Đề tài Một số kim loại khác
Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn kẽm và niken :
- Trong không khí ở nhiệt độ thường, Sn không bị oxi hoá ; Ở nhiệt độ cao, Sn bị oxi hoá thành SnO2.
- Thiếc tác dụng chậm với các dung dịch HCl, H2SO
4 loãng tạo thành muối Sn(II) và H2. Với dung dịch HNO3 loãng
tạo muối Sn(II) nhưng không giải phóng hiđro. Với H2SO
4, HNO3 đặc tạo ra hợp chất Sn(IV).
- Thiếc bị hoà tan trong dung dịch kiềm đặc (NaOH, KOH). Trong tự nhiên, thiếc được bảo vệ bằng màng oxit, do
vậy thiếc tương đối bền về mặt hoá học, bị ăn mòn chậm.
3 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 7218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kim loại khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 30. Một số kim loại khác
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
BÀI 30. MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
I. ĐỒNG VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG
1. Cấu tạo
- Đồng là nguyên tố kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 29.
- Cấu hình electron : 1s22s22p63s23p63d104s1, hoặc viết gọn là [Ar]3d104s1.
- Trong các hợp chất, đồng có số oxi hoá phổ biến là +1 và +2. Cấu hình electron của các ion đồng là Cu+ : [Ar]3d10 ;
Cu
2+
: [Ar]3d
9
.
- So với kim loại nhóm IA, đồng có bán kính nguyên tử nhỏ hơn, ion đồng có điện tích lớn hơn. Kim loại đồng có
cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là tinh thể đặc chắc, do vậy liên kết trong đơn chất đồng bền vững
hơn.
2. Tính chất hóa học
Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu. Tính chất này được chứng minh qua những phản ứng hoá học sau.
a) Tác dụng với phi kim
Khi đốt nóng, Cu không cháy trong khí oxi mà tạo thành màng CuO màu đen bảo vệ Cu không bị oxi hoá tiếp tục :
2Cu + O2 ot 2CuO
Nếu tiếp tục đốt nóng Cu ở nhiệt độ cao hơn (800 – 1000OC), một phần CuO ở lớp bên trong oxi hoá Cu thành Cu2O
màu đỏ :
CuO + Cu ot Cu2O
Trong không khí khô, Cu không bị oxi hoá vì có màng oxit bảo vệ. Nhưng trong không khí ẩm, với sự có mặt của
CO2, đồng bị bao phủ bởi màng cacbonat bazơ màu xanh CuCO3.Cu(OH)2.
Đồng có thể tác dụng với Cl2, Br2, S,... ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng :
Cu + Cl2 CuCl2
Cu + S ot CuS
b) Tác dụng với axit
Đồng không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng. Tuy vậy, với sự có mặt của oxi trong không khí, Cu bị
oxi hoá thành muối Cu(II).
2Cu + 4HCl + O2 2CuCl2 + 2H2O
Đồng bị oxi hoá dễ dàng trong H2SO4 đặc nóng và HNO3 :
Cu + 2H2SO4 (đặc) ot CuSO4 + SO2 + 2H2O
Cu + 4HNO3 (đặc) Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3 (loãng) 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
c) Tác dụng với dung dịch muối
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
3. Một số hợp chất của đồng
a. Đồng(II) oxit, CuO
- CuO là chất rắn màu đen.
- CuO được điều chế bằng cách nhiệt phân các hợp chất Cu(OH)2, Cu(NO3)2, CuCO3.Cu(OH)2,...
2Cu(NO3)2 ot 2CuO + 4NO2 + O2
CuCO3.Cu(OH)2 ot 2CuO + CO2 + H2O
- CuO có tính oxi hoá :
CuO + CO ot Cu + CO2
3CuO + 2NH3 ot N2 + 3Cu + 3H2O
b. Đồng(II) hiđroxit, Cu(OH)2
- Cu(OH)2 là chất rắn, màu xanh.
- Điều chế Cu(OH)2 từ dung dịch muối đồng(II) và dung dịch bazơ.
- Cu(OH)2 có tính bazơ, không tan trong nước nhưng tan dễ dàng trong dung dịch axit.
- Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3 tạo ra dung dịch có màu xanh thẫm gọi là nước Svayde.
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 30. Một số kim loại khác
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
Cu(OH)2 + 4NH3
3 4 2Cu(NH ) (OH)
c. Đồng (II) sunfat, CuSO4
CuSO4 ở dạng khan là chất rắn màu trắng. Khi hấp thụ nước tạo thành muối hiđrat CuSO4.5H2O là tinh thể
màu xanh trong suốt. Do vậy CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng.
II. BẠC
Bạc là nguyên tố kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, chu kì 5, số hiệu nguyên tử là 47 trong bảng tuần hoàn.
Trong các hợp chất, bạc có số oxi hoá phổ biến là +1, ngoài ra bạc còn có số oxi hoá là +2 và +3.
Cấu hình electron nguyên tử Ag : [Kr] 4d105s1
Bạc có tính mềm, dẻo (dễ kéo sợi và dát mỏng), màu trắng, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt nhất trong các kim loại.
Bạc là kim loại nặng (khối lượng riêng là 10,5 g/cm3), nóng chảy ở 960,5OC.
Bạc có tính khử yếu, nhưng ion Ag+ có tính oxi hoá mạnh (
o
Ag / Ag
E
= +0,80V).
- Bạc không bị oxi hoá trong không khí, dù ở nhiệt độ cao.
- Bạc không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với axit có tính oxi hoá mạnh, như HNO3 hoặc H2SO4
đặc nóng.
Ag + 2HNO3 (đặc) AgNO3 + NO2 + H2O
- Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hiđro sunfua :
4Ag + 2H2S + O2 2Ag2S (đen) + 2H2O
III. VÀNG
Vàng là nguyên tố kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, chu kì 6, số hiệu nguyên tử là 79 trong bảng tuần hoàn.
Trong các hợp chất, vàng có số oxi hoá phổ biến là +3, ngoài ra vàng còn có số oxi hoá +1.
Cấu hình electron nguyên tử Au : [Xe] 4f145d106s1
1. Tính chất
Vàng là kim loại mềm, màu vàng, dẻo (người ta có thể cán lá vàng mỏng hơn 0,0002 mm, từ 1 g vàng có thể kéo
thành sợi mảnh dài tới 3,5 km). Vàng có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ kém bạc và đồng.
Vàng có khối lượng riêng là 19,3 g/cm3, nóng chảy ở 1063oC.
Vàng có tính khử rất yếu (
3
o
Au / Au
E
= +1,50V).
Vàng không bị oxi hoá trong không khí dù ở nhiệt độ nào và không bị hoà tan trong axit, kể cả HNO3 nhưng vàng
bị hoà tan trong :
- Nước cường toan (hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc)
Au + HNO3 + 3HCl AuCl3 + 2H2O + NO
- Dung dịch muối xianua của kim loại kiềm, như NaCN, tạo thành ion phức
2Au(CN)
.
- Thuỷ ngân, tạo thành hỗn hống với Au (chất rắn, màu trắng). Đốt nóng hỗn hống, thuỷ ngân bay hơi còn lại
vàng (chú ý tính độc hại của thí nghiệm này).
IV. NIKEN
Niken là nguyên tố kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4, có số hiệu nguyên tử là 28 trong bảng tuần
hoàn. Trong các hợp chất, niken có số oxi hoá phổ biến là +2, ngoài ra còn có số oxi hoá là +3.
Cấu hình electron nguyên tử Ni : [Ar] 3d84s2
Tính chất
Niken có thể tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất : khi đun nóng có thể phản ứng với một số phi kim như
oxi, clo,.... ; phản ứng được với một số dung dịch axit, đặc biệt là tan dễ dàng trong dung dịch axit HNO3 đặc nóng.
Thí dụ : o500 C
2
2Ni + O 2NiO
Ni + Cl2 0t NiCl2
V. KẼM
Kẽm là kim loại có màu lam nhạt, giòn ở nhiệt độ phòng, dẻo ở nhiệt độ 100 -150OC, giòn trở lại ở nhiệt độ trên
200
O
C. Kẽm có khối lượng riêng bằng 7,13 g/cm3, nóng chảy ở 419,5OC, sôi ở 906OC.
Kẽm là kim loại hoạt động, có tính khử mạnh, thế điện cực chuẩn của kẽm
2
o
Zn / Zn
E
= -0,76 V. Kẽm tác dụng
được với nhiều phi kim và các dung dịch axit, kiềm, muối. Tuy nhiên, kẽm không bị oxi hoá trong không khí, trong
nước vì trên bề mặt kẽm có màng oxit hoặc cacbonat bazơ bảo vệ.
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 30. Một số kim loại khác
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
VI. THIẾC
- Trong các hợp chất, Sn có số oxi hoá +2 và +4.
- Cấu hình electron nguyên tử Sn : [Kr] 4d105s25p2.
Tính chất
Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn kẽm và niken :
- Trong không khí ở nhiệt độ thường, Sn không bị oxi hoá ; Ở nhiệt độ cao, Sn bị oxi hoá thành SnO2.
- Thiếc tác dụng chậm với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối Sn(II) và H2. Với dung dịch HNO3 loãng
tạo muối Sn(II) nhưng không giải phóng hiđro. Với H2SO4, HNO3 đặc tạo ra hợp chất Sn(IV).
- Thiếc bị hoà tan trong dung dịch kiềm đặc (NaOH, KOH). Trong tự nhiên, thiếc được bảo vệ bằng màng oxit, do
vậy thiếc tương đối bền về mặt hoá học, bị ăn mòn chậm.
VII. CHÌ
Chì là kim loại thuộc nhóm IVA, chu kì 6, số hiệu nguyên tử là 82 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tử chì có 6 lớp
electron, lớp ngoài cùng có 4e, lớp sát ngoài cùng có 18e. Trong các hợp chất, Pb có số oxi hoá +2 và +4. Hợp chất
có số oxi hoá +2 là phổ biến và bền hơn.
Cấu hình electron nguyên tử Pb : [Xe]4f145d106s26p2.
Tính chất
Chì có màu trắng hơi xanh, mềm (có thể cắt bằng dao), dễ dát mỏng và kéo sợi. Chì là kim loại nặng, có khối lượng
riêng là 11,34 g/cm
3
, nóng chảy ở 327,4OC, sôi ở 1745OC.
Chì có tính khử yếu. Thế điện cực chuẩn của chì
2
o
Pb / Pb
E
= 0,13 V.
Chì không tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng do các muối chì không tan bao bọc ngoài kim loại. Chì tan
nhanh trong H2SO4 đặc nóng và tạo thành muối tan là Pb(HSO4)2. Chì tan dễ dàng trong dung dịch HNO3, tan chậm
trong HNO3 đặc.
Chì cũng tan chậm trong dung dịch bazơ nóng (như NaOH, KOH). Trong không khí, chì được bao phủ bằng màng oxit bảo
vệ nên không bị oxi hoá tiếp, khi đun nóng thì tiếp tục bị oxi hóa tạo ra PbO. Chì không tác dụng với nước. Khi có mặt
không khí, nước sẽ ăn mòn chì tạo ra Pb(OH)2.
Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn
Nguồn: Hocmai.vn