Con người cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển du lịch. Vì vậy cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt phải tận dụng lao động địa phương vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân vưa nâng cao chất lượng du lịch.
- Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm.
Việc tiếp thị, cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách với môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội tại điểm đến.
25 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số suy nghĩ về phát triển du lịch bền vững ở Mũi Né, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch của Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn vào GDP. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2008, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như kinh tế toàn cầu, vẫn có hơn 3,3 triệu du khách nước ngoài đến Việt Nam, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và tại chỗ trong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.
Trên đây ta đã thấy được những lợi ích mà du lịch đem lại. Điều quan trọng là làm sao để những lợi ích đó được kéo dài, bền vững? Câu trả lời đó là: du lịch phải đi theo con đường phát triển du lịch bền vững. Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp, em xin đưa ra một số suy nghĩ về phát triển du lịch bền vững ở Mũi Né.
B. NỘI DUNG
1.Nhận thức về phát triển du lịch bền vững.
1.1 Phát triển du lịch bền vững là gì?
Có rất nhiều quan niệm về phát triển du lịch bền vững. Nhưng ở đây em tiếp cận phát triển du lịch bền vững theo quan điểm của “Chương trình nghị sự 21 về du lịch”. Theo đó, phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Theo quan điểm trên thì ta phải tạo được sự bền vững, cân bằng giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
+ Bền vững về kinh tế: Duy trì một cách lâu dài các hiệu quả kinh tế do du lịch tạo ra. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giảm tỉ lệ đói nghèo, thất nghiệp, các doanh nghiệp du lịch phát triển ổn định.
+ Bền vững về xã hội: Tạo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. Khôi phục, giữ gìn, phát triển các làng nghề truyền thống,các phong tục tập quán lâu đời
+ Bền vững về môi trường: Giữ gìn môi trường trong, sạch, các tài nguyên được khai thác hợp lí, có quy hoạch.
Các điều kiện phát triển du lịch
Điều kiện về tài nguyên du lịch
a, Tài nguyên thiên nhiên
- Vị trí địa lí:
Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quyết định về lựa chọn điểm đến, thời gian lưu lại điểm đến của khách du lịch.
Khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách ngắn. Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch. Nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi khách, nó sẽ có ảnh hưởng tới khách trên hai khía cạnh sau:
+ Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa.
+ Khách du lịch phải rút ngắn thời gian lưu lại ở điểm đến vì mất nhiều thời gian đi lại.
Tất nhiên, những bất lợi trên chỉ dành cho khách đi du lịch với phương tiện là ô tô, tàu thủy, tàu hỏa. Trong một số trường hợp, khoảng cách xa lại có sức hấp dẫn mãnh liệt với những khách có thu nhập cao và có tính hiếu kì.
- Địa hình:
Điểm du lịch phải có địa hình đa dạng, có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, núiĐiểm du lịch càng có địa hình đa dạng càng thu hút khách du lịch.
- Khí hậu:
Khí hậu phải thuận lợi cho khách du lịch.
Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau.
Khí hậu bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa..
- Động – thực vật
Điểm du lịch có hệ động – thực vật phong phú, đa dạng. Nhất là có nhiều loại động – thực vật lạ, quý hiếm sẽ rất hấp dẫn khách du lịch.
- Tài nguyên nước:
Các nguồn tài nguyên nước bao gồm: Ao, hồ, sông, suốivừa tạo điều kiện điều hòa không khí, giao thông thuận lợi, lại tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng như:
+ Các nguồn nước khoáng để phát triển du lịch chữa bệnh.
+ Các thác ghềnh tạo điều kiện cho phát triển du lịch mạo hiểm
b, Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên nhân văn gồm: Các giá trị văn hóa: Vật thể
Phi vật thể
Các giá trị lịch sử
Điều kiện về kĩ thuật
a, Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Bao gồm: Toàn bộ nhà cửa và phương tiện kĩ thuật giúp cho việc phục vụ thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch như: Khách sạn, nhà hàng, Phương tiện giao thông vận tải, các khu giải trí, cửa hàng, công việc
Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.
b, Cơ sở hạ tầng xã hội
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, bảo tang, rạp hát
Cơ sở hạ tầng xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một đất nước. Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Ngược lại, du lịch phát triển cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy, nâng cao, mở rộng cơ sở hạ tầng kĩ thuật của một vùng hay của cả đất nước.
1.2.3 Điều kiện về tổ chức
Sự có mặt của bộ máy quản lí nhà nước về du lịch.
Sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch.
Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch.
Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.
Tại “Chương trình nghị sự 21 về du lịch” đã đưa ra 10 nguyên tắc chỉ đạo cho “Phát triển du lịch bền vững”.
- Nguyên tắc 1: Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững.
Có thể nói du lịch phát triển là dựa hoàn toàn vào nguồn tài nguyên. Tài nguyên là hữu hạn. Vì vậy muốn du lịch phát triển bền vững lâu dài đồng nghĩa với việc chúng ta phải khai thác, sử dụng, bảo tồn nguồn tài nguyên hợp lí, có quy hoạch. Ngăn chặn sự phá hoại tới các nguồn tài nguyên; đưa ra thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước, không khí; duy trì hoạt động trùng tu bảo tồn tài nguyên.
- Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải.
Các nguồn tài nguyên nước, năng lượng cần được sử dụng hợp lí, tránh lãng phí; giảm lượng chất thải ra môi trường. Để thực hiện nguyên tắc này: các doanh nghiệp du lịch cần có các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện nước. Ví dụ: Một số khách sạn đã lắp đặt hệ thống vòi nước tiết kiệm, hệ thống điện tự ngắt khi khách ra khỏi phòng. Khuyến khích khách giảm những tiêu thụ không đúng đắn, xả rác đúng nơi qui định; doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lí rác đúng tiêu chuẩn.
- Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng về thiên nhiên, xã hội, văn hóa.
Như ở nguyên tắc 1 ta đã thấy tầm quan trọng của nguồn tài nguyên. Vì vậy việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa – xã hội là điều cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững. Theo ngyên tắc này du lịch cần trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội của điểm đến; ngăn ngừa sự phá hoại sinh thái thiên nhiên bằng cách áp dụng các quy tắc về sức chứa; giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch đối với hệ sinh thái; phát triển loại hình du lịch stayhome; gìn giữ phát triển các ngành nghề truyền thống; phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phú lợi xã hội và nhu cầu phát triển.
- Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạt phát triển tổng thể kinh tế - xã hội.
Du lịch cũng là một thành phần kinh tế. Vì vậy phát triển du lịch phải được đặt trong khuôn khổ quy hoạch chiến lược phát triển khinh tế - xã hội. Theo nguyên tắc này ngành du lịch phải tôn trọng chính sách của địa phương, khu vực và quốc gia; phát triển du lịch phải phù hợp với hoàn cảnh địa phương, xây dựng các kế hoạch một cách đứng đắn, thực thi và giám sát các dự án đầu tư đem lại lợi ích lâu dài.
- Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển.
Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo
- Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương mà còn nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Theo nguyên tắc này thì ngành du lịch cần tôn trọng các nhu cầu và nguyện vọng của dân cư tại điểm đến, khuyến khích họ tham gia tích cực vào các dự án, các hoạt động phát triển du lịch; ủng hộ các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho khách.
- Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan.
Việc trao đổi, thảo luận giữa ngành du lịch và cộng đồng dịa phương, các tổ chức và các cơ quan liên quan khác nhau là rất cần thiết. Theo nguyên tắc này ngành du lịch cần giới thiệu, trao đổi việc lập quy hoạch để lấy ý kiến đóng góp của dân cư điểm đến tránh những xung đột sau này.
- Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Con người cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển du lịch. Vì vậy cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt phải tận dụng lao động địa phương vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân vưa nâng cao chất lượng du lịch.
- Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm.
Việc tiếp thị, cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách với môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội tại điểm đến.
- Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu.
Tiếp tục nghiên cứu và giám sát các hoạt động du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích các số liệu nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, mang lại lợi ích cho các diểm tham quan, cho ngành du lịch và cho khách hàng
1.4 Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào sức chứa.
Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO thì “Sức chứa là số lượng người tối đa đến thăm một điểm du lịch trong cùng một thời điểm mà không gây thiệt hại tới môi trường sống, môi trường kinh tế và môi trường văn hóa – xã hội; đồng thời không làm giảm sự thỏa mãn của du khách tham quan”. Như vậy, ta cần phải nghiên cứu sức chứa trên các góc độ sau:
- Sức chứa về vật lí: Số lượng du khách tối đa mà điểm đến có thể chứa được để không làm biến dạng tài nguyên tại điểm đến.
- Sức chứa về sinh thái: Số lượng du khách tối đa mà tài nguyên ở điểm đến có thể đáp ứng mà không gây thiệt hại tới môi trường tự nhiên, không ảnh hưởng đến tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã, không phá vỡ hệ sinh thái.
- Sức chứa về tâm lí: Số lượng du khách tối đa mà điểm đến có thể chứa được mà không gây ra sự khó chịu giữa các du khách.
- Sức chứa về xã hội: Số lượng du khách tối đa mà điểm đến có thể chứa được mà không gây ra sự khó chịu, bất đồng cho dân cư tại điểm đến.
- Sức chứa về tổ chức: Số lượng du khách tối đa mà điểm đến có thể phục vụ được (số lượng phòng ngủ, số lượng nhân viên,các trang thiết bị phục vụ).
2. Liên hệ phát triển du lịch ở Mũi Né
Mũi Né là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết – Bình Thuận . Mũi Né là một dãy đồi cát thoai thoải và bãi cát ven biển rộng, thoáng mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển rộng, thoải, nước sạnh và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách.
2.1 Giới thiệu một vài nét về Mũi Né
2.1.1 Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân mỗi khi đi biển gặp bão thường tới đây nương náu. ‘‘Mũi’’ là mũi đất đưa ra biển ; ‘‘Né’’ nghĩa là dùng làm nơi để né tránh.
Theo một truyền thuyết khác thì tên gọi này được xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm là công chúa Chuột – tương truyền vùng đất này là của người Chăm, xưa kia lau sậy mọc um tùm. Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nan y đã xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm và lấy biệt danh là bà Nà Né, lâu dân người dân đọc Nà Né thành Mũi Né. Né là tên của công chúa út, còn Mũi là mũi đất đưa ra biển.
2.1.2 Điều kiện phát triển du lịch ở Mũi Né
a, Các điều kiện về tài nguyên
- Vị trí địa lí – địa hình:
+ Mũi Né cách thành phố Phan Thiết khoảng hơn 20km về hướng Đông Bắc. Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu – là tuyến đường trọng yếu của ngành du lịch Bình Thuận.
+ Mũi Né được thiên nhiên ưu đãi khí hậu ôn hòa với nắng ấm quanh năm, có biển một bên và núi một bên.
+ Trên đường từ Phan Thiết ra Mũi Né có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nơi thăm quan như : Nhà ở Mộng Cầm – một trong những người tình của Hàn Mặc Tử nằm tại số nhà 300 đường Trần Hưng Đạo, sông Cà Ty với tháp nước Phan Thiết, tháp Chàm Pôshanư, lầu Ông Hoàng, suối Tiên, đồi cát, hòn RơmViệc tập trung nhiều điểm du lịch như vậy càng tạo nên sự hấp dẫn du khách của Mũi Né.
Giao thông
Thành phố Phan Thiết cách TP Hồ Chí Minh 198km, cách Hà Nội 1.518km.
Đường biển có cảng Phan Thiết có thể tiếp nhận được tàu 2.000 tấn.
Đường sắt có ga Phan Thiết. Từ đây bạn có thể vào Mũi Né bằng xe bus hoặc taxi.
- Các tài nguyên du lịch
Khi đến Mũi Né, bạn sẽ được tham quan làng chài Mũi Né, có cơ hội chứng kiến hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.
Mũi Né còn nổi tiếng với đồi cát bay. Với hơn 50ha, do cấu tạo đặc biệt, cứ sau mỗi đợt gió lớn hay một ngày đêm lại thay đổi hình dạng của nó.
Đồi cát rộng mênh mông với màu vàng, trắng hay đỏ tạo nên khung cảnh rất hùng vĩ và đẹp mắt mà tạo hóa đã dành riêng cho nơi đây.
Ngoài các bãi biển và cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như suối Tiên, lầu Ông Hoàng, tháp Chàm Pô-Sha-Nư
Suối tiên là một khe nước nhỏ chảy qua đồi cát tạo ngay cạnh Hòn Rơm, Phan Thiết nhưng những thạch nhũ và cảnh tượng nơi đây khiến nhiều du khách bất ngờ.
Nhóm di tích tháp cổ Pô-Sha-Nư, hay còn gọi là tháp Phú Hải, thuộc phường Thanh Hải, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nhóm di tích tháp cổ Pô-Sha-Nư là cả một tổng thể kiến trúc đền tháp của người Chăm - thờ các tiểu tiên nữ con gái thần mẹ Pô Nagar.
Đây là tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Nhóm tháp này gồm 3 tháp và nhiều tháp bị đổ khác nay chỉ còn lại phế tích và nền móng. Ba ngôi tháp hiện còn phân bổ trên 2 tầng đất, quay mặt về hướng đông. Cả ba ngôi tháp đều là tháp vuông nhiều tầng, có niên đại thế kỷ 8. Có một số yếu tố kiến trúc như cột trụ tròn ở các cửa giả, mi cửa...tương tự như ở các đền tháp Khmer.
Ẩm thực: Nước mắm Phan Thiết,bánh xèo, banh rế, mực một nắng
Lễ hội : Lễ hội Nghing Ông, đua thuyền truyền thống, lễ hội katê
2.2 Thực trạng phát triển du lịch ở Mũi Né
Hơn 13 năm trước, Mũi Né còn là một vùng biển hoang sơ với các làng chài của cư dân địa phương. Ngày 24/10/1995 sự kiện nhật thực toàn phần đã thu hút một lượng lớn khách trong nước cũng như quốc tế đến Mũi Né. Từ đó, khách du lịch cũng như các nhà đầu tư bắt đầu nhận ra tiềm năng du lịch của vùng biển này.
Các resort lần lượt mọc lên để đón du khách trong, ngoài nước đến nghỉ ngơi và khám phá vùng biển này. Có thể nói Mũi Né là thiên đường resort. Có đến trên 50 khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt chuẩn từ 2 đến 4 sao. Ở đây, bạn sẽ thấy đầy đủ các loại resort với đủ kiến trúc khác nhau, từ dáng dấp trung đông cho đến Phi Châu, từ Á cho tới Âu.
Năm 2008, lượng du khách đến tỉnh ước đạt hơn 2 triệu lượt, tăng 11,2% so với năm 2007 và tăng 59,88% so với năm 2005 trong đó có khoảng 200.000 lượt du khách quốc tế, tăng 14,28% so với năm 2007 và tăng 55,21% so với năm 2005. Hiện tại, thời gian lưu trú bình quân của mỗi khách quốc tế đã lên 3,8 ngày và khách nội địa là 1,5 ngày. Doanh thu từ hoạt động du lịch liên tục tăng đều qua các năm.
Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tăng nhanh. Mũi Né được mệnh danh là thành phố resort.
Các sản phẩm, dịch vụ, vui chơi giải trí ngày càng đa dạng, đã mời gọi được nhiều tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, từng bước phát huy hiệu quả như: sân gôn Sealinks, khu vui chơi giải trí Suối Cát, nhà hàng Hoa Viên, vũ trường Hoàng Ngọc, Siêu thị Coop - mart, xe buýt công cộng Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch đã chủ động tìm kiếm dịch vụ mới lạ đưa vào hoạt động. Có Resort mở lớp học gói bánh chưng hoặc tổ chức Tết Việt cho khách nước ngoài tham gia ăn ở cùng gia đình các nhân viên. Hay có cơ sở hình thành đội ca múa Chăm tại chỗ, hoặc đưa “sô” ca nhạc từ các trung tâm du lịch lớn về phục vụ du khách. Tại khu du lịch Sài Gòn - Mũi Né, dịch vụ cắt may trang phục “tốc hành” ngay trong Resort bắt đầu được du khách chú ý và lựa chọn. Riêng những cơ sở ven biển có điều kiện cũng tận dụng lợi thế địa hình để kinh doanh các loại hình thể thao như lướt ván buồm, lướt ván diều, mô-tô nước khá hiệu quả.
Mặc dù, Mũi Né-Phan Thiết đã trở thành thương hiệu quốc tế, nhưng Bình Thuận chưa định hướng sản phẩm du lịch dù có nhiều tiềm năng, thiếu hệ thống khách sạn và dịch vụ cao cấp, nguồn nhân lực yếu và thiếu. Mũi Né rất hay xảy ra hiện tượng “cháy phòng”, nhất là vào các mùa cao điểm tránh Đông của du khách châu Âu (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau); rồi thiếu dịch vụ vui chơi, giải trí về đêmĐặc biệt, cả các hãng lữ hành và doanh nghiệp du lịch Bình Thuận đều đồng thuận vấn nạn ô nhiễm môi trường biển (rác thải, nước thải, hiện tượng xâm thực) và nguồn nhân lực giỏi chuyên môn và ngoại ngữ còn yếu và thiếu là rào cản lớn nhất cho sự phát triển bền vững ngành du lịch cũng như hình ảnh điểm đến.
Sự phát triển quá nhanh của du lịch khiến người dân không theo kịp. Các resort mọc lên nhiều nhưng chưa trang bị hệ thống xử lí nước thải. Đây chính là nguyên nhân đe dọa môi trường thiên nhiên ở Mũi Né.
3 Du lịch Mũi Né hướng tới phát triển du lịch bền vững
3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm - Đa dạng hóa các loại hình du lịch
3.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đây là nhiệm vụ được đánh giá là quan trọng do đó Mũi Né tập trung nghiên cứu, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư du lịch đầu tư phát triển các loại hình thể thao, giải trí phù hợp tiềm năng biển của khu vực này. Cùng với việc áp dụng mô hình tổ chức, quản lý và khai thác các điểm tham quan tại khu vực như Lầu Ông Hoàng, tháp Chăm Poshanư, đồi cát bay, Suối Tiên, Làng Chài...sẽ có một nguồn kinh phí lớn hỗ trợ phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, hàng lưu niệm đặc trưng gắn liền với các địa danh văn hóa lịch sử nổi tiếng phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm kết hợp tìm hiểu văn hóa của du khách. Chất lượng sản phẩm du lịch còn thể hiện rõ ở những công trình văn hóa, thương mại quy mô lớn. Ở Mũi Né, bên cạnh nhà trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm độc đáo của Phan Thiết và xây mới chợ Mũi Né còn có một khu phố ẩm thực chuyên giới thiệu những món ăn nổi tiếng miền biển.
3.1.2 Đa dạng hóa các loại hình du lịch
- Du lịch chăm sóc sức khỏe
- Du lịch thể thao: lướt ván buồm, trượt cát, bóng chuyền bãi biển
- Làng văn hóa nghề cá mang bản sắc Việt
- Du lịch lặn ngắm biển
3.2 Phát triển nguồn nhân lực
Theo nguyên tắc 8 của phát triển du lịch bền vững ta thấy được vai trò của việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Dựa trên nguyên tắc này tỉnh Bình Thuận đã tổ chức nhiều hội thảo bàn về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Dưới đây sẽ trích dẫn một số bài báo liên quan tới vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Thuận.
Bài báo số 01
Nhân lực cho du lịch Bình Thuận cần phải được đào tạo theo chuẩn quốc tế
06/12/2007
Sáng 5/12/2007, tại Khu du lịch Sài Gòn - Mũi Né, đoàn chuyên gia gồm 6 giáo sư của Trường Đại học Green Wich- Luân Đôn, chuyên đào tạo nhân lực ngành quản lý du lịch, khách sạn đã phối hợp với Trường Cao đẳng cộng đồng Bình Thuận, Sở Du lịch tổ chức buổi hội thảo về nhu cầu đào tạo nhân lực cho du lịch Bình Thuận. Hội thảo có sự tham gia của 23 doanh nghiệp du lịch, các giáo viên của trường cao đẳng cộng đồng và các đơn vị quản lý du lịch của tỉnh.
Nội dung hội thảo là khảo sát về nguồn nhân lực quản lý du lịch hiện tại của các doanh nghiệp để nắm được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực hợp lý cho các doanh nghiệp tại tỉnh. Theo các doanh nghiệp, do du lịch Bình Thuận còn non trẻ nên đa phần nhân lực chỉ được đào tạo về cơ bản, chưa có kiến thức chuẩn quốc tế, lại hạn chế về ngôn ngữ nên chưa phục vụ tốt nhu cầu của du khách đến từ nhiều nước trên thế giới. Các doanh nghiệp rất mong muốn được sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của các trung tâm đào tạo nhân lực uy tín thế giới như Đại học Green Wich để có cơ hội học tập phương pháp quản lý du lịch theo chuẩn chung.
Tại hội thảo, Phó Hiệu trưởng Đại học Green Wich, bà Knights Maggi đánh giá rất cao sự hợp tác của các doanh nghiệp. Theo bà, Bình Thuận có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, có lợi thế để đầu tư các vùng du lịch lớn. Bởi vậy rất cần một đội ngũ quản lý du lịch đủ tầm. Các chuyên gia sẽ khảo sát những mặt chưa được của nguồn nhân lực phục vụ du lịch và có kế hoạch đào tạo hợp lý. Trước mắt sẽ hình thành Trung tâm Anh ngữ đủ chuẩn quốc tế tại Trường Cao đẳng cộng đồng Bình Thuận. Sau đó mời các giảng viên có trình độ Anh ngữ của trường sang Luân Đôn học tập phương pháp đào tạo quản lý du lịch.
Theo báo Bình Thuận
Bài báo số 02
Bình Thuận: Đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp DL
28/05/2008
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn lao động qua đào tạo, góp phần chuẩn hóa đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch, liên Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Hiệp hội du lịch vừa triển khai công tác đào tạo nghề theo nhucầu sử dụng lao động của doanh nghiệp du lịch.
Các bên liên quan đã tổ chức phát phiếu khảo sát đến 133 doanh nghiệp du lịch được xếp hạng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, điều tra nhu cầu nhân lực hiện tại, số lượng lao động thuộc các bộ phận cần trong thời gian tới, để có hướng tuyển dụng, đào tạo phù hợp.
Đối tượng tuyển dụng sẽ ưu tiên cho lao động nông thôn, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chưa có việc làm được đào tạo miễn phí các lớp ngắn hạn và giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, sau những người đang làm việc tại các doanh nghiệp du lịch nhưng chưa qua đào tạo, hoặc muốn bồi dưỡng thêm kiến thức, nâng cao tay nghề Các ngành nghề tập trung đào tạo là quản lý khách sạn, lễ tân, phục vụ bàn, buồng, chế biến thức ăn, ngoại ngữ du lịch, làm vườn, điện dân dụng, điện lạnh Hình thức đào tạo gồm các lớp ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp tập trung do Trường Dạy nghề tỉnh tổ chức giảng dạy.
Ông Trịnh Đình Quang, Trưởng Phòng quản lý đào tạo nghề - Sở Lao động - Thương binh - Xã hội cho biết: Với các doanh nghiệp gửi nhân viên đi đào tạo, bồi dưỡng, có thể mở các lớp tập trung ngay tại doanh nghiệp hoặc theo cụm doanh nghiệp ở từng khu vực, để đảm bảo cho nhân viên làm việc bình thường, thuận tiện trong việc thực hành các môn học. Sau khi nắm rõ nhu cầu của doanh nghiệp, xác định số lượng học viên từng ngành nghề, các lớp học đầu tiên dự kiến sẽ khai giảng trong tháng 6 tới.
Theo báo Bình Thuận
Bài báo số 03
Bình Thuận: Mở lớp tập huấn nghiệp vụ nhà hàng
10/09/2008
Ban Quản lý dự án EU (Tổng cục Du lịch) vừa mở lớp tập huấn nhà hàng cho nhân viên ngành du lịch Bình Thuận tại Seahorse Resort – TP. Phan Thiết. Tham dự lớp tập huấn có 19 học viên là những trưởng, phó hoặc giám sát bộ phận nhà hàng đến từ 18 khách sạn - resort trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian từ 4 - 13/9/2008, học viên lớp tập huấn sẽ tham gia hội thảo về tiêu chuẩn nghiệp vụ nhà hàng (theo Bộ tiêu chuẩn kỹ năng du lịch Việt Nam). Ngoài ra các học viên còn được bồi dưỡng kiến thức kỹ năng huấn luyện phương pháp đào tạo trên cơ sở lý thuyết và thực hành, thẩm định kỹ năng huấn luyện Kết thúc khóa học, những học viên hoàn thành tốt chương trình sẽ được cấp giấy chứng nhận tham dự lớp tập huấn. Nếu thẩm định đạt yêu cầu, các học viên được cấp chứng chỉ công nhận giảng viên VTOS (Bộ tiêu chuẩn nghề kỹ năng du lịch Việt Nam). Đây chính là những “đào tạo viên” giúp các doanh nghiệp và ngành du lịch Bình Thuận đào tạo lực lượng nhân viên kế cận.
Theo báo Bình Thuận
3.3 Bảo vệ môi trường
Du lịch thế giới phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.
Năm 2010 dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch. Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư và trong xã hội và là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới.
Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và ngày càng quan tâm tới điều kiện về an toàn và sức khỏe, xu hướng du khách chỉ chọn những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường. Chỉ những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch. Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, dân số ngày càng tăng, vấn đề đô thị hóa và nạn xây dựng tràn lan không theo quy hoạch, kế hoạch dẫn tới việc khai thác và sử dụng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng các chất thải và khí thải, nước thải, tiếng ồn làm ô nhiễm và xuống cấp môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả cộng đồng dân cư.
3.3.1 Thực trạng môi trường ở Mũi Né
Môi trường ở Mũi Né đang bị đe dọa trầm trọng. Dọc theo ven bờ biển đủ các loại chất thải từ chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, rác bệnh viện
Ngoài ra, do một số người dân và khách đến du lịch thiếu ý thức đã thải một lượng rác khá lớn ra bãi biển. Qua ước tính tại khu vực bãi biển Mũi Né - Hòn Rơm mỗi ngày có khoảng 700 người bán hàng rong. Những thứ họ bán cho du khách chủ yếu là hải sản tươi sống, đồ ăn sẵn... Nhiều du khách đã "xả" rác bừa bãi ra bãi cát. Ước tính mỗi ngày người bán hàng rong tiêu thụ khoảng 3,5 tấn hải sản và những sản phẩm khác.
Trong lần khảo sát môi trường biển gần đây tại Bình Thuận, PGS.TS Phùng Chí Sĩ, Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường cho biết: "Mũi Né chiếm hơn 70% số lượng resort của Việt Nam và trở thành thủ đô resort. Ðiều đáng chú ý nhất ngoài chất lượng phục vụ du lịch, bên cạnh đó điều cần phải quan tâm nữa là chất lượng nước biển tại các bãi tắm và vấn đề thu gom, xử lý rác trôi dạt vào khu vực bãi tắm. Chúng ta phải làm sao giữ được nét đẹp hoang sơ, môi trường trong lành là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch đến với Bình Thuận"...
Hiện nay ở các khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né mới có 5/84 cơ sở du lịch xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, còn lại phần lớn cơ sở chưa đầu tư đúng mức cho việc thu gom, xử lý nước thải.
3.3.2 Nguyên nhân
- Do các resort chưa trang bị hệ thống xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn
- Cơ sở hạ tầng của Mũi Né chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Người dân chưa theo kịp sự phát triển quá nhanh của du lịch. Những thói quen chân chất của ngư dân miền biển vẫn chưa thể nhường chỗ cho lối sống hợp vệ sinh của người sống trong vùng làm du lịch. Điển hình là hàng ngàn ghe, thuyền không có nhà vệ sinh. Mọi chất thải của ngư dân được xả thẳng xuống biển.
3.3.3 Giải pháp
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách không chỉ của ngành du lịch mà của các cấp, các ngành, toàn xã hội, của các quốc gia để phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống xã hội của từng địa phương, từng ngành và của từng người dân sống trong xã hội.
Mũi Né hiện đang đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường 706B, còn xây dựng hoàn thành vỉa hè và hệ thống thoát nước trục đường Nguyễn Đình Chiểu về 2 phía đến tận Mũi Né và công viên sinh thái chạy dọc biển thuộc địa danh Rạng. Không chỉ hệ thống thoát nước, môi trường “khu phố Tây” còn được hoàn thiện qua các dự án như: hệ thống thoát nước chung khu vực Hàm Tiến, hệ thống nhà vệ sinh công cộng hiện đại, hoàn chỉnh hệ thống đường xương cá xuống các bãi tắm, xây kè biển, trồng cây xanh và hoa kiểng xen kẽ trục đường Nguyễn Thông và Nguyễn Đình Chiểu. Đặc biệt, khu du lịch Hàm Tiến-Mũi Né sẽ còn thơ mộng và hấp dẫn hơn qua quy hoạch chi tiết các phường Phú Hài, Hàm Tiến và Mũi Né. Trong đó có rất nhiều bãi tắm công cộng được quy hoạch và hoàn thiện. Như bãi tắm tại Đá Ông Địa, khu làng Chài Hàm Tiến, khu Hòn Rơm, Đồi Hồng... không những được tăng cường công tác quản lý mà còn đầu tư cải tạo môi trường và hoàn chỉnh hạ tầng.
Ngoài ra còn cần thực hiện các biện pháp cấp bách sau :
+ Tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn môi trường bền vững.
+ Ngăn chặn việc xả rác, chất thải trực tiếp ra biển.
+ Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác. Trong đó, cần chú ý trang bị các tàu thu gom, vận chuyển rác chuyên dùng để gom rác trên sông, khu vực ven bờ biển du lịch.
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc thu gom rác. Nhất là các khu du lịch trang bị các thiết bị thu gom rác trên bờ biển và tàu gom rác ven biển, bãi tắm.
+ Quản lí chất thải trên từng địa bàn, giảm thiểu lượng chất thải đổ ra biển gây ô nhiễm môi trường biển, bãi tắm, khu du lịch.
Nói tóm lại, để giải quyết chất thải ven biển có hiệu quả đòi hỏi phải có sự hưởng ứng và thực hiện đồng bộ của các cấp, các ngành, từng khu du lịch và mỗi người dân vùng ven biển.
C. KẾT LUẬN
Du lịch đã góp phần lớn vào thay đổi diện mạo của Mũi Né. Mũi Né như nàng công chúa ngủ trong rừng đã bừng tỉnh. Từ một eo biển hoang sơ nguyên thủy. Giờ đây đã trở thành một khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước với gần trăm resort lớn nhỏ, dủ kiểu. Du lịch Mũi Né phát triển góp phần tạo ra hiệu quả trên nhiều mặt cho toàn tỉnh Bình Thuận. Nổi bật là trong 6 tháng đầu năm, GDP của tỉnh tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng 31,4%, xuất khẩu tăng 9,4%, thu hút trên 1 triệu khách du lịch, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 8%.
Tuy nhiên các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chưa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện vận tải lạc hậu, đường vận chuyển hàng không vẫn chưa được phát triển đúng mức và nổi cộm nhất là vấn đề xử lí chất thải môi trường. Vì vậy hướng đi cho toàn ngành du lịch nói chung và du lịch ở Mũi Né nói riêng là phải phát triển du lịch bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6225.doc