Đề tài Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh khối lớp 5

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Dân ca là một trong những tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt Nam rất được quan tâm và gìn giữ. Đối với giáo dục các bài hát dân ca cũng đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên với chương trình môn Âm nhạc bậc tiểu học thì các bài hát dân ca đưa vào còn rất hạn chế do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan những dòng nhạc phong trào cộng với các dòng nhạc phục vụ nhu cầu lại là nhưng nguyên nhân khách quan trực tiếp tác động làm cho học sinh không còn quan tâm đến dân ca Việt Nam. Ngay cả trong gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của phong trào, của giải trí, do vậy các em còn thuộc các bài hát ấy nhanh hơn cả các bài học trên trường, trên lớp. Đối với trường TH Lê Hồng Phong, nơi tôi đang công tác, trường có địa bàn rộng với 3 phân hiệu. 2 buôn dân tộc Êđê, ngoài ra còn có nhiều các dân tộc khác như : Tày Mường, Nùng sinh sống, do đó các nền văn hóa đặc trưng của các dân tộc cũng hòa nhập và dần bị mai một. Mặt khác tuy dân cư địa bàn đa số là nông dân nhưng lại có nền kinh tế, văn hóa rất phát triển, do vây các em cũng được tiếp thu các nền văn hóa mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan tràn trên khắp các buôn làng, thôn xóm là những nguyên nhân đã làm cho các em không còn biết, và lưu giữ được các nền văn hóa đặc trưng riêng của quê hương mình. Trong năm qua Phòng giáo dục đã tổ chức hội thi hát dân ca học sinh ở cấp tiểu học, qua hội thi đã làm phát triển phong trào hát dân ca trong các trường tiểu học rất hiệu quả. Tuy nhiên để phong trào đó mãi được duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phải có những hoạt động thường xuyên hơn Vì vậy là một giáo viên âm nhạc tôi luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi : Phải làm gì, và làm như thế nào để mãi duy trì được phong trào ca hát dân ca trong trường tiểu học. Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm thực tế của bản thân, nay tôi xin được trình bày "Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh khối lớp 5" . Báo cáo chia làm 3 chương

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh khối lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC KRÔNG ANA TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN - KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : Bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh lớp 5 Người viết : Nguyễn Thị Tâm Đơn vị : Trường TH Lê Hồng Phong. Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm Môn Đào tạo : Âm nhạc Eana, tháng 3 năm 2010 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Dân ca là một trong những tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt Nam rất được quan tâm và gìn giữ. Đối với giáo dục các bài hát dân ca cũng đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên với chương trình môn Âm nhạc bậc tiểu học thì các bài hát dân ca đưa vào còn rất hạn chế do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan những dòng nhạc phong trào cộng với các dòng nhạc phục vụ nhu cầu lại là nhưng nguyên nhân khách quan trực tiếp tác động làm cho học sinh không còn quan tâm đến dân ca Việt Nam. Ngay cả trong gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của phong trào, của giải trí, do vậy các em còn thuộc các bài hát ấy nhanh hơn cả các bài học trên trường, trên lớp. Đối với trường TH Lê Hồng Phong, nơi tôi đang công tác, trường có địa bàn rộng với 3 phân hiệu. 2 buôn dân tộc Êđê, ngoài ra còn có nhiều các dân tộc khác như : Tày Mường, Nùng… sinh sống, do đó các nền văn hóa đặc trưng của các dân tộc cũng hòa nhập và dần bị mai một. Mặt khác tuy dân cư địa bàn đa số là nông dân nhưng lại có nền kinh tế, văn hóa rất phát triển, do vây các em cũng được tiếp thu các nền văn hóa mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan tràn trên khắp các buôn làng, thôn xóm là những nguyên nhân đã làm cho các em không còn biết, và lưu giữ được các nền văn hóa đặc trưng riêng của quê hương mình. Trong năm qua Phòng giáo dục đã tổ chức hội thi hát dân ca học sinh ở cấp tiểu học, qua hội thi đã làm phát triển phong trào hát dân ca trong các trường tiểu học rất hiệu quả. Tuy nhiên để phong trào đó mãi được duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phải có những hoạt động thường xuyên hơn … Vì vậy là một giáo viên âm nhạc tôi luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi : Phải làm gì, và làm như thế nào để mãi duy trì được phong trào ca hát dân ca trong trường tiểu học. Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm thực tế của bản thân, nay tôi xin được trình bày Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh khối lớp 5 . II/ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN : Với học sinh trường tôi, dù là học sinh lớp 5 lớp cuối của bậc học tiểu học nhưng vốn dân ca của các em còn rất nghèo nàn, bởi vì lâu nay các em cũng chỉ biết đến một vài bài dân ca trong chương trình của bậc học, ở mỗi lớp học các em chỉ được biết thêm 1 đến 2 bài dân ca được giới thiệu ngắn gọn, vắn tắt , đơn giản mà các em chỉ có thể nhớ như nhớ một kiến thức cơ bản chứ các em chưa có được một niềm yêu thích và một vốn kiến thức thật sự sâu sắc với dân ca. Nhận thức của các em về dân ca còn chưa đúng đắn, các em nghĩ dân ca cũng là một trong nhiều bài hát phải học, phải thuộc, các em chưa thật sự quan tâm, chú ý tới dân ca, vì vậy về việc tự học và nghe hát các bài dân ca của các em ở gia đình và ngoài xã hội là rất hiếm . Mặt khác trong chương trình tiểu học mặc dù môn âm nhạc đã được đưa vào từ lâu, song về việc giữ gìn và phát huy vốn dân dân ca trong trường tiểu học chưa thật sự được chú trọng, học sinh chưa có chưa có điều kiện để được thưởng thức, được tìm hiểu sâu sắc để tăng cường vốn hiểu biết về nhiều bài dân ca khác nhau. Về cá nhân tôi cũng như nhà trường thì chưa có nhiều cơ hội để tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, khuyến khích phong trào ca hát dân ca cho học sinh trong trường. Từ đó dẫn đến vốn dân ca của học sinh trường tôi còn rất hạn chế. III/ CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH NHẰM BỒI DƯỠNG VỐN DÂN CA CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 5 : 1. Cơ sở thực hiện : - Học sinh khối 5 ở trường tiểu học Lê Hồng Phong năm học 2009-2010. - Sách giáo khoa, chương trình Âm nhạc tiểu học . - Chuẩn kiến thức – kỹ năng môn Âm nhạc.( Bộ GD & ĐT ) - Trình độ và khả năng âm nhạc của học sinh. - Sách : Những bài hát địa phương ĐăkLăk ( Sở GD – ĐT ĐăkLăk ). - Tìm hiểu các bài dân ca qua sách báo, đĩa nhạc, các chương trình thông tin, truyền thông. - Tìm hiểu nền văn hóa các vùng miền ( Báo Vietnam.net.com.vn ) - Sách : Nguồn gốc và các thể loại dân ca Việt Nam ( NXB.Âm nhạc… ) - Các kinh nghiệm thực tế của bản thân. 2. Các giải pháp tiến hành : Tìm hiểu vốn dân ca của học sinh các lớp 5 : ( Phân hiệu chính có 3 lớp 5A, 5B, 5C với 100% là học sinh người kinh. Phân hiệu Buôn Dray có 1 lớp 5D với 100% là HS Dân tộc Ê đê . Phân hiệu Buôn Eana có 2 lớp với 50% là HS Đồng bào, 50% là người kinh.) * Để tìm hiểu về vốn dân ca của học sinh khối lớp 5 tôi tiến hành khảo sát vốn dân ca của các em như sau : Ở đầu 1 tiết học của môn Âm nhạc, thay cho hoạt động kiểm tra bài cũ, tôi tiến hành kiểm tra vốn kiến thức về dân ca của các em, tìm hiểu các vấn đề sau : - Kể tên các bài Dân ca Bắc Bộ, Nam Bộ và Miền Trung, Tây Nguyên mà em biết? (ngoài chương trình học)… Qua quá trình thu phiếu và tổng hợp tôi thu được kết quả như sau : Dân ca 3 miền ( lớp ) TS HS Trên 5 bài (học sinh) Tỉ lệ (%) 4-5 bài (học sinh) Tỉ lệ (%) 1-3 bài (học sinh) Tỉ lệ (%) Phân hiệu chính 83 5 6 26 31 18 63 Phân hiệu DRai 19 0 0 2 11 17 89 Phân hiệu Eana 46 1 2 10 22 35 76 * Mặt khác nhằm tìm hiểu kỹ năng hát dân ca của các em ra sao, nên ở cuối mỗi tiết học tôi thường tổ chức trò chơi thi hát đối đáp dân ca giữa các nhóm : Nhóm 1 hát xong một bài thì đến nhóm 2 hát nối tiếp một bài khác cứ thế cho đến khi nhóm nào không thể hát được thêm một bài dân ca nào nữa thì coi như nhóm đó thua cuộc… Khi tiến hành trò chơi tôi quan sát thấy mỗi nhóm chỉ có thể hát được từ 3à4 bài hát dân ca trong chương trình các em đã học mà ngoài ra không biết hát thêm một bài nào khác, đặc biệt các em cũng không hề hát đến dân ca Êđê quê hương Tây Nguyên của các em. Qua kết quả khảo sát cụ thể cho thấy vốn dân ca của học sinh tiểu học, đại diện là học sinh khối lớp 5 là rất hạn chế, các em chưa chú ý, chưa yêu thích hát dân ca, dẫn đến việc các em chưa có được vốn kiến thức phong phú về dân ca đôi khi ngay cả những bài dân ca trong chương trình học các em còn quên, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc. Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy vốn kiến thức về dân ca của các em ở phân hiệu chính có khá hơn so với số học sinh ở 2 phân hiệu còn lại. Hơn nữa ở 2 phân hiệu có các điều kiện cơ sở vật chất không được như ở phân hiệu chính sẽ ảnh hưởng đến việc tiến hành các biện pháp sau này… Vì vậy để thuận lợi cho việc tiến hành các biện pháp cụ thể tôi phân loại ra 2 đối tượng : - Đối tượng 1 : Học sinh ở Phân hiệu chính. ( lớp 5A,5B, 5C ) - Đối tượng 2 : Học sinh ở Phân hiệu Drai.( lớp 5D ) - Đối tượng 3 : Học sinh ở Phân hiệu Eana. ( lớp 5E, 5G) Sau khi phân loại đối tượng tôi lên kế hoạch thực hiện cho từng biện pháp theo thứ tự từ trước đến sau như sau : Biện pháp 1 ( Đối tượng 1,2,3): Tạo sự chú ý, hiểu biết và yêu thích của học sinh đối với Dân ca: ( Biện pháp này tôi tiên hành tổ chức lồng ghép ở hoạt động 2 : nghe nhạc dân ca của tiết 8, tiết 11, tiết 14… – Âm nhạc lớp 5 ) v Giới thiệu sơ lược về dân ca : Đầu tiên tôi yêu cầu 1 em trình bày lại một bài hát dân ca trong chương trình đã học (Bài Cò lả) và hỏi đó là dân ca miền nào? (Dân ca Bắc Bộ) và yêu cầu học sinh củng cố lại các kiến thức đã học về dân ca : - Dân ca là gì ? là những bài hát không phải do một nhạc sĩ nào sáng tác mà nó được người dân tự hát lên trong khi lao động sản xuất hoặc trong các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Sau đó các bài hát ấy được lưu truyền qua từng thế hệ trở thành các bài hát đặc trưng riêng của từng vùng, từng miền khác nhau …Và dân ca của của vùng nào thì thể hiện rõ ngữ điệu, giọng nói, và cuộc sống của người dân vùng đó . v Hướng dẫn học sinh cách nhận biết đơn giản các vùng dân ca : wDân ca Bắc Bộ : Tôi cho các em chú ý nghe các bài hát để thi đua nhận biết tên bài và xuất sứ của các bài dân ca . Bài thứ nhất : Cho các em nghe 1 bài dân ca : ( mở đài đĩa – hoặc giáo viên hát ) Bài : Lý cây Đa Trèo lên quán dốc ngồi gốc ới à cây đa rằng tôi lý ới à cây đa, rằng tôi lới ối à cây đa , ai xui ôi à tính tang tình rằng cho cô nàng gặp, xem hội cái đêm hôm rằm rằng tôi lý ối à cây đa, rằng tôi lới ối à cây đa… Sau khi cho các em nghe xong, tôi hỏi các em về xuất sứ của bài hát. Chọn một trong các đáp án sau : A. Dân ca Bắc Bộ. B. Dân ca Nam Bộ. C. Dân ca Trung Bộ. Và kết quả thu được là: TT Đối tượng Tổng số Trả lời đúng Tỉ lệ 1 Phân hiệu chính 83 40 48% 2 Phân hiệu Dray 19 7 37% 3 Phân hiệu Eana 46 26 40% Qua kết quả thu được chứng tỏ các em chưa nhận biết tốt một bài dân ca , hoặc cũng chưa biết đến bài dân ca này mặc dù qua lời ca của bài dân ca có những ngôn từ rất đặc trưng của vùng Bắc Bộ : ai xui, nón tầm ba tầm,…vv. Từ đó tôi hướng dẫn cho các em cách nhận biết một bài dân ca : Đầu tiên ta có thể dựa vào ngôn từ, lời ca của từng bài hát , Ở bắc bộ có các từ như : í a, ì a, tính tang, tính tình, cô mình rằng , í ì i… w Dân ca Nam Bộ : Tiếp theo tôi cho các em nghe một bài Dân ca khác : bài : Lý con cua . Con cua quẫy, nó ở trong hang quẫy a rượng a quẫy a rượng a, nó kêu ớ rịnh boòng rình, ớ rịnh boòng ơi quẫy a rượng a lang tang tính lính tính tàng lịnh tịnh tang, giã gạo chày ba quẫy a rượng a quẫy a rượng a. Sau khi nghe hát, tôi cho các em phát hiện xem đó là bài Dân ca vùng nào ? Dựa vào ngôn từ đặc trưng : ớ rịnh bòng rình, quẫy a, rượng a, lang tang tính…và các cách phát âm : quẫy àwẩy, chày à chài, dấu hỏi hát thành dấu ngã : ở àỡ. ( giáo viên phát âm lại ). Sau khi có các hướng dẫn đơn giản trên tôi thấy học sinh của các lớp cũng đã nhận biết đúng gần đến 90% đó là bài dân ca Nam bộ. Sau khi các em đã biết cách nhận biết 2 vùng dân ca đơn giản tôi giao nhiệm vụ cho các em theo nhóm : Mỗi nhóm 4 em phải tìm và hát được 4 bài Dân ca khác nhau của 2 miền ( Mỗi em tìm và hát được ít nhất 1 bài sau đó 4 em cùng trao đổi và hướng dẫn cho nhau cùng hát được 4 bài ). wDân ca Miền Trung : Về phần Dân ca miền Trung học sinh có thể khó nhận biết hơn vì nó có nhiều thể loại và nhiều dạng, trong đó có các bài đặc trưng như : Lý ngựa ô, lý chiều chiều, lý kéo chài…Và ngôn ngữ đặc trưng của miền trung nhiều nhất cõ lẽ là các ngôn từ của đất Huế, như trong bài Lý qua đèo ( dân ca Thừa Thiên Huế ), (GV trình bày ). Chiều ơ chiều, dắt ớ ơ bạn dắt ớ ơ bạn tà là đèo mà qua đèo.Chim bớ kêu, chim bớ kêu tình kêu bên nớ, uấy, wá, chi rứa, chi rứa, ức ức cọn vượn trèo tà là đèo mà qua đèo, kia bến kia ơi hỡi con vượn trèo, kìa bên kìa… Các từ ngữ đặc trưng dễ nhận biết của Miền Trung : Chi rứa, uấy uóa,và các từ đệm như : ố tang tình tang, ơ hờ, ơi hời (hỡi), tà là, í a bằng răng … w Dân ca Tây Nguyên Đặc biệt Dân ca và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được thế giới công nhận là một là một giá trị văn hóa phi vật thể của thế giới, chứng tỏ bản sắc rất độc đáo của nền văn hóa Tây Nguyên. Tôi cho các em nghe 1 vài bài Dân ca Tây Nguyên: Bài : Ru em ( Dân ca Xê Đăng ) Ru em em ngủ cho ngoan để mẹ đi chặt cây chuối trên non, em ngủ đừng khóc nữa, ngoài rừng xa cha đang đi kiếm măng non, nín đi hỡi em ơi. Bài : Đến trường ( Dân ca Êđê – lời mới : La Sơn ) Nắng ban mai trên làng buôn em, em tung tăng theo bạn đến trường. Tiếng suối reo như lời cô giáo. Em thân yêu hãy học thật chăm. Có chú chim non đậu trên cây. Đang im nghe theo lời cô dạy. Tiếng suối vang vang giờ ra chơi. Em theo chân các bạn đùa vui. Sau đó tôi giao nhiệm vụ cho từng nhóm về mỗi nhóm viết dịch nội dung lời bài hát sang 1 bài bằng tiếng Êđê. Yêu cầu các em về tập hát một bài dân ca ÊĐê mà em biết hoặc nhờ người lớn dạy lại. ( Đối tượng 2). Lưu ý : Điều đặc biệt cần trong biện pháp này là khi có ý định cho nghe một bài Dân ca gì của vùng nào thì giáo viên cũng đều phải lên kế hoạch trước, phải có những lời giới thiệu về xuất sứ và nền văn hóa của vùng đó. Giúp học sinh hiểu được nguồn gốc của dân ca để các em thêm trân trọng các giá trị văn hóa lâu đời của cha ông ta để lại, biết gìn giữ vốn tinh hoa của dân tộc. Và giáo viên cũng phải thường xuyên trau dồi vốn kiên thức về dân ca, thu tập nhiều các bài hát dân ca các vùng miền để hát cho học sinh nghe. Các bài dân ca ( qua đĩa nhạc hoặc do chính giáo viên trình bày) có thể lồng ghép trước hoặc sau mỗi tiếp học Âm nhạc để cho học sinh thường xuyên có điều kiện phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. b. Biện pháp 2 ( Đối tượng 1 ): Tổ chức xem đĩa hình các bài hát dân ca : (biện pháp này tôi tiến hành ở Tiết 16 : Học hát tự chọn – Âm nhạc 5) - Chuẩn bị băng đĩa hình các chương trình biểu diễn các bài hát dân ca. ( Đã tiến hành cắt, chỉnh sửa cho phù hợp ) - Địa điểm : Phòng hoạt động Đội ( trang bị đầu đĩa, tivi, loa … vv.) Khi tiến hành tiết học tôi tổ chức 2 hoạt động chính : + Hoạt động 1 : Xem và nhận xét các bài dân ca: Cho học sinh xem 3 bài : Bắc Bộ ( Cây trúc xinh, hoặc Cò lả… ), Nam Bộ ( Lý đất giồng) và Tây Nguyên (Hội cồng chiêng Tây Nguyên hoặc bay đi chim – DC Ja Rai) Sau khi cho học sinh xem xong một bài hát tôi đặt các câu hỏi tìm hiểu : - Bài hát là dân ca của vùng nào ? Vì sao em biết ? - Em thấy bài hát được biểu diễn phụ họa như thế nào ( đơn giản hay hoành tráng ? Phụ họa theo đặc trưng vùng miền hay theo nội dung …vv ? ) Khi xem mỗi bài hát dân ca của vùng nào thì tôi cũng giới thiệu sơ qua cho các em hiểu thêm về cuộc sống lao động, sinh hoạt và các trang phục đặc trưng và các nền văn hóa, phong tục riêng của người dân ở vùng đó. Nhằm giúp các em có thêm vốn hiểu biết về văn hóa của các vùng miền. + Hoạt động 2 : Tập biểu diễn theo một vài động tác phụ họa của các bài hát : Sau khi các em đã tìm hiểu về phong cách biểu diễn của các đĩa mẫu tôi hỏi các em xem em thích động tác biểu diễn phụ họa của bài nào nhất ? Sau đó tôi cho các em có thể biểu diễn theo các động tác của bài đó . Rồi tiến hành biểu diễn thi đua theo các nhóm. Tuy nhiên tôi cũng khuyến khích các em có thể biểu diễn một bài hát mình thích theo cách riêng của mình, và khi nhận thấy có em nào biểu diễn tốt tôi chọn em đó đứng lên để hướng dẫn cho cả lớp làm lại theo mình… Biện pháp này giúp học sinh tiếp nhận các bài dân ca ở mức độ trọn vẹn nhất, phát huy được khả năng cảm nhận tốt nhất về dân ca cho các em. Giúp các em học hỏi thêm về phong cách, và động tác biểu diễn các bài dân ca. Giáo dục được các em tính mạnh dạn tự tin và tích cực trong biểu diễn . c. Biện pháp 3 : (Đối tượng 1,2,3)Tổ chức các hoạt động thi hát dân ca trong mỗi lớp . ( Biện pháp này tiến hành tổ chức lồng ghép ở tiết 17, 18, 24…- Âm nhạc lớp 5 ) Biện pháp thứ 2 tiếp theo sau khi các em đã có vốn kiến thức về Dân ca, là tạo điều kiện cho các em có cơ hội để thể hiện những kiến thức và kĩ năng đó. Vì vậy tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động thi hát dân ca dưới nhiều hình thức : Đầu tiên là thi hát dân ca giữa các nhóm : Tôi cho thời gian các nhóm sưu tầm theo từng chủ đề để chuẩn bị là trước 1 tuần. Khi tổ chức tôi chia lớp thành 2 nhóm thi hát đối đáp các bài hát dân ca theo vùng từ Bắc àTrung àNam, thi hát theo chủ đề. Cuộc thi diễn ra rất sôi nổi vì các nhóm có sự chuẩn bị rất tốt, 2 nhóm thi đua nhau rất lâu vì không nhóm nào chịu thua. Chứng tỏ các em đã biết tìm tòi nên vốn Dân ca của các em đã rất tốt. Tiếp theo là tổ chức một chương trình hát dân ca ở ngay trong tiết học : Tôi chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm phải tham gia 3 tiết mục tùy chọn có thể đơn ca, song ca, tam ca, hoặc tốp ca, và cho các em 1 tuần để chuẩn bị. Đến ngày thi tôi hướng dẫn cho lớp trưởng đứng ra tổ chức một cuộc thi nghiêm túc, giáo viên chỉ là một khán giả để theo dõi quá trình thi đua và tự nhận xét đánh giá của các nhóm. Cuộc thi diễn ra với các tiết mục phong phú, đủ 3 miền Bắc, Trung, Nam và không trùng nhau. Các nhóm tham gia đều rất hứng thú, mạnh dạn và nhiệt tình biểu diễn . * Với đối tượng 2 ( Lớp 5D, 5E, 5G – Phân hiệu Brây, buôn Eana ) do kỹ năng và sự mạnh dạn của các em không được như các học sinh thuộc đối tượng 1 ( Phân hiệu chính )nên tôi cũng cần hướng dẫn cho các em một vài động tác biểu diễn phụ họa đơn giản để các em có thể dựa vào đó để sáng tạo thêm cho bài biểu diễn của mình. Phần thưởng cho các nhóm hay các cá nhân biểu diễn tốt ở lớp là được thể hiện ở buổi phát thanh măng non của trường. d. Biện pháp 4 :(Đối tượng 1,2,3 )Tuyên truyền các bài Dân ca đến học sinh toàn trường thông qua các buổi phát thanh măng non, hoặc sinh hoạt đầu giờ , hoặc sinh hoạt chủ điểm. Ở trường tiểu học chương trình phát thanh măng non luôn được chú trọng, một tuần có thể có từ 2à3 buổi phát thanh măng non. Và đây chính là dịp tốt nhất để cho học sinh cả trường cùng có cơ hội để thưởng thức các bài dân ca. Tôi đã lên kế hoạch và tổ chức lồng ghép phần nghe nhạc Dân ca sau cuối các bài phát thanh của các phát thanh viên. Một buổi cho học sinh nghe 3 bài dân ca của 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Ngoài các bài Dân ca do tôi sưu tầm từ các đĩa nhạc, tôi còn tổ chức cho các em có khả năng hát tốt các bài Dân ca ở trên lớp hoặc chọn các nhóm đạt kết quả cao trong buổi thi hát dân ca ở các lớp để được trình bày trong buổi phát thanh măng non của trường thay cho mở đài đĩa, nhằm gây sự chú ý và thích thú cho học sinh toàn trường . Từ đó khuyến khích học sinh có ý thích thi đua học tốt và luyện thể hiện đúng tính chất dân ca để được hát cho toàn trường nghe. Trong các buổi sinh hoạt chủ điểm (20/11, 22/12, 26/3 …vv) do Đội và Đoàn tổ chức, với vai trò là một Bí thư Chi Đoàn tôi chịu trách nhiệm dẫn chương trình và tổ chức các trò chơi nên tôi luôn dẫn dắt các em hướng về các bài hát dân ca, đọc các bài đồng dao, các trò chơi dân gian …vv * Nhận xét : Biện pháp cho toàn trường cùng nghe hát dân ca tạo điều kiện cho tất cả giáo viên và học sinh được nghe nhiều về dân ca các vùng miền. Làm tăng cường vốn dân ca cho học sinh toàn trường. Hình thành thói quen thích nghe dân ca của học sinh và giáo viên. Mặt khác còn tạo hứng thú cho học sinh luyện hát dân ca ( vì để được hát cho cả trường nghe). Phát triển môi trường Dân ca trong trường học . d. Biện pháp 5 : Phối kết hợp với các Đoàn thể tổ chức hội thi Văn Nghệ - Dân ca trong toàn trường. ( Văn nghệ khối 1,2,3,4 ; Dân ca Khối 5) Đầu tiên tôi chủ động tham mưu, xin ý kiến đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, phối hợp với Đoàn, Đội bàn bạc và lên kế hoạch cụ thể, xin kinh phí tổ chức, lên cơ cấu giải thưởng cho hội thi . Sau đó phân công công việc cho từng cá nhân với từng công việc cụ thể ( Có bản kế hoạch đính kèm ) Hội thi đã diễn ra với không khí thi đua rất sôi nổi, hào hứng, tất cả các lớp đều có tiết mục tham gia rất phong phú, đầy đủ 3 miền Bắc, Trung, Nam. Cụ thể : Tổng số 3 phân hiệu có 6 lớp 5 tham gia dự thi với 18 tiết mục dân ca. Các tiết mục tham gia đều có sự đầu tư về hình thức cững như về chất lượng. Đặc biệt đối với ở 2 phân hiệu Dray và Eana dân ca tây Nguyên đã được các lớp chú ý phát huy và thể hiện tốt. Hội thi đã chọn được những tiết mục xuất sắc để trao giải, trong đó : 3 gải A Dân ca thuộc về các lớp 5B, 5C, 5E và nhiều giải khác, giải B, C cho các lớp 5A, 5D, 5G … * Nhận xét : Qua hội thi đã tạo ra không khí thi đua hát múa dân ca trong toàn trường rất sôi nổi, tác động lớn đến tình yêu Dân ca của học sinh và toàn thể giáo viên trong trường, qua đó cùng ngầm tạo điều điều kiện cho các em có sự tìm hiểu thêm về vốn văn hóa xưa của các vùng miền thông qua sự diễn xuất phụ họa trên sân khấu của từng tiết mục biểu biễn. Tổ chức hội thi trong trường còn là dịp để giáo viên đánh giá quá trình học tập của học sinh và cũng là dịp để giáo viên xem lại kết quả giảng dạy của mình. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho người giáo viên âm nhạc rèn luyện khả năng tổ chức của mình. Giáo dục học sinh tính mạnh dạn tự tin trên sân khấu, Tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tiếp xúc với một chương trình biểu diễn với qui mô rộng hơn. IV/ KẾT QUẢ Là một giáo viên âm nhạc tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học mà tôi đã thử nghiệm trong những năm qua ở trường tiểu học Lê Hồng Phong. - Sau khi tiến hành khảo sát, so sánh vốn các bài dân ca từ trước và sau khi thực hiện các biện pháp bồi dưỡng vốn dân ở khối 5 thu được kết quả như sau : ĐỐI TƯỢNG HS TS Biết trên 5 bài Từ 4 đến 5 bài Từ 1 đến 3 bài Trước Sau Trước Sau Trước Sau SL % SL % SL % SL % SL % SL % PH. 1 83 5 6 75 90 26 31 8 10 18 63 0 0 PH. 2 19 0 0 14 74 2 11 4 21 17 89 1 5 PH. 3 46 1 2 39 85 2 22 6 13 35 76 1 2 - Tất cả các em học sinh khối lớp 5 của trường giờ đây đã có được vốn kiến thức về dân ca rất phong phú, đủ thể loại, các em đã biết tự tìm tòi thêm nhiều bài dân ca ngoài chương trình học, biết mạnh dạn để thể hiện tốt các động tác biểu diễn phụ họa, đúng sắc thái rất nhiều bài dân ca của các vùng, miền. Và hơn hết giờ đây các em đã có được một sự hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc dân ca, có được niềm yêu thích thật sự và một thói quen thích được nghe, được hát dân ca . Trong hội thi hát dân ca cấp tiểu học do Phòng Giáo Dục tổ chức tôi đã mạnh dạn chọn các tiết mục xuất sắc trong khối lớp 5 do chính các em tự biên tự biễn để tham gia dự thi cấp huyện. Và với kiến thức, kỹ năng các em đã học được ở trường cùng sự cố gắng, thích thú, và tự lực của mình, các em đã đạt 1 giải 3 thể loại tam ca, một giải 3 thể loại tốp ca. Dù kết quả chưa cao nhưng cũng phần nào đánh giá được phong trào luyện hát dân ca của các học sinh trường tiểu học Lê Hồng Phong, cụ thể là của các em học sinh khối lớp 5 . V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Qua kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh tiểu học cùng với thực tế giảng dạy Âm nhạc của bản thân, tôi nhận thấy rằng : Để học sinh yêu thích hát dân ca thì giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu sau : - Giáo viên phải luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng vốn kiến thức của mình về các bài hát dân ca. Tìm hiểu nguồn gốc, và các thể loại dân ca, các giá trị văn hóa của dân tộc. - Phải rèn luyện kỹ năng thể hiện tốt các bài dân ca, sưu tầm các đĩa nhạc dân ca của các vùng miền, các dân tộc. - Phải nắm được chuẩn kiến thức kỹ năng của từng tiết học để có thể xem xét và lồng ghép một cách linh hoạt các hoạt động bồi dưỡng vốn dân ca sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được nội dung tiết dạy . - Phải nắm được khả năng âm nhạc của học sinh. Có kế hoạch chương trình cụ thể cho các hoạt động, các biện pháp của mình. - Để đạt được hiệu quả cao nhất trong khi tiên hành các hoạt động thì phải biết tham mưu và phối kết hợp với Ban Giám hiệu cũng như các Đoàn thể trong nhà trường khi tổ chức thực hiện. * Dân ca là một dòng nhạc rất khó hát vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng giảng dạy cho học sinh để học sinh không cảm thấy nản chí. Không ép buộc hay áp đặt học sinh, mà phải tạo cho học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực, yêu thích thật sự với dân ca. Giáo dục cho học sinh biết tự hào về tinh hoa dân tộc, biết cảm nhận được cái hay, cái đặc sắc của mỗi bài dân ca . VI/ NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ : Để dân ca thực sự đi vào đời sống tinh thần của giáo viên cũng như học sinh trong nhà trường tôi có một vài đề xuất với các ban ngành như sau : - Quan tâm và tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho môn Âm nhạc trong trường tiểu học : Phòng học chức năng và các loại nhạc cụ cần thiết của môn học. - Đưa kế hoạch bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh cho học sinh tiểu học vào chương trình giảng day phân môn Âm nhạc. - Các Ban, ngành nên tổ chức nhiều các cuộc thi hát múa dân ca không chỉ với học sinh mà cả với giáo viên trong toàn ngành . VII/ KẾT LUẬN Dân ca là vốn quí vô giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại, dân ca là hơi thở của dân tộc, lưu giữ và bảo vệ dân ca là bảo vệ dòng máu chảy trong cơ thể của mỗi chúng ta. Dân ca là một bức tranh phong phú, đa dạng về màu sắc, mỗi địa phương đều có những nét đặc trưng riêng, thể hiện phong tục, ngôn ngữ, giọng nói của từng vùng quê của Tổ Quốc. Vì vậy dù là dân ca của bất cứ vùng nào trên đất nước Việt Nam cũng đều đáng trân trọng và cần được gìn giữ, bởi đó là tài sản tinh thần vô giá nhất, là những tinh hoa của dân tộc được chắt lọc qua nhiều thế kỷ. Với học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, để các em vẫn luôn tiếp thu được các nền văn hóa thế giới mà không quên mất những tinh hoa văn hóa của dân tộc thì ngay từ khi còn nhỏ các em đã phải có được vốn hiểu biết, và phải có được một tình yêu thật sự với dân ca. Vì vậy bồi dưỡng và phát huy vốn dân ca cho học sinh tiểu học luôn là tiền đề đầu tiên trong việc giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc. Như lời dặn dò cuối cùng của Người trước lúc ra đi : …rằng đã yêu Tổ Quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát Dân ca…. Trên đây là một vài kinh nghiệm về việc bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh tiểu học mà tôi đã thực nghiệm trong các năm qua. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến trao đổi, đóng góp khác nhau của các đồng nghiệp nhằm tìm thêm những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác bảo tồn và phát huy vốn dân ca ở trường phổ thông của huyện nhà nói riêng và trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của cả đất nước nói chung. Eana, tháng 2 năm 2010. Người viết Nguyễn Thị Tâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docAmnhac_Nguyenthitam_THLehongphongana.doc
Tài liệu liên quan