Đề tài Một số phương pháp mở rộng thị trường khách nhật tại công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long

Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đã đạt được những thành quả to lớn đóng góp cho sự nghiệp phát triển của ngành du lịch nước nhà. Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long có nhiều mảng hoạt động khác nhau nhưng hoạt động kinh doanh lữ hành đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển chung của công ty. Tron những năm qua hoạt đông kinh doanh lữ hành đã được chú trọng song vẫn bộc lộ những yếu kém như sản phẩm du lịch vấn còn nghèo nàn, các chương trình du lịch còn trùng lặp nhau với các công ty khác. Các yếu tố cho việc thúc đẩy tiêu thu sản phẩm du lịch như quảng cáo, khuyếch trương , mở rộng thị trường . của công ty còn hạn chês. Do vậy để tồn tại và phát triển hơn nữâ hoạt động kinh doanh lữ hành tron thị trường du lịch đầy niến động thì công ty cần có những biện pháp nhằm thu hút khách để mở rộng thị trường khách Nhật . Do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về tình trạng hoạt động của công ty nên báo coá chuyên đề vânc cònd nhiều hạn chế. Báo cáo mới chỉ đưa rađược một số hình ảnh về tình hình kinh doanh lữ hành mà chưa đi sâu vào phân tích đánh giá một cách chi tiết.

doc43 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số phương pháp mở rộng thị trường khách nhật tại công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thăm quan còn thích đi mua sắm qùa lưu niệm . Họ rất thích các loại hàng hoá rẻ nhưng đồng thời các loại hàng hoá này đem lại chất lượng cao và có giá trị. - Người Nhật nghe nói, đọc, viết, tiếng anh bình thường, nhưng họ không thích giao tiếp bằng tiếng Anh tại nơi đến du lịch. Do vậy khi nhân viên gíao tiếp được bằng tiếng Nhật thì thật sự đem lại hài lòng cho họ. -Độ dài trung bình của chuyến đi du lịch là 7-9 ngày - xu hướng đi du lịch cùng bạn bè, người thân và gia đình tăng lên song bên cạnh đó lượng khách du lịch đi một mình tới các nước Châu á vẫn chiếm con số đáng kể - Về khả năng thanh toán của khách Nhật cho đến nay vẫn được coi là một trong số những thị trường khách có khả năng thanh toán cao. Chi phí co du lịch mua sắm và các dịch vụ khác ngày càng có xu hướng tăng lên. Khách Nhật du lịch thường bị đánh giá là khó tính, thực hiện việc giao tiếp với họ phải đặc bịêt quan tâm đến nguyên tắc 4C+1S đó là: 1. Comfor- tiện nghi 2.Convenience- thuận tiện 3. Cleanleness- sach sẽ 4. Courtesy- lịch sự 5. Safely- an toàn Khách Nhật không phàn nàn ngay lập tức, không thể biết họ có thật sự hài lòng hay không. Vì vậy để tạo sự thân thiện và cũng có thể thăm dò được ý kiến của khách thì nhân viên có thể hỏi thăm bằng cách trò chuyện với khách một cách thân thiện và vui vẻ. * Thời gian đi du lịch của khách du lịch Nhật Bản. - Thời đIểm đi du lịch của người Nhật Bản là giáng sinh, năm mới, nghỉ xuân và nghỉ hè của sinh viên và tuần lễ vàng. - Những ngày nghỉ Quốc gia của Nhật Bản Ngày 15 tháng Giêng- ngày lễ tuổi thành niên Ngày 11 tháng Hai- ngày lập quốc Ngày 21,22 tháng Ba- Ngày xuân phân Ngày 29 tháng Tư- ngày lễ trồng cây xanh Ngày 3 tháng Năm- ngày hiến pháp Ngày 5 tháng Năm- ngày trẻ em Ngày 15 tháng Chín- ngày kính trọng người già Ngày 23,24 tháng Chín- ngày phu thân Ngày 10 tháng Mười- ngày hội thể thao- sức khoẻ Ngày 3 tháng Mười một- ngày văn hoá Ngày 23 tháng Mười một- ngày tạ ơn lao động Ngày 23 tháng Mười hai- ngày sinh của Vua Khi các ngày mùng 3 và mùng 5 tháng 5 rơi vào các ngày nghỉ hàng tuần thì ngày nghỉ ở giữa tức là ngày 4 tháng 5 cũng là ngày nghỉ Lễ hội hàng năm của Nhật Bản * Năm mới( Shogatsu): thời kì ăn mừng vào tháng đầu tiên của năm, đặt biệt là ngày mùng một tháng Giêng cả gia đình sum họp *Setsubun: chỉ ngày mùng 3 hoặc mùng 4 tháng Hai theo truyền thống làn ngày bắt đầu xuân, người ta bắt đầu ăn mừng bằng cách tung hạt đậu ra quanh nhà. * Hội búp bê:(Hina matsuri): ngày mùng 3 tháng Ba gia đình có con gáI bày một bộ búp bê. * Ngày trẻ em: ngày mùng 5 tháng Năm, ngày lễ của riêng con trai, gia đình có con trai thường treo giải hình cá chép, trong nhà bày búp bê võ sĩ và áo giáp, ăn mừng bằng một thứ bánh đặc biệt làm từ bột gạo *Hội Tanabana: tổ chức hàng năm vào ngày mùng 7 tháng Bảy, trong lễ hội người ta viết những mong ước lên những băng giâys màu và treo lên cành tre. * Hội Bon: kéo dài mấy ngày khóảng rằm tháng Bảy, là ngày những người đã khuất trở về nhà, được tổ chức vào ngaỳ 145 tháng Tám, người Nhật đi xa đặc biệt trở về nhà vào ngày này để viếng mộ người thân. Đồng thời theo truyền thống Đạo Phật, người Nhật cũng viếng mộ tổ tiên vào tiết xuân phân khóảng 21 tháng Ba và tiết thu phân khoảng 23 tháng Chín. * Lễ hội mùa hạ: để ngăn ngừa bệnh tật, trong ba lễ hội quan trọng của Nhật thì có hai thuộc loại này đó là lễ hội Gion và Tenjin. Lễ hội Gion ngày 17 tháng Bảy với 32 chiếc xe diễu hành qua phố *Các lễ hội quan trọng khác: một trong những lễ hội lớn nhất và thu hút nhiều khách du lịch hàng năm là lễ hội Nebuta thường tổ chức ở Aomori và các vùng phía Đông Bắc vào đầu tháng Tám. Và lễ hội Okunchi ở Nagasaki vào tháng Mười. Người Nhật Bản đặc biệt kiêng số 4 - Tiếng Nhật là" Shi" cùng nghĩa là chết, họ các số lẻ như 3,5,7... khi tặng quà nê gói bằng giấy màu trắng hoặc đỏ thắm. Như vậy Nhật Bản là quốc gia có mức sống xã hội rất cao, trình độ văn hoá cao và đặc biệt có nhiều tôn giáo và những ngày lễ hội hàng năm, mỗi tôn giáo đại diện cho một bản sắc dân tộc Nhật. Cùng với các đặc điểm cơ bản của khách du lịch Nhật Bản giúp cho chúng ta thấy đươcc đời sống, tính cách, phong tục tập quán, thói quen của người Nhật. Qua đó giúp các doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết để phát triển các sản phẩm phù hợp với những nhu cầu của thị trường khách Nhật này. 1.2 Vai trò và sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành trên thị trường khách du lịch Nhật Bản 1.2.1 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành Các công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây, nhằm thực hiện quan hệ cung- cầu du lịch: - Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các đIểm bán, các đạI lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối các sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xoá bỏ khóảng cách giữa khách du lịch và cơ sở kinh doanh du lịch. -Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu tru, tham quan, vui chơI, gíảI trí... thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các chương trình du lịch trọn gói sẽ xoá bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng thành công vào thành công của chuyến đI du lịch. - Các công ty lữ hành lớn, với cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú từ các công ty hàng không tới các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng... đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Những tập đoàn lữ hành, du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ góp phần quyết định tới xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hịên tại và trong tương lai. Bảng 02: Vai trò của các công ty lữ hành du lịch trong mối quan hệ cung- cầu du lịch Kinh doanh lưu trú,ăn uống Các công ty lữ hành du lịch Khách du lịch Kinh doanh vận chuyển Tài nguyên du lịch Các cơ quan du lịch vùng, quốc gia Khi sử dụng các dịch vụ của các công ty lữ hành, khách du lịch có được các lợi ích sau đây: +Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch của họ. +Khách du lịch sẽ được thừa hưởng các tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại công ty lữ hành các chương trình vừa phong phú, hấp dẫn vừa tạo điêù kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất. + Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch. Các công ty lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có mức gía" hấp dẫn " đối với khách. + Một lợi thế không kém phần quan trọng là các công ty lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua và thực sự khi tiêu dùng nó. Các ấn phẩm quảng cáo, và cả lời hướng dẫn của các nhân viên bán sẽ là các ấn tượng ban đầu về sản phẩm du lịch. Khách du lịch vừa có quyền lựa chọn vừa cảm thấy yên tâm và hài lòng với quyết định của chính bản thân họ. 1.2.2 Những sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp lữ hành Công ty du lịch lữ hành là các doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh các chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng , bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lữ hành còn tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Vì vậy sản phẩm của các công ty du lịch lữ hành bao gồm: * Các dịch vụ trung gian: sản phẩm du lịch trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm cuả các nhà sản xuất đến khách du lịch. Các đại lý không tổ chữc sản xuất các sản phẩm của họ mà chỉ hoạt động như một đại lý hoặc một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Các dịch vụ trung gian bao gồm: -Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay - Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thuỷ, đường sắt, ô tô vv... - Mô giới cho thuê xe ô tô -Mô giới và bán bảo hiểm -Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch - Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn... - Các dịch vụ mô giới trung gian khác. *Các chương trình du lịch trọn gói Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ được các công ty lữ hành liên kết thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức gía gộp. VD: các chương trình du lịch nội địa, quốc tế, các chương trình du lịch ngắn ngày và dài ngày... * Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp: trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp lữ hành có thể mở rộng quy mô của mình, trở thành các nhà sản xuất trực tiếp các sản phẩm du lịch. Các hoạt động đó của các công ty lữ hành hầu hết có liên quan đến du lịch như các hoạt động sau: .Kinh doanh khách sạn, nhà hàng .Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí. .Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thuỷ, đường sắt... . Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch Ngày nay nhu cầu của khách du lịch ngày càng đòi hỏi cao hơn, chắc chắn trong tương lai hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển. Khi đó các sản phẩm của các công ty lữ hành sẽ đa dạng hơn, phong phú hơn. 1.2.3 Phân loại các doang nghiệp lữ hành Có nhiều cách phân loại các doanh nghiệp lữ hành. Mỗi một quốc gia có một cách phân loại khách nhau để phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động du lịch của nước mình. Các tiêu thức phân loại thông thường dùng để phân loại gồm: + Sản phẩm chủ yếu của công ty lữc hành: dịch vụ trung gian, du lịch trọn gói... +Phạm vi hoạt động của các công ty lữ hành +Quy mô, phương thức hoạt động của công ty lữ hành + Quan hệ của công ty lữ hành với khách du lịch + Quy định của các cơ quan quản lý du lịch Tại Việt Nam các công ty lữ hành được chia làm hai loại cơ bản là doanh nghịêp lữ hành nội điạ và doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo quy định của Tổng cục Du lịch Việt Nam trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Các cơ sở này phải dựa trên những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp để phân loại như yêu cầu đối với một doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải trải qua ít nhất hai năm kinh nghiệm lữ hành nội địa. Từ đó hạn chế được những hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp nói riêng và cho ngành du lịch Việt Nam nói chung. Bảng 03: Sơ đồ phân loại các công ty lữ hành Các công ty lữ hành Các đại lý du lịch Các công ty lữ hành Các công ty du lịch Các công ty lữ hành tổng hợp Các công ty lữ hành nhận khách Các công ty lữ hành gửi khách Các điểm bán độc lập Các đại lý du lịch bán lẻ Các đại lý du lịch bán buôn Các công ty lữ hành quốc tế Các công ty lữ hành nội địa -Các đại lý du lịch với hoạt động chủ yếu là trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch. - Các đại lý du lịch bán buôn thường là các đại lý du lịch lớn. Các đại lý này mua sản phẩm của các nhà cung cấp với số lượng lớn, với mức giá rẻ. Sau đó tiêu thu sản phẩm thông qua các đại lý bán lẻ với mức giá công bố trên thị trường. - Các đại lý bán lẻ có thể là các đại lý độc lập, đại lý độc quyền hoặc tham gia vào chuỗi các đại lý bán buôn. - Các công ty lữ hành gửi khách thường được tổ chức tại các nguồn khách lớn, nhằm thu hút trực tiếp khách du lịch. - Các công ty lữ hành nhận khách được thành lập gần các vùng tài nguyên du lịch, nhằm đón nhận và tiến hành phục vụ khách du lịch do các công ty lữ hành gửi khách gửi tới. 1.3. Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản trong các lĩnh vực 1.3.1. Quan hệ thương mại Việt Nam và Nhật Bản Cho đến nay quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Nhật Bản đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng. Hợp tác thương mại, đầu tư trực tiếp và việm trợ ODA của Nhật dành cho Việt Nam trong những năm qua đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam- Nhật Bản đã được hình thành từ lâu. Tuy nhiên phải đến khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và đặt Đại sứ quán ở Thủ đô của mỗi nước vào ngày 21/9/1973 thì quan hệ kinh tế, thương mại Việt- Nhật mới được phát triển một cách toàn diện. Để tăng cường thúc đẩy hoạt động kinh tế, thương mại Việt Nam- Nhật Bản trong những năm tiếp theo, Chính phủ Nhật đã quyết định cho Việt Nam vay tiền với lãi suất thấp để thực hiện các chương trình đã vặch ra. Bên cạnh sự giúp đỡ về vốn, Nhật Bản còn sử dụng "chính sách bảo hiểm thương mại " để đẩy mạnh các hoạt động buôn bán của Nhật với Việt Nam. Nhật Bản dùng chính sách này để khuyến khích các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhật mở rộng hoạt động buôn bán với thị trường Việt Nam. Do vẫn chịu sự chi phối của Mỹ, Chính phủ Nhật đã phải ban hành các quy chế " Hạn chế xuất khẩu một số hàng kỹ thuật cao, hàng chiến lược sang các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam. Quy chế thương mại này đã phần nào kìm hãm sự phát triển hoạt động thương maị giữa hai nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây họat động xúc tiến thương mại của Chính phủ hai nước đã thúc đẩy quan hệ thương mại Vịêt- Nhật phát triển nhanh và có những bước chuyển biến rõ rệt. Thực tế cho thấy thị trường Nhật đã chấp nhận hàng hoá của Việt Nam và triển vọng sẽ còn tăng hơn nữa. Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này lại tăng giảm thất thường vào những năm của thập niên 80, nhưng kể từ đầu thập niên 90 trở lại đây tăng nhanh và tương đối ổn định. Đó là dấu hiệucho thấy Nhật sẽ là thị trường quan trọng của Việt Nam những năm sắp tới khi tiến trình Công nghiệp hoá của Việt Nam được triển khai trên diện rộng. Được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, các doanh nghiệp của Nhật đã đẩy mạnh hoạt động buôn bán và kinh doanh với thị trường Việt Nam. Hoạt động cũng như quy mô thương mai và đầu tư của Nhật vào Việt Nam ngày càng lớn. Với những kết quả đã đạt được của Chính phủ hai nước, Việt Nam cần khắc phục những yếu kém của mình để tương xứng với tiền năng kinh tế của Chính phủ hai nước hay nói cách khác là mở rộng, nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại song phương và đẩy mạnh sự hợp tác hơn nữa giữa Chính phủ hai nước Việt - Nhật 1.3.2. Hợp tác về kinh tế, đầu tư Ngày nay quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã và đang đạt được những thành quả đáng khích lệ sau khi Việt- Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.Việt Nam đã được Chính phủ Nhật đầu tư nhiều dự án phát triển kinh tế, thương mại, y tế ,sức khoẻ, giáo dục và cải tạo môi trường với vốn đầu tư không hoàn lại của Chính phủ Nhật. Viện trợ ODA của Nhật vào Việt Nam nằm trong mục tiêu chiến lược lâu dài của Nhật. Trước đây, Nhật viện trợ cho Việt Nam nhằm mục đích chính trị nhièu hơn. Nhưng ngày nay kinh tế là động lực cơ bản. Những doanh nghiệp của Nhật thương đi trước " đầu tư trực tiếp và cũng là sự đảm bảo tài chính để các doanh nghiệp của Nhật vững tin đầu tư vaò Việt Nam. Thông thường sự gia tăng quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư của Nhật đi đôi với sự tăng lên của ODA. Quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản đang trên đà phát triển, do vậy các doanh nghiệp của Nhật xuất khẩu nằm ngoài xu thế này. Trong tương lai mức viện trợ tăng chính thức của Nhật sẽ còn tăng nhanh hơn nữa khi mà nền kinh tế Nhật Bản đi vào thế ổn định và phát triển 1.3.3. Hợp tác về du lịch Trong lĩnh vực du lịch, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp của Chính phủ của hai nước Việt Nam- Nhật Bản là tất yếu và ngày càng có xu thế tăng lên. Không có sự hợp tác đó thì du lịch không thể phát triển và hội nhập được.Sự hợp tác song phương giữa Chính phủ Việt Nam- Nhật Bản đã thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác về du lịch. Nhật Bản đã giúp đỡ Việt Nam nhiều chương trình phát triển du lịch, cải tạo môi trường như dự án đầu tư, cải tạo môi trường sinh thái ở . Nhật Bản đã gửi nhiều chuyên gia du lịch sang Việt Nam tư vấn, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó Việt Nam cũng gửi các cán bộ sang nghiên cứu và học tập tại nước bạn. Ngày nay đầu tư du lịch giữa Việt Nam-Nhật Bản ngày càng thắt chặt hơn nữa. Cơ quan quản lý du lịch của hai nước Việt - Nhật đã tích cực triển khai các hoạt động phát triển du lịch lành mạnh hơn. Kể từ ngày 1/4/2004, khi Việt Nam miễn thị thực cho khách Nhật sang du lịch dưới 15 ngày, số lượng khách Nhật vào Việt Nam du lịch tăng đột biến. Hợp tác du lịch Việt Nam - Nhật Bản trong tương lai chắc chắn rằng sẽ còn phát triển hơn nữa khi mối quan hệ của hai quốc gia ngày càng được củng cố . 1.4 áp dụng mô hình SƯOT trong phân tích môi trương kinh doanh 1.4.4 Điểm mạnh và điểm yếu * Điểm mạnh : môi trường kinh doamh của công ty là những yếu tố tác động đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cần biết tìm được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh tiếp theo. Một doanh nghiệp mạnh là doanh nghiệp đó có nguồn tài chính tương đối tốt. Nguồn tài chính này tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính. Để đánh gia tài chính của một doang nghiệp thì cần tập trung vào cầu về vốn và khả năng huy động vốn, phân bổ vốn. - Nguồn lao động dồi dào, với giá nhân công thấp: doanh nghiệp có số lượng lao động đông, có kinh nghiệm và sự sáng tạo trong công việc,. Mặt khác họ được thuêvới giá rẻ thì chắc chắn doanh nghiệp đó sữ thu được nhiều lợi nhuận. Trong kinh doanh lữ hành thì vấn đề nguồn lao động cũng cần được quan tâm. - Giá sản phảm( dịch vụ ) có thể cạnh tranh: bất cứ một doanh nghiệp lữ hành nào cũng vậy dịch vụ của họ bán ra được khách du lịch chấp nhận, khi đó giá bán dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành đó có thể cạnh tranh được với các công ty khác có cùng sản phẩm như họ - Vị trí của doanh nghiệp : vị trí có tầm quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Nếu doang nghiệp có vị trí rhuận lợi, thì doanh nghiệp đó sẽ được nhiều khách du lịch biết đến. Khi đó sẽ kích thích họ tìm hiểu và mua địch vụ của doanh nghiệp mình. - Cơ sở vật chất kỹ thuậ hiện đại: nếu cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ giúp quá trình làm việc nhanh hơn, chính xác hơ, , thuận tiện, tốn ít thời gian. *Điểm yếu - Chất lượng lao động thấp: yếu tố chất xám trong bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chung cũng như trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì chất xám rất quan trọng. Nhu cầu công việc ngày càng đòi hỏi cao hơn, nhiều hơn, vì vậy chất lượng lao động cần được nâng cao. -Vị trí của doanh nghiệp: doanh nghiệo coa vị trí không thuận lợi thì sẽ không được biết đến nhiều. - Sản phẩm có chất lượng kém, khả năng thay thế sản phẩm mới không được thị trường mới chấp nhận: trong kinh doanh du lịch thì việc đưa ra sản phẩm có chất lượng mới là cần thiết để đáp ưnga nhu cầu thiết thực của khách. Khi sản phẩm đó mà chất lượng không thể đáp ứng nhu cầu của khách u lịch thì đòi hỏi doang nghiệp đó nên thau thế sản phẩm đó bằng sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn. 1.4.2 Cơ hội và thách thức Trên cơ sở phân tích các điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp biết được những cơ hội của mình là gì, và những thách thức tiếp theo là gì. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng thị tường của mình bằng sản phẩm có chất lượng ngày càng cao so với các doanh nghiệp khác, họ có thể thâm nhập thị trường hiện tại khi doanh nghiệp đó có thuận lợi. Ngược lại doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi thâm nhập vào thị trường cao cấp, hoặc doanh nghiệp đó không thể cạnh tranh được với đối thủ có cùng sản phẩm như của mình. Chương 2 Thực trạng thị trường khách du lịch Nhật Bản tại Trung tâm lữ hành thuộc Công ty Du lịch và Thương mại Thăng Long 2.1 Giới thiệu khái quát về Trung tâm lữ hành thuộc Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm lữ hành thuộc Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long Trung tâm lữ hành là một bộ phận thuộc Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long. Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 1671/QĐ- UB ngày 15/5/1996 của UBND Thành phố Hà Nội. Tên đăng ký: Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long Tên giao dịch nước ngoài: Thang Long General Trading and Tourism Company Tên viết tắt: THANG LONG - GTC Trụ sở chính: 115- Lê Duẩn- Hà Nội Điện thoại: (84-4)8223058- 84-4)9423967 Fax: (84-4)8221762 E-mail: THANG LONG- GTC@FPT.VN Công ty du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước thành lập với mục đích kinh doanh các lóại hình du lịch, thương mại xuất nhập khẩu Ngành nghề kinh doanh của công ty : -Du lịch lữ hành quốc tế, nội địa - Khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác - Dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng - Đầu tư, kinh doanh cá c dịch vụ vui chơi giải trí Với chức năng và nhiệm vụ của mình, công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đang ngày càng phát huy thế mạnh của mình. Hiện nay công ty đã mở rộng các chi nhánh tại các tỉnh và thành phố trong cả nước. Các chi nhánh đó là: Chi nhánh 1 : tại Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh 2: Lào Cai Chi nhánh 3 : Hải Phòng 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long thanhf lập ngày15/5/1996 với chức năng chính là kinh doanh các loại hình du lịch và xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó công ty conf liên doanh với các công ty nước ngoài hỗ trợ phát triển du lịch. Các dự án mà công ty tham gia như dự án : xây dựng Tổ hợp khu đo thị, khách sạn tiêu chuẩn quốc tê 5 sao Hà Nội Hiton Hotel ... Ngoài ra công ty còn tổ chức thành công các hội trợ trong và ngoài nước : Tổ chức trưng bày và giới thiệu sản phẩm của công ty Tổ chức hội nghị , hội thảo các ngành nghề Tổ chức các tour du lịch Với các chức năng nói trên nhiệm vụ chính trong kinh doanh của công ty là phải thực hiện tốt các chức năng và hoàn thành các mục tiêu, phương hướng đề ra để đenm lại lợi nhuận cao , tạo nguồn thu cho ngân sách và nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.13.Bộ máy tổ chức của công ty Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đươc tổ chức theeo mô hình sau đây: Giám Đốc Phó Giám Đốc phụ trách khách sạn Phó Giám Đốc phụ trách tài chính kinh doanh Phó Giám Đốc phụ trách du lịch lữ hành Phó Giám Đốc phụ trách trách khối hành chính Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Siêu thị Thăng Long XN Đầu tư & PTDL Sông Hồng KS Đồng Lợi XN Xây dựng & Nội thất Thăng Long TT Du lịch lữ hành TT vui chơi giải trí GTC Xưởng thiết kế QC & SX bao bì, nhãn hiệu KS Holiday Về nhân sự có : +1 giám đốc +4 phó giám đốc +235 cán bộ công nhân viên * Ban giám đốc công ty Giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty , trực tiếp chịu trách nhiệm nghĩa vụ đối với Nhà nước Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động của từng bộ phận trong quá trình kinh doanh của công ty 2.2 Môi trường kinh doanh của công ty 2.2.1 Điểm mạnh và điểm yếu * Điểm mạnh của công ty - Công ty Du lịch lịch và Thương mại tổng hợp Thăng long là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập. Hiện nay khả năng tài chính của công ty tương đối lớn và ổn định. Đây là một thế mạnh của công ty trong môi trường cạnh tranh của công ty. Với khả năng tài chính tương đối tốt công ty có thể mở rộng điều kiện kinh doanh của công ty trong tương lai, tận dụng những cơ hội sẽ đem lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp. - Bên cạnh khả năng tài chính lớn, công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long có nguồn lao động dồi dào với trình độ chuyên môn cao. Phần lớn cán bộ công nhân viên trong công ty đều có trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Hiện nay số cán bộ có trình độ trên đại học chiếm 25% tổng số cán bộ công nhân viên của công ty. Với nguồn lao động dồi dào cùng với đạo đức nghề nghiệp của anh chị em cán bộ trong công ty chắc chắn rằng đây cũng sẽ là thế mạnh của công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long hiện nay cũng như trong tương lai. - Hiện nay công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đã tổ chức thành công nhiều chương trình du lịch cho khách du lịch trong và ngoài nước. Với mục tiêu đề ra công ty luôn đặt uy tín lên hàng đầu, vì vậy các chương trình du lịch luôn đạt chất lượng cao , phục vụ một cách tốt nhất cho khách du lịch. Mặc dù công ty luôn coi trọng vấn đề chất lượng lên hàng đầu nhưng các chương trình của công ty bán với mức giá phù hợp với nhu cầu của từng loại khách. Hiện nay công ty đã xây dựng các chương trình dành cho từng đối tượng nhằm thu hút khách đến với công ty ngày càng lớn. Vì vậy trong những năm qua, mặc dù thị trường du lịch nói chung và thị trường du lịch trên địa bàn Hà Nội nói riêng có nhiều biến động nhưng công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long vẫn đứng vững trên thị trường du lịch và ngày càng thể hiện vị thế cạnh tranh của mình trong thị trường du lịch. - Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong những năm qua công ty đã từng bước khẳng định uy tín của mình cả về chất và lượng. Bên cạnh những trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình hoạt động, hàng năm công ty luôn đổi mới và thay thế những trang thiết bị đã cũ không còn phù hợp với nhu cầu trong công việc bằng những trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt nhất theo yêu cầu công việc. - Vị trí của công ty: Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long nằm ngay trên đường Lê Duẩn, đối diện trung tâm ga Hà Nội- nơi trung tâm khách trong và ngoài nước ra vào Hà Nội. Vì thế đây là một vị trí hết sức quan trọng, được nhiều người để ý đến. * Điểm yếu của công ty Bên cạnh những điểm mạnh thì công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long có những điểm yếu sau: - Đội ngũ lao động trong công ty có độ tuổi trung bình cao, đội ngũ này chắc chắn ít nhanh nậy hơn số lao động trẻ 2.2.2 Cơ hội và thách thức *Cơ hội của công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long Trong những năm qua cùng với việc thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch(2000-2005-2010) đã làm nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung du lịch Việt Nam nói riêng. Cũng như các doang nghiệp du lịch khác, công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đã đạt được những thành tựu trong những năm qua là rất lớn. Đứng trước xu thế hội nhập của nền kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng, công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long tăng cường hợp tác du lịch với các đối tác trong và ngoài nước, khai thác tối đa quyền lợi thành viên của các tổ chức du lịch khu vực. Hiện nay công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long cũng như các doanh nghệp khác tham gia nhiều diễn đàn du lịch ASEAN( ATF), diễn đàn châu á - Bắc Ngao...Hợp tác song phương đi vào chiều sâu, ngày càng thiết thực với các nước Singapore, Tây Ba Nha, Anh, Pháp và đặc biệt là Nhật Bản. Theo đó là việc mở rộng thị trường và tranh thủ nhiều dự án tài trợ của nước ngoài hỗ trợ phát triển du lịch như với EU, thị trường châu á Thái Bình Dương, và một số tổ chức du lịch trong khu vực. *Những thách thức đối với công ty trong những năm qua - Sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp: Ngày nay có được sự quan tâm của Nhà nước, nền kinh tế nói chung cũng như kinh tế du lịch nói riêng đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp. Sự thâm nhập của các doanh nghiệp mới này sẽ tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh cho công ty trên các lĩnh vực từ phân chia thị trường tới các nguồn cung cấp, các hoạt động khuyến mại...Đây là một trong những thách thức lớn đòi hỏi công ty cần phải đưa ra các giải pháp để giải quyết những khó khăn này. - Vấn đề chất lượng sản phẩm và đầu tư chiều sâu. Hằng năm công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đều tăng tốc độ cao nhưng thời gian cho chuyến đi du lịch ngắn, mức chi tiêu thấp, làm cho hiệu quả du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và sự đầu tư. Mặc dù công ty đã có những bước chuyển biến rất quan trọng trong mấy năm gần đây nhưng sản phẩm du lịch chất lượng cao còn ít. - Giá cả của công ty hiện nay so với nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn Hà Nội còn cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. -Khả năng thay thế của một số sản phẩm của các doanh nghiệp khác sẽ làm ảnh hưởng đến mức giá, thị trường hiện có của công ty, đòi hỏi công ty phải đổi mới thay thế sản phẩm, tạo sản phẩm riêng, sản phẩm đặc trưng của công ty nhằm thu hút khách du lịch đến với công ty. 2.3 Thực trạng thị trường khách Nhật Bản tại công ty 2.3.1 Kết qủa khai thác thị trường khách Nhật Bản của công ty Với những tiềm năng và lợi thế cũng như những chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch mà công ty đang thực hiện, trong những năm qua Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đã thu hút được nhiều khách du lịch đến với công ty. Trong đó số lượng khách Nhật là rất lớn.. Năm 2003 ngành du lịch Việt Nam nói chung và công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long nói riêng bị giáng một đòn nặng nề là dịch bệnh SARS. Mặc du vậy nhưng số lượng khách Nhật đến với công ty năm 2003 đạt 2.3.2 Đặc điểm thị trường khách Nhật Bản tại công ty - Hiện nay số lượng khách du lịch Nhật Bản đến với công ty đi với hình thức du lịch gia đình: sở dĩ ngừơi Nhật thích đi du lịch gia đình bởi vì ngoài việc gia đình họ có được những giây phút bên nhau vui vẻ sau những ngày lànm việc căng thẳng thì đây là một hình thức có thể tiết kiệm chi phí. - Phần lớn người Nhật đi du lịch trong chương trình của công ty đều muốn đến những nơi huyền bí . -Khách du lịch Nhật Bản thích đi mua sắm, hàng lưu niệm - Khách du lịch Nhật Bản thường đi du lịch vào các tháng mùa hè ( tháng 7,8,9), chủ yếu là học sinh và sinh viên, vì đây là tháng nghỉ hè của họ. Ngoài ra còn phải kể đến một số lượng lớn khách du lịch Nhật Bản là giáo viên. 2.3.3Tình hình khách du lịch Nhật Bản tại công ty 2.3.3.1 Số lượng khách Nhật đến công ty Số lượng khách là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thị trường khách. Số lượng khách thể hiện bằng số lượng khách đến với công ty hàng tháng trong năm Chỉ số thời vụ trong tháng I= Trong đó :là số khách bình quân hàng tháng :là số khách trung bình 1 tháng trong 3 năm Chỉ số thời vụ trong tháng : phản ánh số khách bình quân từng tháng so với số khách bình quân 1 tháng trong 3 năm. Chỉ số thời vụ trong tháng càng lớn thì phản ánh số lượng khách đến trong tháng càng nhiều Số khách trung bình hàng tháng trong 3 năm là :Tổng số khách trong 3 năm của công ty Bảng 04 : Diễn biến số lượng khách Nhật vào các tháng trong năm của công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long: Tháng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 86 79 104 90 2.14 2 92 100 124 105.3 0.55 3 73 95 158 108.7 0.56 4 102 116 182 133.3 0.69 5 125 140 190 151.7 0.79 6 92 145 173 136.7 0.71 7 143 228 253 208 1.08 8 199 250 280 243 1.26 9 234 247 305 191.7 1 10 98 89 113 100 0.52 11 128 132 134 131.3 0.68 12 154 156 150 153.3 0.8 Tổng 1386 3375 2166 192.41 Diễn biến khách Nhật qua các năm Năm Số lượt khách (lượt người) Chênh lệch giữa các năm Tuyệt đối (lượt người) Tương đối (%) 2000 534 2001 965 431 80.71 2002 1324 359 37.20 2003 2065 741 55.97 Tổng 4388 ( Nguồn: diễn biến số lượt khách Nhật của công ty Du lịch và Thương mại tông hợp Thăng Long) Qua bảng trên ta thấy, năm 2001 số lượt khách tăng tuyệt đối là 431 lượt khách so với năm 2000 tương ứng với số tương đối là 80.71%. Điều này chứng tỏ thời kỳ này khách Nhật Bản đến công ty rất lớn. Năm 2002 số lượng khách đến với công ty cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn, chiếm 37.205 so với năm 2001. Đến năm 2003 số lượng khách tăng lên rất cao, tăng so với cùng kỳ năm 2002 là 741 lượt khách tương ứng với số tương đối là55.97%. Như vậy qua bảng tổng kết ở trên ta thấy số lượt khách Nhật không ngừng tăng lên qua các năm. 2.3.3.2 Cơ cấu độ tuổi và giới tính Trong những năm gần đây, số lượng khách Nhật đến công ty đã cosự thay đổi. Phần lớn số khách Nhật là thanh niên. Họ là những học sinh và sinh viên đi du lịch trong thời gian được nghỉ hè. Ngoài ra thì số lượng khách nữ là các nhân viên làm trong văn phòng ngày càng có xu hướng tăng lên. Những du khách này họ thích đến Việt Nam vì Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng nhau về phong tục tập quán. Mặt khác giá cả các hàng hoá và dịch vụ ở Việt Nam rẻ hơn các nước trong khu vực mà người Nhật có xu hướng tiết kiệm hơn trong tiêu dùng.Ngoài ra các đồ ăn Việt Nam theo nhiều khách Nhật là rất ngon, được nhiều người Nhật thích. Xuất phát từ những ưu điểm đó mà Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Nhật Bản. 2.3.3.3 Cơ cấu khách du lịch Nhật Bản tại công ty Theo thống kê của công ty Du lịch và thương mại Thăng Long thì số lượng khách Nhật đến công ty ngày càng tăng lên. Họ đi du lịch theo những mục đích như: - Khách tham quan - Khách du lịch công vụ và thương mại - Khách đi du lịch với mục đích khác. Bảng 04: Cơ cấu khách Nhật đến công ty du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long theo động cơ du lịch. SốTT Mục đích Năm . 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số lượt khách Tỷ lệ% Số lượt khách Tỷ lệ% Số lượt khách Tỷ lệ% 1 Khách tham quan 603 53.99 640 39.36 1068 43.23 2 Khách du lịch công vụ thương mại 520 46.55 512 31.49 750 30.36 3 Khách đi với mục đích khác 464 41.54 474 29.15 652 26.40 4 Tổng 1117 142.08 1626 100 2470 99.99 Qua bảng tổng kết trên ta thấy khách du lịch thùn tuý ngày càng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách Nhật đi du lịch tại công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long. Năm 2001 khách du lịch thanm quan chiếm 53.99% với số lượng khách đạt 603 lượt người, chiếm phần lớn số lượng khách Nhật đến công ty. Năm 2002 số lượng khách Nhật tănng tương đối đạt 640 lượt người chiếm tỷ trọng 39.36% số lượng khách. Năm 2003 do ảnh hưởng của bệnh dịch SARS cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long gặp nhiều khó khăn và thử thách. Song công vẫn thu hút được số lượng lớn khách Nhật đến, đạt 1068 lượt khách chiếm 43.23% trong tổng số khách Sau khách du lịch thuần tuý là khách du lịch côngvụ và thương mại cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lượng khách Nhật Bản đến công ty. Năm 2002 số lượng khách này có giảm nhưng không đáng kể, nhưng đến năm2003 thì khácdu lịch công vụ lại tăng lên rất cao đạt 750 lượt người chiếm 30.36%. với lượng khách này khả năng thanh toán là rất cao vì vậy thu hút được nhiều khách du lịch công vụ và thương mại thì công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Sau cung là khách đi với mục đích khác cũng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm. Năm2001 tăng464 lượt người tương ứng 41.54% , năm2002 tăng474 lượt khách chiếm 29.15% và đến năm 2003 đạt 652 lượt người chiếm 26.40% trong tổng số khách đến với công ty. Như vậy khách du lịch Nhật Bản đến với công ty phần lớn là khách du lịch công vụ thương mại và khách du lịch thuần tuý. Số lượng khách này luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách của công ty.Khả năng thanh toán của họ là rất cao.Do vậy để tăng doanh thu thi công ty nên tập trung thu hút được nhiều hơn nữa khách tham quan và khách du lịch công vụ và thương mại. 2.3.3.4 Cơ cấu chi tiêu bình quân cuae khách du lịch Nhật Bản tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long So với các thị trường khách khác thì thị trường khách du lịch Nhật Bản có những điểm khác nhau. Bảng 05: Cơ cấu chi tiêu bình quân của khách du lịch Nhật Bản tại công ty du lịch và hương mại tổng hợp Thăng Long. Đơn vị tính: USD Quốc tịch Tổng chi Lưu trú Ăn uống Mua sắm Vận chuyển vui chơi Anh 98.7 35.94 15.20 25 18.47 Pháp 98.97 48.30 18 18.4 16.2 Đức 102.4 42.15 14.50 6.02 20.14 Nhật 120.23 67 30.39 30.5 32 Cơ cấu chi tiêu của khách Nhật 100% 45.47% 19.9% 18.46% 20.5% ( Nguồn: Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long) Nhìn vào bảng ta thấy cơ cấu chi tieu bình quân một ngày của khách Nhật lớn hơn nhiều so với các thị trường khách khác bởi vì thị trường khách Nhật có khả năng thanh toán cao hơn hẳn các thị trường khách khác. Khách Nhật chi tiêu cho lưu trú là rất lớn với mức 67 USD cho một ngày lưu trú chiếm 45.47% tổng số cơ cấu chi tiêu của khách Nhật. - Người Nhật thường đi du lịch ra nước ngoài thương kéo dài bảy đến chín ngày. Trong chuyến đi du lịch của người Nhật họ thường chi tiêu rất lớn vào việc mua sắm, vui chơi vì khách Nhật họ có khả năng thanh toán rất cao. 2.3.4 Những biện pháp mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản tại công ty trong thời gian qua. 2.3.4.1 Xác định thị trường mục tiêu Trong những năm qua công ty du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đã xác định rõ thị trường mục tiêu của mình là thị trường khácg du lịch Nhật Bản. Công ty đã áp dụng nhiều chính sách để tăng cường thu hút khách du lịch Nhật Bản đến công ty ngày càng nhiều. Với mục tiêu đề ra công ty đã xây dựng nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu này. 2.2.4.2 Hoàn thiện nâng cao chất lượng phục vụ Ngày nay nhu cầu của khách du lịch ngày càng phong phú và yêu cầu đòi hỏi phải đáp ứng một cách tốt nhất cho khá. Mặc khác khách Nhật họ là những người khó tính vì vậy yêu cầu đối với người phục vụ là hết sức quan trọng. Trong những năm qua công ty đã thường xuyên đào tạo cán bộ công nhân viên tại một số trương du lịch trong nước và một số bạn hàng nước ngoài. Với mục đích đó hàng năm công ty đã đầu tư ngân sách để thuê các chuyên gia nước ngoài giảng dạy cho đội ngũ các bộ trong công ty. Công ty luôn đật phương châm" Khách hàng là thượng đế" do đó việc đầu tư đào tạo cán bộ là việc làm hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Kết quả mà công ty đã làm được đánh giá bằng số lượng khách du lịch Nhật Bản đến công ty. 2.2.4.3 Sử dụng chính sách sản phẩm Ngày nay với sự có mặt của nhiều công ty kinh doanh đã tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức khó khăn đối với mỗi công ty. Đứng trước những khó khăn đó, công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đã sử dụng những chính sách kinh doanh để phù hợp với yêu cầu của thị trường hiện tại. Công ty thường xuyên thay thế sản phẩm mới vào thị trường với chất lượng tốt hơn phù hợp với thị trường hiện tại. Ngoài ra công ty còn tạo sản phẩm thay thế, sản phẩm đặc trưng riêng của công ty , làm sản phẩm của mình khác lạ so với sản phẩm của doanh nghiệp khác trong một thị trường để tạo thế cạnh tranh cho công ty mình. 2.2.4.4 Chính sách giá hợp lý Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty còn trú trọng việc hạ giá thanh sản phẩm . Những năm qua công ty luôn quan tâm đến vấn đề giá cả sản phẩm có phù hợp với chất lượng, nhu cầu của khách hàng. Hiện nay trên thị trường du lịch Hà Nội , so với nhiều doanh nghiệp kinh doanh khác thì giá của công ty là tườn đối phù hợp cho từng đối tượng khách. Vì vậy số lượng khách du lịch đến công ty ngày càng đông. 2.2.4.5 Chính sách quảng cáo Để thu hút được nhiều khách đến tiêu dùng dịch vụ của mình, công ty Du lịch vaf Thương mại tổng hợp Thăng Long đã sử dụng các hình thức quảng cáo như : phát hành tập gấp, quảng cáo trên báo, ti vi, internet, hội nghị khách hàng... cũng như lựa chọn phương thức quảng cáo. Hàng năm công ty trích ngân quỹ dành cho việc quảng cáo... và đã đạt được những kết quả to lớn. 2.2.4.6 Quan hệ với các nguồn gửi khách Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập công ty đã thiết lập với nhiều bạn hàng, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học tập từ các bạn hàng của công ty. Hiện nay công ty đã thiế lập với nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài hợp tác phát triển du lịch. Công ty đã cử các cán bộ sang Singapor, Thái Lan , Hàn Quốc, Đức và đặc biệt là Nhật đào tạo. Qua đó hiện nay công ty đã mở văn phòng đại diện ở các nước bạn hàng nhằm thu hút khách đến với công ty. 2.2.4.7 Một số bịên pháp khác Ngoài những biện pháp trên, côngty còn áp dụng một số biện pháp khác để mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản -Mở thêm một số nhà hàng, phục vụ kiểu ăn Nhật - Xây dựng thêm các chương trình du lịch như thăm phố cổ, thăm làng nghề thủ công truyền thống 2.3 Đánh giá chung Nhìn chung những năm qua số lượng khách Nhật đến công ty ngày càng nhiều. Điều đó chứng tỏ công ty đã và đang mở rộng thị trường khách Nhật. Chất lượng các dịch vụ của công ty được khách chấp nhận và tiêu dùng nó. Một số sản phẩm thay thế đạt chất lượng cao với mức giá vừa với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những mặt làm được,công ty vẫn còn biểu hiện những điểm yếu kém như : - Số lượng nhân viên biết tiếng Nhật còn hạn chế -Cán bộ công nhân viên trong công ty có độ tuổi trung bình cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công suất lao động trong công việc. Chương 3 Một số giải pháp mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản tại Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long 3. Xu hướng phát triển thị trường du lịch Việt Nam 3.1 Xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với Việt Nam 3.1.1 Tỷ trọng của khách du lịch Nhật Bản trong thị trươngd du lịch Hà Nội 3.1.2 Nhật Bản- Thị trường tiềm năng Theo Tổng cục Du Lịch thì du khách Nhật Bản cũng là môt trong số thị trường trọng điểm được tập trung hướng tới. Con số khoảng 16 triệu người Nhật đi ra nước ngoài du lịch cũng đã thể hiện thị trường to lớn đối với Việt Nam. Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long cũng chọn thị trường khách Nhật là thị trường tiềm năng của mình. Dân số Nhật tuy không đông nhưng lượng người đi du lịch ra nước ngoài rất lớn . Điêu này chứng tỏ người Nhật họ là những người giàu có, vì vậy khách Nhật là thị trường khách có khả năng thanh toán cao so với cácthị trường khách du lịch quốc tế khác đến Việt Nam du lịch. 3.2 Phương hướng và mục tiêu của công ty trong việc mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản trong thời gian tới 3.2.1 Phương hướng Trong điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn hơn, công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long cũng gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên với quyết tâm của cán bộ trong công ty đã quyết tâm thực hiện một só chỉ tiêu sau: - Tiếp tục duy trì và phát huy kết quả đạt được trong những năm qua. - Giữ vững uy tín, tên tuổi của mình trên thị trường du lịch nói chung và thị trường du lịch Hà Nội nói riêng. -Thường xuyên tu sửa, thay thế các trang thiết bị phục vụ trong quá trình kinh doanh của công ty. -Mở rộng thị trường khách và các mối quan hệ trong và ngoài nước. -Đào tạo trình độ chuyên môn cho các cán bộ trong công ty. -Nâng cao chất lượng các dịch vụ và bình ổn giá cả trong những năm tiếp theo. 3.2.2 Nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới Để thực hiện tốt các phương hướng đề ra , công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: -Luôn coi khách hành là "thượng đế" để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch - Mở thêm một số dịch vụ bổ xung phuch vụ những nhu cầu cao cấp của khách hàng. -Tìm mọi biện pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch có khả năng thanh toán cao - Kiện toàn bộ máy tổ chức lao động trong công ty, phân công lại lao động, đưa ra kế hoạch để bồi dưỡng , đào tạo lại nguồn lao động. - Xây dựng chế độ làm việc theo cơ chế, chấm điêmr thi đua, chế độ khen thưởng cho cán bộ trong công ty. 3.3 Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường khách Nhật Bản tại công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long 3.3.1 Đối với công ty Nghiên cứu xây dựng các tour tuyến tham quan các di tích lịch sử văn hoá đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa Việt Nam của khách du lịch Nhật Bản - Xây dựng và khảo sát các chương trình du lịch một cách chu đáo trước khi chào bán cho khách du lịch - Mời các chuyên gia của Nhật tư vấn, chuẩn bị đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu của khách trước khi quảng cáo. - Bên cạnh khai thác các tour du lịch văn hoá thì cần quan tâm khai thác các tour mua sắm, hàng hoá, đồ lưu niệm, giới thiệu các loại hình văn hoá đặc sắc của đất nước : múa rối nước, hát quan họ , hát chèo... để hấp dẫn thu hút khách du lịch Nhật quay trở lại nhiều lần hơn - Đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khách Nhật. Đào tạo số nhân viên nam hiểu về đất nước, con người Nhật, biết tiếng Nhật để phục vụ khách Nhật vốn là những người khó tính 3.3.2 Đối với Nhà nước và Tổng cục Du lịch - Đảm bảo vệ sinh môi trường tại các đại phương có điểm du lịch, khắc ohục tình trạng chèo kéo khách, ăn xin. Để cho các đại phương này thực sự là điểm đến hấp dẫn, văn minh, lịch sự như theo bài Lữ hành- ke chiêm bái của LưU Vĩ Luân đã viết " nếu cái nụ cười của ngừi Việt Nam đã giúp cho du khách yêu mến Việt Nam, thì cái nhăn nhở của kỹ nghệ ăn mày, hàng rong đã là một liều thuốc : "giải thiêng" độc địa. - Đơn giản các thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, tránh các thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian gây ngại chô du khách Nhật đến Việt Nam - Mở các cơ sở đào tạo hướng dẫn viên khách Nhật -Xây dựng các tour du lịch tham quan phù hợp với tâm lý người Nhật -Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh, đất nước con người Việt Nam với khách Nhật trên các phương tiên ở Nhật Bản, - Mở các văn phòng đại diện , các trung du lịch tại các sân bau có nhiều khách quốc tế qua lại như sân bay Nội Bài, Sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Đà Nẵng... để thu thập thông tin phục vụ khách. Kết luận Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đã đạt được những thành quả to lớn đóng góp cho sự nghiệp phát triển của ngành du lịch nước nhà. Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long có nhiều mảng hoạt động khác nhau nhưng hoạt động kinh doanh lữ hành đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển chung của công ty. Tron những năm qua hoạt đông kinh doanh lữ hành đã được chú trọng song vẫn bộc lộ những yếu kém như sản phẩm du lịch vấn còn nghèo nàn, các chương trình du lịch còn trùng lặp nhau với các công ty khác. Các yếu tố cho việc thúc đẩy tiêu thu sản phẩm du lịch như quảng cáo, khuyếch trương , mở rộng thị trường ... của công ty còn hạn chês. Do vậy để tồn tại và phát triển hơn nữâ hoạt động kinh doanh lữ hành tron thị trường du lịch đầy niến động thì công ty cần có những biện pháp nhằm thu hút khách để mở rộng thị trường khách Nhật . Do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về tình trạng hoạt động của công ty nên báo coá chuyên đề vânc cònd nhiều hạn chế. Báo cáo mới chỉ đưa rađược một số hình ảnh về tình hình kinh doanh lữ hành mà chưa đi sâu vào phân tích đánh giá một cách chi tiết. Cuối cung em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Phi lân, các thầy cô giáo , các cô chú, anh chị trong công ty và các bạn đã giúp enm hoàn thành bài việt này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Bùi Thị Tâm Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS Nguyễn Văn Đính và Th.S Phạm Hồng Chương: Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Thống kê 2000. 2. PGS.TS Nguyễn Thành Độ và TS Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Nxb Lao động- Xã hội 2002. 3. TS. Trần Thị Minh Hoà: Tổng quan du lịch – NXB Hà Nội 2000 4. Tạp chí du lịch Số 1+2 Năm 2004 Mục lục Lời mở đầu: 2 Chương 1: Cơ sở lý luận về khách du lịch và trường khách du lịch Nhật Bản 4 1.1 Những khái niệm cơ bản: 4 1.1.1. Khách du lịch và phân loại khách du lịch 4 1.1.2. Những chức năng cơ bản của thị trường khách du lịch Nhật Bản 6 1.1.3.Những đặc điểm cơ bản của thị trường khách du lịch Nhật Bản 7 1.2.Vai trò và các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành trên thị trường khách du lịch Nhật Bản 13 1.2.1. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành 13 1.2.2. Những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành 15 1.2.3. Phân loại các doanh nghiệp lữ hành 16 1.3. Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản 18 1.3.1. Quan hệ thương mại 18 1.3.2. Hợp tác về kinh tế, đầu tư 19 1.3.3. Hợp tác về du lịch 19 1.4. áp dụng mô hình SWTO trong phân tích môi trường kinh doanh 20 1.4.1. Điểm mạnh và yếu 20 1.4.2. Cơ hội và thách thức 21 Chương 2:Thực trạng thị trường khách du lịch Nhật bản của công ty 22 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long 22 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22 2.1.2. Chức năng, nhiểm vụ của công ty 23 2.1.3. Bộ máy tổ chức, quản lý điều hành của công ty 24 2.2. Môi trường kinh doanh của công ty 25 2.2.1. Điểm mạnh và yếu 25 2.2.2. Cơ hội và thách thức 26 2.3.Thực trạng thị trường khách Nhật Bản của công ty 27 2.3.1. Kết quả khai thác thị trường khách Nhật Bản của công ty 27 2.3.2. Đặc điểm thị trường khách Nhật Bản của công ty 28 2.3.3. Tình hình khách du lịch Nhật Bản tại công ty 28 2.3.3.1. Số lượng khách Nhật đến công ty 28 2.3.3.2. Về cơ cấu độ tuổi giới tính 30 2.3.3.3. Cơ cấu khách du lịch Nhật Bản tại công ty 30 2.3.3.4. Cơ cấu chi tiêu bình quân của khách du lịch Nhật Bản tại công ty 32 2.3.4. Những biện pháp mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản tại công ty trong thời gian qua 33 2.3.4.1. Xác định thị trường mục tiêu 33 2.3.4.2. Hoàn thiện nâng cao chất lượng phục vụ 33 2.3.4.3. Sử dụng chính sách sản phẩm 33 2.3.4.4. Chính sách giá hợp lý 34 2.3.4.5. Chính sách quảng cáo 34 2.3.4.6. Mở rộng quan hệ với các nguồn gửi khách Nhật Bản 34 2.3.4.7. Một số biện pháp khác 34 Chương 3: một số giải pháp mở rộng thị trường khách nhật bản tại công ty du lịch và thương mại tổng hợp thăng long 36 3. Xu hướng phát triển thị trường du lịch Việt Nam 36 3.1.Xu hướng phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với Việt Nam 36 3.1.1. Nhật Bản- Thị trường tiềm năng 36 3.2. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong việc mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản trong thời gian tới 36 3.2.1. Phương hướng 36 3.2.2. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới 37 3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản tại công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long 37 3.3.1. Đối với công ty 37 3.3.2. Đối với Nhà nước và Tổng cục Du lịch 38 kết luận 39 Tài liệu tham khảo 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0058.doc
Tài liệu liên quan