Nam sách nằm trên dải đất của đồng bằng châu thổ Sông Hồng thuộc xứ Đông xưa, Nam Sách có lịch sử phát triển từ lâu đời, con người đến sinh cơ lập nghiệp khá sớm. Theo kết quả khảo cổ học gần đây nhất cho thấy ngay từ đầu Công Nguyên, mảnh đất này đã có con người sinh sống. Quá trình dựng nước, giữ nước và chinh phục thiên nhiên, những cư dân ở đây đã xây dựng nên láng xóm tươi đẹp như ngày nay. Nam Sách so với các huyện khác của tỉnh Hải Dương là huyện giữ được tên gọi lâu đời nhất. Những sử gia đời trước đã từng nói đến Nam Sách một địa danh trường tồn như: Nam Sách giang, Nam Sách lộ, Nam Sách thừa tuyên, Nam Sách phủ, Nam Sách huyện suốt từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đời Gia Long thứ III (1808), cả huyện Chí Linh, mấy Tổng của huyện Gia Lương (Bắc Ninh), một phần của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) và Nam Sách, Thanh Hà (Hải Dương) ngày nay đều nằm trong một đơn vị hành chính chung gọi là phủ Nam Sách.
78 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến về phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ tuổi tù 18- 35 tuổi đáp ứng được nhu cầu đào tạo để làm việc cho các doanh nghiệp, số này đã qua đào tạo nghề khoảng 87% , qua các cơ sở đào tạo nghề như trường Công nhân kỹ thuật tỉnh, các trung tâm, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh và đã được giới thiệu làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của huyện khoảng 95%, còn lại làm việc tại các doanh nghiệp ở huyện ngoài. Ngoài ra, số lao động từ 36 tuổi trở lên có diện tích đất bàn giao cho khu, cụm công nghiệp có khoảng 1.790 lao động huyện chưa có giải pháp để có thể đào tạo nghề, giới thiệu việc làm vì các doanh nghiệp không tuyển dụng lao động từ 36 tuổi trở lên.
Số lao động được giải quyết việc làm trong nông nghiệp tại chỗ của các địa phương trong 5 năm là 5.641 lao động và được bố trí theo mô hình sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức vay vốn từ các kênh như vốn người nghèo, vốn 120, vốn XĐGN .
Biểu 14 : Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2004
Ngành
Giai đoạn 2001-2004
Số LĐ được bố trí VL
Tỷ lệ (%)
Tổng số
9988
100
Công nghiệp
2117
21,2
Nông nghiệp
5641
56,5
Dịch vụ
678
6,8
Xuất khẩu
998
10
Quản lý Nhà nước - sự nghiệp
554
5,5
Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Nam Sách năm 2004
Qua bảng trên ta thấy lao động được giải quyết việc làm trong giai đoạn 2001-2004 chủ yếu vẫn là trong nông nghiệp.
Huyện đã có những chính sách giải quyết việc làm phù hợp để sử dụng có hiệu quả số lượng lao động.
Năm 2004 số lao động được giải quyết việc làm là 2.615 người và được sử dụng trong các ngành sau:
+ Nông nghiệp - ngư nghiệp: 578 người
+ Công nghiệp xây dựng: 799 người
+ Thương mại dịch vụ: 547 người
+ Tỉnh ngoài: 401 người
+ Xuất khẩu lao động: 319 người.
Hoạt động dự án 120 từ 2001 -2004
Biểu 15 : Kết quả hoạt động dự án 2001-2004
TT
Năm
Số dự án
Số tiền được vay (triệu đồng)
Số lao động thu hút (người)
1
2001
37
1.325
215
2
2002
28
1.230
294
3
2003
35
670
195
4
2004
86
1.760
398
5
ước 2005
30
580
132
6
ước 2006-2010
150
2.900
66
Cộng
366
8.465
1894
Nguồn: Báo cáo lao động việc làm của huyện Nam Sách.
2. Đánh giá tình hình sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách.
Tình hình sử dụng lao động của huyện nói chung vẫn n còn nhiều bất cập, chưa hợp lý do chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc. Lao động chủ yếu tập trung trong nông nghiệp, xuất thân từ nông thôn nên ngành nông nghiệp vẫn là ngành chính do đó hiệu quả kinh tế đem lại từ ngành này không cao.
Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chưa cao, chỉ trong những ngày mùa cuả 2 vụ lúa, còn lại là thời gian nông nhàn. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong sản xuất nông nghiệp là 85,5% còn lại 15,5 % là thời gian nhàn rỗi, người lao động sẽ đi tìm việc thêm ở các vùng lân cận như đi làm gạch cho các chủ lò hoặc lên các thành phố lớn kiếm việc làm. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mọc lên nhanh chóng thu hút một lực lượng lao động lớn từ trong nông nghiệp, tạo việc làm, giải quyết lao động cho lao động nông thôn. Để đáp ứng nhu cầu tìm việc làm ngày càng lớn của lao động trong huyện cần có những chính sách, dự án, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các nhà máy chế biến nông sản để thu hút lao động. Phấn đấu đến năm 2006 nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong nông nghiệp từ 85,5 % lên 86,9 % bằng cách sử dụng quỹ đất canh tác, tăng vòng quay của đất.
Có những chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nhiều lao động.
Khuyến khích các hoạt động của Hội nông dân tạo phong trào giúp đỡ nhau về vốn và chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản xuất nông nghiệp.
C. Đánh giá tình hình phân bố và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách.
1. Những thành tích đạt được của huyện do quá trình phân bổ & sử dụng nguồn nhân lực.
Nhờ có sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý mà hiện nay huyện đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2002: 3.170.000 đồng/năm, năm 2004 : 5.200.000 đồng/năm .
Những năm gần đây, huyện đã huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi về căn bản cụ thể trên các ngành sau:
- Nông nghiệp - thuỷ lợi: Chú trọng đầu tư, xây dựng kênh mương, hệ thống trạm bơm, tu bổ đê điều đảm bảo diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu kịp thời. Hiện nay, tổng số trạm bơm của cả huyện là 83 trạm với công suất đạt 447.470 m3/h, hệ thống kênh mương chính đã được xây kiên cố, vĩnh viễn ở hầu hết các xã trong huyện. Tuy nhiên, cũng chỉ mới xây được các kênh chính cho nên các ruộng ở xa nguồn nước còn chưa tới tận nơi.
- Giao thông: Hiện nay huyện đã rải nhựa được 29,52 km đường huyện, 95,15 km đường xã, 437,91 km đường thôn xóm. Còn lại là đường đá cấp phối, bê tông, nát gạch, đá. đường đất không còn nữa.
- Cơ sở hạ tầng: Trong năm vừa qua, toàn huyện đã nâng cấp được 8 trường cấp 1-2-3 kiên cố cao tầng, thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2000 - 2005 của huyện trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo: 22.868 triệu đồng; Y tế, văn hoá xã hội: 270 triệu đồng;
- Tài chính tín dụng: Huyện có 3 ngân hàng với tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn là 76 tỷ đồng năm 2004, việc vay vốn của nhân dân đã được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
- Về lĩnh vực dự án 120 về vay vốn tạo việc làm: Năm 2004 phòng Tổ chức - LĐXH huyện Nam Sách phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và thẩm định các dự án trình Ban chỉ đạo và đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh ra quyết định cho vay 54 dự án với số tiền 1,2 tỷ đồng đưa tổng số dự án lên 83 dự án với số tiền dư nợ là 1,8 tỷ đồng, giải quyết việc làm mới cho 1245 lao động( tính năm 2000- 2004) trong đó năm 2004 là 340 lao động. Các dự án đi vào hoạt động có hiệu quả, không có dự án nợ quá hạn, khó đòi.
- Kết quả xoá đói giảm nghèo:
Thực hiện chương trình, kế hoạch xoá đói giảm nghèo huyện Nam Sách giai đoạn 2001 - 2005. Được sự chỉ đạo của UBND huyện ngay từ đầu năm 2004 phòng Tổ chức LĐXH đã cùng với BCĐ Xóa đói giảm nghèo của huyện phối hợp với Sở Lao động TB&XH tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo của huyện, xã, thị trấn nhằm nâng cao nhận thức về công tác xoá đói giảm nghèo, tổ chức điều tra khảo sát tình hình đời sống, thu nhập của các hộ nghèo để có biện pháp hỗ trợ cụ thể.
- Năm 2004 cùng với đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các ngành đoàn thể xã hội trong huyện, phòng Tổ chức LĐXH đã hướng dẫn các xã, thị trấn tích cực chủ động, đề ra nhiều giải pháp để giúp các hộ thoát nghèo như : Huy động mọi nguồn lực tại chỗ của địa phương, huy động nguồn vốn từ cộng đồng, từ các ngành, đoàn thể xã hội, từ dòng họ, hỗ trợ các hộ nghèo trong việc miễn giảm một số loại quỹ đóng góp, quỹ xây dựng của địa phương, bảo lãnh cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp đỡ nhau về giống, cây con...nhằm giúp các hộ thoát nghèo ổn định cuộc sống. Tỷ lệ hộ nghèo trong các năm qua đã giảm rõ rệt, năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 10,36 % , đến hết năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo của huyện Nam Sách giảm xuống còn 4,51% ( giảm 736 hộ so với thời điểm 31/12/2003). Đặc biệt năm 2004 huyện Nam Sách đã thực hiện xoá xong hộ nghèo diện chính sách và không còn hộ nghèo có nhà tranh tre.
- Công tác y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân:
Công tác xã hội hóa y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm, Đảng bộ đã chỉ đạo ngành y tế từ huyện đến cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các đề án về y tế như: đề án củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở giai đoạn 2001 - 2010, đề án nước sạch vệ sinh môi trường giai đoạn 2001 - 2005, kế hoạch xây dựng chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010. Triển khai và thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia và phòng chống dịch bệnh. Từ năm 2001 đến nay, không có dịch bệnh nguy hiểm sảy ra, chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em hàng năm đều đạt 100%, tiêm phòng cho phụ nữ có thai đạt 97,5 - 98,8%, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh toàn huyện đạt 73,4%, tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 86%, đến năm 2004 có 8 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, dự kiến năm 2005 có 9 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, đưa tổng số 17/23 xã = 72% xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 120% so với kế hoạch của đề án. Họat động khám chữa bệnh cho nhân dân được tăng cường và tổ chức tốt, số người được khám bệnh tại Trung tâm y tế hàng năm khoảng 40.650 lượt người đạt 100% kế hoạch, tại các trạm y tế cơ sở là 87.500 lượt người đảm bảo trên 0,6% lượt người trên năm. Đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến xã thường xuyên được học tập rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc, nhất là cán bộ y tế cơ sở, đến nay có 23/23 xã đã có Bác sĩ làm việc tại trạm y tế xã, toàn huyện đảm bảo 25 cán bộ y tế /10.000 dân (trong đó bình quân 3,8 Bác sĩ /10.000 dân) đạt 90,4% mục tiêu Đại hội đề ra. Cơ sở vật chất ngành y tế được đầu tư đảm bảo phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh, Trung tâm y tế huyện đã nâng cấp xây mới hệ thống các phòng khám chữa bệnh đảm bảo theo đúng quy định chuyên môn, trang bị các hệ thống máy móc hiện đại để phục vụ cho khám và điều trị bệnh cho nhân dân, các trạm y tế xã đều được nâng cấp xây dựng mới và sửa chữa, có các phòng chức năng, được trang bị đủ các trang thiết bị dụng cụ cơ bản phục vụ cho khám chữa bệnh, có vườn thuốc nam phục vụ cho khám chữa bệnh bằng đông y, tính đến nay (từ 2001 - 2004) nhà nước đầu tư và dân đóng góp đã đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị y tế từ huyện đến xã trên 9 tỷ đồng (trong đó tại Trung tâm y tế trên 3 tỷ đồng, tại các xã, thị trấn 4,8 tỷ đồng)
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được tăng cường và thực hiện tốt, đã giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên từ 0,98% năm 2000 xuống còn 0,8% năm 2004(đạt mục tiêu đề ra).
- Về công tác giáo dục:
Phong trào giáo dục tiếp tục được phát triển. Năm 2004 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 98%, tốt nghiệp THPT đạt 95.56%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 là 71% (chỉ tiêu Đại hội từ 65 - 70%); có 89,5% số cháu trong độ tuổi đến lớp mẫu giáo, (chỉ tiêu đại hội đề ra 85 - 90% trở lên) trong đó số cháu 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 100.% . Công tác xã hội hóa giáo dục được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường, đáp ứng được cơ bản về nhu cầu học tập của con em nhân dân. Toàn huyện đã có 84,1% phòng học kiên cố cao tầng tăng 30,1% so với năm 2000, trong đó Tiểu học có 266/307 phòng đạt 87,2%, THCS có 207/218 phòng đạt 94,5%, THPT có 60/73 phòng đạt 84,1% (mục tiêu đại hội là 100%); Mầm non có 214/315 phòng đạt 67,9% (mục tiêu đại hội là 60%). Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được các cấp Đảng ủy và chính quyền quan tâm, đến năm 2004 đã có 17 trường đạt chuẩn quốc gia tăng 10 trường so với mục tiêu đại hội (mục tiêu đại hội là 5 - 7 trường), chất lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên ngày một nâng lên; Bậc học mầm non đã có 75% giáo viên đạt chuẩn trở lên; Bậc Trung học phổ thông có 100% giáo viên đạt chuẩn trở lên; Bậc tiểu học có% giáo viên đạt chuẩn trở lên, chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến, hàng năm số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học ngày một tăng, năm 2004 có 350 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng,
- Về công tác xã hội:
Thường xuyên chăm lo thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình người có công với nước và các đối tượng chính sách xã hội khác, từ năm 2000 đến nay huyện đã trích quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo của huyện để hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 20 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền là350triệu đồng; toàn huyện đã thực hiện xóa xong nhà tranh tre, không còn gia đình chính sách là hộ nghèo, xét đề nghị giải quyết khen thưởng cho người hoạt động kháng chiến cho 1.288 người. Tổ chức tốt việc thăm, cấp và tặng quà cho các đối tượng, gia đình chính sách xã hội vào các dịp tết nguyên đán, ngày thương binh liệt sỹ 27/7 đảm bảo chu đáo và mang ý nghĩa thiết thực với số tiền từ năm 2001 - 2005 là 3,1 tỷ đồng (trong đó cấp phát quà của Chủ tịch nước 386,6 triệu đồng, quà của tỉnh 2,3 tỷ đồng, quà của huyện, xã 413,4 triệu đồng), cấp phát chế độ ưu đãi của nhà nước đối với người có công đảm bảo đầy đủ, kịp thời và tận tay các đối tượng với số tiền từ năm 2001 - 2005 là 71,6 tỷ đồng, thực hiện tốt chế độ BHXH cho trên 8000 đối tượng với số tiền 19 tỷ đồng bình quân/ năm. Hàng năm tổ chức cấp phát thẻ BHYT cho 4500 đối tượng là người nghèo, người cao tuổi, thuộc diện đối tượng Bảo trợ xã hội; trên 4000 đối tượng thuộc diện chính sách xã hội đảm bảo để các đối tượng chính sách được thực hiện chế độ BHYT khi ốm đau.
- Vấn đề giải quyết việc làm: Quan tâm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đẩy mạnh việc cho vay vốn phát triển sản xuất xóa đói giảm nghèo, đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ được vay vốn từ ngân hàng chính sách với số tiền cho vay hàng năm trung bình trên 19 tỷ đồng (từ năm 2001 - 2004 là 93 tỷ đồng) và từ quỹ của các tổ chức, đoàn thể, quần chúng, quỹ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền từ năm 2001 - 2004 là 5,3 tỷ đồng, đưa 55 hộ gia đình đi xây dựng kinh tế mới ở các tỉnh phía nam, số lao động được giải quyết việc làm mới trung bình mỗi năm là 2400 lao động, số lao động được giải quyết việc làm mới từ năm 2001 -2004 là trên 12.000 lao động (trong đó: xuất khẩu lao động 1.110 lao động, lao động được giải quyết việc làm do được vay vốn để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là 5.920 lao động, lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn huyện vào khu, cụm công nghiệp của huyện là 5070 lao động). Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao
- Năm 2003 :
+ UBND huyện chỉ đạo phòng Tổ chức-LĐXH, các ngành chức năng phối hợp với Trường Công nhân kỹ thuật của tỉnh, Công ty may Thành Dương, công ty may Bích Hồng, Hội khuyến học tỉnh tổ chức tuyên truyền, tư vấn dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho 1.031 lao động đáp ứng nhu cầu cho công ty FOMOSTAR, Công ty may Phú Nguyên và một số doanh nghiệp khác có nhu cầu.
+ Chỉ đạo phòng Tổ chức-LĐXH phối hợp với Công ty xuất khẩu lao động SOVILACO (thuộc Bộ Lao động-TBXH), Trung tâm dịch vụ việc làm (thuộc Sở Lao động-TBXH tỉnh Hải Dương) tổ chức tư vấn dạy nghề và giải quyết cho 328 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Ngoài việc phối hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, UBND huyện còn chỉ đạo Ngân hàng Chính sách thực hiện cho nông dân vay vốn theo Dự án 120, các xã, thị trấn trong huyện tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tạo việc làm cho 1.141 lao động đưa tổng số lao động được giải quyết việc làm mới năm 2003 lên 2.500 lao động đạt 100% kế hoạch đề ra.
- Năm 2004:
+ Chỉ đạo phòng Tổ chức-LĐXH, các ngành chức năng phối hợp với Trường CNKT, Trung tâm DVVL (sở Lao động-TBXH), Trung tâm DVVL Thanh niên, Trung tâm DVVL LĐLĐ tỉnh tổ chức tuyên truyền, tư vấn dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho 1.091 nhằm đáp ứng nhu cầu cho công ty may Phú Nguyên và công ty sản xuất găng tay HAVINA và một số doanh nghiệp khác có nhu cầu.
+ Chỉ đạo phòng Tổ chức-LĐXH, các ngành liên quan phối hợp với Công ty xuất khẩu lao động SOVILACO, công ty XKLĐ Thừa Thiên Huế, Trung tâm DVVL (sở Lao động-TBXH tỉnh Hải Dương) tổ chức tuyên truyền, tư vấn, dạy nghề và giải quyết cho 290 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài việc phối hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, UBND huyện còn chỉ đạo Ngân hàng Chính sách thực hiện cho nông dân vay vốn theo Dự án 120, các xã, thị trấn tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng tạo việc làm cho 1.234 lao động đưa tổng số lao động được giải quyết việc làm mới năm 2004 lên 2.615 lao động đạt 106% kế hoạch đề ra.
2. Những tồn tại và nguyên nhân.
+ Nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp vẫn chưa đồng đều, phương thức gieo vãi + cấy mạ sân là tiến bộ song một số xã có tỷ lệ vẫn thấp so với trung bình của huyện và khả năng về diện tích gieo cấy cho phép của địa phương; trong sản xuất lúa việc mở rộng diện tích các giống cây lúa đặc sản, có giá trị vẫn còn hạn chế, vụ mùa vẫn còn một số hộ nông dân gieo cấy lúa ngắn ngày không chịu úng xuống vùng bãi trũng khó khăn cho việc khắc phục chống úng cứu lúa, việc chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây rau màu cho thu nhập cao còn chậm
Hoạt động của các HTX nông nghiệp còn hạn chế, chưa mở rộng được nhiều dịch vụ, vốn góp của xã viên thấp, công nợ trong dân vẫn còn tồn đọng, khó khăn cho việc mở rộng dịch vụ sản xuất .
Các chủ thể sản xuất kinh doanh thiếu thông tin về thị trường và giá cả, là bất lợi trong xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh thích hợp. Do đó hiện tượng ép giá, ép cấp diễn ra khá phổ biến. Có nhiều đơn hàng xuất khẩu nông sản lớn nhưng không đủ điều kiện thực hiện do không tổ chức được nguồn hàng.
Trong chăn nuôi, chưa có nhiều trang trại lớn, số đầu gia súc không ổn định do chưa có tổ chức nào khuyến cáo mức tiêu thụ gia súc, gia cầm dẫn đến giá cả bấp bênh, cung cầu có lúc không cân đối. Hơn nữa dịch cúm gia cầm cũng luôn làm cho người dân hoang mang lo sợ.
Nguyên nhân: Do sản phẩm nông nghiệp chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, giá vật tư phân bón lên cao, giá sản phẩm nông nghiệp chưa tương xứng , một bộ phận lao động chính trong nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề khác , đây là cản trở lớn nhất cho việc hình thành các vùng chuyên canh , thâm canh, sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Một số xã chưa chú trọng thường xuyên tới quy hoạch vùng sản xuất, chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, chưa kiên quyết trong việc tiêm phòng dịch gia súc. Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực HTX dịch vụ nông nghiệp còn hạn chế chưa được toàn diện, việc khuyến cáo để người dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất cây, con có giá trị kinh tế cao còn hạn chế và chưa tích cực.
+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp.
Công tác tham mưu về phát triển CN-TTCN và ngành nghề trên địa bàn còn hạn chế, chưa hình thành được vùng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho sản xuất CN - TTCN, chưa khôi phục được nhiều các làng nghề truyền thống ở các xã nhất là ở thị trấn Nam Sách - trung tâm văn hoá, chính trị của huyện, chưa có biện pháp hữu hiệu để phát triển CN - TTCN và làng nghề. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất CN - TTCN chưa chặt chẽ, sản xuất phát triển còn thiếu quy hoạch gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân ở vùng phụ cận. Đặc biệt là về quản lý các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn hạn chế, chưa tiếp cận nắm bắt được sự phát triển của các doanh nghiệp.
Nguyên nhân: Công tác tuyên truyền, tư vấn để phát triển mở rộng làng nghề còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa có chính sách mạnh để phát triển mở rộng làng nghề. Việc phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhân lực của các doanh nghiệp ở khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương còn chưa phân cấp cho huyện mà do Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh cho nên có lúc Huyện không nắm bắt được thông tin kịp thời về nhu cầu tuyển dụng lao động; Việc thực hiện chế độ đối với người lao động, thực hiện Luật lao động, các doanh nghiệp không báo cáo về Sở LĐTBXH, Ban quản lý khu công nghiệp.
+ Thương nghiệp dịch vụ.
Thương nghiệp dịch vụ phát triển chậm, không đa dạng, đặc biệt trong du lịch và dịch vụ xã hội. Nguyên nhân do huyện thuần nông nên thu nhập thấp, không có điều kiện sử dụng các dịch vụ, hơn nữa huyện không có tụ điểm du lịch nào.
+ Về hoạt động đầu tư:
Nói chung vốn đầu tư cho các ngành còn ít, chưa tương xứng với khả năng phát triển của các ngành do khả năng huy động vốn đầu tư từ các nguồn còn hạn chế, Huyện chưa cân đối được ngân sách, ngân sách huyện vẫn phải do ngân sách tỉnh hỗ trợ.
+ Những vấn đề xã hội:
Giáo dục: Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học của học sinh tuy đã được trang bị, nâng cấp dần song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao.
Y tế: Đội ngũ y tế của các cơ sở có trình độ còn thấp chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Đội ngũ bác sỹ của huyện còn thiếu, do đó cần phải có những chính sách đào tạo, ưu đãi thích hợp để thu hút đội ngũ này đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời tăng cường đầu tư trang thiết bị để tuyến cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nhất là lao động nông thôn, lao động có diện tích đất bàn giao cho khu công nghiệp vẫn là vấn đề bức xúc và khó khăn.
Chương III
Những giải pháp chủ yếu để phân bố và sử dụng
có hiệu quả nguồn nhân lực ở huyện Nam Sách
trong thời gian tới
I. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Nam Sách đến năm 2010.
1. Đặc điểm tình hình chung của huyện Nam Sách.
Nam Sách là một huyện mới được tái lập nên huyện Nam Sách có điều kiện thuận lợi trong việc tranh thủ mọi nguồn đầu tư ngân sách cũng như các nguồn đầu tư khác để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và tạo việc làm cho lao động.
Là một huyện đồng bằng , đất chật người đông có 90 % dân ssố sống bằng nghề nông, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, không có sức cạnh tranh. Việc mở rộng ngành nghề mới gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng tuy hoàn chỉnh về mạng lưới song chất lượng còn thấp,hệ thống thuỷ lợi còn nhiều bất cập tuy đã được nâng cấp. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Thương nghiệp dịch vụ còn kém phát triển, đặc biệt sự phát triển không đồng đều giữa các vùng và các địa phương. Đó là những khó khăn không nhỏ đòi hỏi những cán bộ lãnh đạo của huyện phải phát huy cao độ những thuận lợi và hạn chế những khó khăn, vượt qua những khó khăn thử thách thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội.
2. Mục tiêu chủ yếu của huyện giai đoạn 2005- 2010.
Năm 2005 là năm mới của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Nam Sách
lần thứ 23 và là năm cuối cùng của huyện trong giai đoạn phát triển KTXH 5 năm. Với những kết quả đạt được trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, VHXH. Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo của nhiệm kỳ 2006-2010, huyện Nam Sách đã đưa ra những mục tiêu chủ yếu sau:
+ Tập trung phát triển kinh tế để đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2005-2010 là 11- 12%.
+ Bình quân lương thực đầu người năm 2010 là 535 kg.
+ Nhịp độ tăng dân số giữ ở mức 0,75- 0,8 %.
+ Đạt cơ cấu lao động Nông, Lâm, Thuỷ sản 52 %, Công nghiệp, TTCN+ XD 29,1%, Dịch vụ 18,9% vào năm 2010.
+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 3% năm 2010. Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 85% năm 2005 và 90 % năm 2010.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30 -33 % vào năm 2010 để nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất lao động.
+Đưa lao động đi xuất khẩu bình quân mỗi năm 200- 300 lao động . + Tốc độ tăng năng suất lao động 4- 5 %/ năm.
+ Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, tiếp nhận 70- 80 % học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu vào phổ thông trung học.
+ 100% trạm y tế có bác sỹ và đủ thuốc chữa bệnh cho nhân dân vào năm 2006.
+ Mỗi năm tạo thêm việc làm cho 2200 - 2700 lao động.
+ Mở rộng và đa dạng hoá hình thức đào tạo nghề, đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để tạo việc làm, thực hiện tốt chính sách của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ đối với người lao động: Chính sách thuế, đầu tư, chính sách giáo dục đào tạo...
+ Phấn đấu giảm mức cung về lao động trên cơ sở làm tốt công tác KHHGĐ, tăng đầu tư và phát triển các cơ sở kinh tế để thu hút lao động. Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm như 120, 773.
II. Phương hướng và nhiệm vụ.
1. Phương hướng chung.
- Tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho giá trị kinh tế cao nhằm thu hút lao động.
- Khôi phục và phát triền nghề truyền thống sẵn có của địa phương để thu hút và tạo việc làm cho người lao động (chế biến nông sản, mộc dân dụng).
- Khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động tại khu, cụm công nghiệp.
- Phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tai, sản xuất vật liệu xây dựng tạo nhiều việc làm cho người lao động.
- Tăng cường nguồn vốn 120 giải quyết việc làm, nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển nông thôn nhằm phát triển sản xuất, tạo việc làm.
- Tăng cường công tác XKLĐ sang thị trường Đài Loan và Malaysia.
2. Phương hướng cụ thể của từng ngành.
+ Về nông nghiệp: Xây dựng và phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ )từ: 61,5% - 36,5% - 2 %, năm 2005 là 63,5 % - 34,6% - 1,9 %. Như vậy giá trị trồng trọt giảm, chuyển sang chăn nuôi + dịch vụ theo hướng tích cực.
Phấn đấu đạt giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 340 tỷ đồng(tăng 4%) trong đó giá trị trồng trọt 217 tỷ đồng(tăng 2,8%), giá trị chăn nuôi - thuỷ sản đạt 123 tỷ đồng(tăng 6%), cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp 60,7% - 37,2%- 2%. Diện tích gieo trồng cây hàng năm là 15.750 ha, trong đó diện tích cấy lúa cả năm là 11.550 ha, năng suất trung bình đạt 63 tạ/ha (vụ chiêm xuân đạt 66tạ/ha, vụ mùa đạt 60 tạ/ha), gieo vãi cộng với mạ sân 65- 70%, làm đất bằng cơ giới 70% diện tích, trồng ít nhất 2800- 3000 ha cây vụ đông. Tổng sản lượng lương thực đạt 76.780 tấn, sản lượng lương thực bình quân/ đầu người đạt 546kg, giá trị trên 1 ha đất canh tác đạt 39,4 triệu đồng. Đàn lợn tăng 5,4%, đàn bò tăng 7,9 %, đàn gia cầm tăng 22,4 %. Sản lượng cá đạt 2000 tấn.
Chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, vận động nhân dân mở rộng diện tích cây rau mầu thường xuyên.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng, xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, làm tốt công tác phòng chống dịch.
Tăng cường chuyển giao các tiến bộ KHKT vào sản xuất thâm canh: Tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan mô hình, chuyển giao kỹ thuật cho việc thực hiện gieo cấy.
Khai thác mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đầu tư tiến bộ kỹ thuật mới để phát triển thuỷ sản theo hướng hình thành các chi hội nghề cá,HTX nuôi cá ở huyện...
Tập trung chuyển đổi vùng bãi trũng sang đào ao + lập vườn để nuôi thả cá và trồng các cây ăn quả ngắn ngày hoặc cây rau màu có giá trị sang trồng lúa một vụ + thả cá một vụ.
Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động theo quy luật của các HTX dịch vụ nông nghiệp, tổ chức đại hội xã viên thường kỳ, thường kỳ, quản lý việc xây dựng và thực hiện đề án kinh doanh của HTX, đảm bảo có hiệu quả, dân chủ và đúng quy định.
III. Những giải pháp chủ yếu để phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của huyện Nam Sách.
Biểu 16: Dự báo nguồn nhân lực của huyện.
Chỉ tiêu
2006
2010
Dân số trung bình(người)
141.600
146.000
Tổng số lao động (người)
70.800
73.100
Tỷ lệ lao động so với tổng dân số (%)
50
50,1
Lao động được giải quyết việc làm từ các CSQG(người)
1.800
3.000
Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm từ các CSQG (%)
2,54
4,1
Lao động làm Nông nghiệp- Thuỷ sản (người)
49.500
48.200
Lao động làm CN - TTCN (người)
12.400
13.500
Lao động làm dịch vụ (người)
8.900
11.400
Lao động chưa có việc làm (người)
350
400
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách.
Qua bảng dự báo nguồn nhân lực của huyện thì đến năm 2010 tỷ lệ lao động trong độ tuổi là 50% và đến năm 2010 tỷ lệ này là 50,1 %. Số lượng lao động tăng lên hàng năm bình quân khoảng 900 lao động do đó vấn đề tạo việc làmcho lao động của huyện là rất cần thiết. Nhu cầu tìm việc tăng lên đòi hỏi Huyện phải có phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với tình hình của huyện để tạo râ nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn tăng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Để việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực theo dự báo của Huyện trong các năm tới đạt được hiệu quả cao thì có các giải pháp sau được đưa ra:
1. Giải quyết việc làm.
1.1. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm mới cho 1.000-1.300 lao động, cụ thể:
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ bãi trũng 1 vụ lúa bấp bênh sang nuôi trồng cây con cho giá trị kinh tế cao để thu hút từ 200-250 lao động.
+ Khôi phục và duy trì phát triển nghề truyền thống (chế biến nông sản, mộc dân dụng, chế biến thức ăn gia súc, dệt chiếu, tằm tơ) để thu hút và tạo việc làm mới cho 250-300 lao động.
+ Phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng (điện-đường-trường-trạm) giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng để tạo việc làm từ 350-450 lao động.
+ Tranh thủ nguồn vốn 120 giải quyết việc làm, nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách tạo việc làm từ 200-300 lao động.
1.2. Giải pháp khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp đồng thời tăng cường công tác đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm để tạo việc làm mới cho 1.800 - 2.300 lao động năm 2005: Trong đó :
+ Tự vấn đào tạo nghề cho công ty TNHH Tinh Lợi (Hàn Quốc) để thu hút tạo việc làm cho 700-850 lao động.
+ Phối hợp với các trường CNKT, Trung tâm DVVL LĐLĐ tỉnh, Trung tâm DVVL thanh niên, Trung tâm DVVL sở Lao động TBXH để tư vấn đào tạo nghề cho Công ty TNHH Thái Thịnh (Giày da) để thu hút tạo việc làm cho 200-300 lao động.
+ Tư vấn đạo tạo nghề cho công ty TNHH ORIENTAI SPORI (giày da) 600-800 lao động.
+ Tư vấn đào tạo nghề cho các doanh nghiệp ngoài huyện từ 300-350 lao động.
1.3. Giải pháp tăng cường công tác XKLĐ để tạo việc làm cho 200-300 lao động: Trong đó :
+ Tư vấn giới thiệu việc làm cho thị trường Đài Loan từ 100-150 lao động (giúp việc gia đình, giúp việc, hộ lý tại các trung tâm dưỡng lão).
+ Tư vấn giới thiệu việc làm cho thị trường Malaysia từ 100-150 lao động (lĩnh vực xây dựng và các nhà máy).
2. Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
Hàng năm số lượng người bước vào tuổi lao động của huyện khá lớn. Trong khi đó trình độ của người lao động lại thấp, do đó việc đào tạo cho người lao động là rất quan trọng. Việc đào tạo phải bắt đầu từ trình độ học vấn cho người lao động. Nâng cao tỷ lệ người tốt nghiệp các cấp nhất là cấp III.
Đào tạo nguồn nhân lực phải sát với thực tiễn sử dụng lao động , phải lựa chọn những ngành nghề đào tạo cho phù hợp. Đào tạo những ngành nghề gì mà huyện đang cần và tìm được đầu ra gắn với thị trường lao động của huyện. Huyện Nam Sách có số lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng trình độ lại thấp nên việc đào tạo tay nghề cho người lao động của huyện phần lớn là đào tạo tay nghề cho lao động nông nghiệp. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp nói riêng và trong các ngành khác nói chung của huyện Nam Sách hiện nay cần theo 3 hướng sau:
Thứ nhất: Đào tạo trình độ học vấn cho người lao động. Nâng cao tỷ lệ người tốt nghiệp các cấp nhất là cấp III.
Theo số liệu điều tra năm 2004 về phổ cập văn hóa trong nông thôn.
+ Tốt nghiệp tiểu học: 30,5 % tương ứng 23.791 người.
+ Tốt nghiệp THCS: 38,4 % tương ứng 29.262 người.
+ Tốt nghiệp PTTH: 31,14 % tương ứng 23.736 người.
Qua số liệu trên ta thấy, tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp III của huyện vẫn còn thấp, gây khó khăn cho công tác đào tạo, dạy nghề cho người lao động. Người lao động phải có trình độ học vấn thì mới tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được những kiến thức trong công việc cũng như là những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại áp dụng vào công việc một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra cần phải khai thông tư tưởng cho người dân về việc học tập, đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục.
Thứ hai:là đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động hết sức quan trọng. Hiện nay số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vừa thiếu về số lượng vừa kém về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 80% nhưng số lao động qua đào tạo rất thấp vì vậy hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm, tập trung nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, cả huyện mới có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên nên việc đào tạo tại huyện nhà là ít có điều kiện do đó phải thực hiện đào tạo tại các huyện lân cận và ở thành phố. Giải pháp đối với các từng ngành trong huyện là:
Đối với ngành nông nghiệp, thường xuyên mở các khoá học tập huấn để truyền đạt lại những kinh nghiệm, tiến bộ khoa học trong ngành cho cán bộ của các phòng ban phụ trách về nông nghiệp. Do lao động tập trung nhiều trong ngành này nên để phân bố nguồn lao động hợp lý ở khu vực này cần phải có sự chuyển đổi thu hút lao động vào trong các ngành khác.
Đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng , phải có chính sách tạo điều kiện cho các xí nghiệp sản xuất vay vốn, cải tiến công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã có khả năng cạnh tranh với thị trường. Tạo điều kiện tăng năng suất lao động.
Bản thân các doanh nghiệp cũng phải có những chính sách đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động một cách thường xuyên, coi đó là cánh tay phải, là điều kiện để doanh nghiệp có khả năng tăng doanh thu cho mình. Và doanh nghiệp nên mở các cuộc thi tuyển nâng bậc thợ theo định kỳ vừa là để nâng cao tay nghề cho người lao động vừa là để khuyến khích, tạo động lực cho người lao động. Ngoài ra doanh nghiệp nên khuyến khích người lao động đi đào tạo bằng cách hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí cho người lao động khi tham gia khoá đào tạo.
Ngành thương mại dịch vụ do chưa phát triển nên cần tập trung mở rộng phát triển ngành. Du lịch hiện nay chỉ có khu làm gốm Chu Đậu là có thể phát triển được, do đó cũng cần phải đào tạo đội ngũ quản lý, công nhân viên trong ngành du lịch để phát huy cả thế mạnh du lịch của ngành này.
Thứ ba: à đào tạo những ngành nghề truyền thống, chủ yếu là đào tạo ngay tại nơi có ngành nghề truyền thốn, vừa tạo điều kiện cho người lao động kế thừa, giữ và lưu truyền ngành nghề truyền thống của huyện vừa giải quyết được việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.
Ngoài ra do lao động nông thôn chiếm phần lớn dân số nên muốn nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực thì việc quan trọng nhất là nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
Nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
Con người có ý nghĩa quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. Vì vậy, muốn phát huy nhân tố con người ở nông thôn thì trước tiên phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động về các mặt: Thể lực, trí lực, văn hóa . Thông qua các mạng lưới giáo dục và đào tạo phổ thông song hành cùng giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp. Để nâng cao chất lượng lao động nông thôn thì trước tiên phải giảm tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số. Muốn vậy, phải nâng cao trình độ học vấn cho lao động nông thôn làm cho người dân nhận thức và có ý thức với công tác kế hoạch hóa gia đình. Chính sách dân số phải phù hợp với tình hình địa phương để khuyến khích những người thực hiện tốt đồng thời hạn chế và ngăn chặn những trường hợp vi phạm. Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ dân trí và nghiệp vụ cho người lao động, đặc biệt là lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Phần lớn lao động nông thôn là chưa qua đào tạo, không có chuyên môn kỹ thuật. Bước vào giai đoạn mới thì yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực cũng cao hơn, do vậy chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là phổ cập nghề cho lao động phổ thông, đặc biệt là ở nông thôn và cho thanh niên để có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tăng cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm, có chính sách mở rộng và đa dạng hóa hoạt động dạy nghề, tạo điều kiện cho mọi người dân được học nghề, dậy nghề và truyền nghề.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải nâng cao năng lực trí tuệ, nâng cao mặt bằng dân trí. Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực mới, phải đáp ứng linh hoạt với thị trường sức lao động. Ngoài quy mô và số lượng đào tạo phải chú ý đến chất lượng và lấy chất lượng làm yếu tố hàng đầu đi đôi với nhu cầu đa dạng hóa ngành nghề, nên hướng vào đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Những nghề đào tạo cho nông nghiệp cho nông thôn nên tập trung vào các nghề: trồng trọt , chăn nuôi, chế biến, cơ khí, điện tử, may mặc và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn nên đi theo 2 hướng đó là đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn. Tăng nhanh bộ phận lao động có chuyên môn kỹ thuật, lao động qua đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực trước hết là phổ cập nghề cho lao động phổ thông, hướng tập trung vào lao động ở nông thông và lao động trẻ để có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tăng cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm.
Huyện Nam Sách tuy có lực lượng lao động nông thôn lớn, song chất lượng nguồn lao động còn rất thấp kém và mất cân đối giữa các ngành. Trình độ học vấn của lao động còn rất thấp, đa phần là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, đây là trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm hiện nay ở huyện. Vì vậy trong những năm tiếp theo huyện cần tập trung vào thực hiện một số biện pháp sau:
* Chuyển giao tiến bộ khoa học cho người dân: Đây không phải là nhiệm vụ riêng của trạm khuyến nông, Hội nông dân, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn mà là sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và người tham gia đào tạo.
Biểu 17 - Nhu cầu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của lao động năm 2005
ĐVT: lao động
Diễn giải
Tổng số
Ngắn hạn
Dài hạn
1. Kỹ thuật trồng trọt
19.500
19.350
150
2. Kỹ thuật chăn nuôi
10.000
9.900
100
3. Kỹ thuật chế biến nông sản
3.000
2.900
100
4. Ngành khác
9.600
9.510
90
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Sách
Để đáp ứng được yêu cầu này trong các năm tới huyện cần có các biện pháp sau:
- Cử cán bộ khoa học hướng dẫn kỹ thuật mới cho người dân.
- Trong quá trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vấn đề mới nảy sinh, nhiều kinh nghiệm hay do người dân tích lũy được, cán bộ khoa học cần tiếp thu và cùng nông dân giải quyết:
-Khuyến khích các hộ nông dân giúp đỡ nhau hỗ trợ nhau trong sản xuất .
* Đào tạo nghề: để đạt mục tiêu hàng năm đào tạo nghề gắn với việc làm khoảng 1.500 lao động, ngành nghề khác 600 lao động cơ cấu của trình độ lao động nông thôn thông qua đào tạo đạt 10 -15% vào năm 2005. Phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:
-Tiếp tục điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường về đào tạo nghề.
- Quy hoạch hệ thống đào tạo nghề cho phù hợp yêu cầu ngành nghề đào tạo trong nền kinh tế thị trường. Cần đào tạo nghề theo 2 hướng: đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạncụ thể phân định hệ thống đào tạo nghề ra thành:
+Các trung tâm dạy nghề do chính quyền địa phương cơ sở, các tổ chức xã hội, đoàn thể thành lập để đào tạo ngắn hạn cho người lao động( công ty Thành Dương- Hải Dương, Hội khuyến học Hải Dương, Công ty dạy nghề Huy Ha, Vĩnh Hồng)
+Trường đào tạo nghề chính quy của nhà nước đào tạo dài hạn( Trường công nhân kỹ thuật thuộc Sở Lao Động Thương binh Xã hội Tỉnh)
Hệ thống đào tạo nghề trên hợp thành hệ thống đào tạo nghề thống nhất, tạo khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường sức lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng cả về số lượng, quy mô, cơ cấu. Nghề đào tạo cho lực lượng lao động ở nông thôn bao gồm các nghề: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, cơ khí, điện tử các nghề tiểu thủ công nghiệp, các nghề phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nông dân nông thôn.
Đào tạo nghề dài hạn cho lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn nhằm mục đích thu hút ngày càng nhiều lao động trẻ, có trình độ văn hóa và tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật làm nòng cốt để tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật tại chỗ phục vụ cho khu công nghiệp(khu công nghiệp Nam Sách), cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông nghiệp, nông thôn nhằm mục đích nâng cao kiến thức và kỹ năng nuôi trồng, trang bị kỹ thuật chế biến nông sản các ngành nghề dịch vụ khác như may mặc, sửa chưa xe máy, điện tử Công tác đào tạo nghề này nên để cho các cơ sở dạy nghề thực hiện.
Tăng cường đầu tư công tác đào tạo nghề bằng cách huy động các nguồn vốn:
+ Huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp có sử dụng công nhân kỹ thuật của các trường đào tạo nghề. Phối kết hợp tốt giữa doanh nghiệp và trường đào tạo nghề để có phương án đào tạo lực lượng lao động cho phù hợp cả về số lượng và chất lượng đào tạo.
+ Huy động vốn của dân cư thông qua các quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, đặc biệt là động viên khuyến khích những cá nhân và gia đình có người được đào tạo nghề đóng góp kinh phí cho đào tạo nghề.
Gắn kết dạy nghề với sản xuất tạo việc làm. Đây là việc làm rất cần thiết bởi ngay trong nhà trường học sinh đã được tiếp cận với công việc thực tế, từng bước xã hội hóa trình độ, tay nghề của mình.
Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của xã hội về học nghề, đào tạo nghề. Chỉ có tích cực đào tạo nghề nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề cho lực lượng lao động, cung ứng kịp thời lao động có chất lượng cho nền kinh tế mới đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững, đảm bảo việc làm ổn định cho mỗi người, mỗi gia đình.
* Nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cấp cơ sở y tế, chăn sóc sức khoẻ cộng đồng:
Để đạt được mục tiêu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, tiếp nhận 70-80% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu vào phổ thông trung học. 100% trạm y tế có bác sỹ và có đủ thuốc men chữa bệnh cho nhân dân thì trong những năm tiếp theo huyện cần :
- Đổi mới phương thức giáo dục, tăng cường đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho học tập và thực hành của học sinh.
- Tạo quỹ khuyến học ở tất cả các thôn xóm, nguồn quỹ này khuyến khích tạo ra sự cạnh tranh trong học tập.
- Tạo điều kiện cho các y, bác sỹ về công tác tại các tuyến y tế xã thông qua các chế độ ăn, ở, điều kiện sinh hoạt
Tóm lại, để tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn hiện nay thì yêu cầu tất yếu là phải nâng cao chất lượng nguồn lao động. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, mở rộng các ngành nghề có trình độ cao thì yêu cầu đặt ra đối với nguồn lao động cũng phải có chất lượng tương xứng và chỉ như vậy thôi thì công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của chúng ta mới thành công.
3. Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp coi đây là nền tảng chủ yếu tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản xuất, chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và đẩy mạnh thâm canh tăng vụ theo hướng nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, khai thác có hiệu quả các nguồn lực.
Huyện Nam Sách xuất phát từ thực trạng đất đai chật hẹp, tỷ lệ thời gian nhàn rỗi của lao động nông thôn còn cao. Do đó, vấn đề tăng hệ sô sử dụng ruộng đất, thay đổi giống cây trồng vật nuôi theo hướng giảm thời gian tăng trưởng, tăng năng suất và chất lượng là yêu cầu đòi hỏi bức xúc hiện nay của huyện. Trong giai đoạn mới bước đi cụ thể của huyện là:
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng vụ, tăng vòng quay của đất, nhất là các xã gần thị trấn, ven đường quốc lộ 5A và 183 (ái Quốc, Nam Đồng, An Lâm). Đối với các xã này diện tịch gieo trồng cây vụ đông mới chỉ đạt 40% diện tích đất canh tác. Nếu tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng(tăng diện tích các loại cây hoa màu như hành, ngô, dưa ....), áp dụng các thành tựu của công nghệ sinh học thì có thể hoàn toàn có khả năng mở rộng diện tích cây vụ đông đạt 60%.
- Chuyển dịch các vùng đất trũng, ngập úng, trồng lúa chi phí lớn, hiệu quả thấp sang đào ao thả cá, trồng cây ăn quả (VAC). Hướng đi này cần kết hợp với chính sách tích tụ ruộng đất, dồn ô đổi thửa.
- Đối với các xã có mật độ dân số cao (An Bình, Quốc Tuấn, Thanh Quang...), bình quân diện tích đất canh tác thấp, tỷ lệ thời gian nhàn rỗi chưa sử dụng còn cao. Vì vậy, vấn đề tăng vòng quay của đất, thay đổi giống cây trồng vật nuôi theo hướng rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất, chất lượng. Cụ thể là trồng xen canh gối vụ cây lúa với các loại cây hoa màu: hành, tỏi, ngô ..., các loại rau: su hào, cà chua, bắp cải ...., các loại quả: dưa, đỗ các loại.
Trong chăn nuôi, ngoài các con giống đang nuôi thông dụng thì hiện nay cần cải tạo đàn bò theo hướng sind hoá, đàn lợn theo hướng siêu nạc để tăng hiệu quả trong chăn nuôi(áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong chăn nuôi để phổ cập các loại giống có năng suất, chất lượng tốt).
Phát triển mô hình VAC (vườn, ao, chuông) đây là mô hình kết hợp làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có thể nói, mô hình này có thể phù hợp với tất cả các xã trong huyện.
Vườn trồng các loại cây vải, nhãn, đu đủ, bưởi, bầu, bí, các loại rau khác.
- Ao thả nhiều loại cá để khai thác hết các tầng lớp ở ao.
- Chuồng chăn nuôi bò, gà, vịt, ngan ...
4. Chuyển đổi nguồn nhân lực giữa các thành phần kinh tế.
Hiện nay, lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp của huyện vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Do đó, chuyển đổi cơ cấu nguồn nhân lực giữa các thành phần kinh tế chính là thực hiện chuyển đổi lao động từ khu vực nông nghiệp sang các ngành khác. Vậy để thu hút lao động trong nông nghiệp chuyển sang hoạt động trong các ngành khác thì huyện phải có các chính sách phát triển các thế mạnh của huyện để tạo ra nhiều chỗ làm mới cho lao động để có thể đáp ứng nhu cầu về việc làm cho lao động như: Các chính sách ưu đãi, các dự án phát triển các thế mạnh của huyện để thu hút vôns đầu tư từ bên ngoài, xây dựng cơ sở vật chất ổn định đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả.
5. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong các ngành nông lâm thủy sản.
Thời gian qua, sự phát triển ngành nghề ở nông thôn huyện đã góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo được nhiều công ăn việc làm mới. Song so với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thì còn chậm. Trong thời gian tới giải pháp của huyện về việc sử dụng lao động trong nông nghiệp như sau:
- Tăng cường củng cố phát triển ngành nghề ở nông thôn, lấy đó làm biện pháp tích cực giải quyết vấn đề bức xúc của nông thôn hiện nay là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống, dịch vụ ở nông thôn, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho nhân dân.
Đây là hướng giải quyết việc làm cơ bản lâu dài gắn với quá trình phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển từ lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp.
- Phát triển mạnh mẽ làng nghề có nhiều tiềm năng , lợi thế so sánh để thu hút nhiều và nhanh lao động nông thôn đang dư thừa.
- Khôi phục các làng nghề truyền thống đi đôi với việc phát triển nhanh các làng nghề mới, các trung tâm thương mại dịch vụ ở nông thôn, hình thành các thị tứ, thị trấn ở nông thôn làm nền tảng cho kinh tế xã hội phát triểnthúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Khi phát triển các ngành nghề ở nông thôn phải gắn kết với trung tâm khu công nghiệp . Phát huy thế mạnh của các ngành nghề, làng nghề, truyền thống ở nông thôn, không ngừng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhưng phải dựa trên cơ sở phát triển công nghệ sử dụng nhiều lao động nhưng ít vốn phù hợp với tiềm năng và nguồn lực hiện có.
Ngoài các nghề trên nên xây dựng ở nông thôn những cơ sở chế biến nông sản(sấy hành , tỏi, nhãn, vải)thu hút nhiều lao động.
- Huyện cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Kết luận
Nguồn nhân lực là một tài nguyên vô cùng quý giá của xã hội, là vốn quý giá nhất của mỗi quốc gia. Một đất nước có thể trở lên giàu có hay không là phụ thuộc vào nguồn nhân lực của chính nước đó. Nó phụ thuộc vào trình độ của nguồn nhân lực và quan trọng hơn là việc sử dụng nguồn nhân lực đó như thế nào để mang lại hiệu quả cao . Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực thì chúng ta phải biết phân bố và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả nhất là đối với nước ta hiện nay đang trong giai đoạn thực hiện CNH - HĐH đất nước và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với mục tiêu là "Dân giàu nước mạnh", nghĩa là đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc, đất nước phồn vinh, chúng ta phải thực hiện xây dựng nền kinh tế ngày càng vững mạnh.
Nguồn nhân lực nước ta dồi dào nhưng chất lượng lại chưa cao dẫn đến việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực này rất khó khăn . Đứng trước tình trạng chung này, huyện Nam Sách cũng có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để đạt được mục tiêu chung là phân bố và sử dụng nguồn nhân lực của huyện một cách hợp lý, có hiệu quả, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
Với kiến thức hạn chế của mình em chỉ xin được nêu ra một số nhận xét về thực trạng và một số giải pháp nhằm phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách một cách hiệu quả hơn./.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế lao động.
2. Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và các biện pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
3. Phòng thống kê huyện Nam Sách: Niên giám thống kê của huyện 2004
4. Báo cáo lao động việc làm của huyện Nam Sách 2000- 2004.
5. Báo Hải Dương.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------o0o----------
Giấy xác nhận thực tập
Phòng Tổ chức - Lao động xã hội huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương xác nhận:
Sinh viên: Đặng Thị Hải.
Lớp: QTNL 43 B - Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Trong đợt thực tập từ ngày 17/01/2005 đến 7/5/2005 tại phòng Tổ chức - LĐXH thuộc UBND huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, sinh viên Đặng Thị Hải luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế ;làm việc của phòng. Trong suốt quá trình thực tập em Hải đã có rất nhiều cố gắng, luôn tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tài liệu chuyên môn, chủ động sáng tạo, biết vận dụng linh hoạt, khoa học giữa lý thuyết đã được học tập tại trường với thực tế, tích cực tham gia các công việc và luôn hoàn thành tốt mọi công việc của phòng đồng thời đi sâu nghiên cứu tại cơ sở. Đề nghị khoa Kinh Tế Lao Động Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn em Đặng Thị Hải hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này ./.
Phòng Tổ chức- LĐXH huyện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3597.doc