Đề tài Một số kiến nghị nhằm triển khai áp dụng cơ chế chi tiêu nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Hà Nội

Tình hình thực hiện giao quyền tự chủ đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian qua là đáng khích lệ. Với tổng số 791/798 đơn vị sự nghiệp có thu được giao quyền tự chủ tài chính nhìn chung là thực hiện rất tốt nhiệm vụ được giao. Với bước đầu thực hiện giao quyền tự chủ, Thành phố Hà Nội đã tỏ rõ sự quyết tâm và thực hiện tốt Nghị định số 10/2002/QĐ-TT của Chính phủ và việc giao quyền tự chủ hành chính cho đơn vị sự nghiệp có thu. Với kết quả đạt được hiện nay là rất khả quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc mà UBND Thành phố Hà Nội cần phải làm đó là: Với các đơn vị còn lại chưa được giao quyền tự chủ tài chính cần được có những giải pháp kịp thời để các đơn vị này đạt hiệu quả cao trong công việc.

doc44 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị nhằm triển khai áp dụng cơ chế chi tiêu nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn vị sự nghiệp có thu. - Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị sự nghiệp có thu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. - Nội dung chi nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đã có chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, thì Thủ trưởng đơn vị được quy định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định. Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ, thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc, trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. - Đơn vị sự nghiệp có thu không được dùng kinh phí của đơn vị để mua sắm thiết bị, đồ dùng, tài sản trang thiết bị tại nhà riêng cho cá nhân hoặc cho cá nhân mượn dưới bất kì hình thức nào. - Quy chế chi tiêu nội bộ được dân chủ, công khai thảo luận rộng rãI trong đơn vị sự nghiệp có thu, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu gửi cơ quan quản lý cấp trên để báo cáo và gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch làm căn cứ kiểm soát chi. Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ, để bảo đảm hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị và tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả. Đối với các khoản chi quản lý hành chính(công tác phí, hội nghị phí, điện thoại, chi phí dịch vụ công cộng..), chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tuy theo từng nội dung công việc, nếu xét thấy cần thiết, có hiệu quả, Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn thu được sử dụng. 1.2.3.2: Các tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi đơn vị sự nghiệp có thu phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước gồm: - Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 208/1999/QĐ-TTg ngày 26/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ xung quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước. - Tiêu chuẩn về nhà làm việc theo quy định tại quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 5/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp. - Chế độ công tác nước ngoài theo quy định tại thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 và thông tư số 108/1999/TT-BTC ngày 4/9/1999 của Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài. - Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt nam thực hiện theo quy định tại thông tư số 100/2000/TT-BTC ngày 16/10/2000 của Bộ Tài Chính quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt nam và chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt nam. - Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia. - Nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. - Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành. - Kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế. - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án và vốn viện trợ. - Kinh phí mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định. 1.2.4. Quy định về chi trả tiền lương trong các đơn vị sự nghiệp có thu. 1.2.4.1. Xác định quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị sự nghiệp có thu. Nguyên tắc xác định quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị sự nghiệp có thu cần đảm bảo: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu để lập quỹ tiền lương của đơn vị ( căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và khả năng tiết kiệm chi thường xuyên của đơn vị), tối đa không vượt quá 2.5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định đối với đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; không vượt quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Phương án tiền lương: trước hết bảo đảm mức lương tối thiểu và các chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định cho số lao động trong biên chế và lao động hợp đồng lao động từ một năm trở lên; sau đó phân chia theo hệ số điều chỉnh tăng thêm cho người lao động. Hệ số điều chỉnh tăng thêm cho từng người lao động theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng nhiều hơn. Đối với đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học không được giao biên chế và quỹ tiền lương từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học, thì được tính chi phí tiền công theo định biên được cấp có thẩm quyền duyệt vào chi phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khoa học do đơn vị thực hiện. Đối vơí số lao động hợp đồng dưới 1 năm, đơn vị thực hiện theo hợp đồng đã kí giữa đơn vị và người lao động. Trường hợp quỹ tiền lương của các đơn vị sự nghiệp có thu được thực hiện theo đơn giá sản phẩm do Nhà nước đặt hàng mà vượt quá quỹ tiền lương tính theo mức tối đa thì phần vượt quỹ tiền lương được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập của đơn vị để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu giảm sút . Đơn vị có thể lựa chọn cách trả lương theo thời gian, hoặc trả theo lương khoán. Các chế độ phụ cấp đặc thù của các ngành thực hiện theo quy định hiện hành. Quỹ tiền lương của đơn vị được xác định như sau : Quỹ tiền lương của đơn vị = Lương tối thiểu chung người/ tháng do nhà nước quy định x (1 + Hệ số điều chính tăng thêm mức lương tối thiểu ) x Hệ số lương cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp lương bình quân x Biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên x 12 tháng Hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp lương, gồm ; - Hệ số lương cấp bậc bình quân của đơn vị, theo Nghị định số 25/CP ngày23/5/1993 của Chính phủ. - Hệ số phụ cấp lương : Theo các chế độ phụ cấp hiện hành. - Biên chế : Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao, đơn vị chủ động sắp xếp, bố trí lao động phù hợp với chức năng của đơn vị. Tuỳ theo kết quả tài chính trong năm, đơn vị tự bảo đảm chi phí xác định tổng quỹ tiền lương để trả cho người lao động trên cơ sở tiền lương tối thiểu không quá 3,5 lần tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước ( trong đó 1 lần lương hiện hưởng và tăng thêm không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định). Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí được tính không quá 3 lần (trong đó 1 lần lương hiện hưởng và tăng thêm không quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định). Đơn vị sự nghiệp không được sử dụng các nguồn kinh phí sau đây để chi trả tiền lương tăng thêm cho người lao động: Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp thực hiện tinh giảm biên chế; kinh phí nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện nhiệm vụ đột xuất của cấp có thẩm quyền giao; tiền mua sắm, sữa chữa tài sản được xác định trong phần thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định; vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sữa chữa lớn tài sản; vốn đối ứng các dự án; vốn viện trợ; vốn vay; kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện. Về việc đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của người lao động trong các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo quy định hiện hành. 1.2.4.2. Xác định tiền lương trả cho người lao động. Trong phạm vi quỹ tiền lương được xác định như trên, Thủ trưởng đơn vị quyết định phương án chi trả tiền lương cho từng người lao động, sau khi thống nhất với các tổ chức Công đoàn và công khai trong đơn vị, theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng nhiều hơn. Căn cứ quỹ tiền lương thực tế của đơn vị, việc trả lương cho từng người lao động được xác định như sau : Tiền lương cá nhân = Lương tối thiểu chung người/ tháng do Nhà nước quy định x (1 + Hệ số điều chỉnh tăng thêm cho cá nhân ) x Hệ số lương cấp bậc và hệ số phụ cấp của cá nhân Trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho người lao động, Thủ trưởng đơn vị thống nhất với tổ chức Công đoàn sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo mức tiền lương tối thiểu cho người lao động trong đơn vị. Khi Nhà nước thay đổi hoặc điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách Nhà nước, thì các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm, từ các nguồn sau: - Đối với các đơn vị tự bảo đảm chi phí, sử dụng các nguồn thu sự nghiệp, các khoản tiết kiệm chi các quỹ đơn vị. - Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, sử dụng các nguồn thu sự nghiệp, các khoản tiết kiệm chi các quỹ của đơn vị và kinh phí ngân sách Nhà nước cấp tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 1.2.5. Trích lập và sử dụng các quỹ, quản lý và sử dụng vốn, tài sản. 1.2.5.1. Trích lập và sử dụng các quỹ. Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác(nếu có) cho ngân sách Nhà nước; nếu còn chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị được trích lập : Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm được xác định như sau: Chênh lệch thu, chi = Thu sự nghiệp và NSNN cấp chi hoạt động thường xuyên và chi Nhà nước đặt hàng - Chi hoạt động thường xuyên và chi Nhà nước đặt hàng Đơn vị sự nghiệp không được trích lập các quỹ từ các nguồn sau : Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp thực hiện tinh giảm biên chế; kinh phí nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện nhiệm vụ đột xuất của cấp có thẩm quyền giao; tiền mua sắm, sữa chữa tài sản được xác định trong phần thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định; vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sữa chữa lớn tài sản; vốn đối ứng các dự án; vốn viện trợ; vốn vay; kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện. Mức trích lập và sử dụng các quỹ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu. 1.2.5.2. Quản lý và sử dụng vốn tài sản. Đơn vị sự nghiệp có thu có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất, dịch vụ đơn vị phải trích khẩu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Số khấu hao tài sản cố định đơn vị được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, trả nợ vốn vay đầu tư tài sản (nếu có). Đối với tài sản được thanh lý theo quy định, tiền thu thanh lý sau khi trừ chi phí thành lý, được để lại đơn vị. Toàn bộ tiền khấu hao tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản để lại đơn vị nói trên, được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị. 1.2.6. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách của các đơn vị sự nghiệp có thu. 1.2.6.1. Lập và chấp hành dự toán thu, chi. Đơn vị sự nghiệp có thu căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của năm trước liền kề lập dự toán thu, chi năm kế hoạch gửi cơ quan quản lý cấp trên. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ vào dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định, tình hình thực hiện dự toán thu, chi của năm trước liền kề(sau khi loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để xác định loại đơn vị sự nghiệp có thu. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thẩm tra dự toán thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc và phê duyệt mức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc trung ương), cơ quan tài chính các cấp của địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương). Trong thời gian được ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động ổn định, hàng năm đơn vị lập dự toán thu, chi gửi Bộ chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc trung ương), cơ quan chủ quản địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương), Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để kiểm soát chi theo quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu chi trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và gửi cơ quan chủ quản, Kho bạc Nhà nước để theo dõi, quản lý. Hàng năm cơ quan tài chính thực hiện cấp phát kinh phí từ ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP. Kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp, cuối năm chưa chi hết đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng. 1.2.6.2. Thực hiện chế độ kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán, kiểm tra và công khai tài chính. Các khoản thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thu thuộc ngân sách Nhà nước phải được thể hiện trong ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành. Các đơn vị sự nghiệp có thu tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo các quy định của pháp luật và chế độ kế toán thống kê áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Mỗi đơn vị sự nghiệp có thu được lựa chọn hệ thống sổ và hệ thống tài khoản phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình. Hiện nay các đơn vị sự nghiệp có thu áp dụng Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính (Thông tư số 184/1998/TT-BTC ngày 28/12/1998 Hướng dẫn kế toán quyết toán vật tư, hàng hoá tồn kho, giá trị khối lượng sửa chữa lớn, XDCB hoàn thành ở thời điểm cuối năm của đơn vị HCSN; Thông tư số 185/1998/TT-BTC ngày 28/12/1998 Hướng dẫn kế toán thuế GTGT và thuế TNDN của đơn vị HCSN; Thông tư số 109/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 Hướng dẫn kế toán tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại); và thay đổi, bổ sung trong Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ ban hành chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 28/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP; Tuỳ vào từng lĩnh vực hoạt động, qui mô của từng đơn vị mà các đơn vị sự nghiệp lựa chọn tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp. Ngoài việc mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước các đơn vị sự nghiệp có thu được mở tài khoản tại ngân hàng để giao dịch phù hợp với yêu cầu công việc. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về những quyết định thu, chi, tài sản, lao động và sự trung thực khách quan của số liệu kế toán, quyết toán, thống kế và báo cáo tài chính định kỳ. Cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc. Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán đối với các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Chương 2 Thực trạng công tác triển khai cơ chế giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn hà nội 2.1. tình hình triển khai thực hiện giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. 2.1.1. Tình hình giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Hà Nội. Ngày 17/07/2002 UBND thành phố Hà Nội đã có công văn số 1916/UB-KT về việc triển khai áp dụng chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu(gọi tắt là đơn vị SNCT) thuộc thành phố. Trong đó có quy định nội dung các bước triển khai, thời gian thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 7375/TC-HCSN ngày 05/07/2002. Sở Tài chính đã phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, rà soát phân loại các đơn vị sự nghiệp có thu phát sinh nguồn thu; Sao in các văn bản của Nhà nước, biên soạn tài liệu chi tiết hướng dẫn triển khai áp dụng cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu để phát cho các phòng tài chính vật giá quận, huyện, các Sở, Ban, Ngành của thành phố. Tổ chức tập huấn hướng dẫn tới 100% các đơn vị sự nghiệp có thu và cơ quan quản lý nhà nước như : Tổ chức hội nghị tập huấn tới thủ trưởng và kế toán các đơn vị sự nghiệp có thu; Cán bộ các đơn vị chủ quản trực tiếp xuống đơn vị sự nghiệp có thu hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị lập biểu mẫu theo quy định hướng dẫn của Sở Tài chính. Hiện nay toàn thành phố có 813 đơn vị sự nghiệp, trong đó có 798 đơn vị sự nghiệp có thu(gồm có 28 đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên – gọi tắt là đơn vị SNCT loại I và 770 đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên – gọi tắt là đơn vị SNCT loại II). Tính đến nay, toàn thành phố đã thẩm định và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị SNCT: tổng số 791/798 đơn vị SNCT đạt 99%(trong đó đơn vị SNCT loại I : 28/28 đạt 100%, đơn vị SNCT loại II : 763/770 đạt 99%), với tổng kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên ổn định trong 3 năm là 503,289 tỷ đồng, tổng thu từ phí, lệ phí và thu sự nghiệp : 427,299 tỷ đồng. Còn 8 đơn vị chưa giao quyền tự chủ tài chính bao gồm: + Đơn vị mới thành lập nên chưa xác định được quy mô, biên chế hoạt động ổn định để giao quyền tự chủ tài chính: 4 trường THPT mới thành lập (thuộc Sở Giáo dục và đào tạo); Bệnh viện tim (thuộc Sở Y tế); + Đơn vị đang xác định số thu để thực hiện giao: Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ, Trung tâm vi sinh (thuộc Sở Khoa học công nghệ và Môi trường); Trung tâm dịch vụ việc làm (thuộc ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất). Tình hình các đơn vị sự nghiệp có thu của thành phố Hà Nội được thể hiện cụ thể tại phụ lục số 1. Biểu số1:Tổng hợp tình hình các đơn vị sự nghiệp có thu của Thành phố Hà nội. Đơn vị Tổng Số đơn vị SN Trong đó tổng số đơn vị SNCT Tổng số đơn vị SNCT đã giao quyền Tự chủ TC Tổng Số Đơnvị SNCT loại 1 Đơn vị SNCT loại 2 Tổng Số Đơn vị SNCT loại 1 Đơn vị SNCT loại 2 Tổng Số Quận, Huyện Sở, Ngành Tổng Số Quận, Huyện Sở, Ngành Tổng Số Quận, Huyện Sở, Ngành Tổng Số Quận, Huyện Sở, Ngành Tổng Số 813 798 28 21 7 770 653 117 791 28 21 7 763 653 110 GD-ĐT 677 673 2 1 1 671 603 68 609 2 1 1 607 603 64 Y Tế 40 30 30 12 18 29 29 12 17 VH-TDTT 39 39 3 1 2 36 19 17 39 3 1 2 36 19 17 Sự nghiệp KHCN 2 2 2 2 Phát thanh truyền hình 1 1 1 1 1 1 Sự nghiệp kinh tế 54 53 22 19 3 31 19 12 53 22 19 3 31 19 12 Nhìn vào phụ lục trên ta thấy: -Số đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính trên địa bàn Thành phố Hà nội so với tổng số đơn vị sự nghiệp có thu là 791/798 đạt 99%. Đơn vị sự nghiệp có thu loại 1 là 28/28 đạt 100%, loại 2 là 763/770 đạt 99 % Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo : loại 1 chiếm 2/2 đạt 100% loại 2 chiếm 607/671 đạt 90.45% Đơn vị sự nghiệp Y tế : loại 1 chiếm loại 2 chiếm 29/30 đạt 96.7 % Đơn vị Văn hoá-TDTT: loại 1 chiếm 3/3 đạt 100% loại 2 chiếm 36/36 đạt 100% Đơn vị sự nghiệp KHCN: loại 1 chiếm loại 2 chiếm 0/2 đạt 0% Đơn vị phát thanh truyền hình: loại 1 chiếm 1/1 đạt 100% loại 2 chiếm Đơn vị sự nghiệp kinh tế: loại 1 chiếm 22/22 đạt 100% loại 2 chiếm 31/31 đạt 100% Đây là một điều đáng mừng vì số đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà nội là cao. Có một số đơn vị sự nghiệp cả loại 1 và loại 2 như: đơn vị sự nghiệp văn hoá- TDTT và đơn vị sự nghiệp kinh tế đều đạt 100%.Trong đó các đơn vị y tế cũng gần đạt tuyệt đối với loại 1 là 100% còn loại 2 đạt 96.7%. Trong đó đơn vị GD_ĐT là còn nhiều đơn vị chưa giao quyền tự chủ tài chính. Nhìn chung trong vòng mấy năm mà số đơn vị SNCT được giao quyền tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà nội với kết quả như hiện nay là điều đáng mừng. 2.1.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp sau khi được giao quyền tự chủ tài chính. Toàn thành phố, số thu sự nghiệp năm 2002, năm 2003 của các đơn vị thực hiện Nghị định 10 đạt 107% so với năm liền trước. Số thu tăng ở hầu hết tất cả các lĩnh vực sự nghiệp: Y tế, Giáo dục và đào tạo; Nghiên cứu khoa học; VHTT, TDTT; Sự nghiệp khác. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 5%. Quy chế chi tiêu nội bộ tại đa số các đơn vị SNCT về cơ bản thực hiện như cũ, đang ở giai đoạn tiếp tục bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế tài chính mới. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu, việc giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị đã tạo quyền chủ động cho thủ trưởng đơn vị trong việc bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, rà soát chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tạo tiền đề hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Cơ quan tài chính trình UBND Thành phố giao dự toán bổ sung cho các đơn vị sự nghiệp có thu do chính sách chế độ nhà nước thay đổi( bổ sung nguồn thực hiện tăng lương từ 210.000đ lên 290.000đ) sau khi đã thực hiện trích 10% tiết kiệm từ chi thường xuyên, 35 – 40% nguồn thu. Biểu số 2:Số thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiêp có thu năm 2003 Đơn vị tính : Triệu đồng STT Nội dung Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng cộng 430.312 460.194 490.938 A Khối quận, huyện 201.417 222.738 236.283 I Các đơn vị tự bảo đảm chi phí 20.017 22.914 26.834 1 Sự nghiệp Y tế 2 Sự nghiệp Đào tạo 1.429 1.205 1.100 3 Sự nghiệp Nghiên cứu khoa học 4 Sự nghiệp VHTT, TDTT, PTTH 1.095 1.268 1.410 5 Sự nghiệp khác II Các đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí 181.400 199.824 209.449 1 Sự nghiệp Y tế 12.549 14.640 16.296 2 Sự nghiệp Đào tạo 161.120 175.301 182.182 3 Sự nghiệp Nghiên cứu khoa học 0 0 0 4 Sự nghiệp VHTT, TDTT, PTTH 2.195 3.042 3.665 5 Sự nghiệp khác 4.816 6.841 7.306 B Khối Sở, Ban, Ngành 228.895 237.456 254.655 I Các đơn vị tự đảm bảo chi phí 80.245 88.750 88.674 1 Sự nghiệp y tế 2 Sự nghiệp đào tạo 164 164 164 3 Sự nghiệp nghiên cứu khoa học 4 Sự nghiệp VHTT,TDTT,PTTH 55.923 59.499 59.110 5 Sự nghiệp khác 24.158 29.088 29.400 II Các đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí 148.650 148.705 165.981 1 Sự nghiệp Y tế 56.797 66.428 71.165 2 Sự nghiệp đào tạo 67.387 55.883 61.292 3 Sự nghiệp nghiên cứu khoa học 1.674 1.804 2.616 4 Sự nghiệp VHTT,TDTT,PTTH 12.188 12.871 12.373 5 Sự nghiệp khác 10.603 11.719 18.535 2.1.3. Tình hình thu nhập của người lao động. Từ nguồn tiết kiệm chi và tăng thu, các đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính thuộc khối Sở, Ban, Ngành đã chú ý tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Chênh lệch tăng thu nhập giữa các đơn vị rất lớn. Thu nhập bình quân người/ tháng của đa số đơn vị tăng trong khoảng 100.000 – 400.000 đ, cá biệt có đơn vị tăng hơn 1 triệu (Trung tâm thông tin lưu trữ và dịch vụ nhà đất thuộc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất). Kinh phí chi cho người lao động tại các đơn vị sự nghiệp có thu của 14 quận, huyện chủ yếu vẫn đảm bảo thu nhập theo bậc lương của Nhà nước và theo các chế độ thu học phí, viện phí được đảm bảo từ trước.(Riêng các đơn vị thuộc hai quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng đã có tăng thu nhập cho người lao động từ 117.000 – 800.000đ/người/ tháng). Tuy nhiên, do mới thực hiện Nghị định 10 chưa lâu, nhiều đơn vị chưa phát huy được quyền tự chủ được giao trong việc sắp xếp lại cán bộ, tổ chức hoạt động và thu chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ nên nói chung, số thu sự nghiệp và thu nhập bình quân tăng thực sự chưa đáng kể. Đối với các đơn vị sự nghiệp của khối y tế, giáo dục, văn hóa đây là năm đầu tiên thực hiện cơ chế mới, các đơn vị chưa tính toán cụ thể để tiết kiệm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. 2.1.4. Về tình hình sắp xếp tổ chức và biên chế. Hiện nay các đơn vị đang ở giai đoạn sắp xếp biên chế nên chưa đánh giá được cụ thể chính xác việc tăng giảm biên chế trong các đơn vị. Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính chưa được lâu nên nhìn chung việc sắp xếp lại tổ chức và biên chế trong các đơn vị sự nghiệp có thu còn gặp nhiều khó khăn, do quá trình thực hiện các đơn vị còn bỡ ngỡ và việc sắp xếp lại như vậy là gặp nhiều khó khăn do người lao động trong các đơn vị sự nghiệp có thu đã quen với vị trí làm việc như trước. Các đơn vị sự nghiệp có thu cũng chưa xây dựng được cơ chế xác đáng cho việc giải quyết vấn đề này. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc khối giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa số lao động (biên chế và hợp đồng có chỉ tiêu) được thực hiện theo quyết định của thành phố giao hàng năm. 2.1.5. Tình hình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu loại I cơ bản đã có quy chế chi tiêu nội bộ từ trước khi giao quyền tự chủ tài chính. Tuy nhiên các quy chế chi tiêu nội bộ này do các đơn vị xây dựng trước đây còn nhiều bất cập, không còn phù hợp. Vì vậy cần phải thay đổi quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị cho phù hợp với cơ chế mới. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu loại II thuộc khối giáo dục, y tế, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cơ bản dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước và địa phương về việc thu chi và quản lý sử dụng học phí, viện phí và các khoản thu khác. Các đơn vị đang triển khai xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, hoàn thiện các quy định về sử dụng điện thoại, văn phòng phẩm, ô tô, xăng xe, điện nước, báo chí, lập phương án tự chủ tài chính. Quy định về sử dụng điện thoại văn phòng phẩm, ô tô, điện nước, báo chí. Chi phí về hàng hoá dịch vụ * Dịch vụ công cộng - Chi tiết kiệm tối đa tuy nhiên đảm bảo hoạt động của đơn vị - Chi trả tiền điện nước cho các lớp ở Trung tâm liên kết đào tạo với mức 200.000/1 lớp/1tháng. * Vật tư Văn phòng - Chi tiết kiệm tối đa tuy nhiên đảm bảo hoạt động của đơn vị * Thông tin tuyên truyền liên lạc + Chủ yếu dùng điện thoại cố định, điện thoại di động chỉ dùng cho BGH phục vụ cho công tác của nhà trường. + Chi quảng cáo tuyển sinh hàng năm theo thực tế quảng cáo + Chi mua sách báo tạp chí cho thư viện theo đề nghị của các Phòng, Khoa nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt văn thể trong toàn trường. + Chi các khoản khác cho thông tin tuyên truyền liên lạc. * Công tác phí: Đối với trường hợp đi công tác xa được thanh toán như quy định của Nhà nước theo thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 1998 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác trong nước. Đối với các cán bộ, công chức đi công tác thường xuyên và đi trong Thành phố trên 15 ngày trong tháng mức chi tối đa khoảng không quá 100.000đ/ngày/tháng. Đối với các cán bộ, công chức đi công tác thường xuyên từ 3 ngày trở lên trong tháng mức chi 20.000đồng/người/ tháng. Đối với các giáo viên đi dạy ở các Trung tâm liên kết đào tạo được thanh toán theo ngày cụ thể (có xác nhận của các phòng chức năng quản lý) mức chi 10.000đồng/ ngày, riêng giáo viên đi dạy tại TT Sóc Sơn mức chi: 15.000đ/ngày. Ngoài ra, đối với các giáo viên đi giảng dạy ở các TT Sóc Sơn, Đông Anh còn được thanh toán thêm tiền vé qua cầu và đường ( thanh toán theo vé thu lệ phí của Sở GTCC). * Hội nghị phí: Một năm có 5 hội nghị chính (Khai giảng, Sơ kết học kỳ, Tổng kết năm học, Đại hội CNVC, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11) chi 01 người dự hội nghị là: 50.000đồng. Các hội nghị thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao mức chi: 50.000đ/01người/01 buổi. Các hội thảo, hội nghị khác chi mức 20.000đ/người/01 buổi Chi cờ, hoa, khẩu hiệu thực tế từng hội nghị Chi báo cáo viên theo thức tế cụ thể nhưng chi cho 1 báo cáo viên không quá 300.000đ/5 tiết báo cáo. Hội nghị khai giảng tại các Trung tâm: - Hoa phục vụ hội nghị : 30.000đồng - Khẩu hiệu : 70.000đồng - Cán bộ, giáo viên dự hội nghị : 20.000đồng Nhân dịp lễ kỷ niệm, ngày thành lập, đón nhận Huân chương, ngày 20/11 của các đơn vị liên kết đào tạo, các đơn vị có mối quan hệ công tác, thống nhất mức chi Tặng lẵng hoa trị giá : 80.000 á 100.000đ Tặng phẩm trị giá từ 200.000 á 300.000đồng Với quy chế này đảm bảo sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho Trường TH Điện tử - Điện lạnh, bởi trước đây các khoản chi phí cho điện thoại, điện nước là rất lớn: Riêng điện 4000.000đ/lớp/tháng (tiết kiệm 50%). 2.2. Những khó khăn, tồn tại trong qúa trình triển khai thực hiện giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. 2.2.1. Về phía các đơn vị sự nghiệp có thu. * Một số cơ quan, đơn vị chưa có sự nhận thức thống nhất đầy đủ mục đích, ý nghĩa, sự đổi mới trong quản lý theo Nghị định 10/2001/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ. Các đơn vị còn cho rằng việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu là việc “đem con bỏ chợ” của các cơ quan quản lý Nhà nước, một số đơn vị còn quan niệm rằng giao quyền tự chủ tài chính thì đơn vị sẽ gặp khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động, vì vậy gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Các đơn vị chưa nhận thức được rằng việc áp dụng cơ chế giao quyề tự chủ tài chính cho các đơn vị theo tình thần của Nghị định 10 là nhằm thực hiện một bước cải cách hành chính ở địa phương trong các lĩnh vực : Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế; tạo quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu, khuyến khích các đơn vị tăng thu, sử dụng kinh phí có hiệu quả, chủ động tổ chức sắp xếp biên chế được giao, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Việc nhận thức không đầy đủ tinh thần của Nghị định 10/2002/ND-CP là một cản trở chủ trương cải cách hành chính ở địa phương. * Vai trò của thủ trưởng đơn vị trong việc chủ động rà soát, sắp xếp, tổ chức lại lao động còn hạn chế. Do trước đây khi chưa thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, việc tổ chức nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp có thu không phải do một mình thủ trưởng đơn vị quyết định, nó còn chịu sự chi phối của các bộ phận khác, của cơ quan chủ quản, vì vậy khi bước sang áp dụng cơ chế mới, thủ trưởng các đơn vị cũng như cán bộ công nhân viên trong đơn vị chưa nhận thức được vai trò của thủ trưởng đơn vị trong việc tổ chức sắp xếp lại lao động trong đơn vị. Hơn nữa các đơn vị sự nghiệp có thu hầu hết được thành lập từ lâu nên việc sắp xếp lại lao động là rất khó khăn vì người lao động đã quen làm việc với vị trí cũ. Và việc thay đổi, sắp xếp lại lao động nhiều khi ảnh hưởng đến lợi ích của các cá nhân trong đơn vị, và chịu sự ràng buộc của các mối quan hệ trong đơn vị. Vì vậy thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính không dễ gì chủ động tổ chức, sắp xếp lại biên chế trong đơn vị mình. Các ban, ngành, cơ quan chủ quản chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định trách nhiệm, quyền hạn của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu phổ biến đến cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị, làm cho họ hiểu được mục đích, ý nghĩa của quy định. Những nguyên nhân trên đây đã làm cho vai trò của thủ trưởng đơn vị trong việc chủ động rà soát, sắp xếp, tổ chức lại lao động không được thể hiện một cách đầy đủ và như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị sau khi được giao quyền tự chủ tài chính. * Một số đơn vị sự nghiệp có thu trình độ quản lý tài chính của kế toán và thủ trưởng đơn vị còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý thu chi tài chính. Trong một số đơn vị sự nghiệp có thu đội ngũ kế toán, cán bộ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp còn thấp, chưa đươc đào tạo nâng cao trình độ. Trước đây khi chưa giao quyền tự chủ tài chính, công việc kế toán của các đơn vi sự nghiệp nói chung thực hiện khác so với khi được giao quyền tự chủ tài chính. Khi thực hiện cơ chế mới gặp nhiều khó khăn do trình độ còn nhiều hạn chế. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, còn kiến thức về quản ly tài chính trong đợn vị hầu như còn thấp. Việc quản lý và sử dụng tài sản trong đơn vị chưa đem lại hiệu quả cao nhất, chưa áp dụng đầy đủ chế độ trích khấu hao tài sản cố định do nhà nước quy định. Chất lượng dự toán, quyết toán kinh phí của đợn vị lập chưa cao. Việc quản lý khoản thu chi trong đơn chưa chặt chẽ. Các quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị xây dựng chưa khoa học, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, chưa đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. Các quy chế nội bộ của các đơn vi sự nghiệp có thu loại I đa xây dựng trước khi giao quyền tự chủ tài chính thì nay đã không còn phù hợp, nhưng các đơn vị chận trễ trong việc bổ sung sửa đổi. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu loại II sau khi được giao quyền tự chủ tài chính tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng quy chế chi tiêu nội bộ cũng không đảm bảo các yêu cầu như trên. Các tồn tại tồn tại trên đều xuất phát từ nguyên nhân trình độ quản ly tài chính kế toán của các thủ trưởng và cán bộ kế toán của các đơn vị sự nghiệp có thu còn hạn chế, đây là một nguyên nhân cần phải khắc phục, không được để kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. 2.2.2. Về phía các ban, ngành, cơ chế, chính sách. Cơ chế chính sách đã được ban hành, nhưng còn chậm và thiếu, một số nội dung chưa cụ thể đồng bộ gây nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện. Việc sửa đổi bổ sung quyết định của Thủ tướng chính phủ về khung học phí, viện phíchế độ quản lý và sử dụng trong các cơ sở công lập để phù hợp với cơ chế tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu chưa kịp thời. Các chính sách mới của Nhà nước ban hành ảnh hưởng tới nguồn kinh phí đã khoán và giao cho các đơn vị thực hiện khoán biên chế và đơn vị sự nghiệp có thu (không phù hợp với giao quyền tự chủ cho đơn vị trong 3 năm). Các chính sách này ban hành áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu làm cho các đơn vị phải bỏ ra các khoản chi phí để thực hiện, trong khi đó nguồn kinh phí khoán được ổn định trong 3 năm gây khó khăn cho đơn vị. Ngoài ra còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ cho đơn vị sự nghiệp có thu để đảm bảo quyền bình đẳng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Chương 3 Một số kiến nghị nhằm triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố hà nội. 3.1. Phương hướng triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 1. Tiếp tục triển khai giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị còn lại có đủ điều kiện. Cần thấy rằng việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp còn lại là tất yếu. Tuy nhiên, cần xem xét đến các vấn đề biên chế, nguồn tài chính, các khoản chi thường xuyên của các đơn vị còn lại. Nhưng đơn vị mới thành lập có lợi thế trong việc sắp xếp biên chế, xác định định biên hợp lý nhưng lại có những bất lợi là tính ổn định không cao, các khoản thu vẫn chưa xác định được một cách lâu dài mà chỉ ở dạng tiềm năng. Biên chế, nhiệm vụ sẽ có những thay đổi nhất định nên các khoản chi thường xuyên sẽ có nhiều giao động. Vì thế, các cấp, ngành có liên quan cần nhanh chóng đưa các đơn vị còn lại đi vào ổn định để thực hiện giao quyền tự chủ tài chính. 2. Tiếp tục hướng dẫn các đơn vị, xây dựng định mức, chế độ chi tiêu nội bộ, cơ chế quản lý và phân phối tiền lương...Theo thông tư số 50/2003/TT - BTC ngày 22/5/2003. Việc xây dựng định mức chi tiêu nội bộ là công việc khó khăn nhất đối với các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính. Để xây dựng được một định mức hợp lý cần có một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, hầu hết các đơn vị tự chủ tài chính xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ vẫn chỉ ở bước ban đầu. Việc quy chế này vẫn liên quan đến quyền lợi, lợi ích của nhiều người, nhiều cấp, ngành làm một trở ngại lớn trong quá trình xây dựng. Vì thế các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện tự chủ tài chính cần xem xét, đánh giá quá trình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ một cách kỹ càng. Từ đó đưa ra phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện quy chế cho đơn vị. 3. Rà roát, đánh giá lại dự toán thu, chi của các đơn vi sự nghiệp có thu đã giao quyền tự chủ tài chính, để tiếp tục trình UBND Thành phố, UBND các Quận, Huyện giao quyền tự chủ tài chính giai đoạn 2005 - 2008. Cần xem xét hiệu quả tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu. Mục đích của việc tự chủ tài chính là tinh giảm biên chế, nâng cao thu nhập cho người lao động vì thế trước hết cần đánh giá hiệu quả tinh giảm biên chế, xem xét mức độ phù hợp của biên chế hiện tại ở một đơn vị. Với biên chế đó thì nhiệm vụ được giao có đảm bảo hoàn thành không, đồng thời xem xét mức thu nhập của mỗi lao động có tăng lên không, tăng bao nhiêu % so với trước khi thực hiện tự chủ tài chính. Nếu thu nhập tăng không đáng kể thì cần xem xét lại việc giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị. UBND Thành phố, các Sở, Ban, Ngành cần xem xét tính hiệu quả của quá trình giao quyền tự chủ tài chính thông qua khoản chi tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nước của các đơn vị. 4. Cơ quan tài chính các cấp (Sở Tài chính Hà Nội, Phòng TC vật giá Quận, Huyện) hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị triển khai uốn nắn các lệch lạc sai sót trong quá trình thực hiện, đồng thời tổng hợp báo cáo UBND Thành phố. Cơ quan tài chính các cấp phải xuống tận Phòng, Ban của các đơn vị hướng dẫn chi tiết những sai sót và phải đưa ra biện pháp khả thi đói với những khó khăn mà mà đơn vị đang còn chưa tìm ra biện pháp tháo gỡ. Bước đầu thực hiện chỉ điểm giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu chắc chắn sẽ không thể tránh được lệch lạc sai sót. Ngoài việc các đơn vị tự kiểm tra đánh giá để tìm ra các lệch lạc sai sót đó thì các Sở, Ban, Ngành cần có hướng dẫn chỉnh sửa kịp thời. Đó là yêu cầu không thể thiếu của mọi hoạt động để cơ chế tự chủ tài chính đi đúng hướng. Đặc biệt với vai trò của một cơ quan hướng dẫn, phổ biến các đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện tự chủ tài chính các cơ quan tài chính phải hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu một cách kỹ càng. Tìm ra những khó khăn vướng mắc cũng như ra ra biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện tự chủ tài chính. 3.2. Các kiến nghị nhằm triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. a. Đối với các cấp, các ngành của Thành phố 1. Tiếp tục quán triệt tinh thần nghị định số 10 /2002- NĐCP của Chính phủ, thông tư số 25/2002 TT - BTC ngày 21/3/2002 để các cấp Chính quyền các cơ quan chức năng, thủ trưởng và cán bộ công nhân viên của từng cơ quan hành chính Nhà nước đơn vị sự nghiệp hiểu rõ mục đích ý nghĩa và lợi ích khi thực hiện cơ chế chính sách này. Có thể nói công tác tuyên truyền luôn là vấn đề lớn đối với việc thực hiện các chính sách chế độ mới. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu cũng vậy. Tuy các đơn vị không tỏ ra chống đối nhưng có nhiều quan điểm rõ ràng tự chủ tài chính là hướng đi không phù hợp. Trong đó, có rất nhiều người làm lãnh đạo của các đơn vị sự nghiệp có thu. Hơn nữa việc thực hiện tự chủ tài chính sẽ cắt giảm biên chế sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của những người thuộc diện giảm biên. Nhiệm vụ của công tác tuyên truyền là đảm bảo cho các đơn vị sự nghiệp có thu thấy rằng việc thực hiện tự chủ tài chính trước hết sẽ mang đến lợi ích cho chính các đơn vị đó, đồng thời nó mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế đất nước. Phải làm sao những người thuộc diện giảm biên không cảm thấy mình bị đối xử không công bằng. 2. Thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại cán bộ tiến tới các quy trình cải tiến làm việc, đẩy nhanh tiến độ tin học hoá, đưa tin học vào các khâu hoạt động nghiệp vụ quản lý hành chính nhằm tăng năng suất lao động tinh giảm biên chế. Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức, giảm mức tối đa các cuộc họp không cần thiết, bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính cho thủ trưởng, Chủ tịch Công Đoàn và kế toán các đơn vị sự nghiệp có thu. Các công đoạn thủ tục thường nhiều và tính chính xác chưa cao vì vậy phải sắp xếp lại các quy trình làm việc. Ngoài việc thực hiện tinh giảm biên chế thì việc cắt bỏ các khoản chi các hoạt động không cần thiết cũng là một cách để tiết kiệm chi phí. Các cuộc họp, cuộc hội nghị, hội thảo luôn là ngân sách Nhà nước giảm đi mà hiệu quả mang lại rất ít. Tuy nhiên với định mức chi tiêu như hiện nay cho mỗi cán bộ trong mỗi cuộc họp là rất thấp. Vì thế nảy sinh những tiêu cực nhất định, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cần phải hiểu biết rõ việc cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị mình. Cần đào tạo bồi dưỡng cho thủ trưởng cấp lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp có thu kiến thức quản lý tài chính để tránh những lệch lạc trong quá trình thực hiện. 3. Tiếp tục hoàn chỉnh các cơ chế chi tiêu trong từng đơn vị thông qua hội nghị công nhân viên chức thảo luận công khai và quyết định: Quy chế chi tiêu nội nội, quy chế phân phối thu nhập, hình thức thanh toán thu nhập cho công chức, quy chế sử dụng quy chế thực hiện, quy chế định mức tích lập các quỹ theo thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/5/2005. b. Đối với các cơ quan Trung ương. 1. Sửa đổi bổ sung khung học phí, viện phí và các mức thu phí thu dịch vụ khác cho phù hợp với thực tế nhu cầu và khả năng chi trả khác nhau của tầng lớp nhân dân trong xã hội, chế độ quản lý và sử dụng trong các cơ sở công lập để phù hợp với cơ chế tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu, hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng các dịch vụ công cộng Việc thay đổi khung học phí, viện phí là một khó khăn. Trong giai đoạn trước chúng ta đã quen với việc học không mất tiền còn viện phí thì rất thấp. Tuy quan điểm cách nghĩ của người dân đã thay đổi những việc phá cung học phí, viện phí hiện nay chắc chắn sẽ gây ra những phản ứng nhất định. Trong thời gian qua hầu hết các Trường Đại học đều thực hiện việc tăng học phí trong từng khoảng thời gian khác nhau. Nhưng khi mức học phí lên mức quá cao cùng với sự tăng nhanh của giá cả chắc chắn những người đi học sẽ gặp khó khăn. Như thế chất lược học tập của sinh viên liệu có giảm. Vì vậy cần phải xem xét sự đánh đổi giữa tăng học phí với chất lượng học tập và đời sống sinh viên. Đối với viện phí cũng vậy, khi viện phí tăng lên thì sẽ có nhiều người chọn giải pháp chữa trị ở nhà. Như thế sức khoẻ người dân có được đảm bảo ? có thực hiện được xã hội hoá và y tế ?. 2. Có văn bản hướng dẫn cụ thể việc đăng ký hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ cho đơn vị sự nghiệp có thu để đảm bảo trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Khi các đơn vị thực hiện cung cấp hàng hoá dịch vụ thì mảng hoạt động đó được xem như một doanh nghiệp. Vì thế các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính nếu cung cấp hàng hoá dịch vụ phải đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền để tạo sự bình đẳng của các cơ sở kinh doanh. Các đơn vị sự nghiệp khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ cũng phải kê khai, đăng ký thuế như các cơ sở kinh doanh khác và sự tác động của thị trường. 3. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện tự chủ tài chính thủ trưởng đơn vị có quyền rất lớn cũng như phải có trách nhiệm cao. Hầu hết mọi hoạt động, quyết định thủ trưởng đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Vì thế việc lựa chọn thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu cần phải xem xét kỹ. Phải là những người có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao và không được có những biểu hiện tiêu cực. 4. Các chính sách mới của Nhà nước ban hành hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới quyền kinh phí đã giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp có thu (ảnh hưởng của các quy chế chi tiêu đơn vị đã xây dựng) nhiều khi các chính sách mới đưa ra làm thay đổi kế hoạch của đơn vị dẫn tới việc đơn vị bị động vơí kế hoạch đã đề ra sau đó. 5. Có gắng tạo điều kiện tăng thêm các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (đơn vị loại 1) Đối với các đơn vị loại 1 này đảm bảo được toàn bộ chi phí của đơn vị thì bản thân đơn vị sẽ làm việc hiệu quả hơn với chính sách của đơn vị, hoạt động của đơn vị....Để có thể đủ đảm bảo trang trải cho các khoản chi trong đơn vị. Mặt khác ngân sách Nhà nước sẽ tiết kiệm được một khoản chi lớn. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên (hoặc đơn vị loại 2) sử dụng các biện pháp chính sách hạn chế chi tiêu trong đơn vị tăng nguồn thu cho đơn vị. 6. Phải có phương pháp xử phạt nghiêm minh công khai đối với các cá nhân trong đơn vị. Tạo ra hiệu quả tốt trong công việc và tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên. Chế độ thưởng phải phải được xây dựng công khai, có sự bàn bạc của tất cả các cán bộ, công nhân viên. Khi có vi phạm xẩy ra phải xử lý nghiêm minh dù người vi phạm là ai ? ở cương vị nào ? . Thủ trưởng đơn vị có biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực tài chính cũng như xác định đối tưởng giảm biên phải bị kỷ luật rất nặng (hoặc cho thôi việc). Cán bộ nhân viên nào có biểu hiện chia rẽ bè phải xử lý kịp thời, tạo sức mạnh đoàn kết cho sự phát triển của đơn vị. 3.3. Điều kiện thực hiện: Đối với cơ quan Trung ương phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sự nghiệp có thu, các chính sách mới đưa ra phải phù hợp với chính sách trước đó. Chúng ta cần phảI có hệ thống văn bản quy định việc thực hiện chế độ tự chủ tài chính một cách đầy đủ và kịp thời. Việc thực hiện tự hủ tài chính trong giai đoạn thí điểm chắc chắn sẽ cần nhiều văn bản hướng dẫn. Trong thời gian qua tuy đã có được một hệ thống văn bản khá đầy đủ. Nhưng trong thời gian tới việc chế độ tự chủ tài chính được nhân rộng thì văn bản hướng dẫn, quy định cần thay đổi và kịp thời. - Hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp thực hiện một cách chi tiết cụ thể. Giải đáp các thắc mắc cho các đơn vị trong việc thực thi chính sách một cách hợp lý. - Cung cấp cả về con người lẫn trang thiết bị hiện đại cho các đơn vị sự nghiệp có thu nếu đơn vị cảm thấy thực sự cần thiết. - Các định mức đưa ra phải phù hợp với đơn vị sự nghiệp có thu. Không ngoài khả năng của đơn vị. Kết luận Tình hình thực hiện giao quyền tự chủ đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian qua là đáng khích lệ. Với tổng số 791/798 đơn vị sự nghiệp có thu được giao quyền tự chủ tài chính nhìn chung là thực hiện rất tốt nhiệm vụ được giao. Với bước đầu thực hiện giao quyền tự chủ, Thành phố Hà Nội đã tỏ rõ sự quyết tâm và thực hiện tốt Nghị định số 10/2002/QĐ-TT của Chính phủ và việc giao quyền tự chủ hành chính cho đơn vị sự nghiệp có thu. Với kết quả đạt được hiện nay là rất khả quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc mà UBND Thành phố Hà Nội cần phải làm đó là: Với các đơn vị còn lại chưa được giao quyền tự chủ tài chính cần được có những giải pháp kịp thời để các đơn vị này đạt hiệu quả cao trong công việc. Tài liệu tham khảo - Giáo trình quản lý tài chính Nhà nước - HVTC 2004 - Giáo trình Kế toán tài chính Nhà nước - ĐH TCKT 1999 - Nghị định 10/2002/NĐ -CP ngày - TT25/2002/TT - BTC - Thông tư số 50/2002/TT - BTC ngày 21/05/2002 của Bộ Tài Chính - Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quá trình thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn. - Thông tư số 121/2003/TT - BTC ngày 31/12/2003 của Bộ Tài Chính - Trang Web : mof. gov.vn Mục lục Trang Chương 1 khái quát về đơn vị sự nghiệp và cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu 1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu.3 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu3 l.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu........5 1.2. cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu..6 1.2.1. Đối tượng áp dụng6 1.2.2. Nguồn tài chính và nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp có thu7 1.2.2.1. Nguồn tài chính của các đơn vị..7 1.2.2.2. Nội dung chi của các đơn vị8 1.2.3. Quy chế chi tiêu nội bộ..9 1.2.3.1: Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp có thu. 1.2.3.2: Các tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi đơn vị sự nghiệp có thu phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước gồm 1.2.4. Quy định về chi trả tiền lương trong các đơn vị sự nghiệp có thu...10 1.2.4.1. Xác định quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị.10 1.2.4.2. Xác định tiền lương trả cho người lao động.11 1.2.5. Trích lập và sử dụng các quỹ, quản lý và sử dụng vốn, tài sản...12 1.2.5.1. Trích lập và sử dụng các quỹ12 1.2.5.2. Quản lý và sử dụng vốn tài sản.13 1.2.6. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách của các đơn vị sự nghiệp có thu..14 1.2.6.1. Lập và chấp hành dự toán thu, chi...14 1.2.6.2. Thực hiện chế độ kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán, kiểm tra và công khai tài chính....15 Chương 2 Thực trạng công tác triển khai cơ chế giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn hà nội 2.1. tình hình triển khai thực hiện giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu.17 2.1.1. Tình hình giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Hà Nội...17 2.1.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp sau khi được giao quyền tự chủ tài chính18 2.1.3. Tình hình thu nhập của người lao động20 2.1.4. Về tình hình sắp xếp tổ chức và biên chế..21 2.1.5. Tình hình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ..21 2.2. Những khó khăn, tồn tại trong qúa trình các đơn vị sự nghiệp có thu triển khai thực hiện giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu....24 2.2.1. Về phía các đơn vị sự nghiệp có thu...24 2.2.2. Về phía các ban, ngành, cơ chế, chính sách..26 Chương 3 Một số kiến nghị nhằm triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố hà nội. 3.1. Phương hướng triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới 28 3.2. Các kiến nghị nhằm triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.30 3.3.Điều kiện thực hiện:33 Kết luận.35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0159.doc
Tài liệu liên quan