ỹ Giải pháp một: Về các khoản chiết khấu của công ty
Việc DN để cho khách hàng thanh toán chậm cũng có nghĩa là công ty đã để cho khách hàng chiếm dụng vốn của mình. Mặt khác, tất cả các khách hàng của công ty (trừ khách mua lẻ) được hưởng chiết khấu bán hàng cũng phần nào làm giảm đi ý nghĩa của chiết khấu này. Để khắc phục tình trạng này và để công cụ chiết khấu thực sự phát huy hiệu quả, không những kích thích khách mua với số lượng lớn mà còn thanh toán nhanh, công ty nên có sự phân biệt rõ ràng giữa hai hình thức chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán cũng như xây dựng các mức chiết khấu phù hợp và linh hoạt.
Đối với những khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn trong hợp đồng công ty áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán. Để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn kinh doanh và tăng vòng quay của vốn, công ty nên xây dựng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng một cách linh hoạt, có thể dựa trên những yếu tố sau:
- Tỷ lệ lãi suất và tiền lãi của ngân hàng đối với công ty.
- Khả năng thanh toán của khách hàng
- Thời gian thanh toán sớm
Mức chiết khấu đặt ra phải đảm bảo rằng khoản chiết khấu dành cho khách hàng ít nhất phải được bù lại bằng khoản giảm lãi tiền vay ngân hàng của công ty.
Chiết khấu thanh toán được coi như khoản chi phí tài chính nên được hạch toán vào TK 635- Chi phí tài chính. Khi phát sinh khoản chiết khấu thanh toán, để đảm bảo tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành, kế toán công ty nên hạch toán như sau:
Nợ 635- Chi phí tài chính
Có các TK 131, 111, 112.
Đối với những khách hàng mua hàng với số lượng lớn công ty áp dụng hình thức chiết khấu thương mại. Khoản chiết khấu thương mại này doanh nghiệp nên áp dụng một cách linh động vì đối với sản phẩm mới thì việc sử dụng chiết khấu thương mại còn có ý nghĩa như quảng cáo, còn đối với các sản phẩm sắp lỗi thời (ví dụ sắp có sản phẩm mới thay thế) thì việc sử dụng chiết khấu này có thể làm giảm bớt được lượng hàng tồn đọng.
Bản chất của chiết khấu thương mại là một khoản giảm trừ doanh thu bán hàng nên phải được hạch toán vào TK 521- Chiết khấu thương mại. Cuối kỳ, kết chuyển TK 521 sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần.
ỹ Giải pháp hai: Về việc sử dụng, tổ chức vận dụng hế thống sổ sách kế toán
Hiện tại công ty không tổ chức tài khoản và sổ chi tiết theo dõi doanh thu, giá vốn và kết quả bán hàng cho từng chủng loại sản phẩm, hàng hóa. Kế toán chỉ theo dõi bán hàng trên Báo cáo bán hàng chi tiết theo mặt hàng và Bảng kê hóa đơn bán hàng. Tuy nhiên Báo cáo bán hàng chỉ có tính liệt kê về số lượng và doanh thu còn Bảng kê hóa đơn bán hàng chỉ theo dõi doanh thu mà không theo dõi về số lượng. Để theo dõi chi tiết trên đầy đủ các chỉ tiêu, người sử dụng phải xem trực tiếp trên từng hóa đơn. Nếu như có sự cố máy tính doanh nghiệp không thể theo dõi kết hợp được nhiều chỉ tiêu khác nhau, do đó khó có được sự nhìn nhận toàn diện về hoạt động bán hàng của công ty.
Với phần mềm kế toán máy, việc mã hoá cho từng sản phẩm, hàng hoá và xác đinh kết quả tiêu thụ cho từng loại mặt hàng là hoàn toàn có thể thực hiện được. Trong danh mục tài khoản, kế toán khai báo các tài khoản chi tiết doanh thu và giá vốn của từng loại mặt hàng. Bên cạnh đó công ty nên tổ chức mở sổ chi tiết bán hàng, giá vốn, bảng tổng hợp bán hàng
36 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI mở ĐầU
Đối với bất cứ một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì mục tiêu lớn nhất mà họ đặt ra là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp cần phải nỗ lực cố gắng không ngừng từ việc cải tiến mẫu mã, giảm thiếu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm đến việc tổ chức tốt công tác bán hàng. Có như vậy, doanh nghiệp mới có khả năng tăng doanh thu, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy quá trình sản xuất được liên tục và thực hiện tái sản xuất.
Một trong những cơ sở để đánh giá khả năng trình độ tổ chức quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận. Việc xác định đúng đắn chỉ tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được hướng đi hợp lý trong thời gian tiếp theo. Kế toán có nhiệm vụ phải phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin có liên quan đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giúp nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Gạch ốp lát Thái Bình, em đã đi sâu tìm hiểu thực tế tổ chức công tác kế toán đồng thời kết hợp với những kiến thức đã được học tập và nghiên cứu tại trường, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tế tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. Nội dung của báo cáo bao gồm:
Phần I: Khái quát chung về công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Phần 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình.
Phần I: Khái quát chung về công ty cổ phần gạch ốp lát TháI Bình
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình có tên gọi ban đầu là Công ty gạch ốp lát Thái Bình, được thành lập theo quyết định số 327/QĐ-UB ngày 14/8/1997 của UBND tỉnh Thái Bình, với ngành nghề sản xuất và kinh doanh các loại gạch ceramic cao cấp ốp tường và lát nền, kinh doanh xuất nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất gạch ceramic và xuất khẩu gạch ceramic các loại.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, ngày 09/12/2004, UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định số 3067/QĐ-UB v/v chuyển đổi Công ty gạch ốp lát Thái Bình thành Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình.
Giấy phép kinh doanh số 0803000177 do Sở kế hoạch đầu tư Thái Bình cấp ngày 23 tháng 2 năm 2005.
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ (Mười tỷ đồng Việt Nam), vốn nhà nước chiếm 51%, 49% là vốn của các cổ đông.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Tên giao dịch: Thai Binh Ceramic Tiles Joint stock company.
Trụ sở: Xã Đông Lâm huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.
Tel: 036.823.682 Fax: 036.823.695
Email: happy-tb@hn.Vnn.vn
Website: ceramiclonghau.com.vn
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gạch ốp lát Thái Bình
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình huy động, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh các loại gạch men ốp lát cao cấp.
Tận dụng năng lực thiết bị hiện có, ứng dụng khoa học công nghệ mới, đổi mới c ông nghệ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, cải tiến thiết bị, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, động lực. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV-LĐ không ngừng nâng cao tay nghề bậc thợ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất.
Thực hiện quy chế dân chủ và chế độ làm theo năng lực, hưởng theo kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện theo hành lang của pháp luật quy định, đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng lãng phí và vi phạm pháp luật.
Công ty chịu trách nhiệm đóng thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và chế độ Tài chính.
Tập thể CBCNV-LĐ công ty chấp hành nghiêm kỷ luật, nội quy lao động, quy trình kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động.
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát Ceramic (Phụ lục 1)
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của quản lý của công ty
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Công ty, việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có các tổ chức sau:
(Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp – Phụ lục 2)
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị của công ty có chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch HĐQT và các thành viên.
- Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền lập kế hoạch, chương trình hoạt động của HĐQT; tổ chức việc thông qua các quyế định của HĐQT, chủ toạ họp đại hội cổ đông...
- Phó chủ tịch HĐQT có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ do HĐQT phân công, thay mặt chủ tịch HĐQT thực thi công việc được uỷ quyền khi chủ tich HĐQT vắng mặt. Thành viên HĐQT trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được HĐQT phân công, không uỷ quyền cho người khác.
- Giám đốc công ty điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động SXKD của công ty theo quyết định của đại hội đồng cổ đông., quyết định của HĐQT, điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật.
- Các phó giám đốc công ty (gồm PGĐ kinh doanh và PGĐ sản xuất): giúp việc cho giám đốc trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh cũng như các vấn đề trong tổ chức, các vấn đề về khoa học kỹ thuật, chính trị tư tưởng...
Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động SXKD, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội cổ đông...
Các phòng ban chức năng của công ty không trực tiếp quản lý nhưng có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến độ sản xuất, các quy trình kỹ thuật, các định mức kinh tế.
1.4. Tổ chức kế toán tại công ty gạch ốp lát TháI Bình
1.4.1. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động và quy mô sản xuất, công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, công ty có một phòng kế toán đóng tại trụ sở chính.
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán BRAVO, áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán công ty áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12, kỳ kế toán được tính theo quý. Chế độ kế toán công ty áp dụng theo QĐ 15 /2006/QĐ - BTC của Bộ Tài Chính ngày 20/3/2006.
Phòng kế toán có chức năng thu nhận và xử lý thông tin, cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho công tác quản lý qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 3)
- Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc trong kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về mọi mặt của công tác kế toán tài chính ở công ty.
- Bộ phận kế toán tổng hợp: tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, lên các báo cáo kế toán định kỳ, ngoài ra còn kiểm kê tính toán tài sản cố định và tiền lương.
- Bộ phận kế toán thanh toán công nợ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Lập các phiếu thu, phiếu chi, bảng kê các khoản thanh toán.
- Bộ phận kế toán vật tư: theo dõi phản ánh về số hiện có, tình hình nhập xuất vật tư.
- Bộ phận kế toán tiêu thụ thành phẩm: chịu trách nhiệm hạch toán nhập xuất kho thành phẩm tiêu thụ.
- Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình đầu tư xây dựng cơ bản, và quyết toán công trình của công ty.
1.4.2. Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. (Phụ lục 4)
1.4.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2007. (Phụ lục 5)
Qua số liệu bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 ta thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 đã có hiệu quả và đạt được những kết quả đáng khích lệ so với năm 2006.
Với mục đích duy trì mức sản xuất ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm nên công ty đã đầu tư nâng cấp một số hạng mục công trình xây dựng và thiết bị do vậy sản lượng sản xuất của công ty năm 2007 là 2245904 m2 đã tăng 3,34% so với năm 2006, sản lượng tiêu thụ cũng tăng 5,51% so với cùng kỳ năm 2006. Có được kết quả này đã làm doanh thu thuần của công ty tăng lên đáng kể với 110846,76 trđ năm 2007 tăng 14,43% so với năm 2006.
Công ty hàng năm hoàn thành nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, ta có thể thấy trong báo cáo, công ty đã nộp vào NSNN 6085,52 trđ năm 2007 tăng 13,43% so với năm 2006.
Với những kết quả đạt được lương bình quân người lao động cũng được cải thiện từ 1.500.000đ tăng lên 1.600.000. Đây là yếu tố quan trọng góp phần động viên tinh thần của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy, trong 2 năm công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình đã đạt được mức tăng trưởng cụ thể qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, mặc dù kết quả sản xuất loại gạch chất lượng tốt A1 đã không đạt được như kế hoạch đề ra nhưng nhìn chung công ty đã đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh và mức thu nhập bình quân toàn công ty tăng lên, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kinh tế với nhà nước. Do đó ta có thể đưa ra kết luận: Tình hình tài chính của công ty là hết sức lành mạnh và hứa hẹn những năm tiếp theo hoạt động của công ty sẽ có kết quả cao hơn nữa.
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007
Khó khăn:
- Khó khăn lớn nhất chi phối tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm qua là nhiên liệu cho sản xuất. Tính toán ban đầu công ty đầu tư 1 trạm sinh khí than lạnh chỉ để cấp nhiệt cho công đoạn sấy đứng 2 lò nung, công đoạn sấy phun sẽ tận dụng triệt để khí gas tự nhiên làm giảm giá thành. Nhưng do nguồn khí mỏ đã hoàn toàn cạn kiệt không còn khả năng cung cấp nên công đoạn sấy phun vẫn phải sử dụng dầu Diezen
- Giá vật tư, nguyên vật liệu đầu vào (giá than và dầu D.O) liên tục tăng giá làm giá thành sản xuất tăng cao trong khi giá bán sản phẩm tăng không đáng kể do sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường (chất lượng, chủng loại, mẫu mã và giá cả)
- Sau cổ phần hoá việc vay vốn gặp nhiều khó khăn vì Ngân hàng đòi hỏi phải thế chấp bằng tài sản chứ không được phép tín chấp như trước.
Phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2008
Biện pháp:
Tiếp tục nghiên cứu kiện toàn và hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thực tế nhằm mang lại hiệu quả cao nhất
Tăng cường quản lý công nghệ, thực hiện tốt công tác duy tu bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo kế hoạch sản lượng và duy trì chất lượng sản phẩm, luôn cải tiến và nâng cao chất lượng để giữ vững và phát triển thương hiệu.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp một số hạng mục công trình xây dựng và thiết bị để duy trì sản xuất ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tiếp tục hoàn thiện và duy trì hệ thống định mức vật tư nguyên liệu, có biện pháp khoán hợp lý để người lao động quan tâm hơn nữa việc tiết kiệm vật tư.
Tích cực hơn nữa việc tìm kiếm các nguồn vậ tư nguyên liệu mới đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý để hạ giá thành sản phẩm.
Xây dựng kế hoạch và cơ cấu sản xuât hợp lý phù hợp với yêu cầu của thị trường từng vùng, từng thời kỳ. Có biện pháp cụ thể củng cố thị trường trong nước, tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ Phần gạch ốp lát thái bình
2.1 Kế toán nguyên vật liệu
2.1.1 Phân loại Nguyên vật liệu
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị tại DN: Vật liệu tại công ty được chia thành:
- Vật liệu chính: Là đối tượng trực tiếp cấu thành giá trị thực thể vật chất của gạch ốp tường và gạch lát nền.
- Vật liệu phụ
- Vật tư phụ tùng thay thế
- Nhiên liệu
2.1.2 Đánh giá vật liệu
- Đối với vật liệu nhập kho phục vụ cho sản xuất chủ yếu mua từ bên ngoài do bộ phận cung ứng đảm nhiệm, giá vật liệu được tính theo từng nguồn nhập. Nguồn nhập có thể mua trong nước và nhập khẩu.
- Đối với vật liệu xuất kho: Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho công ty áp dụng là phương pháp nhập trước xuất trước.
2.1.3 Tổ chức kế toán chi tiết vật liệu tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
- Chứng từ sử dụng trong công tác kế toán:
+ Chứng từ kế toán trực tiếp: - Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT)
- Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu 05-VT)
- Thẻ kho (Mẫu 06-VT)
+ Chứng từ kế toán liên quan khác:
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn GTGT
- Chứng từ chi tiền
- Giấy thanh toán tạm ứng
- Khi NVL về nhập kho trách nhiệm của kế toán nhận chứng từ của phòng vật tư (hoá đơn GTGT– Phụ lục 5), (phiếu yêu cầu nhập vật tư - Phụ lục 6), tập hợp xác định trị giá lô hàng nhập, kế toán nhập số liệu vào máy tính và in ra phiếu nhập kho (Phụ lục 7), phiếu này được in ra 1 bản chuyển cho các bộ phận liên quan như: Phòng vật tư, kế toán vật tư, thủ trưởng đơn vị, bản chính được lưu trong hồ sơ chứng từ gốc nhập vật liệu, cuối tháng chuyển cho kế toán tổng hợp chứng từ nhập kho này.
2.1.4 Kế toán tổng hợp vật liệu tại công ty
- TK sử dụng: TK 152
+ Đối với các nghiệp vụ nhập vật liệu: Khi vật liệu được mua về, sau khi tiến hành kiểm tra thì được nhập kho. Kế toán sử dụng các TK như: TK 111, TK 112, TK 331, TK 141…để phán ánh. Các TK này được phản ánh vào bên Có, đồng thời với việc phản ánh vào bên Nợ TK 152.
+ Đối với các nghiệp vụ xuất NVL: Kế toán phản ánh vào bên Có TK 152, đồng thời phản ánh vào bên Nợ các TK đối ứng: TK 621, TK 627,…
- Kế toán tổng hợp nhập vật liệu
Khi nhập vật liệu, tuỳ theo từng nguồn nhập mà kế toán tiến hành định khoản và nhập vào máy tính.
+ Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho: Kế toán tính giá nhập bằng giá mua ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT cộng thêm các khoản chi phí vận chuyển và các chi phí khác có liên quan.
+ Đối với vật liệu mua trong nước:
Khi hàng về nhập kho có đầy đủ hoá đơn cùng về. Kế toán lập định khoản:
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
Ví dụ: Căn cứ hoá đơn GTGT số 10045 và phiếu nhập kho số hiệu NK001/VL01 của tháng 1 năm 2008 mua vật liệu chưa trả tiền của công ty khai thác đá Nghệ An. Giá chưa thuế: 120.000.000đ, thuế GTGT 10%.
Kế toán lập định khoản:
Nợ TK 152 (1): 120 000 000đ Nợ TK 133 (1): 12 000 000đ
Có TK 331: 132 000 000đ
Đối với mua hàng nhập khẩu: Nguyên vật liệu chính của công ty thường xuyên mua ở nước ngoài như bột đá Caremic … Những vật liệu này phải chịu thuế nhập khẩu, thuế GTGT của hàng nhập khẩu và các khoản chi phí khác … Khi trả tiền hàng thông qua hình thức mở thư tín dụng L/C và nhận nợ với ngân hàng.
Nợ TK 152
Nợ TK 635 (Nếu chênh lệch giảm tỷ giá)
Có TK 112,331
Có TK 333 (3)
Có TK 515 (Nếu chênh lệch tăng tỷ giá)
Đồng thời phản ánh thuế GTGT của vật liệu nhập khẩu:
Nợ TK 133
Có TK 333 (12)
Ví dụ: Theo hoá đơn thương mại (Invoice) số 79/08 và phiếu nhập kho số nhập khẩu 008/U01 ngày 12/1/2008 và tờ khai hàng nhập khẩu. Công ty đã nhận được giấy báo nợ của ngân hàng Ngoại thương Thái Bình đã trả tiền hàng nhập khẩu lô bột đá (không có chênh lệch tỷ giá) chưa trả tiền vận chuyển và các chi phí liên quan: 3.041.700 đồng. Trả tiền lệ phí hải quan bằng tiền mặt 300 000đ (phiếu chi 14 ngày 12/1/2008) kế toán lập định khoản.
Nợ TK 152: 249.684.610đ
Có TK 311: 223.948.100đ
Có TK 331: 3.041.700đ(cty vậi tải Nam Sơn)
Có TK 111: 300.000đ
Có TK 333(3): 22.394.810đ
Đồng thời:
Nợ TK 133: 24.634.291đ
Có TK 333(12): 24.634.291đ
- Kế toán tổng hợp xuất vật liệu
Tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình, vật liệu chủ yếu được xuất kho để phục vụ cho sản xuất, trên cơ sở mục đích xuất và các chứng từ có liên quan kế toán lập định khoản:
+ Trường hợp xuất kho vật liệu để sử dụng trực tiếp cho sản xuất
Nợ TK 621
Có TK 152
+ Trường hợp xuất kho để bán dựa vào phiếu xuất kho để bán kế toán lập định khoản:
Nợ TK 632
Có TK 152
+ Các trường hợp giảm vật liệu do các nguyên nhân khác:
Nợ TK 642 (thiếu trong định mức)
Nợ TK 138(1) (thiếu không rõ nguyên nhân)
Nợ TK 138(8), 334 (thiếu do cá nhân phải bồi thường)
Có TK 152
Ví dụ: Theo yêu cầu của phân xưởng gạch ốp lát: Xuất kho ngày 3/1/2008 xuất kho một lô NVL bột đá trị giá 35.000.000 đồng phục vụ cho sản xuất gạch lát:
Nợ TK 621 : 35.000.000đ
Có TK 152 : 35.000.000đ
Cuối kỳ kế toán tổng hợp chứng từ, nhập số liệu vào máy tính in sổ cái TK 152(Phụ lục 8)
2.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.2.1. Đặc điểm
Công ty tính trả lương cho cán bộ công nhân viên căn cứ vào bảng chấm công và phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành.
Các khoản trích theo lương được công ty tính theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước:
- Quỹ BHXH: Tỷ lệ tính BHXH 20% trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 5% do người lao động nộp trừ vào lương.
- Quỹ BHYT: Tỷ lệ tính BHYT là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% do người lao động nộp trừ vào lương.
- Kinh phí công đoàn: Tỷ lệ tính KPCD là 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, trong đó 1% để lại quỹ công đoàn công ty, còn 1% nộp cho cơ quan cấp trên.
2.2.2. Chứng từ kế toán
- Mẫu số 02 – LĐTL
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền BHXH, bảng tính lương…
2.2.3. Tài khoản sử dụng
- TK 334: Phải trả người lao động.
- TK 338: Phải trả, phải nộp khác.
+ TK 3382: Kinh phí công đoàn
+ TK 3383: BHXH
+ TK 3384: BHYT
2.2.4. Phương pháp kế toán
- Hàng tháng tính ra số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên.
Nợ TK 622, 627, 641, 642
Có TK 334
Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công của phòng tổ chức hành chính, phân xưởng sản xuất gạch ốp lát kế toán lập định khoản:
Nợ TK 622 : 33.000.000đ
Nợ TK 642 : 10.500.000đ
Có TK 334 : 43.500.000đ
Khi thanh toán tiền lương
Nợ TK 334 : 43.500.000đ
Có TK 111 : 43.500.000đ
Tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định:
Nợ TK 622 : 6.270.000đ
Nợ TK 642 : 1.995.000đ
Nợ TK 334 : 2.610.000đ
Có TK 338 : 10.875.000đ
- Khi nộp BHXH, BHYT lên cơ quan công đoàn cấp trên
Nợ TK 338 : 1.044.000đ
Có TK 111 : 1.044.000đ
2.3. Kế toán TSCĐ
2.3.1. Đặc điểm
Là công ty chuyên sản xuất gạch nên tài sản chủ yếu là máy móc nhà xưởng … nguồn hình thành TSCĐ của công ty chủ yếu là vốn tự có và vốn vay.
- TSCĐ của công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
- Phương pháp khấu hao áp dụng là phương pháp đường thẳng.
2.3.2. Phân loại
Tài sản cố định của công ty được phân theo hình thái vật chất gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình:
- TSCĐ hữu hình: Là nhà cửa, phương tiện, máy móc …
- TSCĐ vô hình: Là quyền sử dụng đất, phần mềm máy tính, nhãn hiệu hàng hoá …
2.3.3. Tài khoản sử dụng
- TK 211: TSCĐ hữu hình
- TK 213: TSCĐ vô hình
2.3.4. Phương pháp kế toán
- Khi mua TSCĐ hữu hình
Nợ TK 211
Nợ TK 133(2)
Có TK 111, 112, 331
Ví dụ: Mua một máy photocopy, trị giá ghi trên hoá đơn 12.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản:
Nợ TK 211: 12.000.000đ
Nợ TK 133(2): 1.200.00đ
Có TK 112: 13.200.00đ
- Khi thanh lý, xoá sổ, nhượng bán.
+ Ghi giảm nguyên giá:
Nợ TK 214
Nợ TK 811
Có TK 211
+ Phản ánh thu nhập do nhượng bán
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711
Có TK 3331
+ Chi phí thanh lý nhượng bán
Nợ TK 811
Nợ TK 133
Có TK 331, 111, 112
Ví dụ: Ngày 4/1/2008 công ty thanh lý 1 máy khuấy đang dùng cho phân xưởng sản xuất số 1. Theo biên bản thanh lý và tài liệu kế toán, nguyên giá: 360.000.000đ, giá trị khấu hao luỹ kế: 340.000.000đ. Hoá đơn GTGT bán phế liệu thu thu bằng tiền mặt: giá chưa thuế: 10.000.00đ, thuế GTGT 10%. Chi phí thanh lý bằng tiền mặt: 2.000.000đ
+ Ghi giảm TSCĐ được thanh lý.
Nợ TK 214: 340.000.000đ
Nợ TK 811: 20.000.000đ
Có TK 211: 360.000.000đ
+ Phán ảnh số thu nhập từ thanh lý.
Nợ TK 111: 11.000.000đ
Có TK 711: 10.000.000đ
Có TK 333(1): 1.000.000đ
+ Chi phí thanh lý.
Nợ TK 811: 2.000.000đ
Có TK 111: 2.000.000đ
2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK sử dụng: TK 621
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm chi phí NVL xương, men màu và hoá chất.
Để hạch toán, quản lý NVL kế toán mở TK152 “Nguyên vật liệu”. TK này
có các TK cấp II sau:
- TK1521.Giá trị NL xương
- TK1522.Giá trị men màu
- TK 1523.Nhiên liệu khí,điện
- TK1524.Phụ tùng thay th
- TK621 được mở chi tiết:
- TK 62111: Chi phí NVL xương cho gạch lát
- TK 62112: Chi phí NVL xương cho sp gạch ốp
TK62121: Chi phí men màu cho sp gạch lát
TK 62122: Chi phí men màu cho sp gạch
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2008 đã xuất NVL trực tiếp cho gạch ốp và lát như sau: (Phụ lục 9 )
- Khi xuất kho vật liệu:
Nợ TK 621: 2 579 307 967đ
Có TK 152: 2 579 307 967đ
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng chịu chi phí
Nợ TK 154: 2 579 307 967đ
Có TK 621: 2 579 307 967đ
2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
TK sử dụng: TK 622
Ví dụ: Trong tháng 1/2008 công ty đã hạch toán kế toán chi phí NCTT như sau: (Phụ lục 10)
- Khi tính trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622: 604.343.255đ
Có TK 334: 604.343.255đ
- Tính BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động
Nợ TK 622: 49.685.495đ
Có TK 338: 49.685.495đ
- Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng
Nợ TK 154: 654.028.750đ
Có TK 622: 654.028.750đ
2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
TK sử dụng: TK 627
- Khi tính chi phí và các khoản trích:
Nợ TK 627
Có TK 334, 338, 152, 153, 214…
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng chịu chi phí
Nợ TK 154
Có TK 627
2.4.4 Tính giá thành sản phẩm
Tại công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn
Z = Dđk + C - Dck
Căn cứ kết quả đã xác định được kế toán lập định khoản.
Nợ TK 632
Nợ TK 157
Nợ TK 155
Có TK 154
2.5 KT xác định kết quả bán hàng
2.5.1 KT chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
2.5.1.1 KT chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, bao gồm: Lương nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương, chi vật liệu, công cụ dụng cụ, bao bì phục vụ cho việc bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí vận chuyển hàng tiêu thụ, chi phí bằng tiền khác, Chi tiếp thị, quảng cáo, chiết khấu bán hàng.
Ngoài ra, hàng hoá của Công ty là do bộ phận bán hàng tự thu mua để tiêu thụ và khoản chi phí mua hàng phát sinh tương đối nhỏ, do đó, công ty hạch toán luôn khoản này vào trong chi phí bán hàng.
- Tài khoản sử dụng: TK 641- Chi phí bán hàng. Đồng thời có 6 TK cấp 2
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản: TK 111,TK 152, TK155.
- Trình tự kế toán:
Đối với khoản chi phí nhân viên bán hàng:
Nợ TK 6411- Chi phí nhân viên bán hàng
Có TK 334, 338: Phải trả công nhân viên, Phải trả phải nộp khác
Khi xuất vật liệu, công cụ dụng cụ, bao bì từ kho cho bộ phận bán hàng: Ví dụ: Ngày 17/1/2008 công ty xuất kho bao bì cho thành phẩm đem bán. Trị giá xuất kho là:
Nợ TK 6412: 720.000đ
Có TK 152 (153): 720.000đ
Đối với chi phí khấu hao TSĐ dùng cho bộ phận bán hàng:
Nợ TK 6414- Chi phí KHTSCĐ
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Đối với khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác:
Nợ TK 6417 (6418)- Chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí bằng tiền khác)
Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ
Có TK 1111- Tiền mặt Việt Nam
Cuối kỳ chương trình tự động kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 theo định khoản:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 (6411, 6412)- Chi phí bán hàng.
Sổ cái TK 641 (Phụ lục 11)
2.5.1.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Công ty sử dụng TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” để phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ khác có liên quan đến hoạt động của công ty.
TK 642 có 7 tài khoản cấp 2
- Trình tự hạch toán:
Đối với chi phí nhân viên QLDN: Hàng tháng khi tính tiền lương, các khoản trích theo lương trả cho nhân viên quản lý, căn cứ vào phiếu chi(Phụ lục 12), kế toán ghi
BT1: Nợ TK 642(1): 13.893.000đ
Có TK 334: 13.893.000đ
BT2: Nợ TK 642(2):
Có TK 338(3): 2.361.000đ
Có TK 338(4): 277.860đ
Xuất vật liệu, CCDC dùng cho công tác quản lý:
Nợ TK 6422 (6423)- Chi phí vật liệu quản lý.
Có TK 152 (153) – Nguyên liệu, vật liệu(công cụ dụng cụ)
Đối với chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận QLDN:
Nợ TK 6424- Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK 2141- Hao mòn TSCĐ
Đối với các khoản thuế, phí, lệ phí:
Nợ TK 6425 – Thuế, phí, lệ phí.
Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Đối với khoản chi phí dịch vụ ngoài (tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại...) và chi phí khác bằng tiền (chi phí công tác phí, chi hội nghị...). Ví dụ: Trong tháng 1/2008 tiền điện thoại phát sinh, kế toán đinh khoản:
Nợ TK 6427: 3.050.000đ
Nợ TK 1331: 3.050.00đ
Có TK 1111: 3.355.000đ
Cuối kỳ, chương trình tự động kết chuyển chi phí quản lý sang TK 911 Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 642 (6421, 6422,...) – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tương tự như đối với CPBH, kế toán công ty chỉ theo dõi chi tiết CHQLDN theo từng nội dung của chi phí mà không theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng.
Sổ cái TK 642 (Phụ lục 13)
2.5.2. Kế toán xác định kết quả bán hàng
- Tài khoản sử dụng
Để phản ánh kết quả bán hàng trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh và tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.
- Phương pháp hạch toán
Cuối tháng kế toán tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển tự động để xác định kết quả bán hàng. Hiện tại công ty không theo dõi kết quả bán hàng chi tiết theo từng mặt hàng mà chỉ xác định kết quả cho tất cả các mặt hàng trong công ty.
Chương trình sẽ tự động kết chuyển theo các bút toán đã được đánh dấu và phản ánh số liệu vào sổ cái các tài khoản liên quan theo các định khoản sau:
- Kết chuyển khoản giám giá hàng bán
Nợ TK 511 (5111, 5112): 9.793.300đ
Có TK 532 (5321, 5322): 9.793.300đ
- Kết chuyển hàng bán bị trả lại
Nợ TK 511 (5111, 5112): 131.487.567đ
Có TK 531 (5311, 5312): 131.487.567đ
- Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911: 11.152.267.608đ
Có TK 632 (6321, 6322): 11.152.267.608đ
- Kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ TK 511 (5111, 5112): 16.020.788.550đ
Có TK 911: 16.020.788.550đ
- Kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK 911: 983.058.538đ
Có TK 641(6411 -> 6418): 983.058.538đ
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 110.861.925đ
Có TK 642 (6421 -> 6428): 110.861.925đ
- Kết chuyển lãi hoạt động bán hàng:
Nợ TK 911: 3.774.600.479đ
Có TK 421: 3.774.600.479đ
- Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 333(11): 637.813.462đ
Có TK 133(1): 637.813.462đ
Sau khi thực hiện các bút toán kết chuyển tự động, chương trình sẽ tự động cho phép kết xuất in ra sổ cái tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. (Phụ lục 14)
Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toántại công ty gạch ốp lát TháI Bình
3.1. Nhận xét đánh gía khái quát về tổ chức kế toán tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình.
3.1.1. Ưu điểm
Thứ nhất: Về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, việc công ty ứng dụng phần mềm kế toán máy đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán. Với đặc điểm của công ty là số lượng sản phẩm tiệu thụ lớn, bao gồm nhiều chủng loại nên việc công ty ứng dụng phần mềm kế toán là rất thuận tiện
Thứ hai là: Về tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức chứng từ – ghi sổ với các sổ cái và sổ kế toán chi tiết. Hình thức này không những đơn giản, phù hợp với điều kiện áp dụng kế toán máy mà còn phù hợp với việc phân công công việc kế toán. Bên cạnh đó công ty đã thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính theo chế độ. Ngoài ra công ty còn tổ chức một số báo cáo quản trị nhằm phục vụ cho công tác quản trị nội bộ. Các báo cáo này giúp cho nhà quản lý luôn nắm bắt được thông tin tổng hợp và chi tiết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo công tác quản lý được thực hiện chặt chẽ từ đó xây dựng được những chiến lược, phương hướng sản xuất kinh doanh một cách chính xác kịp thời.
-Về hệ thống tài khoản: Công ty đã tiến hành khai báo danh mục tài khoản trong phần mềm theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Các tài khoản thành phẩm, hàng hoá, doanh thu, giá vốn, chi phí được tổ chức chi tiết một cách linh hoạt, khoa học và phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty.
- Về chứng từ sử dụng: Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì đều được bộ phận kế toán có liên quan phản ánh ngay vào các chứng từ và tiến hành nhập liệu vào máy. Các chứng từ gốc được công ty sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ bán hàng phát sinh như Hoá đơn GTGT, Phiếu thu… đều được ghi đầy đủ, chính xác theo đúng thời gian, có chữ ký xác nhận của các bộ phận liên quan, đúng chế độ tài chính quy định. Bên cạnh đó, các chứng từ được thiết kế trong chương trình kế toán máy cũng đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung ghi trong chứng từ gốc.
Thứ ba là: Về việc hạch toán, kê khai thuế gía trị gia tăng
Việc hạch toán, kê khai thuế GTGT được thực hiện rõ ràng, chặt chẽ. Công ty luôn thực hiện tính đúng, tính đủ số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời, các biểu mẫu để kê khai thuế GTGT do phần mềm bhiết kế đều phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính. Điều đó giúp cho cơ quan thuế thuận tiện trong việc kiểm tra, theo dõi.
Thứ 4 là: Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho, xác định trị giá vốn hàng xuất kho
Với đặc điểm hàng hóa thành phẩm của công ty là số lượng, chủng loại phong phú, đơn giá không quá cao, số lượng nghiệp vụ nhập xuất tương đối nhiều, yêu cầu cập nhật các thông tin về nhập – xuất tồn không đòi hỏi liên tục hàng ngày, công ty đã áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp này hoàn toàn thích hợp với những đặc điểm và điều kiện nêu trên của công ty. Thêm vào đó, việc kế toán công ty sử dụng phần mền kế toán máy nên việc tính giá trung bình hoàn toàn đơn giản và vẫn đảm bảo đúng tiến độ công việc.
3.1.2. Hạn chế
Thứ nhất là: Đối với các khoản chiết khấu của công ty
+ Công ty hạch toán khoản chiết khấu bán hàng vào TK6418 là chưa đúng quy định.
+ Công ty đang sử dụng mức chiết khấu bán hàng cho các khách hàng là 7% không tính đến hình thức cũng như thời hạn thanh toán của khách hàng.việc công ty áp dụng mức chiết khấu như vậy về thực chất chỉ là chiết khấu thương mại, có tác dụng khuyến khích khách hàng mua hàng của công ty (tỷ lệ chiết khấu của công ty chỉ được thực hiện khi khách hàng đến ký kết hợp đồng với công ty và tỷ lệ này được xác định trên doanh số mua hàng của khách) chứ chưa khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh. Ngoài ra, việc tất cả các khách hàng của công ty (trừ khách mua lẻ) được hưởng chiết khấu bán hàng cũng phần nào làm giảm đi ý nghĩa của chiết khấu này.
Mặt khác, khi phát sinh khoản chiết khấu bán hàng kế toán hạch toán theo định khoản sau:
Nợ TK 6418
Có TK 1111,331
Việc hạch toán như vậy là không đúng với quy định hiện hành mà còn làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh.
Thứ hai là: Việc tổ chức vận dụng hệ thống TK, sổ sách kế toán
Hiện nay tài khoản phản ánh doanh thu, giá vốn hàng hoá, thành phẩm chưa được theo dõi chi tiết theo từng nhóm hàng, từng mặt hàng, từng bộ phận. Do đó công ty cũng không mở sổ chi tiết để theo dõi doanh thu, giá vốn cho từng chủng loại sản phẩm, hàng hóa ở từng bộ phận. Từ đó dẫn đến việc tổ chức đánh giá kết quả tiêu thụ mới chỉ thực hiện chung cho tất cả các loại hàng hóa, thành phẩm mà không được chi tiết theo từng nhóm hàng, từng mặt hàng, từng bộ phận. Điều này làm cho tác dụng của thông tin kế toán cung cấp bị hạn chế, ảnh hưởng đến quyết định sản xuất kinh doanh và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.
Hơn nữa, hiện nay công ty chưa sử dụng “ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”. Việc sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là căn cứ để so sánh đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh…
Thứ ba là: Việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Hiện nay kế toán công ty không phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng bán ra và số hàng còn tồn trong kho của công ty. Cuối kỳ hạch toán, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả bán hàng. Việc làm này chưa hợp lý vì theo nguyên tắc nếu như số lượng thành phẩm tồn kho là lớn, liên quan đến nhiều hàng tồn kho và lượng hàng bán ra thì vô hình chung đã làm giảm lãi và kết quả kinh doanh xác định được là không chính xác.
3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Giải pháp một: Về các khoản chiết khấu của công ty
Việc DN để cho khách hàng thanh toán chậm cũng có nghĩa là công ty đã để cho khách hàng chiếm dụng vốn của mình. Mặt khác, tất cả các khách hàng của công ty (trừ khách mua lẻ) được hưởng chiết khấu bán hàng cũng phần nào làm giảm đi ý nghĩa của chiết khấu này. Để khắc phục tình trạng này và để công cụ chiết khấu thực sự phát huy hiệu quả, không những kích thích khách mua với số lượng lớn mà còn thanh toán nhanh, công ty nên có sự phân biệt rõ ràng giữa hai hình thức chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán cũng như xây dựng các mức chiết khấu phù hợp và linh hoạt.
Đối với những khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn trong hợp đồng công ty áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán. Để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn kinh doanh và tăng vòng quay của vốn, công ty nên xây dựng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng một cách linh hoạt, có thể dựa trên những yếu tố sau:
Tỷ lệ lãi suất và tiền lãi của ngân hàng đối với công ty.
Khả năng thanh toán của khách hàng
Thời gian thanh toán sớm
Mức chiết khấu đặt ra phải đảm bảo rằng khoản chiết khấu dành cho khách hàng ít nhất phải được bù lại bằng khoản giảm lãi tiền vay ngân hàng của công ty.
Chiết khấu thanh toán được coi như khoản chi phí tài chính nên được hạch toán vào TK 635- Chi phí tài chính. Khi phát sinh khoản chiết khấu thanh toán, để đảm bảo tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành, kế toán công ty nên hạch toán như sau:
Nợ 635- Chi phí tài chính
Có các TK 131, 111, 112...
Đối với những khách hàng mua hàng với số lượng lớn công ty áp dụng hình thức chiết khấu thương mại. Khoản chiết khấu thương mại này doanh nghiệp nên áp dụng một cách linh động vì đối với sản phẩm mới thì việc sử dụng chiết khấu thương mại còn có ý nghĩa như quảng cáo, còn đối với các sản phẩm sắp lỗi thời (ví dụ sắp có sản phẩm mới thay thế) thì việc sử dụng chiết khấu này có thể làm giảm bớt được lượng hàng tồn đọng.
Bản chất của chiết khấu thương mại là một khoản giảm trừ doanh thu bán hàng nên phải được hạch toán vào TK 521- Chiết khấu thương mại. Cuối kỳ, kết chuyển TK 521 sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần.
Giải pháp hai: Về việc sử dụng, tổ chức vận dụng hế thống sổ sách kế toán
Hiện tại công ty không tổ chức tài khoản và sổ chi tiết theo dõi doanh thu, giá vốn và kết quả bán hàng cho từng chủng loại sản phẩm, hàng hóa. Kế toán chỉ theo dõi bán hàng trên Báo cáo bán hàng chi tiết theo mặt hàng và Bảng kê hóa đơn bán hàng. Tuy nhiên Báo cáo bán hàng chỉ có tính liệt kê về số lượng và doanh thu còn Bảng kê hóa đơn bán hàng chỉ theo dõi doanh thu mà không theo dõi về số lượng. Để theo dõi chi tiết trên đầy đủ các chỉ tiêu, người sử dụng phải xem trực tiếp trên từng hóa đơn. Nếu như có sự cố máy tính doanh nghiệp không thể theo dõi kết hợp được nhiều chỉ tiêu khác nhau, do đó khó có được sự nhìn nhận toàn diện về hoạt động bán hàng của công ty.
Với phần mềm kế toán máy, việc mã hoá cho từng sản phẩm, hàng hoá và xác đinh kết quả tiêu thụ cho từng loại mặt hàng là hoàn toàn có thể thực hiện được. Trong danh mục tài khoản, kế toán khai báo các tài khoản chi tiết doanh thu và giá vốn của từng loại mặt hàng. Bên cạnh đó công ty nên tổ chức mở sổ chi tiết bán hàng, giá vốn, bảng tổng hợp bán hàng
Hơn nữa, hiện nay công ty chưa sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh.
Giải pháp ba: Về việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Để đảm bảo việc xác định kết quả bán hàng một cách chính xác, phục vụ cho nhu cầu quản lý, cuối tháng, sau khi đã xác định được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán cần tiến hành phân bổ chi phí này cho cả số hàng bán ra trong tháng và số hàng tồn kho.
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng tồn kho có thể được xác định theo công thức:
CPBH phân bổ cho hàng tồn kho
=
CPBH của hàng tồn đầu kỳ
+
CPBH phát sinh trong kỳ
x
Trị giá hàng tồn cuối kỳ
Trị giá hàng xuất trong kỳ
+
Trị giá hàng tồn cụối kỳ
Trong đó trị giá hàng được tính theo giá thành sản xuất thực tế.
CPBH phân bổ
Căn cứ vào kết quả vừa tính được, kế toán hạch toán theo định khoản:
Nợ TK 142 (1422) :1 493 033 552
Có TK 641: 1 493 033 552
Đến kỳ hạch toán sau kế toán chuyển phần chi phí bán hàng này để xác định kết quả kinh doanh kỳ đó theo định khoản:
Nợ TK 911: 1 493 033 552
Có TK 142 (1422) : 1 493 033 552
Phần chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ được xác định theo công thức:
CHBH phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ
=
CPBH cần phân bổ đầu kỳ
+
CPBH phát sinh trong kỳ
-
CPBH phân bồ cho hàng tồn kho cuối kỳ
= 4 051 651 049 - 1 493 033 552 = 2 558 617 497
Tương tự như vậy, kế toán xác định chi phi quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ và hàng bán ra trong kỳ.
Cuối cùng kế toán kết chuyển các chi phí này sang tài khoản 911-Xác định kết quả kinh doanh theo định khoản:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641, 642 – Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết luận
Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đã không ngừng phải nỗ lực vươn lên để tìm chỗ đứng cho mình. Vai trò của công tác kế toán có tác dụng không nhỏ cho việc tạo nến sự phát triển của các doanh nghiệp.
Do vậy công tác kế toán trong doanh nghiệp cần phải được củng cố ngày càng hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực trong việc quản lý tài chính cũng như trong hoạch định chiến lược cho các doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của doanh nghiệp cổ phần gạch ốp lát Thái Bình, dựa vào kiến thức đã học ở trường và qua tìm hiểu hoạt động thực tế tại doanh nghiệp, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán tại doanh nghiệp. Tuy nhiên trình độ hiểu biết không nhiều và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Đăng Huy cùng các anh chị trong phòng kế toán của doanh nghiệp cổ phần gạch ốp lát Thái Bình đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Hạnh
phụ lục 1
Quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát Ceramic
Nung tuynen
Mầu
Hỗn hợp nguyên liệu
Nghiền bi
Sấy phun
ép
Sấy đứng
Tráng men
In hoa văn
Sấy modul
Nghiền men
Nghiền mầu
Men
Phân loại
Đóng gói
Nhập kho
phụ lục 2
sơ đồ tổ chức quản lý
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phòng kế
toán
Phòng kinh doanh
Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng cơ
điện
Kế toán trưởng
KT tổng hợp kiêm TSCĐ,
tiền lương
Kế
toán
vật tư
KT công nợ,tiền mặt,
TGNH
Kế toán đầu tư XDCB
Kế toán tiêu thụ thành phẩm
phụ lục 3sơ đồ bộ máy kế toán
Mã hoá chứng từ và nhập dữ liệu
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ,thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Chứng từ gốc
phụ lục 4sơ đồ luân chuyển chứng từPhụ lục 5
Bảng kết quả Hđsxkd 2007
Stt
Chỉ tiêu
Đvt
Kế hoạch
Thực hiện
% hoàn thành
So cùng
Kỳ 2006
1
Giá trị tổng sản lượng
Trđ
132990,00
139253,05
104,71
101,45
2
Sản lượng sx
m2
2145000
2245904
104,71
101,37
3
Chất lượng A1
- Gạch lát nền các loại
- Gạch ốp tường các loại
%
%
65,00
66,00
55,79
52,14
85,83
79,00
4
Tỷ lệ thu hồi
- Gạch lát nền các loại
- Gạch ốp tường các loại
%
%
96
96
93,40
91,69
97,30
95,51
5
Sản lượng tiêu thụ
m2
2145000
2484935
115,85
110,34
6
Doanh thu (chưa VAT)
Trđ
94874,96
110846,76
116,83
102,40
7
Lợi nhuận sau thuế
Trđ
2135,66
3755,93
175,87
161,83
8
Nộp NS
Trđ
5000,00
6085,52
121,71
107,28
9
Tổng số LĐ
Trđ
334
341
10
TN bình quân
đ/ng/t
1600000
1600000
1500000
Phụ lục 5
Hoá đơn gtgt
Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
Liên 2: (Giao cho khách hàng) DX/2006B
Ngày 08 tháng 01 năm 2008 0024408
Đơn vị bán: Công ty Minh Phúc
Địa chỉ: Minh Tân - Kinh Môn – Hải Dương
Họ tên người mua hàng: Công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Tên đơn vị : Công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Địa chỉ: Đông Lâm –Tiền Hải –Thái Bình
Số tài khoản: 021000000076 Ngân hàng ngoại thương Thái Bình
Hình thức thanh toán: Trả chậm MS:1000214927
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số Lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Đất sét Trúc Thôn
Kg
73.353
223.68
17.302.600
Cộng tiền hàng 17.302.600
Thuế suất thuế GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT 1.730.260
Tổng cộng tiền thanh toán 19.032.860
Số viết bằng chữ: Mười chín triệu kông trăm ba mươi hai ngàn tám trăm sáu mươi đòng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, họ tên)
phụ lục 6
Phiếu yêu cầu nhập vật tư
Công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình
Phiếu yêu cầu nhập vật tư
Tên chủ hàng: Công ty Minh Phúc
Theo hợp đồng số:
Ngày 8 tháng 1 năm 2008
STT
Tên vật tư
Mã tương đương
ĐVT
Số lượng
Kết quả
kiểm tra
1
Đất sét Trúc Thôn
FA1
kg
77.353
Đ
Ghi chú: Kết quả kiểm tra: Nếu đạt thì ghi chữ “Đ” , không đạt thì ghi chữ ‘K’’.
Kết luận: Đạt yêu cầu
TP kế hoạch TP kỹ thuật Nhân viên kiểm tra Thủ kho
(Ký, Ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (Ký ,ghi rõ họ tên)
phụ lục 7
Phiếu nhập kho
Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Đông Lâm - Tiền Hải- Thái Bình
phiếu nhập kho
Ngày 08 tháng 01 năm 2008 Số: 635
Người nhập: Công ty Minh Phúc Nợ 1521: 17.302.600
Đơn vị: Công ty Minh Phúc (VTHD03) Nợ 1331: 1.730.260 Nội dung:Nhập đất sét theo HĐ 0024408 Có 331: 19.032.860
(Thực nhập 101.780 kg, độ ẩm24%=24.427,quy khô=77.353 kg)
Kho: Kho vật tư (A1)
STT
Mặt hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
FA1 - Đất sét Trúc Thôn (Minh Phúc- Ô.Tưởng)
kg
77.353,00
223,68
17.302.600
Tổng lượng
77.353,00
Cộng tiền hàng
Thuế GTGT
Tổng tiền
17.302.600
17.302.60
19.032.860
Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười chín triệu kông trăm ba mươi hai ngàn tám trăm sáu mươi đòng.
Lập phiếu Người nhập Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
phụ lục 8
Sổ cái TK 152
Quý I năm 2008
TK đối ứng
Tên tài khoản
Phát sinh
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
18.072.460.016
11212
TGNH ngoại thương Thái Bình
14.438.248
1388
Phải thu khác
3.228.957
64.637.072
31111
Vay NH VNĐ NHĐT&PT Thái Bình
144.830.754
331
Phải trả cho người bán
14.169.650.332
33331
Thuế nhập khẩu
12.963.560
62111
Chi phí NL xương sx gạch lát
1.257.638.825
62112
Chi phí NL xương sx gạch ốp
1.241.059.024
621211
Chi phí men ENGOB sx gạch lát
340.008.534
621212
Chi phí men nền sx gạch lát
1.188.781.108
621213
Chi phí men màu khác sx gạch lát
668.189.058
621221
Chi phí men ENGOB sx gạch ốp
494.534.265
621222
Chi phí men nền sx gạch ốp
2.249.802.326
621223
Chi phí men màu khác sx gạch ốp
297.513.901
6272
Chi phí NVL cho SX chung
8.673.651.250
632
Giá vốn hàng bán
5.917.045
6412
Chi phí NVl bán hàng
191.312.450
6422
Chi phí NVL QLDN
121.400.543
Tổng phát sinh
14.345.111.851
16.794.842.260
Dư cuối kỳ
15.622.729.607
phụ lục 9
Công ty CP gạch ốp lát Thái Bình
Đông Lâm-Tiền Hải-Thái Bình
sổ cáI
Tháng 1 năm 2008
Tài khoản :621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK DU
Tên TK
Phát sinh
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
1521
Nguyên liệu xương
833.031.569,3
1522
Men, màu ,NL phụ khác
1.746.276.397
154
Chi phí sx kinh doanh dở dang
2.579.307.966
Tổng phát sinh
2.579.307.966
2.579.307.966
Dư cuối kỳ
Người lập biểu
Ngày….tháng…..năm…
Kế toán trưởng
Phụ lục 10
Sổ cáI
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Tháng 1 năm 2008
TK DU
Tên TK
Phát sinh
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
154
Chi phí sx kinh doanh dở dang
654.028.752
334
Phải trả công nhân viên
604.343.255
3382
Kinh phí công đoàn
12.086.865
3383
BHXH
33.131.280
3384
BHYT
4.467.350
Tổng phát sinh
654.028.75
654.028.752
Dư cuối kỳ
Người lập biểu
Ngày….tháng…..năm…
Kế toán trưởng
Phụ lục 11
Công ty CP gạch ốp lát Thái Bình
Đông Lâm-Tiền Hải-Thái Bình
Phiếu Chi
Ngày……tháng….năm 2008
Mẫu số 02-TT
(Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ- BTC
ngày 2510/2000và sửa đổi bổ xung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngà 6/10/2002 của BTC của BTC)
Họ tên người nhận tiền: Phan Thị Thảo
Địa chỉ: phòng kế toán-thủ quỹ
Lý do chi: Thanh toán tiền lương T1/08– phòng kế hoạch
Số : 01
Nợ TK 334: 13.893.000
Có TK 111: 13.893.000
Số tiền: 13.893.000
Viết bằng chữ: (mười ba triệu tám trămchín mươi ba ngàn đồng)
Kèm theo .....
Đã nhận đủ số tiền: (Viết bằng chữ): Mười ba triệu tám trăm chín mươi ba nghìn đồng)
Ngày tháng 01 năm 2008
Thủ quỹ
Người nhận tiền
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người lập phiếu
(ký, họ tên, đóng dấu)
(ký tên)
(ký tên)
Phụ lục 12
Sổ cái TK 641
Sổ cái TK 641Tháng 01 năm 2008
TK đối ứng
Tên TK
Phát sinh
Nợ
Có
1111
Tiền Việt Nam
378,828,444
11211
NH đầu tư & phát triển Thái Bình
-5,000,000
11212
TGNH ngoại thương Thái Bình
3,788,333
131
Phải thu của khách hàng
239,043,081
153
Công cụ dụng cụ
1,760,608
155
Thành phẩm
25,830,437
157
Hàng gửi đi bán
60,788,291
31111
Vay ngắn hạn NH đầu tư & phát triển TB
35,796,767
331
Phải trả cho ngời bán
242,222,576
911
Xác định kết quả kinh doanh
983,058,538
Tổng phát sinh
983,058,538
983,058,538
Phụ lục 13
Sổ cái TK 642
Sổ cái TK 642Tháng 01 năm 2008
TKđối ứng
Tên TK
Phát sinh
Nợ
Có
1111
Tiền Việt Nam
49,776,626
11211
NH đầu tư & phát triển Thái Bình
9,383,775
11212
TGNH ngoại thương Thái Bình
17,333
1523
Nhiên liệu
6,818
1524
Phụ tùng thay thế
2,038,704
153
CCDC
687,198
155
Thành phẩm
48,342
242
Chi phí trả trước dài hạn
8,649,167
31111
Vay ngắn hạn NH đầu tư & phát triển TB
26,483,295
331
Phải trả cho ngời bán
4,500,000
3353
Quỹ dự phòng trợ cấp mất viẹc làm
9,270,667
911
Xác định kết quả kinh doanh
110,861,925
Tổng phát sinh
110,861,925
110,861,925
Phụ lục 14Sổ cái TK 911
Sổ cái Tài khoản
TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Từ 1/01/2008 đến 30/01/2008
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
30/01
PKT
KC 511 -> 911
511
16,020,788,550
30/01
PKT
KC 632 -> 911
632
11,152,267,608
30/01
PKT
KC 641 -> 911
641
983,058,538
30/01
PKT
KC 642 -> 911
642
110,861,925
30/01
PKT
KC 911 -> 4212
4212
3,774,600,479
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10712.doc