Đề tài Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự

Trong việc áp dụng các qui phạm pháp luật về hợp đồng dân sự vào thực tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mà nguyên nhân của hiện tượng đó có khá nhiều. Trước tiên, phải kể đến nguyên nhân về sự chồng chéo, mâu thuẫn không rõ ràng của các văn bản pháp luật về hợp đồng cũng như thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyển. Nguyên nhân thứ hai là do tình trạng thiếu hiểu biết của người dân về pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng. Nguyên nhân này xuất phát từ khả năng hiểu biết của người dân ,nhưng còn xuất phát từ sự yếu kém trong việc tuyên truyền ,giáo dục ,phổ biến pháp luật từ các cơ quan có thẩm quyền . Nguyên nhân thứ ba là tình trạng xét xử và thi hành các bản án quyết định của Toà án còn tồn đọng không có hiệu quả cao dẫn đến người dân mất lòng tin vào pháp luật hoặc lại coi thường pháp luật . Chính từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến hậu quả là tình hình vi phạm vi phạm các qui định của Nhà nước về xác và thực hiện hợp đồng dân sự trở nên phổ biến. Theo báo cáo của Toà án Nhân dân Tối cao tháng 3 năm 2000 cho thấy: “Hàng năm ngành Toà án phải tập trung lưc lượng và dành nhiều thời gian để điều tra, hoà giải xét xử một khối lượng rất lớn các vụ tranh chấp dân sự , hôn nhân và gia đình. Những tranh chấp này bình quân hàng năm nhiều gấp hai lần số vụ án hình sự mà các toà án phải xét xử sơ thẩm”.

doc83 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc chấp nhận hợp đồng. Khi người thứ ba từ chối thì hợp đồng bị huỷ bỏ, nếu bên có nghĩa vụ chưa thực hiện nghĩa vụ , hoặc hợp đồng được xem là hoàn thành nếu bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình và như vậy thì bên có quyền vẫn phải thực hiện những cam kết với bên có nghĩa vụ. Khi hợp đồng được giao kết thì chỉ có ý chí của người thứ ba mới có giá trị thay đổi hiệu lực của hợp đồng. Bởi giữa họ đã có sự răng buộc pháp lý trong đó người thứ ba là bên có quyền, còn các bên trong hợp đồng lại là người có nghĩa vụ phải thực hiện. Nhìn chung việc thực hiện hợp đồng trong mọi trường hợp đều nhằm đảm bảo lợi ích mà các bên giao kết hợp đồng mong muốn. Để đáp ứng được mục đích này thì theo nguyên tắc hợp đồng phải thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung mà mình cam kết. Về mặt pháp lý, những nội dung thoả thuận trong hợp đồng khi đã giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Cho nên việc vi phạm những nội dung đó bị xem là hành vị trái pháp luật của bên vi phạm. Do đó bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự nếu như có lỗi. Cơ sở xác định trách nhiệm dân sự đối với bên vi phạm hợp đồng xuất phát từ quy định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (điều 131 BLDS), Khi hợp đồng cso đủ điều kiện đó thì hợp đồng đó là hợp pháp được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Bởi vậy việc vi phạm trong thoả thuận trong hợp đồng là điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự với ý nghĩa là chế tài dân sự. Mục đích áp dụng trách nhiệm dân sự để khôi phục lại tình trạng về tài sản cho người bị thiệt hại và nó là trách nhiệm của người vi phạm đối với người có lơị ích bị xâm hại. Cơ sở quy trách nhiệm dân sự phải căn cứ vào lỗi của người vi phạm. Do đó những trường hợp bất khả kháng, trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại sẽ loại trừ trách nhiệm dân sự (điều 308,309 BLDS). Như vậy trong quan hệ dân sự thì trách nhiệm dân sự được xác định theo quy tắc: Người có nghĩa vụ đã không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình và có lỗi thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Luật dân sự nước ta đưa ra khái niệm về hai loại lỗi: Lỗi cố ý, lỗi vô ý (điều 309) mà không phân biệt các hình thức lỗi như trong trách nhiệm hình sự (lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp; vô ý quá tin, vô ý cẩu thả). Trong các hình thức trách nhiệm dân sự có hình thức tách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có 4 điều kiện phát sinh trách nhiệm đó là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng, có thiệt hại xảy ra, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng với hậu quả thiệt hại và điều kiện là có lỗi. Có thể thấy trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự được áp dụng khi có vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng. Như vậy quá trình thực hiện hợp đồng dân sự với ý nghĩa thoả mãn lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi tham gia hợp đồng, góp phần ổn định và giao lưu dân sự, phục vụ lợi ích sinh hoạt vật chất, tinh thần cho nhân dân. Điều này chỉ được thực hiện HĐDS tuân thủ đúng các nguyên tắc của nó và đảm baỏ thực hiện đầy dủ nội dung hợp đồng theo thoả thuận của các bên. 2.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐDS Những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự về bản chất là để bảo đảm thực hiện HĐ DS nên được áp dụng chung cho HĐ DS. Vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được luật dân sự quan tâm và được ghi nhận trong BLDS, quy định tại phần thứ ba, chương I tiểu mục 5: Thực chất đây cũng là biện pháp bảo đảm được hình thành từ rất lâu trong tập quán giao lưu dân sự. Trong cổ luật Việt Nam mà điển hình là hai bộ luật: Luật Hồng Đức thế kỷ XV, luật Gia Long thế kỷ XIX quy định tương đối chi tiết một số biện pháp có tính chất bảo đảm trong các khế ước cổ như: Biện pháp bảo chứng (bảo lãnh), biện pháp điển cố đồ vật (dùng đồ vật để bảo đảm), biện pháp điển cố giả định (tài sản được cầm thế cho chủ nợ, nhưng con nợ vẫn được sử dụng tài sản, chỉ phải trả lãi)…Những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xây dựng không ngoài mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên , bảo đảm để hợp đồng thực hiện, ổn định giao lưu dân sự. Trong thực tế không phải bao giờ người có nghĩa vụ cũng tôn trọng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, do đó phải có những biện pháp bảo đảm buộc bên có nghĩa vụ khi còn khả năng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, trường hợp không còn khả năng thực hiện đúng nghĩa vụ thì lợi ích cuả bên có quyền được bảo vệ bằng biện pháp đảm bảo. Thực chất quan hệ hợp đồng là quan hệ tài sản, lợi ích của các bên do đó là lợi ích vật chất, đặc điểm này đã quy định tính chất của các biện pháp bảo đảm cũng phải là biện pháp mang tính chất tài sản. Thực chất biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhằm buộc các bên trong hợp đồng thực hiện đúng thoả thuận của mình. Như vậy trong mỗi liên hệ giữa quan hệ hợp đồng cần được bảo đảm thực hiện với biện pháp bảo đảm là mỗi liên hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Trong đó sự phát sinh, tồn tại, chấm dứt các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu lực của quan hệ hợp đồng được bảo đảm. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của quan hệ hợp đồng cụ thể một biện pháp được đảm bảo có thể được sử dụng để đảm bảo cho nhiều loại hợp đồng hoặc nhiều biện pháp đảm bảo cũng có thể được sử dụng bảo đảm cho một loại quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp một biện pháp đảm bảo chỉ áp dụng trong một loại hợp đồng, đó là biện pháp ký cược chỉ để áp dụng trong quan hệ hợp đồng thuê tài sản là động sản. Luật dân sự hiện tại quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác nhau và mỗi biện pháp có những đặc điểm pháp lý riêng, song những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cũng có những đặc điểm chung về phạm vi đảm bảo và những quy định về đối tượng dùng để đảm bảo. Về nguyên tắc phạm vi bảo đảm thực hiện trong phạm vi của nghĩa vụ chính được đảm bảo. Để phù hợp với thực tiễn giao lưu dân sự, phạm vi đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được quy định một cách mềm dẻo, trong đó các bên thoả thuận bảo đảm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, nếu không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại nếu có (điều 325 BLDS). Về đối tượng bảo đảm , luật quy định rộng có thể là vật, tiền, các loại giấy tờ giá trị được bằng tiền và quyền về tài sản. Tuỳ từng loại đối tượng được dùng bảo đảm phải được đáp ứng dúng điều kiện do pháp luật qui định thì mới được sử dụng quan hệ bảo đảm (điều 236, 237, 238 BLDS). Về biện pháp cầm cố tài sản, điều 329 BLDS qui định khái niệm pháp lý của biện pháp này. Trong đó bên có nghĩa vụ phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản được sử dụng để cầm cố phảo là động sản hoặc các quyền về tài sản. Như vậy theo tính chất của động sản là vật có thể di dời được nên luật quy định nguyên tắc tài sản cầm cố sẽ do bên nhận cầm cố giữ. Riêng đối với loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, thì theo thoả thuận của các bên, bên cầm cố có thể giữ tài sản hoặc tài sản được giao cho người thứ ba. Từ đặc điểm pháp lý này của quan hệ cầm cố đã quyết định tính chất trong quan hệ cầm cố là sự chuyển dịch quyền chiếm hữu thực tế đối với tài sản cầm cố từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố. Tính chất chuyển quyền này đã chi phối toàn bộ các quy định về nội dung quan hệ cầm cố. Với sự đa dạng năng động của quan hệ trao đổi trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có những chế định pháp lý mềm dẻo, đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh những quan hệ đó. Nên, trong khoản 2 điều 129 BLDS có quy định cho phép một số tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật có thể được cầm cố để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dâm sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị của các nghĩa vụ được bảo đảm. Quy định này đã mở rộng khả năng thiết lập quan hệ trao đổi, khai thác triệt để các tiềm lực kinh tế trong nhân dân. Tuy nhiên cũng đòi hỏi phải có một cơ chế hành chính pháp lý, để tránh tình trạng lợi dụng một tài sản cầm cố bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ mang tình chất lừa đảo, để không làm mất đi ý nghĩa bảo đảm thực hiện hợp đồng. Vì vậy các quy định về hình thức, thủ tục cầm cố tại điều 330 BLDS cần được thực hiện chặt chẽ bằng thiết chế hành chính pháp lý đồng bộ. Về nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố được luật quy định chi tiết, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của quan hệ bảo đảm này. Đối với bên cầm cố, ngoài nghĩa vụ thông thường (điều 332 BLDS) luật quy định rõ nghĩa vụ đăng ký việc cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo qiu định của pháp luật. Bên cầm cố có quyền yêu cầu trả lại tài sản cầm cố, giấy tờ về tài sản sau khi nghĩa vụ đã hoàn thành và được bồi thường thiệt hại đối với tài sản cầm cố nếu có thiệt hại. Đối với bên nhận cầm cố tài sản ngoài các nghĩa vụ thông thường (điều 334), luật quy định không được sử dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý. Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, khi bên cầm cố không thực hiện được nghĩa vụ. Việc xử lý tài sản cầm cố được thực hiện khi bên có nghĩa vụ (bên cầm cố) đã đến hạn mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Quyền lợi của bên nhận cầm cố (ben có quyển trong hợp đồng) được bảo đảm từ khoản tiền thu được qua việc xử lý tài sản cầm cố (bán đầu giá). Như vậy với biện pháp cầm cố tài sản, lợi ích của các bên tham gia quan hệ hợp đồng được bảo đảm. Xét về thực chất việc bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự bằng cầm cố tài sản có độ an toàn cao, ngưòi có quyền có thể yên tâm khi đã giữ tài sản cầm cố bởi vì lợi ích được bảo đảm một cách chắc chắn. Vì vậy biện pháp cầm cố tài sản thường được áp dụng trong các quan hệ cho vay tài sản, thuê tài sản… Biện pháp thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm được áp dụng nhiều trong hợp đồng cho vay, hoặc trong các hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện. Điều 346 BLDS nêu lên khái niệm pháp lý của biện pháp này “Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ này dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền”. Qua khái niệm trên và đối chiếu với khái niệm về cầm cố tài sản, cho thấy điểm khác biệt cơ bản giữa hai biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng này. Đó là đối tượng dùng để bảo đảm. Trong quan hệ cầm cố tài sản, thì tài sản cầm cố phải là động sản, còn trong quan hệ thế chấp, tài sản thế chấp phải là bất động sản. Với tính chất của bất động sản nên luật đã quy định nguyên tắc: bất động sản thế chấp sẽ do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận giao cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ. Từ đặc điểm pháp lý của hai biện pháp này đã dẫn đến sự khác biệt về tính chất chuyển giao tài sản. Trong quan hệ thế chấp tính chất chuyển giao là chuyển quyền chiếm hữu pháp lý đối với tài sản từ bên thế chấp sang bên nhận thế chấp. Đặc điểm chuyển quyền này đã chi phối nội dung quan hệ thế chấp. Chính vì vậy trong quan hệ thế chấp khi quy định quyền của bên thế chấp ( điều 325) luật cho phép được dùng tài sản thế chấp để cho thuê, cho muợn, hoặc để đảm bảo nghĩa vụ khác. Trong quan hệ cầm cố, bên cầm cố tài sản không có những quyền này. Trong quan hệ thế chấp luật cũng cho phép đối với một bất động sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, thì có thể thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị của những nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc có quy định khác. Luật cũng dự liệu tình huống, khi có nhiều nghĩa vụ được bảo đảm mà mới chỉ có một nghĩa vụ đến hạn, và thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định kỳ theo thứ tự đăng ký thế chấp (khoản 2 điều 342). Thế chấp tài sản và cầm cố tài sản đều là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ băng việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Xuất phát từ tính chất tài sản được dùng để bảo đảm, luật pháp đã quy định thành hai biện pháp riêng. Với mục đích xây dựng những quy định pháp lý phù hợp với đặc thù của hai loại quan hệ trong thự tế giao lưu dân sự , từ đó hiệu quả điều chỉnh, tính khả thi của pháp luật được nâng cao. Do có đặc thù trên nên biện pháp thế chấp tài sản thường được áp dụng trong các quan hệ vay tài sản hoặc trong một số trường hợp thuê tài sản có giá trị lớn. Biện pháp đặt cọc là biện pháp được sử dụng nhiều trong quan hệ mua bán tài sản và là quan hệ phổ biến nhất trong giao lưu dân sự. Ngoài ra biệnpháp này còn có thể được áp dụng trong các quan hệ gia công….theo khái niệm pháp lý được quy định tại điều 363 BLDS thì “đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm thực hiện hợp đồng). Qua khái niệm trên thì mục đích đặt cọc là nhằm bảo đảm cho hợp đồng được giao kết, hoặc được thực hiện. Tính chất bảo đảm của biện pháp đặt cọc được thể hiện ở phương thức xử lý tài sản đặt cọc. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết hoặc thực hiện, thì tài sản đặt cọc có thể là khoản thanh toán trước hoặc được trả lại cho bên đặt cọc. Nếu hợp đồng không được giao kết, không được thực hiện, thìo tài sản đặt cọc trở thành khoản dự phạt, bên nào từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ bị mất cho bên kia một số tiền hoặc tài sản tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Mức đặt cọc không được dự liệu trong luật, diều này có nghĩa là các bên hoàn toàn có quyền tự do thoả thuận trong hợp đồng. Việc xử lý tài sản đặt cọc theo nguên tắc do các bên thoả thuận. Biện pháp thứ tư được luật quy định là biện pháp ký cược. Phạm vi áp dụng biện pháp bảo đảm này cúng hạn chế, nó cũng chỉ được áp dụng trong quan hệ hợp đồng thuê tài sản là động sản, chứ không phải hợp đồng thuê tài sản nói chung. Theo khái niệm luật qui định thì: “ Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên thuê một khoản tiền, hoặc kim khí, đá qúi hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc tính tài sản thuê” (1) Điều 364 BLDS . Tính chất bảo đảm của biện pháp này thể hiện ở hậu quả pháp lý của quan hệ. Khi bên thuê không trả được tài sản thuê, bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản, nếu tài sản không còn để trả thì tài sản ký cược sẽ thuộc về bên cho thuê. Trên thực tế có thể có nhiều trường hợp quan hệ ký cược không đơn thuần như quy định trong BLDS. Vấn đề giá trị của tài sản thuê không phải trong mọi trường hợp đều tương đương ngang bằng để có thể xử lý như qui định tại khoản 2 điều 364 BLDS. Đặc biệt trong trường hợp giá trị tài sản thuê lớn, hoặc tài sản thuê có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thì điều kiện ký cược không thể giống như quy định trong luật. Biện pháp thứ năm được quy đinh trong luật là biện pháp ký quỹ. Theo khái niệm pháp lý quy định trong BLDS thì: “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khi, đá quý hoặc các giấy tờ khác có giá trị được bằng tiền vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ”(2) Điều 365 BLDS . Tính chất bảo đảm của biện pháp ký quỹ phụ thuộc vào đặc tính của loại “tài khoản phong toả” và hậu quả pháp lý của cảu quan hệ. Trong quan hệ ký quỹ, lợi ích của bên có quyền được bằng việc bên có quyền được rút tài khoản ký quỹ để thanh toán hoặc để bù đắp thiệt hai do bên có nghĩa vụ gây ra. Thủ tục gửi và thanh toán là hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cho nên pháp luật về ngân hàng qui định. Ký quý là biện pháp bảo đảm thường áp dụng cho các quan hệ: Mua bán, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, vận chuyển tài sản gia công… Biện pháp thứ sáu là biện pháp bảo lãnh được qui định tài điều 368 BLDS. Đay là loại nghĩa vụ được hình thành trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh, nqua khái niệm pháp lý cho thấy đặc điểm của quan hệ bảo lãnh là có người thứ ba, gọi là người bảo lãnh tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thay cho ngưiơì có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Đặc điểm pháp lý này đã chi phối toàn bộ các quy định trong nội dung quan hệ bảo lãnh. Người bảo lãnh phải có đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ cam kết bằng tài sản thuộc sở hữu của mìnhhoặc bằng thực hiện công việc. Người bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ, hoặc khi người có nghĩa vụ còn có khảt năng thực hiện nghĩa vụ (đây là trường hợp các bên cam kết người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ), hoặc trong trường hợp người nhận bảo lãnh có quyên yêu cầu người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh. Một điểm mới có sự đặc thù trong quan hệ bảo lãnh đó là việc qu dinh bảo lãnh bằng uy tín của các tổ chức chuính trị xã hội (điều 376 BLDS). Đây là biện pháp bảo đảm không đúng nghĩa, thực chất một quan hệ tài sản chỉ có thể được bảo đảm bằng một biện pháp tài sản, chứ không phải bằng uy tín (là biện pháp thuộc về thân nhân). Tuy nhiên biện pháp này được quy định trong luật với ý nghĩa là chính sách xã hội của Nhà nước ta để “Xóa đói giảm nghèo”, vì vậy nó không thuần tuý là biện pháp pháp lý kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội được đề cao trong BLDS: Con người là trung tâm trong mọi lĩnh vực cua đời sống xã hội trong đó có pháp luật. Biện pháp thứ bảy được quy định trong BLDS là biện pháp phạt vi phạm (điều 377). Đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, mà theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên có quyền bị vi phạm. Biện pháp này được áp dụng phổ biến trong quan hệ hợp đồng nhầt là hợp đồng kinh tế. Thực chất biện pháp này rất thuận lợi dễ áp dụng trong các quan hệ cần được bảo đảm. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm đó thì lập tức phải chịu phạt vi phạm mà không cần đến yếu tố có thiẹt hại xảy ra hay không. Thực chất biện pháp này có ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của bên có nghĩa vụ, củng cố kỷ luật hợp đồng. ở biện pháp này có sự khác biệt so với những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác như cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh, ký quỹ, ký cược…ở đặc điểm là không phản ánh sự ngang giá tong quan hệ trao đổi, cho nên để đảm bảo sự công bằng cho các bên trong quan hệ, điều 378 BLDS quy định mức phạt vi phạm được tính theo tỉ lệ phần trăm của giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm, thông thường giời hạn mức cao nhất không được quá 5%, Trong thực tế biện pháp phạt vi phạm có thể áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng thông dụng nếu các bên có thoả thụân. Điều đáng chú ý của biện pháp phạt vi phạm so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: Việc áp dụng trách nhiệm bồi thườngb thiệt hại phải tuân thỉu các điều kiện do pháp luật quy định, còn trong phạt vi phạm thì theo sự thảo thuận của các bên . Trách nhiệm BTTH(1) BTTH: Bồi thường thiệt hại được xây dựng theo nguyên tắc phải có thiệt hại thực tế xảy ra. Phạm vi và mức độ của trách nhiệm BTTH phụ thuộc vào sự thiệt hại đã xảu ra trong thực tế còn phạt vi phạm với tính cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì không phụ thuộc vào yếu tố thiệt hại. Việc vi phạm các nghiã vụ đã tự nguyện cam kết được coi là điều kiện để áp dụng biện pháp phạt vi phạm. Về phạm vi và mức độ tuỳ thuộc vào sự thoả thuận trước đó của các bên. Nhìn chung các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được xây dựng nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm giữa các bên tham gia quan hệ, thúc đẩy các bên thực hiện hợp đồng theo thoả thuận, tạo ra sự an toàn pháp lý cho các bên, tạo cơ sở vật chất bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời nâng cao ý thức pháp luật của chủ thể tham gia HĐDS nói riêng, trong nhân dân nói chung. 2.4. Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó. Hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng không có hiệu lực pháp luật. Như đã được phân tích ở phân trên, một HĐDS có hiệu lực phải hội tụ đầy đủ những yếu tố pháp lý về năng lực hành vi dân sự cuả chủ thể, sự tự nguyện của họ khi giao kết hợp đồng, nội dung giao kết không trái pháp luật, đạo đức xã hội và tuân thủ các hình thức pháp lý bắt buộc (điều 131 BLDS). Khi nhưng điều kiện trên bị vi phạm hoặc không đầy đủ thì hợp đồng bị vô hiệu, tức là hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên. Nói cách khác HĐDS vô hiệu là mặt trái của HĐDS có hiệu lực. Vì vậy những lý do làm cho hợp đồng bị vô hiệu luôn xoay quanh và không ngoài những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng có sự vi phạm pháp luật, nói chung là hợp đồng bị vô hiệu, việc tuyên bố một hợp đồng vô hiệu phải do toà án quyết định bằng một bản án dân sự huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp hợp đồng giao kết có vi phạm pháp luật thì Toà án cũng huỷ bỏ hợp đồng đó. Tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm nghiêm trọng hay không nghiêm trọng và theo yêu cầu của các bên trong hợp đồng mà Toà án sẽ quyết định huỷ bỏ hợp đồng. Trong khoa học pháp lý có sự phân biệt hợp đồng vô hiệu thành hai loại: Vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Cơ sở cho sự phân định này xuất phát từ góc độ lợi ích cần được bảo vệ trên một mặt bằng công lý và từ nguyên tắc pháp lý cơ bản của cả một hệ thống pháp luật. Đó là sự tương quan giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích riêng của cá nhân. Vì vậy hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng đã :" Vi phạm những quy định của pháp luật có mục đích bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước của xã hội "(1) Nguyễn Mạnh Bách- " pháp luật về hợp đồng": NXB chính trị Quốc gia 1995, trang 191-192. . Chẳng hạn hợp đồng giao kết đã vi phạm vào điều cấm của pháp luật như đối tượng của hợp đồng bị cấm giao dịch, đối tượng bị cấm giao dịch có thể là thuốc phiện, là vũ khí, là cổ vật, là sản phẩm văn hoá đồ truỵ, là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, theo quy định của pháp luật. Giao dịch dân sự có những đối tượng trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, trật tự lợi ích chung của mỗi quốc gia mà nó là những lĩnh vực được xem là nền tảng của quốc gia cần phải được pháp luật bảo vệ triệt để. Đó là cơ sở để xác định giao dịch đó là vô hiệu tuyệt đối. Những hợp đồng được giao kết trái với đạo đức xã hội, như lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, sự hiểu biết non kém của một bên để giao kết hợp đồng có lợi cho mình một cách quá đáng. Hoặc hợp đồng không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức nhưng không thành lập văn bản, không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng thuộc loại hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Thực chất quy định bắt buộc về hình thức nhằm thiết lập một trật tự giao kết hợp đồng, qua đó tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước bằng pháp luật. Một trường hợp nữa cũng được xác định là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối khi hợp đồng được thiết lập một cách giả tạo (điều 138 BLDS). Sự giả tạo trong giao kết hợp đồng không phản ánh ý trí thực sự tự nguyện của các bên trong hợp đồng. Mục đích của các bên trong trường hợp này đều không nhằm phát sinh, nghĩa vụ pháp lý trong hợp đồng. Sự thiết lập hợp đồng chỉ để tạo ra một hình thức, một cái vỏ che đậy một hợp đồng có thực bên trong. Trường hợp này được gọi là "Hợp đồng giả cách" (1) Điều 131 BLDS .Và nó bị xem là hợp đồng vô hiệu, còn hợp đồng bị che dấu có hiệu lực hay không còn phụ thuộc vào việc có bảo đảm các điều kiện quy định tại điều 131 BLDS. Loại hợp đồng giả tạo còn có một trường hợp khác, đó là hợp đồng được giao kết cũng không nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không nhằm che dấu một hợp đồng khác, và sự thiết lập hợp đồng cũng hoàn toàn giả tạo. Nhìn chung loại hợp đồng giả tạo này được hình thành chỉ để tạo một sự nhận thức sai lầm a bên ngoài về mục đích thực sự của các bên trong hợp đồng vì nhiều lý do khác nhau có thể hợp pháp có thể là bất hợp pháp. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối về nguyên tắc đương nhiên bị vô hiệu hoá và không có giá trị pháp lý ngay từ thời điểm giao kết. Các bên tham gia, những người có quyền liên quan, Viện kiểm sát nhân đại diện cho quyền lợi chung đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và huỷ hợp đồng đã giao kết. Trường hợp hợp đồng vô hiệu tương đối là những hợp đồng khi giao kết đã vi phạm các quy định của pháp luật có mục đích bảo vệ quyền lợi cá nhân. Đó là những trường hợp một hoặc các bên giao kết hợp đồng do bị nhầm lẫm, hay bị đe doạ, ép buộc, bị lừa dối làm cho việc thoả thuận không tự nguyện, vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng. Nguyên tắc tự nguyện giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của nguời giao kết, cho nên chỉ người nào được pháp luật bảo vệ mới có quyền huỷ bỏ hợp đồng , như bên bị lừa dối nhầm lẫn, bị đe doạ khi giao kết hợp đồng. Nếu người này không yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng vẫn được coi là có giá trị pháp lý. Thực chất hợp đồng vốn là hình thức phản ánh sự thoả thuận ý chí đích thực của chủ thể và sự bộc lộ bên ngoài của ý chí qua hợp đồng có phải là sự phản ánh trung thực, tự nguyện hay không thì chính bản thân chủ thể mới khẳng định được điều đó. Vì vậy chỉ có họ mới đại diện cho chính ý chí và quyền lợi của mình để yêu cầu Toà án huỷ hợp đồng. BLDS đưa ra những quy định cụ thể các trường hợp hợp đồng vo hiệu do vi phạm sự tự nguyện tại các điều 141, 142 BLDS và có giải thích các khái niệm lừa dối , đe doạ trong giao dịch dân sự. Bộ luật còn quy định hợp đồng vô hiệu tương đối do người có năng lực hành vi dân sự nhưng lại giao kết hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (điều 143 BLDS) và truờng hợp người dưới 18 tuổi giao kết mà không có sự đồng ý của người đại diện (điều 140) Cơ sở xác định vô hiệu trong những trường hợp này đều dựa trên những lý luận về năng lực hành vi dân sự với quy luật tự nhiên về hoạt động tâm sinh lý của con người. Có thể nhận thấy quy định về các trường hợp hợp đồng vô hiệu trong BLDS đã kế thừa phát triển và hoàn thiện các quty định trước đây trong bộ luật dân sự. Như vậy hợp đồng vô hiệu tuyệt đối hay tương đối đều là những hợp đồng vi phạm pháp luật khi giao kết. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại hợp đồng vô hiệu này: Đối với hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì hợp đồng đương nhiên vô hiệu từ thời điểm giao kết, còn đối với hợp đồng vô hiệu tương đối thì hợp đồng có thể vô hiệu. Tiêu chí để phân biệt hai dạng vô hiệu này là điều luật mà các bên giao kết vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân của các bên giao kết. Cũng có một cách phân biệt khác là căn cứ vào mức đọ vi phạm nghiêm trọng hay không nghiên trọngddể xác định vô hiệu tuyệt đối hay tương đối. Nhưng thực ra bản chất cũng không khác nhau vì mức độ vi phạm pháp luật như thế nào cũng phải căn cứ vào loại quyền lợi mà pháp luật bảo vệ để phân biệt và có cơ sở vững chắc. Ngoài ra pháp luật còn có quy định trường hợp hợp đồng vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến nọi dung phần còn lại của hợp đồng. Quy định này xuất phát từ mục đích ổn định giao lưu dân sự trong trường hợp chỉ có một điều khoản không thiết yếu trong hợp đồng và không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến các nội dung còn lại. Về nguyên tắc hợp đồng vô hiệu phảo bị huỷ bỏ nhưng không phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng phát hiện ra các vi phạm là điều kiện dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Thông thường là chỉ một bên có lợi trong việc huỷ bỏ hợp đồng, vì vậy vấn đè hợp đồng vô hiệu chủ yếu được giải quyết thông qua con đường tố tụng tại Toà án. Do đó vấn đề thời hiệu để các bên yêu cầu Toà án tuyên một hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Cơ sở lý luận cho việc xác định thời hiệu yêu cầu Toà án huỷ hợp đồng vô hiệu dựa trên 3 vấn đề đó là: Thời gian có thể làm cho hợp đồng vi phạm pháp luật trở thành hợp đồng có hiệu lực pháp luật không ? Thứ hai là quyền tự định đoạt của các bên tham gia hợp đồng sau một thời gian nhất định; và thứ ba là nhu cầu bảo vệ sự ổn định trong giao dịch dân sự từ phía Nhà nước, xã hội. Trên cơ sở đó, có quan điểm cho rằng vì lợi ích chung của xã hội nếu hợp đồng bị vô hiệu tuyệt đối, nhất thiết phải huỷ bỏ mà không bị hạn chế bởi một thời hiệu nào. Nhưng quan điểm khác lại lập luận rằng hợp đồng vô hiệu dù sao cũng tạo ra một tình trạng thực tại, và để bảo vệ sự ổn định của các giao dịch dân sự trong xã hội, sau một thời gian cải biến tình trạng đó thành một tình trạng hợp pháp, tức là công nhận hợp đồng (đương nhiên là phải có một thời hiệu tương đối dài). Còn đối với loại hợp đồng vô hiệu tương đối còn có thể căn cứ vào quyền tự định của các bên tham gia hợp đồng, nếu họ không khởi kiện trong một thời hạn thì có thể suy đoán họ đã khước từ quyền yêu cầu pháp luật bảo vệ. Thời hiệu này cần xác định ngắn để bảo đảm sự ổn định của các giao lưu dân sự. Việc xác định thời hiệu khởi kiện hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa nto lớn về mặt lý luận và thực tiễn,vì tuỳ theo quan điểm được chấp nhận sẽ dẫn đến việc hạn chế hay mở rộng số việc kiện tụng đến Toà án và tác động trực tiếp đến sự giao lưu dân sự. BLDS đã ghi nhận thời hạn khởi kiện là một năm kể từ ngày xác lập giao dịch cho quiyền yêu cầu Toà án tuyên bố một giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối, bị đeo doạ, do người xác lập không nhận thức đươch hành vi của mình (1). Theo quan điểm chung thời hiệu một năm là phù hợp, nhưng thời điểm để tính thời hiệu có thể là chưa phù hợp đối với từng loại hợp đồng vô hiệu mà điều khoản đẫ bao quát. Có thể thấy thời hiệu một năm tại điều 145 BLDS sẽ hợp lý nếu tính thời điểm từ ngày người đại diện biết về giao dịch đó (điều 140 BLDS) hoặc từ ngày người chưa thành niên trở thành người thành niên. Tương tự như vậy, thời điểm được tính trong trường hợp bị nhầm lẫn, bị lừa dối và từ khi biết bị nhầm lẫn, bị lừa dối. Trong trường hợp không nhận thức được hành vi của mình thì giao kết hợp đồng tính từ khi người đó nhận thức bình thường. Cơ sở lý luận khi xem xét về thời điểm tính thời hiệu khởi kiện xuất phát từ nguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu của những giao dịch dân sự vi phạm điều kiện tự nguyện khi giao kết hợp đồng. Vậy thì thời hiệu để bên bị thiệt hại yêu cầu pháp luật bảo vệ phải tính từ thời điểm họ ý thức được sự không phù hợp giữa hành vi với ý chí đích thực của mình. Mặt khác cần thiết phải có một thời hiệu nữa để ổn định giao lưu dân sự như "Không quá ba năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập" trong trường hợp đó theo nguyên tắc tự định đoạt các bên có thể xác nhận hợp đồng có hiệu lực bằng hành vi của mình, về mắt lý thuyết thì những giao dịch này chỉ vô hiệu một cách tương đối. Nếu chỉ có một quy định như khoản 1 điều 145 thì thời hiệu một năm nêu trên chỉ mang tính chất hình thức, không có tính khả thi. Tại khoản 2 điều 145 quy định: "Đối với giao dịch dân sự quy định tại các điều 137, 138, 139 của bộ luật này thì thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế". Theo thời hiệu này áp dụng cho với giao dịch vô hiệu do giả tạo nhìn chung là đúng đắn. nhhưng đối với giao dịch dân sự do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì còn có khía cạnh chưa thoả đáng.Cụ thể những trường hợp mà đối tượng của hợp đồng là vật không được phép giao dịch như thuốc phiện, vũ khhí, cổ vật, tài sản thuộc sở hữu toàn dân thì việc không hạn chế thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu tuyệt đối, đồng thời nhất quán nvới quy định tại khoản 2 điều 225 BLDS không xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Những trường hợp khác như hợp đồng vô hiệu do định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung, đồng thừa kếa mà chưa có sự đồng ý của các đồng nsở hữu thì pháp luật có thể quy định một thời hạn (có thời hạn). Bởi vì với lý luận về quyền sở hữu trong việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì giao dịch vô hiêụ ở dạng này sẽ mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 điều 255 "Chiến hữu tài sản không có căn cứ pháp luật ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chiến hữu" chứ không phải là vô thời hạn như quy định trên. Việc quy định thời hiệu hợp đồng không chỉ có ý nghĩa ổn định giao lưu dân sự mà còn bảo hộ thực sự quyền sở hữu của công dân, bởi trong một chừng mực nào đó, chủ sở hữu phải quan tâm tới số phận của tài sản thuộc sở hữu của mình mà không thể phó mặc cho người khác để bất cử lúc nào cũng có thể khởi kiện yêu cầu pháp luật bảo vệ (vô thời hạn). Đồng thời có ý nghĩa thúc đẩy tính tích cực của chủ thể trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Đối với hợp đồng vô hiệu, vấn đề có ý nghĩa xác thực nhất đối với các bên là vấn đề hiệu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu và nó cũng nhắc nhở ý thức tôn trọng pháp luật khi giao kết hợp đồng dân sự. HĐDS dù vô hiệu tuyệt đối hay tương đối khi đã bị Toà án tuyên bố đều có một hậu quả pháp lý chung đó là: Phải huỷ bỏ hợp đồng và các bên quay trở lại trạng thái ban đầu trước khi giao kết hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng vô hiệu không phát sinh hiệu lực, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập (điều 146 BLDS). Tuy nhiên không phải lúc nào hợp đồng vô hiệu cũng được phát hiện ngay từ đầu, và không ít hợp đồng chỉ được phát hiện và tuyên bố huỷ bỏ khi các bên thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Vì vậy nguyên tắc chung nhất để giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là: - Nếu các bên giao kết hợp đồng chưa thực hiện nghĩa vụ thì không được thực hiện nữa. - Nếu các bên đã thực hiện một phần hợp đồng thì không được tiếp tục thực hiện nữa và phải trả lại cho nhau những gì đã nhận. - Nếu đã thực hiện xong hợp đồng thì phải trả lại cho nhau những gì đã nhận theo tình trạng ban đầu, nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn toàn trả bằng tiền để khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa giao kết hợp đồng. - Bên có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vô hiệu phải được thực hiện cho thấy sự cần thiết phảo đề cập đến cơ sở lý luận của nghĩa vụ đó. Đây tất yếu không thể là nghĩa vụ theo hợp đồng bởi hợp đồng bị vô hiệu, bị coi là chưa từng được giao kết. Căn cứ để xác định quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng của các bên trong hợp đồng vô hiệu bị xem là bất hợp pháp, như vậy việc các bên trong hợp đồng vô hiệu bị xem là bất hợp pháp, như vậy việc các bên trong trường hợp đồng vô hiệu được hưởng lợi trở thành việc hưởng lợi không có căn cứ pháp luật. Chính vì lý do đó mà nghiã vụ của các bên trong hợp đồng vô hiệu là nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được hưởng lợi mà không có căn cứ hợp pháp. Theo nguyên tắc hoàn trả do được hưởng lợi không có căn cứ pháp luật, thì nghĩa vụ hoàn trả của các bên trong hợp đồng vô hiệu xác định theo nguyên tắc đó. Trong vấn đề hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại có ý nghĩa quan trọng về thực tiễn. Nó bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên trong hợp đồng. Xác định trách nhiệm dân sự đối với người vi phạm, trong thực tiễn thiệt hại xảy ra có thể do lỗi của một bên hoặc các bên trong hợp đồng. Cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải dựa vào yếu tố lỗi của chủ thể. Bên nào có lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu thì phải bồi dưỡng thiệt hại cho bên bị thiệt hại, trường hợp cả hai bên đều có lỗi gây ra thiệy hại đó thì mỗi bên tự chịu phần thiệt hại của mình (khoản 2 điều 137). Như vậy phải xác định được mức độ lỗi của mỗi bên trong việc dẫn đến hợp đồng bị huỷ bỏ qua đó xác định trách nhiệm dân sự của mỗi bên. Mức độ lỗi có ý nghĩa xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản của các bên khi hợp đồng bị vô hiệu. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu cũng phải căn cứ trên nguyên lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với các điều kiện phát sinh trách nhiệm theo quy định taị chương V phần thứ ba của BLDS. Nhìn chung vấn đề hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu trong pháp luật dân sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi vận dụng chế định này để giải quyết tranh chấp về hợp đồng vô hiệu, giải quyết vấn đề hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó ảnh hưởng trực tiếp việc ổn định giao lưu dân sự, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho công dân. Chương III Một số kiến nghị và kết luận 3.1. Một số nhận xét và kiến nghị về các qui định của hợp đồng dân sự trong luật dân sự. Hợp đồng dân sự là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự, điều chỉnh một số lượng rất lớn quan hệ pháp luật trong đời sống xã hội. Hợp đồng dân sự đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho các quan hệ xác lập và thực hiện thoả thuận của các chủ thể. Góp phần thoả mãn được nhu càu của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật về hợp đồng dân sự vào thực tế đã có nhưng vấn đề phức tạp nảy sinh (ngay từ quy định của pháp luật hoặc do thực tế khách quan). Những vấn đề này cần giải quyết tốt để thực sự tạo thuận lợi cho các chủ thể của pháp luật dân sự . 3.1.1 Vấn đề nảy sinh từ khái niệm hợp đồng dân sự và mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế, thương mại.... Mặc dù về mặt lý luận thì đã có sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự. Nhưng vấn đề này đã gây nhiều tranh cãi ,bởi vì khái niệm hợp đồng dân sự qui định tại điều 394- BLDS: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữacác bên về việc xác lập, thay đổi hợc chấm dứt quyền và nghĩavụ dân sự” là một khái niệm rất rộng. Về mặt lý luận thì ngay cả hợp đồng thương mại cũng chỉ là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia hợp đồng (điều 132 - BLDS). Như vậy, mục đích này đã bao hàm cả mục đích kinh doanh của hợp đồng kinh tế và mục đích thu lợi nhuận của hợp đồng thương mại. Nếu lấy căn cứ là chủ thể là tiêu chí phân biệt thì rõ ràng các chủ thể của họp đồng kinh tế và thương mại đều là chủ thể của hợp đồng dân sự. Vì thế có thể khẳng định hợp đồng kinh tế và thương mại đều chỉ là một bộ phận của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên ở Việt Nam ngay trong các pháp lệnh hợp đồng kinh tế và luật thương mại đều không đề cập tới vấn đề quan hệ với pháp luật dân sự. Và đặc biệt có ý kiến còn khẳng định luật dân sự không thể áp dụng cho hợp đồng kinh tế. Rõ ràng việc song song tồn tại những văn bản luật mang tính chất mâu thuẫn và chồng chéo như bộ luật dân sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, luật thương mại như hiện nay, lại phủ nhận (hoặc né tranh viêc thừa nhận ) mối quan hệ riêng chung giữa các văn bản luật đó đã gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Thực tế còn rất nhiều vụ việc tồn đọng chưa giải quyết được do chưa có hướng dẫn cụ thể của Toà án tối cao về việc xác định hợp đồng tranh chấp đó là hợp đống kinh tế hay dân sự và sẽ thuộc thẩm quyền của Toà dân sự hay kinh tế. Thực trạng trên còn dẫn đến một loại hợp đồng được xác lập hợp pháp theo Bộ luật dân sự nhưng laị trở thành vô hiệu theo điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Đó là các trường hợp khi hợp đồng dân sự có một bên là cá nhân không được phép kinh doanh, hoặc cả hai bên đều có giấy phép kinh doanh và mục đích của hợp đồng là nhằm mục đích kinh doanh..... Mặt khác, sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Bộ luật dân sự đã làm cho việc phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế trở nên rất khó khăn trong thực tiễn. Không chỉ các chủ thể hợp đồng bị nhầm lẫn trong việc giải quyết tranh chấp. 3.1.2 Về các qui định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cũng như các trường hợp vô hiệu của hợp đồng dân sự tại chương V – Phần thứ nhất của BLDS - đã đáp ứng được các yêu cầu của Nhà nước và các chủ thể của Pháp luật dân sự. Nó đã thể hiện được được vai trò quản lý của Nhà nước đối với các quan hệ hợp đồng dân sự. Các qui định đó đã góp phần bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng dân sự. Cũng qua đó tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước có biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Tuy nhiên ngay trong nội dung các điều khoản về hợp đồng dân sự vô hiệu cũng như việc áp dụng chúng vào thực tế đã làm nảy sinh một số vấn đề cần giải quyết khắc phục. - Về điều kiện hình thức của hợp đồng và trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức (điều 139 BLDS). Trong thực tế các qui định về hình thức bắt buộc của hợp đồng dân sự bị vị phạm rất nhiều, dặc biệt là trong hợp đồng mua bán nhà ở... mà nguyên nhân phần lớn là do các chủ thể thiếu sự hiểu biết về pháp luật. Do đó nếu tuyên những hợp đồng dân sự đó là vô hiệu thì sẽ gây thiết hại cho các bên, tuy nhiên việc qui định về việc gia hạn đối với việc thực hiện đúng yêu cầu hình thức là rất hợp lý. Mặt khác điều 400 BLDS cho phép các bên có thể sử dụng quá nhiều hình thức thể hiện hợp đồng dân sự như hiện nay mà không có sự hạn chế là rất khó hiểu. Nhiều giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự có giá trị rất lớn nhưng lại chỉ thể hiện dưới hình thức miệng hoặc hành vi cụ thể sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp xảy ra. Do đó liệu có nên sửa đổi điều 400 BLDS theo hướng như qui định của Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Pháp là mọi hợp đồng có giá trị 50 Frăng trở lên đều phải thể hiện bằng hình thức văn bản hay không? Nếu qui định chặt chẽ như vậy theo tôi nghĩ mới thật sự bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên cũng như đảm bảo tốt vai trò của nhà nước và pháp luật. - Về trường hợp qui định hợp đồng dân sự vô hiệu tại điều 140 và142 BLDS dường như đã qui định quá nhièu bất lợi đối với bên giao kết với người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Thực tế khi giao kết hợp đồng dân sự thì pháp luật lại không bắt buộc các bên phải thông báo cho nhau về năng lực hành vi dân sự của mình cũng như của bên kia. Do đó khi giao kết hợp đồng dân sự với người chưa thành niên, ngưòi không có năng lực hành vi... thì bất lợi hoàn toàn thuộc về bên có năng lực hành vi dân sự trong quan hệ. Mặt khác theo quy định củacác điều 22,24 cũng đã để một kẽ hở pháp luật đó là không xác định giá trị của giao dịch dân sự mà người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ được xác lập và thực hiện độc lập . Một vấn đề nữa được đặt ra, đó là điều 140 BLDS bỏ ngỏ khả năng bên giao kết hợp đồng dân sự với người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ liệu có thể yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng dân sự (tuyên hợp đồng dân sự vô hiệu) vì lý do bên kia không có năng lực hành vi dân sự hay không.Vấn đề này điều 1125 Bộ luật dân sự Cộng hoà Pháp qui định: “ Những người có năng lực giao kết hợp đồng không thể nêu ra sự vô năg của những người mình đã giao kết để chống lại họ”. Ngược lại, liệu các chủ thể bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc các chủ thể tại điều 22 Bộ luật dân sự có thể tự mình yêu cầu toà án tuyên hợp đồng dân sự vô hiệu bởi chính hạn chế về năng lực hành vi dân sự của mình không (thông qua người đại diện hoặc do không có người đại diện theo pháp luật). - Về hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn, thì theo qui định tại điều 141 mới chỉ qui định một trường hợp là nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng dân sự tức là nhầm lẫn về các điều khoản bắt buộc của hợp đồng dân sự. Qui định này quá chung, do đó sẽ khó áp dụng trong thực tế, nên chăng chỉ nên qui định cụ thể về các trường hợp nhầm lẫn cụ thể như nhầm lẫn về đối tượng (bản chất) của hợp đồng dân sự, nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng dân sự... Ngoài ra, khái niệm nhầm lẫn cũng không được làm rõ như khái niệm “lừa đảo” hay “đe doạ”. Do đó cũng gây khó khăn trong việc áp dụng qui định này vào thực tế. Rõ ràng mới chỉ có vấn đề hợp đồng dân sự vô hiệu đã nảy sinh ra nhiều thực tế cần giải quyết. Do đó cần có sự sửa đổi, bổ sung hoặc có hướng dẫn cụ thể để làm hoàn thiện hơn các qui định của pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng dân sự vô hiệu nói riêng, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp luật dân sự. 3.1.3 Việc thực hiện hợp đồng dân sự của các bên dựa trên cơ sở sự thoả thuận của các bên trong các điều khoản của hợp đồng (hoặc theo quy định của pháp luật). Do vậy trong Bộ luật dân sự, chế định thực hiện hợp đồng dân sự chỉ qui định tại điều 149 . Có thể nói , đây là một nguyên tắc thể hiện rõ nhất quyền tự do thoả thuận của các bên cũng như trách nhiệm của các chủ thể quan hệ hợp đồng dân sự . Trong thực tế nhiều khi hợp đồng dân sự được thực hiện không thật đúng như đã thoả thuận. Có thể xảy ra tình trạng hợp đồng dân sự không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng do đó dã xảy ra thiệt hại cho các bên, vì thế trách nhiệm dân sự theo hợp đồng được qui định trong Bộ luật dân sự nhằm đảm bảo quyền và lới ích của các bên cũng như để trừng phạt các bên vi phạm hợp đồng dân sự. Có thể nói trách nhiệm dân sự theo hợp đồng đã trở thành một biện pháp giúp cho các bên bảo vệ quyền lợi của mình và là biện pháp đảm bảo hợp đồng dân sự được thực hiện đúng theo thoả thuận và qui định của pháp luật. Tuy nhiên trong qúa trình áp dụng trách nhiệm dân sự theo hợp đồng có một số vấn đề được đặr ra. Cụ thể là trong việc xác định thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng dân sự và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại. Mặc dù trong Bộ luật dân sự tại khoản 2, 3 điều 310 đã nói đến các loại tổn thất (các hình thức thể hiện, các căn cứ xác định thiệt hại), tuy nhiên phương thức và căn cứ xác định tính toán thiệt hại xảy ra cũng chưa được đầy đủ cụ thể. Do đó đã gây ra khó khăn cho người giải quyết trách nhiệm dân sự theo hợp đồng mà cụ thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Về vấn đề mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng mà hoàn toàn dựa trên phương diện lý luận để xem xét, vì thế trong thực tế chưa thật thuyết phục. Trở lại vấn đề tính toán thiệt hại xảy ra cũng cần qui định thêm các vấn đề như căn cứ nào để xác định thiệt hại (giá cả, chất lượng...) hoặc thời điểm tính toán thiệt hại trong các văn bản hướng dẫn cụ thể. Nếu xảy ra hiện tượng trượt giá thì giá trị thiệt hại có thể điều chỉnh theo hay không... Mặt khác đối với khoản 2 điều 311 cần được sửa đổi theo hướng là nếu “ Người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật cùng loại thì người có quyền có thể yêu cầu người khác giao vật cùng loại, người có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí...”. Vấn đề này được pháp luật dân sự nhiều nước ghi nhận nhưng trong bộ luật dân sự Việt nam lại không có. 3.1.4 Trong việc áp dụng các qui phạm pháp luật về hợp đồng dân sự vào thực tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mà nguyên nhân của hiện tượng đó có khá nhiều. Trước tiên, phải kể đến nguyên nhân về sự chồng chéo, mâu thuẫn không rõ ràng của các văn bản pháp luật về hợp đồng cũng như thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyển. Nguyên nhân thứ hai là do tình trạng thiếu hiểu biết của người dân về pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng. Nguyên nhân này xuất phát từ khả năng hiểu biết của người dân ,nhưng còn xuất phát từ sự yếu kém trong việc tuyên truyền ,giáo dục ,phổ biến pháp luật từ các cơ quan có thẩm quyền . Nguyên nhân thứ ba là tình trạng xét xử và thi hành các bản án quyết định của Toà án còn tồn đọng không có hiệu quả cao dẫn đến người dân mất lòng tin vào pháp luật hoặc lại coi thường pháp luật . Chính từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến hậu quả là tình hình vi phạm vi phạm các qui định của Nhà nước về xác và thực hiện hợp đồng dân sự trở nên phổ biến. Theo báo cáo của Toà án Nhân dân Tối cao tháng 3 năm 2000 cho thấy: “Hàng năm ngành Toà án phải tập trung lưc lượng và dành nhiều thời gian để điều tra, hoà giải xét xử một khối lượng rất lớn các vụ tranh chấp dân sự , hôn nhân và gia đình. Những tranh chấp này bình quân hàng năm nhiều gấp hai lần số vụ án hình sự mà các toà án phải xét xử sơ thẩm”. Như vậy thực trạng này đã trở nên báo động đối với nước ta, trong khi chúng ta đang phải đổi mới cơ cấu kinh tế – xã hội. Để khắc phục tình trạng này chúng ta phải áp dụng một số biện pháp sau: - Phải nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, phổ biến hiểu biết về pháp luật và pháp luật hợp dân sự cho mọi người. Nâng cao ý thức về tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật, của người dân . - Nâng cao chất lượng cácvăn bản pháp luật, cần xây dựng pháp luật về hợp đồng dân sự một cách thống nhất và chặt chẽ, tránh những qui định quá chung hoặc những kẽ hở mà các chủ thể có thể lợi dụng để vi phạm. - Nâng cao hiêụ quả xét xử của toà án cũng như hiệu quả của việc thi hành các bản án , quyết định của Toà án . - Tăng cường sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô đối với các quan hệ xác lập và thực hiện hợp đồng dân sự . Hoàn thiện các kỹ thuật áp dụng và cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh của Toà án cũng như của các chủ thể. 3.2 Kết luận: Tóm lại, việc nghiên cứu các vấn đề về hợp đồng dân sự rất phức tạp nhưng rất cần thiết, bởi thông qua đó có thể việc xây dựng các văn bản pháp luật được chính xác và hợp lý hơn. Từ đó việc áp dụng về hợp đồng được vào cuộc sống sẽ được thuận lợi hơn. Ngược lại từ việc áp dụng pháp luật trong cuộc sống sẽ có tác động trở lại đối việc nghiên cứu về lý luận của khoa học pháp lý. Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự” do giới hạn của khoá luận và hạn chế của khả năng nên không thể tránh được những sơ suất và sai sót, do đó rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn trong việc giúp tôi hoàn thành khoá luận này . Tài liệu tham khảo 1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam -1992 2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 3. Bộ luật dân sự - 1995 4. Pháp luật về hợp đồng - NXB chính trị Quốc gia -1995 5. Giáo trình lý luận chung Nhà nước và pháp luật – Trường ĐH Tổng hợp 6. Giáo trình Luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà nội Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I : Khái quát chung về hợp đồng dân sự 4 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật dân sự về hợp đồng ở Việt Nam. 4 1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự. 19 1.3. Một số vấn đề khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. 21 Chương II: Một số nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự 32 2.1. Giao kết hợp đồng dân sự 32 2.2. Thực hiện hợp đồng dân sự 47 2.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐDS 58 2.4. Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó 67 Chương III: Một số kiến nghị và kết luận 75 3.1. Một số nhận xét và kiến nghị về các qui định của hợp đồng dân sự trong luật dân sự 75 3.2. Kết luận 81

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0051.doc
Tài liệu liên quan