Phát huy những ưu thế, khẳng định vai trò của các HTX nông nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá ở Hà Tây, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước chúng ta cần tôn trọng tính quy luật phát triển khách quan của nó, không ép buộc
73 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ của HTX bước đầu đã làm rõ phần việc nào HTX làm, việc nào tổ dịch vụ làm, việc nào hộ xã viên làm, mức đóng góp từng dịch vụ, hạch toán thu, chi, dịch vụ hết năm được báo cáo công khai tại Đại hội xã viên.
Doanh thu bình quân 1 HTX năm 2001 là 353 triệu, năm 2004 là 568 triệu, tăng 60%.
Số HTX dịch vụ có lãi năm 2001 chiếm 60%, năm 2004 chiếm 66,2%.
Số HTX lỗ năm 2001 chiếm 15%, năm 2004 chiếm 7,1%.
Tuy nhiên, số lãi của các HTXNN rất thấp chỉ từ 25- 30 triệu đồng / HTX, lại nợ đọng sản phẩm nên hạch toán thì có lãi nhưng thực tế số lãi đó bị xã viên chiếm dụng. Một số HTX còn đọng cả vốn trong xã viên, việc mở rộng dịch vụ, mở mang ngành nghề vươn ra kinh doanh bên ngoài nhiều HTX chưa làm được nên doanh thu thấp, lương cán bộ thấp, liên doanh liên kết rất hạn chế.
Tóm lại: Đánh giá về mục tiêu của HTXNN: mặt được là các HTX đã phục vụ tốt cho kinh tế hộ, dẫn đến kinh tế hộ phát triển, chính là nông nghiệp phát triển, đã đạt được các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra; mặt chưa được là việc vươn lên kinh doanh ra bên ngoài để tăng thu nhập cho HTX, mới có 1 số ít HTX làm được, còn lại chưa làm được.
Bảng 7: Doanh thu chi phí của 331 HTX tỉnh Hà Tây năm 2003
Các loại dịch vụ
Thu
Chi
Lãi, lỗ
Dịch vụ Tưới tiêu nước
53.503.590
48.234.386
5.269.204
Dịch vụ điện
66.662.552
62.975.525
3.687.027
Dịch vụ vật tư
9.292.183
8.333.483
958.700
Dịch vụ quản lý HTX
2.031.511
2.037.665
-6154
Dịch vụ làm đất
7.502.149
6.353.900
1.148.249
Dịch vụ bảo vệ thực vật
3.359.268
2.903.143
456.125
Dịch vụ khuyến nông
1.153.959
1.221.958
-67.999
Dịch vụ thú y
263.410
274.362
-10952
Dịch vụ khác
16.544.237
9.742.483
6.801.754
Tổng cộng
160.312.859
142.076.905
18.235.954
Nguồn: Báo cáo doanh thu của các HTX năm 2001.
2.2.2 Khai thác,sử dụng các cơ sở vật chất, vốn quỹ.
* Sử dụng đất đai ở HTX
Thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ, đất đai cơ bản đã giao cho các hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài. HTX chủ yếu quản lý đất làm trụ sở, đất của hệ thống công trình thuỷ lợi ....
Có 481 HTX có đất làm trụ sở, 40 HTX chủ yếu quy mô thôn, chưa có đất làm trụ sở mà làm trụ sở ở đình làng, nhà văn hoá, hoặc một gian nhà của UBND xã.
Các HTX tập trung giúp hộ xã viên dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng, giảm số thửa của các hộ 50-60% số thửa, tạo điều kiện cho hộ xã viên thâm canh, sản xuất hàng hoá. Các huyện thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa là ứng Hoà, Phú Xuyên, 1 số HTX của Mỹ Đức, Chương Mỹ....
* Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo tồn vốn quỹ công nợ ở HTX:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTXNN ngày càng được tăng cường. 5 năm qua nhờ nguồn vốn Nhà nước đầu tư và cho vay, vốn xã viên đóng góp, vốn tích luỹ của HTX,TSCĐ ở HTX bình quân 790,2 triệu đồng/1HTX, tăng 230,6 triệu đồng/1HTX so với năm 2001. Các HTX xây dựng được trên 500km kênh mương bê tông, nhiều trạm biến áp điện.
Vốn lưu động ở HTX chiếm 1 tỷ lệ thấp 20-30% vốn quỹ, lại chủ yếu nợ đọng sản phẩm nên nhiều HTX không còn vốn lưu động hoặc còn rất ít vốn để hoạt động.
- Tổng số nợ phải thu là 109.744 triệu đồng, bình quân 1 HTX 210,6 triệu đồng, có 185 HTX phát sinh nợ mới, đọng sản phẩm là 102.603 triệu đồng, nợ phải trả là:82.253 triệu đồng, bình quân 157,8 triệu đồng/ 1HTX
Thực hiện Quyết định 146/ CP, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở tài chính đề nghị UBND tỉnh xoá nợ, Bộ tài chính hỗ trợ kinh phí xoá nợ cho HTX, nhưng nay chưa được thực hiện.
2.3. Bộ máy quản lý HTX và thù lao cán bộ.
Bảng 9: Tình hình quản lý HTX nông nghiệp tỉnh Hà Tây năm 2003.
Ttt
Chỉ tiêu
đơn vị tính
Số
lượng
Ghi chú (%)
2
3
4
5
Tổng số HTXNN
HTX
520
100
Số HTX đăng ký kinh doanh
HTX
487
93,6
Số HTX đã đổi mới
HTX
397
76,3
Hoạt động của HTX
HTX
Số HTX điều hành sản xuất
HTX
513
98,6
Trong đó số HTX điều hành tốt
HTX
291
55,9
Số HTX tổ chức tốt chuyển dịch cơ cấu
HTX
229
44
Số HTX làm công tác khuyến nông
HTX
481
92,5
+ trong đó số HTX làm KN tốt
HTX
269
51,7
+ số mô hình KN xây dựng được
HTX
251
48,2
Số HTX có dịch vụ nước
HTX
512
98,4
+ trong đó làm tốt
HTX
415
85,6
Số HTX có dịch vụ BVSX
HTX
484
93
+ trong đó làm tốt
HTX
363
69,8
Số HTX có dịch vụ BTTV
HTX
455
87,5
+Số HTX dịch vụ BVTV toàn diện
HTX
101
19,4
+Số HTX dịch vụ BVTV một phần
HTX
354
68,1
Số HTX có dịch vụ giống
HTX
490
94,2
+ trong đó HTX tổ chức hệ thống giống ND
HTX
436
83,8
Số HTX dịch vụ làm đất
HTX
187
35,9
Số HTX dịch vụ điện
HTX
322
61,9
+ trong đó HTX có giá điện <= 700đ/Kw
HTX
223
69,2
Số HTX có dịch vụ vật tư nông nghiệp
HTX
144
27,7
+ tổng doanh số bán ra
1000đ
656.231.278
Số HTX có dịch vụ bảo quản nông sản
HTX
2
0,38
Số HTX có dịch vụ chế biến nông sản
HTX
Số HTX có dịch vụ tiêu thụ SP cho hộ xã viên
HTX
24
4,6
Tổng hơp dịch vụ HTX nông nghiệp
HTX
Số HTX làm từ 6 dịch vụ trở lên
HTX
140
26,9
Số HTX làm 5 dịch vụ
HTX
212
40,7
Số HTX làm 4 dịch vụ
HTX
103
19,8
Số HTX làm 3 dịch vụ
HTX
45
8,6
Số HTX làm 1-2 dịch vụ
HTX
20
4
Cán bộ HTXNN
Tổng số cán bộ Ban quản trị
Người
1248
100
Trình độ chuyên môn
Người
5,3
+ trình độ đại học
Người
66
13,1
+ trình độ cao đẳng
Người
164
15,2
+ trình độ trung cấp
Người
190
66,4
+ trình độ sơ cấp và chưa đào tạo
Người
670
-
- tổng số cán bộ Ban kiểm soát HTX
Người
777
-
Trình độ CM - Ban kiểm soát
Người
+ Trình độ đại học
Người
15
1,9
+ trình độ cao đẳng
Người
42
5,4
+ trình độ trung cấp
Người
141
18,1
+ trình độ sơ cấp và chưa đào tạo
Người
645
74,6
- tổng số cán bộ kế toán HTX
Người
761
-
Trình độ CM kế toán HTX
Người
+ Trình độ đại học tài chính kế toán
Người
18
2,36
+ trình độ trung học QLKC
Người
314
41,3
+ trình độ sơ cấp QLTC
người
164
21,5
+ chưa đào tạo
Người
264
34,84
- tổng số CNV khác làm công tác QLHTX
Người
1152
- số cán bộ HTX thay đổi năm 2002
Người
168
+ chủ nhiệm
Người
47
27,9
+ phó chủ nhiệm
Người
64
38,1
+Trưởng kiểm soát
Người
54
32,1
+ kế toán trưởng
Người
29
17,3
Số HTX đại hội thường kỳ năm 2003
HTX
388
90,3
+ trong đó : đại hội từ 1/1 tới 31/3
HTX
67
Số HTX đại hội nhiệm ký năm 2003
HTX
421
80,1
Số HTX có gửi báo cáo tài chính về phòng NN&PTNT
HTX
323
76,7
Phân loại HTX năm 2003
HTX
8,6
-
HTX loại giỏi
HTX
45
37,5
-
HTX loại khá
HTX
194
35
-
HTX loại trung bình
HTX
182
19,1
-
HTX loại yếu kém
HTX
60
11
Tình hình kinh tế HTX trên địa bàn huyện
HTX
1
- Bình quân 1 HTX có 16 cán bộ từ BQT tới đội trưởng đội tiếp nhận dịch vụ
- Trình độ cán bộ HTX:
+BQT : Đại học,Cao đẳng 15,7%, trung cấp17,3%,còn lại 67% chưa qua đào tạo
+ Ban kiểm soát: Đại học, Cao đẳng 1,3%, Trung cấp11,7%, chưa đào tạo87%
+ Kế toán HTX : Đại học, Cao đẳng 4,2%, Trung cấp40,7%, Sơ cấp 25,3%, còn lại chưa đào tạo
- Thù lao cán bộ HTX: Chủ nhiệm HTX bình quân 200 nghìn đồng/ tháng, cao nhất là 800 nghìn đồng/ tháng, thấp nhất là 100 nghìn đồng/ tháng. Số HTX lương chủ nhiệm từ 500 nghìn đồng/ tháng chiếm 10%, từ 300-500 nghìn đồng/ tháng chiếm 30%, từ 200- 300 nghìn đồng/ tháng chiếm 30%, còn lại dười 200 nghìn đồng/ tháng. Các chức danh khác hưởng theo lương chủ nhiệm từ 40 - 95%.
Lương cán bộ HTX thấp, công việc lại vất vả hơn với cán bộ UBND xã và cán bộ đoàn thể xã, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không có, nên nhiều cán bộ HTX không an tâm công tác, không hết lòng phục vụ HTX, nên có điều kiện là tìm chuyển sang công tác đoàn thể, công tác UBND xã. Năm 2004, qua bầu cử HĐND và UBND, số cán bộ HTX chuyển sang công tác Đảng và UBND xã chiếm 23% cán bộ chủ chốt HTX.
2.4. Việc chấp hành các chính sách ở HTX
- Đại hội xã viên:
+ Số HTX đại hội xã viên đúng thời gian quy định là 358= 66,7%
+ Số HTX đại hội không đúng thới gian quy định là 133= 25,5%
+ Số HTX chưa đại hội xã viên là: = 5,8%
- Chấp hành chế độ kế toán:
+ HTX thực hiện tốt chế độ kế toán: 367= 70,4%, còn lại chấp hành chưa tốt, sổ sách không đủ, báo cáo tài chính không đủ hoặc không nộp báo cáo tài chính
- Đăng ký kinh doanh : vẫn còn 39 HTX chưa đăng ký.
2.5. Kết quả phân loại HTX
- HTX loại giỏi: chiếm 43,6%, tăng 9,7% so với năm 2001.
- HTX loại trung bình chiếm 44,7%, giảm 3,1% so với năm 2001
- HTX yếu kém chiếm 11,7%, giảm 6,6% so với năm 2001.
(Tiêu chí phân loại dựa vào chấm điểm thi đua của Hội đồng thi đua khen thưởng Tỉnh và hướng dẫn chấm điểm phân loại của Sở NN&PTNT.)2.6. Đánh giá chung về HTX, HTXNN
2.6.1 Những mặt được:
Sau hơn 3 năm thực hiện NQ15 TƯ 5/IX, hoạt động HTXNN đã có sự chuyển biến tích cực. HTXNN bước đầu đã đổi mới các nội dung hoạt động, là chỗ dựa cho hộ xã viên trong sản xuất nông nghiệp. HTX là nơi trực tiếp hướng dẫn xã viên sản xuất, nơi trực tiếp chuyển giao kỹ thuật với nông hộ, nơi trực tiếp điều chỉnh khắc phục những bất lợi của thiên nhiên tới sản xuất, phần lớn các HTX làm được các dịch vụ thiết yếu phục vụ hộ xã viên sản xuất, cơ sở kỹ thuật ở nông thôn được tăng cường, một số chính sách xã hội được HTX quan tâm, nông thôn được ổn định đoàn kết. HTXNN ở Hà Tây giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nong nghiệp nông thôn, tốc độ tăng bình quân 5,9% năm. Một số điển hình tiên tiến xây dựng HTX đã xuất hiện và phát huy tác dụng như HTXNN Dương liễu (Hoài Đức), HTXNN An Mỹ, HTXNN Lê Thanh( Mỹ Đức) HTXNN Đại Đồng ( Thạch Thất), HTXNN Phú Túc ( Phú Xuyên)...
2.6.2 Một số hạn chế:
- Phần lớn các HTX chỉ làm được dịch vụ đầu vào cho sản xuất với các loại dịch vụ đơn giản ít cạnh tranh, bó hẹp trong phạm vi hành chính. Dịch vụ mang tính phục vụ là chính, doanh thu thấp, lãi ít. Chính vì vậy khả năng tích luỹ vốn mở mang dịch vụ ở HTX rất khó khăn, nhất là các dịch vụ vươn lên kinh doanh bên ngoài HTX, nhiều dịch vụ xã viên rất cần vai trò của HTX thì chưa làm được như tiêu thụ chế biến nông sản, mở mang phát triển ngành nghề....
- Dịch vụ ở HTXNN mới chủ yếu là các dịch vụ cho trồng trọt, các dịch vụ cho chăn nuôi, các dịch vụ nông thôn khác như: nước sạch, vệ sinh môi trường, dịch vụ đời sống... HTXNN chưa làm được.
- Hoạt động của HTXNN tuy đã đổi mới nhưng phần nhiều HTX vẫn mang nặng dấu ấn của HTX kiểu cũ, chức năng nhiệm vụ chưa rõ, HTX vẫn còn làm thay chính quyền, còn phải lo nhiều chính sách xã hội, vẫn bó gọn theo quy mô hành chính, xã viên trông chờ HTX, coi một số công việc như: nước, bảo vệ sản xuất, bảo vệ thực vật là việc của HTX nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, nợ đọng sản phẩm còn nhiều.
-Vốn quĩ HTX ít lại bị xã viên chiếm dụng nên HTX không có vốn hoạt động, chưa vay được ngân hàng, HTX không có vốn để mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp ngại không liên kết liên doanh với HTX.
2.7. Nguyên nhân tồn tại
- Nhận thức của cán bộ và nhân dân về HTX còn hạn chế.
-Trình độ cán bộ HTX yếu không đáp ứng được yêu cầu đổi mới HTX.
- Cán bộ HTX không yên tâm công tác, không hết lòng phục vụ HTX do công thấp, chế độ bảo hiểm không có, đào tạo bồi dưỡng học tập ít được quan tâm.
- Chính sách của Nhà nước với HTX chưa thực sự khuyến khích HTX như chưa làm rõ dự án đầu tư cho HTX, chưa quy định được chế dộ bảo hiểm cho cán bộ HTX, kinh phí đào tạo cán bộ HTX không có hoặc có rất ít, HTX chưa được vay vốn liên kết, kinh doanh, chế biến tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân còn khó khăn, chưa thu hút được nhân tài, thu hút được cán bộ có năng lực về HTX.
2.8. Các hình thức hợp tác mới trong nông nghiệp
Nhìn chung các dạng hợp tác ở nông thôn có nhiều như: Vần công, đổi công liên kết mua trâu bò, máy móc để sản xuất, tổ phụ nữ giúp nhau vay vốn, câu lạc bộ khoa học kỹ thuật, hội làm vườn, hội cây cảnh...Tuy nhiên các dạng này chủ yếu là tự phát, không ổn định , các tổ hợp tác trong nông nghiệp theo đúng quy định trong luật dân sự hiện nay ở Hà Tây chưa có.
2.9. Đánh giá vai trò HTXNN trong sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
a. Về kinh tế
- 5 năm qua kinh tế hợp tác và HTXNN dã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy giúp kinh tế hộ phát triển. Do vậy cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực: Nông nghiệp từ 41% năm 2000, năm 2004 Nông nghiệp 33%, Công nghiệp %, Dịch vụ %. Trong Nông nghiệp bình quân 4 năm tốc độ tăng trưởng 6,3%, Trồng trọt chiếm 58,7%, Chăn nuôi 41,3%. Giá trị thu nhập bình quân 49,5 triệu đồng/ha đất nông nghiệp( giá thực tế). Xuất hiện nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, nhiều cánh đồng 50 triệu, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính, trên 500 trang trại bước đầu sản xuát hàng hoá...Những kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của HTXNN.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp được tăng cường, các công trình thuỷ lợi được nâng cấp, trên 500 km kênh mương đã được bê tông hoá.
-Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp tiếp tục đổi mới. HTXNN đã tác động tới sản xuất của 80% số hộ nông dân. Các HTX bước đầu đã tổ chức dịch vụ đầu vào, một số HTX làm dịch vụ đầu ra, mở mang phát triển ngành nghề nông thôn, tạo điều kiện cho hộ nông dân sản xuất thuận lợi, có hiệu quả.
-Số hộ giàu tăng lên, hộ nghèo còn dưới 10%. Đường làng, ngõ xóm, công trình phúc lợi ngày càng khang trang. Nhiều mô hình nông thôn mới đã hình thành phát triển như: An Mỹ, Dương Liễu, Đan Phượng, Hà Hồi, Phú Túc ...
b. Về xã hội.
-Các HTXNN giúp nông dân về kiến thức làm ăn, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo, trợ giúp các đoàn thể, góp phần xây dưng các công trình phúc lợi, trợ cấp khó khăn...góp phần cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới, là cầu nối quan trọng giúp Nhà nước triển khai các chính sách tới nông dân và phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Nhà nước. Thực tế ở Hà Tây, chương trình dồn điền đổi thửa, sản xuất giống lúa nhân dân, lúa lai, nạc hoá đàn lợn, sinh hoá đàn bò, kiên cố hoá kênh mương, khuyến nông...phần lớn thông qua HTX để tổ chức nông dân thực hiện.
- HTXNN đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 500 ngàn lao động thông qua việc tổ chức các dịch vụ, mở mang ngành nghề, thực hiện các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
- HTXNN góp phần ổn định kinh tế xã hội nông thôn , thông qua việc tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ, mở rộng dân chủ, công khai tài chính, vốn quỹ...Nông dân ngày càng tin tưởng vào HTX.
Phần III
Phương hướng, giải pháp phát triển
HTX nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây
I. Mục tiêu chiến lược phát triển KTHT và HTX từ 2005 đến năm 2010.
-Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích phát triển HTX trong tất cả các ngành các lĩnh vực kinh tế xã hội trên cơ sở nhu cầu và tự nguyện hoàn toàn của người lao động. Nhà nước quản ký đối với HTX thông qua luật pháp và cơ chế, chính sách, không can thiệp trực tiếp vào quá trình hoạt động của các HTX. Đến năm 2010 phấn đấu xây dựng và hoàn thiện các mô hình tổ chức HTX kiểu mới cho các ngành và các lĩnh vực kinh tế xã hội tạo điều kiện phát triển mở rộng các HTX kiểu mới trong các năm tiếp theo. Mô hình các HTX bao gồm: HTX hỗn hợp, HTX dịch vụ, HTX sản xuất tập trung.
- Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện (về mặt pháp lý và cơ chế chính sách) thúc đẩy phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá, mở mang ngành nghề nông thôn, tạo nhu cầu hợp tác sản xuất giữa ác hộ và người lao động với nhau, đồng thời khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn hướng theo sự phát triển thành các HTX kiểu mới khi đủ điêù kiện và các thành viên tự nguyện đăng ký hoạt động theo luật pháp về HTX.
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đến một mức nào đó các tổ KTHT và HTX sẽ tự bộc lộ những hạn chế của mình và tự họ sẽ phải liên kết lại với nhau dưới các hình thức HTX quy mô lớn hơn, liên hiệp của các HTX hoặc lên kết giữa HTX với cơ sở sản xuất công nghiệp, với DNNN hoặc với các doanh nghiệp khác trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Việc liên kết kinh tế giưã các HTX với các doanh nghiệp, nhất là DNNN để hỗ trợ giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh là xu hướng tiến bộ cần được coi trọng và phát huy.
-Thực hiện chiến lược phát triển HTX đến năm 2010 như nêu trên, một vấn đề quan trọng và mang tầm chiến lược đó là đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực này, trước hết là đào tạo đội ngũ cán bộ cho HTX nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu quản lý và phát triển của khu vực kinh tế hợp tác.
II.Phương hướng phát triển HTX nông nghiệp Hà Tây.
1. Phương hướng chung.
1.1. Tập trung chỉ đạo phân loại, xử lý các tồn đọng của các HTX nông nghiệp cũ, chuyển đổi và cấp đăng kí kinh doanh cho các HTX đủ điều kiện và xã viên tự nguyện tiếp tục giữ HTX , giải thể các HTX yếu kém, hình thức xã viên không có nhu cầu theo quy định của pháp luật về HTX . Giúp đỡ , hỗ trợ tạo điều kiện cho các HTX kiểu mới thực thụ ( kể cả việc cho giải thể HTX sau chuyển đổi mà không đủ điều kiện và xã viên không ủng hộ ).
1.2. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông dân tự chủ theo hướng sản xuất hàng hoá cùng với việc hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng từ thấp đến cao theo nhu cầu của hộ tự nguyện lập ra để giúp đỡ, hỗ trợ nhau phát triển sản xuất kinh doanh.
1.3. Xây dựng phát triển các HTX kiểu mới kinh doanh tổng hợp (dịch vụ và sản xuất tập trung- mô hình HTX hỗn hợp ) dạng như HTX Duy Sơn II( Quảng Nam), mô hình HTX hỗn hợp không chỉ mở mang ngành nghề tạo viẹc làm cho xã viên phát triển được phần tài sản chung cuả tập thể mà còn tạo điều kiện dịch vụ tốt hơn cho hộ xã viên tự chủ trong sản xuất nông nghiệp .
1.4. Xây dựng và phát triển các HTX chuyên dịch vụ (dịch vụ chuyên khâu hoặc dịch vụ tổng hợp ) như: làm đất, thuỷ lợi, chế biến, cung ứng vật tư… ở những nơi có đủ điều kiện và có nhu cầu để dịch vụ cho xã viên và các hộ dân cư trong vùng, hoặc các HTX sản xuất tập trung nếu xã viên yêu cầu và đủ điều kiện theo quy định của luật pháp về HTX.
1.5. Sớm tổng kết kinh nghiệm của các mô hình HTX với DNNN của các HTX làm ăn có hiệu quả để nhân rộng hinhf thức liên kết công- nông trước tiên ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
1.6. Nâng cao vai trò, hiệu quả sự giúp đỡ của Nhà nước đối với các HTX, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa HTX với kinh tế Nhà nước.
1.7. Cùng với sự phát triển, hoàn thiện HTX trong lĩnh vực nông nghiệp cần coi trọng phát triển các ngành nghề ở nông thôn: công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
1.8.Quá trình phát triển , hoàn thiện HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được đặt ra trong mối quan hệ mật thiết với quá trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ HTX và lao động nông thôn, coi trọng vai trò tác dộng của khoa học công nghệ đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
1.9.Phát triển các mối quan hệ liên kết, hợp tác theo vùng, địa phương, toàn quốc, quan hệ với các nước trong khu vực và quan hệ Quốc tế thông qua hệ thống liên minh Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức Liên minh hợp tác xã Quốc tế nhằm nâng cao nhận thức về kinh tế hợp tác , HTX học hỏi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hỗ trợ giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác, HTX và bảo vệ quyền lợi của người lao động để áp dụng vào Việt Nam.
2. Phương hướng cụ thể của Tỉnh:
Phát triển rộng các hình thức kinh tế tập thể trong tất cả các ngành, các lĩnh vực và địa bàn. Tăng cường nội lực của khu vực kinh tế tập thể, nâng cao năng lựe cạnh tranh, phân công lại lao động ở nông thôn, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp hiện nay từ 70%, đến năm 2005 xuống còn 65% và đén năm 2010 xuống còn 50%, phát triển mạnh ngành nghề, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các thành viên, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Từ nay đến năm 2005, thực hiện tốt Chương trình số 16 CTr/TU ngày 10/4/1999 của Tỉnh uỷ, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX hiện có, tăng cường vai trò điều hành của Ban quản trị, xử lý các loại nơn tồn đọng, hạn chế phát sinh nợ mới, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các HTX. Hoàn thành việc chuyển đổi 3 HTX theo luật trong năm 2002. Phấn đấu đưa các HTX đạt loại khá từ 25% năm 2001 lên 50% năm 2005 và 70% năm 2010; làm điểm về xây dựng mô hình các HTX chuyên khâu trong nông nghiệp ở các huyện. Phát triển mạnh các tổ, nhóm hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau. Khuyến khích HTX phát triển các khâu dịch vụ (giống, làm đất, vật tư...), thành lập các HTX mới nhất là trong nông nghiệp như: HTX rau quả, hoa, chăn nuôi bò, lợn lạc, chế biến nông sản và xây dựng mới các HTX ở các ngành, vùng có điều kiện. Mở rộng hoạt động của HTX từ làm dịch vụ cho hộ đến phát triển ngành nghề, sản xuất kinh doanh tổng hợp. Thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; giảm tỉ trọng nông nghiệp từ 38,4% hiện nay xuống 35% năm 2005 và 28% năm 2010.
-Tăng cường, củng cố, nâng cao hiệu quả của các hình thức tập thể đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn .
-Tiến hành củng cố các tổ hợp tác đã có, giúp đỡ và hướng dẫn hoạt động theo luật, nâng dần trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh, khi đủ điều kiện thì chuyển sang thành lập HTX, tạo điều kiện để các tổ hợp tác thành lập mới theo ngành nghề.
-Đẩy mạnh củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của HTX, khắc phục các yếu kém hiện nay. Khuyến khích liên doanh, liên kết, tăng cường quan hệ hợp tác giữa HTX với nhau, HTX với các doanh nghiệp, HTX với các cơ quan khoa học để gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thông qua đó chuyển giao kĩ thuật, công nghệ, định hướng, hỗ trợ cho kinh tế tập thể phát triển".
III.Giải pháp phát triển, hoàn thiện các HTX nông nghiệp Hà Tây.
1. Nhóm Giải pháp vĩ mô.
1.1.Thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nền sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện phát triển nông hộ và trang trại sản xuất hàng hoá.
Trong điều kiện nền nông nghiệp mang nặng tính tự cung tự cấp,nhu cầu hợp tác giữa các hộ nông dân đã có nhưng rất nhỏ và hết sức đơn giản. Nhu cầu phát triển sản xuất hàng hoá với khối lượng nông sản ngày càng lớn đã đặt trước từng chủ thể sản xuất nông nghiệp những khó khăn thách thức vượt quá khả năng của nông hộ và trang trại. Bởi vậy, nhu cầu hợp tác ở trình độ cao là tất yếu. Kinh nghiệm thực tế các nước trên thế giới cho thấy:trình độ phát triển nền nông nghiệp hàng hoá là tiền đề vật chất cho sự ra đời của các tổ chức HTX trước hết là khâu chế biến bảo quản tiêu thụ nông sản rồi đến cung ứng vật tư đến lượt mình, sự phát triển có hiệu quả các HTX sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá phát triển.
1.2.Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận dộng, bồi dưỡng thông tin cho người lao động những hiểu biết về HTX.
Nhận thức của người dân HTX nông nghiệp đích thực chưa rõ ràng và đúng đắn. Tâm lý sợ mô hình các HTX cũng sẽ giống như các HTX cũ trước đây vẫn còn nhiều. Do vậy việc tiếp tục tuyên truyền phổ biến luật HTX để làm cho họ có hiểu rõ các HTX là cấp thiết và cấp bách. Nội dung này cần phát động thành phong trào, có thi đua, hội diễn và chấm điểm sơ kết tổng kết.
Thực tế còn quá ít các mô hình HTX nông nghiệp làm ăn giỏi để người dân có thể đến tham quan học hỏi. Việc nghiên cứu và xây dựng thí điểm các mô hình HTX nông nghiệp đích thực tại các vùng sản xuất là cần thiết.
Xây dựng và lựa chọn các mô hình HTX phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, từng địa phương,trên phạm vi cả nước, cũng như từng vùng hiện đang tồn tại
nhiều loại hình HTX với nội dung hoạt động, quy mô và hiệu quả khác nhau. Bởi vậy xây dựng và lựa chọn các mô hình HTX phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, từng địa phương có vai trò hết sức quan trọng. HTX có nhiều loại hình khác nhau, để lựa chọn được các hình thức HTX phù hợp, cần lưư ý các vấn đề sau: Cần ngiên cứ tổng kết kinh nghiệm nhân rộng mô hình HTX chuyên ngành hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các hộ xã viên sản xuất hàng hoá.Các HTX thường dược hình thành từ hai hướng: Một là, chúng được hình thành từ quá trình chuyển đổi HTX kiểu cũ, hai là từ quá trình xây dựng HTX mới theo luật HTX 1996, cân tổng kết rút kinh nghiệm quá trình chuyển đổi HTX để có hướng dẫn thực hiện theo đúng quy dịnh của Luật HTX.Loại HTX dịch vụ đa chức năng kết hợp với sản xuất mở mang ngành nghề phù hợp trên địa bàn thị trấn, thành phố nói chung, tuy nhiên chúng chỉ hoạt động có hiệu quả thực sự và có điều kiện phát triển khi quá trình hình thành và hoạt dộng theo Luật HTX.Nói cách khác, chúng phải là HTX kiểu mới đích thực.
Tuyên truyền về lợi ích vật chất, tinh thần mà HTX kiểu mới có thể mang lại cho người lao động và nghĩa vụ của người lao động đối với HTX.
Giới thiệu các văn bản chủ trương chính sách của Nhà nước đối các HTX trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ quản lí HTX không chỉ ở các trường TW mà kết hợp thường xuyên mở nhiều lớp ở các tỉnh, huyện. Tổ chức các cuộc giao lưu, đối thoại giữa chủ nhiệm HTX với lãnh đạo các ngành, cơ quan Nhà nước có liên quan đến HTX. Mặt khác bố trí sử dụng cán bộ, kỹ sư nông nghiệp mới ra trường, cán bộ ở TW, tỉnh thường xuyên tăng cường xuống các huyện, xã và HTX như những mô hình của Bộ y tế, Bộ GD&ĐT, Trung ương đoàn thanh niên cộng sản HCM đã chỉ đạo. Nâng cao hơn nữa chính sách đãi ngộ cho cán bộ nông nghiệp cơ sở.
1.3.Nhóm giải pháp tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế để phát triển.
Một là: Khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông theo đúng quy định của luật đất đai sửa đổi, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ tạo điều kiện cho hộ nông dân làm chủ ruộng đất và phát triển kinh tế theo điều kiện, khả năng của bản thân.
Hai là: Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX chuyển dổi hoặc hình thức mới thành lập, nâng cao hiệu quả . Cho các HTX đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh được vay vốn ngân hàng theo cơ chế vay vốn qua quỹ bảo lãnh tín dụng . Kiến nghị chính phủ miễn các loại thuế cho các hoạt động HTX nông nghiệp đối với các hoạt động cung ứng vật tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Miễn, giảm tiền thuế đất đối với HTX nông nghiệp đã được cấp giấy đăng kí kinh doanh . Cho phép HTX nông nghiệp được làm dịch vụ tín dụng nội bộ (Đối với xã viên HTX ).
Ba là: Giải quyết những vướng mắc tồn đọng về mặt tài chính đang cản trở qúa trình chuyển đổi và phát triển các HTX hiện có. Cụ thể như sau:
Đối với nợ ngân hàng, nợ thuế nông nghiệp:Xoá những khoản nợ ngân hàng của những HTX yếu kém đã được khoanh, xoá nợ ngân hàng cho những HTX đã vay ngân hàng nhưng do bị thiên tai lũ lụt gây thiệt hại tài sản:Một số HTX đã tự giải thể hoặc còn tồn tại hình thức, thực tế không có khả năng thanh toán nợ . Nguồn vốn để bù cho ngân hàng do việc xoá nợ cho HTX lấy từ quỹ dự phòng rủi ro, giảm nộp ngân sách của ngân hàng, hoặc ngân sách Nhà nước bù cấp. Xoá nợ thuế nông nghiệp cho các HTX nông nghiệp từ trước thì thực hiện thu thuế trực tiếp đến hộ.
Đối với khoản nợ các doanh nghiệp Nhà nước và cho các đối tượng khác:Nợ các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành xem xét từng trường hợp cụ thể, nếu thực sự không có khả năng thanh toán thì xoá nợ cho HTX. Đồng thời giảm vốn tương ứng cho các doanh nghiệp Nhà nước bị HTX nông nghiệp mắc nợ.
Để tránh tiêu cực mới trong nông thôn, Chính phủ quyết định xoá nợ cho HTX đối với các khoản nợ:Thuế nông nghiệp, nợ doanh nghiệp Nhà nước và các đối tượng khác trên cơ sở các khoản nợ đã được làm rõ theo đề nghị của đại hội xã viên HTX, uỷ ban nhân dân huyện thẩm định. Đồng thời với việc Nhà nước xoá nợ cho các HTX, các HTX cần xem xét xoá nợ cho các hộ xã viên đối những khoản nợ liên quan đến khỏan nợ Nhà nước dã xoá nợ cho HTX .
Bốn là: Cần có chính sách đầu tư tài chính đối với HTX trong nông nghiệp. Để tạo điều kiện thụân lợi cho HTX sau chuyển đổi và HTX mới thành lập được vay vốn phát triển sản xuất. Đối với những HTX có số vốn góp không lớn, nếu có dự án phát triển sản xuất kinh doanh có tính khả thi, được UBND xã giám định thì có thể được vay số tiền tương đương số vốn của HTX mà không cần thế chấp. Đồng thời cần coi trọng việc củng cố và phát triển HTX, quỹ tín dụng nông thôn theo tinh thần chỉ thị của Bộ chính trị. Tăng cường hình thức tín chấp thông qua các doàn thể quần chúng và chính quyền cấp xã để có khó khăn vay vốn để phát triển sản xuất. Nên cho phép HTX nông nghiệp huy động và cho vay nội bộ. Tăng cường kiểm soát, chấm dứt tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Nhà nước cần giành một tỷ lệ thích đáng ngân sách Nhà nước đấu tư cho kinh tế HTX như: đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ HTX và lao động nông thôn , đổi mới kỹ tuật công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Năm là Chính phủ nên miễn giảm thuế cho các hoạt động dịch vụ của HTX nông nghiệp bao gồm cung ứng vật tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống của hộ xã viên vì hoạt động cung ứng vật tư, chế biến tiêu thụ sản phẩm đang là nhu cầu lớn của kinh tế hộ song phần lớn HTX đều chưa đáp ứng được, một số HTX có làm thì gặp nhiều khó khăn trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, hơn nữa hoạt động dịch vụ của HTX hoàn toàn không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển kinh tế hộ xã viên.
Sáu là: Xây dựng hệ thống khuyến nông hỗ trợ HTX và liên kết giữa HTX với doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân. Tổ chức hình thức khuyến nông cơ sở đa dạng hoạt dộng có hiệu quả khuyến cáo về các giống cây con, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, các hình thức câu lạc bộ , mô hình mẫu. Liên kết với nông, lâm trường và dịch vụ để tăng khả năng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân nhất là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Bẩy là: Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các HTX. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành nông nghiệp chủ yếu thông qua việc phát triển hệ thống thuỷ lợi, giao thông cung cấp điện, cung cấp tín dụng, khuyến nông khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật chế biến và tiêu thụ nông sản. HTX phải đóng vai trò là cầu nối giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế hộ, tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp Nhà nước mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ trực tiếp tới nông dân, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Tuỳ theo điều kiện cho các HTX nông nghiệp mở rộng và nâng cao hiệu qủa hoật động dịch vụ sản xuất, kinh doanh.
Để tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các doanh nghiệp Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ tăng cường mở rộng liên kết với các HTX tạo điều kiện cho các HTX làm đại lý , uỷ thác, hoặc ký các hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài. Thực hiện phân phối đóng góp xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng và tự quản lý khai thác vận hành chính những công trình do họ đóng góp xây dựng thông qua các tổ đội dịch vụ thuỷ nông xã, thôn, bảo đảm cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo dịch vụ cấp nước cho dân cư nông thôn, nông dân vùng dân tộc ít người, vùng xa và vùng biên giới hải đảo. Thực hiện tốt chương trình nước sinh hoạt nông thôn đạt tỷ lệ cung câp nước sạch 100% vào năm 2010 với tiêu chuẩn 60lit/người/ngày
Dịch vụ cơ khí nông thôn: Mở rộng hoạt động các dịch vụ cơ khí đối với nhiều khâu canh tác như chăm sóc, bảo vệ cây trồng, thu hoạch, tưới phunThành lập các trạm, các trung tâm, các tổ hợp bảo dưỡng, sửa chữa nông cụ, máy kéo, máy nông nghiệp cần có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật và quản lý bảo đảm chất lượng loại dịch vụ này.
Dịch vụ vận tải phát triển giao thông nông thôn: Tổ chức các tổ đội quản lý duy tu bảo dưỡng đường nông thôn, hỗ trợ các doanh nghiệp mua sắm các phương tiện vận tải, xây dựng các trạm xăng dầu, xây dựng các hệ thống ga ra sửa chữa, bảo dưõng xe máyThành lập các tổ hợp dịch vụ vận tải hàng hoá, vận tải hành khách theo quy hoạch vùng đáp ứng được nhu cầu nhân dân địa phương.
Dịch vụ cung ứng điện năng: Nhà nước cần đầu tư hoàn thiện hệ thống mạng lưới điện cao thế và hạ thế bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cao, điện khí hoá toàn quốc với tất cả các vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Đổi mới phương thức quản lý để làm tốt dịch vụ cung cấp điện tới hộ nông dân. Có biện pháp huy động vốn của dân cư và tổ chức kinh tế nông thôn để phục vụ cải tạo và nâng cấp mạng điện hạ thế. Thành lập các tổ chức sửa chữa điện dân dụng hình thành các đại lý và các cửa hàng bán phụ tùng, thiết bị điện gia đình.
Dịch vụ thông tin liên lạc: Thành lập các trung tâm thông tin huyện xã gắn với khuyến nông khuyến lâm tổ chức thông tin hướng dẫn kỹ thuật, các loại giống mới, nhu cầu thị trường, giúp các hộ sản xuất, các thành phần kinh tế bố trí kế hoạch sản xuất mở rộng dịch vụ bưu chính viễn thông đạt 100% huyện, thị có dịch vụ điện thoại, bưu phẩm, bưu kiện, bưu chính, phát nhanh, dịch vụ điện hoa
Dịch vụ tư vấn kinh doanh và tư vấn pháp luật: dịch vụ này nhằm giúp các chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế lựa chọn lĩnh vực và phương án kinh tế đảm bảo có kết quả.
Dịch vụ chuyển giao công nghệ và đào tạo: Thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ theo mô hình chuyên ngành, tổ hợp các vùng huyện. Các tổ chức này là cầu nối giữa các cơ quan nghiên cứu đào tạo dạy nghề với các đơn vị sản xuất. Phát huy tác dụng các trung tâm dạy nghề, các trường đào tạo và đào tạo lại lực lượng kỹ thuật cho các vùng nông thôn.
Dịch vụ y tế, thể thao, cộng đồng dân cư: Phát triển và thành lập mới các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho các vùng nông thôn, mục tiêu tới năm 2010 cứ 1000 thì có 1 bác sĩ và 500 dân có 1 y sĩ. Đầu tư cải tạo và nâng cấp xây dựng hệ thống các cơ sở văn hoá thông tin, gắn với khu thể thao các sân vận động vui chơi và giải trí cho từng khu vực.
1.4. Nhóm giải pháp về quản lý Nhà nước và hoàn thiện khung pháp lý cho các HTX phát triển .
Tăng cường tổ chức quản lý Nhà nước với các HTX nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cần có bộ phận chuyên trách về HTX, làm tham mưu và thực hiện quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Hàng năm bố trí đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước đối với HTX, bố trí ngân sách hàng năm của TW của tỉnh, huyện dành phần kinh phí cho hệ thống quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp, tiếp tục xây dựng các mô hình HTX, gồm cả HTX làm tốt một số dịch vụ thiết yếu chuyên sâu cho xã viên và mô hình các HTX kinh doanh tổng hợp. Cấp uỷ Đảng phải thực sự quan tâm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền phổ biến quán triệt đến tất cả các Đảng viên tinh thần của Luật HTX, gương mẫu thực hiện, làm nòng cốt vận động quần chúng tham gia xây dựng HTX kiểu mới. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh tham gia tích cực trong việc vận động các hội viên tham gia xây dựng HTX, đặc biệt Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn phối hợp chặt chẽ với liên minh HTX Việt Nam trong việc chỉ đạo xây dựng mô hình, tổng kết rút kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp.
Xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa tổ chức Đảng, chính quyền và HTX trên từng địa bàn . Tổ chức Đảng có vai trò lãnh đạo chung thông qua chủ trương, nghị quyết và vai rò gương mẫu của nguời Đảng viên. Chính quyền địa phương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát HTX trong việc tuân thủ luật pháp và các chủ trương chính sách của Nhà nước nhưng tuyệt đối không được can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của HTX, không làm thay chức năng của HTX, song phải tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho HTX hoạt động theo pháp luật. Đối với HTX, ngoài mục tiêu kinh tế hàng đầu còn phải đạt mục tiêu xã hội, góp phần xây dựng tính cộng đồng đoàn kết, tương trợ trong các xã viên của mình, song không thể biến nó thành tổ chức xã hội làm thay nhiệm vụ của hệ thống chính trị của địa phương.
2. Nhóm giải pháp vi mô.
2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền luật HTX
Tăng cường công tác tuyên truyền luật HTX và các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về HTXNN, nâng cao nhận thức của cán bộ HTX, xã viên về HTX để vận dụng và thực hiện đúng Luật HTX. Các cơ quan thông tin: báo, đài PTTH, thường xuyên tuyên truyền về luật HTX, các kinh nghiệm của các HTX làm ăn giỏi. Các đoàn thể như: thanh niên, phụ nữ, mặt trận, hội nông dân...
Các HTX phải dà soát lại điều lệ, mỗi HTX tự xây dựng điều lệ phù hợp với luật HTX 2003 và điều lệ thực tế ở địa phương: Làm rõ xã viên, vốn, công nợ phải thu, phải trả, rõ quyền lợi, nhiệm vụ xã viên, rõ cổ phần xã viên ... xã viên HTX phải có cổ phần. Những HTX cổ phần xã viên không đủ sản xuất kinh doanh dịch vụ thì huy động thêm cổ phần xã viên. Xây dựng các đề án sản xuất kinh doanh dịch vụ mở mang thêm các dịch vụ bên ngoài, các dịch vụ HTX đang làm, cần mở rộng các dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng nội bộ, nước sạch, môi trường, nông thôn....
2.2. Tổ chức làm tốt các dịch vụ phục vụ
Tổ chức làm tốt các dịch vụ phục vụ hộ xã viên sản xuất thuận lợi các HTX căn cứ vào khả năng thực tế của mình để tổ chức các khâu dịch vụ. Trước mắt Ban quản trị HTX phải tổ chức làm tốt các khâu dịnh vụ: Thuỷ nông, giống( cây trồng vật nuôi), bảo vệ thực vật, làm đất, điện, thú y ...
a. cụ thể đối với dịch vụ bảo vệ thực vật
phát hiện có sâu bệnh phải có tin, đài, có biện pháp sử lý sâu bệnh kịp thời đúng mức đúng bệnh. Các hộ có sâu bệnh đến ngưỡng, kỹ thuật phải có phiếu tới hộ, tuyên truyền áp dụng phòng trừ tổng hợp, bảo vệ môi trường sinh thái, làm công tác khuyến nông.
b. đối với dịch vụ làm đất
xây dựng kế hoạch kịp thời, tổ chức nhiệm thu chặt chẽ, đảm bảo chất lượng phục vụ cao theo yêu cầu của xã viên
c. dịch vụ phân bón giống
xây dựng mối quan hệ tốt giữa khách hàng với HTX. áp dụng giá vật tư phân bón và giống phù hợp, để phục vụ sản xuất tốt, tạo điều kiện cho xã viên tự vay vật tư, phân bón theo thoả thuận. Xây dựng nguồn giống tin cậy giữa HTX và công ty giống Hà Tây.
d. dịch vụ điện dân sinh- tín dụng.
Phát huy nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và phát triển chăn nuôi cho hộ xã viên. tạo điều kiện thuận lợi để hộ xã viên vay vốn. Khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. xử lý các đơn vị nào vi phạm vốn của HTX.
Thực hiện tốt quản lý điện dân sinh, chống tổn thất điện năng, loại bỏ công tơ không đủ tiêu chuẩn, duy trì cấp điện liên tục, ổn định giá điện. Chống thất thoát điện năng.
e. từng bước vươn lên làm các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề nông thôn.
Dịch vụ ở HTX phải được bàn bạc dân chủ với xã viên. tổ chức hạch toán cụ thể từng dịch vụ, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa HTX và hộ xã viên.
2.3 Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn như hệ thống thuỷ lợi, giao thông, .... giúp HTX và hộ xã viên phát triển sản xuất thuận lợi.
Tạo điều kiện về vốn cho HTXNN hoạt động như giúp đỡ HTX thu nợ đọng sản phẩm, ngân hàng tạo điề kiện cho HTX vay vốn, mở rộng liên kết liên doanh giữa HTX và công ty nhà nước, cho HTX làm đại lý cho các công ty dịch vụ nông nghiệp.
2.4 Nhóm Giải pháp công tác quản lý HTX.
+Tăng cuờng công tác tuyên truyền làm cho cán bộ đảng viên và nhân dân hiểu rõ và thực hiện tốt chính sách của đảng về kinh tế tập thể và thực hiện tốt luật HTX.
+Tổ chức học tập triển khai luật HTX sửa đổi đã được quốc hội khoá 9 thông qua có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.
+Tăng cưòng kiểm tra giúp đỡ HTX thực hiện tốt chính sách về HTX và luật HTX bố trí đủ cán bộ,qui đinh rõ chức năng nhiệm vụ từng cấp từng ngành trong quản lý HTX
+Hướng dẫn các HTX thực hiện luật HTX mới,kiểm tra rà soát lại điều lệ các HTXNN đã xây dựng, tiến hành bổ sung, sửa đổi điều lệ, đề án sản xuất kinh doanh để thông qua đại hội xã viên
+Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác ở nông thôn, thí điểm xây dựng một số HTX kiểu mới ở lĩnh vực chăn nuôivà chế biến.
+Đề nghị UBND Tỉnh cấp kinh phí cho việc tập huấn thực hiện luật HTX mới,đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX. UBND các huyện thị xã bố trí khoản kinh phí cho việc đào tạo,bồi dưỡng kiến thức quản lý HTX cho cán bộ HTX và cán bộ UBND xã./.
2.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN.
- Đảng uỷ, UBND các xã xây dựng quy hoạch cán bộ cho HTXNN cử những xã viên có đủ tiêu chuẩn tình nguyện học xong ở lại địa phương đi đào tạo về làm việc tại HTX. Giao cho trường cao đẳng cộng đồng và trung cấp quản lý kinh tế của tỉnh đào tạo cán bộ cho HTX( theo chỉ tiêu tỉnh giao). Hàng năm tỉnh giành một phần kinh phí giao cho sở nông nghiệp và PTNT bồi dưỡng cán bộ HTXNN. HTX nông nghiệp được trích 5% quỹ phát triển sản xuất để đào tạo cán bộ HTXNN, phấn đấu đến năm 2010. Ban quản trị HTX có trình độ trung cấp, kế toán trưởng tốt nghiệp trung cấp tài chình kế toán trở lên.
- bồi dưỡng cán bộ HTX nông nghiệp hàng năm .
Đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN, sau khi HTXNN chuyển đổi đã có nhiều cố gắng vươn lên trong cơ chế thị trường, góp phần thục hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển nông nghiệp và ổn định kinh tế xã hội nông thôn.
Tuy nhiên phần nhiều cán bộ HTXNN chưa đựoc đào tạo, bồi dưỡng chưa thường xuyên cập nhật các chủ truơng chính sách kiến thức quản lý kinh tế phù hợp vói cơ chế mới. Hàng năm nhiều cán bộ HTXNN. thay đổi do chuyển công tác, do mới đựơc bầu bổ sung... Vì vậy cán bộ HTXNN cần đuợc đào tạo bồi dưỡng hàng năm.
Cụ thể năm nay ( năm 2005) cán bộ HTXNN được bồi dưỡng về các lĩnh vực cụ thể như sau:
Bảng 9: Các khoá đào tạo dự kiến năm 2005 cho các chức danh của HTX nông nghiệp:
tt
Nội dung
I
Đối với chức danh chủ nhiệm, thanh tra kiểm soát, phó chủ nhiệm HTX
1
Một số chính sách mới của Đảng và Nhà nứơc về nn,nt&HTX
2
Luật HTX sửa đổi năm 2004 và tổ chức HTX hoạt động theo luật
3
Huớng dẫn xây dựng điều lệ, chuyển đổi các HTXNN đang hoạt động cho phù hợp vói luật
4
Phương pháp xây dựng các đề án dịch vụ và quản lý dịch vụ ở HTXNN.
5
Phương pháp xây dựng các dự án PTNN, NôngThôn
6
Công tác kiểm soát trong HTXNN.
7
Hợp đồng kinh tế trong HTXNN.
8
Chuyển đổi cơ cấu NNNT theo hưóng sản xuất hàng hoá ở HTXNN.
9
Nguyên lý kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế ở HTXNN.
10
Quản lý tài chính ỏ HTXNN theo TT 48 liên BộNN & Bộ Tài chính
11
Ma két tinh ở HTXNN
12
Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ỏ nông thôn
13
Phương pháp khuyến nông ở HTXNN.
14
Những tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp ở HTXNN.
15
Báo cáo kinh nghiệm của một số làm ăn giỏi
16
Thăm quan mô hình của một số HTX làm ăn giỏi
II
Đối với kế toán HTX
1
Một số chính sách mói về phát triển nông thôn
2
Luật HTX năm 2000 và tổ chúc hoạt động theo luật
3
Phuơng pháp xây dựng các đề án dịch vụ - Hạch toán dịch vụ ở HTX
4
Hợp đồng kinh tế ở HTXNN.
5
Quản lý tài chính ở HTXNN.
6
Nguyên lý kế toán và phân tích hoạt động kinh tế
7
Kế toán HTXNN (Tài khoản, chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính....)
8
Luật kế toán, thống kê
9
Báo cáo kinh nghiệm HTX làm ăn giỏi
10
Tham quan trao đổi kinh nghiệm
2.6 Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác, liên kết liên doanh.
Ngoài HTX Nông nghiệp cần phát triển các tổ hợp tác, các HTX chuyên, các hình thức liên kết liên doanh, giữa HTX với HTX, HTX với Doanh nghiệp, HTX với cơ sở nghiên cứu khoa học. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Doanh nghiệp, liên kết với HTX cùng sản xuất, bao tiêu sản phẩm, theo Quyết định 80 /CP ngày 24 thang 06 năm 2002 của Chính Phủ.
2.7 Đẩy mạnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa, hình thành vung sản xuất tập trung, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
2.8 Tăng cường chỉ đạo của các cấp, các ngành với HTX Nông nghiệp.
Có tiêu chí phân loại các HTX Nông nghiệp để xử lý các HTX yếu kém, chỉ tồn tại hình thức theo hướng từng bước có hình thức hợp tác mới, phù hợp phát huy tính tự chủ, sáng tạo của hộ xã viên
2.9 Đổi mới các chính sách với HTXNN.
a. Chính sách cán bộ và tạo nguồn nhân lực.
Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý và nhiệm vụ cho khu vực kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, kết hợp bồi dưỡng ngắn ngày, hàng năm với đào tạo tại chức, chính quy dài hạn. Ngân sách tỉnh cấp kinh phí bồi dưỡng, đào tạo cho Chủ nhiệm, Trưởng ban Kiểm soát và Kế toán trưỏng HTX. Nghiên cứu từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ HTX, có chính sách sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý đã đào tạo qua các trường về HTX công tác...
Hiện nay, cán bộ HTX là người quản lý, điều hành sản xuất, tổ chức dịch vụ... cán bộ HTX thực sự là những khuyến nông viên tích cực nhất, nhưng chưa có chế độ, vì vậy đề nghị tỉnh:
a1. Về công cán bộ:
- Phương án 1: Công cán bộ HTX bao gồm 3 phần:
+ UBND tỉnh trích ngân sách chi cho cán bộ HTX ( coi như kinh phí khuyến nông ) phần công hướng dẫn, điều hành sản xuất.
Mức chi: HTX quy mô toàn xã 300.000đ/ tháng, quy mô thôn 200.000đ/ tháng
+ Công tổ chức điều hành các dịch vụ mang tính cộng đồng do xã viên đóng góp: Mức góp do ĐHXV quy định
+ Công kinh doanh các dịch vụ khác tuỳ thuộc kết quả sản xuất kinh doanh: Mức do ĐHXV quy định ( theo hướng dẫn tại Thông tư số 48 liên Bộ Nông nghiệp/ Tài chính)
- Phương án 2:
+ Phần công điều hành hướng dẫn sản xuất do xã viên đóng góp: 1000đ/ 1 sào/ vụ.
+ Phần 2, phần 3 như phương án 1
a2. Về chế độ bảo hiểm: Cán bộ HTX đóng bảo hiểm theo Điều 4 Nghị định 177/ CP.
- Đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ 10% phí bảo hiểm cho cán bộ chủ chốt HTX ở những HTXNN có quy mô từ 500 hộ trở lên.
- Phần phí bảo hiểm còn lại người hưởng bảo hiểm trả 5%, còn lại trích từ quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi hoặc chi phí sản xuất do ĐHXV quy định.
- Giao cho BHXH tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT hướng dẫn cụ thể
b. Chính sách đất đai.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân " Dồn điền, đổi thửa"
tích tụ ruộng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên việc dồn điền không chỉ dồn từ khổ ruộng nhỏ thành khổ ruộng lờn mà còn phải dồn theo vùng, giả sử vùng đất chũng thì có thể dồn lại để thuận tiện cho hộ nông dân sản xuất cá, lúa. Vùng dất cao thì dùng để sản xuất cây hoa màu để nông dân dễ đi sâu vào chuyên môn hoá. Hộ nông dân có quyền dùng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn với HTX.
Nhà nước giao đất cho HTX để xây dựng trụ sở, hệ thống thuỷ lợi. Tạo điều kiện cho HTX thuê đất, xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, cửa hàng dịch vụ.
c. Chính sách tài chính tín dụng.
* Xử lý nợ đọng sản phẩm:
Các cơ quan Nhà nước giúp HTX thu nợ đọng sản phẩm, từng HTX phân loại hộ nợ: Hộ có điều kiện trả nợ thì buộc phải trả nợ cho HTX, Hộ chính sách, Hộ nghèo có nợ đọng sản phẩm thì tạo điều kiện giúp đỡ sản xuất để có điều kiện trả nợ, trường hợp đặc biệt ĐHXV quyết định xoá nợ và đề nghị UBND các cấp giúp đỡ, hỗ trợ.
Với nợ phải trả: Thực hiện theo Quyết định số 146/2001/QĐTTg ngày 02 tháng 10 năm 2001 của Thủ Tướng Chính Phủ, hoàn thành dứt điểm trong năm 2005.
* Về Vốn.
Các HTX được vay vốn từ các chương trình Quốc gia, được làm chủ một số dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển HTX.
Các ngân hàng có hướng dẫn cho HTX vay vốn, hướng dẫn HTX làm các thủ tục để được vay vốn.
Đẩy mạnh hình thức tín dụng nội bộ theo Thông tư 06/2004/TT-NH/NN ngày 27 tháng 9 năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
kết luận
Lịch sử phát triển kinh tế xã hội thế giới đã chứng minh rằng: Hợp tác,hợp tác xã giao lưu, qua đó học hỏi kinh nghiệm, trao đổi hàng hoá, phân công lao động là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mọi dân tộc, mọi cộng đồng, mọi cá thể. Tuy nhiên sự hợp tác phải dựa vào tinh thần tự nguyện và bảo đảm sự công bằng,sự hưởng thụ phải tương xứng với mức độ đóng góp công sức, tiền của bỏ ra, và lợi nhuận của sự hợp tác phải cao hơn lợi nhuận do tự bản thân làm ra. Phá vỡ quy luật này là phá vỡ hợp tác.
Các loại hình HTX đa dạng về phương thức hoạt động, ngành nghề kinh doanh, quy mô tổ chức thực tế cho thấy, các HTX trong từng loại hình có nhiều yếu tố riêng quy định sự khác nhau về tổ chức hoạt động và các mối quan hệ nội bộ HTX. Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong đó vấn đề tổ chức lại các HTX kiểu cũ và tạo môi trường để phát triển các HTX kiểu mới theo khung khổ chung mà nền kinh tế thị trường đã quy định cho các loại hình tổ chức kinh tế trong đó có HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng được đặt ra bức xúc.
Do đó việc triển khai Luật HTX vào hệ thống HTX cần phải nghiên cứu để ban hành các khung điều lệ cho từng loại hình HTX, cụ thể hoá những quy định của Luật dã ban hành phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực, trong đó điều lệ mẫu đối với các HTX nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng vì các mối quan hệ giữa HTX với Nhà nưóc và xã viên với HTX trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể, tiếp tục hỗ trợ các HTX hoàn thiện cơ chế quản lý, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ và kinh doanh. Đối với HTX yếu kém, tồn tại chỉ là hình thức đã có hỗ trợ song vẫn không khắc phục được, xã viên có nguyện vọng thì có thể giải thể hoặc chuyển sang hình thức hợp tác mới mà dân có yêu cầu. ở những nơi chưa có HTX cần làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích hình thành HTX từ thấp đến cao, hướng vào dịch vụ sản xuất và đời sống theo nhu cầu của nông dân. Trong quá trình chuyển đổi và xây dựng mới HTX phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể của từng vùng.
Phát huy những ưu thế, khẳng định vai trò của các HTX nông nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá ở Hà Tây, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước chúng ta cần tôn trọng tính quy luật phát triển khách quan của nó, không ép buộc, nóng vội chạy theo phong trào. Vấn đề rút kinh nghiệm, tổ chức, quản lý chỉ đạo chặt chẽ hơn,sát thực hơn là rất quan trọng.
tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp và phát triển nông thôn của trường Đại học kinh tế quốc dân
Giáo trình Quản trị kinh doanh Nông nghiệp của trường Đại học kinh tế quốc dân
Báo cáo tình hình thực hiện chế độ kế toán HTX NN năm 2001 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông tỉnh Hà Tây.
Báo cáo tình hình quản lý HTX NN năm 2003 của Sở NN & PTNT tỉnh Hà tây.
Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 13/ NQ-TƯ5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể của Sở NN&PTNT Hà tây năm 2004.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0048.doc