Sau khi thả cá vào hồ, cá sinh trưởng rất nhanh nên việc cho cá ăn đều, thường xuyên rất cần thiết. Hàng ngày, cung cấp giun cho cá, bột ngô, bột đậu, rong, bèo. Quy cách, chất lượng mồi cần được quan tâm đúng mức, nếu cá ăn không được hoặc ăn quá nhiều, thừa thức ăn đều không được. Khi đã quen, một ngày hồ nuôi cá chỉ cần 3 chậu mồi giun, một chậu thức ăn hỗn hợp là đủ. Mùa đông, thức ăn cho cá có thể ít hơn vì cá “ngủ đông”. Mùa đông, trời ấm cho cá ăn tăng dần. Cho cá ăn đủ no, hạn chế sự vận động cá sẽ đẹp hơn.
Nên tập cho cá thói quen tốt bằng cách cho ăn tập trung vào một số thời điểm nhất định, tránh việc mất thức ăn và kiểm soát được khả năng tiêu thụ của cá, không cho cá ăn quá thừa.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề cơ bản trong sản xuất và tiêu thụ cá cảnh trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mụclục.............................................................................................................1
Phần mở đầu..................................................................................................3
Chương 1. Nhu cầu và tình hình tiêu thụ cá cảnh trên thị trường Hà Nội....5
I. Nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường Hà Nội..........................................5
II. Tình hình tiêu thụ cá cảnh trên thị trường...................................................5
1. Số lượng, cơ cấu, giá cả một số loại cá...................................................5
2. Các cơ sở tiêu thụ chủ yếu......................................................................6
chương 2. Khả năng và quy trình sản xuất cá cảnh........................................8
I. Nguồn cung cấp giống..................................................................................8
1. Nguồn cung cấp trong nước....................................................................8
1.1. Nguồn cung cấp nhân tạo...............................................................8
1.2. Nguồn cung cấp tự nhiên..............................................................10
2. Nguồn nhập khẩu..................................................................................10
II. Quy trình sản xuất cá cảnh........................................................................10
1. Các phương pháp nuôi cá vàng.............................................................11
1.1. Phương pháp nuôi bằng bể xi măng..............................................11
1.2. Phương pháp nuôi cá trong hồ tự nhiên.........................................14
2. Quản lý, nuôi dưỡng và phòng bệnh.....................................................17
2.1. Phương pháp và nguyên tắc cho ăn...............................................17
2.2. Phòng chống nắng.........................................................................20
2.3. Quản lý nước, làm vệ sinh cho hồ cá, phòng bệnh cho cá............21
chương 3. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất và tiêu thụ cá cảnh.............................................................................................23
I. Đối với khâu sản xuất................................................................................23
1. Giải pháp về Giống..............................................................................23
2. Quy trình sản xuất...............................................................................24
II. Đối với khâu tiêu thụ................................................................................24
PHầN Mở ĐầU
Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đã phát triển hơn trước, đời sống của nhân dân đã từng bước được nâng cao. Nhu cầu của người dân không chỉ dừng lại ở ăn no mặc ấm mà nhu cầu giải trí cũng rất lớn. Trong đó nuôi cá cảnh là một trong những nhu cầu đó. Bể cá cảnh đã trở nên gần gũi như một ham muốn giải trí cần thiết, là nơi an dưỡng tinh thần sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Ai cũng có thể chọn một góc nhỏ trong ngôi nhà để đặt bể nuôi dưỡng những loại cá mà mình ưa thích, chăm chút, ngắm nhìn. Trong công viên, phòng khách, hội chợ, triển lãm cá cảnh luôn thu hút được sự chú ý của mọi người.
Đi cùng với nhu cầu nuôi cá cảnh của mọi người là việc sản xuất và kinh doanh cá cảnh. Hiện nay, thị trường cá cảnh trong nước và quốc tế đang phát triển rất mạnh mẽ. Trong nước, không ít các nhà sản xuất và kinh doanh cá cảnh đã trở thành triệu phú nhờ nắm bắt được thị hiếu của người dân.
Đề án này chủ yếu đi vào tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên địa bàn Hà Nội và một số vấn đề về khả năng sản xuất cá giống; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất và tiêu thụ cá cảnh.
Đề án bao gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Nhu cầu và tình hình tiêu thụ cá cảnh trên thị trường Hà Nội.
Chương này xác định nhu cầu nuôi cá cảnh trong gia đình, cơ quan, khu vui chơi giải trí... và cho ta biết nhu cầu này tăng hay giảm. Cung cấp thông tin về cơ cấu, số lượng, giá cả một số loại cá tiêu thụ chủ yếu trên thị trường Hà Nội.
Chương 2: Khả năng sản xuất cá cảnh.
Giới thiệu về quy trình, quy mô sản xuất cá cảnh (cá Vàng...), nguồn cung cấp giống... Giới thiệu một số điểm cần chú ý trong việc chăm sóc và phòng bệnh cho cá.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất và tiêu thụ cá cảnh.
Nêu ra các giải pháp về dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, quảng cáo và một số biện pháp trong khâu bán lẻ.
MộT Số VấN Đề CƠ BảN TRONG SảN XUấT Và TIÊU THụ Cá CảNH TRÊN ĐịA BàN Hà NộI
Chương 1. nhu cầu và tình hình tiêu thụ cá cảnh trên thị trường hà nội
I. Nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường Hà Nội
Nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường là rất lớn. Đối với thị trường Hà Nội nơi tập trung khoảng 3 triệu người, thì chỉ cần 1% dân số có điều kiện nuôi cá cảnh thì con số đó đã là gần 30 000 nghìn người. Nuôi cá cảnh ngoài việc giải trí ở gia đình còn có thể đặt ở phòng khách của các doanh nghiệp, cơ quan... và các khu vui chơi giải trí công cộng như công viên, danh lam thắng cảnh...
Đặc biệt trong các dịp lễ tết ( đặc biệt là tết cổ truyền) thì thị trường cá cảnh lại càng sôi động. Trong đó đối tượng tiêu thụ chủ yếu là các hộ gia đình.
II. Tình hình tiêu thụ cá cảnh trên thị trường Hà Nội.
1. Số lượng và cơ cấu, giá cả các loại cá tiêu thụ.
Theo điều tra ở một số cửa hàng bán lẻ cá trên địa bàn thành phố thì các loại cá chủ yếu được tiêu thụ như bảng sau:
Bảng 1. Số lượng, giá cả trung bình một số loại cá chủ yếu.
Loại cá
Số lượng
(Đôi/1 cửa hàng/1 tuần)
Giá cả
(1000 Đ/1 đôi cá)
1.Cá chép nhật cao cấp
2.Cá Rồng loại nhỏ
3.Cá Tài phát loại TB
4.Cá vàng đầu sư tử
5.Cá vàng đầu sư tử cao cấp
6. Cá bảy màu, cá kiếm... ( họ cá khổng tước
7. Cá xê can tứ vân
8. Cá tai tượng
9. Cá hồng vẹt
20
2
2
30 – 50
2
100
20
10
10
100 – 200
300 – 500
200 – 500
10 – 40
200
3 – 5
3 – 5
50 – 300
40 – 100
Số liệu trong bảng trên được điều tra ở 10 cửa hàng bán lẻ tại chợ Mơ, 10 cửa hàng bán lẻ cá cảnh tại phố Hàng Đậu và một số cửa hàng khác trên các chợ nội thành.
2. Các cơ sở tiêu thụ chủ yếu.
Các đối tượng tiêu thụ chủ yếu bao gồm cá gia đình, cơ quan và các khu vui chơi giải trí.
Đối với hộ gia đình: Đối tượng này nuôi cá với mục đích là giải trí và trang trí nội thất trong gia đình. Quy mô nuôi thường nhỏ, có thể là nuôi bằng bể kính trong phòng khách hoặc nuôi trong hồ nhỏ kết hợp với non bộ ngoài sân vườn. Loại cá được các hộ gia đình thường nuôi là: cá rồng, cá đĩa, cá vàng, cá chép và các loại cá thuộc họ cá khổng tước (bảy màu, cá kiếm, cá hắc mô ni...). Số lượng nuôi của mỗi hộ thường không nhiều, đối với các loại cá cao cấp như cá Rồng, cá đĩa thì mỗi hộ chỉ nuôi một cặp cá còn các loại cá bình dân như cá bảy màu, cá kiếm, cá sặc, xê can tứ vân.. thì mỗi hộ thường nuôi khoảng 10 – 20 đôi cá, cá chép thì nuôi từ 2 – 4 đôi .
Đối với các cơ quan công sở: Đối tượng này nuôi cá với mục đích trang trí nội thất cho cơ quan, các loại cá chủ yếu được nuôi là những loại cá không cần chăm sóc cầu kỳ và có sức sống khoẻ như: cá vàng, cá chép...
Đối với các khu du lịch: Mục đích của việc nuôi cá ở đây là phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở. Các khu du lịch này số lượng ít nhưng lượng tiêu thụ thì rất nhiều. Họ thường nuôi các giống cá chép, cá vàng ở các hồ trong khu du lịch, số lượng trên mỗi hồ có thể lên tới hàng ngàn con.
chương ii. khả năng và quy trình sản xuất
cá cảnh
i. Nguồn cung cấp giống.
1. Nguồn cung cấp trong nước.
Nước ta là một nước nhiệt đới có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng nhiều sông, hồ thuận lợi cho chăn nuôi và nhân giống cá cảnh do vậy nguồn cung cấp cá cảnh cũng rất dồi dào và phong phú. Nguồn cung cấp cá cảnh trong nước chủ yếu được chia làm hai loại: nguồn cá nhân tạo và nguồn đánh bắt từ tự nhiên.
1.1. Nguồn cung cấp nhân tạo.
Nguồn này chủ yếu là cung cấp những loài cá đã được thuần dưỡng và có khả năng sinh đẻ trong điều kiện nhân tạo như Cá Vàng và cá cảnh nhiệt đới.
Trong đó cá Vàng có tới 6 chủng loại lớn, mỗi chủng loại bao gồm hàng chục loại cá khác nhau:
+ Cá Vàng Cỏ: đây là loại cá vàng được thuần dưỡng sớm nhất. Đặc trưng của cá vàng cỏ là thân hình thon, dẹt, có vây lưng, bề ngoài trông giống cá chép.
+ Cá Vàng vân hoa: đây là loại cá vàng cỏ biến dị, hình thể ngắn, tròn...có các loại đặc trưng như: cá vàng mào đỏ, ngũ hoa, mào mềm thân đỏ trắng, đầu mào đỏ... có khoảng trên 15 loại cá vàng vân hoa.
+ Cá Vàng vẩy trân châu: đầu cá nhọn, bụng bành to, chân ngắn tròn. Cá vàng vẩy trân châu có hai loại: loại đuôi to và loại đuôi ngắn đầu nhọn, vây ngắn, người tròn, là loại cá quý. Thân cá có màu trân châu đỏ, trân châu tím, vàng, trắng, trân châu hoa mềm, trân châu đỏ mang lật... có ít nhất trên 8 loại cá vàng vẩy trân châu khác nhau.
+ Cá Vàng mắt rồng: là loại cá đại diện cho giống cá vàng, một trong những loại chủ yếu có thân ngắn, đầu bằng mắt lồi tròn như mắt rồng, vẩy tròn, vây sau bụng và vây đuôi dài. Vây ngực hình tam giác, vây lưng cao. Đuôi cá có hình đuôi bướm, đuôi chim phượng hoàng... Cá Vàng mắt rồng có thể chia ra thành các thể loại như: mắt rồng đỏ, đen, tím, lam, mắt rồng ngũ hoa, mắt rồng hoa tím lam, mắt rồng chu sa, mắt rồng chim hỷ tước... Cá vàng mắt rồng có thể chia ra tất cả là 50 loại khác nhau.
+ Cá Vàng hình trứng: Đây là chủng loại cá vàng lớn, không có vây lưng, thân ngắn béo tròn, đầu tù, mắt và vẩy bình thường. Dựa vào vây cá dài hay ngắn chia ra hai loại: loại Đan phượng mang lật, đầu đỏ, vây dài to và loại Đan phượng mắt có bọng nước, đầu sư tử, vây ngắn tròn, trong đó có loại đầu sư tử đuôi dài, thậm trí đuôi dài hơn chân. Cá vàng hình trứng có khoảng trên 34 loại khác nhau, ví dụ như cá vàng hình trứng “hồng tuyến cầu”, “lam tuyến cầu”, “ngũ hoa tuyến cầu”, Đan phượng ngũ hoa...
Ngoài các chủng loại cá vàng ở trên, cá cảnh nhiệt đới cũng được sản xuất nhiều trong nước. Trong đó phải kể đến các loại cá thuộc họ cá sặc, cá chép, cá khổng tước, cá rô phi, cá tai tượng, cá Ba sa...
+ Họ cá sặc: gồm một số loại như: cá chọi (cá chọi xanh, chọi tím, chọi bã trầu) cá thanh ngọc, cá trân châu (mã giáp, sặc trân châu). Đây là loại cá dễ nuôi và có khả năng gây giống trong môi trường nuôi dưỡng.
+ Họ cá chép: gồm cá ngựa vằn bạch tạng, cá ngựa vằn, cá xê can tứ vân. Những loại cá này đều có màu sắc đẹp, dễ nuôi và nhân giống tốt.
+ Họ cá khổng tước: gồm cá kiếm, cá bảy màu, cá hắc mô ni...
+ Họ cá rô phi: gồm có cá heo lửa, cá Đĩa (đĩa nâu, lam...)... Đây là những giống cá có giá trị kinh tế cao.
+ Họ cá tai tượng: gồm có cá tai tượng
+ Cá Ba sa: ngoài việc nuôi dưỡng để xuất khẩu lấy thịt cá Ba sa con cũng được sử dụng rộng rãi làm cá cảnh do hình dáng bơi gần giống cá Mập.
Nguồn cung cấp các loại cá trên chủ yếu là ở một số vùng trong đồng bằng sông cửu long nơi có điều kiện thuận lợi về mặt nước để nhân giống. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay cũng có những nơi chuyên kinh doanh và nhân giống cá cảnh đặc biệt là cá vàng như ở Nghi Tàm quận Tây Hồ. Tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong một số nơi người ta cũng ươm nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá Đĩa, cá Rồng, cá Tài Phát vì các loài này không đòi hỏi nhiều về diện tích mặt nước, chúng ta có thể nuôi cá đẻ trong những bể kính có chiều dài khoảng 100 cm *40 cm.
1.2. Nguồn cung cấp tự nhiên.
Đối với một số loại cá không có khả năng sinh đẻ trong điều kiện nhân tạo thì chúng ta phải đánh bắt từ tự nhiên. Các loại cá thường đánh bắt trong tự nhiên như: Hồng long (Red Arowana), cá tỳ bà (đen, đốm, hổ lửa...).
2. Nguồn nhập khẩu.
Cá cảnh nhập khẩu ở nước ta chủ yếu là nhập từ các nước láng giềng như: Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc, Nhật Bản, Malayxia, Mianma. Do điều kiên thời tiết ở các nước này cũng gần giống của Việt Nam nên cá nhập về dễ thích nghi hơn.
+ Thái Lan: chủ yếu là nhập các loại cá Đĩa, cá Rồng (Thanh long, Platnum Arowana, Green Arowana)
+ Inđônêxia: cung cấp các loại cá Rồng như Hồng long, Kim long và Thanh long.
+ Trung Quốc: cung cấp một số loại cá vàng như cá vàng gấu mèo, loại cá này do viện nông nghiệp tỉnh phúc kiến tạo giống thành công năm 1987.
+ Nhật Bản: cung cấp một số loại cá vàng như cá vàng Lưu Kim, Can Thọ. Ngoài ra còn có cá chép Nhật như chép vẩy rồng.
+ Malaixia, Mianma: cung cấp chủ yếu là cá Rồng (Thanh long).
II. Quy trình sản xuất cá cảnh
Các loại cá cảnh rất đa dạng và phong phú. Mỗi một loài đều có những điều kiện sinh sống khác nhau vì vậy điều kiện nuôi dưỡng cũng khác nhau. Chúng ta chỉ đi sâu vào tìm hiểu quy trình chăn nuôi cá vàng. Trong đó quan trọng nhất là các khâu nuôi cá (nuôi trong bể xi măng, hồ nước tự nhiên) và khâu quản lý cá (cho ăn, chiếu sáng, vệ sinh môi trường nước, phòng bệnh...)
1. Các phương pháp nuôi cá Vàng.
Tuỳ theo quy mô và điều kiện của cơ sở sản xuất mà chúng ta có thể có hai phương pháp nuôi cá vàng kinh doanh như sau: phương pháp nuôi cá trong bể xi măng và nuôi cá trong hồ tự nhiên.
1.1. Phương pháp nuôi cá trong bể xi măng.
Đây là phương pháp dành cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa. Đối với phương pháp này ngoài cá vàng ra Chúng ta có thể nuôi các loại cá khác như cá kiếm, cá bảy màu, hắc mô ni...
Dựa vào quá trình phát triển, có thể chia cá thành cá bột, cá trưởng thành và cá sinh nở. Căn cứ vào tuổi cá để quản lý, nuôi dưỡng cho phù hợp; đối với mỗi giai đoạn phát triển của cá cần xây dựng bể nuôi cho phù hợp.
1.1.1. Giai đoạn cá trứng (cá mới nở từ trứng).
Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày. Để trứng nở thuận lợi, nuôi cá con sống với kết quả cao nên xây những bể nông, diện tích khoảng 2 m2, mỗi bể chỉ nên cho vào 6 – 7 ổ rong trứng là vừa. Nếu cho quá dày, cá nở nhiều, thiếu dinh dưỡng sẽ gày yếu, dễ chết tỷ lệ sống thấp. đây là giai đoạn đầu nhưng hết sức quan trọng vì nó liên quan đến kết quả một mùa nuôi dưỡng và hiệu quả kinh tế, phải được quan tâm thường xuyên đúng mức.
Nuôi dưỡng cá trứng sau khi trứng nở cần phải có đủ các điều kiện sống thích hợp, mật độ vừa phải. sau khi trứng được thụ tinh 7 ngày, bằng mắt thường đã nhìn thấy cá con dài 0,3 – 0,5 cm, cá dần thành hình, bơi nhẹ nhàng. Khi đã hoàn chỉnh hệ thống tiêu hoá, cá mới có khả năng tự đi kiếm ăn (thời gian trước đó, cá sống bằng chất dinh dưỡng dư trong trứng). Lúc đó, ta phải vớt ngay những trứng hỏng và cá chết để tránh ô nhiễm cho nước.
Sau khi trứng nở ra khỏi trứng 3 – 4 ngày, cá bơi đi kiếm ăn, ta dùng trứng gà hoặc vịt luộc chín lấy lòng đỏ sấy khô nghiền thành bột, cho vào vải thưa, mỗi lần vỗ một chút bột trứng lên mặt nước cho cá ăn. mỗi ngày cho cá ăn hai lần, mỗi lần chừng 60 phút cá mới ăn hết. Thức ăn cho cá nên cho dần từng ít một, cá ăn vừa hết, không cho nhiều quá làm hỏng nước. Trình tự này kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày.
1.1.2. Thao tác thực hành phân chia bể cá trứng.
Khi cá đẻ, trứng bám vào rong xanh không đều, cá nở dễ xảy ra tình trạng cá non quá dày, không đủ dưỡng khí thở, phải ngoi lên mặt nước. Cá bột mới nở thường không rõ màu sắc, phải quan sát kỹ bằng kính lúp kiểm tra độ tụ hội thưa hay dày. nếu mật độ cá vừa phải, ta không cần điều chỉnh.
Nếu thấy mật độ cá bột quá dầy, ta phải san bớt sang bể khác. Cách san cá đơn giản là dùng một chiếc ca bằng men trắng (hoặc ca nhôm) để dễ quan sát, nhẹ nhàng cho mặt ca chìm dần vào nước, rồi dùng loại vợt lưới nhỏ lùa cá vào trong ca, nhẹ nhàng lấy cá ra đưa sang bể có nước tương tự như bể cũ cả về nhiệt độ và thành phần.
Chú ý rót nước từ trong ca ra chậm, gần như để cho cá bột tự bơi ra khỏi ca, dùng ống cao su đưa nước chảy nhẹ nhàng thành tia nhỏ vào bể nuôi. Không được làm đột ngột hoặc để nước chảy quá mạnh làm chết cá. Cứ 2 – 3 ngày lại phải thay nước cho nước nuôi cá sạch với cách làm tương tự.
1.1.3. Chọn cá con.
Dựa vào đặc điểm cá bột và cá con, khi cá dài 1 – 2 cm, đuôi đã rõ, màu sắc đã phân biệt được bằng mắt thường phải tiến hành lựa chọn cá con từ 5 – 6 lần để có được lứa cá tốt như ý.
a). Chọn cá lần 1.
Tiến hành sau 20 ngày kể từ ngày cá nở để phân loại theo hình vây và đuôi, loại bỏ những cá có khuyết tật ở hai bộ phận này, đưa sang nuôi ở bể có độ sâu 30 cm, mật độ 150 con/m2.
b). Chọn cá lần 2.
Mười ngày sau lần chọn thứ nhất, chọn cá lần thứ 2. Lúc này cá dài trên 2 cm, hình thể rõ ràng, đuôi bắt đầu phân nhánh. Lần chọn này xem vây, đuôi, hình thể cá có cân đối hay không, loại những con cá có khuyết tật.
c). Chọn cá lần 3.
Mười ngày sau lần chọn thứ hai, chọn lần thứ ba. Cá đã có độ dài trên 3 cm. Chọn các yêu cầu của lần chọn thứ hai với yêu cầu cao hơn rồi chuyển cá chọn được sang bể sâu 30 cm, mật độ 120 con/cm2.
d). Chọn cá lần 4.
Cá lớn hơn, thể hiện giống theo đặc điểm chủng loại. ngoài hình vây đuôi, cần phân loại theo đặc điểm phối giống, loại trừ những con sai quy cách ra ngoài.
e). Chọn cá lần 5.
Tương tự như lần chọn 4 nhưng quy chế chặt chẽ hơn.
g). Chọn cá lần 6.
Lần chọn này, theo tiêu chuẩn bắt buộc từng loại cá, chọn ra những con cá đạt tiêu chuẩn cao nhất trội hơn hẳn về mặt hình thể, mắt, u thịt, bọng nước, màu sắc để nuôi. Có thể coi đây là khâu chọn thành phẩm, khi thao tác và nuôi dưỡng hết sức cẩn thận, tránh làm tổn thương tới cá.
Từ lần chọn thứ 4, cá đã có thể đem bán trên thị trường. Những lần chọn sau lần thứ sáu là để chuẩn bị cho phối giống, sinh sản, triển lãm...
1.1.4. Mật độ nuôi dưỡng cá.
Từ lần chọn thứ nhất đến những lần sau, qua từng giai đoạn, nội dung chủ yếu cần được quan tâm đúng mức là mật độ, nhiệt độ nước và thức ăn của cá để có thể thu hoạch được từ 80 – 90 % là cá tốt.
Bảng 1. Mật độ thích hợp cho chủng loại cá quý,hiếm
tính bằng con/m2 (độ sâu của nước là 30 cm).
Độ dài thân cá (cm)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Số lượng (con)
80
60
35
25
15
10
8
5
3
Bảng 2. Mật độ thích hợp nuôi cá bình thường
tính bằng con/m2 (với độ sâu nước 20 – 30 cm).
Độ dài thân cá (cm)
2
5
8
10
12
Số lượng (con)
100
40 --50
25
15
10
Từ hai bảng trên ta thấy mật độ cá thả chênh lệch rất lớn, cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, khả năng nuôi dưỡng, kinh nghiệm chăm sóc và sức lớn đàn cá để chọn ra mật độ phù hợp tối ưu cho từng vùng, loại... trong từng thời điểm.
1.2. Phương pháp nuôi cá trong hồ tự nhiên.
Nuôi cá trong hồ tự nhiên thường diễn ra trên quy mô lớn. Trong hoàn cảnh này, cách nuôi đơn giản hơn, cá sinh trưởng tốt hơn, màu đẹp, quy mô rộng đặc biệt thích hợp với cá vàng cỏ, cá vàng mắt rồng, cá vàng vọng thiên, cá vàng đầu có mũ là những loại cá vốn sống hoang dã, nếu tạo ra một môi sinh nuôi dưỡng phù hợp, cá sẽ sinh trưởng mạnh mẽ và rất có giá trị.
1.2.1. Công việc chuẩn bị trước khi nuôi cá.
Trước khi nuôi cá vàng trong hồ ao ngoài thiên nhiên phải làm sạch môi sinh của cá. Đó là việc loại bỏ những cây cỏ có hại cho cá vàng, những vi sinh và sinh vật không thích hợp chung sống với cá ( cá đen ăn thịt, cua, các vi sinh vật, sinh vật thối rữa gây ô nhiễm nước) và cả việc vét bùn lưu cữu trước 20 – 30 ngày. Trước khi tiến hành thả cá phải lọc sạch nước và khử bẩn bằng vôi sống tôi.
Để chuẩn bị thức ăn cho cá con, 6 – 7 ngày trước khi thả cá phải rắc phân nuôi cỏ, gây vi sinh vật cho cá ăn, tối thiểu 500 kg/mẫu. Trước khi thả cá vào hồ một ngày phải thả vào một chậu giun nước làm mồi ăn cho cá.
Bảng 3. Tiêu chuẩn rắc phân lân, đạm nitơ
(đơn vị 1 kg/mẫu)
Hàm lượng lân
đạm nitơ trong nước (g/lit)
Lượng phân
Phôt pho canxi
9,5% lân
Nitơrat amôn
35% nitơ
Amôni
20% nitơ
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,8
1,2
1,4
1,6
1,8
2,0
3,5
2,8
2,1
1,4
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
3,8
3,8
3,4
3,4
3,1
2,3
1,9
1,5
1,1
0,8
0,4
6,7
6,7
6,0
6,0
5,3
4,0
3,3
2,7
2,7
1,3
0,7
1.2.2. Phương pháp thả cá và lựa chọn giống cá thả trong hồ ao.
Hồ ao nuôi cá có diện tích lớn lại ở ngoài thiên nhiên nên chịu sự chi phối của thiên nhiên. Vì vậy, cá thả ở đây phải chọn loại cá khoẻ, đủ sức chịu đựng, sống mạnh mẽ như cá vàng cỏ, cá mắt rồng, cá vàng đầu có mũ, cá vàng vọng thiên, cá vàng đầu sư tử. Có thể thả 2 – 3 loại cùng một hồ ao, hoặc một loại cũng được.
Đặc điểm nổi bật của cá vàng là loại cá hiền, ít khi ăn thịt đồng loại (trừ trường hợp cá bột quá nhỏ) nên có thể nuôi lẫn lộn, nhưng nuôi một chủng loại cùng quy cách thì tiện theo dõi và tốt hơn, cá lớn nhanh, đồng đều.
1.2.3. Mật độ và thời gian thả cá con.
Cá trứng nuôi ở chậu thành cá con, có độ dài 1,5 – 2 cm là lúc phân chia đuôi, vây, xác định được chủng loại đưa vào lựa chọn. Nuôi thêm 30 – 40 ngày nữa, chọn phân loại lần thứ hai; nuôi tiếp 6 tháng sau mới chính thức chọn lần thứ 3, đem thả vào hồ ao. Mỗi hồ nuôi cá thả khoảng 1,5 – 2 vạn con, không nên thả với mật độ cao hơn.
Nếu nuôi từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch, cá lớn bình thường chăm sóc tốt có thể dài 3 – 5 cm. Ta nên tiến hành vớt lên một lần, lựa chọn lại và giảm bớt mật độ. Kiểm tra xem cá có biểu hiện gì bất thường không, vào lúc này chỉ nên thả 7000 – 10 000 con trong một hồ nuôi, nuôi tiếp một đến hai tháng khi cá đạt chiều dài 6 – 10 cm thì lựa đem bán là vừa. Kinh nghiệm nhiều năm cho biết nuôi cách này, theo quy mô, cá thả loại 1,5 – 2 cm cho năng suất cao hơn cả.
1.2.4. Mật độ và thời gian nuôi cá qua vụ đông.
Cá chọn nuôi qua vụ đông tại hồ ao thường là cá bố mẹ chuẩn bị cho vụ sau, dễ quản lý và có nhiều điểm thuận lợi.
Nếu nuôi trong hồ, tới mùa sinh sản, cá đẻ rất tốt. Những đơn vị nuôi không có điều kiện thuận lợi, phải nuôi bảo quản cá trong chậu, qua vụ đông cá bị tổn thương rất nhiều nhất là từ tháng 10 – 11 âm lịch (thời tiết giá rét).
Mật độ nuôi của cá 15 – 20 cm (3 – 5 năm tuổi), mỗi hồ chỉ nên thả 800 – 1000 con. Cá 10 – 15 cm (2 –3 năm tuổi) mỗi hồ chỉ thả từ 4000 – 5000 con. Cá 5 – 8 cm mỗi hồ chỉ thả 6000 – 8000 con.
1.2.5. Độ sâu mức nước yêu cầu trong hồ nuôi
Đối với cá con, thông thường nuôi ở độ sâu 60 – 70 cm. Theo sức lớn của cá, khi thời tiết ấm lên, cho thêm nước vào hồ tới độ sâu 1 m, mùa hè nắng nhiều cá không bị nóng. Mùa thu, chỉ nên giữ mức nước khoảng 0,7 m. Mùa đông phải duy trì mức nước 1 m để cá không bị lạnh.
1.2.6. Thả mồi nuôi.
Sau khi thả cá vào hồ, cá sinh trưởng rất nhanh nên việc cho cá ăn đều, thường xuyên rất cần thiết. Hàng ngày, cung cấp giun cho cá, bột ngô, bột đậu, rong, bèo. Quy cách, chất lượng mồi cần được quan tâm đúng mức, nếu cá ăn không được hoặc ăn quá nhiều, thừa thức ăn đều không được. Khi đã quen, một ngày hồ nuôi cá chỉ cần 3 chậu mồi giun, một chậu thức ăn hỗn hợp là đủ. Mùa đông, thức ăn cho cá có thể ít hơn vì cá “ngủ đông”. Mùa đông, trời ấm cho cá ăn tăng dần. Cho cá ăn đủ no, hạn chế sự vận động cá sẽ đẹp hơn.
Nên tập cho cá thói quen tốt bằng cách cho ăn tập trung vào một số thời điểm nhất định, tránh việc mất thức ăn và kiểm soát được khả năng tiêu thụ của cá, không cho cá ăn quá thừa.
2. Quản lý, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho cá vàng, cá cảnh.
Có thể tạo ra cá quý, đẹp, có giá trị kinh tế cao hay không thì ta phải chú ý đến khâu quản lý, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho cá vàng, cá cảnh. Muốn vậy người sản xuất cá cảnh phải thực hiện theo tám chữ sau: tỉ mỉ, nhẹ nhàng, cẩn thận và chuyên tâm. Muốn thành công trong nghề cá cảnh thì phải nắm vững phương pháp, kỹ thuật nuôi, xử lý linh hoạt, sáng tạo kiên trì và bền bỉ.
2.1. Phương pháp và nguyên tắc cho ăn.
2.1.1. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của thức ăn cho cá cảnh.
Chất dinh dưỡng nuôi sống cá bao gồm chất lòng trắng trứng, đường, mỡ, muối vô cơ, các vitamin và một số tố chất phụ khác.
Chất lòng trắng trứng (abumin): là thành phần chủ yếu, rất cần thiết cho cơ thể cá, nó giúp cơ thể tăng trưởng, phát triển cung ứng chất mới, nếu được cung cấp đầy đủ, cá sinh trưởng nhanh vì trong lòng trắng trứng có thành phần axitamin rất quan trọng.
Chất đường: cơ thể cá nhất là phần cơ rất cần chất đường, qua tác dụng với ôxi tạo thành mỡ là chất dinh dưỡng dự trữ cho cơ thể cá. Có thể dùng đường nho, đường mía, tinh bột để nuôi dưỡng cá.
Chất mỡ: mỡ là một phần tích trữ năng lượng của cơ thể, cá có thể tồn tại trong mùa đông được hay không là nhờ lượng mỡ tích trữ trong cơ thể chúng.
Chất muối vô cơ: là nguyên tố chủ yếu tạo xương cá và huyết dịch. Thức ăn của cá có muối sẽ giúp cho sự tiêu hoá và chuyển hoá mỡ tốt hơn. Muối vô cơ trong nước và trong thức ăn của cá sẽ tạo thành lớp bảo vệ quan trọng đối với cơ thể cá. Ngoài ra, cá còn cần tới các thành phần sắt, đồng, natri trong thức ăn... thiếu các nguyên tố đó, cá sinh bệnh và chậm phát triển.
Các vitamin: sự phát triển phát dục của cá chủ yếu nhờ các vitamin. Thiếu vitamin A, cá mất đi sắc tố làm cá kém đẹp, da không bóng. Thiếu vitamin E, sự phát dục và sinh dục của cá kém. Thiếu vitamin B, cá gầy yếu, hay mắc bệnh, phát triển chậm. Chính vì vậy thức ăn của cá đòi hỏi phải đầy đủ các vitamin.
Các chất dinh dưỡng trên có thể lấy từ tự nhiên hoặc trong thức ăn nhân tạo. Một số thức ăn tự nhiên của cá như: rận nước Daphnia, bọ một mắt Cyclops, trùng nước Moina, Artemia, Cung quăng (ấu trùng của muỗi), giun nước...
Cá cảnh là loại cá ăn tạp nên việc sản xuất thức ăn hỗn hợp không phức tạp lắm. Sau đây là một số công thức cơ bản để sản xuất thức ăn hỗn hợp:
Công thức 1:
Bột gan khô (bò, lợn...) 10 g, bột gạo khô (ngô, cám, sắn...) 120 g, rau xanh 15 g, bột chua 15 g, bột giun đất khô 15g
Công thức 2:
Bột giun đất 15%, bọ gậy 10%, bột vỏ tôm cua 10%, bột gan khô 10%, bột kháng sinh 18%, bột sữa 23%, sô đa 3%, bột rau xanh 11%.
2.1.2. Giai đoạn cá trứng và cá bột.
Nếu không có đủ thức ăn phù hợp, cá gầy và chết, thiệt hại sẽ diễn ra hằng ngày. Thức ăn chất lượng kém, thành phần dinh dưỡng thấp, cá còi cọc, thể trạng, và màu sắc kém. Nếu dùng thức ăn thiên nhiên cho cá ăn phải rửa sạch để tránh làm bẩn nước hoặc đem bệnh vào bể cá.
ở giai đoạn này, nên kết hợp giữa thức ăn thiên nhiên và thức ăn hỗn hợp, ở thời điểm xuất phát tốt, cá có đà tiến tới những bước sau.
2.1.3. Lượng thức ăn.
Vấn đề cơ bản trong kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng là xác định lượng thức ăn hợp lý, duy trì đều đặn thường xuyên làm động lực thúc đẩy khi đã yên tâm về môi sinh nuôi dưỡng. Căn cứ vào đặc điểm thời tiết, chất lượng nước, nhiệt độ nước, quan sát hoạt động của cá, linh hoạt nắm vững việc gia giảm thức ăn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thức ăn của cá có thể nêu ra rất nhiều. Từ việc ăn của cá, có thể biết cá khoẻ hay yếu. Nếu cho cá ăn bằng giun, hàng ngày phải thay đổi kích cỡ giun to, nhỏ thường 5 ngày cho ăn một chậu. Cá 3 năm tuổi cho ngày 1/3 chậu là đủ.
Nếu cho cá ăn giun khô hoặc thức ăn hỗn hợp, cũng nên cho cá ăn có mức. Những ngày nóng hoặc rét, cá hoạt động kém, lượng thức ăn cho cá cần giảm đi cho phù hợp.
Chú ý thận trọng đối với mồi giun chết, hoặc cá ăn không hết làm nước bị ô nhiễm, đặc biệt với các loại cá quý. Quan sát phân cá cũng có thể biết tình trạng của cá. Nếu phân cá màu xanh, nâu hoặc đen là cá tiêu hoá tốt. Phân cá màu trắng, vàng là cá ăn quá no, không nên cho ăn nữa.
2.1.4. Thời gian cho cá ăn.
Phân chia thời gian cho cá ăn phụ thuộc vào loại thức ăn. Nếu cho cá ăn giun, thường cho ăn một lần vào buổi sáng là vừa. Mùa hè nên cho cá ăn sớm, sau khi ăn no, cá còn bơi lên mặt nước để lấy thêm dưỡng khí; lúc nắng nóng cá không bơi lên lấy dưỡng khí nữa. Mùa thu, mùa đông ta cho cá ăn chậm lại 1 – 2 giờ.
2.1.5. Chất lượng và hiệu quả của thức ăn.
Giun tươi là thức ăn tốt nhất của cá, làm cá tăng trưởng nhanh, khoẻ đẹp, nhất là cá vàng đầu sư tử, cá vàng có cầu, cá vàng vẩy trân châu, cá vàng mắt bọng nước và cá vàng mang lật.
Thức ăn bằng giun có một hàm lượng abumin và chất mỡ tốt. Giun tốt thường có màu đỏ đậm, mỗi lần cho cá ăn một lượng vừa đủ, không cho ăn thừa.
Nuôi cá bằng thức ăn hỗn hợp hiệu quả cũng cao, trừ trường hợp thời tiết phức tạp hoặc do bảo quản không tốt làm chất lượng giảm hoặc thức ăn bị hỏng gây bệnh cho cá, năng suất nuôi giảm sút.
2.2. Phòng chống nắng.
Dùng các tấm tôn nhựa sáng màu, vải bạt, trồng cây quanh khu hồ cá để che bớt ánh nắng xuống hồ cá, hạn chế nhiệt độ nước tăng lên làm ảnh hưởng đến tốc độ bơi, sức khoẻ và khả năng sinh nở của cá.
2.2.1. Thời gian và diện tích che nắng.
Vào mùa hè, gặp những ngày nắng gay gắt, phải tiến hành che nắng mặt hồ nuôi cá từ 10 giờ sáng đến lúc ngớt nắng. Căn cứ vào màu nước mà có cách che khác nhau. Nước xanh trong che nắng 1/3 mặt hồ, nước chuyển màu rêu xanh che 1/2 mặt hồ, lúc mưa rét cần bỏ hết mái che đi.
2.2.2. Tác dụng của việc che nắng.
Vào mùa hè, nhiệt độ nước lên tới 25 0 C, là lúc bắt đầu phải che nắng cho cá. Không khí lúc đó, do có ánh nắng chiếu vào, những loài vi sinh vật sống trên mặt nước quang hợp, sinh trưởng mạnh, tạo ra rất nhiều dưỡng khí. Khắp nơi bọt khí nổi lên, che kín quanh thân và mang cá gây trở ngại cho quá trình phát triển của cá. Nhiệt độ nước hồ tăng, các vi khuẩn gây bệnh cũng phát triển mạnh, nước nóng ảnh hưởng mạnh tới vây và đuôi cá, gây ra các khuyết tật, biến hình xấu khó khôi phục lại vẻ đẹp của cá. Đặc biệt, loại cá đã dài 2 – 3 cm hay bị hỏng đuôi, mất hẳn giá trị khi đánh giá thẩm mỹ.
2.3. Quản lý nước, làm vệ sinh hồ cá và phòng bệnh cho cá.
Khi nuôi cá phải chú trọng việc làm vệ sinh hồ cá, rửa sạch đáy hồ, làm sạch nước cho cá phát triển thuận lợi. Vào mùa thu không nên thay nước mà chỉ cho them nước vào hồ. Chất lượng nước trong hồ phải đảm bảo yêu cầu sinh trưởng của cá. Tuỳ theo đặc điểm mùa phải nắm vững chất lượng nước, mức nước cũng như lượng nước tuỳ hoàn cảnh mà linh hoạt thay đổi.
2.3.1. Mục đích của việc thay nước.
Thay nước và làm vệ sinh hồ cá nhằm mục đích đảm bảo cho nước có chất lượng tốt phù hợp với sự sinh trưởng của cá. Đối với việc nuôi cá, nước trong xanh là loại nước tốt nhất. Trong môi trường đó, các vi sinh vật sống nhiều phát triển tốt, cá có nhiều thức ăn, dễ bắt mồi, chất thối rữa ít, dưỡng khí nhiều. Đối với bể xi măng hằng ngày phải dùng ống cao su hút hết cặn bẩn dưới đáy bể và bổ sung nước sạch. Đối với hồ nuôi cần phải nạo vét đáy hồ trước khi thả cá.
2.3.2. Thời gian và phương pháp thay nước.
Thời gian thay nước: muốn định thời gian thay nước cần căn cứ vào điều kiện khí hậu, hồ cá to hay nhỏ, mật độ cá cao hay thấp, chất lượng nước, độ PH... Tuy vậy, cần tránh thay đổi nước nhiều. Đối với bể xi măng thì cứ 3 – 5 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay 1/3 bể, hút cặn bẩn dưới đáy bể; sau đó cho nước có thành phần tương tự vào bể. Nhiệt độ nước không được thay đổi quá 10C
Phương pháp thay nước: khi thay nước, dồn cá vào một góc rồi hút nước ra, rửa sạch đáy. Nếu bể hoặc hồ nuôi cá có hai ngăn thì dồn cá sang một ngăn, luân phiên thay nước vào là được.
2.3.3. Làm vệ sinh hồ cá.
Làm vệ sinh hồ cá nên tiến hành vào lúc mặt trời giảm cường độ chiếu sáng, trành làm hỏng đuôi cá. Vào mùa xuân và thu thay nước vào lúc 15 – 16 giờ chiều, mùa hè vào lúc 17 giờ chiều, mùa đông vào lúc 14 – 15 giờ.
Phương pháp tiến hành tổng vệ sinh nên theo trình tự:
+ Trước hết gạt bớt váng, sinh vật sâu bọ, lá cỏ hỏng trên mặt nước để chống ô nhiễm mặt nước lan toả và che mất mặt thoáng của hồ.
+ Tiếp theo, tập trung làm phần đáy, cọ nhẹ các thứ rêu bẩn rồi dùng ống hút hết nước rác bẩn, chỉ để lại 1/4 – 1/5 lượng nước cũ.
+ Cho nước chảy nhẹ nhàng vào bể, hồ, ao tránh đổ mạnh làm nước bị cuộn sóng. Với các loài cá quý lại càng cẩn thận tránh hiện tượng cá bị va đập gây khuyết tật hoặc sóng mạnh gây chết cá.
2.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát.
Là công việc tiến hành thường xuyên bắt buộc, một hạng mục trong quá trình nuôi dưỡng.
Những hạng mục của công tác kiểm tra gồm kiểm tra tính đột biến của nước để tiến hành điều chỉnh kịp thời, tránh cho cá những nguyên nhân sinh bệnh.
Tiếp theo, phải kể đến việc kiểm tra thực hiện kỹ thuật nuôi theo hoàn cảnh thực tế môi sinh, quy luật vận động của thời tiết, nhiệt độ theo các diễn biến nuôi dưỡng trong từng giai đoạn cụ thể.
Việc tiến hành kiểm tra giám sát vào các buổi sáng sớm mỗi ngày, khi quan sát cần tỷ mỉ, xem xét từng bước các diễn biến hoặc sự cố liên quan đến thay đổi hồ cá. Mùa hè, trong những ngày thời tiết có sự thay đổi đột biến hoặc có mưa to sấm chớp, phải quan sát kiểm tra nhiều lần. Nếu thấy cá nổi lên thở nhiều trên mặt nước, nghe thấy tiếng nổ của bọt nước, cần xem kỹ màu hồ nước.
2.3.5. Phòng bệnh cho cá.
Phòng bệnh mùa hè: là mùa cá sinh trưởng ít bệnh tật, nhiệt độ nước khoảng 300C. Cá hay bị thiếu dưỡng khí, bỏng đuôi, ta cần cho thêm nước vào hồ ao để nâng mực nước lên khoảng 35 – 40 cm, khống chế nhiệt độ nước chảy vào ở khoảng 300C với độ sạch tốt, đảm bảo dưỡng khí đủ.
Nếu có mưa to, dù nước cũ có sạch cũng nên thay nước. Đó là vì khi mưa, nước mưa xuống hồ ao là nước lạnh, nước này chảy xuống dưới thì nước nóng nổi lên trên, cá thấy lạnh bơi lên trên bị kẹt giữa sự biến đổi nhiệt độ. Biên độ thay đổi lớn, cá bị tổn thương. Mưa xuống cá có nhiều mồi ăn hơn, ăn quá no cũng sinh bệnh, cùng lúc với vi sinh và giun chết, nước bị nhiễm bẩn.
Phòng bênh mùa thu: Là mùa có khí hậu lý tưởng cho cá, vào mùa này cá sinh trưởng tốt nhất. Vào lúc này cần vỗ béo cho cá để cá có sức khoẻ qua mùa đông.
Phòng bệnh mùa đông: Vào mùa này cần tránh hướng gió mùa đông bắc, che chắn cẩn thẩn cho cá tránh nhiệt độ xuống quá thấp làm cá bị bệnh. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp cần bổ sung thêm nước vào hồ.
Chương III. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất, tiêu thụ cá cảnh.
i. Đối với khâu sản xuất.
Nhìn chung nước ta có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển ươm nuôi cá cảnh. Để có thể sản xuất kinh doanh cá cảnh, nhà sản xuất phải nắm rõ đặc điểm tự nhiên, điều kiện sinh sống... của loại cá mà mình dự định kinh doanh. Muốn thành công thì trong quá trình kinh doanh phải chú ý đến các khâu như: Giống, quy trình nuôi cá, phòng bệnh, thức ăn cho cá...
1. Giải pháp về Giống:
Trong sản xuất cá cảnh thì chọn Giống là một khâu đặc biệt quan trọng. Sản xuất giống cá cảnh nhân tạo đã làm nâng cao khả năng chủ động về giống nuôi cho cá cảnh thương phẩm. Đến nay với các loài cá cảnh phổ thông như cá vàng, cá chép, cá Đĩa, họ cá khổng tước (cá kiếm, bảy màu...) đã sản xuất giống thoả mãn nhu cầu của thị trường. Việc cung cấp ra thị trường một giống cá cao cấp và được thị trường chấp nhận 0thì lợi nhuận thu được là rất lớn. Nhà sản xuất có thể tiến hành chọn giống trong cùng một loại cá cao cấp, hiếm bằng cách chọn những con to khoẻ, hình dáng đẹp nhất trong đàn lai tạo, lặp đi lặp lại cho đến khi được những con cá thuần chủng... Hoặc cũng có thể lai tạo những giống mới bằng cách cho nhiều loại cá trong cùng một họ để lai tạo giống cá mới. Trong thành phố Hồ Chí Minh có một hộ kinh doanh cá cảnh đã lai tạo được giống cá Đĩa mới có màu sắc đặc biệt lộng lẫy và duy nhất có ở Việt Nam, nhiều nhà kinh doanh ở Singapo, Malayxia đã trả giá rất cao cho con cá giống này.
Ngoài việc lai tạo giống cá thuần chủng và lai tạo giống cá mới, một số biện pháp nhằm tác động vào quá trình sinh đẻ của cá cũng làm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất. Trong quá trình nuôi dưỡng cá đẻ phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và đặc điểm chăm sóc con của từng loài để tránh việc hao hụt lượng cá con. Đối với những loài cá đẻ trứng sau khi trứng thụ tinh cần vớt cá bố mẹ ra để tránh cá bố mẹ ăn trứng làm giảm lượng trứng thu được. Hoặc một số loại cá đẻ con nhưng cá đực lại hay ăn cá mới nở thì cũng cần cách ly.
2. Quy trình sản xuất cá cảnh:
Cần tuân thủ đúng theo yêu cầu kỹ thuật của từng khâu, sử dụng hợp lý tiết kiệm các loại vật tư để tránh lãng phí, vừa gây tổn thất cho cơ sở kinh doanh vừa làm tăng giá thành của cá dẫn đến khả năng cạnh tranh kém hơn các cơ sở cùng sản xuất một mặt hàng. Đẩy mạnh sản xuất cá cảnh theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng về chủng loại. Cần thực hiện thâm canh trên cùng một diện tích mặt nước. Cùng một diện tích hồ nuôi cá thương phẩm ta có thể nuôi chung nhiều loại cá sống ở các tầng nước khác nhau, vừa tiết kiệm diện tích nuôi trồng vừa tận dụng hết được lượng thức ăn chăn nuôi. Ta có thể nuôi chung cá Tai tượng và giống cá sặc ( cá tai tượng và cá sặc ở đây là giống cá cảnh không nên nhầm lẫn với loại cá nuôi lấy thịt theo cùng một công thức thâm canh)
II. Đối với khâu tiêu thụ.
Đối với khâu tiêu thụ thì cần phải làm tốt công tác thông tin dự báo thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thông tin thị trường được xem là tai mắt của nhà sản xuất, kinh doanh giúp cho họ có thể ra quyết định chính xác. Vấn đề cơ bản được quan tâm ở đây là nhu cầu loại cá tiêu thụ và giá cả. Việc nắm bắt nhu cầu nuôi cá thuộc loại nào? đối tượng tiêu thụ chính?... là vấn đề sống còn của các nhà sản xuất, kinh doanh.
Xúc tiến thương mại cần phải hoạt động thường xuyên và có hiệu quả trên tất cả các thị trường trong từng địa phương, trên cả nước và trên thị trường nước ngoài. Thông qua việc tuyên truyền quảng bá các giống cá đẹp, hấp dẫn giúp người tiêu dùng, các cơ sở kinh doanh có nhu cầu có thể tiếp cận được.
Các cơ sở hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nên cùng tổ chức ra các cuộc triển lãm, thi đấu cá... rộng rãi để mọi người có thể tham quan thưởng thức, từ các cuộc triển lãm này có thể giúp cho người sản xuất có thể tiếp cận được với các cơ sở kinh doanh trên lĩnh vực lưu thông, người tiêu dùng... Thêm vào đó có thể lập ra các Website giới thiệu và quảng bá các loại cá cảnh ra thế giới nhờ mạng Internet.
Đối với các cơ sở bán lẻ, thì việc trưng bày, trang trí các bể cá sinh động hấp dẫn giúp cho việc tiêu thụ cá tăng thêm rất nhiều. Thêm vào đó phong cách phục vụ của nhân viên tận tình, giải thích cặn kẽ tập tính, đặc điểm sinh trưởng của các loại cá sẽ tạo cho khách hàng có ấn tượng tốt, đồng thời nâng cao uy tín của cơ sở. Nên đề rõ giá tiền của mỗi loại cá để khách hàng thuận tiện trong việc lựa chọn...
Tài liệu tham khảo.
GS.TS. Nguyễn Thế Nhã -- PGS.TS. Vũ Đình Thắng, “Giáo trình Kinh tế Nông Nghiệp”, NXB Thống Kê, 2004.
Bộ môn quản trị doanh nghiệp Nông Nghiệp, “Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Nông Nghiệp”, NXB Thống Kê, 2001.
Tạp chí Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.
Báo Nông Nghiệp ngày nay.
Báo Nông Thôn Việt Nam.
Đức Hiệp, “Cá Vàng – Cá cảnh”, NXB Nông Nghiệp, 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0763.doc