Đề tài Một số kiến nghị về thương hiệu và giải pháp cho cá da trơn Việt Nam trên thị trường Mỹ và thị trường quốc tế

Như vậy,thương hiệu có những giá trị lợi ích lớn mà không phải bất cứ một yếu tố nào cũng có thể mang lại và cũng không phải bất cứ một sản phẩm nào cũng có thể có được. Nhưng với một nền kinh tế đang trong thời kì phát triển và đổi mới như nước ta hiện nay, không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể nhận ra điều này. Và việc đánh giá thương hiệu cũng cực kì phức tạp với bản chất vô hình và “tương lai” của nó. Theo dòng thời gian, vụ “tranh chấp” về thương hiệu đã được phía Việt Nam chủ động một hướng đi đúng đắn. Chúng ta đã thống nhất đặt tên gọi “basa”. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nỗ lực bằng nhiều cách để duy trì và phát triển thương hiệu basa một cách vững mạnh. Đó là một tiền đề vô cùng quan trọng để sản phẩm cá basa Việt Nam bước chân vào thị trường thể giơí nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Từ năm 1997 trở lại đây, thương hiệu của một số sản phẩm mà nước ta xuất khẩu ra nước ngoài bị “đánh cắp” có xu hướng tăng lên, điều này đã gây ra cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại đáng kể. Song qua đó, các doanh nghiệp của ta cũng đúc rút ra được những kinh nghiệm quý báu để có thể học hỏi, đứng vững hơn trên thương trường quốc tế. Đông thời, nó cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhà nước ta. Đề tài nghiên cứu một vấn đề nóng hổi với hi vọng sẽ cung cấp thông tin và bài học bổ ích cho người đọc. Trên thực tế, Bộ Thương mại đã xác định Việt Nam khó có thể thắng trong vụ kiện phá giá này. Các doanh nghiệp sản xuất cá da trơn Việt Nam đang dần tìm kiếm các thị trường mới. Đây là công việc không mấy dễ dàng, đòi hỏi nỗ lực cực lớn của các doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ đáng kể của Nhà nước. Từ vụ kiện cá Catfish (bây giờ là cá Basa), các doanh nghiệp cũng như các cơ quan hữu quan cần có những đường đi nước bước nhằm tiếp cận và xây dựng vị thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị về thương hiệu và giải pháp cho cá da trơn Việt Nam trên thị trường Mỹ và thị trường quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương hiệu mạnh Thứ nhất, một thương hiệu mạnh có thể giúp doanh nghiệp sở hữu nó vượt qua những thời kì khó khăn, và hạn chế được tối đa những nguy hiểm mà doanh có thể gặp phải. Nó góp phần lợi ích không nhỏ vào trong trường hợp doanh nghiệp đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải cả về tài chính lẫn khả năng cạnh tranh. Nó có thể giúp cho doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng về mặt tài chính, đối mặt với nguy cơ bị phá sản, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh yếu. Ví dụ, vào những năm cuối của thập kỉ 70s, xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ, đã dẫn đến việc rất nhiều hãng sản xuất ô tô bị thua lỗ, thất bại do họ việc chi phí quá cao. Tuy nhiên, vẫn có một hãng sản xuất ô tô có sản lượng bán hàng tăng lên, đó là Mercedes-Benz, một hãng sản xuất ô tô nổi tiếng nhất thời kì bây giờ. Thương hiệu Mercedes đã có uy tín lớn với khách hàng và khi nhu cầu trở thành động cơ, họ mua Mercedes để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó. Thứ hai, Một khi thương hiệut tạo ra được nhóm khách hàng trung thành doanh nghiệp sẽ có thể kéo dài khả năng kinh doanh đối với sản phẩm đó. Người ta thương nói, một thương hiệu mạnh thường không bị ảnh hưởng bởi khái niệm “chu kì sống” . Ví dụ, qua một cuộc nghiên cứu ở Mỹ cho thấy trong 30 thương hiệu dẫn đầu ở Mỹ từ năm 1930 đến nay, 27 thương hiệu vẫn là người dẫn đầu trong thị trường sản phẩm đó, gồm xà bông tắm IVORY, bột ăn Gold medal, dầu ăn CRYSCO... Thứ ba, khi thương hiệu đã thành công trên thị trường thì hoạt động phân phối của doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn, có khả năng xâm nhập nhanh hơn, sâu hơn vào các khu vực thị trường mới. Ví dụ, Coca Cola ngày đầu mới chỉ xuất hiện ở Mỹ, đã có thời kì Coca Cola gặp rất nhiều khó khăn khi thuyết phục các siêu thị nhận phân phối sản phẩm của mình. Tuy nhiên, khi Coca Cola trở nên nổi tiếng thì việc có mặt sản phẩm này trên thị trương thế giới là điều không mấy ngạc nhiên. Hay ví dụ như Mark&Spencer (M&S) – bước vào ngành dịch vụ tài chính thông qua việc một sở giao dịch vào cuối những năm 80s; dần dần, với khách hàng, nhãn hiệu M&S đồng nhất với sản phẩm dịch vụ có chất lượng và giá trị tiền tệ lớn. M&S đã rất dễ dàng thành công với tài sản vô hình này. Ngay cả khi trên thực tế hiện nay, M&S không còn kinh doanh trên lĩnh vực này, nhưng uy tín từ lĩnh vực đầu tiên này đã tạo cho M&S một động lực lớn để tham gia vào các ngành khác đầy tiềm năng. Thứ tư, Một thương hiệu mạnh là động lực tốt để thúc đẩy cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả. Nó giúp doanh nghiệp thu hút và giữ lại được những nhân viên giỏi. Bởi đó là niềm tự hào và khuyến khích sự trung thành của người lao động. Rất nhiều chuyên gia quản lý đã hướng tới làm việc cho những doanh nghiệp có những thương hiệu hàng đầu bời vì những kinh nghiệm mà họ hi vọng sẽ nhận được từ những doanh nghiệp naỳ. Thương hiệu có hai chức năng chính: khẳng định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và giá trị tiêu dùng của sản phẩm; phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. Thương hiệu có tác dụng lớn vì nó luôn in sâu vào tâm trí của khách hàng. Trong khi khách hàng tìm các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng những mong muốn hay giải quyết các vấn đề đang gặp, khách hàng luôn muốn tìm cho mình các sản phẩm “đủ tốt”. Thương hiệu hứa hẹn sản phẩm với độ tin cậy cao. Người ta thường nói:"Chúng ta đứng sau sản phẩm của chúng ta”, điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi khi doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, họ luôn phải dõi theo hàng hoá đó có đáp ứng được nhu cầu của thị trường không, liệu nó có tiêu thụ tôt không? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm mà họ làm ra. Thương hiệu truyền thông trực tiếp ở mức “các giác quan nhạy cảm” và do đó dễ tạo cho người tiêu dùng một niềm tin mãi mãi. Ngày nay, thương hiệu có một vai trò vô cùng quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Khi khoa học công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có thể sản xuất ra các mặt hàng có chức năng, hình thức, chất lượng không có sự khác nhau nhiều, dẫn đến tình trạng cạnh trạnh rất gay gắt. Để hàng hoá tiêu thụ được là cả một vấn đề lớn mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải nghĩ tới. Vì vậy, một chiến lược xây dựng thương hiệu là chìa khoá cho các nỗ lực bán hàng, dịch vụ khách hàng và truyền thống công ty. Mỗi công ty, thậm chí một doanh nghiệp mới khởi đầu cũng cần có một chiến lược nhãn hàng thích hợp trước khi khởi đầu một chương trình marketing. 2.2 Lợi ích của thương hiệu mang lại cho người tiêu dùng Việc đặt tên cho sản phẩm giúp cho người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm, họ sẽ có cơ hội so sánh và lựa chọn giữa nhiệu nhãn hiệ khác nhau trên thị trường để có được sản phẩm phù hợp cho mình. Thương hiệu sẽ cung cấp cho khách hàng một số thông tin ban đầu. Ví dụ khi người tiêu dùng nghe tới ti vi SONY, họ sẽ nghĩ ngay tới đây là một thương hiệu rất tốt, đã được chấp nhận qua nhiều năm bởi chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Nói tới SONY, họ còn thấy đây là sản phẩm của Nhật, nơi có những con người thông minh, cần cù, chịu khó, có công nghệ sản xuất hiện đại vào bậc nhất của thế giới. 3. Giá trị tài chính của thương hiệu Một thương hiệu manh tạo ra cho doanh nghiệp những lợi ích rất lớn. Vì vậy, ngày nay người ta quan tam nhiều hơn tới giá trị thực tế của cac thương hiệu qua việc đánh giá khả năng sinh lời của chúng. Ví dụ: trước đây, Rickett & Colman (R&C) đã mua lại airwick Group từ tay Ciba Geigy với giá 165 triệu bảng thay vì giá trị thực tài sản là 55.8 triệu bảng. Đến năm 1998, dưới sức ép của thị trường, ông chủ hãng đã bán lại công ty và thương hiệu R&Cđược coi là tài sản vô hình với giá trị lên tơí 678 triệu bảng. Còn ở Việt Nam, hãng KAO đã mua lại P/S với giá cao hơn nhiều lần so với giá trị thực của một công ty P/S gần như phá sản. Và họ đã vực dậy công ty với thương hiệu P/S đã có chỗ đứng vững chắc trong tâm trí người Việt Nam. Và họ cũng thuyết phục được khách hàng Việt Nam với hình ảnh của một sản phẩm truyền thống của người Việt Nam 4. Quản lý và đánh giá thương hiệu Mục tiêu marketing khi xây dựng thương hiệu là tạo dựng trong tâm trí khách hàng một lòng tin vững chắc về nhãn hàng của doanh nghiệp. Đầu tiên, doanh nghiệp dành nỗ lực để làm cho khách hàng nhận biết sản phẩm và tạo nên những liên tưởng tích cực trong tâm trí của họ. Qua thời gian, sự nhận biết và thái độ tích cực đó chuyển thành lợi nhuận khi người tiêu dùng trung thành với thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Các thông điệp marketing luôn là cầu nối để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, giúp cho họ hiểu được những lợi ích mà sản phẩm ấy mang lại. Mỗi hoạt động chiến lược marketing, đòi hỏi phải được lựa chọn cẩn thận để hỗ trợ cho thương hiệu. Những quảng cáo, xúc tiến bán hàng, những sự kiện đặc biệt hoặc bảo trợ sự kiện của doanh nghiệp đều phải củng cố cho thương hiệu. Mỗi một quan điểm của khách hàng với sản phẩm đều là một cơ hội để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu không phải là một hoạt động mà doanh nghiệp có thể hoàn thành trong một thời gian ngắn hoặc là mua sẵn từ một công ty tư vấn hay quảng cáo. Một thương hiệu thành công cần được xây dựng qua thời gian, từ hàng trăm những điều nhỏ mà doanh nghiệp làm đúng. Thương hiệu là một lời hứa hẹn, nó đảm bảo rằng sản phẩm hay dịch vụ mang nhãn đó sẽ sống cùng thời gian. Giá trị của nhãn đó tăng hay giảm cùng tên với tính chính trực của những người đứng sau nó. Quyền lực cuối cùng quản lý thương hiệu nằm trong tay những người đứng đầu doanh nghiệp. Để cải tiến tính sinh lợi lâu dài, doanh nghiệp cần đánh giá vị thế của nó trên thị trường. Để làm điều đó, doanh nghiệp cần phải tự đánh giá xem mình đang đứng ở đâu khi bắt đầu khởi xướng thương hiệu của mình. Trước khi triển khai một chiến lược xây dựng nhãn hàng, doanh nghiệp nên nghiên cứu để thăm dò những nhận thức của khách hàng đối với doanh nghiệp, nhãn hiệu và các sản phẩm mang nhãn hiệu. Dựa trên những hiểu biết đó, doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu để làm nổi bật những điểm mạnh . II. Thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế 1. Những vấn đề chung về thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế Trên con đường hội nhập và phát triển nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang dần chuyển mình từng bước để theo kịp bước tiến của thời đại. Nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thành đạt hơn. Khi những doanh nghiệp này có tiềm lực mạnh mẽ, họ luôn nghĩ tới việc xuất khẩu hàng hoá của mình ra nước ngoài, bởi đây là một thị trường đầy tiềm năng, nơi mà họ có thể thu được lợi nhuận lớn. Mặt khác, việc gia nhập thị trường nước ngoài là một dịp tốt để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cọ xát, học hỏi, tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của bạn, để từng bước hoàn thiện sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Với mục đích thâm nhập vào thị trường nươc ngoài, một trong những lĩnh vực đang được các doanh nghiệp đẩu tư mạnh mẽ, đó là phát triển thương hiệu. Đây là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam nhưng nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rõ ràng, nếu không đầu tư thì khó thu được thành công trên thương trường. Khi doanh nghiệp xây dựng được cho mình một thương hiệu độc quyền, có vị trí nhất định trong tâm trí người tiêu dùng, sẽ là điều kiện tiên quyết để tiêu thụ được sản phẩm nhanh chóng và lâu bền nhất. Tuy nhiên, để có thể giành được thắng lợi trong lĩnh vực này, điều kiện tối thiểu là các doanh nghiệp phải biết được luật chơi trên thị trường quốc tế. Việc thương hiệu của một số các doanh nghiệp như cà phê Trung Nguyên, bia Sài Gòn, may Việt Tiến, hay gần đây nhất là Petrol Việt Nam đã bị đánh cắp ở nước ngoài là một minh chứng rõ ràng cho sự thiếu hiểu biết về luật chơi. Và hậu quả là họ đã chịu những thiệt hại vô cùng lớn, uy tín của sản phẩm trên thị trường quốc tế bị giảm sút dẫn đến giảm sản lượng xuất khẩu, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân làm việc trong nghề này. Đây sẽ là những bài học thật bổ ích không chỉ cho những doanh nghiệp nêu trên mà còn cho cả những doanh nghiệp có mong muốn được xuất khẩu hàng hoá của mình ra nước ngoài. Có thể nói, thương hiệu đóng một vai trò quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp. Quan hệ Việt Nam và Mỹ sau chiến tranh Chưa có một cuộc chiến tranh nào ở Mỹ mà giới báo chí lại tốn nhiều giấy mực như cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cuộc chiến kéo dài 20 năm ấy giờ đây đã là quá khứ. Kể từ ngày cuộc chiến chấm dứt tới nay đã hơn một phần tư thế kỷ, cả hai dân tộc Việt Nam và Mỹ đều muốn khép lại quá khứ, mở ra một tương lai: hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Đối với Việt Nam, chủ trương “bình thường hoá”, “đa dạng hoá”, “làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” luôn định hướng hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Cũng vậy, đối với Mỹ, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, Mỹ cũng không đi chệch khỏi quỹ đạo khi quay lại làm bạn với một đất nước hình chữ S cách mình nửa vòng trái đất. Vì thế cả hai nước đều có những nỗ lực để cho tiến trình bình thường hoá trở thành hiện thực: Từ nới lỏng cấm vận, cho đến bỏ cấm vận, rồi bình thường hoá, thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ giữa hai nhà nước, giao dịch thương mại, đầu tư, viện trợ.....và đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2002 là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực này. Xác định Mỹ là thị trường đầy tiềm năng Tuổi đời của nước Mỹ mặc dù còn rất trẻ xong những thành tựu kinh tế mà nó đạt được thì không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai làm cho nền kinh tế Nhật Bản, Đông Âu bị khủng hoảng nghiêm trọng, ngược lại, Mỹ giầu lên nhanh chóng nhờ việc buôn bán vũ khí với giá cao cho vay nặng lãi...Kể từ đó tới nay, dựa trên một tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, thu hút được nhiều nhân tài từ mọi nơi trên thế giới, Mỹ đã gây đựng được một nền kinh tế hùng mạnh vào loại bậc nhất của Thế giới, với GDP hơn 9000 tỷ $ chiếm khoảng 22% GDP thế giới, có nền khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến Với một diện tích rộng lớn, cùng với lượng dân cư đông đúc là một thị trường rộng lớn cho tất cả các mặt hàng. Hàng năm, nước Mỹ phải nhập khẩu một số lượng rất lớn các loại hàng hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cá nhân. Xúc tiến thương mại với Hoa Kỳ, sẽ tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế Việt Nam, gián tiếp tạo động lực thu hút nhiều hơn nữa các công ty nươc ngoài vào hoạt động đầu tư cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu ở Việt Nam. Tăng cường giao dịch, buôn bán với Mỹ giúp Việt Nam ngày càng hoà nhập hơn nữa vào thị trường thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện để cải thiện hơn mạng lưới buôn bán của mình, điều này giúp Việt Nam theo kịp nhịp độ tự do buôn bán với các nước trong ASEAN, mở đường cho sự tham gia đầy đủ của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác kinh tế với các nước thành viên của hiệp hội. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ở đây cũng rất phức tạp, doanh nghiệp nào muốn đứng vững ở thị trường này, họ phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác. Để làm được điều đó, quả thực không hề đơn giản, ngoài việc cập nhật những kĩ thuật mới, họ còn phải nắm vững được những quy định mà Mỹ đặt ra; những quy định này là rất quan trọng, có thể nói nó có ý nghĩa sống còn với các nhà xuất khẩu. Tuy vậy, khi hiểu được những điều đó, nhà xuất khẩu sẽ mở ra cho mình một cơ hội kinh doanh với lợi nhuận cao. Phần II: Thực trạng kinh doanh cá da trơn Việt nam trên thị trường Mỹ I. Tình hình cá basa trên thị trường Mỹ Sản phẩm cá tra, basa Việt Nam trên thị trường Mỹ Theo thông báo của phía Mỹ trong năm 2001, xuất khẩu cá tra, cá basa của ta sang thị trường Mỹ đạt 50 triệu $, riêng hai tháng đầu năm 2002, xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ đạt khoảng 30 triệu $. Còn theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản, trong những tháng đầu năm 2002, xuất khẩu loại cá này vào thị trường Mỹ tăng 20%, chiếm 52.8% tổng xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Theo số liệu của công ty tư vấn Mỹ Willkie Farr và Gallagher cung cấp, Việt Nam bắt đầu xuất cá tra, cá basa sang Mỹ: năm 1998 với sản lượng 261.352 kg; năm 2001 con số này tăng lên đạt 7.765.319 kg, chiếm 94.54% thị phần nhập khẩu loại cá này của Mỹ. Từ đầu năm 2001 tới tháng 3/2002 khối lượng cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng. Đến nay đã chiếm tới 99.49% thị phần nhập khẩu cá da trơn. Như vậy Việt Nam hầu như là nước duy nhất xuất khẩu loại cá này cho thị trường Mỹ. Năm 2000 mức giá trung bình của cá da trơn tại thị trường Mỹ có xu hướng giảm, giá cá của Việt Nam về cơ bản đã ở mức tương đương với giá trung bình của các nước nhập khẩu vào Mỹ.(khoảng 3.3$/kg). Đến năm 2001, mức giá trung bình có xu hướng giảm xuống mức 2.77 $/kg và giá cá của ta cũng giảm theo ở mức này. Đến tháng 3/2002, mức giá trung bình của ta và các nước khác đều ở mức 2.65 $/kg. Tuy nhiên theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Thương Mại, hiện nay giá cả của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng từ 2.6 $/kg đến 3.7$/kg. Việc xuất khẩu cá basa, cá tra của Việt Nam vào thị trường Mỹ tiếp tục tăng là do trong những tháng đầu năm cá nheo của Mỹ chưa tới vụ thu hoạch nên cung thiếu. Đồng thời, luật 107-76 về ngân sách nông nghiệp 2002 của Mỹ (có hiệu lực từ tháng 10/2001 đến 30/9/2002) chỉ không cho dùng tên Catfish khi làm thủ tục nhập khẩu, chứ không cấm việc sử dụng tên gọi này ở các khâu tiêu thụ (bán buôn, bán lẻ, dịch vụ, nhà hàng) tại thị trường Mỹ. Mặt khác, việc chính phủ Mỹ và các doanh nghiệp sản xuất cá da trơn sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tại Mỹ để tuyên truyền cho phong trào hạn chế nhập khẩu cá da trơn của ta vào Mỹ đã có phần nào tác dụng quảng cáo cho cá của ta tới đông đảo người tiêu dùng Mỹ. 2. Thương hiệu của cá da trơn Việt Nam trên thị trường Mỹ Cá da trơn Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ có tên gọi Catfish, và đó cũng là tên chữ cái tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vẩy), bao gồm cá trê, cá nheo, cá tra, cá basa, cá lăng, cá bông lau...Theo hệ thông phân loại ngư học, tất cả các loài cá nói trên đều thuộc về Bộ cá nheo có tên gọi (Siluriformes) gồm khoảng 2500 đến 3000 loài cá khác nhau, phân bổ trong các thuỷ vực nước ngọt, mặn và lợ trên khắp thế giới. Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Mỹ (Ictaluridae) và họ cá da trơn Châu á (Pangasiidae). Loài cá nheo được nuôi ở Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ cá nheo Mỹ, còn cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá tra, cá basa (Pangasius bocourti) được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long thuọoc họ cá da trơn Châu á. Tuy nhiên, khi sử dụng tên Catfish cho các sản phẩm này, Việt Nam đã bị Hiệp hội cá da nheo Mỹ (CFA) phản đối vì họ cho rằng sản phẩm này đã sử dụng nhãn hiệu của họ. Nhưng trên thực tế, đây là tên sản phẩm chứ không phải tên nhãn. Mặc dù vậy, dưới sức ép của CFA, sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam trên thị trường Mỹ cũng đã gặp phải những bất lợi lớn. Đáng chú ý nhất là trong cuộc chiến Catfish hiện này là Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ; Hiệp hội này đại diện cho giới chủ trại nuôi cá nheo giầu có ở bang Missisipi và một số bang miền Nam nước Mỹ. Đây là ngành sản xuất quan trọng tại các bang này, các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ thu lợi rất lớn từ việc khai thác những vùng đất hoang mênh mông nơi đây vào việc nuôi cá. Trước đây, cá nheo vốn là thức ăn của người da đen nghèo khổ, nay đã trở thành một loại thực phẩm được bán rộng rãi trên thị trường Mỹ, xếp thứ 5 trong số các loại thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường này. Chính vì vậy, họ rất cay cú khi thấy những sản phẩm cá da trơn được nhập khẩu từ nước ngoài có phẩm chất tốt hơn, giá bán rẻ hơn, đang chiếm lĩnh trên thị trường Mỹ. Và thế là sau hơn 20 năm sau khi thất bại trong cuộc chiến chống lại dân tộc Việt Nam, Mỹ lại chủ trương dấy lên một cuộc chiến mới, mà như họ tuyên bộ lần này không phải để chống lại chủ nghĩa cộng sản mà để chống lại cá tra, cá basa của Việt Nam. 3. Cuộc chiến Catfish của Việt Nam trên thị trường Mỹ Trong hai năm 1999 và 2000, lượng cá tra, cá basa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng khá nhanh, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của những nhà nuôi cá nheo Mỹ. Vì vậy, từ cuối năm 2000, qua dư luận và các phương tiện thông tin đại chúng, CFA đã cố tình đưa những thông tin sai lệch để bôi xấu hình ảnh cá tra, cá basa của Việt Nam. CFA đã thực hiện một chiến dịch ồn ào nhưng không ngăn được lượng cá da trơn Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Để tìm hiểu thực chất vấn đề, Hiệp hội nuôi cá nheo Mỹ đã sang Việt Nam tìm hiểu tình hình nuôi cá tra, cá basa. Đoàn đã khảo sát kỹ tình hình thực tế nuôi và chế biến cá tra, cá basa tại các bè cá, ao nuôi, nhà máy chế biến tại An Giang và Cần Thơ. Những kết quả mà đoàn đánh giá tốt về công nghệ nuôi, chế biến cũng như điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của cá da trơn Việt Nam. Với nhận xét này, cuộc chiến chống lại cá da trơn Việt Nam ở Mỹ lắng xuống chút ít. Nhưng kết quả này đã không được CFA công nhận. Đầu tháng 2/2001, vào thời vụ ở Mỹ khan hiếm cá nheo, cá nhập khẩu Việt Nam tăng, cuộc chiến lại rộ lên. CFA bắt đầu một chiến dịch quảng cáo kéo dài 9 tháng, tiêu tốn 5,2 triệu USD do Viện Cá nheo Mỹ (TCI) phát động. Những áp phích in trên các tạp chí thương mại và quảng cáo thực phẩm sặc mùi bài ngoại với những dòng tít như: Đừng bao giờ tin vào sản phẩm catfish ngoại quốc. Bên cạnh đó, họ phát động chiến dịch người Mỹ ăn cá nheo Mỹ và sáng tác ra nhãn hiệu Cá catfish nuôi của Mỹ, tạo ra không khí bài xích đối với các sản phẩm Việt Nam. Đồng thời, chủ tịch Hiệp hội còn đề nghị chính phủ Mỹ đàm phán với Việt Nam một hiệp định riêng về cá Catfish. Trong những tháng tiếp theo đó, hiệp hội CFA đã thuê công ty luật Nathan Associates tiến hành thu thập thông tin và mở chiến dịch tuyên truyền hạ thấp uy tín của cá Việt Nam, nhấn mạnh do cá Việt Nam nhập khẩu mà giá cá nheo ở Mỹ bị giảm tới 10%. Để có thể giành được phần thắng, CFA hoạch định trong chiến dịch tiến hành vận động gây áp lực, lôi kéo nghị sĩ của các bang có nghề nuôi cá nheo, huy động mọi lực lượng ở các cơ quan lập pháp và hành pháp, tìm kiếm mọi sự hỗ trợ để tấn công trả đũa các sản phẩm cá da trơn Việt Nam nhập khẩu. Điều này đã khiến cho sản phẩm cá da trơn Việt Nam trên thị trường Mỹ gặp phải những thách thức lớn, đòi hỏi những giải pháp giải quyết. Những bất cập trong cuộc chiến Catfish Ngày 11/7 năm 2001, Quốc hội Mỹ được kêu gọi thông qua dự luật H.R.2439, dưới tên gọi ghi nhãn về nguồn gốc xuất xứ đối với cá nuôi nhập khẩu trong khâu bán lẻ, với những lập luận công khai bôi nhọ sản phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, dự luật này không được đưa ra thông qua, do Thượng viện Mỹ đã bác bỏ một dự luật có nội dung tương tự đối với sản phẩm nông nghiệp nuôi trồng. Để tiếp tục tồn tại trên thị trường Mỹ trước sức ép của CFA, Việt Nam cũng đã thực hiện hầu như tất cả những yêu cầu mà phía Mỹ đưa ra nhằm tiếp tục xuất khẩu sản phẩm cá da trơn sang thị trường này. Tuy nhiên, dường như phía Mỹ chưa bằng lòng với những yêu sách mà chúng đưa ra. “Cuộc chiến” lại tiếp tục diễn ra theo chiều hướng ngày càng căng thẳng. Nguy hiểm hơn nữa, một số thượng nghị sĩ đại diện các bang miền Nam của Mỹ đã mưu toan dùng vấn đề Catfish để ngăn chặn việc thông qua Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tại Quốc hội Mỹ. Mưu đồ này không thành. Một trong số những nghị sĩ này còn dám nói rằng cá da trơn nuôi ở sông Mêkông có thể chứa cả dư lượng chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống đây trong thời kì chiến tranh... Ngày 5/10/2001, Hạ viện Mỹ bất ngờ thông qua dự luạt H.R.2964, chỉ cho phép sử dụng tên cá “Catfish” cho riêng các loài thuộc họ Ictaluridae, thực chất là cho riêng loài cá nheo Mỹ Ictaluruss punctatus. Việc tự giành quyền sử dụng một tên gọi đã rất thông dụng của hơn 2.500 loài cá khác nhau trên thế giới lấy làm tên riêng cho một loài cá của mình, quả là một hành động mà thế giới không thể chấp nhận được. Việc này không chỉ dừng lại ở đây, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ còn đệ đơn kiện Việt Nam bán phá giá cá phi dê đông lạnh tại thị trường của họ. Vụ kiện này đã gây cho phia Việt Nam cũng như CFA rất mệt mỏi, tới nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức. II. Luật chống phá giá của Mỹ với sản phẩm cá da trơn Việt 1 Vài nét về luật chống phá giá của Mỹ Khái niệm phá giá “dumping” được định nghĩa là việc bán một sản phẩm tại trị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn mức gía thông thường hoặc thấp hơn giá thành của sản phẩm đó sau khi đã tính tới các chi phí liên quan đến nhập khẩu và phân phối. Luật chống phá giá của Mỹ được thông qua lần đầu tiên vào năm 1916 như một phần của các luật chống độc quyền. Luật này được sửa đổi nhiều lần, lần gần đây nhất là vào năm 1994 có hiệu lực năm 1995 nhằm phản ánh những thay đổi của các hiệp định liên quan tới phá giá tại vòng đàm phán Uruguay. Việc kiện bán phá giá được tiến hành thông qua hai cơ quan chính phủ của Mỹ là Bộ Thương Mại (DOC) và Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC). DOC chịu trách nhiệm điều tra xem sản phẩm đó có đúng là được bán phá giá tại thị trường Mỹ hay không. Còn ITC sẽ phải điều tra xem việc nhập khẩu sản phẩm đó vào thị thường Mỹ có gây thiệt hại nghiêm trọng hay đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp của Mỹ sản xuất cùng loại sản phẩm đó hay không. Hai quá trình điều tra này được tiến hành song song, biện pháp và mức độ chống phá giấ sẽ được áp dụng nếu cả hai cơ quan dều thống nhất là hai vấn đề trên là có thật. Quá trình này thường kéo dài 280-420 ngày. Để thắng kiện, công ty nước ngoài bị kiện phá giá phải chứng minh được (1) là mình không bán phá giá, (2) không gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp. Thông thường đối với các công ty của các nước được công nhận có nền kinh tế thị trường, biên độ phá giá được xác định bằng cách so sánh giá bán của sản phẩm đó tại thị trường Mỹ với giá bán tại thị trường của nước sản xuất. Trong trường hợp đó được bán rất ít hoặc không được bán tại thị trường nước sản xuất thì DOC sẽ tiến hành so sánh với mức giá của thị trường một nước thứ ba có điều kiện tương tự với thị trường của Mỹ, ví dụ như EU. Các vụ kiện chống phá giá nhằm vào các công ty thuộc một nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam thì biên độ phá giá được xác định bằng cách so sánh mức giá của sản phẩm đó vơí một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường và có mức sống tương đương với mức sống của nước sản xuất ra sản phẩm đó. Cũng có thể, việc thẩm định phải dựa trên cơ sở chi phí sản xuất sản phẩm đó nếu sản phẩm đó không được bán tại thị trường của nước thứ ba. Chi phí sản xuất thường được tính trên cơ sở những số liệu được công bố công khai và do vậy có thê không phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất. Khi nhận được đơn kiện một doanh nghiệp nào đó bán phá giá, toà án sẽ phải tiến hành điều tra. Quá trình điều tra này bao gồm các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Khởi sự điều tra để áp đặt thuế chống phá giá (khoảng 20 ngày sau khi có đơn khiếu nại). - Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ của Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ về thiệt hại (khoảng 45 ngày sau khi có đơn khiếu nại). - Giai đoạn 3: Xác định sơ bộ của Bộ Thương mại (140 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 190 ngày đối với những trường hợp phức tạp). - Giai đoạn 4: Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại (215 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 275 ngày). Giai đoạn 5: Quyết định cuối cùng của UBMTTQ về thiệt hại (260 ngày sau khi bắt đầu điều tra). Giai đoạn 6: Lệnh áp đặt thuế chống phá giá (khoảng 1 tuần sau khi có quyết định cuối cùng của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ). 2. Luật chống phá gía của Mỹ được áp dụng đối với cá da trơn của Việt Nam như thế nào? Khi sản lượng cá basa Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ ngày càng tăng, ảnh hưởng tới quyền lợi của những nhà nuôi cá nheo Mỹ, làm lợi nhuận của họ bị giảm xuống. Không chịu chấp nhận trước thực tế này, Hiệp hội chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) đã quyết định tìm mọi cách để giảm sản lượng cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam. Việc đầu tiên họ làm là buộc Việt Nam phải đổi tên cá, không cho phep sử dụng tên Catfish. Thấy việc này không đạt được kết quả, CFA chuyển sang chiêu bài thứ hai, họ cho rằng việc nhập khẩu cá da trơn Việt Nam vào Mỹ có gây tác hại đến công nghiệp sản xuất và chế biến cá của nước này; đồng thời CFA tố cáo Việt Nam bán phá giá cá basa tại thị trường Mỹ. Ngày 28/6/2002, CFA đã chính thức kiện Việt Nam bán phá giá cá basa tại thị trường Mỹ. STT Công việc Thời gian 1 CFA đệ đơn kiện 28/6/2002 2 USITC đưa kết luận sơ bộ và Bộ Thương Mại bắt đầu cuộc điều tra xem Việt Nam bán phá giá cá da trơn phi lê đông lạnh vào thị trường Mỹ hay không. 12/8/2002 3 Bộ Thương Mại Mỹ kết thúc cuộc điều tra 5/12/2002 4 Kết luận vêc cuộc điều tra của Bộ Thương Mại 18/2/2003 5 Kết luận cuôi cùng về vụ kiện 4/4/2003 6 Bản án đưa ra 15/4/2003 Bảng: Trình tự giải quyết vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Việt Nam Ngày 9/8, cả năm uỷ viên của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) không xác định được rằng nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất cá nheo Mỹ. Tuy nhiên, ITC không quyết định định chỉ vụ kiện của Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) vô cớ cáo buộc các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, basa vào thị trường Mỹ. Với kết quả bỏ phiếu của ITC, quá trình điều tra sẽ phải kéo dài và Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ tiến hành các bước điều tra và kết luận sơ bộ vào cuối năm nay để xác định các yếu tố bán phá giá theo trình tự luật định. Như vậy, vụ kiện sẽ chuyển sang giai đoạn gay go nhất và các chuyên gia ITC sẽ sang Việt Nam để xác định xem Việt Nam có bán phá gi5á hay không. III. Những thách thức với Việt Nam khi thị trường Mỹ không còn 1. ảnh hưởng đối với người nông dân nuôi trồng cá tra, basa. Sản lượng cá da trơn Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm một tỷ lệ rất cao. Vì vậy, khi các vụ kiện liên tiếp xảy ra, sản lượng xuất khẩu cá của Việt Nam vào thị trường Mỹ giảm rõ rệt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của những người dân mà suốt đời họ chỉ gắn bó với nghề cá. Cuộc sống bình thường đã khó khăn, nay lại càng thêm khó khăn hơn. Hàng vạn ngư dân đồng bằng sông Cửu Long có khả năng mất nghề và không có nghề sinh nhai, do chưa có điều kiện làm nghề khác. Vả lại, việc chuyển nghề không phải là việc dễ dàng. Cùng với đó phát sinh nhiều vấn đề khác mà chi phí phải trả là rất lớn như đầu tư học nghề mới, đầu tư phát triển nghề mới, chi phí cơ hội cho thời gian đi học nghề... Bên cạnh đó, sẽ có nhiều gia đình trở thành con nợ lâu dài, khó trả. Họ đã vay mượn rất nhiều để đầu tư vào bè, với mong muốn được thay đổi cuộc sống. Nếu phải từ bỏ nghề này rất nhiều gia đình sẽ rơi vào cảnh túng thiếu nợ nần. Đã có nhiều hộ gia đình do ảnh hưởng của việc giảm sản lượng xuất khẩu cá vào khoảng 10-12/2001 (do lệnh cấm đặt tên cá là Catfish) của chính phủ Mỹ đã phải lao đao vì nợ nần. 2. ảnh hưởng tới các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá Nếu phía Mỹ giành được thắng lợi trong những vụ kiện trên thì không chỉ sản lượng xuất khẩu của cá vào thị trường Mỹ giảm sút, mà còn ảnh hưởng nhiều tới các thị trường khác. Nguyên nhân là do một trong những cáo buộc của họ là Việt Nam đã không công bằng khi xuất khẩu cá sang thị trường họ với mức giá đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Một khi điều đó xảy ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất có thể rơi vào tình trạng phá sản, điều đó đồng nghĩa với việc gây ra thất nghiệp cho hàng vạn công nhân đang hoạt động trong lĩnh vực này. Khi các doanh nghiệp này bị phá sản sẽ kéo theo hàng loạt các ngành khác có liên quan tới nghề này như ngành chế biến thức ăn cho cá, ngành tạo con giống ...sẽ cũng rơi vào tình trạng vô cùng khốn khó, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của những người chủ cũng như công nhân. 3. Phản ứng của Việt Nam và quốc tế 3.1 Phản ứng từ phía Việt Nam Đứng trước những lời cáo buộc vô căn cứ như đã nêu trên, Việt Nam đã lập tức có phản ứng đáp lại nhằm giảm bớt những thiệt thòi. Bộ ngoại giao nước ta đã nhận định, việc Mỹ ngăn cản nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng tinh thần Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, gây thiệt hại cho người nuôi trồng và các doanh nghiệp Việt Nam, tạo rào cản trong trao đổi thương mại. Bộ thương mại Việt Nam cũng đã yêu cầu phía Hoa Kỳ huỷ bỏ những quy định vô lý, hạn chế tác hại đối với Việt Nam và dây trỏ ngại cho việc thực hiện Hiệp định. Để khẳng định việc làm vô căn cứ của CFA, Bộ trưởng Thương mại Việt Nam cũng đã gửi thư khẩn tới Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ và đại diện thương mại Hoa Kỳ về việc Quốc hội Hoa Kỳ đã ký ban hành thành luật, trong đó có điều khoản liên quan tới nhãn mác basa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam để phản đối việc Hoa Kỳ cấm các loại cá da trơn nhập vào nước này đựoc mang tên Catfish, nếu không thuộc dòng cá da trơn của Hoa Kỳ theo đạo luật HR 2646. Tuy nhiên, dường như phía Hoa Kỳ đã phớt lờ tất cả mọi chuyện để hòng bảo vệ sản phẩm trong nước mình. Việt Nam luôn xác định thị trường Mỹ là một thị trường lớn, nếu để mất thị trường này sẽ là một điều thật đáng tiếc. Do vậy, phía Việt Nam luôn mong muốn có thể giải quyết êm thấm những tranh chấp không đáng có như đã nói ở trên. Việt Nam chấp nhận một tên gọi mới cho loại cá này là “basa”. Với việc thay đổi tên gọi này, sản lượng cá nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam không hề giảm, thậm chí còn có xu hướng tăng lên. Không đạt được mục đích, Hoa Kỳ tiếp tục cho kiện cá basa của ta bán phá giá tại thị trường của họ. Đây đúng là luận điệu cay cú của kẻ bị thua kiện, điều này đã làm cho phía Việt Nam không thể có những “nhường nhịn” nữa. Chúng ta đã quyết định theo đuổi vụ kiện này đến cùng cho dù có tốn kém bao nhiêu chăng nữa bởi chúng ta tin vào lẽ phải của mình. Trải qua dòng thời gian, vụ kiện đã đi vào chặng đường thứ hai, đây sẽ là giai đoạn gay go quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống còn với cả bên nguyên đơn và bị đơn. Hiện nay, chúng ta đã săn sàng chuẩn bị mọi tính huống để có thể dối phó với CFA. 3.2 Phản ứng của tổ chức Action Aid Tổ chức Action Aid là tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ, phát triển và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Action Aid phản đối việc CFA kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá vì đó là một đơn kiện không phù hợp, mơ hồ và trái với các nguyên tắc thưong mại. Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên mà tổ chức này lại đưa ra lời nhận xét như vậy. Họ đã trải qua một thời gian để điều tra về vụ việc này, kết quả hoàn toàn đúng như giải trình của Việt Nam. Có thể nói đây là một nhận định rất công minh, không thiên vị bất kì một bên nào cả. Họ chỉ bảo vệ cho lẽ phải, bảo vệ cho những người dân nghèo mà cuộc sống bình thường đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn gấp bội kể từ khi các vụ kiện của CFA được tiến hành. Đứng trước điều đó, Action Aid nhận thấy rằng khi xem xét vụ kiện, ITC cần phải xem xét lợi ích của cả hai bên, đặc biệt là lợi ích của nông dân nghèo nuôi cá ở Việt Nam và lợi ích của người tiêu dùng Mỹ trong việc lựa chọn sản phẩm cá với giá phải chăng và chất lượng tốt. Mọi quyết định được đưa ra cần đặt trong bối cảnh thực hiện các cam kết giữa hai chính phủ Mỹ và Việt Nam về thương mại và cùng có lợi, và vì quyền lợi của số đông. 3.3 Phản ứng của dư luận Mỹ Việc kiện sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam dùng thương hiệu cá Mỹ, ròi bán phá giá không chỉ gây xôn xao dư luận quốc tế, mà bản thân chính nước khởi kiện cũng có những ý kiến chỉ trích việc làm sai trái này. Người dân Mỹ cho rằng: “Catfish, nhưng sẽ không còn được gọi là Catfish nữa nếu con cá đó có nguồn gốc nhập khẩu từ Việt Nam”. Đây dường như là một câu châm biếm mà người dân Mỹ đã khéo léo sử dụng để nhằm ý định phản đối vụ kiện thương hiệu của CFA. Còn phản ứng của các quan chức chính phủ Mỹ thì sao? Thượng nghị sĩ Phin Gram đảng cộng hoà bang Texas khẳng định rằng cá nhập từ Việt Nam không chỉ nhìn giống cá Catfish. Những người kiếm sống trong ngành khoa học nuôi cá gọi là Catfish. Vậy cớ sao quốc hội Mỹ muốn gọi nó khác đi chứ không phải là Catfish . Tuy nhiên nỗ lực của ông đã không đạt được mục đích của mình tại diễn đàn Thượng nghị viện Mỹ. Sau vụ kiện “thành công” về thương hiệu “catfish”, dường như Mỹ không ngăn chặn được lượng cá xuất khẩu từ Việt Nam, thậm chí sản lượng này còn tăng lên, CFA lại đưa ra một chiêu bài mới, kiện Việt Nam bán phá giá cá basa. Lần này, Thượng Nghị sĩ Phin Gram đã cùng Thượng nghị sĩ John Mccain một lần nữa lên tiến phản đối vụ kiện hết sức vô lý này. Và cũng một lần nữa, người dân Mỹ lại lên tiếng phản đối vụ kiện chống phá giá này bởi quyền lợi của họ đã bị ảnh hưởng nhiều. Nếu như vụ kiện thành công, họ sẽ không còn được thưởng thức loài basa nhập khẩu từ Việt Nam với chất lượng ngon và giá cả hợp lí. PHần III: những vấn đề đặt ra và giải pháp cho cá da trơn việt nam trên thị trường Mỹ và thị trường quốc tế I. Việt nam có đủ điều kiện để xây dựng một thương hiệu mạnh cho cá tra, basa 1. Cá Việt Nam rẻ hơn bởi điều kiện thiên nhiên ưu đãi Do Đồng bằng sông Cửu Long rất đợc sự u đãi của thiên nhiên. Nơi đây có hai mùa ma và mùa khô, có khí hậu rất phù hợp với việc nuôi cá tra, có sông Tiền và sông Hậu là hai con sông có lu lợng nớc khá lớn, nhất là vào mùa lũ, nên cũng có khả năng tự điều chỉnh nhằm cần bằng hệ sinh thái. Điều này giúp nông dân có thể nuôi cá với mật độ dày, cho năng suất cao trên 1 m3 nớc có thể đạt năng suất 150 - 170 kg cá basa, cá tra. Trong khi đó, tại Mỹ thờng nuôi cá trong hồ, không thể nuôi với mật độ dày, lại phải đầu t cho công nghệ quậy nớc khiến giá cao. 2. Cá Việt Nam rẻ hơn bởi giá nhân công rẻ Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, nên giá nhân công rất rẻ, cho dù phải đầu t 500-700 triệu đồng cho đến hàng tỷ đồng, vẫn rẻ hơn số vốn ít nhất cần thiết cho diện tích hồ tơng đơng để nuôi cá nheo ở Mỹ. Tiền công phải trả cho một nhân công nuôi cá ở Việt Nam là 500.000đồng/tháng. 3. Giá thành sản xuất rẻ nên cá Việt Nam bán với giá thấp vẫn có lãi mà không cần bảo hộ Do con giống nhờ công nghệ hiện đại đã có thể cho đẻ nhân tạo nên giá rất rẻ, cá nuôi ở bè trên sông có dòng chảy liên tục nên chính là môi trờng tốt để cá lớn nhanh, ít nhiễm bệnh. Mặt khác thức ăn nuôi cá chủ yếu đều do nông dân tự tìm, chế biến nh tấm cám, rau muốn, bí đỏ, khoai lang, cá tơi, cá khô. Đáng chú ý là vào mùa lũ, nguồn cá tạp rất nhiều, nông dân vởt chúng cho cá ăn. Nhờ những yếu tố trên nên giá thành bình quân một kg thức ăn tự chế chỉ từ 1800 đến 2000 đồng. Việc nuôi trồng cá ở bè cũng giúp giảm đáng kể chi phí đầu vào. Tuy nhiên, các nhà nuôi cá nheo Mỹ lại không công nhận những thực tế trên. Trong đơn kiện Việt Nam bán phá giá cá da trơn phi lê đông lạnh, CFA cho rằng, Việt Nam cha có nền kinh tế thị trờng và giá thành sản xuất cá tra, cá basa rẻ một phần vì đợc nhà nớc hỗ trợ. Trớc nhận định này của CFA, nhiều ng dân ở An Giang nói:’ Thật ngạc nhiên khi nghe nói đơn kiện của phía Mỹ cho rằng, những ngời sản xuất cá tra, cá basa đợc Nhà nớc hỗ trợ. Chúng tôi nuôi cá nhiều năm nay nhng Chính phủ có phải trợ giá lần nào đâu”. Nhận định này cũng dễ hiểu thôi, bởi chúng ta đều biết rằg những nhà sản xuất Việt Nam đâu có giầu có nh những nhà sản xuất Mỹ mà chấp nhận lỗ để bán phá giá thị trờng. Nếu họ làm vậy, chắc chắn họ sẽ không đủ điều kiện sống để tồn tại. Điều này cũng có thể cho ta khẳng định rằng Việt Nam không hề có hành động bán giá cá da trơn trên thị trờng Mỹ. 4. Những nguyên nhân làm giá cá nheo trên thị trờng Mỹ giảm Trớc năm 1997, nhập khẩu cá da trơn vào Mỹ là từ Brasil, với mức kỉ lục đạt 8.2 triệu pound năm 1996, tơng đơng với mức nhập khẩu năm 2000. Từ năm 1997 đến nay, sản phẩm cá basa của Việt Nam chiếm phần lớn khối lợng nhập khẩu vào thị trờng Mỹ. Sản phẩm chính là cá phi lê đông lạnh, khoảng 14-16 triệu pound năm 2001. Tuy nhiên, thị phần cá da trơn Việt Nam 2001 vẫn thấp hơn nhiều so với lợng cá nhập khẩu từ Brasil năm 1996 (chiếm 6.7% thị phần).Mặc dù đang gia tăng những đây chỉ là một con số rất khiếm tốn, không thể làm ảnh hởng tới giá của cá da trơn trên thị trờng Mỹ. Vậy đâu là nguyên nhân chính tới dẫn tới hiện tợng làm giảm giá cá nheo nuôi trên thị trờng Mỹ? Thứ nhất, thức ăn chiếm phần lớn chi phí nuôi cá nheo, trong đó bột ngô và bột đậu nành là hai thành phần chính để sản xuất thức ăn. Trong những năm gần đây, giá của hai loại bột này bị giảm mạnh làm cho giá nguyên liệu giảm, giá thành cá thành phẩm vì thế cũng giảm. Thứ hai, lợng cung cấp giống cá tăng do diện tích nuôi đã tăng từ 147.100 mẫu (năm 1995) lên 185.700 mẫu nh hiện nay, tập trung chủ yếu ở bốn bang miền nam, chiếm 90 % sản lợng cá nheo nuôi ở Mỹ, đó là những bang Mississipi, Alabama, Arkanssass và Louisiana. Do đó, giá cá giống giảm và chi phí giảm theo. Thứ ba, số lợng cá thơng phẩm cha thu hoạch đầu tháng 7/2001 là 370.000.000 con, tăng 30% so với cùng kì. Số lợng cá bột, cá giống khoảng 2.6 tỷ con, tăng lên 1%. Điều đó cũng làm cho xu hớng giảm giá thành phẩm cũng rõ rệt. Thứ tư, giá của sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cá nheo nuôi là thịt gà giảm mạnh do giá thức ăn giảm và sản lượng tăng. Giá thịt gà trung bình năm 2001 là 33 cent/1 pound, giảm 6cent/pound so với giá trung bình các năm 1993 đến 1998 và giảm 1 cent so với giá trung bình các tháng đầu năm nay. Do đó, để cạnh tranh đợc với mặt hàng này, giá cá nheo buộc phải giảm, nếu không, sản lợng cá tiêu thụ trên thị trờng Mỹ chắc chắn sẽ giảm sút. Như vậy có thể kết luận rằng, việc tăng nhập khẩu cá da trơn Việt Nam không phải là nguyên nhân giảm giá bán và lợng tiêu thụ sản phẩm cá nheo nuôi nội địa của Mỹ. Trên thực tế, sản lợng cá da trơn Việt Nam nhập khẩu vào thị trờng Mỹ chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ. Giá giảm chỉ là một hiện tợng kinh tế, là diễn biễn bình thờng theo chu kì phát triển, do các nguyên nhân của sản xuất và tiêu thụ của chính thị trờng Mỹ gây ra. II. Những định hướng nhằm xây dựng và giải quyết vấn đề thương hiệu cho cá basa 1. Thống nhất tên gọi cho cá tra, basa Trong tháng 1/2002, sau khi xảy ra cuộc tranh chấp thương mại Việt-Mỹ đầu tiên về cá da trơn, để giữ vững thị trường, Hiệp hội chết biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và đại diện các thành viên Câu lạc bộ Sản xuất và Xuất khẩu cá tra, cá basa đã họp bàn và quyết định thống nhất tên gọi thương mại cho cá da trơn Việt Nam là basa. Lô hàng 100 tấn cá da trơn mang tên Basa đã được xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên để cạnh tranh thành công trên thị trường Mỹ, các nhà chế biến cá basa, cá tra Việt Nam cần có một chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu có bài bản. 2. Duy trì và phát triển thương hiệu cá basa Thứ nhất, thiết lập một biểu tượng, khẩu hiệu đi kèm với tên gọi basa, bởi biểu tượng là một tín hiệu mang tính điển hình hoá cao, có quy cách chặt che, cô đọng được cấu tạo bằng chữ, kí hiệu, hình ảnh có cấu trúc nghiêm ngặt. Ví dụ, biểu tương ngôi sao ba cánh của Mercedes. Xây dựng cho cá basa một biểu tượng điển hình, để khi nhìn vào đó người tiêu dùng có thể nghĩ ngay tới tên gọi của basa, đồng thời liên tưởng tới chất lượng ngon của cá. Đôi khi để làm mạnh thêm ảnh hưởng của thương hiệu trong nhận thức của khách hàng, hỗ trợ cho chiến lược định vị của nhãn, doanh nghiệp thường bổ sung khẩu hiệu gắn với nhãn. Tính pháp lý trong khẩu hiểu của mỗi nhãn thường yếu hơn so với tên gọi và biểu tượng của thương hiệu. VD Thương hiệu Khẩu hiệu Vinamilk Unilever AT&T Dream Microsoft Sức khoẻ và trí tuệ Phục vụ thế giới người tiêu dùng Sựa lựa chọn đúng đắn Không ngừng mơ ước Chúng tôi nỗ lực hơn nữa Do vậy, việc có một khẩu hiệu hợp lí đi kẻm cùng với tên gọi, biểu tượng cho basa sẽ là một đặc trưng riêng cho sản phẩm này. Thứ hai, khuyến khích gia tăng việc sử dụng sản phẩm Thông qua những hoạt động tuyên truyền, khích sử dụng, hướng dẫn sử dụng chi tiết sản phẩm, làm cho việc sử dụng và quá trình mua sắm, tìm kiếm sản phẩm dễ dàng hơn, tăng cường các hoạt động khuyến mại, quảng cáo nhằm nhắc nhở khách hàng sử dụng sản phẩm. Tăng sản lượng ngày càng nhiều để thay thế cho các loại cá thịt trắng khác gía cao hơn cá Basa Việt Nam tại thị trưòng Mỹ và chấp nhận lợi nhuận thấp. Phương pháp này chỉ yêu cầu một chiến lược tiếp thị tối thiểu với chi phí tiếp thị rất ít nhưng nếu sản lượng tiếp tục gia tăng thì gía sẽ xuống dưới mức giá thành sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Thứ ba, doanh nghiệp có thể tiến hành những cuộc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, các hoạt động của phòng nghiên cứu và phát triển, qua các chuyên gia tư vấn...để có thể khám phá những công dụng mới của cá basa. Thứ tư, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hợp tác bán hàng có tổ chức chặt chẽ, lợi nhuận có thể sẽ đạt được cao hơn với những nỗ lực tiếp thị chung được phối hợp tốt bởi các nhà chế biến cá basa Việt Nam. Họ cần giới thiệu, hướng dẫn người tiêu dùng Mỹ bằng nhiều phương tiện với những chiến dịch tiếp nối nhau, liên hệ, trao đổi tốt hơn vói nhà Nhập khẩu, nhà phân phối tại Mỹ và tất nhiên là phải tốn tiền. Việc xây dựng thương hiệu tốt và chất lượng sản phẩm ổn định sẽ cải thiện khả năng tiếp thị và bán được giá ngày càng cao hơn, thí dụ giá cá tuyết (cod-fish) của Iceland đang bán tại Mỹ cao hơn 0.5USD/pound so với cá tuyết nhập khẩu từ các nước khác chính là nhờ thương hiệu và chất lượng ổn định. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần hợp tác bán hàng vào Mỹ có tổ chức, cùng nhau đóng tiền lập ra một quỹ tiếp thị chung, mở văn phòng đại diện tại Mỹ. Văn phòng này sẽ nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam và tiến đến có thể đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng lớn hơn tại Mỹ và cung cấp với sản lượng lớn “ngay lập tức” ngay tại thị trường Mỹ. Những điều này sẽ giảm cạnh tranh trong bán hàng, không bán phá giá lẫn nhau và sẽ tạo ra mức giá cao hơn, lợi nhuận tốt hơn. Thứ năm, nếu chúng ta chỉ dựa vào thị trường Mỹ, mức độ rủi ro gặp phải sẽ rất cao. Do vậy, cần phải mở thêm thị trường mới. III. Những giải pháp cho sản phẩm Việt Nam với luật chống phá giá của Mỹ 1. Đối với chính phủ Việt Nam Chính phủ nên nhanh chóng ban hành luật chống phá giá của Việt Nam để khi các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Việt Nam có dấu hiệu bán phá giá, làm nguy hại đến thị trường nội bộ. Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến chống bán phá giá bằng nhiều bịện pháp, đặc biệt là thông qua Bộ thương mại và Bộ ngoại giao. 2. Đối với hiệp hội cá da trơn Việt Nam Tăng cường mối quan hệ với nước ngoài để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ. để làm được điều này một cách có hiệu quả, phải liên hệ với các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài thông qua Đại sứ quán, đặc biệt là các tham tán thương mại. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về cá da trơn cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này, để từ đó nêu ra được những ý kiến đóng góp, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau, rút ra được kinh nghiệm cho từng doanh nghiệp cụ thể. 3. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam Chúng ta cũng nhận thấy rằng, việc các doanh nghiệp Việt Nam thường thua thiệt khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài là do họ còn thiếu hiểu biết về luật thương mại quốc tê. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm vững luạt pháp, hiểu biết về lực lượng kinh tế, chính trị tác động đến thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu trữ tài liệu một cách khoa học để có thể đưa ra lời giải đáp nhanh nhất khi bị kiện chống phá giá. Chất lượng đối với sản phẩm có một ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp, do đó phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan y tế có thẩm quyền để xác định sản phẩm mình làm ra có đạt tiêu chuẩn tốt hay không. Họ phải thường xuyên liên lạc mật thiết với hiệp hội doanh nghiệp để cập nhật thông tin, có như vậy mới có thể tồn tại và phát triển. Việc cải tiến kỹ thuật phải được thường xuyên nghiên cứu, có như vậy, doanh nghiệp mới không bị lạc hậu, mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Kết luận Như vậy,thương hiệu có những giá trị lợi ích lớn mà không phải bất cứ một yếu tố nào cũng có thể mang lại và cũng không phải bất cứ một sản phẩm nào cũng có thể có được. Nhưng với một nền kinh tế đang trong thời kì phát triển và đổi mới như nước ta hiện nay, không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể nhận ra điều này. Và việc đánh giá thương hiệu cũng cực kì phức tạp với bản chất vô hình và “tương lai” của nó. Theo dòng thời gian, vụ “tranh chấp” về thương hiệu đã được phía Việt Nam chủ động một hướng đi đúng đắn. Chúng ta đã thống nhất đặt tên gọi “basa”. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nỗ lực bằng nhiều cách để duy trì và phát triển thương hiệu basa một cách vững mạnh. Đó là một tiền đề vô cùng quan trọng để sản phẩm cá basa Việt Nam bước chân vào thị trường thể giơí nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Từ năm 1997 trở lại đây, thương hiệu của một số sản phẩm mà nước ta xuất khẩu ra nước ngoài bị “đánh cắp” có xu hướng tăng lên, điều này đã gây ra cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại đáng kể. Song qua đó, các doanh nghiệp của ta cũng đúc rút ra được những kinh nghiệm quý báu để có thể học hỏi, đứng vững hơn trên thương trường quốc tế. Đông thời, nó cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhà nước ta. Đề tài nghiên cứu một vấn đề nóng hổi với hi vọng sẽ cung cấp thông tin và bài học bổ ích cho người đọc. Trên thực tế, Bộ Thương mại đã xác định Việt Nam khó có thể thắng trong vụ kiện phá giá này. Các doanh nghiệp sản xuất cá da trơn Việt Nam đang dần tìm kiếm các thị trường mới. Đây là công việc không mấy dễ dàng, đòi hỏi nỗ lực cực lớn của các doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ đáng kể của Nhà nước. Từ vụ kiện cá Catfish (bây giờ là cá Basa), các doanh nghiệp cũng như các cơ quan hữu quan cần có những đường đi nước bước nhằm tiếp cận và xây dựng vị thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I: Thương hiệu Việt Nam trên thị truờng quốc tế 3 I. Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh 3 1. Khái niệm chung về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm 3 2. Tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3 2.1Những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp khi có một thương hiệu mạnh 3 2.2 Lợi ích của thương hiệu mang lại cho ngời tiêu dùng 5 3. Giá trị tài chính của thương hiệu 5 4. Quản lý và đánh giá thương hiệu 5 II. Thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế 6 1. Những vấn đề chung về thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế 6 2. Quan hệ Việt Nam và Mỹ sau chiến tranh 7 3. Xác định Mỹ là thị trờng đầy tiềm năng 7 Phần II: Thực trạng kinh doanh cá da trơn Việt nam trên thị trờng Mỹ 8 I. Tình hình cá basa trên thị trường Mỹ 8 1. Sản phẩm cá tra, basa Việt Nam trên thị trờng Mỹ 8 2. Thương hiệu của cá da trơn Việt Nam trên thị trờng Mỹ 9 3. Cuộc chiến Catfish của Việt Nam trên thị trờng Mỹ 10 4.Những bất cập trong cuộc chiến Catfish 11 II. Luật chống phá giá của Mỹ với sản phẩm cá da trơn Việt 11 1. Vài nét về luật chống phá giá của Mỹ 11 2. Luật chống phá gía của Mỹ đợc áp dụng đối với cá da trơn của Việt Nam như thế nào? 13 III. Những thách thức với Việt Nam khi thị trờng Mỹ không còn 14 1. ảnh hưởng đối với ngời nông dân nuôi trồng cá tra, basa 14 2. ảnh hởng tới các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá 14 3. Phản ứng của Việt Nam và quốc tế 15 3.1 Phản ứng từ phía Việt Nam 15 3.2 Phản ứng của tổ chức Action Aid 16 3.3 Phản ứng của d luận Mỹ 16 PHần III: những vấn đề đặt ra và giải pháp cho cá da trơn việt nam trên thị trờng Mỹ và thị trờng quốc tế I. Việt nam có đủ điều kiện để xây dựng một thơng hiệu mạnh cho cá tra, basa 17 1 Cá Việt Nam rẻ hơn bởi điều kiện thiên nhiên ưu đãi 17 2 Cá Việt Nam rẻ hơn bởi giá nhân công rẻ 17 3 Giá thành sản xuất rẻ nên cá Việt Nam bán với giá thấp vẫn có lãi mà không cần bảo hộ 17 4 Những nguyên nhân làm giá cá nheo trên thị trờng Mỹ giảm 18 II. Những định hớng nhằm xây dựng và giải quyết vấn đề thơng hiệu cho cá basa 19 1 Thống nhất tên gọi cho cá tra, basa 19 2 Duy trì và phát triển thơng hiệu cá basa 19 III. Những giải pháp cho sản phẩm Việt Nam với luật chống phá giá của Mỹ 21 1 Đối với chính phủ Việt Nam 21 2 Đối với hiệp hội cá da trơn Việt Nam 21 3 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 21 Kết luận 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28267.doc
Tài liệu liên quan