Đề tài Một số vấn đề về huy động vốn ở Công ty xây dựng Sông Đà 8 - Tổng công ty xây dựng Sông Đà

Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập chủ yếu nhằm mục đích kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, vai trò của vốn được thể hiện chủ yếu dưới những khía cạnh chính sau đây: - Trước hết, vốn là điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp. Theo qui định của pháp luật của tất cả các nước trên thế giới thì điều kiện để thành lập doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp phải có một mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật đối với mỗi ngành nghề kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, vốn của chủ doanh nghiệp có thể tăng, có thể giảm nhưng không được giảm xuống dưới mức vốn pháp định. Trong trường hợp vốn của chủ doanh nghiệp giảm xuống dưới mức tối thiểu hoặc là không đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn mà chủ sở hữu không tăng được mức vốn chủ sở hữu để đảm bảo mức vốn pháp định hoặc đảm bảo khả năng thanh toán nợ tới hạn thì doanh nghiệp bị giải thể (lâm vào tình trạng phá sản).

doc84 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về huy động vốn ở Công ty xây dựng Sông Đà 8 - Tổng công ty xây dựng Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 0 0 2. Tự bổ sung 2.272 9,8 2.273 8,2 +1 0,04 3. Nguồn tín dụng 17.000 73,4 21.040 76,3 +4040 +23,76 4.Nguồn khác 315 1,3 702 2,5 387 +122.8 Tổng 23.168 100 27.596 100 + 4428 +19,1 Bảng 2.2.1.4 : Thực hiện huy động VLĐ năm 2000 Đơn vị tính : 1.000.000 đ Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty năm 2000 Qua bảng số liệu ta rút ra nhận xét về tình hình huy động vốn lưu động của công ty như sau : So với kế hoạch, số VLĐ thực hiện tăng cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng, mức tăng là 4.428 triệu đồng (+ 19,1%). Đối với nguồn ngân sách và Tổng công ty, việc thực hiện đúng như kế hoạch đã đề ra về mặt giá trị, còn về tỷ trọng thì lại giảm, chỉ chiếm 13% trong tổng số VLĐ. Nguồn vốn tự bổ sung tăng so với kế hoạch về mặt giá trị là 1 triệu đồng, nhưng về tỷ trọng lại giảm (9,8 – 8,2 = 1,6%). Nguồn vay tín dụng : Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất tong cơ cấu VLĐ, chủ yếu là nguồn vay ngắn hạn ngân hàng. Nguồn VLĐ tín dụng kế hoạch là 17.000 triệu đồng chiếm 73,4%, thực hiện huy động được 21.040 triệu đồng, chiếm 76,3%. Như vậy thực tế huy động tăng 4040 triệu đồng tương ứng với 23,76%. Để bù đắp lại lượng thiếu hụt, công ty đã chủ động huy động vốn từ các nguồn khác như nguồn chiếm dụng hợp pháp... vì trong quá trình sản xuất kinh doanh cảu công ty có phát sinh các khoản nợ của các đơn vị khác, của công nhân viên trong công ty như tiền lương phải trả, phí tổn phải trả, thuế phải nộp nhưng chua đến hạn nộp...Song vì số nợ này thường xuyên và tương đối ổn định theo chế độ thanh toán quy định nên công ty có thể chiếm dụng dùng thường xuyên như một nguồn VLĐ. Đối với công ty xây dựng Sông Đà 8, khoản chiếm dụng chủ yếu là các khoản phải trả coong nhân viên, các khoản phải trả cho khách hàng. Nguồn này so với kế hoạch tăng 387 triệu đồng (tăng 122,8%). Qua việc phân tích tình hình huy động VLĐ của công ty xây dựng Sông Đà 8 năm 2000, cho thấy nhu cầu vốn lưu động của công ty ngày càng lớn, trong khi đó nguồn vốn NSNN và nguồn vốn tự bổ sung lại không tăng, do đó công ty phải đi vay ngân hàng để có đủ vốn lưu động cho SXKD, vì vậy công ty cần sủ dụng nhiều biện pháp huy động VLĐ khác nhau nhằm đáp ưng đủ nhu cầu VLĐ của công ty trong thời gian tới cũng như sau này. 2.2.2.Đánh giá về tình hình huy động vốn ở công ty : Trong ba năm 1998, 1999, 2000 công ty xây dựng Sông Đà 8 đã thực sự vươn lên trên con đường phát triển, công ty đã gặt hái được những thành công lớn. Không chỉ hoàn thành những nhiệm vụ do Bộ xây dựng và Tổng công ty giao cho, công ty còn hướng tới thị trường bên ngoài, tự tìm kiếm những cơ hội mang lại cho công ty lợi nhuận. Công ty xây dựng Sông Đà 8 được biết đến với các công trình lớn được Bộ xây dựng tăng bằng khen như: công trình nhà máy xi măng Bút Sơn, công trình thuỷ điện Yaly.. . Để đạt được những thành công đó, một trong các lý do là những thành tựu công ty đạt được trong công tác tạo nguồn và huy huy động vốn của mình. Những kết quả đó được ghi nhận như sau: Cơ cấu vốn ổn định với chi phí thấp: công ty đã tạo lập cho mình một cơ cấu vốn ổn định, đến năm 1999 100% vốn dài hạn là vốn chủ sở hữu, năm 2000 mới xuất hiện nguồn vốn vay dài hạn tuy nhiên tỷ trọng chưa cao, công ty đã tạo được sự ổn định về nguồn dài hạn, thêm vào đó cơ cấu này khẳng định quyền sở hữu Nhà nước đối với công ty ở mức cao nhất. Công ty xây dựng Sông Đà 8 cũng như bất cứ doanh nghiệp Nhà nước nào cũng có thể sử dụng vốn chủ sở hữu lớn nhưng chỉ phải trả chi phí rất nhỏ ( nếu như thu sử dụng vốn được coi là chi phí vốn chủ sở hữu ),. công ty chỉ phải nộp với mức thu 0,4%/ tháng trên phần vốn ngân sách Nhà nước cấp cho công ty, phần vốn còn lại công ty không phải chịu chi phí mặc dù đó vẫn là vốn thuộc sở hữu ngân sách Nhà nước. Với những lợi thế do cơ chế tài chính doanh nghiệp mang lại tạo cho các doanh nghiệp Nhà nước huy động vốn chủ sở hữu với chi phí thấp, công ty đã tích cực bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế. Vốn kinh doanh được bổ sung tăng liên tục trong 3 năm 1998, 1999, 2000 tạo điều kiện cho công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động và đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Về nguồn vốn ngắn hạn: công ty cũng đã duy trì và hướng tới một xu hướng huy động các nguồn vốn an toàn và ổn định. Công ty đã sử dụng thế mạnh và mối quan hệ rộng rãi của mình để áp dụng các hình thức huy động vốn với chi phí thấp. Công ty đã đánh giá cao vai trò của nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn của mình, sử dụng nợ ngắn hạn công ty có thể tài trợ cho các tài sản đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh và phải trả chi phí huy động rất thấp. Trong mối quan hệ mua bán rộng rãi với nhiều nhà cung cấp, công ty có khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác thông qua hình thức tín dụng thương mại, người mua trả trước.. . công ty cũng tận dụng những nguồn vốn thực tế công ty không phải trả chi phí như: phải trả phải nộp khác, phải trả các đơn vị nội bộ. Với những nguồn này công ty đã sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn tức thời phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cũng đã phát huy được ưu thế trong mối quan hệ với các đơn vị nội bộ dù sự tận dụng đó còn tương đối nhỏ. 2.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của công ty : a. Các nhân tố chủ quan : a.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : Hiệu quả kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng huy động của công ty. Để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh, có các chỉ tiêu kinh tế sau : Bảng 2.2.3: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh STT Chỉ tiêu Mã số Năm 1999 Năm 2000 1 Tổng doanh thu bán hàng 1 64.343.451.923 114.525.201.550 2 Các khoản giảm trừ 3 4.386.620 9.949.232 Chiết khấu 4 Giảm giá 5 3.596.620 9.949.232 Giá trị hàng bán bị trả lại 6 790.000 3 Doanh thu thuần 7 64.339.065.303 114.515.252.318 4 Giá vốn hàng bán 10 59.315.848.679 105.609.896.771 5 Lợi tức gộp 11 5.023.216.624 8.905.355.547 6 Chi phí bán hàng 20 613.147.627 858.747.311 7 Chi phí QLDN 21 3.916.186.049 3.381.289.519 8 Lợi tức thuần tử HĐKĐ 22 493.882.948 4.665.318.717 Thu nhập HĐTC 30 415.941.781 43.646.220 Chi phí HĐTC 31 630.257.304 3.240.693.230 9 Lợi tức HĐTC 32 - 214.315.523 - 3.197.047.010 Các khoản TN bất thường 33 347.599.696 112.057.760 Chi phí bất thường 40 186.448.238 103.384.750 10 Lợi tức bất thường 41 161.151.458 8.223.010 11 Tổng lợi tức trước thuế 42 440.718.883 1.476.494.717 12 Thuế lợi tức phải nộp 43 13 Lợi tức sau thuế 50 440.718.883 1.476.494.717 phần I – báo cáo lãi lỗ Đơn vị :VNĐ Nguồn : Báo cáo tài chính năm 1999,2000 Lợi nhuận ròng 1.476.494.717 Chỉ số doanh = = = 0,122 lợi vốn chủ Vốn chủ 12.110.507.522 Đây là chỉ số mà doanh nghiệp quan tâm nhất bởi vì nó là mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Chỉ số này phải đạt mức sao cho doanh lợi trên vốn chủ đạt cao hơn tỷ lệ lạm phát và giá vốn. ở công ty xây dựng Sông Đà 8, năm 2000 chỉ số này là 0,122, năm 1999 là 0,03 . Vậy đến năm 2000, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh đã mang lại cho công ty 0,122 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 1998, là một năm công ty hoạt động khá hiệu quả nên đến năm 1999 công ty đã giảm bớt được khoản phải trả cho nhà cung cấp, đồng thời, làm cho các bạn hàng tin tưởng hơn. Chính vì vậy mà trong năm 1999, vốn chủ sở hữu giảm xuống (11.588.870.038 – 13.711.065.611 = -2.122.195.573 đồng) nhưng tổng nguồn vốn lại tăng lên hơn so với năm 1998. Năm 1999 nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống vì hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm như đã phân tích ở trên, nhưng hiệu quả kinh doanh chỉ được đánh giá vào cuối năm, còn hoạt động đầu tư lại diễn ra từ đầu năm. Vì vậy, việc tăng nợ vay và giảm nguồn vốn chủ sở hữu là không có gì mâu thuẫn nhau. Đây là do nhân tố chủ quan và thuế VAT nên chưa quyết toán được hết như dự kiến. Hiệu quả SXKD có ảnh hưởng tới việc huy động vốn của công ty. Nếu kết quả SXKD mà thấp thì khó lòng thuyết phục được các nhà đầu tư hoặc các tổ chức tài chính cho vay vốn hay đầu tư vào công ty. a.2.Uy tín và quan hệ giữa công ty với các tổ chức tài chính : Mặc dù đã tạo được uy tín trên thị trường, có mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng TM, nhưng công ty vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của các tổ chức tài chính trung gian nhằm khơi thông các nguồn vốn và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ nhu cầu phát triển... b. Các nhân tố khách quan Sự phát triển của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính : + Sự phát triển chậm của thị trường tài chính. Nói chung, ở Việt Nam, sự ra đời của TTCK còn là rất mới mẻ và xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp. Hiện nay, sau 1 năm đi vào hoạt động nhưng thị trường chứng khoán không đạt hiệu quả cao. Số lượng công ty đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch là rất ít. Sự phát triển chậm của thị trường tài chính, của các tổ chức trung gian tài chính, làm hạn chế bớt cơ hội huy động vốn của công ty. Nếu như thị trường tài chính mà phát triển mạnh, tất yếu công ty sẽ dễ dàng tham gia phát hành trái phiếu hoặc thực hiện tín dụng thuê mua. + Tín dụng đang là nguồn vốn quan trọng nhất đối với công ty. Hiện nay việc huy động vốn từ nguồn này đang gặp phải những trở lực sau. Thứ nhất, thể lệ tín dụng qui định đơn vị vay vốn phải thế chấp tài sản hoặc được bảo lãnh của người thứ ba đủ thẩm quyền, người được bảo lãnh phải thế chấp tài sản cho người bảo lãnh. Điều này làm cho nhiều công ty khó có thể vay được vốn từ ngân hàng nhất là vốn trung hạn và dài hạn. Đây không chỉ là ý kiến từ phía các DN mà cả của met số cán bộ tín dụng "nhận khoán" mức cho vay họ nói rằng trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp vay để xây dựng mới thì làm gì có tài sản để thế chấp. Thứ hai, để kiểm soát hoạt động tín dụng và lượng tiền cung ứng, Ngân hàng Nhà nước qui định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại và trên cơ sở hạn mức tín dụng được duyệt ngân hàng thương mại phân phối hạn mức tín dụng cho các Tổ chức kinh tế (khách hàng) cả hai loại hạn mức tín dụng trên đều xây dựng cho met thời gian dài (thường là 1 năm) do vậy dù công ty có đủ các điều kiện vay vốn nhưng nếu hạn mức tín dụng không còn thì cũng không thể vay được vốn tín dụng ngân hàng. Thứ ba, chính sách lãi suất chưa thể hiện rõ vai trò là đòn bẩy kinh tế chưa thực sự điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Chính sách lãi suất có thay đổi nhưng thay đổi còn chậm so với biến động của giá cả. Hiện nay lãi suất ngắn hạn là 1%/ tháng lãi suất trung và dài hạn là 1,25%/ tháng. Mức lãi suất này vẫn còn cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận (khả năng sinh lời) của công ty cũng như nhiều DN, với mức lãi suất đó không mấy DN có thể vay đủ vốn của ngân hàng để sử dụng tiền vay có hiệu quả và trả nợ phần vay đúng hạn. Chính vì lãi suất đầu ra của ngân hàng cao nên hạn chế qui mô tín dụng, hạn chế khả năng vay vốn của công ty, trong khi đó công ty luôn ở trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Met nghịch lý khác là hiện nay các ngân hàng thương mại chỉ huy động vốn ngắn hạn mà khước từ các khoản tiền gửi dài hạn trong khi nền kinh tế đang bị thiếu vốn dài hạn. Rút cuộc ngân hàng thương mại (NHTM) tồn met lượng khá lớn vốn ngắn hạn trong khi đó "mặt hàng" vốn dài hạn được nhiều doanh nghiệp vay mà không có. Thứ tư, năng lực và trình độ chuyên môn của met số cán bộ tín dụng trong các NHTM hiện còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nền kinh tế nhất là các NHTM ở quận huyện, thủ tục cho vay vốn còn rườm rà đối với khách hàng và thường chậm chễ so với yêu cầu thời gian cần cấp vốn sản xuất kinh doanh. Các chính sách của Nhà Nước : Những khó khăn về cơ chế quản lý tài chính DN Nhà nước. Mặc dù, cơ chế quản lý tài chính ở DN đã được đổi mới rất nhiều nhưng vẫn còn một số tồn tại gây khó khăn cho việc huy động vốn của công ty. Cụ thể là: - Cơ chế quản lý tài chính hiện nay chưa xác định được rõ ràng quyền về tài sản, quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với vốn. Cơ chế quản lý tài chính ở DN còn phức tạp rườm rà không tạo ra được tính linh hoạt trong hoạt động huy động vốn đặc biệt là sử dụng tài sản để thế chấp. - Việc Nhà nước qui định DNNN chỉ được huy động vốn với tổng mức dư nợ không vượt quá vốn điều lệ. Trong tình hình hiện nay điều này chưa phù hợp vì hiện nay việc huy động vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu của DNNN là rất khó khăn do NSNN eo hẹp, tích luỹ từ hoạt động kinh doanh nhỏ doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn bằng cách vay ngân hàng mà hiện nay nợ của DNNN đã vượt xa vốn tự có do đó nếu qui định tổng mức vốn huy động không được vượt quá vốn điều lệ thì rất ít DNNN có khả năng huy động được vốn. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra nghịch lý DNNN bị thiếu vốn trầm trọng, ngân hàng thừa hàng ngàn tỷ đồng. Đó là những nguyên nhân của tính bất cập trong công tác huy động vốn ở công ty xây dựng Sông Đà 8. phần 3 : một số kiến nghị nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu SXKD của công ty 3.1. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới và khó khăn, thuận lợi trong việc huy động vốn của công ty : 3.1.1. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới Bước sang năm 2001 – năm đầu tiên của thế kỷ mới – thế kỷ của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá tư tưởng đồng thời nó tác động sâu sắc tới sự phát triển về mọi mặt của Tôngr công ty nói chung và Công ty xây dựng Sông Đà 8 nói riêng. Trước tình hình đó, để tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng yêu cầu của thị trường công ty xây dựng Sông Đà 8 đã đặt ra cho mình mục tiêu, định hướng phát triển trong giai đoạn mới 2001 – 2005: - Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh để có thể nhận thầu chính, tổng thầu đối với công trình có qui mô lớn, có kết cấu phức tạp với chất lượng cao. - Tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực của công ty trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ điện, xây dựng nhà cao tầng, các công trình hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật... Các mục tiêu này được cụ thể hoá qua các số liệu sau : Bảng 3.1.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2001 - 2005 Đơn vị tính: triệu đồng TT Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tăng trưởng (%) 100 116 139 120 120 2 Tổng giá trị SXKD 145.000 151.100 210.400 251.900 301.900 3 Doanh thu 140.619 148.030 194.843 236.071 283.238 4 Vốn kinh doanh 60.866 78.247 102.865 124.153 129.434 5 Vòng quay VLĐ bq/năm 4,1 5 5 5 5,17 6 Nhu cầu VLĐ 32.766 35.815 49.915 60.613 65.022 7 Tổng giá trị đầu tư 19.300 23.800 23.000 25.000 15.000 7 Nộp ngân sách 1.874 2.334 4.987 6.778 8.161 8 Lợi nhuận 1.560 2.120 3.250 4.240 5.400 9 Lao động 1.206 1.350 1.600 1.800 2.000 10 Thu nhập bình quân(1000đ/người/tháng) 900 1.250 1.500 1.800 2.000 Nguồn : Nghị quyết của ban Thường vụ Đảng uỷ TCT - Công tác lập kế hoạch nhu cầu VLĐ định mức: Như chúng ta đã biết, VLĐ định mức tối thiểu có thể dự tính trước được, tuỳ theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành, tính chất sản xuất của từng doanh nghiệp mà cách thức xác định VLĐ định mức kế hoach là khác nhau. Đối với công ty xây dựng Sông Đà 8, gắn liền với đặc điểm sản xuất kinh doanh là xây dựng các công trình thuỷ điện, xây dựng cầu đường...nên vốn lưu động định mức được xác định dựa trên doanh thu kế hoạch và số vòng quay VLĐ kế hoạch. Doanh thu kế hoạch được xác định căn cứ vào doanh thu thực hiện năm trước, khả năng ký kết các hợp đồng trong năm trên cơ sở cân đối với khả năng sản xuất và doanh thu. Từ doanh thu kế hoạch, công ty xác định tổng mức luân chuyển kế hoạch (doanh thu - thuế - chi phí khấu hao). Năm 2000, số vốn lưu động định mức được công ty xác định như sau: Mức luân chuyển kế hoạch VLĐ định mức = Số vòng quay kế hoạch + Doanh thu kế hoạch : 140.619.000.000 đ + Mức luân chuyển : 133.923.000.000.đ + Số vòng quay kế hoạch : 4,1 Vậy vốn lưu động định mức của công ty được xác định là : 133.923.000.000 Vđm = = 32.766.000.000 đ 4,1 Tóm lại, công ty áp dụng cách tính này thì việc xác định VLĐ định mức tương đối đơn giản giúp cho công ty nhanh chóng xác định được mức VLĐ cần thiết. Song kết quả chỉ mang tính tương đối, không sát với thực tế vì khó xác định cụ thể VLĐ định mức ở từng khâu, từng bộ phận. Trên cơ sở vốn lưu động định mức đã xác định được, công ty tiến hành xây dựng kế hoạch huy động vốn lưu động. Qua bảng ở trên cho thấy, nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới là rất lớn. Cụ thể năm 2001 cần một lượng vốn kinh doanh là 60.668 triệu đồng, trong khi đó đến cuối năm 2000 mới có 41.156 triệu đồng. Như vậy số vốn cần huy động thêm cho năm 2001 là (60.866 – 41.156 = 19.710 triệu đồng). Trong đó nhu cầu vốn lưu động của năm 2001 là 32.766 triệu đồng, mà hiện tại chỉ có 24.226 triệu đồng, thiếu 32.776 – 24.226 = 8.550 triệu đồng. Như vậy số vốn công ty cần huy động để đáp ứng nhu cầu của năm 2001 là rất lớn, do đó công ty phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp để huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Khó khăn, thuận lợi trong việc huy động vốn của công ty : a. Những khó khăn : Qua sự phân tích về sự phát triển của Công ty xây dựng Sông Đà 8 không thể khẳng định công ty hoàn toàn không gặp khó khăn nào. Chỉ riêng về phía nguồn vốn, câu hỏi đặt ra là: Trong một thị trường xây dựng cạnh tranh gay gắt và sự vươn lên của tất cả các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, việc duy trì một nguồn vốn như vậy có đảm bảo cho công ty có đủ điều kiện để tiếp tục phát triển như hiện tại hay không? Sau đây là những phân tích chỉ rõ những khó khăn mà công ty xây dựng Sông Đag 8 đang gặp phải trong việc thiết lập nguồn vốn và công tác huy động vốn. Vì mới thành lập nên vốn cho sản xuất kinh doanh rất ít ỏi và hạn hẹp, nhất là vốn cố định, nhiều khi rất căng thẳng ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu quả các công trình thi công. Mặt khác, địa bàn hoạt động của công ty phân tán, những công trình công ty đảm nhận hầu hết ở trên địa bàn xa xôi, hẻo lánh như : công trình thuỷ điện Yaly, công trình thuỷ điện Cần Đơn, dự án đường quốc lộ 10,quốc lộ 18, nhà máy xi măng Bút Sơn... do đó chi phí vận chuyển NVL đến tận nơi công trình lớn. Điều hành sản xuất cũng như sinh hoạt của CBCNV gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy công ty khó có thể giám sát quản lý vốn một cach chặt chẽ. Về quy mô, vốn của công ty thấp, khó có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong cơchế mới, không đủ để đổi mới TSCĐ, cũng như đầu tư máy móc thiết bị.... a.1. Nguồn vốn còn đơn điệu và chứa nhiều rủi ro lớn. Công ty xây dựng Sông Đà 8 có một cơ cấu vốn rất đơn điệu, xét trên cả tổng nguồn thì bao gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu như bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng xét về nguồn dài hạn thì hầu như chỉ có vốn chủ sở hữu, nợ vay chiếm rất ít và đặc biệt đến năm 2000 mới xuất hiện nợ vay. Một danh nghiệp sử dụng nguồn vốn dài hạn là phần lớn vốn chủ sở hữu là quá rủi ro, khi khó khăn xảy ra thì người gánh chịu hoàn toàn thuộc về người chủ sở hữu. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc hướng tới một cơ cấu vốn có chi phí thấp là mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhưng nếu nhằm vào mục tiêu đó thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc hướng tới mục tiêu tăng trưởng, phát triển và lợi nhuận vì nếu chỉ cần huy động những nguồn vốn có chi phí thấp thì cơ hội mở rộng phát triển có thể bị bỏ qua, những lợi ích lâu dài không được tính đến. Tính đơn điệu được thể hiện như sau: Trong nguồn nợ phải trả, nợ ngắn hạn, công ty mới chỉ dành sự quan tâm đặc biệt của mình tới nguồn vốn được huy động dưới hình thức tín dụng thương mại. Cho dù nguồn tín dụng thương mại là phương thức tài trợ ngắn hạn phổ biến với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp như công ty xây dựng Sông Đà 8, nhưng chỉ chú trọng đến nguồn này là chưa thoả đáng vì không phải nhà cung cấp nào cũng đồng ý bán chịu cho công ty. Như chúng ta đã biết, nguồn vốn vay ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường, ngân hàng được coi là bà đỡ của các doanh nghiệp.Trong những năm trước công ty đã không tận dụng nguồn vốn này một cách triệt để, thể hiện trong tổng nguồn là vốn vay ngân hàng rất thấp và chỉ có vay ngắn hạn. Trong quá trình huy động nợ vay chính công ty đã chuyển bớt rủi ro cho các chủ nợ, giảm rủi ro cho các chủ sở hữu doanh nghiệp. Việc không áp dụng được hình thức huy động vốn vay dài hạn là công ty chưa san sẻ được rủi ro của mình. Cho đến thời điểm này, công ty đã bắt đầu tận dụng những cơ hội đầu tư vào các dự án dài hạn thu được lợi nhuận cao hơn trong tương lai bằng nguồn vốn ổn định và có tính chủ động cao. Dù đây là nguồn vốn có chi phí vốn cao, nhưng trong tài chính doanh nghiệp đã kết luận rằng: “ việc sử dụng nợ ở một mức độ cao sẽ có tác động khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu”. Như vậy công ty có nên sử dụng nợ hay không? So với các doanh nghiệp khác, công ty xây dựng Sông Đà 8 có lợi thế đặc biệt hơn là có thể huy đông vốn trong nội bộ các thành viên công ty hay Tổng công ty. Nguồn vốn huy động có thể dưới hình thức vay nội bộ dưới các khoản “ phải trả các đơn vị nội bộ ”. Tuy nhiên công ty không coi đó là lợi thế của mình. Sử dụng nguồn vốn huy động từ các đơn vị nội bộ có ưu điểm là chi phí thấp, thậm chí có thể coi là không có chi phí, các điều kiện huy động không quá phức tạp và việc huy động được xét trên cả lợi ích chung của toàn hệ thống đến các đơn vị thành viên. Trên thực tế việc không huy động nguồn này cũng ít làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận mà công ty đạt được nhưng rõ ràng không tận dụng được là lãng phí, nếu sử dụng được nguồn đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết sẽ mang lại những lợi ích tài chính nhất định và sau nữa là tạo cho công ty một cơ cấu nợ ngắn hạn đa dạng hơn. Việc công ty xây dựng Sông Đà 8 tăng cường sử dụng nguồn vốn chiếm dụng là phù hợp với điều kiện là một công ty làm việc trong lĩnh vực xây lắp. Những nguồn vốn chiếm dụng: phải trả người bán, người mua trả trước, phải trả phải nộp khác... có đặc điểm là luân chuyển rất nhanh, huy động các nguồn này công ty phải tính đến khả năng sẵn sàng thanh toán khi đến hạn. Theo nhận định mang tính chất kinh tế thì giữ tiền để đáp ứng khả năng thanh toán là đúng nhưng khi giữ quá nhiều tiền thì gây ra sự lãng phí vì tiền không bỏ vào kinh doanh thu lãi thì là vốn chết. Rõ ràng cân nhắc giữa việc giữ nhiều tiền mặt và cơ hội đạt được khi huy động vốn từ nguồn chiếm dụng thì chưa hẳn nguồn vốn chiếm dụng đã hoàn toàn là nguồn vốn tốt, nhưng đó lại là nguồn vốn có thể huy động nhằm đáp ứng nhanh chóng cho nhu cầu SXKD. Trong nguồn vốn chủ sở hữu công ty đã tích cực bổ sung nguồn vốn kinh doanh cũng như toàn bộ vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế. Với số vốn ngân sách nhà nước cấp ban đầu còn nhỏ so với nhu cầu vốn của một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, công ty xây dựng Sông Đà 8 đã phải tăng cường bổ sung vốn kinh doanh để có thể mở rộng hoạt động của mình. Trên thực tế công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Tổng công ty giao cho, công ty chưa có đủ điều kiện để bao thầu toàn bộ việc xây lắp các công trình lớn tự tìm kiếm, mà việc bao thầu đó vẫn dưới danh nghĩa Tổng công ty. Thêm vào đó, công ty chịu rủi ro lớn vì trong cơ cấu vốn chỉ có vốn chủ sở hữu, vốn vay ngắn hạn, đến năm 2000 mới có vốn vay dài hạn. Nếu tiếp tục tăng cường huy động vốn chủ sở hữu trong khi không huy động nợ dài hạn là lựa chọn rất mạo hiểm. Nhà nước có thể mất toàn bộ nếu công ty phá sản hay làm ăn không có lãi. Như vậy việc chủ động tăng cường huy động vốn chủ sở hữu chưa phải là phương thức huy động an toàn. a.2. Tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao. Công ty xây dựng Sông Đà 8 chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác và đồng thời cũng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Thể hiện ở khoản phải thu của công ty tăng ngày càng nhanh và càng lớn hơn. Năm 1999, số vốn bị chiếm dụng là 14.258.900.946 đồng, thì đến năm 2000 là 39.703.069.909 đồng. Như vậy số vốn bị chiếm dụng mỗi năm chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn của công ty. Chấp nhận bị chiếm dụng vốn công ty sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn và có khả năng tăng doanh thu của mình, nhưng bị chiếm dụng vốn quá lớn đôi khi là sự không hiệu quả. Vốn lưu động sinh lời trong quá trình luân chuyển, để vốn bị chiếm dụng quá lâu là công ty làm chậm sự luân chuyển của đồng vốn và làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư (Bên A) chậm thanh toán các công trình. a.3.Khả năng thu hút vốn đầu tư của công ty so với nhu cầu đầu tư còn thấp Ngoài các hình thức huy động truyền thống như vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng...thì vốn huy động bằng cách phát hành chứng khoán chưa được thực hiện. Nguồn vốn huy động bằng hình thức thuê, mua tài chính chưa phát huy triệt để, vốn tích luỹ và vốn ngân sách Nhà Nước chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi đó để đảm bảo sự phát triển bề vững thì công ty phải kết hợp nhiều hình thức huy động vốn khác nhau. Việc thực hiện tiến trình cổ phần hoá chậm đã làm giảm khả năng huy động vốn cho công ty và còn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế chung trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. a.4. Đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tài chính của doanh nghiệp còn rất yếu về trình độ chuyên môn nhất là các nghiệp vụ huy động vốn mới như là tín dụng thuê mua, phát hành trái phiếu... b. Thuận lợi : Công ty xây dựng Sông Đà 8 tiền thân là một xí nghiệp thuộc công ty xây dựng Sông Đà, đã từng tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nên có một đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của tổng công ty và của Nhà Nước giao cho. Bên cạnh việc được ngân sách Nhà Nước và Tổng công ty cấp vốn, công ty còn tạo được uy tín trên thị trường về chất lượng, giá trị cũng như thời gian thi công nên dễ dàng trong ký kết các hợp đồng đấu thầu cũng như trong công tác huy động vốn. Theo quyết định của HĐQT Tổng công ty thì công ty xây dựng Sông Đà 8 có quyền quản lý tài chính như sau :” Ngoài vốn NSNN và Tổng công ty, công ty có quyền tự huy động vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thay đổi hình thức sở hữu, được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.” Nhờ có quyền tự huy động vốn nên công ty đã chủ đông trong việc huy động vốn để đầu tư đổi mới TSCĐ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể là xây dựng các công trình thuỷ điện, cầu đường với quy mô và giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài... Về thị trường tài chính cũng đã có những bước phát triển, hiện nay chúng ta đã có một số công ty cho thuê tài chính ra đời như: Công ty thuê mua và đầu tư của VietCombank, công ty tín dụng thuê mua của Vietindobank, công ty thuê mua và tư vấn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, công ty thuê tài chính Kexin, công ty liên doanh và thuê tài chính Việt Nam (Vinalease). Điều đó tạo thuận lợi cho công ty trong việc huy động vốn. Đối với công ty xây dựng Sông Đà 8, nguồn vốn huy động thuận lợi nhất hiện nay là vay Tổng công ty và các đơn vị trong cùng Tổng công ty vì nguồn vay này chỉ phải chịu lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, không phải thế chấp mà thời gian vay có thể kéo dài. Ngoài ra công ty có thể huy động vốn bằng lợi nhuận giữ lại, bằng hình thức liên doanh liên kết, hình thức này tuy phải chia sẻ lợi nhuận nhưng nó lại tạo cho công ty có sức mạnh cả về kinh tế lẫn máy móc thiết bị thi công, từ đó có khả năng cạnh tranh và thắng lợi trong các cuộc đấu thầu các công trình lớn.VD như công trình thi công HĐ6 – QL1A liên danh với công ty NIPONS. Co của Nhật có giá trị xây lắp là 90 tỷ đồng. Một hình thức huy động nữa cũng được công ty quan tâm đến là vay vốn của công ty tài chính thuộc Tổng công ty, hình thức này cũng giảm được rất nhiều chi phí, nhưng hiện nay Tổng công ty đang trình lên Bộ dự án này. Khi dự án này được triển khai thì công ty cũng như các đơn vị khác sẽ khai thác tối đa hình thức huy động vốn này. 3.2.Biện pháp huy động vốn : a. Về phía công ty : * Đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn là phương thức tài trợ vốn rất linh hoạt cho các doanh nghiệp nếu không đủ điều kiện vay vốn ở hình thức này thì có thể chuyển sang vay vốn ở hình thức khác vì vậy nhu cầu vốn luôn được đáp ứng kịp thời. Hiện nay công ty có thể huy động vốn từ các nguồn tín dụng sau: phát hành trái phiếu; vay vốn và góp vốn của công nhân viên; vay nóng tiền vốn giữa các doanh nghiệp; mua chịu hàng hóa giữa các doanh nghiệp; hình thức tín dụng thuê mua, tín dụng trả góp a.1. Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Công ty xây dựng Sông Đà 8 là một doanh nghiệp nhà nước, do đó công ty có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu để huy động vốn không phải là một hình thức huy động vốn đơn giản. Để làm được điều đó, công ty cần phải có sự đồng ý của Tổng công ty. Tuy nhiên công ty có thể phát hành các trái phiếu công trình, phương thức này rất phù hợp với một DN hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Khi công ty trúng thầu một công trình nào đó, nếu xem xét thấy cần phải huy động vốn từ bên ngoài, công ty có thể đề nghị được phê duyệt hình thức huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu từ phía Tổng công ty. Nếu được sự chấp nhận, công ty sẽ được Tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc đề nghị ngân hàng bảo lãnh để thực hiện việc phát hành. Cơ quan phát hành Chủ đầu tư (Bên A) Đơn vị thi công (Bên B) Cơ quan cho chiết khấu Người mua (1) (2) (3) Sơ đồ 3.2.1phát hành trái phiếu (4) công trình Các chủ đầu tư nhận trái phiếu từ cơ quan phát hành. Các chủ đầu tư thanh toán với đơn vị thi công bằng trái phiếu. Đơn vị thi công đến cơ quan cho chiết khấu để chiết khấu. (4) Cơ quan cho chiết khấu bán trái phiếu cho người mua, và người mua khi cần cuũng có thể đến cơ quan chiết khấu để chiết khấu. a.2. áp dụng hình thức tín dụng thuê mua. Như chúng ta đã biết tín dụng thuê mua là một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp. Theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh công ty xây dựng Sông Đà 8 rất phù hợp với hình thức này. Thứ nhất: một trong các tài sản của công ty trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh là các máy móc xây dựng. Để công việc được hoàn thành với tiến độ và chất lượng cao thì sự đóng góp của các máy móc xây dựng là rất cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây thị trường các loại máy này được mở rộng và phát triển, nhưng khi xem xét đến những hiệu quả của việc đi thuê và mua tài sản đó thì đi mua không hẳn đã là một biện pháp tốt, đặc biệt là hiện nay khi sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính, các công ty thuê mua, công ty tài chính hay nghiệp vụ thuê tài chính ở các ngân hàng ngày càng rộng rãi. Công ty có thể áp dụng hình thức thuê vận hành đối với những loại máy không thông dụng, chỉ sử dụng cho số ít công trình trong thời gian ngắn, làm như vậy công ty sẽ tránh được việc đầu tư vốn lớn vào việc mua sắm tài sản đó và sau đó lại để tài sản đó lãng phí vì không được đưa vào sử dụng nữa hoặc rất lâu sau tài sản đó mới lại được sử dụng. Trong trường hợp này áp dụng thuê vận hành sẽ mang lại cho công ty hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tài sản, tránh được tình trạng lãng phí vốn trong kinh doanh. Công ty cũng có thể áp dụng hình thức thuê tài chính đối với tài sản cố định thông dụng, đắt tiền, được sử dụng trong các công trình đầu tư xây dựng. Thuê tài chính tạo cơ hội cho công ty đổi mới công nghệ và sử dụng vốn đúng mục đích. Khi công ty có nhu cầu về một tài sản cố định là một máy xây dựng hiện đại, có gía rất cao, công ty có thể sử dụng tín dụng thuê mua với một công ty tài chính hay với một ngân hàng. Thay bằng phải thanh toán một lần số tiền lớn, hàng tháng công ty chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ hơn rất nhiều đó là tiền thuê. Như vậy trong trường hợp chưa có đủ tiền thì họ vẫn có thể sử dụng máy móc thiết bị xây dựng hiện đại này trong công việc xây lắp đảm bảo tiến độ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty xây dựng Sông Đà 8 có thể thực hiện phương thức huy động vốn trung và dài hạn này với ngân hàng đầu tư và phát triển hoặc ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn, hai ngân hàng có quan hệ với công ty ngay từ khi thành lập, hoặc các công ty tài chính, công ty cho thuê trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Tây... a.3. Giảm nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng : Vốn của công ty có một phần không nhỏ bị tắc ở khâu lưu thông, nó nằm trong các khoản phải thu. Để giải toả nguồn vốn bị chiếm dụng này, công ty cần phải xem xét chính sách tín dụng thương mại của mình để tăng khả năng thu hồi vốn và giảm các khoản phải thu khó đòi. Để thực hiện điều đó trước khi ký kết các HĐKT, công ty nên thiết lập một tiêu chuẩn cho đối tác mà công ty ký kết. Tìm hiểu những nội dung theo tiêu chuẩn đó công ty sẽ giảm được độ rủi ro cho các khoản phải thu, đồng thời công ty phải tích cực có biện pháp thu nợ để đồng vốn tiếp tục quay vòng vào quá trình sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời. a.4. Tăng cường huy động nguồn vốn nội bộ. Với phương thức huy động vốn nội bộ, công ty xây dựng Sông Đà 8 có thể thực hiện trên hai nguồn: Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty: Hình thức này rất phù hợp với một doanh nghiệp nhà nước như công ty, các cán bộ công nhân viên trong công ty gắn bó suốt đời, do đó họ đặt lợi ích của mình trong lợi ích của công ty. Nguồn vốn này chịu chi phí thấp an toàn và ổn định, và là một nguồn rất chất lượng với công ty. Huy động vốn từ các đơn vị nội bộ: Cơ chế điều hoà vốn, tài sản đối với Tổng công ty đã cho phép công ty có thể vay vốn từ Tổng công ty hoặc từ các đơn vị thành viên khác với lãi suất nội bộ. Quyết định điều hoà thuộc về Tổng công ty, nhưng nếu việc huy động vốn của côngty được giải trình có đầy đủ sức hấp dẫn, đảm bảo lợi ích của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên, thì quyết định điều hoà đó sẽ được Tổng công ty phê duyệt và thực hiện. Nguồn vốn này chịu chi phí rất thấp và lãi suất nội bộ mà Tổng công ty đưa ra không thể là một mức quá cao so với các nguồn khác. Huy động nguồn vốn nội bộ không phải là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhưng đó là nguồn vốn thuộc ngay trong lòng mỗi doanh nghiệp. Nếu công ty xây dựng Sông Đà 8 có thể thực hiện được việc huy động nguồn vốn này thì công ty có thêm một nguồn vốn tốt để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một mặt điều đó có ý nghĩa kinh tế đối với công ty, mặt khác việc huy động vốn từ nội bộ đã mang lại sự gắn bó giữa công ty với cán bộ công nhân viên của mình cũng như giữa công ty và các đơn vị thành viên khác, nếu một phía đi ngược lại lợi ích của phía kia thì đồng thời cũng đi ngược lại lợi ích của chính bản thân mình. a.5. Huy động vón bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có và tiết kiệm chi phí : Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc huy động vốn phải gắn liền với việc sử dụng vốn có hiệu quả. Huy động đủ vốn là tiền đề để có thể sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại sử dụng vốn có hiệu quả tác động trở lại làm tăng khả năng huy động vốn. Huy động vốn đã khó nhưng sử dụng vốn có hiệu quả lại càng khó hơn. Hiện nay tình trạng thất thoát, lãng phí vốn, sử dụng vốn không có mục đích xảy ra nhiều ở các DN, trong đó có công ty xây dựng Sông Đà 8. Để khắc phục tình trạng này, công ty cần có những biện pháp sau : + Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động : Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động htực chất là giảm chi phí tới mức thấp nhất các loại chi phí vốn như chi phí lãi vay,chi phí bảo lãnh thế chấp, các chi phí khác có liên quan đến quá trình đàm phán huy động vốn, đồng thời tổ chức tốt việc lựa chọn đối tác cung ứng vốn đảm bảo chi phí vốn thấp nhất. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động thực chất là khả năng mang lại lợi ích từ các dự án huy động vốn, đối với Công ty xây dựng Sông Đà 8 điều đó lại càng quan trọng. + Một trong những yêu cầu đặt ra để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh là phải thể hiện được kết quả SXKD tổng hợp của công ty. Điều đó có nghĩa là, khi tiến hành tham gia một hoạt động xây dựng nào, công ty cần phải xem xét một cách tổng quát đến nguồn vốn sẽ huy động, các chi phi sẽ bỏ ra, dự kiến thời gian xây lắp, các công tác về quyết toán, thanh toán công trình, và một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là phải nâng cao hơn nữa chất lượng người lao động mà lực lượng công nhân xây lắp trực tiếp chiếm vị trí chủ đạo. Bên cạnh đó, kết hợp với việc thuê lao động thời vụ tham gia nhưng lực lượng này cũng cần phải có sự quản lý chặt chẽ về thời gian và về chất lượng lao động. Nhờ vậy, mà công trình sẽ hoàn thành sớm, khi công tác quyết toán được tiến hành nhanh chóng, công ty mới có thể thu hồi vốn và nhờ đó làm giảm lượng hàng tồn kho và nâng cao số vòng luân chuyển vốn. + Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý, nhất là về mặt tài chính.đây là một trong những giải pháp quang trọng của công ty trong giai đoạn hiện nay. b. Về phía Tổng công ty : b.1. Tổng công ty cần giảm các khoản đóng góp vào các quỹ dùng vào việc ăn chia như quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ qản lý cấp trên mà tập trung bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển SXKD. Đồng thời cân đối nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty và xem xét cấp vốn cho những đơn vị thực sự có năng lực nhưng còn thiếu vốn. Đối với những đơn vị nào làm ăn kém hiệu quả thì nên sát nhập, trường hợp thua lỗ kéo dài thì giải thể. b.2. Thành lập công ty tài chính của Tổng công ty Tổng công ty nên thành lập một công ty tài chính trong nội bộ của mình, công ty tài chính thực hiện nhiệm vụ thu hút tập trung nguồn vốn của các đơn vị thành viên và sau đó cho các đơn vị thành viên vay, và thực hiện các nhiệm vụ khác khi thị trường chứng khoán được hình thành. Như vậy mỗi đồng vốn không bị ứ đọng mà luôn vận động đế sinh lời. Công ty tài chính cũng là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty, việc thành lập đòi hỏi phải được sự đồng ý của cấp chủ quản, đó là Bộ Xây Dựng. Công ty tài chính cũng cần phải có vốn, cơ sở hạ tầng, điều lệ hoạt động và nhiều yếu tố khác. Việc thành lập một công ty tài chính, Tổng công ty sẽ thực hiện tốt hơn vai trò điều hoà vốn, tài sản của mình đối với các doanh nghiệp thành viên. Công ty Tài chính Cung về vốn + Các DN + Các cá nhân + Quỹ TD Cầu về vốn + Các DN + Các cá nhân Sơ đồ 3.2.2 (1) (2) Sơ đồ hoạt động của công ty tài chính (1). Công ty tài chính huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành, bảo lãnh cho các công ty thành viên của Tổng công ty trong các hoạt động tín dụng... (2). Sau khi đã có tiền, công ty tài chính sẽ cho các đơn vị trong Tổng công ty vay vốn với lãi suất ưu đãi, thủ tục gọn nhẹ. Ngoài ra công ty tài chính còn có thể đầu tư cho các cá nhân, các DN khác ngoài Tổng công ty. b.3. Phát huy thế mạnh của Tổng công ty. Thế mạnh của tổng công ty là tích tụ tập trung, chuyên môn hoá nhằm đạt sự tăng trưởng vững chắc. Chia sẻ rủi ro giữa các đơn vị thành viên bằng cách hỗ trợ nhằm hạn chế những rủi ro và tổn thất, thiệt hại. Trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh việc nới lỏng sự quản lý của mình, đông thời Tổng công ty cũng tạo mối quan hệ chặt chẽ đối với công ty cũng như các đơn vị thành viên khác bằng cách giúp đỡ về kỹ thuật hay tư vấn trong các lĩnh vực chuyên môn để các đơn vị thành viên tiếp cận với những dự án, những công trình lớn mà độ rủi ro đã được hạn chế ở mức thấp nhất. C. Về phía Nhà Nước : c.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý tài chính ở doanh nghiệp Nhà nước theo hướng: - Nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích DN chủ động huy động và tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh. + Mở rộng các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp như phát hành trái phiếu, đa dạng hóa hình thức phát hành trái phiếu ... Đồng thời có có qui chế giám sát chặt chẽ để bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư. + Cải tiến hệ thống thuế, hệ thống tín dụng, cơ chế lãi suất tạo điều kiện cho DN tham gia vào thị trường vốn với tư cách là chủ thể của thị trường này, cụ thể: Đối với hệ thống thuế: Nghiên cứu bãi bỏ tiền thu sử dụng vốn vì các DNNN chủ sở hữu là Nhà nước vốn là vốn của Nhà nước như vậy đứng trên góc độ chủ sở hữu không ai lại thu tiền sử dụng vốn vào ngay vốn của mình bỏ ra. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay phần lớn các DNNN đang bị thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, khả năng tích luỹ chưa cao, lợi nhuận sau thuế còn ít, nhu cầu bổ sung vốn còn lớn do vậy không nên thu khoản thu này. Trong thực tế hiện nay tổng số tiền thu sử dụng vốn nộp vào NSNN hàng năm là không đáng kể, bỏ khoản thu này DNNN sẽ có thêm điều kiện tích luỹ phát triển sản xuất. Đối với hệ thống tín dụng: Đặc biệt chú ý đến hình thức tín dụng thuê mua. Nghị định 64/CP mới là phác thảo ban đầu cần phải hoàn thiện và bổ sung, nâng cao tính chất pháp lý của văn bản nếu cần có thể ban hành Luật thuê tài chính bên cạnh Luật ngân hàng. Cần phải có các biện pháp để khuyến khích cả hai bên đi thuê và cho thuê. Nhà nước cần nhanh chóng xúc tiến quá trình thành lập các công ty tài chính, công ty thuê mua. Thực tế ở nước ta hiện nay các công ty này chưa nhiều, phổ biến của các nghiệp vụ mua bán nợ, thuê tài chính được thực hiện như một nghiệp vụ phụ của các ngân hàng, do đó chưa phát huy hết được tính tích cực của nó vì thực chất trong kinh tế thị trường mua bán nợ, tín dụng thuê mua là cơ hội huy động vốn của các doanh nghiệp. Nhà nước thống nhất quản lý các đơn vị, các cơ quan, các doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ này, mở rộng hơn nữa các nghiệp vụ cho thê về giá trị, loại tài sản, áp dụng các phương thức thuê vận hành, thuê tài sản như thông lệ quốc tế.Nhà nước cũng có thể tìm ra mối quan hệ giữa các nguồn vốn, thông qua công ty thuê mua để giải ngân các nguồn ODA, cho vay lại, vốn ngân sách nhà nước để cấp tín dụng cho nhân dân.. Theo phương thức này vẫn bảo toàn được vốn đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng thất thoát vốn thấp và hiệu qủa của đồng vốn cao hơn các hình thức thông thường. - Tăng cường quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về vốn và tài sản sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp: + Cho phép DN sử dụng linh hoạt các loại vốn quĩ kinh doanh được chuyển đổi cơ cấu tài sản từ tài sản cố định sang tài sản lưu động và ngược lại. + Cho phép các doanh nghiệp chủ động nhượng bán thanh lý những tài sản cố định nằm ngoài tài sản phục vụ mục tiêu kinh doanh chính và tài sản đặc biệt được Nhà nước quản lý để thu hồi vốn phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mới. c.2. Tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo hướng: + Sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ để tạo ra các doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh về tài chính khắc phục tình trạng phân tán manh mún có qui mô quá nhỏ. + Kiên quyết mạnh dạn xử lý các doanh nghiệp kinh doanh thu lỗ kéo dài, mất vốn bằng cách sáp nhập hoặc tuyên bố phá sản để tập trung vốn cho các DN khác. + Sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước: Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước cần phải khống chế 100% thì Nhà nước phải có kế hoạch bổ sung vốn lưu động để tạo cho doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh. Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần phải khống chế 100% thì tiến hành cổ phần hóa để tạo vốn doanh nghiệp, Nhà nước giữ cổ phần đủ khống chế doanh nghiệp phần còn lại có thể bán cho cán bộ công nhân viên và những người bên ngoài có nhu cầu mua cổ phần. c.3. Các giải pháp về tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Thứ nhất, đối với một số khoản tín dụng và dự án xin vay của các doanh nghiệp Nhà nước nên thay thế điều kiện tài sản thế chấp bằng tín chấp hoặc bảo lãnh. Qui chế bảo lãnh nên bỏ điều kiện người xin bảo lãnh phải thế chấp tài sản tại ngân hàng bảo lãnh. Cho vay bằng tín chấp chỉ áp dụng với doanh nghiệp có tính hình tài chính vững chắc có quan hệ lâu dài với ngân hàng, vay trả sòng phẳng. Thứ hai, ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tín dụng cho phù hợp khả năng mở rộng tín dụng của từng ngân hàng thương mại, đáp ứng nhu cầu thu mua, đầu tư trung và dài hạn, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Lúc nhu cầu vốn tăng là biểu hiện kinh tế đã phát triển. Điều chỉnh hạn mức tín dụng trong "tầm tay" của NHNN tin chắc rằng công cụ này sẽ phát huy kịp thời để đáp ứng nhu cầu vốn cho DN đó cũng là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, qui định lãi suất cho phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế. Thứ tư, phát triển thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp để huy động vốn cho DNNN. Đối với thị trường vốn cần nhanh chóng hình thành trung tâm giao dịch chứng khoán ở Hà Nội, tạo cho các doanh nghiệp phía Bắc một sân chơi chung. Công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện ngày càng rộng và các công ty cổ phần ngày càng nhiều, bên cạnh đó qui chế tài chính cho phép các doanh nghiệp nhà nước được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn, các chứng khoán đã được phát hành cần có một thị trường, do vậy việc hình thành thị trường chứng khoán là cần thiết và tất yếu. Để có thể nhanh chóng hình thành thị trường chứng khoán, cần tạo lập môi trường pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức về thị trường chứng khoán.. . Đối với các tổ chức trung gian tài chính, Nhà nước cần đa dạng hoá các tổ chức này theo lĩnh vực hoạt động, đơn giản hơn các thủ tục xin vay, cho vay và cấp phát vốn vay. Tất cả những điều đó tạo cho công ty xây dựng Sông Đà 8 nói riêng cũng như các doanh nghiệp Nhà Nước nói chung dễ dàng hơn, thuận tiện hơn trong công tác huy động vốn của mình, tiếp cận được những nguồn vốn lành mạnh, hiệu quả và chi phí huy động vốn cũng thấp hơn. Kết luận Trong những năm qua ngành xây dựng trên đà đi lên và phát triển, công cuộc đổi mới đang đặt ra cho toàn ngành nói chung và Công ty xây dựng Sông Đà 8 – Tổng công ty xây dựng Sông Đà nói riêng những thời cơ và nhiệm vụ khó khăn hơn. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ củamình công ty cần có sự quan tâm sâu sắc và đầu tư đúng mức của Nhà nước của Tổng công ty xây dựng Sông Đà và các cấp các ngành có liên quan. Một trong các yêu cầu cấp thiết là công ty phải tạo cho mình một nguồn vốn vững chắc và thực hiện tốt các biện pháp tăng cường huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải pháp đặt ra cho Công ty xây dựng Sông Đà 8 là đổi mới, khắc phục những khó khăn tồn tại cố hữu trong lòng bản thân công ty, đồng thời tìm ra những giải pháp mới mẻ, thích hợp với điều kiện thị trường và điều kiện của công ty để có thể thực hiện tốt công tác sử dụng vốn và huy động vốn trong doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng Sông Đà 8 được sự quan tâm, giúp đỡ của các anh chị công tác tại phòng tài chính- kế toán, phòng kinh tế kế hoạch và các phòng ban khác của công ty và với mong muốn có thể nói lên những suy nghĩ của mình góp phần tổ chức tốt hơn công tác huy động vốn cho Công ty, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp dựa trên những khó khăn của công ty. Do trình độ nhận thức và thời gian có hạn, các giải pháp đưa ra không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các anh chị công tác tại công ty xây dựng Sông Đà 8 và của các bạn sinh viên để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Ngô Thị Hoài Lam và các anh, chị công tác tại phòng tài chính-kế toán, phòng kinh tế kế hoạch công ty xây dựng Sông Đà 8. Qua đây em xin gửi lời cám ơn chân thành tới cô giáo và các anh chị đã giúp em hoàn thành chuyên đề này ./. Tài liệu tham khảo 1. Các văn bản pháp luật 1.1. Hệ thống chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp 1.2. Quyết định 90/TTg; 91/TTg ngày 7/3/1994. Quyết định thành lập các Tổng công ty Nhà nước. 1.3. Quyết định 838/TC/QĐ/TCDN ngày 28/8/1996. Quyết đinh của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành quy chê mẫu Tổng công ty Nhà nước 1.4. Chế độ mới về quản lý tài chính doanh nghiệp NN, Bộ tài chính, NXB tài chính 1998 2. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp. Vũ Duy Hào-Đàm Văn Huệ 3. Giaó trình Tài chính doanh nghiệp. Lưu Thị Hương. 4. Sách Tài chính học. Trương Mộc Lâm-Dương Đăng Chinh. 5. Tạp chí tài chính doanh nghiệp 6. Công báo 7.Báo các tài chính trong các năm 1998, 1999 và 2000 của Công ty Xây dựng Sông Đà 8 8. Các tài liệu nội bộ của Công ty Xây dựng Sông Đà 8 9. Nghị quyết của ban thường vụ Đảng uỷ Tổng công ty xây dựng Sông Đà về định hướng phát triển SXKD 5 năm của công ty xây dựng Sông Đà 8 Mục lục Kết luận 74 Bảng 2.2.1.2 TìNH HìNH HUY đôNG VôN CUA CôNG TY ĐơN Vị TíNH : 1.000.000 đÅNG Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Chênh lệch 1999 - 1998 Chênh lệch 2000 - 1999 Giá trị % Giá trị % A.VCĐ 6.504 4.974 16.228 - 1.530 - 23,5 + 11254 + 226,25 1. Ngân sách và Tổng công ty 1.854 1.343 928 - 511 - 27,5 2 - 415 - 30,9 2. Tự bổ sung 4.650 3.631 3.061 - 1.019 - 21,9 - 570 - 15,7 3. Vốn vay 12.239 0 + 12.239 B. VLĐ 19.231 18.366 24.226 - 865 - 4,49 + 5860 + 31,9 1. Ngân sách và Tổng công ty 3.974 3.581 3.581 - 393 -9,89 0 0 2. Tự bổ sung 2.273 2.272 2.273 - 1 - 0,04 + 1 + 0,04 3. Vốn vay 6.480 12.513 18.372 + 6033 + 93,1 + 5859 + 46,8 C. Vốn huy đông các nguồn khác 603 552 702 - 51 - 8,45 + 150 + 27 Tổng 26.338 23.892 41.156 - 2446 - 9,28 + 17.264 + 72,25 BảNG 2.2.1.3 TìNH HìNH VôN Cô địNH ĐơN Vị TíNH : 1.000.000 đÅNG Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Chênh lệch 1999 - 1998 Chênh lệch 2000 - 1999 Giá trị % Giá trị % A. Nguồn NS & TCT 1.854 1.343 928 - 511 - 27,5 2 - 415 - 30,9 1. Máy móc thiết bị 563,1 510 475 -53,1 -9,43 -35 -6,8 2. Phương tiện vận tải 360 254,4 154 -105,6 -29,3 -100,4 -39,46 3. Nhà xưởng 930,9 578,6 299 -352,3 -37,8 -279,6 -48,32 B. Nguồn vốn tự bổ sung 4.650 3.631 3.061 - 1.019 - 21,9 - 570 - 15,7 1. Máy móc thiết bị 1.192,6 2.063,2 1.650 + 870,6 + 73 -386,2 -18,96 2. Phương tiện vận tải 1.229,2 578,5 386 -650,7 -52,93 -192,5 -33,27 3. Nhà xưởng 2.167,2 989,3 1.025 -1177,9 -54,35 +35,7 +3,6 C. Nguồn vốn vay - - 12.239 0 + 12.890 +100 1. Máy móc thiết bị - - 5.903,5 +5.903,5 +100 2. Phương tiện vận tải - - 6.335,5 +6.335,5 +100 3. Nhà xưởng - - Tổng 6.504 4.974 16.228 - 1.530 - 23,5 11.254 + 226,25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5348.doc
Tài liệu liên quan