Đề tài Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng

Để làm tốt công tác tín dụng ( tăng doanh thu, nâng cao chất lượng tín dụng ) thì phòng tín dụng cấn có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo công ty và sự hỗ trợ tích cực của các phòng, đặc biệt là các phòng có liên quan như phòng nghiên cứu thị trường, phòng kế toán ngân quĩ. Đề nghị cơ quan cử các cán bộ tín dụng đi học thêm các lớp nghiệp vụ về tín dụng, công tác đầu tư, các lớp học nghiệp vụ về bưu chính viễn thông để nâng cao hiểu biết, tăng chất lượng, hiệu quả công tác. Về điều kiện làm việc thì đề nghị cơ quan khẩn trương triển khai xây dựng phần mềm tin học quản lý tín dụng để giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và đảm bảo độ chính xác an toàn về số liệu. Đề nghị cơ quan trang bị thêm tủ, giá và diện tích để hồ sơ tài liệu. Với khối lượng công việc rất lớn như hiện nay thì đề nghị cơ quan bổ sung cho phòng tín dụng ít nhất là hai công nhân viên.

doc82 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 90 triệu đồng. 4. Phương hướng hoạt động kinh doanh trong những năm tới. 4.1. Đánh giá điều kiện môi trường hoạt động. a. Điều kiện về cơ chế chính sách. a.1 Thuận lợi Tuy các vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách trong hoạt động của công ty tài chính trong Tổng công ty vẫn tiếp tục, nhưng trong năm 2002 cơ chế, chính sách đối với hoạt động của công ty có thể được cải thiện thông qua các văn bản sau: - Thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế : Với việc xây dựng VNPT thành tập đoàn kinh tế thì vai trò của công ty Tài chính Bưu Điện sẽ được xác định ro ràng, chính xác hơn. Vì vậy Tổng công ty có thể mở rộng một số hoạt động cho công ty: + Phát triển các hình thức đầu tư mới cho Tổng công ty như đầu tư ra thị trường nước ngoài. +Quản lý vốn góp của Tổng công ty tại các liên doanh, cổ phần. +Mở rộng các dịch vụ tư vấn của công ty : Tư vấn thẩm định, tư vấn phát hành trái phiếu, kỳ phiếu huy động vốn. - Nghị định về công ty tài chính trong các Tổng công ty: với việc thông qua nghị định này trong năm 2002 theo dự kiến của NHNN thì một số bất cập trong hoạt động của công ty có thể được khắc phục, hoạt động của công ty có thể được mở rộng hơn với các hoạt động mới như bao thanh toán. - Quy định về đồng tài trợ có thể được sửa đổi cũng sẽ giúp cho công ty thuận lợi hơn trong hoạt động đồng tài trợ. - Quy định cơ chế uỷ thác cho vay của tổ chức tín dụng có thể được ban hành sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng nước ngoài có cơ sở để thực hiện hình thức này, do đó việc huy động vốn sẽ thuận lợi hơn. - Có thể được hoạt động ngoại hối: Với nghị định về công ty tài chính trong các Tổng công ty được ra đời với hoạt động của công ty trong thời gian qua, có thể trong năm 2002 công ty sẽ được NHNN cho phép hoạt động ngoại hối. Do đó việc huy động và cho vay bằng ngoại hối của công ty có thể được triển khai thuận lợi hơn. a.2 Khó khăn Tuy có thể có một số tiến triển, nhưng cơ chế, chính sách đối với họat động của công ty vẫn sẽ gặp những khó khăn không nhỏ: - Các cơ chế, chính sách do NHNN quy định cho các công ty tài chính vẫn rất khắt khe, một phần do một số bất hợp lý trong Luật các tổ chức tín dụng, một phần do tâm lý sợ khó kiểm soát đối với các công ty này của NHNN. - Các cơ chế, chính sách cho hoạt động của công ty trong VNPT sẽ vẫn rất hạn chế do sự không tách bạch được giữa quản lý và kinh doanh về tài chính trong nội bộ Tổng công ty và sự chưa hoàn toàn tin tưởng vào khả năng và năng lực của công ty. b. Điều kiện về thi trường. b.1 Thuận lợi. Trong năm 2002 với mục tiêu tiếp tục mở rộng tất các hoạt động kinh doanh của công ty và với cơ chế, chính sách có thể được cải thiện, thị trường hoạt động của công ty có thể được mở rộng về phạm vi, cũng như đối tượng: - Về phạm vi: + Mở rộng phạm vi hoạt động tới tất cả các đơn vị thành viên của Tổng công ty. + Mở rộng phạm vi hoạt động tới các đơn vị ngoài Tổng công ty, nhất là đối với các lĩnh vực tư vấn. +Mở rộng khả năng hợp tác không chỉ các NH mà cả các Tổ chức tín dụng khác như các công ty bảo hiểm, các công ty cho thuê tài chính… + Phát huy các hoạt động truyền thống. + Mở rộng và phát triển các hoạt động mới khi được cho phép dựa trên các chuẫn bị, nghiên cứu đã được thực hiện. b.2 Khó khăn - Tuy có thể được mở rộng, song nhìn chung đối tượng hoạt động của công ty vẫn còn khá nhỏ bé. Hơn thế nữa phần lớn các dự án của ngành đã có kế hoạch nguồn vốn để thực hiện. - Nguồn vốn kinh doanh ngân quỹ trong năm 2002 có khả năng giảm do các hoạt động đầu tư trong năm 2002 sẽ tăng thêm, bên cạnh đó khả năng tìm kiếm thêm nguồn vốn giành cho hoạt động ngân quỹ cũng chưa tìm thấy do hiện nay chính sách đổi mới, xắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước mới đang được triển khai, chưa có hướng cụ thể. - Tiến trình cổ phần hoá của Tổng công ty vẫn triển khai khá chậm chạp vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đế kế hoạch đầu tư cổ phiếu trong ngành cũng như hoạt động tư vấn cổ phần hoá, tư vấn phát hành của công ty. - Với tiến trình hội nhập, mở cửa của thị trường bưu chính viễn thông sẽ dần tự do hoá tạo ra sự chia xẻ thị trường. - Các đơn vị vẫn chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính do chưa nhận thức về lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ về tài chính, nhất là các dịch vụ tư vấn. 4.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh đến 2005-2010, chiến lược phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường. Căn cứ vào những khó khăn cũng như thuận lợi trong hoàn cảnh hiện tại của công ty. Trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ của công ty đã được quy định và phạm vi hoạt động trong nội bộ Tổng công ty thì phương hướng phát triển kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường của công ty được giám đốc cùng ban điều hành của công ty tập trung vào năm chức năng và nhiệm vụ sau: + Đầu mối huy động và cho vay: Với chức năng này, công ty tài chính sẽ dần dần thực hiện nhiệm vụ Tổng công ty giao cho là đầu mối huy động nguồn vốn thông qua các nghiệp vụ: Phát hành, huy động từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế phục vụ cho các dự án đầu tư của Tổng công ty. Thông qua nghiệp vụ cho vay uỷ thác của Tổng công ty, công ty sẽ góp phần thực hiện chủ trương chuyễn quan hệ cấp phát vốn sang quan hệ vay trả đối với các đơn vị, nhằm đạt hiệu quả cao hơn cho nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty . +Đầu tư tài chính. Thông qua nghiệp vụ mang tính chuyên môn hoá này, công ty Tài chính Bưu Điện thực hiện các hoạt động theo điịnh hướng của Tổng công ty bao gồm: - Đầu tư vào các pháp nhân không do nhà nước đầu tư 100% vốn. - Đầu tư vào các dự án theo các phương thức khác nhau. - Tham gia thành lập các pháp nhân kinh doanh . - Thực hiện tư vấn đầu tư. + Điều hoà vốn: Trên cơ sở chức năng hoạt động của mình, với những phương thức quản lý, điều chuyễn nguồn ngân quỹ – Công Ty Tài Chính Bưu Điện sẽ cung cấp dịch vụ quản lý ngân quỹ cho Tổng công ty và các đơn vị nhằm mang lại hiệu quả lớn nhất từ nguồn vốn bằng tiền. + Kinh doanh trên thị trường tài chính: Với chức năng này, công ty sẽ thực hiện các nghiệp vụ: - Kinh doanh các loại chứng từ có giá trị trên thị trường. - Tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp trong ngành. +Chức năng tư vấn: Nghiệp vụ tư vấn ngày các trở nên có vai trò quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp và công ty tài chính sẽ thực hiện các nghiệp vụ tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả của các đơn vị: Tư vấn cổ phần hoá , tư vấn quả lý và các nghiệp vụ tư vấn khác. I. Thực tế ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng cho vay tại công ty Tài chính Bưu Điện. 1. Các quy định về việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng cho vay trung, dài hạn. 1.1.Các quy định chung: Thực hiện theo quy định của NHNN( quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng) và các văn bản hướng dẫn khác, nhằm hướng dẫn cho vay trung, dài hạn đến cán bộ và khách hàng đến vay vốn. Công Ty Tài Chính Bưu Điện tiến hành các quy định chung sau: - Đối với tập hồ sơ vay vốn mà các đơn vị khi vay vốn cần nộp cho công ty là. + Hồ sơ xác định tư cách pháp nhân của đơn vị vay. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì nhất thiết phải cần có: Quyết định thành lập đơn vị; giấy phép kinh doanh; quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng và mẫu chữ ký của giám đốc, kế toán; quyết định bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên trong hội đồng quản trị(nếu có); điều lệ hoạt động của đơn vị; biên bản giao vốn(đối với doanh nghiệp nhà nước ) và biên bản góp vốn đối với công ty cổ phần; biên bản họp hội đồng quản trị cử người đại diện trong quan hệ đại diện và giấy chứng minh của người đại diện đó. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải có hợp đồng liên doanh; hợp đồng BOT, BTO,BCC hoặc BT; điều lệ hoạt động của đơn vị giấy phép đầu tư do cấp có thẩm quyền phê duyệt; các văn bản khác( nếu có), xác nhận tư cách pháp nhân; tình hình tài chính của các bên liên doanh và của nhà đầu tư nước ngoài; danh sách hội đồng quản trị và tổng giám đốc( có xác nhận của bộ hoặc sở kế hoạch đầu tư). Đây hồ sơ bắt buộc đối với các đơn vị lần đầu tiên vay vốn ở Công Ty Tài Chính Bưu Điện. Còn trong trường hợp đơn vị là khách hàng thường xuyên của công ty thì các lần vay tiếp theo chỉ cần nộp lại cho công ty những văn bản bổ sung liên quan đến việc vay vốn. + Hồ sơ phản ánh tình hình sản xuất – kinh doanh của đơn vị với thời gian tối thiếu gần nhất là 3 năm bao gồm: - Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh; bảng cân đối kế toán; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; báo cáo chi tiết bổ sung. Các báo cáo trên phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. - Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm xin vay. Hồ sơ vay vốn. Giấy đề nghị vay vốn . Hồ sơ về dự án đầu tư: quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo phương án đầu tư được duyệt (bản sao có xác nhận của thủ trưởng đơn vị); phương án sản xuất kinh doanh có khả thi, tính toán được hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ theo thời hạn vay; dự báo về tình hình sản xuất trong tương lai khi có dự án đầu tư tương ứng với nhu cầu thị trường; dự báo tình hình hoạt động tài chính trong tương lai và nguồn tài trợ; phương án vay vốn và trả nợ; các giấy tờ liên quan đến dự án đầu tư (nếu có). Các văn bản liên quan cần thiết khác(có yêu cầu cụ thể đối với từng loại dự án, khoản vay). Hồ sơ bảo đảm tiền vay (đối với các khoản vay phải được đảm bảo): Bản cam kết tài sản đảm bảo tiền vay; giấy chứng quyền sở hữu tài sản; các giấy tờ chứng nhận đơn vị vay khoản vay sẽ được bảo lãnh bằng một bên thứ ba. Đối với vấn đề huy động và sử dụng tại công ty Tài Chính Bưu Điện thì được quy định cụ thể như sau: Đối với huy động vốn: công ty tài chính thực hiện nhận tiền gửi có kỳ hạn của tổng công ty, của các đơn vị thành viên của tổng công ty, của doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kỷ thuật mà tổng công ty kinh doanh và tiền gửi có kỳ hạn của công nhân viên chức trong tổng công ty, các đơn vị thành viên, các nội dung mà tổng công ty có góp vốn kinh doanh; Phát hành tín phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; vay vốn của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; tổng số vốn huy động của công ty tài chính không quá 20 lần vốn tự có của công ty tài chính tại thời điểm hiện hành. Đối với sử dụng vốn: cụ thể vốn để cho vay ngắn hạn thì tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn một khách hàng so với vốn tự có của công ty là. không quá 15% đối với khách hàng là tổng công ty hoặc các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty và không quá 10% đối với các khách hàng khác. Còn đối với cho vay trung và dài hạn thì công ty tài chính trên cơ sở cân đối nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn(không được cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn). Trường hợp cho vay trung và dài hạn theo dự án trong tổng công ty, công ty tài chính phải dựa trên cơ sở cân đối nguồn vốn thích hợp và căn cứ vào các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tỷ lệ cho vay đối với dự án so với vốn tự có của công ty tài chính là không quá30% đối với dự án được hội đồng quản trị tổng công ty bảo lảnh và không vượt quá 20% đối với các trường hợp khác. Nếu trường hợp vượt quá các tỷ lệ nêu trên phải được Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước chấp thuận bằng văn bản . 1.2. Xem xét ví dụ về một hợp đồng cụ thể. Cũng như trong quá trình ký kết, quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng trung và dài hạn cũng tuân thu theo những qui định chung của pháp luật đề ra mà cụ thể là việc: + Phát tiền cho vay + Tiến hành giám sát hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng vay +Thu hồi nợ, gia hạn nợ + Thanh lý hợp đồng Để đánh giá việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại công ty Tài Chính Bưu Điện ta giả định xem xét về một hợp đồng tín dụng cụ thể sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hợp đồng tín dụng trung dài hạn Số: 2002/DHTD/PTF – NHĐTPTBĐ Căn cứ luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997; Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 25/09/1989 và nghị định 17/HDBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế; Căn cứ quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002 của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam; Căn cứ hợp đồng uỷ thác cho vay số …… / …… / HĐUT/PTF – NHĐTPTBĐ ký ngày …… giữa chi nhánh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bình Định và Công Ty Tài Chính Bưu Điện; Căn cứ Hồ sơ vay vốn của Bưu điện tỉnh …… Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 2002 tại: Trụ sở Công Ty Tài Chính Bưu Điện, số 62 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chúng tôi gồm: Đại diện bên cho vay: Công Ty Tài Chính Bưu Điện (Dưới đây gọi tắt là Bên Cho Vay) Địa chỉ: 62 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04. 9422690 – 04. 8224200 Fax: 04.9423859 Tài khoản VND số: 7301.1116G tại: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bình Định Họ và tên người đại diện: Ông Trần Bá Trung Chức vụ: Giám đốc Công ty. Bên vay vốn: Bưu điện tỉnh …… (Dưới đây gọi tắt là bên vay) Địa chỉ: …………… Điện thoại: ………… Fax: ……… Tài khoản VND số: ……… tại ngân hàng …………… Họ và tên người đại diện: ……… Chức vụ: Các bên cùng thoả thuận ký kết hợp đồng tín dụng theo các điều khoản và điều kiện sau đây: Điều 1: Khoản vay Bên cho vay đồng ý cho Bên Vay một khoản vay với giá trị tối đa là ……… (Bằng chữ: ………………) từ nguồn vốn của chi Nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bình Định uỷ thác cho vay qua Công ty Tài chính. (Đối với các đự án vay vốn có cơ sở tính toán bằng ngoại tệ) Nếu do biến động của tỷ giá mà ảnh hưởng tới khoản vay này thì vào lần rút vốn cuối cùng Bên Cho vay và Bên vay sẽ bàn bạc để điều chính khoản vay bằng một phụ lục điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Đồng tiền cho vay và đồng tiền dùng để thanh toán nợ vay: Đồng Việt Nam(VND) Điều 2: Mục đích sử dụng tiền vay Khoản vay được Bên vay sử dụng để đầu tư cho …… dự án, cụ thể STT Tên dự án Mã dự án Số tiền Nội tệ (VND) Ngoại tệ (USD) Tổng số (Quy đổi VND) 1 2 Tổng cộng Bên vay phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng tiền vay đúng mục đích đã nêu tại hợp đồng này. Điều 3: Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay của khoản vay là ………, trong đó thời gian ân hạn được tính kể từ ngày có khoản rút vốn đầu tiên cho đến ngày … / … / … Hết thời hạn cho vay, nợ vay phải được Bên vay hoàn trả cho Bên Cho vay. Điều 4: Lãi suất cho vay 4.1 Lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng (lãi suất trả lãi cuối kỳ) bình quân của 04 Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Quốc doanh trên địa bàn Hà Nội (Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam) cộng với 0,12%/tháng (1,44%/năm) Mức lãi xuất cho vay sẽ được xác định căn cứ mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng bình quân của 4 sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Quốc doanh trên địa bàn Hà Nội áp dụng vào ngày 20/06 (cho kỳ tính lãi từ 21/06 đến 20/12) và ngày 20/12 (cho kỳ tính lãi từ 21/12 đến 20/06) hàng năm. Mức lãi suất cho vay áp dụng từ ngày 21/12/2001 đến ngày 20/06/2002 là 0,67%/tháng. 4.2 Trường hợp Khoản vay được điều chính kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, lãi suất cho vay được áp dụng theo khoản 4.1 Điều 4 trên đây. 4.3 Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay tại khoản 4.1 Điều này. 4.4 Mức phạt chậm trả lãi là 5% tính trên số tiền lãi chậm trả. Điều 5: Rút vốn vay Mọi khoản rút vốn mà bên vay thực hiện đều phải tuân theo các điều kiện sau: 5.1 Việc rút vốn vay được thực hiện trên cơ sở: Tuân thủ các quy định về thanh toán của Quy chế quản lý đầu tư và Xây dựng hiện hành của Nhà nước. Theo tiến độ thực hiện dự án và điều kiện thanh toán đã được ký kết trong các hợp đồng xây lắp, mua sắm thiết bị, tư vấn… của Bên vay. 5.2 Mỗi lần rút tiền vay, Bên vay phải xuất trình đầy đủ các tài liệu dùng cho việc rút vốn theo đúng quy định của các cơ quan quản lý. 5.3 Không có bất kỳ một trường hợp vi phạm nào dẫn đến chấm dứt Hợp đồng xảy ra theo như quy định taị Điều 12 dưới đây vào ngày dự định rút vốn; 5.4 Phí chuyển tiền của khoản rút vốn do Bên vay chịu. Bên vay sẽ thanh toán phí chuyển tiền cho Bên Cho vay theo chi phí thực tế cùng với kỳ trả lãi nhất. Điều 6: Thời gian rút vốn 6.1 Thời gian rút vốn của khoản vay bắt đầu từ ngày…………… 6.2 Dự kiến lịch rút vốn của khoản vay như sau: Stt Ngày, Tháng, Năm Số tiền(VND) 1 2 Tổng cộng Trường hợp Bên vay thay đổi lịch rút vốn trên đây phải có thông báo cho Bên cho vay biết trước ít nhất 7(bẩy) ngày. Điều 7: Trả nợ gốc 7.1 Việc trả nợ gốc bắt đầu từ ngày 20/…/…Nợ gốc được trả làm ….lần, 06 tháng trả một lần. Cuốn thời gian ân hạn, Bên cho vay sẽ lập và thông báo lịch trả nợ gốc của khoản vay. Lịch trả nợ là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng tín dụng này. 7.2 Nợ gốc phải được Bên vay hoàn trả cho Bên cho vay khi đến hạn vào tài khoản số 464011103 của Công Ty Tài Chính Bưu Điện tại ngân hàng đầu tư và phát triển bình định. 7.3. Trường hợp đến ngày hoàn trả mà bên vay không có khản năng trả được một phần hay toàn bộ nợ vay do nguyên nhân khách quan thì bên vay có thể làm giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ gửi cho bên cho vay. Giấy điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ phải được bên vay gửi cho bên cho vay ít nhất là bảy ngày trước ngày hoàn trả. Nếu bên cho vay chấp thuận, việc điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ cho bên vay sẽ thực hiện theo như qui định tại điều 18 dưới đây 7.4. Vào ngày hoàn trả, nếu bên vay không có khản năng trả được một phần hay toàn bộ nợ vay mà không có thoả thuận nào khác với bên cho vay thì phần nợ vay không trả sẽ được tự động chuyển sang nợ quá hạn. Điều 8: Trả lãi tiền vay 8.1. Lãi tiền vay được trả theo kỳ hạn 3 tháng/lần. Lãi được tính vào ngày 20 và trả vào cuối các tháng 3, tháng 8, tháng 9 và tháng 12. 8.2. Tiền lãi được tính trên số dư nợ vay nhân với số ngày vay vốn thực tế nhân với lãi suất tháng chia cho 30 ngày. 8.3. Tiền lãi vay được bên vay trả cho bên cho vay vào cuối mỗi kỳ tính lãi vào tài khoảng số 4640.11103 của Công Ty Tài Chính Bưu Điện tại ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định. 8.4. Trong trường hợp đến ngày trả lãi mà bên vay không trả được một phần hay toàn bộ phần lãi phải trả thì bên vay phải chịu mức phạt chậm trả lãi theo khoản 4.4 điều 4 hợp đồng này. Điều 9: Trả nợ vay trước hạn 9.1. Khi bên vay có nhu cầu trả nợ vay trước hạn thì bên vay phải có thông báo bằng văn bản cho bên cho vay ít nhất là 7 ngày trước khi trả nợ trước hạn và việc trả nợ vay trước hạn chỉ được thực hiện khi được sự chấp thuận bằng văn bản của bên cho vay. 9.2. Khi được bên cho vay chấp thuận cho trả nợ vay trước hạn, bên vay phải trả nợ gốc và lãi tính đến ngày trả nợ trước hạn. Điều 10: Nguồn trả nợ của khoản vay. Bên vay cam kết trả nợ vay bằng nguồn tiền thu được từ khấu hao lợi nhuận và các nguồn thu khác. Điều 11: Biện pháp bảo đảm tiền vay. 11.1. Khoản vay này được bảo đảm bởi chứng thư bảo lãnh không huỷ ngang sô….ngày ….của tổng công ty theo các điều khoản và điều kiện được bên cho vay chấp nhận. Chứng thư bảo lãnh là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng này. 11.2. Bên vay cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của bên cho vay nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết tại điều 2. Bên vay cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo quy định tại điểm này. 11.3. Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng này, bên cho vay không được nhượng bán, điều chuyển, thanh lý tài sản hình thành từ vốn vay cho đơn vị khác hoặc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo cho bất cứ một nghĩa vụ nào khác nếu chưa được bên cho vay chấp thuận bằng văn bản. Điêu 12: Những trường hợp dẫn đến chấm dứt hợp đồng Hợp đồng này có thể bị chấm dứt nếu xẩy ra một trong những trường hợp được nêu dưới đây: 12.1. Bên vay sử dụng tiền vay không đúng mục đích. 12.2. Bên vay cung cấp tài liệu, thông tin không đúng sự thật. 12.3. Vào bất kỳ ngày hoàn trả gốc và lãi nào, bên vay không hoàn trả một phần hay toàn bộ các khoản tiền phải trả cho bên cho vay mà không có bất kỳ một thoả thuận nào với bên cho vay về việc gia hạn nợ. 12.4. Bên vay hoặc bên bảo lãnh tiến hành các thủ tục pháp lý để đóng cửa, giải thể, cơ cấu lại tổ chức. Trong trường hợp hợp đồng tín dụng này bị chấm dứt theo các quy định trên, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả ngay toàn bộ nợ gốc và lãi tiền vay pháp sinh đến thời điểm chấm dứt hợp đồng cho bên cho vay. Điêu 13: Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay 13.1 Quyền của bên cho vay Yêu cầu bên vay thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết. Yêu cầu bên vay cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ tài liệu, thông tin liên quan đến tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của bên vay. Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn của bên vay. Ngừng cho vay, tiến hành thu hồi nợ trước hạn khi pháp hiện bên vay vi phạm một trong những điều quy định tại điều 12. Khởi kiện khi bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Miễn, giảm lãi tiền vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước . 13.2 Nghĩa vụ của bên cho vay Thực hiện đúng các khoản trong hợp đồng tín dụng. Lưu giữ hồ sơ tín dụng theo đúng quy định của pháp luật. Điều 14: Quyền và nghĩa vụ của bên vay 14.1 Quyền của bên vay Từ chối các yêu cầu của bên cho vay không đúng các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng này. Khiếu nại, khởi kiện bên cho vay vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật. 14.2 Nghĩa vụ của bên cho vay Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp. Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay. Điều 15: Chuyễn nhượng Bên vay không được chuyễn nhượng một phần hay toàn bộ các quyền, lợi ích và nghĩa vụ của bên vay theo hợp đồng này cho bên thứ ba. Điều 16: Xử lý vi phạm hợp đồng Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng này, nếu một bên pháp hiện bên kia vi phạm hợp đồng thì thông báo bằng văn bản cho bên kia biết và yêu cầu khắc phục các vi phạm đó. Hết thời hạn ghi trong thông báo mà bên kia không khắc phục được thì phải có văn bản trả lời và bên yêu cầu tuỳ theo tình hình được quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình theo hợp đồng này. Điều 17: Xử lý tranh chấp Trường hợp có tranh chấp pháp sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng này, các bên sẽ tiến hành thoả thuận bàn bạc xử lý trên tinh thần hợp tác bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp các bên không thống nhất được với nhau trong việc giải quyết tranh chấp thì sẽ đưa ra toà án kinh tế thuộc toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Điều 18: Sửa đổi bổ sung hợp đồng Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng này phải được các bên thoả thuận và đồng ý bằng văn bản do đại diện có thẩm quyền các bên ký. Những sửa đổi, bổ sung đó có hiệu lực thay thế, bổ sung các điều khoản tương ứng trong hợp đồng và là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng này. Điều 19: Hiệu lực của hợp đồng 19.1 Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi bên vay(hoặc bên bảo lãnh) hoàn trả xong nợ gốc, lãi vay và phí(nếu có) cho bên cho vay theo như thoả thuận. 19.2 Sau khi hợp đồng này hết hiệu lực, giấy nợ đã tất toán, hợp đồng này coi như được thanh lý. 19.3 Hợp đồng này được lập thành 6 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản, bên uỷ thác cho vay giữ 2 bản. Đại diện bên vay Đại Diện Bên Cho Vay Bưu Điện Tỉnh……. Công Ty Tài Chính Bưu Điện Đại Diện uỷ Thác Cho Vay Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư &Phát Triển Bình Định 1.3. Tình thực hiện hợp đồng tín dụng cho vay tại công ty Tài Chính Bưu Điện. Sau ba năm hoạt động, công tác tín dụng của công ty Tài Chính Bưu Điện đã thu được một số kết quả và tạo tiền đề cho hoạt động sau này. Đó là một số lượng khách hàng đáng kể( gồm 61 bưu điẹn tỉnh thành phố và 6/16 đơn vị hạch toán độc lập) đã có mối quan hệ tín dụng với PTF cụ thể: Năm 1999 tổng công ty đã ký hợp đồng tài trợ với ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bình định để cung cấp cho các dự án bưu chính viễn thông của miền trungvới một số tỉnh phía nam với hạn mức tín dụng là 128,686 tỷ VNĐ. Cũng trong năm 1999 tính đến ngày 30/11 đã ký kết hợp đồng tín dụng với 51 dự án với tổng số vốn 65 tỷ VNĐ và thẩm định 26 dự án trung và dài hạn với tổng số vốn 37,5 tỷ VNĐ. Ngoài hoạt động cho vay thì công ty còn góp vốn đầu tư và các công ty cổ phần với tổng số tiền khoảng 150 triệu đồng. Theo bản báo cáo thực hiện kết hoạch năm 1999 của công ty tài chính thì theo kế hoạch(KH) cho vay ngắn hạn 1999 là 60.000 triệu đồng nhưng thực hiện(TH) chỉ được 10.040 triệu đồng và cho vay trung, dài hạn là KH 240.000 triệu đồng nhưng thực hiện chỉ được 606,17 triệu đồng(cho vay bằng nguồn tài trợ cũng trong năm thì tổng số nợ phải trả là 18,51 triệu đồng và tổng số nợ phải thu là 9.856,73 triệu đồng. Chứng tỏ trong năm 1999 thì tình hình tài chính của công ty rất khả quan trong việc thanh toán nợ cũng theo số liệu này thì trong năm 1999 công ty không sử dụng hết nguồn vốn để cho vay của mình. Do một số nguyên nhân sau: công ty Tài Chính Bưu Điện là một công ty mới thành lập do vậy mà bạn hàng của công ty không nhiều mặt khác, theo điều lệ hoạt động cua công ty thì công ty cho vay đối với một khách hàng không quá 10% vốn tự có của công ty và 15% đối với tổng công ty và các đơn vị thành viên của tổng công ty mà. Tình hình thực hiện hoạt động nghiệp vụ tín dụng trong hai năm 2000 và 2001 cũng đạt được khả quan cụ thể: Trong 2000 tổng doanh thu(KH) 9.856,73 triệu đồng trong khi đó công ty tài chính đã thực hiện được 6.240,78 triệu đồng tương ứng đạt 104,97% và trong 2001 thì theo KH 16700 triệu nhưng công ty đã thực hiện 16719,35 triệu đồng đạt 100,12%. Kết quả thực hiện cho vay 4 tháng và ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2001 như sau: Chi tiêu KH năm (Triệu đồng) TH 4 tháng ( Đồng) Ước 6 tháng (Triệu đồng) Tỷ lệ TH 6 tháng so với KH năm Tỷ lệ so với cùng kỳ năm ngoái I.Cho vay ngắn hạn 1.doanh số cho vay 10.000 7.090.161.439 11.000 110% 3.666% 2.Doanh thu 232 21.150.000 206 88,88% 148% II. Cho vay trung và dài hạn 1. Số ký HĐTD 400.000 137.283.890.854 170.000 4,2% 156% Số giải ngân 368.000 85.948.675.839 120.000 32,6% 114% Qua số liệu cụ thể trên ta thấy hoạt động cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2001 đã phát triển hơn năm 2000 một cách rõ rệt(doanh số đạt110%) kế hoạch năm và gấp 36 lần so với sáu tháng đầu năm 2000. Đối với cho vay trung và dài hạn thì 4 tháng đầu năm PTF đã ký hợp đồng tín dụng được 137 tỷ đạt 34% kế hoạch và giải ngân được 86 tỷ (đạt 324% kế hoạch). Tình hình nợ của công ty Tài Chính Bưu Điện trong những năm qua. Tuy mới thành lậơ công ty Tài Chính Bưu Điện đã có những lợi thế trước mắt là (công ty tài chính hoạt động trong ngành bưu điện thì đây là ngành chiếm độc quyền trong ngành kinh tế quốc dân) do đó khách hàng của công ty chủ yếu là những khách hàng quen biết có uy tín do vậy đối với trong hoạt động tín dụng của công ty chưa có một hợp đồng nào có tính chất quá hạn trả nợ do vậy mà tình hình tài chính của công ty tương đối khách quan và khả năng thanh toán nợ của công ty là cao. 2. Một số vấn đề tồn tại khi ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng trung và dài hạn tại công ty Tài Chính Bưu Điện. Qua thời gian ngắn thực tập tại công ty Tài Chính Bưu Điện tôi nhận thấy ngoài những kết quả mà công ty đạt được qua công tác tín dụng trung, dài hạn thể hiện qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng thì còn có một số vấn đề quan tâm giải quyết. Một là tổng số vốn đầu tư để cho vay ngắn, trung và dài hạn hàng năm của Công Ty Tài Chính Bưu Điện là thấp thường không đạt kế hoạch tuy nguồn vốn này hàng năm của công ty là rất lớn. Vì sao xẩy ra những hiện tượng trên?. Trước hết vì trong ngành Bưu chính – Viễn thông thì sự cần thiết đầu tư cho công nghệ và thiết bị viễn thông trong thời đại hiện nay là tất yếu không thể phủ nhận được và nguồn vốn để đầu tư cho các trang thiết bị này là rất lớn. Nhưng theo quy định trong điều lệ của công ty thì. Đối với cho vay ngắn hạn thì tỷ lệ dư nợ so với vốn tự có của công ty tài chính là không quá 15% đối với khách hàng là tổng công ty hoặc các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty và không quá 10% đối với khách hàng khác. Còn đối với cho vay trung, dài hạn thì tỷ lệ này không vượt quá 30% đối với dự án được hội đồng quản trị tổng công ty bảo lãnh và không vượt quá 20% đối với các trường hợp khác. Vì vậy những khách hàng không muốn vay vốn ở công ty để đầu tư vào các dự án lớn. Hai là: Phạm vi hoạt động của công ty tài chính là tương đối hẹp, mặt khác công ty chỉ thực hiện một số nghiệp vụ chủ yếu trong phạm vi đó do vậy mà cũng xảy ra tồn tại là lượng vốn để đầu tư cho vay tuy thừa nhưng chỉ năm nằm đấy chức không đầu tư được vào phạm vi hoạt động của lĩnh vực khác. Ba là: Tuy phạm vi hoạt động của công ty hẹp chỉ là Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên thuộc tổng công ty Bưu chính- Viễn thông và các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kỷ thuật tại Việt Nam. Nhưng hiện nay vẫn không có một văn bản cụ thể nào quy định rõ thế nào là các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kỷ thuật đối với tổng cônt ty Bưu chính – Viễn thông việt nam mà chỉ hiểu một các hết sức mơ màng đó chỉ là các doanh nghiệp mà sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ trong ngành hoặc liên quan đế ngành Bưu chính – Viễn thông. Khó khăn của PTF do chỉ tiêu của tổng công ty giao xuống. Tổng công ty thương không giao vay PTF toàn bộ một dự án mà chỉ giao vay một phần( một dự án có nhiều nguồn: nguồn tại đầu tư, PTF, tự vay…) hoặc giao vay từng phần theo khối lượng htực hiện hàng năm, vì vậy rất khó khăn trong việc xin bảo lãnh, bố trí nguồn và theo dõi dự án. Phần lớn những dự án đầu tư được giao cho PTF để huy dộng nguồn đều là những dự án nhỏ, chủ yếu tập trung vào dự án xây lắp và mua thiết bị lẻ. Do vậy giá trị các hoạt động tín dụng thì thấp nhưng cán bộ tín dụng phải làm đầy đủ các thủ tục cho vay, quản lý dự án, thu hồi nợ theo đúng quy định của pháp luật. Do đó hiệu quả kinh tế không cao. Tổng công ty chưa có chỉ đạo TPF về lãi xuất cho vay, phí và phương thức điều hành lãi suất mà thường thay đổi theo ý chủ quan của một số chuyên viên ban ngành kế toán thống kê tài chính qua mỗi lần xin bảo lãnh. Khó khăn trong cho vay trung và dài hạn: + Đa số các bưu điện tỉnh muốn vay một phần ở TPF một phần ở ngân hàng địa phương để giữ mối quan hệ lâu dài. + Các đơn vị đã có thời gian quan hệ với ngân hàng lâu và thường là khách hàng có uy tín của các ngân hàng nên được hưởng những ưu đãi(thủ tục đơn giản, lãi xuất thấp…). + Các công ty xí nghiệp liên doanh thường có nhu cầu vay vốn ngoại tệ nhưng TPF chưa được phép hoạt động ngoại hối. + Đối với các dự án của đơn vị dự án độc lập các công ty liên doanh… không có bảo lãnh của tổng công ty. Những khó khăn về cơ chế chính sách chủ chương đối với Công Ty Tài Chính Bưu Điện Công ty tài chính của các tổng công ty tài chính là một mô hình hoàn toàn mới ở việt nam theo chỉ đạo của chính phủ. Đó là sự đổi mới cần thiết nhưng chính phủ và các bộ ngành liên quan (kể cả ban đổi mới của chính phủ) không có một văn bản náo nghiên cứu và lý giải về mô hình đó nên các cơ quan quản lý nhà nước gần như bỏ mặc cho nó tự vật lộn với hệ thống cơ chế, pháp lý về tiền tệ tín dụng vừa thiếu vừa thừa, vừa chồng chéo vừa mâu thuẫn nhau. Đặc biệt là ngân hàng với khả năng kiểm soát và quản lý hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia còn rất hạn chế đã không mong muốn các công ty này ra đời, đã đặt nó vào vị trí lơ lửng, ghép đặt vô lý. Khi càn hoạt động phục vụ cho tổng công ty thì coi nó như tổ chức tín dụng độc lập, khi cần hoạt động một phần nghiệp vụ của tổ chức tín dụng lại coi nó là công ty thuộc tổng công ty. Những điều đó đã dẫn đến hoạt động của công ty liên tục khó khăn, vướng mắc và thường xuyên phải xin cơ chế, kể cả những cơ chế đơn phương làm kỹ thuật nghiệp vụ. Thị trường kinh doanh của công ty chỉ và chỉ là tổng công ty và các đơn vị thành viên. Nội dung hoạt động của công ty liên quan đến mọi hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ của tổng công ty. Nó không tạo nên những dịch vụ mới mà nó tạo nên những quan hệ mới thông qua đó tính chuyên môn hoá trong điều hành quản lý kinh tế được đề cao trong quản lý và trong tất cả các nghiệp vụ kinh tế được phát huy. Mục tiêu đặt ra khi thành lập công ty là như vậy song trên thực tế khi công ty hoạt động và có khả năng thực hiện nghĩa vụ khi đặt công ty vào vị thế tiến thoái lưỡng nan. Bất kể một công việc nào cần thiết cho hoạt động của công ty và bảo đảm cho hoạt động đó có hiệu quả như thông tin để tính toán kế hoạch vốn, hiệu quả, khả năng tài trợ, kế hoạch đầu tư và vốn phải huy động đối với công ty, đều có vướng mắc. Như vậy đã đặt công ty ra ngoài dây chuyền vốn và tài chính của tổng công ty khi vị trí của công ty lại là một mắt xích quan trọng của dây chuyền đó. Điều này dẫn tới công ty làm nhưng không chủ động, không có kế hoạch, không tự tính toán cân đối được cả về thời gian và năng lực, thị trường. Điều đó dẫn tới công ty thiếu tin tưởng về khả năng hoạt động của công ty và tiếp tục thực hiện chế độ vay và bao cấp vốn, trở thành trung tâm thanh toán theo dõi công nợ cho các đơn vị, hoạch toán tập trung các khoản chi phí vốn cho các công trình và chủ đầu tư, các đơn vị thành viên ung dung trong cơ chế “nồi cơm chung” của tổng công ty để có lúc hiệu quả, thủ tục, hạch toán không được lưu tâm đúng mức. Trong quan hệ với các tổ chức tín dụng hiện nay đối với tổng công ty là có hai đầu mối. Đầu mối thứ nhất là tổng công ty và đầu mối phát sinh là công ty tài chinh. Trong quan hệ này, tổng công ty là công ty mẹ, công ty tài chính là công ty con, do vậy sẽ làm bất hợp lý, khó hiểu và không hiệu quả khi một tổ chức tín dụng vừa quan hệ với công ty mẹ lại quan hệ với công ty con dẫn đến công ty con luôn luôn phải bị động vì không biết hạn mức, không được chỉ đạo về lãi suất vay, không biết được kế hoạch sẽ vay và có lúc công ty con trở nên thừavì họ đac quan hệ với công ty mẹ trong khi đó nhiệm vụ chính công ty mẹ giao cho công ty con lại chính là công việc này. Ngoài những khó khăn trên còn có một khó khăn và hạn chế nữa là: Hoạt của công ty tài chính hoàn toàn khác với công ty khai thác dịch vụ, sản xuất kinh doanh hàng hoá. Với sự biến động tiền tệ, tỷ giá, lãi suất trên thị trường là thường xuyên và mang tính khu vực, tính toàn cầu chứ không dừng lại ở một quốc gia thì hoạch định ra những con số để giao nó thành những chỉ tiêu pháp lệnh là không hợp lý và có lúc nguy hại do phải đối phó. Ví dụ nếu giao chỉ tiêu hạn mức tín dụng hoặc chỉ tiêu đầu tư nhưng xét thấy không có hiệu quả mà vẫn thực hiện để đảm bảo kế hoạch thì sẽ dẫn đến chất lượng tín dụng và hiệu quả đầu tư kém gây nên tổn thất rũi ro ví dụ giao doanh thu từ cho vay nhưng công ty lại phải cố gắng giảm lãi suất cho vay để chủ đầu tư có hiệu quả hơn. Như vậy trên đây là một số khó khăn tồn tại Công Ty Tài Chính Bưu Điện trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng. Đó là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc cung ứng vốn cho thị trường, cho nền kinh tế làm giảm lượng khách hàng tham gia ký kết hợp đồng tín dụng tại công ty tài chính, vấn đề đặt ra cần phải có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đó nhằm thúc đẩy quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại công ty tốt hơn. Dưới đây tôi xin nêu một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay tín dụng. Chương III. Một số kiến nghi và giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng. I. Kiến nghị. Một số kiến nghị về phía cơ quan chức năng: - Tổng công ty phải có những văn bản kiến nghi với chính phủ, NHNN để giải quyết một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và quy định cho công ty như sau: Sớm ban hành nhgị định về tổ chức, hoạt động của công ty tài chính để có đủ một số điều kiện cho sự hoạt động kinh doanh của công ty tài chính trong tổng công ty. Khái niệm một khách hàng: có quy định riêng với tổng công ty hạch toán tập trung như VNPT, cần coi một số đơn vị hoạch toán phụ thuộc là một khách hàng hoặc có giới hạn tín dụng khác các đơn vị tín dụng kinh doanh bình thường. Ban hành quy định về hoạt động uỷ thác trong tín dụng đầu tư. Sửa đổi quy định về đồng tài trợ trong đó cho phép công ty tài chính được làm tổ chức tín dụng đầu mối. Cho phép các công ty được huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Xây dựng một quy định riêng đối với hoạt động đầu tư của các công ty tài chính trong tổng công ty trong đó chức năng chính của tổng công ty là đầu tư vốn và đầu tư tài chính cho tổng công ty; xây dựng bổ sung và nới rộng cơ chế đầu tư tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mở rộng phạm vi đầu tư chứng khoán cho phép đầu tư vào chứng khoán của các công ty cổ phần có vốn góp của tổng công ty và các đơn vị thành viên. Uỷ thác cho công ty đầu tư một số dự án của tổng công ty hoặc các đơn vị thành viên. Uỷ thác cho công ty quản lý phần vốn có của tổng công ty trong các liên doanh và các công ty cổ phần. Thử nghiệm giao cho công ty tài chính chịu trách nhiệm về hiệu quả trên vốn góp của tổng công ty trong một số công ty cổ phần mà tổng công ty không đóng vai trò chủ đạo như vốn góp của các ngân hàng thương mại cổ phần. Kiến nghị đối với Công Ty Tài Chính Bưu Điện. Để làm tốt công tác tín dụng ( tăng doanh thu, nâng cao chất lượng tín dụng…) thì phòng tín dụng cấn có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo công ty và sự hỗ trợ tích cực của các phòng, đặc biệt là các phòng có liên quan như phòng nghiên cứu thị trường, phòng kế toán ngân quĩ. Đề nghị cơ quan cử các cán bộ tín dụng đi học thêm các lớp nghiệp vụ về tín dụng, công tác đầu tư, các lớp học nghiệp vụ về bưu chính viễn thông để nâng cao hiểu biết, tăng chất lượng, hiệu quả công tác. Về điều kiện làm việc thì đề nghị cơ quan khẩn trương triển khai xây dựng phần mềm tin học quản lý tín dụng để giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và đảm bảo độ chính xác an toàn về số liệu. Đề nghị cơ quan trang bị thêm tủ, giá và diện tích để hồ sơ tài liệu. Với khối lượng công việc rất lớn như hiện nay thì đề nghị cơ quan bổ sung cho phòng tín dụng ít nhất là hai công nhân viên. II. Giải pháp. 1. Một số giải pháp chung. Để hạn chế những khó khăn cũng như hạn chế mà Công Ty Tài Chính Bưu Điện đang vướng mắc nêu trên để thực hiện được kế hoạch trong năm 2002 và những năm tiếp theo thì theo tôi công ty cần có những giải pháp sau: Làm việc với ban ĐT & PT đề nghị phân nguồn dự án vay, xây dựng chính sách khách hàng hợp lý; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong các thủ tục cho vay, có chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện thi trường từng miền để có một mức lãi suất hợp lý để có thể cạnh tranh với các ngân hàng, với những dự án không được bảo lãnh của tổng công ty thì cần nghiên cứu hình thức bảo đảm tiền vay một cách hợp lý vừa đảm bảo chặt chẽ tránh rũi ro tín dụng vừa đở phiền hà cho khách hàng. Công ty cần làm việc với tổng công ty để có kế hoạch đầu tư của tổng công ty và các đơn vị thành viên nhằm tim kiếm cơ hội đầu tư; tăng cường tiếp xúc với các đơn vị để giới thiệu về các hình thức đầu tư mà công ty có thể triển khai. Theo sát tiến trình cổ phần hoá để tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá của ngành. Cập nhập tình hình biến động của thi trường, các loại chứng khoán để quyết định kinh doanh chứng khoán chính khoán. Công ty cần tăng cường tiếp xúc và quảng bá các sản phẩm tư vấn của công ty với đối tượng khách hàng, chuyên môn hoá nghiệp vụ tư vấn và nghiên cứu mở rộng thtôi một số hình thức tư vấn mới như tư vấn trước đầu tư, tư vấn đào tạo, tư vấn kiểm toán nội bộ. 2. Những biện pháp cụ thể về cải thiện môi trường pháp lý về hợp đồng tín dụng tại Công Ty Tài Chính Bưu Điện. Bên cạnh những thành quả kinh tế đã đạt được trong những năm qua thì những vấn đề kinh tế mới cũng được đặt ra rất gay gắt đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. Để cơ cấu tín dụng từng bước hoàn thiện phkù hợp với chiến lược kinh tế xã hội và chính sách quốc gia thi Công Ty Tài Chính Bưu Điện cần phải mởi rộng và nâng cao chất lượng tin dụng, cần có những biện pháp huy động vốn cũng như cho vay, khuyến khích các doanh nghiệp với công ty thông qua nâng cao số lượng và chất lượng các hợp đồng tín dụng . Thực hiện chế độ cho vay theo đúng quy định: Công ty nên thực hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành và giải quyết cho vay theo đúng quy trình làm việc trong những năm gần đây thể lệ tín dụng NHNN luôn được sửa đổi bổ sung thay đổi để pù hợp với chính sách đổi mới và nền kinh tế thi trường. Vì vậy, trong thực tiễn giải quyết quá trình làm việc, cán bộ làm công tác tín dụng khó có thể nắm vững hết được các văn bản pháp quy trong lĩnh vực này đang còn hiệu lực hoặc các văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan đến công tác tín dụng. Và cũng khó có thể lường trước được nội dung trong những văn bản pháp quy mâu thuẫn hoặc phủ định lẫn nhau. Thực trạng này đang là một trong những khó khăn lúng túng của cán bộ làm công tác tín dụng. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, công ty tài chính không còn cách nào khác là phải thường xuyên tổ chức thông tin hướng dẫn cán bộ trong cơ quan mình các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Công ty tài chính nên coi trọng và giữ vững quy trình giải quyết công tác tín dụng theo ba cấp: Cán bộ thẩm định đề án, trưởng phòng tín dụng tại thẩm định và lãnh đạo quyết định. 2.2.Ban hành các quy định cụ thể cho vay trung và dài hạn Công Ty Tài Chính Bưu Điện cần phải có những quy định cụ thể hơn nữa về tín dụng. Bởi đây là một hình thức tín dụng quan trọng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vốn theo chiều sâu. Hình thức này đang được công ty coi trọng và khuyến khích hàng loạt, vì vậy hơn một sự cần thiết nào là cần phải có những văn bản dưới quy định chặt chẽ về vấn đề tín dụng đặc biệt là hợp đồng tín dụng. Công Ty Tài Chính Bưu Điện nên đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục xin vay vốn, đẩy mạnh quá trình điều tra xét duyệt cho vay vốn với những dự án có hiệu quả, mặc dù mục tiêu an toàn vẫn là hàng đầu. Nhìn chung, tâm lý khách hàng xin vay vốn cũng ngại thủ tục xét duyệt cho vay rườm rà. Thủ tục này càng đơn giản bao nhiêu càng tránh được cho doanh nghiệp những khó khăn, phức tạp trong việc giải trình. Việc đơn giản hoá những thủ tục không cần thiết sẽ làm cho khách hàng không ngần ngại khi đặt quan hệ vay vốn đối với công ty. Việc các thủ tục xét duyệt đơn giản, tinh giảm, mà đi sâu vào chất lượng cũng rút ngắn được thời gian cho công ty và khách hàng vay vốn. Việc đơn giản hoá các thủ tục này không đồng nghĩa với sự qua loa hời hợt mà vẫn phải theo thủ tục có nguyên tắc nhất định, làm sao mà dựa vào đó có thể đánh giá được khả năng của khách hàng vay vốn cũng như tính khả thi của dự án cho vay, cụ thể: Khi doanh nghiệp gửi đơn xin vay vốn, công ty phải tiến hành thẩm định ngay về đối tượng khách hàng đó, đồng thời hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và phải hội đủ các điều kiện vay vốn bảo đảm tính pháp lý của hồ sơ, sau đó công ty tiến hành nhanh chóng các bước kiểm tra thu thập thông tin… một cách hiệu quả nhằm rút ngắn thời gian ký kết, tạo cơ hội kinh doanh cho khách hàng và công ty. Với những quy định chặt chẽ nhằm bảo đảm tính pháp lý trong quá trình vay vốn của khách hàng, công ty cần tuân thủ đúng nhưng không phải tuân thủ quá chặt chẽ, không tạo nên tính cứng nhắc trong quá trình cho vay. 2.3.Tạo mối liên hệ thường xuyên với khách hàng. Để có thể thúc đẩy việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng thì công ty Tài Chính Bưu Điện cũng cần phải tạo mối liên hệ thường xuyên và tin cậy trong giao dịch giữa công ty và người vay. Có không ít khách hàng không trả nợ được lại di chuyển đi vay ngân hàng khác hoặc chỉ có một tài sản nhưng là nhiều giấy tờ thế chấp để vay các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác nhau. Trước thực trạng trên, việc thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực tài chính là một biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn tín dụng. Trong quá trình cho vay, công ty cũng nên thường xuyên có những thông tin về tình hình thực hiện vốn cho vay. Đây là một quá trình kiểm tra giám sát vốn vay nên nó cần phải thực sự trung thực và cập nhật nhằm nhanh chóng phát hiện và phòng ngừa những hành vi cố tình lừa đăo của khách hàng trong quá trình vay sử dụng vốn. 2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Việc tăng cường trách nhiệm trong điều hành, kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong công ty cũng là một yếu tố cần quan tâm. Do đặc thù của công tác này là giao lưu với nhiêu doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế đòi hỏi luôn phải nắm bắt thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với công ty nên việc lựa chọn cán bộ để giao việc là hết sức quan trọng. Vì vậy, cán bộ được giao làm công tác này phải bảo đảm các tiêu chuẩn: Trung thực, có trình độ kiến thức hiểu biết về kinh tế, tài chính cần thiết và có thâm niên công tác trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Việc lựa chọn bố trí đội ngũ cán bộ góp phần quyết định những kết quả trong quá trình làm việc, tránh những rủi ro do các mưu mô lừa đảo như tạo dựng những kho hàng rởm, bất động sản rởm để thế chấp vốn vay hay việc móc nối giữa nhân viên cy tài chính với người vay vốn hòng rút tiền của công ty. Kết luận Vấn đề đặt ra là nhà nước cần có những biện pháp để hoàn thiện môi trường pháp lý nói chung, mà đặc biệt là môi trường pháp lý về hoạt động tín dụng. Như đã đề cập, hệ thống pháp luật Ngân Hàng Nhà Nước ta hiện nay vẫn còn chưa đồng bộ, tính ổn định chưa cao. Trong điều kiện khi mà nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường thì nhiều vấn đề cơ bản của nền kinh tế thị trường chưa được nghiên cứu kỹ. Chính vì vậy mà nhiều tác động khách quan và cả chủ quan mà hệ thống pháp luật nước ta chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy của các doanh nghiệp. Phương pháp tốt nhất để hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế ở nước ta là phải tiến hành hai công việc: Vừa tiến hành xây dựng văn bản kinh tế vừa nghiên cứu ban hành các bộ luật mới để tiến tới thống nhất các quy định pháp luật trong văn bản pháp luật kinh tế. Đối với riêng hoạt động tín dụng, nhà nước cần phải có các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, các văn bản quy phạm về tín dụng trung và dài hạn nói riêng cụ thể hơn, tạo cơ sở cho Ngân Hàng Nhà Nước cũng như hệ thống các tổ chức tín dụng trong toàn quốc tiến hành hoạt động kinh doanh của mình một cách thuận lợi, đạt hiệu quả cao, mang lại sự phát triển cho nền kinh tế. Trong thực tế, việc tuân thủ các quy định theo quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại công ty Tài Chính Bưu Điện còn nhiều vướng mắc và cần được khắc phục trong một thời gian sớm. Song nhìn lại mình trước một năm, công ty Tài Chính Bưu Điện có quyền tự hào về những thành tựu đã đạt được tuy còn khiêm tốn những đây là những kết quả đáng ghi nhận. Kết quả này đánh giá được khả năng vươn lên của công ty từ một tình hình vô cùng khó khăn tưởng chừng như khó vượt qua. Những thành công trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế, đóng góp vào sự thành đạt của các doanh nghiệp, các tổ chức trong nền kinh tế. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Xuân Trường, cô Dương Thị Nguyệt Nga cùng các cô chú cán bộ làm việc ở công ty Tài Chính Bưu Điện đã tận tình giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. tài liệu tham khảo Các văn bản quy phạm pháp luật. 1. Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 12/12/1987. 2. Luật các tổ chức tín dụng 12/12/97 3. Bộ luật dân sự được quốc hội khoá IX nước cộng hoà xã hội chủ nghĩ Việt Nam thông qua ngày 28/05/95 tại kỳ họp thứ VIII. 4. Luật thương mại được quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/05/97. 5. Nghị định số 178/1999/NĐ - CP ngày 29/12/99 về đảm bảo tiền vay các tổ chức tín dụng. 6. Thông tư số 10/2000/TT – NHNN1 ngày 31/08/2000 về việc thực hiện giải pháp về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng theo nghị quyết số 11/2000/NQ – CP của chính ohủ ngày 31/07/2000. 7. Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng quyết định 154/1998/QĐ - NHNN ngày 29/04/98 của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng. B. Các tài liệu tham khảo khác: 1. Tạp chí luật học là các số 5/2000, 3/1998. 2. Ngọc Minh – một số suy nghĩ về ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ bên ngoài ngân hàng – tạp chí tài chính tiền tệ số 11/1998. 3. Phó tiến sĩ Nguyễn Chiến – những khó khăn trong hoạt động tín dụng nhìn từ góc độ pháp lý – Tạp Chí tìa chính tiền tệ Trang 16 số 9 năm 1998. 4. Trung Nguyễn – những khó khăn trong đầu tư tín dụng – Tạp chí tài chính tiền tệ trang 37, số 07 năm 1999. 5. Trần Thanh Ân nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng – Tạp chí tài chính tiền tệ trang 28 số 7/1999. 6. Thẩm định hồ sơ vay vốn nhân tố quyết định đến hiệu quả tín dụng trung và dài hạn – Tạp chí tài chính tiền tệ số 4/1999. 7. Về thực trạng nhiều tổ chức tín dụng cho vay một khách hàng vay vốn – Tạp chí tài chính tiền tệ số 10/2000 8. Phạm Hồng Duyên - yếu tố cơ bản nào quyết định chất lượng tín dụng tạp chí ngân hàng trang 22 số 17/1999 9. Phó tiến sĩ Ngô Thuý Hường, Nguyễn Thị Thuý Vân – rủi ro trong các tổ chức tín dụng hiện nay nguyên nhân và hạn chế tạp chí ngân hàng tháng 9 số 2/1998 10. Lý thuyết tiền tệ giáo trình trường đại học Tài Chính Kế Toán Hà Nội. 11. Nguyễn Ngọc Điệp - 1200 thuật ngữ pháp định Việt Nam - nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1998. 12. Giáo trình kinh tế chính trị - Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. 13. Luận văn của các khoá 38 – 39 có liên quan. 14. Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Công Ty Tài Chính Bưu Điện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0029.doc
Tài liệu liên quan