Đặc điểm của thu nợ này là số tiền thu nợ được rải đều trong kỳ kế hoạch trả nợ (tháng hay quý) ghi trên hợp đồng tín dụng. Như vậy khách hàng phải trả nợ theo đúng kỳ trả nợ.
Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín hình thức thu nợ này áp dụng cho khách hàng vay ngắn hạn, dài hạn, vay phục vụ đời sống.
Nếu khách hàng không có TKTG tại Ngân hàng thì thu nợ bằng tiền mặt, cóTKTG tại Ngân hàng thì cũng thu bằng hình thức chuyển khoản.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến đề nghị qua đợt thực tập và rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong nghề nghiệp của người cán bộ ngân hàng tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu
III. Nợ khác
IV. Hàng tồn kho
V. TSCĐ khác
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
I. TSCĐ
I. Nguồn vốn -Ngân quỹ
II. Các khoản đầu tư TC dài hạn
II. Nguồn vốn kinh phí
III. Chi phí XDCB dở dang
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
Qua bảng cân đối tài sản ta tính các chỉ tiêu:
a. Tỷ suất tài trợ:
Tỷ suất tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu (mục B, nguồn vốn)
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất T ³ 8%, chỉ tiêu càng cao thì khả năng đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp càng tốt.
b. Khả năng thanh toán và sự ổn định
Hệ số thanh toán ngắn hạn
=
Tổng số tài sản lưu động (mục A, TS)
Tổng số nợ ngắn hạn (1-A, NV)
Hệ số này ằ 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán VLĐ
=
Tổng số bằng tiền (1-A, TS)
Tổng số TSLĐ (loại A, TS)
Hệ số này ³ 0,5 thì không tốt và Ê 0,1 cũng không tốt
Hệ số thanh toán
=
Tổng số vốn bằng tiền
Tổng số nợ ngắn hạn (1-A, NV)
Hệ số ³ 0,5 thanh toán có khả quan
c. Thẩm định về lợi nhuận và các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán
Phần lãi, lỗ.
III. biện pháp phòng ngừa rủi ro tại các ngân hàng cơ sở đặc biệt là việc thực hiện các hình thức bảo đảm tín dụng
1. Thực hiện các hình thức bảo đảm tín dụng
Thực hiện nghị định 187/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, về việc đảm bảo tiền vay của TCTD - HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban hành "Quy định về việc thực hiện bảo đảm hệ thống tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay như sau:
a. Vay có đảm bảo:
Thực hiện nghiêm túc Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, thông tư số 06/2000/TT-NHNo ngày 04/04/2000 của Thống đốc NHNo Việt Nam.
Khách hàng vay phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản.
Ngân hàng được phép lựa chọn khách hàng vay.
Việc lựa chọn bảo đảm tiền vay phải lựa chọn bên thứ 3 bảo lãnh.
+ Như thế chấp, cầm cố thuộc quyền sở hữu tại chi nhánh NHNo&PTNT.
+ Công ty Nhà nước có thể thực hiện bảo lãnh bằng tài sản nhưng không phải thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản tại NHNo&PTNT Việt Nam. Bên bảo lãnh phải là Công ty nhà nước thực hiện hạch toán độc lập, có khả năng về vốn, năng lực về tài chính, có cam kết với chi nhánh.
Xác định được giá trị tài sản trên vốn vay nhưng:
+ Tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản
+ Tài sản cầm cố khách hàng giữ hoặc là bên thứ ba giữ bằng 50% giá trị tài sản cho vay bộ chứng từ xuất khẩu 90% giá trị thanh toán mà khách hàng được hưởng của bộ chứng từ hoàn hảo.
Bên cho vay nắm được việc quản lý và thu tiền hàng bán để thu lại khoản gốc và lãi.
Quy định của bộ hồ sơ cho vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố khách hàng bảo lãnh bên thứ 3: Mức cho vay tối đa bảo đảm bằng tài sản được hình thành từ vốn vay bằng 70% tổng mức vốn đầu tư.
b. Vay không có đảm bảo
Đối với cán bộ CNV thực hiện theo công văn số 34/CV-NHNo ngày 07/1/2000 và công văn 28/01/2000 của Thống đốc NHNo Việt Nam thì việc cho vay có thể thu nợ bằng lương, trợ cấp và các khoản thu nợ khác.
Đối với khách hàng lâu năm có tín nhiệm với Ngân hàng có thể cho vay không đảm bảo hoặc quyết định theo CBTD.
3. Biện pháp phòng ngừ rủi ro
Kiểm tra giám sát chặt chẽ vốn vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích trong HĐTD, trong trường hợp thấy không đủ khả năng trả nợ có thể gia hạn nợ cho khách hàng. Để tránh rủi ro CBTD phải giám sát và thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay và xem xét mức vay với Nhà nước, với khả năng kinh doanh, chất lượng kinh doanh có khả thi hay không khi đó mới làm thủ tục quyết định cho vay vốn.
B. phần nghiệp vụ kế toán
Kế toán Ngân hàng là một bộ phận của ngành kế toán trong nền kinh tế, là nghiệp vụ có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động Ngân hàng,và có quan hệ mật thiết với nền kinh tế. Thực hiện việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp toàn diện, đầy đủ, chính xác các mặt hoạt động nghiệp vụ, hoạt động tài chính ở mỗi hệ thống Ngân hàng để hình thành hệ thống chỉ tiêu thông tin kinh tế, tài chính phục vụ công tác quản lý, kiểm tra và bảo vệ an toàn tài sản. Chính vì vậy kế toán Ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng.
Trong điều kiện hiện nay, khi công nghệ ngân hàng đã và đang được hiện đại hóa tin học với sự trợ giúp của máy tính điện tử được ứng dụng rộng rãi trong nghiệp vụ KTNH, thì ngoài những nghiệp vụ kế toán mang tính truyền thống, hiện nay đã và đang áp dụng kế toán máy. Đây là bước đột phá trong ứng dụng tin học vào Ngân hàng.
Trong nền sản xuất xã hội, Ngân hàng được xác định là ngành kinh tế tổng hợp và bảo quản một khối lượng tài sản rất lớn của bản thân Ngân hàng cũng như của toàn xã hội gửi tại Ngân hàng. Để quản lý tốt khối lượng tài sản này, ngành Ngân hàng dùng công cụ kế toán để ghi chép, phản ánh toàn bộ tài sản (vốn) trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Cũng như các ngành kế toán khác đối tượng của KTNH là vốn (tài sản) cũng như sự vận động của nó trong quá trình thực hiện các mặt nghiệp vụ Ngân hàng.
- Nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng đóng vai trò hết sức đặc biệt trong KTNH.
+ Ghi nhận, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc về hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng theo đúng pháp lệnh ban hành, trên cơ sở đó để bảo vệ an toàn tài sản của bản thân Ngân hàng cũng như tài sản của toàn xã hội.
+ Phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời .... để phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động được tốt.
+ Giám sát quá trình sử dụng vốn (tài sản) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản thông qua kiểm soát trước, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính,củng cố chế dộ hoạch toán kinh tế trong nền kinh tế quốc dân
+Tổ chức giao dịch phuc vụ khách hàng một cách khoa học văn minh, giup đỡ khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng nói chung
- Nằm trong hệ thống hạch toán kế toán của nền kinh tế, hạch toán, kế toán Ngân hàng phải tuân thủ những quy tắc chung của chế độ hạch toán kế toán. Tuy nhiên xuất phát từ nhiệm vụ của hoạt động Ngân hàng nên KTNH có "đặc điểm" riêng như sau:
+ Tính tổng hợp: Hạch toán kế toán không chỉ phản ánh tính tổng hợp hoạt động của bản thân Ngân hàng mà còn phản ánh tổng hợp hoạt động của nền kinh tế thông qua quan hệ tiền tệ, tín dụng, thanh toán... giữa Ngân hàng với các đơn vị kinh tế, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp... Những số liệu KTNH cung cấp là thông tin quan trọng giúp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động kinh tế tốt.
+ Giao dịch gắn liền với xử lý: Khác với các ngành kế toán khác, hạch toán vào sổ thích hợp, đồng thời là giao dịch với khách hàng để tiếp nhận chứng từ và tiến hành kiểm soát, xử lý ngay các nghiệp vụ đó để đảm bảo chính xác khi vào sổ, với số lượng khách hàng giao dịch đông nên phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác mới phục vụ được khách hàng.
+ Tính kịp thời, chính xác: Tính chính xác kịp thời của KTNH phải ở mức độ cao, xử lý hạch toán ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hàng ngày lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra mức độ chính xác, đầy đủ sau một ngày hoạt động, đồng thời để làm căn cứ hạch toán tại đơn vị.
+ Khối lượng nghiệp vụ lớn, vốn thường xuyên biến động: Nền kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu giao dịch của khách hàng ngày càng nhiều nên làm cho khối lượng giao dịch lớn, khối lượng chứng từ nhiều, tổ chức luân chuyển phức tạp, vốn biến động.
+ Công thức hoạt động tiền tệ của các ngành khác là "T - H - T" khác với các ngành khác công thức hoạt động thanh toán của ngân hàng là "T - T", từ khâu huy động đến khâu cho vay đều tồn tại dưới hình thức tiền tệ, nên thước đo giá trị của kinh tế Ngân hàng là tiền tệ.
- Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động Ngân hàng nên kinh tế Ngân hàng có vai trò quan trọng sau:
+ Cung cấp thông tin tổng hợp để phục vụ quản lý tiền tệ. Mọi hoạt động về kinh tế, tài chính của khách hàng đều thông qua tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng nên ghi chép số liệu của kế toán ta vừa đánh giá được hoạt động của ngành ta, lại đánh giá được hoạt động của ngành khác. Từ đó là tiền đề để có biện pháp chỉ đạo, xây dựng những chính sách phát triển kinh tế.
+ Bảo vệ an toàn tài sản: Là cơ quan quản lý tài sản của cơ quan mình, của khách hàng, của nhà nước nên kế toán ngân hàng phải ghi chép, kiểm soát một cách chặt chẽ tránh xảy ra mất mát, thất thoát tài sản.
+ Đáp ứng yêucầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản trị Ngân hàng: giúp các nhà lãnh đạo sử dụng nó như là một công cụ hữu hiệu để chỉ đạo ,điều hành ,quản trị ngân hàng có hiệu quả
1. Chứng từ trong KTNH như sau:
- Chứng từ thuộc nghiệp vụ tiền mặt:
VD: Giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền mặt, séc lĩnh tiền mặt, phiếu thu, phiếu chi.
- Chứng từ thuộc nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt:
VD: UNC, UNT, séc chuyển khoản, TTD, phiếu chuyển khoản, CBC...
- Chứng từ thuộc nghiệp vụ tín dụng
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Hợp đồng tín dụng
+ Biên bản tài sản thế chấp vay vốn
+ Bảng tính lãi hàng tháng .....
2. Tài khoản sử dụng trong kinh tế ngân hàng như sau:
- Tài khoản thuộc TK Nợ
+ Nhóm TK tiền gửi của khách hàng
+ Nhóm TK phản ánh VTC của Ngân hàng
+ Nhóm TK phản ánh thu nhập của Ngân hàng.....
- Tài khoản thuộc TK Có
+ Nhóm TK phản ánh nghiệp vụ cho vay
+ Nhóm TK phản ánh nghiệp vụ đầu tư
+ Nhóm TK phản ánh.
Trên đây là khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm và vai trò của công tác KTNH, là điều kiện cơ sở đối với công tác KTNH.
Qua lý thuyết và qua thực tập tại cơ quan em xin trình bày cụ thể từng phần nghiệp vụ kế toán tại chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín được xử lý và hạch toán như sau:
I. kế toán thu - chi tiền mặt
Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín, cơ sở để hạch toán thu - chi tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ được bắt nguồn từ yêu cầu nộp - lĩnh tiền của khách hàng và nhu cầu hoạt động của bản thân Ngân hàng.
1. Chứng từ dùng trong kế toán thu - chi tiền mặt
*Thu tiền mặt :
+ Giấy nộp tiền: dùng cho khách hàng nộp tiền mặt vào quỹ nghiệp vụ ngân hàng
+ Giấy gửi tiền tiết kiệm do ngân hàng lập trên máy tính in ra
+Phiếu thu : dùng trong nội bộ ngân hàng khi phát sinh các khoản thu vào quỹ nghiệp vụ
+Bảng kê các loại tiền nộp vào ngân hàng kèm theo tiền mặt
Chi tiền mặt :
+Séc(lĩnh tiền mặt) : dùng làm căn cứ dể chi tiền mặt cho khách hàng từ tài khoản tiền gửi
+Giấy lĩnh tiền mặt : dùng làm căn cứ để chi tiền mặt cho khách hàng từ tài khoản tiền gửi cá nhân hoặc tài khoản tiền gửi tiết kiệm
+ Phiếu chi tiền mặt : dùng trong nội bộ ngân hàng như chi tiêu nội bộ , chi trả lãi ,chi trả hoa hồng, chi các khoản cho vay.
2. Tài khoản dùng trong kế toán thu - chi tiền mặt
Kế toán thu , chi tiền mặt là nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến tài khoản tiền mặt , cụ thể là thu – chi bằng tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ Ngân hàng sử dụng tài khoản “tiền mặt tại đơn vị “ có số hiệu là 101101.01. Cơ sở để hoạch toán thu chi tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ của Ngân hàng bắt nguồn từ yêu cầu nộp, lĩnh tiền mặt của khách hàng và nhu cầu hoạt động của bản thân Ngân hàng.
- Tài khoản sử dụng: "Tiền mặt tại quỹ" (VNĐ và USD)
- Kết cấu tài khoản:
Nợ: Số tiền mặt nộp vào quỹ nghiệp vụ Ngân hàng
Có: Số tiền chi ra từ quỹ nghiệp vụ Ngân hàng.
3. Quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ
3.1. Kế toán thu tiền mặt.
* Đối với khách hàng lập chứng từ nộp tiền mặt vào tài khoản của mình thì khách hàng phải lập 2 liên: "Giấy nộp tiền" và chuyển cho kế toán kiểm soát,kế toán kiểm tra các yếu tố ghi trên giấy gửi tiền của khách hàng theo quy định , tính hợp lệ, hợp pháp của Giấy nộp tiền, hạch toán vào máy, ký tên, ghi số bút toán rồi chuyển cho thủ quỹ, thủ quỹ thu đủ số tiền trên chứng từ, ký tên, chuyển lại cho kế toán chứng từ xử lý.
Ngày 20/7/2006 nhà máy Bia Tiger có tài khoản tại ngân hàng lập 2 liên "Giấy nộp tiền" vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Số tiền là 1.000.000.000đ.
Định khoản: Nợ TK 101101.01 1.000.000.000đ
Có TK 421101.03/nhà máy bia Tiger 1.000.000.000đ
Xử lý chứng từ:
+ Liên 1: "Giấy nộp tiền" dùng để ghi Có vào tài khoản 4211101/nhà máy bia Tiger.
+ Liên 2: "Giấy nộp tiền" dùng làm giấy báo Có cho nhà máy Bia Tiger.
* Đối với khách hàng chuyển tiền, khách hàng cũng viết 2 liên .
Giấy nộp tiền, khách hàng phải biết số CMT của người nhận, Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ tiến hành hạch toán vào máy, ghi số bút toán. In phiếu thu lệ phí chuyển tiền nếu thu lệ phí, chuyển cho thủ quỹ thu tiền, thủ quỹ thu đủ, chuyển lại cho kiểm soát viên, kiểm soát viên kiểm tra lại rồi tiến hành hạch toán và tiến hành chuyển tiền cho khách hàng.
Ví dụ thực tế:
Ngày 15/8/2006 khách hàng Lê Anh Dũng chuyển tiền cho Nguyễn Quỳnh Giang(Gia Lâm-Hà Nội) số tiền chuyển 18.000.000đ.
Hạch toán: Nợ TK 101101.01 18.000.000đ
Có TK 519121.2943 18.000.000đ
Hạch toán phí + VAT:(0,1%)
Nợ TK 101101.01 100.000đ
Có TK 453101.01 9090đ
Có TK 711001.01 9090đ
3.2. Kế toán chi tiền mặt
Đối với khách hàng đến lĩnh tiền mặt, rút tiền từ tài khoản tiền gửi cá nhân, khách viết giấy lĩnh tiền mặt, kế toán viên kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy lĩnh, đối chiều CMT, chữ ký mẫu, số sư trên tài khoản nếu khớp đúng, kế toán hạch toán vào máy ghi số bút toán, cho kiểm soát viên kiểm soát lại, kiểm soát hợp lệ, chuyển cho thủ quỹ để chi trả cho khách hàng.
Các trường hợp không nhất thiết phải có chứng minh thư : Chi trả tiền gửi tiết kiệm , kỳ phiếu , trái phiếu , ký danh thì kế toán phải đối chiếu chữ ký của khách hàng trên chứng từ với chữ ký đăng ký mẫu lưu tại ngân hàng
Ví dụ thực tế:
Ngày 16/8/2006 anh Nguyễn Xuân Hưng nộp vào ngân hàng một giấy lĩnh tiền mặt, để rút tiền từ tài khoản tiền gửi của mình, số tiền là: 160.000.000đ.
Định khoản: Nợ TK 421101.030002/Nguyễn Xuân Nam 160.000.000đ
Có TK 101101.01 160.000.000đ
Xử lý chứng từ:
- Giấy lĩnh tiền mặt đóng vào chứng từ kế toán
* Đối với khách hàng đến lĩnh tiền gửi tiết kiệm, khách hàng viết giấy lĩnh tiền tiết kiệm, kế toán đối chiếu chữ ký mẫu của khách hàng trên thẻ lưu của khách hàng, nếu hợp lệ hợp pháp kế toán hạch toán vào máy, ghi số bút toán, chuyển cho thủ quỹ để chi trả cho khách hàng.
Ví dụ thực tế:
Ngày 25/8/2006 anh Phạm Văn Hiền đến rút tiền tiết kiệm CKH (12T) số tiền gốc là 420.000.000đ.
Định khoản: Nợ TK 423202.12 420.000.000đ
Có TK 101101.01 420.000.000đ
Xử lý chứng từ:
+ Thẻ lưu và sổ tiết kiệm, giấy lĩnh tiền tiết kiệm đóng vào chứng từ kế toán.
* Đối với chi hoa hồng: Khi tổ trưởng đi nộp lãi cho tổ nhóm, kế toán hạch toán vào máy, rồi chỉ hoa hồng theo số tiền nộp nhân tỷ lệ chi hoa hồng hiện nay là 3%/tổng số thu lãi
Ví dụ thực tế:
Ngày 24/7/2006 Bà Nguyễn Thị Thu nộp lãi cho tổ nhóm phụ nữ, số tiền là 400.000đ.
Định khoản: Nợ TK 101101.01 500.000 đ
Có TK 702001.01 500.000 đ
Sau khi kế toán hạch toán vào máy số tiền lãi đã thu, tiến hành hạch toán chi hoa hồng cho tổ trưởng.
Hạch toán: Nợ TK 816002.01 500.000 x 3%
Có TK 101101.01 500.000 x3%
Xử lý chứng từ:
+ Liên 1: Đóng chứng từ kế toán
* Đối với chi công tác hành chính.
Chi các hoạt động hành chính của cơ quan như tạm ứng, chi tiếp khách, tiếp thị, chi mua sắm tài sản...
Ví dụ thực tế:
Ngày 12/08/2006 cô Lê Thị Hoa (phòng hành chính) nộp một tờ giấy đề nghị Ngân hàng tạm ứng để hoạt động hành chính trong tháng 8, số tiền là 2.000.000đ.
Định khoản: Nợ TK 361201.01 2.000.000đ
Có TK 101101.01 2.000.000đ
* Ngoài ra còn có một số hoạt động chi khác.
3.3. Kiểm kê quỹ cuối ngày
Thủ quỹ vào nhật ký quỹ, trả chứng từ cho bộ phận kiểm soát viên nhận lại chứng từ kiểm soát một lần nữa các yếu tố trên chứng từ, chuyển sang cho bộ phận kế toán chi tiết, tổng hợp hạch toán, lên nhật ký chứng từ.
Để đảm bảo khớp đúng số liệu thu - chi, tồn quỹ tiền mặt cuối ngày giữa kế toán và ngân quỹ thì hàng ngày khi kết thúc giao dịch với khách hàng phải tiến hành đối chiếu số liệu giữa kế toán và bộ phận ngân quỹ. Khi đối chiếu phải đảm bảo:
+ Tổng thu trên nhật ký quỹ của kế toán (bên nợ 1011) = tổng thu tiền mặt trên sổ quỹ do thủ quỹ quản lý.
+ Tổng chi trên nhật ký quỹ của kế toán (bên có 1011) = tổng chi tiền mặt trên sổ quỹ do thủ quỹ quản lý.
+ Dư nợ tiền mặt (tồn quỹ cuối ngày) của kế toán = tồn quỹ trên sổ quỹ tiền mặt thực dư chuyển vào kho cất giữ.
Tại NHNo&PTNT huyện Thường Tín các số liệu giữa thủ quỹ và kế toán cuối ngày thường là khớp nhau. Nừu đối chiếu chưa khớp nhau giữa hai bên tiến hành tìm sai và đảm bảo cuối ngày phải khớp đúng.
II. Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
Tại chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín hiện nay đang áp dụng các hình thức thanh toán sau:
+ Séc bảo chi
+ Séc chuyển khoản
+ Uỷ nhiệm chi chuyển tiền.
1. Thanh toán séc
1.1. Sẽ bảo chi
Do tình hình phát triển kinh tế xã hội và hiện nay Ngân hàng đang áp dụng phương thức chuyển tiền điện tử nên hình thức thanh toán bằng Séc bảo chi là rất ít, trong thời gian thực tập tại chi nhánh có duy nhất một trường hợp thanh toán bằng Séc bảo chi.
Hạch toán: Nợ TK tiền gửi người mua
Có TK tiền gửi đảm bảo thanh toán Séc bảo chi
Ví dụ thực tế:
Ngày 10/8/2006 Công ty CP Mỹ Hảo nộp vào Ngân hàng một tờ Séc bảo chi, trả tiền cho chi nhánh điện Tía, số tiền trên séc là 10.000.000đ
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp kế toán hạch toán lần 1
Nợ TK 421101/ Công ty CP Mỹ Hảo
Có TK 421101.010008
Khi khách hàng nộp lại séc vào Ngân hàng (đã giao dịch ở NHB), kế toán sẽ hạch toán lần 2.
Nợ TK 511102
Có TK 421101/Công ty CP Mỹ Hảo
Xử lý chứng từ:
+ Séc bảo chi đóng vào chứng từ kế toán
1.2. Séc chuyển khoản
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng, thanh toán chuyển tiền bằng séc rất ít, séc chuyển khoản không có, chủ yếu thanh toán bằng UNC, GNT chuyển tiền, giấy rút HMKP.
2. Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền
Tại chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín hình thức thanh toán này là khá phổ biến, khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, công ty TNHH, KBNN...
Thanh toán UNC bắt nguồn từ bên mua,khi nhân được hàng hoá ,dịch vụ từ bên mua sẽ lập 4 liên hoặc 2 liên uỷ nhiệm chi đã được in sẵn theo mẫu quy định của ngân hàng nộp vào ngân hàng nơi mình mở tài khoản để trích tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng được ghi trong uỷ nhiệm chi.Kiểm soát viên có nhiệm vụ kiểm tra ,kiểm soát các nội dung mà khách hàng ghi trên giấy UNC ,xem số dư của khách hàng trên tài khoản có đủ số dư để thanh toán hay không .Nếu không đúng trả lại khách hàng, còn nếu đúng thì làm thủ tục xử lý các liên UNC để thanh toán cho khách hàng và hạch toán.
* Trường hợp 1:
- Hai khách hàng thanh toán cùng một Ngân hàng, cùng địa bàn, cùng hệ thống. Khách hàng phải lập 4 liên UNC, hiện nay Ngân hàng sử dụng kế toán máy nên khách hàng lập 3 liên.
- Kế toán xử lý 3 liên UNC như sau:
+ 1 liên thông báo Nợ
+ 1 liên thông báo Có
+ 1 liên ghi Có tài khoản đóng chứng từ
* Trường hợp 2
- Hai khách hàng thanh toán khác Ngân hàng, cùng hệ thống, cùng địa bàn khách hàng phải lập 2 liên UNC.
- Kế toán xử lý 2 liên UNC như sau:
+ 1 liên báo Nợ khách hàng
+ 1 liên ghi Nợ CTĐT và đóng chứng từ
Kế toán nhận được bộ UNC của khách hàng gửi tới Ngân hàng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội dung trên UNC có hợp lệ hợp pháp, kiểm tra số dư trên tài khoản của khách hàng có đủ để thanh toán không. Nếu không đủ, không hợp lệ thì từ chối thanh toán. Nếu đủ và hợp lệ thì kế toán hạch toán vào máy, ghi số bút toán, nếu khách hàng chuyển tiền thì vào CTĐT tạo dữ liệu gốc.
Kế toán hạch toán:
- Trường hợp khách hàng bên bán có tài khoản tại đơn vị mình
Nợ TKTG đơn vị mua (tiểu khoản đơn vị mua)
Có TKTG đơn vị bán (tiểu khoản đơn vị bán)
- Trường hợp bên bán có tài khoản tại Ngân hàng cùng địa bàn hoặc khác địa bàn nhưng cùng hệ thống.
a. Nợ TKTG đơn vị mua
Có TK CTĐT
b. Nợ TKTG đơn vị mua
Có phí chuyển tiền.
- Trường hợp khách hàng bên bán có tài khoản tại Ngân hàng khác hệ thống.
+ Nếu trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố thì thanh toán chuyển tiền về tỉnh.
+ Nếu khác địa bàn tỉnh, thành phố thì thanh toán chuyển tiền về NHTW.
Ví dụ thực tế:
- Trường hợp khách hàng có tài khoản tại đơn vị mình.
Ngày 20/8/2006 Công ty Nam á nộp vào Ngân hàng 3 liên UNC để thanh toán phí chuyển tiền cho NHNo&PTNT Thường Tín, số tiền là 330.000đ.
Hạch toán: Nợ TK 421101/Công ty Nam á 363.000 đ
Có TK 453101.01 33.000 đ
Có TK 71101001 330.000 đ
Xử lý chứng từ:
+ 1 liên ghi nợ cho Công ty TNHH may thêu sông Hương
+ 1 liên làm giấy báo Có cho Công ty
+ 1 liên đóng vào chứng từ kế toán.
- Trường hợp khách hàng bên bán có tài khoản tại Ngân hàng khác địa bàn nhưng cùng hệ thống.
Ngày 22/8/2006 Công Ty Tiger nộp vào Ngân hàng 2 liên UNC, trả tiền hàng cho Công ty TNHH Coma có TK tại NHNo&PTNT Quận I - TP Hồ Chí Minh, số tiền chuyển 50.000.000đ.
Kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và số dư tài khoản cho vay của Công ty của chứng từ và tiến hành hạch toán.
Nợ TK 421101.030001/Công ty Coca 50.000.000đ
Có TK 519121.2943/ Công ty Coma 50.000.000đ
Kế toán hạch toán thu phí chuyển tiền:
Nợ TK 421101.03001/Công ty Coca 330.000đ
Có TK 453101.01 30.000đ
Có TK 711001.01 300.000đ
Xử lý chứng từ:
-1 liên ghi Nợ cho Công ty Coca
-1 liên lưu chứng từ CTĐT đong chứng từ
3. Tiết kiệm.
Tại Ngân hàng hiện nay sử dụng các hình thức tiết kiệm như: tiết kiệm có kì hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm bậc thang… nhưng chủ yếu vẫn là gửi tiết kiệm bậc thang. Đây là loại hình tiết kiệm rất thuậm tiện cho khách hàng và Ngân hàng. Khách hàng có thể rút khi cần mà lãi suất vẫn cao. Đặc biệt là khách hàng có thể rút bớt ra một phần mà không cần làm lại sổ mới. Do nó có các bậc tính lãi:
Bậc 1 (dưới 3 tháng): 0,25%/tháng
Bậc 2 (3 tháng) : 0,64%/tháng
Bậc 3 (6 tháng) : 0,65%/tháng
Bậc 4 (9 tháng) : 0,68%/tháng
Bậc 5 (12 tháng) : 0,7%/tháng
Bậc 6 (24 tháng) : 0,76%/tháng
Khách hàng rút tiền trong khoảng thời gian nào thì sẽ tính lại theo lãi suất của thời gian đó chứ không phải tính theo lãi suất không kỳ hạn như trước đây.
3.1 Thủ tục nhận tiền gửi
- Đối với người gửi tiền
+ Viết giấy gửi tiền tiết kiệm
+ Đăng ký mẫu chữ ký, chứng minh thư (nếu có)
-Đối với NH:
+ Kế toán viên kiểm tra các yếu tố trên chứng từ, lập sổ tiết kiệm và thẻ lưu phù hợp với kỳ hạn gửi, ghi số sổ tiết kiệm…chuyển sang cho kiểm soát viên.
+ Kiêm soát viên kiểm tra lại các yếu tố, ký và đóng dấu vào sổ tiết kiệm sau đó chuyển sang cho thủ quỹ.
+ Thủ quỹ thu tioền của khách hàng, trả sổ tiết kiệm và chuyển thẻ lưu và chứng từ chuyển sang cho kế toán.
+ Kế toán nhập dữ liệu trên máy và lưu chứng từ.
Nợ TK 101101.01
Có TK 423802.241076 (tài khoản tiết kiệm bậc thang)
3.2 Thủ tục chi trả tiền gửi
- Với người gưỉ tiền:
+ Nộp giấy rút tiền và sổ tiết kiệm
+ Xuất trình chứng minh thư nếu có đăng ký.
Với Ngân hàng:
Kế toán đối chiếu mẫu chữ ký và các yếu tố khác, sau đó sẽ hạch toán theo yêu cầu của khách hàng. Chuyển cho kiểm soát, thủ quỹ chi tiền…
+ Khi khách hàng gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm:
Nợ TK 101101.01 : phần gửi thêm
Có TK 423802.241076 : phần gửi thêm
+ Khi khách hàng rút một phần: Ngân hàng tính phần lãi tiền rút và hạch toán.
Nợ TK 423802.241076 : Phần gốc rút
Nợ TK 801 : phần lãi của gốc rút
Có TK 101101.01 : Tổng cả gốc rút và lãi rút
+ Khi khách hàng tất toán (rút tại thời điểm nào tính lãi theo thời điểm ấy)
Nợ TK 423802.241076 : Phần gốc
Nợ TK 801 : Phần lãi
Có TK 101101.01 : Tổng gốc và lãi.
4. Kế toán mua bán ngoại tệ.
Hiện nay thì NH mới chỉ kinh doanh ngoại tệ là USD.
4.1 Mua ngoại tệ bằng tiền mặt, chuyển khoản
- Trên cân đối ngoại tệ:
NợTK 103101.37.0101 (hoặc 422101.37.tiểu khoản)
Có TK 471101.37
Trên cân đối ngoại tệ:
Nợ TK 471201
Có TK 101101.01
(Hoặc Có TK 421101.tiểu khoản)
4.2 Bán ngoại tệ tiền mặt
- Trên cân đối ngoại tệ:
Nợ TK 471101.37
Có TK 103101.37.01
_ Trên cân đối nội tệ:
Nợ TK 101101.01
Hoặc NợTK 421101.tiểu khoản
Có TK 471201
4.3 Cuối tháng kế toán xác định chênh lệch.
Những số ngoại tệ bán ra theo tỷ giá bán thực tế với số ngoại tệ mua vào bình quân trong tháng.
Nếu chênh lệch > 0 thì hạch toán:
Nợ TK 471201
Có TK 721001
- Nếu chênh lệch < 0 thì hạch toán:
Nợ TK 821001
Có TK 471201
III. Kế toán thanh toán vốn giữa các ngân hàng
NHNo&PTNT Thường Tín là chi nhánh Ngân hàng cấp 2 hoạt động dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây. Do vậy không tham gia thanh toán với Ngân hàng Nhà nước, không tham gia thanh toán bù trừ với Ngân hàng khác hệ thống, chỉ tham gia thanh toán liên hàng với các Ngân hàng cùng hệ thống khác địa bàn. Quy trình luân chuyển và xử lý chứng từ được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Đây cũng là điều kiện thuận lợi của NHNo&PTNT huyện Thường Tín khắc phục được nhược điểm liên hàng bằng thư.
1. Chứng từ dùng trong kế toán thanh toán chuyển tiền tại chi nhánh
+ Chứng từ do khách hàng lập gồm séc, bảng kê nộp séc, giấy nộp tiền...
+ Chứng từ do Ngân hàng lập gồm phiếu chuyển khoản, giấy báo Có, giấy báo nợ và bảng kê.
2. Quy trình luân chuyển chứng từ và cách hạch toán
2.1. Ngân hàng No&PTNT Thường Tín đóng vai trò NHA
a. Lập lệnh, kiểm soát, xử lý lệnh
- Kế toán giao dịch có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc lập chứng từ: Chứng từ lập đúng mẫu quy định, dấu, chữ ký trên chứng từ đúng mẫu đã đăng ký tại Ngân hàng, kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng đủ để thực hiện chuyển tiền.
- Nếu chứng từ hợp lệ hợp pháp, chuyển cho kiểm soát duyệt, kế toán hạch toán vào tài khoản thích hợp, ghi số bút toán lên góc trên bên phải chứng từ chuyển tiền.
- Nếu chứng từ có sai sót trả lại khách hàng đủ để thực hiện chuyển tiền
- Chứng từ đúng nhập dữ liệu trên chứng từ vào chương trình chuyển tiền nội tỉnh (tạo dữ liệu gốc chuyển tiền).
- Sau khi nhập dữ liệu đúng vào máy kiểm sóat lại các thông tin dã nhập vào máy, ký tên chứng từ giấy (chứng từ gốc chuyển tiền). Sau đó chuyển chứng từ giấy đồng thời với việc chuyển dữ liệu qua mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền.
b. Kế toán chuyển tiền
Kiểm soát: Ghi nhận chứng từ và dữ liệu qua máy vi tính kế toán chuyển tiền nhập lại số bút toán, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của nghiệp vụ, chữ ký kế toán giao dịch, kiểm tra.
c. Người kiểm soát
Kiểm tra toàn bộ chữ ký giao dịch, kế toán kiểm tiền kiểm soát không được phép sửa bất kỳ yếu tố nào. Nếu đúng kiểm soát duyệt (ghi chữ ký điện tử) lệnh chuyển tiền vào mật mã truyền tin nén file gửi lệnh truyền đi.
d. Kế toán hạch toán
+ Đối với lệnh chuyển có
Nợ: TK thích hợp
Có: TK chuyển tiền đi nội tỉnh
+ Đối với lệnh chuyển nợ
Nợ: TK chuyển tiền đi nội tỉnh năm nay
Có: TK nội bộ thích hợp.
Ví dụ thực tế:
Ngày 10/9/2006 cửa hàng Tạp Hoá có tài khoản tại Ngân hàng (TK4211-010011) chuyển tiền, lập UNC trả tiền hàng cho Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây có tài khoản tại NHNo tỉnh (TK 421101-020101), số tiền chuyển: 10.000.000đ.
- Kế toán giao dịch kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ, kiểm tra chữ ký mẫu đăng ký, kiểm tra con dấu, kiểm tra số dư trên tài khoản của cửa hàng Tạp hoá, xem số dư có đủ hoạt động không.
- Chứng từ UNC hợp lệ hợp pháp kế toán kiểm tra hợp lệ, hợp pháp. Chuyển cho kiểm soát duyệt, kế toán hạch toán vào máy, ghi số bút toán.
- Nhập dữ liệu trên chứng từ vào chương trình CTĐT NN tỉnh tạo dữ liệu gốc.
- Sau khi nhập dữ liệu vào máy và chuyển sang CTĐT, nhập lại số bút toán, bổ sung thêm một số nội dung cho chính xác sự khớp đúng giữa dữ liệu trên máy và chứng từ gốc.
- Nếu kiểm tra dữ liệu còn sai sót phải chuyển trả cho kế toán giao dịch xử lý, kế toán chuyển tiền không được tự ý sửa chữa bất kỳ yếu tố trên chứng từ giấy cũng như dữ liệu đã nhập.
+ Nếu đúng tiến hành lập lệnh chuyển tiền
+ Lập lệnh: Lệnh được riêng cho từng chứng từ chuyển tiền. Riêng với hạch toán kép (1 nợ - nhiều có hoặc ngược lại) thì lập chung cho một đơn vị hoặc cá nhân.
VD: Kho bạc Nhà nước Thường Tín nộp vào Ngân hàng 3 bộ giấy rút HMKP để chuyển tiền thanh toán cho các đơn vị, một bộ "Giấy nộp tiền" chuyển tiền kế toán lập chung thành một lệnh chuyển tiền của 3 giấy rút HMKP và "GN khác" để chuyển cho khách hàng.
- Căn cứ vào chứng từ chuyển tiền, kế toán chuyển tiền bổ sung thêm các yếu tố còn lại để hoàn thành một lệnh chuyển tiền trên cơ sở dữ liệu kế toán giao dịch đã nhập vào ban đầu.
+ Số lệnh
+ Ngày lập lệnh
+ Tên và mã Ngân hàng gửi lệnh, Ngân hàng lập lệnh
+ Mã Ngân hàng phục vụ người phát lệnh, mã Ngân hàng người nhận lệnh là Ngân hàng khác hệ thống.
+ Số tiền bằng số (nhập lại để kiểm soát)
Sau khi nhập xong và kiểm soát dữ liệu kế toán chứng từ ký vào chứng từ giấy (chứn từ gốc, chứng từ in ra) chữ ký điện tử và lệnh chuyển tiền. Sau đó chuyển tiền toàn bộ cho kiểm soát.
+ Xử lý lệnh.
- Lệnh chuyển tiền đã gửi đi - kế toán chuyển tiền in 2 liên chuyển tiền:
+ 1 liên hạch toán nợ - có và đóng vào NKCT.
+ 1 liên lệnh chuyển tiền lưu kèm báo cáo chuyển tiền trong ngày
2.2. Tại NHNo&PTNT huyện Thường Tín chuyển tiền đến (NHB)
- Nhận lệnh chuyển tiền của NHA, người kiểm soát vào chương trình, kiểm tra chữ ký điện tử để xác định tính chính xác của lệnh chuyển tiền đến. Sau đó truyền lệnh qua mạng máy vi tính. Kế toán chuyển tiền xử lý tiếp.
- Kế toán chuyển tiền in 3 lệnh chuyển tiền đến (trường hợp thanh toán chuyển tiếp in 4 liên), kiểm soát các yếu tố của lệnh. Tính hợp lệ, hợp pháp các yếu tố trên lệnh chuyển tiền, nội dung lệnh chuyển tiền. Sau khi kiểm soát xong kế toán chuyển tiền ký vào các liên lệnh chuyển tiền bằng giấy, lấy chữ ký kiểm soát trên lệnh chuyển tiền, sau đó chuyển 2 liên lệnh chuyển tiền đến cho kế toán giao dịch xử lý tiếp.
- Kế toán giao dịch: Căn cứ vào lệnh chuyển tiền do kế toán chuyển đến thực hiện kiểm soát lại, ký tên chứng từ và hạch toán vào tài khoản thích hợp.
+1 liên lệnh chuyển tiền hạch toán Nợ - Có
+ 1 liên lệnh chuyển tiền lưu kèm báo Có chuyển tiền đến trong ngày
+ 1 liên lệnh chuyển tiền dùng báo Nợ, báo Có cho khách hàng.
Hạch toán:
+ Đối với lệnh chuyển Có
Nợ TK chuyển tiền đến nội tỉnh năm nay
Có TK thích hợp
+ Đối với lệnh chuyển Nợ
Nợ TK thích hợp
Có TK chuyển tiền đến nội tỉnh năm nay
+ Đối với giấy báo Có
Hoặc Có: Liên hàng đợi đối chiếu
Hoặc Nợ: Liên hàng sai lầm
2.3. Đối chiếu chuyển tiền
Toàn bộ doanh số chuyển tiền nội tỉnh phát sinh hàng ngày giữa các đơn vị phải được xử lý và đối chiếu và khớp đúng (cả về tổng số và chi tiết) ngay trong ngày phát sinh (trừ trường hợp bất khả kháng do sự cố kỹ thuật, truyền tin).
Đối chiếu chuyển tiền trong toàn bộ hệ thống được thực hiện cho từng ngày riêng biệt. Trong trường hợp có sự cố kỹ thuật, truyền tin dẫn đến không thực hiện đối chiếu trong ngày theo quy định thì số liệu chuyển tiền của ngày có sự cố được phép đối chiếu và hoàn tất vào ngày làm việc kế tiếp, nhưng số liệu phải tuân theo ngày phát sinh chuyển tiền.
Các yếu tố đối chiếu trong chuyển tiền nội tỉnh bao gồm:
- Số lệnh
- Ngày lập lệnh
- Ký hiệu lệnh: + Lệnh chuyển Có: 30
+ Lệnh chuyển Nợ: 31
- Mã NHA, NHB
- Số tiền
Bộ phận điện toán nhận file của trung tâm đối chiếu truyền về tiến hành in ra máy in sổ đối chiếu, chuyển sang bộ phận kế toán để đối chiếu với giấy báo và đóng chứng từ theo thế độ chứng từ.
Khi đối chiếu nếu còn giấy báo sai lầm, đợi đối chiếu. Kế toán chuyển tiền đợi tra soát và lập giấy báo cuối ngày gửi cùng file liên hàng đi, đến TTĐC.
Trường hợp sai loại giấy báo ngày lập giấy báo thì tra soát NHA để xử lý hạch toán đối chiếu.
+ Đối với giấy báo Nợ
Nợ TK: Liên hàng đến
hoặc: Nợ TK: Liên hàng đợi đối chiếu
hoặc: Nợ TK: Liên hàng sai lầm
Có TK: Liên hàng đã đối chiếu.
3. Dịch vụ chuyển tiền điện tử
Các đơn vị thu phí dịch vụ chuyển tiền theo mức quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Phí được tính cho từng món chuyển tiền và thu theo định kỳ hàng tháng (đối với khách hàng mở TK tại Ngân hàng) hoặc thu theo món đối với chuyển tiền cá nhân.
* NHNo&PTNT huyện Thường Tín đã áp dụng theo đúng quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Đối với khách hàng không có TK tại Ngân hàng thì phí được tính là 0,1%/món tối thiểu là 33.000đ/món tối đa là 1.500.000đ.
+ Đối với doanh nghiệp không thu quá 1.000.000đ, phí thu của khách hàng có tài khoản tại ngân hàng là 0,06% và thu theo định kỳ hàng tháng.
4. Điều chỉnh sai lầm trong kế toán thanh toán chuyển tiền tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường Tín
Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT huyện Thường Tín, những sai lầm xảy ra rất ít, hầu như là không có, chỉ có trường hợp sai do nhầm địa chỉ và do Ngân hàng khác chuyển nhầm đến.
- Đóng vai trò là NHA:
+ Nếu file chuyển tiền vừa chuyển đi thì lập tức gọi điện về NHNo tỉnh (chuyển tiền điện tử nội tỉnh) và thông báo kịp thời cho trung tâm biết để trung tâm kịp thời xử lý chỉnh sửa.
+ Nếu phát hiện sau khi trung tâm đã truyền đi rồi thì phải đợi tra soát của NHB và phải lập lại giấy báo truyền đi theo đúng địa chỉ tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín để trung tâm điều chỉnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Trường hợp sai trên thường xảy ra do khách hàng viết nhầm địa chỉ.
- Đóng vai trò là NHB (Ngân hàng khác truyền nhầm đến)
+ Do có sự sai sót của NHA và khách hàng tại NHA chuyển tiền nhầm đến NHNo&PTNT huyện Thường Tín, Ngân hàng nhận đúng là một Ngân hàng khác.
+ Khi có sự thông báo do có sự chuyển nhầm của NHA, kế toán chuyển tiền theo dõi món chuyển tiền đến đó, đến đó xử lý tiếp theo yêu cầu thông báo để tránh gây thiệt hại, mất mát.
Ví dụ thực tế:
Ngày 10/9/2006 NHNo&PTNT TPHCM chuyển tiền cho khách hàng tới chi nhánh NHNo&PTNT Tuấn Luyên, Hải Dương. Nhưng đã chuyển nhầm tới chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín.
Xử lý:
Sau khi được thông báo của 1064 (NH TPHCM) do chuyển nhầm. Kế toán chuyển tiền tại CNNH Thường Tín, xử lý truyền lại về tỉnh để trung tâm xử lý truyền đúng cho 2209 (CNNH Tuấn Luyên - Hải Dương).
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín đóng vai trò là NHA thì không có nghiệp vụ nào xảy ra.
IV. kế toán cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn
Kế toán cho vay là công việc ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi dư Nợ thuộc nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, trên cơ sở đó cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tín dụng đạt kết quả cao và bảo vệ an toàn tài sản của Ngân hàng.
Trong toàn bộ nghiệp vụ thì nghiệp vụ kế toán cho vay có vị trí quan trọng vì nó quản lý một bộ phận TS rất lớn của mỗi Ngân hàng, đó là toàn bộ số vốn của Ngân hàng cho khách hàng vay.
- Chứng từ dùng trong kế toán Ngân hàng được chia làm 2 loại là chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.
+ Chứng từ gốc: Giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng và một số giấy tờ khác như giấy gia hạn nợ...
+ Chứng từ ghi sổ: giấy nhận nợ, sổ...
- Tài khoản dùng trong kế toán cho vay:
+ Tài khoản cho vay ngắn hạn
+ Tài khoản cho vay dài hạn
+ Tài khoản cho vay cầm cố
+ Tài khoản cho vay phục vụ đời sống.
Hạch toán:
Nợ TK cho vay
Có TK thích hợp
Do tính chất phức tạp của nghiệp vụ tín dụng và đòi hỏi tính pháp lý nên việc cho vay đối với khách hàng phải tuân thủ theo những quy định chung để đảm bảo an toàn tài sản, tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín kế toán cho vay + thu nợ + chuyển nợ quá hạn được xử lý trình tự qua các bước sau:
1. Kế toán cho vay
a. Kiểm soát và xử lý chứng từ
Thanh toán viên giữ TK cho vay của người vay tiếp nhận các chứng từ bộ phận tín dụng chuyển sang như Giấy đề nghị vay vốn, Hợp đồng tín dụng, Giấy nhận nợ ... tiến hành kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, trả lại người vay mỗi thứ một bản, các bản còn lại lưu trong tủ hồ sơ vay vốn cùng các chứng từ khác. Thanh toán viên giữ TK của người vay trực tiếp bảo quản hồ sơ cho vay trong tủ lưu.
Trường hợp khoản vay chỉ giải ngân có một lần thì giấy nhận nợ lập một hợp lần cùng với Hợp đồng tín dụng, nếu khoản vay giải ngân làm nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền người vay phải làm giấy nhận nợ từng lần.
b. Giải ngân và theo dõi kỳ hạn nợ
Sau khi hoàn thành thủ tục giấy tờ vay vốn và được CBTD xem xét. Giám đốc Ngân hàng duyệt cho vay, người vay lập chứng từ kế toán để nhận tiền vay.
Khi nhận được chứng từ kế toán giải ngân, thanh toán viên kiểm soát một cách kỹ càng các yếu tố đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ vì đây là chứng từ có tính pháp lý về tài khoản tiền vay và người vay chính thức nhận nợ với Ngân hàng.
- Hình thức giải ngân bằng tiền mặt, kế toán hạch toán
Nợ TK Cho vay
Có TK Tiền mặt
- Hình thức giải ngân bằng TKTG, TKCV, UNC chuyển tiền...
Nợ TK Cho vay
Có TK Thích hợp (TG, UNC chuyển tiền...)
Ví dụ thực tế:
- VD1: Cho vay ngắn hạn, giải ngân bằng tiền mặt:
Ông Trần Mạnh Thắng đến ngân hàng xin vay ngắn hạn, ông xin giải ngân bằng tiền mặt, số tiền 60.000.000đ.
Kế toán kiểm tra, kiểm soát, giải ngân và hạch toán như sau:
Nợ TK 211106 60.000.000 đ
Có TK101101.01 60.000.000 đ
- VD2: Cho vay trung hạn, giải ngân bằng UNC chuyển tiền:
Anh Nguyễn Việt Đoàn đến ngân hàng xin vay số tiền là 3.000.000đ. Anh đề nghị ngân hàng giải ngân bằng UNC chuyển tiền đến NHNo Hà Tây. Có TK 421101.03
Kế toán kiểm tra, kiểm soát, giải ngân và hạch toán:
BT1: Nợ TK 211106 3.000.000đ
Có TK 519121.2943 3.000.000đ
2. Kế toán thu nợ
Kế toán thu nợ được áp dụng 2 hình thức sau:
+ Thu nợ một lần theo kỳ hạn nợ: áp dụng thu nợ cho vay từng lần
+ Thu nợ theo kế hoạch (định kỳ): áp dung thu nợ cho vay theo hạn mức, cho vay phục vụ đời sống.
Cụ thể từng hình thức thu như sau:
a. Thu nợ một lần theo kỳ hạn nợ.
Đến kỳ hạn nợ người vay chủ động mang tiền tới ngân hàng trả nợ, nếu khách hàng có TK tại Ngân hàng kế toán chủ động thu nợ bằng hình thức chuyển khoản.
+ Kế toán thu nợ bằng tiền mặt:
Khách hàng mang sổ và tiền đến Ngân hàng, kế toán lấy sổ lưu thu cho khách hàng, kế toán hạch toán ghi sổ và có trách nhiệm thu đủ, thu đúng. Sau đó chuyển cho thủ quỹ thu tiền, thủ quỹ yêu cầu khách hàng lập "Bảng kê", rồi tiến hành thu theo theo chứng từ kế toán lập.
Kế toán hạch toán: Nợ TK Tiền mặt
Có TK Cho vay
Hình thức thu nợ bằng tiền mặt này được áp dụng chủ yếu tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín, khi thu nợ nếu phát hiện tiền giả thủ quỹ có trách nhiệm lập biên bản và thu hồi ngay.
+ Kế toán thu nợ bằng chuyển khoản:
Người vay lập UNC chuyển tiền đưa cho kế toán viên, căn cứ vào khách hàng có TK đến gửi tại NH. Khi đến trả, khách hàng lập UNC chuyển cho kế toán. Kế toán kiểm soát số dư tiền gửi của kahchs hàng, chữ ký mẫu.
Kế toán hạch toán: Nợ TK tiền gửi
Có TK cho vay
+ Nếu khách hàng có TK nhập ngoại bảng thì phải xuất ngoại bảng cho khách hàng (TK 994).
b. Kế toán thu nợ theo kế hoạch
Đặc điểm của thu nợ này là số tiền thu nợ được rải đều trong kỳ kế hoạch trả nợ (tháng hay quý) ghi trên hợp đồng tín dụng. Như vậy khách hàng phải trả nợ theo đúng kỳ trả nợ.
Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín hình thức thu nợ này áp dụng cho khách hàng vay ngắn hạn, dài hạn, vay phục vụ đời sống...
Nếu khách hàng không có TKTG tại Ngân hàng thì thu nợ bằng tiền mặt, cóTKTG tại Ngân hàng thì cũng thu bằng hình thức chuyển khoản.
Ví dụ thực tế:
- Thu nợ bằng tiền mặt:
Phân kỳ trả nợ của Bà Hoài như sau:
Kỳ I: Từ tháng 1 đến tháng 12: 100.000.000đ
Kỳ II: Từ tháng 12 đến tháng 24: 100.000.000đ
Bà Hoài đem tiền đến Ngân hàng trả nợ kỳ I theo đúng hạn kế toán thu nợ và hạch toán:
Nợ TK 101101.01 100.000.000đ
Có TK 212101 100.000.000đ
- Thu nợ bằng chuyển khoản:
Công ty CP lưu ly (có TK tại NH) có phân kỳ trả nợ như sau:
Kỳ I: Tháng 1 đến tháng 12: 50.000.000đ
Kỳ II: Tháng 12 đến tháng 24: 50.000.000đ
Theo định kỳ Công ty phải trả nợ ngân hàng kỳ I.
Kế toán nhận được lệnh thu nợ của cán bộ tín dụng, kiểm tra số dư TK nếu số dư đủ trả nợ thì kế toán tiến hành thu nợ bằng chuyển khoản, nếu số dư không đủ trả nợ thì báo cho cán bộ tín dụng phối hợp thu nợ.
Hạch toán:
Nợ TK 421101/công ty CP Lưu Ly 50.000.000đ
Có TK 212101/công ty CP Lưu Ly 50.000.000đ
3. Chuyển nợ quá hạn
Đến hạn trả nợ người vay không có khả năng trả nợ và cũng không được Ngân hàng gia thêm hạn, hoặc người vay không hoàn thành kế hoạch trả nợ trong kỳ, đối với cho vay hạn mức thì ngay ngày hôm sau kế toán lập phiếu chuyển khoản sang TK Nợ quá hạn đến 180 ngày.
Hạch toán: Nợ TK NQH đến 180 ngày
Có TK Cho vay
Khi đã chuyển sang NQH đến 180 ngày, CBTD Ngân hàng phải bàn bạc với người vay để tìm mọi biện pháp có tiền trả nợ Ngân hàng.
Trường hợp sau 180 ngày người vay không có khả năng trả nợ thì kế toán lập phiếu chuyển khoản sang TK NQH đến 360 ngày và báo cho khách hàng biết.
Hạch toán: Nợ TK NQH từ 181 ngày đến 360 ngày
Có TK NQH đến 180 ngày
Nếu đã chuyển sang NQH từ 181 đến 360 ngày, khi có quyết định của Giám đốc chuyển sang Nợ khó đòi, kế toán hạch toán:
Hạch toán: Nợ TK Nợ khó đòi
Có TK NQH từ 181 ngày đến 360 ngày
Đối với hồ sơ các hộ NQH và Nợ khó đòi được lưu riêng trong tủ hồ sơ quá hạn của người vay.
4. Kế toán thu lãi cho vay
Lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng, kế toán có trách nhiệm theo dõi sát sao để thu lãi của Ngân hàng kịp thời, đầy đủ chính xác. Hiện nay hình thức thu lãi tích số là phổ biến.
Hiện nay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín phương pháp thu lãi được áp dụng bằng phương pháp thu lãi tích số là chính.
Cách tính lãi:
Lãi trong hạn =
Tổng dư nợ * Số ngày * Lãi suất
30
Lãi quá hạn =
Tổng dư nợ * Số ngày * Lãi phạt
30
- Phương pháp hạch toán
+ Khách hàng nộp tiền mặt
Nợ TK Tiền mặt
Có TK thu nhập (thu lãi) của khách hàng
+ Khách hàng trả lãi từ TKTG
Nợ TK tiền gửi của người vay
Có TK thu nhập (thu lãi) của khách hàng
Hiện nay ở ngân hàng việc thu lãi được kiểm tra và hạch toán toàn bộ trên máy tính.
Ví dụ thực tế:
Ông Hưng trả lãi ngân hàng tháng 8, số tiền gốc 50.000.000đ lãi suất 1,15%.
Hạch toán: Nợ TK 101101.01 575000đ
Có TK 702001 575000đ
V. Kế toán thu nhập - chi phí - kết quả doanh nghiệp của ngân hàng
Các khoản thu của ngân hàng hình thành thông qua hoạt động kinh doanh tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Đây là lượng tiền do các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế nhượng lại thông qua việc trả lãi vay hay trả dịch vụ phí cho ngân hàng. Do vậy thu nhập của Ngân hàng phụ thuộc vào nền kinh tế.
Các khoản chi phí của Ngân hàng chủ yếu là chi trả tiền gửi cho khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Nên nền kinh tế càng phát triển thì thu nhập quốc dân tăng lên thì Ngân hàng huy động vốn ngày một nhiều, như vậy chi phí trả lãi của Ngân hàng cũng tăng.
1. Kế toán thu nhập
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng:
+ Thu lãi cho vay
+ Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng
+ Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính
+ Thu khác từ hoạt động tín dụng
- Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
+ Thu lãi tiền gửi từ ngân hàng khác
+ Thu dịch vụ thanh toán
+ Thu về dịch vụ ngân quỹ
- Thu từ các hoạt động khác
+ Thu từ thị trường tham gia tiền tệ
+ Thu từ nghiệp vụ uỷ thác
+ Thu từ kinh doanh ngoại hối ....
a. Tài khoản sử dụng
Bên Có ghi: Các khoản thu theo nội dung trên
Bên Nợ ghi: - Kết chuyển số dư tài khoản này sang tài khoản kết quả kinh doanh vào cuối ngày 31/12.
- Số tiền thoái thu.
Số dư bên Có ghi: Phản ánh số thực thu đến một thời điểm nào đó. Cuối ngày 31/12 số dư này được chuyển sang TK kết quả kinh doanh năm nay.
b. Hạch toán các khoản thu nhập
- Nếu thu bằng chuyển khoản
Nợ TKTG
Có TK Thu nhập thích hợp
- Nếu thu bằng tiền mặt
Nợ TK Tiền mặt
Có TK thu nhập thích hợp
2. Kế toán chi phí
- Chi về hoạt động huy động vốn
+ Trả lãi tiền gửi cho người gửi
+ Trả lãi tiền vay NH khác hay TCTD
+ Trả lãi phát hành giấy tờ có giá
- Chi về dịch vụ thanh toán ngân quỹ
+ Chi về dịch vụ thanh toán
+ Chi cưới phí bưu điện
- Chi hoạt động khác
+ Chi kinh doanh tiền tệ như mua giấy tờ có giá
+ Chi kinh doanh ngoại hối
- Chi cho nhân viên
+ Chi lương, phụ cấp....
- Chi hoạt động quản lý công cụ
- Chi về tài sản
- Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi
- Chi bất thường.
a. Tài khoản sử dụng
Bên Nợ ghi: Các khoản chi phí phát sinh theo nội dung trên
Bên Có ghi: Kết chuyển số dư nợ sang tài khoản kết quả kinh doanh năm nay vào cuối 31/12.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số thực chi trong năm, số dư này chuyển sang tài khoản kết quả kinh doanh trong năm khi làm quyết toán.
b. Hạch toán
- Chi bằng tiền mặt
Nợ TK Chi phí thích hợp
Có TK Tiền mặt
- Chi bằng chuyển khoản
Nợ TK Chi phí thích hợp
Có TK Thích hợp
3. Kế toán kết quả kinh doanh
- Đối với khoản thu nhập
Nợ TK Thu nhập
Có TK 691
- Tài khoản chi phí
Nợ TK 691
Có TK Chi phí
- Trường hợp lãi
Nhận lệnh chuyển lãi, lỗ của ngân hàng cấp trên:
Lãi: Nợ TK 692 "Lợi nhuận năm trước"
Có TK Liên hàng đi
Lỗ: Nợ TK Liên hàng đi
Có TK 692 "Lợi nhuận năm trước"
4. Kế toán TSCĐ
a. Kế toán tăng TSCĐ
- Khi có sự phát sinh chi phí xây dựng
Nợ TK Mua sắm TSCĐ
Có TK Thích hợp
- Khi quyết toán duyệt
Nợ TK TSCD (301)
Có TK Mua sắm TSCĐ
b. Kế toán giảm TSCĐ
- Thanh lý đã khấu hao
Nợ TK Hao mòn TSCĐ: Nguyên giá
Có TK TSCĐ Nguyên giá
- Thanh lý chưa khấu hao
Nợ TK hao mòn TSCĐ: Số đã khấu hao
Nợ TK Liên hàng đi: Giá trị còn lại
Có TK TSCĐ: Nguyên giá
Phần III
một số ý kiến đề xuất kiến nghị qua đợt thực tập và rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong nghề nghiệp của người cán bộ ngân hàng tương lai
________
Những kết quả đạt được, tồn tại trong kinh doanh của nhno&ptnt huyện thường tín
1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, hoạt động Ngân hàng Thường Tín có nhiều thuận lợi Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chủ trương, chính sách cụ thể ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Ngành Ngân hàng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phù hợp với hoạt động Ngân hàng như Chỉ thị 03/ NHNo về Tín dụng Ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Về công tác huy động nguồn vốn, tính đến ngày 31/12/2005 là 193.458 triệu đồng đạt 90% so với kế hoạch, tăng so với năm trước là 22.398 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng 13,09% bình quân cán bộ đến cuối năm có số dư 3.171 triệu tăng so với năm trước là 365 triệu/cán bộ.
Trong lĩnh vực Tín dụng tổng dư nợ đến ngày 31/12/2005 là 174.173 triệu đồng, đạt 101,98% so với kế hoạch, tăng so với năm trước 42.118 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng 31,89%. Bình quân dư nợ 1 CBTD đến cuối năm là 2.855 triệu tăng so với năm trước 691 triệu/cán bộ.
Mặt khác, NHNo&PTNT huyện Thường Tín đạt được những kết quả trên là do cán bộ, lãnh đạo, và nhân viên Ngân hàng luôn quán triệt đường lối của Đảng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ chuyên môn cao, luôn đoàn kết một lòng và có quyết tâm nghề nghiệp.
2. Những khó khăn, tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn đó là sự cạnh tranh của các ngành bưu điện, quỹ tín dụng nhân dân ở các địa phương. Hơn nữa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, sản xuất mới ở quy mô nhỏ.
3. Một số đề xuất kiến nghị
Hoạt động Ngân hàng chủ yếu là trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, đây là một lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế. Do đó, để có thể là một cán bộ Ngân hàng tốt thì học sinh phải được trau dồi đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Vì vậy em xin đưa ra một số kiến nghị sau được rút ra trong quá trinh thực tập:
Giáo viên cần thường xuyên thu thập kiến thức thực tế về hoạt động Ngân hàng, đổi mới phương pháp giảng dạy để truyền đạt tốt nhất cho học sinh.
Có nhiều hoạt động ngoại khoá giúp học sinh hiểu thêm về bài học và trong lĩnh vực Ngân hàng
Xây dựng Ngân hàng thí nghiệm để học sinh có thể thực tập, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn. Giúp học sinh nắm vững kiến thức và nâng cao tay nghề trước khi đi làm.
Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhà trường, tuyên dương, khen thưởng đối với những học sinh học tập và tu dưỡng tôt, đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với những học sinh vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường.
Rèn luyện tư cách đạo đức và tác phong công tác nghề nghiệp của một người cán bộ ngân hàng trong tương lai
Qua đợt thực tập tại NHNo&PTNT huyện Thường Tín em nhận thấy là một cán bộ Ngân hàng cần phải có những phẩm chất, tính cách sau:
Hoạt động của Ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên phải luôn coi khách hàng là thượng đế, luôn làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi.
Người cán bộ phải luôn trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, vui vẻ, nhiệt tình, năng nổ tháo vát trong công việc.
Ngành Ngân hàng luôn luôn phải tiếp xúc với những con số liên quan đến tiền, cán bộ Ngân hàng phải là những người thật thà, liêm khiết, phải có đạo đức nghề nghiệp, không tham ô, không bị ma lực của đồng tiền cám dỗ.
Thực hiện công tác bảo mật với số liệu của khách hàng cũng như của ngân hàng.
Kết luận
Cùng với sự phát triển không ngừng của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung , NHNo&PTNT huyện Thường Tín nói riêng đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào . NHNo&PTNT huyện Thường Tín trong những năm qua, với sự chỉ đạo sát sao và trình độ quản lý của Ban lãnh đạo đã có những bước đi đáng kể. Và một phần không thể thiếu được đó là sự đóng góp lao động nhiệt tình, sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong cơ quan đã thu được những kết quả đáng tự hào. Trong nền kinh tế thị trường tự do hóa cạnh tranh đòi hỏi các ngân hàng phải tự hạch toán cho mình. Không ngừng nâng cao chất lượng đầu tư, nâng cao trình độ cho nhân viên cơ quan tạo niềm tin cho khách hàng. Có như vậy mới nâng cao vị thế và chỗ đứng cho ngân hàng. Huyện Thường Tín có điều kiện thuận lợi trong việc quy hoạch và phát triển nền kinh tế huyện nên cũnglà thách thức đối với ngân hàng trong chiến lược đầu tư phục vụ khách hàng. Trong đầu tư và kinh doanh sẽ không tránh khỏi những rủi ro, khó khăn nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Bằng sức lực và sự sáng tạo của mỗi cán bộ trong cơ quan, bằng kinh nghiệm và hiểu biết, tuyên truyền và giải thích cho từng khách hàng về hiệu quả sử dụng vốn vay có mục đích và có dự án phương thức kinh doanh hiệu quả.
Sau 3 tháng thực tập tại cơ quan, được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng các đồng chí cán bộ trong cơ quan đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn các phòng, ban lãnh đạo cùng các đồng chí cán bộ trong cơ quan.
**********
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0547.doc