Nguồn nhân lực trong một đơn vị là tất cả mọi cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế. Nó được coi là nguồn tài nguyên quý báu nhất. Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả hay không quyết định đến sự suy thoái và phát triển của một nền kinh tế.
Nguồn nhân lực của huyện chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài các yếu tố này tác động trực tiếp đến sự phát triển của một nguồn nhân lực, thể hiện nên các đặc điểm riêng biệt sau:
- Nguồn nhân lực tạo ra được sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của huyện bằng sức lao động và cùng với các hoạt động nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động. Nguồn nhân lực của huyện với một cơ cấu trẻ và có nhiều tiềm lực sẽ sử dụng công cụ lao động và trí tuệ tác động vào đối tượng lao động tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ Mặt khác, các hoạt động của huyện bao gồm các hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị đây thể hiện sức mạnh đặc trưng của một huyện và nguồn nhân lực cũng có chiều hướng tác động tích cực trở lại nếu đó là một nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên các tiêu chí về chất lượng và số lượng, cơ cấu và tính năng động, phản ánh thông qua số lượng chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức làm việc, tinh thần tự giác, kết quả công việc, tuổi tác, giới tính. Một yêu cầu tất yếu đặt ra cho chương trình phát triển của huyện Lập Thạch hiện nay là phải thay đổi về các phương diện trên sao cho phù hợp với mục tiêu, phương hướng đặt ra của mỗi thời kỳ.
- Cũng như các nguồn lực khác, nguồn nhân lực cũng bị hao phí và hao mòn trong quá trình sử dụng. Cho nên nguồn nhân lực phải luôn luôn được tái sản xuất bằng nhiều hình thức khác nhau. Sự khôi phục, củng cố và phát triển nguồn nhân lực này được coi là vấn đề quan trọng, là yếu tố quyết định sự sống còn của một đơn vị kinh tế. Sức mạnh vật chất và tinh thần của nguồn nhân lực có nguồn gốc từ cá nhân (người lao động). Nó phát sinh từ động cơ và động lực thúc đẩy cá nhân. Nói cách khác chỉ có thể phát huy và sử dụng nguồn nhân lực này trên cơ sở khai thác động cơ của từng cá nhân, kết hợp với động cơ này để thúc đẩy chung cho toàn huyện.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến về phát triển nguồn nhân lực trong huyện Lập Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(trang sau)
Nguồn: UBND Huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động được tính bằng so sánh giữa lực lượng lao động thực tế với tỷ lệ lao động tiềm năng. lực lượng lao động thực tế là do bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động hiện đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân và những người chưa có việc làm và đang đi tìm việc làm. Lực lượng lao động tiềm năng là khả năng lao động của xã hội tức là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động (nguồn vốn nhân lực có sẵn trong dân số hoặc dân số hoạt động).
Những nhân tố tác động đến sự tăng giảm của tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có nhiều và tuỳ thuộc vào từng bộ phận của nguồn nhân lực. Song có thể kể ra một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Tăng giảm của tiền lương thực tế.
- Điều kiện sống thay đổi
- Sự tác động của Nhà nước thông qua hệ thống các chính sách xã hội.
Ngoài những nguyên nhân có tính chất chung, người ta còn nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân làm tăng giảm tỷ lệ tham gia của từng nhóm dân cư.
Nhìn vào bảng 2, ta thấy qua 2 năm 1989-1999 thì số lượng nữ giới bao giờ cũng nhiều hơn số lượng về nam giới. Tỷ lệ sinh ban đầu thì tỷ lệ sinh của nam lớn hơn nư nhưng càng về sau thì số lượng nữ giới lại tăng lên nên số lượng nữ giới về già thì sống nhiều hơn nam chúng ta có thể đánh giá qua một số nguyên nhân sau đây:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ tăng do mức lương thực tế được quy định cho phụ nữ tăng lên, sự thay đổi sở thích và hành vi, sự nhận thức ngày càng cao hơn làm cho phụ nữ có thể bình đẳng tham gia lực lượng lao động nhiều hơn. Nhìn chung cuộc sống ở nông thôn thì người đàn ông phải lo toan mọi việc cho gia đình dẫn đến sức sống bị suy giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nhìn vào biểu 2 ta thấy lực lượng lao động nữ khá cao, nếu phát huy nguồn lực này thì sẽ tận dụng hiệu quả triệt để và tạo nên được tiềm lực mới cho huyện tuy nhiên cần phải đào tạo họ một cách có hệ thống, có trình độ chuyên môn, đặc biệt nữ giới thường rất khéo kéo thích nghi với các công việc mang tính nhẹ nhàng, khéo léo.
Nhìn vào bảng 2 ta thấy số lượng người tham gia vào lực lượng lao động rất đông. Dân số trong độ tuổi từ 15 đến 65 đối với nam là 43.028 chiếm tỷ lệ 23% trong tổng dân số, độ tuổi từ 15-55 đối với nữ là: 46.753 chiếm 23% tổng số dân số của năm 1998. Sang năm 1999 thì dân số nam độ tuổi từ 15 đến 65 là 50.365; chiếm sấp xỉ 23%, đối với nữ từ 15-55 là 56.727 chiếm sấp xỉ 26% trong tổng số dân, ta có thể nhận thấy rằng số người trong độ tuổi lao động của huyện Lập Thạch là rất cao, cần phải có sự cố gắng, nỗ lực của Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội để giải quyết cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực của huyện. Bên cạnh đó huyện đã thiết lập, triển khai một số chương trình tạo môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động các cấp ngành đã giúp địa phương giới thiệu việc làm tổ chức đào tạo nghề cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những yếu kém ở từng mặt, từng khâu, từng lĩnh vực hoạt động là do những nguyên nhân sau:
- Sản xuất chậm phát triển, việc quy hoạch, kế hoạch, phát triển kinh tế – xã hội còn nhiều mặt hạn chếm manh mún. Nông nghiệp thuần nông mang tính tự túc, tự cấp, sản xuất công nghiệp không có gì, tiểu thủ công nghiệp yếu kém, chậm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường, điều đó đã ảnh hưởng đến quá trình phân công lao động và giải quyết việc làm.
- Phương hướng mục tiêu của các cấp chính quyền từ huyện xuống cơ sở, các ngành, các tổ chức xã hội về giải quyết việc làm chưa quan tâm đúng vị trí. Chưa coi việc tạo ra chỗ làm việc mới là một chỉ tiêu quan trọng.
- Trình độ chuyên môn,. nghiệp vụ của đa số lao động còn thấp kém. Việc đào tạo nghề chưa được quan tâm thích đánh, chưa có trung tâm dạy nghề, làng nghề chậm phát triển.
- Công tác thống kê phân loại lao động hàng năm chưa được cải tiến, chưa đáp ứng cho quá trình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý lao động việc làm. giải quyết việc làm còn thụ động, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước là chính, sự phối hợp chỉ đạo một số ngành tham gia dự án giải quyết việc làm chưa thường xuyên, chưa nhịp nhàng, thủ tục còn nhiều phức tạp.
2> Tình hình biến động của nguồn lao động.
Để có thể sống và phát triển, con người phải tiêu dùng một lượng của cải nhất định: lương thực, thực phẩm, vải vóc, nhà ở, phương tiện giao thông liên lạc, thuốc phòng, chữa bệnh... Những tư liệu sinh họat này không phải là “gia tăng” của tự nhiên mà do con người sản xuất ra. Song không phải toàn bộ dân số tham gia sản xuất mà chỉ một bộ phận có đủ sức khoẻ và trí tuệ mà thôi. Khả năng đó chỉ gắn với một độ tuổi nhất định, gọi là “độ tuổi lao động” đối với nam từ 15-64; một số nước khác từ 15-59, thậm chí 10-59. Đối với nữ giới hạn trên của độ tuổi lao động thường thấp hơn.
cùng với xu hướng giảm sinh và tuổi thọ được kéo dài, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng lên. Năm 1999 ở các nước phát triển, tỷ lệ này là 66,5%, các nước đang phát triển khoảng 60%.
Như vậy, cả quy mô cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng người “trong độ tuổi lao động” Việc so sánh số người “ngoài độ tuổi lao động” và số người “trong độ tuổi lao động” cho ta tỷ số phụ thuộc. Tỷ số này càng cao sẽ quan hệ tiêu dùng và tích luỹ sẽ càng căng thẳng.
Để xác định khả năng lao động của xã hội, ngưòi ta quy định ra loại lao động chính và tỷ lệ 1/3 đối với người dưới tuổi và 1/2 đối với người trên tuổi lao động.
Người ta chia ra:
Lực lượng lao động: Bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp song đang có nhu cầu làm việc.
Nguồn lao động: bao gồm những người thuộc lực lượng lao động và những người tốt nghiệp song không có nhu cầu tìm việc làm (tức là bao gồm những người đang làm việc kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp).
Đối với Lập Thạch là một huyện miền núi với lực lượng
Lao động rất dồi dào và hoạt động chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Có thể nói rằng hiện tượng thất nghiệp thực tế thì không có, chỉ có thể xảy ra tình trạng thất nghiệp trá hình và thiếu việc làm. Biến động của nguồn lao động huyện Lập Thạch có thể được biểu hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3: Biến động nguồn lao động của huyện Lập Thạch
Chỉ tiêu
1989
1994
1999
I. Dân số trong độ tuổi lao động (1000 người)
98153
103741
109222
1. Trong độ tuổi có việc làm
85826
88487
91090
2.Thất nghiệp
0
0
0
3. Đi học
4992
7273
9779
4. Nội trợ
5297
5556
5834
5. Không có nhu cầu làm việc
0
0
0
6. Không có khả năng lao động
1649
1823
1931
7. Tình trạng khác
389
611
588
II. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động trên tổng số dân(%)
52,16
48,3
48,9
III. tỷ trọng dân số trong độ tuổi 15-24 (%)
28,2
28,6
28,34
Nhìn vào bảng 3 ta thấy tình hình lao động của huyện Lập Thạch một cách tổng quát nhất là số người thất nghiệp và không có nhu cầu làm việc là coi như không có tuy nhiên thu nhập bình quân theo đầu người lại rất thấp bình quân cho năm 1999 là : 1,785 triệu đồng/năm. Điều đó chứng tỏ rằng một lực lượng rất lớn tuy vẫn hoạt động lao động nhưng thực chất đã bị lãng phí. Khi nói đến nguồn nhân lực là chúng ta đang nói đến dân số trong độ tuổi lao động bao gồm những người trong độ tuổi có việc làm, những người thất nghiệp, đi học, nội trợ, không có nhu cầu làm việc, không có khả năng lao động, tình trạng khác.
Xét về lượng tuyệt đối thì ta nhận thấy số lượng dân số trong độ tuổi lao động từ năm 1989 đến 1999 sau 10 năm tăng lên một lượng là 11069. Tuy nhiên tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động trên tổng số dân số lại giảm đi từ 52,16% năm 1998 xuống 48,9% năm 1999, điều đó thể hiện rằng trong điều kiện hiện nay nền kinh tế của đất nước nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng cũng đã có xu hướng phát triển cho nên chi phí cơ hội cho học tập, nghỉ nghơi cũng như làm các công việc gia đình cũng tăng nên chính vì vậy đã tạo nên một bộ phận lao động không tham gia hoạt động kinh tế, có thể nói tỷ trọng dân số trong hoạt động kinh tế giảm xuống.
Mặt khác, khi xem xét mức độ tham gia lực lượng lao động của mỗi giới ở các độ tuổi khác nhau. Thông thường tỷ lệ tham gia hoạt động lao động của nữ ở một nhóm tuổi nào đó thường thấp hơn của nam giới điêù này xảy ra với nhiềulý do khác nhau. Trước hết ta có thể nói rằng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế trong xã hội tạo nên phúc lợi cho xây dựng thường ít hơn, đa số họ làm các công việc nội trợ, giúp việc gia đình... có thể tạo ra thu nhập tạo ra phúc lợi trong gia định nhưng có thể không được tính vào các hoạt động kinh tế. Thứ hai, là theo truyền thống thì nam giới thường được coi là người chủ yếu để no cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình và thường là người đóng nhân tố chính để tạo ra thu nhập.
Tuy nhiên, để đánh giá tình hình thực tế của huyện Lập Thạch một cách chính xác ta có thể xem xét về lực lượng lao động theo tuổi và giới tính của Huyện lập Thạch qua biểu 4
Nhìn vào bảng 4 ta thấy: nhìn chung tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới cao hơn của nữ giới. Năm 1999 thì ASSLFPR nam = 58,88 , ASSLFPR nữ = 51,24 , năm 1999 thì ASSLFPR nam = 49,34; ASSLFPR nữ = 47,06. Điềunày do tính chất công việc và truyền thống trong gia đình.
Tuy nhiên, nếu xét tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo giới và theo từng nhóm tuổi của huyện Lập Thạch thì ta thấy ở nhóm tuổi 15-24 thì khả năng tham gia lực lượng lao động nữ thường lớn hơn của nam, điềunày có thể giải thích rằng nam giới trong nhóm tuổi này thường ít tham gia lực lượng lao động hơn nữ giới vì phải chi phí cơ hội cho công việc học tập và các công việc khác lâu dài trong tương lai, nhưng cho đến nhóm tuổi từ 22-55 thì lực lượng lao động của nam giới lại tăng nên so với nữ điềunày có thể nói lên rằng một lực lượng lao động nam đã quay trở lại ra nhập lực lượng lao động thực tế có thể là họ trở về sau khi đã học song hoặc có thể ra quân trở về địa phương làm việc đối với bộ đội xuất ngũ, hoặc cũng có thể đã tốt nghiệp trong nghề nghiệp của mình, đến nhóm tuổi 60+ thì khả năng tham gia lực lượng lao động của cả nam và nữ đều suy giảm rất nhanh. Một điều thực tế có thể lý giải là phụ nữ thường bận với công việc gia đình, sinh nở, dẫn đến khả năng làm việc nglài và tự nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp đã bị hạn chế rất nhiều.
Nhóm tuổi
1989
1999
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
SN
%
SN
%
SN
%
SN
%
SN
%
SN
%
15-24
6518
45,6
7685
43,2
14203
44,5
7126
42,6
8161
53,2
15287
47,9
25-55
36429
71,56
27936
68,24
64365
69,9
37398
55,7
30587
46,72
67985
51,21
56-60
3850
65,27
577
46,39
4427
55,83
4117
41,6
636
40,11
4753
40,85
Trên 60
2418
50,12
413
34,18
2831
42,15
2606
39,47
459
30,21
3065
34,84
Tổng số
49215
58,08
36.611
51,24
85286
53,09
51247
49,34
39843
47,06
91090
45,7
Khi xét về cơ cấu lực lượng lao động của huyện chia theo nhóm tuổi và giới tính cho thấy lực lượng lao động ngoài độ tuổi lao động cũng còn rất nhiều. Tuy nhiên, thực tế của huyện cho thấy, nguồn nhân lực của huyện có cơ cấu trẻ, có thể lực, trí lực, cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học nhanh chóng nhưng chất lượng của nguồn nhân lực huyện Lập Thạch vẫn còn nhiều bất cập điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn.
Tiêu thức
1989
1999
SN
%
SN
%
1. Không biết chữ
3075
6,63
2890
13,74
2. Chư a tốt nghiệp
15770
34,22
11230
52,89
3.Tốt nghiệp trung học cơ sở
23794
51,63
2987
14,07
4.Tốt nghiệp PTTH
3461
7,5
4125
19,43
-Không bằng cấp
46704
96,46
54750
93,93
- Trình độ sơ cấp
1277
2,6
2567
4,4
Trung cấp
280
0,58
560
0,9
Đại học
156
0,33
410
0,7
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lập Thạch
Qua bảng số liệu trên về trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của huyện Lập Thạch ta thấy từ năm 1989 đến 1999 đã có những biến chuyển lớn về nền giáo dục, nhìn chung số lao động có trình độ học vấn và trình dộ nghề nghiệp đã không ngừng tăng nên, cụ thể ta có thể thấy rằng số người không biết chữ đã giảm đi rõ rệt từ 3075 người năm 1989 đến năm 1999 chỉ còn lại 2890 điều này chứng tỏ rằng nhận thức của người dân về nền giáo dục đã có những cải cách theo chiều hướng tích cực bên cạnh đó thì số người chưa tốt nghiệp cũng đã giảm đi từ 15770 người/năm 1989 đến năm 1999 chỉ còn 11280 người, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp phổ thông trung học cũng tăng nên đáng kể, đây là một đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nguồn nhân lực và sẽ làm tiền đề, điều kiện tốt cho công tác phát triển kinh tế sau này. Bên cạnh công tác giáo dục của huyện thì huyện còn tạo điều kiện thuận lợi, trang bị cơ sở hạ tầng, giúp đỡ vật chất để làm tăng nên một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, những người nằm trong diện lao động có trình độ chuyên môn, có bằng cấp cũng tăng nên đáng kể cụ thể là: đối với trình độ sơ cấp 1277 người năm 1989 đến năm 1999 tăng nên 2567 người; trình độ trung cấp 280 người năm 1989 tăng nên 560 người năm 1999, trình độ đại học năm 1989 là 156 người đến năm 1999 đã tăng lên 410 người, và lao động thuộc loại không bằng cấp có xu hướng giảm xuống trong 10 năm là 8046 người. Điều này cho thấy rằng nguồn nhân lực của huyện đã có những chiều hướng phát triển tích cực, nhưng phải nói rằng các con số này vẫn còn khiêm tốn và ta có thể giải thích nguyên nhân của nó như sau: một số người có trình độ cao sau khi đã được đào tạo thì kỳ vọng vào một công việc tốt hơn ở nơi khác, không có mong muốn trở về địa phương làm việc, một nguyên nhân nữa là điều kiện kinh tế của huyện vẫn còn rất nhiều khó khăn cho nên công tác giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế.
Như trên chúng ta đã đi nghiên cứu lực lượng lao động theo tuổi và giới tính đó là một nhân tổ thể hiện được thực trạng phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh đó còn nhiều các chỉ tiêu khác cũng thể hiện sự phát triển của nguồn nhân lực trong huyện như lực lượng lao động theo giới và thành thị nông thôn, ngành nghề hoạt động của lao động có việc làm, cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế... Bây giờ chúng ta nghiên cứu sang lực lượng lao động theo giới và thành thị – nông thôn, nó được thể hiện qua biểu sau đây:
Bảng 6: Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn cho ta thấy năm 1989 thì dân số là 188.157 tập trung toàn bộ ở nông thôn trong giai đoạn này vẫn còn chưa phát triển thành thị nhưng đến năm 1999 thì một lực lượng dân số đã tập trung ở thành thị với số lượng là 6512 người còn lại ở nông thôn với số lượng là 216.641 chứng tỏ rằng trong huyện đã có xu hướng đô thị hoá. Những khác biệt giữa thành thị và nông thôn trong các xu hướng dân số tồn tại ở hầu hết các nước. Một số yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt là trình độ biết chữ, học vấn cao hơn, giao thông và thông tin đại chúng thuận tiện và hiệu quả hơn, các vấn đề như mật độ dân số cao, đất đai, nhà ở, việc làm, thất nghiệp, thu nhập tiền công, môi trường... đều mang tính đặc thù. Người dân thành thị có tính linh hoạt về xây dựng và lãnh thổ cao, tư duy và lối sống cũng khác so với nông thôn. Tổng thể các yếu tố kể trên quyết định nhận thức, thái độ, hành vi dân số.
Bảng 6. Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn
1989: 188.157
1999: 223.153
Nông thôn
Nông thôn:216641
Thành thị: 6512
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
0-4
15789
14847
18179
17094
503
556
5-9
14562
13945
16766
16056
506
481
10-14
11421
10999
13149
12664
394
380
15-19
8189
9047
9428
10416
284
313
20-24
6102
8688
7025
10003
211
301
25-29
7619
9142
8772
10526
266
312
30-34
5610
6649
6459
7656
194
229
35-39
3666
4413
4221
5081
127
153
40-44
2467
2948
2840
3394
85
102
45-49
2210
2799
2545
3223
76
97
50-54
2394
3068
2756
3532
83
106
55-59
2735
3161
3149
3639
95
110
60-64
2036
2759
2344
3177
70
96
65-69
1895
2704
2182
3143
65
94
70-74
1095
1677
1260
1930
38
58
75-79
730
1307
841
1505
25
45
80
408
1077
215401
1240
17
39
Lối sống thành thị ảnh hưởng lớn đến hành vi của dân số, trước hết là hôn nhân, sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Nhìn chung, tuổi kết hôn trung bình ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Các đôi nam nữ kết hôn muộn hơn sẽ rút ngắn thời kỳ sống trong hôn nhân, khả năng sinh đẻ giảm đi. Tỷ lệ sống độc thân và tỷ lệ ly hôn cao lên, ngoài ra quan niệm sinh con ít và duy trì qui mô gia đình nhỏ cũng là các yếu tố quan trọng để giảm mức sinh. Mức sinh và mức chết ở thành thị đều thấp hơn ở nông thôn, chăm sóc sức khoẻ ở thành phố cũng có chất lượng cao hơn ta có thể thấy cụ thể hơn dưới các biểu sau đây.
Bảng 7 Biến động mức sinh
Chỉ tiêu
1989
1993
1995
1999
I. Tổng số sinh
7.249
5.410
4.511
3.686
II. Con thứ3
2.397
1.230
854
443
Trong đó
1. Số con muốn sinh thêm
1.524
819
626
407
2.Số vỡ kế hoạch
873
4
228
36
+ Do không áp dụng BPTT
873
372
212
36
+ Đã sử dụng BPTT vỡ kế hoạch
0
39
16
0
Nguồn: UBDS - KHHGD huyện Lập Thạch.
Ta thấy rằng từ khi xuất hiện đô thị hoá thì tổng số sinh qua các năm 1993, 1995, 1999 giảm xuống một cách rõ rệt. Chỉ sau 10 năm con số đã giảm đi là 3563 người. Trong đó tỷ lệ sinh con thứ 3 cũng giảm đi từ năm 1989 đến năm 1999 là 2791 người. Bên cạnh đó thì chủ yếu vẫn là số muốn sinh thêm con thứ 3 có thể đánh giá nguyên nhân rằng trình độ dân trí nhận thức vẫn chưa được đầy đủ và vẫn còn bị ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nhưng tỷ lệ sinh con thứ 3 do không áp dụng các biện pháp tránh thai và bị vỡ kế hoạch thì lại không đáng kể chứng tỏ rằng công tác KHHGD của huyện đã được quan tâm và giải quyết có hiệu quả hơn tỷ lệ này chỉ chiếm: 12% của năm 1989 và đến năm 1999 chỉ còn 0,9%. Về mức sinh của huyện Lập Thạch đã giảm xuống một cách trông thấy và mức chết cũng không ngừng được giảm xuống ta có thể thấy cụ thể qua biểu sau đây:
Biểu 8 Biến động mức chết theo độ tuổi
Chỉ tiêu
1986
1989
1993
1995
1999
I Tổng số người chết
1.322
1.239
1.057
967
876
1, Dưới 1 tuổi
554
512
376
308
259
2.Dưới 14 tuổi
44
37
22
23
15
3. 15 - 59
462
378
341
325
187
4. Trên 60+
262
312
318
250
415
Nguồn: UBDS - KHHGD huyện Lập Thạch
Từ năm 1989 mức chết là 1239 người sang đến năm 1999 chỉ còn 876 người, mức chết được biến động theo từng độ tuổi dưới 1 tuổi thì từ 1989 đến 1999 giảm đi 253 người, nguyên nhân chính của viẹc giảm đi mức chết của trẻ sơ sinh được tăng lên, mức chết của trẻ em dưới 14 tuổi cũng được giảm đi một lượng là 22 người chiếm một tỷ lệ rất lớn mức chết cuả dân số trong độ tuổi từ 15 - 59 cũng giảm đi đáng kể 519 người nhưng mức chết ở nhóm tuổi 60 trở nên lại tăng nên vào năm 1999 chứng tỏ rằng sức sống của họ bị suy giảm. Trong giai đoạn trước đó những điều này cũng thật dễ hiểu khi mà huyện đã có sự phát triển về đô thị hoá thì họ có thể nội dungễ dàng chấp nhận một qui mô gia đình nhỏ từ 1 đến 2 con, do họ có thuận lợi hơn về mức sống, dân trí, văn hoá, thêm vào đó một phần dân cư thành thị sống cụm tập trung nên việc triển khai các công tác dân số kế hoạch hoá gia đình dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn. Còn ở khu vực nông thôn do nhiều nguyên nhân như: nguồn lao động, trình độ dân trí thấp, ảnh hưởng nặng nề của phong tục tập quán, tâm lý xã hội... cho nên có một số các quan niệm vẫn còn cổ hủ. Vì vậy tỷ lệ sinh con thứ 3 ở nông thôn nhiều hơn so với khu vực thành thị.
Trong khi mức lương nhà nước qui định tiền lương tối thiểu hiện nay là 210.000 đồng/tháng/người thì ở huyện thu nhập bình quân chỉ khoảng 140.000 đồng/tháng/người, thậm chí có những hộ có thể thấp hơn nhiều.
Đây là một chứng minh rõ ràng cho mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập và mức sinh, hầu hết các xã có tỷ lệ sinh cao thì lại là những xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao, thu nhập theo đầu người thấp. Chính điều đó đã khiến cho huyện đói nghèo khó có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Chỉ khi nào họ nhận thức được sự tác động qua lại giữa dân số với sự phát triển kinh tế xã hội thì lúc đó họ mới có thể cải thiện được cuộc sống của mình. Nhận thức được rằng tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình và sử dụng các biện pháp tránh thai là một yếu tố quyết định trực tiêps đến hành vi sinh đẻ của người dân, huyện Lập Thạch đã có những kế hoạch để triển khai các công tác này cụ thể hiệu quả của nó được xem xét qua biểu dưới đâu.
Biểu 9 Tình hình đầu tư cho chương trình kế hoạch hoá gia đình có thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Chỉ tiêu
1993
1995
1997
1998
1999
2000
I. Đầu tư (đ)
34.000.0000
46.510.000
61.270.000
67.730.000
65.100.000
77.940.000
II. BPTT
1. Tổng số
6.127
7.551
8.373
9.530
9.837
10.207
2. Hiện đại
6.127
7.551
8.373
9.530
9.837
4.856
- Vòng tránh thai
4.350
4.569
4.617
5.224
4.700
4.856
- Thuốc tránh thai
432
1.224
1.620
1.868
2.576
2.876
- Triệt sản
434
217
124
102
61
44
- Bao cao su
911
1.541
2.012
2.336
2.500
2.431
3. Truyền thống
-
-
-
-
-
Nguồn: UBDS - KHHGD huyện Lập Thạch
Qua biểu 9 ta thấy tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai đã tăng lên và đã áp dụng các dụng cụ và các phương pháp mang tính hiện đại, một số các phương pháp truỳen thống kém hiệu quả đã giảm đi một cách rõ rệt và hầu như không được sử dụng nữa chỉ từ năm 1997 - 2000 công tác này đã được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, số người sử dụng các biện pháp tránh thai đã tăng lên từ 8373 người năm 1997 đến năm 2000 là 10207 người. Tổng đầu tư
chu chương trình thực hiện dân số kế hoạch hoá gia đình cũng tăng nên đáng kể. Trong vòng 2 năm kể từ năm 1997 - 2000 đã tăng lên 1667000 đồng. Điều này đánh giá một bước tiến quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
Vấn đề đặt ra hiện nay đối với huyện Lập Thạch là đẻ công tác phát triển nguồn nhân lực thực hiện một cách thuận tiện và triệt để thì sự phân bố và sử dụng nguồn lao động trong các ngành nghề cũng là vấn đề bức xúc được đặt ra đóng vai trò là nhân tố thúc đẩy cho sự phát triển của nguồn nhân lực chúng ta có thể xem xét thực tế về ngành nghề hoạt động của lao động có việc làm taị tỉnh qua biểu sau:
Biểu 10: Ngành nghề hoạt động của lao động có việc làm tại tỉnh.
Ngành nghề trồng trọt
1989
1999
SL
%
SL
%
Nông nghiệp
+ Nông nghiệp
83483
97,15
101300
96,15
+ Lâm nghiệp
183
0,16
263
0,2
+ Ngư nghiệp
+ Công nghiệp
350
0,4
782
0,7
+ Xây dựng cơ bản
263
0,27
524
0,49
Các ngành còn lại
+Giáo dục
1445
1,6
2160
2,5
+ GTVT
47
0,054
69
0,06
+Bưu điện, TT liênlạc
22
0,02
38
0,03
+ Thương nghiệp, cung ứng và thương mại
189
0,2
215
0,2
Tổng số
85928
100
105.351
100
Nguồn: UBND huyện Lập Thạch
Nhìn biểu 10 ta thấy nông nghiệp của huyện vẫn là một ngành nghề chính đóng vai trò chủ đạo chiếm một số lượng lơngân sách và không ngừng được tăng nên từ năm 1989 số lượng nông nghiệp là 82485 người đến năm 1999 đã tăng lên 1013000 người bên cạnh đó lâm nghiệp và ngư nghiệp cũng được phát triển rất nhanh và tổng số lượng không ngừng được tăng lên các ngành khác như công nghiệp và xây dựng cơ bản cũng được chuyển biến dần dần và tổng số lượng cũng ngày càng tăng từ năm 1989 số lượng là 613 đến năm 1999 là 1306. Một số các ngành còn lại số lượng cũng không ngừng được tăng lên chứng tỏ một điều rằng đã có sự chuyển biến cơ cấu dần dần trong những năm gần đây. Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì huyên cũng có sự phát triển các thành phần kinh tế khác nhau nó được thể hiện qua biểu sau.
Biểu 11: Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế.
Khu vực kinh tế
1989
1998
1999
2000
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhà nước
1,272
4,99
3417
3,94
3929
4,29
3564
87,71
Cổ phần
0
0
0
0
0
0
0
0
Tập thể
80568
94,28
79360
91,73
79534
86,93
89764
Tư nhân, cá thể
611
0,72
7160
8,28
8027
8,77
9011
8,81
Đầu tư nước ngoài
0
0
0
0
0
0
0
0
Tổng số
85451
100
86520
100
91490
100
102339
100
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lập Thạch
Biểu trên cho thấy số lao động vtrong các thành phần kinh tế biến động theo từng năm trong đó khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo số lượng cơ cấu lao động trong khu vực kinh tế này qua các năm được thay đổi không đáng kể và kể từ năm 1989 cho đén năm 2000 lại đang có xu nướng giảm xuống từ 4272 lao động đén năm 1989 xuống còn 3564 lao động năm 2000. Tuy nhiên huyện Lập Thạch vẫn là một huyện nghèo vẫn chưa có điều kiện để thiết lập các công ty cổ phần hay đầu tư nước ngoài vào huyện là không có. Bên cạnh đó các khu vực kinh tế tập thể và cá thể vẫn có chiều hướng gia tăng đánh giá xu hướng phát triển cuả một nền kinh tế. Cụ thể là khu vực tập thể lực lượng lao động là 80.588 năm 1989 cho đến năm 2000 đã tăng lên 89700, kinh tế tư nhân cũng được tăng lên một cách rõ rệt từ 661 lao động năm 1989 cho đến năm 2000 đã là 9011 lao động khu vực này đã tăng lên đáng kể cho thấy xu hướng phát triển kinh tế của huyện càng về sau thì càng có nhiều cá nhân tách ra kinh doanh khi cảm thấy có đủ năng lực khả năng trong kinh doanh , đây là một nhan tố chính cho sự phát triển một nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường có sự điêù tiết của nhà nước. Nhìn vào tình hình biến động của cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ta thấy có sự tăng giảm không ổn định theo chiều hướng khác nhau vấn đề này có thể lý giải bởi hành vi của thị trường, các chính sách điều tiết của nhà nước, phụ thuộc nhiều vào cơ chế của thị trường.
Sự phát triển phân công lao động xã hội gắn chặt với sự phát triển nền kinh tế, sự phát triển kinh tế cũng dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật của sự thay đổi có tính cách mạng của hệ thống công cụ sản xuất. Lịch sử của xã hội loài người đã chứng minh rất rõ nhưng bước phát triển mới trong nền kinh tế xã hội đều gắn liền với những biến đổi mới cao hơn về phân công lao động xã hội, trong đó con người đóng vai trò hết sức quan trọng là tiền đề và làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ các thành tưụ khoa học và phát hiện ra các công nghệ mới.
Lập Thạch là một huyện có tiềm lực về nguồn nhân lực hết sức dồi dào tuy nhiên nguồn nhân lực này đang đứng trước một thử thách là nền kinh tế của huyện vẫn còn nhiều khó khăn, nhân lực dư thừa chưa được sử dụng hết. Hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực này thấp biểu hiện ở một số các mặt sau:
- Lãng phí nguồn nhân lực ở mức độ cao (do kinh tế chậm phát triển và lạc hậu do kinh tế tăng trưởng khó khăn).
- Sự phân công các nguồn nhân lực không đồng đều giữa các ngành, các khu vực kinh tế, tình hình đô thị hoá còn kém phát triển.
- Các nguồn nhân lực có trình độ lành nghề, các cán bộ chuyên môn có trình độ đại học và trên đại học được bố trí sử dụng chưa được hợp lý.v.v.
Đứng trước tình hình này huyện phải có những phương hướng, chính sách taoh điều kiện cho công tác phát triển nguồn nhân lực để mlàm tiền đề cho phương hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế trong tương lai.
Phần III
Các giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong huyện lập thạch
I. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong huyện Lập Thạch
Qua việc phân tích đánh giá thực trạng về phát triển nguồn nhân lực của huyện Lập Thạch, căn cứ vào điều kiện thực tế của tình hình về các biến động về kinh tế, chính trị xã hội ta có thể thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn khi triển khai công tác phát triển nguồn nhân lực của huyện. Với mục tiêu đáp ứng được các kế hoạch phát triển kinh tế với tinh thần đẩy mạnh việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... đưa huyện trở thành một đơn vị kinh tế phát triển thì phải tích cực huy động nội lực kết hợp với các nguồn hỗ trợ, tăng cường xây dựng cở sở vật chất hạ tầng từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng một cách đầy đủ và có hiệu quả thì cần phải thực hiện một số các giải pháp sau:
1. Biện pháp giảm và ổn định mức sinh
Như ta đã biết qui mô và cơ cấu của dân số quyết định đến qui mô và cơ cấu của nguồn nhân lực, một nguồn nhân lực phát triển được đánh giá dựa trên số lượng và chất lượng, chất lượng của nguồn nhân lực chỉ có thể được tăng nên khi mà đời sống kinh tế của huyện được phát triển muốn vậy giảm và ổn định mức sinh là rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này.
* Trước hết để giảm và ổn định mức sinh thì phải đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông, phát huy có hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở thông qua việc theo dõi quản lý hộ gia đình quản lý đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin về dân số và phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em các chủ trương chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình bằng nhiều loạiu hình phù hợp vơí đặc điểm của từng nhóm đối tượng, với phong tục tập quán của nhân dân.
Huy động cộng đồng, các ngành, các cấp tham gia công tác thông tin giáo dục tuyên truyền tạo phong trào xã hội mạnh mẽ thi đua thực hiện các mục tiêu dân số kế hoạch hoá gia đình giáo dục lớp trẻ tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của kế hoạch hoá gia đình để có sự lựa chọn qui mô gia đình ít con, khoẻ mạnh, hạnh phúc như một chuẩn mực xã hội.
Các biện pháp cụ thể cần thực hiện:
+ Thực hiện phương châm xã hội hoá, huy động có hiệu quả các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các cá nhân tích cực tham gia các hoạt động thông tin giáo dục tuyên truyền dân số và kế hoạch hoá gia đình.
+ Thực hiện đồng bộ các hoạt động thông tin giáo dục tuyên truyền phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tựơng (độ tuổi, nghề nghiệp, dân tộc...). Coi trọng phương pháp tuyên truyền trực tiếp với nội dung và cách tiếp cận có tính hướng dẫn, thuyết phục và luôn được điều chỉnh bổ xung để phù hợp với từng nhóm từng vùng dân tộc.
+ Tiến hành các hình thức giáo dục toàn dân để thay đổi thái độ, hành vi phù hợp với chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình cho mọi đối tượng thông qua hoạt động của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Thực hiện giáo dục dân số trong và ngoài nhà trường với nội dung thích hợp cho thế hệ trẻ.
* Bên cạnh công tác thông tin giáo dục tuyên truyền về dân số và kế hoạch hoá gia đình chúng ta còn phải thực hiện các biện pháp về y tế kỹ thuật kế hoạch hoá gia đình nhằm điều khiển hành vi sinh đẻ giúp các cá nhân thực hiện được mục tiêu “Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 -2 con, không đẻ quásớm và không đẻ dày”.
Để mục tiêu này được thực hiện một cách thuận lợi ta phải có các công tác cụ thể sau:
+ Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật cho ngành y tế của huyện nói chung, đặc biệt chú trọng đến cơ sở y tế xâ, vừa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ về thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình thuận lợi, an toàn và có hiệu quả.
+ Ngoài việc củng cố cơ sở y tế thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng, cần tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ dân số cơ sở, tuyên truyền viên dân số của các ngành để họ trở thành các lực lượng trực tiếp tư vấn và cấp phát các biện pháp tránh thai gia đình (bao cao su, viên thuốc tránh thai) tại nhà cho các đối tượng.
+ Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ở tuyến xã còn thiếu như hiện nay rất cần phải duy trì thực hiện mô hình tuyên truyênf vận động kết hợp với đưa dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến tận người dân, đặc biệt là những nơi còn khó khăn về cơ sở vật chất và cán bộ dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Trên cơ sở tăng cường các hoạt động tư vấn về các biện pháp tránh thai bằng việc cung cấp các thông tin đúng và đủ về các ưu, nhược điểm của từng biện pháp cụ thể một cách trung thực, khách quan, khoa học để đối tượng chuyển từ sự chấp nhận tới sử dụng và tiếp tục sử dụng một biện pháp tránh thai thích hợp nhất.
Trên đây là các chủ trương chính sách mang tính xã hội để thực hiênh mục tiêu có một nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn trong tương lai, bên cạnh các chính sách này thì chúng ta cũng phải giải quyết song song, đồng đều các chính sách mang tính phương hướng kinh tế và chiến lược trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực.
2. Phương hướng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trong thời đại ngày nay chúng ta đang bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng ngày càng nhiều vào quá trình sản xuất, nó có vai trò to lớn trong quyết định sự phát triển kinh tế. Nhìn vào thực tế này nhà nước nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng phải đáp ứng nhu cầu bằng cách phát triển một nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên môn trình độ ngày càng cao, cụ thể ta phải khai một số các chủ trương sau:
- Cần phải phát huy hơn nữa yếu tố con người. Con người có ý nghĩa quyết định trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là nhân tố trung tâm của mọi sự phát triển. Qua việc đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của huyện Lập Thạch ta thấy: Lập Thạch có một nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng vẫn còn rất thấp. Vì vậy muốn phát huy được nhân tố con người phải chú trọng đến nâng cao chất lượng về các mặt: thể lực, trí lực, truyền thống văn hoá... thông qua mạng lưới giáo dục truyền thông ssong song cùng với giáo dục đào tạo chuyên nghiệp. Để có thể thực hiện được công tác tác này ta có thể đưa ra các biện pháp cụ thể sau:
+ Đánh giá về nhu cầu đào tạo: triển khai tốt công tác này để tránh gây ra các lãng phí về chi phí và thời gian để biết được nhu cầu về lao động trong từng lĩnh vực kinh tế, từng ngành nghề cụ thể xác định đúng các đối tượng sẽ được đào tạo như đội ngũ cán bộ chuyên môn và người lao động nhằm nâng cao chất lượng công việc và thực tế dặt ra. Bên cạnh đó phải đổi mới mục tiêu và chuyên môn đào tạo bằng mọi biện pháp để khuyến khích thúc đẩy tạo điều kiện cho người lao động và cho cán bộ chuyên viên không ngừng nâng cao khả năng trình độ và tay nghề.
Dựa vào điều kiện thực tế về tiềm lực và khó khăn của huyện để lựa chọn các hình thức phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho thích hợp tiếp tục phát huy các phương pháp truyền thống của huyện như đưa cán bộ quản lý và người lao động đi học các lớp nâng cao trình độ công việc dưới nhiều dạng dài hoặc ngắn ngày ở những nơi khác. Bên cạnh đó cần phải tổ chức thêm các cuộc thảo luận, các lớp bồi dưỡng cán bộ chuyên môn và người lao động trực tiếp sản xuất ngay tại huyện.
Cần phải thành lập một quỹ đào tạo và phát triển có quy mô đủ khả năng đáp ứng được chi phí về các hoạt động cụ thể như: bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. đầu tư trang thiết bị, tài liệu đầy đủ chuyên môn... Bên cạnh đó cũng có những chính sách để sử dụng và phân bổ chi phí một cách hợp lý đem lại hiệu quả cao nhất. Ta có thể biểu hiện sự phân bổ nguồn quỹ đào tạo và phát triển theo sơ đồ sau:
Bộ phận chuyên trách về đào tạo và phát triển
Bộ phận thanh tra giám sát
Quỹ đào tạo
Khâu chuẩn bị cho ĐT-PT
Khâu thực hiện việc ĐT-PT
Khâu đánh giá kết quả ĐT-PT
Thông tin phản hồi
Phân bổ
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể khái quát lại một cách cụ thể như sau:
Trước hết chúng ta cần phải thành lập một bộ phận chuyên trách đào tạo và phát triển. Bộ phận này phụ thuộc toàn bộ việc từ thu thập các thông tin về nguồn nhân lực của huyện, thành lập quỹ đào tạo bằng nhiều nguồn khác nhau, dùng quỹ này để phân bổ chi phí hợp lý cho các khâu như giám sát, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả về đào tạo nguồn nhân lực mới phát triển bồi dưỡng thêm nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực đã được đào tạo ban đầu, bên cạnh đó đề ra các chủ trương chính sách cho nguồn nhân lực sau đào tạo, quy hoạch được lưới cơ sở cho dạy nghề.
+ Mở rộng qui mô sản xuất, tăng cường phát triển cơ cấu các ngành nghề khác nhau trong huyện nhằm tạo thêm công ăn việc làm thu nhập cho ngươì lao động và nâng cao mức sống ổn định cho cán bộ chuyên viên tạo điều kiện cho họ có xu hướng phát triển năng lực, phát triển trình độ chuyên môn nghề nghiệp của mình. Như ta có thể thấy Lập Thạch là một huyện tiềm năng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp 80% dân số hoạt động nông nghiệp, các ngành nghề khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... phát triển rất kém chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Vì vậy thu nhập theo đầu người còn rất thấp khoảng 1576000 đồng/người/năm. Với một thực tế như vậy thì ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển nguồn nhân lực, một đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn là hầu như không có thất nghiệp nhưng thật ra thì một lực lượng lao động đã rất lãng phí có thể coi họ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp trá hình, để tạo động lực phát triển nguồn nhân lực thì những vấn đề như trên phải sớm được khắc phục trên cơ sở đó có thể đưa ra một vài chính sách cụ thể để khắc phục tình trạng trên như sau:
*, Khuyến khích tự do di chuyển và lành nghề hữu ích đây là hình thức hoạt động nghề nghiệp phong phú, đa dạng có thể giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động theo quan hệ cung cầu của thị trường sức lao động nâng cao nhận thức về việc làm cho bản thân người lao động. Động viên thanh niên xung phong vào xây dựng, làm giao thông, vừa tạo việc làm đồng thời giáo dục đào tạo thanh niên tham gia vào các công trình nhà nước địa phườg. Tổ chức xuất khẩu lao động đi nước ngoài tuyển dụng vào các doanh nghiệp, công ty liên doanh trong tỉnhvà trên cả nước.
*, Trên cơ sở chuyển đổi kinh tế nông lâm nghiệp mà phân bố lại dân cư vào lao động nông thôn. Đẩy mạnh phát triển các hình thức sản xuất trong chăn nuôi, kinh tế vườn đồi, vườn rừng, mở rộng mô hình trang trại, phát triển nghề rừng, ngành nghề truyền thống...thông qua hệ thống chính sách của nhà nước. Thực hiện chính sách di dân, dãn dân cư đi xây dựng các vùng kinh tế mới trong nước, chuyển dần vào các vùng dự án phát triển kinh tế.
*, Để có một việc làm ổn định người lao động phải được đào tạo ban đầu và huyện phải có các trung tâm dạy nghề cơ sở tạo điều kiện cho người lao động học tập. Dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phú, huện Lập Thạch đã thành lập được trung tâm dạy nghề dưới sự hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên hàng năm vẫn phải tổ chức mở thêm các năng lựcớp dạy nghề dưới nhiều hình thức từ 3 tháng đến 1 năm cho các lao động làm nghề nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển nghề rừng, nghề làm vườn trồng cây ăn quả hoa màu. Đào tạo và phát triển thêm cho các nghề sửa chữa cơ khí, điện dân dụng, mộc, nề, cắt may theo nguyện vọng và khả năng của người lao động nhằm tạo điều kiện cân bằng giữa cung và cầu lao động của huyện.
+ Tạo môi trường kinh tế và môi trường pháp lý phát triển hệ thốngực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để người nghèo có thể học nghề, cải cách những thủ tục hành chính rườm rà tạo thuận tiện cho các khu vực kinh tế như: kinh tế tư nhân, tập thể ... có thể thuận tiện trong lĩnh vực đầu tư v à hoạt động. Tăng cường công tác thông tin dịch vụ lao động, phát triển thị trường sức lao động. Các trung tâm dịch vụ, tư vấn về lao động không chỉ có chức năng môi giới tạo việc làm, cung cấp nhân lực cho khu vực cơ sở sử dụng lao động mà còn phải trở thành trung tâm nghiên cứu, điều tra tình hình cầu lao động, làm cầu nối giữa đào tạo sử dụng lao động, giữa cung cầu lao động ở các thành phần kinh tế, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp về lao động. Một tình trạng thường gặp ở huyện là một số lực lượng thanh niên sau khi được điều đi bồi dưỡng kiến thức trình độ khi đã tốt nghiệp thường không trở về quê hương để làm việc mà họ đi đến những thành phố những nơi có điều kiện thuận lơị để phát triển khả năng của họ. Để có thể thu hút những người có trình độ trở về quê hương làm việc cần phải có chính sách quan tâm đến người đi học bằng cách hỗ trợ cho học sinh, sắp xếp công việc phù hợp cho người đã tốt nghiệp, đồng thời quan tâm đến cuộc sống của họ để họ yên tâm công tác .
Hiên nay ở Lập Thạch cầu nhân lực thấp hơn cung nhân lực rất nhiều nên theo quy luật giá trị thì giá nhân công rất thấp sự cạnh tranh trên thị trường cung lao động diễn ra gay gắt, quyết liệt tạo nên sự biến động về tiền lương. Hiệu quả của sử dụng nhân lực chính là hiệu quả của công tác đào tạo nhân lực. Cơ chế phân bổ, tuyển dụng lao động của thời bao cấp đã không còn. Lao động đã được đào tạo phải được thị trường lao động chấp nhận. hiệu quả lao động, việc làm là tiêu chuẩn căn bản đánh giá chất lượng và uy tín của sản phẩm đào tạo.
Quản lý sử dụng nguồn nhân lực trong huyện phải được tính đến hiệu quả kinh tế mà còn tính đến cả hiệu quả về chính trị xã hội. chính sách kinh tế phải kết hợp hài hoà với chính sách xã hội vậy cần phải hướng vào một số giải pháp cụ thể sau:
* Phát triển sản xuất tăng cầu lao động việc làm. việc làm và hiệu quả việc làm chỉ có thể được giải quyết dựa vào tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế . Cầu lao động nhỏ hơn cung lao động người lao động có thể bất lợi hơn so với người sử dụng lao động, đó là quy luật của nền kinh tế thị trường. đứng trước tình hình đó phải thiết lập bảo vệ lợi ích người lao động, với những quan hệ lao động lành mạnh, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động, tạo điều kiện môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, thành lập các cơ quan chuyên trách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích phát triển trí tuệ con người, bảo đảm vật chất đầy đủ cho người lao động.
*, Huyện cần phải có chính sách quản lý lao động thống nhất trên phạm vi toàn huyện, mọi quan hệ lao động được xác lập, thực hiện trên cơ sở luật lao động. Do việc gằn liền với sự tồn tại của cá nhân với gia đình khiến người lao động trong nhiều trường hợp phải chấp nhận những đòi hỏi gắt gao của bên cầu lao động. Huyện phải thực sự việc giám sát kiểm tra các văn bản thực hiện pháp luật về mọi mặt tạo mặt bằng hoạt động cho vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Nhìn chung trong tất cả các yếu tố để phát triển nhanh và bền vững cho một nền kinh tế thì nguồn nhân lực con người là yếu tố cơ bản nhất. Bởi lẽ, khi đã có trình độ văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có tay nghề vững sẽ là yếu tố quyết định để tạo ra phương pháp công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Nguồn nhân lực này vừa là người sáng tạo vừa là người sử dụng các phương tiện, phương pháp công nghệ để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất cho xã hội và cho bản thân ho. Nguồn nhân lực phải được giáo dục, đào tạo và phát triển nâng cao trình độ bằng cách áp dụng các phương pháp, biết phát huy, học tập kinh nghiệm đã từng thành công trong việc triển khai công tác này.
II. Một số kiến nghị trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại huyện Lập Thạch
Nguồn nhân lực trong một đơn vị là tất cả mọi cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế. Nó được coi là nguồn tài nguyên quý báu nhất. Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả hay không quyết định đến sự suy thoái và phát triển của một nền kinh tế.
Nguồn nhân lực của huyện chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài các yếu tố này tác động trực tiếp đến sự phát triển của một nguồn nhân lực, thể hiện nên các đặc điểm riêng biệt sau:
- Nguồn nhân lực tạo ra được sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của huyện bằng sức lao động và cùng với các hoạt động nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động. Nguồn nhân lực của huyện với một cơ cấu trẻ và có nhiều tiềm lực sẽ sử dụng công cụ lao động và trí tuệ… tác động vào đối tượng lao động tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ… Mặt khác, các hoạt động của huyện bao gồm các hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị… đây thể hiện sức mạnh đặc trưng của một huyện và nguồn nhân lực cũng có chiều hướng tác động tích cực trở lại nếu đó là một nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên các tiêu chí về chất lượng và số lượng, cơ cấu và tính năng động, phản ánh thông qua số lượng chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức làm việc, tinh thần tự giác, kết quả công việc, tuổi tác, giới tính. Một yêu cầu tất yếu đặt ra cho chương trình phát triển của huyện Lập Thạch hiện nay là phải thay đổi về các phương diện trên sao cho phù hợp với mục tiêu, phương hướng đặt ra của mỗi thời kỳ.
- Cũng như các nguồn lực khác, nguồn nhân lực cũng bị hao phí và hao mòn trong quá trình sử dụng. Cho nên nguồn nhân lực phải luôn luôn được tái sản xuất bằng nhiều hình thức khác nhau. Sự khôi phục, củng cố và phát triển nguồn nhân lực này được coi là vấn đề quan trọng, là yếu tố quyết định sự sống còn của một đơn vị kinh tế. Sức mạnh vật chất và tinh thần của nguồn nhân lực có nguồn gốc từ cá nhân (người lao động). Nó phát sinh từ động cơ và động lực thúc đẩy cá nhân. Nói cách khác chỉ có thể phát huy và sử dụng nguồn nhân lực này trên cơ sở khai thác động cơ của từng cá nhân, kết hợp với động cơ này để thúc đẩy chung cho toàn huyện.
Không giống như các nguồn nhân lực khác, nguồn nhân lực luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài như quan hệ sản xuất và phương thức sản xuất xã hội, các thể chế, các quan hệ xã hội, trình độ tổ chức quản lý nhân sự cũng như các cấp lãnh đạo, đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu và động cơ cá nhân, hoàn cảnh và môi trường làm việcl..
Việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực phải được xem xét trên hai mặt:
+ hiệu quả kinh tế: mang lại nhiều lợi ích cho các hoạt động kinh tế, cải thiện tình hình đời sống của người dân trong huyện, làm tiền đề, cơ sở cho từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hoá, có thể tiếp thu các thành tựu khoa học vào sản xuất, tạo ra các nguồn nhân lực khác.
+ hiệu quả xã hội: làm ổn định tình hình chính trị, an ninh của huyện, phát triển thêm văn hoá truyền thống, đặc trưng của dân tộc, nâng cao nhận thức cho nhân dân với những đặc trưng này nên vấn đề phát triển nguồn nhan lực tác động đến toàn bộ các mặt khác trong một huyện, không có hạn chế cho bất kỳ điều kiện nào.
- Nguồn nhân lực không phải tự nhiên mà có và cũng khôngphải tự nhiên nó đáp ứng được mọi đòi hỏi của các mục tiêu, phương hướng được đề ra, mà nó phải có một quá trình lâu dài nghiên cứu và thực hiện, luôn luôn phải được quan tâm hàng đầu trong mọi công tác phát triển và bằng moịi biện pháp dưới nhiều hinhf thức để đem lại hiệu quả cao nhất.
- Qua nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong huyện Lập Thạch ta thấy được một số các hình ảnh cụ thể. Nhìn chung vấn đề này trong huyện Lập Thạch vẫn chưa được giải quyết và quan tâm đúng đắn và triệt để, nhằm thích ứng hơn nữa với thời đại ngày nay, thời đại của một nền khoa học văn minh với các thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại đang được đưa vào sử dụng sản xuất, thông qua một số đặc điểm thực tế của huyện chúng ta phải nhận thức và đưa ra những phương hướng cụ thể tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể đối với huyện Lập Thạch ta phải thực hiện các mục tiêu như: Đối với nguồn nhân lực thì cần phải có chương trình về đào tạo và bồi dưỡng thích hợp tuỳ theo từng loại lao động khác nhau để đào tạo phù hợp với chuyên môn của họ, tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu của tổ chức để có có hình thức bồi dưỡng đào tạo và phát triển phục vụ cho nhu cầu, quá trình thực hiện công việc để tránh gây tình trạng thất nghiệp, gây lãng phí nguồn nhân lực.
- Cấp cấp lãnh đạo của huyện phải có phương hướng chỉ đạo thành lập một mạng lưới các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bố trí mạng lưới đào tạo dưới mọi cấp cấp cơ sở phải có sự thích hợp nhất định, đáp ứng theo nhu cầu của thời đại, mở rộng mối quan hệ với bên ngoài để tiếp thu các phương thức, các kinh nghiệm nhằm tạo thuận lợi trong công việc thiết lập chương trình, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của huyện.
Để đào tạo và phát triển được nguồn nhân lực của huyện đáp ứng được mục tiêu đặt ra thì phải mất một chi phí khó lớn và đòi hỏi huyện phải có một nguồn ngân sách lớn, có chính sách đầu tư về vốn, về các nguồn lực khác một cách hợp lý
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực là tiền đề cho sự phát triển của huyện nhưng bên cạnh đó sử dụng hợp lý, tiết kiệm và vận dụng hiệu quả một cách tối đa các nguồn nhân lực cũng là vấn đề quan trọng, để giải quyết vấn đề này một cách tốt chúng ta phải có các hình thức đi kèm theo như mở rộng ngành nghề kinh tế, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm mới, tạo nên được một môi trường thuận lợi cho hoạt động của nguồn nhân lực, làm cho mọi cá nhân có nhu cầu mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có các chính sách bố trí lao động phù hợp với ngành nghề, theo khả năng để người lao động có khả năng phát huy một cách tối đa năng lực của mình.
Phần IV Kết luận
Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề rất quan trọng mà nhà nước ta nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng phải có biện pháp giải quyết và phát huy. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hiện nay, huyện phải đáp ứng được các yêu cầu đặt ra tiến theo đà phát triển của xây dựng, của toàn cầu với các công nghệ ngày càng hiện đại. Đứng trước tình hình này đòi hỏi phải có một tầng lớp cán bộ quản lý có ý thức, có trình độ, có các chính sách tạo thuận lị cho nguồn nhân lực phát triển dưới nhiều hình thức, nhiều phương pháp.
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức, sẽ là nhân tố chính thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế trong tương lai, nếu triển khai công tác này không được tốt thì sẽ gây ra lãng phí, nguồn nhân lực kém phát triển và đây cũng là nhân tố chính kìm hãm sự phát triển. Đề tài này đã đưa ra được các vấn đề phát triển nguồn nhân lực của huyện Lập Thạch. Tuy nhiên, trong t nghiên cứu vấn đề nay không thể tránh khỏi những sai sót. Với kiến thức tích luỹ được của mình cùng với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là đối với TS Phạm Quý Thọ đã trực tiếp hướng dẫn cho em hoàn thành đề tài này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Các yếu tố tác động đến mức sinh ở Việt Nam - Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội và truyền thông dân số
2. Khổng Văn Mẫn. Chính sách dân số và giảm mức sinh
3. Một số vấn đề về dân số học. Nguyễn Can
4. Thông tin dân số năm 1998-1999
5. UBDS và KHHGĐ Trung tâm nghiên cứu thông tin –tư liệu
6. Tạp chí lao động xã hội số 4.8.9 năm 1998 số 9,12 năm 1999
7. Niên giám thống kê từ năm 1989 đến 1999 của Phòng thống kê huyện Lập Thạch
8. Giáo trình kinh tế lao động
Chủ biên: PTS Mai Quốc Chánh và PGS.PTS Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Thành
9. Giáo trình dân số và phát triển
Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 1997
10. Giáo trình quản trị nhân lực. Nguyễn Hữu Thân. NXB Thống kê 1998
11. Tạp chí lao động và xã hội số : T4/1996, T2/2997, T3/1997 , T4/1997, T12/1997.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29252.doc