Sinh viên và cơ cấu sinh viên thuộc phạm trù lĩnh vực hệ thống giáo dục bậc đại học - cao đẳng, nó đóng vai trò là nguồn lao động có chất lượng cao trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ,đồng thời cơ cấu sinh viên và số lượng sinh viên cũng là kết quả của sự phát triển kinh tế . Trong điều kiện hiện nay , một cơ cấu sinh viên không chỉ phù hợp với các nhóm ngành mà nó còn phải có sự phù hợp với lĩnh vực phát triển khác. Do đó , việc xây dựng và điều chỉnh nhằm hình thành một cơ cấu sinh viên phù hợp và chất lượng là một vấn đề quan trọng.
68 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của Việt nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nông lâm ngư nghiệp vẫn chưa thực sự tạo ra được sự thu hút các đối tượng theo học trong các khôí trường này. Qua đó chưa khắc phục được tình trạng mất cân đối trong tỷ trọng cơ cấu sinh viên của 2 khối trường này. Vì thế hiện tượng suy thoái khoa học cơ bản trong giáo dục Đại học của chúng ta vẫn đang diễn ra. Ví dụ như khoa toán trường Đại học tự nhiên có năm ra trường chỉ có 13 sinh viên và vào trường chỉ có 3 - 4 học sinh (Tiến sỹ Nguyễn Xuân Tấn - VNT (17/48)).
* Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất.
Mục đích chính sách này là tạo động lực khuyến khích sinh viên phấn đấu theo học ở một số khối trường, với mục tiêu là nhằm điều chỉnh một phần cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học.
Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất đã thu hút được số lượng lớn sinh viên theo học các khối trường và các nhóm học sinh có đủ trình độ kiến thức cần thiết. Qua đó khắc phục phần nào sự mất cân đối trong cơ cấu sinh viên đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đối với nguồn đầu ra. Ví dụ như với khối trường Sư phạm trong giai đoạn trước năm 1996 sinh viên theo học trong các khối trường này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu đào tạo, con số đó là nhỏ hơn 12% trong toàn hệ thống. Đồng thời, đối tượng theo học trong khối trường này không phải là những đối tượng giỏi ở phổ thông so với yêu cầu. Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất bằng hình thức miễn giảm học phí đá làm số lượng theo học tăng đáng kể. Nếu như con số đào tạo trong năm học 1993 - 1994 chỉ ở mức 11.397 người. Chất lượng nguồn đầu vào cũng tăng lên thông qua sự thể hiện ở điểm chuẩn khi xét vào trường phải cao. Điểm chuẩn phải đạt cho các môn thi trung bình là 7 điểm. Trong năm học 1998 - 1999, mức điểm chuẩn với các ngành như Toán, Lý, Hoá v.v phải đạt được mức trung bình từ 8 trở lên. Số lượng đầu vào và chất lượng đầu vào của khối trường Sư phạm đã khắc phục được phần nào sự mất cân đối của cơ cấu sinh viên Sư phạm với các khối trường và khắc phục được một phần sự yếu kém về trình độ cần thiết đối với một giáo viên trong tương lai.
Hoạt động khuyến khích hỗ trợ vật chất này cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc góp phần điều chỉnh cơ cấu sinh viên giữa các khối trường, với sự thu hút học sinh vào học bằng các chính sách hỗ trợ vật chất.
Hai khối trường Khoa học cơ bản, Nông lâm ngư nghiệp có số lượng sinh viên theo học không cao. Nhưng trong thời gian qua, chúng ta cũng không có một chính sách miễn giảm học phí nào cho khối trường này hay tăng mức học bổng cho sinh viên trong khối trường này. Chính sách vay tín dụng sinh viên của chúng ta với sinh viên 2 khối trường này cũng vẫn tuân thủ chặt chẽ các điều kiện cho vay như các khối trường khác.
Đối với sinh viên trong khối trường khoa học kỹ thuật thì hoạt động khuyến khích hỗ trợ vật chất cũng chưa phát huy được hiệu quả cao trong việc thu hút sinh viên theo học. Các điều kiện về học bổng hay vay tín dụng sinh viên ở một mức điểm chuẩn khá cao. ở mức học lực khá và đặc biệt không thi lại môn học nào trong một học kỳ là hết sức vất vả với sinh viên trong khối trường này. Do đó, những sinh viên có một số khó khăn về tài chính muốn có suất học bổng hoặc vay tín dụng để theo học tiếp sẽ rất ngại khi vào học trong khối trường này. Điều đó vô hình chung đã tác động đến lượng theo học trong khối trường khoa học kỹ thuật này, làm cho cơ cấu của nó trong tổng thể chung ít có sự thay đổi hay giảm đi không phù hợp với nền kinh tế.
II - Cơ cấu sinh viên phân theo vùng
1. Cơ cấu sinh viên phân theo các vùng kinh tế.
Vùng kinh tế là một tiêu thức nằm trong tiêu thức lãnh thổ, với tính chất là khoảng không gian mà trên đó diễn ra các hoạt động kinh tế thương mại để từ đó xác định được những vùng trọng điểm kinh tế.
Trong tổng thể chung, việc đánh giá sự phát triển của vùng kinh tế dựa trên hàng loạt các chỉ tiêu tổng hợp và có sự phân tích tính hợp lý của các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu đó là GDP, dân số trình độ học thức, mức sống v.v
Theo tiêu thức phân định của Việt nam thì hiện nay chúng ta có 7 vùng kinh tế.
Bảng 8 : Các vùng kinh tế của Việt Nam
STT
Tên vùng kinh tế
Tỷ trọng về diện tích
1
2
3
4
5
6
7
Vùng Miền núi và Trung du Bắc Bộ
Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Vùng Bắc Trung Bộ
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
Vùng Tây Nguyên
Vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
31
3,7
15
19,2
13,9
14
3,2
( Nguồn : Tổng Cục thống kê)
Việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá đã tạo cho các vùng kinh tế một sự phát triển mới, dựa trên phát triển các thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá còn tác động mạnh mẽ đến người học. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho người học về các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho học tập v.v làm cho số lượng người học ở các cấp tăng cao qua các năm. Số lượng sinh viên của các vùng kinh tế hiện đang theo học ở các khối trường Đại học cũng tăng cao hàng năm. Đối tượng sinh viên tốt nghiệp ra trường đã đóng góp kiến thức kỹ năng của mình vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các vùng kinh tế.
Bảng 9 : Số lượng sinh viên phân bổ theo vùng kinh tế từ năm học 1993 - 1994 đến 1997 - 1998
(Nguồn : Niên giám thống kê năm 1997 - Thực trạng lao động và việc làm Việt nam
Số liệu thống kê Bộ GD - ĐT)
STT
Khối trường
1994 - 1995
1995 - 1996
1996 - 1997
1997 - 1998
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
1
Miền núi và Trung du Bắc Bộ
11.177
10,69
13.814
10,73
20.030
13,19
24.468
12,58
2
Đồng Bằng Sông Hồng
29.819
28,52
36.626
28,54
42.368
27,9
57.474
29,55
3
Bắc Trung Bộ
11.449
10,69
15.007
11,66
18.937
12,47
23.729
12,2
4
Duyên Hải Nam Trung Bộ
14.868
14,22
17.573
13,65
23.067
15,19
24.429
12,56
5
Tây Nguyên
4.789
4,58
6.359
4,94
7.881
5,19
10.969
5,64
6
Đông Nam Bộ
18.433
17,63
23.430
18,2
22.688
14,94
29.992
15,42
7
Đồng Bằng Sông Cửu Long
14.021
13,41
15.925
12,37
16.887
11,12
23.437
12,05
8
Cả nước
104558
100
128739
100
151860
100
194499
100
Qua bảng số liệu sinh viên theo vùng kinh tế trong giai đoạn 1994 - 1997 ta thấy cơ cấu sinh viên trong các vùng có một số đặc điểm nổi bật.
Thứ nhất : Số lượng sinh viên trong các vùng kinh tế tăng cao. Trong một số vùng kinh tế như : Miền núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên thì số người đi học đã tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng.Trong năm 1994, số lượng sinh viên trong 3 năm vùng trên là 11777 người, 11449 và 4789 người tương ứng với mức tỷ trọng là 10,69%, 10,95% và 4,58% thì đến năm 1997 số lượng sinh viên của 3 vùng là 24468, 23729 và 10969 người với tỷ trọng tương ứng là 12,58%, 12,% và 5,64% trong tổng số sinh viên của cả nước. Sự phát triển cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong các vùng phản ánh sự chăm lo cho người giáo dục của người dân và cấp lãnh đạo của các khu vực này. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển với mức sống ngày một tăng lên và điều kiện cơ sở hạ tầng của các khu vực phát triển. Bên cạnh đó nó cũng phản ánh sự thành công của các biện pháp nâng cao trình độ trong dân chúng bằng các chương trình giáo dục như xoá mù chữ, xã hội hoá giáo dục, phổ cập giáo dục đại học v.v trong thời gian qua. Các chính sách đã thực sự tạo thuận lợi và bình đẳng cho cá nhân tham gia và hưởng quyền lợi từ các chương trình giáo dục, khắc phục sự bất bình đẳng trong xã hội khi nền kinh tế phát triển với sự phân cực giàu nghèo trong dân chúng.
Thứ hai : Số lượng sinh viên trong các vùng kinh tế trọng điểm vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sinh viên trong thời gian qua. Vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ là các vùng trọng điểm về công nghiệp và phát triển của cả nước với các Thành phố công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh v.v. Số lượng sinh viên của các vùng kinh tế này trong giai đoạn 1994 có số lượng tương ứng là 29819, 14868 và 18433 người, đến năm 1997 con số đó là 57477, 24429 và 29992 người, chiếm tỷ trọng trong năm 1994 là 28,52%, 14,22% và 17,63% thì năm 1997 là 29,55%, 12,56% và 15,54% đó là những con số và tỷ trọng cao nhất của cả 7 vùng kinh tế. Số lượng đào tạo của các vùng kinh tế đã một phần sự đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và quản lý cao của vùng kinh tế. Điều đó cũng thể hiện sự phát huy nhân tố nội lực trong các vùng kinh tế để phục vụ sự phát triển của mình bên cạnh việc thu hút nguồn nhân lực các vùng khác, phát huy lợi thế của vùng trong hợp tác và làm ăn với các đối tác.
* Số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học của các vùng kinh tế tăng làm cho số lượng sinh viên xét trên tiêu thức 1 vạn dân qua các năm của các vùng cũng tăng lên.
Bảng 10 : Số sinh viên đào tạo bậc Đại học trên 1 vạn dân của các vùng kinh tế năm 1997
STT
Vùng kinh tế
Số lượng dân
(1000 người)
Số sinh viên trên
1vạn dân (người)
1
Miền núi và Trung du Bắc Bộ
13.117,341
18,65
2
Đồng bằng Sông Hồng
14.574,824
39,43
3
Bắc Trung Bộ
9.972,248
23,79
4
Duyên Hải Nam Trung Bộ
6.520,316
37,47
5
Tây Nguyên
3.835,48
28,59
6
Đông Nam Bộ
11.506,44
26,06
7
Đồng Bằng Sông Cửu Long
17.182,95
13,64
8
Cả nước
76.709,6
25,35
(Nguồn : Niên giám thống kê 1997, Số liệu thống kê Bộ Giáo dục - Đào tạo)
Qua số liệu thống kê năm 1997 ta thấy giữa các vùng kinh tế có sự chênh lệch khá cao về số lượng sinh viên trên 1 vạn dân. Ví dụ như 2 vùng kinh tế Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long có số lượng dân số xấp xỉ tương xứng bằng nhau là 14574824 người và 17182950 người nhưng số lượng sinh viên Đại học trên 1 vạn dân của vùng Đồng Bằng Sông
Hồng gấp 3 lần so với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tỷ lệ sinh viên đào tạo của các vùng đó cũng tác động một phần đến nguồn lao động kỹ thuật của vùng. Trong năm 1997 theo số liệu thống kê của Bộ thống kê về lượng lao động kỹ thuật trong lực lượng lao động, vùng Đồng Bằng Sông Hồng có tỷ lệ khá cao là 27% ,vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long lượng lao động kỹ thuật chỉ chiếm 6% trong lực lượng lao động của cả vùng. Lượng lao động kỹ thuật qua đào tạo đó có thể ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư khi hợp tác làm ăn với các đối tác ngoài. Đồng thời, nó cũng phản ánh một phần sự phát triển trình độ dân trí của vùng.
Sự không cân đối của số lượng sinh viên đào tạo giữa các vùng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cả vùng. Như vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm về nông nghiệp số một của cả nước. Do đó, sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ làm hạn chế việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Điều đó làm hạn chế việc phát huy lợi thế so sánh của vùng trong sản xuất nông nghiệp. Số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học của vùng không cao gây ra sự thiếu hụt lớn về đội ngũ cán bộ trong các lĩnh vực sư phạm, y tế v.v. Nó cũng gây nên tình trạng thất học, các loại hình dịch vụ công cộng xuống cấp, tệ nạn xã hội gia tăng. Vậy sự hạn chế về số lượng sinh viên cũng như tỷ trọng cơ cấu sinh viên của vùng nhỏ đã tác động đến sự phát triển của vùng.
* Tỷ trọng cơ cấu sinh viên giữa các vùng chưa có sự cân đối và số lượng xét trên 1 vạn dân là con số nhỏ, nhưng hàng năm các vùng của chúng ta vẫn có đội quân thất nghiệp là đội ngũ trí thức và lượng lao động qua đào tạo.
Bảng 11 : Tình trạng thất nghiệp của đội ngũ trí thức
Việt Nam năm 1997
STT
Vùng kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp đã qua đào tạo
Tỷ lệ thất nghiệp của đội ngũ trí thức
1
Miền núi Trung du Bắc Bộ
13,8
7,64
2
Đồng bằng Sông Hồng
27,02
23,3
3
Bắc Trung Bộ
11,09
17,82
4
Duyên Hải Nam Trung Bộ
7,93
9,45
5
Tây Nguyên
3,53
3,89
6
Đông Nam Bộ
24,87
26,45
7
Đồng Bằng Sông Cửu Long
10,89
11,45
8
Cả nước
100
100
(Nguồn : Viện Chiến lược . Bộ Kế hoạch - Đầu tư)
Lực lượng lao động có trình độ cao còn nhỏ về số lượng so với nhu cầu về lao động cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, song hiện tượng lãng phí chất xám trong sử dụng, khai thác tiềm năng của đội ngũ sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng đang có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp của đội ngũ trí thức ở các vùng kinh tế luôn ở mức cao. Con số ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ luôn ở mức cao là 23,3% và 26,45%. Thực tế dấu hiệu đó cho thấy sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo sinh viên bậc Đại học giữa các vùng , hiện tượng dư thừa mang tính cục bộ ở những vùng kinh tế trọng điểm, thiếu hụt ở các vùng kinh tế khó khăn. Các vùng kinh tế như vùng miền núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long thiếu nguồn nhân lực có trình độ Đại học trong lĩnh vực Sư phạm, y tế... Các vùng kinh tế như vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Đồng Bằng Nam Bộ thì lượng lao động có trình độ Đại học trong lĩnh vực Sư phạm, y tế thừa hàng ngàn người. Hiện tượng đó cũng xảy ra đối với khối ngành kinh tế - Luật, Kỹ thuật công nghiệp. Sự thiếu hụt và dư thừa mang tính cục bộ giữa các ngành trong vùng gây ra sự hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu về nhân lực có trình độ của các vùng.
2. Cơ cấu sinh viên phân theo khu vực thành thị - nông thôn.
Trong điều kiện hiện nay, khu vực nông thôn vẫn chiếm mọt vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Chúng ta có 80% dân cư sống ở khu vực nông thôn thành thị và hơn 72% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống nhân dân ở khu vực nông thôn tăng lên đáng kể, các điều kiện sống liên quan được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các cái nhân trong khu vực này. Trong điều kiện đó, số lượng người theo học các cấp cũng tăng cao, lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học trong khu vực nông thôn tăng cao. Điều đó khắc phục một phần sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ trong khu vực nông thôn.
Theo số liệu điều tra theo khu vực KV1, KV2 và KV3 tại một số trường trong khu vực Hà Nội ta có :
Bảng 11 : Số liệu sinh viên khu vực của 9 trường Đại học
STT
Trên trường
Tổng số sinh viên (người)
KV1
KV2
KV3
1
Đại học Bách Khoa
12317
790
9075
2452
2
Mỏ địa chất
2001
222
1571
208
3
KH xã hội và Nhân văn (2)
4272
585
1036
2651
4
KT Quốc dân HN (3)
9796
809
3932
5055
5
Tài chính kế toán HN (4)
5781
553
3765
1463
6
Thể dục thể thao (4)
1865
363
1425
76
7
Y khoa Hà Nội (5)
1410
80
1032
298
8
Dược Hà Nội (5)
3078
397
2140
541
9
Sư phạm Hà Nội (4)
6667
1046
5270
351
10
Cả nước
47983
4950
29843
13190
11
Tỷ lệ khu vực nông thôn thành thị (%)
100
72,51
27,49
Sự phân định tiêu thức đối với khu vực nông thôn thành thị xét trong 9 trường cũng chỉ mang tính chất tương đối. Nguyên nhân do trong khu vực KV2 xuất hiện một số vùng nếu xét theo tiêu chỉ thành thị nông thôn thì nó là thành thị, nhưng trong quy định tuyển sinh thì nó lại là khu vực nông thôn như các Quận ngoại thành Hà Nội là Quận Tây Hồ, Quận Cầu Giấy hay một số Thành phố không phải là Thành phố cấp 1 như Vinh, Hạ Long và một số thị xã khác.
Qua số liệu điều tra thí điểm tại 9 trường trong khu vực Hà Nội thì số sinh viên thuộc khu vực KV3 chiếm tỷ trọng là 27,49% trong tổng số sinh viên thuộc khu vực KV1 và KV2 chiếm 72,51%. Xét theo tiêu thức thành thị nông thôn thì tỷ lệ sinh viên trong khu vực thành thị chiếm khoảng 30 - 35% tổng số sinh viên đào tạo bậc Đại học của cả nước. Dựa trên đặc điểm dân số chúng ta có 80% dân số sống trong khu vực nông thôn và khoảng 20% sống trong khu vực thành thị. Xét trên toàn bộ tổng thể, cơ cấu sinh viên thành thị chiếm khoảng 30 - 35% và cơ cấu sinh viên khu vực nông thôn chiếm 65 - 70% là tạm chấp nhận được. Nhưng tính hiệu quả của cơ cấu sinh viên đó thì lại không tuân thủ hoàn toàn theo cơ cấu đào tạo đó. Một lượng lớn sinh viên xuất thân từ khu vực nông thôn khi tốt nghiệp ra trường không quay về làm việc ở nông thôn. Ví dụ như theo số liệu thống kê năm 1997 của Bộ Khoa học công nghệ môi trường với lực lượng cán bộ trong lĩnh vực nông nghiệp thì : 89,3% số cán bộ làm việc ở cơ quan trung ương, 8,9% làm việc ở cơ quan cấp tỉnh, 1,8% làm việc ở cơ quan cấp huyện xã. Cái chúng ta cần là đội ngũ phục vụ thực tế thì lại rất thiếu. Vậy cơ cấu đào tạo đó chưa thực sự tạo hiệu quả trong việc cân đối giữa đào tạo và sử dụng. Sự mất cân đối gây ra sự thiếu hụt lực lượng cán bộ có trình độ bậc Đại học ở nông thôn trong khi một số lượng lớn lực lượng có cùng chuyên ngành tập trung ở thành thị trong các Viện nghiên cứu.
Cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học xét theo tiêu thức thành thị - nông thôn của ta cũng chịu sự điều chỉnh mạnh mẽ của các yếu tố khách quan. Do đó, con số đào tạo trong cơ cấu này không đáp ứng được nhu cầu về số lượng của khu vực (đặc biệt là khu vực nông thôn). Cơ cấu đó chỉ có sự định hướng làm việc ở khu vực nông thôn khi có điều kiện về đời sống sinh hoạt cao và các điều kiện liên quan khác, gây ra sự bất hợp lý về công bằng trong sự phát triển. Khu vực thành thị trừ các yếu tố liên quan đến sinh hoạt không cần có sự can thiệp của Nhà nước vẫn thu hút số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường ở lại công tác, thậm chí chờ việc v.v. Trong khi đó khu vực nông thôn thì phải có các chính sách khuyến khích thoả đáng mới thu hút được họ. Cuộc điều tra tháng 5/1999 của đề tài liên quan đến cơ cấu sinh viên của Ban Đại học - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục trong 3 trường đại diện là : Bách khoa Hà Nội, Đại học kinh tế quốc đân Hà Nội, Đại học nông nghiệp I. Trong 154 sinh viên được hỏi thì có 48 người chiếm 31,17% trong tổng số dự định ra trường sẽ xin việc tại Hà Nội, 22 người là tìm việc ở thành phố nào, lượng còn lại là dự định về nhà. Trong 154 sinh viên được hỏi này thì có 92 người nói sẽ về nông thôn công tác nếu nhà nước có chính sách khuyến khích thoả đáng. Vậy sự không tự nguyện về làm việc ở nông thôn trong cơ cấu đào tạo này đã làm ảnh hưởng đến điều kiện phát triển của khu vực nông thôn.
3. Nguyên nhân tác động đến sự hình thành cơ cấu sinh viên theo vùng
Số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học trong các vùng qua các năm đã có sự phát triển, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật quản lý cao của vùng. Nhưng sự phát triển đó xét về mặt cơ cấu thì nó vẫn còn một số tồn tại như : mất cân đối về tỷ trọng giữa các vùng, số sinh viên trên một đơn vị dân số giữa các vùng, số sinh viên theo học các khối ngành thiết yếu của vùng v.v. Những tồn tại đó làm cho những sinh viên đào tạo bậc Đại học xét theo vùng không phát huy được những khả năng của nó.
Những tồn tại đó có thể xét trên một số nguyên nhân khách quan sau :
* Nhân tố xã hội như trình độ dân trí trong các vùng kinh tế, khu vực nông thôn. Yếu tố này phát triển chưa cao làm cho nhận thức của họ về vai trò của việc học không quan trọng, nên việc học lên Đại học - Cao đẳng đối với người dân ở vùng này không được mấy quan tâm. Điều đó làm cho số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học của vùng không cao, tạo ra sự mất cân đối về tỷ trọng giữa các vùng.
* Tác động của sự nhận thức làm cho cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học giữa các vùng không đồng đều. Lượng sinh viên chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng và thành thị, với khả năng tìm kiếm việc làm và phát huy khả năng cao. Còn ở các vùng xa xôi hẻo lánh nơi cái nhân không có mấy cơ hội để thực hiện khả năng theo học của mình thì số người theo học không cao.
* Nhân tố kinh tế trong các vùng cũng là yếu tố tác động đến cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học của vùng. Điều kiện kinh tế chưa phát triển dẫn đến tình trạng hạn chế trong cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục. Bên cạnh đó là yếu tố đời sống dân cư, đời sống còn nhiều khó khăn cho nên họ không đủ điều kiện cho con em đi học. Những nguyên nhân về kinh tế đó đã phần nào tác động đến số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học, từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu sinh vên bậc Đại học giữa các vùng.
* Ngoài ra, những nhân tố khách quan tác động đến cơ cấu sinh viên bậc Đại học theo vùng còn có các nhân tố như chính trị, văn hoá, giới tính v.v. Các nhân tố đó tác động đến cơ cấu sinh viên bậc Đại học theo hai mặt tích cực và tiêu cực.
Ngoài những yếu tố mang tính khách quan tác động đến cơ cấu sinh viên bậc Đại học theo tiêu thức vùng thì một số chính sách kinh tế tác động của Nhà nước cũng có sự ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu sinh viên này.
Qua đó nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên giữa các vùng kinh tế, khu vực nông thôn - thành thị cho phù hợp với nên kinh tế. Các chính sách tác động đó là :
** Chính sách đầu tư giáo dục.
Trong thời gian qua, với sự phát triển của nền kinh tế lượng ngân sách đầu tư cho giáo dục Đại học luôn tăng cao về số lượng. Nguồn vốn đó đã góp phần mở rộng quy mô đào tạo, các loại hình trường lớp, qua đó góp phần tăng số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học xuất thân từ các vùng nông thôn và các vùng kinh tế khó khăn. Sự tăng lên về số lượng sinh viên trong khu vực nông thôn, vùng kinh tế khó khăn đã làm cho cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học xét theo tiêu thức thành thị nông thôn các vùng kinh tế có sự cân đối một cách hợp lý. Nguồn vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị vật dụng phục vụ cho đào tạo nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng trong thực tế của sinh viên vùng này. Bên cạnh đó những việc làm được, nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bậc Đại học trong việc xây dựng cơ cấu sinh viên theo vùng vẫn còn một số hạn chế.
* Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư từ giáo dục của chúng ta chủ yếu tập trung ở các Trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay một số thành phố lớn khác. Vì nguồn vốn đầu tư này thường dựa trên số lượng học sinh của các cấp học trong vùng. Do đó, số lượng người theo học lên cao ở các trung tâm lớn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu đào tạo, số lượng lớn đó đã gây ra tình trạng mất cân đối giữa các khu vực nông thôn thành thị hay các vùng kinh tế về sinh viên đào tạo bậc Đại học.
* Nguồn vốn đầu tư giáo dục chưa thực sự giúp đỡ một cách có hiệu quả trong việc xây dựng cơ cấu sinh viên bậc Đại học theo vùng. Vì số lượng sinh viên thu hút được tại các vùng kinh tế khó khăn, nông thôn bằng chính sách đầu tư giáo dục chưa cao. Nguyên nhân đó được giải thích là do việc đầu tư xây dựng các trường Đại học ngay tại các vùng đó chưa được phát triển rộng khắp. Đầu tư xây dựng chỉ làm được ở một số vùng do đó một số lượng lớn học sinh tốt nghiệp ở các vùng kinh tế khó khăn, miền núi xa xôi vẫn chưa khắc phục được sự hạn chế của họ về tài chính để theo học. Qua đó lượng sinh viên tại các vùng cũng bị ảnh hưởng, có sự phát triển không đồng đều gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu sinh viên đạo tạo giữa các vùng kinh tế về số lượng và chất lượng.
** Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất.
Sự chênh lệch về điều kiện kinh tế và khả năng đáp ứng các nhu cầu để phục vụ học tập trong hệ thống giáo dục bậc Đại học và các cấp học khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu đào tạo của chính hệ thống đó. Đối với hệ thống giáo dục bậc Đại học thì sự tác đó thể hiện rất rõ trong cơ cấu giữa các vùng kinh tế, thành thị và nông thôn. Khắc phục nhưng nhược điểm này nhằm hỗ trợ một phần cho các đối tượng sinh viên, chúng ta đã có hàng loạt các chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất trong hoạt động giáo dục bậc Đại học như : học bổng, miễn giảm học phí, cho vay tín dụng v.v. Bên cạnh những mặt đã làm được để hỗ trợ sinh viên thì các chính sách này còn tồn tại một số hạn chế mà nó làm cho sinh viên thuộc các vùng kinh tế khó khăn nông thôn, không đạt tới được. Tiêu chuẩn để đủ điều kiện vay tín dụng sinh viên là phải đạt mức học lực là từ khá trở lên đối với sinh viên đang theo học, còn với sinh viên mới vào trường thì điểm trung bình các môn thi cũng phải đạt mức khá của trường. Quy định đó là quá cao so với số đông sinh viên trong các khu vực nông thôn và vùng kinh tế mà điều kiện kinh tế xã hội chưa cao. Do đó, chính sách cho vay vẫn chưa thực sự khuyến khích và tạo điều kiện cho nhóm đối tượng sinh viên thuộc các khu vực khó khăn trong việc theo học và khắc phục những khó khăn trong học tập của mình. Cũng theo quyết định số 270 thì hàng tháng số tiền nay nếu sinh viên có đủ điều kiện được vay là 120.000đ/tháng. Thực tế số tiền chi tối thiểu 1 tháng đối với một sinh viên cũng phải ở mức 300.000đ đó chưa kể mức học phí từ 120 - 180.000đ/tháng cho sinh viên bậc Đại học. Đối với sinh viên thuộc vùng nông thôn hay vùng kinh tế khó khăn như miền núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên nó là một số tiền lớn phần nào đã vượt qua khả năng đáp ứng của họ.
Vậy chính điều kiện vay và mức tiền vay vẫn còn nhiều hạn chế chưa đạt được hiệu quả cao trong việc khuyến khích đối tượng học thuộc các vùng kinh tế khu vực nông thôn đang gặp khó khăn ảnh hưởng đến cơ cấu sinh viên trong các vùng.
Đối với chính sách khuyến khích bằng học bổng thì với học bổng hiện tại cũng giúp phần nào nhóm đối tượng sinh viên khu vực nông thôn, vùng kinh tế khó khăn khắc phục được sự khó khăn trong học tập, nhưng con số sinh viên đó mới đạt quá ít. Điều kiện học lực khá và không thi lại môn nào trong một học kỳ thì mới đạt điều kiện xét học bổng, điều kiện này đối với sinh viên thuộc khu vực nông thôn và các vùng kinh tế khó khăn là một quy định cao vì với họ một số môn học hàn toàn là mới mẻ như tin học, điện tử, ngoại ngữ v.v nên việc đạt điểm tốt qua một thời kỳ học với các môn này là khó. Trong khi đó sinh viên thuộc các vùng có điều kiện phát triển, việc tiếp thu và theo học các môn học kể trên đã có một nền tảng tương đối vững. Chính vì điều đó mà thực chất học bổng lại được dành cho số những người mà số tiền không thực sự cần thiết phục vụ cho sinh hoạt và học tập để họ có tiếp tục theo học hay không. Đối với sinh viên cần sự giúp đỡ để tiếp tục theo học thì lại không đủ điều kiện nhận học bổng.
Những điều kiện và quy định trong học bổng và cho vay chưa thực sự tạo điều kiện khuyến khích hỗ trợ cho số đông đối tượng cần thiết, chính nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên thuộc các vùng kinh tế và khu vực nông thôn chưa phát triển. Nguyên nhân trên gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học giữa các vùng kinh tế và khu vực nông thôn thành thị ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đất nước.
Chương III
Phương hướng điều chỉnh chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm tạo sự phù hợp giữa cơ cầu sinh viên đào tạo bậc đại học với phát triển kinh tế .
I - Xu hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.
Cho đến nay nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc với sự tăng trưởng cao về kinh tế hàng năm và mức độ ổn định của nền kinh tế .Trong mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta luôn đạt mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới.Năm 1996 ,1997,1998 con số tăng trưởng là 9,3% ; 8,2% và 5,8% so với tốc độ tăng trưởng của thế giới là 2% ; 3,5% ; 3,8% trong cùng thời điểm (Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới).Trong các năm đó tốc độ lạm phát của chúng ta luôn ở mức nhỏ hơn một con số là 4,5% ;3,6% ;và 9,2%.Trong thời gian tới, mục tiêu của chúng ta là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.Vì vậy, xem xét đánh giá đúng điểm xuất phát của chúng ta hiện nay từ đó vạch ra chiến lược cụ thể trong các lĩnh vực phát triển để lựa chọn bước đi đúng đắn trong thời gian tớilà một việc làm hết sức cần thiết . Mục tiêu phát triển chung của chúng ta trong thời gian tới là:
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế bình quân của chúng ta phải đạt từ 7-9%/năm,cần phải tạo ra cho nền kinh tế một sự dịch chuyển hợp lý giữa các thành phần trong nền kinh tế nhằm tạo ra sự tương tác giữa các thành phần của cơ cấu trong từng giai đoạn phát triển nền kinh tế .Phát triển các ngành mũi nhọn để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trên trường quốc tế ,tạo động lực phát triển các lĩnh vực khác.Trong thời gian từ nay đến năm 2020 chúng ta phải tạo sự chuyển biến cơ bản trong cơ cấu bằng cách tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ làm cho hai khu vực kinh tế này chiếm tỷ trọng là từ 80 -90%, đồng thời giảm tỷ trọng của nông nghiệp xuống còn từ 10-15%.Trong lĩnh vực công nghiệp tạo sự đổi mới trong nhóm ngành sản xuất chế tạo bằng việc nhập và xây dựng các nhà máy và dây chuyền sản xuất hiện đại tránh phụ thuộc vào việc nhập máy móc sản xuất từ nước ngoài .Đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ trong các lĩnh vực để tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới đồng thời sử dụng rộng rãi công nghệ có hàm lượng lao động cao nhằm tăng tính cạnh tranh quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh về nguồn nhân lực trong điều kiện thương mại tự do .
Bảng 12 Phương hướng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Tiêu thức
Năm 2000
Năm 2010
Năm 2020
GDP(109 đ-Giá hiện hành
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
485566
157551
95851
232614
1555890
579228
190678
785984
4200129
1604378
328029
2267722
Nhịp độ tăng %
GDP
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
8,2
12
4,5
8,3
7
9
4
7,1
6,5
7,5
3
7,1
Cơ cấu (%)
GDP
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
100
32,4
19,7
47,9
100
37,2
12,3
50,5
100
38,2
7,8
54
( Nguồn -Bối cảnh xu hướng và động lực phát triển -Viện nghiên cứu phát triển giáo dục )
Về nhân lực cho nền kinh tế định hướng phân bố hợp lý nguồn nhân lực giữa các vùng khu vực tạo hiệu qủa năng suất lao động cao nhất bằng việc xây dựng cơ cấu đào tạo Đại học-Cao đẳng/Trung học chuyên nghiệp/Công nhân kỹ thuật hợp lý .Trong cơ cấu nguồn nhân lực qua đào tạo này chúng ta cố gắng đạt đến mức chuẩn của điều kiện phát triển là 1/4/10 tránh tình trạng tập trung một lượng lớn cán bộ có trình độ cao trong ngành nhưng tỷlệ công nhân và cán bộ kĩ thuật không tương xứng.Khuyến khích sự di chuyển lực lượng lao động giữa các vùng nhằm khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ lao động giữa các vùng.
Để đảm bảo vấn đề công bằng xã hội cần rút ngắn khoảng cách giữa tầng lớp dân cư có mức sống cao và mức sống thấp xuống còn 2-3 lần và khoảng cách giữa người giàu nhất và nghèo nhất là 4-5 lần ,nhằm tạo ra sự tương đối đồng đều trong việc hưởng thụ các chính sách phúc lợi .Rút ngắn khoảng cách giữa các vùng kinh tế khác nhau về mức sống và sinh hoạt bằng các chính sách phát triển bền vững .
Tăng cường hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư hợp tác và nguồn vốn phát triển FDI và ODA để phát triển và xây dựng các điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế .
II - Phương hướng phát triển bậc Đại học của chúng ta trong thời gian tới.
Để đảm bảo cho đất nước trong vòng 20 năm tới có thể hoàn thành thắng lợi giai đoạn đầu công nghiệp hoá-hiện đại hoá ,rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong khu vực, ngành giáo dục đào tạo nước ta phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài tạo nên sức mạnh cần thiết cho nhiệm vụ phát triển đất nước và đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao nhân
cách thực hiện các mục tiêu về cuộc sống của mỗi người dân .Trongvăn kiện hội nghị lần IV của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã xác định :
“Phải có quyết tâm cao và chính sách đầu tư hữu hiệu để sớm nâng cao cả mặt bằng vật chất lẫn tinh thần, dân trí nước ta lên trình độ của mỗi quốc gia phát triển”
Dựa trên định hướng phát triển về giáo dục của Đảng và nhà nước ,Bộ giáo dục -Đào tạo xác định:
“Nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, tiếp tục phát triển quy mô hệ thống giáo dục nước ta đạt trình độ phát triển của thế giới, có khả năng giáo dục, đào tạo bồi dưỡng con người Việt Nam có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá, giữ được tư thế và vị trí thích hợp của nước ta trong phân công, hợp tác và cạnh tranh quốc tế”
Nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý cho nên kinh tế thì Bộ giáo dục-Đào tạo có một số phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau.
** Về cơ cấu đầu vào đối với hệ thống giáo dục bậc Đại học do yếu tố cầu trong nền kinh tế vẫn là nhân tố chủ lực trong việc hình thành và thu hút nguồn đầu vào theo học ở các nhóm trường nên định hướng trong thời gian tới của chúng ta nhằm hình thành một cơ cấu đầu vào hợp lý là phải tạo ra khả năng thích ứng với khối trường và định hướng phù hợp về khối trường trong việc đáp ứng yêu cầu về nhân lực.
*Đối với những khối trường mà xã hội cần (ví dụ những ngành khoa học cơ bản,) thì nhà nước áp dụng biện pháp phân công công việc khi tốt nghiệp. Chỉ có như vậy mới có thể tránh cho các ngành Khoa học cơ bản thiếu nguồn đầu vào chỉ vì lý do khó xin việc.
*Những khối trường và ngành học mà cá nhân cần thì mở theo nhu cầu và quy định những khoản đóng góp tương xứng với quá trình đào tạo, tự tìm việc làm khi tốt nghiệp .
*Những ngành học mà xã hội cần và cá nhân cũng cần như y tế, sư phạm thì chúng ta phải có chế độ về học bổng, học phí thích hợp, theo yêu cầu của từng nhóm ngành mà phân công công việc một phần cho lượng đào tạo đó. Tránh sự lãng phí và thất thoát về kinh phí đào tạo trong bậc đại học của chúng ta .
*Phương hướng về hệ thống các trường đại học thì chúng ta phải có sự củng cố lại các trường đại học đã có. Nhà nước nên tập trung giúp các trường có đủ điều kiện phát triển thành các trường đại học chuyên ngành với quy mô lớn hoặc các Viện đại học đa ngành. Như trường Đại học quốc gia Hà Nội sẽ phải có các trường thành viên khối kinh tế , đại học công nghiệp và các Viện nghiên cứu khoa học. Với Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chính Minh sát nhập 9 trường quanh thành phố để thành lập một viện đại học đa ngành xứng đáng là 1 trung tâm khoa học tiêu biểu về học thuật đa ngành, lực lượng theo học v.v. Vì vậy Nhà nước phải tập trung xây dựng lại hai đại học quốc gia cho thực sự đúng ý nghĩa: “Đại học quốc gia”
*Phương hướng về nội dung đào tạo bậc đại học nhằm đáp ứng yêu cầu về trình độ trong điều kiện mới thì chúng ta phải có sự thiết kế lại nội dung, chương trình đào tạo đại học. Các khối trường trong hệ thống giáo dục bậc đại học phải thiết kế lại nội dung đào tạo trên tinh thần vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển của đất nước vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại với những nội dung phải mang tính chất chung của thế giới như khoa học , công nghệ , môi trườg, quản lý v.v và mang tính chất đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam. Đáp ứng mục tiêu đào tạo thay đổi từ diện hẹp sang diện rộng, đào tạo ra những con người tự chủ , lập nghiệp trong cơ chế thị trường .
*Có một bộ phận giáo dục đào tạo bậc Đại học có chất lượng cao ,quy mô tương đối nhỏ ,được ưu tiên về nguồn lực và điều kiện chỉ đạo quản lý .Chọn lọc những sinh viên ưu tú đật trình độ giáo dục -đào tạo tiên tiến của các nước trên thế giới trong một số ngành ,tạo nên chất lượng của toàn hệ thống và tiềm lực khoa học,công nghệ của đất nước trong cạnh tranh quốc tế, chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo kế cận trong các cơ quan của tổ chức Đảng vàNhà nước .
**Phương hướng về cơ cấu sinh viên theo các tiêu thức khác nhau thì chúng ta phải có những phương hướng tổng quan và các biện pháp liên quan nhằm tạo ra sự thích ứng cao nhất của cơ cấu sinh viên đó đối với sự phát triển kinh tế trong cơ cấu về khối trường và cơ cấu vùng.
Trong xu hướng phát triển nền kinh tế trong giai đoạn tới chúng ta phải có sự phát triển cao về số lượng lao động và qua đaò tạo về trình độ kỹ thuật và quản lý nhằm cung cấp lực lượng lao động kỹ thuật tăng qua các năm trong tổng số lực lượng lao động của cả nước. Trong thời gian tới tỉ trọng lao động qua đào tạo phải đạt 6% vào năm 2000, 20% vào năm 2010 và 25% vào năm 2020 trong tổng số lực lượng lao động(Các định hướng phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020-Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục) . Số lượng sinh viên bậc Đại học hệ chính qui trong thời gian tới của chúng ta phải đạt 25 người vào năm 2000; 40 người vào năm 2010 và 50 vào năm 2020 trên 1 vạn dân so với lượng sinh viên bậc cao đẳng và đại học hệ chính quy và không chính quy là 105 sinh viên vào năm 2000, 256 sinh viên vào năm 2010 và 527 sinh viên năm 2020 trên một vạn dân.(Dự báo quy mô phát triển giáo dục và đào tạo cho thời kỳ2000-2020.Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục)
*Định hướng cơ cấu sinh viên theo khối trường của chúng ta trong thời gian tới thì có sự điều chỉnh tương ứng với tỉ trọng các nhóm ngành trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2020 duy trì tỉ trọng trong các ngành kinh tế ở mức 10 -15% trong cơ cấu kinh tế nhưng phaỉ đáp ứng đủ yêu cầu về lương thực trong nước,đồng thời có nguồn xuất khẩu vững chắc.Muốn vậy thì số cán bộ có trình độ đại học làm việc trong lĩnh vực đó phải đạt khoảng 1,5 triệu người chiếm 5% trong tổng số lực lượng lao động của lĩnh vực nông nghiệp , cơ cấu sinh viên trong lĩnh vực này đào tạo hàng năm phải đạt 4-5% trong tổng số sinh viên đào tạo. Sinh viên phục vụ trong khối ngành công nghiệp kỹ thuật và dịch vụ phải chiếm tỉ trọng khoảng 75-80% trong tổng số sinh viên đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực khi tỉ trọng của các nhóm ngành này chiếm 80-90% trong toàn bộ hệ thống kinh tế vào năm 2020.
Trong thời gian tới việc xây dựng các biện pháp và chính sách phục vụ cho việc tăng tỉ trọng sinh viên đào tạo của khu vực nông thôn, vùng kinh tế có nhiều khó khăn nhằm nâng tỉ trọng cơ cấu sinh viên các vùng kinh tế như đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Miền núi Bắc trung du Bắc bộ lên mức 12%, 8%, 13% vào năm 2010 và mức 15%, 10%; 14% vào năm 2020 trong tổng số sinh viên đào tạo bậc đại học của cả nước là cần thiết. Đối với khu vực nông thôn chúng ta duy trì ở mức 60 -65% trong toàn bộ cơ cấu sinh viên bậc đại học và nâng dần lượng sinh viên trên 1 vạn dân của khu vực này lên mức 230 người vào năm 2000, 30 người 2010 và con số này phải đạt tới mức 35 người vào năm 2020: rút ngắn dần khoảng cách về số lượng bình quân sinh viên trên 1 vạn dân của khu vực nông thôn với khu vực thành thị xuống khoảng 2-3 lần, nhằm tạo ra sự cân đối và số lượng, tương ứng về mặt bằng dân trí ,hợp lý về cơ cấu sinh viên giữa hai khu vực.
III - Định hướng sử dụng các chính sách hỗ trợ kinh tế cho việc hình thành cơ cấu sinh viên hợp lý.
Đinh hướng xây dựng của hệ thống giáo dục - đào tạo và đặc biệt trong hệ thống giáo dục bậc Đại học từ nay đến năm 2020 là tăng quy mô nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đạt đến trìnhđộ của các nước phát triển và bố trí một cơ cấu đào tạo hợp lý về cấp học, các khu vực khối trường tạo khả năng thích ứng cao nhất với nhu cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo của nền kinh tế. Để làm được điều đó chúng ta phải có những chính sách vĩ mô mang tính điều chỉnh những nhân tố khách quan tác động đến hệ thống giáo dục và các chính sách có chủ định của Nhà nước như chính sách hỗ trợ kinh tế đối với hệ thống giáo dục Đại học. Đồng thời chúng ta phải xây dựng các định hướng sử dụng chính sách kinh tế đó cho phù hợp với định hướng phát triển giáo dục .
1 - Chính sách đầu tư giáo dục
Trong lĩnh vực đầu tư ngân sách của Nhà nước đối với giáo dục đào tạo thì nguồn vốn đầu tư phải có sự mở rộng về số lượng và qui mô trong các cấp học bậc tiểu học , trung học v.v nhằm nâng cao về số lượng và chất lượng cho nguồn hình thành cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học. Với việc tăng nguồn chi của ngân sách đầu tư cho một sinh viên trong các cấp học trong giai đoạn từ nay đến 2020
Bảng13 :Dự kiến ngân sách Nhà nước chi cho 1 học sinh ở cấp học hàng năm
Đơn vị (USD)
STT
Năm
Tiền học
Trung học
Chuyên nghiệp
1
2
3
2000
2010
2020
20
140
200
80
360
400
500
900
1200
(Nguồn:Bộ Tài Chính)
Để làm được điều đó định hướng nguồn vốn đầu tư ngân sách của Nhà nước cho hoạt động giáo dục phải đạt mức 15% năm 2000 và 2010, 20% năm 2020 trong tổng số nguồn chi hàng năm của ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó chúng ta phải có kế hoạch nhằm huy động một cách tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của các cá nhân v.v nhằm khắc phục một số nhược điểm trong chính sách đầu tư của Nhà nước cho giáo dục .
Trong hệ thống giáo dục bậc Đại học nguồn vốn đầu tư trong năm tới của chúng ta phải có sự tăng cao qua các năm nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo trong thời gian tới. Định hướng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo bậc Đại học trong các năm tới là ngang với mức của các nước trong khu vực khi chúng ta đã bước vào giai đoạn phát triển ,hay khi chúng ta có mức thu nhập quốc nội ngang với các nước đó.
Bảng13: Định hướng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bậc Đại học
STT
Năm (tiêu thức)
2000
2010
2020
1
Tỉ trọng Ngân sách đầu tư cho giáo dục (%)
15
15
15
2
Tỉ trọng đầu tư cho giáo dục đại học (% trong tổng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục
15
20
25
3
Ngân sách chi cho 1 sinh viên (USD)
500
1500
2500
(Nguồn:Bộ Tài Chính)
*Tạo điều kiện cho các trường đại học mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế , tiếp nhận trực tiếp các nguồn tài trợ từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích các cơ sở đại học tiến hành các hoạt động sản xuất và dịch vụ khoa học với chế độ ưu đãi để tăng thêm nguồn tài chính.
*Cho phép các trường Đại học điều chỉnh mức học phí ở mức phù hợp có sự tách bạch giữa việc đóng học phí và việc thực hiện các chính sách xã hội
*Có chính sách đầu tư vật chất nhằm tăng cường các phòng thí nghiệm hiện đại hóa dần các trường đại học . Tập trung xây dựng hệ thống sách giáo khoa đại học theo phương châm viết và dịch các bộ sách có chất lượng cao phổ biến ở nước ngoài, nhằm tạo điều kiện trong thời gian tới chúng ta đáp ứng được yêu cầu về trình độ trong các khối ngành thông qua tài liệu trong nước và quốc tế xây dựng các phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế, các thư viện trung tâm và dịch vụ thông tin tư liệu hiện đại để phục vụ sinh viên trong các trường đại học.
*Tập trung nguồn vốn đầu tư của ngân sách và các nguồn vốn ngoài ngân sách, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đào tạo giữa các nhóm ngành thuộc khối trường như nông, lâm ngư nghiệp, khoa học cơ bản với các khối trường khác bằng những biện pháp tập trung vào viêc mở rộng khối trường, tạo các điều kiện thuận lợi cho sinh viên theo học các khối trường này về điều kiện sinh hoạt, cơ sở trường lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thuộc khối trường này có sự kết hợp giữa kiến thức sách vở và những vấn đề trong thực tế bằng các thiết bị và cơ sở thí nghiệm hợp lý .
*Đối với nguồn đầu vào cho các trường Đại học trong việc khắc phục áp lực của nền kinh tế thị trường,làm xuất hiện tình trạng có trường quá đông và có trường quá ít người học.Những khối trường mà xã hội cần như khoa học cơ bảnthì Nhà nước nên có chính sách đài thọ thoả đáng,thậm chí đài thọ cho theo học tại các trường nổi tiếng trên thế giới.Tạo ra mức thu nhập hợp lý cho các đối tượng tốt nghiệp khối trương này khi làm việc.Chỉ có như vậy mới tránh cho ngành khao học thiếu nguồn đầu vào theo học.
Đối với việc điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học theo vùng thì giải pháp đầu tư phải xử lý được vấn đề “giàu” “nghèo” trong giáo dục giữa các vùng. với các vùng trọng điểm như vùng kinh tế có các trọng điểm về kinh tế như Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung hay một số khu vực thành thị trọng điểm như Hải Phòng , Quảng Ninh, Hà Nội, thành phố Đà Nẵng , thành phố Hồ Chí Minh ...v.v phải có sự chú trọng đầu tư phát triển giáo dục. Nhưng bên cạnh đó đối với các vùng kinh tế có điều kiện khó khăn như Tây Nguyên, miền núi và trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực nông thôn miền núi phải nâng cao tỉ trọng đầu tư cho giáo dục đặc biệt giáo dục Đại học , nhằm rút ngắn về khoảng cách về số lượng sinh viên trên 1 vạn dân, nguồn đầu vào đối với hệ thống giáo dục bậc Đại học v.v. Điều này giống như 2 vận động viên xuất phát từ hai điểm cách xa nhau nhưng cùng mục đích, nếu không bố trí đường chạy thì khó có thể đuổi kịp nhau. Do đó chúng ta phải huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân kết hợp với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, xây dựng và mở rộng hệ thống giáo dục ở các trường đó bằng việc xây dựng mới các trường học cho các cấp học, sửa chữa và nâng cấp các cơ sở cũ. Hệ thống giáo dục bậc Đại học thì đầu tư xây dựng các trường cộng đồng, dân lập ngay trong các vùng đó .
2 - Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất
Tính hợp lý của một cơ cấu sinh viên trong mỗi một giai đoạn phát triển hoàn toàn khác nhau về yêu cầu, sự đáp ứng, v.v chính vì thế việc sử dụng các chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh một cách có ý thức đến cơ cấu đó cũng phải thay đổi sao cho đúng hướng, tránh tình trạng duy trì một cách quá lâu những điều kiện không hợp lý ở các giai đoạn khác nhau.
Để cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học trong các khối trường có sự phù hợp với yêu cầu của các nhóm ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản , dịch vụ nông nghiệp trong hiện tại và thời gian tới thì chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất cũng phải có sự thay đổi nhằm đóng góp một phần tác động đến việc hình thành tính hợp lý đó của cơ cấu sinh viên ,bằng một số giải pháp sau:
*Bằng việc giảm mức học phí đối với các trường nông lâm ngư nghiệp, khoa học cơ bản so với mức quy định chung hay quy định một mức học bổng riêng đối với sinh viên thuộc các khối trường này và trong điều kiện có thể chúng ta có thể xem xét việc qui định mức học phí các nhóm ngành chế tạo máy, cơ khí v.v nhằm thu hút đối tượng sinh viên theo học trong khối ngành này. Qua đó nhằm khuyến khích được nhiều đối tượng theo học. Xây dựng mức học phí và mức học bổng trong các khối trường ở mức hợp lý, để những sinh viên đựơc khuyến khích học bổng có thể trang trải được mức học phí .Với việc cho vay trong giáo dục bậc Đại học thì cần xem xét mức thang điểm và điều kiện cho vay trong các khói trưòng đó như mức học lực trong các trường thuộc khối ngành kỹ thuật và khoa học cơ bản. Thực tế khối trường này do yêu cầu trong học tập cao mà phần đông sinh viên vẫn còn có những hạn chế nên việc đạt điểm cao trong học tập còn ít. Do đó nếu điều kiện họclực cao mới được vay đó thực sự chưa khuyến khích và thu hút được người học.
*Trong hoạt động cho vay tín dụng sinh viên mức cho vay như hiện tại thì ngân hàng nên có sự điều chỉnh lên một mức mới cao hơn là 150. 000 đ hay cao hơn và cho vay cả 6 tháng trong một kỳ hay các tháng để giúp đỡ các sinh viên khắc phục khó khăn trong học tập nhằm trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho mình. Trong khối ngành sư phạm , những sinh viên cam kết phục vụ trong ngành thì ngân hàng có thể cho vay với một mức riêng và có thể thu hồi vốn bằng cách trừ lương khi đi làm .
*Với chính sách cho vay thì nhóm sinh viên thuộc đối tượng nông thôn, miền núi, vùng sâu, nên có một mức vay cao hơn một mức 120.000 đồng /1tháng, hoặc có thể ngân hàng cho phép nhóm sinh viên này vay một lần trong 6 tháng vào đầu kỳ hay cuối kỳ học nhằm tạo điều kiện cho họ đóng học phí hay trang bị những vật dùng cần thiết để học tập trong mỗi kỳ như giáo trình , dụng cụ học tập đối với những nhóm trường kỹ thuật . Đối với các vùng kinh tế , khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn thì qui định điều kiện vay đơn giản về các thủ tục hay mức thang điểm đối với các sinh viên thuộc nhóm vùng này.
*Chính sách cho vay cần phải có sự chặt chẽ hơn khi trả điều kiện trả nợ đối với sinh viên khi vay tín dụng ,tránh gây tâm lý mặc cảm của cán bộ tín dụng NHTM cơ sở khi tiếp tục cho sinh viên vay tín dụng lần đầu .Thông qua việc quán triệt triệt để điều 11 của quy định vay tín dụng sinh viên là:”Sau khi tốt nghiệp hoặc hết thời hạn học tập,sinh viên có nợ vay phải đến Ngân hàng cho vay để thoả thuận cách trả nợ và lãi..”,”..đến kỳ hạn trả nợ nếu sinh viên không trả được nợ thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu phải trả nợ thay theo cam kết tại đơn xin vay”
*Trong thời gian tới ngân hàng gấp rút hoàn thành quỹ tín dụng sinh viên với nguồn vốn 100 tỉ đồng để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vay tín dụng của sinh viên .
*Đối với sinh viên trong vùng kinh tế và khu vực nông thôn thì hạn chế trong điều kiện kinh tế là một nhân tố cản trở mạnh theo học ở bậc đại học .Trong thời gian tới chúng ta phải có biện pháp xem xét lại mức học bổng đối với nhóm sinh viên thuộc đối tượng này. Chúng ta có thể có mức học bổng riêng đối với sinh viên thuộc vùng kinh tế khó khăn, nông thôn, vùng núi khi họ có đủ điều kiện đạt học bổng hay chúng ta có một mức học bổng nhất định thấp hơn mức học bổng trung bình để khuyến khích các đối tượng thuộc vùng nông thôn thực sự khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
*Có biện pháp kiểm tra số lượng các đối tượng được hưởng trợ cấp ,học bổng ,vay tín dụng trong các khối trường và vùng để từ đó có thể định ra số lượng người được hưởng khuyến khích trợ cấp .Qua đó diều chỉnh cho tương dương với số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học của các vùng ,khối trường...
Kết luận
Sinh viên và cơ cấu sinh viên thuộc phạm trù lĩnh vực hệ thống giáo dục bậc đại học - cao đẳng, nó đóng vai trò là nguồn lao động có chất lượng cao trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ,đồng thời cơ cấu sinh viên và số lượng sinh viên cũng là kết quả của sự phát triển kinh tế . Trong điều kiện hiện nay , một cơ cấu sinh viên không chỉ phù hợp với các nhóm ngành mà nó còn phải có sự phù hợp với lĩnh vực phát triển khác. Do đó , việc xây dựng và điều chỉnh nhằm hình thành một cơ cấu sinh viên phù hợp và chất lượng là một vấn đề quan trọng.
Sự tác động và khác nhau của các nhân tố trong xã hội đến cơ cấu sinh viên đã dẫn đến sự hình thành cơ cấu sinh viên theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên nhân tố kinh tế với các chính sách kinh tế của Nhà nước vẫn đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành và điều chỉnh cơ cấu sinh viên của chúng ta hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và phân tích thì tôi đã phân tích một số mặt hạn chế của các chính sách hỗ trợ kinh tế để vạch ra một số định hướng nhằm ngày càng hoàn thiện các nhân tố chính sách kinh tế đó, để nó thực sự đóng góp vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh cơ cấu sinh viên cho hợp lý với sự phát triển của nền kinh tế.
tài liệu tham khảo
1-Giáo trình Kinh tế Phát triển –Tập I & II
2-Niên giám thống kê năm 1995,1997,1998
3-Thực trạng lao động và việc làm Việt Nam 1998
4-Số liệu thống kê giáo dục -đào tạo(Bộ Giáo dục-Đào tạo)
5-Bối cảnh xu hướng và động lực phát triển (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục)
6-Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong quá trình Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đến năm 2010-2020
7-Tạp chí Giáo dục Thời đại
8-Thời báo Kinh Tế Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0095.doc