Đề tài Một số ý kiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty cơ khí Hà Nội

Không một ai lại đi mua một sản phẩm hàng hoá mà nó không đem lại lợi ích công dụng gì, hay nói cách khác là nó không thoả mãn một nhu cầu nào. Do vậy xcác doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tiên đến công dụng lợi ích của sản phẩm. -Chất lượng của sản phẩm là tập hợp những thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khi thiết kế sản phẩm đến khi sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm: Khâu thiết kế sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng lao động, chất lượng của máy móc thiết bị. -Muốn bảo đảm được chất lượng thì một mặt phải thường xuyên chú ý đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Mặt khác phải có chế độ kiểm tra sản phẩm một cách nghiêm túc do các nhân viên kiểm tra chất lượng thực hiện. Chất lượng sản phẩm không những được đảm bảo trước khi bán mà còn phải được đảm bảo ngay cả khi bán hàng bằng các dịch vụ bảo hành. -Thực hiện được chất lượng này sẽ định vị được sản phẩm một cách ổn định và lâu dài nhất trên thị trường, chính sách này đòi hỏi chi phí cho kĩ thuật công nghệ, nguyên vật liệu, nhân công cao. Đây là bức tường rào chắn khá cao để cho các đối thủ xâm nhập.

doc43 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả mãn thị hiếu sử dụng và khả năng thanh toán của những khách hàng khác nhau. -Đổi mới chủng loại: Là sự loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm khó tiêu thụ và bổ sung những sản phẩm mới vào doanh mục của doanh nghiệp. Thứ hai: Theo tính chất nhu cầu của sản phẩm. -Đa dạng hoá theo chiều sâu của mỗi loại sản phẩm: Là việc phát triển kiểu cách mẫu mã của cùng một loại sản phẩm để đáp ứng toàn diện nhu cầu cỉa các đối tượng khác nhau về cùng một loại sản phẩm. Việc thực hiện đa dạng hoá này gắn liền với phân khúc nhu cầu thị trường. -Đa dạng hoá theo bề rộng nhu cầu sản phẩm: Thể hiện việc chế tạo sản phẩm có kết cấu công nghệ sản xuất và giá trị sử dụng khác nhau để thoả mãn đồng bộ một số yêu cầu có liên quan với nhau của một đối tượng tiêu dùng. Thứ ba: Theo mối quan hệ với việc sử dụng nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm có đa dạng hoá theo hướng: -Sản xuất những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có chung chủng loại nguyên vật liệu gốc sử dụng tổng hợp các cháat có ích chứa trong một loại nguyên vật liệu để sản xuất một số sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. *) Nâng cao chất lượng sản phẩm và tính năng công dụng: -Không một ai lại đi mua một sản phẩm hàng hoá mà nó không đem lại lợi ích công dụng gì, hay nói cách khác là nó không thoả mãn một nhu cầu nào. Do vậy xcác doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tiên đến công dụng lợi ích của sản phẩm. -Chất lượng của sản phẩm là tập hợp những thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khi thiết kế sản phẩm đến khi sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm: Khâu thiết kế sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng lao động, chất lượng của máy móc thiết bị. -Muốn bảo đảm được chất lượng thì một mặt phải thường xuyên chú ý đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Mặt khác phải có chế độ kiểm tra sản phẩm một cách nghiêm túc do các nhân viên kiểm tra chất lượng thực hiện. Chất lượng sản phẩm không những được đảm bảo trước khi bán mà còn phải được đảm bảo ngay cả khi bán hàng bằng các dịch vụ bảo hành. -Thực hiện được chất lượng này sẽ định vị được sản phẩm một cách ổn định và lâu dài nhất trên thị trường, chính sách này đòi hỏi chi phí cho kĩ thuật công nghệ, nguyên vật liệu, nhân công cao. Đây là bức tường rào chắn khá cao để cho các đối thủ xâm nhập. -Chính sách này còn phải đòi hỏi có sự kết hợp với các hoạt động quảng cáo, giao tiếp, khuyếch trương để thị trường nhận biết được. Nếu thắng lợi doanh nghiệp sẽ có khả năng về một tỷ phần thị trường ổn định cao và cải thiện được thế đứng của mình trên thị trường. Chính sách này ngày càng được coi trọng ở nước ta hiện nay sau cạnh tranh về giá. *) Kết hợp đa dạng hoá với việc nâng cao chất lượng sản phẩm: -Doanh nghiệp có thể đồng thời thực hiện được mục tiêu đa dạng hoá với việc nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra. Như vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ phải được cải thiện rất nhiều. 1.2. Chiến lược cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm: -Giá cả đóng vai trò rất quan trọng , đối với doanh nghiệp nó là khâu cuối cùng và thể hiện hiệu quả của các khâu trước đó, còn đối với người tiêu dùng cuối cùng nó là yếu tố quan trọng quyết định trong việc mua hay không mua hàng. Giá cả là yếu tố đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường. Thông qua giá cả doanh nghiệp có thể có thể nắm bắt được sự tồn tại, sức chịu đựng cũng như khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. -Giá cả tác động rất lớn đến cạnh tranh ,chúng thường được sử dụngkhi doanh nghiệp mới ra đổi tên thị trường hoăckhi muốn tham nhập vào một thị trường mới hoặc muốn tiêu diệt một đối thủ muốn cạnh tranh khác. Cạnh tranh về giá cả sẽ có ưu thế hơn đối với doanh nghiệp có vốn và sản lượng lớn hơn nhiều với các đối thủ khác. -Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thể hiện chính sách định giá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với từng loại thị trường của mình trên cơ sở kết hợp một số chính sách,điều kiện khác. Định giá là việc ấn định có hệ thóng giá cả cho đúng với hàng hoá hay dịch vụ bán cho khách hàng. Việc định giá căn cứ vào các yếu tố sau: Các căn cứ định giá +Nhóm các căn cứ có thể kiểm soát +Chi phí sản xuất +Chi phí bán hàng,chi phí lưu thông, chi phí quản lý +Chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng(quảng cáo, triển lãm) Các chi phí trên có thể xác định được ,kiểm soát được.Giá bán phải là tập hợp của các chi phí trên và lợi nhuận mục tiêu, hay nói cách khác, giá bán bao giời cũng phải bù đắp chi phíđã bỏ ra và có lãi. Tuy nhiên, không phải bao giờ giá bán cũng cao hơn giá thành toàn bộ của đơn vị sản phẩm ,Có khi thấp hơn giá thành toàn bộ(doanh nghiệp chấp nhận chịu lỗ một thời gian nhất định) nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhóm các căn cứ không thể kiểm soát được Quan hệ cung cầu của sản phẩm trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến định giá. Nếu cung giảm cầu tănglàm cho giá tăng và ngược lại. +Sự cạnh canh tranh trên thị trường:Nếu cạnh tranh ngày càng gay gắt thì xu hướng giá cả càng giảm và chi phí cho các hoạt động yểm trợ xúc tiến bán hàng ngày càng cao. Cần lưu ý doanh nghiệp cần phải chọn đúng thị trường cạnh tranh để từ đó mới có cách định giá cho mỗi loại thị trường một cách thích hợp. +Sự điều tiết của nhà nước:(Đối với một số mặt hàng) Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường bằng một việc buộc doanh nghiệp phải chấp hành các chính sách, chế độ,những qui chế trong lĩnh vực giá cả, chính sách thuế khoá,nguyên tắc hạch toán giá thành, định giá cho một loại sản phẩm . 2.Các công cụ mang tính chiến thuật: Các công cụ mang tính chiến thuật được sử dụng như một kích thích tức thơì vào thị trường nhằm đón nhận những phản ứng tức thời theo hướng mong muốn từ phía thị trường. Các công cụ này chủ yếu đóng vai trò như một biện pháp yểm trợ, xúc tién bán hàng,tiêu thụ sản phẩm . 2.1. Quảng cáo: Quảng cáo là một nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền tin về hàng hoá ,dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, nhằm làm cho khách hàng chú ý đến sự có mặt của doanh nghiệp cũng như sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp ra thị trường . Quảng cáo giúp cho việc khác biệt hoá sản phẩm được rõ nét hơn và thúc đẩy tăng doanh số bán một cách có hiệu quả, không làm tổn thương đến lợi nhuận của doanh nghiệp,và tất nhiên đó phải là một quảng cáo có hiệu quả.Một quản cáo được gọi là có hiệu quả, chỉ khi thông điệp của nóđến được công chúngnhiều nhấtvà được thị trường tiếp nhận và ghi nhớ. Phải có sự kết hợp hài hoà, lôgic giữa các phương tiện truyền tin và sự sáng tạo độc đáo của các thông điệp quảng cáo thì mới phát huy được tính hiêu quả.Khi tính khác biệt của sản phẩm được thực hiện thông qua quảng cáo thì việc lôi kéo khách hàng về phía mình là rất thuận tiện. Khi thực hiên các hoạt động quảng cáonhư một công cụ cạnh tranh thì cần phải tính doanh nghiệp sẽ tăng lên bao nhieeu doanh số tính cho một đơn vị quảng cáo, phải định lượng được những thay đổi của thị trường dễ đảm bảo được hiệu quả của quảng cáo. 2.2. Khuyến mại: Khuyến mại kích thích người mua tiêu dùng sản phẩm,khuyến mại thường áp dụng nhiều ở pha thứ ba của chu kỳ sản phẩm khi mà thị trường mục tiêu đã ở trạng thái bão hoà. Khuyến mại làm tăng doanh số bán, nó đánh vào lợi ích kinh tế cá nhân làm cho việc quyết định mua sản phẩm được tăng lên đặc biệt là những khi còn đang phân vân giữa các đối thủ. Khuyến mại thường thích hợp cho việc hấp dẫn những khách hàng hiện tại làm cho việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường được thâm nhập nhanh hơn. 2.3.Chào hàng: Là một phương pháp chiêu thị thông qua các nhân viên của doanh nghiệp để bán hàng.Qua việc chào bán hàng cần nêu rõ ưu điểm của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh ,tìm hiểu sở thíchvà nhu cầu của khách hàng để thoả mãn nhu cầu đó. Trong việc chào hàng, nhân viên chào hàng đóng một vai trò rất lớn nên doanh nghiệp phải biết tuyển chọn, bồi dưỡng và đãi ngộ nhân viên bán hàng. 2.4. Chiêu hàng: Được các doanh nghiệp sử dụng để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, hình thức chiêu hàng thường được sử dụng như: Tặng quà cho khách hàng khi mua hàng, trưng bày hàng hoá để cho khách nhìn thấy và có điều kiện tìm hiểu,hỏi han về hàng hoá đó, gửi mẫu hàng đến cho khách hàng dùng thử. 2.5. Tham gia hội trợ triển lãm: Hội trợ triển lãm là nơi để doanh nghiệp có thể trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của mình, gặp gỡ bạn hàng, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm các mặt hàng mới. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc, lựa chọn để tham gia đúng hội chợ cần tham gia trên cơ sở các căn cứ - Thị trường cần thâm nhập. - Đặc điểm uy tín của hội chợ. - Các doanh nghiệp tham gia. - Chủng loại sản phẩm,lệ phí tham gia. Khi tham gia hội chợ doanh nghiệp cần chọn đúng loại sản phẩm để thâm gia, chuẩn bị tốt các diều kiện tham giahội chợ.Việc tham gia hội chợ phải giúp các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới tiêu thụ ở trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Ngoài các công cụ chủ yếu trên, doanh nghiệp còn sử dụng một số công cụ cạnh tranh khác, trong đó phải kể đến các công cụ sau: 3. Tổ chức dịch vụ sau bán hàng thuận lợi hợp lí: Chẳng hạn tổ chức tốt công tác bảo hành chất lượng sản phẩm ,hướng dẫn sử dụng sản phẩm,lắp đặt, sửa chữa...Nó sẽ làm nâng uy tín của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Đồng thời, qua dịch vụ sau bán hàng doanh nghiệp sẽ nắm bắt đươc sản phẩm của mình để đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ra sao,biết dược ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm,phát hiện các khuyết tật của sản phẩm mà hoàn thiện đổi mới sản phẩm. Hoạt động này chủ yếu áp dụng đối với các sản phẩm mang tính kỹ thuật cao, đơn giá sản phẩm cao,sản phẩm đơn chiếc,người tiêu dùng không am hiểu tính năng, cách thức sử dụng sản phẩm. 4.Phương thức thanh toán: Là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Phương thức thanh toán nhanh gọn hay chậm chạp rườm rà. Sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụvà do đó tới cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có thể áp dụng phương thức thanh toán trả tiền qua ngân hàng đối với doanh nghiệp ở xa để đảm bảo tính nhanh gọn, an toàn cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Với doanh nghiệp có vốn lớn có thể cho khách hàng trả chậm sau một thời gian nhất định, giảm giá đối với khách hàng thanh toán ngay hoặc mua với khối lượng lớn. Phần II Thực trạng và khả năng cạnh tranh của công ty cơ khí hà nội I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Sau cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp thành công, nhà nước chủ trương xây dựng CNXH ở miền Bắc một nền công nghiệp hiện đại là điều kiên cần thiết để miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Ngày 26/11/1955 Đảng và chính phủ đã quyết định cho xây dựng một xi nghiệp cơ khí hiện đại do Liên xô viện trợ, xây dựng và thiết kế làm nòng cột cho việc chế tạo các máy công cụ cung cấp cho cả nước. Ngày 12/4/1958 khánh thành và bàn giao “Nhà máy Cơ khí Hà nội” cho Bộ Công nghiệp và cũng là ngày thành lập Doanh nghiệp. Ngày 22/5/1993 Bộ Công nghiệp nặng đã quyết định đổi tên nhà máy Cơ khí Hà nội thành “Nhà máy chế tạo Công cụ số I”. Ngày 30/10/1995 đổi tên Nhà máy chế tạo công cụ số I thành”Công ty Cơ khí Hà nội”. Công ty có diện tích 127.976m2(12ha). Quá trình phát triển của công ty: Ngày 14/02/1958 nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với 600 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 200 chuyển ngành từ quân đội sang. Nhà máy đã được hoạt động và áp dụng phương pháp quản lí xí nghiệp của Liên Xô (cũ) với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Nhà máy cử các cán bộ công nhân viên sang Liên Xô để học tập công nghệ quản lí kĩ thuật để làm lực lượng chính sau này. Các sản phẩm đầu tiên khi đi vào hoạt động là máy công cụ tiện, phay, bào, mài do Liên Xô giúp đỡ hoàn thiện một dây truyền khép kín. Trong thời kì này nhà máy đã sản xuất được 900 - 1000 máy các loại. Từ năm 1961 - 1965 kế hoạch 5 năm lần thứ nhất hoàn thành với tiến bộ vượt bậc so với năm 1958. Giá trị tổng sản lượng tăng lên 8 lần, riêng máy công cụ tăng 122% so với thiết kế ban đầu, với thành tích đó nhà máy đã được Đảng và nhà nước trao tặng huân chương và các danh hiệu cao quí khác. Từ năm 1966 - 1975 do yêu cầu lúc đó nhà máy vừa sản xuất vừa chiến đấu sản phẩm sản xuất ra chủ yếu nhằm phục vụ Quốc phòng: Thước ngắm 210, nòng súng cối 71 phụ tùng các xe tải vượt Trường Sơn và tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ sản xuất máy công cụ K125, B625, B12, T630, EV250, K550. Từ năm 1976 - 1985 thời kì này nhà máy tập trung đi vào khôi phục sản xuất đội ngũ công nhân viên lên tới 3000 người trong đó số lượng kĩ sư và trình độ đại học là 282 người, công nhân bậc cao từ bậc 4/7 trở lên là 782 người. Đây là thời kì qui mô nhà máy lớn nhất, sản lương máy công cụ tăng 2,7 lần, công ty đã xuất khẩu máy sang Cu Ba , Ba Lan, Tiệp Khắc. Giai đoạn 1986 - 1995 thời kì này thực hiện công cuộc đổi mới kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, đây là thời kì phải hoàn chỉnh kịp thời các cơ chế quản lí nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Công tác sắp xếp lại bộ máy và lao động theo hướng gọn nhẹ được thực hiện triệt để, tuy nhiên công ty vẫn giữ vững sản xuất và tăng trưởng hàng năm là 24,45% doanh thu tăng 39%. Giai đoạn từ 1995 trở lại đây đảng và nhà nước đã chỉ rõ tiếp tục đường lối phát triển kinh tế của đất nước cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Công ty đã đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng được với nhu cầu của thị trường. Trong thời gian này công ty đã đi vào ổn định đầu tư nâng cao dây truyền công nghệ, nghiên cứu các sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ tự động hoá CNC và PLC... nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường trong thời gian tới và trong tương lai. Với truyền thống tốt đẹp của mình đã 9 lần được vinh dự đón Bác về thăm công ty đã làm một bản cam kết nội bộ trong việc không ngừng vươn lên đạt nhiều thành tích mới xứng đáng là trung tâm cơ khí lớn nhất của đất nước và để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Cơ Khí Hà Nội. Chức năng: Là một đơn vị kinh tế chuyên sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu: - Công nghiệp sản xuất cắt gọt kim loại. - Thiết bị công nghiệp và phụ tùng thay thế xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị. - Các dịch vụ kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp. - Sau đó được bổ sung một số ngành nghề. - Sản xuất tôn định hình mạ mầu, mạ kẽm, sản xuất máy và thiết bị nâng hạ. - Thiết kế và chế tạo lắp đặt thiết bị áp lực. II. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 1. Bộ máy tổ chức: Giám đốc công ty Phó Giám đốc kĩ thuật sản xuất Phó Giám đốc kinh tế đối ngoại XNK Phó Giám đốc nội chính Phó giám đốc đại diệnlãnh đao về chất lượng Xưởng máy công cụ Xưởng bánh răng Xưởng cơ khí lớn Xưởng gia công áp lựcnhiệt luyện Xưởng đúc Xưởng mộc Xưởng kết cấu thép Phân xưởng thuỷ lực Xưởng cán thép Xưởng cơ khí 4B Trung tâm lắp đặt T.B công nghiệp Văn phòng Giám đốc P.Tổ chức nhân sự TT-TĐH Thư viện Trường THCN Chế tạo máy Phòng Kĩ thuật Phòng điều độ sản xuất Phòng KCS Phòng cơ điện P.Kế toán TK-HC Phòng Vật tư Phòng giao dịch thương mại Phòng XDCB Phòng Bảo vệ Phòng QT-ĐS Phòng Y tế Phòng VH-XH Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty Cơ khí Hà Nội + Ban giám đốc công ty: Giám đốc công ty: Là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty, ngoài công tác phụ trách chung, các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, giám đốc công ty còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị: Phòng tổ chức nhân sự, ban quản lí dự án, trung tâm tự động hoá. - Phó giám đốc quản lí chất lượng sản phẩm và môi trường: Giúp giám đốc công ty quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường, an toàn lao động, có quyền thay mặt giám đốc kí kết các văn bản, các qui chế, các qui định liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường cũng như các văn bản về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và an ninh quốc phòng. - Phó giám đốc kinh tế đối ngoại: Phụ trách các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động đối ngoại của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc chỉ đạo, giám sát giải quyết các công việc hàng ngày của các đơn vị: Phòng kế toán thống kê hành chính, phòng vật tư, văn phòng giao dịch thương mại. Ngoài ra phó giám đốc kinh tế đối ngoại còn chỉ đạo các phương án đấu thầu, tạo lập các mối quan hệ kinh doanh, xây dựng các phương án xuất nhập khẩu. - Phó giám đốc kĩ thuật: Có chức năng tổ chức điều hành sản xuất. Thực hiện đúng tiến độ kế hoạch theo các mục tiêu đã định, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các hạot động sản xuất kinh doanh và phục vụ sản xuất của các đơn vị: Phòng kĩ thuật, phòng điều độ sản xuất, phòng KCS, và phòng cơ điện. - Phó giám đốc nội chính và xây dựng cơ bản: Quản lí điều hành các mặt hoạt động nội chính, đời sống và xây dựng cơ bản. Chịu trách nhiệm về việc điều hành giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị: Phòng xây dựng cơ bản, phòng quản trị đời sống, phòng bảo vệ, phòng Y tế, phòng văn hoá xã hội. + Một số đơn vị chính: - Văn phòng giám đốc công ty: có chức năng là thư kí cho các hội nghị do giám đốc triệu tập và chủ trì có tổ chức điều hành thực hiện các công việc của văn phòng, nhiệm vụ chủ yếu tập hợp thông tin các văn bản pháp lí hành chính trong và ngoài công ty. Truyền đạt ý kiến của giams đốc xuống các đơn vị hoặc cá nhân, tổ chức quản lí, lưu trữ, chuyển các thông tin và văn bản quản lí. - Phòng tổ chức nhân sự: Giúp giám đốc ra các quy định, quyết định, nội qui, qui chế về lao động tiền lương, tổ chức nhân sự và giải quyết những vấn đề chính sách xã hội theo quyết đinhj của giám đốc. Nhiệm vụ chủ yếu là dự thảo các văn bản về tổ chức nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, tuyển dụng, xây dựng nội qui qui chế lao độngt iền lương, liên hệ với cơ quan bảo hiểm làm thủ tục giải quyết các chế độ chính sách sau khi đã được giám đốc quyết định thi hành. - Trung tâm tự động hoá nghiên cứu các công nghệ tự động hoá của các nước phát triển, tìm mọi giải pháp ứng dụng vào sản xuất chế tạo tại công ty nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng của các sản phẩm. - Phòng kế toán tài chính: Có chức năng là tham mưu cho giám đốc về sử dụng nguồn vốn, khai thác khả năng vốn của công ty đạt hiệu quả cao. Nhiêmk vụ chủ yếu là lập kế hoạch hàng năm về tài chính, lập sổ sách ghi chép phản ánh chính xác kịp thời số liệu về tài sản, tiền vốn, tính giá thành sản phẩm, triển khai thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, thanh toán đúng hạn tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả, chủ động thu hồi vốn, vay vốn cần thiết cho sản xuất, tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán thống kê, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật nhà nước và công ty. - Phòng kĩ thuật: Bằng các phương pháp tổ chức điều tra, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào công tác thiết kế công nghệ và quản lí khoa học kĩ thuật theo ISO 9000 của công ty vào nề nếp. Thiết kế và thiết kế lại các sản phẩm theo yêu cầu của kế hoạch, các hợp đồng kinh tế, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật chủ yếu của sản xuất và của các sản phẩm, định mức lao động tiêu hao vật tư. - Phòng vật tư: Có chức năng tìm kiếm thị trường mua sắm vật tư kĩ thuật đúng với các chỉ tiêu và định mức kinh tế kĩ thuật đảm bảo số lượng, chất lượng chủng loại, thời gian để cung ứng cho sản xuất kinh doanh được liên tục nhịp nhàng đúng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận quản lí kho vận để nắm chắc tồn kho vật tư đầu kì kế hoạch và yêu cầu mua vật tư, tìm nguồn vật tư trong nước hay ngoài nước, lập kế hoạch thu mua vận chuyến cung cấp cho sản xuất, sửa chữa, xây dựng cơ bản theo kế hoạch của công ty. - Phòng điều độ sản xuất: Có chức năng phân công sản xuất, xây dựng kế hoạch tác nghiệp, đề xuất các giải pháp quản lí và tổ chức sản xuất nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng có nhiệm vụ lập phương án phân công sản xuất, lập sổ theo dõi các tiêu hao vật tư kĩ thuật của sản phẩm hàng hoá, có kế haọch bổ sung thay thế kịp thời các vật tư kĩ thuật bị hư hỏng, mất mát, tổng hợp phân tích kịp thời thuận lợi và khó khăn để báo cáo giám đốc sử lí kịp thời. - Phòng KCS: Có yêu cầu nắm vững kế hoạch sản xuất kinh doanh, nắm vững yêu cầu chất lượng sản phẩm theo yêu cầu thị trường, phân công lao động tổ chức bám sát các đơn vị, chuẩn bị sản xuất và sản xuất. Kiểm tra từng chi tiết và tổng thể sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo thống nhất các thông số đo lường trong công ty trùng với tiêu chuẩn đo lường của nhà nước đã ban hành, xác nhận chất lượng sản phẩm, và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về kết quả xác nhận đó. - Phòng cơ điện: Có chức năng phối hợp chặt chẽ với phòng kĩ thuật nghiệp vụ và các đơn vị sản xuất trong công ty, nắm chắc tình hình sử dụng và hiện trạng các trang thiết bị cơ điện và các thiết bị khác như thiết bị nâng hạ lò máy nén,... + Chức năng nhiệm vụ chung cho khối sản xuất: Các xưởng và phân xưởng. - Chức năng giám đốc xưởng, quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm về các mặt quản lí, tổ chức, điều hành sử dụng các tiềm năng lao động thiết bị và các nguồn lực khác được giao thực hiện các nhiệm vụ sản xuất do công ty phân công. - Nhiệm vụ: Nắm vững kế hoạch được giao, chú ý các chỉ tiêu về thời gian hoàn thành, các yêu cầu về công nghệ chế tạo, chất lượng sản phẩm, phối hợp chặt chẽ với các phòng kĩ thuật, nghiệp vụ và các đơn vị liên quan để chuẩn bị sản xuất, xây dựng kế hoạch tác nghiệp chi tiết trong ngày, tuần, tháng, cụ thể về lao động sử dụng thiết bị và các phương tiện cần thiết, phân công điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và thời gian qui định. Nhận xét: Qua sơ đồ trên nhận thấy cơ cấu tổ chức của công ty Cơ khí Hà Nội được xây dựng theo trực tuyến chức năng. Theo kiểu cơ cấu này gám đốc được sự giúp sức của các phó giám đốc chức năng để chuẩn bị các quyết định hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các quyết định. Cơ cấu này có ưu điểm gọn nhẹ tập trung quyền lực. Mô hình quản lí theo hướng tập trung đã giúp cho công ty nâng cao hiệu quả của việc phân phối giữa các bộ phận chức năng và các đơn vị sản xuất. Quá trình thông tin nhanh, kiểm tra có định hướng, phân công giải quyết các công việc kịp thời toạ điều kiện nhanh chóng tháo gỡ trở ngại. Trong thời gian qua công ty đã có những sửa đổi trong cơ cấu quản lí để ngày càng hoàn thiện hơn bắt kịp su hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá. 2. Đặc điểm của máy móc thiết bị: Công ty cơ khí Hà Nội là đơn vị sản xuất hàng cơ khí nên máy móc thiết bị của công ty mang tính đặc thù riêng của ngành, chủ yếu là máy phay, máy tiện, máy mài... Bảng 2: Máy móc thiết bị của công ty TT Tên máy móc thiết bị S.lượng (chiếc) Công suất (kW) C.S.T.K so với C.S máy (%) Năm chế tạo 1. Máy tiện các loại 147 6-60 85 1956 2. Máy phay các loại 92 4-16 80 1956 3. Máy bào các loại 24 2-40 80 1956 4. Máy mài các loại 137 2-10 80 1956 5. Máy khoan các loại 64 2-10 80 1956 6. Máy doa các loại 15 4-16 80 1956 7. Máy cưa các loại 16 2-10 85 1956 8. Máy búa các loại 5 2-8 85 1960 9. Máy chuốt áp các loại 8 2-8 70 1960 10. Máy cắt độn các loại 11 2-8 80 1960 11. Máy lắc trộn các loại 3 10-40 70 1960 12. Máy hàn các loại 26 5-10 85 1960 13. Máy hàn hơi các loại 9 85 1963 14. Máy nén khí các loại 14 10-75 65 1963 15. Cầu trục các loại 65 70 1963 16. Lò luyện thép 4 800 70 1963 17. Lò luyện gang 2 30 70 1963 Do đặc điểm của ngành cơ khí lên số lượng máy móc thiết bị biến động bất thường tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất và tiêu thụ msp của công ty. Nếu số lượng khách hàng đặt lớn thì số máy có thể được huy động thêm hoặc do yêu cầu của khách hàng mà công ty phải trang vị thêm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tổng số máy tiện và máy mái chiếm số lượng lớn nhất trong hệ thống máy móc thiết bị của công ty gồm 284 chiếc, các loại máy còn lại mang tính chất đặc thù của công việc lên số lượng ít hơn. Qua bảng trên mô tả máy móc thiết bị của công ty, chúng ta thấy được thực trạng rất khó khăn của công ty là máy móc thiết bị đã cũ kĩ lỗi thời sản xuất lạc hậu. Đây là một khó khăn lớn của công ty đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn để đổi mới trang thiết bị.Trong nhưng năm gần đây công ty đã trang bị các máy công cụ đặc chủngnhư: - Máy tiện đứng SKJ32-63 tiện được chi tiết có đường kính đến 6,3m - Máy SUT160CNC có thể tiện được chi tiết dài 12m, đường kính tới 1.6m - Máy doa W250 có thể doa lô đườngkính đến 2,5m chiều sâu lỗ tói 4m Công ty cũng có một số máy tiện, máy phay CNC có khả năng chế tạo gia công các chi tiết có hình dạng phức tạp. 3. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Nguyên vật là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá, nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và toàn bộ giá trị được chuyển hết vào chi phí kinh doanh. Đối với Công ty Cơ khí Hà nội, nguyên vật liệu phần lớn là nhập từ nước ngoài nên phải dùng ngoại tệ để thanh toán và còn phải chịu thuế nhập khẩu nên giá thành của công ty tăng. Tuỳ theo kết cấu của sản phẩmmà có những nguyên vật liệu khác nhau trong đó nguyên vật liệu chínhvẫn là sắt thép các loại, các loại động cơ lắp máy công cụ, vòng bi, phụ tùng điện, dầu mỡ khí đốt... Số lượng vật liệu không cố định mà phụ thuộc vào lượng đặt hàng. Thị trường cung cấp nguyên vật liệu bao gồm cả trong và ngoài nước. Thực tế quản lý nguyên vật liệu, vật tư ở công ty cơ khí hà nội đã đem lại những kết qủa - Chất lượng sản phảm được đảm bảo, nguyên vật liệu, vật tư đảm bảo về số lượng, chất lượng đúng qui cách và cung cấp kịp thời. - Bộ máy quản lý có sự ràng buộc chặt chẽ qua từng khâu đáp ứng được hiệu quả đối với kế hoạch được sản xuất theo đơn đặt hàng. Sơ đồ 04: Quản lý nguyên vật liệu Giám đốc chỉ đạo Phòng Kế hoạch Phòng kĩ thuật Phòng ĐĐ - SX Tổng kho lập dự trữ Phòng Vật tư Giao kế hoạch chi tiết cho xưởng Nhập kho vật tư Không sản xuất Tuy nhiên khi xét về việc quản lí nguyên vật liệu còn thụ động, khi có đơn đặt hàng về một loại sản phẩm nào đó thì công việc tìm nhà cung ứng mới được triển khai,như vậy rất tốn thời gian. Vậy nên chăng phòng vật tư nên có nghiên cứu, tìm hiểu sâu về thị trường, trong vài năm và tìm nhà cung ứng trước để khi có đơn đặt hàng thì việc triển khai thu mua sẽ nhanh hơn và không bị động. 4. Đặc điểm về lao động: Lao động là nguồn quan trọng để tạo ra của cải vật chất. Như một nhà quản trị đã nói :”Nhân lực là nguồn lực của mọi nhân lực”.Không một cơ sở sản xuất kinh doanh nào lại không cần đến con người vì họ là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đến quá trình sản xuất. Cũng như các đơn vị kinh tế khác, Công ty cơ khí hà nội có một đội ngũ lao động và cán bộ quản lý thật hùng hậu và tay nghề cao TT Cơ cấu nhân lực (người) 1997 1998 1999 2000 2001 1. Tổng số CBCNV 1.058 1.000 952 929 939 2. Nữ 252 250 247 245 234 3. Trình độ: -Trên Đại học -Đ.học,Kĩ sư,Bác sỹ -CNKT bậc5/7 trở lên 2 173 356 2 177 360 2 161 377 2 150 375 2 169 448 Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động năm 2001 có tăng lên cả về chất lẫn về lướng so với năm 2000 nhưng số lao động nữ thì giảm xuống.Điều này chứng tỏ công ty đến chất lượng lao động Trong tuyển dụng cũng như các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động ở công ty. 4. Đặc điểm về vốn của công ty: Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động là yếu tố cơ bản, doanh nghiệp cần có tư liệu sản xuất và đối tượng lao động. Tư liệu lao động được chia làm hai bộ phận đó là: Tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản cố định đó là:Máy móc thiết bị, nhà xưởng... Nó chiếm phần lớn nguồn vốn sản xuất của công ty. Phần còn lại là tài sản lưu động, nó được biểu hiện bằng tiền được sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Do đặc thù của ngành cơ khí nên cơ cấu giữa tài sản cố định và tài sản lưu động là khác nhau có cự chênh lệch rất lớn. Phần tài sản cố định chiếm một tỷ trọng rất trong nguồn vốn của công ty. Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty cơ khí Hà nội Năm Đơn vị: Triệu đồng Vốn 1997 1998 1999 2000 2001 1. Vốn cố định 30.380 33.800 38.800 40.800 44.000 2. Vốn lưu động 7.500 8.200 8.200 9.200 11.000 Tổng 37.880 42.000 47.000 50.000 55.000 Như vậy hàng năm nguồn vốn của công ty được bổ xung thường xuyên, bên cạnh nguồn vốn tư bổ xung từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh còn được nhà nước cung cấp bàng đầu tư nâng cấp trong giai đoạn 1998-2002.Với tổng giá trị đầu tư là 159 tỷ đồng,từ năm 1999 công ty đã triển khai giai đoạn I cuả dự án đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất của công ty và giai đoạn II của dự án với tổng số vốn đầu tư gần 80 tỷ đồng ,công ty sẽ tiếp tục đầu tư thiết bị vào lĩnh vực cơ khí chính xác và tự động hoá để không ngừng naang cao năng lực sản xuất của công ty. 5.Đặc điểm về thị trường: *)Thị trường máy công cụ và phụ tùng: Đây là thị trường vô cùng rộng lớn đặc biệt là trong thời gian tới khi mà hàng loạt nhà máy được xây dựng, kéo theo nó là nhu cầu về máy công cụ và các loại phụ tùng . Trong mấy năm qua máy công cụ hầu hết phải nhập khẩu mới đủ tiêu chuẩn nhưng hiện nay sản phẩm máy công cụ của công ty đã có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật khác mà giá thành lại rẻ hơn nhiều. Nắm bắt được điều này công ty đã nhanh chóng tung ra thị trường những sản phẩm của mình và người tiêu dùng đã chấp nhận. Trong những năm vừa qua côngty đã mở rộng ra thị trường nước ngoài và đã xuât khẩu một số sản phẩm sang các nước tây âu, ý, Đan mạch như hộp số hàn công suất lớn...ngoài ra công ty còn tăng cường mở rộng thị trường các nước trong khu vực ASEAN. Đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết công ty đã xuất khẩu được 18 máy mẫu sang thị trường Mỹ. Công ty vẫn duy trì giữ vững hệ thống quán lý chất lượng ISO 9002 nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty. *)Thị trường thiết bị công nghiệp, thiết bị kết cấu công trình: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá, vì vậy do yêu cầu phát triển ngành công nghiệp: Xi măng, Giấy, Đường, Thép... trong những năm tới như sau: - 1,5 triệu tấn đường vào năm 2005 - 40 triệu tấn xi măng vào năm 2005 - 4 á 5 triệu tấn thép vào năm 2005 - 60 tỷ KWh điện vào năm 2010 Như vậy đây là một thị trường rất to lớn cần rất nhiều thiết bị kết cấu thép. Công ty cơ khí đã xác định được nhu cầu này và sẽ hợp đồng với các ngành công nghiệp nói trên. Đặc biệt công ty vừa đúc thành công quả lô nặng 18,2 tấn cho nhà máy đường Việt - Đài. 6. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực nên các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn, các nguồn đầu tư giảm dẫn đến tình trạng phần lớn người lao động thiếu công ăn việc làm.Ngành cơ khí hầu như không có đơn đặt hàng lớn, cạnh tranh trong ngành cơ khí ngày càng gay gắt.Từ chỗ không có hợp đồng lớn công ty đã quyết định chuyển phòng kế hoạch kinh doanh thành văn phòng giao dich thương mạivới phương thức hoạt động năng động hơn dã giúp công tytìm được nhiều bạn hàng làm ăn hơn.Từ những chuỷen đổi đó mà công ty vẫn tồn tại và ngày càng phát triển với doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được của công ty trong những năm gần đây TT Chỉ tiêu thực hiện (Đơn vị: tỷ đồng) 1998 1999 2000 2001 2002 (KH) 1. 2. Giá trị tổng sản lượng (Theo gía cả cố định năm 94) Tổng doanh thu trong đó: - Doanh thu SXCN - Doanh thu thương mại 56,125 74,434 67,204 7,035 37,673 46,232 40,145 6,087 38,824 48,047 43,045 4,643 47,423 63,413 57,587 5,825 65 76,5 66,25 10,25 Nhìn chung những năm gần đây công ty đã không ngừng phấn đấu vượt qua nhiều khó khănvừa sản xuất kinh doanh để tự trang trải vừa đào tạo đội ngũ lao động ,vừa cải tạo mở rông mặt bằng và nâng cấp nhà xưởng, đổi mới công nghệ, từng bước thay đổi cơ cáu sản xuất, tăng cường ccông tác hoạt động tiếp thị mua bán nguyên vật liệu, hàng hoá. Công ty cơ khí Hà nội đã có được những bước trưởng thành vững trắc và dành được những kết quả đáng khích lệ,thực hiện nghĩa vụ nôp ngân sách nhà nước và đảm bảo thu nhập cho người lao động ổn định. 7. Chế độ chính sách- Xã hội: Công ty luôn thực hiện các qui định đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra: Về BHXH: Công ty đóng 15% ,người lao động đóng 5% nộp cho công ty Bảo hiểm , trong đó Về BHYT: Công ty đóng 2%,người lao dộng đóng 1% nộp cho công ty Bảo hiểm Chấp hành tốt những qui định của nhà nước về công tác vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc. điều này đã được thể hiện như: thay đổi công nghệ đúc nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi, giảm lượng cát thải ra môi trường xung quanh,hàng năm trồng thêm cây xanh cho công ty. Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. I. Thời cơ và thuận lợi: Công ty luôn được sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo đảng,nhà nước và các cơ quan cấp trên,đặc biệt là sự chỉ đạo,hỗ trợ của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp. Việc nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển ngành cơ khí và tăng cường nội địa hoá chế tạo sản phẩm đã tạo ra rất lớn cho ngành cơ khí nói chung và đặc biệt đối với công ty cơ khí hà nội là cơ sơ có năng lực chế tạo cơ khí hàng đầu Việt nam.Trong năm 2001 và sang năm 2002 đã hình thành xu hướng liên doamh giữa các tổng công ty và các công ty lớn trong nước, hợp sức về năng lực thiết kế, chế tạo, lắp đặt và công nghệ để tham gia đấu thầu các công trình có đầu tư như nhà máy giấy, nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện... Một thuận lợi nữa đối với công tylà nhu cầu về sản phẩm của công ty ngày càng tăng do đời sống nhân dân được ổn địnhvà nhu cầu mua sắm sử dụng sản phẩm của ngành tăng, do điều kiện đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và Việt nam ra nhập AFTA vào năm 2003 tạo cho công ty cơ hội phát ra thị trường nước ngoài cũng như chế tạo các sản phẩm xất khẩu tại chỗ Công ty Cơ khí Hà nội có ưu thế về năng lực thiết bị và uy tín đối với ngành chế tạo cơ khí trong nước, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và ccong nhân lành nghề giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, trước những thuận lợi công ty còn một số hạn chế cần phải khắc phục: Hệ thống sản xuất kinh doanh tuy có nhiều cố gắng khả năng phân tìch chiều hướng thị trường còn yếu hoặc chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới không chủ động xây dựng chiến lược sản phẩm cho công ty cơ khí hà nội trong từng giai đoạn, do đó công ty luôn bị động về mặt thị trường. Phân tích các thông tin thương mại quốc tế hầu như chưa có sẽ gây khó khăn lúng túng cho công ty trong kinh doanh quốc tế. Lực lượng kỹ thuật của công týt khá về công nghệ gia công và thiết kế máy công cụ nhưng tỏ ra hạn chế trong việc gia tính toán thiết kế sản phẩm mới đặc biệt là các dây chuyền thiết bị công nghệ.Lực lượng điều hành sản xuất cần phải khắc phục các yếu điểm về công tác xây dựng kế hoạch, sẽ đặc biệt khó khăn cho trung tâm điều hành khi phải điều hành các công việc có khối lượng lớn, nhiều khâu có sự tham gia của nhiều đơn vị trong và ngoài công ty Chi phí cao hiệu quả thấp do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu là đơn hàng chế tạo mang tính đơn chiếc dẫn tới chi phí thiêt kế, công nghệ tính trên một đơn vị sản phẩm lớn. Chi phí năng lượng, nhân công cao do nhiều sản phẩm phải sửa chữa, làm đi lầm lại nhiều lầndẫn tới giảm sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. 2.Chiến lược về sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu là máy công cụ, thiết bị phụ tùng thay thế và thép cán và một số sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu khác. Các sản phẩm này còn hạn chế về mẫu mã và tính năng sử dụng, đặc biệt giá thành thường cao giá thành sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài đặc biệt là sản phẩm của trung quốc đang tràn ngập thị trường Viêt nam với mẫu mã phong phú và chất lượng cũng không kém, hơn nữa hội nhập của khu vực và thế giới ngày một tăng, đòi hỏi công ty tham gia vào thị trường này phải có chính sách sản phẩm hợp lý để có thể tồn tại và phát triển. *)Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm: Để tạo ra những hàng hoá có chât lượng cao,mẫu mã phong phú , đẹp hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng thiết kế kỹ thuật sản phẩm, đổi mới và nâng cấp thiết bị,máy móc hiện đại phục vụ sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, không hạn chế chủng loại, cho phếp ký kết với các công ty lớn trên thế giới liên doanh sản xuất hàng công nghiệptại Việt nam, đặc biệt là công nghệ chế tạo máy. Phải có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề có kinh nghiẹm trong việc thiết kế kỹ thuật và triển khai sản xuất và có đội ngu ngiên cứu các dự án nhằm khai thác càng nhiều đề tài càng tốt, phục vụ cho công tác sản xuất ngày càng đa dạng ,phong phú. Cần có công tác sản xuất một cách chặt chẽ, không được sai sót vô nguyên tắc, đặc biệt chú ý đến chất lượng sản xuất. Nghiêm khắc sử lý những ai vi phạm nguyên tắc, luật lệ của công ty, có chế độ khuyến khích khả năng sáng tạo đối với người lao động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. *) Đối với thị trường: Thị trường có nhu cầu cao về sản phẩm của công ty, nhưng ngược lại nhu cầu ấy lại cũng rất nhạy bén với chính sách giá cả, chính sách sản phẩm (mẫu mã, tính năng sử dụng và đặc biệt là giá)...vì thế để thu hút được khách hàng trên đoạn thị trường này thì công ty phải liên tục cho ra đời sản phẩm mới thich hơp với thị hiếu của khách hàng. để thâm nhập sâu và mở rộng thị trường. Công ty cần phải: -Có phương án cụ thể để giảm chi phí lưu thông. -Thiết lập kênh phân phối, nhằm tăng doanh thu tiêu thụ và tiếp nhận thông tin về sản phẩm của công ty từ khách hàng. - Cần phải nhập những nguyên vật liệu có chất lượng cao. Cần tăng cường sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm ngoài máy công cụ ra, còn có sản phẩm phục vụ trực tiếpcho ngành nông nghiệp đang chiếm đa số tại Việt nam. III. Chiến lược về giá cả: Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các loại máy công cụ, các thiết bị phụ tùng thay thế cho các nhà máy lớn trong cả nước. Đang hoạt động trong cơ chế thị trường, mà họ chưa có một chính sách giá cả nào về sản phẩm. Để thực hiện các mục tiêu chiến lược của công ty đặt ra thì trước hết phải thiết lập một chương trình chiến lược marketing nhằm thâm nhập và mở rộng thị trường, trong đó có chính sách giá cả:giá cả được đặt racòn phụ thuộc một số yếu tố như sự cạnh tranh trong ngành, yếu tố về chi phí, thuế, lãi suất...vì vậy xây dựng được mức giá tối thiểu đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi là rất khó khăn. Để hạ giá thành giá bán sản phẩm để tăng khả năng tiêu thụ và có cạnh tranh được trên thị trường, có lợi nhuận: giá thành sản phẩm bao gồm các bộ phận sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Chi phí khác như vận chuyển lưu thông marketing. - Tăng cường các công tác hoạt động nghiên cứu thị trường của các đối thủ cạnh tranh để phục vụ cho việc định giá. Sau khi đã thu thập được các thông tin trên, công ty định ra mức giá sao cho phù hợp nhất với giá của các đối thủ bởi vì công ty vào thị trường, hoà nhập và chiếm lĩnh thị trường thì bước đầu tiên, chịu lỗ đấy là một chiến lược. Sau khi sản phẩm của công ty đã có trên thị trường và nhiều người tiêu dùng biết đến khi đó công ty sẽ có gía cả thích hợp với khả năng và vị thế của mình trên thị trường. Tăng tỷ lệ triết khấu cho những khách hàng mua với khối lượng lớn và định giá khuyến mại đối với một số mặt hàng nhằm hỗ trợ hoạt động cho các hoạt động súc tiến bán hàng. - Có mức giá ổn định giữa các vùng trong cả nước tạo một mức giá thống nhất trên thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng như vậy là một doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường không thể tránh khoỉ những khó khăn do công ty chưa thực hiện một chính sách nào cả cho nên công cuộc đổi mới hoà nhập thị trường còn chậm việc áp dụng các chính sách trong marketing chưa đạt đúng yêu cầu trong năm vừa qua công ty đã đổi mới phương thức quản lí cũng như trong đổi mới việc điều hành sản xuất trong công ty, cụ thể: Thay đổi tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy các đơn vị hướng đến việc tinh giảm gọn nhẹ bộ máy làm cho việc quản lí của các đơn vị đơn giảm rõ ràng hơn nhằm mục đích khoán quỹ lương, các đơn vị tự hạch toán vì vậy năm qua đã đạt được: + Tiêu hao vật tư năng lượng giảm so với năm 2000 là 0,3%. + Tiêu hao điện giảm so với năm 2000 là 13,3%. + Tiền vay ngân hàng so với năm 2000 giảm là 7,2%. + Tiêu hao nước giảm so với năm 2000 là 21%. IV. Chiến lược phân phối: Đây cũng là một trong những vấn đề mà công ty phải thực hiện một cách có hiệu quả trong năm tới trong hoạt động của công ty còn rất yếu. Các kênh của công ty hoạt động còn rất đơn giản, chỉ là việc cố gắng đi liên hệ và kí kết một số hợp đồng sản phẩm của phòng giao dịch thương mại. Công ty chưa có một chi nhánh nào trên thị trường. Công ty chưa có một chính sách nào, chiến lược nào về phân phối bởi khả năng và quy mô kinh doanh của công ty còn kém nên chưa thích ứng bởi thị trường ngay được vì vậy công ty cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Thiết lập các cửa hàng đại lí bán lẻ ở các thành phố lớn, các địa phương để tạo mắt xích trong hoạt đọng tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức các đội ngũ bán hàng để đặt mối quan hệ khai thác trực tiếp các kênh ngắn ở các địa phương, đây cũng là một thị trường đang bỏ ngỏ. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi từ phía khách hàng thông qua kênh phân phối để phục vụ cho hoạt động Marketing. Tạo lập các mối quan hệ với khách hàng thông qua kênh phân phối. Đó là vấn đề công ty cần phải giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả, hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm để thực hiện mục tiêu chiến lượclà mở rộng thị trường . V. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: Chiến lược này bao gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến khích xúc tiến bán hàng marketing trực tiếp. Công ty cơ khí Hà nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm của ngành cơ khí. Trải qua bao nhiêu năm hoạt động đến nay hoạt động quảng cáo cũng như tuyên truyền về công ty còn yếu và mờ nhạt, hoạt động này chưa được chú trọng và định hình trong công ty. Có nhiều khách hàng có nhu cầu nhưng chưa được biết đến tiếng tăm của công ty. Mấy năm gần đây, công ty đã từng bước đổi mới và đạt được một số thành đáng khen ngợi, tuy nhiên các sản phẩm và thị phần của công ty trên thị trường là rất hạn chế, chưa có qui mô lớn. Là một đơn vị kinh doanh cũng như các hãng, các nhà sản xuất khác mà vị thế của mình luôn bị lép vêso với các đối thủ cạnh tranh .Nếu tình trạng này kéo dài thì sản phẩm của công ty sẽ không tiêu thụ được và sẽ không đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận, trong khi đó đối thủ cạnh tranh sớm hiểu ra tác dụng của công tác marketing như thế nào và họ sẽ triệt để những khả năng và lợi thế có thể tung ra sản phẩm của mình ra thị trường ngày càng nhiều và mức độ ngày càng cao. Trong tình hình như vậy, nếu công ty không có những chính sách cụ thể để khắc phục bớt những khó khănvà tồn tại thì vị thée của mình và có thể cạnh tranh được với các đối thủ. Vì vậy công ty cần đưa ra những biện pháp tối ưu về các chính sách đặc biệt là chính sách hoạt nđoong marketing để tránh tình trạng tụt hậu của công ty,một trong những chính sách chiến lược quan trọng đó là những chiến lược đó là chiến lược xúc tiến hỗn hợp:đây là một trong 4công cụ chủ yếu của marketing. Muốn gây dựng uy tín và tiếng tămcủa mình trên thị trường thì cần phải tiến hành các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền khuyến mãi ,xúc tiến bán hàng. Quảng cáo: Công ty có thể trích ra một phần kinh phí dành cho hoạt động quảng cáo bằng các phương tiên quảng cáođa dạng,công tycó thể kết hợp phát triển quảng cáo giới thiệuvề công ty trong các ấn phẩmở cửa hàng, tham gia hội chợ triển lãm để tìm kiếm khách hàng. Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán các hội chợ triển lãm nhằm tăng thêm sự chú ý của khác hàng hay như giảm giá, quà tặng kèm theo gây sự kích thích tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức các chương trình khuyến mãi đặc biệt và tổ chức hoạt động dịch vụ như giao hàng tận nơi, tận nhà tìm kiếm và sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng có tính đơn lẻ. Thường xuyên tổ chức phân tích các yếu tố từ thị trường môi trường marketing. Như vậy hoạt động xúc tiến hỗn hợp sẽ giúp cho công ty ổ rộng thị trường và có nhiều khách hàng được biết ddến như một điều tất yếu. Trong những năm vừa qua Công ty Cơ khí Hà Nội luôn thực hiện đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường: Giữ vững các thị trường truyền thống như máy công cụ phụ tùng ngành mía đường. Phát triển các thị trường chế tạo các ngành giấy, ngành điện, ngành xi măng. Tăng cường nghiên cứu triển khai chế tạo các sản phẩm mới, phát triển thêm các mặt hàng truyền thống của công ty. Tăng cường tiết kiệm vật tư năng lượng để giảm chi phí sản xuất trên cơ sở tăng cường công tác kĩ thuật. Tiếp tục hoàn thiện sản xuất kinh doanh theo hướng tăng cường năng lực hệu thống marketing, áp dụng nhiều biện pháp trong chiến lược quảng bá sản phẩm và giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học kĩ thuật theo hướng triển khai dự án, đề tài khoa học công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới trên cơ sở hợp tác với cá chuyên gia của các viện nghiên cứu, các trường đại học và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Từ đó từng bước nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm và đào tạo đội ngũ cán bộ kĩ thuật của công ty. Xây dựng kế hoạch có nhu cầu về cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề từ năm 2002 - 2005. Trên cơ sở đó, hoàn thiện về lượng và chất của đội ngũ cán bộ công nhân viên để chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lí mở rộng quan hệ và liên kết với các trường đại học và công nhân kĩ thuật để tạo nguồn lực có chất lượng cao trong công ty. Nghiên cứu cá cơ chế khuyến khích về lương, cơ chế đào tạo cho các kĩ sư trẻ, coi đây là đầu tư cơ bản cho công ty. Đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất sáng kiến và tiết kiệm. Khuyến khích công đoàn và đoàn thanh niên công ty thực hiện các công trình có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh của công ty. Duy trì các hoạt động văn hoá thể thao trong toàn công ty. Kết luận Cơ chế thị trường cùng với các quy luật khắc nghiệt của nó trong đó có qui luật cạnh tranh đã thực sự tạo ra môi trường tôi luyện cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tồn tại, đứng vững và không ngừng vươn lên trong cạnh tranh là kết quả của quá trình phấn đấu không ngừng của doanh nghiệp. Buộc các doanh nghiệp phải hiểu và áp dụng một cách có hiệu quả nhất mọi vấn đề của cạnh tranh trong thực tế, tìm mọi biện pháp nâng cao sức mạnh, liên kết các nguồn lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty Cơ khí Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vì sự tồn tại và phát triển trong tương lai lên phải tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh là rất cần thiết. Với tư cách là một sinh viên kiến tập tại công ty trong một thời gian ngắn với những kiến thức đã học ở trong trường. Bài viết này xin được đóng góp một phần nhỏ bé nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Tuy nhiên do thời gian và năng lực thực tế còn hạn chế lên chỉ đề cập đến một số vấn đề lí luận chung về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty và tất yếu khó tránh khỏi những thiếu sót trong cách nhìn nhận. Rất mong được sự góp ý bổ sung của thầy cô giáo hướng dẫn và các cô chú trong phòng tổ chức công ty Cơ khí Hà Nội để em hoàn thiện hơn bài viết của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Lời nói đầu......................................................................................... 3 Phần I : Cơ sở lí luận chung về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh... 4 I. Thị trường và các qui luật kinh tế ...................................................... 4 II. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường............................................. 6 III. Khả năng cạnh tranh của công ty ...................................................... 10 IV. Các công cụ chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của của công ty................................................................................................ 17 Phần II : Thực trạng và khả năng cạnh tranh của công ty Cơ khí Hà Nội...................................................................................................... 24 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.................................. 24 II. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty....................... 26 Phần III : Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty................................................................................ 36 I. Thời cơ và thuận lợi............................................................................ 36 II. Chiến lược về sản phẩm...................................................................... 37 III Chiến lược về giá cả........................................................................... 38 IV. Chiến lược phân phối ......................................................................... 39 V. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp............................................................... 40 Kết luận.............................................................................................. 43 Nhận xét của công ty.......................................................................... 44 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn..................................................... 45 Mục lục.............................................................................................. 46 Tài liệu tham khảo.............................................................................. 47 Tài liệu tham khảo 1. Chiến lược cạnh tranh - Michael Porter - NXBKHKT 1996. 2. Chiến lược cạnh tranh bằng giảm tối đa phí tổn thương mại - Jeangiualy - NXB TP Hồ CHí Minh. 3. Vũ khí cạnh tranh thị trường - Trần Hoàng Kim - Lê Thụ - NXB thống kê 1992. 4. Các giáo - Chiến lược kinh doanh - TT QTKDTH - Trường ĐHKTQD. - QTKD tổng hợp - TT QTKDTH - Trường ĐHKTQD. 5. Các tạp chí: - Tạp chí kinh tế. - Tạp chí công nghiệp. - Tạp chí giá cả thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0089.doc
Tài liệu liên quan