Đề tài Một số vấn đề về nâng cao công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Mục tiêu của CNH, HĐH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, xã hội công bằng, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó nhất thiết phải có nguồn tài chính to lớn và được bảo đảm ổn định và tăng trưởng cao. Trong đó trách nhiệm của NSNN đóng vai trò quyết định. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: ". chính sách tài chính phải nhằm vào mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển."(11 . Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII của Đảng, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN 1996, tr. 101.) Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng nêu rõ: ". phấn đấu hạn chế tiến tới thăng bằng NS một cách tích cực, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, chống thất thu và lạm thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết phục vụ lợi ích chung của sự nghiệp phát triển, cải tiến phân cấp quản lý kinh tế tài chính giữa trung ương và địa phương, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt là khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đảm bảo chủ quyền và ổn định quốc gia, nếu còn bội chi thì bù đắp bằng nguồn vốn vay, không đưa vào nguồn phát hành tiền" (22 . Chiến lược phát triển K T- X H đến năm 2000, Nxb Sự thật, HN 1991, tr. 43)

doc55 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về nâng cao công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1999: - Diện tích đất rừng được giao tới hộ 126.088 ha, bình quân mỗi hộ 4-5 ha đất rừng. - Trồng rừng 17.773 ha, bình quân mỗi năm trồng 3.554 ha - Chăm sóc rừng trồng 21.218 ha, bình quân mỗi năm 4.243 ha - Bảo vệ rừng 145.263 ha, bình quân mỗi năm bảo vệ 29.053 ha - Khoanh nuôi rừng 25.455 ha, bình quân mỗi năm là 5.091 ha Về sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu khai thác hàng năm: - Gỗ tròn bình quân mỗi năm khai thác 60.200 m3 - Củi khai thác bình quân mỗi năm 103.800 m3 - Tre, vầu, nứa bình quân mỗi năm 2.500 triệu cây. Tổng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trên địa bàn bình quân năm đạt 139.00 triệu đồng/năm. Trong đó: - Trồng và nuôi rừng 23.000 triệu đồng/năm - Khai thác và thu hoạch 116.000 triệu đồng. + Về tình hình phát triển kinh tế HTX và kinh tế trang trại: Theo báo cáo của các huyện, thị đến tháng 9 năm 1998 toàn tỉnh có 693 HTX (Trong đó nông nghiệp 680, tiểu thủ công nghiệp có 6, tín dụng 4, thuỷ sản 2, vận tải 1). Đến nay việc triển khai thực hiện Luật HTX trong phạm vi toàn tỉnh đã chuyển đổi và thành lập được 135 HTX mới theo luật. (Trong đó có 131 nông nghiệp, 4 tiểu thủ công nghiệp, 2 tín dụng, 1 vận tải, 1 dịch vụ vật tư xây dựng, 2 thuỷ sản). Đây là những mô hình tiên tiến có tác dụng tốt trong việc phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và làm dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình, tạo điều kiện cho họ được quyền tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. - Về kinh tế trang trại, trong những năm gần đây Hà Giang đã có sự quan tâm phát triển mô hình này. Tổng số trang trại lớn, nhỏ tính đến năm 1998 toàn tỉnh có trên 2000 hộ dân làm kinh tế trang trại, trong đó chính sách 478 hộ kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp theo mô hình trang trại quy mô từ 2 ha trở lên, chiếm 0,48% tổng số hộ toàn tỉnh. Trong số hộ trên riêng huyện Bắc Quang có khoảng 100 hộ, đạt doanh thu hàng năm từ 100-200 triệu đồng. Đây thực sự là một mô hình mới về phát triển nông, lâm nghiệp hàng hoá đúng hướng có hiệu quả cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết và tạo điều kiện để khuyến khích mở rộng. + Về đầu tư phát triển: Được sự hỗ trợ của Chính phủ cộng với tinh thần phát huy nội lực của địa phương trong những năm qua, hướng đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các chính sách trợ cước, trợ giá trong chương trình phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh năm sau để tăng hơn năm trước. Đảm bảo cho sản xuất tăng trưởng, phát triển ổn định bền vững. Trong 6 năm từ 1994-1999, tổng số nguồn vốn đầu tư cho phát triển các lĩnh vực trên toàn tỉnh là 1424,3 tỷ đồng thì đầu tư cho nông, lâm nghiệp là 297,4 tỷ đồng bằng 20,88%. Đặc biệt năm 1999 đầu tư cho nông nghiệp lên tới 88,2 tỷ đồng/354,6 tỷ đồng chiếm 24,87%. + Về hoạt động thương mại- du lịch: Hà Giang có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài trên 270 km có cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ và Phó Bảng, ngoài ra còn có các cửa khẩu tiểu ngạch rất thuận tiện cho giao lưu buôn bán với Trung Quốc. Có những địa danh độc đáo như Căng Bắc Mê, Núi Cấm, Cổng Trời, Suối Tiên, Chum vàng chum bạc, Núi Cô Tiên và một số di tích lịch sử được xây dựng từ thế kỷ 19 như Chùa Sùng Khánh, Nhà Vương... và các hang động, rừng đặc dụng phòng hộ khu bảo tồn thiên nhiên khác... Các hoạt động thương mại và du lịch tiếp tục được củng cố và phát triển. Công tác quảnlý hoạt động thương nghiệp quốc doanh được chấn chỉnh do đã hạn chế được thua lỗ trong kinh doanh. Đồng thời khuyến khích mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh phát triển đúng hướng đã góp phần làm đa dạng các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tổng giá trị hàng xuất khẩu đạt 4,3 triệu USD. Trong đó mặt hàng chủ yếu là chì, quặng ăng ti môn. Về giá trị du lịch đạt 4,5tỷ đồng, tăng 4% so với năm 1998. Tuy nhiên hoạt động thương mại chưa làm tốt chức năng hướng dẫn sản xuất, tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đối với hàng nông- lâm sản. Tóm lại, trong những năm qua thực hiện đường lối của Đảng nhất là từ Nghị quyết VII và VIII của Đảng về CNH, HĐH. Trên cơ sở các Nghị quyết cụ thể của Trung ương Đảng chỉ đạo trên từng lĩnh vực. Được sự quan tâm từ Trung ương Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ và các dân tộc trong tỉnh đã nhận rõ trách nhiệm của mình, lãnh đạo chỉ đạo sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn và đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây: - Về kinh tế đã phát duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, GDP bình quân tăng 9-10%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. - Cơ sở hạ tầng được tăng cường và phát triển mạnh hơn các năm sau đều cao hơn năm trước. Triển khai thực hiện tốt một số chương trình lớn của Chính phủ và các dự án lớn của tỉnh, từ đó nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của cán bộ các cấp tỉnh, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng. - Bộ mặt xã hội có bước đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện thêm, các vấn đề xã hội được giải quyết, nhất là giáo dục đào tạo. - An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, toàn dân đoàn kết tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Riêng về nông nghiệp nông thôn Hà Giang có bước phát triển mới, cơ cấu kinh tế được xác lập và chuyển dịch hợp lý, đem lại hiệu quả nhất định, kinh tế các thành phần trong nông nghiệp đã phát triển, trong đó kinh tế hộ gia đình theo mô hình trang trại được xem là một nhân tố quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ sản xuất tự túc tự cấp lên sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá. Sức sản xuất trong nông nghiệp được khai thác, tiềm năng được phát huy một cách hợp lý hơn; sản xuất ngày một phát triển, sản phẩm nông nghiệp tăng, thu nhập đời sống nhân dân có bước nâng lên, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân. Cơ sở vật chất- kỹ thuật đầu tư cho nông, lâm nghiệp tăng cường; công tác khuyến nông, khuyến lâm được coi trọng hơn, tiến bộ khoa học kỹ thuật được tăng cường áp dụng tốt hơn, sự phân công lao động sản xuất kinh doanh đa dạng, năng động đã thúc đẩy và góp phần xây dựng cơ cấu nông thôn mới ngày một tiến bộ, hợp lý. Ii. thực trạng công tác quản lý và sử dụng NSNN của tỉnh hà giang năm 1997 - 1999. Năm 1999 là năm thứ ba thực hiện luật NSNN. Mặc dù tỉnh mới được tái lập, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn liếng còn có nhiều khó khăn thiếu thốn. Bên cạnh đó lại chịu ảnh hưởng của thời tiết thất thường và sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ của các nước trong khu vực. Song với tinh thần đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, vì vậy nền kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục tăng trưởng, phát triển, nguồn thu NSNN tiếp tục tăng qua các năm. Để thấy rõ thực trạng công tác này, ta có thể nghiên cứu kết quả, các chỉ tiêu về hoạt động thu, chi ngân sách của tỉnh từ năm 1997 đến 31/12/1999. 1. Về công tác quản lý thu NSNN của tỉnh Năm 1997: Tổng thu NSNN đạt 356.545,4 triệu đồng, trong đó: đầu tư về NS TW là 9.023 triệu. - NS để lại địa phương là 349.522,4 triệu. Cơ cấu nguồn thu: thu trên địa bàn 47.264,5 triệu; thu viện trợ 1.000 triệu; thu từ NSTW 295.861,2 triệu; thu hút dư năm trước 12.419,7 triệu; thu từ đi vay 2.000 triệu. Năm 1998: Tổng thu NSNN là 431.621 triệu, trong đó: - Điều tiết về NSTW là 12.254 triệu. - NS để lại địa phương là 419.367 triệu. Như vậy nếu so với kế hoạch thì 1998 thu đạt 113% và tăng so với năm 1997 là 120,3%, bao gồm: thu trên địa bàn 55.749 triệu, đạt 1264% kế hoạch hoá giao tăng so với năm 1997 là 138,7%; thu bổ sung từ NSTW 337.569 triệu đạt 112,8% kế hoạch; thu kết dư năm trước 1.148 trệi, đi vay 27.350 triệu; thu trái phiếu kho bạc 9.760 triệu. Năm 1999: thực hiện là 521.416 triệu đạt 102,1% so với kế hoạch và tăng so với năm 1998 là 120,8%, trong đó: - Điều tiết về NSTW theo quy định là 18.977 triệu - NS để lại địa phương là 502.439 triệu. Các nguồn thu bao gồm: thu trên địa bàn là 64.521 triệu, đạt 124,1% kế hoạch, so với năm 1998 tăng 115,6%; thu viện trợ 16.609 triệu; thu bổ sung từ NSTW là 325.617 triệu; thu kết dư năm trước 5.535 triệu; thu từ đi vay là 13.067 triệu. Qua khảo sát kết quả thu NSNN qua các năm 1997- 1999 cho thấy tổng số thu NSNN đều tăng qua các năm và đều hoàn thành kế hoạch được giao. Tuy nhiên nếu xem xét từng chỉ tiêu cụ thể thì thấy có sự tăng, giảm không đều nhau, chẳng hạn: + Thu từ DNNN trung ương: Năm 1997 thực hiện 3.558 triệu, đạt 95,7% so với kế hoạch. Năm 1998 dự toán kế hoạch thu 3.200 triệu, thực hiện cả năm là 3.725 triệu, đạt 116,1% so với kế hoạch và bằng 104,7 so với năm 1997. Năm 1999 thực hiện 4.000 triệu, đạt 123% so với kế hoạch cả nămg và bằng 107,3% so với năm 1998. Số vượt thu chủ yếu tập trung vào các đơn vị kinh doanh có hiệu quả như: bưu điện tỉnh, điện lực tỉnh. + Thu từ DNNN địa phương: Năm 1997 kế hoạch giao thu 6.333 triệu, thực hiện là 5.268 triệu, đạt 83,2% so với kế hoạch cả năm. Nguyên nhân do tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, cho nên 16/27 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách. Năm 1998: kế hoạch giao 7.754 triệu, thực hiện 7.029 triệu đạt 90,6% so với kế hoạch và bằng 33,4% so với năm 1997. Tuy nhiên còn một số doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều mặt hạn chế, cho nên chưa làm tốt nộp thuế cho NSNN. Chẳng hạn như Công ty thương mại tổng hợp Hà Giang, Công ty xuất nhập khẩu, Công ty du lịch, Công ty chế biến nông sản thực phẩm... Năm 1999 thực hiện 7000 triệu đồng đạt 91,9% so với kế hoạch cả năm và bằng 99,5% so với năm 1998. + Thu ngoài quốc doanh: Cùng với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế ngoài quốc doanh cũng đã có những chuyển biến nhất định. Do đó hàng năm đóng góp vào NSNN ngày càng tăng: Năm 1997: Nộp vào NSNN 12.334 triệu, đạt 103% kế hoạch; năm 1998 nộp vào ngân sách 15.400 triệu, đạt 104,45 so với kế hoạch và bằng 120% so với năm 1997. Năm 1999 nộp vào ngân sách 16.290 triệu, đạt 130,3% so với kế hoạch và bằng 105,7% so với năm 1998. Năm 1999 là năm đầu tiên thực hiện 2 luật thuế mới (VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp ), cơ sở thu nộp vì có nhiều nguyên nhân cho nên thu từ hai loại thuế đó vào ngân sách thấp hơn so với thuế doan thu và thuế lợi tức trước đây. Song tổng số thu nhập vẫn tăng hơn năm 1998. Sở dĩ như vậy là do năm nay tỉnh được NSTW bổ sung vốn xây dựng cơ bản thanh toán khối lượng vượt năm 1996, 1997 và việc quản lý thu thuế từ lĩnh vực xây dựng cơ bản đã huy động kịp thời vào ngân sách địa phương. + Lệ phí trước bạ: Đây là loại lệ phí nhằm vào việc hướng dẫn tiêu dùng của xã hội và điều tiết các đối tượng có thu nhập cao theo chính sách hiện hành. Năm 1997 thực hiện 1.085 triệu, đạt 120% kế hoạch, năm 1998 thực hiện 2.153 triệu, đạt 111,4% so với kế hoạch và tăng 119,2% so với năm 1997. Năm 1999 thực hiện 2.350 triệu, đạt 124,5% so với kế hoạch và tăng 132,2% so với năm 1998. Sở dĩ nguồn thu này tăng lên là do nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại, và xây dựng nhà ở trong nhân dân tăng lên. + Thuế sử dụng đất lâm nghiệp: Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển rõ rệt, dần dần đã giải quyết được một phần quan trọng nhu cầu lương thực và bắt đầu chú ý đến sản xuất nông sản hàng hoá với tỷ suất ngày càng tăng lên. Trong sản xuất nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chú trọng đầu tư hệ thống thuỷ lợi, nâng cấp hệ thống kênh mương phục vụ cho tưới tiêu... Năm 1997 thực hiện 4.524 triệu, đạt 110,3% kế hoạch; năm 1998 thực hiện 4.596 triệu, đạt 100,8% kế hoạch và bằng 102% so với năm 1997; năm 1999 thực hiện 4.700 triệu, đạt 102,2% so với kế hoạch và tăng 102,2% so với năm 1998. + Thu thuế nhà đất: Đây là khoản thuế thu từ các đối tượng dân cư có sử dụng đất làm nhà ở . Năm 1997 thực hiện 1.260 triệu, đạt 109,6% kế hoạch; năm 1998 thực hiện 1.621 triệu đạt 124,7% kế hoạch và bằng 129% so với năm 1997; năm 1999 thực hiện 1.850 triệu đạt 112,1% so với kế hoạch và bằng 114,1% so với năm 1998. + Thuế thu nhập cá nhân: Đây là khoản thu đánh vào những người có thu nhập cao. Khoản thu này phát sinh chủ yếu từ những người làm việc trong các doanh nghiệp các Công ty liên doanh với nướ ngoài. Tổng thu năm 1997 là 80 triệu, đạt 160% kế hoạch; năm 1998 25% kế hoạch, bằng 31% của năm 1997; năm 1999 đạt 120 triệu đồng, bằng 430% so với năm 1998. Nguyên nhân tăng là do số dự án và số người làm trong các dự án nước ngoài trong tỉnh tăng lên. + Thu từ xổ số: Đây cũng là một nguồn thu ngân sách đáng kể của tỉnh. Năm 1997 thực hiện 274 triệu đồng, đạt 274% kế hoạch; năm 1998 là 237 triệu, đạt 114,8% kế hoạch bằng 105% của năm 1997; năm 1999 thực hiện 350 triệu, đạt 125% kế hoạch và bằng 121,9% của năm 1998. + Thu từ phí và lệ phí: Năm 1997 thực hiện 1033 triệu; năm 1998 thực hiện2.055 triệu, đạt 171,3% kế hoạch và bằng 198,9% năm 1997; năm 1999 thực hiện 2.300 triệu, đạt 119% kế hoạch bằng 111,9% năm 1998. Đây là khoản thu tuy không ổn định, nhưng nếu quản lý tốt tận thu triệt để sẽ góp phần đáng kể vào cho NS địa phương. + Thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất: Năm 1997 thực hiện 568 triệu, đạt 167% kế hoạch; năm 1998 thực hiện 713 triệu, đạt 157,7% kế hoạch và bằng 125,5 so với năm 1997; năm 1999 thực hiện 800 triệu đồng, đạt 160,6% kế hoạch và bằng 112,2% năm 1998. + Thu từ cấp giấy quyền sử dụng đất: Năm 1997 thựchiện 677 triệu, đạt 123,1% kế hoạc; năm 1998 thực hiện 1913 triệu, đạt 202,6% kế hoạch và bằng 282,5% năm 1997; năm 1999 thực hiện 2.700 triệu, đạt 148% kế hoạch và bằng 141,1% năm 1998. Nguyên nhân tăng thực hiện chủ trương mở rộng phố phường thị xã, thị trấn cùng với việc đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thị xã, thị trấn. + Thu từ đánh thuế xuất nhập khẩu: Khoản thu này phải điều tiết 100% về NSTW. Năm 1997 thu 7.038 triệu, đạt 100,5% kế hoạch; năm 1998 thu được 1.057 triệu, đạt 11,1% kế hoạch và tăng 15% năm 1997; năm 1999 thu được 6000 triệu, đạt 200% kế hoạch và bằng 567,6% năm 1998. Sở dĩ năm 1998 Hải quan thu đạt thấp so với kế hoạch là vì: - Các doanh nghiệp địa phương tìm đối tác xuất nhập khẩu còn hạn chế. Ví dụ mặt hàng quặng sắt được xuất khẩu từ cuối tháng 4/1998 nhưng số lượng cũng như giá trị tính thuế thấp; các doanh nghiệp tỉnh bạn xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu Hà Giang giảm đi. - Sản lượng các mặt xuất khẩu chủ lực của tỉnh (như chè, quặng) giảm đi, hơn nữa tổng trị giá tính thuế lại thấp đi. Còn mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nông sản, hàng tiêu dùng và tư liệu lao động phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng lại chủ yếu qua con đường tiểu ngạch hoặc qua trao đổi của dân cư ở vùng biên giới, nên khó thu thuế. - Hàng xuất - nhập qua hình thức mậu dịch (chính ngạch) chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất, máy móc thiết bị thì lại có thuế suất thấp. Ngoài các khoản thu đã nêu trên, còn có các khoản thu từ bán nhà sở hữu Nhà nước; thu cho thuê đất; thu từ các khoản đóng góp của dân cư... Tuy các nguồn thu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu của ngân sách tỉnh, nhưng do biết cách tận thu, nên nó cũng góp phần quan trọng vào sự cân đối ngân sách chung của tỉnh. Tóm lại, qua sự phân tích trên đây về nguồn thu ngân sách, nhìn chung thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang có chiều hướng tăng lên, năm sau thường lớn hơn năm trước. Điều này được thể hiện trong việc thực hiện kế hoạch thu (không kể phần trợ cấp của Trung ương: năm 1997 là 47.264,5 triệu, năm 1998 là 55.794 triệu, năm 1999 là 64.500 triệu) qua các năm đều vượt kế hoạch. Song trên thực tế các chỉ tiêu thu chưa ổn định và chưa lớn. Nguyên nhân của những thành công và tồn tại như sau: - Nhờ có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở về hoạch định chuyển đổi cơ cấu kinh tế và có các biện pháp khai thác và phát triển nội lực của các thành phần kinh tế, do đó bước đầu đã có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế tăng lên với tốc độ khá nhanh và ổn định. - Nhà nước phát huy và tăng cường vai trò quản lý ở tầm vĩ mô, từng bước tạo ra và không ngừng hoàn thiện các môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển như luật đầu tư, các luật về thuế, luật NSNN... và kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và văn bản dưới luật, nhờ đó mà động viên có hiệu quả sức người, sức của vào phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân, phát huy dân chủ hóa và bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. - Được sự quan tâm trực tiếp của các cấp Đảng và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong công tác tổ chức thu NSNN. Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho các đối tượng nộp thuế tự giác thấy được nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, của mọi ngành, mọi cấp. Các ngành chức năng có sự phối hợp chặt chẽ, giúp cho chính quyền các cấp quản lý, khai thác, bồi dưỡng các khoản thu cho NSNN. Ngoài các nguyên nhân làm tăng thu cho NSNN, còn có những nguyên nhân làm hạn chế đến thu ngân sách là: - Nhận thức của một bộ phận những người kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân chưa cao, chưa tự giác, cho nên nộp thuế chưa đầy đủ, tìm mọi cách để chốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ nộp thuế v.v... - Phẩm chất, năng lực của một bộ phận cán bộ thuế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số cán bộ thuế do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, đã lợi dụng chức quyền thông đồng với người kinh doanh dẫn đến vi phạm quy định luật thuế như tính sai doanh thu bán hàng, bao cho miễn thuế bừa bãi... - Cơ quan chức năng chưa hướng dẫn các đối tượng đăng ký kê khai nộp thuế và hướng dẫn thực hiện chế độ ghi chép sổ sách kế toán, còn bỏ sót nguồn thu, phản ánh không trung thực, gây thất thoát cho NSNN. - Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn với chính quyền, đặc biệt là chính quyền xã trong quản lý thu thuế chưa tốt. - Do ảnh hưởng của thiên tai, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực... cũng tác động không tốt đến hoạt động thu NSNN. Tóm lại, trên đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng tích cực làm tăng thu ngân sách cũng như những nguyên nhân làm hạn chế thu ngân sách của tỉnh. Trong đó có những nguyên nhân chủ quan của cán bộ; có nguyên nhân do cơ chế lạc hậu, thiếu linh hoạt; có nguyên nhân khách quan như thiên tai... Vì vậy, cần có những biện pháp tích cực, khắc phục có hiệu quả những mặt tích cực, có như vậy mới thực hiện tốt hơn thu ngân sách cho tỉnh. 2. Về quản lý chi NSNN Quán triệt chủ trương của Nhà nước là giảm bao cấp đối với các DNNN, tăng tính tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng đầu tư cho chiến lược con người như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, tăng chi cho phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội... Như vậy cơ cấu chi có sự thay đổi theo hướng tích cực. Đối với Hà Giang do tình hình và đặc điểm đã nêu trên, cho nên nhu cầu chi để đảm bảo hoạt động cho bộ máy quản lý Nhà nước và cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội rất lớn. Song nguồn thu ngân sách lại rất hạn hẹp. Vì vậy trong năm qua tỉnh đã chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên hàng năm, dành từ 29% - 33% NS để chi cho đầu tư phát triển, trong đó xây dựng cơ bản từ 27% - 30%, chi hỗ trợ cho các DNNN từ 1% - 2%. Nhờ quản lý tốt chi ngân sách hàng năm cho nên đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi thiết yếu, theo đúng kế hoạch đã được duyệt và đúng chế độ Nhà nước quy định. + Về chi cho đầu tư phát triển: Mấy năm qua chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ lớn. Đến nay cơ bản các công trình đã phát huy tác dụng, tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1997 tổng số vốn cấp phát cho đầu tư phát triển 106.123 triệu, đạt 92,2% kế hoạch. Năm 1998 là 132.116 triệu, đạt 100,2% kế hoạch. Năm 1999 là 153.459 triệu; tương ứng trợ cấp cân đối ngân sách là 62.000 triệu; Nguyên nhân chi đầu tư phát triển tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn là vì xây dựng cơ cấu hạ tầng, đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp và nông thôn, trọng tâm là đường giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá... nhu cầu đòi hỏi rất lớn. + Về chi thường xuyên: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng chi ngân sách của tỉnh, hiện chiếm 50 - 53%. Khoản chi này có xu hướng ngày càng tăng nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan hành chính sự nghiệp, cho các sự nghiệp kinh tế văn hoá, xã hội... Cơ cấu chi thường xuyên: - Chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế: chủ yếu chi cho phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, giao thông, kiến thiết thị chính và 7 chương trình kinh tế của tỉnh. Năm 1997 thực hiện 32.318 triệu, đạt 117,4% kế hoạch; năm 1998 thực hiện 35.491 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1999 thực hiện 43.883 triệu, đạt 102,8% kế hoạch. Mặc dù ngân sách địa phương còn hạn hẹp, nhưng tỉnh đã ưu tiên đầu tư cho phát triển kinh tế, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện từng bước xoá đói, giảm nghèo. - Chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo: Do đặc thù của tỉnh miền núi như đã phân tích ở trên, cho nên khoản chi này cũng là cần thiết cấp bách và cũng chiếm khối lượng và tỷ lệ khá lớn trong ngân sách tỉnh. Khoản chi này bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp cho giáo viên, học sinh người dân tộc, sách giáo khoa vùng cao và đồ dùng thiết bị, tài liệu của từng chuyên ngành. Năm 1997 thực hiện 76.385 triệu, đạt 107,4% kế hoạch; năm 1998 thực hiện 92.557 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1999 thực hiện 99.321 triệu, đạt 100,1% kế hoạch. Năm 1999 NS địa phương luôn đảm bảo cấp phát và chi trả kịp thời các khoản chi lương cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt Hà Giang đang thực hiện nhiệm vụ xoá mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học, cho nên khoản chi này khá lớn. Năm 1999 Hà Giang được công nhận là tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học. - Chi cho sự nghiệp y tế: Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, công tác phòng bệnh, phòng dịch được coi trọng thường xuyên, thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các bệnh viện, trung tâm mạng lưới y tế xã được xây dựng và củng cố đi vào hoạt động có hiệu quả. Năm 1997 chi 13.278 triệu, đạt 125% kế hoạch; năm 1998 thực hiện 16.980 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1999 thực hiện 16.477 triệu, đạt 100,8% kế hoạch. Các khoản chi cho y tế bao gồm chi lương, phụ cấp cơ bản, phụ cấp ngành và chi cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, sự nghiệp y tế. Năm 1999 thực hiện cơ chế cấp phát kinh phí theo ngành dọc đã giảm được đầu mối quản lý cho ngành tài chính địa phương. - Chi cho sự nghiệp văn hoá, thông tin, phát thanh - truyền hình, thể dục thể thao: Đây là khoản chi có ý nghĩa rất quan trọng góp phần đưa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào đời sống của nhân dân các dân tộc. Trong những năm qua phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng của tỉnh được củng cố và phát triển, các cuộc hội diễn, hội thảo được tổ chức dưới nhiều hình thức, nhiều thể loại, được đông đảo các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân tham gia. Hoạt động văn hoá, thông tin hướng về cơ sở để hoạt động. Năm 1997 đã chi 4.697 triệu, đạt 98,5% kế hoạch; năm 1998 thực hiện 4.062 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1999 thực hiện là 3.680 triệu, đạt 106,2% kế hoạch. - Chi cho công tác phát thanh truyền hình: Năm 1997 chi 3.632 triệu, đạt 142,9% kế hoạch; năm 1998 là 2.991 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1999 là 3085 triệu, đạt 102,6% kế hoạch. - Các khoản chi đảm bảo xã hội: Ngoài các khoản chi về trợ cấp xã hội; trợ cấp cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, trả lương cho cán bộ hưu trí, NS tỉnh còn giành thêm một khoản kinh phí thăm hỏi, quà tặng nhân ngày thương binh liệt sỹ, xây dựng nhà tình nghĩa, trợ cấp xã hội cho người già cô đơn, trẻ em mồ côi, tàn tật... Năm 1997 NS tỉnh chi 2.973 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1998 chi 4.730 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1999 chi 6.066 triệu, đạt 128,2% kế hoạch. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. - Chi cho công tác quản lý hành chính: Đây là khoản chi đảm bảo hoạt động cho các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể. Do ngân sách hạn hẹp, nên việc chi mua sắm trang thiết bị để nâng cao hiệu quả công tác còn rất hạn chế. Điều kiện làm việc của cán bộ còn nhiều thiếu thốn. Nhà nước thực hiện chi theo dự toán được duyệt, thắt chặt chi thường xuyên, thực hiện hết sức tiết kiệm khoản chi này để dành vốn chi cho đầu tư phát triển. Chi cho lĩnh vưc này: năm 1997 là 60.018 triệu, đạt 125,7% kế hoạch; năm 1998 là 55.869 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1999 là 62.526 triệu, đạt 109,2% kế hoạch. Về công tác quản lý chi hành chính sự nghiệp đã thực hiện cấp phát theo dự toán được duyệt. Tuy nhiên trong thực tế vẫn chưa thực hiện tốt kinh phí trong dự toán được giao và chưa thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm. - Chi cho NS xã: Nhà nước đã xác định xã là một cấp NS do đó đã tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở chủ động thực hiện chức năng của mình, góp phần giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tổng chi NS xã năm 1997 là 18.651 triệu, đạt 105% kế hoạch; năm 1998 là 24.157 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1999 là 26.696 triệu, đạt 116% kế hoạch. Cho đến nay việc quản lý điều hành NS xã còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ đội ngũ cán bộ kế toán xã không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác số thu NS ở các xã còn rất thấp do chưa khai thác thêm được nguồn thu. Vì vậy chi cho NS xã chủ yếu từ nguồn trợ cấp của NS huyện, thị. - Chi cho dự án và chương trình mục tiêu: Những năm qua trung ương đã ưu tiên đầu tư cho tỉnh thông qua các chương trình mục tiêu như: giáo dục, y tế, chương trình 06/CP, chương trình phát triển kinh tế các xã nghèo, chương trình vay vốn 120... Nhằm góp phần cải thiện bộ mặt vung cao biên giới của tỉnh. Năm 1997 chi 12.500 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1998 chi 9.392 triệu, đạt 94% kế hoạch; năm 1999 chi 15.048 triệu, đạt 100% kế hoạch. Nhờ có quan tâm chi NS, cho nên đã đem lại những kết quả bước đầu đáng kể và rất quan trọng như: nhân dân đã cơ bản bỏ trồng cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm dần các hộ đói nghèo, trình độ văn hoá của nhân dân được nâng lên một bước, giảm dần số người mù chữ, duy trì những phong tục tập quán tốt... - Các khoản chi NS khác: đây là khoản chi đột xuất nhằm phục vụ công việc đột xuất bất thường về kinh tế - xã hội như thiên tại, địch hoạ... Khoản chi này thường tính bằng tỷ lệ nhất định trong định mức chi tiêu thường xuyên của NSNN. Thực hiện các khoản chi này qua các năm như sau: năm 1997 là 13.217 triệu, đạt 97% kế hoạch; năm 1998 là 16.310 triệu, đạt 100% kế hoạch; năm 1999 là 9.300 triệu, đạt 101,5% kế hoạch. Tóm lại, chi NS của tỉnh trong mấy năm qua đã có nhiều cố gắng theo hướng tích cực. Nhu cầu chi ở mọi lĩnh vực ngày càng tăng. Ngân sách tỉnh đã cố gắng đảm bảo chi cân đối giữa các lĩnh vực, các khoản chi. Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện chặt chẽ đảm bảo đúng nguyên tắc. Việc chi mua sắm sửa chữa có trong dự toán được duyệt. Thông qua khâu thẩm định giá, thực hiện việc chọn thầu, đấu thầu đúng quy định. Công tác quản lý NS xã đã từng bước được củng cố và kiện toàn một bước, cho nên nó đã phát huy tác dụng tích cực. Tuy nhiên, trong công tác quản lý chi NS của tỉnh Hà Giang còn có các mặt hạn chế như: việc quản lý vốn đầu tư một công trình có nhiều phức tạp, vì nguồn vốn đầu tư vào đây có thể khác nhau, cơ quan chủ quản các nguồn vốn đó khác nhau... Việc cấp phát vốn XDCB còn bị phân tán, dàn trải, thiếu tập trung cho nên không dứt điểm, chậm đưa công trình vào sử dụng, do đó khả năng thu hồi vốn chậm, ảnh hưởng đến trả nợ vốn vay. Đối với các khoản chi thường xuyên, ngoài các khoản chi tiền lương, phụ cấp lương, thì các khoản chi hội nghị, tiếp khách, văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng... chưa được quản lý chặt chẽ, có nhiều sơ hở, dễ gây ra tham ô, lãng phí, kém hiệu quả. Vì vậy cần sẵn có những quy định, định mức chi thật cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực có thể xảy ra. Công tác lập báo cáo quý, năm ở một số đơn vị còn chậm so với quy định của luật NSNN; việc ghi chép mở sổ sách kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như kế toán ngân sách vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân tình trạng trên có thể do trình độ năng lực hoặc là do thiếu sự trung thực. Chính vì vậy cần sớm đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng đó. Tóm lại, sau 3 năm thực hiện luật NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đem lại những thành tựu nhất định. Song bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế nhất định. Để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế, cần phải có phương hướng và giải pháp thích hợp để nâng cao công tác quản lý và sử dụng NSNN trong những năm tới. Phần thứ ba phương hướng và những giải pháp chủ yếu để nâng cao công tác quản lý và sử dụng NSNN của tỉnh hà giang I. phương hướng, mục tiêu chung. Mục tiêu của CNH, HĐH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, xã hội công bằng, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó nhất thiết phải có nguồn tài chính to lớn và được bảo đảm ổn định và tăng trưởng cao. Trong đó trách nhiệm của NSNN đóng vai trò quyết định. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: "... chính sách tài chính phải nhằm vào mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển..."(1 . Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII của Đảng, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN 1996, tr. 101. ) Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng nêu rõ: "... phấn đấu hạn chế tiến tới thăng bằng NS một cách tích cực, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, chống thất thu và lạm thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết phục vụ lợi ích chung của sự nghiệp phát triển, cải tiến phân cấp quản lý kinh tế tài chính giữa trung ương và địa phương, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt là khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đảm bảo chủ quyền và ổn định quốc gia, nếu còn bội chi thì bù đắp bằng nguồn vốn vay, không đưa vào nguồn phát hành tiền" (2 . Chiến lược phát triển K T- X H đến năm 2000, Nxb Sự thật, HN 1991, tr. 43 ) Tại hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khoá VIII đã nêu rõ: "... nâng cao tính thực hiện của dự toán thu ngân sách hàng năm và thực hiện đúng chức năng chi NSNN trên ba lĩnh vực (chi đầu tư, chi thường xuyên, chi trả nợ). Khống chế mức bội chi ngân sách, tiến tới cân bằng thu chi và tăng dự trữ, không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách, trên cơ sở tăng thu tiết kiệm chi, Nhà nước tăng tỷ lệ ngân sách dùng cho đầu tư phát triển. Thực hiện chế độ kiểm toán với các đơn vị có sử dụng NSNN." (3 . Văn kiện hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng, khoá VIII, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN 1996, tr. ) Từ những phương hướng, nhiệm vụ chiến lược của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XII đã xác định phương hướng, nhiệm vụ chung phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2000: tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh cả 3 vùng, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, sản xuất hàng hoá phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thực hiện xoá đói giảm nghèo đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, văn hoá- thông tin- thể dục thể thao, y tế và thực hiện kế hoạch hoá dân số, phấn đấu giảm bớt khoảng cách giữa các vùng về đời sống và tiến bộ xã hội. Bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu kinh tế-xã hội : nhịp độ tăng tổng sản phẩm GDP bình quân 12,4%/năm, thu nhập bình quân đầu người 300USD/năm. Cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ trong toàn tỉnh; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 2%; ổn định định canh định cư cho 730 hộ với 4.684 khẩu đang du canh du cư và 10.125 hộ với 66.072 khẩu còn du canh. Đảm bảo đủ mức ăn cho 12 vạn người ở vùng cao còn thiếu nước. Để thực hiện phương hướng và mục tiêu nói trên, công tác quản lý tài chính, ngân sách lẫn quán triệt nguyên tắc, quan điểm chủ yếu sau đây: - Xây dựng một nền tài chính vững mạnh để đảm bảo thực hiện được chức năng của ngành và đáp ứng yêu cầu của những mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. Vừa nâng cao khả năng huy động cao các nguồn vốn tại chỗ, vừa nâng cao khả năng tiếp thu nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp của hoạt động tài chính. - Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh, của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh trên cơ sở đó mới có điều kiện tăng thu ngân sách qua thuế và phí. Phải trên cơ sở nuôi dưỡng nguồn thu, nghĩa là phải trên cơ sở đầu tư có trọng điểm cho việc phát triển kinh tế-xã hội, tăng NSLĐ, để từ đó tăng được nguồn thu cho NS. - Tăng cường kỷ cương, pháp chế tài chính trong việc quản lý tài chính. Đảm bảo phát huy công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của tài chính ngân sách, đảm bảo hành lang pháp lý cho các đơn vị, địa phương phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý NSNN. II. những giải pháp chủ yếu để nâng cao công tác quản lý và sử dụng NSNN của tỉnh hà giang. Về những giải pháp huy động vốn cho NSNN: 1. Giữ vững đường biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị trên địa bàn, tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất, các nhà doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. 2. Thực hiện tốt chính sách tích luỹ vốn, nhất là vấn đề tiết kiệm trong dân cư và xã hội. Đây là một giải pháp quan trọng và thiết thực. Vấn đề tiết kiệm, đầu tư bền vững nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất theo hướng mọi người dân có vốn đều được tự do đăng ký sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Tỉnh cần cụ thể hoá và vận dụng các chính sách của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của mình trên cơ sở luật pháp về chế độ chính sách chung của Nhà nước. 3. Tăng hiệu quả đầu tư bằng cách có chính sách đầu tư đúng đắn có cơ sở kinh tế cho các ngành công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; ưu tiên cho các công trình trọng điểm phục vụ chung cho kinh tế-xã hội của tỉnh. Doanh nghiệp Nhà nước phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN. 4. Tăng cường công tác quản lý và khai thác nguồn thu cho NSNN với quan điểm là thu NSNN trong sự phát triển bền vững, tức là không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó có nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý, vừa đảm bảo NSNN có nguồn thu cao vừa đảm bảo để các đối tượng NSNN có đủ điều kiện tài chính tiếp tục phát triển. Xác định được mức thu tại điểm "giới hạn tối ưu" không đơn giản mà cần phân tích, cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Những nguồn thu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh có ý nghĩa đặc biệt thì cần chú ý bồi dưỡng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ giúp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực... Trong hoạt động thu NSNN, cần hướng trọng tâm vào những biện pháp lớn sau đây: + Hoàn thiện hệ thống thu từ các hoạt động kinh tế mà trọng tâm là thuế. Thuế là phải thu chủ yếu của NSNN, là công cụ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế vô cùng quan trọng. Nó góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể của nền kinh tế, bảo hộ hợp lý những mặt hàng trong nước sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội. Thuế là một công cụ đòn bẩy để kích thích phát triển sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Chính sách thuế Nhà nước ban hành đã được pháp luật hoá thì phải quán triệt đầy đủ đến mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức, mọi cá nhân; phải tổ chức cho các đối tượng nộp thuế học tập, tìm hiểu để họ tự giác thực hiện. + Rà soát lại toàn bộ các khoản thu phí, lệ phí đã ban hành trên địa bàn tỉnh, qua đó chấn chỉnh những điểm không còn phù hợp, bổ sung những khoản thu phí và lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật Nhà nước. Phải được công khai, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người tổ chức thực hiện làm tốt công tác này, góp phần vào tăng thu cho NSNN. + Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với các cơ quan chức năng; thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời đúng đối tượng, quản lý tốt nguồn thu, bao quát hết nguồn thu, chống thất thu phát sinh trên địa bàn. + Tăng cường nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của bộ máy thu thuế, bao gồm cả nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế và việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác thu. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật thuế của Nhà nước; chấn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế, khắc phục những trường hợp tuỳ tiện về lợi ích cá nhân, làm tổn hại đến lợi ích Nhà nước, coi thường pháp luật. + Khai thác tối đa lợi thế các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, đặt biệt là cửa khẩu Thanh Thuỷ để tăng nguồn thu cho NS địa phương. Ngành Hải quan phải phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như công an, cục thuế, giao thông vận tải, quản lý thị trường... để làm tốt công tác kiểm tra trong việc thực hiện áp mã, áp giá thuế suất. Phát hiện kịp thời những sai sót bất hợp lý trong công tác thu; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát chặt chẽ việc dán tem các mặt hàng có thuế suất cao. Về một số nội dung cụ thể của công tác quản lý thu: - Thực hiện tốt 2 luật thuế mới: thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), ngành thuế cần triển khai tập huấn nội dung, phương pháp thu nộp thuế cho cán bộ ngành thuế và đối tượng nộp thuế trong tỉnh. - Rà soát, kiểm tra, đưa các hộ sản xuất kinh doanh mới phát sinh trên địa bàn vào quản lý. Thu dóc thuế còn tồn đọng các năm trước ở các khu vực KTQD và ngoài QD, tiến hành lập sổ bộ thuế VAT, TNDN, quản lý thu. - Ngành thuế làm tốt tham mưu cho UBND tỉnh ban chỉ đạo tỉnh thực hiện tốt 2 luật thuế mới, thành lập tổ thường trực của ngành thuế làm nhiệm vụ hướng dẫn trong quá trình thực hiện. Đồng thời phải làm tốt sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng, đoàn thể xã hội, tuyên truyền sâu rộng chính sách thuế và nghĩa vụ nộp thuế đến từng đối tượng nộp thuế. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế ở xã, phường, thị trấn. - Đối với DNSX kinh doanh khi thực hiện 2 luật thuế mới tức là tạo điều kiện cho sự phát triển của chính mình. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có biện pháp để thực hiện tốt các luật thuế để thúc đẩy SXKD của doanh nghiệp đồng thời có điều kiện làm tốt nghĩa vụ cho Nhà nước. Về những giải pháp quản lý chi NSNN ở tỉnh Hà Giang: NSNN có nhiệm vụ cấp phát kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội. Để quản lý tốt các khoản chi này cần vận dụng một số giải pháp sau đây: 1. Trước hết phải tuân thủ nghiêm ngặt những điểm quy định đã được ghi rõ trong luật ngân sách. Về việc lập, chấp hành, quyết toán NSNN. Tổ chức tập huấn hướng dẫn đội ngũ cán bộ làm công tác ngân sách và đội ngũ cán bộ làm kế toán các đơn vị thu hưởng ngân sách để họ hiểu rõ và tổ chức thực hiện đúng đắn và có hiệu quả cao. 2. Xác định tốt các căn cứ và đưa ra được các định mức tiến tiến, khoa học để thực hiện giao kế hoạch chi ngân sách cho các đơn vị hành chính sự nghiệp theo đúng quy định của NSNN. Tăng cường quản lý và điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao đầu năm, có chia ra quý, tháng. Kiểm soát các khoản chi qua kho bạc Nhà nước theo đúng cách văn bản hướng dẫn hiện hành. Quản lý chặt chẽ các khoản chi mua sắm, sửa chữa và vốn xây dựng cơ bản. 3. Các khoản chi phát sinh ngoài kế hoạch dự toán cần phải được xem xét kỹ lưỡng, nếu cần thiết phải chi thì phải tính đến nguồn đảm bảo hoặc phải giảm chi các khoản khác tương ứng, tránh tình trạng duyệt phát sinh tuỳ tiện không tính toán đến nguồn đảm bảo chi. Trong khâu phê duyệt dự toán chi ngân sách hàng năm, cần tính đến mục tiêu trước mắt và lâu dài, trong việc bố trí cơ cấu chi, đặc biệt là các khoản chi về đầu tư phát triển, vì khoản chi này có tác dụng trực tiếp đến việc phát huy hiệu quả cho nền kinh tế và khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm, khả năng tạo nguồn tích luỹ vốn để thực hiện tái sản xuất mở rộng nền kinh tế, mà trực tiếp là huy động vốn cho CNH, HĐH. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với Hà Giang một tỉnh có nhu cầu vốn để phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện xoá đói giảm nghèo, tăng cường quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội cuả tỉnh có hàng trăm km biên giới với nước bạn. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách có hạn thì cần tập trung ngân sách ưu tiên cho đầu tư phát triển, ưu tiên vốn đầu tư cho chi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường trong cơ cấu chi thường xuyên. Triệt để trên cơ sở triển khai thực hiện tốt pháp lệnh tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, hạn chế chi có tính chất tiêu dùng, quản lý hành chính Nhà nước, những khoản chi mua sắm, sửa chữa. Bố trí dự phòng, dự trữ tài chính trong ngấn sách đủ mạnh để chủ động đối phó và giải quyết khắc phục hậu quả thiên tai thất thường đột suất có thể phát sinh. 4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị sử dụng ngân sách, nhằm phát triển và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác quản lý và chi tiêu NSNN. Hiện nay, trong cơ chế thị trường thì đây là vấn đề vừa bức xúc vừa mang tính chất quyết liệt vì tính chất vi phạm khá phổ biến và phải đấu tranh với chính bản thân và trong nội bộ. 5. Đặc biệt quan tâm nâng cao toàn diện đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại đến hiệu quả công tác, hiệu quả kinh tế-xã hội cao hay thấp. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NSNN lại càng như thế. Vì đội ngũ cán bộ này trực tiếp quản lý tiền, của. Vì vậy, một mặt phải được đào tạo một cách cơ bản về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, năng lực tổ chức thực hiện và phải được rèn luyện thử thách để có đủ phẩm chất và bản lĩnh phục vụ tốt chức năng và nhiệm vụ được giao. Mặt khác, cần thường xuyên làm cho đi đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh. kiến nghị và kết luận I. kiến nghị. Trong những năm qua NS địa phương đã tích cực khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn và được sự hỗ trợ có hiệu quả của NSTW, cho nên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nhờ đó mà các loại hình kinh tế mới được hình thành, cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá. Đồng thời cơ chế quản lý tài chính nói chung, NSNN nói riêng cũng có sự đổi mới cho phù hợp với hoạt động sản xuất -kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh trong những năm tới. Với tư cách là một cán bộ chuyên môn trong ngành tài chính, chúng tôi xin nêu lên một số kiến nghị sau đây: 1. Kiến nghị với Nhà nước. - Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ chiến lược phát triển đối với tỉnh miền núi như: chính sách thuế ưu tiên, miễm giảm thuế thu nhập đối với các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế biến, nông nghiệp; chính sách về giảm lãi suất cho vay và điều chỉnh thời hạn vay phù hợp với từng lĩnh vực đầu tư, các chính sách về phát triển văn hoá, xã hội. - Tích cực tuyên truyền luật NSNN, các chính sách chế độ thể lệ khác về tài chính, NS trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân hiểu và tự giác tổ chức thực hiện. - Tăng cường công tác kiểm tra, tổng kết đúc rút kinh nghiệm tiếp thu lắng nghe ý kiến của các cấp, các ngành để điều chỉnh bổ sung hoàn thiện luật NSNN sát với thực tế. Có chế độ khen thưởng thích đáng đối với những địa phương làm tốt công tác quản lý NSNN. 2. Kiến nghị với Bộ tài chính. - Khi xây dựng thuế suất phải đảm bảo tính cụ thể, cách tính thuế phải thật đơn giản, dễ hiểu để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người khi thực hiện. Các văn bản hướng dẫn tổ chức thu thuế và phải bao quát hết các nguồn thu kiểu thuế suất áp dụng khi tính thuế phải áp dụng đúng với loại sản phẩm hàng hoá đó. - Nghiên cứu để tăng định mức chi thường xuyên cho các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá phù hợp với thực tiễn của các tỉnh miền núi, bổ sung chính sách nhằm động viên khuyến khích và tạo mọi điều kiện đối với đội ngũ cán bộ công tác ở vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát ngay từ khâu lập, chấp hành, quyết toán NSNN đối với các đơn vị thuộc đối tượng cấp phát ngân sách về việc chấp hành chế độ thể lệ tài chính và mục đích chi tiêu. 3. Kiến nghị với tỉnh. - Cần đổi mới phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp ngân sách để các cấp đó chủ động, sáng tạo trong quản lý thu - chi có hiệu quả cao nhất. Tăng cường hơn nữa tính chủ động và giao quyền cho các cấp chính quyền huyện, xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ khai thác nguồn thu, bố trí kế hoạch chi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện, xã. - Cần phải có sự quy định cụ thể về việc quản lý, tuyển chọn, sử dụng và thay thế đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách xã một cách hợp lý giữa các cấp chính quyền và ngành chuyên môn vì theo phân cấp ngân sách thì ngân sách xã là một cấp ngân sách cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ thực thi nhiệm vụ, tránh tình trạng để đội ngũ cán bộ xã thay đổi cùng với kỳ bầu cử của xã, làm cho công tác quản lý ngân sách xã không đi vào nề nếp, hoạt động kém hiệu quả. II. kết luận. NSNN là một trong những công cụ vô cùng quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế-xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Đối với nước ta, do các đặc điểm của TKQĐ và tình hình phát triển nhanh chóng của thế giới trên tất cả các mặt kinh tế-xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ... Cho nên sự phát triển lớn mạnh của NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng. Đất nước ta tiến lên CNXH từ điểm xuất phát về kinh tế quá thấp, trong khi nhu cầu về xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước lại đòi hỏi số lượng, chất lượng, cơ cấu vốn tài chính rất lớn và cấp bách. Tình hình đó đòi hỏi phải nâng cao sự quản lý vốn tài chính, vốn ngân sách có hiệu quả. Có như vậy mới tạo điều kiện về tài chính cho tất cả các hoạt động kinh tế-xã hội, khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn vốn nội lực và tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài dưới nhiều hình thức. Ngoài nhu cầu tài chính cho các hoạt động kinh tế-xã hội, thì nhu cầu tài chính cho sự hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước cũng phải được đáp ứng thường xuyên và ngày càng tăng. Vì vậy phấn đấu xây dựng một nền NSNN lớn mạnh, ổn địn vững chắc mà nguồn thu chủ yếu là từ nội bộ. Song, để có được một nền NSNN như vậy thì cần phải giải quyết một loạt các giải pháp vĩ mô của Nhà nước, trong đó có giải pháp thực hiện đổi mới cơ chế quản lý NSNN có vai trò vô cùng quan trọng. Muốn đổi mới công tác quản lý NSNN thì phải xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý sao cho phù hợp yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường. Đồng thời thực hiện tốt các giải pháp như trong luận văn đã nêu. Vai trò của công tác quản lý NSNN nêu trên cũng rất đúng với tất cả các địa phương, các ngành. Đối với tỉnh miền núi biên giới Hà Giang, vai trò của NSNN lại càng đặc biệt quan trọng khi đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể về kinh tế- chính trị- xã hội- an ninh- quốc phòng, khi đặt nó trong sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh. Vì lẽ đó, việc nâng cao công tác quản lý và sử dụng NSNN là một yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài. Quản lý và sử dụng có hiệu quả NSNN là nghĩa vụ vừa là quyền lợi thiết thực của các cấp, các nganh, các đoàn thể từ trung ương đến địa phương, cơ sở là sự nghiệp của toàn dân của các thành phần kinh tế. Trong đó ngành tài chính- tiền tệ đóng vai trò trực tiếp và trọng yếu. Trên cơ sở đó xây dựng một nền NSNN của tỉnh vững mạnh góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội- an ninh- quốc phòng mà Nghị quyết đại hội lần thứ 12 của tỉnh Đảng bộ đã đề ra. Luận văn cử nhân chính được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân về sự tiếp thu các kiến thức nguyên lý, quan điểm trong những năm học tập ở Phân Viện Hà Nội. Ngoài ra, đạt được kết quả này còn phải kể đến sự giúp đỡ tận tình, chu đáo và có hiệu quả của thầy giáo Phan Ngọc Châu- khoa Kinh tế chính trị Phân Viện Hà Nội và các thầy, cô giáo khác của Phân Viện Hà Nội. Kết quả này cò có sự giúp đỡ đáng kể của UBND tỉnh mà trực tiếp là Sở tài chính Hà Giang. Xin chân thàn cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó. danh mục tài liệu tham khảo 1. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII. 2. Các nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng trong đó có các nội dung liên quan đề tài. 3. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Giang lần thứ XII. 4. Tài liệu giáo khoa KTCT - Phân Viện Hà Nội. 5. Tài liệu giáo khoa quản lý kinh tế - Phân Viện Hà Nội. 6. Tài liệu giáo khoa kinh tế phát triển- Phân Viện Hà Nội. 7. Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ CNH, HĐH đất nước, Nxb Tài chính, HN 6/1996. 8. Tài chính học, Nxb Thống kê 1993. 9. Luật NSNN, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN 1996. 10. Luật thuế giá trị gia tăng (VAT). 11. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 12. Nghị định số 51/ND - CP ngày 18/7/1998 sửa đổi một số điều nghị định 87/CP. 13. Thông tư số 103/TT - BTC ngày 18/7/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN. 14. Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Hà Giang 1997-2000. 15. Báo cáo tình thực hiện thu-chi NSĐP năm 1997 của UBND tỉnh Hà Giang. 16. Báo cáo thực hiện kết quả thu-chi NSĐP năm 1998 và những nhiệm vụ thu- chi NSĐP năm 1999 của UBND tỉnh Hà Giang. 17. Báo cáo kết quả thực hiện thu-chi ngân sách năm 1999 và phương hướng, nhiệm vụ thu- chi ngân sách năm 2000 của UBND tỉnh Hà Giang. 18. Số liệu tổng hợp thu -chi NSĐP của chi cục thống kê- vật giá tỉnh Hà Giang. 19. Các bài báo Đảng trên các tạp chí và các báo hàng ngày có liên quan đến đề tài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0141.doc
Tài liệu liên quan