Đề tài Một số vần đề về hiệu quả kinh doanh ở công ty thương mại - Dịch vụ Tràng Thi

Với nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác tổ chức Công ty đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức có hiệu quả hơn, số phòng ban trong công ty giảm từ 6 xuống còn 3 phòng, thay đổi một số vị trí lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc. Chủ động điều động một số cán bộ có năng lực, giỏi kinh doanh tốt tới các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả để giúp đỡ các đơn vị đó. - Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng đã tỏ ra rất hiệu nghiệm, góp phần thực hiện tốt cho công tác quản trị Doanh nghiệp. Những thông tin hai chiều phản hồi được truyền đi nhanh chóng và kịp thời thông suốt, từ đó nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn chính xác, phù hợp, kịp thời. - Điều lệ Công ty phân định rõ quyền hạn của mỗi cấp quản lý, các phòng ban trong Công ty tương ứng với mỗi chức năng vì vậy công việc được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời và không bị chồng chéo mất thời gian.

doc53 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vần đề về hiệu quả kinh doanh ở công ty thương mại - Dịch vụ Tràng Thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm trên thương trường. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, giỏi nghiệp vụ cộng với mạng lưới kinh doanh rộng lớn, Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu thị trường của từng thời điểm, từng khu vực trong năm để qua đó tổ chức nguồn hàng và phương thức phục vụ một cách có hiệu quả tránh lãng phí vốn và chi phí bảo quản. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân Thủ đô và khách ngoại tỉnh, Công ty còn làm nhiệm vụ sửa chữa xe máy, mô tô, đồ điện lạnh, điện tử, điện dân dụng… Đây cũng là một lĩnh vực có nhiều khả năng thu hút lợi nhuận về cho doanh nghiệp cân phải phát huy và khai thác tốt trong lĩnh vực này.Để đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta sẽ có: Biểu 3: Nguồn cung ứng hàng hoá của Doanh nghiệp: Đơn vị : Triệu đồng. Stt Diễn giải Thực hiện 1996 Thực hiện 1997 Thực hiện 1998 Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 I Tổng giá trị mua vào 115522 119919 158515 117938 152277 1. Mua kinh tế tập thể 92417 90107 92168 66329 82976 2. Tỷ trọng (%) 80 94,43 58,14 56,224 54,49 II 1 2 3. Trị giá mua vào một số mặt hàng chủ yếu. Quạt điện Máy móc, két bạc Xe đạp, xe máy 7850 1024 1124 14038 1679 1700 23043 2459 2022 12216 3034 1658 24405 3824 1342 Nguồn: Bản báo cáo tình hình mua vào qua các năm 1996 -2000 Qua biểu thông kê nguồn hàng mua vào của Công ty cho ta thấy: - Nhìn chung nhu cầu thị trường đối với các mặt hàng kinh doanh của Công ty tương đối ổn định. Điều này có thể hiện phần nào ở mức tổng giá trị mua vào: Trong 2 năm 1997, 1998 liên tục tăng mà cụ thể là năm 1997 so với năm 1996 tăng 4397 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 3,81% năm 1998 tăng 385896 triệu đồng tương ứng là 32,196% so với năm 1997. Nếu như năm 1998 có tổng giá trị mua vào tăng đột ngột sang năm 1999 do tình hình khó khăn chung của thị trường và do bộ phận của Công ty tách ra thực hiện chủ trương cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước cuả Chính phủ nên giá trị hàng hoá mua vào giảm 40577 triệu đồng (-25,6%) so với năm 1999. Tổng giá trị mua vào này cũng thể hiện việc tổ chức tốt các khâu đầu ra của Công ty và nó cũng là kết quả tất yếu của việc mở rộng cơ cấu sản phẩm cũng như đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh mới của Công ty. - Trong tổng giá trị mua vào của Công ty thì tỷ trọng mua từ kinh tế tập thể luôn có tỷ trọng cao điều này đòi hỏi Công ty phải xác lập được mối quan hệ mật thiết với thành phần kinh tế này trên cơ sở hợp tác vì lợi ích của cả hai bên. Tuy vậy Công ty cũng không thể xem nhẹ việc mua hàng hoá của tư nhân, nhất là những năm gần đây tỷ trọng giá trị hàng mua vào của tư nhân tăng rất nhanh, trong 3 năm 1998,1999 và 2000 tỷ trọng luôn lớn hơn 40%. Việc tăng đột biến này cũng phần nào là do Nghị định 59/CP của Bộ Tài chính đã cải cách chế độ hạch toán, vì vậy nguồn mua hàng từ phương thức đại lý ký gửi trước đây được tính vào thành phần kinh tế tập thể nay được tính vào cho thành phần kinh tế tư nhân. - Về mặt hàng chủ yếu thì diễn biến thị trường khá đồng đều. Trong đó nổi bật là nguồn mua vào của máy móc, két bạc luôn có mức tăng cao. Công ty nên phát huy mọi khả năng để khai thác tốt nguồn hàng kể cả mua các đối tác nước ngoài bằng cách nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước mà ta chưa sản xuất được hay chi phí sản phẩm quá cao so với việc nhập khẩu. Như vậy qua bảng thống kê Công ty phải có kế hoạch mua tiếp cho quý sau năm sau tăng giảm bao nhiêu để phù hợp với nhu cầu thị trường. Xác định tốt lượng tồn trữ, tồn kho để tránh sự lãng phí, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Biểu 4: Tình hình bán ra theo khu vực thị trường Đơn vị : Triệu đồng Tên đơn vị Thực hiện 1996 Thực hiện 1997 Thực hiện 1998 Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 Cửa hàng Tràng Tiền 38.257 50454 64237 57291 67120 Cửa hàng Cát Linh 25.666 20222 19832 9987 17787 Cửa hàng Đồng Xuân 13.236 16159 15596 8608 12562 Cửa hàng Đại La 8020 9508 8702 6412 8643 Cửa hàng Giảng Võ 2780 1959 2110 2067 2193 Cửa hàng Thuốc Bắc 4667 8227 15056 15987 16410 Cửa hàng Hàng Đào 1528 2176 3382 2.205 3.122 Cửa hàng Tràng Thi 1569 7240 17630 9151 16.460 XN mô tô - xe máy 4541 3489 4321 2286 3860 Xí nghiệp điện lạnh 2610 3181 3806 2461 3964 Văn phòng Công ty (Gia Lâm- Cửa Nam- Nghĩa Đô- Trạm KD) 18293 21807 19700 10585 11879 Tổng Doanh thu 121.767 144.422 174.372 126.500 164.000 Nguồn: Kết quả kinh doanh của Công ty các năm 1996 -2000 Qua biểu bảng phân tích ta thấy tình hình bán ra của Công ty có một số nét đáng chú ý sau: - Đa số các đơn vị đều có mức độ tăng trưởng không cao. Riêng có cửa hàng Thuốc Bắc có tốc độ tăng trưởng “thần tốc” đó là do: + Cửa hàng Thuốc Bắc được đầu tư nâng cấp cải tạo nhằm phục vụ kinh doanh, áp dụng một số phương thức kinh doanh và giảm giá mới; + Cửa hàng Thuốc Bắc đã khai thác tốt nguồn chủ yếu là bán buôn nên mức lưu chuyển hàng hoá tăng vọt năm 1992/ 1996 tăng 3560 triệu đồng (76,28%), năm 1998/1997 tăng 6829 triệu đồng (83%) nhưng sang năm 1999 mức tăng giảm xuống đột ngột chỉ tăng so với năm 1998 là 931 triệu đồng (6,18%) và đến năm 2000 cũng chỉ tăng so với năm 1999 là 423 triệu đồng (2,64%). Đây quả là một thành tựu to lớn của cửa hàng Thuốc Bắc, do đó Công ty cần phải duy trì và phát huy hơn nữa trong những năm sắp tới. - Thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước, một bộ phận của Công ty tách ra thành lập Công ty cổ phần từ 01/01/1999. Hiện nay văn phòng Công ty chỉ còn có : Cửa hàng Gia Lâm, Cửa hàng Cửa Nam và trạm Kinh doanh tổng hợp. Doanh thu bán hàng của văn phòng Công ty giảm một cách đột ngột năm 1999/1998 giảm 9115 triệu đồng (446,27%) nhưng đến năm 2000 tình hình doanh thu của Văn phòng đã tăng lên 1294 triệu đồng (12,22%) do trung tâm Thương mại Nghĩa Đô tách ra thành Công ty cổ phần. - Ngoài ra, năm 1999 thị trường trong nước nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Chỉ số giá hàng hoá tiêu dùng giảm dẫn đến sức mua giảm thấp, chủ trương kích cầu tiêu dùng chưa mạnh. Tóm lại, nằm trong tình hình không được thuận lợi đó Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi là một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên địa bàn Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn trước những diễn biến phức tạp của thị trường, cung cầu mất cân đối nên tình hình bán ra bị giảm sút. Do những khó khăn như vậy mà doanh thu của Công ty đang có chiều hướng tăng qua các năm như: 1997/1996 tăng 22655 triệu đồng (18,6%), năm 1998/1997 tăng 29950 triệu đồng (20,7%) thì đến năm 1999 doanh thu giảm một cách đột ngột, khá bất ngờ 47872 triệu đồng (-27,45%). Sang năn 2000 tình hình bán ra của Công ty đã dần dần được ổn định và tăng so với năm 1999 là 37.500 (29,64%). Trước những khó khăn làm trở ngại đến tình hình bán ra của Công ty, ban lãnh đạo Công ty đã phải tập trung trí tuệ, sức mạnh và cách làm mang tính hiệu quả cao nhất để vượt qua giai đoạn khủng hoảng của thị trường. cùng với sự nỗ lực đó mà đó mà doanh thu của Công ty đã và đang dần được ổn định và tăng trưởng. 2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 1996 - 2000 2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh : Từ biểu kết qủa hoạt động kinh doanh (trang bên) cho ta thấy. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển tốt, thành tích của các chỉ tiêu đạt được đều rất quan trọng, cụ thể là: - Doanh thu thuần của năm 1997/1996 mặc dù có tăng 22655 triệu đồng (18,6%) nhưng lợi nhuận lại không tăng mà giảm 1135 triệu đồng (337,98%). Điều này là do giá vốn hàng bán tăng 22123 triệu đồng (19,6%) cùng với sự gia tăng của chi phí lưu thông 1687 triệu đồng (28,4%). Nguyên nhân của việc tăng chi phí trong năm 1997 chủ yếu là do trong năm nay Công ty đã tiến hành đầu tư nâng cấp một số đơn vị kinh doanh, đây là những khoản mà các đơn vị kinh doanh này hoạt động kinh doanh có hiệu quả rõ rệt nhưng mức tăng của doanh thu không thể nào kịp với tỷ lệ tăng của chi phí trong năm. - Chính vì nguyên nhân đó mà sang năm 1998, sau khi các cơ sở mới đã ổn định kinh doanh, thu hút thêm khách hàng và có mức doanh thu cao. Bên cạnh đó các đơn vị khác cũng làm ăn có hiệu quả nên đã làm cho doanh thu thuần của toàn Công ty tăng nhanh chóng với mức tăng 29950 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,7%. Trong khi đó tốc độ tăng của trị giá vốn (17,87%) và chi phí lưu thông (8,32%). Nên đã làm cho lợi nhuận của Công ty tăng đột biến với giá trị tuyệt đối là 5181 triệu đồng, tăng 279,6% so với năm 1997. Đây được xem như là một thành công lớn mà Công ty cần xem xét mà có những bài học hay cho mình. - Sang năm 1999, Công ty gặp phải tình hình khó khăn chung của thị trường và sự tách ra thành Công ty cổ phần của Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Nghĩa Đô nên doanh thu của toàn Công ty giảm 47872 triệu đồng cùng với sự giảm về chi phí. Năm 1999 Công ty cũng rơi vào tình trạng chung của toàn ngành là “Tăng cường giảm, nộp Ngân sách tăng” cho nên lợi nhuận của Công ty giảm so với năm 1998 là 2381 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận của Công ty vẫn khá cao trong năm 1999 đạt 3,68%. - Trước những khó khăn và kết quả đạt được không cao trong năm 1999, bước vào đầu năm 2000 cán bộ lãnh đạo Công ty đã đề ra những phương hướng và nhiệm vụ cho toàn bộ Công ty. Với đường lối kế hoạch đúng đắn nên sang năm 2000 doanh thu thuần của Công ty đã tăng 37,500 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,64%. Cùng với mức doanh thu tăng như vậy, lợi nhuận của Công ty cũng tăng 760 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,33%. Như vậy sang năm 2000 thì kết quả kinh doanh của Công ty đã tăng so với năm 1999. Như vậy, qua các kết quả đạt được trong giai đoạn 1996 -2000 ta thấy đây là một Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với mức doanh thu lớn, lợi nhuận cao và có một đội ngũ cán bộ giỏi đã tài tình lãnh đạo tại Công ty ứng phó với các biến động của thị trường. Đây là một thành tích đáng mừng của ngành thương nghiệp Thủ đô, cần nhân rộng và phổ biến cho các đơn vị khác trong ngành học tập và noi theo. 2.3.2.Tình hình thực hiện kế hoạch qua các năm 1996 - 2000: Qua biểu phân tích số 6 ta thấy các chỉ tiêu về doanh thu nộp Ngân sách và thu nhập bình quân trong giai đoạn 1996 - 2000 của năm thực hiện so với năm kế hoạch đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức mà Sở Thương mại đề ra cụ thể là: - Trong các năm 1996- 2000 doanh thu tăng so với kế hoạch lần lượt là 15,97% (1996); 11%(1997); 18,6%(1998); 16,5%(1999) và tăng một cách đột biến 24% (2000). Đây là một chỉ tiêu rất khó đạt được nhưng ta thấy Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi luôn đạt được mức kế hoạch đề ra, không những thế mà mức vược kế hoạch của Công ty khá cao luôn lớn hơn 10%. Nhờ có chỉ tiêu này mà công ty mới có thể hoạt động kinh doanh có hiệu quả. - Chính vì vậy mức nộp ngân sách theo kế hoạch của công ty cũng tăng hàng năm theo doanh thu. Nộp Ngân sách theo kế hoạch của Công ty cũng tăng hàng năm theo doanh thu. Nộp Ngân sách vượt kế hoạch qua các năm như sau: 6,47% (1996); 7,4% (1997); 7,1% (1998) và tăng nhanh 408% (1999); 52%(2000). Sở dĩ mức nộp Ngân sách tăng nhanh trong hai năm 1999, 2000 là do Công ty mới áp dụng các luật thuế VAT, thuế thu nhập … Và thuế nhập khẩu cũng đóng vai trò quan trọng. - Công ty rất quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên chức trong các năm gần đây. Đặc biệt thu nhập bình quân một người/ tháng tăng rất nhanh từ 492.000 (1996) lên 794.000 (2000) cộng với mức hoàn thành vượt mức kế hoạch luôn lớn hơn 7% đã làm cho cán bộ công nhân viên có một thu nhập ổn định an tâm công tác. Như vậy với kết quả đã thực hiện được chứng tỏ Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi có một đội ngũ cán bộ lanh đạo giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đã làm tốt công tác hoạc đinh tài chính, công tác tổ chức và kiểm soạt qua các năm. Công ty thật xứng đáng là đơn vị thi đua, là lá cờ đầu trong ngành Thương mại. 2.3.3. Tình hình lao động - tiền lương. * Lao động: Là doanh nghiệp có số lao động tương đối đông, tính đến ngày 31/12/2000 tổng số lao động của Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi là 505 người trong đó: + Lao động nữ : 319 người + Lao thử việc: 12 người Kết cấu lao động của Công ty phân bổ như sau: + Lao động gián tiếp: 30 người + Lao động trực tiếp 475 người Biểu 7: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đơn vị: Người tt Nội dung 1996 1997 1998 1999 2000 1. Cán bộ lãnh đạo: - Giám đốc - Phó giám đốc - Trưởng, phó phòng 1 1 39 1 1 32 1 2 35 1 2 33 1 2 34 2. Trình độ chuyên môn: - Trên Đại học - Đại học -Trung cấp - Công nhân kỹ thuật - Lao động 1 66 336 55 58 1 84 314 55 52 1 90 327 55 52 2 90 311 54 43 2 2 312 56 45 3. Trình độ lý luận chính trị - Cao cấp - Trung cấp - Sơ cấp 1 9 87 2 22 91 2 22 95 3 23 95 3 24 96 Nguồn: Tình hình lao động trong các năm 1996 - 2000 Qua biểu trên ta thấy Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đại đa số đều có trình độ từ trung cấp trở lên. Để theo kịp và đáp ứng được xu thế điện tử hoá, vi tính hoá và những đòi hỏi khắt khe của thị trường, Công ty đã gửi một số người đi đào tạo, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tiếp tục theo học cũng như tham gia voà các lớp nghiên cứu do các chuyên gia đầu ngành giảng dạy. Chính vì vậy ta thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên có xu hướng tăng mà tiêu biểu là số người csó trình độ Đại học và trên đại học tăng. Trình độ lý luận chính trị cũng được nâng cao mà tăng nhanh vào năm 2000. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ am hiểu chuyên môn và trình độ lý luận chính trị đông nên Công ty có khả năng mở rộng địa bàn kinh doanh cũng như lĩnh vực kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Có thế mạnh về chuyên môn nghiệp vụ thì Công ty mới có khả năng cạnh t anh với các Doanh nghiệp cùng ngành, khẳng định vai trò quan trọng của mình trong ngành Thương mại Thủ đô. Giám đốc Công ty là người được đào tạo chuyên sâu và là người tài điều hành Công ty, trợ giúp cho giám đốc là một hoặc hai phó giám đốc đều là người nhanh nhẹn có khả năng thích ững và phù hợp với đỏi hỏi yêu cầu nhiệm vụ của thị trường giám đốc đề ra. Các trưởng phòng, phó phòng là những người trực tiếp chỉ huy hoạt động kinh doanh của Công ty, họ là những người có nghiệp vụ cao trong kinh doanh và người báo cáo kết quả của tình hình thị trường cho các phó giám đốc và giám đốc. Nhờ có sự theo dõi và bám sát thị trường như vậy nên giám đốc và các phó giám đốc mới có thể hoạch định ra được các đường lối chính sách đúng đắn cho từng đơn vị. Tóm lại, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì Công ty phải chú trọng đến việc đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Đây là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công và phát triển của Công ty. * Tình hình tiền lương, tiền thưởng. - Khi chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế mới, Công ty đã đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý gọn nhẹ linh hoạt đạt hiệu qủa cao. Trong thời gian qua Công ty luôn quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động, hàng năm có sát hạch tay nghề để nâng bậc lương và xếp loại lương theo định kỳ cho từng đối tượng công nhân viên. Chẳng hạn: Bậc 6 thời gian nâng bậc là 4 năm Bậc 5 thời gian nâng bậc là 3,5 năm Ngoài ra việc nâng bậc còn xét đặc cách cho những đối tượng có thành tích đặc biệt và đạt loại giỏi trong các đợt thi thợ giỏi của Công ty và Sở thương mại tổ chức. Sau đây là tình hình tiền lương, tiền thưởng của Công ty. - Tiền lương hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh của Doanh nghiệp mà Sở Thương mại cùng với các ngành chức năng của Thành phố xét duyệt mức chi phí tiền lương của Doanh nghiệp. định mức tiền lương được xây dựng trên cơ sở tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Hình thức trả lương cho người lao động được áp dụng như sau: + Khâu trực tiếp: Dưới hình thức trả lương theo kết quả kinh doanh phục vụ sửa chữa với các định mức khoán doanh thu, lãi gộp. + Khâu gián tiếp: Trả theo hình thức lương thời gian có thưởng theo cấp bậc và ngày công, phân loại A, B, C, hàng tháng. - Tiền thưởng : Căn cứ vào kết quả kinh doanh phục vụ sửa chữa hàng năm, 6 tháng đầu năm, cả năm và dựa trên mức độ hoàn thành kế hoạch của từng cá nhân, từng cửa hàng mà Doanh nghiệp phân loại A, B, C (tương ứng với hệ số 1; 0,8; 0,6) dựa trên các loại và hệ số trên mà tính thưởng. Nguồn tiền thưởng lấy ra từ việc trích nộp 3 quỹ, tiền vượt mức kế hoạch, tăng năng suất lao động, tiền do tiết kiệm chi phí. Ngoài tiền lương và tiền thưởnghàng tháng, quý , năm người lao động còn có thể có thêm tiền ăn giữa ca, bồi dưỡng làm thêm giờ, khoản tiền này nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào từng đơn vị kinh doanh. Nhận xét tình hình sử dụng quỹ lương qua biểu 8: Trong giai đoạn 1996 - 2000 tổng quỹ lương của Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi luôn luôn chiếm một tỷ trọng cao hơn doanh thu, đây là một trong những thành tích được Sở thương mại ghi nhận. Tình hình quỹ lương thay đổi theo biến động của thị trường và theo những đòi hỏi của đới sống cán bộ công nhân viên. thu nhập bình quân 1 người/ 1 tháng khá cao so với các Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Thu nhập bình quân 1người/ 1 tháng luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước mà cụ thể là tăng nhanh từ 492.000 đồng (1996) lên 794.000 đồng (2000), tăng 302.000 đồng/ tháng (61,38%). Thu nhập cao như vậy đã chứng tỏ đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao và hiêu quả của năng suất lao động đem lại cũng rất lớn. Năng suất lao động qua các năm: 235,98 triệu đồng (1996); 285,42 triệu đồng (1997); 332,14 triệu đồng (1998); 258,16 triệu đồng (1999) và 331,31 triệu đồng (2000), đây là khả năng đóng góp bình quân để việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp được tốt hơn nữa. Qua bảng phân tích ta lại thấy được thêm nét nổi bật nữa của Doanh nghiệp đó là tỷ lệ thu nhập được hưởng trong lợi nhuận bình quân 1 người lao động. năm 1996 tỷ lệ này là 84,97%, sang năm 1997 tăng lên 90,02% với mức tăng tuyệt đối này là 5,05%, đây là một thành tích đáng biểu dương về sự quan tâm va chăm lo đến đời sống người lao động. Nhưng sang đến năm 1998 do tiền trích nộp Ngân sách quá cao nên tỷ lệ này giảm xuống còn 54,66%, bên cạnh đó tiền lương bình quân lại tăng 42000 đồng với mức tăng 7,4% và tiền thưởng của mỗi cán bộ công nhân viên cũng khá cao với mức thu nhập bình quân tăng 34.000 đồng (5,6%) so với năm 1998, năm 1999 tỷ lệ thu nhập được hưởng là 81,62% tăng 5,54%. Đến năm 2000 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đã là 794.000 đồng tăng so với năm 1999 là 150.000 đồng với tỷ lệ tăng 23, 29% mức thu nhập bình quân này cũng khá cao so với các đơn vị cùng ngành và trong cả nước. Qua tìm hiểu trên cho ta thấy: Trong những năm tới Doanh nghiệp cần phải chú ý quan tâm đến tiền lương, tiền thương của mình hơn nữa những vấn đề cấp thiết là vấn đề tiền lương của cán bộ công nhân viên tăng phải đảm bảo nguyên tắc “Tốc độ tăng lương phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất”. Có làm tốt được như vậy thì mới đảm bảo được rằng Doanh nghiệp sử dụng lao động, tiền lương có hiệu quả. 2.3.4. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh. Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, như các Doanh nghiệp cùng ngành nên về nguyên tắc nó cũng khai thác một cách có hiệu quả tất cả các nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân. Các nguồn vốn của Công ty bao gồm: + Vốn Ngân sách + Vốn đi vay + Vốn tự có (trích KHCB) Vốn kinh doanh là số vốn tối thiểu cần thiết mà Doanh nghiệp cần phải có trong kỳ kinh doanh để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến hành bình thường: Qua biểu tình hình sử dụng vốn kinh doanh ta thấy: Năm 1997 mặc dù doanh thu tăng so với năm 1996 nhưng vốn đưa vào kinh doanh lại giảm 190 triệu đồng với mức giảm 2,77% chủ yếu là do Công ty tích cực tham gia vào hoạt động bán buôn nên năng suất vốn tăng từ 17,78 lên 21 với mức tăng 3,92 (22,04). Năng suất vốn tăng tức là số lần quay vòng của vốn giảm 110.000 đồng với mức giảm 0,83%. Sang năm 1998 vốn kinh doanh của Công ty tăng nhanh 12087 triệu đồng (181,48%), đây là tốc độ tăng rất cao chủ yếu là do Công ty đã không khai thác tốt nguồn bán buôn và mua vào nhiều ngay từ đầu năm chính vì vậy năng suất vốn của Công ty giảm một cách đột ngột xuống còn 9,3 lần với mức giảm 12,4 lần (57,14%), mức trang bị vốn bình quân một người tăng từ 22,55 lần với mức tăng 171,35% với kết quả như vậy Công ty phải xem xét lại tình hình sử dụng vốn của năm 1998 và phải có những bài học về kinh nghiệm cung ứng hàng hoá Sang năm 1999, mặc dù thị trường có nhiều biến động, ảnh hưong không tốt tới tình hình kinh doanh, nhưng với nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty mà vốn kinh doanh giảm 10853 triệu đồng (57,89%), mức trsang bị vốn bình quân giảm 19,6 triệu đồng (54,87%). Năng suất vốn của Công ty tăng 6,72 lần với mức tăng khá cao là 72,26%. Phát huy các kết quả đã đạt được, đến năm 2000 vốn kinh doanh tăng so với 1999 là 979 triệu đồng (12,4%) cùng với sự gia tăng của doanh thu là 37500 triệu đồng (29,64%). Vốn kinh doanh trong điều kiện sản xuất năng suất vốn tăng 2,46 lần (15,6%). Mức trang bị vốn bình quân một người tăng 1,82 triệu đồng với mức tăng 11,3%. Để đánh giá được Công ty sử dụng có hiệu qủa hay không ta phải xem xét đến mức doanh lợi của vốn kinh doanh. Mức doanh lợi vốn kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 1996 - 2000 rất cao với mức doanh lợi thấp nhất là 0,38 lần tức lợi nhuận chiếm 38% vốn kinh doanh vào năm 1998 và cao nhất vào năm 2000 với mức doanh lợi là 0,61. Mức doanh lợi của Công ty biến động như sau: Tăng 0,05 lần (9,61%) của năm 97/96; năm 98/97 giảm 0,19 lần (33,33 %); năm 99/98 tăng 0,21 lần (55,26%) và năm 2000/1999 tăng 0,02 lần (3,39%). Mức doanh lợi vốn hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận tiền vốn chỉ khi nào kết hợp cùng với các tiêu chí đánh giá hiệu quả thì nó mới là một chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp có vai trò nổi bật nhằm tránh tình trạng lãi giả lỗ thật. Trong 5 năm 1996 - 2000 Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi được chi cục quản lý tài chính xác nhận là đã bảo tồn và phát huy được nguồn vốn kinh doanh. Những năm sắp tới Công ty cần sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả cao hơn nhằm tạo đà phát triển và khai thác thêm các nguồn lực còn tiềm ẩn. 2.3.5. Tình hình sử dụng chi phí: - Qua biểu ta thấy sự biến động của doanh thu và tổng chi phí tỷ lệ thuận với nhau. Năm 1997 doanh thu tăng 22655 triệu đồng (18,6%) thì chi phí cũng tăng 22410 triệu đồng (18,96%). Tổng chi phí năm 1998 tăng 26749 triệu đồng (19,03%) trong khi doanh thu tăng 22950 triệu đồng (20,7%). Sang năm 1999, tổng chi phí giảm 45491 triệu đồng (27,19%) cùng với mức giảm của doanh thu là 47872 triệu đồng (27,45%). Năm 2000 do doanh thu tăng 37500 triệu đồng (29,64%) nên chi phí cũng tăng 159587 triệu đồng (30,97%). Trong các năm 1997, 1999 và 2000 sở dĩ tỷ lệ tăng của chi phí nhanh hơn doanh thu là do trong những năm này Công ty đã đẩy mạnh việc nâng cấp cải tạo các cửa hàng như Cửa Nam, Thuốc Bắc và Tràng Thi cùng với một số mạng lưới kinh doanh nên chi phí hàng năm tăng lên hàng tỷ đồng. Việc đầu tư nâng cấp và cải tạo này sẽ kéo theo sự gia tăng vượt bậc của doanh thu vào ngay năm sau đó. - Trong hoạt động kinh doanh thì chi phí lưu thông có vai trò quan trọng trong tổng chi phí, việc tăng giảm chi phí lưu thông cũng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ quay vòng của vốn và chu kỳ kinh doanh của toàn Công ty. Năm 1996 chi phí lưu thông chiếm 4,5% trong tổng chi phí. Sang năm 1997 tỷ lệ chi phí lưu thông giảm xuống 3,88% giảm 0,62% so với năm 1996 thì đến năm 1998 tỷ lệ này lại tăng lên 4,92% với mức tăng 1,04%. Tỷ lệ chi phí lưu thông năm 1999 là 3,85% giảm so với năm 1998 là 1,07%, đến năm 2000 tỷ lệ chi phí lưu thông lại tiếp tục giảm xuống còn 3,71% với mức giảm 0,14% so với năm 1999. - Năng suất chi phí qua các năm tương đối ổn định, mức năng suất này phản ánh chính xác doanh thu mang về của một đồng chi phí bỏ ra. Năng suất chi phí giảm từ 1,03 xuống còn 1,027 với mức giảm 0,29% của năm 1997 so với năm 1996. Năm 1998 năng suất chi phí là 1,042 tăng 1,46%, còn đến năm 1999 thì lại giảm xuống 1,38 với mức giảm 0,38%. Sang năm 2000 năng suất chi phí tiếp tục giảm xuống 1,03 với mức giảm 0,77%. Mức năng suất chi phí như vậy chứng tỏ Công ty rất quan tâm đến chất lượng hàng hoá bán ra với giá bán cạnh tranh. Đây là yếu tố rất quan trọng và là thế mạnh của Công ty trong việc lấy mục tiêu phục vụ người tiêu dùng là chính. - Doanh lợi chi phí phản ánh khả năng sinh lãi của 1 đồng chi phí. Mức doanh lợi chi phí giảm 10% năm 1997 so với năm 1996, năm 1998 tăng nhanh so với 1997 là 55,56%, năm 1999 lại giảm so với năm 1998 là 9,52% và đến năm 2000 giảm 21,05%. Mức doanh lợi chi phí như vậy là chưa được cao do sự cạnh tranh khốc liệt với các thành phần kinh tế khác, mà Công ty là một doanh nghiệp nhà nước nên khó tránh khỏi tình trạng giảm lãi, tăng nộp ngân sách. Do đó, Công ty cần khắc phục tình trạng này bằng cách tìm các mặt hàng, nguồn hàng và thị trường tiêu thụ mới để đẩy mức doanh lợi chi phí tăng lên. - Tóm lại, các nhà quản trị của Công ty phải có những định hướng đúng đắn trong việc sử dụng chi phí. Trong từng thời kỳ Công ty phải hoạch định và tính toán được chi phí bỏ ra sao cho thích hợp. Muốn làm được như vậy thì phải sử dụng tiết kiệm chi phí ngay từ tháng đầu, quý đầu của kỳ kinh doanh để đưa hiệu quả chi phí được cao hơn nhằm nâng cao được hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. Thực hiện được điều này thì Công ty mới vững bước tự tin vào thế kỷ 21 và luôn xứng đáng là lá cờ đầu của ngành thương mại Thủ đô. 2.4. Nhận xét tổng quát về hiệu quả kinh doanh của Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi giai đoạn 1996 - 2000 Trong 5 năm 1996 - 2000 tuy thị trường có rất nhiều biến động nhưng Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch mà sở thương mại đề ra. Đặc biệt là tình hình nộp ngân sách và thu nhập bình quân của năm sau luôn cao hơn năm trước, lợi nhuận qua các năm rất cao và Công ty luôn nộp đủ tiền thu sử dụng vốn khấu hao lập đủ các quỹ doanh nghiệp. Về các khoản phải nộp như: Thuế, BHXH, BHYT… Công ty luôn chấp hành đầy đủ và trước thời hạn các quy định. Qua việc phân tích về tình hình sử dụng lao động, tiền lương và chi phí cho ta thấy hiệu quả đạt được của Công ty thật đáng khâm phục và cần phát huy. Để đạt được những thành tích trên trước hết là nhờ vào sự đoàn kết nhất trí giữa ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban, giữa các đơn vị, các thành viên trong đơn vị, đây cũng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công. Qua các kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy Công ty đã thực hiện tốt mọi chức năng quản trị, kinh doanh đạt hiệu quả cao và đang có chiều hướng đi lên để phát triển bền vững. Ngoài ra sức mạnh tổng hợp để dẫn đến sự thành công của công ty còn là: - Thông qua việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, hợp lý. Công ty đã thực hiện chế độ khoán đến tận quầy, tổ kinh doanh, trả lương theo hiệu quả kinh doanh hoặc doanh thu bán ra của tổ, người lao động. Do áp dụng hình thức trả lương theo hiệu quả lao động đã tác động đến việc tăng năng suất lao động và trách nhiệm hoàn thành kế hoạch khoán. - Trải qua thực tế nhiều năm kinh doanh Công ty đã có một đội ngũ nhà quản trị vững mạnh, giàu kinh nghiệm, năng động, có trình độ nghiệp vụ. Người lao động trong Công ty được rèn luyện, thử thách bổ sung kinh nghiệm dần qua hàng năm. Hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Công ty được trẻ hoá hơn trước và được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn sâu để dần thay thế các vị trí chủ chốt trong Công ty. - Đã cổ phần hoá được trung tâm thương mại Nghĩa Đô thành Công ty cổ phần Nghĩa Đô. - Việc kết hợp hài hoà giữa các tổ chức đoàn thể trong Công ty như: Chuyên môn - Đảng - Công đoàn - Đoàn thanh niên tạo thành một sức mạnh tổng thể thúc đẩy việc kinh doanh đạt kết quả cao. Bên cạnh các thành tích đạt được đã kể trên, Công ty vẫn còn một số điểm chưa mạnh như: + Chưa sử dụng triệt để mạng lưới kinh doanh của một số đơn vị trong Công ty như xí nghiệp Môtô xe máy, cửa hàng thương mại Gia Lâm. + Cơ sở hạ tầng của một số đơn vị còn lạc hậu. + Vốn kinh doanh ở một số đơn vị còn thấp… Đây là những nhân tố cản trở đến hiệu quả kinh doanh của Công ty cần phải được giải quyết. Do đó Công ty cần phải xem xét và nghiên cứu linh hoạt về biến động của thị trường để có những chiến lược, sách lược phù hợp. Chương 3: phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi là một doanh nghiệp hoạt động rộng khắp trên địa bàn Hà Nội, đây là một thị trường có tính cạnh tranh cao. Trước đây, trong cơ chế quản lý bao cấp các chỉ tiêu pháp lệnh được giao từ trên xuống nên doanh nghiệp chỉ thực hiện những chỉ tiêu pháp lệnh đó. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản trị (hoạch định - tổ chức- chỉ huy - kiểm soát). Đây là yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự thành bại, là nhân tố trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo nên sự thành công (của doanh nghiệp) trong giai đoạn mới. 3.1. Đánh giá về công tác quản trị doanh nghiệp: 3.1.1. Công tác hoạch định: Công ty đã xây dựng mục tiêu và chiến lược cho mình từ nay đến năm 2005, đó là phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh và thị phần của công ty trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh khác. Cải tạo và nâng cấp mạng lưới kinh doanh, cơ sở kinh doanh. Đầu tư và phát triển thêm các điểm kinh doanh dịch vụ sửa chữa, trang bị công nghệ mới, hiện đại để thu hút khách hàng. Tập trung nghiên cứu thị trường kinh doanh bán buôn, bán hàng theo yêu cầu, quầy tự chon. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, đổi mới phương thức phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. * Phương thức đề ra của công ty: - Tốc độ tăng trưởng tăng từ 10 - 15% - Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5 - 8% - Nộp ngân sách dự kiến tăng từ 10 - 12% Trong giai đoạn 1996 - 2000 công ty đã cải tạo nâng cấp được: + Cửa hàng thương mại Giảng Võ và Tràng Thi với số vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng. + Cải tạo mạng lưới kinh doanh tại cửa hàng thương mại Tràng Tiền thành trung tâm thương mại quầy tự chọn và sửa chữa nâng cấp cửa hàng Đại La với tổng số vốn đầu tư trên 2 tỷ đồng. + Nâng cấp, sửa chữa và mở rộng diện tích kinh doanh tại cửa hàng thương mại Cửa Nam và 24 Thuốc Bắc. Dự kiến trong những năm tới sẽ tiến hành sửa chữa lại một số cơ sở mà điều kiện kinh doanh kém để đạt được mức doanh thu vượt mức. - Công ty có kế hoạch đào tạo cán bộ để nâng cao nghiệp vụ lãnh đạo và đào tạo lớp cán bộ kế cận và trẻ hoá đội ngũ cán bộ tại các đơn vị trực thuộc. Công ty cử người đi học lớp đại học tại chức, mở các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề, bậc thợ cho công nhân viên ở các bộ phận. - Kiện toàn cơ cấu tổ chức một cách gọn nhẹ, linh hoạt nhất. - Mở rộng phát triển các nghiệp vụ xuất nhập khẩu tạo thêm doanh thu, tận dụng tối đa nguồn vốn và huy động thêm nguồn vốn ở một số đơn vị khác. 3.1.2. Công tác tổ chức: Với nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác tổ chức Công ty đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức có hiệu quả hơn, số phòng ban trong công ty giảm từ 6 xuống còn 3 phòng, thay đổi một số vị trí lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc. Chủ động điều động một số cán bộ có năng lực, giỏi kinh doanh tốt tới các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả để giúp đỡ các đơn vị đó. - Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng đã tỏ ra rất hiệu nghiệm, góp phần thực hiện tốt cho công tác quản trị Doanh nghiệp. Những thông tin hai chiều phản hồi được truyền đi nhanh chóng và kịp thời thông suốt, từ đó nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn chính xác, phù hợp, kịp thời. - Điều lệ Công ty phân định rõ quyền hạn của mỗi cấp quản lý, các phòng ban trong Công ty tương ứng với mỗi chức năng vì vậy công việc được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời và không bị chồng chéo mất thời gian. - Mọi thành viên trong Công ty đều hoạt động theo nội quy lao động chung tạo nề nếp, quy tắc trong Doanh nghiệp. - Giám đốc Công ty thường xuyên gặp gỡ, hội thảo với các trưởng, phó đơn vị trực tiếp kinh doanh để nghe báo cáo nắm bắt tình hình thực tế, tránh tình trạng quan liêu hành chính (đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ không phù hợp với tình hình thực tế). 3.1.3. Công tác lãnh đạo: Qua nhiều năm kinh doanh trên thị trường Hà Nội, Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi đã tự khẳng định mình, vị trí và uy tín của Doanh nghiệp đã được nhiều người biết đến và đặt mối quan hệ. Các nhà lãnh đạo Công ty và các đơn vị trực thuộc đã biết phối hợp hoạt động của nhiều người trên cơ sở phân công và hợp tác lao động, đã áp dụng hình thức động viên khuyến khích những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong kinh doanh hay có các sáng kiến có lợi về kinh tế bằng cách trích thưởng ngay cho cá nhân và đơn vị đó. Đây là yếu tố đóng vai trò lực đẩy tích cực các hoạt động của con người, tác động vào yếu tố đó để tăng thêm hiệu suất hoạt động, tăng năng suất lao động của cá nhân và tập thể. Sự phát triển Kinh tế - Xã hội trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi rất nhiều ở sự lãnh đạo. Gắn liện lợi ích của các thành viên, của các đơn vị thành viên với lợi ích chung của toàn Doanh ngiệp. Công ty luôn chủ động kích thích, tạo điều kiện cho mỗi thành viện tự giác làm việc vì chính họ, và qua đó cũng chính là vì Doanh nghiệp. Hoà hợp nhu cầu của mỗi cá nhân với nhau tạo không khí thoải mái, đoàn kết trong nội bộ Doanh nghiệp. Các đơn vị trực thuộc ngoài việc thực hiện nhiệm vụ được giao còn chủ động nắm bắt những cơ hội mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình: Chủ động khai thác nguồn hàng, vận dụng cách thức phục vụ mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng lao động có hiệu quả hơn… Bản thân nhà quản trị các cấp cũng lựa chọn cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp, đi sâu sát xuống thực tế để cổ vũ, thúc đẩy tinh thần lao động đồng thời nắm bắt tình hình giải quyết khi mới nảy sinh. Công ty đã đặc biệt chăm lo tới đời sống tinh thần của người lao động cụ thể và đạt được nhiều huy chương, cờ thưởng, bằng khen trong các hoạt động Văn hoá - Văn nghệ quần chúng, các giải Thể dục - Thể thao của ngành và của thành phố Hà Nội. Đảng bộ Công ty liên tục nhiều năm đạt Đảng bộ vững mạnh, tổ chức Công đoàn được Bộ Thương Mại tặng bằng khen công đoàn cơ sở vững mạnh, tất cả những công tác trên đã tạo khí thế sôi nổi thi đua trong cán bộ công nhân viên làm cho mọi thành viên thêm tin tưởng và gắn bó với Doanh nghiệp hơn. 3.1.4. Công tác kiểm soát: Công ty thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát thường xuyên thông qua việc giao ban hàng tuần giữa Giám đốc với các trưởng phòng và trưởng các đơn vị để nắm bắt được các báo cáo nhanh, định kỳ hàng tháng, hàng quý về các hoạt động kinh doanh của các đơn vị, phòng ban. Các buổi họp giao ban đã đem lại hiệu quả rất cao, qua đó các nhà quản trị nắm rõ được tình hình thực hiện kế hoạch của các bộ phận để đưa ra các biện pháp khắc phục hỗ trợ giúp các đơn vị. Giám đốc Công ty cử cán bộ của các phòng ban kiểm tra định kỳ, thường xuyên ở các đơn vị trực thuộc. Qua công tác này nhằm kịp thời phát hiện uốn nắn những sai xót, sai phạm của các đơn vị theo chế độ chính sách đã ban hành và các quy định của Công ty. Công ty đã thành lập ban thanh tra nhân dân, cử đích thân Phó Giám đốc Công ty làm trưởng ban, các thành viên là các trưởng, phó phòng các ban và trưởng, phó các đơn vị trực thuộc. Tại các đơn vị cũng thành lập các tiểu ban thanh tra nhân viên nhân dân tại đơn vị mình. Ban thanh tra nhân dân đã kết hợp với các phòng ban chức năng tổ chức các đợt thanh tra tới các đơn vị có hiện tượng sai phạm hay có đơn khiếu nại. Sự phối kết hợp giữa ban thanh tra Công ty với các tiểu ban thanh tra cấp dưới có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hàng năm Công ty có tổ chức các buổi học tập nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên trong ban thanh tra nhân dân của toàn Công ty hay cử đi học tập lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, bảo vệ do thành phố, quận tổ chức. Nhờ làm tốt công tác kiểm soát, kiểm tra mà Công ty đã đạt được các mục tiêu đề ra, hoàn thành kế hoạch trên giao, lập nhiều thành tích cao, là một trong các đơn vị kinh doanh có hiệu quả nhất của ngành thương mại thủ đô. 3.2. Phương hướng, mục tiêu năm 2001: Năm 2001 cùng với nhân dân cả nước bước vào thiên niên kỷ mới và đón mừng các ngày lễ lớn của dân tộc. Phát huy những thành tích đã đạt được của năm 2000 với quyết tâm cao, toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi đoàn kết - tự tin vững bước tiến vào thế kỷ 21. Phương hướng mục tiêu đề ra là: 1). Phấn đấu đưa Công ty ngày càng phát triển vững mạnh: - Tốc độ tăng trưởng về doanh thu tăng từ 8 - 10% - Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10 - 15% - Nộp ngân sách tăng từ 5 - 7% Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch trên giao và phấn đấu thực hiện về trước kế hoạch từ 10 - 20 ngay. 2). Tiếp tục thực hiện công trình hiện đại hoá ngành thương mại đối với một số đơn vị trong Công ty. 3). Mở rộng thị trường trong nước, khai thác thêm nguồn hàng, mặt hàng. Tăng tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu. 4). Tạo điều kiện giúp đỡ Công ty cổ phần thương mại - Dịch vụ Nghĩa Đô ổn định và phát triển. 5). Tổ chức tốt các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Người tốt việc tốt” vv… cùng với các hoạt động xã hội khác. Chăm lo đời sống, việc làm cho cán bộ công nhân viên Công ty. 6). Phấn đấu giữ vững các danh hiệu thi đua đã đạt được, đồng thời giành những danh hiệu cao hơn nữa của thành phố và Chính phủ. 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi: 3.3.1. Các giải pháp cần thực hiện ngay trong năm 2001: 1). Từng đơn vị nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tổ chức tốt việc giao kế hoạch và mở đại hội đồng công nhân viên chức năm 2001 với quyết tâm hoàn thành kế hoạch ngay từ tháng đầu, quý đầu. 2). Từng bước tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với các hình thức đại lý, uỷ thác vv… phấn đấu đưa tỷ trọng doanh thu xuất nhập khẩu đạt từ 10 - 15% tổng doanh thu của Công ty. 3). Trong năm 2001, Công ty sẽ huy động mọi nguồn vốn để đầu tư nâng cấp các mạng lưới kinh doanh sau: + Số 2 Tôn Đức Thắng + 63 Yên Phụ + 88 Ngọc Lâm + 3 và 5 Đại La + 79 Hàng Đào Tích cực bàn bạc với các đối tác để sớm thực hiện xây dựng trung tâm thương mại ở 173 đương Xuân Thuỷ. 4). Tổ chức sắp xếp lại đầu mối kinh doanh trong công ty theo hướng giảm bớt đơn vị nhỏ bé, kinh doanh kém năng động… để quản lý, điều hành và tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả hơn. 5). Thực hiện chỉ thị 29 ngày 31/12/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc xây dựng vận hành hệ thống thông tin dịch vụ được nối mạng toàn quốc, Công ty đã có kế hoạch phát triển tin học ứng dụng trong công tác thống kê, kế toán toàn Công ty. 6). Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các ngành các cấp trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Đặc biệt là khi phải di chuyển giải quyết các vướng mắc của trung tâm thương mại - Dịch vụ số 5 - 7 Tràng Tiền. 7). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh doanh, quản lý. 3.3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh: Với danh nghĩa là một sinh viên thực tập tại Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Công ty cần có kế hoạch đầu tư cải tạo nâng cấp mạng lưới cửa hàng theo chiều hướng hiện đại của Thủ đô. Như vậy sẽ tạo điều kiện thu hút khách hàng và làm cho cán bộ công nhân viên làm việc trong môi trường thoáng mát, phương tiện làm việc hiện đại. - Tìm đối tác liên doanh liên kết với cửa hàng Cát Linh và xí nghiệp mô tô xe máy thành các trung tâm kinh tế, siêu thị tự chọn. - Mở rộng thị trường kinh doanh với các tỉnh bạn và nước ngoài nhằm tìm kiếm nguồn để cung ứng hàng hoá vì hiện nay nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh một cách đáng kể. - Khuyến khích các đơn vị thực hiện bán buôn nhằm tăng vòng chu chuyển của vốn, huy động thêm nguồn vốn của cán bộ công nhân viên trong Công ty hay bên ngoài Công ty. - Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, hàng phục vụ sản xuất như các mặt hàng sau: Ôtô, máy vi tính, đồ gỗ chạm khảm, máy móc nhập khẩu nước ngoài. - Cần có các biện pháp về kinh tế, quản lý để đẩy mạnh quá trình kinh doanh nhằm giảm bớt chu kỳ kinh doanh. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Công ty cần phải có chiến lược và phương án kinh doanh tổng hợp, đồng bộ để không ngừng tăng lợi nhuận. - Từng bước máy tính hoá các phòng ban và các đơn vị trực thuộc. - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Giám Đốc đến công nhân viên. Chú ý: Công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên sâu để theo kịp tình hình mới. - Tập chung khai thác nhu cầu của thị trường và có chính sách đầu tư thích hợp. - áp dụng cơ chế quản lý khuyến khích tạo điều kiện cho mọi người phát huy hết khả năng của mình, thưởng xứng đáng cho người có sáng kiến hữu ích. - Có chiến lược kinh doanh hợp lý, hoạch định ra các chính sách sản phẩm kinh doanh, chính sách tài chính, chính sách khuếch trương Marketing v.v. Kết luận chung Kể từ ngày thành lập đến nay, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi luôn đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh thu, nộp ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước. Đặc biệt là Công ty rất quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, thu nhập bình quân luôn tăng với mức tăng rất cao so với các Doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề trên địa bàn Hà Nội. Các phong trào hoạt động Đoàn, Đảng luôn sôi động tạo ra sự đoàn kết trong nội bộ Công ty. Những điều đó đã giúp Công ty ngày càng vững bước tiến lên để khẳng định mình là một Doanh nghiệp Quốc doanh và là đơn vị luôn dẫn đầu trong ngành thương mại Thủ đô về mọi mặt. Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tế ta thấy Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi là một Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Bên cạnh đó Công ty còn có một số mặt chưa thật sự mạnh cần phải khắc phục và sửa đổi. Trong những năm tới Công ty cần phát huy hơn nữa những mặt mạnh và tạo đà phát triển cho những mặt chưa mạnh của mình cần phải có những biện pháp về kinh tế và tổ chức sao cho phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng. Muốn làm được như vậy Công ty thật sự phải cần thêm những người có tài và có đức trong công tác quản trị Doanh nghiệp. Thực hiện tốt những điều này thì sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng được nâng cao và có những bước dài tự tin vào thế kỷ 21. Tài liệu tham khảo 1. Quản trị doanh nghiệp thương mại - PGS -TS: Hoàng Minh Đường & PTS: Nguyễn Thừa Lộc - ĐHKTQD. 2. Kinh tế học vĩ mô - GS -TS: Ngô Đình Giao - ĐHKTQD. 3. Thống kê doanh nghiệp - PGS - PTS: Phạm Ngọc Kiểm - ĐHKTQD. 4. Luật kinh tế - PGS: Nguyễn Hữu Viện - ĐHKTQD. 5. Hoạch định kinh doanh - Khoa kinh tế - ĐHQG Hà Nội. 6. Thời báo kinh tế Việt Nam số 31 ra ngày 18/04/1998 & số 61 ra ngay 22/05/2000. 7. D.Larue - Aicaillat - Kinh tế doanh nghiệp - NXB Khoa học và Kinh tế. 8. Báo cáo tình hình kinh doanh các năm 1996 á 2000 và các chỉ tiêu kế hoạch năm 2001 của Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi. 9. Báo cáo nhanh tình hình tài chính của Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi qua các năm 1996 á 2000. 10. Bảng cân đối kế toán các năm 1996 á 2000 ở Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi. Bảng 5 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 1996 - 2000 Đơn vị: Triệu đồng. Stt Chỉ tiêu 1996 1997 CL 97/96 1998 CL 98/97 1999 CL 99/98 2000 CL 2000/1999 ± % ± % ± % ± % 1. Doanh thu 121767 144422 22655 18,6 174372 29950 20,7 126500 -47872 -27,45 16400 37500 29,64 2. Trị giá vốn 112857 134980 22123 19,6 159096 24116 17.87 117158 -41938 -26,36 153662 36504 31,16 3. Lãi gộp(1-2) 8910 9442 552 6,2 15376 5834 61,79 9342 -5,934 -38,85 11338 1996 21,37 4. Tỷ lệ lãi gộp 3/1x 100 7,73 6,54 -1,19 8,76 2,22 7,38 -1,36 6,91 -0,47 5. Chi phí lưu thông 5322 5609 287 5,39 8242 2633 46,94 4689 -3553 43,11 52925 1236 26,36 6. Tổng chi phí 118179 140589 22410 18,96 167338 36749 19,03 121847 -45491 -27,19 159587 37740 30,97 7. Lợi nhuận (1-6) 3588 3833 245 6,83 7034 3201 83,51 4653 -2381 -33,85 5413 760 16,33 8. Tỷ lệ lợi nhuận 2,95 2,65 -0,3 4,03 1,38 3,68 0,35 3,3 0,38 Nguồn: Bảng cân đối kế toàn của Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi qua các năm 1996 -2000 Biểu 6: Các kết quả thực hiện ở Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi giai đoạn 1996 -2000 S tt Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 KH TH ± (%) KH TH ± % KH TH ± (%) KH TH ± (%) KH TH ± (%) 1. Doanh thu 105.000 121767 15,97 130.000 144.422 11 147. 174.372 18,6 110 126.500 16,5 132 164 24 2. Nộp Ngân sách 1.700 1810 6,47 1.860 1998 7,4 1.960 2100 7,1 154 7824 408 3057 465 52 3. Thu nhập BQ 1người /1tháng 0,45 0,492 9,33 0,5 0,568 13,6 0,56 0,61 8,93 0,6 0,644 7,33 0,7 0,794 13 Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính qua các năm 1996 - 2000 Biểu 8: Tình hình sử dụng quỹ tiền lương Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 1996 1997 CL 97/96 1998 CL 98/97 1999 CL 99/98 2000 CL 2000/1999 ± % ± % ± % ± % 1. Doanh thu 121767 144422 22655 18,6 174372 29950 20,7 126500 -47872 -27,45 16400 37500 29,64 2. Tổng quỹ lương 3045 3449 404 13,27 3841 392 11,37 3786 -55 -1,43 4716 930 24,56 3. Tỷ trọng tiền lương(2/1x 100) 2,5 2,39 -0,11 2,2 -0,19 2,99 0,97 2,87 -0,12 4. Số người lao động (người) 516 506 -10 -1,94 525 19 3,75 490 -35 -6,67 495 5 1,02 5. Thu nhập BQ 1người/ 1 tháng(2/3/12 0,492 0,568 0,07 15,45 0,61 0,042 7,4 0,644 0,034 5,6 0,794 0,150 23,29 6. Năngsuất lao động (1/4) 235,98 285,42 49,44 20,95 332,14 46,72 16,37 285,16 -73,98 -22,27 331.31 73,15 28,34 7. Lợi nhuận 3588 3833 245 6,83 7034 3201 83,51 4653 -2381 33,85 5413 760 16,33 8. Mức doanh lợi lao động bình quân 0,579 0,631 0,025 9 1,116 0,485 76,86 0,791 0,325 29,12 0,911 0,12 15,17 9. Tỷlệlợi nhuận được hưởng(5/8x100) 84,97 90,02 5,05 54,66 -35,36 81,62 26,96 87,16 5,54 Nguồn: Báo cáo thu nhập hàng năm của Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi Bảng 9: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 1996 1997 CL 97/96 1998 CL 98/87 1999 CL 99/98 2000 CL 00/99 ± % ± % ± % ± % 1. Doanh thu 121767 144422 22655 18,6 174372 29950 20,7 126500 -47872 -27,45 164000 37500 29,64 2. Chi phí kinh doanh 118179 140589 22410 18,96 167338 26749 19,03 121847 -45491 -27,19 159587 37740 30,97 3. Lợi nhuận 3588 3833 245 6,83 7034 3201 83,51 4653 -2381 -33,85 5413 760 16,33 4. Vốn kinh doanh 6850 6660 -190 -2,77 18747 12087 181,48 1894 -10853 -57,89 8873 979 12,4 5. Số lần chu chuyển của vốn (2/4) 17,25 21,1 3,85 22,32 8,93 -12,17 -57,68 15,43 6,5 72,79 17,99 2,56 16,59 6. Năng suất vốn (1/4) 17,78 21,7 3,92 22,04 9,3 -12,4 -57,14 16,02 6,72 72,26 18,48 2,46 15,36 7. Mức doanh lợi vốn (3/4) 0,52 0,57 0,05 9,61 0,38 -0,19 -33,33 0,59 0,21 55,26 0,61 0,02 3,39 8. Mức trang bị vốn bình quân 1 người 13,27 13,16 -0,11 -0,83 35,71 22,55 171,35 16,11 -19,6 -54,87 17,93 1,82 11,30 Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính qua các năm 1996 - 2000. Biểu10: Tình hình chi phí qua các năm 1996 - 2000 TT Chỉ tiêu 1996 1997 CL 97/96 1998 CL 98/87 1999 CL 99/98 2000 CL 00/99 ± % ± % ± % ± % 1. Doanh thu 121767 144422 22655 18,6 174372 29950 20,7 126500 -47872 -27,45 164000 37500 29,64 2. Tổng chi phí 118179 140589 22410 18,96 167338 26749 19,03 121847 -45491 -27,19 159587 37,740 30,97 3 Lợi nhuận (1-6) 3588 3833 245 6,83 7034 3201 83,51 4653 -2381 -33,85 5413 760 16,33 4 Năng suất chi phí (1/2) 1,03 1,027 -0,003 -0,29 1,042 0,015 1,46 1,038 -0,004 -0,38 1,03 -0,008 -0,77 5. Doanh lợi chi phí (3/2) 0,03 0,027 -0,003 -10 0,042 0,015 55,56 0,038 -0,004 -9,52 0,03 -0,008 -21,05 6. Chi phí lưu thông 5322 5609 287 5,39 8242 2633 46,94 4689 -3553 43,11 5925 1236 26,36 7. Tỷ lệ chi phí lưu thông % (6/2) 4,5 3,88 -0,62 4,92 1,04 3,85 -1,07 3,71 -0,14 Mục lục Lời nói đầu 1 Chương 1: Những cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh trong Doanh nghiệp Nhà nước 2 1.1. Doanh nghiệp và những vấn đề kinh tế cơ bản của Doanh nghiệp 2 1.1.1. Doanh nghiệp 2 1.1.2. Những vần đề cơ bản của một Doanh nghiệp 4 1.2. Doanh nghiệp Nhà nước 5 1.3. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh doanh 7 1.4. Một số chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp 9 1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 9 1.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh 10 Chương 2: Thực trạng kinh doanh ở Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi 12 2.1. Khái quát về Công ty 12 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 12 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 14 2.1.3. Tổ chức bộ máy của Công ty 15 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi 19 2.2.1. Môi trường kinh doanh. 19 2.2.2. Mặt hàng kinh doanh 22 2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 1996 - 2000 26 2.3.1. Kết qủa hoạt động kinh doanh 26 2.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch 29 2.3.3. Tình hình sử dụng lao động- tiền lương 31 2.3.4. Tình hình sử dụng vốn 36 2.3.5. Tình hình sử dụng chi phí 39 2.4. Nhận xét tổng quát về hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi giai đoạn 1996 - 2000 41 Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi 44 3.1. Đánh giá về công tác quản trị Doanh nghiệp 44 3.1.1 Công tác hoạch định 44 3.1.2. Công tác tổ chức 45 3.1.3. Công tác lãnh đạo 46 3.1.4. Công tác kiểm soát 47 3.2. Phương hướng mục tiêu năm 2001 48 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thương mại - Dịch vụ Tràng Thi 49 3.3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 49 3.3.2. Một số kiến nghi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 50 Kết luận chung 52 Tài liệu tham khảo 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0203.doc
Tài liệu liên quan