình, phức tạp với mỗi mức độ thực hiện cho điểm từ tối thiểu tới tối đa.
Bước 3: Quy định tổng số điểm của các mức độ phức tạp của các chức năng và cho điểm với yếu tố tinh thần trách nhiệm theo điểm mẫu.
Bước 4: Chuyển từ điểm sang bậc.
Mỗi công việc có mức độ phức tạp và quan trọng khác nhau. Căn cứ vào tổng số điểm của từng công việc để chuyển điểm sang bậc.
Dưới đây là bảng điểm mẫu áp dụng cho ngành có thang lương 6 bậc với lương điểm là 200.
Bảng 18: Mẫu điểm áp dụng xây dựng cấp bậc công việc.
Chức năng
Mức độ phức tạp
Số điểm
Tối thiểu
Tối đa
1. Tính toán
Rất đơn giản
Đơn giản
Trung bình
Phức tạp
0
3
4
8
0
3
4
10
2. Chuẩn bị và tổ chức công việc
Rất đơn giản
Đơn giản
Trung bình
Phức tạp
4
5
8
12
4
6
10
17
3. Thực hiện quá trình lao động
Rất đơn giản
Đơn giản
Trung bình
Phức tạp
63
80
100
125
71
90
110
145
4. Phục vụ điều chỉnh thiết bị
Rất đơn giản
Đơn giản
Trung bình
Phức tạp
0
3
4
8
0
3
6
11
5. Yếu tố trách nhiệm
Rất đơn giản
Đơn giản
Trung bình
Phức tạp
0
4
6
12
0
4
8
17
Bảng 19: Phương pháp điểm đồ thị
Bậc lương
Tổng số điểm
Thấp nhất
Cao nhất
I
II
III
IV
V
VI
101
114
130
149
173
100
113
129
148
172
200
6. Hoàn thiện công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
Thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm là khâu quan trọng phản ánh kết quả lao động của người công nhân về mặt chất lượng và số lượng sản phẩm. đặc biệt trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh giữa các công ty thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm phải được quan tâm chú ý, đặc biệt là những sản phẩm do thiết kế sản xuất và được hưởng theo chế độ khoán.
Để công tác kiểm tra kiểm kê tốt phải phải bầu ra một hội đồng bao gồm những người thuộc các tổ, nhóm sản xuất, có phẩm chất đạo đức tốt, tay nghề cao, họ vừa làm công tác đôn đốc kiểm tra chất lượng trong tổ, nhóm của mình. Khi hoàn thành kế hoạch những người đứng đầu này sẽ làm công tác kiểm tra, kiểm kê, nghiệm thu sản phẩm của các tổ đội khác. có như vậy việc trả lương mới đúng sát với hiệu quả kinh tế người lao động. Công tác thống kê, ghi chép ban đầu với các số liệu có vị trí rất quan trọng, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ, chính xác thời gian lao động sản lượng chất lượng sản phẩm của từng công việc từng giai đoạn thì mới tiến hành trả lương theo chế độ khoán được chính xác, công bằng. Nhà quản lý tiền lương tránh được sự trả lương bất hợp lý cho người lao động, trả đúng trả đủ cho người lao động.
Cán bộ phụ trách công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm phải thường xuyên tiến hành theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm, khả năng tiết kiệm nguyên liệu của từng công việc, từng công đoạn sản xuất thi công. Từ đó có những sửa chữa kịp thời những thiếu sót về kĩ thuật, cũng như việc sử dụng nguyên liệu. Có sự thưởng phạt đối với những cá nhân, tập thể không đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm. đồng thời phải bổ trí sử dụng những cán bộ công nhân có kinh nghiệm, chuyên môn tay nghề cao, có trách nhiệm công tác nghiệm thu sản phẩm. Tiến hành trang bị những máy móc dụng cụ hiện đại cho công tác nghiệm thu sản phẩm.
7. Sắp xếp bố trí sử dụng lao động.
Qua biểu phân tích về cơ cấu lao động chưa có sự hợp lý giữa số nhân viên giữa các phòng ban về cơ cấu quản lý gián tiếp. Do đó, dẫn tới tổng số cán bộ quản lý gián tiếp của các phòng ban là không cao nhưng không cân đối.
Lãnh đạo Viện: 6
Phòng tổ chức cán bộ lao động 3
Văn phòng 14
Phòng kế hoạch 5
Phòng tài chính kế toán 4
Do vậy đối với Viện là một doanh nghiệp Nhà nước cần phải có những giải pháp nhằm sửa đổi bổ sung, hoàn thiện cơ cấu của mình cho phù hợp với những sản phẩm sản xuất kinh doanh của mình, làm sao cho cơ cấu tối ưu nhất nhưng hiệu quả sản xuất cũng phải tối ưu. đáp ứng được những công tác tổ chức tiền lương của Viện về mặt xây dựng quỹ tiền lương hợp lý cho Viện qua doanh thu và lợi nhuận của Viện. Nhưng hiện nay các phòng ban, trung tâm tiến hành các nghiệp vụ của mình bằng phương pháp thủ công, thống kê bằng tay. Vì vậy tinh giảm biên chế cho bộ phận lao động quản lý, giảm số lao động quản lý thì Viện nên tiến hành trang bị máy tính cho các phòng ban. Nếu trang bị một máy tính thì sẽ giảm được 2 cán bộ quản lý, làm được như vậy thì chi phí về nhân công sẽ giảm có thể chuyển bớt cán bộ sang các phòng ban khác chưa đủ cán bộ quản lý.
Kết luận
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, tiền lương, thu nhập luôn luôn là chính sách trọng tâm trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách này liên quan trực tiếp đến lợi ích của động đảo người lao động trong xã hội và được Nhà nước quản lý. Nhà nước cũng thực hiện một cơ chế kiểm soát trong thực hiện chính sách và chế độ tiền lương, các hợp đồng lao động và thuế thu nhập.
Nhận thức rõ được điều này. Viện Khoa học Công nghệ Tàu Thuỷ đã xây dựng lương như một đòn bẩy, một công cụ hữu hiệu nhất để quản lý và khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động của cán bộ công nhân viên Để từ đó giúp Viện tăng nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời thu nhập của người lao động ngày càng tăng thêm.
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu ở Viện, em đã cố gắng vận dụng lý luận được học kết hợp với việc phân tích công tác tổ chức tiền lương ở Viện Khoa học Công nghệ Tàu thuỷ để tìm ra những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại. Từ đó mạnh dạn đưa ra một số đề xuất hoàn thiện hơn công tác quản lý tiền lương ở Viện.
Với điều kiện thời gian có hạn và kiến thức thực tế chưa nhiều nên chắc không thể tránh khỏi những sai sót và chưa hoàn chỉnh. Do vậy, em rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn cùng toàn thể các cán bộ phòng tổ chức cán bộ – lao động trong Viện và các bạn sinh viên để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo PGS. TS Mai Văn Bưu và các cán bộ phòng tổ chức cán bộ – lao động trong Viện Khoa học Công nghệ Tàu Thuỷ để bản luận văn của em được hoàn thành.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế lao động - ĐHKTQD-PGS.PTS Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh .NXB giáo dục-1998.
Giáo Trình Quản trị nhân lực - ĐHKTQD - PGS.PTS Phạm Đức Thành . NXB Thống kê-1998.
Giáo trình Phân tích lao động xã hội- ĐHKTQD – TS. Trần Xuân Cầu. NXB Lao Động- Xã Hội.
Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt nam.
Giáo trình Khoa học quản lý tập I và II - ĐHKTQD: TS Đoàn Thu Hà- TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
Văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương xây dựng đơn giá tiền lương và quy chế trả lương trong các doanh nghiệp. Nhà xuất bản xây dựng
Báo cáo tổng kết năm 2001- 2002 của Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ .
Quy định về quản lý và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu - thiết kế - sản xuất của Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ .
mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I. Lý luận chung về quản lý tiền lương 3
I. Bản chất của tiền lương 3
1. Khái niệm tiền lương 3
2. Bản chất của tiền lương 3
3. Chức năng của tiền lương 5
3.1. Đối với người lao động 5
3.2. Đối với các doanh nghiệp 5
4. ý nghĩa của tiền 6
4.1. Đối với người lao động 6
4.2. Đối với doanh nghiệp 6
II. Quản lý tiền lương 6
1. Khái niệm, mục đích của quản lý tiền lương 6
1.1. Khái niệm 6
1.2. Mục đích 7
2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp 7
3. Nội dung quản lý tiền lương trong doanh nghiệp 8
3.1. Lập kế hoạch tiền lương 8
3.1.1. Lập kế hoạch quỹ lương 8
3.1.2. Các phương pháp xây dựng quỹ lương kế hoạch 8
3.1.3. Xây đơn giá tiền lương 10
3.1.4. Xác định các hình thức trả lương 11
3.1.5. Xây dựng định mức lao động 18
3.1.6. Xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương 21
3.2. Tổ chức trong quản lý tiền lương 22
3.3. Điều hành trong quản lý tiền lương 22
3.4. Kiểm tra trong quản lý tiền lương 23
3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá trong quá trình kiểm tra 23
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tiền lương 28
1. Môi trường của công ty 28
1.1. chính sách của công ty 28
1.2. Bầu không khí của công ty 28
1.3. Cơ cấu tổ chức công ty 28
1.4. Khả năng chi trả của công ty 29
2. Thị trường lao động 29
2.1. Tiền lương trên thị trường 29
2.2. Công đoàn 29
2.3. Nền kinh tế và pháp luật 29
3. Bản thân người lao động 29
3.1. Sự hoàn thành công tác 29
3.2. Thâm niên 29
3.3. Trình độ năng lực quản lý và khả năng sử dụng công nghệ trong
công việc 29
4. Bản thân công việc 30
5. Chế độ chính sách của nhà nước về lao động tiền lương 30
6. Các điều kiện của công tác quản lý tiền lương 31
6.1. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 31
6.2. Điều kiện lao động 31
6.3. Phân công và hiệp tác lao động 31
6.4. Định mức lao động 31
6.5. Bố trí sử dụng lao động 31
6.6. Đánh giá thực hiện công việc 31
Chương II. Thực trạng quản lý tiền lương ở viện khoa học công nghệ
tàu thuỷ 32
I. Quá trình hình thành và phát triển, các đặc điểm liên quan đến quản lý tiền lương ở viện khoa học công nghệ tàu thuỷ 32
1. Quá trình hình thành và phát triển 32
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của viện khoa học công nghệ tàu thuỷ 33
2.1. Công tác nghiên cứu 33
2.2. Công tác thiết kế 33
2.3. Công tác sản xuất công nghiệp 33
2.4. Công tác dịch vụ khoa học công nghệ 33
2.5. Công tác đào tạo 33
3. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 34
4. Các đặc điểm có liên quan đến công tác quản lý tiền lương 34
4.1. Cơ cấu tổ chức 34
4.2. Những mặt hàng sản xuất 37
4.2.1. Mặt hàng sản xuất 37
4.2.2. Thị trường 39
4.3. Cơ cấu lao động 43
4.4. Xác định lao động biên 46
II. Thực trạng quản lý tiền lương của viện khoa học 47
1. Công tác quỹ lương của viện khoa học công nghệ tàu thuỷ 47
1.1. Cách xác định quỹ lương 47
1.2. Xây dựng đơn giá tiền lương 50
1.2.1. Nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương 50
1.2.2. Lao động biên năm 2002 của viện 50
1.2.3. Mức lương tối thiểu của viện để xây dựng đơn giá tiền lương 50
1.2.4. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu tổng hợp 50
1.3. Tổ chức và điều hành trong quản lý tiền lương ở viện 51
1.4. Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ lương 52
1.5. Hệ số phụ cấp bình quân và cấp bậc bình quân 53
2. Các hình thức trả lương được áp dụng ở viện 54
2.1. Hình thức trả lương theo thời gian 54
2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 55
2.2.1. Các đề t ài nghiên cứu khoa học 55
2.2.2. Thiết kế lập dự án sản xuất dịch vụ 57
III. Đánh giá thực trạng quản lý tiền lương 59
Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiền lương tại viện khoa học công nghệ tàu thuỷ 61
I. Mục tiêu chiến lược của công tác tiền lương trong viện 61
II. Hoàn thiện quản lý tiền lương ở viện khoa học công nghệ tàu thuỷ 61
1. Hoàn thiện công tác kinh doanh 62
2. Hoàn thiện quản lý tiền lương 62
2.1. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 62
2.2. Bố trí sử dụng lao động 62
2.3. Phân công hiệp tác 62
2.4. Tăng cường công tác đào toạ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 63
2.5. Phải đặc biệt quan tâm đến việc trọng dụng nhân tài 63
2.6. Tăng cường công tác quản lý qũy tiền lương 63
4. Hoàn thiện công tác chia lương cho người lao động 64
5. Hoàn thiện việc đánh giá và xây dựng cấp bậc công việc 65
6. Hoàn thiện công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm 67
7. Sắp xếp bố trí sử dụng lao động 68
Kết luận 70
Tài liệu tham khảo 71
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9525.doc