Đề tài Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo

Trong việc thực hiện giải pháp này thì vai trò của Sở Kế hoạch và Đầu tư là hết sức quan trọng, nó là kênh trao đổi thông tin, đối thoại và thậm trí là hành động chung giữa các doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Mặt khác sự tương tác còn thể hiện ở cấp lãnh đạo cấp cao. Thành phố cần tổ chức các buổi hội thảo nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tiếp xúc đối thoại với lãnh đạo cấp cao của Thành phố. Từ đó nhà đầu tư mới tin tưởng, chủ động trong hoạt động đầu tư của mình. Tóm lại, lắng nghe và đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng nhất mà Thành phố cần thực hiện nhằm cải thiện môi trường đầu tư, bởi có như vậy việc hoạch định và đưa ra bất kỳ một chính sách gì về đầu tư mới hiệu quả.

doc75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong những Thành phố được đánh giá thu hút được số vốn đăng ký là cao nhất trong cả nước. Qua bảng số liệu chúng ta thấy năm 1996 là một trong những mốc rất quan trọng đây là năm thu hút số vốn đăng ký lớn nhất 2.641 triệu$ và đồng thời cũng là năm giao thời của hai giai đoạn: Giai đoạn 1989-1996 đây là giai đoạn mà số vốn đăng ký tăng nhanh và mạnh với tốc độ tăng có khi lên đến 60%. Ngược lại đó là sự xa sút của giai đoạn tiếp theo 1997-2000 đây là giai đoạn mà có sự giảm mạnh về số vốn đăng ký mức giảm trung bình lên đến 60%, mức đăng ký thấp nhất là của năm 2000 chỉ có 100 triệu$. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo 2001-2006 thì Thành phố có nhưng bước đi thích hợp nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn nên. Đã tăng số vốn đăng ký hàng năm lên, đến năm 2005 số vốn đăng ký lên đến 1.585 triệu$ và con số này vẫn đang tiếp tục tăng trong giai đoạn tiếp theo, năm 2006 đạt 570.109 triệu $. Vốn đầu tư thực hiện: Là số vốn thực tế mà nhà đầu tư đã bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng công trình, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên số vốn thực hiện so với tổng vốn đăng ký vẫn còn rất thấp tính đến năm 2006 tổng vốn thực hiện ước đạt 4,4 tỷ $ và đã có nhiều công trình lớn đi vào vận hành như các khu đô thị, khu trung cư, khách sạn ( đã có 8 khách sạn 5sao, 4 khách sạn 4 sao,...), theo thống kê cho đến năm 2003 có khoảng 176 dự án lớn đã phát huy kết quả. Năm 1997 là năm có mức vốn thực hiện đạt cao nhất khoảng 712 triệu$, còn các năm khác mực thực hiện chỉ đạt 200-300 triệu$. 2. 2. Về hình thức đầu tư Có thể nói trong thời gian đầu các nhà đầu tư nước ngoài rất thận trọng khi chủ yếu chọn hình thức liên doanh liên kết ( 67% số dự án - giai đoạn 1989-1999). Với hình thức này bên nước ngoài sẽ góp tiền, công nghệ và phía đối tác trong nước sẽ góp chủ yếu là cở sở vật chất hiện có như nhà xưởng, đất đai chiếm 30-40% tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó phía Việt nam sẽ phải lo thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như các thủ tục khác và kết quả sản xuất kinh doanh sẽ được chia theo tỉ lệ vốn góp. Sau một thời gian đầu tư khi đã thông thuộc được về nước ta thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm cách mua lại hoặc là tìm cách tách ra để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài mặt khác về hình thức 100% vốn cũng được Nhà nước lới lỏng cho đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn. Thế nên nó đã thu hut được rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thành phố theo hình thức 100% vốn trong giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2000-2001 số dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn lên tới 45-46% và đặc biệt năm 2001 đạt 65%, hiện nay thì hình thức này chiếm khoảng 25,8% với tổng số vốn là 2179,36 triệu$. B ảng 5: Các hình thức đầu tư được lựa chọn TT Loại hình đầu tư Số dự án Vốn đầu tư (đv:1000USD) 1 100% vốn nước ngoài 377 2.179.360 2 Doanh nghiệp liên doanh 234 5.342.483 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 20 926.945 Tổng cộng 631 8.448.788 Nguồn: Báo cáo tổng kết nguồn vốn đầu tư nước ngoài T6/2006 Ta có thể miêu tả cách khác thông qua biểu đồ hình tròn như sau: Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội 2.3. Tình hình thu hút đầu tư theo lĩnh vực Cơ cấu đầu tư FDI trên địa bàn phải phù hợp với quy hoạch phát triển của Thành phố Hà Nội nói riêng và phải đi theo định hướng phát triển ngành của đất nước. Xét trên phạm vi địa bàn Thành phố Hà Nội. Vì Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm đầu não về kinh tế và chính trị. Kinh tế Thủ đô phát triển với cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp mở rộng tăng từ 29,1% năm 1990 lên  38% năm 2000; ngành dịch vụ từ 61,9% giảm xuống còn  58,2% năm 2000; ngành nông- lâm nghiệp và thuỷ sản từ 9% giảm xuống  còn 3,8% năm 2000. Bảng6: Tình hình thu hút FDI theo lĩnh vực của Hà Nội giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông nghiệp và lâm nghiệp 2 2 3 3 3 3,5 Công nghiệp 845 1034 1067 1175 1281 1321 Xây dựng 142 144 134 148 161 168 Khách sạn , nhà hàng 760 761 866 954 1040 1032 Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dich vụ tư vấn 430 480 530 584 636 678 Hoạt động khác 399 520 595 656 715 815 Nguồn: Tổng hợp Hiện nay nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì xu thế tất yếu là chúng ta phải phát triển dịch vụ và công nghiệp. Hà Nội đang có tốc độ phát triển rất tốt do đó Thành phố phải có các biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt cho lĩnh vực dịch vụ, đầu tư phát triển dịch vụ chính là một hướng đi đúng đắn cho thành phố. Dịch vụ vốn được coi là ngành công nghiệp không khói và đem lại lợi ích rất cao. Tuy nhiên, tỷ trọng công nghiệp vẫn còn rất lớn., chiếm 39,2% và nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2,9%. Rất nhiều dự án của các nhà đầu tư đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội theo đúng hướng. 2.4 Tình hình thu hút đầu tư theo các đối tác Luồng vốn FDI đến từ 42 quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới với tổng số dự án là 631 và vốn đầu tư lên đến 8.448.788.000 USD, được phân chia cụ thể như sau: Bảng 7: Các quốc gia đầu tư vào Hà Nội tính đến Tháng 12 năm 2006 TT Quốc gia Số DA Vốn đầu tư (Đv:1000USD) TT Quốc gia Số DA Vốn đầu tư (Đv:1000USD) 1 Sinhgapor 47 2.691.604 22 Ba Lan 2 15.800 2 Nhật Bản 140 1.575.238 23 Bê la rút 1 12.000 3 Hàn Quốc 83 1.091.830 24 Nga 5 11.342 4 Luxembourg 6 792.351 25 Cu Ba 1 6.600 5 Hồng Kông 45 402.658 26 Switzerland 8 5.065 6 Thái Lan 13 354.312 27 Ấn Độ 1 5.000 7 Pháp 29 253.251 28 Is ra el 2 3.181 8 Ma lai xi a 23 222.104 29 Ý 4 2.987 9 Mỹ 26 185.533 30 Austria 1 2.500 10 Úc 19 106.025 31 Panama 1 1.750 11 Đài Loan 26 105.025 32 CH Séc 1 1.729 12 Đan Mạch 12 837.555 33 Ca na da 3 1.400 13 In đô nê xi a 2 77.542 34 Ukraina 2 1.355 14 Bô lô vi a 18 79.615 35 Belgium 1 1.200 15 Anh 9 74.376 36 Bun ga ri 1 720 16 Trung Quốc 51 72.819 37 Syria 2 550 17 Phi lip pin 3 37.990 38 Cam pu chia 1 400 18 Đức 11 32.768 39 Hung ra ry 1 200 19 Hà Lan 8 29.725 40 Ác hen ti na 1 120 20 Thụy Điển 7 29.127 41 Norway 1 90 21 Phần Lan 1 25.000 42 Multinational 12 51.799 Nguồn: Phòng Đầu tư nước ngoài Sở KH&ĐT Các chủ đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc là 2 quốc gia châu Á lại có xu hướng đầu tư vào Hà Nội nhiều nhất, chiếm ưu thế hơn cả so với các chủ đầu tư từ các quốc gia khác đến trên các châu lục khác nhau. Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có những mối quan hệ tốt đẹp không chỉ với Việt Nam nói chung mà còn với Hà Nội nói riêng. Số lượng dự án mà họ đầu tư vào Việt Nam là nhiều, khối lượng vốn là lớn. Đây là một cơ hội lớn cho các Doanh nghiệp Hà Nội được học hỏi rất nhiều từ các nhà quản lý của khối NICs mới. Các quốc gia từ châu Âu đến vẫn chưa thực sự nhìn nhận Hà Nội là môi trường kinh doanh tiềm năng và chưa được đánh giá cao. Họ đầu tư rời rạc và lượng vốn là không nhiều. 2.5. Về lao động. Vấn đề lao động là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với việc tăng trưởng và phát triển của một quốc gia cung như của các thành phố đặc biệt đối với đó càng là bài toán khó hơn đối với Thành phố Hà nội- một trong những thành phố tập trung đông dân nhất cả nước ( hơn 3 triệu dân, với tốc độ tăng hàng năm lên đến 12%). Giải quyết được việc làm cho người lao động có vậy thì mới khắc phụ được các yếu tố kìm hãm sự phát triển, giải quyết được việc làm đồng nghĩa với đó là người dân có thu nhập và Thành phố sẽ giảm được các vấn đề về tê nạn xã hội đồng thời mức tiêu dùng của người dân tăng lên và Thành phố sẽ càng thu hut được sản xuất kinh doanh phát triển, các nhà đầu tư mở rộng sản xuất và họ lại thuê thêm lao động và người lao động cũng được trả lương cao hơn- đó là một vòng tuần hoàn khép kín. Bảng8: Số lao động làm việc trong các dự án FDI giai đoạn 2001-2006 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài 4533 6850 9242 17471 22309 25540 Xí nghiệp liên doanh 18472 17980 23505 24512 26236 28350 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3010 3220 3224 2168 2254 3201 Tổng số 26015 28050 35971 44451 50799 57091 Nguồn: “Niên giám thống kê năm 2005” và tổng hợp Nhưng vấn đề là cần phải có sự đầu tư ban đầu và bộ phận đầu tư nước ngoài FDI đã làm được một phần rất quan trọng cho Thành phố. Với việc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thành phố, họ mang theo công nghệ hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến lực lượng lao động. Một mặt lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao được sử dụng, mặt khác một bộ phận không nhỏ lao động ban đầu chưa có trình độ nhưng được tổ chức đào tạo và được làm việc trong môi trường công nghiệp.Nên trong giai đoạn vừa qua Thành phố không chỉ giải quyết được vấn đề việc làm mà còn có thêm rất nhiều lao động có tay nghề cao. Trong giai đoạn 2001-2006 các dự án FDI đã giải quyết được 10% nhu cầu việc làm cho người lao động, tính đên 2006 đã giải quyết 57. 019 việc làm đây vẫn là con số khá khiêm tốn. Thành phố cần có giải pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa nhằm giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động. 2.6. Về nộp Ngân sách Đối với mỗi quốc gia thì Ngân sách luôn là một nguồn rất quan trọng để phát triển đất nước, Ngân sách được sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường trạm, đảm bảo an ninh quốc phòng,...Và để có kinh phí cho các hoạt động chi tiêu này thì chúng ta phải có nguồn thu. Một trong những nguồn thu hết sức quan trọng đó là nguồn thu từ khu vực FDI. Trong giai đoạn vừa qua các dự án FDI trên địa bàn Thành phố đã đóng góp rất tích cực cho Ngân sách, giai đoạn 1989-2001 nguồn đóng góp thông qua các khoản Thuế của các dự án FDI tại Hà Nội là 657 triệu $, nguồn thu này một phần được Thành phố giữ lại đầu tư do vậy Thành phố đã và đang có một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Đến năm 2006 tổng nộp ngân sách ước thực hiện cả năm là 158,88triêu $. Bảng 9: Nộp ngân sách từ các dự án FDI giai đoạn 2000-2006 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số lượng( Triệu USD) 105 128 157 170 182 211 158 Tốc độ tăng định gốc(%) 0 21.904 49.523 61.904 73.333 100.95 50.476 Tốc độ tăng liên hoàn 0 21.904 27.619 12.380 11.428 27.619 -50.47 Giai đoạn 1990 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 Nộp ngân sách 12% 15% 10% Biểu 6 : Tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp nước ngoài vào ngân sách Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội 2.7. Về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI Trong giai đoạn 1989-2001 doanh thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI ước đạt 4,7 tỷ$. Trong đó doanh thu từ khu vực Công nghiệp chiếm 2,72 tỷ$ (58%), Khu vực kinh doanh bất động sản đạt 1,307 tỷ $ (22%), còn lại là các khu vực khác. Có khoảng 505 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong đó chỉ có khoảng 208 doanh nghiệp là có lãi chiếm 41% các doanh nghiệp đang hoạt động, 150 doanh nghiệp hoạt động hoà vốn, còn lại là 73 doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ chiếm 14%. Trong đó có khoảng 38 dự án kết thúc giai đoạn xây dựng chuyển sang giai đoạn vận hành thì gặp khó khăn về vốn. Tính đến tháng 6/2006 có khoảng 854 doanh nghiệp FDI và thực tế đang hoạt động là 631 doanh nghiệp. Bảng 10: Kết quả doanh thu từ các dự án FDI hàng năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu (Triệu USD) 680 740 795 879 1.232 2.116 2.692 Tốc độ tăng định gốc(%) 0 8.82 16.91 29.2 81.1 211.1 295.8 Tốc độ tăng liên hoàn(%) 0 8.82 8.08 12.3 51.9 130 84.7 Biểu đồ 7 doanh thu từ các dự án FDI giai đoạn 2000-2006 Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội 2.8. Về tình hình xuất nhập khẩu a.Tính từ năm 1989 đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu từ khối các doanh nghiệp FDI ước đạt 2,8 tỷ $, trong giai đoạn 1996-2000 chiếm tới 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố, và ở giai đoạn tiếp theo thì nó có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một tỉ trọng khá cao 20-30%. Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu của các dự án FDI qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch XK( Triệu USD) 135 150 190 125 132 137 -46 Giai đoạn 1990-1995 1996-2000 2001-2005 Đóng góp vào kim ngạch XNK của Thành phố 28% 46% 21% Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà nội b.Mặt hàng xuất khẩu Ở giai đoạn đầu thì Hà nội mới chỉ được xây dựng các nhà máy sản xuất các phụ tùng, chủ yếu là đề phục vụ cho các công ty mẹ đặt tại Thái Lan hay Malaysia,...Do vậy trong giai đoạn đầu các sản phẩm phục vụ xuất khẩu chủ yếu là các linh kiện, phụ tùng thay thế, các sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay thì Hà Nội đã chứng tỏ được khả năng của mình do vậy đã có nhiều nhà đầu tư lớn xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm hoàn thiện, có công nghệ kỹ thuật cao như tivi, tủ lạnh, ôtô, xe máy, máy tính,...Như thế có thể thấy xu hướng trong thời gian tới Thành phố sẽ thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu, các sản phẩm hoàn thiện, công nghệ cao sẽ xuất hiện và chiếm ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI. Bảng 12 : Sản phẩm xuất khẩu đi một số thị trường truyền thống của các doanh nghiệp FDI. TT Sản phẩm Giá trị XK (1000 USD) Tỷ trọng % trong cơ cấu kim ngach XK Thị trường 1 Tủ lạnh 18.470 2.5 Đông nam á 2 Tivi 59.120 8 ,, 3 Đèn hình 258.650 35 ,, 4 Xe ôtô (bus) 66.510 9 Trung Đông 5 Máy giặt 11.080 1.5 Đông Nam á 6 Quạt điện 3.690 0.5 Đông âu 7 Lụa tơ tằm 5.910 0.8 Tây Âu, Mỹ 8 Hàng may mặc 103.460 14 Tây Âu, Mỹ 9 Hàng thủ công mỹ nghệ 36.950 5 Tây Âu, Mỹ 10 Hệ thống dây điện ôtô 81.290 11 Nhật 11 Linh kiện máy tính 55.420 7.5 Nhật 12 Phần mềm máy tính 8.8860 1.2 Nhật, Mỹ 13 Khác 29.560 4 Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội Qua bảng số liệu tổng hợp trên chúng ta nhận thấy rằng Thành Phố cần tập trung hơn nữa cho các mặt hàng chủ lực như dệt may, linh kiện điện tử,...bên cạnh đó Hà Nội cũng cần chú trọng tới việc thiết lập quan hệ với các nước, khu vực như Mỹ, Nhật,...Nhằm hướng dẫn cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài. 3. Đánh giá chung về môi trường đầu tư của Thành phố Hà Nội 3.1 Những điểm nổi bật trong môi trường đầu tư của Thành phố Hà Nội Chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Được thế giới đánh giá là một trong 10 nước có tốc độ cải cách nhanh nhất trong năm 2005.Những cải cách trong các lĩnh vực như hệ thông luật pháp đặc biệt là các thủ tục quy định về đăng ký kinh doanh, đăng ký tài sản, bảo vệ các nhà đầu tư, cưỡng chế tuân thủ hợp đồng và phá sản doanh nghiệp, cùng với đó là một loạt các điều chỉnh khi Việt Nam ra nhập WTO là động lực thúc đẩy mạnh cho việc cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và của các Thành phố nói riêng. Hà Nội là thủ đô, là trung tâm của cả nước do đó luôn đi đầu trong cải cách. Và cũng đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Khi nhà đầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư thì họ luôn xem xét đánh giá rất nhiều tiêu chí khác nhau. The nghiên cứu của VCCI trong chương trình đánh giá môi trường cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam có 9 chỉ tiêu được sử dụng đó là: 1:Chi phí ra nhập thị trường; 2: đất đai và mặt bằng kinh doanh;3: tính minh bạch và trách nhiệm; 4: chi phí thời gian vào việc thực hiện các quy định của nhà nước; 5: chi phí không chính thức; 6: Mức độ thực hiện các chính sách của nhà nước ở đại phương; 7: ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước; 8: Tính năng động và tính tiên phong của lãnh đạo cấp tỉnh; 9:Chính sách phát triển khu vực tư nhân. Theo nghên cứu đó thì năm 2004 Hà Nội được đánh giá khá tốt đạt số 14 trong tổng số 42 tình thành được xếp hạng với số điểm 60,32/ 100 điểm Trong đó Hà Nội đứng sau một số tỉnh thành như Bình Dương; Đà Nẵng ; Vĩnh Long; Đồng Nai... Nhưng đến năm 2005 thì Hà Nội tụt từ vị trí 14/42 xuống 40/64 tỉnh thành được xếp hạngvới 9/10 chỉ số chỉ đạt số điểm dưới trung bình. Chúng ta có thể thấy Hà Nội với vị trí là thủ đô do đó có thể thấy một trong những điểm nổi bật nhất trong môi trường đầu tư đó là sự ổn đinh. Thành phố đã thực hiện tốt vấn đề đảm bảo ổn định an ninh chính trị . Các vấn đề về trật tự xã hội được không chế và kiểm soát. Chính điều này đã tạo ra sự yên tâm của các nhà đầu tư, tạo được lòng tin, ấn tượng tốt đẹp cho các nhiều du khách nước ngoài về một thành phố không chỉ đẹp mà còn thanh bình chính điều này đã làm cho nhiều du khách và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Hà Nội. Khi đã đầu tư vào Hà Nội thì các vấn đề về an ninh trật tự càng được thể hiện rõ, làm cho nhà đầu tư thêm yên tâm và từ đó mở rộng quy mô. Có thể thấy điểm mạnh thứ hai của Thành phố đó chính là lực lượng lao động. Với sự tập trung hầu hết các trường đại học hàng đầu của cả nước và bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều các trung tâm dạy nghề thì có thể nói chất lượng nguồn nhân lực tại Hà Nội cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Lao động tại Hà Nội được đánh giá là rất dồi dào, có trình độ và rất cần cù chăm chỉ, giá nhân công thì lại rất rẻ,... Trên báo tuổi trẻ có đăng một câu chuyên vì sao mà Công ty sản xuất phần mềm isclue đến VIệt Nam thể hiện rất rõ lợi thế này ;" Một đất nước với những con người có tinh thần làm việc là tư tưởng lớn như vậy sẽ là nơi để Isclue đầu tư" . Một số nhà đầu tư coi yếu tố thị trường là yếu tố hấp dẫn họ hiện nay thì Hà Nội phát triển với tôc độ rất nhanh tuy nhiên thì chung chưa phát triển một cách có hệ thống cụ thể là lĩnh vực dịch vụ vẫn còn rất kém phát triển. Khi đời sống con người được nâng cao thì các lĩnh vực chăm sóc con người cần phải phát triển tuy nhiên thì những công ty hoạt động này vẫn còn rất ít do đó đây chính là miếng bánh ngon cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của UNCTAD và UNDP ngoài những yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực có trình độ và giá rẻ thì Hà Nội gần đây đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nhờ sự cải tiến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư: Năm 2006 Hà Nội thi hành chính sách "một cửa" và thi hành quy chế "liên thông" trong giải quyết thủ tục đầu tư. Trong đó nhà đầu tư chỉ làm việc với bộ phận một đầu mối để nộp hồ sơ ; sau khi kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ thì bộ phận một cửa giao cho phong chức năng, phòng chức năng tiến hành xem xét kiểm tra đánh giá. Nếu trong quá trình kiểm tra đánh giá gặp các vấn đề khó khăn liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều bộ, sở,...thì thông báo lại cho "tổ liên thông". Tổ liên thông được thành lập từ lãnh đạo của các sở ban ngành có liên quan trên địa bàn Hà Nội có trách nhiệm giải quyết các vấn đề vượt ra ngoài tầm giải quyết của sở, ngành mình. 3.2 Những mặt còn tồn tại Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên thì hiện nay Hà Nội vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết nếu muốn xây dựng một môi trường đầu tư tốt, hấp dấn các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là những tồn tại trong hệ thống giao thông, tình trạng tham nhũng, khó khăn trong tiếp cận đất đai của nhà đầu tư nước ngoài, yếu kém về thị trường tài chính,... Trước tiên đó là vấn đề về giao thông thì chúng ta có thể thấy rằng đây chính là một trong những điểm yếu của Thành Phố. Chúng ta có thể thấy có sự yếu kém về mọi mặt: Hệ thống đường thì ngheo nàn, đường thì hẹp, chất lượng đường kém, trong quá trình xây dựng thì thiếu việc xây dựng quy hoạch hay chất lượng quy hoạch kém và thiếu sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng, trong khi đó tốc độ tăng của các phương tiên giao thông qua nhanh do đó chúng ta thấy xảy ra hiện tượng tắc nghẽn giao thông là thường xuyên, và đâu đâu cũng là công trường. Có những đoạn đường sau khi xây dựng xong thì rất đẹp nhưng chỉ vài ngày sau lại có một bộ phận đến đào đường để nắp đường điện, xây bồn hoa, nắp cáp điện thoại,... Chính những điều này làm cho các nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại. Những tuyến đường, với lưu thông của các dòng xe cũng chính là dòng lưu thông hàng hoá. Thế nhưng chung phải dừng lại làm kéo theo hàng hoá bị tắc nghẽn không thể đưa tới nơi tiêu thụ, chủ đầu tư phải tăng chi phí đồn nghĩa với đó là giảm lợi nhuận. Thứ hai là về vấn đề tham nhũng: Các yếu tố liên quan đến chi phí luôn được xem xét bởi một trong những yếu tố mà làm cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam đó là tiết kiệm chi phí. Tham nhũng đã và đang làm cho chi phí cho các hoạt động không chính thức tại Hà Nội tăng cao, giảm khả năng kiểm soát chi phí của các chủ đầu tư. Đồng thời những khoản chi phí này lại không thể đưa vào cán cân thanh toán, khó có thể trừ vào chi phí kinh doanh nhưng nó lại chiếm một chi phí khá lớn. Chính điều này làm cho mức độ hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài giảm đáng kể. Khi được điều tra về vấn đề tham nhũng thì có doanh nhân khẳng định tham nhũng xẩy ra chủ yếu ở cấp địa phương nhưng cũng có những nhà đầu tư cho rằng tham nhũng ở cấp càng cao thì càng lớn. Đây là một thực tế mà không cần nói thì ai cũng biết. Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang tồn tại một thực tế cần phải khắc phục nếu không sẽ làm cho hình ảnh về một môi trường đầu tư sẽ ngày một xấu đi. Tham nhũng đã và đang làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tê nói chung. Đó là lý do cơ bản về việc Việt Nam bị tụt hậu trong báo cáo thường niên về chỉ số tự do kinh tế của tạp chí Wall Street Journal xuống vị trí 142 trong 157 quốc gia được xếp hạng năm 2006, tụt 6 bậc so với năm 2005. Thứ ba : Vấn đề tiếp cận đất đai. Trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cũng là vấn đề tồn tại của nhiều địa phương khác đó là vấn đề khó khăn trong tiếp cận về đất đai của các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Nhà nước rõ ràng dễ tiếp cận về đất đai hơn nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài. Mức độ tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp FDI lớn gấp hai lần sơ với các doanh nghiệp trong nước. Chúng ta có thể thấy rõ qua các sô liệu về tình hình sử dụng đất tại Hà Nội như sau: Trong 428 hợp đồng cho thuê 3 triệu m2 trong suốt giai đoạn từ năm 1994 đến tháng 12 năm 2002 thì có đến hơn 1/2 hợp đồng cho thuê mới của các doanh nghiệp Nhà nước. Theo số liệu của Sở nhà đất Hà Nội tháng 12 năm 2002 doanh nghiệp Nhà nước chiếm ưu thế vượt trội với hơn 95% số đất cho thuê ở Hà Nội, còn lại chỉ có 5% là cho doanh nghiệp nước ngoài và các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp khi đầu tư luôn xem xét về yếu tố thị trường trong đó có thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên vật liệu, thị trường nguyên vật liệu đầu vào, thị trường dịch vụ bổ trợ và từ đó là cơ sở chính để nhà đầu tư lựa chọn địa điểm. Với địa điểm tốt doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được các loại chi phí đồng thời có cơ hội chiếm lĩnh thị trường tuy nhiên thì hiện nay trên địa bàn không biết vì lí do gì mà luôn thiếu quỹ đất cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trường hợp của Kangnam và Rivera là hai ví dụ điển hình đây là hai nhà đầu tư lớn, đại diện cho hai quốc gia là hàn Quốc và Nhật Bản. Hai nhà đầu tư này bỏ vốn để xây dựng khách sạn 5 sao, mà chúng ta hiểu rằng xây dựng khách san là đang rất thiếu đặc biệt là khách sạn cao cấp vậy mà Thành phố không có đất phải để hai nhà đầu tư này phải chanh chấp với nhau rất khốc liệt. Chính điều này làm cho các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy chán nản và đến khi Thành phố phải "rất khó khăn" mới tìm được địa điểm mới nhưng địa điểm này không phù hợp, giới thiệu địa điểm mới tất nhiên là nhà đầu tư không đồng ý./ Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao Thành phố thiếu đất mà hiện nay rất nhiều các tổng công ty của nhà nước lai nắm trong tay rất nhiều đất không đang " chở khởi công dự án". Một trong những vấn đề khiên Nhà đầu tư nước ngoài thấy khó khăn trong tiếp cận về đất đai đó là thủ tục giao đất quá rờm rà nó phải trải qua ít nhất 4 bước: Chấp thuận phù hợp quy hoạch của Văn phòng kiến trúc sư trưởng, đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư, chấp thuận dự án và xin cấp đất, giao đất. Chương II. Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội . 1. Định hướng và nhu cầu thu hút FDI của Thành phố Hà Nội. FDI giai đoạn 2001-2010 bình quân thu hút 1,32 - 1,4 tỷ USD/năm. Tăng cường thu hút các dự án BOT, BTO, BO,... Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào cùng với tiến độ xây dựng triển khai khu công nghiệp tập trung. Khuyến khích đầu tư các khu nhà ở, dịch vụ của các dự án FDI. Tăng cường xúc tiến đầu tư. Đẩy mạnh đào tạo lao động theo yêu cầu của các dự án. Trong từng ngành, từng sản phẩm, tập trung lựa chọn các đối tác có tính chiến lược, khắc phục tình trạng chọn đối tác thiếu cân nhắc, hiệu quả thấp.  Bảng 13: Các chỉ tiêu định hướng về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn HN TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 1 Vốn đầu tư và số dự án Tổng vốn FDI đăng ký Triệu USD 1035 1190 1369 1574 Tổng số dự án FDI đăng ký Dự án 127 154 167 1574 2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Tổng đầu tư xã hội Tổng vốn FDI thực hiện Triệu USD 460 529 608 700 Tỷ lệ so với tổng đầu tư xã hội thực hiện trên địa bàn % 18,5 17,5 18 18 3 Thu ngân sách trên địa bàn từ khu vực đầu tư FDI Triệu USD 281 329 384 450 4 Tỷ trọng khu vực FDI trong tổng giá trị SXCN % 37,5 37,5 38 38 5 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa khu vực có vốn FDI Triệu USD 1221 1405 1615 1857 6 Số lao động có việc làm mới trong năm Người 7600 8400 9200 10200 Nguồn: Phòng FDI – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội 2. Một số ý kiến đóng góp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút FDI trên địa bàn Thành phố. 2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý Sớm hoàn thiện và ban hành Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, sửa đổi Luật phá sản, đáp ứng yêu cầu tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các thành phần kinh tế. Từng bước xây dựng khung pháp luật thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế. Sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật đất đai, tạo khung pháp lý cho thị trường bất động sản (bao gồm cả quyền sử dụng đất) phát triển công khai, lành mạnh, tăng cường hiệu lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước, ngăn chặn việc sử dụng lãng phí, chiếm dụng trái pháp luật và các hoạt động đầu cơ gây cơn sốt ảo về đất; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đầu cơ thu lợi bất chính đã phát hiện. Xây dựng các chính sách phát triển thị trường vốn (chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng), đồng thời tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn vốn đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, chủ động tham gia hội nhập theo lộ trình giảm thuế và phi thuế mà Việt Nam đã cam kết. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện đề án thí điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh trong lãnh vực bất động sản và các hoạt động dịch vụ có giá trị gia tǎng cao như tài chính, ngân hàng, vận tải hàng không, đường biển, pháp lý, viễn thông, thương mại; thí điểm chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xu hướng vận động của thị trường, lựa chọn những ngành hàng, sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh để tập trung đầu tư phát triển, tránh đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, trọng điểm. Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp rà soát lại các loại cước phí (phí cảng biển, sân bay, kiểm dịch động thực vật, cước vận tải, viễn thông...) để điều chỉnh giảm xuống bằng hoặc thấp hơn so với mức phí của các nước trong khu vực; đồng thời nghiên cứu đề xuất điều chỉnh hợp lý các loại thuế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện lộ trình giảm giá thành sản xuất, tǎng khả nǎng cạnh tranh. Xây dựng cơ chế, quy chế công bố thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực quy hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục, thời gian giải quyết công việc... theo hướng công khai, minh bạch. Bên cạnh việc tiếp tục xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các luật và văn bản dưới luật đã ban hành. 2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính Cải cách và xây dựng một nền hành chính gần dân, phục vụ dân, theo hướng tạo môi trường và điều kiện cho doanh nghiệp và nhân dân tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh tế. Cải cách thể chế và đổi mới thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện, xóa bỏ các quy định mang tính quan liêu, gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp. Đổi mới tác phong làm việc, nâng cao trình độ, trách nhiệm, kỷ luật công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân theo tinh thần mỗi một công việc chỉ có một cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giải quyết. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, góp phần xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính trên cơ sở rà soát lại các thủ tục hành chính, cơ chế và chính sách để bổ sung, sửa đổi nhằm khơi thông và phát huy nguồn lực trong nước, thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội Thành phố, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sản xuất kinh doanh. Từng bước xây dựng chính quyền điện tử ở Thành phố, trước hết là xây dựng website của các Sở, ngành, sớm hoàn thiện dự án Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội (Hanoi portal). Đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh thực hiện cơ chế "một cửa" trong giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng và công khai quy trình, thời hạn, người chịu trách nhiệm giải quyết công việc; đảm bảo rút ngắn thời gian, giảm phiền hà cho nhà đầu tư nước ngoài. Triển khai thiết lập đường dây nóng để kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính tại các Sở, Ngành của Thành phố. Kiên quyết rút gọn, đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều bức xúc như: cấp phép đầu tư, cho thuê đất, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, giới thiệu, thoả thuận địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch,... Tiếp tục rà soát, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính ở một số đơn vị, Sở, ngành. Thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất, kinh doanh đối với các Sở, ngành Thành phố để đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động của các doanh nghiệp. Thí điểm tách hoạt động sự nghiệp khỏi cơ quan hành chính ở một số đơn vị sự nghiệp. Nghiên cứu để tiếp tục phân cấp, ủy quyền quản lý (đầu tư XDCB, thu chi ngân sách...) cho các Sở, quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao... Tổ chức định kỳ các cuộc gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài để giới thiệu cho cô họ hiểu và nắm vững chủ trương phát triển của Thành phố; kịp thời tháo gỡ, giải quyết vướng mắc cho các doanh nghiệp. Tǎng cường làm việc với các hiệp hội, tổ chức ngành nghề. Làm tốt công tác quản lý doanh nghiệp kết hợp với tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp theo quan điểm nhất quán bảo đảm quyền của doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm, đồng thời đảm bảo nguồn thu cho ngân sách từ doanh nghiệp dân doanh tương xứng với tốc độ tăng trưởng. Kiên quyết đấu tranh chống hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, gian lận, trốn lậu thuế, gây thất thu, thất thoát ngân sách. 2.3. Giảm chi phí trung gian, nâng cao hiệu quả kinh tế Thủ đô Thành phố chỉ đạo sớm xây dựng đề án giảm chi phí trung gian cho các doanh nghiệp (theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế), tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận với các yếu tố sản xuất. Khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: lập dự án, đánh giá dự án, tiếp cận vốn, ứng dụng khoa học, công nghệ, thông tin, tiếp thị, xây dựng thương hiệu hàng hóa... Từng bước đầu tư cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng ngoại thành nhằm chuyển hướng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này. Đầu tư xây dựng một số điểm thông quan, kho ngoại quan, có kế hoạch nâng cấp các cảng sông nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và các địa phương lân cận. Thực hiện hỗ trợ vốn ngân sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ; làng nghề - xã nghề; khu thương mại lớn, chợ đầu mối, chợ cấp Thành phố, quận, huyện; hạ tầng các dự án phát triển du lịch. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước, điện, thông tin liên lạc…) đối với các khu công nghiệp tập trung; thực hiện hoàn trả cho các nhà đầu tư chi phí đã ứng trước để xây dựng cơ sở hạ tầng. Xác định khoảng 9-10 sản phẩm chủ lực (theo tiêu chí: thuộc 5 nhóm ngành công nghiệp chủ lực, có khả năng cạnh tranh cao, có thị trường tiêu thụ lớn...) để tập trung tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu. Đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư. Thành lập và điều hành có hiệu quả Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ xúc tiến thương mại; duy trì cơ chế thưởng xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường xuất khẩu mới, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký thương hiệu ở nước ngoài. Triển khai mở Văn phòng đại diện kinh tế của Thành phố ở một số thị trường lớn (Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu...). Các Văn phòng đại diện này sẽ thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, du lịch, thương mại và chuyển giao công nghệ (do Thành phố giao), đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thông tin thị trường tiêu thụ, công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu..., quảng bá thương hiệu, sản phẩm... Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến phù hợp với doanh nghiệp Hà Nội. Xây dựng lộ trình và cơ chế hỗ trợ đổi mới thiết bị, công nghệ cũ, đầu tư công nghệ tiên tiến. Hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Hà Nội trong thời gian ngắn. Triển khai dự án xây dựng vườn ươm công nghệ. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh. Xây dựng dự án phát triển 200-300 doanh nghiệp sản xuất phần mềm công nghệ thông tin. Quan tâm các biện pháp đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bản quyền, chống sao chép bất hợp pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp phần mềm. 2.4. Tiếp tục các biện pháp hỗ trợ (gián tiếp) Thành phố khuyến khích và tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế, đăng ký chất lượng, nhãn mác, in mã số, mã vạch sản phẩm. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xây dựng, đǎng ký và bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật - xã hội theo hướng phục vụ tốt các hoạt động đầu tư, du lịch. Tiếp tục hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề theo qui hoạch, kế hoạch để hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hỗ trợ các doanh nghiệp gây ô nhiễm trong các khu dân cư cải tiến công nghệ hoặc chuyển vào các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng một số khu công nghiệp quy mô lớn (trước mắt là Khu công nghiệp Sóc Sơn) để tạo điều kiện thu hút đầu tư và di chuyển các xí nghiệp ô nhiễm ra khỏi các khu dân cư bằng nguồn vốn trong nước (kết hợp các nguồn vốn: ngân sách hỗ trợ, vốn doanh nghiệp, vốn huy động, vốn vay thương mại...). Kiểm tra tình hình cho thuê đất tại các khu công nghiệp tập trung; có phương án xử lý dứt điểm khu công nghiệp Đài Tư, khu công nghiệp Sài Đồng A. Rà soát các dự án FDI đang gặp khó khăn để có biện pháp hỗ trợ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các Sở, ngành Thành phố trong lĩnh vực Thương mại, Công nghiệp, Nông nghiệp, Du lịch tập trung làm tốt công tác dự báo thị trường, thường xuyên cung cấp thông tin thị trường nước ngoài. 2.5. Tăng cường hợp tác, phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị TW và các địa phương Xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và lân cận triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm huy động và sử dụng tối đa các tiềm năng, nguồn lực, hạn chế đầu tư lãng phí, kém hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ công nghiệp trên địa bàn; tăng cường liên doanh, liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao vai trò của các hiệp hội, theo nguyên tắc tự nguyện để tăng cường sức mạnh, phối hợp thực hiện các đơn hàng lớn; hình thành sự phân công hợp tác tự nguyện, khắc phục hiện tượng tranh mua, tranh bán và phá giá; xây dựng mạng lưới doanh nghiệp vệ tinh gia công để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, tăng tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh cho kinh tế Thủ đô nhằm phục vụ tốt cho các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài. Hà Nội chủ động mở rộng các hoạt động hợp tác, tăng cường đầu tư ra các địa phương lân cận (nhất là các lĩnh vực đòi hỏi sử dụng nhiều nhân công, không yêu cầu tay nghề cao, sử dụng nguyên liệu tại chỗ... như may mặc, giày dép, bảo quản, chế biến một số loại nông sản...). Thường xuyên trao đổi thông tin kinh tế - xã hội, kinh nghiệm và các cơ chế, quy chế về quản lý nhà nước; xây dựng, triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng và quản lý đô thị (giao thông, nhà đất, dân cư, môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội...); phát huy nội lực, thu hút đầu tư nước ngoài; trao đổi định hướng đầu tư để tránh đầu tư trùng lắp. Phối hợp nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội với Nhà nước; trước hết là cơ chế, chính sách về tài chính, về thực hiện Luật Doanh nghiệp... Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố mở rộng hợp tác sản xuất, kinh doanh. 2.6. Tập trung thực hiện công tác quy hoạch và nâng cao năng lực quản lý đô thị, Đảm bảo quy hoạch đồng bộ và đi trước một bước, đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết), quy hoạch ngành và lĩnh vực. Đến năm 2007 hoàn chỉnh tất cả các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch chi tiết các quận, huyện đến năm 2020. Tập trung hoàn thiện quy hoạch các khu vực phát triển Thành phố: khu vực phía Tây - Tây Nam, Bắc sông Hồng, khu vực ngoài đê,…. Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch, xây dựng quy chế cụ thể để thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đủ năng lực ở cả trong và ngoài nước vào công tác xây dựng quy hoạch. Công bố công khai, rộng rãi các quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết theo quy định. Thực hiện nghiêm việc quản lý theo quy hoạch được duyệt. Tổ chức thực hiện đồng bộ Luật đất đai, Luật xây dựng. Hoàn chỉnh các quy định về quản lý và điều hành thị trường bất động sản. Rà soát, điều chỉnh và xây dựng mới các quy định của Thành phố nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong các lĩnh vực cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, giao thông, vận tải, quản lý xây dựng. Tăng cường phân cấp trách nhiệm và quyền hạn cho chính quyền cơ sở (phường, xã) trong quản lý các tuyến phố văn minh trật tự đô thị, làng văn hóa,… đảm bảo giữ vững và nâng cao kỷ cương, văn minh đô thị, trật tự hè, đường phố, ngõ xóm, vệ sinh môi trường và quản lý chất lượng môi trường. 2.7. Nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách đã có, xây dựng các cơ chế chính sách mới để cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư Nhằm vừa tạo ra sự ổn định vĩ mô, vừa tạo điều kiện để đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức và doanh nhân đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Các cơ chế chính sách đảm bảo vừa phù hợp với quy định chung của Nhà nước, vừa phù hợp với thực tiễn địa phương, vừa thuận tiện cho cả chủ thể và đối tượng quản lý, tạo hành lang phát triển mạnh kinh tế thị trường theo hướng lành mạnh, văn minh. Chú trọng xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách để phát triển mạnh mẽ các thị trường hàng hóa, dịch vụ truyền thống và các thị trường đặc biệt như: thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công nghệ. Có các biện pháp đồng bộ nhằm "kích cung", "kích cầu", cũng như khuyến khích phát triển các tổ chức và hoạt động thông tin - môi giới của các thị trường đặc biệt này; đồng thời, đổi mới phương thức và nội dung quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này. Thành phố tích cực phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động thương mại tương ứng với các chế định thương mại của WTO, đồng thời tiến hành rà soát lại để kịp thời sửa đổi các quy chế, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp mà Hà Nội đã ban hành cho phù hợp với các nguyên tắc về không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường, về tính minh bạch, thông thoáng và có khả năng dự báo của chính sách nhằm chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. 2.8. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển giao thông đô thị 2.8.1 Tạo vồn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn bao gồm vốn để xây dựng các tuyến đường (đường bộ, đường sắt, ...) phục vụ cho giao thông đô thị, vốn phục vụ cho giao thông tĩnh( xây dựng các điểm đỗ xe công cộng,..)vốn phục vụ mua sắm các thiết bị vận tải, vốn đền bù giải phóng mặt bằng. Trước tiên thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn huy động: - vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả vốn vay ODA và viện trợ không hoàn lại - Vốn tư nhân - Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước - Vốn quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia - Vốn huy động từ quỹ đất, quỹ nhà và các tài sản khác ở đô thị - Vốn tín dụng thương mại - Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước - Vốn từ dân cư và các doanh nghiệp không thuộc nhà nước - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao - Các nguồn vốn khác. Thứ hai: Phải xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quản lý từng loại nguồn vốn đầu tư phát triển nói chung, trong đó có vốn phát triển đô thị. Nguyên tắc cơ bản của quản lý vốn phát triển đô thị: - Mọi nguồn vốn phát triển đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước. - Tuy nhiên thì nhà nước cũng thực hiện phâp cấp trong quản lý và sử dụng nguồn vốn này. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình huy động và sử dụng nguồn vốn phát triển đô thị Thứ ba : Xây dựng các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Để huy động vốn thì phải thực hiện hàng loạt các giải pháp nhưthực hành tiết kiệm, thiết kế, xây dựng dựa vàovận hành của thị trường vốn. Nâng cao chất lượng của các công trình nhằm tạo lòng tin cho người bỏ vốn, Xác định các công trình trọng điểm để đầu tư tránh tình trạng dàn trải thiếu tập trung.... 2.8.2 Chính sách về tái định cư và giải phóng mặt bằng Trong qua trình thực hiện xây dựng các công trình giao thông đô thị hiện nay thì việc đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay đang là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà thành phố gặp phải. Trong đó thì tồn tại các vấn đề như: - Khó khăn trong việc đền bù đất đai hay bồi thường đất đai và nhà cửa được trả bằng tiền mặt- hiện thiếu kinh phí cho bồi thường. - Khó khăn trong việc cung cấp nhà cửa cho các hộ dân tái định cư. Nhóm giải pháp áp dụng khi giải phóng mặt bằng. - Đền bù nhà hơn là đền bù bằng tiền mặt - Cần cải tạo mở rộng đường hiện có - Áp dụng khái niệm giá thị trường và cân băng giữa giá đền bù và giá căn hộ - Hệ thống thể chế và pháp lý cần thiết khi giải phóng mặt bằng. + Khảo sát các ngôi nhà sẽ phải di chuyển. + Thiết lập tổ chức thực hiện công việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư. + Tạo việc làm cho người dân ở vùng tái định cư/ Ngoài ra thì chúng ta còn có thể thực hiện một số giải pháp khác nhằm phát triển giao thông dô thị như: Phát triển vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân,... 2.9. Xây dựng quỹ đất. Trong giải pháp này Thành phố cần thực hiện các biện pháp thành tra lại trên toàn thành phố việc thực hiện sử dụng đất đai. Kiểm tra xem việc sử dụng đất có đúng mục đích, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước. Đối với các dự án chưa thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định thì thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và thu hồi đất, thứ hai là những khu vực nào đất có thể chuyển đổi chẳng hạn nông nghiệp kém phát triển thì Thành phố tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng. Trên cơ sở việc điều tra đánh giá này thì thành phố lập quỹ đất để phục vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hoặc tiến hành thành lập các khu, cụm công nghiệp và từ đó vận động các doanh nghiệp nước ngoài chuyển vào khu công nghiệp. Tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp Để xúc tiến lấp đầy khu công nghiệp, đặc biệt là 5 khu công nghiệp có vốn FDI (hiện tại hệ số điền đầy chỉ đạt từ 0,23 – 0,38), các dự án đầu tư vào khu công nghiệp phải được hưởng chế độ ưu đãi như các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư có nghĩa rằng các quy định về ưu đãi, các mức thuế, thời gian miễn, giảm thuế… đều phải giống nhau. Có như thế mới khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp. Phải có động thái chuyển cơ chế định giá kinh doanh cứng nhắc của chủ đàu tư khu công nghiệp sang cơ chế địng giá mềm hơn cụ thể: Phương thức thanh toán được phân kỳ rộng hơn, tổng số tiền thuê mặt bằng chủ dự án có thể trả tiền thành 3 hoặc 4 lần trong 50 năm thay vì trước đây chỉ được thanh toán 1 lần trong 50 năm. Giá kinh doanh cho thuê mặt bằng của các khu công nghiệp cần phải có một sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu sự tuỳ tiện về cơ cấu định giá kinh doanh của khu công nghiệp thành phần. Tuy nhiên sự chỉ đạo thống nhất giá trước hết phải đứng trên lợi nhà nước (hiện tại cơ cấu giá kinh doanh của 5 khu công nghiệp là khác nhau, trong đó giá thuê đất đã được nhà nước giảm xuống ở mức thấp nhất, giá cho thuê hạ tầng và giá quản lý còn chênh nhau rất xa giữa các khu công nghiệp với nhau). Điều đó dẫn đến rất khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn phương án đầu tư vào khu công ngiệp. 2.10 Tăng cường sự tương tác giữa chíng quyền và doanh nghiệp Có thể nói trong giai đoạn vừa qua thì sự liên hệ giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp là rất yếu kém. Chính điều này làm cho môi trường đầu tư của Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó Hà Nội cần có các giải pháp nhằm cải thiện khoảng cách hiện nay, giảm đi khoảng cách giữa cả hai bên. Thành phố cần có các biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc hoạch định các chính sách của Thành Phố, quá trình hoạch định chính sách cần minh bạch và rõ ràng hơn. Thành phố cần xuất phát từ các nhà đầu tư nước ngoài, từ nhu cầu và ý kiến đóng góp của họ mà xây dựng các chính sách, do đó cần nâng cao năng lực của các hiệp hội doanh nghiệp cũng như các cơ quan giúp việc của Thành phố như các Sở đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội để cải thiện tình trạng hiện nay, làm cầu nối vững chắc giữa các nhà đầu tư nước ngoài và chính quyền địa phương. Mặt khác chính quyền địa phương cũng cần quyết tâm trong việc dà soát kiểm tra lại các chính sách, các quyết định của mình, những quyết định nào không được sự hưởng ứng của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài thì thành phố nên xem xét điều chỉnh hoặc thậm trí là huỷ bỏ. Trong việc thực hiện giải pháp này thì vai trò của Sở Kế hoạch và Đầu tư là hết sức quan trọng, nó là kênh trao đổi thông tin, đối thoại và thậm trí là hành động chung giữa các doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Mặt khác sự tương tác còn thể hiện ở cấp lãnh đạo cấp cao. Thành phố cần tổ chức các buổi hội thảo nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tiếp xúc đối thoại với lãnh đạo cấp cao của Thành phố. Từ đó nhà đầu tư mới tin tưởng, chủ động trong hoạt động đầu tư của mình. Tóm lại, lắng nghe và đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng nhất mà Thành phố cần thực hiện nhằm cải thiện môi trường đầu tư, bởi có như vậy việc hoạch định và đưa ra bất kỳ một chính sách gì về đầu tư mới hiệu quả. Kết luận Qua viêc nghiên cứu, tìm tài liệu và qua qua trình thực tập tại Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội nhằm hoàn thiện chuyên đề thực tập thì sự nhận thức của em về vấn đề môi trường đầu tư và cũng như nhiều vấn đề khác được mở rộng nhiều. Đó là những trang bị rất tốt cho quá trình làm việc của em sau này. Hà Nội cùng với cả nước đang bước vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đang dần đổi mới Thành phố. Trong đó Thành phố đang dần dần thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, đó là yếu cầu quan trọng nếu Thành phố muốn tăng cường thu hút FDI. Sau quá trình nghiên cứu em đã rút ra một số ý kiến đóng góp, nhằm cải thiện môi trường đầu tư của Thành phố, em rất mong Hà Nội có thể thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội cũng như nước ta đầu tư. Em nhận thấy trong nhóm các giải pháp thì cái quan trọng nhất đó là Thành phố cần tiếp tục duy trì tình hình ổn định về an ninh-chính trị đồng thời Thành phố cần tăng cường lắng nghe các nhà đầu tư.Có lắng nghe, hiểu được tâm tư của họ ta mới cỏ thể đáp ứng tốt được. Để hoàn thành chuyên đề này em đã được sự giúp đỡ của nhiều Thày cô giáo, các anh chị tại nơi thực tập, bạn bè. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn ! Tài liệu tham khảo Giáo trình Kinh tế đầu tư Giáo trình lập dự án đầu tư Giáo trình đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ Báo cáo ‘’ Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người năm 2005’’ Sách Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Niên gián thống kê của Hà Nội 2005 Sách « Những dào cản đối với việc phát triển kinh tế Việt nam » Báo cáo tình hình đầu tư tại Hà Nội - Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà nội Báo cáo phát triển giao thông đô thị Hà nội giai đoạn 2006-2010 Tạp trí Kinh tế phát triển Báo đầu tư Trang web của sở Kế hoạch và Đầu tư hà nội, Bộ kế hoạch và đầu tư, sở tài chính, sở giao thông công chính, …. Môc lôc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0080.doc
Tài liệu liên quan