Đề tài Một số ý kiến đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty sông Đà 9

Năm 2001, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã được tăng lên rất nhiều; năm 2000, tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty là 950 người nhưng năm 2001đã là 1.415 người tăng 465 người, tốc độ tăng +49%, một con số khá lớn. Tuy nhiên với đà phát triển ngày càng nhanh của Công ty thì con số ấy vẫn chưa đủ. Yêu cầu đòi hỏi về số lượng cán bộ công nhân viên của mọi bộ phận trong Công ty đều lớn từ bộ phận quản lý đến bộ phận trực tiếp sản xuất, thi công. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn còn thiếu chủ yếu là ở các bộ phận tiếp thị đầu tư, quản lý chất lượng. Số lượng công nhân lành nghề chưa đủ để đáp ứng kịp thời cho các công trình thi công. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng mới, đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên chưa đầy đủ, kịp thời. Chất lượng đào tạo còn thấp, vẫn còn tình trạng manh múng, cần đâu làm đó. Nhiều công trình áp dụng công nghệ mới nhưng đội ngũ cán bộ kỹ thuật tiếp thu chậm cho nên việc triển khai thi công còn lúng túng. Công tác thi nâng bậc cho công nhân, nâng lương cho cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ ở các chi nhánh, xí nghiệp thực hiện còn chậm. Công ty chưa xây dựng được chiến lược về con người.

doc63 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty sông Đà 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng điều này gây ra khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất; chu kỳ sản xuất thường dài làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của Công ty thường bị ứ đọng lâu tại công trình đang còn xây dựng đẽ gặp các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nếu thời gian xây dựng quá dài; sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể nên Công ty bị động trong công tác thi công; sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc thường làm gián đoạn quá trình thi công... 2.2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn đối với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 9 trong năm 2001. a, Những thuận lợi: - Bước sang năm 2001 Công ty có nhiều thuận lợi hơn so với năm 2000, khối lượng công việc của Công ty cơ bản đã sẵn có, các đơn vị trực thuộc và các phòng ban chức năng của Công ty đã đi vào nề nếp; xe - máy, thiết bị đã được đầu tư thêm đáp ứng được yêu cầu thi công các công trình lớn. - Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo Tổng công ty, ngay từ đầu năm Công ty đã xây dựng được định hướng phát triển sản xuất kinh doanh 5 năm 2001 - 2005, từ đó Công ty đã chủ động thực hiện và tìm kiếm thêm động việc mới, hướng sản xuất mới. - Đội ngũ cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất được chú trọng tăng cường và trẻ hoá. Trình độ, kiến thức của CBCNV ngày càng được nâng cao đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất. - Công ty đã đầu tư đổi mới nhiều thiết bị thi công hiện đại thay thế dần các thiết bị máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu, năng suất thấp, phục vụ cho các công trình nhằm tạo ra năng suất cao, sản phẩm có chất lượng tốt. b, Khó khăn: - Các công trình được giao thầu (kể cả công trình đầu tư của Tổng công ty) đềug tình trạng vừa thiết kế, vừa thi công; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, đã làm cho đơn vị bị động trong công tác chuẩn bị và thực hiện công việc theo kế hoạch. - Vì lí do môi trường, một trạm bê tông của Công ty đã phải ngừng sản xuất kéo theo toàn bộ dây chuyền, xe-máy, thiết bị, con người phải nghỉ chờ việc. Số thiết bị có công suất lớn phải xếp trong kho bảo quản, bảo dưỡng vì không có công trình phù hợp cho xe-máy, thiết bị lớn làm tăng chi phí trông coi, bảo quản, bảo dưỡng. Còn có một số công trình do năng lực xe - máy, thiết bị chuyên ngành thiếu vì vậy khi trúng thầu phải thuê ngoài hoặc giao thầu dẫn đến chất lượng, tiến độ công trình không đảm bảo. - Trong triển khai tổ chức thi công, các công trình còn giàn mỏng, phân tán xa nhau dẫn đến thiếu năng lực, thiết bị và cán bộ, đồng thời khả năng huy động để bổ trợ cho nhau bị hạn chế gây ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành kế hoạch. - Sau khi sáp nhập Công ty Sông Đà 15 vào, nhiều vấn đề tồn tại về lao động, thu vốn, công nợ; giá trị dở dang và công nợ phải thu lớn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty. - Công ty chưa xây dựng được chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế... Trên đây là những đánh giá khái quát về những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong năm 2001 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần phải tận dụng tốt những thuận lợi, cố gắng khắc phục những khó khăn để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. 2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty SĐà 9 năm 2001. 2.2.2.1. Đánh giá kết quả chung. Năm 2001, quy mô vốn kinh doanh của Công ty có sự thay đổi khá lớn so với năm 2000. Cụ thể là: - Tính đến ngày 31/12/2000 thì tổng số vốn kinh doanh là 121.054.749.452đ, trong khi đó tổng vốn kinh doanh đến ngày 31/12/2001 là 234.999.958.344đ tăng 113.954.208.892đ, với tốc độ tăng tương ứng là +94%. Điều này cho thấy quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng với tốc độ tăng gấp gần 2 lần so với năm trước. Trong đó: - Vốn lưu động năm 2000 là 89.755.517.201đ chiếm 74% trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh, năm 2001 là 130.366.050.394đ chiếm 56% tổng vốn kinh doanh của Công ty. Tuy tỷ trọng VLĐ năm 2001 giảm so với năm 2000 nhưng tổng số vốn lưu động vẫn tăng 40.610.533.193đ với tỷ lệ tăng tương ứng là +45%. - Vốn cố định năm 2000 là 31.299.232.251đ chỉ chiếm 26% tổng vốn kinh doanh song năm 2001 vốn cố định của Công ty đã là 104.366.050.394đ chiếm 44%, tăng 73.334.675.699đ với tỷ lệ tăng +234,3%. Năm 2001 lượng vốn cố định của Công ty gấp hơn 3 lần của năm 2000 và tỷ trọng lên tới 44% trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh. Việc tăng vốn cố định này nhìn chung là tốt, điều này được thể hiện qua tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2001. Tuy nhiên, để biết việc tăng kết quả sản xuất kinh doanh đó có phải do công tác quản lý và sử dụng vốn cố định hay không còn phải đi sâu vào phân tích cụ thể từng khía cạnh của nó. 2.2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2001. Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả mà hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh được phản ánh qua chỉ tiêu tổng số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tỷ suất của nó. Đối với mỗi doanh nghiệp thì để có được lợi nhuận thì doanh thu bán hàng phải lớn hơn chi phí bỏ ra (bao gồm GVHB, chi phí bán hàng, chi phí QLDN). Theo tính toán ở Bảng 01 cho ta thấy: nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001 tăng hơn so với năm 2000. Cụ thể: * Năm 2001, tổng doanh thu tăng 107.246.568.968đ so với năm 2000, tương ứng với tỷ lệ tăng là +173,6%; doanh thu thuần tăng 106.980.647.827đ, tỷ lệ tăng tương ứng là +173,2%; lợi nhuận trước và sau thuế tăng 833.571.437đ, tỷ lệ tăng tương ứng là +50,1% so với năm 2000 và đạt 85% so với kế hoạch. Nguyên nhân của việc tăng được tổng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận trước và sau thuế của Công ty trong năm 2001 là do: - Khối lượng công việc thi công TSCĐ Công ty năm 2001 tăng. Ngoài những công trình cơ bản đã sẵn có, trong năm Công ty đã đấu thầu thêm được 8 công trình nữa với giá trị là 26,5 tỷ đồng, các công trình đấu thầu được đã góp phần làm tăng sản lượng sản xuất của Công ty, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. - Công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công được Công ty luôn chú trọng từ khâu chuẩn bị biện pháp đến thực hiện. Việc giám sát và kiểm tra thi công dẩm bảo về mặt kỹ thuật, chất lượng tuân theo những quy trình, quy phạm. Do vậy hầu hết các công trình đều đảm bảo chất lượng. Công ty cũng đã chủ động đa dạng hoá các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn có một số hạn chế nếu khắc phục được thì doanh thu, lợi nhuận của Công ty còn cao hơn. Đó là: - Công tác quản lý kỹ thuật còn thiếu dẫn tới một số công trình thi công do khoán trắng cho chủ công trình nên chủ công trình chủ yếu chạy theo lợi nhuận, bỏ qua yêu cầu chất lượng và tiến độ thi công dẫn đến công trình không đảm bảo chất lượng, không được nghiệm thu để đưa vào sử dụng và phải phá đi làm lại, giá trị XDCB dở dang lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả SXKD của Công ty. Một số công trình khác do công tác đấu thầu không tốt dẫn đến thua lỗ, công nợ phải thu nhiều chưa giải quyết dứt điểm được. - Về mặt thời gian: hầu hết các công trình tiến độ thi công đều chậm hơn so với kế hoạch dẫn đến không đạt được sản lượng hoàn thành dự kiến. Đó là do: + Nguyên nhân khách quan: do công tác thiết kế và công tác giải phóng mặt bằng chậm, Công ty phải vừa thiết kế vừa thi công làm cho tiến độ không đảm bảo. Hơn nữa, do phải thi công ở những địa hình hiểm trở, phức tạp nên ảnh hưởng đến công tác tổ chức thi công. + Nguyên nhân chủ quan: Về mặt tổ chức thi công, một số công trình khi trúng thầu còn lúng túng trong việc triển khai tổ chức thi công, biện pháp thi công chưa tốt. Nhiều công trình bố trí năng lực thiết bị chưa hợp lý, việc phối hợp các cơ quan chức năng trong việc triển khai, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thi công chưa nhịp nhàng. Việc không đảm bảo tiến độ thi công còn do các đơn vị thi công chưa khai thác triệt để thời gia và năng lực máy moác thiết bị, thi công chưa dứt điểm từng hạng mục, từng công việc... * Giá vốn hàng bán trong kỳ cũng tăng nhanh, gấp 3 lần so với năm 2000 với tỷ lệ tăng +194,7%. Việc tăng giá vốn hàng bán thực chất là tăng giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ, nó phản ánh việc quản lý lao động, vật tư, tiền vống qua rình sản xuất của Công ty đã hợp lý hay chưa. Xét trong mối tương quan với nhân tố giá trị sản lượng cho thấy, giá trị sản lượng SXKD tăng từ 90.216.443.000đ năm 2000 lên 231.715.988.625đ năm 2001, đạt 108% so với kế hoạch, việc tăng này kéo theo các nhân tố chi phí sản xuất cũng tăng (như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung) từ đó việc tăng giá vốn hàng bán là hợp lý. Tuy nhiên, do tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ tăng giá trị sản lượng, của doanh thu, của lợi nhuận vì vậy nếu càng tăng giá trị sản lượng sản xuất thì doanh thu, lợi nhuận của Công ty càng giảm. * Chi phí bán hàng và chi phí QLDN: năm 2001 là 9.385.953.295đ tăng so với năm 2000 là 4.369.320.452đ với tỷ lệ tăng +87,1%. Điều này là do trong năm số cán bộ quản lý của Công ty tăng nhiều so với năm 2000 làm cho chi phí quản lý tăng như: chi phí tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ cho cán bộ quản lý; đầu tư thêm nhiều thiết bị quản lý; chi phí điện, nước, điện thoại tăng; chi phí hội họp... Còn về chi phí bán hàng, do đặc điểm của ngành xây lắp là tthường tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng vì thế chi phí bán hàng thường rất ít. Ngoài ra, trong năm 2001 các khoản thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường của Công ty đều bị lỗ làm cho tổng lợi nhuận bị giảm đi rất nhiều. Cụ thể: năm 2001, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính làm giảm tổng lợi nhuận là 3.168.403.510đ. Nguyên nhân của lợi nhuận âm này là do chi phí hoạt động tài chính lớn hơn phần thu nhập của nó. Chi phí cho hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu là chi phí liên quan đến việc vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Còn lợi nhuận bất thường năm 2001 cũng lỗ. Khoản chi phí của hoạt động bất thường của Công ty là do trong năm chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như giá trị còn lại của TSCĐ dêm thanh lý nhượng bán của Công ty lớn so với những khoản mà Công ty thu được như: thu được nợ khó đòi trước đây đã xử lý, khoá sổ, thu phạt do vi phạm hợp đồng... 2.2.2.3. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2001. STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 1 VSX bình quân đ 114.179.844.559 178.027.353.898 63.847.509.339 2 Vòng quay= Dthu thuần VSX VSX vòng 0,54 0,95 0,41 3 Doanh = Tổng LN ´100% lợi VSX VSX % 1,46 1,4 - 0,06 4 Tỷ suất LN trên DThu % 2,7 1,5 - 1,2 5 VCSH bình quân đ 21.728.820.890 21.296.434.340 - 432.386.550 6 Dlợi = LN sthuế ´100% VCSH VCSH % 7,7 11,7 4 Qua bảng tính toán trên cho thấy, năm 2001 mặc dù vốn sản xuất kinh doanh bình quân tăng 63.847.509.339đ và vòng quay của VSX bình quân cũng tăng 0,41 vòng so với năm 2000 nhưng doanh lợi vốn sản xuất bình quân và tỷ suất lợi nhuận (trước và sau thuế) trên doanh thu lại giảm . Điều này chứng tỏ việc tăng quy mô vốn sản xuất kinh doanh không có tác dụng làm tăng tỷ suất trên vốn kinh doanh bình quân và trên doanh thu. Do đó cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty và đặc biệt là đối với công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty, bởi vì với đặc điểm riêng của ngành xây lắp, vốn cố định nói chung và cụ thể là máy móc thiết bị nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thi công của Công ty. 2.2.3. Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty Sông Đà 9 năm 2000 - 2001. 2.2.3.1. Cơ cấu các nguồn tài trợ hình thành nguyên giá TSCĐ của Công ty. Công ty Sông Đà 9 là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được Tổng công ty giao vốn của Nhà nước để quản lý và sử dụng phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty; có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao. Theo quy chế tài chính của TCT ban hành theo QĐ số 288/TCT/HĐQT ngày 5/10/2001 thì ngoài số vốn Nhà nước được TCT giao, Công ty có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, được chủ động đổi mới cơ cấu vốn và tài sản của Công ty theo yêu cầu kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty. Nguồn vốn cố định của Công ty Sông Đà 9 được hình thành từ 4 nguồn chủ yếu: nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn tín dụng và nguồn khác. Theo kết quả tính toán ở Bảng 2 ta có những nhận xét sau: - Vào thời điểm 31/12/2000, tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty là 145.874.387.433đ, trong đó nguồn vốn chủ yếu để hình thành nên TSCĐ là từ nguồn tín dụng (chủ yếu là vay dài hạn) chiếm tới 75,4%; nguồn vốn Ngân sách Nhà nước chiếm 14,5%; nguồn vốn tự bổ sung là 6,93% còn lại là nguồn tài trợ khác chiếm 3,17% trong tổng nguồn vốn hình thành TSCĐ của Công ty. - Tính đến ngày 31/12/2001, tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty là 214.579.936.988đ, tăng 68.700.549.555đ so với năm 2000, với tỷ lệ tăng tương ứng là 47,1%. Trong đó, nguồn tài trợ chủ yếu để hình thành nên TSCĐ của Công ty vẫn là nguồn vốn tín dụng chiếm một tỷ lệ lớn tới 74,7% với số vốn tài trợ là 160.226.206.882đ; nguồn vốn Ngân sách Nhà nước chiếm 13,3%; nguồn vốn tự bổ sung chiếm 6,62% và nguồn vốn khác tài trợ hình thành nên TSCĐ chiếm 5,38%. Như tính toán cho thấy, năm 2001 hầu hết tỷ trọng các nguồn tài trợ đều giảm hơn so với năm 2000 nhưng tổng số vốn của từng nguồn tài trợ lại tăng đáng kể. Cụ thể: nguồn ngân sách cấp năm 2001 tăng 7.356.649.100đ với tỷ lệ tăng là +34,75 %so với năm 2000; nguồn vốn tín dụng tăng 50.253.430.333đ, tỷ lệ tăng là +45,7%; nguồn vốn tự bổ sung tăng 4.084.935.234đ, tỷ lệ tăng +40,41%. Chỉ có duy nhất tỷ trọng của nguồn tài trợ khác (như nguồn vốn lưu động) là tăng từ 3,17% năm 2000 lên 5,38% năm 2001, đồng thời số vốn của nguồn tài trợ này cũng tăng 7.005.534.888đ, với tỷ lệ tăng là 151,6%. Có thể nói, trong cơ cấu các nguồn tài trợ của mình, Công ty Sông Đà 9 chủ yếu sử dụng nguồn vốn tín dụng để tài trợ hình thành nên TSCĐ. Việc sử dụng nhiều nguồn vốn này rất mạo hiểm. Tính cân đối giữa các nguồn tài trợ chưa hợp lý, chưa tận dụng triệt để vốn tự có, chưa quan tâm đúng mức đến việc tính toán chi phí sử dụng vốn... Tuy nhiên, các nguồn tài trợ của Công ty chủ yếu tham gia vào việc hình thành nên hai loại TSCĐ chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đó là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. Hai loại tài sản này đều chiếm trên dưới 50% các nguồn tài trợ do đó cơ cấu tài trợ này lại rất hợp lý. Nhưng việc đầu tư này có mang lại hiệu quả hay không ta phải đánh giá một số mặt cụ thể. 2.2.3.2. Tình hình sử dụng vốn cố định ở Công ty Sông Đà 9 năm 2001. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Thông qua kiểm tra tài chính để có được những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá TSCĐ, về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cần xem xét thông qua hệ thống các chỉ tiêu cụ thể. Qua tính toán ở Bảng 3, ta có một số nhận xét sau: - Về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định thì: cứ 1 đồng vốn cố định của Công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 2,04 đồng doanh thu thuần của năm 2000 và 2,483 đồng doanh thu thuần cho năm 2001(tăng 0,443 đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng tương ứng là 21,7%). Điều này là do vốn cố định bình quân năm 2001 tăng 37.653.495.673đ so với năm 2000, với tỷ lệ tăng là 124,2% và doanh thu thuần của Công ty năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng 106.980.647.827đ đồng thời tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng về vốn cố định bình quân làm cho hiệu suất sử dụng tăng và đây là một biểu hiện tốt. - Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định: năm 2001tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế trên vốn cố định đều giảm. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 2000 là 5,5% trong khi đó tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 2001 chỉ đạt 3,7% giảm 1,8%. Có nghĩa là cứ 100 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 5,5 đồng lợi nhuận trước và sau thuế cho năm 2000 và chỉ tạo được 3,7 đồng lợi nhuận trước và sau thuế cho năm 2001. Nguyên nhân của việc giảm này là do, năm 2001 tuy lợi nhuận trước và sau thuế của Công ty là 2.497.128.997đ tăng 833.571.437đ so với năm 2000, tỷ lệ tăng là +50,1% nhưng tốc độ tăng của nó lại chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn cố định bình quân trong kỳ. Đây được coi là một biểu hiện không tốt, vốn cố định tăng trong năm nhưng hiệu quả sử dụng không cao và đó có thể do Công ty sử dụng lãng phí về thời gian, công suất... của TSCĐ. - Về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ theo nguyên giá TSCĐ bình quân: cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,43 đồng doanh thu thuần của năm 2000 và tạo ra 0,94 đồng doanh thu thuần cho năm 2001, tăng 0,51 đồng với tỷ lệ tăng là +118,6%. Có được điều này là do năm 2001 Công ty đã đầu tư thêm nhiều TSCĐ làm tăng nguyên giá TSCĐ bình quân là 35.666.470.606đ, đồng thời tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng nguyên TSCĐ bình quân. - Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ (tỷ suất lợi nhuận trên nguyên giá TSCĐ bình quân) năm 2001 là 1,4%, tăng 0,25% so với năm 2000. Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia vào việc tạo ra được 1,15 đồng lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2000 và tham gia vào việc tạo ra được 1,4 đồng lợi nhuận trước và sau thuế cho năm 2001. Việc tăng của chỉ tiêu này chủ yếu là do tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ bình quân. - Về chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nếu năm 2000 chỉ cần 2,04 đồng vốn cố định đã tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần thì năm 2001 phải cần có 2,483 đồng vốn cố định mới tạo được 1 đồng doanh thu thuần. Điều đó cho thấy, để tạo ra được 1 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì ngày càng cần nhiều vốn cố định hơn. Qua việc xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, nhìn chung tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2001 tốt hơn so với năm 2000. Riêng về chỉ tiêu tỷ suất sử dụng vốn cố định, Công ty cần phải quan tâm hơn đến lợi nhuận thu được trong kỳ. 2.2.4. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty Sông Đà 9 năm 2001. 2.2.4.1. Tình hình trang bị TSCĐ của Công ty. Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc mua sắm và đổi mới TSCĐ bằng các nguồn vốn tài trợ khác nhau. Mặt khác, doanh nghiệp có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn hoặc nhượng bán TSCĐ không cần dùng theo giá thoả thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị TSCĐ của doanh nghiệp sau mỗi thời kỳ thường có biến động. Công ty Sông Đà 9 là một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp vì thế Công ty có một cơ sổ vật chất kỹ thuật tương đối lớn bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị dụng cụ quản lý. Trong đó, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là hai phương tiện chủ yếu để sản xuất kinh doanh của Công ty, nó chiếm trên 95% tổng các loại TSCĐ của Công ty. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu ở Bảng số 04: Nhìn chung, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty năm 2001 là tương đối tốt, tất cả các loại TSCĐ đều được trang bị thêm cả mua mới và điều chuyển trong nội bộ Tổng công ty làm cho tổng nguyên giá TSCĐ năm 2001 tăng hơn so với năm 2000. Cụ thể: Tính đến thời điểm cuối năm 2000, tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty là 145.874.387.433đ và tất cả được dùng hết cho mục đích sản xuất kinh doanh của Công ty. Vào thời điểm cuối năm 2001 thì tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty đã là 214.574.936.988đ tăng 68.700.549.555đ so với năm 2000, với tỷ lệ tăng là +47,1%. Tuynhiên, nguyên giá TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của Công ty lại chiếm 99,7% chưa phải là toàn bộ TSCĐ, còn 568.974.295đ nguyên giá TSCĐ của Công ty là máy móc thiết bị đang chờ xử lý chiếm 0,3% tổng nguyên giá TSCĐ. Mặc dù tỷ trọng nguyên giá TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001 giảm so với năm 2000 là 0,3% song số lượng nguyên giá TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh lại tăng đáng kể là 68.131.575.260đ với tỷ lệ tăng là +46,71%. Điều này cho thấy, năm 2001, Công ty đã quan tâm nhiều hơn trong công tác đầu tư vào TSCĐ của mình. Trong đó, Công ty chú trọng đầu tư vào 2 loại TSCĐ chủ yếu là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ của Công ty thường có sự biến động. Sự tăng giảm của từng loại TSCĐ có ảnh hưởng không giống nhau đến tình hình sản xuất. Do đó khi trang bị TSCĐ cho Công ty cần nghiên cứu tác dụng tích cực của từng loại để đầu tư vốn theo hướng có lợi nhất. Để thấy được cụ thể tình hình trang bị của Công ty vào TSCĐ như thế nào, kết hợp với số liệu ở Bảng 05 cho ta các nhận xét sau: trong năm 2001, số tăng về nguyên giá TSCĐ là 70.384.812.205đ, trong đó chủ yếu là do tăng về nguyên giá của máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. - Năm 2000, nguyên giá máy móc thiết bị của Công ty là 72.594.522.884đ chiếm 49,76% trong tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh. Năm 2001, nguyên giá máy móc thiết bị là 116.179.806.603đ tăng 43.585.283.719đ so với năm 2000, với tỷ lệ tăng trên 60%. Trong đó, nguyên giá máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh là 115.610.832.308đ, tăng 59,3% so với năm 2000. Việc tăng nguyên giá máy móc thiết bị chủ yếu là do trong năm Công ty đã đầu tư thêm 43.826.003.219đ nguyên giá máy móc thiết bị. Trong đó phần lớn là do đầu tư mua mới là 34.241.989.459đ chiếm 74,06% trên tổng số vốn đầu tư mua mới như: đầu tư mua máy xúc, máy đầm, máy khoan, máy ép khí, máy ủi... Còn lại là tăng do việc điều chuyển trong nội bộ Tổng công ty 9.584.013.760đ. - Trong năm 2001, tốc độ tăng nguyên giá của loại TSCĐ là phương tiện vận tải cũng tương đối lớn. Năm 2000, nguyên giá phương tiện vận tải là 71.849.749.637đ chiếm 49,25% trong tổng số nguyên giá TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khí đó, năm 2001, nguyên giá phương tiện vận tải dùng cho sản xuất kinh doanh tăng 20.814.267.452đ so với năm 2000 với tỷ lệ tăng là 29%, chiếm 43,32% trong tổng số nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh. Nguyên giá phương tiện vận tải tăng là do năm 2001, Công ty đã chủ động đầu tư thêm 11.912.838.272đ từ việc mua mới chiếm 25,77% từ tổng số vốn đầu tư mua mới TSCĐ và số tăng còn lại 10.344.972.330đ là do trong năm Công ty thực hiện việc điều chuyển nội bộ. Công ty đầu tư mua mới các loại phương tiện như: xe tải, xe ben... - Năm 2001, Công ty cũng quan tâm đến việc tăng việc đầu tư vào 2 loại TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc và thiết bị dụng cụ quản lý phục vụ cho quá trình sản xuất. Cụ thể năm 2001, nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc tăng 3.505.822.070đ, với tỷ lệ tăng là +847,7% và nguyên nhân tăng là do điều chuyển trong nội bộ Tổng công ty. Còn nguyên giá thiết bị văn phòng tăng 705.176.314đ với tỷ lệ tăng +69,4% và được hình thành từ việc mua sắm mới là 80.499.005đ, do điều chuyển là 624.677.309đ. Việc đầu tư mới các thiết bị văn phòng của Công ty trong năm như: mua máy vi tính, máy điều hoà, máy in, máy phôtô, máy fax... Ngoài ra, trong năm 2001, Công ty cũng đã thực hiện kịp thời việc thanh lý các TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng, những tài sản đã cũ kỹ, lạc hậu cũng như thực hiện việc điều chuyển nội bộ những TSCĐ không còn thích hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty làm giảm tổng nguyên giá TSCĐ trong kỳ là 1.684.262.650đ. Công ty đã thực hiện thanh lý 240.719.500đ nguyên giá máy móc thiết bị, 703.855.865đ nguyên giá phương tiện vận tải; đồng thời thực hiện việc điều chuyển nội bộ 739.687.285đ nguyên giá phương tiện vận tải. 2.2.4.2. Tình hình đầu tư TSCĐ của Công ty Sông Đà 9 năm 2001. Có thể nói, năm 2001, qua việc đầu tư thêm nhiều loại TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho quy mô vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng tăng lên đáng kể. Trong năm, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào dự án nâng cao năng lực thiết bị rhi công, với những máy móc, thiết bị hiện đại thay thế dần những máy móc, thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu, năng suất thấp với tổng trị giá lên tới 68,5 tỷ đồng; đảm bảo cung cấp kịp thời xe máy, thiết bị cho các công trình lớn, trọng điểm của Đất nước và Tổng công ty như: đường Hồ Chí Minh, thuỷ điện Cần Đơn, thuỷ điện Sê San 3... bao gồm: Máy xúc từ 0,6 - 1,8m3: 15 chiếc; Máy ủi từ 170Cv: 10 chiếc; ôtô tự đổ 5-15 tấn: 35 chiếc và các loại máy chuyên dụng khác... Để phản ánh tình hình đầu tư của Công ty ta dựa vào việc xem xét chỉ tiêu tỷ suất đầu tư vào TSCĐ và tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: * Tỷ suất đầu tư = Giá trị còn lại của TSCĐ ´ 100% vào TSCĐ Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư = 30.829.436.494 ´ 100% = 25,5% TSCĐ năm 2000 121.054.749.452 Tỷ suất đầu tư = 74.495.624.346 ´ 100% = 31,7% TSCĐ năm 2001 234.999.958.344 Chênh lệch giữa 2 năm: 31,7% - 25,5% = +6,2%. Chỉ tiêu này phản ánh, trong 100 đồng tổng giá trị tài sản của Công ty có 25,5 đồng được đầu tư vào TSCĐ năm 2000 và có 31,7 đồng được đầu tư vào TSCĐ năm 2001. Như vậy, tỷ suất đầu tư vào TSCĐ năm 2001 đã tăng so với năm 2000 là +6,2%. Điều này cho thấy, trong năm Công ty đã quan tâm đến công tác đầu tư cho việc hình thành TSCĐ. * Tỷ suất tự = Nguồn vốn chủ sở hữu ´ 100% đầu tư TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ Tỷ suất tự đầu tư = 21.539.596.462 ´ 100% = 70% TSCĐ năm 2000 30.829.436.494 Tỷ suất tự đầu tư = 21.053.272.217 ´ 100% = 28,3% TSCĐ năm 2001 74.495.624.346 Chênh lệch giữa 2 năm: 28,3% - 70% = - 41,7%. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tự tài trợ TSCĐ của Công ty bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Theo tính toán cho thấy, tỷ suất tự tài trợ năm 2001 nhỏ hơn năm 2000, do trong năm nguồn vốn chủ sở hữu giảm: 21.053.272.217 - 21.539.596.462 = - 486.324.245đ trong khi TSCĐ tăng: 74.495.624.346 - 30.829.436.494 = 43.666.187.852đ. Hoạt động đầu tư của Công ty diễn ra khá đồng bộ từ các loại phương tiện, máy móc cho sản xuất đến các loại trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và nó còn được tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa vào những năm hoạt động tiếp theo của Công ty. 2.2.4.3. Tình trạng kỹ thuật TSCĐ của Công ty Sông Đà 9 năm 2001. Để thấy được tình trạng kỹ thuật TSCĐ của Công ty là mới hay cũ thì chúng ta tiến hành xem xét chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ. Hệ số hao mòn càng lớn thì chứng tỏ TSCĐ càng cũ và ngược lại. Theo các số tính toán ở Bảng 06 ta có một số nhận xét sau: Trong kỳ, do nguyên giá TSCĐ cũng như số tiền khấu hao thay đổi giữa cuối kỳ với đầu năm nên hệ số hao mòn TSCĐ cũng thay đổi. Hầu hết hệ số hao mòn của các loại TSCĐ của Công ty cuối kỳ đều giảm hơn so với đầu năm . Hệ số hao mòn đầu năm là 0,79 trong khi đó cuối kỳ hệ số hao mòn TSCĐ là 0,63 có nghĩa là đã giảm được 0,14. Điều này chứng tỏ trong kỳ Công ty đã quan tâm đến việc đổi mới TSCĐ nâng cao năng lực sản xuất. Cụ thể: - Hệ số hao mòn của nhà cửa vật kiến trúc đầu năm là 1, có nghĩa là vào thời điểm đầu năm tài sản nhà cửa vật kiến trúc đã được Công ty khấu hao hết. Loại TSCĐ này được sử dụng lâu dài và đặc biệt sau khi đã được khấu hao hết nó vẫn được tiếp tục sử dụng. Vào thời điểm cuối năm, hệ số hao mòn của nhà cửa vật kiến trúc là 0,77 giảm được 0,23 so với đầu năm. Điều này cho thấy, trong kỳ loại TSCĐ này còn trong thời gian sử dụng là lớn và được tăng thêm nhờ hoạt động điều chuyển nội bộ Tổng công ty. Tuy nhiên nó đã quá cũ mà chưa được đầu tư đổi mới thêm. - Hệ số hao mòn của loại TSCĐ là máy móc thiết bị đầu năm là 0,86 và cuối kỳ là 0,62 tức là giảm 0,24 so với đầu năm. Việc giảm về số hao mòn này có thể nói là do trong kỳ Công ty đã chủ động đầu tư mới nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, số tài sản cũ kỹ, lạc hậu cũng đã được Công ty thanh lý kịp thời và những TSCĐ không cần dùng, không thích hợp với tình hình sản xuất của Công ty thì được điều chuyển kịp thời nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều máy móc thiết bị đang trong thời gian sử dụng nhưng giá trị còn lại của nó còn ít, nguyên giá đã khấu hao gần hết có nghĩa là chúng đã cũ và cần được đổi mới nâng cấp nhằm làm tăng nguyên giá cũng như giá trị sử dụng còn lại của tài sản. - Vào thời điểm đầu năm, hệ số hao mòn của loại TSCĐ phương tiện vận tải là 0,72 nhưng vào thời điểm cuối năm đã giảm được 0,03. Điều này cho thấy trong kỳ loại TSCĐ này cũng được Công ty tăng cường đầu tư như: mua sắm mới phương tiện vận tải với trị giá 11.912.838.272đ và điều chuyển nội bộ 703.855.865đ. Tuy nhiên, do việc tăng từ công tác điều chuyển nội bộ lớn chiếm 46,5% tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ và các TSCĐ này đã qua một thời gian sử dụng do đó giá trị còn lại không còn lớn. Với vai trò là một trong các loại phương tiện sản xuất chủ yếu của Công ty, nó quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Vì vậy, Công ty cần quan tâm hơn đến việc đầu tư mua mới loại TSCĐ này. - Đối với loại TSCĐ thiết bị dụng cụ quản lý: hệ số hao mòn đầu năm là 0,63 nhưng ở cuối kỳ hệ số hao mòn của nó lại tăng lên là 0,71. Mặc dù trong kỳ loại TSCĐ này cũng tăng lên đáng kể song tăng do mua mới rất ít, chủ yếu là do điều chuyển nội bộ Tổng công ty. Trong tổng số 705.176.314đ nguyên giá thiết bị văn phòng tăng trong kỳ thì chỉ có 80.499.005đ chiếm 11,4% còn 624.677.309đ là được điều chuyển nội bộ. Điều này chứng tỏ, hầu hết các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý đều đã cũ kỹ, lạc hậu do đó Công ty cần quan tâm hơn đến việc đầu tư các trang thiết bị quản lý hiện đại cho phù hợp với quy mô ngày càng phát triển của mình. Nhìn chung thì trong kỳ Công ty cũng đã quan tâm đổi mới thêm nhiều TSCĐ hiện đại song thế vẫn chưa đủ. Vì cùng với sự phát triển chung của xã hội, các tiến bộ khoa hộc, kỹ thuật cũng không ngừng đổi mới nhằm đáp nhu cầu ngày càng cao của công việc thì việc luôn luôn phải nắm bắt các tiến bộ trong khoa học để kịp thời đổi mới cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty là hết sức cần thiết. 2.2.4.4. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. Trang bị thêm TSCĐ suy cho cùng là nhằm tăng cường trang bị kỹ thuật cho lao động để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm. Song đây mới chỉ là khả năng. khả năng này có trở thành hiện thực hay không còn tuỳ thuộc vào tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ trong Công ty. TSCĐ là bộ phận tài sản chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, nó phản ánh năng lực và tiến bộ khoa học của Công ty. Trong năm 2001, công tác quản lý và sử dụng TSCĐ cũng được Công ty quan tâm một cách đầy đủ. Do vậy, mọi khâu quản lý đều có quy phạm kỹ thuật cụ thể đối với từng loại TSCĐ để các đơn vị hướng dẫn cán bộ kỹ thuạat, công nhân vận hành thực hiện. công tác duy tu, bảo dưỡng TSCĐ thường xuyên được thực hiện đúng theo định kỳ, TSCĐ chưa sử dụng được bảo quản tốt, đảm bảo khi cần thiết có thể sử dụng được ngay vì thế làm cho TSCĐ ít bị hao mòn vô hình. Tuy nhiên để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ ở Công ty cần thông qua việc đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ phản ánh doanh thu trên 1 đồng TSCĐ và lợi nhuận thu được trên 1 đồng TSCĐ. Mặc dù có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau song ở bất kỳ hình thức nào, hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng phản ánh chất lượng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở Công ty. Qua Bảng 07 cho ta thấy, hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng như hiệu quả sử dụng TSCĐ hầu hết các loại TSCĐ chủ yếu của Công ty năm 2001 đều tăng so với năm 2000 và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là một biểu hiện tốt về trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ trong năm của Công ty. Cụ thể: - Năm 2000, hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty là 0,43 lần và hiệu quả sử dụng TSCĐ là 0,0115 lần. Có nghĩa là có 0,43 đồng doanh thu thuần và 0,0115 đồng lợi nhuận trên 1 đồng nguyên giá TSCĐ của Công ty. Năm 2001, Công ty có hiệu suất sử dụng TSCĐ là 0,94 lần tăng 0,51 lần so với năm 2000, tỷ lệ tăng +118,6% và hiệu quả sử dụng TSCĐ là 0,014 lần tăng 0,0025 lần, tỷ lệ tăng là +21,74%. Việc tăng của 2 chỉ tiêu này trong năm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã được phản ánh ở các phần trên như: sự hợp lý của cơ cấu TSCĐ; tình trạng kỹ thuật TSCĐ; tình hình sử dụng về số lượng, thời gian, công suất thiết bị máy móc; tình hình cung ứng vật liệu cho sản xuất; trình độ tay nghề của công nhân sản xuất; trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong năm, các loại TSCĐ chính dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều có hiệu suất và hiệu quả sử dụng tăng. Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị năm 2000 là 0,85 lần, năm 2001 là 1,8 lần tăng 0,95 lần, tỷ lệ tăng +111,8%. Có nghĩa là năm 2001 có 1,8 đồng doanh thu thuần trên 1 đồng nguyên giá máy móc thiết bị bình quân. Có thể nói, trong năm hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị đã được Công ty khai thác tương đối tốt. Tuy nhiên, khi xem xét hiệu quả sử dụng TSCĐ thì năm 2001 là 0,027 lần tăng 0,004 lần, tỷ lệ tăng +17,4% so với năm 2000 cho thấy, mặc dù hiệu suất sử dụng cao nhưng do chi phí sử dụng TSCĐ lớn vì vậy làm cho hiệu quả sử dụng của TSCĐ thấp và tăng không nhiều so với năm 2000. - Đối với phương tiện vận tải: cũng như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải là loại TSCĐ chủ yếu trong hoạt động sản xuất của Công ty. Năm 2000, hiệu suất sử dụng TSCĐ là 0,87 lần, năm 2001 là 2,05 lần tăng 1,18 lần, tỷ lệ tăng +135,6%. Tỷ lệ tăng hiệu suất sử dụng cao song hiệu quả sử dụng phương tiện vận tải lại tăng chậm. Năm 2001 chỉ tăng +28,92% so với năm 2000. Điều này cũng do chi phí sử dụng loại TSCĐ này cao như gia sthành chi phí sửa chữa, nâng cấp cao nhưng chưa đạt chất lượng yêu cầu... Bên cạnh những mặt tăng của 2 loại TSCĐ trên thì hiệu suất và hiệu quả sử dụng của loại TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc và thiết bị văn phòng lại giảm làm cho hiệu quả chung của toàn bộ TSCĐ trong năm 2001 tăng nhưng không cao. Cụ thể: hiệu suất sử dụng nhà cửa vật kiến trúc giảm 71 lần (từ 149 lần còn 78 lần năm 2001) và hiệu quả sử dụng giảm 2,861 lần (từ 4,013 lần còn 1,153 lần). Hiệu suất sử dụng thiết bị văn phòng giảm 54,6 lần và hiệu quả sử dụng giảm 0,02 lần. 2.2.4.5. Tình hình khấu hao của Công ty. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ của Công ty luôn bị hao mòn do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau như: thời gian và trình độ sử dụng; việc chấp hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ; do tác động của các nhân tố tự nhiên, môi trường... Để bù đắp phần giá trị TSCĐ bị hao mòn, Công ty phải chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ. Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Số tiền khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao của Công ty. Công ty Sông Đà 9 thực hiện công tác khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, tuân thủ theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999. Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Vì vậy, yêu cầu là khấu hao phải tính đúng, tính đủ phù hợp với yêu cầu hạch toán của Công ty. Để làm được điều này, Công ty cần thực hiện tốt các công tác khấu hao từ lập kế hoạch khấu hao đến thực hiện khấu hao TSCĐ. - Phương pháp lập kế hoạch khấu hao của Công ty được thực hiện theo các bước sau: + Xác định phạm vi TSCĐ phải tinhd khấu hao và tổng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao đầu kỳ kế hoạch. + Xác định giá trị TSCĐ bình quân tăng, giảm trong kỳ kế hoạch và nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao trong kỳ. + Xác định mức khấu hao bình quân hàng năm. - Các bước thực hiện việc dăng ký khấu hao TSCĐ của Công ty: Cứ khoảng 3 năm 1 lần, Công ty thực hiện việc kê khai các TSCĐ cần tính khấu hao của các năm kế hoạch và lập Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ. Các bước bao gồm: + Xác định loại TSCĐ cần trích khấu hao trong kỳ kế hoạch. + Tình trạng ban đầu của TSCĐ là mua mới hay cũ... + Năm sử dụng của TSCĐ. + Nguyên giá của TSCĐ cần trích khấu hao. + Giá trị hao mòn luỹ kế. + Giá trị còn lại. + Thời gian sử dụng (theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC). + Mức trích khấu hao bình quân hàng năm. Trên đây là những phân tích và đánh giá sơ bộ về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định nói chung và TSCĐ nói riêng của Công ty Sông Đà 9 trong 2 năm 2000 và 2001. Trong đó có nêu ra một số mặt làm được cũng như mặt hạn chế của Công ty . Thông qua đó giúp cho việc đề ra các giải pháp thích hợp nhằm phát huy được tối đa các mặt mạnh, hạn chế các mặt thiếu sót để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định trong Công ty. 2.3. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định mà Công ty Sông Đà 9 đã áp dụng. 2.3.1. Trong năm Công ty đã chủ động đầu tư mua sắm TSCĐ cũng như việc lập kế hoạch đầu tư TSCĐ để tăng năng lực thi công. Năm 2001, Công ty đã thực hiện đầu tư thêm nhiều TSCĐ có công nghệ tiên tiến của các nước tư bản hiện đại với tổng trị giá trên 68,5 tỷ đồng; cung cấp kịp thời xe - máy, thiết bị cho công tác thi công của Công ty. Việc mua sắm TSCĐ của Công ty đều được Hội đồng tư vấn kỹ thuật công nghệ xác định cụ thể về nhu cầu sử dụng, số lượng, giá cả sát với thị trường, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ và đúng với quy định của Tông công ty.Vì vậy không có tình trạng TSCĐ kém chất lượng, kém hiệu quả. Điều này có được là do Công ty đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thị trường đặc biệt là thị trường máy móc thiết bị nhằm đảm bảo giá mua được rẻ nhất, hiệu quả sử dụng cao nhất. Trong tổng số TSCĐ được đầu tư mới thì Công ty cũng đã chú trọng đầu tư vào những loại TSCĐ chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: mua mới máy móc thiết bị với trị giá là 34.241.989.459 đồng, phương tiện vận tải là 11.912.838.272 đồng. 2.3.2. Năm 2001, Công ty đã thực hiện công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tương đối chặt chẽ. Đối với mỗi loại TSCĐ, Công ty đều có sổ sách theo dõi một cách cụ thể về tình trạng kỹ thuật, về ca, giờ lao động, khối lượng. Hàng tháng đều có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cụ thể. Cuối mỗi kỳ, TSCĐ của Công ty đều được kiểm kê, đánh giá lại theo thực tế kiểm kê và lập các báo cáo kiểm kê tổng hợp cũng như chi tiết TSCĐ... Việc phân cấp quản lý và sử dụng TSCĐ được Công ty áp dụng thực hiện cho từng chi nhánh, xí nghiệp; từng bộ phận, tổ đội nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ được giao. Do các máy móc, thiết bị thi công của Công ty thường là những TSCĐ có giá trị lớn cho nên việc phân chia, giao nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho hệ thống quản lý TSCĐ từ cấp Công ty đến cấp đội, phân xưởng trực tiếp quản lý và sử dụng là một yêu cầu thiết thực. Cụ thể: - Cấp Công ty: phải theo dõi, nắm vững số lượng, chất lượng máy móc thiết bị hiện có; tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ tình trạng kỹ thuật, phân loại TSCĐ trên cơ sở đó lập kế hoạch sửa chữa lớn, giao định mức nhiên liệu, định mức khối lượng thi công đảm bảo công suất của máy móc thiết bị; tổ chức hướng dẫn, phổ biến tài liệu kỹ thuật, chế độ vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa; tổ chức điều động máy móc thiết bị cho phù hợp với yêu cầu của từng trình; lập các kế hoạch về đầu tư mua sắm, sửa chữa TSCĐ... - Cấp xí nghiệp: có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, thực hiện đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật; tổ chức kiểm tra việc quản lý và sử dụng trong phạm vi trách nhiệm được giao... - Cấp đội: có biện pháp quản lý chặt chẽ và khai thác hợp lý năng lực máy móc thiết bị hiện có nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất; thực hiện nghiêm túc các chế độ chăm sóc kỹ thuật; thường xuyên kiểm tra nắm chắc tình trạng kỹ thuật để có kế hoạch sửa chữa kịp thời... 2.3.3. Công ty đã thực hiện tốt công tác sửa chữa, sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ theo định kỳ. Công tác sửa chữa, sửa chữa lớn TSCĐ không chỉ nhằm mục đích bảo dưỡng TSCĐ mà còn nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo TSCĐ hoạt động được một cách liên tục theo kế hoạch sản xuất. Nguyên nhân chủ quan làm cho TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn gây ra thiệt hại đến quá trình sản xuất là không có kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên khi tiến hành sửa chữa hoặc sửa chữa lớn TSCĐ cần phải cân nhắc tính toán kỹ hiệu quả của nó; xem xét giữa chi phí sửa chữa bỏ ra và việc đầu tư mua sắm mới TSCĐ để có quyết định phù hợp. Nhận thức được sự cần thiết của công tác này, trong năm công ty đã tổ chức tốt công tác sửa chữa TSCĐ, trong đó công tác lập kế hoạch sửa chữa lớn theo định kỳ căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu sử dụng đóng vai trò quan trọng để Công ty có thể chủ động hơn trong quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ của mình. Năm 2001, Công ty đã bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để thực hiện việc sửa chữa lớn sử dụng loại TSCĐ là 4.252.137.413 đồng đạt 85,8% so với kế hoạch và đã đưa 2.997.912.386 đồng vào giá thành sản xuất. Nhờ đó mà số lượng TSCĐ đưa thêm vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên đảm bảo cho quá trình thi công thực hiện được liên tục và giảm số máy móc thiết bị chờ xử lý còn 568.974.295 đồng. Tuy nhiên nếu so sánh với năm 2000 thì công tác này vẫn còn phải cố gắng hơn nữa để huy động được tối đa TSCĐ của Công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. 2.3.4. Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch khấu hao, thực hiện khấu hao. Khấu hao là một trong những biện pháp quan trọng trong công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình là điều nên làm. Tại Công ty Sông Đà 9, TSCĐ được ghi sổ theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán. Công tác khấu hao TSCĐ được Công ty quan tâm đầy đủ từ khâu đăng ký khấu hao, lập kế hoạch khấu hao đến khâu thực hiện khấu hao. Năm 2001, tổng số tiền khấu hao bình quân của Công ty là 11.125.291.035 đồng đạt 68,5% so với kế hoạch và tăng 20,5% so với năm 2000. Số tiền khấu hao được Công ty thực hiện việc tái đầu tư và tái đầu tư mở rộng TSCĐ. CHương iii: một số đề suất nhằm giúp Công ty Sông Đà 9 nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định 3.1. những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty Sông Đà 9. Trong năm 2001, nhìn chung công tác quản lý và sử dụng vốn cố định, TSCĐ của Công ty có nhiều cố gắng và đã đạt được một số chỉ tiêu nhất định trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại mà trong những năm tới phải cố gắng khắc phục để có hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn cố định nói chung, TSCĐ nói riêng của Công ty. Có thể nêu ra một số tồn tại như sau: 3.1.1. Máy móc thiết bị của Công ty chưa được khai thác triệt để về thời gian và công suất thi công làm cho hiệu quả sử dụng không cao. Năm 2001, hầu hết các công trình mà Công ty tham gia thi công đều ở trong tình trạng vừa thiết kế vừa thi công; công tác giải phóng mặt bằng chậm làm tiến độ thi công không đảm bảo, kéo dài thời gian thi công do đó máy móc thiết bị sử dụng không hết thời gian và công theo kế hoạch. Trong Công ty, sự phân bổ máy móc thiết bị giữa các công trình không đồng đều nên có những công trình lớn thì không có đủ thiết bị để thi công trong khi đó lại có nhiều máy móc thiết bịlứon thì lại không có công trình phù hợp để sử dụng, phải xếp kho bảo quản, bảo dưỡng làm tăng chi phí sử dụng, đó là chưa kể tài sản còn có thể bị hao mòn vô hình. Đây là một tồn tại cố hữu của Công ty do đặc điểm ngành sản xuất xây lắp là các công trình thi công thường nằm rải rác, phân tán cách xa nhau nên khả năng huy động để bổ trợ cho nhau bị hạn chế và nếu có thể điều chuyển thì chi phí rất lớn. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng của TSCĐ của Công ty. Công tác tiếp thị đấu thầu của Công ty còn yếu, đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác này còn thiếu cho nên một số công trình đấu thầu bị thất bại và thua lỗ ảnh hưởng đến kêts qủ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đến việc đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, đảm bảo máy móc thiết bị được khai thác hết năng lực... 3.2.2. Công tác đầu tư, nâng cấp, bảo dưỡng, sửa chữa còn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu thi công đòi hỏi. Mặc dù trong năm 2001, Công ty đã chú trọng đến công tác đầu tư thêm nhiều thiết bị mới phục vụ cho quá trình thi công song với một khối lượng công việc ngày càng lớn thì như thế vẫn chưa đủ. từ đó dẫn đến còn có một số công trình do năng lực máy móc thiết bị còn thiếu vì vậy khi trúng thầu phải thuê ngoài hoặc giao thầu lại cho các đơn vị khác làm cho Công ty bị động về khả năng huy động máy móc thiết bịvào thi công dẫn đến chất lượng và tiến độ thi công không đảm bảo phải phá đi làm lại. Bên cạnh đó, công tác xây dựng kế hoạch ở một số đơn vị trực thuộc còn mang tính hình thức, chưa sát thực, chưa thực sự coi trọng công tác kế hoạch là công cụ để quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác dự báo kế hoạch các mặt ở các đơn vị chưa tốt, còn thiếu chủ động hoặc chưa tính hết nhu cầu cần thiết của các giai đoạn tới. Do đó dẫn đến tình trạng nhiều công trình thiếu xe - máy, thiết bị, lao động, không được yêu cầu phục vụ kịp thời thi công. Trong công tác tổ chức sản xuất còn chưa tốt, có lúc còn lúng túng, việc lập kế hoạch sản xuất còn chưa sát thực với thực tế đặc biệt là khâu cân đối, dự tính, dự báo nắm bát thị trường chưa tốt để xảy ra tình trạng thiếu năng lực sản xuất cho các công trình. Hơn nữa, do công tác triển khaitổ chức thi công, các công trình còn dàn mỏng, các công trình nhỏ lẻ nhiều, không tập trung. Công tác quản lý lý kỹ thuật về TSCĐ của Công ty chưa áp dụng được các tiêu chuẩn quốc tế. Tình trạng kỹ thuật của hầu hết các loại TSCĐ thấp, vẫn còn nhiều TSCĐ đã cũ kỹ, lạc hậu dù trong năm đã được thay thế với số lượng lớn hơn các năm trước. Điều này có thể do năng lực tài chính của Công ty không đủ nhưng nếu vậy thì công tác nâng cấp, bảo dưỡng, sửa chữa phải được chú ý hơn. Tuy nhiên, ở một số chi nhánh, xí nghiệp của Công ty công tác này còn yếu, chưa đạt được chất lượng yêu cầu; việc lập kếhoạch và thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn, nhỏ vẫn chưa đảm bảo, giá thànhiệu quả sửa chữa còn cao ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty và từ đó ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. Việc sử dụng nguồn vốn để tài trợ hình thành TSCĐ của Công ty còn chưa có hiệu quả. Việc đầu tư TSCĐ của Công ty được thực hiện chủ yếu bằng nguồn tín dụng chiếm khoảng 75%, trong khi đó nguồn tự bổ sung chỉ có 6,6% và từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp là trên 13,3%. Điều này có nghĩa là Công ty chưa tận dụng hết nguồn vốn tự có vào công tác đầu tư mà lại đầu tư nhiều bằng nguồn tín dụng do đó làm tăng chi phí sử dụng vốn của Công ty làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty hàng năm luôn luôn âm trong khi lãi tiền gửi lại thu được lại nhỏ. Cụ thể: năm 2000 lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty là -3.236.664.121 đồng và năm 2001 là -3.168.403.510 đồng. 3.3.3. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề của Công ty còn yếu và thiếu. Năm 2001, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã được tăng lên rất nhiều; năm 2000, tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty là 950 người nhưng năm 2001đã là 1.415 người tăng 465 người, tốc độ tăng +49%, một con số khá lớn. Tuy nhiên với đà phát triển ngày càng nhanh của Công ty thì con số ấy vẫn chưa đủ. Yêu cầu đòi hỏi về số lượng cán bộ công nhân viên của mọi bộ phận trong Công ty đều lớn từ bộ phận quản lý đến bộ phận trực tiếp sản xuất, thi công. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn còn thiếu chủ yếu là ở các bộ phận tiếp thị đầu tư, quản lý chất lượng. Số lượng công nhân lành nghề chưa đủ để đáp ứng kịp thời cho các công trình thi công. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng mới, đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên chưa đầy đủ, kịp thời. Chất lượng đào tạo còn thấp, vẫn còn tình trạng manh múng, cần đâu làm đó. Nhiều công trình áp dụng công nghệ mới nhưng đội ngũ cán bộ kỹ thuật tiếp thu chậm cho nên việc triển khai thi công còn lúng túng. Công tác thi nâng bậc cho công nhân, nâng lương cho cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ ở các chi nhánh, xí nghiệp thực hiện còn chậm... Công ty chưa xây dựng được chiến lược về con người. Ngoài ra, Công ty còn có 1- số tồn tại khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và sử dụng vốn cố định như: việc xây dựng định mức đơn giá cho một số xe - máy, thiết bị có công nghệ mới còn chưa sát với thực tế do vậy chi phí này trong giá thành chưa thật chính xác ảnh hưởng đến công tác đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ từ đó ảnh hưởng đến việc ra các quyết định quản lý phù hợp với tình hình sản xuất; công tác thu hồi vốn và thu hồi công nợ còn chậm, giá trị xây dựng dở dang lớn và công nợ phải thu còn lớn (tính đến ngày 31/12/2001, công nợ phải thu còn 24 tỷ đồng, giá trị dở dang là 42,7 ty đồng) cho nên vòng quay vốn thấp, lợi nhuận thấp, hiệu quả sử dụng thấp... 3.2. một số ý kiến đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty Sông Đà 9. Với khối lượng công việc trong những năm tới ngày càng lớn và để thực hiện được các kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất đề ra đạt giá trị sản lượng ngày càng tăng thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty là một trong những biện pháp quan trọng. Dựa trên việc phân tích tình hình thực tế về việc quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty trong 2 năm gần đây; đánh giá những khó khăn, thuận lợi cũng như những mặt làm được và những mặt hạn chế trong công tác tác này từ đó ta có thể rút ra được một số biện pháp như sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0119.doc
Tài liệu liên quan