Đề bù thiệt hại giải phóng mặt bằng là công việc hết sức phức tạp và nhạy cảm mang tính chính trị, kinh tế, xã hội tổng hợp có liên quan đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, chủ đầu tư các dự án và cá nhân người sử dụng đất đai, sở hữu nhà ở.
Đặc biệt Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật của cả nước. Các quỹ đất của Hà Nội như quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng dành cho việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hạn hẹp. Tình trạng lấn chiếm đất đai xây dựng nhà cửa trái phép vẫn diễn ra, công tác cấp GCN quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở chậm chạp, thị trường bất động sản mới đang hình thành và phát triển làm cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Để tạo điều kiện cho Hà Nội trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp đòi hỏi phải có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của nhiều ngành nhất là các ngành Địa chính - Nhà đất, ngành Kiến trúc, Xây dựng, ngành Quản lý đô thị và các cấp từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời, phải biết áp dụng một cách linh hoạt đồng bộ, sáng tạo các biện pháp nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đầu tư thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô hiện nay và trong các năm tới.
75 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình và trích ngang phương án đền bù giải phóng mặt bằng từng hộ sử dụng đất của Hội đồng giải phóng mặt bằng quận, huyện.
Sau khi toàn bộ phương án đề bù giải phóng mặt bằng được phê duyệt. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng có trách nhiệm công bố công khai cho các đối tượng biết để thực hiện, đồng thời chỉ đạo, giám sát chủ đầu tư đền bù cho từng chủ sở hữu tài sản và chủ sử dụng đất.
- Hội đồng thẩm định thành phố được thành lập để thẩm định phương án do Hội đồng giải phóng mặt bằng quận, huyện trình, xác minh tính đúng đắn theo qui định của pháp luật để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+) Thời gian thẩm định phương án đền bù giải phóng mặt bằng của hội đồng thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ khi nhận được phương án và đủ hồ sơ theo qui định do Hội đồng giải phóng mặt bằng quận huyện gửi đến.
+) Thành phần Hội đồng thẩm định Thành phố gồm:
a/ Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá : Chủ tịch hội đồng.
b/ Giám đốc Sở Địa chính : P.chủ tịch hội đồng
c/ Đại diện Sở Xây dựng : Uỷ viên.
d/ Đại diện Cục đầu tư phát triển : Uỷ viên
e/ Đại diện Cục thuế : Uỷ viên.
Từng đặc điểm tính chất của công trình, chủ tịch hội đồng đề nghị Chủ tịch UBND thành phố quyết định một số thành viên khác cho phù hợp.
2. Chi phí phục vụ công tác tổ chức GPMB, di dân tái định cư: Các ban quản lý dự án căn cứ vào định mức chi phí qui định tại điều 1, Quyết định 1146/QĐ-UB ngày 19/3/1998 của UBND thành phố Hà Nội để lập dự toán chi cho từng dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện trích chuyển theo tỉ lệ như sau:
a/ 70% dành cho ban quản lý dự án để chi cho các nội dung sau:
- Phối kết hợp với hội đồng giải phóng mặt bằng quận, huyện trong công tác điều tra khảo sát, phúc tra đất và tài sản trên đất, nhân khẩu, hộ khẩu, thu thập các tiền lương liên quan đến diện tích đất trong chỉ giới giải phóng mặt bằng, lập phương án đền bù hỗ trợ trình hội đồng thẩm định thành phố, UBND thành phố phê duyệt.
- Chi lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội và các khoản chi khác cho cán bộ công nhân viên có danh sách chính thực trực tiếp làm công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư.
- Chi mua sắm văn phòng phẩm, in ấn hồ sơ tài liệu của từng phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư.
- Chi phí để làm các thủ tục hồ sơ: trả tiền đền bù hỗ trợ, xin giao đất xin phép xây dựng cho các hộ tái định cư, nộp tiền sử dụng đất, biên bản nhà và các khoản phải nộp khác theo qui đinh.
- Chi phí để lập trích lục bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng cho các hộ sau khi đã nhận đất tái định cư.
b/ 20% trích chuyển cho phòng tài chính quận, huyện để chi cho hoạt động của hội đồng giải phóng mặt bằng quận huyện trong việc tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách của Nhà nước có liên quan đến giải phóng mặt bằng trên phương tiện thông tin đại chúng, tiếp dân, giải quyết khiếu nại... Tổ chức kiểm tra, rà soát từng phương án đền bù để trình Hội đồng thẩm định thành phố UBND phê duyệt.
c/ 10% trích chuyển về tài khoản của Sở Tài chính - Vật giá đề chi cho hoạt động của Hội đồng thẩm định thành phố (chi cho công tác điều tra, phúc tra, khảo sát thực tế, chi cho công tác điều hành, họp thẩm định phương án, chi in ấn văn bản hướng dẫn chế độ chính sách, hồ sơ thẩm định, chi tập huấn công tác đền bù GPMB )
Các khoản chi trên phải được quyết toán theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
3. Người bị thu hồi đất nếu thấy quyết định đền bù thiệt hại không đúng với quy định thì có quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định đền bù thiệt hại không đúng với quy định thì có quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định của pháp lệnh khiếu nại và tố cáo của công dân. Người khiếu nại phải gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đền bù thiệt hại, quá thời hạn này đơn khiếu nại không còn giá trị xem xét xử lý. Khiếu nại, tó cáo về đền bù do chủ tịch UBND quận, huyện giải quyết lần đầu. Nếu đương sự còn tiếp tục khiếu nại thì Chánh thanh tra thành phố xem xét trình UBND thành phố quyết định, quyết định của UBND thành phố là quyết định cuối cùng.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành di chuyển GPMB và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư theo đúng kế hoạch.
III. Thực trạng công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở thành phố Hà nội.
1. Tình hình thực hiện:
Có thể nói trong những năm qua các chính sách về đền bù THGPMB trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác đền bù GPMB, đặc biệt thành phố đã chủ động giải quyết vận dụng hỗ trợ nông dân chuyển nghề, ổn định đời sống khi bị thu hồi đất qua đó đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi việc tổ chức thực hiện công khai, công bằng, dân chủ, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, hạn chế các khiếu kiện kéo dài của công dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Từ năm 1996 đến năm 1999, thành phố đã tổ chức giải phóng mặt bằng thực hiện 1.108 dự án, với tổng diện tích đất 3.389,9 ha (trong đó đất nông nghiệp là 2860 ha ), tổng số tiền đền bù là 5.675,4 tỷ đồng và bố trí tái định cư được 11.474 hộ dân.
(Năm 1998: 76 dự án hoàn thành GPMB với diện tích đất đã đền bù là 555.151 m2; giá trị tiền đền bù, hỗ trợ là 96.615.952.000đ; năm 1999: 80 dự án hoàn thành GPMB với diện tích đất đã đền bù là 3.165.991 m2, giá trị tiền đền bù hỗ trợ là 231.099.371.000đ) các dự án đầu tư chủ yếu tập trung các lĩnh vực giao thông, công nghiệp, đô thị như: Đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, đường Hùng Vương, Cầu Giấy, đường Láng Hoà Lạc, đường 32, đường Thái Hà, đường Hoàng Quốc Việt, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Trần Khát Chân, khu công nghiệp Sài Đồng, Sóc sơn, mở rộng sân bay Nội Bài, khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Dự án thoát nước, cấp nước, khu đô thị mới Định Công, Đại Kim, Linh Đàm, Trung Yên...
Ví dụ 1: Về việc bổ sung phương án đền bù thiệt hại GPMB
Tổng số tiền đền bù hỗ trợ đã phê duyệt: 1.431.837.862 đ được điều chỉnh lại là: 5.295.743.928 đ ( tăng 3.863.906.066 đ),
Số hộ thuê nhà đã duyệt là: 22 hộ được điều chỉnh lại là
+ Số hộ thuê nhà: 3 hộ
+ Số hộ mua nhà: 4 hộ
( Số hộ mua, thuê nhà giảm 15 hộ).
Diện tích đất giao tái định cư cho tập thể Bộ Tư Lệnh Công Binh là 1.075m2 trong đó 1.025,91m2 đất nộp tiền sử dụng với hệ số k=1, 49,09m2 đất nộp tiền sử dụng với hệ số k=1.5.
( Xem biểu 9)
Ngoài ra thành phố đã chỉ đạo xây dựng một số khu tái định cư với diện tích lớn và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, góp phần đáng kể vào việc ổn định đời sống nhân dân vùng di dời khi Nhà nước thu hồi đát (khu Phúc xá, đền Lừ, Tràng Hoà, Hoàng Cầu, Dịch Vọng, Cống Vị, Hồ Việt Xô) thành phốcũng đã áp dụng nhiều hình thức linh hoạt, mềm dẻo cho phù hợp với tình hình thực tế như: Bán nhà, cho thuê nhà, giao đất đã xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thật, giao đất tái định cư theo hình thức giãn dân ra vùng nông thôn và ven đô, hỗ trợ để dân tự lo chỗ ở mới. Đây thực sự là những thay đổi lớn về chất trong công tác đền bù GPMB so với thời gian trước đây.
Hà Nội bình quân hàng năm phải đền bù cho 847,5 ha đất với số tiền đền bù là 1.419 tỷ đồng, bố trí tái định cư khoảng 3000 hộ để thực hiện 277 dự án các loại.
- Tổng quỹ đất tại các khu tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng đã được giao đất trên điạ bàn thành phố là 31 khu tái định cư với tổng diện tích đất là 57,2 ha trong đó diện tích đất để xây dựng nhà ở là 245.664 m2.
Đến tháng 1 năm 2000 các chủ đầu tư đã sử dụng là 94.880m2 đất để phục vụ công tác GPMB thực hiện các dự án. Tổng số diện tích đất còn lại có thể phục vụ các nhu cầu tái định cư của thành phố là: 150.784 m2 được phân bổ như sau:
+ Quận Đống Đa: 9059,6 m2
+ Quận Ba Đình: 383862,5m2
+ Quận Hai Bà Trưng: 28.704 m2
+ Quận Từ Liêm: 13.363 m2
+ Quận Cầu Giấy : 53.531,5 m2 (dự án khu Dịch Vọng chưa GPMB)
Các quận huyện còn lại không có khu đất tái định cư.
Một số diện tích đất ở các khu tái định cư thuộc nội thành, thành phố đã phê duyệt phương án tái định cư thuộc nội thành, thành phố đã phê duyệt phương án tái định cư cho các hộ, nhưng hiện nay các chủ đầu tư chưa làm thủ tục giao đất tại Sở địa chính - Nhà đất.
Ví dụ 2: Xem biểu 10
- Quỹ nhà ở chưa sử dụng có thể phục vụ các nhu cầu tái định cư trên địa bàn thành phố như sau:
+ Quỹ nhà ở tái định cư do UBND các quận là chủ đầu tư.
Khu nhà ở Hồ Đình – Thanh Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng: 5 nhà trung cư 5 tầng, hiện có 119 căn hộ với 6.211 m2 nhà chưa sử dụng gồm nhà A: 1 căn hộ nhà B: 3 căn hộ, nhà E : 43 căn hộ, nhà I: 48 căn hộ, nhà K: 54 căn hộ.
Khu nhà ở Hồ Việt Xô, quận Hai Bà Trưng: Nhà D1, D2, E2, còn 12 căn hộ với diện tích 450m2 để trống, chưa có quyết định phân phối nhà cho các đối tượng chính sách (nhà D1 một căn hộ, nhà E2 11 căn hộ) khu nhà ở 7,2 ha Cống Vị, quận Ba Đình gồm các nhà chung cư 5 tầng: A, B, C, D, hiện nay còn 17 căn hộ chưa sử dụng với diện tích 920m2 (Nhà D4 căn hộ, nhà C sáu căn hộ, nhà B 7 căn hộ).
+ Quỹ nhà ở để trống cho các công ty thuộc sở Địa chính – Nhà đất quản lý:
*Công ty đầu tư phát triển nhà:
Nhà B 12 Nam Thành Công: 992m2 với 16 căn hộ (tầng 2, 3, 4, 5 đơn nguyên 1 và 2).
Nhà B26 Nam Thành Công: 2.300m2 với 46 căn hộ (tầng 1, 2, 3, 4, 5) Ngoài ra còn một số căn hộ lẻ, trước đây cho mượn. Sở đã thành lập đoàn kiểm tra số nhà này để kiến nghị Thành phố cho biện pháp giải quyết.
*Các công ty kinh doanh nhà số 1, 2: Hiện đang quản lý 1.553m2 nhà trống tại các điểm lẻ gồm 48 căn hộ thuộc quỹ nhà được giao quản lý công ty kinh doanh nhà số 3 quản lý 7.586m2 nhà trống tại Xuân Nộn, Đông Anh, dự kiến được sử dụng làm quỹ nhà di chuyển khi sửa chữa các nhà nguy hiểm A1, A2, A3, A4 Nguyên Khê và A1, A2 Kính Nỗ, nhà A15 phố Vọng, tập thể Đại học kinh tế quốc dân có 30 căn hộ thành phố đã mua để phục vụ di chuyển dân khi xây dựng mới nhà B7 Thành Công theo phương án di chuyển dân vào 30 căn hộ nhà A3 Giảng Võ và A15 Phố Vọng. Hiện nay còn 11 căn hộ trống với tổng diện tích 264 m2 hiện do Công ty kinh doanh nhà số 2 quản lý.
Như vậy hiện nay tổng diện tích quỹ nhà ở nội thành có thể sử dụng vào mục đích di dân tái định cư là 12.690m2 nhà với 269 căn hộ.
Ví dụ 3. Tổng hợp việc đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho 15 hộ gia đình tại phường Đông Mác quận Hai Bà Trưng để xây dựng đường Trần Khát Chân.
1.tổng số tiền đền bù, hỗ trợ:
trong đó.
a.Tiền đền bù:
-Tiền đền bù thiệt hại về đất nằm
trong chỉ giới mở đường:
-Tiền đền bù nhà:
-Tiền đền bù tài sản khác:
b.Tiền hỗ trợ:
-Tiền hỗ trợ tháo dỡ di chuyển:
-Tiền hỗ trợ khó khăn và TBXH:
-Trợ cấp tự lo chỗ ở chờ xây dựng nhà:
-Thưởng di chuyển đúng tiến độ:
2.- Diện tích đất thu hồi của các hộ dân
trong chỉ giới mở đường là:
-Diện tích đất thu hồi của các hộ dân
ngoài chỉ giới mở đường:
-Diện tích nhà dân phải đền bù:
-Diện tích đất ở tái định cư giao cho
3.- Tiền sử dụng đất của các hộ được giao đất
để xây dựng nhà ở phải nộp theo hệ số k=1 là:
( Diện tích: ).
-Tiền sử dụng đất của các hộ được giao đất
để xây dựng nhà ở phải nộp theo hệ số k= 1,5 là:
( Diện tích: ).
4.Số hộ được mua nhà theo giá đảm bảo kinh doanh là : 4 hộ
(Nguyễn Văn Quân,Tô Kim Bình,Nguyễn Văn Thềm,Tô kim Dũng ).
- Nhu cầu đất ở, nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặng tằng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố theo số liệu điều tra sơ bộ của các dự án đầu tư lớn trên địa bàn thành phố đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đang trình phê duyệt là:
- Dự án cầu Thanh Trì và phía nam đường vành đai 3: 1.200 hộ (huyện Thanh Trì, Gia Lâm).
- Dự án thoát nước thành phố (5 tuyến sông Nội thành) : 1.300 hộ
- Dự án đường Đồng Tâm – Trại Giăng: 360 hộ (quận Hai Bà Trưng)
- Dự án khu liên hợp thể thao quốc gia: 166 hộ (huyện Từ Liêm)
- Dự án cải tạo nút Voi phục Cầu Giấy: 260 hộ (quận Cầu Giấy, quận Ba Đình)
- Dự án xây dựng đường từ Viện dân tộc học đến Viện vật lý – Nghĩa Đô: 250 hộ (quận Cầu Giấy)
- Dự án xây dựng đường 18 (Nội Bài – Bắc Ninh): 110 hộ (huyện Sóc Sơn)
- Dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây: 922 hộ (quận Tây Hồ)
- Dự cán công viên tuổi trẻ (phần đất đã có quyết định giao đất 18,1ha): 622 hộ (quận Hai Bà Trưng)
- Dự án SAPROP cải tạo các nút giao thông thành phố: 1930 hộ gồm:
+ Đường vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa: 1203 hộ (quận Đống Đa)
+ Đường vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái) : 400 hộ (quận Hai Bà Trưng)
+ Nút giao thông Ngã Tư Sở: 254 hộ (Thanh xuân ,quận Đống Đa)
+ Nút giao thông Nam Thăng Long : 73 hộ (huyện Từ Liêm)
- Dự án cải tạo quốc lộ 1 (đoạn qua xã Liên Ninh, Ngũ Hiệp): 80 hộ (huyện Thanh Trì )
- Dự án xây dựng đường Cát Linh – La Thành: 200 hộ (quận Đống Đa)
- Dự án mở rộng nút Lê Duẩn – Nguyễn Khuyến: 30 hộ (quận Đống Đa). Như vậy để triển khai thực hiện các dự án trong điểm trên trong các năm tới, thành phố cần chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư để di chuyển 7.430 hộ dân trong diện phải GPMB (gồm 1.629 hộ ở ngoại thành, 5.801 hộ ở nội thành), trong đó đặc biệt cần xây dựng các nhà ở chung cư cao tầng phục vụ tái định cư ở khu vực nội thành, việc giao đất tái định cư cho các hộ dân tự xây dựng nhà ở chỉ thực hiện ở khu vực ngoại thành.
Dự toán tổng kinh phí cần đầu tư cho các khu tái định cư là;
+ Khu vực ngoại thành: 1.629 hộ, diện tích đất ở trung bình giao cho mỗi hộ là 120m2. Nếu hệ số sử dụng đất ở là 70% thì cần diện tích cho các khu tái định cư là: 28 ha, dự tính xuất đầu tư hạ tầng cơ sở cho 1 m2 đất xây dựng nhà ở (đền bù, san nền, đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước) là 300.000đ/m2 tổng kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các khu tái định cư ở ngoại thành là 58,6 tỷ đồng.
+ Khu vực nội thành: 5801 hộ, diện tích nhà ở tái định cư trung bình cho mỗi hộ là 40m2. Diện tích đất cần sử dụng để xây dựng khu tái định cư là 15 ha. Diện tích nhà ở tái định cư cần thiết là 232.000m2 đơn giá 1m2 xây dựng nhà ở khoảng 1,8 triệu đồng (gồm: đền bù GPMB, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giá xây dựng). Tổng kinh phí dự toán là 417,6 tỷ đồng.
Như vậy dự toán tổng kinh phí đầu tư để tạo quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ GPMB triển khai các dự án trên địa bàn thành phố trong thời gian tới là 476,2 tỷ đồng với diện tích đất dự kiến sử dụng là 43ha.
- Nhu cầu đất ở, nhà ở tạo quỹ nhà trung chuyển khi di chuyển các hộ từ các nhà chung cư nguy hiểm để sửa chữa lớn hoặc phá dỡ xây dựng mới như sau:
Theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành thành phố, hiện nay trên địa bàn thành phố có 13 nhà chung cư cao tầng và 8 nhà thấp tầng ở tình trạng nguy hiểm cần sửa chữa cấp bách. Trog đó, các nhà b7 Thành Công, A1, A2, A3, A4 Nguyên Khê, A1, A2 Kinh Nỗ đã có quỹ nhà di chuyển các hộ dân để cải tạo, sửa chữa. Còn lại 6 nhà cao tầng B6, B4 Thành Công, A6, B6 Giảng Võ, A Ngọc Khánh, I2 Thành Công, N3 Ngõ 222 Đội Cấn, 57C Đinh Thiên Hoàng chưa có quỹ nhà di chuyển họo dân để cải tạo, sửa chữa hoặc phá dỡ xây mới. Tổng số các hộ dân cần di chuyển là 481 hộ. Nhu cầu quỹ nhà để di chuyển 481 hộ là: 481hộ x 40 m2/hộ = 19.240m2 sử dụng.
Dự toán kinh phí cần thiết là 19.240m2 x 1,8 triệu đồng/m2 = 34,6 tỷ đồng.Diện tích đất để xây dựng các nhà chung cư 5 tầng khoảng 1 ha.
2. Đánh giá thực trạng công tác đền bù thiệt hại GPMB ở Thành phố Hà Nội
a. Những thuận lợi:
- thứ nhất là luôn luôn được Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố tập trung chỉ đạo hướng dẫn, đầu tư nhiều tiền của và công sức. Các chính sách về đền bù thiệt hại GPMB không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên liên tục giữa các sở, ban, ngành liên quan.
- Thứ hai là hiện nay thành phố Hà Nội đã có quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và năm 2020, đang ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào việc quản lý đất đai, đây là những căn cứ khoa học quan trọng trong quá trình đưa việc quản lý sử dụng đất đai vào trật tự nề nếp, hợp lý và hiệu quả. Đồng thời giúp cho công tác đền bù thiệt hại GPMB có căn cứ đúng đắn, chính xác và có thể tiến hành nhanh chóng, hiệu quả.
-Thứ ba là ở thành phố Hà Nội hiện nay thị trường bất động sản đã và đang được hình thành và phát triển điều này sẽ giúp cho việc xác định giá đất để tính đền bù thiệt hại được chính xác, giảm được nhiều khó khăn vướng mắc.
- Thứ tư là công tác tổ chức hiện đền bù thiệt hại GPMB được tiến hành công khai, dân chủ, công bằng. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách của thành phố về đền bù thiệt hại GPMB đã được thực hiện tốt dưới nhiều hình thức làm cho mọi người dân đều hiểu, đều thấy thoả đáng và yên tâm thực hiện.
b. Những khó khăn vướng mắc:
* Về chính sách đền bù thiệt hại GPMB.
- Đền bù thiệt hại đối với ở đô thị:
+ Quy định điều kiện được đền bù thiệt hại về đất đai tại nghị định 22/1998/NĐ - CP chưa thống nhất và bất cập với các quy định tại Nghị định 60/CP và Nghị định 45/CP của Chính phủ khi thực hiện cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Khi cấp giấy chứng nhận, người sử dụng đất ổn định từ sau ngày 18/12/1980 đến ngày 15/10/1993 phải nộp 20% tiền sử dụng đất, theo Nghị định 22 khi đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất ổn định từ trước ngày 8/1/1998 được đền bù 100% sau ngày 8/1/1998 chỉ được xét hỗ trợ.
+ Giữa quy định tại Nghi định 60/CP ngày 4/7/1994 và Nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 về cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở với Nghị định 61/CP của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê, hỗ trợ đối với người thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước tự lo nơi ở mới chỉ được 60% tiền sử dụng đất, Còn theo Nghị định 45/CP thì được đền bù thiệt hại từ 80% đến 100%, xác định diện tích đất ở để đền bù chưa thống nhất mức diện tích khi đền bù và khi xét cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên việc áp dụng các quy định này cho công tác đền bù, hỗ trợ thiệt hại khi áp dụng các quy định này cho công tác đền bù, hỗ trợ thiệt hại khi GPMB nảy sinh mâu thuẫn, gây so sánh, khiếu kiện của công dân.
+ Việc quy định hạn mức đất được đền bù thiệt hại theo giá đất ở, đối với các trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ gây ra rất nhiều khó khăn khi đền bù thiệt hại nhất là đối với các trường hợp đất ở các khuôn viên rộng, do ông cha để lại, hiện trạng sử dụng vừa là đất ở vừa là đất nông nghiệp, vườn liền kề.
+ Việc quy định đền bù giá trị còn lại và hỗ trợ một tỷ lệ khấu hao của nhà ở hợp pháp từ cấp 3 trở lên còn bất hợp lý. Với mức đền bù này sẽ khó khăn cho các hộ tự tạo lập chỗ ở mới có được diện tích như cũ.
+ Thông tư 145/198 /TT- BTC ngày 4/11/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn áp dụng hệ số K để tính giá đền bù thiệt hại trê cơ sở giá chuyển nhượng sử dụng đất thực tế trên thị trường tại địa phương, nhưng khi xác định rất khó khăn vì thực tế chưa hình thành thị trường bất động sản.
+ Chưa có chính sách điều tiết trong trường hợp thực hiện các dự án đường giao thông dẫn đến mâu thuẫn quyền lợi giữa người đang ở mặt đường phải di chuyển và người đang ở phía trong ra mặt đường.
- Đền bù thiệt hại đối với đất ở nông thôn và đất nông nghiệp, lâm nghiệp:
+ Đối với đất khu dân cư nông thôn việc xác định đất ở và đất vườn chưa quy định rõ ràng dẫn đến việc xử lý khác nhau giữa các nơi gây thắc mắc trong nhân dân, đồng thời khung giá đất quá thấp, cao nhất là 38.000đ/m2 thấp nhất là 10.000đ/m2 chưa đủ để tái tạo chỗ ở mới.
+ Theo thông tư 145 của Bộ tài chính, giá đền bù thiệt hại đất nông, lâm nghiệp tính trên cơ sở giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế và khả năng sinh lợi trong sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng khi thực hiện thì chưa chó thị trường chuyển nhượng đất nông, lâm nghiệp việc xác định khả năng sinh lời trong sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở giá trị sản lượng, lợi nhuận, lãi suất ngân hàng còn nhiều khó khăn phức tạp. Thực tế chủ yếu là việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp bất hợp pháp sang mục đích sử dụng khác nhất là ở khu vực ven đô thị và các khu đất nông nghiệp trong đô thị. Đặc biệt, có khu đất nông nghiệp không giao sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nên không được quyền chuyển nhượng. Vì vậy, không thể có cơ sở để xác định giá đền bù thiệt hại theo giá chuyển nhượng thực tế.
Trên địa bàn thành phố, Nhà nước thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, việc hỗ trợ đào tạo nghề theo hướng dẫn của Bộ tài chính theo suất và tỷ lệ (%) diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, không quan tâm đến diện tích thực tế (số lượng) là không khả thi.
+ Đối với đất đấu thầu, đất tạm giao ở nông thôn việc xác định chi phí đầu tư khó khăn, người dân bị thu hồi đất đòi hỏi mức đền bù cao.
- Việc áp dụng cơ chế, chính sách của một số ngành Thành phố vào thực tiễn trên địa bàn còn chậm và lúng túng, đặc biệt ở thời điểm chính sách Nhà nước có điều chỉnh, thay đổi, gây thắc mắc khiếu kiện của người sử dụng đất bị thu hồi.
+ Chính sách giao đất, bán nhà ở tái định cư chưa có sự thống nhất trên địa bàn và khu vực dẫn đến nghi ngờ thắc mắc trong nhân dân.
+ Các dự án sử dụng vốn vay và vốn ngoài ngân sách đã áp dụng các mức hỗ trợ thêm trên cùng địa bàn gây không ít khó khăn cho việc giải thích và tổ chức thực hiện.
- Việc đền bù thiệt hại về đất ở theo giá thị trường tại thời điểm đền bù rất khó thực hiện, vì mức giá này luôn thay đổi và trên thực tế không có số liệu thống kê cập nhật. Khi lập phương án đền bù mức giá này dựa trên các số liệu điều tra không chính xác nên khó thống nhất. Mức giá thị trường này có thể tăng đột ngột do các yếu tố quy hoạch (nhất là các tuyến đường chính, khả năng sinh lợi cao), có chênh lệch rất lớn so với mức giá trị tại thời điểm lập phương án đền bù thiệt hại, gây khó khăn cho việc đền bù GPMB, việc đền bù thiệt hại về đất ở theo giá thị trường tại thời điểm đền bù sẽ rất phức tạp do phải thay đổi liên tục.
+ Nhiều dự án yêu cầu của một số hộ dân mang tính mặc cả, mức giá đền bù đắt, phải điều chỉnh liên tục. Vì vậy, cần phải có khung giá đất để tính đền bù thiệt hại do Nhà nước ban hành.
- Chính sách đền bù GPMB chưa được đặt ra đối với trường hợp có diện tích còn lại sau GPMB quá nhỏ hoặc hình dạng không phù hợp với kiến trúc đô thị do công tác quy hoạch chưa đồng bộ giưã GPMB với chỉnh trang sau GPMB làm xuất hiện nhiều công trình mất mỹ quan, không đảm bảo an toàn trên các tuyến phố mới được xây dựng.
- Trên địa bàn thành phố có nhiều dự án có quy mô sử dụng đất lớn, phải phân kỳ đầu tư GPMB (VD: Dự án thoát nước Hà Nội); khi chính sách thay đổi, những khu vực GPMB sau lại được hưởng chính sách khác, gây ra khiếu kiện trong nhân dân.
Các dự án có nguồn vốn khác nhau, khi đền bù GPMB lại áp dụng các mức khác nhau nhất là phần hỗ trợ gây so sánh giữa các dự án.
- Thành phố Hà Nội có rất nhiều trường hợp có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh thành phố khác, nhưng lại ăn ở thường xuyên tại Hà Nội (các hộ KT3; KT4 thường ở các khu đất lấn chiếm, hoặc có nguồn gốc không rõ ràng) khi thực hiện công tác đền bù thiệt hại GPMB, UBND thành phố gặp rất nhiều khó khăn trong việc phối hợp các tỉnh bạn giải quyết các trường hợp này.
- Nhiều địa phương trước đây đã cho nhân dân “thuê, mượn” đất, có thể để sử dụng làm kiốt bán hàng, làm nhà tạm và tại đây xây dựng nhà ở, các hộ sử dụng đất nông nghiệp đã tự ý chuyển nhượng đất nông nghiệp cho người khác sử dụng để xây dựng nhà ở, nay đất này nằm trong khu vực quy hoạch phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp hay các công trình công cộng, việc đền bù thiệt hại cho các hộ này gặp rất nhiều khó khăn.
* Về quy hoạch và chuẩn bị đầu tư:
- Công tác công bố, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết đối với nhiều khu vực có các dự án lớn còn chậm, nhất là với các dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và quy hoạch các khu định cư, dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện dự án.
- Một số dự án không được chuẩn bị kỹ, nhất là khâu điều tra khảo sát chuẩn bị đầu tư không nghiên cứu đầy đủ và chính xác hiện trạng dân cư và xã hội dẫn đến những khó khăn không đáng có cho nhà đầu tư, chính quyền địa phương lẫn người sử dụng đất bị thu hồi.
- Sự phối hợp giữa quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội với quy hoạch phát triển đô thị và kế hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ dẫn đến ít hiệu quả.
- Khi lập dự án đầu tư, phương án đền bù GPMB chưa được chủ đầu tư quan tâm và chuẩn bị một cách nghiêm túc dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện, nhiều chủ đầu tư đứng ngoài cuộc trông chờ chính quyền thực hiện đền bù GPMB.
*Về tổ chức tái định cư:
Việc tổ chức tái định cư phục vụ đền bù GPMB làm chưa tốt, Thành phố chưa chuẩn bị trước quỹ đất, quỹ nhà tái định cư do khó khăn về vốn. Một số khu tái định cư chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để taọ điều kiện cho nhân dân ổn định đời sống. Nhiều dự án khi triển khai giao đất mới chuẩn bị phương án tái định cư nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
- Công tác xét duyệt dự án đầu tư còn thiếu quan tâm đúng mức đến duyệt phương đền bù GPMB, phương án tái định cư nên một số dự án thiếu tính khả thi, kéo dài thời gian đầu tư gây tư tưởng không ổn định trong nhân dân cũng như lãng phí thời gian, công sức, tiền của.
- Việc chăm lo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đào tạo chuyển nghề cho người bị thu hồi đất, nhất là khi thu hồi đất nông nghiệp với quy mô lớn chưa được chú trọng. Người dân thường yêu cầu được giao toàn bộ tiền đền bù hỗ trợ, trong đó có cả tiền hỗ trợ chuyển nghề nhưng lại không sử dụng đúng mục đích tạo nên nguy cơ mất ổn định xã hội tại các vùng người dân bị thu hồi diện tích đất lớn.
* Về công tác tổ chức thực hiện.
- Thành phố chưa có một tổ chức chuyên trách chỉ đạo công tác này từ cấp thành phố đến quận, huyện nên có tình trạng chỉ đạo không thống nhất giữa các dự án và các khu vực gây nên sự so sánh, khiếu kiện, phương án GPMB phải bổ sung, điều chỉnh quá nhiều lần.
- Việc tổ chức điều tra, khảo sát ban đầu làm căn cứ lập phương án đền bù thiệt hại GPMB nhiều nơi còn tuỳ tiện, thậm chí có nơi có biểu hiện tiêu cực, gây mất lòng tin trong nhân dân.
- Việc phối hợp giữa Hội đồng đền bù GPMB các quận huyện, chủ đầu tư và Hội đồng thẩm định thành phố chưa chặt chẽ từ đầu, tạo nên sự thiếu thống nhất, kéo dài thời gian GPMB.
- Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong việc thi hành chính sách đền bù, GPMBchưa được àm tốt, chưa thực hiết tốt biện pháp vận động phổ biến kết hợp với biện pháp kinh tế và biệp pháp hành chính cho nên nhiều người dân không hiểu, hoặc hiểu chưa đúng, chưa thấu đáo chính sách của Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân liên quan đến chính sách đền bù thiệt hại GPMB chưa được kịp thời dứt điểm, dẫn đến tình trạng kéo dài, gây bất bình trong nhân dân.
3. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại trên:
a. Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác điều tra, khảo sát, xác minh nguồn gốc sử dụng đất, nguồn gốc nhà của cán bộ và chính quyền cấp phường, xã có nơi thiếu chính xác, thiếu công bằng và nảy sinh tiêu cực. Mặt khác thành phố quận, huyện chưa có sự hướng dẫn, chỉ đạo, uốn nắn, và giám sát thường xuyên công tác này.
- Chưa quán triệt, thống nhất về tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân về ý nghĩa, mục đích của việc thu hồi đất, thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội, chưa kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích của người sử dụng đất đai ở hữu nhà ở với chủ đầu tư và Nhà nước, có nơi vì lợi ích cục bộ đòi hỏi thoả mãn yêu cầu cá nhân dẫn đến nhiều trường hợp dân khiếu nại sai, khiếu nại tập thể, không ít cán bộ Đảng viên có vai trò tích cực trong việc tổ chức dân khiếu kiện.
- Công tác tái định cư và công tác đào tạo chuyển nghề, tạo công ăn việc làm mới cho người dân bị thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức. Các vướng mắc về vốn, về cơ chế đầu tư xây dựng các khu tái định cư chưa được giải quyết kịp thời.
- Cơ chế, chính sách của cả Nhà nước và Thành phố còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất gây vướng mắc khi thực hiện.
b. Nguyên nhân khách quan:
- Thành phố Hà Nội có diện tích đất tự nhiên nhỏ, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp, khu vực ngoại thành vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông. Khu vực đô thị manh mún, đất đai nhiều hình thức sử dụng, tình trạng xây dựng nhà ở trái phép tương đối phổ biến nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời, thực tế trên 90% các hộ dân sử dụng nhà đất không có giấy tờ hợp lệ.
- Tốc độ phát triển đô thị nhanh và đang hình thành thị trường bất động sản, những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng các chính sách vào thực tiễn, dẫn đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.
Phần ba: phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đền bù thiệt hại GPMB ở thành phố Hà Nội.
I. Phương hướng.
Trước mắt, công tác GPMB cần phải tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách hiện đang tồn tại làm ảnh hưởng đến tiến độ đền bù, GPMB, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục đầu tư huy động vốn, tận dụng ngay những điều kiện sẵn có về đất để phát triển các khu tái định cư, phục vụ kịp thời công tác GPMB cho các công trình đang được triển khai. Cần phải coi đây là một trọng tâm công tác của thành phố để đưa các dự án đầu tư vào hoạt động đúng kế hoạch gắn với việc hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội có tác động trực tiếp đến đời sống dân cư. Các ngành, các cấp phải coi đây là nhiệm vụ của tổ chức mình và vận động nhân dân thực hiện.
Để đảm bảo công tác đền bù GPMB được thực hiện tốt đúng thời gian và toàn diện, ổn định lâu dàu cần thống nhất một số phương hướng sau:
1. Tiếp tục hoàn chỉnh, công bố công khai quy hoạch nhất là quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật có tính xương sống tạo động lực phát triển. Tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển khu vực ngoại vi để giãn dân giảm áp lực dẫn số trong khu vực trung tâm, hạn chế việc toả những khu dân cư có truyền thống và đã ổn định từ lâu đời. Quy hoạch các tuyến đường mới phải tiến hành đồng thời với quy hoạch cả phạm vi 2 bên đường để thực hiện tái định cư tại chỗ và tạo cảnh quan đô thị.
2. Chú trọng và làm tốt công tác đầu tư, tổ chức, bố trí nơi di dân tái định cư có đảm bảo diện tích ở và điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Chỉ áp dụng hình thức chia lô giao đất có hạ tầng kỹ thuật khu vực ngoại thành, khu vực nội thành chủ yếu đền bù bằng tiền hạc bằng nhà, khuyến khích hộ dân di chuyển ra khu vực ngoại thành thông qua cơ chế giá và diện tích đất ở, các khu tái định cư phải gắn với các khu đô thị mới và tạo được điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phù hợp cho từng địa bàn, từng đối tượng dân cư.
3. Rà soát lại cơ chế, chính sách của thành phố trên cơ sở các chính sách của Trung ương có giải pháp hạn chế những bất cập, vướng mắc khi thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích Nhà nước vừa chú trọng tới lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, hiệu quả của nhà đầu tư, phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật. Khi thực hiện phải đảm bảo công bằng dân chủ, công khai, có lý, có tình. Đối với dự án đầu tư không thuộc các công trình phục vụ lợi ích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và công trình trọng điểm, dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì Nhà nước chỉ can thiệp hợp lý và cần thiết tuỳ theo từng loại dự án, không để ảnh hưởng đến mối trường đầu tư chung, đồng thời tạo điều kiện để chủ đầu tư thoả thuận với người sử dụng đất trên cơ sở chính sách của Nhà nước.
4. Công tác thu hồi đất để thực hiện các dự án phải được chuẩn bị trước
, các dự án nhất thiết phải có phương án tái định cư khả thi, phương án tái định cư khả thi, phương án sử dụng lao động nơi thu hồi đất và phải là nội dung được quy định khi phê duyệt dự án đầu tư. Cần có các giải pháp để hướng nghiệp, tạo việc làm mới cho người nông dân không còn đất để sản xuất. Đối với các dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế – xã hội và đời sống dân cư khu vực, trước khi quyết định đầu tư và thu hồi đất phải được được lấy ý kiến của cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân khu vực mục đích, ý nghĩa kế hoạch và thời gian thực hiện dự án, chính sách đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, tái định cư để tạo sự thống nhất cao.
5. Coi trọng công tác tổ chức thực hiện và công tác vận động, tuyên truyền,
giải thích các chính sách về công tác quy hoạch phát triển đô thị, đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, giải quyết khiếu nại kịp thời, đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm phát luật trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Biện pháp thực hiện phải đồng bộ, phối hợp thống nhất từ trung ương đến địa phương, giữa các ngành các cấp, kiên quyết thu hồi đất đối với diện tích đất đã giao để hoang hoá, sử dụng sai mục đích.
II. Những giải pháp chủ yếu:
A - Các nguyên tắc cần tuân theo khi thực hiện các giải pháp:
1. Các dự án đầu tư có liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư.
2, Đền bù đúng những thiệt hại về đất đai, tài sản hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi trên cơ sở vận dụng thống nhất cac chính sách về nhà đất. Chính sách đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất phải đáp ứng nhu cầu thực tiến phát triển của thành phố trong nền kinh tế thị trường và pháp luật hiện hành.
3. Khu vực nội thành khi giải phóng mặt bằng chủ yếu đền bằng tiền hoặc bằng nhà ở.
Khu vực ngọai thành khi giải phóng mặt bằng đền bằng tiền hoặc giao đát đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật để các hộ gia đình tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch để phục vụ chuyển nghề, khuyến khích các hộ ở nội thành di chuyển ra khu vực ngoại thành thông qua cơ chế giá và diện tích đất ở.
4. Các dự án thu hồi trên 50% đất nông nghiệp của một hộ gia đình thì phải có phương án hỗ trợ bằng xuất đào tạo nghề.
5. Các dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư phải có sự thống nhất của cấp uỷ Đảng, chính quyền và đại diện nhân dân nơi đó.
6. Nguồn hỗ trợ của các chủ đầu tư về đào tạo nghề, chuyển nghề phải được quy định thống nhất theo các loại dự án và phải được quản lý thông qua những đào tạo chuyển nghề để có sự điều tiết chung cho các vùng đặc biệt cần có sự hỗ trợ của thành phố ..
B. Những giải pháp chủ yếu.
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng.
a. Trước hết điều chỉnh , sửa đổi một số quy định của Quyết định 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998 của UBND thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ- CP của Chính phủ trên địa bàn thành phố theo hướng:
- Bỏ chính sách hỗ trợ 20 năm lợi nhuận (thu nhập) vào giá đất nông nghiệp, thống nhất giao liên hàng nghiên cứu trình Uỷ ban nhân dân thành phố về áp dụng hệ số K theo thông tư 145/4998/TT /-BTC của Bộ tài chính khi xác định giá đất tính đền bù thiệt hại. Để đảm bảo lợi ích của nhân dân và của nhà nước giá đền bù thiệt hạu về đất khi thu hồi và giá thu tiền sử dụng đất, giá bán nhà tái định cư được xác định trên cùng một mặt bằng chính sách.
- Diện tích đất giao tái định cư được áp dụng thống nhất theo hạn mức khi thực hiện Nghị định 60/CP của Chính phủ bằng diện tích đất thu hồi nhưng mức tối đa 120m2 đối với khu vực phía trong đường vành đai 2 và 180m2 đối với khu vực từ vành đai 2 trở ra và các thị trấn.
- Thống nhất xác định khuôn viên đất ở, mức hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với trường hợp thuê nhà của nhà nước tự lo nơi ở mới, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng mua nhà ở theo Nghị định 61/CP và các hộ sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ khi cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 45/CP .
- Xác định diện tích đất ở được đền bù đối với các trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ nhưng có khuôn viên đất rộng cho phù hợp với quy định khi cấp GCN quyền sở hưũ nhà ở xây dựng không vi phạm hành lang an toàn các công trình kỹ thuật và trước ngày công bố quy định theo đơn giá xây dựng mới đã quy định, chỉ trừ đi phần giá trị vật liệu có khả năng thu hồi và tháo dỡ được và phần xử phạt hành chính khi xây dựng không phép, sai phép.
- Có chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển về, hướng nghiệp đối với các hộ dân bị thu hồi trên 50% diện tích đất canh tác với các mức phù hợp..
b. Nhà nước chỉ điều chỉnh, quản lý đối với các dự án đầu tư là các công trình phục vụ lợi ích quốc phòng, an ninh công cộng và các công trình trọng điểm các dự án khác thì chỉ can thiệp hợp lý và cần thiết tuỳ theo từng loại dự án và hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thoả thuận với người sử dụng đất trên cơ sở quy định của Nhà nước, không để ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung.
c. Bổ sung, điều chỉnh quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố về khung giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội cho phù hợp với quá trình hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội từng khu vực, từng đường phố theo quá trình đô thị hoá hiện nay. Điều chỉnh mức giá đất có đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đất chưa có đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đất khu dân cư nông thôn cho phù hợp thực tế.
d. Để có kế hoạch dài hạn và chủ động trong khâu giải quyết việc làm cho người lao động thông qua các chương trình hướng nghiệp và dạy nghề, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, cần có chủ trương nghiên cứu thành lập quỹ giải quyết việc làm để hỗ trợ cho nông dân học nghề, hướng nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất, các dự án phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn phải ưu tiên tuyển dụng lao động tại nơi thu hồi đất.
2. Đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở.
a) Trên cơ sở quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai, xây dựng phát triển nhà đến 2020 được phê duyệt tiếp tục thực hiện quy hoạch chi tiết mạng lưới hệ thống hạ tầng kỹ thuật xương sống của thành phố, tập trung đầu tư cho từng khu vực tạo sức hút cho phát triển đô thị. Tiến hành cắm mốc giới và công bố khai quy hoạch cho nhân dân biêt đồng thời phân cấp quản lý cho các cấp, các ngành quản lý quy hoạch cho phù hợp và hiệu quả.
b) Công tác quy hoạch phát triển đô thị cần phải phối hợp với kế hoạch sử dụng đất được duyệt, tập trung nghiên cứu, xác định rõ định hướng sử dụng đất, phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để làm cơ sở cho công tác quản lý đô thị, ưu tiên quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, tập trung đầu tư đầy đủ điều kiện hạ tầng để giãn dân.
c) Xác định rõ các khu vực tập trung trọng điểm để đầu tư phát triển các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ cần phải đảm bảo điều kiện hạ tầng cho cả khu dân cư cũ giáp ranh tạo điều kiện sinh hoạt tương đương với khu dân cư đô thị mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi bị thu hồi đất sản xuất. Hạn chế tối đa việc di dời nhiều nhà dân để thực hiện các dự án này.
d) Để các dự án đầu tư có tính khả thi, không bị động, khi lập dự án, chủ đầu tư phải lập phương án giải phóng mặt bằng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với dự án phải di dân, phải xác định được phương án tái định cư mới được giao đất.
3. Đối với việc chuẩn bị khu tái định cư.
a) Công tác chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà tái định cư phải đi trước một bước, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để tạo lập khu tái định cư có diện tích ở và điều kiện hạ tầng kỹ thuật bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Các khu tái định cư phải gắn liền với khu đô thị mới, có hệ thống hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện hoà nhập với cuộc sống giữa các bộ phận dân cư.
b) Tổ chức tái định cư bằng nhiều hình thức khác nhau: Giao đất, bán nhà, đền bù bằng tiền cho dân tự lo nơi ở mới, tập trung hoặc phân tán, cho phù hợp với tập quán của nhân dân từng khu vực, đồng thời phải phân loại đối tượng di dân là nông dân và các đối tượng làm nghề khác để có đối sách phù hợp. Trước hết, thành phố đầu tư xây dựng các khu tái định cư phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội bằng nguồn vốn ngân sách, với các dự án khác tạo môi trường đầu tư để các chủ dự án tự lo nơi tái định cư tổ chức di dân, giải phóng mặt bằng theo quy định chung.
c) Cần nâng cao chất lượng các khu tái định cư về mọi mặt như mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội
Công tác chuẩn bị quỹ nhà, quỹ đất tái định cư là khâu then chốt nếu được giải quyết tốt sẽ thúc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.
Trước mắt, thành phố cần bố trí nguồn vốn kích cầu ban đầu khoảng 100 tỷ đồng và khi phân bố thu chi ngân sách hàng năm sử dụng 100% tiền bán nhà theo đúng Nghị định 61/CP sử dụng lại 100% tiền sử dụng đất thu được khi giao đất tái định cư để bảo toàn nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu tái định cư mới. Trong khi chờ bổ sung nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, đề nghị cho phép ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay của quỹ phát triển nhà ở thành phố cho các doanh nghiệp được chỉ định, vay nguồn vốn của quỹ để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư đồng thời cho phép các doanh nghiệp tự huy động vốn ứng trước để đầu tư xây dựng khu tái định cư, khi thành phố tiếp nhận công trình, chủ đầu tư được tính lãi suất. Để có quỹ đất thực hiện, trước hết sử dụng ngay quỹ đất 30% để lại theo văn bản 676 của Ban chỉ thị Trung ương về nhà ở và đất ở tại các dự án phát triển nhà ở đã được giao đất để xây dựng nhà ở tái định cư.
d) Hạn chế việc giao đất thực hiện các dự án vào các khu dân cư đã ổn định lâu đời. Coi trọng nguyên tắc di dân tại hỗ hoặc gần nơi ở cũ, ưu tiên dành quỹ đất có điều kiện thuận lợi kiên quyết thu hồi diện tích đất của các đơn vị sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, vi phạm luật đất đai để xây dựng theo quy hoạch.
4. Kiện toàn bộ máy quản lý và cán bộ.
a) Đối với bộ máy quản lý:
Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu có tính quyết định đến công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng. Bộ máy quản lý phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương, phải phân công phân cấp rõ ràng, quy định cụ thể quyền hạn cũng như trách nhiệm của các ngành, các cấp tránh tình trạng chồng chéo về chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn, đùn đẩy, ỉ lại như hiện nay. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên liên tục giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
b) Về công tác cán bộ:
Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ tinh thần, trách nhiệm , phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ. Cần đề ra những quy định về chế độ khen thưởng phù hợp (Ví dụ bằng biện pháp kinh tế ) để khuyến khích, động viên ý thức trách nhiệm của người cán bộ đồng thời cũng phải có những quy định nghiêm khắc để xử lý những trường hợp cán bộ công chức lợi dụng quyền hạn, chức vụ, lợi dụng những kẽ hở của chính sách và pháp luật mưu lợi riêng hoặc trường hợp cán bộ công thức thiếu ý thức trách nhiệm, trây lười, ỷ lại làm thiệt hại công sức, tiền của của nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng.
5. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng.
a) Trước hết là vấn đề công ăn việc làm: Phải có các chính sách, các quy định cụ thể nhất là đối với người nông dân khi bị thu hồi đất không còn tư liệu sản xuất thì phải hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề mới hướng nghiệp, chuyển nghề mới để họ ổn định cuộc sống. Đối với công nhân, công chức thì có thể có thể độ ưu tiên tuyển dụng lao động tại nơi có đất thị thu hồi. Đối với những người làm công việc kinh doanh buôn bán, bị thu hồi đất thì bố trí cho họ về những nơi ở mới, những khu tái định có thể tiếp tục công việc kinh doanh.
b) Cần phải xem xét đến những xáo trộn về tâm lý gây căng thẳng, hoang mang, lo lắng ảnh hưởng đến sức khoẻ, ảnh hướng đến năng xuất lao động của người dân trong quá trình thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng từ đó có các biện pháp thích hợp hỗ trợ để người dân ổn định đời sống và sản xuất.
c) Vấn đề công bằng xã hội.
Một trong những vấn đề quan tâm, lo lắng nhất của người dân vùng giải toả là vấn đề công bằng xã hội. Họ sợ nhất là đền bù không công bằng do đó cần phải có chính sách đề bù thống nhất và hợp lý nhất trong cùng một dự án, một khu vực, một thời gian nhất định ( trước khi đền bù, trong khi đền bù và sau khi đền bù ) sao cho cả người thu hồi đất, người thực hiện dự án, người bị thu hồi đất và những người vô tình được hưởng lợi từ việc thực hiện dự án đều cảm thấy thoả đáng. Có như vậy thì công tác này mới có thể tiến hành nhanh được.
6. Phát triển thị trường bất động sản
a) Khi thị trường bất động sản phát triển nó sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện công tác đền bù thiệt hại GPMB nhờ việc nhanh chóng xác định được hệ số k thông qua giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường xác định được tính hợp pháp hay không hợp pháp, thời gian mua bán, chuyển nhượng, giá nhà và đất. Trong thị trường bất động sản các quan hệ mua bán nhà đất được công khai và các thông tin này luôn luôn được kiểm soát và cập nhật ở cơ quan quản lý nhà đất.
b) Để phát triển thị trường bất động sản chính thức Thành phố Hà nội cần tiến hành những công việc sau:
- Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường bất động sản bằng cách thành lập một cơ quan cấp thành phố chuyên trách về vấn đề xây dựng luật, soạn thảo các cơ chế chính sách và thống nhất quản lý về lĩnh vực này.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng phát triển nhà ở. Thành phố cần có chính sách khuyến khích mở rộng các quan hệ giao dịch dân sự trong việc mua bán nhà đất, tạo điều kiện cho người mua và người bán nhà đất trực tiếp gặp nhau.
- Cung cấp các đồ án quy hoạch xây dựng với chất lượng tốt, có sức hấp dẫn đầu tư cao đảm bảo ngay sau khi quy hoạch được công bố các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế sẵn sàng bỏ vốn thực hiện. Tổ chức đầu tư xây dựng trước kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các dự án để các chủ đầu tư có thể thực hiện nhanh chóng các dự án của mình cung cấp kịp thời cho thị trường các sản phẩm tốt nhất.
- Tăng cường việc cung cấp thông tin về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của người bán cho người mua, thông tin về giá cả thị trường, về đăng ký xác nhận hồ sơ quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp nhà đất, đăng ký cấp giao dịch về nhà đất thông qua biện pháp thiết lập bộ máy đăng ký nhà đất và ứng dụng khoa học công nghệ GIS để tạo ra một hệ thống thông tin đầy đủ về nhà đất sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dân.
7. Tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện.
a) Thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng ở cấp thành phố do Phó chủ tịch Sở địa chính- Nhà đất làm trưởng ban và có sự tham gia của các cấp uỷ Đảng, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan chuyên môn và cả cơ quan nội chính, trong đó có bộ phận chuyên trách giúp việc ban chỉ đạo.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các chính sách về đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cho nhân dân hiểu yêu cầu người làm công gtác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của thành uỷ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và các Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố.
c) Ban hành "Quy chế tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội " mà theo đó trách nhiệm của các cấp, các ngành, của chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng được quy định một cách cụ thể.
Kết luận
Đề bù thiệt hại giải phóng mặt bằng là công việc hết sức phức tạp và nhạy cảm mang tính chính trị, kinh tế, xã hội tổng hợp có liên quan đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, chủ đầu tư các dự án và cá nhân người sử dụng đất đai, sở hữu nhà ở.
Đặc biệt Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật của cả nước. Các quỹ đất của Hà Nội như quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng dành cho việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hạn hẹp. Tình trạng lấn chiếm đất đai xây dựng nhà cửa trái phép vẫn diễn ra, công tác cấp GCN quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở chậm chạp, thị trường bất động sản mới đang hình thành và phát triển làm cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Để tạo điều kiện cho Hà Nội trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp đòi hỏi phải có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của nhiều ngành nhất là các ngành Địa chính - Nhà đất, ngành Kiến trúc, Xây dựng, ngành Quản lý đô thị và các cấp từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời, phải biết áp dụng một cách linh hoạt đồng bộ, sáng tạo các biện pháp nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đầu tư thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô hiện nay và trong các năm tới.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nghị định 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
2. Quyết định số 20/1998/QĐ - UB ngày 30/6/1998 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị định 22 của Chính phủ về đền bù thiệt haị khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội .
3. Quyết định số 2951/QĐ-UB ngày 8 /11/1994 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện nghị định 87/CP ngày 17/87/1994 của Thủ tướng chính phủ về khung giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Thông tư số 1456/4998/thị trường-BTC ngày 4/11/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
5. Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý Địa chính - Nhà đất năm 2000 và nhiệm vụ trọng tâm của Ngành năm 2001 ngày 8/1/2001.
6. Báo cáo về công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 6/7/2000.
7. Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật đất đai năm 1993.
8. Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở. Trường Đại học kinh tế quốc dân, PGS. TSKH. Lê Đình Thắng chủ biên.
9. Thời báo Kinh tế Việt Nam số 38 - thứ tư ngày 29/3/2000 (trang 9)
Tạp chí Xây Dựng số 7/2000 (trang 12,13,14).
10. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của chính phủ.
11. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đai Thành phố Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010.
12. Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất, Đăng ký và Thống kế đất đai, Nguyên lý thị trường nhà đất, Quy hoạch phát triển nông thôn (Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội ).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0087.doc